Chương 3. Chỗ này dành cho hồn nhiên

Chương 3. Chỗ này dành cho hồn nhiên

Price:

Read more

Om Mani Padme Hum - Osho

Âm thanh của Im lặng: Kim cương trong Hoa sen

Chương 3. Chỗ này dành cho hồn nhiên


Thưa Thầy kính yêu,

Sao như trẻ thơ được so sánh với thiền?

Garimo, khi con người được tái sinh, chỉ thế thì người đó mới hiểu cái đẹp và cái vĩ đại của như trẻ thơ. Đứa trẻ dốt nát; do đó nó không thể hiểu được sự hồn nhiên mênh mông bao quanh nó. Một khi đứa trẻ trở nên nhận biết về hồn nhiên riêng của nó, không có khác biệt giữa đứa trẻ và hiền nhân. Hiền nhân không cao hơn và đứa trẻ không thấp hơn. Khác biệt duy nhất là, đứa trẻ không biết mình là gì còn hiền nhân biết điều đó.

Tôi nhớ tới Socrates. Trong chính những khoảnh khắc cuối cùng của mình ông ấy đã nói với các đệ tử, "Khi ta còn trẻ ta quen nghĩ rằng ta đã biết nhiều. Khi ta trở nên già hơn, khi ta biết nhiều hơn, điều kì lạ bắt đầu xảy ra: nhận biết ra rằng việc biết nhiều hơn đem ta tới biết ít hơn."

Và cuối cùng, khi Nhà tiên tri của đền Delphi tuyên bố Socrates là người trí huệ nhất thế giới... mọi người ở Athens rất hài lòng và họ tới Socrates, nhưng Socrates nói, "Quay về và bảo Nhà tiên tri rằng ít nhất một lần lời tiên tri của ông ấy đã sai. Socrates chẳng biết gì."

Mọi người đều bị sốc. Họ tới Nhà tiên tri... nhưng Nhà tiên tri cười và nói, "Đó là lí do tại sao ta đã tuyên bố ông ấy là người trí huệ nhất thế giới! Chỉ người dốt nát mới nghĩ rằng họ biết." Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên hồn nhiên hơn.

Theo phân chia của người theo trường phái Socrates, có hai loại người: người hiểu biết dốt nát và người dốt nát hiểu biết. Thế giới này bị chi phối bởi loại người thứ hai. Đây là các tu sĩ của bạn, các giáo sư của bạn; đây là những lãnh tụ của bạn, đây là những thánh nhân của bạn, đây là những sứ giả tôn giáo của bạn, những vị cứu tinh, nhà tiên tri, tất cả đều tuyên bố rằng họ biết. Nhưng chính việc tuyên bố của họ phá huỷ tính đơn giản và hồn nhiên hoàn toàn của đứa trẻ.

Bồ đề đạt ma ở Trung Quốc mười bốn năm. Ông ấy đã được thầy mình phái tới để phổ biến thông điệp về thiền. Sau mười bốn năm, ông ấy muốn quay trở về Himalayas; ông ấy đã già và đã sẵn sàng biến mất trong tuyết vĩnh cửu. Ông ấy có hàng nghìn đệ tử - ông ấy là một trong những người hiếm hoi nhất đã từng tồn tại trên trái đất này - nhưng ông ấy chỉ triệu bốn đệ tử tới và ông ấy nói, "Ta sẽ hỏi chỉ một câu hỏi: cái gì là tinh hoa của giáo huấn của ta? Bất kì ai nêu cho ta câu trả lời đúng sẽ là người kế tục ta."

Có im lặng lớn, trông đợi vô cùng. Mọi người đều nhìn và đệ tử thứ nhất, học thức nhất. Đệ tử thứ nhất nói, "Vượt ra ngoài tâm trí là tất cả những gì mà giáo huấn của thầy có thể thu được."

Bồ đề đạt ma nói, "Ông được da ta, nhưng không nhiều hơn thế."

Ông ấy quay sang đệ tử thứ hai người này nói, "Không có ai để mà vượt ra ngoài tâm trí cả. Tất cả là im lặng. Không có phân chia giữa cái phải siêu việt lên và cái được siêu việt. Đây là tinh hoa của giáo huấn của thầy." Bồ đề đạt ma nói, "Ông được xương ta."

Và ông ấy quay sang đệ tử thứ ba, người này nói, "Tinh hoa của giáo huấn của thầy là không nói ra được."

Bồ đề đạt ma cười và ông ấy nói, "Nhưng ông đã nói ra nó rồi! Ông đã nói điều gì đó về nó rồi. Ông được tuỷ ta."

Và ông ấy quay sang đệ tử thứ tư đang dàn giụa nước mắt và hoàn toàn im lặng, không trả lời. Người đó quì dưới chân Bồ đề đạt ma... và người đó được chấp nhận làm người kế tục, mặc dầu người đó đã không trả lời gì.

Nhưng người đó đã trả lời - không bằng việc trả lời, không bằng việc dùng lời, không bằng việc dùng ngôn ngữ. Nước mắt của người đó chỉ ra còn nhiều hơn bất kì ngôn ngữ nào có thể chứa đựng... và lòng biết ơn của người đó và tính chất cầu nguyện của người đó và sự cám ơn của người đó với thầy... bạn còn có thể nói gì thêm nữa được?

Đám đệ tử lớn đang tụ tập rất thất vọng, bởi vì đây là một người mà chưa từng ai để ý tới cả. Các học giả vĩ đại đã bị bác bỏ; những người hiểu biết lớn đã không được chấp nhận, và một người bình thường...

Nhưng cái bình thường đó là điều phi thường duy nhất trên thế giới... cái phi thường như trẻ thơ đó, cái kinh nghiệm như trẻ thơ đó về tất cả mọi bí ẩn bao quanh.

Nhớ một điều: khoảnh khắc bạn bắt đầu biết điều gì đó, bạn không là đứa trẻ nữa. Bạn đã bắt đầu trở thành một phần của thế giới người lớn. Xã hội đã khai tâm cho bạn thành văn minh; nó đã làm bạn sao lãng khỏi bản tính tinh tuý của bạn.

Khi đứa trẻ được bao quanh bởi mọi bí ẩn, mọi thứ chỉ là bí ẩn mà không có câu trả lời, không có câu hỏi, nó đích xác ở điểm mà hiền nhân chung cuộc đạt tới. Garimo, đó là lí do tại sao như trẻ thơ được so sánh lặp đi lặp với thiền. Thiền sẽ không cần làm gì nếu mọi người vẫn còn trong tính trẻ thơ tinh tuý của họ.

Bạn có biết gốc của từ thiền ‘meditation' không? - nó bắt nguồn từ cùng gốc như thuốc ‘medicine'. Nó là thuốc. Nhưng thuốc chỉ cần nếu bạn ốm. Thiền là cần nếu bạn ốm về tâm linh. Như trẻ thơ là mạnh khoẻ về tâm linh của bạn, tính toàn thể tâm linh của bạn; bạn không cần thiền nào cả.

Bé Ernie muốn có chiếc xe đạp, nhưng khi nó hỏi mẹ nó, mẹ nó bảo nó chỉ có thể được xe nếu nó cư xử cho phải phép, điều này nó hứa thực hiện. Nhưng sau một tuần cố gắng làm người tốt, Ernie thấy điều đó là không thể được. Cho nên mẹ nó gợi ý, "Hay là con viết bức thư ngắn cho Jesus, có thể con sẽ thấy điều đó dễ hơn là người tốt."

Ernie chạy xô lên tầng trên, ngồi lên giường, và viết: "Jesus yêu mến, nếu ông cho cháu chiếc xe đạp, cháu hứa sẽ là người tốt cho cả phần còn của đời cháu." Nhận ra rằng mình không thể làm được điều đó, nó bắt đầu lại: "Jesus yêu mến, nếu ông cho cháu chiếc xe đạp, cháu hứa là người tốt trong một tháng." Biết rằng mình chẳng thể làm được điều đó, nó bỗng nhiên nảy ra một ý tưởng.

Nó chạy vào phòng mẹ nó, đem bức tượng Đức mẹ đồng trinh Mary ra, đặt bức tượng vào trong hộp giầy và giấu nó dưới giường. Thế rồi nó bắt đầu viết lại: "Jesus yêu mến, nếu ông muốn còn gặp mẹ ông..."

Khi gia đình Goldberg chuyển về nhà mới, một người họ hàng tới thăm hỏi bé Herschel nó thích chỗ mới này thế này.

"Kinh khủng!" nó nói. "Cháu có phòng riêng của mình, Ruthie có phòng riêng của chị ấy và Sarah có phòng riêng của em ấy nữa. Nhưng mẹ đáng thương vẫn phải ở với bố."

Garimo, có vài câu cách ngôn cho bạn để suy ngẫm. Có lẽ tính như trẻ thơ của bạn có thể bắt đầu trở nên tích cực. Câu cách ngôn thứ nhất: "Cứ cười đi - mai sẽ còn tệ hơn."

"Không điều gì làm đàn bà cảm thấy già hơn là gặp đàn ông béo, hói đã biết cô ấy từ hồi ở trường phổ thông."

"Không có khác biệt gì lớn giữa đàn ông và đàn bà, nhưng những khác biệt nhỏ là điều thú vị nhất."

"Nếu điều đó không thể được làm trên giường, có lẽ điều đó không đáng làm."

"Thành công cho một số người tuỳ thuộc vào việc trở nên nổi tiếng. Với những người khác, điều đó tuỳ thuộc vào việc không bao giờ bị phát hiện ra."

"Bẩy tuổi phụ nữ: tuổi đúng, còn sáu tuổi đoán mò."

"Phụ nữ, nói chung, là nói chung."

"Tuổi già là khi bạn đeo kính lên để nghĩ."

"Tuần trăng mật chấm dứt khi cô ấy thôi gọi bạn là 'anh yêu' và bắt đầu gọi bạn là 'Nghe đây!'"

"Tuần trăng mật chấm dứt khi cốc rượu trước bữa tối là đồ uống."

"Tuần trăng mật chấm dứt khi chó đem dép cho bạn còn vợ sủa vào bạn."

"Nếu bạn đơn độc như người chưa vợ, tiến một bước lớn - kiếm một con chó. Giấy đăng kí rẻ hơn và nó đã có áo khoác lông rồi."

Bởi những lí do hoàn toàn bất hợp lí, con người đã bị lôi vào nghiêm chỉnh. Mọi tôn giáo đều đóng vai trò của mình trong việc đầu độc con người. Những người đang trên bất kì cuộc hành trình quyền lực nào nhất định sẽ phá huỷ tiếng cười của con người, đôi mắt ngạc nhiên hồn nhiên của con người, sự ngây thơ của con người. Tiếng khúc khích của đứa trẻ đối với những người này dường như còn nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân.

Và trong thực tế họ cũng phải - nếu cả thế giới bắt đầu cười thêm chút nữa, chiến tranh sẽ bị rút đi. Nếu mọi người bắt đầu yêu sự hồn nhiên của mình mà không bận tâm về tri thức, cuộc sống sẽ có vẻ đẹp và hạnh phúc của điều chúng ta đã trở thành hoàn toàn vô nhận biết.

Mới hôm nay, Hasya đem cho tôi một bức thư từ một sannyasin người nói rằng trong suốt bẩy năm anh ta đã hèn nhát thế... bởi vì anh ta đã muốn nói với tôi điều gì đó, nhưng sợ. Bằng cách nào đó anh ta đã thu lấy can đảm và anh ta đã viết ra.

Câu hỏi của anh ta là, "Bất kì khi nào thầy trích dẫn bất kì lí thuyết khoa học nào, nó đều không hiện đại." Bây giờ tôi lấy làm buồn cười! Bạn cho rằng khoa học có bao giờ được hiện đại không? Vào lúc nó hiện đại thì nó đã lạc hậu rồi. Cái là hiện đại hôm qua, hôm nay đã trở thành lạc hậu. Cái là hiện đại hôm nay sẽ bị lạc hậu vào ngày mai. Thấy cái ngu xuẩn này, tôi đơn giản vứt bỏ ý tưởng về hiện đại. Phỏng có ích gì?

Và bạn không tới đây để học khoa học. Nếu thỉnh thoảng tôi có nhắc tới bất kì lí thuyết khoa học nào cho bạn, điều đó là để chỉ ra cái gì đó khác. Nó chỉ là một mũi tên chỉ ra ngoài, và nếu bạn không nhìn ra ngoài và bạn bị vướng với mũi tên, bạn đã lỡ vấn đề.

Nếu bạn quá quan tâm tới khoa học, bạn nên đến trường đại học khoa học. Thư viện thì đầy, có hàng trăm đại học. Đây không phải là chỗ cho bạn. Đây là chỗ vô khoa học nhất bạn có thể tìm thấy trên thế giới! Và khi tôi nói vô khoa học, tôi ngụ ý đích xác điều đó. Khoa học nghĩa là tri thức - chỗ này không dành cho tri thức. Chỗ này dành cho hồn nhiên.

Tôi không truyền đạt nhiều thông tin cho bạn. Nỗ lực của tôi là để lấy đi thông tin khỏi bạn và cho bạn biến đổi.

Bạn chờ đợi không cần thiết trong bẩy năm. Nhưng bây giờ thì không cần; chọn lựa là rõ ràng. Tại đây chúng ta tập hợp để quên đi tất cả những điều chúng ta biết, và nếu bạn vẫn còn quan tâm tới việc tích luỹ tri thức vay mượn, thế thì tôi cảm thấy tiếc cho bạn.

Tất cả các tôn giáo đều cố gắng nhấn mạnh rằng điều họ đang nói là đúng, mặc dầu tất cả mọi chân lí của họ đều tỏ ra là mê tín. Ba trăm năm trước đây dịch chuyển đã xảy ra - từ tôn giáo sang khoa học. Và khoa học bắt đầu nhấn mạnh rằng bất kì điều gì nó nói cũng đều đúng. Đó là một thói quen cũ thu thập từ các tôn giáo. Chẳng mấy chốc họ trở nên nhận biết rằng ít nhất tôn giáo vẫn còn trong mười nghìn năm với cùng tri thức... bởi vì tri thức trong lĩnh vực tôn giáo là ở mức không có cách nào tìm ra liệu nó là hiện đại hay lạc hậu, liệu Thượng đế vẫn sống hay đã chết hay bị ốm. Cho nên Thượng đế vẫn còn đấy. Trong thực tế, chẳng ai đã bao giờ biết liệu ngài có được sinh ra hay không. Thiên đường và địa ngục vẫn còn đúng cho hàng nghìn năm mà chẳng thay đổi gì. Lí do không phải là chúng đúng, lí do là ở chỗ chúng đơn giản là hư cấu và không có cách nào và không có tiêu chuẩn nào để đánh giá.

Khoa học lấy cùng thái độ đó với các lí thuyết riêng của nó, nhưng chẳng mấy chốc tính chất nguỵ biện cũng bị tìm ra. Khoa học không nói về hư cấu mà nói về sự kiện. Và khi bạn biết nhiều sự kiện hơn, bạn phải thay đổi các lí thuyết cũ của mình hàng ngày. Trong thực tế, người ta nói rằng bây giờ bạn không thể viết ra một cuốn sách rất lớn, thấu đáo về khoa học bởi vì vào lúc cuốn sách được hoàn tất, tất cả những gì bạn đã viết sẽ bị lạc hậu. Bạn có thể viết chỉ các bài báo, và trong đó nữa bạn phải rất nhanh chóng đọc chúng trong hội nghị nào đó hay xuất bản chúng trong tạp chí nào đó, bởi vì bạn không một mình trên thế giới này. Nhiều người đang làm việc trên cùng một sự kiện. Ai đó có thể đi tới ý thức hệ khớp hơn, thích hợp hơn.

Albert Einstein đã được hỏi, "Nếu ông mà không phát hiện ra thuyết tương đối, ông có cho rằng nó lúc nào đó sẽ được phát hiện ra không?" Và một cách tự nhiên người hỏi đã bị thuyết phục rằng chừng nào chưa có một đầu óc như Albert Einstein, lí thuyết này không thể được phát hiện ra.

Nhưng người đó bị sốc khi Albert Einstein nói với anh ta, "Nếu tôi mà không phát hiện ra nó, trong vòng nhiều nhất là ba tuần nó sẽ được ai đó khác phát hiện ra. Hàng nghìn đầu óc khoa học đang làm việc. Chỉ may mắn mà tôi mới chớp thời cơ và xuất bản nghiên cứu của mình."

Điều khá kì lạ là người ta thấy rằng một nhà vật lí người Đức khác đã phát hiện ra thuyết tương đối trước Albert Einstein. Nhưng ông này là kẻ lười nhác; ông ta đơn giản chờ đợi. Vội gì nào? Ông ta nghĩ rằng chẳng ai khác sẽ phát minh ra một lí thuyết phức tạp thế. Ông ta có tất cả mọi ghi chép đã chuẩn bị, ông ta chỉ không gắn chúng với nhau. Nhưng bạn có cho là Albert Einstein hiện đại ngày nay không? Bạn sai. Trong khoa học, không ai có thể vẫn còn hiện đại được. Có thể trong vài khoảnh khắc, vài ngày, vài tuần...

Tôi không quan tâm tới cái tạm thời và cái phù du và cái theo thời gian. Mối quan tâm của tôi là với cái vĩnh hằng. Và cái vĩnh hằng chẳng liên quan gì tới khoa học hay tri thức; cái vĩnh hằng có điều gì đó liên quan tới cái bí ẩn và sự hồn nhiên.

Bạn như trẻ thơ, với đôi mắt mở, không định kiến nào ẩn sau đôi mắt này. Chỉ nhìn với sự sáng tỏ, và đoá nhỏ hay nhành cỏ hay con bướm hay mặt trời lặn sẽ cho bạn nhiều phúc lạc như Phật Gautam Buddha đã thấy trong chứng ngộ của mình. Vấn đề không phụ thuộc vào mọi thứ, vấn đề là ở tính mở của bạn. Tri thức đóng bạn lại. Nó trở thành cái bao đóng, nhà tù. Còn hồn nhiên mở ra mọi cánh cửa, mọi cửa sổ. Mặt trời vào, gió mát thoảng qua. Hương thơm của hoa bỗng nhiên tới thăm bạn.

Và thỉnh thoảng chim có thể tới và hót lên líu lo rồi luồn qua cửa sổ khác. Hồn nhiên là tính tôn giáo duy nhất.

Tính tôn giáo không phụ thuộc vào kinh sách thiêng liêng của bạn. Nó không phụ thuộc vào bạn biết bao nhiêu về thế giới này. Nó phụ thuộc vào bạn đã sẵn sàng bao nhiêu để chỉ giống như gương trong, không suy nghĩ gì.

Hoàn toàn im lặng, hồn nhiên, thuần khiết... và toàn thể sự tồn tại được biến đổi cho bạn. Từng khoảnh khắc trở thành cực lạc. Những việc nhỏ bé, nhấm nháp chén trà, trở nên mang tính cầu nguyện thế, không lời cầu nguyện nào có thể sánh được với nó. Chỉ quan sát mây bay tự do trên trời, và trong hồn nhiên, đồng bộ xảy ra. Đám mây không còn đó nữa như một đối thể và bạn không còn đây như một chủ thể. Cái gì đó gặp gỡ và hội nhập với đám mây. Bạn bắt đầu bay cùng đám mây.

Bạn bắt đầu nhảy múa với mưa, với cây cối. Bạn bắt đầu ca hát cùng chim. Bạn bắt đầu nhảy múa cùng công, không chuyển động, chỉ ngồi, tâm thức bạn bắt đầu lan toản khắp xung quanh bạn.

Cái ngày bạn chạm vào sự tồn tại bằng tâm thức của mình, tôn giáo được sinh ra trong bạn, và bạn được sinh lần nữa.

Đây là việc sinh thực của bạn.

Việc sinh thực này tôi đã gọi là tính chất sannyas.

Một lần sinh là từ mẹ bạn và bố bạn; lần sinh khác là điều xảy ra giữa đệ tử và thầy. Và việc sinh thứ hai này mở ra mọi cánh cửa và mọi bí mật để khám phá. Cuộc sống trở thành cuộc phiêu lưu liên tục, sự háo hức từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, cực lạc ngày và đêm. Cuộc sống không biến mất trong chết mà ngày không chết trong bóng tối của ban đêm. Bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng ngày và đêm là hai cánh của cùng con chim, rằng sống và chết là hai cánh của cùng con chim. Toàn bộ bầu trời của tâm thức là của bạn.

Bạn không phải là người Ki tô giáo, bạn không phải là người Hindu giáo, bạn không phải là người Mô ha mét giáo. Bạn chỉ phải là đứa trẻ.

Có vài chuyện cười, để các bạn cười...

Gordon MacTavish trở thành trưởng Thị tộc MacTavish và kế thừa một gia sản. Bạn anh ta tại quán rượu sợ rằng của cải mới sẽ làm thay đổi anh ta. Có cuộc thảo luận lớn tại quán rượu khi cửa đột nhiên bung ra và MacTavish sải bước vào, vẫy tất cả họ ra quầy rượu.

"Khi MacTavish uống," anh ta oang oang, "mọi người đều uống!"

Khi mọi người đã uống xong, anh ta dập tờ một đô la lên quầy và công bố, "Và khi MacTavish trả tiền, mọi người đều trả tiền!"

Hamish MacTavish đang bay từ Los Angeles tới New York để tới dự cuộc họp bán hàng mỗi năm của công ti. Anh ta nhấm nháp ngụm rượu mời ở khoang hạng nhất thì một cô tóc hung tuyệt đẹp tới ngồi cạnh anh ta. Anh ta cố gắng vất vả để không nhìn vào bộ ngực đồ sộ của cô ấy, và khi cô ấy nói, "Tôi biết anh phải ngạc nhiên về cái áo T-shirt của tôi," Hamish rất hài lòng có thể nhìn thẳng vào cặp vú căng phồng của cô ta với các chữ đầu N.N.A. được in ngang qua chúng. Anh ta thừa nhận là anh ta tò mò, cho nên cô ấy nói cho anh ta chữ đó viết tắt cho National Nymphomaniacs Association. Và hoá ra là cô ấy cũng đang đi tới dự cuộc hội nghị quốc gia hàng năm của mình.

Hamish hỏi một cách háo hức, "Em chuộng loại đàn ông nào?"

"Thế này," cô ấy thú nhận, "Loại người em cực thích là người Mĩ da đỏ chín chắn." Nhưng thế rồi để ý tới sự thất vọng của Hamish, cô ấy nhanh chóng thêm vào, "nhưng thích thứ hai là doanh nhân Do Thái."

"Trong trường hợp đó," Hamish nói, không thể kìm mình được lâu hơn, "để anh tự giới thiệu mình." Thế rồi anh ta giơ cốc rượu lên và nói, "Tên tôi là Geronimo Goldberg."

Viên mục sư trẻ quyết định lấy vợ. Trong sự hồn nhiên của mình anh ta tìm thấy một cô gái có nhiều kinh nghiệm với đàn ông. Trong đêm đám cưới anh ta mặc bộ quần áo ngủ trong khi vợ mình cởi truồng và nhảy vào giường. Quì bên cạnh giường, viên mục sư cầu nguyện, "Lạy Trời, vào đêm lớn lao này, xin cho chúng tôi lời hướng dẫn của ngài."

"Đừng lo nghĩ về điều đó," vợ anh ta nói. "Em sẽ cho lời hướng dẫn, chỉ cầu nguyện cho kéo dài lâu thôi!"

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post