Chương 61. Kĩ thuật trở thành một với cái toàn thể

Chương 61. Kĩ thuật trở thành một với cái toàn thể

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4 - Osho

Sách về các Bí mật: Bình luận mới

Chương 61. Kĩ thuật trở thành một với cái toàn thể


Từng vật được cảm nhận qua việc biết.

Cái ngã chiếu sáng trong không gian qua việc biết.

Cảm nhận người ta hiện hữu như người biết và cái được biết.

Người được yêu,

tại khoảnh khắc này

để tâm trí, việc biết, hơi thở, hình dạng,

được bao hàm.

Tôi đã nghe một giai thoại. Trong một cuộc tụ tập đảng bảo thủ, Huân tước Mancroft được mởi phát biểu. Ông ấy tới đúng giờ, lên diễn đàn và nói với công chúng - ông ấy có vẻ hơi bối rối - ông ấy nói, 'Tôi xin lỗi vì phải cắt ngắn bài nói đi một chút, nhưng sự kiện là ở chỗ nhà tôi đang bị cháy.' Và sự kiện đó là sự kiện của mọi người. Nhà bạn cũng đang cháy, nhưng bạn thậm chí dường như không bối rối.

Nhà mọi người đang cháy, nhưng bạn không nhận biết - không nhận biết về chết, không nhận biết rằng cuộc sống của bạn đang trôi qua bàn tay bạn. Mọi khoảnh khắc bạn đang chết đi, mọi khoảnh khắc bạn đang làm mất đi cơ hội mà không thể giành lại được. Thời gian bị mất đó, là bị mất: không cái gì có thể được làm để giành lại nó, và cuộc sống của bạn trở nên ngày càng ngắn hơn mọi khoảnh khắc.

Đây là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng nhà bạn cũng đang cháy. Nhưng bạn thậm chí dường như không chút bối rối. Bạn thậm chí dường như không lo nghĩ về nó. Bạn không nhận biết về sự kiện rằng nhà đang cháy. Sự kiện này có đó, nhưng chú ý của bạn không có đó. Và mọi người nghĩ rằng có đủ thời gian để làm cái gì đó. Không có đủ thời gian đâu, vì bất kì cái gì phải được làm là nhiều tới mức thời gian không bao giờ là đủ.

Ngày xưa chuyện xảy ra là Quỉ đã đợi trong nhiều năm và nhiều năm và không ai xuống địa ngục. Quỉ đã đợi để đón chào mọi người, nhưng thế gian vận hành tốt thế và mọi người lương thiện tới mức không ai xuống địa ngục. Tất nhiên quỉ trở nên rất lo nghĩ. Quỉ triệu tập hội đồng tình trạng khẩn cấp. Các đại đệ tử của Quỉ tập hợp lại với nhau để thảo luận về tình huống này. Địa ngục đang lâm vào khủng hoảng lớn và điều này không thể chịu được. Cái gì đó phải được làm. Thế là Quỉ hỏi các ý kiến tham mưu: 'Chúng ta phải làm gì?'

Một đệ tử gợi ý, 'Tôi sẽ lên thế gian và tôi sẽ nói chuyện với mọi người và cố thuyết phục họ rằng không có Thượng đế và tôn giáo là giả, và bất kì cái gì Kinh Thánh, Koran và Vedas nói là vô nghĩa.'

Quỉ nói, 'Điều này không có tác dụng, vì chúng ta đã làm việc này từ chính lúc bắt đầu và nó đã không ảnh hưởng tới mọi người gì mấy. Qua việc dạy như vậy ông chỉ có thể thuyết phục những người đã được thuyết phục. Cho nên nó là vô dụng; điều đó không hữu dụng gì mấy.'

Thế rồi đệ tử thứ hai, lanh lợi hơn đệ tử thứ nhất, nói, 'Tôi sẽ đi và dạy mọi người và cố thuyết phục mọi người rằng bất kì cái gì Kinh Thánh, Koran và Veda nói đều đúng. Có cõi trời, có Thượng đế, nhưng không có Quỉ và không có địa ngục, cho nên đừng sợ. Và nếu chúng ta có thể làm cho họ bớt sợ, họ sẽ không bận tâm về tôn giáo chút nào, vì mọi tôn giáo đều dựa trên sợ.'

Quỉ nói, 'Đề nghị của ông có tốt hơn một chút. Ông có thể có khả năng làm, ông có thể thành công trong thuyết phục một thiểu số, nhưng đa số sẽ không nghe ông. Họ không sợ địa ngục gì mấy vì họ tham cõi trời. Cho dù ông thuyết phục họ rằng không có địa ngục, họ sẽ vẫn muốn đi vào cõi trời, và họ sẽ cố là người tốt để được điều đó. Cho nên việc này cũng sẽ không có tác dụng gì mấy.'

Thế rồi đệ tử thứ ba, người tinh ranh nhất trong số họ, nói, 'Tôi có một ý tưởng. Cho tôi cơ hội để thử nó. Tôi sẽ đi và nói rằng bất kì cái gì tôn giáo nói là tuyệt đối đúng - có Thượng đế và có Quỉ và có cõi trời và có địa ngục - nhưng không có vội.'

Và Quỉ nói, 'Đúng! Ông có hệ thống đúng. Ông đi đi!'

Và tương truyền rằng kể từ đó đã không bao giờ có khủng hoảng trong địa ngục. Thay vì thế, họ đâm lo nghĩ về dân số quá đông.

Đây là cách tâm trí chúng ta vận hành: chúng ta bao giờ cũng nghĩ không có vội. Những kĩ thuật này mà chúng ta đang nói tới sẽ không hữu dụng nếu tâm trí bạn nghĩ không có vội. Thế thì bạn có thể liên tục trì hoãn và chết sẽ tới trước. Ngày đó sẽ không tới khi bạn nghĩ có vội, khi bạn nghĩ rằng bây giờ khoảnh khắc đã tới. Bạn có thể liên tục trì hoãn. Đây là điều chúng ta đã từng làm với các kiếp sống của chúng ta.

Bạn phải có tính quyết định để làm cái gì đó. Bạn đang trong khủng hoảng - nhà đang cháy. Sự sống bao giờ cũng đang cháy vì chết bao giờ cũng có đó ẩn đằng sau nó; bất kì khoảnh khắc nào và bạn có thể không còn nữa. Và bạn không thể tranh cãi với chết. Bạn không thể làm được bất kì cái gì. Khi chết xảy ra, nó xảy ra. Thời gian rất ngắn. Cho dù bạn sống bẩy mươi năm hay một trăm năm, nó rất ngắn. Điều bạn phải làm với bản thân bạn để biến đổi, chuyển hoá, trở thành con người mới, là công việc lớn thế. Đừng liên tục trì hoãn.

Chừng nào bạn chưa cảm thấy nó là sự cấp bách, cuộc khủng hoảng sâu, bạn sẽ không làm bất kì cái gì. Chừng nào tôn giáo chưa trở thành quá trình rất quyết định cho bạn, và bạn cảm thấy rằng chừng nào cái gì đó chưa được làm để biến đổi bạn, toàn thể cuộc sống của bạn chỉ bị phí hoài... Nếu bạn cảm thấy điều này rất sắc bén và sâu và trung thực, chỉ thế thì những kĩ thuật này sẽ có giúp đỡ nào đó. Vì bạn có thể hiểu chúng - việc hiểu sẽ không hữu dụng chừng nào bạn chưa làm cái gì đó về nó. Thực sự, chừng nào bạn chưa làm cái gì đó về nó, bạn đã không hiểu chúng, vì việc hiểu phải trở thành hành động. Nếu nó không trở thành hành động thế thì đó chỉ là quen biết, không là việc hiểu biết.

Cố hiểu phân biệt này. Quen biết không phải là hiểu biết. Quen biết sẽ không buộc bạn vào hành động. Nó sẽ không buộc bạn phải có bất kì thay đổi nào. Nó sẽ không buộc bạn làm cái gì đó về nó. Bạn sẽ thu thập nó trong tâm trí; nó sẽ trở thành thông tin. Bạn sẽ trở nên thông thái hơn. Nhưng vào lúc chết mọi thứ dừng lại. Bạn liên tục thu thập nhiều thứ, không bao giờ làm bất kì cái gì về chúng. Chúng trở thành gánh nặng trên bạn.

Hiểu biết ngụ ý hành động. Khi bạn hiểu một điều, lập tức bạn bắt đầu làm việc trên nó, vì nếu nó là đúng và bạn cảm thấy nó là đúng, bạn phải làm cái gì đó về nó. Bằng không mọi thứ vẫn còn được vay mượn, và tri thức vay mượn không thể trở thành hiểu biết. Bạn có thể quên rằng nó được vay mượn - bạn sẽ muốn quên rằng nó được vay mượn, vì cảm thấy rằng nó được vay mượn có nghĩa là bản ngã của bạn bị tổn thương. Cho nên bạn liên tục quên rằng nó được vay mượn. Dần dần bạn bắt đầu cảm thấy rằng nó là của riêng của bạn. Điều đó rất nguy hiểm.

Tôi đã nghe một giai thoại. Giáo đoàn của nhà thờ rất chán ông linh mục. Một điểm tới khi các thành viên của nhà thờ nói thẳng với ông linh mục, 'Bây giờ cha phải ra đi.'

Linh mục nói, 'Cho tôi thêm một cơ hội nữa đi, chỉ một cơ hội thôi, và nếu thế rồi các vị vẫn nói thế, tôi sẽ đi.'

Thế là chủ nhật sau toàn thể thị trấn tụ tập lại trong nhà thờ để xem ông linh mục sẽ làm gì vì chỉ một cơ hội được trao cho ông ấy. Họ không bao giờ hoài nghi, họ không bao giờ tưởng tượng, rằng một buổi giảng hay thế sẽ được thực hiện vào hôm đó. Họ chưa bao giờ nghe một điều như thế.

Ngạc nhiên, vui mừng, họ thích thú nó, và khi buổi giảng kết thúc họ tụ tập lại quanh linh mục và họ nói, 'Cha không cần ra đi. Cha cứ ở lại đây. Chúng tôi chưa bao giờ nghe điều nào như thế trước đây - chưa bao giờ có trong đời chúng tôi. Ở lại đây và còn lại đây đi, và tất nhiên, với việc tăng lương của cha.'

Nhưng thế rồi một người, một thành viên rất lỗi lạc của giáo đoàn, hỏi, 'Nói cho tôi chỉ một điều thôi. Khi cha bắt đầu bài giảng cha giơ tay trái lên với hai ngón tay giơ lên, và khi cha kết thúc bài giảng cha lại giơ tay phải lên, lại với hai ngón tay giơ lên. Vậy nghĩa của biểu tượng này là gì?'

Linh mục nói, 'Nghĩa là dễ hiểu. Những ngón tay đó biểu tượng cho dấu trích dẫn. Bài giảng đó không phải là của tôi - nó được vay mượn.'

Bao giờ cũng nhớ tới các dấu trích dẫn đó. Quên chúng là rất tốt, bạn cảm thấy thoải mái, nhưng mọi điều bạn biết là bên trong các dấu trích dẫn; nó không phải là của riêng của bạn. Và bạn có thể bỏ những dấu trích dẫn này chỉ khi cái gì đó đã trở thành kinh nghiệm riêng của bạn.

Những kĩ thuật này là để làm thay đổi tri thức thành kinh nghiệm. Những kĩ thuật này là để thay đổi cái quen biết thành hiểu biết. Những cái thuộc về một Phật hay một Krishna hay một Christ, qua những kĩ thuật nào có thể thuộc về bạn - cái đó có thể trở thành của riêng của bạn. Và chừng nào nó chưa trở thành của riêng của bạn, không chân lí nào là thực. Nó có thể là dối trá lớn, dối trá hay, nhưng không chân lí nào là thực chừng nào nó chưa trở thành kinh nghiệm của bạn - của riêng bạn một cách cá nhân, một cách đích thực.

Ba điều. Thứ nhất: bao giờ cũng nhớ rằng nhà bạn đang cháy. Thứ hai: không nghe theo Quỉ. Nó sẽ thường xuyên nói với bạn rằng không vội. Và thứ ba: nhớ, quen biết không phải là hiểu biết.

Bất kì cái gì tôi đang nói ở đây sẽ làm cho bạn được quen biết. Nó được cần, nhưng nó là không đủ. Nó bắt đầu cho bạn trên cuộc hành trình, nhưng nó không phải là kết thúc. Làm cái gì đó để cho tri thức không vẫn còn là tri thức, không vẫn còn như kí ức, mà trở thành kinh nghiệm của bạn và cuộc sống của bạn.

Bây giờ kĩ thuật thứ nhất:

Từng vật được cảm nhận qua việc biết.

Cái ngã chiếu sáng trong không gian qua việc biết.

Cảm nhận người ta hiện hữu như người biết và cái được biết.

Bất kì khi nào bạn biết cái gì đó, nó được biết thông qua việc biết. Đối thể tới với tâm trí bạn qua năng lực hiểu biết. Bạn nhìn đoá hoa. Bạn biết đây là hoa hồng. Hoa hồng có đó và bạn ở bên trong. Cái gì đó từ bạn đi tới hoa hồng, cái gì đó từ bạn được phóng chiếu lên hoa hồng. Năng lượng nào đó chuyển đi từ bạn, tới hoa hồng, lấy hình dạng, mầu sắc và mùi của nó, và quay lại và thông báo cho bạn rằng đây là hoa hồng.

Mọi tri thức, bất kì cái gì bạn biết, được hiển lộ qua năng lực biết. Việc biết là năng lực của bạn. Tri thức được thu thập qua năng lực này. Nhưng việc biết làm lộ ra hai điều: cái được biết và người biết. Bất kì khi nào bạn biết hoa hồng, tri thức của bạn là một nửa nếu bạn quên người biết, người đang biết nó. Cho nên khi biết hoa hồng có ba điều: đoá hồng - cái được biết; và người biết - bạn; và mối quan hệ giữa hai điều này - tri thức.

Cho nên tri thức có thể được phân chia thành ba điểm: người biết, cái được biết và việc biết. Việc biết giống như chiếc cầu giữa hai điểm - chủ thể và đối thể. Bình thường tri thức của bạn chỉ làm lộ ra cái được biết; người biết vẫn còn không được lộ ra. Bình thường tri thức của bạn là mũi tên một chiều: nó trỏ tới hoa hồng nhưng nó không bao giờ trỏ tới bạn. Chừng nào nó chưa bắt đầu trỏ tới bạn, tri thức đó sẽ cho phép bạn biết về thế giới, sẽ không cho phép bạn biết về bản thân bạn.

Mọi kĩ thuật thiền là để làm lộ ra người biết. George Gurdjieff đã dùng một kĩ thuật đặc biệt cũng giống điều này. Ông ấy gọi nó là nhớ cái ngã. Ông ấy nói rằng bất kì khi nào bạn biết cái gì đó, bao giờ cũng nhớ tới người biết. Đừng quên nó trong đối thể. Nhớ tới chủ thể. Ngay bây giờ bạn đang nghe tôi. Khi bạn nghe tôi, bạn có thể lắng nghe theo hai cách. Một: tâm trí bạn có thể được hội tụ hướng tới tôi - thế thì bạn quên mất người nghe. Thế thì diễn giả được biết nhưng người nghe bị quên.

Gurdjieff nói rằng trong khi nghe, biết diễn giả và cũng biết người nghe. Tri thức của bạn phải là mũi tên kép, trỏ tới hai điểm - người biết và cái được biết. Nó phải không bay theo một hướng tới đối thể. Nó phải bay đồng thời theo hai hướng - cái được biết và người biết. Điều này ông ấy gọi là nhớ cái ngã.

Nhìn đoá hoa, cũng nhớ tới người đang nhìn. Khó đấy, bởi vì nếu bạn thử điều đó, nếu bạn thử nhận biết về người biết, bạn sẽ quên hoa hồng. Bạn đã trở nên bị cố định với một hướng tới mức điều đó sẽ cần thời gian. Nếu bạn trở nên nhận biết về người biết, thế thì cái được biết sẽ bị quên. Nếu bạn trở nên nhận biết về cái được biết, thế thì người biết sẽ bị quên.

Nhưng nỗ lực chút xíu, và dần dần bạn có thể nhận biết về cả hai đồng thời. Và khi bạn trở nên có năng lực nhận biết cả hai, điều này Gurdjieff gọi là nhớ cái ngã. Đây là một trong những kĩ thuật cổ nhất mà Phật đã dùng, và Gurdjieff giới thiệu nó cho thế giới phương tây.

Phật đã gọi là samyak smriti - chính niệm. Ông ấy nói rằng tâm trí bạn không phải trong chính niệm nếu nó chỉ biết một điểm. Nó phải biết cả hai. Và thế thì phép màu xảy ra: nếu bạn nhận biết cả hai cái được biết và người biết, đột nhiên bạn trở thành cái thứ ba - bạn không là cả hai. Chỉ bằng nỗ lực nhận biết cả hai cái được biết và người biết, bạn trở thành cái thứ ba, bạn trở thành nhân chứng. Khả năng thứ ba nảy sinh ngay lập tức - cái ngã chứng kiến đi vào hiện hữu - vì làm sao bạn có thể biết được cả hai? Nếu bạn là người biết, thế thì bạn vẫn còn bị cố định với một điểm. Trong nhớ cái ngã bạn dịch chuyển từ điểm cố định đó của người biết. Thế thì người biết là tâm trí bạn và cái được biết là thế giới, và bạn trở thành điểm thứ ba, cái ngã chứng kiến.

Điểm thứ ba này không thể được siêu việt lên, và cái mà không thể được siêu việt lên là cái tối thượng. Cái mà có thể được siêu việt lên là không có giá trị, vì thế thì nó không phải là bản tính của bạn - bạn có thể siêu việt nó.

Tôi sẽ thử giải thích nó qua một ví dụ. Trong đêm bạn ngủ và bạn mơ. Đến sáng bạn thức và mơ bị mất. Trong khi bạn thức không có mơ; thế giới khác đi vào trong cái nhìn của bạn. Bạn đi trên phố, bạn làm việc trong cơ xưởng hay trong văn phòng. Thế rồi bạn quay về nhà bạn, lần nữa bạn rơi vào giấc ngủ trong đêm. Thế thì thế giới này mà bạn đã biết trong khi bạn thức biến mất. Thế thì bạn không nhớ bạn là ai. Thế thì bạn không biết liệu bạn là đen hay trắng, nghèo hay giầu, khôn hay ngu. Bạn không biết bất kì cái gì. Bạn không biết liệu bạn là trẻ hay già. Bạn không biết liệu bạn là đàn ông hay đàn bà. Mọi điều có quan hệ với tâm thức thức biến mất; bạn đi vào thế giới mơ. Bạn quên thế giới thức; nó không còn nữa. Buổi sáng, thế giới mơ lại biến mất. Bạn quay lại.

Cái nào là thực? - vì trong khi bạn mơ, thế giới thực, thế giới bạn đã biết khi bạn thức, không còn nữa. Bạn không thể so sánh. Và khi bạn thức, thế giới mơ không còn nữa. Bạn không thể so sánh. Cái nào là thực? Tại sao bạn gọi thế giới mơ là không thực? Tiêu chí là gì?

Nếu bạn nói, 'Vì nó biến mất khi tôi thức,' điều này không thể là tiêu chí được, vì thế giới thức của bạn biến mất khi bạn mơ. Và thực sự, nếu bạn tranh cãi theo cách này, thế thì thế giới mơ có thể là thực hơn, vì trong khi bạn thức bạn có thể nhớ được mơ, nhưng trong khi bạn mơ bạn không thể nhớ được tâm thức thức và thế giới bao quanh nó. Cho nên cái nào là thực hơn và sâu hơn? Thế giới mơ tẩy sạch thế giới mà bạn gọi là thực. Thế giới thực của bạn không thể tẩy đi được thế giới mơ một cách toàn bộ thế; nó dường như vững chắc hơn, thực hơn. Và tiêu chí là gì? Nói thế nào? So sánh thế nào?

Mật tông nói rằng cả hai là không thực. Thế thì cái gì là thực? Mật tông nói rằng người biết thế giới mơ và người biết thế giới thức, người đó là thực - vì người đó không bao giờ siêu việt. Người đó không bao giờ bị cắt bỏ. Dù bạn mơ hay dù bạn thức, người đó có đó, không bị cắt bỏ.

Mật tông nói rằng người biết mơ, và người biết rằng bây giờ mơ đã dừng lại, người biết thế giới thức, và người biết rằng bây giờ thế giới thức đã biến mất, là cái thực. Vì không có vấn đề khi nào nó không có; nó bao giờ cũng có đó. Cái mà không thể bị cắt bỏ đi bởi bất kì trải nghiệm nào là cái thực. Cái mà không thể bị siêu việt, ở bên ngoài cái bạn không thể đi tới, là cái ngã của bạn. Nếu bạn có thể đi ra ngoài nó, thế thì nó không là cái ngã của bạn.

Phương pháp này của Gurdjieff, mà ông ấy gọi là nhớ cái ngã, hay phương pháp của Phật, mà ông ấy gọi là chính niệm, hay kinh mật tông này, dẫn tới một điều. Chúng dẫn bạn vào bên trong tới điểm mà không phải là cả cái được biết lẫn người biết, nhưng là cái ngã chứng kiến, cái biết cả hai.

Cái ngã chứng kiến này là cái tối thượng, bạn không thể đi ra ngoài nó, vì bây giờ bất kì cái gì bạn làm sẽ là việc chứng kiến. Bên ngoài việc chứng kiến bạn không thể đi được. Cho nên việc chứng kiến là nền móng tối thượng, nền đất cơ bản của tâm thức. Kinh này sẽ làm lộ nó ra cho bạn.

Từng vật được cảm nhận qua việc biết.

Cái ngã chiếu sáng trong không gian qua việc biết.

Cảm nhận người ta hiện hữu như người biết và cái được biết.

Nếu bạn có thể cảm nhận trong bản thân bạn một điểm mà là cả người biết và cái được biết, thế thì bạn đã siêu vệt trên đối thể và chủ thể cả hai. Thế thì bạn đã siêu việt trên vật chất và tâm trí cả hai; thế thì bạn đã siêu việt trên cái bên ngoài và cái bên trong cả hai. Bạn đã đi tới điểm mà người biết và cái được biết là một. Không có phân chia.

Với tâm trí, phân chia sẽ còn lại. Chỉ với cái ngã chứng kiến, phân chia biến mất. Với cái ngã chứng kiến, bạn không thể nói ai là cái được biết và ai là người biết - nó là cả hai. Nhưng điều này phải được dựa trên trải nghiệm, bằng không nó trở thành thảo luận triết lí. Cho nên thử nó đi, thực nghiệm đi.

Bạn ngồi gần đoá hoa hồng: nhìn nó đi. Điều đầu tiên cần làm là chăm chú toàn bộ, cho đoá hồng sự chú ý toàn bộ, tới mức toàn thế giới biến mất và chỉ đoá hồng còn lại đó - ý thức của bạn là chăm chú toàn bộ tới sự hiện hữu của đoá hồng. Nếu chú ý là toàn bộ thế thì thế giới biến mất, vì chú ý càng được tập trung vào đoá hồng, mọi thứ khác càng rơi rụng đi. Thế giới biến mất; chỉ đoá hồng còn lại. Đoá hồng trở thành thế giới.

Đây là bước đầu tiên - tập trung vào đoá hồng. Nếu bạn không thể tập trung được vào đoá hồng, sẽ khó chuyển sang người biết, vì thế thì tâm trí bạn bao giờ cũng bị làm chệch hướng. Cho nên tập trung trở thành bước đầu tiên hướng tới thiền. Chỉ đoá hồng còn lại; toàn thể thế giới đã biến mất. Bây giờ bạn có thể di chuyển vào bên trong; bây giờ đoá hồng trở thành điểm từ đó bạn có thể di chuyển. Bây giờ nhìn đoá hồng, và bắt đầu trở nên nhận biết về bản thân bạn - người biết.

Lúc ban đầu bạn sẽ bỏ lỡ. Khi bạn dịch chuyển sang người biết, hoa hồng sẽ trượt ra khỏi ý thức. Nó sẽ trở nên yếu ớt, nó sẽ đi xa, nó sẽ trở thành xa cách. Lần nữa bạn sẽ tới hoa hồng, và bạn sẽ quên cái ngã. Trò chơi trốn tìm này sẽ tiếp diễn, nhưng nếu bạn kiên trì, sớm hay muộn một khoảnh khắc sẽ tới khi đột nhiên bạn sẽ ở giữa. Người biết, tâm trí, và hoa hồng sẽ có đó, và bạn sẽ chỉ ở giữa, nhìn cả hai. Điểm giữa đó, điểm cân bằng đó, là nhân chứng.

Một khi bạn biết điều đó, bạn đã trở thành cả hai. Thế thì hoa hồng - cái được biết, và người biết - tâm trí, chính là hai cánh của bạn. Thế thì đối thể và chủ thể chỉ là hai cánh; bạn ở trung tâm của cả hai. Chúng là việc mở rộng của bạn. Thế thì thế giới và điều thiêng liêng cả hai là những mở rộng của bạn. Bạn đã đi tới chính trung tâm của hiện hữu. Và trung tâm này chỉ là nhân chứng.

Cảm nhận người ta hiện hữu như người biết và cái được biết.

Bắt đầu bằng việc tập trung vào cái gì đó. Khi tập trung đã đi tới là toàn bộ, thế thì thử đi vào trong, trở nên lưu tâm tới bản thân bạn, và thế rồi cố giữ cân bằng. Điều đó sẽ cần thời gian - nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Nó tuỳ thuộc vào nỗ lực của bạn mãnh liệt thế nào, vì nó là sự cân bằng tinh tế nhất tới giữa hai điều này. Nhưng nó xảy ra, và khi nó xảy ra bạn đã đạt tới trung tâm của sự tồn tại. Trong trung tâm đó bạn được bắt rễ, tiếp đất, im lặng, phúc lạc, trong cực lạc, và nhị nguyên không còn nữa. Đây là điều người Hindu đã gọi là samadhi. Đây là điều Jesus đã gọi là vương quốc của Thượng đế.

Chỉ hiểu theo lời sẽ không giúp đỡ gì mấy, nhưng nếu bạn thử, từ chính lúc ban đầu bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó đang xảy ra. Khi bạn tập trung vào hoa hồng, thế giới sẽ biến mất. Đây là phép màu - khi toàn thể thế giới biến mất. Thế thì bạn đi tới hiểu rằng chính chú ý của bạn là cơ bản, và bất kì chỗ nào bạn di chuyển chú ý tới, thế giới được tạo ra, và từ bất kì chỗ nào bạn loại bỏ chú ý của bạn, thế giới mất đi. Cho nên bạn có thể tạo ra các thế giới qua chú ý của bạn.

Nhìn điều đó theo cách này. Bạn đang ngồi ở đây. Nếu bạn đang trong yêu ai đó, thế thì đột nhiên chỉ một người còn lại trong phòng này; mọi thứ khác biến mất, nó không có đó. Cái gì xảy ra? Tại sao chỉ một người còn lại khi bạn đang trong yêu? Toàn thế giới thực sự mất đi; nó như ma, bóng hình. Chỉ một người là thực, vì bây giờ tâm trí bạn được tập trung vào một người, tâm trí bạn bị hấp thu toàn bộ vào một người. Mọi thứ khác trở thành tựa hình bóng, sự tồn tại hình bóng - nó không thực cho bạn.

Bất kì khi nào bạn có thể tập trung, chính việc tập trung làm thay đổi toàn thể hình mẫu sự tồn tại của bạn. Thử nó đi - trên bất kì cái gì. Bạn có thể thử nó trên tượng Phật hay đoá hoa hay cây hay bất kì cái gì. Hay chỉ trên mặt người yêu của bạn hay bạn của bạn - chỉ nhìn vào mặt.

Điều đó sẽ là dễ dàng, vì nếu bạn yêu mặt nào đó thì rất dễ tập trung. Và thực sự, nhưng người cố tập trung vào Phật, vào Jesus, vào Krishna, họ đã là những người yêu; họ yêu Phật. Cho nên rất dễ cho Xá Lợi Tử hay cho Mục kiền liên hay cho các đệ tử khác tập trung vào mặt Phật. Khoảnh khắc họ nhìn vào mặt Phật họ dễ dàng tuôn chảy tới nó. Yêu có đó; họ bị mê tít.

Cho nên thử tìm một mặt - bất kì mặt nào bạn yêu đều có tác dụng - và chỉ nhìn vào mắt và tập trung và mặt này. Đột nhiên toàn thể thế giới mất đi; một chiều mới đã mở ra. Tâm trí bạn được tập trung vào một thứ - thế thì người đó hay vật đó trở thành toàn thế giới.

Khi tôi nói điều này, tôi ngụ ý rằng nếu chú ý của bạn là toàn bộ hướng tới bất kì cái gì, thứ đó trở thành toàn thể thế giới. Bạn tạo ra thế giới qua chú ý của bạn. Thế giới của bạn do bạn tạo ra qua chú ý riêng của bạn. Và khi bạn được hấp thu toàn bộ, chảy như sông hướng tới đối thể, thế thì đột nhiên bắt đầu trở nên nhận biết về cội nguồn nguyên thuỷ từ đó chú ý này chảy. Sông đang chảy; bây giờ trở nên nhận biết về nguồn gốc.

Lúc ban đầu bạn sẽ bị lạc đi lạc lại; bạn sẽ dịch chuyển. Nếu bạn di chuyển tới nguồn gốc, bạn sẽ quên sông và đối thể; quên biển mà nó đang chảy tới. Nó sẽ thay đổi: nếu bạn đi tới đối thể, bạn sẽ quên cội nguồn. Điều đó là tự nhiên, vì tâm trí đã trở nên bị cố định tới hoặc đối thể hoặc chủ thể.

Đó là lí do tại sao nhiều người đi vào chỗ ẩn cư. Họ bỏ thế giới. Bỏ thế giới về căn bản có nghĩa là bỏ đối thể, để cho họ có thể tập trung vào bản thân họ. Điều đó là dễ. Nếu bạn bỏ thế giới và nhắm mắt lại và đóng mọi giác quan, bạn có thể nhận biết về bản thân bạn dễ dàng, nhưng lần nữa nhận biết đó là giả vì bạn đã chọn một điểm của nhị nguyên. Đây là cực đoan khác của cùng một bệnh.

Trước hết bạn đã nhận biết về đối thể - cái được biết , và bạn đã không nhận biết về chủ thể - người biết. Bây giờ bạn bị cố định với người biết và bạn đã quên cái được biết, nhưng bạn vẫn còn bị phân chia trong nhị nguyên. Và điều này lại là tâm trí cũ trong hình mẫu mới. Không cái gì đã thay đổi.

Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi là không bỏ thế giới các đối thể. Không bỏ thế giới các đối thế. Thay vì thế, cố trở nên nhận biết về cả chủ thể và đối thể đồng thời, cái bên ngoài và cái bên trong đồng thời. Nếu cả hai có đó, chỉ thế thì bạn có thể được cân bằng giữa chúng. Nếu một có đó bạn sẽ bị ám ảnh với nó.

Những người đi lên Himalayas và đóng bản thân họ, họ chỉ giống như bạn đang đứng ở tư thế lộn ngược. Bạn bị cố định với đối thể, họ bị cố định với chủ thể. Bạn bị cố định với cái bên ngoài, họ bị cố định với cái bên trong. Bạn không tự do họ cũng không tự do, vì bạn không thể tự do với một. Với một bạn trở nên bị đồng nhất. Bạn có thể là tự do chỉ khi bạn trở nên nhận biết về hai. Thế thì bạn có thể trở thành cái thứ ba, và cái thứ ba là điểm tự do. Với một bạn trở nên bị đồng nhất. Với hai bạn có thể vận động, bạn có thể dịch chuyển, bạn có thể cân bằng, và bạn có thể đi tới điểm giữa, điểm giữa tuyệt đối.

Phật thường nói rằng con đường của ông ấy là trung đạo - majjhim nikaya. Người ta đã không thực sự hiểu tại sao ông ấy nhấn mạnh nhiều thế vào việc gọi nó là trung đạo. Đây là lí do: vì toàn thể quá trình của ông ấy là của việc lưu tâm - nó là con đường giữa. Phật nói, 'Không bỏ thế giới này, và không bám lấy thế giới khác. Thay vì thế, ở giữa. Không bỏ cực đoan này và chuyển sang cực đoan khác; chỉ ở giữa, vì ở giữa cả hai không hiện hữu. Chỉ ở giữa bạn là tự do. Chỉ ở giữa không có nhị nguyên. Bạn đã đi tới một, và nhị nguyên đã trở thành chỉ là việc mở rộng của bạn - chỉ hai cánh.'

Trung đạo của Phật dựa trên kĩ thuật này. Nó là hay. Vì nhiều lí do thế nó là hay. Một: nó rất khoa học, vì chỉ giữa hai bạn có thể cân bằng. Nếu chỉ có một điểm, mất cân bằng nhất định có đó. Cho nên Phật nói rằng những người trần tục là mất cân bằng, và những người đã từ bỏ lại là mất cân bằng trong cực đoan kia. Người cân bằng là người không trong cực đoan này không trong cực đoan kia; người đó sống ngay ở giữa. Bạn không thể gọi người đó là theo thế giới này, bạn không thể gọi người đó là theo thế giới khác. Người đó tự do di chuyển; người đó không bị gắn với bất kì chỗ nào. Người đó đã đi tới điểm giữa, phương tiện vàng.

Thứ hai: rất dễ chuyển sang cực đoan kia - rất dễ. Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn có thể dễ dàng nhịn ăn, nhưng bạn không thể ăn kiêng dễ dàng. Nếu bạn nói quá nhiều bạn có thể đi vào trong im lặng rất dễ dàng, nhưng bạn không thể nói ít được. Nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ không ăn chút nào - đây là cực đoan kia. Nhưng ăn đơn giản, đi tới điểm giữa, là rất khó. Yêu người là dễ; ghét người là dễ. Đơn giản việc là dửng dưng là rất khó. Từ cực đoan này bạn có thể chuyển sang cực đoan kia.

Vẫn còn ở giữa là rất khó. Tại sao? Vì ở giữa bạn phải làm mất tâm trí bạn. Tâm trí bạn tồn tại ở các cực đoan. Tâm trí có nghĩa là thái quá. Tâm trí bao giờ cũng là kẻ cực đoan: hoặc bạn ủng hộ hoặc bạn chống đối. Bạn không thể đơn giản trung lập. Tâm trí không thể tồn tại trong tính trung lập: nó có thể ở đây hay ở kia - vì tâm trí cần cái đối lập. Nó cần được đối lập với cái gì đó. Nếu nó không bị đối lập với bất kì cái gì, nó biến mất. Thế thì không có vận hành cho nó; nó không thể vận hành.

Thử điều này đi. Theo bất kì cách nào, trở thành trung lập, dửng dưng - đột nhiên tâm trí không có vận hành. Nếu bạn ủng hộ, bạn có thể nghĩ; nếu bạn chống đối, bạn có thể nghĩ. Nếu bạn không ủng hộ không chống đối, cái gì được bỏ lại để nghĩ? Phật nói rằng dửng dưng là cơ sở của trung đạo. Upeksha dửng dưng - là dửng dưng với các cực đoan. Chỉ thử một điều: là dửng dưng với các cực đoan. Việc cân bằng xảy ra.

Việc cân bằng này sẽ cho bạn chiều hướng mới của việc cảm nơi bạn là cả người biết và cái được biết, thế giới này và thế giới khác, cái này và cái nọ, thân thể và tâm trí. Bạn là cả hai, và đồng thời không là cả hai - ở trên cả hai. Tam giác đã đi vào sự tồn tại.

Bạn có thể đã thấy rằng nhiều xã hội bí mật, huyền bí đã dùng tam giác như biểu tượng của họ. Tam giác là một trong những biểu tượng huyền bí cổ nhất chỉ bởi vì điều này - vì tam giác có ba góc. Bình thường bạn chỉ có hai góc, góc thứ ba bị thiếu. Nó chưa có đó, nó đã không tiến hoá. Góc thứ ba ở bên ngoài cả hai góc kia. Cả hai thuộc vào nó, chúng là một phần của nó, và dầu vậy nó ở bên ngoài và cao hơn cả hai.

Nếu bạn làm thực nghiệm này bạn sẽ giúp tạo ra tam giác bên trong bản thân bạn. Góc thứ ba sẽ nảy sinh dần dần, và khi nó tới thế thì bạn không thể trong khổ. Một khi bạn có thể chứng kiến, bạn không thể trong khổ. Khổ nghĩa là bị đồng nhất với cái gì đó.

Nhưng một điểm tinh tế phải được nhớ - thế thì bạn thậm chí sẽ không bị đồng nhất với phúc lạc. Đó là lí do tại sao Phật nói, 'Ta có thể nói chỉ ngần này - rằng sẽ không có khổ. Trong samadhi, trong cực lạc, sẽ không có khổ. Ta không thể nói rằng sẽ có phúc lạc.' Phật nói, 'Ta không thể nói điều đó. Ta có thể đơn giản nói sẽ không có khổ.'

Và ông ấy đúng, vì phúc lạc ngụ ý khi không có đồng nhất thuộc bất kì kiểu nào - thậm chí không đồng nhất với phúc lạc. Điều này rất tinh tế. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn phúc lạc, sớm hay muộn bạn sẽ lại ở trong khổ. Nếu bạn cảm thấy phúc lạc, bạn đang chuẩn bị là khổ lần nữa. Bạn vẫn bị đồng nhất với tâm trạng.

Bạn cảm thấy sướng: bây giờ bạn bị đồng nhất với sướng. Khoảnh khắc bạn bị đồng nhất với sướng, khổ đã bắt đầu. Bây giờ bạn sẽ bám lấy nó, bây giờ bạn sẽ trở nên sợ cái đối lập, bây giờ bạn sẽ mong đợi nó vẫn còn với bạn thường xuyên. Bạn đã tạo ra mọi thứ được cần cho khổ có đó và thế thì khổ sẽ đi vào, và khi bạn bị đồng nhất với hạnh phúc, bạn sẽ bị đồng nhất với khổ. Đồng nhất là bệnh.

Tại điểm thứ ba bạn không bị đồng nhất với bất kì cái gì: bất kì cái gì tới và qua, tới và qua; bạn vẫn còn là nhân chứng, chỉ là khán giả - trung lập, dửng dưng, không đồng nhất.

Sáng tới và mặt trời mọc và bạn chứng kiến nó. Bạn không nói, 'Tôi là buổi sáng.' Thế rồi khi trưa đến, bạn không nói, 'Tôi đã trở thành buổi trưa.' Bạn chứng kiến nó. Và khi mặt trời lặn và tối đến và đêm, bạn không nói, 'Tôi là tối và đêm.' Bạn chứng kiến nó. Bạn nói, 'Đã có sáng, thế rồi có trưa, thế rồi có tối và giờ có đêm. Và lần nữa sẽ có sáng và vòng tròn này sẽ tiếp diễn và tôi chỉ là người xem. Tôi liên tục chứng kiến.'

Nếu cùng điều này trở thành có thể với các tâm trạng của bạn - tâm trạng buổi sáng và tâm trạng buổi trưa và tâm trạng buổi tối và đêm, và chúng có vòng tròn riêng của chúng, chúng liên tục vận động - bạn trở thành nhân chứng. Bạn nói, 'Bây giờ sướng đã tới - cũng như buổi sáng. Và bây giờ đêm sẽ tới - khổ. Tâm trạng sẽ liên tục thay đổi quanh tôi, và tôi sẽ vẫn còn được định tâm trong bản thân tôi. Tôi sẽ không bị gắn vào bất kì tâm trạng nào. Tôi sẽ không bám lấy bất kì tâm trạng nào. Tôi sẽ không hi vọng về bất kì cái gì và tôi sẽ không cảm thấy thất vọng. Tôi sẽ đơn giản chứng kiến. Bất kì cái gì xảy ra, tôi sẽ nhìn nó. Khi nó tới, tôi sẽ nhìn; khi nó đi, tôi sẽ nhìn.'

Phật dùng điều này nhiều lần. Ông ấy nói đi nói lại rằng khi một ý nghĩ nảy sinh, nhìn nó. Ý nghĩ về khổ, ý nghĩ về sướng nảy sinh - nhìn nó. Nó đi tới cực đỉnh - nhìn nó. Thế rồi nó bắt đầu sụt xuống - nhìn nó. Thế rồi nó biến mất - nhìn nó. Nảy sinh, tồn tại, chết, và bạn vẫn còn chỉ là nhân chứng; liên tục nhìn nó. Điểm thứ ba này làm cho bạn thành nhân chứng, sakshi, và là nhân chứng là khả năng cao nhất của ý thức.

Kĩ thuật thứ hai:

Người được yêu,

tại khoảnh khắc này

để tâm trí, việc biết, hơi thở, hình dạng,

được bao hàm.

Người được yêu, tại khoảnh khắc này để tâm trí, việc biết, hơi thở, hình dạng được bao hàm.

Kĩ thuật này là hơi khó, nhưng nếu bạn có thể làm được nó, thế thì rất tuyệt vời, hay. Ngồi, không phân chia. Ngồi trong thiền, bao hàm tất cả - thân thể bạn, tâm trí bạn, hơi thở của bạn, suy nghĩ của bạn, việc biết của bạn, mọi thứ. Bao hàm tất cả. Không phân chia, không tạo ra bất kì phân mảnh nào. Bình thường chúng ta phân mảnh; chúng ta liên tục phân mảnh. Chúng ta nói, 'Thân thể không phải là tôi.' Có những kĩ thuật cũng có thể dùng điều đó, nhưng kĩ thuật này là khác toàn bộ; đúng hơn, đối lập.

Không phân chia. Không nói, 'Tôi không là thân thể.' Không nói, 'Tôi không là hơi thở.' Không nói, 'Tôi không là tâm trí.' Chỉ nói, 'Tôi là tất cả' - và là tất cả. Không tạo ra bất kì phân mảnh nào bên trong bạn. Đây là việc cảm. Với mắt nhắm bao hàm mọi thứ tồn tại trong bạn. Không làm bản thân bạn được định tâm vào bất kì chỗ nào - được không định tâm. Hơi thở tới và đi, ý nghĩ tới và chuyển đi. Hình dạng của thân thể bạn sẽ liên tục thay đổi. Bạn đã không quan sát điều này.

Nếu bạn ngồi với mắt nhắm, bạn sẽ cảm thấy rằng đôi khi thân thể bạn là lớn, đôi khi thân thể bạn là nhỏ; đôi khi nó rất nặng, đôi khi chỉ là nhẹ, dường như bạn có thể bay. Bạn có thể cảm thấy việc tăng và giảm này của hình dạng. Cứ nhắm mắt lại và ngồi và bạn sẽ cảm thấy rằng đôi khi thân thể rất lớn - trút đầy cả căn phòng, đôi khi nó nhỏ thế - chỉ như nguyên tử. Tại sao hình dạng này thay đổi? Khi chú ý của bạn thay đổi, hình dạng của thân thể thay đổi. Nếu bạn có tính bao hàm tất cả, nó sẽ trở thành lớn; nếu bạn loại trừ - cái này không phải tôi, cái này không phải tôi - thế thì nó sẽ trở thành rất nhỏ, nguyên tử.

Kinh này nói:

Người được yêu,

tại khoảnh khắc này

để tâm trí, việc biết, hơi thở, hình dạng,

được bao hàm.

Bao hàm mọi thứ trong hiện hữu của bạn và không loại bỏ bất kì cái gì. Không nói, 'Cái này không phải tôi,' nói, 'Tôi hiện hữu,' và bao hàm mọi thứ trong nó. Nếu bạn có thể làm điều này khi ngồi, những việc xảy ra tuyệt đối mới, tuyệt vời sẽ xảy ra cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy không có trung tâm; trong bạn không có trung tâm. Và với trung tâm mất đi, không có cái ngã, không có bản ngã; chỉ tâm thức còn lại - tâm thức như bầu trời bao phủ mọi thứ. Và khi nó tăng trưởng, không chỉ hơi thở riêng của bạn sẽ được bao hàm, không chỉ hình dạng riêng của bạn sẽ được bao hàm; chung cuộc toàn thể vũ trụ trở nên được bao hàm với bạn.

Swami Ramteerth đã dùng kĩ thuật này cho sadhana riêng của ông ấy. Một khoảnh khắc tới khi ông ấy bắt đầu nói, 'Toàn thế giới là trong ta, và sao di chuyển trong ta.' Ai đó đang nói với ông ấy và ông này nói, 'Trời rất đẹp ở đây trong Himalayas.' Ramteerth đã ở trong Himalayas, và người này nói với ông ấy, 'Trời rất đẹp ở đây trong Himalayas.' Và Ramteerth tương truyền đã nói, 'Himalayas nào? Himalayas ở trong ta.'

Người này chắc phải đã nghĩ ông ấy điên. Làm sao Himalayas có thể ở trong ông ấy được? Nhưng nếu bạn thực hành thiền này, bạn có thể cảm thấy rằng Himalayas ở trong bạn. Để tôi giải thích làm sao điều đó là có thể.

Thực sự, khi bạn nhìn tôi, bạn không thể nhìn vào người đang ngồi đây trên chiếc ghế này. Thực sự, bạn đang nhìn vào hình ảnh của tôi cái ở bên trong bạn, trong tâm trí bạn. Làm sao bạn có thể biết tôi ở đây trên chiếc ghế này? Mắt bạn chỉ mang hình ảnh. Thậm chí cũng không phải là hình ảnh - chỉ các tia sáng đi vào mắt bạn. Và thế rồi tự bản thân mắt không đi tới tâm trí; chỉ tia sáng đi qua mắt đi vào bên trong. Và hệ thống thần kinh của bạn, cái mang những tia sáng đó, không thể mang chúng như tia sáng; nó biến đổi chúng thành các hoá chất. Cho nên chỉ hoá chất du hành, và những hoá chất này được giải mã và bạn thấy tôi trong tâm trí bạn.

Bạn không bao giờ ở ngoài tâm trí bạn. Toàn thể thế giới mà bạn biết, bạn giải mã nó trong tâm trí của bạn, bạn biết nó trong tâm trí của bạn. Mọi Himalayas và mọi mặt trời và sao và trăng, chúng là ở trong tâm trí bạn theo sự tồn tại rất tinh tế. Nếu bạn nhắm mắt lại và cảm thấy rằng mọi thứ đều được bao hàm, bạn sẽ biết rằng toàn thế giới đang vận động bên trong bạn. Và một khi bạn cảm thấy điều này - rằng toàn thế giới đang vận động bên trong bạn - mọi khổ riêng của bạn bị mất đi. Bạn không còn là một cá nhân. Bạn đã trở thành cái tuyệt đối, phi cá nhân. Bạn đã trở thành toàn thể sự tồn tại.

Kĩ thuật này mở rộng tâm thức bạn. Bây giờ ở phương tây, nhiều ma tuý đang được dùng để mở rộng tâm thức - LSD, cần sa, và các ma tuý khác. Ở Ấn Độ nữa, vào thời xưa, chúng đã được dùng, vì chúng cho cảm giác giả về việc mở rộng. Tất cả những người dùng ma tuý, với họ kĩ thuật này sẽ là hay, rất giúp đỡ, vì khao khát của họ là về mở rộng.

Khi bạn dùng LSD, bạn không còn bị giới hạn trong bản thân bạn, bạn đã trở nên bao hàm tất cả. Đã có những trường hợp... Một cô gái nhảy xuống từ toà nhà bẩy tầng vì cô ấy cảm thấy rằng cô ấy không thể chết, chết là không thể được. Cô ấy cảm thấy rằng cô ấy có thể bay, và cô ấy cảm thấy rằng không có rào chắn, không có sợ. Cô ấy đã nhảy ra từ toà nhà bẩy tầng và chết, tan xác. Nhưng trong tâm trí cô ấy, dưới ảnh hưởng của ma tuý, đã không có giới han, không có chết.

Việc mở rộng tâm thức đã trở thành mốt nhất thời, vì khi bạn mở rộng ra bạn cảm thấy cao. Toàn thế giới, dần dần, trở nên được bao hàm trong bạn. Bạn trở thành lớn, lớn vô hạn, và với sự lớn này, với việc mở rộng, mọi khổ riêng của bạn suy sụp. Nhưng qua LSD hay cần sa hay các ma tuý khác, điều này chỉ là việc cảm giả.

Qua kĩ thuật này, việc cảm này trở thành thực - thực sự toàn thế giới tới bên trong bạn. Có hai lí do cho điều này. Một: ý thức cá nhân của chúng ta không thực sự là cá nhân; sâu bên dưới nó có tính tập thể. Chúng ta có vẻ giống các đảo, nhưng mọi đảo sâu bên dưới đều được kết nối với đất. Chúng ta có vẻ giống như các đảo, khác biệt - tôi có ý thức, bạn có ý thức - nhưng ý thức của bạn và ý thức của tôi đâu đó sâu bên dưới là một. Nó được kết nối với đất, nền đất cơ bản.

Đó là lí do tại sao nhiều thứ xảy ra mà có vẻ không thể giải thích được. Nếu bạn thiền một mình sẽ khó đi vào trong nó hơn, nhưng nếu bạn thiền cùng một nhóm điều đó rất dễ dàng, vì toàn thể nhóm làm việc như một đơn vị. Trong các trại thiền tôi đã cảm thấy và quan sát rằng sau hai hay ba ngày tính cá nhân của các bạn không còn nữa; bạn trở thành một phần của tâm thức lớn hơn. Và những con sóng rất tinh tế được cảm thấy, những con sóng rất tinh tế bắt đầu vận động, và ý thức nhóm tiến hoá.

Cho nên khi bạn nhảy múa, bạn không thực sự nhảy múa, nhưng ý thức nhóm đang nhảy múa; bạn chỉ là một phần của nó. Nhịp điệu không chỉ bên trong bạn, nhịp điệu cũng ở bên ngoài bạn. Nhịp điệu là tất cả khắp xung quanh bạn. Trong một nhóm bạn không hiện hữu. Hiện tượng bề ngoài của việc là đảo bị quên đi và hiện tượng sâu hơn của việc là một được nhận ra. Trong một nhóm bạn ở gần với điều thiêng liêng hơn; một mình bạn ở xa xôi hơn, vì lần nữa bạn trở nên được tập trung vào bản ngã, vào khác biệt bề ngoài, và phân tách bề ngoài. Kĩ thuật này giúp đỡ, vì thực sự bạn là một với vũ trụ. Chính vấn đề duy nhất là làm sao đào vào nó hay làm sao rơi vào trong nó và nhận ra nó.

Ở cùng với một nhóm thân thiết bao giờ cũng cho bạn năng lượng. Ở cùng với ai đó có tính đối kháng, bạn bao giờ cũng cảm thấy rằng năng lượng của bạn đã bị rút ra. Tại sao? Nếu bạn ở cùng một nhóm thân thiết, trong một gia đình, và bạn đang ngồi, thảnh thơi, chỉ ở cùng nhau, bạn cảm thấy được tích năng lượng, được truyền sức sống. Gặp một người bạn, bạn cảm thấy sống động hơn bạn đã vậy trước đó. Chỉ đi qua kẻ thù, bạn cảm thấy rằng bạn đã mất năng lượng nào đó, bạn cảm thấy mệt mỏi. Cái gì xảy ra?

Khi bạn gặp một nhóm thân thiết thông cảm, bạn quên đi tính cá nhân của bạn; bạn rơi xuống mức cơ sở nơi bạn có thể gặp gỡ. Khi người nào đó đối kháng, bạn trở nên nhiều tính cá nhân hơn, bản ngã hơn; bạn bám lấy bản ngã của bạn. Vì việc bám đó bạn cảm thấy mệt. Mọi năng lượng tới từ gốc; mọi năng lượng tới với cảm giác về hiện hữu tập thể.

Lúc ban đầu, làm việc thiền này bạn sẽ cảm thấy hiện hữu tập thể dâng lên, và thế rồi chung cuộc tâm thức càn khôn nảy sinh. Khi mọi khác biệt bị mất, mọi ranh giới biến mất và sự tồn tại còn lại như một mảnh, một đơn vị, một toàn thể; thế thì mọi thứ được bao hàm. Nỗ lực này để bao hàm mọi thứ bắt đầu từ sự tồn tại cá nhân riêng của bạn. Bao hàm đi.

Người được yêu,

tại khoảnh khắc này

để tâm trí, việc biết, hơi thở, hình dạng,

được bao hàm.

Điểm cơ bản là nhớ tính bao hàm. Không loại trừ. Đây là chìa khoá cho kinh này - tính bao hàm, chứa đựng. Bao hàm và trưởng thành. Bao hàm và mở rộng. Thử nó với thân thể bạn, và thế rồi thử nó với thế giới bên ngoài nữa.

Ngồi dưới cây, nhìn lên cây, thế rồi nhắm mắt lại và cảm thấy rằng cây ở bên trong bạn. Nhìn lên trời, thế rồi nhắm mắt lại và cảm thấy rằng trời ở bên trong bạn. Nhìn mặt trời mọc, thế rồi nhắm mắt lại và cảm thấy rằng mặt trời đang mọc bên trong bạn. Cảm nhiều sự bao hàm hơn.

Một kinh nghiệm vô biên sẽ xảy ra cho bạn. Khi bạn cảm thấy rằng cây ở bên trong bạn, lập tức bạn sẽ cảm thấy trẻ trung hơn, tươi tắn hơn. Và đây không phải là tưởng tượng, vì cây và bạn cả hai cùng thuộc về đất. Cả hai được bắt rễ trong cùng đất và chung cuộc được bắt rễ trong cùng sự tồn tại. Cho nên khi bạn cảm thấy rằng cây ở bên trong bạn, cây là ở bên trong bạn - điều này không phải là tưởng tượng - và ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy hiệu quả. Sự sống động của cây, mầu xanh lục, cái tươi tắn, làn gió thoảng qua nó, sẽ được cảm thấy bên trong bạn. Bao hàm ngày càng nhiều sự tồn tại đi và đừng loại trừ.

Theo nhiều cách, nhiều thầy giáo thế giới đã từng dạy điều này. Jesus nói, 'Yêu kẻ thù của ông như bản thân ông.'

Đây là một thực nghiệm trong sự bao hàm. Freud thường nói, 'Tại sao tôi phải yêu kẻ thù của tôi như bản thân tôi? Người đó là kẻ thù của tôi, cho nên tại sao tôi phải yêu người đó như bản thân tôi? Và làm sao tôi có thể yêu được?' Câu hỏi của ông ấy dường như liên quan, nhưng ông ấy không nhận biết về tại sao Jesus nói yêu kẻ thù của ông như bản thân ông. Điều đó không dành cho bất kì chính trị xã hội nào, không dành cho bất kì thay đổi nào trong xã hội, không để tạo ra xã hội tốt hơn, nhưng để cho bạn cảm giác được mở rộng hơn về hiện hữu và tâm thức.

Nếu bạn có thể bao hàm kẻ thù của bạn bên trong bản thân bạn, người đó không thể làm hại bạn được. Điều đó không có nghĩa là người đó không thể giết bạn: người đó có thể giết bạn, nhưng người đó không thể làm hại bạn. Hại tới khi bạn loại trừ người đó. Khoảnh khắc bạn loại trừ người đó, bạn trở thành bản ngã, tách rời, một mình, bị cắt ra khỏi sự tồn tại. Nếu bạn bao hàm kẻ thù bên trong bạn, thế thì mọi thứ được bao hàm. Khi kẻ thù có thể được bao hàm, thế thì tại sao cây không và tại sao trời không được bao hàm?

Nhấn mạnh về kẻ thù là ở chỗ nếu bạn có thể bao hàm kẻ thù trong sự hiện hữu của bạn, bạn có thể bao hàm mọi thứ; thế thì không cần loại trừ bất kì cái gì. Nếu bạn có thể cảm thấy rằng kẻ thù của bạn được bao hàm bên trong bạn, thế thì ngay cả kẻ thù của bạn sẽ cho bạn sinh lực, năng lượng. Người đó không thể là hại cho bạn. Người đó có thể giết bạn, nhưng ngay cả khi người đó giết bạn, người đó không thể làm hại bạn. Hại đó tới từ tâm trí riêng của bạn khi bạn loại trừ.

Nhưng hoàn cảnh với chúng ta là đối lập đối xứng toàn bộ - ngay cả bạn bè cũng không được bao hàm. Kẻ thù bị loại trừ, và ngay cả bạn bè cũng không được bao hàm. Ngay cả người yêu của bạn, người được yêu của bạn, cũng không được bao hàm. Trong khi đang ở cùng với người yêu của bạn, bạn không hội nhập vào trong người đó. Bạn vẫn còn tách rời, bạn kiểm soát bản thân bạn. Bạn không muốn mất đi căn cước của bạn. Vì điều này, yêu đã trở thành không thể được.

Chừng nào bạn chưa làm mất đi căn cước làm sao bạn có thể yêu? Bạn muốn vẫn còn là bản thân bạn, và người yêu của bạn muốn vẫn còn là bản thân người đó, và không người nào sẵn sàng hội nhập, không người nào sẵn sàng bao hàm. Cả hai đều loại trừ, cả hai bị đóng ngoặc trong bản thân họ: không có gặp gỡ, không hội nhập, không giao cảm. Nếu ngay cả những người yêu không được bao hàm, thế thì nhất định có chuyện rằng sự tồn tại của bạn là nghèo nhất có thể được. Bạn một mình, nghèo nàn, kẻ ăn xin. Với toàn thể sự tồn tại được bao hàm, bạn là hoàng đế.

Cho nên nhớ điều này: làm bao hàm thành phong cách sống. Không chỉ thiền, mà là phong cách sống, cách sống. Cố bao hàm ngày càng nhiều. Bạn càng bao hàm nhiều, bạn càng mở rộng nhiều, các ranh giới của bạn càng lui tới chính các góc của sự tồn tại. Một ngày nào đó duy nhất bạn hiện hữu; toàn thể sự tồn tại được bao hàm. Đây là điều tối thượng của mọi kinh nghiệm tôn giáo.

Người được yêu,

tại khoảnh khắc này

để tâm trí, việc biết, hơi thở, hình dạng,

được bao hàm.

Xem tiếp Chương 62 - Quay về Mục lục Tập 4 - Quay về Mục lục Toàn tập

0 Đánh giá

Ads Belove Post