Chương 11. Hoa sen của luật

Chương 11. Hoa sen của luật

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 11. Hoa sen của luật


Đáng thương là
những người không biết tới
niết bàn và hạnh phúc vĩnh hằng của nó!
Họ đau khổ làm sao
trong sống, chết và thay đổi!
Thích ca, và A di đà nữa,
về nguồn gốc là con người;
chẳng lẽ ta cũng không có
hình dạng con người sao?
Kì diệu, thực vậy,
hoa sen của luật!
Dù nhiều thời đại có thể trôi qua,
vậy mà vẫn cùng màu đó.
Trăng lên
Trở thành trăng tròn, và trăng khuyết,
và không cái gì bị bỏ lại;
nhưng dầu vậy, ở đó trong bình minh,
trăng tròn!
Bất kì khi nào chúng ta nhìn chúng, mọi thứ đều
chỉ như chúng vậy:
Liễu xanh,
hoa đỏ.
Chuyện ngụ ngôn: Ngày xưa có một thầy giáo người Thổ Nhĩ Kì, vốn không phải thực sự là thầy giáo. Ông ta đi sang nước ngoài và bắt đầu dạy. Tất nhiên, những người ở đó không hiểu tiếng Thổ, nhưng người này cứ nói với thẩm quyền và kịch tính tới mức chẳng bao lâu đã có nhiều người thành tâm và người đi theo ông ấy. Thế rồi, một hôm, một nhóm người Thổ tình cờ đi ngang qua. Khi họ nghe ông ấy, họ hiểu điều ông ấy nói -chuyện tầm phào! Thế là họ đuổi ông ấy ra khỏi thị trấn.
Về sau, khi người này trở về nhà mình và được hỏi về chuyến đi của ông ấy thế nào, ông ấy nói, "Tốt... mãi cho tới khi những người Thổ kia tới và hiểu điều tôi nói.”
Tinh thần của câu chuyện này là ở chỗ có thể nói cho mọi người trong ngôn ngữ mà họ không hiểu, nhưng khi họ hiểu, chuyện tầm phào chấm dứt mãi mãi!
Sự xuất hiện của Phật Gautam là một trong những biến cố phi thường nhất của tâm thức con người. Bất kì cái gì đã diễn ra nhân danh tôn giáo trước khi ông ấy xuất hiện chấm dứt mãi mãi. Ông ấy mang chân lí tới tính đơn giản thế, tới cách diễn đạt thế, tới duyên dáng thế. Ông ấy nói cách mà người chứng ngộ nói - ông ấy nói qua bản thể của ông ấy. Ông ấy không phải là học giả, và ông ấy không lo nghĩ về đồn đoán. Ông ấy không có ý tưởng trừu tượng; ông ấy rất trần thế.
Và từ đó, Thiền nhân đã mang ngọn lửa này qua nhiều thời đại. Họ nói, không phải bởi vì họ có triết lí để đề xuất; họ nói vì họ đã thấy cái gì đó - nó phải được truyền đạt. Họ nói như người thấy, không như nhà tư tưởng. Họ nói như các thầy, không như người tin.
Phật đã biến đổi chính phẩm chất của tôn giáo. Nó đã là thượng đế học trước ông ấy; sau ông ấy nó đã trở thành nhân loại học. Thượng đế đã bị truất ngôi, con người đã lên ngôi. 'Thượng đế' là từ không liên quan với Phật, 'con người' hiện hữu. Ông ấy nói: Mọi điều được cần đều bị ẩn bên trong tâm thức con người. Con người phải không nhìn lên trời, con người phải không hỏi xin bất kì ân huệ nào từ bất kì chỗ nào. Con người phải trở thành ánh sáng lên bản thân mình.
Và ánh sáng có đó, nó là chính cốt lõi của cuộc sống của bạn. Chỉ một điều đã xảy ra, bạn đã quên nó. Không phải bạn đã đánh mất nó, chỉ quên thôi. Nhớ điều đó, vì điều đó là chính nền tảng của cách tiếp cận của Phật.
Cuộc sống là sự quên lãng và việc nhớ lại. Và có vậy thôi, và đó là toàn thể câu chuyện. Người ta rơi vào giấc ngủ và mơ cả nghìn lẻ một thứ, và đến sáng người ta thức dậy và mọi mơ biến mất. Cuộc sống là vậy. Chúng ta đã rơi vào trong giấc ngủ - rơi vào giấc ngủ của bản thể bên trong của chúng ta. Chúng ta đã quên mất chúng ta là ai. Do đó, mới có thế giới, samsara. Samsara nghĩa là thế giới của mười nghìn thứ.
Và chúng ta liên tục chạy xô từ thứ này sang thứ khác - trong việc tìm kiếm về cái ngã. Vì chúng ta đã đánh mất tiếp xúc với cái ngã của mình, chúng ta liên tục tìm nó. Nếu bạn nhìn sâu xuống dưới vào trong phiền não của con người, đây là phiền não. Con người đã quên mất mình là ai và đang tìm và hỏi, hỏi mọi người, "Tôi là ai?" Có thể không được ý thức thế...
Đó là điều bạn đang hỏi khi bạn rơi vào trong yêu. Bạn đang yêu cầu người yêu của bạn nói cho bạn về bạn là ai. Tại sao mọi người cảm thấy đẹp thế khi họ đang trong yêu? Vì sự đồng nhất nào đó bắt đầu nảy sinh. Người đàn bà bạn yêu nói, "Anh đẹp. Anh thông minh, anh là duy nhất." Cô ấy đang cho bạn cái ngã.
Khi bạn nói với người đàn bà, "Em đẹp. Anh chưa bao giờ bắt gặp người nào đẹp thế. Anh không thể sống mà không có em, em là đời anh, niềm vui của anh, chính sự tồn tại của anh," bạn đang cho người đàn bà này sự đồng nhất. Cô ấy đã đi tìm nó; cô ấy không biết cô ấy là ai. Bây giờ bạn đang tạo ra cái ngã. Cô ấy đang tạo ra cái ngã cho bạn, bạn đang tạo ra cái ngã cho cô ấy.
Đó là lí do tại sao mọi người cảm thấy thoải mái thế khi họ đang trong yêu. Khi yêu biến mất, bị tan vỡ, tan nát, họ bị tan nát. Tại sao bạn bị tan vỡ? Bạn bị tan vỡ vì sự đồng nhất của bạn lại bị mất, lần nữa bạn không biết bạn là ai. Chính người đàn bà hay người đàn ông, người đã cho bạn một loại ý tưởng nào đó về bạn là ai. Bây giờ người đàn bà này mất rồi và ý tưởng này mất đi cùng cô ấy. Bây giờ lần nữa bạn ở trong bóng tối. Lần nữa bạn không biết, lần nữa bạn bắt đầu tìm kiếm...
Tại sao bạn tìm kiếm tiền bạc và giầu có? Chỉ để có sự đồng nhất nào đó. Để cho bạn biết bạn là ai, để cho mọi người có thể nói bạn là ai. Tại sao bạn liên tục đi tìm quyền lực, danh vọng? Cùng lí do đó.
Con người là việc tìm kiếm thường hằng về cái ngã. Con người là cuộc khủng hoảng đồng nhất thường xuyên. Và bởi vì trong quá khứ mọi thứ được lắng đọng nhiều hơn, mọi người thoải mái nhiều hơn. Bây giờ mọi thứ đang thay đổi nhanh tới mức sự đồng nhất của bạn bị tan vỡ lặp đi lặp lại.
Nghĩ mà xem: vào thời xưa, một khi bạn xây dựng gia đình, bạn xây dựng gia đình. Bạn không định đi tìm người đàn bà hay người đàn ông lần nữa; nó đã là điều cả đời, an cư lạc nghiệp. Một ý tưởng nào đó sẽ trở thành cố định, từ từ, dần dần, rằng bạn là chồng, là bố của con cái, thế này thế nọ. Nhưng giờ điều đó là khó, và nhiều thế đặc biệt ở phương Tây.
Thỉnh thoảng bạn sẽ đổi người đàn bà; thỉnh thoảng bạn sẽ đổi người đàn ông. Bạn sẽ phải tìm sự đồng nhất lặp đi lặp lại.
Trong quá khứ, mọi người thường làm cùng công việc trong cả đời họ; nó đã là truyền thống. Ông bạn là thợ mộc, bố bạn là thợ mộc, bạn là thợ mộc, con bạn sẽ là thợ mộc - bạn biết bạn là ai. Bây giờ không thể nào biết được. Mọi người liên tục thay đổi việc làm; mọi thứ đang thay đổi nhanh thế...
Bạn biết trong quá khứ bạn thuộc vào đâu. Bạn đã là người Ấn Độ, người Ki tô giáo, người Hindu, người Trung Quốc, Phật tử.
Bây giờ bạn không biết cái gì hơn. Thế giới đã đi tới gần hơn nhiều, các biên giới đã trở thành giả. Thế giới đã trở thành cái làng nhỏ, làng toàn cầu. Bây giờ bạn không biết. Và bây giờ bạn biết không có mấy khác biệt giữa người Hindu và người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo; sự đồng nhất đó không còn giúp gì thêm nữa.
Bạn là ai? Vấn đề này là một trong những vấn đề nền tảng nhất. Con người hiện đại phân vân rất nhiều, gần như bị tê liệt.
Phật nói: Sẽ không giúp ích gì nếu ông tạo ra sự đồng nhất giả. Bạn có thể sống với nó cả đời bạn, dầu vậy bạn sẽ không biết bạn là ai. Cách duy nhất để biết bạn là ai là đi vào bên trong bản thân bạn với việc nhớ lại lớn lao, với việc lưu tâm lớn lao, với nhận biết. Hỏi ra bên ngoài, bất kì cái gì bạn thu được cũng đều là thứ rởm. Người đàn bà của bạn, người đàn ông của bạn, đất nước của bạn, tôn giáo của bạn, nhà thờ của bạn - họ sẽ cho bạn một loại đồng nhất nào đó. Họ sẽ tạo ra cái ngã giả. Nhưng cái đó không phải là thực. Và chỉ người tầm thường mới có thể bị nó lừa, chỉ người ngu mới có thể bị nó lừa. Người thông minh sớm hay muộn sẽ phải thấy ra vấn đề rằng những đồng nhất này là từ bên ngoài: "Thực ra mình không biết mình là ai. Việc là chồng của mình không nói lên cái gì về mình. Việc là bố hay là mẹ không nói cái gì về mình. Việc là người Ki tô giáo hay người Hindu không nói gì về mình cả. Mình vẫn trong bóng tối."
Những cái nhãn này có thể có giúp ích nào đó trong thế giới bên ngoài nhưng thẻ căn cước của bạn không phải là bạn. Tên bạn không phải là bạn, thậm chí ảnh chụp của bạn cũng không là bạn, vì bạn liên tục thay đổi và ảnh chụp vẫn còn tĩnh tại. Nó đơn giản biểu thị cho một khoảnh khắc trong cuộc đời bạn. Không phải là nó đại diện cho bạn - một cử chỉ trong đời bạn, và điều đó nữa cũng rất bề ngoài. Chẳng hạn, bạn mỉm cười và bức hình được chụp, và bạn có thể chỉ mỉm cười với người chụp ảnh.
Tôi đã nghe: Một thợ chụp ảnh nói với một người có vẻ rất rất trịnh trọng, "Chỉ một khoảnh khắc thôi, thưa ngài, cười lên đi. Rồi thì ngài có thể là cái ngã thông thường của ngài lần nữa."
Bây giờ, tấm ảnh người nghiêm chỉnh này mỉm cười là tuyệt đối giả; nụ cười đó chỉ trên môi. Tấm ảnh không thể xuyên thấu vào bên trong bạn được. Thực ra ngay cả tia X cũng không thể xuyên thấu vào bên trong bạn được - nó có thể chụp ảnh xương bạn nhưng nó không thể chụp ảnh của bạn được.
Không có cách nào để thấy từ bên ngoài bạn là ai. Chỉ có một cách, và đó là trở nên tỉnh táo bên trong, thức tỉnh bên trong, làm nỗ lực lớn bên trong, để cho bạn không còn ngủ ở đó. Chỉ thế thì bạn mới có thoáng nhìn đầu tiên về con người thực.
Và nhớ Nhất Hưu: Một thoáng nhìn duy nhất về con người thực và người ta ở trong yêu. Người đang đi tìm sự đồng nhất của mình không thể ở trong yêu được; yêu của người đó cũng không là gì ngoài việc tìm sự đồng nhất. Trong những việc tìm khác, cái đó cũng là một. Bạn viết cuốn sách, bạn trở thành tác giả nổi tiếng, hay bạn vẽ và bạn trở thành hoạ sĩ, hay bạn hát và bạn trở thành ca sĩ. Nhưng đây toàn là nỗ lực để bằng cách nào đó phân loại bạn, để nhận diện bạn là ai.
Có một câu chuyện cổ về một triết gia có tính rất hay quên. Ông ấy quên tới mức trong đêm ông ấy sẽ đi ngủ vẫn mặc mọi quần áo, thậm chí đi cả giầy. Ai đó gợi ý, "Đây không phải là cách ngủ đâu - và làm sao người ta có thể ngủ được mà vẫn đi giầy? rồi đội cả mũ, và mặc mọi trang phục?"
Và ông ấy nói, "Điều đó rất khó. Nếu tôi cởi chúng ra trong đêm, thế thì đến sáng tôi quên mất tôi đã để giầy ở đâu, tôi đã để áo khoác ở đâu. Và áo khoác là gì? Và giầy là gì? Và mũ là gì? Mọi thứ đều trở thành đống lộn xộn thế và nó gây ra nhiều rắc rối để tìm ra và phân loại các thứ tới mức tôi đã quyết định không bao giờ làm điều đó lần nữa. Cả nửa ngày của tôi bị phí hoài."
Người này là người thực tế. Ông ấy nói, "Đây là điều đơn giản. Tôi biết rằng ông là người rất hay quên - ông có thể làm một điều. Ông có thể viết, ông có thể dán những cái nhãn nhỏ lên mọi thứ: 'Đây là áo khoác', 'Đây là giầy'. Và ông cũng có thể giữ cả cuốn nhật kí: chỗ ông đã để giầy, gầm giường; và chỗ ông đã để áo khoác, và chỗ ông để quần áo lót... ông có thể chỉ làm các lưu ý."
Điều đó hấp dẫn triết gia này, và ông ta đã làm điều đó. Và sáng hôm sau ông ta thực sự trong đống lộn xộn - ông ta chưa bao giờ ở trong tình trạng lộn xộn thế. Mọi thứ đều có tác dụng. Ông ta tìm thấy giầy, chúng ở dưới giường. Ông ta tìm thấy áo choàng, nó treo ở đó trong tủ. Ông ta tìm thấy áo sơ mi - ông ta tìm thấy mọi thứ. Và chung cuộc, ông ta kêu lên, nhìn lên trời, "Trời ơi! Nhưng bây giờ tôi ở đâu? Vì tôi đã quên không ghi nó ra!"
Ông ta nhìn vào giường, nhưng ông ta không có đó. Bạn có thể hình dung nỗi khổ sở của người đáng thương này. Ông ta đã tìm khắp nhà, ông ta đã nhìn vào mọi ngõ ngách, và ông ta không có đó. Và ông ta chạy ra khỏi nhà kêu to, "Xin các vị ai đó nói cho tôi, tôi đang ở đâu? Mọi thứ khác tôi đã tìm thấy trong chỗ của nó; chỉ một điều tôi quên mất. Tôi đã không viết vào trong vở tôi phải tìm ra bản thân tôi ở đâu. Tôi nghĩ là ở trên giường, nhưng giường trống rỗng."
Câu chuyện này có vẻ hư cấu; nó không phải vậy đâu. Nó là câu chuyện của bạn đấy. Nó là câu chuyện của mọi người. Nó là câu chuyện của con người. Bạn biết nhà bạn ở đâu, bạn biết số điện thoại của bạn, bạn biết vợ bạn là ai, bạn biết con bạn là ai... bạn biết bạn là người Hindu, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Ấn Độ, người Nhật Bản. Nhưng bạn có thực sự biết bạn là ai không và bạn ở đâu? Và bạn sẽ gần như hoang mang nhiều như triết gia cổ đại đó.
Nhưng mọi người không hỏi câu hỏi này, vì câu hỏi này tạo ra sự không thoải mái thế. Họ né tránh nó. Họ liên tục sống, né tránh nó.
Phật đã biến đổi phẩm chất của tôn giáo. Tôn giáo với Phật trở thành hướng theo con người. Trước Phật nó đã hướng theo Thượng đế. Bây giờ, Thượng đế không phải là vấn đề chút nào - Thượng đế là vấn đề của ai? Bạn quan tâm tới Thượng đế như thế nào? Dường như là vấn đề hư huyễn, chẳng phải mối quan tâm của ai. Có thể các tu sĩ có đầu tư nào đó vào trong nó, có thể chính khách có đầu tư nào đó vào trong nó, nhưng thực sự nó không phải là câu hỏi có tính tồn tại. Câu hỏi có tính tồn tại là: Tôi là ai?
Với Phật, tôn giáo đổi phẩm chất của nó. Nó trở thành hiện thực, nó trở thành thực chứng. Phật nói: Không cần phải lo nghĩ về Thượng đế. Để ngài lo nghĩ cho ngài về bản thân ngài - nếu ngài muốn biết ngài là ai, ngài có thể hỏi, "Ta là ai?" Sao bạn phải bị lo nghĩ?
Và ngay chỗ đầu tiên, Thượng đế là sáng tạo của bạn. Đó là nỗ lực tối thượng của bạn để né tránh bản thân bạn. Bạn liên tục tạo ra các vấn đề hư cấu. Có một điều hay về các vấn đề hư cấu: chúng có thể được giải, chúng có thể được giải một cách dễ dàng. Thực ra vấn đề là hư cấu - bất kì câu trả lời hư cấu nào cũng sẽ có tác dụng. Bệnh là giả - bất kì thuốc giả nào cũng sẽ có tác dụng.
Mọi người trở nên rất quan tâm tới các vấn đề giả, và họ nghĩ họ là những người tìm kiếm lớn lao. Phật đánh mạnh họ và làm tan vỡ bản ngã của họ, bản ngã của việc là người tìm kiếm. Ông ấy nói: nếu ông đi tìm và kiếm Thượng đế, ông đơn giản đang tự lừa bản thân ông.
Thượng đế không phải là vấn đề của ai cả. Nhìn ra vấn đề đi. Làm sao Thượng đế có thể là vấn đề của bạn được? Nhưng mọi người nghĩ nó là vấn đề. Bằng việc làm cho nó thành vấn đề, họ có thể né tránh các chuyện riêng của họ. Họ trở nên bận tâm quá nhiều tới Thượng đế. Họ bắt đầu suy nghĩ, họ bắt đầu thu thập câu trả lời, họ bắt đầu triết lí hoá, suy xét; họ đi vào trong kinh sách, và họ bị mất hút trong rừng rậm các lời. Và họ đã quên câu hỏi đơn giản mà thực sự là câu hỏi của họ: Tôi là ai? Thượng đế có thể là lối thoát lớn nhất.
Các nhà tâm lí đã từng để ý rằng trong những lúc phiền não, khổ sở, chiến tranh, rắc rối, mọi người bắt đầu nghĩ về những thứ trừu tượng - Thượng đế, chân lí, cõi trời, kiếp sau. Vào những lúc căng thẳng khi mọi người đang rất không thoải mái trên trần gian này, họ bắt đầu nhìn lên trời. Họ hội tụ vấn đề của họ ở đó để cho họ có thể né tránh vấn đề thực của trần gian. Điều này đã được theo dõi, quan sát lặp đi lặp lại. Sau mỗi năm lại có việc hồi sinh lớn của tôn giáo - cái gọi là tôn giáo.
Và bạn biết điều đó bởi kinh nghiệm cá nhân của bạn nữa. Bất kì khi nào bạn trong khổ, trong đau, bạn đều nhớ tới Thượng đế. Bất kì khi nào bạn sung sướng, khi bạn đang tuôn chảy và cuộc sống là mở hội, bạn không quan tâm chút xíu nào tới Thượng đế, bạn không nhớ. Đây là kinh nghiệm đơn giản; không nhà tâm lí nào được cần tới để quan sát nó. Mọi người có thể quan sát trong cuộc sống riêng của mình. Điều đó nói lên cái gì? Nó đơn giản nói rằng khi bạn trong đau khổ bạn phải né tránh đau khổ và bạn phải tạo ra vấn đề giả để đi xa khỏi nó - mối bận tâm lớn...
Bạn bắt đầu cầu nguyện. Và bạn chưa bao giờ cầu nguyện. Thực ra, khi mọi sự diễn ra tốt đẹp bạn không bao giờ đi tới tu sĩ. Khi mọi sự diễn ra tốt đẹp và bạn thành công trong cuộc sống và cuộc sống là sung túc dễ dàng, bạn không nhớ tới Thượng đế. Nhưng khi cuộc sống trở thành tình trạng thần kinh, thế thì - thế thì đột nhiên bạn nhớ tới Thượng đế. Thượng đế là lối thoát.
Bertrand Russell là đúng khi nói rằng nếu cuộc sống thế gian trở thành thực sự phúc lạc thì mọi người sẽ quên tất cả về Thượng đế và sẽ không có tôn giáo. Ông ấy là đúng, vì ông ấy không biết tới tôn giáo của Phật. Ông ấy biết Ki tô giáo. Vâng, các tôn giáo như Ki tô giáo và Hindu giáo sẽ biến mất. Nhưng nếu cuộc sống thực sự là hạnh phúc trên thế gian, cái gì đó như thông điệp của Phật sẽ trở thành rất rất phổ biến.
Khi cuộc sống diễn ra tốt đẹp, và mọi thứ tuôn chảy và nở hoa, câu hỏi này nảy nảy sinh trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn: "Bây giờ là lúc để biết - tôi là ai?" Khi cuộc sống không tuôn chảy, mọi thứ đều bị chắn và chỉ có khổ và khổ và mọi thứ đều là địa ngục, làm sao bạn có thể hỏi "Tôi là ai?" Đi tới sự gần gũi đó với bản thân bạn là nguy hiểm vì chỉ có ngọn lửa địa ngục và không gì khác. Làm sao bạn có thể đi tới sự gần gũi đó được? Làm sao bạn có thể ngồi im lặng với mắt nhắm và nhìn vào bên trong bản thân bạn được? Bạn phải tránh né, bạn phải trốn thoát, bạn phải chạy đi. Cho nên bất kì cái gì cũng sẽ có tác dụng.
Và đó là cách mọi sự bao giờ cũng xảy ra. Bất kì khi nào xã hội trong rối loạn mọi người đều trở nên rất quan tâm tới điều huyền bí, điều bí truyền. Họ bắt đầu thấy vật thể bay lạ UFO, họ bắt đầu thấy người từ hành tinh khác, họ bắt đầu nghĩ tới những điều lớn lao sắp xảy ra. Họ bắt đầu đi tới các nhà chiêm tinh... và đủ mọi loại vô nghĩa.
Phật mang tới một tôn giáo rất nhạy cảm với thế giới. Theo lối kinh nghiệm, dựa trên kinh nghiệm, mang tính tồn tại. Theo cách của Phật, không có Thượng đế, không lời cầu nguyện.
Và nghĩ về Thượng đế đáng thương của bạn đi, nếu ngài tồn tại. Tình huống của ngài sẽ là gì? -nghĩ về ngài mà xem. Mọi loại người đang cầu nguyện và hét với ngài và phàn nàn. Và điều đó đã từng diễn ra mãi mãi. Hoặc ngài không nghe chút nào, hoặc ngài phải phát điên bây giờ.
Một nhà trị liệu tâm lí lớn được học sinh của mình hỏi... Học sinh này quan sát ông già vĩ đại làm việc từ sáng tới tối, liên tục phân tâm cho người điên, mọi loại người gàn dở, lắng nghe họ. Và đến tối anh ta mệt đến chết, anh ta là thanh niên đấy. Còn ông già vẫn tươi tắn như ông ấy vậy vào buổi sáng.
Một hôm anh ta không thể kìm được tò mò nữa. Anh ta hỏi, "Có chuyện gì vậy? Làm sao thầy xoay xở được? Cả ngày nghe những chuyện kinh khủng, ác mộng, và thầy không bao giờ trở nên mệt sao?" Và ông già nói, "Ai nghe?"
Thượng đế phải né tránh bạn. Tôi đã nghe:
Một người có cả cuộc đời rất ngoan đạo, và đã cầu nguyện Thượng đế liên tục ít nhất mười giờ một ngày, chết đi, và không giống người anh khốn khổ của mình, là một kẻ vô thần, ông ta chết khổ sở và suy sụp. Vợ ông ta đã bỏ ông ta, đối tác của ông ta đã lừa ông ta, nhà ông ta bị cháy rụi, và con ông ta tất cả đều là kẻ phạm tội. Mặt khác, anh ông ta, người đã không cầu nguyện lấy một lời cầu nguyện trong đời mình, lại giầu sang, có sức khoẻ, có người vợ tuyệt vời, con ngoan, và tóm lại, có thời gian sung sướng.
Khi người ngoan đạo này chung cuộc tới đối diện với Thượng đế, ông ta hỏi, "Thưa Trời, con không phàn nàn. Ngài biết con không phàn nàn. Khi ngài lấy nhà của con đi, con đã cầu nguyện cho ngài trong sự cám ơn. Con biết có lí do tốt nào đó cho điều đó. Và khi vợ con bỏ con, con lại cầu nguyện trong việc tạ ơn, vì con biết ngài có lí do đúng cho điều đó; và khi con của con quay sang chống con, con lại cầu nguyện ngài với lòng biết ơn, vì con biết rằng không cái gì xảy ra mà không có sự chấp thuận của ngài, và con phải cúi lạy Trí huệ Thiêng liêng. Nhưng tại sao tất cả những điều này xảy ra cho con, người đã cầu nguyện ngài ít nhất mười tiếng mọi ngày, mà không xảy ra cho người anh độc ác của con, người là kẻ vô thần?"
"Là vì," Trời phẫn nộ nói, "ngươi là kẻ hay phàn nàn thế!"
Bạn là kẻ quấy rầy thế. Người này phải đã hành hạ Thượng đế - mười giờ mọi ngày. Nghĩ tới Thượng đế đáng thương đi!
Phật đã làm nhẹ cho con người về Thượng đế, và Phật đã làm nhẹ cho Thượng đế về con người. Cách tiếp cận của Phật là tới mức nếu Friedrich Nietzsche mà được sinh ra ở đất Phật, ông ấy có thể đã không viết rằng Thượng đế chết và rằng từ giờ trở đi con người là tự do. Chắc đã không có nhu cầu.
Phật đã giúp cho Thượng đế biến mất mà không đổ máu gì. Nietzsche phải giết. Nietzsche nói: Thượng đế chết; và không phải là ngài đã chết cái chết tự nhiên - chúng ta phải giết ngài, chỉ để tự do với ngài. Làm sao con người có thể tự do với Thượng đế được? Nếu Thượng đế có đó, thế thì tôn giáo trở thành không là cái gì ngoài việc vâng lời. Nếu Thượng đế có đó, thế thì tôn giáo bị thu lại việc vâng lời.
Đó là lí do tại sao trong Ki tô giáo bạn không nói về tự do, bạn không nói về moksha. Moksha nghĩa là tự do tuyệt đối. Và tự do tuyệt đối bao gồm tự do khỏi Thượng đế! Bằng không, làm sao nó có thể là tuyệt đối được? Nếu có ai đó mà bạn có trách nhiệm và trả lời cho người đó, bạn không thể tự do.
Phát biểu của Friedrich Nietzsche - Thượng đế chết và chúng ta phải giết ngài - chỉ là một phản ứng được tạo ra bởi Ki tô giáo và ám ảnh của nó với việc vâng lời. Ki tô giáo đã tạo ra nô lệ trên thế giới. Nietzsche phải thốt ra lời đó, phải thốt ra phát biểu đó. Nếu Nietzsche mà không làm điều đó, thế thì ai đó khác chắc đã làm điều đó. Nó đã là nhu cầu, nó đã là không tránh khỏi.
Ki tô giáo không để lại phương án nào... nó chỉ để lại hai phương án: hoặc tự tử, đánh mất mọi tự do của bạn, trở thành thây ma nhân danh Thượng đế; hoặc, giết chết Thượng đế và được tự do. Và cả hai điều này đều xấu - tự tử hay sát hại?
Phật giáo không cho bạn các phương án xấu thế. Nó đơn giản nói Thượng đế không phải là vấn đề - vấn đề là con người. Thượng đế là lối thoát khỏi vấn đề. Nhìn vào trong con người đi, tìm ra cội nguồn bên trong của bạn, và mọi thứ sẽ được giải quyết.
Và lại nhớ, Phật không phải là kẻ vô thần. Ông ấy không nói không có Thượng đế, nhưng khái niệm về Thượng đế của ông ấy là khác toàn bộ. Khi bạn đi tới cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, tới chính cội nguồn của bạn, bạn sẽ biết rằng bạn là Thượng đế.
Ki tô giáo nói: Bạn là con của Thượng đế. Phật giáo nói: Khi bạn đi tới biết bản thân bạn, bạn không phải là con - bạn là bản thân tính thượng đế. Không có Thượng đế nào khác hơn bạn, không có Thượng đế nào khác hơn càn khôn này. Do đó Phật không bao giờ nói về Thượng đế, vì không có Thượng đế nào khác hơn điều này. Không có cái đó khác hơn cái này. Cái này là cái đó. Sự tồn tại là thiêng liêng.
Nhưng để biết điều này, không lời cầu nguyện nào sẽ giúp ích. Để biết điều này, không triết lí nào sẽ có bất kì hỗ trợ nào. Để biết điều này, người ta phải đi hoàn toàn vào trong bản thân người ta - với duy nhất một câu hỏi như mũi tên xuyên thẳng vào tim bạn: Tôi là ai? Và bạn càng đi sâu hơn, bạn sẽ càng thấy sâu hơn rằng bạn không tồn tại như một cá nhân.
Đó là nghĩa của học thuyết của Phật về anatta - vô ngã. Bạn sẽ không đi tới thấy bất kì cái ngã nào bên trong bạn. Toàn thể ý tưởng về việc là một người sẽ dần dần tan chảy, và sẽ có một loại hiện diện nhưng không có nhân cách. Cá nhân sẽ biến mất và sẽ có càn khôn. Bạn sẽ không tách rời khỏi sự tồn tại, bạn sẽ tìm thấy bản thân bạn là một với cái toàn thể.
Bây giờ lời kinh:
Đáng thương là
những người không biết tới
niết bàn và hạnh phúc vĩnh hằng của nó!
Họ đau khổ làm sao
trong sống, chết và thay đổi!
Mọi người khổ vì họ đã quên mất vô ngã bên trong nhất của họ. Vì họ đã quên mất sự hiện diện bên trong nhất của họ, họ đã quên rằng họ là một với cái toàn thể. Làm sao họ đã quên mất nó? Nó là nhịp điệu tự nhiên. Bất kì cái gì được cho đều trở thành hiển nhiên tới mức người ta có xu hướng quên nó. Cái mới được nhớ bởi vì nó cho cảm giác thế. Bạn đi qua cùng khu vườn lặp đi lặp lại, và một cách tự nhiên bạn có xu hướng quên. Cây có đó nhưng bạn không nhìn vào chúng, bạn coi chúng là đương nhiên có. Chim đang hót nhưng bạn đi với sự huyên thuyên bên trong của bạn.
Nghĩ mà xem: nếu bạn đã sống trong sa mạc và đột nhiên một sáng đẹp trời bạn đã bắt gặp một khu vườn đẹp với cây và chim hót, bạn có đi qua theo cùng cách như bạn đi qua khu vườn mọi ngày không! Bạn chắc đã nhảy múa, bạn chắc đã kêu lên trong vui mừng, bạn chắc đã có một kinh nghiệm lớn, bạn chắc đã bùng nổ! Nó sẽ là một kinh nghiệm lớn, bạn chắc đã trở nên rất rất nhận biết và tỉnh táo. Mọi việc huyên thuyên bên trong chắc đã dừng lại. Nhưng bạn đi qua cùng kiểu vườn mọi ngày, và bạn có xu hướng quên.
Nhớ ngày đầu tiên bạn nhìn thấy người đàn bà của bạn hay người đàn ông của bạn, bạn say mê làm sao! xúc động làm sao, phúc lạc làm sao! Và bây giờ bạn ngồi cùng người đàn bà đó và bạn không nhìn vào mặt cô ấy chút nào. Chính một sự kiện ai cũng biết là chồng không thể nhớ được mặt vợ mình. Thử mà xem. Thử nhớ xem vợ bạn trông thế nào, và bạn sẽ rất phân vân. Bạn có thể nhớ vợ hàng xóm trông thế nào, cô ấy mặc bộ đồ sari nào sáng nay - vợ hàng xóm đấy, không phải vợ bạn. Vợ bạn thì bạn đã không nhìn tới trong nhiều năm rồi. Nếu đột nhiên mặt cô ấy bị nhà ảo thuật làm thay đổi, bạn có thể trở nên nhận biết sau nhiều tháng hay nhiều năm - vì ai đã bao giờ nhìn vào mặt vợ mình?
Đã bao lâu rồi bạn đã không chạm vào tay cô ấy với sự xúc động, với bài ca trong tim bạn? Bạn nắm tay cô ấy trong tay bạn; nó là cử chỉ trống rỗng, bạn phải làm điều đó.
Một hôm, một người đàn ông về nhà và thấy đối tác của mình hôn vợ mình. Anh chàng đối tác rất sợ rằng người này sẽ tạo ra rắc rối, nhưng người này kéo đối tác sang bên và nói, "Anh làm tôi phân vân. Tôi phải hôn người đàn bà đó - nhưng tại sao lại là anh? Tôi không thấy ra vấn đề. Tôi phải hôn người đàn bà đó nhưng tại sao anh hôn? Anh đã phát điên hay cái gì đó?"
Sớm hay muộn, bạn có xu hướng quên đi cái đang sẵn có. Người khác biết bạn đang sống trong ngôi nhà đẹp làm sao; bạn không biết. Người khác biết bạn có con xinh xắn làm sao; bạn không biết. Người khác nghĩ rằng bạn may mắn, thế này thế nọ; bạn không biết.
Đây là vấn đề: vì chúng ta là những cái ngã riêng của chúng ta, và chúng ta bao giờ cũng là điều đó, từ vĩnh hằng, điều tự nhiên là quên mọi thứ về nó. Vì xu hướng tự nhiên này, người ta đã quên đi bản thân mình. Và người ta đã trở nên quan tâm tới người khác, trong cả mười nghìn thứ -samsara.
Bạn liên tục chạy xô từ cảm giác này sang cảm giác mới khác. Bạn không có thời gian nào để ngồi cho thiền. Mọi người tới tôi, và nếu tôi bảo họ thiền họ nói, "Nhưng chúng tôi không có thời gian." Họ có đủ thời gian để đi tới rạp chiếu phim, họ có đủ thời gian để chơi bài - bạn có thể thấy họ tụ tập với nhau trong phòng của Somendra chơi bài poke. Họ có thời gian để tán gẫu. Nhưng để thiền sao? Đột nhiên có khan hiếm thời gian. Họ có thời gian để tranh đấu, để giận dữ, họ có thời gian để đọc những tờ báo ngu xuẩn - và họ đi vào những tờ báo đó sâu làm sao! Những tờ báo đó đã trở thành sách phúc âm của họ; họ đọc mọi dòng, từ đầu tới cuối. Nhưng bạn nói về thiền và ngay lập tức, không một ý nghĩ, phản ứng bật ra: "Nhưng chúng tôi không có thời gian!"
Họ đang thực sự nói gì? Họ đang nói rằng họ không quan tâm tới bản thân họ. Rằng họ không quan tâm tới việc ngồi im lặng trong một giờ và nhìn vào bản thể riêng của họ. Để làm gì? Họ có thể kiếm tiền trong thời gian đó, họ có thể trông nom cửa hàng của họ, hay họ có thể làm cả nghìn lẻ một thứ. Tại sao cứ liên tục nhìn chăm chăm vào rốn bạn? Để làm gì? Không ai dường như quan tâm tới bản thân người ta. Người ta đã có đó rồi, cho nên sao bận tâm? Người ta đã là cái đó rồi, cho nên sao bận tâm?
Mọi người đều đi ra ngoài... nhưng chỉ khi một người đi vào trong, người đó mới đi tới biết chân lí là gì.
Nhất Hưu nói:
Đáng thương là
những người không biết tới
niết bàn và hạnh phúc vĩnh hằng của nó!
Vâng, họ phải được thương hại. Họ đang tạo ra khổ riêng của họ, họ đang tạo ra đau khổ riêng của họ và địa ngục của họ. Họ đang đổ dầu vào lửa địa ngục. Họ phải được thương hại vì họ không biết hạnh phúc nào, ân huệ nào nảy sinh khi bạn đi vào. Họ không biết loại phúc lành nào đang chờ đợi họ. Họ không biết cuộc sống đó lấy mầu sắc mới toàn bộ, rung động mới - rung động của hớn hở, rung động của mở hội - khi họ đi vào trong.
Và tất cả họ đều hỏi về hạnh phúc, và tất cả họ đều đang tạo ra khổ. Mọi người liên tục hỏi về hạnh phúc và liên tục tạo ra khổ; họ phải được thương hại. Nhất Hưu là đúng - ông ấy nói:
Đáng thương là
những người không biết tới
niết bàn và hạnh phúc vĩnh hằng của nó!
Đi vào trong, và bạn sẽ bắt gặp kho báu lớn nhất có đó. Và bạn sẽ đi tới biết rằng mọi điều bạn đã từng tìm kiếm, qua nhiều thời đại, qua nhiều kiếp sống thế, bao giờ cũng sẵn có bên trong bạn, đã từng có đó từ chính lúc bắt đầu, đã là một phần của bản tính của bạn.
Và đó là lí do tại sao bạn đang bỏ lỡ nó - vì bạn nhìn ra bên ngoài và nó ở bên trong. Bạn tìm ra ngoài và nó ở bên trong. Cho nên việc tìm của bạn và kho báu này không bao giờ gặp gỡ.
Trước khi bạn đi vào các cách thức vô hạn của thế giới bên ngoài, có thoáng nhìn chút ít về cái bên trong đi. Trước khi bạn đi tìm bên ngoài, điều này dường như là rất thực chứng và hiện thực, là có cái nhìn vào bên trong. Ai biết? Chư phật có thể đúng chứ. Và mọi chư phật không thể sai được! Bất kì ai đã từng nhìn vào bên trong đều tìm thấy nó, không có ngoại lệ nào. Và bất kì ai đã từng nhìn ra ngoài đều không tìm thấy nó - không có bất kì ngoại lệ nào, điều đó nữa. Tất cả những người đã tìm kiếm trong thế giới đều đã thất bại và thất bại. Chỉ thất vọng tới ở chỗ cuối, và thất bại.
Nghĩ về những người đó - một Phật Gautama, một Krishna, một Christ, một Zarathustra, một Lão Tử - nghĩ về những người đó, họ có vẻ phúc lạc làm sao, họ có hương thơm làm sao. Nó bắt nguồn từ đâu? Chỉ ngồi im lặng bên cạnh họ và người ta được xúc động, được vui thích. Những người này có phép thần nào đó, phép màu nào đó thường xuyên xảy ra quanh họ. Nó bắt nguồn từ đâu? Họ không có bất kì quyền lực thấy được nào của thế gian. Họ không có cái gì mà bạn nghĩ người ta cần để được hạnh phúc.
Chuyện kể lại: khi Phật lần đầu tiên tới Varanasi, ông ấy đã ở lại bên ngoài Varanasi dưới một cây, cây đa lớn. Lúc đó là chiều tà và các tia sáng mặt trời lặn chiếu tới, và mây hồng rực với mặt trời lặn. Và xuyên qua tán lá dầy của cây, những tia nắng đỏ đó chiếu lên mặt Phật, và ông ấy đang ngồi đó thảnh thơi.
Nhà vua của Varanasi tới trên chiếc xe ngựa. Một cách tình cờ, ông ấy thấy người này bên vệ đường, ngồi đẹp thế, trong huy hoàng thế. Người đó, nhà vua đó, có mọi thứ mà người ta có thể ham muốn. Và bạn có biết ông ta đi đâu không? Ông ta đi tự tử! - vì ông ta đã mệt mỏi, ông ta kiệt sức, thất vọng. Ông ta đã thấy ra cái vô tích sự của mọi thứ và ông ta đã quyết định, "Giờ thế là đủ rồi." Và ông ta đi trên chiếc xe ngựa lên núi để tự giết mình.
Và thế rồi ông ta thấy trên đường người đẹp này, người ăn xin này, đang ngồi đó trong buông bỏ tới mức ngay cả mặt trời lặn cũng không là gì khi so sánh với cái đẹp của người đó. Người đó có vẻ như vàng thế. Và im lặng lớn bao quanh cây này - nó không phải là im lặng của cây, chắc chắn, vì nhà vua đã đi qua nhiều cây.
Khi vị phật ngồi, ông ấy tạo ra không gian riêng của ông ấy. Kinh sách phương Đông nói: Bất kì chỗ nào vị phật sống, một không gian nào đó được tạo ra quanh ông ấy. Những người sống trong không gian đó bắt đầu lớn lên mặc cho bản thân họ. Họ được đưa đi bởi xu thế, họ bắt đầu cưỡi lên con sóng của vị phật. Đó là nghĩa của ‘Phật trường'.
Nó yên tĩnh hoàn toàn! Nhà vua chưa bao giờ ở trong im lặng như vậy, im lặng hàm chứa như vậy, im lặng sống động như vậy. Ông ta đã thấy im lặng tồn tại trong các nghĩa địa. Vì ông ta chưa bao giờ thấy một người như Phật, ông ta không có ý tưởng nào về im lặng thực là gì. Lần đầu tiên nó có đó, gần như sờ mó được. Bạn có thể đã chạm vào nó, bạn có thể đã cầm nó trong tay. Bạn có thể đã thưởng thức nó, bạn có thể đã để nó áp má bạn và cảm thấy cái mát mẻ của nó. Nó có đó, thấy được thế.
Ông ấy dừng xe lại. Ông ấy nói với người đánh xe, 'Dừng lại! Ta sẽ phải nghĩ lại. Nếu người này có thể phúc lạc thế và im lặng thế, có thể vẫn còn cái gì đó trong cuộc sống mà ta còn chưa tìm tới. Quên chuyện tự tử của ta đi! Người này đã làm đổi ý của ta, người này đã làm thay đổi con người của ta. Sự hiện diện của người này là đủ bằng chứng rằng cuộc sống có thể được sống theo cách khác nào đó nữa. Ta không biết cách nào trong nó..."
Ông ta nói với Phật, "Tôi chỉ có một câu hỏi để hỏi: Tôi không thấy cái gì quanh ông, chỉ một bình bát ăn xin. Làm sao người ta có thể hạnh phúc thế với chỉ một bình bát ăn xin? Tôi không hạnh phúc với cả vương quốc lớn! Còn ông có vẻ hoàn toàn hạnh phúc, hạnh phúc tối thượng thế."
Phật mở mắt ra, những con mắt hoa sen đó... và nhà vua không thể tin được rằng ông ta đột nhiên cúi mình và chạm chân Phật. Cái gì đó đã xảy ra trong ông ta - chỉ cái nhìn đó, hai con mắt đó. Hai con mắt đó mà đằng sau chúng không có người nào mà chỉ có sự hiện diện. Chỉ việc toả ra. Hai con mắt trống rỗng đó, và vậy mà đầy sự tồn tại. Trống rỗng bản ngã, nhưng tràn đầy bản thể. Hai con mắt biết đó phải đã xuyên thấu vào bản thể nhà vua đó như hai tia sáng. Ông ta xúc động, cảm động.
Phật nói, "Tình huống mà ông đang hiện hữu, ta cũng đã ở trong tình huống đó một ngày nào đó. Ta có thể hiểu được ông. Ta cũng là con của một hoàng đế lớn. Ta đã sống trong các cung điện, ta đã sống trong xa hoa, ta biết. Ta biết khổ của việc có mọi thứ và vậy mà chẳng có cái gì. Ta có thể hiểu được ông - không ai sẽ có khả năng hiểu ông, nhưng ta có thể hiểu được ông. Ta đã đích xác giống như ông! và ta cũng đã suy tư về tự tử nhiều lần, nhiều nhiều lần rồi. "Nhưng ta nói với ông: Nhìn vào mắt ta đây. Một ngày nào đó ta đã trong cùng tình trạng như ông hôm nay. Và ta nói với ông, một ngày nào đó ông có thể trong cùng tình trạng như ta đang vậy - vì cả hai chúng ta đều cùng là một."
Mọi người đều có khả năng sẵn có để bùng nổ, để nở hoa, để trở thành hoa sen.
Đáng thương là
những người không biết tới
niết bàn và hạnh phúc vĩnh hằng của nó!
Họ đau khổ làm sao
trong sống, chết và thay đổi!
Đau buồn của mọi người là gì? Khổ của họ là gì? Khổ của họ là: họ đã tạo ra bản ngã. Họ phải tạo ra nó - vì họ không biết cái ta của họ, và người ta không thể sống được mà không có cái ta. Họ không biết họ là ai, và người ta không thể sống được, không thể tồn tại được, mà không biết mình là ai. Cho nên phải làm gì? Họ đã tạo ra cái ngã giả.
Tìm cái thực dường như là gian nan. Tạo ra cái ngã tổng hợp, nhân tạo, chất dẻo, dường như rất dễ dàng. Chúng ta đã tạo ra bản ngã như cái thay thế. Nó là trung tâm giả cho chúng ta cảm giác rằng chúng ta biết chúng ta là ai. Nhưng cái ngã giả này thường xuyên trong nguy hiểm. Nó là giả - nó phải liên tục được hỗ trợ.
Bao giờ cũng nhớ, nếu bạn phải hỗ trợ cho cái gì đó một cách liên tục, thế thì nó là giả. Cái thực còn lại theo cách riêng của nó: cái giả phải được hỗ trợ. Nếu bạn phải nhắc nhở liên tục rằng nếu bạn không hỗ trợ nó, nó sẽ mất đi, điều đó đơn giản có nghĩa là nó là giả.
Cái thực không thể mất đi được; không có cách nào để nó có thể đi đâu. Cái thực còn lại. Nghĩ mà xem: bạn đã không nhìn vào trong bản thân bạn trong hàng triệu kiếp sống - nó vẫn có đó. Nó không cần sự hỗ trợ của bạn. Nó là chính nền đất của bạn. Nó hỗ trợ cho bạn! Làm sao nó có thể cần sự hỗ trợ của bạn được? Nhưng bản ngã cần sự hỗ trợ của bạn.
Cho nên nếu bạn có số tiền nào đó trong ngân hàng, bạn phải liên tục làm tăng số tiền đó lên; bằng không, bản ngã của bạn bắt đầu cảm thấy ngột ngạt. Nếu bạn có danh tiếng nào đó trong xã hội, bạn phải liên tục làm tăng nó lên. Bạn phải liên tục thổi phồng bản ngã của bạn; nếu bạn dừng thổi phồng, nó bắt đầu chết. Nó giống như việc đạp xe đạp - bạn phải liên tục đạp nó. Nếu bạn dừng đạp, bạn sẽ ngã. Bản ngã cần nỗ lực liên tục; nó phải được tạo ra lặp đi lặp lại.
Đó là lí do tại sao mọi ngày bạn đều chờ đợi mọi người hỗ trợ cho bạn. Người đàn bà của bạn đã nói hôm qua, "Anh là người đàn ông đẹp." Bây giờ phỏng có ích gì mà nói điều đó lần nữa, vì cô ấy đã nói nó một lần rồi. Nhưng hôm nay nữa, bạn đang chờ đợi cô ấy nói rằng bạn là một trong những người đàn ông đẹp nhất. Nó chỉ là việc lặp lại. Bây giờ chẳng có giá trị gì trong việc nói điều đó. Cô ấy đã nói điều đó rồi! Nhưng bạn vẫn chờ đợi, và lần nữa nó lại làm cho bạn xúc động. Và ngày mai bạn sẽ lại chờ đợi, và nó sẽ làm cho bạn xúc động. Đạp xe thôi.
Ai đó kính trọng bạn; người đó phải liên tục kính trọng bạn. Thực ra, người đó phải liên tục làm tăng việc kính trọng bạn, chỉ thế thì bản ngã của bạn mới có thể được hỗ trợ.
Và vấn đề là ở chỗ bạn không thể giữ được bản ngã này khi bạn chết - vì khi bạn sắp chết, làm sao bạn có thể hỗ trợ cho cái gì đó được? Cho nên khi chết tới, bản ngã bắt đầu biến mất. Bạn không thể đạp xe được thêm nữa - làm sao bạn có thể tiếp tục đạp xe khi bạn sắp chết?
Do đó mới có sợ chết - vì chết sẽ phá huỷ bản ngã của bạn. Chết không thể phá huỷ được bạn nhưng chết sẽ phá huỷ bản ngã của bạn. Do đó mới có sợ chết. Mọi người đều sợ chết.
Và lưu tâm đi: không chỉ bạn sợ chết đâu, bạn sợ cả sống nữa. Bản ngã sợ sống nữa, vì trong các kinh nghiệm sống sâu sắc nó cũng chết. Khi bạn thực sự rơi vào trong yêu... tại sao bạn gọi nó là ‘rơi’? Bạn rơi khỏi bản ngã. Khi bạn rơi vào trong yêu, bản ngã bị tan vỡ. Đó là lí do tại sao người bản ngã thực không bao giờ yêu bất kì người nào - người đó không thể yêu được, vì người đó sẽ phải đi xuống từ tháp bản ngã của người đó, người đó sẽ phải đi xuống. Người đó sẽ phải cầm tay của người đàn bà bình thường hay người đàn ông bình thường. Người đó sẽ phải cư xử theo cách bình thường.
Nhiều người trở thành vô dục, không phải vì họ có tính tôn giáo mà chỉ bởi vì họ là người bản ngã. Có cảm giác rất thoải mái rằng bạn không cần bất kì ai; bản ngã cảm thấy rất thoải mái. Bạn không cần cúi mình trước bất kì ai. Trong yêu người ta phải cúi mình xuống, người ta phải buông xuôi. Người ta phải cư xử theo cách con người, người ta phải là con người. Yêu là nguy hiểm cho bản ngã.
Và yêu là sống! Nếu bạn sợ yêu, bạn sợ sống. Cho nên trong các tình huống sống bản ngã cũng liên tục sợ. Nó là thứ giả, bị kiểm soát, bằng cách nào đó bị thao túng. Nó cần cả nghìn lẻ một chiếc nạng chống. Và dầu vậy nó vẫn còn liên tục sợ, vì sống liên tục thay đổi. Không cái gì đã bao giờ còn lại như cũ, nó là dòng sông.
Cho nên làm sao bạn có thể tin được rằng hôm nay mọi người kính trọng bạn, ngày mai họ cũng sẽ kính trọng bạn? Làm sao bạn có thể tin được rằng ngày mai bạn sẽ có khả năng giữ được bản ngã của bạn? Ai biết? Hôm nay bạn là thủ tướng, ngày mai bạn có thể không là vậy. Hôm qua bạn đã không là thủ tướng, hôm nay bạn là thủ tướng; không có chắc chắn cho ngày mai. Cũng như bạn đã giằng lấy chức thủ tướng từ ai đó khác, ai đó khác sẽ giằng nó từ bạn - vì hàng triệu người đang cố trở thành thủ tướng; mọi người đều cố gắng theo cách riêng của người đó. Làm sao bạn có thể an toàn được? Nơi mọi người đều đang làm mọi loại nỗ lực để trở thành thủ tướng, làm sao bạn có thể an toàn được? Bạn không thể ngủ được, bạn không thể thảnh thơi được, bạn phải liên tục canh phòng. Bạn phải theo dõi mọi người đang đi đâu, họ đang làm gì. Ngay cả những đồng nghiệp gần gũi nhất bạn cũng phải theo dõi, vì họ là nguy hiểm nhất. Vì họ gần gũi thế, họ có thể lật đổ bạn bất kì khoảnh khắc nào. Thậm chí các đồng nghiệp là kẻ thù.
Machiavelli nói: Trong chính trị không có bạn, không thể có được. Machiavelli nói: Không để lộ bí mật của bạn ngay cả cho bạn của bạn, vì nếu họ thay đổi một ngày nào và trở thành kẻ thù của bạn thế thì bạn sẽ bị bắt, thế thì bạn sẽ trong rắc rối.
Nếu bạn có tiền bạn phải thường xuyên sợ hãi, vì mọi người đều sẵn sàng vồ lấy nó. Đó là cách bạn có được nó ngay chỗ đầu tiên, cho nên bạn biết cách thức, cách có nó. Trong cuộc sống này, nơi mọi thứ thường xuyên thay đổi, bạn không thể vẫn còn chắc chắn được.
Cho nên ba điều này thường xuyên tạo ra khổ, buồn: sống, chết, thay đổi.
Và điều mỉa mai là ở chỗ sâu bên trong có một không gian vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi. Có một không gian trong bạn mà là vô thời gian, không bao giờ bị ảnh hưởng bởi bất kì thay đổi nào trong thời gian, qua thời gian; vẫn còn siêu việt, bên ngoài. Có một không gian trong bạn mà là cuộc sống, cuộc sống thuần khiết, và không biết gì tới chết. Có một không gian trong bạn mà là yêu thuần khiết! Và bạn sợ yêu và bạn sợ sống và bạn sợ chết và bạn sợ thay đổi.
Toàn thể điều này đang xảy ra vì bạn đã tạo ra cái thay thế giả. Cái thay thế giả dường như là hấp dẫn vì mọi người đều có nó. Mọi người bắt chước. Bạn có quan sát điều đó không? Nếu hàng xóm của bạn mua chiếc xe hơi lớn hơn bạn, đột nhiên bạn cũng cần một chiếc xe lớn hơn. Mới khoảnh khắc trước, đã không có nhu cầu; mới khoảnh khắc trước, bạn đã không nghĩ về chiếc xe lớn hơn. Bây giờ làm sao, đột nhiên, nhu cầu này đã nảy sinh? Vì hàng xóm đã mua một chiếc. Bây giờ anh ta đang có bản ngã to hơn và bản ngã của bạn bị đe doạ; bạn phải mua xe lớn hơn. Cho dù bạn không thể đảm đương được điều đó, bạn vẫn phải mua nó.
Mọi người liên tục phí hoài các kiếp sống của họ vào những điều như thế, cái mà họ không cần ngay chỗ đầu tiên. Mọi người liên tục tích luỹ các thứ mà họ không cần. Mọi người liên tục để tiền vào các thứ mà họ sẽ không bao giờ cần, để gây ấn tượng cho những người họ không thích. Đây là cái gì đó! Mọi người thậm chí liên tục để tiền vào các thứ - tiền mà họ không có. Họ có thể có nó hai năm sau; họ mua xe khi còn đang lắp ráp. Tiền họ không có ngay bây giờ, nhưng họ phải để tiền đó vào trong chiếc xe mà họ không cần, để gây ấn tượng cho mọi người mà họ không thích. Tôi đã nghe:
Hai con bò cái đang gặm cỏ trong bãi cỏ dọc xa lộ thì một chiếc xe tải chở sữa đỗ lại. Một bên của xe tải có in: Được làm tiệt trùng tinh khiết, Cấp A, có bổ sung vitamin B. Một con bò quay sang bên kia và nói: "Làm cho bạn cảm thấy không thích hợp, phải không?"
Mọi người có những quả bóng lớn thế, quả bóng bản ngã, và người ta bắt đầu cảm thấy không thích hợp. Ai đó có cái này, ai đó có cái kia - và bạn bắt đầu cảm thấy nghèo. Bạn không nghèo! Việc so sánh đem tới nghèo.
Và người giầu thực sự là người sống mà không so sánh. Làm sao người đó có thể nghèo được? Bỏ so sánh và bạn là giầu; thế thì bạn sẽ không bao giờ là nghèo. Liên tục so sánh và bạn sẽ vẫn còn nghèo - bạn giầu thế nào trở thành không liên quan. Bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn nghèo, vì bao giờ cũng có ai đó có nhiều hơn.
Và có hàng triệu thứ, cho nên có hàng triệu nghèo nàn. Ai đó có vợ đẹp; bạn nghèo. Ai đó có xe hơi lớn hơn; bạn nghèo. Ai đó có nhà to hơn; bạn nghèo. Ai đó cao hơn bạn, và bạn nghèo. Bao nhiêu nghèo! Có nhiều nghèo như có các thứ.
Bỏ so sánh đi. Nhưng bản ngã sống qua so sánh.
Thích ca, và A di đà nữa,
về nguồn gốc là con người;
chẳng lẽ ta cũng không có
hình dạng con người sao?
Thích ca là tên của Phật. Ông ấy xuất thân từ thị tộc Thích ca, do đó ông ấy được gọi là Thích ca. A di đà là tên của phật khác, Amitabh - A di đà là dạng tiếng Việt của Amitabh. Nhưng cả hai người đều là con người, Nhất Hưu nói.
Thích ca, và A di đà nữa,
về nguồn gốc là con người;
chẳng lẽ ta cũng không có
hình dạng con người sao?
Đây là điều tôi ngụ ý khi tôi nói Phật giáo đã phá huỷ thượng đế học và tạo ra một loại tôn giáo mới - tạo ra tôn giáo con người, lấy con người làm trung tâm. Phật đã cho con người chân giá trị mà chưa bao giờ được trao cho từ trước hay kể từ đó. Phật đã làm con người thành đỉnh cao nhất của tâm thức. Phật yêu con người và kính trọng nhân loại.
Phật nói: Các ông cũng giống như ta! Các ông không cần lo nghĩ. Nếu ta có thể trở thành phật, các ông có thể trở thành phật. Và được chứng ngộ thì không là gì đặc biệt cả; nó là quyền tập ấm của các ông.
Kì diệu, thực vậy,
hoa sen của luật!
Dù nhiều thời đại có thể trôi qua,
vậy mà vẫn cùng màu đó.
Và Phật tính là gì? Phật tính này là gì mà mọi người có thể đạt tới? Nó là việc mở ra bên trong, việc mở ra của cốt lõi bên trong nhất của bạn. Cốt lõi bên trong nhất của bạn trở thành hoa sen.
Kì diệu, thực vậy,
hoa sen của luật!
Dù nhiều thời đại có thể trôi qua,
vậy mà vẫn cùng màu đó.
Và nó là không thay đổi, nó là vô thời gian, nó là vĩnh hằng. Một khi bạn đã thấy việc nở hoa đó bên trong, chết biến mất. Một khi bạn đã thấy việc nở hoa đó bên trong, sợ biến mất. Một khi bạn đã thấy việc nở hoa đó bên trong, cuộc sống của bạn trở thành ngát hương. Cuộc sống của bạn trở thành bài ca, lễ hội. Thế thì cuộc sống có phúc lành và cái đẹp và vẻ đẹp.
Hoa sen bên trong này, mọi người đều mang nó và không ai đi tới nhận biết về nó. Toàn thể nhận biết của chúng ta đã trở nên bị ám ảnh với các thứ đồ vật. Làm nhẹ nhận biết của bạn khỏi các vật đi, quay ngược lại đi. Và tôi không nói quay ngược lại mãi mãi; tôi nói chỉ một lần quay ngược lại. Đó là điều thiền tất cả là gì.
Trong sáu mươi phút mọi ngày, quên thế giới đi. Để thế giới biến mất khỏi bạn, và bạn biến mất khỏi thế giới. Đổi ý đi, quay ngược lại, quay một trăm tám mươi độ, và chỉ nhìn vào bên trong. Lúc bắt đầu, bạn sẽ thấy chỉ mây. Đừng lo nghĩ về chúng; những mây đó được kìm nén của bạn tạo ra. Bạn sẽ bắt gặp giận dữ, hận thù, tham lam, và đủ mọi loại lỗ đen. Bạn đã kìm nén chúng, cho nên chúng có đó. Và cái gọi là tôn giáo của bạn đã dạy bạn kìm nén chúng, cho nên chúng có đó như những vết thương. Bạn đã từng che giấu chúng.
Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi trước hết là vào tẩy rửa. Chừng nào bạn chưa trải qua việc tẩy rửa lớn, bạn sẽ phải đi qua nhiều đám mây. Nó sẽ là mệt mỏi, và bạn có thể không kiên nhẫn tới mức bạn có thể quay lại trong thế giới, và bạn sẽ nói, "Chẳng có gì cả. Không có hoa sen và không có hương thơm, chỉ có bốc mùi, rác rưởi."
Bạn biết nó. Khi bạn nhắm mắt và bạn bắt đầu đi vào, bạn bắt gặp cái gì? Bạn không bắt gặp đất phật cực lạc mà chư phật nói tới đâu. Bạn bắt gặp địa ngục, đau khổ, bị kìm nén ở đó, chờ đợi bạn. Giận của nhiều kiếp tích luỹ lại. Nó tất cả là đống lộn xộn ở đó, cho nên người ta muốn vẫn còn ở bên ngoài. Người ta muốn đi tới rạp chiếu phim, tới câu lạc bộ, để gặp mọi người và tán gẫu. Người ta muốn vẫn còn được bận bịu cho tới khi người ta mệt mỏi và rơi vào giấc ngủ. Đó là cách bạn đang sống, đó là phong cách sống của bạn.
Cho nên khi người ta bắt đầu nhìn vào trong, một cách tự nhiên người ta phân vân rất nhiều. Chư phật nói rằng có phúc lành lớn lao, hương thơm lớn lao, bạn bắt gặp hoa sen đang nở - và hương thơm tới mức nó là vĩnh hằng. Và mầu sắc của hoa vẫn còn như cũ; nó không phải là hiện tượng thay đổi. Họ nói về thiên đường này, họ nói về vương quốc này của Thượng đế mà ở bên trong bạn. Và khi bạn đi vào trong, bạn chỉ bắt gặp địa ngục.
Bạn không thấy đất phật mà thấy các trại tập trung Adolf Hitler. Một cách tự nhiên, bạn bắt đầu nghĩ rằng đây toàn là điều vô nghĩa, tốt hơn cả là vẫn còn ở bên ngoài. Và tại sao liên tục chơi với các vết thương của bạn? - nó gây đau nữa. Và mủ bắt đầu rỉ ra từ các vết thương và nó thật bẩn.
Nhưng tẩy rửa giúp đỡ. Nếu bạn tẩy rửa, nếu bạn trải qua thiền hỗn độn, bạn ném mọi đám mây này ra ngoài, mọi bóng tối này ra ngoài, thế thì việc lưu tâm trở nên dễ dàng hơn.
Đó là lí do của tôi tại sao tôi nhấn mạnh đầu tiên vào thiền hỗn độn và thế rồi thiền im lặng. Đầu tiên là thiền chủ động, thế rồi thiền thụ động. Bạn có thể đi vào tính thụ động chỉ khi mọi cái đang có đó như đồ đồng nát đã bị tống ra ngoài. Giận đã bị tống ra ngoài, tham đã bị tống ra ngoài... hết tầng nọ tới tầng kia, những thứ này có đó. Nhưng một khi bạn đã tống chúng ra ngoài, bạn có thể dễ dàng trượt vào trong. Không có gì cản trở.
Và đột nhiên có ánh sáng rực rỡ của đất phật. Và đột nhiên bạn ở trong thế giới khác toàn bộ - thế giới của Luật Hoa sen, thế giới của Pháp, thế giới của Đạo.
Kì diệu, thực vậy,
hoa sen của luật!
Dù nhiều thời đại có thể trôi qua,
vậy mà vẫn cùng màu đó.
Trăng lên
Trở thành trăng tròn, và trăng khuyết,
và không cái gì bị bỏ lại;
nhưng dầu vậy, ở đó trong bình minh,
trăng lên!
Từng kiếp sống tới và đi, nhưng cuộc sống vĩnh hằng còn lại. Nó giống như trăng - bạn thấy không? Trong mười lăm ngày nó trở nên ngày càng to hơn và to hơn, và thế rồi tới đêm trăng tròn. Thế rồi nó bắt đầu trở nên ngày càng nhỏ đi và nhỏ đi, và thế rồi một đêm nó đã biến mất hoàn toàn. Nhưng bạn có nghĩ trăng biến mất hay xuất hiện không? Trăng vẫn còn như cũ; nó bao giờ cũng có đó. Sự xuất hiện và biến mất chỉ là của dáng vẻ của trăng. Thực tại của trăng bao giờ cũng có đó.
Trăng lên
Trở thành trăng tròn, và trăng khuyết,
và không cái gì bị bỏ lại;
nhưng dầu vậy, ở đó trong bình minh,
trăng lên!
Cho nên bạn sống theo hai chiều, trên hai bình diện. Trong Upanishads họ có một câu chuyện, chuyện ngụ ngôn hay biểu dụ, về hai con chim sống trên cùng một cây, tuyệt đối giống nhau. Con chim này đậu trên cành cao nhất, hoàn toàn yên tĩnh, im lặng, bất động, không làm gì cả, với mắt nhắm, đâu đó ở bên trong. Con chim kia đậu ở cành thấp nhất, nhảy từ cành nọ sang cành kia, khao khát hoa này, quả kia, ganh đua với cái này hay với cái kia, ghen tị với cái này và cái kia - trong bất ổn liên tục.
Dần dần, con chim, con chim bất ổn, trở nên mệt với tính bất ổn. Và một hôm nó nhìn lên và thấy con chim kia kẻ đích xác hệt như nó - đích xác giống như nó, chỉ là bản sao - và nó im lặng thế, thư thái thế, bình thản thế, bình tĩnh thế, dường như con chim kia không tồn tại. Chỉ có im lặng duy nhất. Con chim bất ổn trở nên bị hấp dẫn bởi phép thần này, bắt đầu di chuyển lên cành trên cao hơn... việc bắt đầu của tính đệ tử, ngày càng lại gần hơn và gần hơn, và chung cuộc trở thành một với con chim kia.
Và Upanishads nói hai con chim này không phải là hai: hai mặt của tâm thức đấy. Và từng người đều có hai mặt này. Trên cây cuộc sống, nhân chứng bên trong nhất của bạn đang ngồi đó ngay bây giờ. Hoa Sen đang nở trong mọi vẻ đẹp và sự vĩ đại và sự huy hoàng của nó. Và bạn đang nhảy từ cành nọ sang cành kia - ghen tị, giận dữ, hận thù, tranh đấu, làm cả nghìn lẻ một thứ và bị thất vọng cùng thất vọng...
Nhìn lên đi! Và nhớ, 'nhìn lên' ngụ ý đích xác điều được ngụ ý bởi 'nhìn vào'. 'Nhìn ra' ngụ ý 'nhìn xuống'; 'nhìn lên' ngụ ý 'nhìn vào' - chúng là đồng nghĩa. Nhìn lên hay nhìn vào, và đột nhiên có người ngồi bên trong bạn, vị phật. Và người ta bắt đầu di chuyển, bị hấp dẫn bởi cái duyên, bởi phép thần của im lặng này, và một ngày nào đó trở thành một với cốt lõi bên trong nhất này.
Mọi thay đổi xảy ra cho con chim bất ổn này - trăng lên, trăng khuyết. Không cái gì xảy ra cho con chim kia - nhân chứng - nó bao giờ cũng là vậy.
Bất kì khi nào chúng ta nhìn chúng, mọi thứ đều chỉ như chúng vậy:
Liễu xanh,
hoa đỏ.
Và không cái gì thay đổi trong thế giới, nhớ lấy. Khi bạn đi vào trong, không cái gì thay đổi trong thế giới. Chỉ bạn thay đổi, thái độ của bạn thay đổi, cái nhìn của bạn thay đổi. Thế giới vẫn còn như vậy, nó liên tục như vậy. Sông liên tục chảy, chim liên tục hót, hoa liên tục nở... thế giới tiếp tục là vậy. Nhưng bạn không còn là người cũ nữa.
Và khi bạn nhìn ra bên ngoài từ cái nhìn bên trong đó, mọi thứ bây giờ cũng có cái đẹp mới.
Bất kì khi nào chúng ta nhìn chúng, mọi thứ đều chỉ như chúng vậy…
Bây giờ bạn có thể nhìn mọi thứ như chúng vậy. Trước điều đó, bạn đã không nhìn mọi thứ, không bao giờ, như chúng vậy. Chẳng hạn, bạn đang đi qua bên cạnh khu vườn của hàng xóm của bạn, và đoá hoa đẹp đã nở ra. Bạn có thể nhìn đoá hồng này như nó vậy không? Bạn không thể nhìn vậy được; có ghen tị, điều ngăn cản bạn. Nó đã nở hoa trong vườn nhà hàng xóm, không trong vườn của bạn - làm sao bạn có thể tận hưởng nó được? Thực ra bạn bị tổn thương, bạn bị bứt rứt bởi điều đó, bởi vì hoa riêng của bạn trông tí hon thế. Có so sánh. Bạn không cảm thấy thoải mái. Cứ nhìn điều vô nghĩa của nó đi. Hoa hồng đẹp thế, nhưng ý tưởng rằng "Nó không phải là vườn của mình, nó không tôn cao bản ngã của mình," và bạn bỏ lỡ cái đẹp của nó. Giờ bạn muốn sở hữu nó.
Bạn thấy người đàn bà đẹp đi ngang qua, nhưng cô ấy là người đàn bà của ai đó khác, không phải của bạn. Bạn muốn sở hữu người đàn bà này. Bạn có thể ca ngợi cái đẹp này chỉ khi bạn có thể sở hữu. Thực ra, sở hữu cái đẹp là giết chết nó. Làm sao bạn có thể sở hữu được cái đẹp nếu bạn yêu nó? Điều đó là không thể được. Yêu và sở hữu là đối kháng, mâu thuẫn; chúng không thể đi cùng nhau được. Khoảnh khắc bạn sở hữu cái đẹp, bạn đã giết chết nó. Bạn đã thu nó lại thành một vật, nó là món hàng.
Cái đẹp có thể được yêu, được tận hưởng, chỉ khi không có tính sở hữu. Cho nên khi một người đã trở nên được biến đổi bởi cái nhìn bên trong của người đó, khi người đó đã đạt tới cốt lõi bên trong nhất của mình và đã thấy tất cả các trò chơi của bản ngã đều là giả, và đã lắng đọng ở đó trong cái vĩnh hằng - niềm vui của nó và im lặng của nó - đã trở thành chỉ là nhân chứng, thế thì người đó mở mắt ra: giờ người đó có thể nhìn mọi thứ như chúng vậy.
Hoa chỉ là hoa, nó không của ai cả. Người đàn bà đẹp chỉ là đẹp, cô ấy không là của ai cả. Làm sao người đàn bà có thể là của ai đó được? Đột nhiên sự tồn tại xuất hiện như nó vậy, mọi cái ta-người mất đi. Và khi cái ta-người mất đi, xung đột biến mất. Trong tâm thức đó
Liễu xanh,
hoa đỏ.
Hoa không kém đỏ hơn vì nó đã nở trong vườn nhà hàng xóm. Liễu không kém xanh vì nó không phải là của bạn. Liễu không kém xanh vì bạn buồn. Bạn có quan sát điều đó không? Mọi sự thay đổi cùng tâm trạng của bạn. Nếu bạn hạnh phúc trăng có vẻ đẹp và rất hạnh phúc. Và khi bạn buồn trăng có vẻ buồn và rất khổ. Bạn phóng chiếu tâm trạng của bạn lên mọi thứ.
Khi một người đã đạt tới cốt lõi tối thượng của mình, không còn phóng chiếu nào nữa. Người đó nhìn mọi thứ như chúng vậy. Người đó bây giờ không bao giờ bất hạnh, không bao giờ hạnh phúc; mọi nhị nguyên đó mất đi. Người đó vẫn còn bất nhị, người đó vẫn còn im lặng vĩnh hằng, bình thản và yên tĩnh và phúc lạc. Bây giờ mọi thứ là như chúng vậy...
Liễu xanh,
hoa đỏ.
Phật giáo giúp mọi người đạt tới sự nhạy cảm thẩm mĩ lớn lao. Không phải ngẫu nhiên mà các Thiền sư viết thơ. Không ai đã bao giờ nghe nói về sư Cơ đốc giáo vẽ tranh, không ai đã bao giờ nghe nói về sannyasin Hindu vẽ tranh. Phật giáo làm thoát ra tính sáng tạo lớn trong thế giới. Tại sao? Các tôn giáo khác đã từng rất không sáng tạo, các tôn giáo khác đã từng rất đờ đẫn - hương vị của cuộc sống bị bỏ lỡ. Họ đã không giúp cho mọi người nhảy múa, ca hát, vẽ, chơi đùa.
Thiền dường như là điều tốt nhất đã xảy ra mãi cho tới giờ.
Cái nhìn của tôi về tôn giáo cũng là cái nhìn về tính sáng tạo. Bạn tới gần Thượng đế hơn qua tính sáng tạo. Tính sáng tạo nên là một trong những tiêu chí nền tảng của người tôn giáo.
Sáng tạo đi! Để tính sáng tạo là tôn giáo của bạn, và bạn sẽ không bao giờ bị lạc lần nữa. Bạn càng sáng tạo, bạn sẽ càng trưởng thành vào trong. Điều đó xảy ra theo cả hai cách. Nếu bạn sáng tạo nhiều hơn, bạn trưởng thành vào trong nhiều hơn. Nếu bạn trưởng thành nhiều hơn, bạn sáng tạo nhiều hơn.

Nếu tôn giáo chỉ tiêu cực và phủ nhận cuộc sống, nó trở thành xấu, nó trở thành quỉ. Khi tôn giáo có tính sáng tạo và giúp bạn nhìn thấy mầu xanh của thế giới và mầu đỏ của hoa hồng và giúp bạn nghe thấy những con chim này theo cách trong như pha lê, giúp bạn cảm thấy và có nhạy cảm với im lặng, chỗ dừng trong sự tồn tại, với các âm thanh... giúp bạn ở trong hài hoà tới mức bạn có thể cảm thấy sự hài hoà của cái toàn thể... Cảm thấy sự hài hoà của cái toàn thể là trở thành linh thiêng.

0 Đánh giá

Ads Belove Post