Chương 4. Sống một cách hiểm nguy!

Chương 4. Sống một cách hiểm nguy!

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 4. Sống một cách hiểm nguy!


Câu hỏi thứ nhất
Hôm nay thầy đã nói rằng con đường tới chứng ngộ là dài và gian truân, và cũng nói rằng nó là ở đây và bây giờ, bây giờ hay không bao giờ. Vì nó là ở đây bây giờ, làm sao nó có thể là dài và gian truân được?
Đó là lí do tại sao nó lâu dài và gian truân - vì bạn không ở đây-bây giờ. Bạn ở xa khỏi ở đây bây giờ. Bạn sẽ phải đi đến, bạn sẽ phải du hành.
Khi tôi nói chân lí không xa xăm, tôi ngụ ý chân lí là ở đây-bây giờ - tôi không ngụ ý bạn không xa khỏi chân lí. Bạn đang xa khỏi chân lí. Chân lí không xa khỏi bạn, Thượng đế không thể xa xăm với bạn được. Thượng đế tồn tại trong bạn như bạn vậy. Thượng đế tồn tại như vĩnh hằng, không như quá khứ hay tương lai. Thượng đế đơn giản hiện hữu. Làm sao Thượng đế có thể ở xa xăm được? Không có chỗ cho ngài ở nơi xa xăm. Ngài là tất cả ở chỗ này. Ngài ở mọi nơi... trong việc thở của bạn, trong nhịp tim đập của bạn. Nhưng bạn không ở đây. Thượng đế đã không đi xa xôi khỏi bạn, bạn đã đi xa xôi khỏi ngài.
Bạn phải hiểu điều này. Chẳng hạn, trong đêm bạn ngủ và bạn mơ - bạn mơ bạn đã lên mặt trăng. Bạn ở đây, nhưng mơ đã đem bạn đi xa xôi. Đến sáng khi bạn thức dậy, bạn sẽ không thấy bản thân bạn ở mặt trăng - bạn sẽ ở đây tại Pune. Nhưng trong mơ bạn đã ở xa xôi khỏi thực tại của bạn. Bạn phải quay lại từ giấc mơ của bạn... và cuộc hành trình là gian truân vì bạn đã đầu tư nhiều thế vào những giấc mơ đó, và bạn đang hi vọng thu được nhiều thế từ những giấc mơ đó, và bạn đã sống trong những giấc mơ đó lâu tới mức chúng đã trở thành thực tại, thực tại của bạn.
Phương Đông gọi trạng thái mơ này của tâm trí là maya - ảo tưởng. Và thế thì bạn có thể liên tục đi tìm Thượng đế trong ảo tưởng của bạn và bạn sẽ không tìm thấy ngài. Bạn phải thức dậy. Và thức dậy là gian nan vì cả nghìn lẻ một giấc mơ sẽ bị tan tành. Và trong những giấc mơ đó có bao hàm mọi niềm vui của bạn, mọi cái gọi là thành công của bạn, những tham vọng. Toàn thể bản ngã của bạn được bao hàm. Bản ngã sẽ bị tan tành.
Bạn ở đây nhưng bản ngã đã đi lên mặt trăng - và bản ngã chỉ có thể sống qua mơ, nó chỉ có thể sống qua ảo tưởng. Nó được nuôi dưỡng bằng ảo tưởng. Bạn càng có ảo tưởng, bạn càng có bản ngã phình to hơn. Ảo tưởng của bạn càng lớn, bản ngã của bạn càng to. Rất khó từ bỏ những giấc mơ đó.
Ở phương Đông điều này được gọi là tính chất sannyas: từ bỏ những giấc mơ đó. Khi điều đó được nói ra, "Từ bỏ thế giới," nó không được ngụ ý thế giới thực tại - vợ, chồng, con cái, nhà cửa, bãi chợ. Không, không chút nào. Điều thực sự được ngụ ý là thế giới mơ này trong đó bạn thường xuyên đi xa khỏi bản thân bạn và xa khỏi thực tại. Từ bỏ các giấc mơ đi! Và điều đó là gian nan. Bây giờ, để tôi đọc lại câu hỏi của bạn:
Hôm nay thầy đã nói rằng con đường tới chứng ngộ là dài và gian truân - nó vậy đấy - và cũng nói rằng nó là ở đây và bây giờ- nó vậy đấy. Vì nó là ở đây bây giờ, làm sao nó có thể là dài và gian truân được?
Đó là lí do tại sao. Bạn không đi đâu cả, bạn phải tới đây! Bạn đã đi đâu đó. Bạn đã di chuyển xa xôi khỏi cốt lõi bên trong nhất của bạn. Bạn chưa bao giờ về nhà. Và Thượng đế tồn tại ở đó, nhưng bạn để Thượng đế ở sau lưng bạn. Mắt bạn lang thang xa xăm trong các ngôi sao xa xôi; chúng không bao giờ quay lại. Từ ngôi sao này sang ngôi sao khác bạn liên tục hi vọng. Tâm trí bạn là kẻ lang thang.
Cho nên điều đó là gian truân và vậy mà dễ dàng. Mâu thuẫn chỉ là bề ngoài. Nó gian truân vì bạn; nó dễ dàng vì Thượng đế. Nếu bạn nghĩ theo kiểu Thượng đế, bạn có thể coi nó rất dễ dàng, bạn có thể thảnh thơi. Nếu bạn phụ thuộc vào bản thân bạn, nó rất gian truân.
Đó là lí do tại sao tôi nói nếu bạn phụ thuộc vào bản thân bạn, nếu bạn phụ thuộc vào nỗ lực của bạn, bạn có thể không bao giờ quay lại - vì chính là qua nỗ lực mà bạn đã đi xa xôi. Bạn phải buông xuôi. Trong chính việc buông xuôi đó, ân huệ giáng xuống.
Và bạn có thể buông xuôi cái gì? Bạn đã có cái gì? Tại sao bạn sợ buông xuôi thế? Bạn đã có chỉ mơ và không gì khác, chỉ bong bóng xà phòng.
Buông xuôi giấc mơ của bạn và chân lí là ở đây bây giờ. Đó là lí do tại sao tôi nói bây giờ hay không bao giờ - vì sự tồn tại bao giờ cũng tồn tại trong bây giờ, và tâm trí tồn tại ở khi đó. Sự tồn tại là ở đây và tâm trí bao giờ cũng ở kia, và chúng không bao giờ gặp. Ở đây và ở kia không bao giờ gặp gỡ; bây giờ và khi đó không bao giờ gặp gỡ. Cứ nhìn sâu vào trong tâm trí bạn mà xem: rất hiếm khi bắt gặp người đương đại.
Ai đó đang sống năm nghìn năm trước; người đó vẫn là một phần của những ngày của Rig Veda. Người đó vẫn đọc Rig Veda, người đó vẫn đi theo nghi lễ Veda. Năm nghìn năm đã qua, nhưng người đó đã không tới đây, bây giờ. Người đó sống ở kia - trong người chết, trong người đã mất, trong kí ức.
Tại sao bạn gọi bản thân bạn là người Hindu hay người Ki tô giáo, hay người Mô ha mét giáo hay người Jaina? Gọi bản thân bạn là những điều này đơn giản có nghĩa là bạn bám vào quá khứ. Đây là những cái tên tới từ quá khứ. Ở đây bây giờ bạn chỉ là tâm thức, không người Hindu, không người Mô ha mét giáo, không người Ki tô giáo. Nếu bạn bị vướng với quá khứ, bạn là người Hindu, hay người Brahmin hay người Sudra. Hay có vài người khác nghĩ họ là rất cấp tiến: người cộng sản, người xã hội. Họ bị thu hút vào tương lai, do đó họ nghĩ họ là rất cấp tiến. Nhưng ở trong quá khứ là ở xa xôi khỏi hiện tại cũng như ở trong tương lai. Điều đó không tạo ra khác biệt.
Có hai loại tâm trí trên thế giới. Một loại: có dính líu với quá khứ, tâm trí chính thống; và loại kia: có dính líu trong tương lai, cái gọi là tâm trí cách mạng - nhưng cả hai đều là tâm trí. Tâm trí chính thống nghĩ thời đại vàng đã qua, Ramrajya đã qua. Và người cách mạng, cái gọi là người cách mạng, nghĩ thời đại vàng phải tới, điều không tưởng còn chưa xảy ra. Mắt người đó ở đó trong tương lai xa xăm. Nhưng không có khác biệt giữa hai loại này; họ là cùng một loại người. Cả hai đều né tránh hiện tại, cả hai đều trốn chạy khỏi hiện tại, cả hai đều phủ nhận thực tại. Cho nên người cộng sản hay người Mô ha mét giáo, người xã hội hay người Hindu, với tôi tất cả đều trong cùng một con thuyền - con thuyền thời gian.
Tôi gọi ai là có tính tôn giáo? Người không còn trong con thuyền thời gian, người bắt đầu sống trong vĩnh hằng, người sống trong bây giờ, người không có quá khứ và không có tương lai. Người không đi tới Rig Veda và người không đi tới Das Kapital - người đơn giản đi trong bản thân người đó. Người nhìn mặt trời có đó trên đường chân trời, và người lắng nghe chim hót ngay bây giờ, người nhìn lên cây đang nở hoa. Chỉ nhìn phẩm chất đó của hiện hữu; ở đây, tính bình thản đó, tính toàn vẹn đó, tính định tâm đó tôi gọi là tính tôn giáo.
Tôn giáo không có nghĩa là thuộc vào một tổ chức. Tôn giáo nghĩa là ở trong thực tại mà không có mơ nào. Mơ tới hoặc từ quá khứ hoặc từ tương lai. Người tôn giáo là người trống rỗng, cây trúc hổng. Người đó cho phép thực tại sống qua người đó, người đó tuôn chảy cùng nó. Người đó không có mục đích, người đó không đi bất kì đâu. Người đó chỉ ở đây, như Thượng đế chỉ ở đây... do đó có gặp gỡ.
Đó là lí do tại sao tôi nói bây giờ hay không bao giờ. Bây giờ là vĩnh hằng. Với 'không bao giờ' tôi đang phủ nhận thời gian: Tôi đang nói bạn sẽ không tìm thấy Thượng đế trong thời gian.
Hiện tại không phải là một phần của thời gian mà phải được nhớ. Bình thường bạn đã được dạy rằng thời gian có ba thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Điều đó là tuyệt đối sai. Điều đó là không có hiểu biết về thời gian. Thời gian chỉ có hai thời - quá khứ và tương lai. Hiện tại không phải là một phần của thời gian: hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Hiện tại là cái vẫn còn đấy, cái bao giờ cũng hiện hữu. Thảnh thơi trong nó là thiền, hay gọi nó là lời cầu nguyện cũng được. Và biết nó là mở hội. Niềm vui vô hạn bắt đầu trút lên bạn, phúc lành lớn lao giáng xuống - vì mọi lo nghĩ với quá khứ và tương lai biến mất, mọi mơ biến mất.
Đó là điều Nhất Hưu ngụ ý khi ông ấy nói tâm trí nguyên thuỷ là sạch bách, sạch bách mọi ý tưởng. Nó là tấm gương không có bụi. Nó đơn giản phản chiếu cái đang đó.
Câu hỏi thứ hai
Điều đã là kinh nghiệm của tôi là ở chỗ không mấy khi kinh nghiệm tôn giáo là phi logic vì nó là siêu logic; tức là, nó dường như siêu việt lên trên logic do sợ bịa ra và bị giới hạn nhiều, điều là của một mình cái đầu, vào trong cái có bao gồm logic của tâm và cái bên kia. Vì nó đã là cái mà bất kì khi nào tôi cho phép bản thân mình cảm thấy thay vì nghĩ tới, cái nổi lên chỉ dường như là phi logic ban đầu đối với khía cạnh đó của tâm trí mà cực kì giới hạn cảnh quan của tôi. Nhưng thế rồi bất kì khi nào tôi cho phép bản thân tôi được tự do lao thẳng xuống các chiều sâu của việc cảm này, thế thì lí trí càn khôn đối với nhu cầu diễn đạt đặc thù của tôi đã được biểu lộ dưới dạng sau sinh, sinh, trước sinh, và chấn thương kiếp quá khứ. Liệu có thể có cái gì logic lớn lao hơn tính nối liền vô hạn của trống rỗng bao la không? Làm sao nó có thể là bất kì cách nào khác được? Nếu nó không thể là bất kì cách nào khác được, thế thì nó phải ôm giữ tất cả cùng nhau một cách siêu logic như nó làm việc một cách hiển nhiên thế. Từ phân tích như vậy điều dường như logic là kết luận, như các nhà huyền bí bao giờ cũng làm, rằng nỗi sợ của cái đầu trong việc lấy cú nhảy lượng tử vào trong logic bao la hơn nhiều là chỗ vấn đề nằm ở đó, thay vì nó là vấn đề của bản thân logic.
Câu hỏi này là từ Swami Anand Parad. Anh ấy là một tác giả nổi tiếng. Và câu trả lời là ở bản thân câu hỏi này.
Đó là lí do tại sao người của tôi cười - họ đã trả lời. Họ đã không bỏ lại bất kì cái gì cho tôi trả lời. Nó toàn là logic, chặt chẻ logic.
Và nhớ lấy, logic rất tinh ranh. Tính tinh ranh là bản chất của logic. Nó có thể giả vờ, nó có thể nói dưới dạng siêu logic, nhưng siêu logic đó không là gì ngoài việc kéo dài của cùng tâm trí logic. Đi chầm chậm vào câu hỏi này:
Điều đã là kinh nghiệm của tôi là ở chỗ không mấy khi kinh nghiệm tôn giáo là phi logic vì nó là siêu logic Bây giờ logic đang cố bảo vệ bản thân nó. Logic sợ phi logic. Nếu nó được gọi là siêu logic thế thì điều đó là được - chỉ bằng việc đổi nhãn sao? Hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng... điều bạn có thể gọi nó sẽ không làm ra bất kì khác biệt gì. Nó sẽ là hoa hồng được gọi bằng cái tên khác dù là bất kì cái gì. Chỉ bằng việc gọi nó là 'siêu logic', tại sao tâm trí bạn cảm thấy thoải mái hơn? Gọi nó là siêu logic, tâm trí đã tuyên bố điều đó. Nó nói, "Điều đó là trong giới hạn của tôi - siêu thì có thể, nhưng nó ở trong giới hạn của tôi. Tôi có thể bao quát nó, tôi có thể nắm giữ nó. Anh không cần đi ra ngoài tôi."
Bạn chỉ phải trở nên logic hơn một chút thôi. Bạn phải làm cho biên giới của bạn lớn hơn một chút.
Việc cầm tù của bạn sẽ vẫn còn. Cai ngục trở thành siêu cai ngục. Nó có biên giới rộng hơn; bạn đẩy biên giới ra xa hơn. Bạn có thể đẩy chúng ra xa tới mức bạn không thể thấy được chúng. Đó là điều đang xảy ra trên thế giới, bao giờ cũng đã xảy ra. Điều bạn gọi là quốc gia, nó là gì? Nó là siêu nhà tù. Biên giới xa xôi tới mức bạn không thể thấy được chúng. Nhưng khi bạn đi ngang qua biên giới quốc gia để sang nước khác, thế thì bạn nhớ ra bạn là tù nhân. Thế thì bạn biết rằng bạn bị bao quanh bởi cảnh sát và quân đội, rằng visa là được cần, rằng hộ chiếu là được cần. Rằng bạn không thuộc vào trái đất, rằng cả trái đất không thuộc về bạn. Rằng nó là nhà ngục lớn được gọi là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Mĩ, Canada - có nhiều nhà ngục trên trái đất này. Nhưng chúng lớn thế! Chừng nào bạn chưa tới gần biên giới hơn bạn sẽ không biết chúng.
Bạn đã không cảm thấy nó sao? Đi ngang qua biên giới của một nước bạn cảm thấy không thoải mái lớn; bạn đơn giản cảm thấy bản thân bạn là tù nhân. Bạn không là người tự do. Và tự do dường như chỉ là nói.
Tự do không thể tồn tại trên trái đất chừng nào các quốc gia chưa biến mất. Quốc gia không thể cho phép tự do được. Mọi hiến pháp trên thế giới, ngay cả cái gọi là hiến pháp dân chủ, họ nói họ chỉ nói về 'tự do' theo phong trào. Đây là loại tự do theo phong trào gì vậy? Và bạn phải biết nó bằng kinh nghiệm cay đắng, vì bạn ở đây đang chịu đủ mọi loại sỉ nhục. Cảnh sát theo dõi bạn, chính phủ theo dõi bạn: "Ông phải rời khỏi đất nước này. Sáu tuần của ông hết rồi, hoặc tám tuần hết rồi." Đây là loại tự do gì vậy? Bạn gọi nó là tự do đi lại. Và con người không thể đi từ nước này sang nước khác. Nhà tù này là lớn. Nó là siêu nhà tù.
Nếu bạn không phải là người Hindu bạn không thể đi vào đền thờ Hindu được. Nếu bạn không phải là người Jaina bạn không được phép vào đền thờ Jaina. Đây lại là những nhà tù. Và có những nhà tù và nhà tù và nhà tù... Tâm trí rất tinh ranh trong lừa dối bản thân nó.
Đó là lí do tại sao tôi không gọi nó là siêu logic. Tôi đơn giản gọi nó là phi logic - bởi lí do nào đó. Lí do là thế này: rằng bằng việc gọi nó là phi logic tôi muốn đập tan mọi bức tường. Siêu logic và tường còn lại. Nó lùi lại sau xa hơn, nó có thể gần như trở thành vô hình, nhưng nó còn lại. Do đó tôi nhấn mạnh rằng nó là phi logic. Cú nhảy vào trong Thượng đế là phi logic, nó không phải là logic.
Tôi đồng ý với nhà huyền bí Ki tô giáo Tertullian: "Credo quia absurdum." Ông ấy nói: "Tôi tin vào Thượng đế vì Thượng đế là ngớ ngẩn, phi logic, bất hợp lí." Một Thượng đế hợp lí sẽ không mấy là Thượng đế; nó sẽ chỉ là khái niệm. Một Thượng đế logic, một vũ trụ logic, không thể là vũ trụ thực được - vì logic là áp đặt, nó là trò bịa ra của con người. Cây không biết về nó, và sao không biết gì về nó. Chỉ con người mới áp đặt hình mẫu nào đó.
Mọi hình mẫu đều bị áp đặt từ sợ. Sợ là cái mà con người bao giờ cũng muốn dán nhãn cho mọi thứ - một khi con người đã dán nhãn cho một thứ, con người cảm thấy rất thoải mái. Bây giờ con người nghĩ con người biết. Việc đặt tên này đã đi rất sâu.
Ai đó hỏi, "Đây là loại cây gì vậy?" và bạn nói cho người đó, 'Đây là cây thông,' và anh ta được thoả mãn - dường như anh ta đã biết nó là gì chỉ bằng việc gọi tên, nó là thông. Anh ta nghĩ anh ta biết. Nếu anh ta mà không được trả lời đây là loại cây gì, anh ta chắc đã cảm thấy không thoải mái, vì điều đó là phi logic, rằng cây ở bên ngoài ngôn ngữ con người, việc hiểu của con người, đang đứng đó như một thách thức. Buộc nó lại! đặt một nhãn lên nó! và bạn được thoả mãn. Bạn đã đi tới biết bằng việc đặt cái nhãn lên nó sao?
Hàng nghìn người tài năng đơn giản liên tục làm việc đặt tên này - họ gọi điều đó là nghiên cứu. Đây là loại nghiên cứu gì. Đây không phải là nghiên cứu chút nào. Nó thậm chí không phải là việc tìm kiếm - nó chỉ là làm cho tâm trí cảm thấy thoải mái. Trẻ nhỏ liên tục hỏi, "Cái này là cái gì?" bạn trả lời bất kì cái gì - ABC - bạn nói bất kì cái gì, và chúng được thoả mãn. Thế rồi chúng lại hỏi về cái gì đó khác: "Còn cái này là cái gì?" Chúng liên tục hỏi, "Cái này là cái gì?" Từ chính tính tò mò đó, mọi việc đặt tên nảy sinh.
Khi tôi nói cuộc sống là phi logic, tôi ngụ ý nó là không đặt tên được. Cố hiểu điều tôi ngụ ý đi! Tôi ngụ ý nó là không thể đặt tên được. Bạn không thể ghim nó xuống được. Gọi nó là siêu logic và bạn đã ghim nó lại, bạn đã ghim nó xuống. Bây giờ nó không còn là con bướm sống nữa; nó là con bướm bị ghim lại trong an bum, chết. Bạn đã biến đổi phẩm chất của nó một cách hoàn toàn, bạn đã phá huỷ nó.
Khi tôi nói phi logic tôi ngụ ý không thể đặt tên được, tôi ngụ ý không lời nào sẽ có khả năng diễn đạt được nó.
Lão Tử nói: Chân lí không thể được nói ra. Khoảnh khắc ông nói nó, nó trở thành không thực.
Đây là điều tôi ngụ ý bằng việc gọi thực tại là phi logic, bất hợp lí. Nó ở bên ngoài việc hiểu thấu của tâm trí. Gọi nó là siêu logic, và bạn cảm thấy thoải mái; thế thì bạn không còn sợ nó. Bạn có cảm giác rằng bạn biết về nó.
Việc thiếu vắng tri thức tạo ra bất an ninh sâu sắc. Vẫn có cái gì đó mà chúng ta không biết. Nó phải được biết! Có thể có nguy hiểm. Bạn đã không cảm thấy điều đó khi bạn gặp người lạ sao? Tò mò tức khắc nổi lên, anh ta là ai - tên gì, tôn giáo nào, nước nào? Ngay lập tức bạn bắt đầu truy hỏi. Chỉ trong bốn, năm câu hỏi bạn đã trói chặt người này - mm? - anh ta là người Hindu, người Ấn Độ, làm việc như một thư kí ở một văn phòng. Lương bao nhiêu? Ở Ấn Độ họ thậm chí hỏi cả điều đó, và họ thậm chí còn hỏi bạn kiếm thêm được bao nhiêu. Không ai cảm thấy bị xúc phạm gì; không ai cảm thấy "Cái gì đang bị hỏi đây?" Mọi người nói, "Trả lời!"
Một khi bạn đã biết tới tình trạng tài chính, địa vị, tên tuổi, tôn giáo, đẳng cấp, bạn thảnh thơi. Cho nên bạn có thể thảnh thơi, bạn biết người này. Bạn đã biết kiểu người này trước đây. Nhưng bất kì người nào liệu có thể bị trói chặt như điều đó không? Không có hai người nào là giống nhau. Từng cá nhân duy nhất là giống bản thân người đó. Bằng việc gọi người đó là người Hindu bạn chỉ đang diễn giải sai toàn thể sự việc. Bạn có thể đã biết những người Hindu khác, nhưng họ là người Hindu khác. Và người Hindu này là hiện tượng khác toàn bộ. Bạn không thể hiểu được người đó bằng việc hiểu những người Hindu khác. Bạn có thể đã biết các thư kí khác, nhưng người đó là người khác toàn bộ.
Không có cách nào để hiểu người đó qua những câu chất vấn này. Nếu bạn thực sự muốn hiểu một người, bạn sẽ phải đi sâu xuống vào trong điều huyền bí của người này - và điều đó là phi logic. Bạn sẽ phải đi vào trong yêu. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói phi logic.
Điều đã là kinh nghiệm của tôi là ở chỗ không mấy khi kinh nghiệm tôn giáo là phi logic vì nó là siêu logic
Parad, bạn chưa trải nghiệm tôn giáo đâu. Bạn không biết điều bạn đang nói về. Bạn có thể đã cảm thấy vài xúc động, rất cao thượng, nhưng đó không phải là tôn giáo. Bất kì kinh nghiệm nào như thế cũng đều không là tôn giáo - tôn giáo không phải là kinh nghiệm. Cố thấy ra vấn đề đi. Tôn giáo không phải là kinh nghiệm vì không có người trải nghiệm nào còn lại. Nó là việc tan biến. Người ta biến mất vào trong nó. Người ta không thể trải nghiệm nó được. Người ta không được tìm thấy. Người ta đơn giản tan biến. Cũng như giọt nước rơi vào trong đại dương và biến mất trong đại dương... Đây có là kinh nghiệm không? Nó là chết, nó là việc biến mất. Và vậy mà giọt nước đã trở thành bản thân đại dương.
Khi một người biến mất vào trong Thượng đế như giọt sương biến mất vào trong đại dương, đây là kinh nghiệm tôn giáo - nhưng bạn có thể gọi nó là kinh nghiệm được không? Người kinh nghiệm không còn đó nữa. Tính chủ thể không còn đó nữa - không có đối thể cho nó. Kinh nghiệm bình thường của chúng ta bị phân chia thành ba thứ: người biết, cái được biết và tri thức. Kinh nghiệm tôn giáo là hiện tượng duy nhất. Không có gì được biết, không có người biết, chỉ có việc biết. Người biết đã mất đi, cái được biết đã biến mất, chỉ có việc biết. Người yêu không còn đó, người được yêu không còn đó, chỉ có việc yêu. Nó không thể được gọi là kinh nghiệm một cách bình thường được. Nếu bạn muốn gọi nó là 'kinh nghiệm', đưa nó vào trong dấu nháy đơn. Bạn nói:
Điều đã là kinh nghiệm của tôi là ở chỗ không mấy khi kinh nghiệm tôn giáo là phi logic vì nó là siêu logic
Thế thì bất kì cái gì bạn đã trải nghiệm đều là hiện tượng tâm trí. Tâm trí của bạn có thể hiểu được nó mà. Thế thì bạn có thể làm nó thành siêu logic!
Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy năng lượng nào đó đang dâng lên trong xương sống của bạn, đây là siêu logic. Thực ra, tôi thậm chí sẽ không gọi nó là siêu logic đâu - đây chỉ là logic thôi. Không có nhu cầu đem cái 'siêu' đó, cái từ đao to búa lớn đó. Nó là mọi kinh nghiệm, kinh nghiệm vật lí, sờ mó được. Hay bạn thấy ánh sáng sâu bên trong trong trung tâm con mắt thứ ba của bạn, ánh sáng lớn nảy sinh - đây là kinh nghiệm. Và điều này bạn có thể gọi là siêu logic vì nó không phải là kinh nghiệm bình thường. Nhưng đây không phải là tôn giáo.
Tôn giáo còn ở xa bên ngoài điều này. Không có ánh sáng, không có năng lượng, không có Thượng đế để được đương đầu, không có bạn còn lại - tất cả đã biến mất. Có trống rỗng hoàn toàn, điều Phật gọi là shunyata - tính không. Cái đó không phải là siêu logic: nó đơn giản là phi logic. Logic không thể tồn tại ở đó được vì tâm trí như vậy không còn nữa. Logic là cái bóng của tâm trí. Khi bản thân tâm trí đã biến mất, logic không thể tồn tại được, và siêu logic chỉ có thể tồn tại khi logic đang còn tồn tại; chúng được móc nối với nhau.
Tức là, nó dường như siêu việt lên trên logic do sợ bịa ra và bị giới hạn nhiều, điều là của một mình cái đầu…
Điều bạn gọi là 'logic của một mình cái đầu' chỉ là logic thôi. Đôi khi bạn thậm chí có thể bắt đầu gọi logic của tâm là một loại logic khác, nhưng điều đó không logic chút nào. Nếu nó vẫn là logic, bình thường hay siêu, thế thì nó vẫn là của cái đầu. Đầu là logic, tâm là phi logic - đó là các cực của chúng. Và nếu bạn gọi nó cũng là logic, thế thì bạn đã làm cho tâm của bạn cũng là phần phụ của đầu; nó không còn là đối lập cực nữa. Đầu là logic và tâm là siêu logic - bạn đã đặt chúng vào trong một hàng; chúng đã trở thành một phần của suy luận. Tâm không phải là một phần của cùng suy luận. Tâm không thể nghĩ được - làm sao nó có thể có siêu logic được? Tâm cảm thấy - cảm không có logic. Nó là phi logic.
Bạn rơi vào yêu với người đàn bà, logic nào có đó? Và nếu có logic, không thể có yêu được. Nếu bạn nghĩ cô ấy giầu, nếu bạn nghĩ rằng cô ấy là con gái duy nhất của bố mẹ cô ấy, nếu bạn nghĩ sẽ đi tới quyền lực và danh vọng qua cô ấy, thế thì có logic nhưng không có yêu. Đó mới là vấn đề! Bố mẹ bạn nghĩ một cách logic về chuyện tình của bạn, còn bạn nghĩ một các phi logic. Đó là lí do tại sao bố mẹ và con cái không thể nói chuyện với nhau được - có kẽ hở, kẽ hở thế hệ. Thanh niên còn chưa đủ bạo dạn. Cuộc sống đã không làm cho anh ta sợ hãi. Anh ta vẫn có thể nhận rủi ro - anh ta thích nhận rủi ro. Anh ta có năng lượng và sinh lực để đi vào cái không biết.
Nhưng thế hệ già hơn, những người đã sống cuộc sống của họ, họ biết rằng nó là nguy hiểm, rằng nó là bất an ninh - cứ logic là tốt hơn. Hôn nhân được tạo ra bởi những người logic. Họ giết chết chuyện tình hoàn toàn. Nó là nguy hiểm. Ấn Độ là một trong những nước logic nhất trên thế giới. Logic là: để trẻ con kết hôn, cho dù chúng không biết gì về yêu - hôn nhân trẻ con. Đó là kết luận logic.
Có thời họ là trẻ, họ đã muốn lừa xung quanh. Điều đó có vẻ ngu xuẩn với thế hệ già hơn: chúng sẽ lâm vào khó khăn, chúng sẽ bắt đầu rơi vào yêu với những người có thể không an ninh thế về kinh tế. Hay sẽ có cả nghìn lẻ một vấn đề khác. Con trai Brahmin có thể rơi vào yêu con gái Sudra, và điều đó sẽ tạo ra khó khăn. Con gái nhà giầu có thể rơi vào yêu với con trai nhà nghèo, và sẽ có khó khăn. Tốt hơn cả là tránh mọi khó khăn: đám cưới trẻ con được phát minh ra. Đó là một kết luận logic. Trước khi chúng biết bất kì cái gì về yêu, để cho chúng lấy nhau, vậy là chúng sẽ lớn lên như anh trai và chị gái, như anh em vậy. Bạn không bao giờ chọn chị bạn, bạn không bao giờ chọn anh bạn - và dầu vậy bạn vẫn yêu. Yêu đó không phải là yêu thực; đó chỉ là thích, quen thuộc. Sống cùng nhau, chơi cùng nhau, người ta bắt đầu thích.
Ấn Độ thu lại... chỉ có một quan hệ với mọi tự do để chọn. Bạn không thể chọn được bố, điều đó được cho; bạn không thể chọn được mẹ, bạn không thể chọn được chị, bạn không thể chọn được anh, bạn không thể chọn được bác - tất cả họ đều được cho. Chỉ có một tự do còn lại mà là nguy hiểm: bạn có thể chọn vợ bạn hay chồng bạn. Ấn Độ đã phá huỷ tự do đó nữa. Bạn thậm chí không được phép chọn điều đó. Trẻ nhỏ, bốn tuổi, năm tuổi...
Khi mẹ tôi lấy chồng bà ấy chỉ mới bẩy tuổi. Tôi hỏi đi hỏi lại mẹ tôi, "Mẹ nói cho con xem mẹ cảm thấy thế nào?"
Mẹ tôi nói, "Mẹ không biết cái gì xảy ra. Mẹ đơn giản vui thích là cái gì đó đã xảy ra. Mẹ hay chạy ra ngoài xem cái gì đã xảy ra, và họ kéo mẹ lại bên trong nhà. Và họ khoá cửa nhốt mẹ hôm đó khi buổi lễ thực diễn ra, vì mẹ quan tâm nhiều thế tới nhóm nhạc và ngựa. Và mọi người đổ tới..." Và tôi đã hỏi bố tôi, "Bố đã cảm thấy cái gì?"
Ông ấy nói, "Bố không biết - bố chỉ thích cưỡi ngựa!"
Chỉ là trẻ nhỏ - phải đã tận hưởng. Và nhiều người thế đi lại xung quanh - ông ấy phải đã cảm thấy như vua. Cái gì đó đang xảy ra, nhưng cái gì đã xảy ra...?
Thế rồi họ lớn lên cùng nhau. Thế rồi một cách tự nhiên, khi bạn lớn lên cùng nhau bạn bắt đầu thích nhau - nhưng yêu đã bị phủ nhận, yêu đã bị giết chết. Nó là rất hiếm hoi, không có mấy khả năng cho yêu phát triển, vì mọi chuyện lãng mạn đã bị phá huỷ.
Tâm là phi logic. Trí là logic. Đừng gọi tâm là siêu logic. Parad, điều đó lại là nỗi sợ của bạn. Bạn sợ tâm; bạn muốn đem nó để dưới qui tắc của đầu. Logic là qui tắc của đầu.
Có những người không yêu. Họ nghĩ họ yêu - cảm giác của họ cũng tới qua suy nghĩ. Khi họ tới tôi và họ nói, "Tôi nghĩ tôi đang trong yêu," tôi hỏi họ, "Bạn cứ thực thà đi - hoặc bạn đang trong yêu hoặc bạn không trong yêu. Làm sao bạn có thể nghĩ bạn đang trong yêu được?" Suy nghĩ là hư huyễn và giả, nhưng suy nghĩ đã trở thành chiếm ưu thế. Chúng ta đã được dạy nghĩ và né tránh cảm.
Cảm là nguy hiểm. Chúng không có tiện dụng. Suy nghĩ là tiện dụng; nó làm cho bạn có khả năng sống trong thế giới, tranh đấu trong thế giới - để sống còn, vì tham vọng của bạn. Nó làm cho bạn tính toán, tinh ranh, láu lỉnh. Nó cho bạn quyền lực. Cảm sao? Cảm không cho bạn bất kì quyền lực nào. Cảm không có chính trị trong nó - đó là vấn đề. Suy nghĩ có tính chính trị; cảm có tính tôn giáo. Và tôi chưa bao giờ bắt gặp một người làm chính trị mà có tính tôn giáo hay có thể có tính tôn giáo, chừng nào người đó chưa từ bỏ chính trị. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người tôn giáo nào mà có thể có tính chính trị. Điều đó là không thể được. Nếu người đó có tính chính trị, thế thì tôn giáo của người đó là giả. Thế thì việc có tính tôn giáo của người đó cũng là một phần của chính trị của người đó. Bạn nói:
Vì nó đã là cái mà bất kì khi nào tôi cho phép bản thân mình cảm thấy thay vì nghĩ tới…
Cảm giác của tôi là ở chỗ bạn vẫn đang nghĩ - bạn đang nghĩ rằng bạn cảm.
… cái nổi lên chỉ dường như là phi logic ban đầu đối với khía cạnh đó của tâm trí mà cực kì giới hạn cảnh quan của tôi. Nhưng thế rồi bất kì khi nào tôi cho phép bản thân tôi được tự do lao thẳng xuống các chiều sâu của việc cảm này…
Bạn là ai mà đi vào trong chiều sâu của việc cảm? - cái đầu, tâm trí, việc suy nghĩ, logic. Vâng, nếu bạn đi vào trong việc cảm bằng logic... Logic là kẻ hệ thống hoá kinh niên; nó bị ám ảnh bởi việc hệ thống hoá. Bất kì chỗ nào nó đi tới, nó đều hệ thống hoá, nó lập tức bắt đầu phân loại. Nó không thể cho phép hỗn độn - hỗn độn dường như là cái chết. Nó lập tức bắt đầu đặt mọi thứ vào trật tự.
Ai là người này, Parad, người cứ đi sâu vào trong việc cảm? Bạn đang nói tới ai vậy? Bạn bị đồng nhất với cái đầu - việc cảm là cái gì đó ngẫu nhiên mà bạn đi vào trong nó. Bạn không phải là việc cảm. Bạn là cái đầu, bạn vẫn còn là cái đầu. Thế thì, một cách tự nhiên, sớm hay muộn, bạn sẽ hệ thống hoá. Và, nếu bạn không thể hệ thống hoá được cái gì đó liên tục nổi dậy chống lại hệ thống, bạn sẽ phủ nhận nó, bạn sẽ nói nó không tồn tại. Bạn sẽ bỏ qua nó, bạn sẽ quên về nó. Không ai muốn cho phép cái gì đó trở thành sự dồn nén thường xuyên lên bạn.
Đó là lí do tại sao hàng triệu người đã phủ nhận Thượng đế - vì chính sự hiện diện của Thượng đế, chính ý tưởng rằng Thượng đế hiện hữu, là kinh hoàng. Điều đó có nghĩa là sớm hay muộn bạn sẽ phải đương đầu với ngài. Điều đó làm cho mọi người rất sợ. Họ bắt đầu run rẩy - chính ý tưởng này: đối diện Thượng đế! Thế thì bạn đang làm gì? Nó có xứng đáng không? Bạn có khả năng nói với Thượng đế rằng đây là điều bạn đã từng làm không? Đây là điều bạn đã làm phí hoài cuộc sống của bạn sao? Rằng bạn đã là thủ tướng sao? Rằng bạn đã ngu xuẩn thế để làm phí cả đời bạn vì chính trị quyền lực sao? Rằng bạn đã là người giầu; rằng bạn đã phí hoài cả đời bạn trong việc thu thập rác rưởi sao? Bạn liệu có khả năng đối diện với Thượng đế không?
Và mọi điều bạn đã đạt tới trong cuộc sống sẽ bị bỏ lại ở đây. Bạn sẽ không có khả năng mang theo tiền của bạn hay quyền lực của bạn. Bạn sẽ đứng trần trụi, hoàn toàn xấu hổ. Có một câu chuyện hay:
Khi Alexander Đại đế tới Ấn Độ, ông ấy gặp một người kì lạ, Diogenes, trên đường. Diogenes là một trong những việc nở hoa hiếm hoi của tâm thức con người. Alexander quan tâm tới người này; ông ta đã nghe kể nhiều câu chuyện về người đó. Ông ta sợ đi tới người đó. Điều đó hạ thấp ông ta, điều đó chống lại bản ngã ông ta. Nhưng khi ông ta tới Ấn Độ, trên đường ông ta nghe nói rằng ông ấy đang sống ngay bên bờ sông. Thế rồi ông ta không thể cưỡng lại cám dỗ và ông ta nói, "Không ai về nhà sẽ biết rằng ta đã đi gặp Diogenes. Và ta bao giờ cũng có thể nói rằng ta chỉ đi qua và ta đã tình cờ gặp ông ấy."
Ông ta đi tới gặp Diogenes. Lúc đó là sáng mùa đông, làn gió mát thoảng qua, và Diogenes đang nằm trên bờ sông, trên cát, trần truồng tắm nắng. Ông ấy là người đẹp. Khi có linh hồn đẹp, cái đẹp nảy sinh mà không phải của thế giới này - điều là phi logic. Nếu Alexander trông có vẻ đẹp, điều đó là logic, nhớ lấy, vì ông ta có mọi điều bạn nghĩ người ta phải có. Ông ta có quyền lực, tiền bạc; ông ta có mọi thứ mà người ta có thể nghĩ hay tưởng tượng có. Cái đẹp của ông ta là cái đẹp của vật sở hữu.
Bây giờ, đây là một người nằm trần trụi, không có gì - ông ấy không có gì, thậm chí không có cả bình bát ăn xin. Phật ít nhất cũng còn có bình bát ăn xin. Diogenes không có bình bát, vì một hôm khi ông ấy đang bước đi, và đi tới dòng sông cùng bình bát của mình để lấy chút nước uống, ông ấy thấy một con chó chạy ra sông. Tất nhiên, chó chạy tới trước, và con chó nhảy vào trong sông và uống nước. Diogenes cười và ông ấy nói, "Con chó này đã dạy ta một bài học. Nếu nó có thể sống mà không có bình bát ăn xin, thế thì sao ta không thể thế được?" Ông ấy ném bình bát ăn xin đi, ông ấy cũng nhảy như con chó vào dòng sông và uống nước. Kể từ đó ông ấy đã không có gì. Và con chó này phải đã cảm thấy cái gì đó với Diogenes, vì họ trở thành bạn bè; họ sống cùng nhau.
Alexander tới. Ông ta không thể tin được vào sự duyên dáng của con người này. Ông ta chưa bao giờ thấy một người duyên dáng thế, đẹp tuyệt vời thế, cái gì đó từ cái không biết, cái gì đó phi logic... vì không có lí do! Bạn không thể chỉ ra được nó, từ nơi nó tới. Ông ta thấy kính nể và ông ta nói, "Thưa ngài..." Ông ta đã không nói "Ngài" với bất kì ai trong đời mình. Ông ta nói, "Thưa ngài, tôi ấn tượng vô cùng với con người ông, và tôi muốn làm cái gì đó cho ông. Có cái gì đó tôi có thể làm cho ông được không?"
Diogenes nói, "Đứng sang bên đi vì ông đang chắn mặt trời - có vậy thôi. Ta không cần cái gì khác."
Alexander nói, "Nếu ta có cơ hội khác tới thế gian, ta sẽ đề nghị Thượng đế, thay vì làm ta lại là Alexander, thì làm ta là Diogenes."
Diogenes cười và ông ấy nói, "Điều đó ông chả cần cầu xin, vì ai ngăn cản ông ngay bây giờ? Ông có thể trở thành Diogenes chứ. Ông đang đi đâu? Trong nhiều tháng ta đã thấy quân đội di chuyển qua lại - ông đi đâu? Và để làm gì?"
Và Alexander nói, "Ta đi sang Ấn Độ để chinh phục toàn thế giới."
"Và thế rồi ông định làm gì?" Diogenes hỏi.
Và Alexander nói, "Thế rồi ta sẽ nghỉ ngơi."
Và Diogenes lại cười và ông ấy nói, "Ông điên rồi - vì ta đang nghỉ ngơi bây giờ; và ta đã không chinh phục thế giới. Ta không thấy cần thiết gì ở việc đó. Nếu chỉ đến cuối cùng ông mới muốn nghỉ ngơi và thảnh thơi, tại sao không bây giờ? Chúng có liên quan thế nào? Ai đã bảo ông rằng trước khi nghỉ ngơi, ông phải chinh phục thế giới? Và ta bảo ông: nếu ông không nghỉ ngơi bây giờ, thế thì không bao giờ đâu. Ông sẽ không bao giờ có khả năng chinh phục thế giới đâu, vì cái gì đó này khác bao giờ cũng còn lại để bị chinh phục... và cuộc sống thì ngắn và thời gian đang lướt qua nhanh. Ông sẽ chết giữa cuộc hành trình của ông - mọi người đều chết ở giữa cuộc hành trình."
Alexander nói, "Bao giờ ta cũng nhớ điều đó trong tâm trí, nhưng ngay bây giờ ta không thể làm được nó. Nhưng cám ơn ông nhiều lắm về lời khuyên của ông."
Và Alexander chết ở giữa chừng. Ông ta không bao giờ trở về nhà, ông ta chết trên đường. Khi ông ta trở về từ Ấn Độ, ông ta chết trên đường. Và hôm đó ông ta nhớ tới Diogenes. Chỉ Diogenes còn ở trong tâm trí ông ta - ông ta không bao giờ có thể nghỉ ngơi trong đời mình, còn người kia thì đã nghỉ ngơi.
Và thế rồi một câu chuyện kì lạ đã được biết tới qua nhiều thời đại, rằng Diogenes cũng chết vào cùng ngày đó. Và họ gặp nhau trên đường đi tới Thượng đế, ngay chỗ qua sông biên giới. Alexander đi trước, đi trước vài bước chân, thì ông ta nghe thấy ai đó đằng sau. Ông ta nhìn lại, và ông ta ngạc nhiên - ngạc nhiên và xấu hổ. Đó là Diogenes, cùng người đẹp đó.
Alexander cố che giấu xấu hổ của mình. Ông ta nói "Vậy là lần nữa, lần nữa chúng ta gặp gỡ, hoàng đế và kẻ ăn xin."
Và Diogenes nói, "Điều đó đúng. Nhưng ông hiểu lầm một điều: ông không biết ai là kẻ ăn xin và ai là hoàng đế. Ông là kẻ ăn xin, ta là hoàng đế, vì ta đã sống cuộc sống của ta một cách toàn bộ, ta đã tận hưởng nó. Và ta có thể đi tới Thượng đế, ta có thể đối diện với ngài. Ông sẽ không có khả năng đối diện với ngài, vì ta có thể thấy: ông thậm chí không thể đối diện với ta! Ông đang run rẩy, ông xấu hổ. Ông không thể nhìn vào trong mắt ta - cái gì sẽ xảy ra cho ông khi ông phải đối diện với Thượng đế? Cả đời ông đã là sự phí hoài."
Mọi người phủ nhận Thượng đế - họ phải phủ nhận vì sự hiện diện của Thượng đế làm cho họ rất rất không thoải mái. Kinh nghiệm riêng của tôi là ở chỗ những người rất sợ, sợ một cách sâu sắc, đều phủ nhận Thượng đế. Họ phủ nhận mọi điều không thể nào hiểu được với họ. Họ bao giờ cũng muốn mọi thứ được hệ thống hoá, vì một khi bạn hệ thống hoá cái gì đó, nó ở trong kiểm soát của bạn, nó ở trong nắm tay của bạn, bạn là người chủ. Khi cái gì đó liên tục trượt ra khỏi việc hệ thống hoá của bạn, bạn bắt đầu ngơ ngác.
Và cuộc sống là phi logic. Và nếu bạn không hiểu các nhà huyền bí, hỏi các nhà vật lí mà xem - họ cũng loạng choạng vớ phải cùng sự kiện. Hỏi Albert Einstein hay Eddington - hỏi những người này vì họ bây giờ thấy hiện tượng rất kì lạ, kì quái và phi logic.
Nhìn vào trong vật chất một cách sâu sắc, các nhà vật lí đã loạng choạng vớ phải cùng điều phi logic. Điện tử hành xử theo cách nó không logic; không có cách nào để dự đoán hành vi của điện tử. Và hành vi của nó là mâu thuẫn - đó là lí do tại sao nó được gọi là 'lượng tử'. 'Lượng tử' nghĩa là - và từ 'lượng tử' có trong 'bước nhảy lượng tử' mà bạn đã dùng trong câu hỏi của bạn - 'lượng tử' nghĩa là hạt đang hành xử theo cách kì lạ tới mức bạn có thể nghĩ về nó như hạt hoặc như sóng. Cả hai cùng nhau, đồng thời! Điều đó là không thể được. Điều đó rất chống lại hình học Euclide. Hoặc cái gì đó là một chấm, một điểm, hoặc cái gì đó là đường; hoặc cái gì đó là hạt hoặc cái gì đó là sóng. Một thứ không thể đồng thời là cả hai, cùng lúc. Nhưng đó là cách nó vậy.
Khi Heisenberg được hỏi, "Làm sao ông có thể nói được điều đó? Nó là phi logic!" ông ấy đã nói, "Nó là phi logic, nhưng chúng ta có thể làm được gì? Chúng ta không thể ra lệnh cho những lượng tử đó cư xử một cách đúng đắn và logic. Chúng ta không có quyền năng lên chúng. Đó là cách chúng hành xử. Cho nên nếu nó là phi logic, thì đổi logic của ông đi - nhưng chúng ta không thể đổi lượng tử được. Chúng ta không thể đặt cảnh sát ở đó để nói, "Hành xử đi! Hành xử một cách logic, hành xử một cách đạo đức!"
Do đó mới có lí thuyết bất định. Tính bất định đã nảy sinh. Vật lí đã trở thành gần như huyền môn, vì họ cũng đã bắt gặp hiện tượng này. Nó là phi logic, nó là không thể nào hiểu thấu được. Đó là nghĩa của điều huyền bí. Nếu điều huyền bí trở thành hiểu được, thế thì nó không còn là điều huyền bí nữa; bạn đã giải được nó.
Và con người, do sợ, đã từng cố gắng giải mọi điều huyền bí. Nếu con người không thể giải được, thế thì con người phủ nhận. Đó là lí do tại sao các nhà khoa học liên tục phủ nhận linh hồn - vì họ không thể giải được nó. Nó tạo ra nhiều vấn đề thế, chính ý tưởng này - nó trở thành không thể giải được. Không có linh hồn.
Có những thứ mà không thể hiểu được vậy mà có thể trải nghiệm được. Nghĩ về hai người đi nghe nhạc hay.
Một người là nhạc sĩ, người kia không phải là nhạc sĩ. Cả hai lắng nghe cùng một bản nhạc. Nhạc sĩ sẽ nghe thấy hài hoà, giai điệu, còn người không nhạc sĩ sẽ nghe chỉ các nốt, riêng các nốt nhạc. Người đó sẽ nghe tiếng ồn - nốt này, nốt khác, lại nốt khác... nốt tiếp nốt - nhưng người đó sẽ không thấy sợi chỉ chạy xuyên giữa chúng, người đó sẽ không có khả năng thấy giai điện nảy sinh ra từ chúng. Giai điệu đó vẫn còn là vô hình với tai người đó; nó không được nghe thấy. Nhưng nhạc sĩ sẽ có khả năng nghe thấy giai điệu, mặc dầu người đó không thể chứng minh được nó - nó là không thể nào hiểu được.
Giai điệu là gì? Đó là Thượng đế. Giai điệu là gì? Giai điệu là âm nhạc đó, cái gì đó nhiều hơn các bộ phận, cái gì đó nhiều hơn các bộ phận, cái gì đó nhiều hơn tổng của các bộ phận, là giai điệu. Cái đó là nghĩa của linh hồn: cái gì đó nhiều hơn tổng của thân thể-tâm trí là linh hồn. Còn Thượng đế là gì? Cái gì đó nhiều hơn vũ trụ, nhiều hơn tổng của mọi bộ phận. Nhưng cái đó là không thể hiểu nổi, và cái đó không phải là siêu logic, vì siêu logic lại là việc hiểu của cùng một tâm trí - cùng tâm trí cố trở nên ngày một láu lỉnh hơn.
Từ phân tích như vậy, bạn hỏi, điều dường như logic là kết luận, như các nhà huyền bí bao giờ cũng làm, rằng nỗi sợ của cái đầu trong việc lấy cú nhảy lượng tử vào trong logic bao la hơn nhiều là chỗ vấn đề nằm ở đó, thay vì nó là vấn đề của bản thân logic.
Logic là sợ. Chúng là cùng một điều. Logic bắt nguồn tự sợ! Từ sợ cái không hiểu được, từ sợ hỗn độn, logic tạo ra một thế giới nhỏ, rõ ràng. Logic giống như khu vườn mà bạn đã trồng cây, và thậm chí không giống như vườn Thiền mà giống như vườn Anh - rõ ràng, đối xứng, hợp lí. Đó là lí do tại sao vườn Anh xấu thế, vì chúng nhân tạo thế và phi tự nhiên thế. Trong tự nhiên không có đối xứng. Nếu bạn đi vào trong rừng rậm không có đối xứng; cây mọc theo cách riêng của chúng và mọi cây đều làm việc riêng của chúng. Nhưng đó là cái đẹp của rừng rậm. Bạn có thể cảm thấy cái gì đó của Thượng đế ở đó, nhưng bạn không thể cảm thấy bất kì cái gì về Thượng đế trong vườn Anh. Bạn có thể cảm thấy cái gì đó của Victoria, nhưng không của Thượng đế. Đó là cái đẹp của vườn Thiền. Có thời chuyện xảy ra:
Một hoàng đế lớn đang học từ một Thiền sư về làm vườn Thiền. Ba năm ông ấy đã học, và ông ấy đã làm khu vườn đẹp; ông ấy có hàng nghìn người làm vườn làm việc. Ông ấy đã học từ thầy và ông ấy đang thực hiện mọi thứ ông ấy đã học. Sau ba năm thầy tới - đó là kì thi. Hoàng đế run, vì ba năm này ông ấy đã biết thầy, thầy thật dữ dằn. Và bạn không thể lừa thầy được. Ông ấy đã thử mọi cách, bất kì cái gì thầy nói ông ấy đều thực hiện, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn sợ - vì ông ấy vẫn chưa học được bí mật. Ông ấy vẫn còn logic, ông ấy đã hệ thống hoá mọi thứ, mặc dầu ông ấy đã làm khu vườn rất phi đối xứng - nhưng trong bản thân cái phi đối xứng đó vẫn có logic, có đối xứng ẩn đằng sau.
Thầy tới. Thầy nhìn quanh, và thầy chẳng bao giờ mỉm cười. Trong hàng giờ thầy đi quanh đi quanh mãi. Thầy nhìn toàn thể khu vườn và hoàng đế vã mồ hôi, ông ấy đã trượt. Thầy không nói một lời. Và thế rồi cuối cùng thầy nói, "Ta không thấy cái lá khô nào trong vườn. Các lá khô đâu hết rồi? Làm sao khu vườn lớn thế này mà lại không có chiếc lá khô nào?!"
Và hoàng đế nói, "Tôi đã bảo những người phục vụ dọn mọi lá khô đi vì thầy tới."
Thầy nói, "Bảo họ đem mọi lá khô lại đi!"
Họ đi ra ngoài vườn, họ mang mọi lá khô trở lại, và thầy tung lá khô vào trong vườn. Và gió bắt đầu chơi đùa với lá khô và đem nó rải khắp chốn. Và thầy cười và thầy nói, "Bây giờ được rồi - bây giờ nó là tự nhiên. Nhưng ông đã trượt. Thêm ba năm nữa, thế rồi ta sẽ lại tới."
Cú nhảy lượng tử là gì? Cú nhảy lượng tử là đi từ hệ thống tới vô hệ thống, đi từ hài hoà tới hỗn độn, đi từ hữu hạn tới vô hạn, đi từ biết được tới không thể biết được. Cú nhảy lượng tử không thể là từ logic tới siêu logic được - cú nhảy nào có đó? Không có cú nhảy. Có kết nối, nó là sự liên tục. Logic và siêu logic là trong một sự liên tục, cú nhảy lượng tử ở đâu? Cú nhảy lượng tử là khi bạn phá vỡ khỏi sự liên tục, khi cái cũ biến mất và cái mới đột nhiên tồn tại - và có kẽ hở giữa hai điều này, không có kết nối. Điều đó cần dũng cảm. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại: tôn giáo chỉ dành cho những người dũng cảm. Tôn giáo chỉ dành cho những người đủ bạo dạn, người yêu thích sống hiểm nguy.
Câu hỏi thứ ba
Tôi không tin vào ma và vậy mà tôi vẫn sợ chúng. Khi tôi một mình trong đêm, tôi cảm thấy rằng chúng có đó và chúng muốn nói với tôi...
Thực ra, bạn phủ nhận những thứ mà bạn sợ thôi. Phủ nhận của bạn đơn giản chỉ ra sợ của bạn. Bạn nói, tôi không tin vào ma, bạn mà thực sự không tin vào ma, thế thì nỗi sợ này tới từ đâu? Thế thì tại sao bạn phải sợ? vì cái gì? Nhưng cái không tin của bạn chẳng là gì ngoài cách che giấu sợ của bạn.
Nhớ lấy: tin của bạn là từ sợ, không tin của bạn là từ sợ. Nếu bạn sống trong sợ, bất kì cái gì xảy ra cho bạn đều sẽ xảy ra từ sợ. Tôi thấy những người tôn giáo đi tới đền chùa và nhà thờ hồi giáo và nhà thờ từ sợ hãi, và tôi thấy những người vô thần phủ nhận Thượng đế cũng từ sợ hãi. Nếu tôi nhìn sâu tôi không thấy bất kì khác biệt gì giữa người hữu thần và người vô thần. Họ cả hai đều là cùng một loại - phản ứng thì khác nhau, nhưng tình huống là một, và sợ là một. Khác biệt của chúng chỉ là trên bề mặt.
Trong từng người vô thần đều có ẩn kín người hữu thần. Và trong mỗi người hữu thần đều có người vô thần ẩn kín - đó là lí do tại sao dễ dàng thế để cải tâm họ. Bạn đã nghe câu chuyện nổi tiếng về Khalil Gibran chưa? Trong thành phố chuyện xảy ra:
Có hai triết gia lớn - một người là hữu thần, người kia là vô thần. Và cả thị trấn phát chán với họ, vì họ cả hai đều liên tục cố thuyết phục thị trấn. Và họ làm cho mọi người phân vân vì họ sẽ đi lang thang khắp nơi để nói cho mọi người, và hôm thì một người sẽ nói với triết gia này và trở thành người hữu thần, hôm khác người đó sẽ bắt gặp người vô thần kia và người đó sẽ thuyết phục anh ta về vô thần, và cứ thế mãi... Và cả thị trấn ở trong lẫn lộn lớn. Cuộc sống của họ trở thành không thể được.
Mọi người muốn sống. Họ chẳng mấy quan tâm tới vô thần hay hữu thần. Đây chỉ là cách thức của họ để lừa bản thân họ. Nhưng lẫn lộn quá nhiều, và lừa dối là không thể được vì người kia bao giờ cũng có đó. Và cả hai nói đều rất thuyết phục.
Mọi người trong thị trấn quyết định, "Để cho hai người họ thảo luận và tranh cãi và quyết định. Bất kì ai thắng, chúng ta sẽ ở cùng phe người đó. Chúng ta bao giờ cũng cùng phe với người thắng." Mọi người bao giờ cũng ở cùng phe với người thắng mà.
Ở nước Nga xô viết họ là những người cộng sản và vô thần; họ cùng phe với người có quyền. Ở Ấn Độ họ tất cả là người hữu thần. Bạn có biết không? Trước 1917 ở nước Nga xô viết mọi người đều có tính tôn giáo như họ ở Ấn Độ. Đó là một trong những nước tôn giáo nhất - và cái gì xảy ra? Đó đã là loại tôn giáo gì? Cái gì đã xảy ra? Cùng nước đó biến thành phản tôn giáo tuyệt đối! Nước này có thể biến thành phản tôn giáo tuyệt đối. Một khi người cộng sản còn đang nắm quyền lực, nước này sẽ biến thành phản tôn giáo tuyệt đối. Tôn giáo này toàn là hư huyễn. Đây chỉ là sợ. Cho nên bất kì ai đang trong quyền lực, mọi người đi theo người đó. Nếu người vô thần nắm quyền lực, thế thì họ phải đúng. Quyền lực là đúng; quyền lực thuyết phục mọi người.
Cho nên trong thị trấn đó, mọi người tụ tập nhau lại và họ nói, "Đêm nay là đêm trăng tròn và chúng tôi sẽ thức cả đêm, và các ông cả hai cùng thảo luận và tranh cãi và quyết định đi. Và bất kì ai thắng, chúng tôi sẽ theo người đó. Chúng tôi bao giờ cũng theo người thắng."
Ở Ấn Độ chúng ta có câu ngạn ngữ cổ rằng chân lí bao giờ cũng thắng. Thực ra, hoàn cảnh chính là điều đảo ngược lại: bất kì cái gì thắng đều trở thành chân lí. Mọi người bao giờ cũng là người sống cùng với người thắng.
Thế là chuyện xảy ra: đêm trăng tròn đó, cả hai triết gia đã tranh cãi và thảo luận. Họ cả hai đều là những nhà logic rất lớn. Nhưng đến sáng thị trấn thậm chí còn lẫn lộn nhiều hơn: họ đã thuyết phục được lẫn nhau, cho nên người vô thần trở thành người hữu thần và người hữu thần trở thành người vô thần. Nhưng rắc rối vẫn tiếp tục.
Đây không thực sự là hai điều khác nhau. Bạn nói: Tôi không tin vào ma...
Bạn tin đấy. Bạn đơn giản cố tự lừa bản thân bạn thôi - do đó mới có sợ. Bạn biết rằng khi bạn một mình trong đêm ma có đó. Nhưng bạn sợ ma đáng thương một cách không cần thiết. So với con người, ma là những người rất hồn nhiên. Bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì ma nào biến thành một Adolf Hitler chưa? hay Genghis Khan hay Tamerlane? Bạn đã bao giờ nghe nói về ma tạo ra Hiroshima, Nagasaki, chuẩn bị cho Thế chiến thứ ba chưa? Bạn đã bao giờ nghe nói về ma làm bất kì điều hại gì chưa? Cái hại của chúng, nếu đôi khi bạn nghe thấy vài câu chuyện, ít nhiều tầm thường - toàn những thứ nhỏ bé.
Tôi đã nghe về một ma trẻ: Ma trẻ này trở nên rất sợ khi bạn của nó kể cho nó quá nhiều chuyện của con người.
Và tôi cũng đã nghe: Thế rồi có con ma đã không tin vào con người.
Chúng cũng sợ bạn. Và bạn nói bạn sợ rằng khi bạn một mình trong đêm tôi cảm thấy rằng chúng có đó và chúng muốn nói với tôi...
Tôi cũng đã nghe: Ma bố bảo ma con, "Chỉ sợ khi con được nói tới."
Bạn không lo nghĩ. Họ đã lo nghĩ rất nhiều rồi; họ sợ bạn. Ma là người đơn giản, rất đơn giản. Thực ra, họ là cùng những người như bạn, họ chỉ không có thân thể cho nên họ không thể làm hại gì mấy.
Nhưng sợ không tới từ ma - sợ có đó, từ sợ mà ma tới. Bạn sợ và bạn muốn phóng chiếu sợ của bạn lên đâu đó hay người khác - vì sợ mà không có lí do gì là sợ làm cho mọi người kinh hoàng hơn. Chỉ sợ sẽ là quá nhiều, bạn sẽ không thể nào chịu được nó. Bạn cần cái gì đó để mà sợ. Cho nên mọi người tạo ra ma của họ.
Ở Mĩ họ sợ người cộng sản. Ở Nga họ sợ người tư sản, vân vân và vân vân. Mọi người tạo ra ma của họ. Người Hindu sợ người Mô ha mét giáo; người Mô ha mét giáo sợ người Hindus. Mọi người đều sợ mọi người khác. Đàn ông sợ đàn bà; đàn bà sợ đàn ông. Con cái sợ bố mẹ, và bố mẹ sợ con cái họ rất sâu sắc. Học sinh sợ thầy giáo, và thầy giáo rất sợ và run bên trong vì học sinh của họ.
Nó là sợ thôi. Sợ có đó. Và biết sợ trong sự thuần khiết của nó là đi ra ngoài nó. Cho nên đừng bận tâm về ma. Nếu ai đó thuyết phục bạn không có ma, hay ai đó thuyết phục bạn rằng chúng là những người rất đẹp, điều đó sẽ không giải quyết được vấn đề. Bạn sẽ đơn giản dịch chuyển sợ của bạn lên cái gì đó khác. Sợ sẽ vẫn còn đó; bạn sẽ tìm ra nguyên nhân khác.
Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Qua nhiều thời đại con người đã từng thay đổi triết lí của mình, các nguyên nhân, nhưng về căn bản thực tại con người vẫn còn như cũ.
Chẳng hạn, trong quá khứ mọi người sợ ma; họ thường trở nên bị ám bởi ma. Jesus giải toả cho nhiều người khỏi ma. Thế rồi các triết lí làm thay đổi. Sigmund Freud tạo ra ma mới, tinh thần phân liệt... những cách giải thích mới về cùng nỗi sợ; hoang tưởng... cách giải thích mới, trang phục mới, nhưng cùng vấn đề cũ. Đầu tiên mọi người quen trở nên bị ám bởi ma, và nó là dễ hơn - những ma đó không khó khăn thế. Ngay cả một người đơn giản như Jesus cũng đã giải toả cho nhiều người chỉ bằng một cái chạm. Các ma đó là đơn giản.
Ma mà Sigmund Freud đã tạo ra là rất khó: bạn phải nằm trên tràng kỉ trong năm năm, và thế rồi bạn trở dậy và cùng bạn mọi ma cũng trở dậy. Và lần nữa bạn lại nằm trên tràng kỉ khác với nhà phân tâm khác nào đó, và cùng câu chuyện sẽ lặp đi lặp lại. Dần dần, dần dần, nếu bạn không có nhiều tiền, hiểu biết sẽ nảy sinh rằng người ta phải sống cùng những ma này. Chẳng có vấn đề gì... sao không tận hưởng họ? Nhưng nếu bạn có tiền, thế thì có vấn đề lớn; thế thì hiểu biết sẽ không bao giờ nảy sinh. Trong người giầu hiểu biết không bao giờ nảy sinh vì họ có thể đảm đương được điều đó. Hiểu biết chỉ nảy sinh trong người nghèo vì họ không thể đảm đương được điều đó, họ phải hiểu. Họ bị buộc phải hiểu.
Đó là lí do tại sao phân tâm không phải là chuyện kinh doanh ở nước nghèo. Ai có thể đảm đương được việc nằm trên tràng kỉ trong năm năm nói toàn điều vô nghĩa với người ngu xuẩn đang nhìn vào bạn? Chẳng cái gì xảy ra. Nhưng ở phương Tây mọi người có tiền và thời gian - và làm gì với nó?
Và trao đổi đã trở thành không thể được thế. Không ai muốn nói chuyện với bạn, cho nên bạn có người nghe chuyên nghiệp - đó là các nhà phân tâm. Đó là những người nghe chuyên nghiệp: bạn trả tiền cho họ. Bạn nói và họ nghe. Bạn cảm thấy thoải mái. Ít nhất bạn có một thính giả, và một người rất chuyên gia. Và người đó lắng nghe rất chăm chú; ít nhất người đó biểu lộ rằng người đó đang lắng nghe chăm chú. Điều đó cho cảm giác thoải mái - ít nhất có một người hiểu bạn, lắng nghe bạn, chăm chú tới mọi thứ rác rưởi bạn đang nói. Bạn cảm thấy thoải mái, được tôn lên, bản ngã của bạn cảm thấy tốt. Nhưng vấn đề vẫn còn lại ở chỗ nó vậy. Nó không thay đổi.
Vấn đề chỉ có thể được thay đổi nếu bạn hiểu nó một cách trực tiếp, tức khắc. Sợ có đó. Đừng mang bất kì lí do nào như tại sao sợ có đó - về ma, về ốm, về bệnh, về tuổi già, về bị béo, về rơi vào yêu, về bị giết, hay về là kẻ sát nhân. Lắng nghe cả nghìn người, tôi đã đi tới thấy đủ mọi loại sợ. Ai đó sợ rằng nếu người đó không kiểm soát được bản thân mình người đó sẽ tự tử. Bởi vì sợ có đó. Ai đó sợ rằng nếu người đó không kiểm soát bản thân mình người đó sẽ giết ai đó. Ai đó sợ rằng người đó trở nên già, ai đó sợ rằng người đó trở nên béo - mọi người đều sợ cả nghìn lẻ một thứ. Nếu bạn không bị béo, bạn sợ có thể bạn bị gầy. Người ta phải sợ. Rất khó tìm ra một người không sợ cái gì đó này khác.
Cho nên, với tôi, những thứ đó là không liên quan. Sợ là điều cơ bản. Tại sao con người sợ? Không đi vào trong suy luận và nguyên nhân và giải thích - đi thẳng vào trong sợ. Cho nên lần sau khi bạn một mình trong phòng, cứ nhắm mắt lại và đi vào trong sợ của bạn. Đừng bận tâm về ma - cứ đi vào trong sợ đi. Run nếu run tới, nhưng không tìm bất kì giải thích nào rằng bạn đang run vì ma. Đó chỉ là cách giải thích đi xa khỏi sợ. Cứ đi vào trong việc run, run không vì lí do nào cả. Nếu bạn cảm thấy thích la lên, la chẳng vì lí do nào cả - nhưng đi vào trong bản thân sợ; không mang bất kì cái gì khác vào giữa bạn và sợ. Đó là thủ đoạn của tâm trí. Và nếu bạn có thể đi sâu xuống dưới vào trong sợ, bạn sẽ ngạc nhiên: bạn càng đi sâu, sợ càng tiêu tan, biến mất đi. Và khi bạn chạm tới chính cốt lõi, chính lõi đáy của nó, nó đã biến mất. Bạn đơn giản ở đó, hoàn toàn im lặng. Không có ma ở đó, thậm chí bạn cũng không có. Tất cả đều là im lặng, hoàn toàn im lặng, tuyệt đối im lặng. Im lặng đó là niềm vui, im lặng đó là tính không sợ hãi.
Câu hỏi cuối cùng
Một trong các sannyasin già của thầy nói rằng có ba bước tới chứng ngộ - chứng kiến, nhận biết vô chọn lựa, như thế. Thầy nói gì?
Câu hỏi này không có chữ kí. Tôi không thích các câu hỏi mà không được kí, vì người không kí vào câu hỏi của mình là rất hèn. Bạn không muốn nói rằng bạn có câu hỏi. Bạn muốn che giấu sự kiện đó.
Điều đó bao giờ cũng xảy ra cho người thông thái - họ không muốn hỏi câu hỏi vì điều đó chỉ ra rằng họ là người dốt nát! Chấp nhận sự kiện đó đi. Qua việc chấp nhận đó, siêu việt nào đó là có thể.
Và sợ là gì? Nếu bạn thậm chí không thể hỏi được câu hỏi, làm sao bạn sẽ có khả năng nhận được câu trả lời? Câu hỏi được hỏi một cách sâu sắc, đúng đắn chuẩn bị mảnh đất cho câu trả lời được đón nhận. Khi bạn cam kết với câu hỏi, khi bạn được tham gia vào trong nó, khi nó là vấn đề sống-và-chết cho bạn, chỉ thế thì bạn sẽ hiểu câu trả lời. Bằng không câu trả lời sẽ là rẻ, và nó sẽ không đi sâu vào trong bạn.
Cho nên đừng bao giờ hỏi một câu hỏi nếu bạn không thể kí vào câu hỏi của bạn.
Và điều thứ hai, bạn đã không nhắc tới ai là sannyasin già này. Bạn phải nhắc tới điều đó chứ - vì ở đây tôi làm việc với các cá nhân, không với đám đông. Và tôi muốn có quan hệ với bạn một cách cá nhân. Ai là lão ngu này? Bạn phải nhắc tới điều đó! Vì cả ba từ này đều ngụ ý một điều. Và không có ba bước tới chứng ngộ đâu. Không có bước nào tới chứng ngộ cả. Chứng ngộ là việc bùng nổ, nó là thức tỉnh bất thần. Nó là cú nhảy lượng tử!
Các bước nghĩa là sự liên tục - bạn vẫn còn là người cũ. Bạn trở nên tao nhã hơn một chút. Bạn vẫn còn là người cũ; bạn trở nên được trang điểm thêm chút ít. Bạn vẫn còn là con người cũ; bạn trở nên được thay đổi thêm chút ít. Không có bước nào trong chứng ngộ. Những bước đó cũng được tạo ra từ sợ - bạn không muốn nhảy, cho nên bạn cần các bước. Nhưng chỉ việc nhảy là được cần.
Bạn sẽ phải thu lấy dũng cảm và lấy cú nhảy vào vực thẳm, vào cái hỗn độn của sự tồn tại, vào cái hỗn độn của yêu, vào cái phi logic mà tôi đã từng nói tới. Bạn nói:
có ba bước tới chứng ngộ - chứng kiến, nhận biết vô chọn lựa, như thế.
Đây là cùng một điều. Khác biệt gì giữa chứng kiến và nhận biết vô chọn lựa? Việc chứng kiến là nhận biết vô chọn lựa. Nếu bạn chọn, bạn không chứng kiến. Bạn đã thích, không thích. Bạn đã chọn, bạn đã trở nên bị đồng nhất.
Chẳng hạn, trong tâm trí bạn có vài ý nghĩ chuyển động. Việc chứng kiến nghĩa là bạn đơn giản đứng đó nhìn chúng chuyển động, như mây bay trên trời hay giao thông di chuyển trên đường. Bạn không có chọn lựa nào. Bạn không nói, "Cái này tốt - để mình giữ nó lại. Còn cái kia xấu- để nó đi." Nếu bạn nói theo cách này bạn không chứng kiến. Bạn đang bị tham gia vào, bạn đang bị đồng nhất. Bạn đang tạo ra quan hệ yêu-ghét. Và khi bạn có quan hệ, bạn không thể là nhân chứng. Việc chứng kiến nghĩa là nhận biết vô chọn lựa!
Và như vậy là gì? Khi bạn không chọn lựa, mọi sự là như chúng vậy. Thế thì giận trôi qua... vậy có giận. Có việc chứng kiến và có giận. Bạn không giận. Nếu bạn chọn, bạn giận. Nếu bạn chọn chống nó, bạn trở nên kìm nén nó. Bạn đơn giản quan sát. Giận tới, tham tới, và chúng đi qua. Chúng tới và chúng đi, và bạn quan sát. Bạn không chọn. Cho nên mọi sự là như chúng vậy! Bạn không cho giá trị. Bạn không nói cái này cao hơn, cái này thấp hơn; cái này là tâm linh, cái này là vật chất; cái này là tội lỗi và cái này là hành động rất linh thiêng. Bạn không mang vào bất kì việc định giá trị nào. Bạn bỏ mọi việc định giá trị. Bạn đơn giản nhìn như gương, gương rỗng. Bất kì ai đi qua, gương đều phản xạ. Đây là việc chứng kiến.
Và gương không bao giờ chọn, vì gương không phải là tấm kính ảnh. Tấm kính ảnh chọn ngay lập tức. Nó bắt giữ, bị mắc bẫy. Gương vẫn còn sạch sẽ: bạn đã đi qua - gương lại sạch, trống rỗng. Thực ra, khi bạn đi qua, thế nữa đã chỉ có phản xạ, nhưng gương không có bất kì nội dung nào trong nó. Đó chỉ là cái bóng, cái bóng đi qua.
Khi bạn không chọn, mọi thứ là như chúng vậy. Đó là tính như vậy - đó là tathata. 'Việc chứng kiến' tới từ Upanishads - sakshin. Đó là từ được người thấy của Upanishads dùng. 'Nhận biết vô chọn lựa' bắt nguồn từ J. Krishnamurti - một từ mới cho cùng điều cũ. 'Như vậy' là từ Phật giáo - tathata. Nó bắt nguồn từ Phật. Nhưng tất cả chúng đều ngụ ý cùng một điều! Đừng bị mắc vào lời. Và đừng bắt đầu trở nên thông thái qua lời.
Nhưng những vấn đề này nảy sinh vì bạn không bao giờ đi vào trong bất kì thực hành nào, bạn không bao giờ đi vào trong bất kì kinh nghiệm nào. Mọi thứ vẫn còn lí thuyết. Tôi đã nghe:
Bố mẹ hơi lo lắng hỏi đứa con trai của họ về bài học về dục diễn ra hôm đó thế nào. Họ hi vọng rằng cô giáo đã không quá 'cấp tiến'.
Cậu con trai cho lời đáp chán chường thế nào đó, "Ôi giời," nó nói, "chuyện vô dụng - chúng con chỉ có lí thuyết hôm nay!"
Nhớ lấy, chỉ lí thuyết sẽ không giúp gì. Cái gì đó phải được trải nghiệm, cái gì đó phải được thực hành. Cái gì đó phải trở thành sống trong bạn. Chỉ thế thì bạn sẽ hiểu.
Nếu bạn đã chứng kiến chút ít, bạn chắc đã biết; sẽ không có nhu cầu hỏi câu hỏi này. Bạn chắc đã biết rằng nó là nhận biết vô chọn lựa, bạn chắc đã biết rằng đây là như vậy, và mọi phân biệt giữa các lời chắc đã biến mất. Vì bạn đã không trải nghiệm bất kì tính thiền nào, do đó mới có câu hỏi này.
Và bạn nói về sannyasin già nào đó. Anh ấy có thể già, nhưng anh ấy không thể là sannyasin được. Anh ấy có thể đã sống ở đây, nhưng anh ấy đã không sống cùng tôi. Bằng không thì điều này là không thể được.
Mọi người liên tục đọc sách, liên tục nhồi nhét kinh sách, thế rồi họ trở nên rất rất hiệu quả với lời. Và thế rồi họ bắt đầu dùng lời mà không biết điều họ đang làm. Tôi đã nghe:
Khi bác sĩ nói với bạn gái của mình: "Anh yêu em bằng cả trái tim em - và cả thận, gan, nắp thanh quản, tuỷ sống..."
Đây là điều xảy ra cho những người liên tục nhồi nhét lời.
Thức dậy chút ít đi. Thức dậy từ các hình mẫu ngôn ngữ của bạn. Bỏ cái say sưa ngôn ngữ của bạn đi... và mọi thứ sẽ trở nên rất dễ dàng. Mọi thứ đều dễ dàng. Mọi thứ là rất đơn giản. Chân lí là đơn giản, chỉ bạn là phức tạp. Chân lí là ở đây-bây giờ, chỉ bạn ở xa xôi, lạc trong lời, kinh sách, lí thuyết, hệ thống, triết lí. Quay về nhà đi.

0 Đánh giá

Ads Belove Post