Chương 66. Chứng ngộ - điều bình thường nhất

Chương 66. Chứng ngộ - điều bình thường nhất

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4 - Osho

Sách về các Bí mật: Bình luận mới

Chương 66. Chứng ngộ - điều bình thường nhất


Câu hỏi thứ nhất:

Đêm hôm qua thầy đã nói rằng khi không có ý nghĩ trong tâm trí, tâm trí trở thành không gian trống rỗng và các cánh cửa tới mọi điều huyền bí được mở ra. Tôi cảm thấy sâu sắc và rõ ràng về không gian bên trong này nhưng không có gì đặc biệt mà tôi cảm thấy như điều huyền bí.

Xin thầy giải thích thầy ngụ ý gì bởi điều huyền bí và làm sao nó được cảm thấy?

Bản thân trống rỗng bên trong là điều huyền bí. Bạn không thể cảm thấy nó và bạn không thể biết nó. Bạn trở thành nó. Bạn là nó. Khi không gian bên trong có đó, thế thì bạn không hiện hữu. Bạn không thể quan sát được nó. Nếu bạn quan sát nó, thế thì không gian bên trong chưa xuất hiện.

Ai sẽ quan sát nó? Nếu bạn có thể quan sát nó, bạn tách rời khỏi nó, cho nên nó không là bên trong, nó là bên ngoài. Nó là 'ngoài' với bạn. Cái bên trong chưa trở thành trống rỗng, nó được chất đầy. Bản ngã có đó - dưới hình dạng rất tinh vi; như người quan sát hay người xem, nó có đó. Cái bên trong chưa trống rỗng, vì khi cái bên trong là trống rỗng, bạn không hiện hữu.

Cho nên điều đầu tiên cần nhớ là ở chỗ bạn sẽ không là nhân chứng cho điều huyền bí, bạn sẽ là điều huyền bí. Bạn sẽ không có khả năng quan sát nó vì bạn không thể là tách rời, không thể có bất kì nhị nguyên nào.

Một điều... khi cái bên trong thực sự là trống rỗng, bạn không hiện hữu, vì bạn là cái mà cái bên trong được trút đầy. Vì bạn nó không trống rỗng; vì bạn không gian này bị che phủ, bị chiếm. Khi bạn tan biến, khi bạn đơn giản biến mất, chỉ thế thì trống rỗng bên trong có đó. Cho nên bạn sẽ không là nhân chứng cho điều huyền bí. Chừng nào bạn còn hiện hữu, điều huyền bí sẽ không được khải lộ; khi bạn không hiện hữu, điều huyền bí sẽ được khải lộ. Cho nên nếu bạn nói rằng bạn cảm thấy trống rỗng bên trong, điều đó có nghĩa là bạn không là trống rỗng; trống rỗng là cái gì đó đang xảy ra cho bạn, quanh bạn, nhưng bạn không trống rỗng. Cho nên thực sự trống rỗng này chỉ là 'ý nghĩ' về trống rỗng - đó là lí do tại sao bạn có thể nói rằng bây giờ không gian bên trong của bạn đã trở thành trống rỗng. Đây là ý nghĩ: trống rỗng này không phải là thực, trống rỗng này chỉ là một phần của tâm trí. Người quan sát có đó cho nên đối thể phải có đó. Bạn có thể làm trống rỗng thành đối thể, ý nghĩ.

Tương truyền rằng Bokuju đã trở nên trống rỗng như thế này. Ông ấy phải đã bắt gặp kiểu trống rỗng này. Ông ấy tới thầy mình và ông ấy nói, "Bây giờ không có gì cả, tôi đã trở thành trống rỗng." Thầy nói, "Đi ra và vứt cả cái hư không này đi. Cái hư không này vẫn là cái gì đó, sao ông đang mang nó? Nếu ông đã thực sự trở thành hư không ông sẽ không có khả năng báo cáo nó. Ai sẽ mang nó? Ai sẽ cảm thấy trong nó việc thành đạt nào đó?" Thầy nói với Bokuju, "Ông đã làm tốt, ông đã trở thành trống rỗng, giờ đi và vứt ra cả cái trống rỗng này đi."

Bạn có thể được trút đầy với trống rỗng - đó là vấn đề. Và nếu bạn được trút đầy bởi trống rỗng, bạn là không trống rỗng.

Điều thứ hai... tôi ngụ ý gì bởi điều huyền bí? Bất kì cái gì bạn hiểu, tôi không ngụ ý, vì bạn nghĩ rằng điều huyền bí sẽ là cái gì đó rất đáng ngạc nhiên, choáng váng, gây sốc, rằng bạn sẽ bị ném xuống đất. Điều đó không phải là vấn đề. Điều huyền bí là sự tồn tại thuần khiết đơn giản mà không có gì gây ngạc nhiên về nó, không cái gì gây choáng váng. Bạn sẽ không bị đẩy sang bên, không bị ném đi, không bị choáng, không bị làm bối rối. Điều huyền bí thực sự không là cái gì huyền bí. Chính sự tồn tại rất bình thường này đấy - chấp nhận nó như nó vậy đi mà không tạo ra bất kì vấn đề gì. Khi bạn không tạo ra vấn đề, sự tồn tại này là điều huyền bí; khi bạn tạo ra vấn đề bạn đang phá huỷ điều huyền bí. Bây giờ bạn đang đi tìm giải pháp, câu trả lời nào đó. Cùng tâm trí này tiếp diễn. Nếu bạn nghe tôi nói về điều huyền bí thế thì bạn nghĩ về cái gì đó rất đặc biệt. Không có gì đặc biệt trong sự tồn tại. Duy nhất với bản ngã từ 'đặc biệt' tồn tại.

Tương truyền rằng khi Lâm Tế đạt tới chứng ngộ, ông ấy đã cười. Đệ tử của ông ấy hỏi, "Sao thầy cười?" Ông ấy nói, "Ta cười vì điều này. Ta đã nỗ lực trong hàng nghìn và hàng nghìn kiếp vì điều này - nó bình thường thế."

Đây là điều huyền bí - chẳng có gì đặc biệt.

Người ta nói về Đạo Nguyên, một Thiền sư khác, rằng khi ông ấy đạt tới chứng ngộ, các đệ tử hỏi ông ấy, "Điều đầu tiên thầy muốn làm sau chứng ngộ là gì?" Đạo Nguyên tương truyền đã nói, "Ta muốn dùng một cốc trà."

Nó bình thường thế. Nhưng với bản ngã những điều này không hấp dẫn. Nếu tôi nói rằng chứng ngộ là bình thường tới mức bạn muốn dùng một cốc trà sau nó, thế thì bạn sẽ cảm thấy rằng toàn thể sự việc là vô nghĩa - sao phải phấn đấu? Thế thì bản ngã bước vào. Bản ngã muốn cái gì đó đặc biệt, cái gì đó hiếm hoi, cái gì đó không thường xảy ra, cái chỉ xảy ra cho bạn, cái đã không xảy ra cho bất kì ai. Bản ngã muốn cái gì đó đặc biệt, phi thường.

Thực tại không phi thường; nó đang xảy ra ở mọi nơi. Và nếu nó đã không xảy ra cho bạn thì đó là đặc biệt! Vì nó có đó, bao giờ cũng hiện diện. Không một khoảnh khắc nào nó thiếu vắng. Chứng ngộ đang xảy ra mọi khoảnh khắc, nó là chính cốt lõi của sự tồn tại - nhưng bạn điếc và mù. Nó chẳng là gì đặc biệt. Và vị phật, được chứng ngộ, là hiện tượng bình thường nhất.

Khi tôi nói 'bình thường' tôi ngụ ý: nó phải là vậy. Nếu nó có vẻ rất phi thường đó chính là vì bạn, vì bạn tạo ra nhiều rào cản thế - và bạn thích chúng. Đầu tiên bạn tạo ra chướng ngại, và thế rồi bạn cố vượt qua nó. Và thế rồi bạn cảm thấy rất tự hào. Ngay chỗ đầu tiên, không có chướng ngại. Nhưng bản ngã của bạn sẽ không cảm thấy thoải mái - bạn phải tạo ra con đường dài để đi tới điểm mà là gần nhất, điểm thân thiết nhất. Và bạn không bao giờ bỏ lỡ điều đó!

Cho nên đừng tìm kiếm cái gì đó huyền bí. Chỉ là đơn giản và hồn nhiên. Và thế thì toàn thể sự tồn tại mở cho bạn. Bạn sẽ không phát điên, bạn có thể đơn giản mỉm cười vào cái ngớ ngẩn của toàn thể sự việc mà gần thế nhưng bạn không thể đạt tới nó. Và không có rào chắn. Nó đã hiện hữu, theo nghĩa nào đó, bao giờ cũng ở bên trong bạn. Chính phép màu là làm sao bạn liên tục bỏ lỡ nó.

Nếu trống rỗng là thực, mọi cái có đó, cái toàn thể của nó, thực tại, sẽ được mở ra cho bạn. Không phải là nó bị đóng ngay bây giờ, nó đang mở. Bạn bị đóng. Tâm trí bạn bị bận. Khi tâm trí bạn trống rỗng, không bận, bạn sẽ mở cho nó, và sẽ có gặp gỡ. Và thế thì mọi thứ là đẹp trong tính bình thường toàn bộ của nó. Do đó người ta nói rằng người đã biết trở thành tuyệt đối bình thường. Người đó là một với thực tại. Khao khát cái đặc biệt là cách thức của bản ngã, và mọi cách thức của bản ngã đều tạo ra kẽ hở và khoảnh cách giữa bạn và cái thực. Là trống rỗng và mọi thứ sẽ xảy ra cho bạn.

Không phải là bạn sẽ phải thông báo: không có gì để được thông báo. Điều được nghĩ tới là chư phật hay các Krishna hay những người đã đạt tới điều tối thượng, không thể mô tả được nó vì nó đơn giản thế. Những thứ phức tạp có thể được mô tả, nhớ lấy. Những thứ đơn giản không thể được mô tả. Thứ càng phức tạp, mô tả càng dễ, vì trong cái phức tạp bạn có thể phân chia, làm tương phản, so sánh. Với một thứ đơn giản bạn không thể làm được bất kì cái gì.

Chẳng hạn, nếu tôi hỏi bạn, "Mầu vàng là gì?" bạn sẽ nói gì? Mầu vàng đơn giản thế, chẳng có gì phức tạp về nó. Nếu tôi hỏi, "Nước là gì?" bạn có thể nói, "H2O." Nó là phức tạp: có hidro, có ô xi, cho nên bạn có thể định nghĩa nó. Nhưng nếu tôi hỏi bạn, "Mầu vàng là gì?" nhiều nhất bạn có thể nói rằng mầu vàng là mầu vàng. Nhưng đó là lặp lại thừa, nó chẳng tạo ra nghĩa gì. Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói, "Mầu vàng là gì?" Bạn có thể chỉ ra hoa vàng, bạn có thể chỉ ra mặt trời vàng đang mọc, nhưng bạn không nói bất kì cái gì, bạn đang chỉ dẫn.

Thứ đơn giản chỉ có thể được chỉ dẫn; thứ phức tạp có thể được phân chia, được chia ra, được phân tích. Chư phật là im lặng, không phải bởi vì họ đã đương đầu với thực tại rất phức tạp, họ im lặng vì một hiện tượng đơn giản tới mức nó chỉ có thể được chỉ dẫn, không thể được xác định. Cho nên họ có thể dẫn bạn hướng tới nó nhưng họ không thể nói bất kì cái gì về nó.

Điều huyền bí đó không phải là điều phức tạp, nó rất đơn giản, đơn giản nhất có thể được. Nhưng bạn chỉ có thể gặp nó khi bạn cũng đã trở thành đơn giản. Nếu bạn là phức tạp, bạn không thể gặp được nó. Không có nền tảng gặp gỡ. Chỉ khi bạn đã trở thành đơn giản, đơn giản toàn bộ, hồn nhiên, trống rỗng, thực tại và bạn gặp gỡ. Thế thì có phản xạ của nó trong bạn. Nó vang vọng trong bạn. Nó đi vào trong bạn.

Nhưng đừng chờ đợi bất kì cái gì đặc biệt. Niết bàn không là cái gì đặt biệt. Khi tôi nói điều này, cái gì đang xảy ra cho tâm trí của bạn? Khi tôi nói niết bàn này không là gì đặc biệt, bạn cảm thấy cái gì? Làm sao bạn cảm thấy? Bạn cảm thấy chút ít thất vọng. Trong tâm trí câu hỏi này phải nảy sinh - thế thì tại sao vật lộn? Thế thì tại sao làm bất kì nỗ lực nào? Thế thì tại sao có thiền? Thế thì tại sao có những kĩ thuật này?

Nhìn vào tâm trí đó, tâm trí đó là vấn đề. Tâm trí muốn cái gì đó đặc biệt. Và bởi vì ham muốn đó tâm trí liên tục tạo ra những thứ đặc biệt. Trong thực tại không có cái gì đặc biệt: hoặc toàn thể thực tại là đặc biệt hoặc không cái gì là đặc biệt.

Vì ham muốn này, tâm trí đã tạo ra cõi trời, thiên đường. Và nó không được thoả mãn với một, nó liên tục tạo ra nhiều. Người Ki tô giáo có một cõi trời, người Hindu có bẩy - vì có nhiều người tốt thế, phải có cấp bậc chứ. Người tốt tối cao, họ nên đi đâu? Không có kết thúc cho nó. Vào thời của Phật đã có một giáo phái tin vào bẩy trăm cõi trời. Bạn có chỗ cho các bản ngã: bản ngã cao nhất phải đi lên cõi trời cao nhất.

Tôi đã nhìn vào cuốn sách của swami Radha. Họ nói có nhiều phân chia - mười bốn phân chia. Duy nhất guru của họ đã đạt tới phân chia cuối. Phật ở đâu đó phân chia thứ bẩy, Krishna đâu đó ở thứ năm, Mohammed đâu đó ở thứ ba. Chỉ guru của họ đã đạt tới phân chia mười bốn. Và mọi người khác được cho một chỗ, được phân loại. Chỉ guru của họ là đặc biệt. Đây là ham muốn là đặc biệt. Và mọi người là tương ứng với ham muốn của người đó.

Tôi đã nghe một giai thoại. Ở trường chủ nhật linh mục đang cho bài học tôn giáo cho mọi cậu bé của khu lân cận. Ông ấy nói nhiều về điều người tốt sẽ đạt tới - vòng hoa vinh quang và phần thưởng cõi trời. Những người tốt sẽ được ban thưởng trên cõi trời. Thế rồi đến cuối bài nói của mình ông ấy nói, "Ai sẽ được vòng hoa lớn nhất?" Có im lặng một chốc, thế rồi một cậu bé, con trai thợ làm mũ, đứng lên một cách tự tin và nói, "Người có cái đầu lớn nhất."

Đây là điều tất cả chúng ta đang làm. Định nghĩa của chúng ta về cái đầu lớn nhất có thể khác nhưng chúng ta có cùng quan niệm về cái gì đó đặc biệt ở chỗ cuối, và vì cái 'đặc biệt' đó chúng ta liên tục di chuyển. Nhưng nhớ, vì cái 'đặc biệt' đó bạn không di chuyển đi bất kì chỗ nào chút nào, bạn di chuyển trong ham muốn. Và di chuyển trong ham muốn không phải là tiến bộ, nó là đi vòng tròn.

Nếu bạn có thể vẫn thiền - biết rõ rằng không cái gì đặc biệt sẽ xảy ra, rằng bạn sẽ chỉ đi tới việc hoà hợp với thực tại bình thường, rằng bạn sẽ trong hài hoà với thực tại bình thường - nếu với tâm trí này bạn có thể thiền, thế thì chứng ngộ là có thể chính khoảnh khắc này. Nhưng với tâm trí này bạn sẽ không cảm thấy thích thiền - bạn sẽ nói, "Bỏ mọi thứ nếu không cái gì đặc biệt sẽ xảy ra."

Mọi người tới tôi và họ nói, "Tôi đã từng thiền trong ba tháng và chưa cái gì đã xảy ra." Ham muốn... và ham muốn đó là rào chắn. Nó có thể xảy ra trong một khoảnh khắc nếu ham muốn không có đó.

Cho nên đừng ham muốn điều huyền bí. Thực sự, đừng ham muốn bất kì cái gì. Chỉ là thoải mái, như ở nhà với thực tại như nó vậy. Là bình thường - là bình thường là tuyệt vời. Vì thế thì không có căng thẳng, không phiền não. Là bình thường là rất huyền bí vì nó đơn giản thế. Với tôi, thiền là trò chơi, cuộc chơi; nó không phải là công việc. Nhưng với bạn nó liên tục là công việc; bạn nghĩ dưới dạng công việc.

Hiểu được phân biệt giữa làm việc và chơi đùa là tốt. Làm việc hướng theo mục đích, không là đủ trong bản thân nó. Nó phải dẫn tới đâu đó, tới hạnh phúc nào đó, tới mục đích nào đó, tới kết thúc nào đó. Nó là chiếc cầu, phương tiện. Trong bản thân nó, nó là vô nghĩa. Nghĩa bị ẩn kín trong mục đích.

Chơi đùa là khác toàn bộ. Không có mục đích trong nó, hay bản thân nó là mục đích. Hạnh phúc không ở bên ngoài nó, hiện hữu trong nó là việc là hạnh phúc. Nó sẽ không cho bạn bất kì hạnh phúc nào bên ngoài nó, không có nghĩa bên ngoài nó - mọi cái có đó là bên trong, nội bộ. Bạn chơi, không bởi vì bất kì lí do gì, nhưng bởi vì bạn tận hưởng nó ngay bây giờ. Nó là vô chủ định.

Đó là lí do tại sao trẻ con có thể chơi thực sự; bạn càng lớn lên, bạn càng trở nên ít có năng lực chơi. Vì càng nhiều chủ định, bạn càng hỏi nhiều tại sao, tại sao tôi phải chơi? Bạn càng trở nên hướng mục đích: cái gì đó phải được đạt tới qua nó, trong bản thân nó, nó không có nghĩa. Giá trị cố hữu mất nghĩa cho bạn. Chỉ trẻ con có thể chơi vì chúng không nghĩ về tương lai. Chúng có thể ở đây vô thời gian.

Làm việc là thời gian; chơi đùa là vô thời gian. Thiền phải giống như chơi đùa, không hướng đích. Bạn phải không thiền để đạt tới cái gì đó vì thế thì toàn thể vấn đề bị mất. Bạn không thể thiền chút nào nếu bạn đang thiền về cái gì đó. Bạn có thể thiền chỉ nếu bạn đang chơi đùa với nó, tận hưởng nó, nếu không cái gì là để được đạt tới từ nó, nếu nó là đẹp trong bản thân nó. Thiền chỉ vì thiền mà thôi... thế thì nó trở thành vô thời gian. Và thế thì bản ngã không thể nảy sinh.

Không ham muốn, bạn không thể phóng chiếu bản thân bạn vào tương lai, không ham muốn bạn không thể bắt đầu mong đợi, và không ham muốn bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng. Không ham muốn, thời gian thực sự biến mất: bạn di chuyển tử khoảnh khắc này của vĩnh hằng sang khoảnh khắc khác của vĩnh hằng. Không có trình tự... và thế thì bạn sẽ không bao giờ hỏi tại sao không cái gì đặc biệt xảy ra.

Với bản thân tôi, tôi đã chưa đi tới biết điều huyền bí. Chính chơi đùa là điều huyền bí; vô thời gian, vô ham muốn, là điều huyền bí. Và là bình thường là 'mục đích', nếu bạn cho phép tôi dùng từ này. Là bình thường là mục đích. Nếu bạn có thể là bình thường bạn được giải thoát, thế thì không có sansar cho bạn, không có thế giới cho bạn.

Toàn thể thế giới này là cuộc vật lộn để là phi thường. Một số người thử nó trong chính trị, một số thử nó trong kinh tế, một số thử nó trong tôn giáo. Nhưng thèm khát vẫn còn như cũ.

Câu hỏi thứ hai:

Không chỉ trong thiền mà trong cuộc sống thường lệ nữa, tôi thường xuyên cảm thấy tính một với sự tồn tại, vô ngã, vô thời gian. Vậy mà tôi cảm thấy bản thân tôi thật bình thường. Và tôi không thấy trong tôi biến đổi toàn bộ về điều thầy nói rất thường xuyên.

Điều này là tốt. Đây là mục đích. Bạn không nên tạo ra vấn đề từ nó. Bạn nên thảnh thơi và bình thường.

Nhưng tại sao bạn cảm thấy nó? Tại sao bạn cảm thấy rằng bạn vẫn còn bình thường? Ở đâu đó phải có ham muốn là phi thường, là không bình thường. Chỉ trong tương phản với điều đó mà bạn có thể cảm thấy bình thường, và thế thì nỗi buồn nào đó sẽ đi theo. Nhưng tại sao không bình thường? Tôi ngụ ý gì khi tôi nói, "Là bình thường?" Tôi ngụ ý rằng bất kì cái gì đang là hoàn cảnh - cái hiện hữu.

Một thanh niên tới tôi mới vài ngày trước đây, và anh ta nói, "Tôi là người bản ngã và bất kì khi nào tôi nghe thầy, tôi cảm thấy rằng tôi sai. Vậy làm sao là vô ngã?" Tôi bảo anh ta, "Bạn đơn giả cứ bản ngã đi, và chấp nhận sự kiện rằng bạn là vậy và không tranh đấu. Đừng cố là vô ngã. Bạn là người bản ngã, vậy cảm thấy điều đó và là nó đi."

Anh ta cảm thấy rất thất vọng vì thực sự anh ta đã đi tìm cách thức mới cho bản ngã. Anh ta đã đi tìm vô ngã. Và tôi nói, "Là bất kì cái gì bạn đang vậy đi," để cho ham muốn đó sẽ bị cắt bỏ và bản ngã không thể di chuyển được. Và tôi bảo anh ta, "Trong ba tháng đừng tới tôi và đừng tranh đấu với bản ngã - chấp nhận nó, nó có đó. Nó là một phần của bạn, nó là cách bạn vậy. Đừng tranh đấu với nó, và đừng nghĩ dưới dạng ngược lại, làm sao là vô ngã, vì đó là cách thức của bản ngã. Chấp nhận nó. Chấp nhận là cái chết."

Nhưng anh thanh niên này nói, "Nhưng mọi tôn giáo đều nói là vô ngã, và tôi muốn là vô ngã." Ai là cái 'tôi' này mà muốn là vô ngã? Cách thức của bản ngã là rất tinh vi. Khi tôi nói với anh ta tôi cảm thấy anh ta không lắng nghe tôi. Nếu tôi cho anh ta kĩ thuật nào đó để làm để thành vô ngã, anh ta chắc đã sẵn sàng và chấp nhận, đón nhận, vì thế thì bản ngã có thể bắt đầu làm việc. Nhưng tôi đã nói, "Đừng nói về vô ngã, cứ là bất kì cái gì bạn đang vậy đi. Và trong ba tháng không tranh đấu, thế rồi tới tôi."

Anh ta đã cố. Sau ba tháng anh ta lại tới và anh ta nói với tôi, "Rất khó chấp nhận, nhưng vì thầy đã bảo tôi, tôi đã cố. Bây giờ cho tôi kĩ thuật nào đó, cho tôi chìa khoá nào đó để đi ra ngoài bản ngã này." Toàn thể nỗ lực là giả, vì nếu bạn chấp nhận thế thì không có ham muốn đi ra ngoài.

Bất kì khi nào bạn cảm thấy bản thân bạn là bình thường bạn cố là phi thường theo cách nào đó. Nhưng mọi người là bình thường: là bình thường là việc là thực. Có thể là với bạn ai đó có vẻ phi thường vì bạn so sánh người đó với bản thân bạn, nhưng một thiên tài trong bản thân người đó là bình thường như bất kì người nào, và người đó cảm thấy bản thân người đó là bình thường. Hoa hồng là bình thường, hoa sen là bình thường, nhưng nếu hoa hồng bắt đầu nghĩ về làm sao là hoa sen thế thì vấn đề nảy sinh. Và nếu hoa sen bắt đầu nghĩ về hương thơm tới từ hoa hồng, thế thì hoa hồng trở thành phi thường.

Khi bạn so sánh, trong so sánh phi thường xảy ra - bằng không mọi thứ là bình thường. Trong bản thân nó mọi thứ là như nó vậy. Đừng so sánh và đừng khao khát nó. Nếu bạn khao khát thế thì thiền sẽ làm bạn thất vọng, vì thiền sẽ mang bạn tới điểm mà bạn cảm thấy cái bình thường toàn bộ của bạn. Có tính cảm nhận về nó đi, đón chào nó đi. Nó là tốt. Nó chỉ ra rằng thiền đang tiến triển, sâu sắc hơn. Nhưng ở đâu đó ham muốn về điều phi thường vẫn còn đó và cái đó tạo ra rào chắn.

Nếu ham muốn đó biến mất, bạn sẽ không cảm thấy bản thân bạn là bình thường. Bạn sẽ đơn giản hiện hữu. Làm sao bạn có thể cảm thấy rằng bạn là bình thường? Bạn sẽ đơn giản hiện hữu, và là hiện hữu, là đơn giản tới mức bạn không cảm thấy liệu bạn là bình thường hay phi thường, là đạt tới.

Điều đó là tốt, đừng thất vọng bởi nó. Nếu bạn thất vọng thế thì nhớ rằng bạn đang mang ham muốn, và ham muốn đó đang tạo ra chất độc. Tại sao có cái điên này? Tại sao nó tới và xảy ra cho mọi người? Toàn thể thế giới này là điên vì điều này: mọi người đang cố là cái gì đó đặc biệt, là ai đó.

Sống xảy ra cho bạn chỉ khi bạn là không ai cả. Khi bạn là trống rỗng tới mức không có người nào, thế thì cái toàn thể của sự sống chảy qua bạn mà không có bất kì rào cản nào, không có bất kì chướng ngại nào, không có bất kì cản trở nào. Thế thì luồng chảy là toàn bộ và đầy đủ.

Khi bạn là ai đó, bạn trở thành tảng đá, bạn làm xáo lộn luồng chảy - sự sống không thể chuyển được qua bạn. Có vật lộn, chống đối, và tất nhiên bạn tạo ra nhiều tiếng ồn. Và bạn có thể nghĩ rằng vì bạn đang tạo ra nhiều tiếng ồn tới mức bạn là cái gì đó phi thường.

Là con thuyền, lối chuyển trống rỗng đi, không kháng cự gì, để cho sự sống có thể chảy qua nó, chảy qua nó dễ dàng. Thế thì không tiếng ồn nào sẽ được tạo ra. Bạn có thể không có khả năng cảm thấy rằng bạn hiện hữu, vì bạn chỉ cảm thấy rằng bạn hiện hữu khi bạn tranh đấu. Bạn càng tranh đấu, bạn càng cảm thấy hơn.

Sự sống chảy êm đềm qua bạn tới mức bạn thậm chí có thể hoàn toàn quên mất rằng bạn tồn tại. Không có rào chắn, không có kháng cự, không có bác bỏ, không có phủ định. Và bạn đang đón chào tới mức bạn thậm chí quên mất rằng bạn hiện hữu.

Người ta nghe nói về một Thiền sư rằng ông ấy sẽ gọi tên riêng của ông ấy nhiều lần trong ngày. Buổi sáng ông ấy sẽ gọi, "Bokuju ơi?" và thế rồi ông ấy sẽ nói, "Dạ tôi đây." Bokuju là tên ông ấy. Và đệ tử của ông ấy hỏi tại sao ông ấy đã làm điều này. Ông ấy nói, "Ta liên tục quên. Ta đã trở nên lặng tới mức ta phải nhắc nhở bản thân ta - 'Bokuju ơi?' và thế rồi ta nói, 'Dạ tôi đây.'"

Sự sống có thể trở thành dòng chảy lặng, dòng sông im lặng tới mức không tiếng ồn nào được tạo ra. Nhưng nếu bạn có xu hướng là cái gì đó, ai đó, phi thường, đặc biệt, thế thì sự sống không thể chảy qua bạn được. Thế thì có vật lộn thường xuyên giữa sự sống và bạn, giữa bản ngã nhỏ của bạn và càn khôn.

Điều này tạo ra điên. Toàn thể trái đất đã trở thành hành tinh điên. Và tính điên này không thể được giúp đỡ bởi điều trị, liệu pháp, vì nó là phong cách sống cơ bản tới mức nó không là bệnh hoạn. Đây là cách chúng ta đang sống. Toàn thể phong cách sống của chúng ta là điên. Cho nên bạn không thể được giúp đỡ qua các trị liệu chừng nào toàn thể phong cách sống chưa thay đổi.

Chỉ có hai phong cách sống: hướng bản ngã và hướng vô ngã. Bạn phải là ai đó... đây là một cách sống. Thế thì điên là kết quả. Thực sự, người điên là người phi thường nhất. Người đó đã đạt tới sự phi thường vì bây giờ người đó hoàn toàn bị bật rễ khỏi thực tại, người đó không quan tâm tới thực tại chút nào. Bây giờ người đó sống bị cô lập trong bản thân người đó, người đó đã tạo ra thế giới riêng của mình. Bây giờ mơ là thực và thực đã trở thành chỉ là mơ. Mọi thứ bị lộn ngược.

Bạn không thể thuyết phục được người điên rằng người đó sai, vì người đó rất logic. Người điên là rất hợp lí và logic.

Một người điên thường ra khỏi nhà mình mọi ngày vào buổi sáng và tụng mật chú nào đó và làm cử chỉ nào đó. Cho nên, bất kì người nào đi qua chắc sẽ hỏi, cũng là tự nhiên, ông ta đang làm gì. Và người điên này sẽ nói, "Tôi đang bảo vệ khu lân cận này khỏi ma." Thế là người đang hỏi nói, "Nhưng không có ma ở khu lân cận này." Và người này sẽ nói, "Thấy chưa, vì việc tụng mật chú của tôi đấy, không có ma nữa."

Ông ta là hợp lí, bạn không thể thuyết phục được ông ta - ma không có đó vì việc tụng của ông ta. Nhưng ông ta bây giờ sống trong thế giới mơ chủ thể riêng của ông ta và bạn không thể kéo ông ta ra được.

Nếu bạn nghĩ bản thân bạn là ai đó - không ai có thể là ai đó, cái không ở trong bản chất của mọi sự - nhưng nếu bạn nghĩ bản thân bạn là ai đó, thế thì một phần của bạn đã phát điên. Cái ai đó đó là cái điên của bạn. Và ung thư này về cái ai đó càng tăng trưởng, bạn càng sẽ bị cắt rời khỏi thực tại.

Vị Phật là không ai cả. Mọi cánh cửa của ông ấy là mở. Gió tới và thổi qua, mưa tới và quét qua, tia sáng mặt trời đi vào và đi qua, sự sống chảy qua, nhưng ông ấy không có đó. Đây là điều tôi ngụ ý khi tôi nói thiền đã xảy ra cho bạn. Và điều này là rất bình thường, tự nhiên, thực.

Câu hỏi thứ ba:

Thầy thường nói rằng điều này là tốt hay xấu, hay điều này là đúng hay sai. Đây có phải là ngôn ngữ chỉ dành cho chúng tôi vì chúng tôi không có khả năng nhận ra tính mở của mọi thứ, hay có điều như tốt và xấu?

Không, nó đơn giản là ngôn ngữ thôi. Với tôi không có gì là tốt và không có gì là xấu. Nhưng điều này sẽ là quá nguy hiểm với bạn. Chân lí có thể là nguy hiểm. Thực sự, chỉ chân lí có thể là nguy hiểm - dối trá không bao giờ nguy hiểm thế vì chúng không có tiềm năng. Chúng không có lực trong chúng.

Chân lí có thể rất gây tan nát. Chính chân lí là không có tốt, xấu, là không cái gì là đúng, không cái gì là sai. Mọi thứ là như nó vậy, mọi kết án, phân chia, là vô tích sự - nhưng điều này sẽ là nguy hiểm cho bạn. Điều này sẽ là quá nhiều với bạn, bạn sẽ hiểu lầm nó. Bạn không thể hiểu được nó; khi nào không có gì tốt, không có gì xấu, bạn không thể hiểu được điều đó, và bạn sẽ có diễn giải riêng của bạn về nó.

Nếu tôi nói không có gì tốt, không có gì xấu, bạn sẽ nghĩ rằng bây giờ bất kì cái gì bạn đã từng nghĩ mãi cho tới giờ là xấu, không có nhu cầu nghĩ về nó như vậy. Cho nên nó sẽ trở thành phóng túng cho bạn và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ kép. Bạn sẽ nghĩ rằng với bản thân bạn không có gì tốt, không có gì xấu, nhưng với người khác bạn sẽ không cho phép cùng điều này. Nếu bạn có thể cho phép cùng điều này cho người khác nữa, thế thì bạn đã hiểu lầm; thế thì nó không phải là phóng túng, nó là tự do. Nhưng tâm trí phải là một; không nên có chuẩn kép.

Tại sao tôi nói rằng không có gì tốt và không có gì xấu? Vì tốt và xấu là diễn giải, chúng không là thực tại.

Nếu có hoa bên ngoài vườn, bạn có thể gọi nó là đẹp và ai đó khác có thể gọi nó là xấu. Hoa không là cả hai. Hoa tồn tại ở đó như nó vậy trong tính đích thực của nó. Và nó không bị bận tâm về diễn giải của bạn. Nhưng với bạn nó không là đẹp hay không. Cái đẹp và xấu đó là diễn giải, không phải là thực tại. Chính tâm trí bạn nói rằng nó là đẹp hay xấu. Hoa sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều đó, nhưng bạn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn nói rằng nó là đẹp, hành vi của bạn sẽ là một loại; nếu bạn nói rằng nó là xấu, hành vi của bạn sẽ là khác. Bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi diễn giải của bạn.

Và tôi đang nói với bạn, cho nên tôi phải thường xuyên nhớ rằng bất kì cái gì tôi nói, hành vi của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Chừng nào bạn chưa đi tới điểm mà toàn thể nhấn mạnh đã thay đổi từ làm sang hiện hữu, khi bạn không quan tâm tới làm và bạn chỉ quan tâm tới hiện hữu, bạn không thể hiểu được điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng không có gì tốt hay xấu. Mọi thứ là như chúng vậy.

Nhưng chỉ có thể hiểu được điều này khi bạn được định tâm sâu trong việc hiện hữu. Và nếu bạn được định tâm trong việc hiện hữu, thế thì bất kì cái gì bạn làm sẽ là tốt. Thế thì không có nguy hiểm. Nhưng ngay bây giờ bạn không được định tâm trong việc hiện hữu, bạn được định tâm ở ngoại vi. Bạn liên tục chọn cái gì làm và cái gì không làm.

Thực sự, bạn đã không hỏi câu hỏi, "Hiện hữu cái gì?" Bạn bao giờ cũng hỏi làm cái gì và không làm cái gì và liệu nó là tốt hay không. Bạn không bao giờ hỏi câu hỏi, "Hiện hữu cái gì?" Và chừng nào hiện hữu chưa trở thành quan trọng hơn làm, có tốt và có xấu - cho bạn. Thế thì cái gì đó phải được làm và cái gì đó phải không được làm.

Làm sao tôi tạo ra khác biệt này và tại sao? Nếu thực sự không có tốt và không có xấu thế thì làm sao và tại sao khác biệt này được tạo ra?

Với tôi, đây lại là khác biệt tôi làm ra cho bạn: tôi gọi cái gì đó là tốt nếu nó dẫn tới hiện hữu của bạn, nơi mọi thứ sẽ là tốt, và tôi gọi cái gì đó là xâu nếu nó dẫn bạn đi xa khỏi sự hiện hữu. Nếu bạn đi xa khỏi bản thân bạn, mọi thứ sẽ là xấu.

Để giúp bạn đi tới bản thân bạn, tới nhà bạn, tôi gọi cái gì đó là tốt và xấu, cái gì đó đúng và sai. Nên dùng các từ 'đúng' và 'sai' tốt hơn là các từ 'tốt' và 'xấu' vì tôi quan tâm nhiều hơn tới kĩ thuật về cách đem bản thân bạn về hiện hữu của bạn. Cho nên, một kĩ thuật có thể là đúng nếu nó đem bạn tới sự hiện hữu của bạn; một kĩ thuật có thể là sai nếu nó không mang bạn tới sự hiện hữu của bạn hay nó trở thành cản trở, hay chuyển bạn vào đường hẻm, hay chuyển bạn vào những con đường mà sẽ trở thành ngõ cụt và sẽ không dẫn bạn đến đâu cả.

Nhưng nếu bạn hỏi tôi, chung cuộc không cái gì tốt, không cái gì xấu, không cái gì đúng, không cái gì sai. Và nếu bạn có thể hiểu cái đúng này bây giờ, thế thì bắt đầu sống theo cách mà không cái gì là sai và không cái gì là đúng - và điều này dành cho bạn khi bạn có liên quan với người khác, và dành cho người khác khi họ có liên quan tới bạn.

Jesus nói, "Làm cho người khác như ông muốn làm chúng cho ông." Đây là nguyên tắc cơ bản của 'một chuẩn' và đây là toàn thể giáo huấn của mọi người muốn giúp bạn đi tới bản thân bạn - có một chuẩn nơi không cái gì là tốt và không cái gì là xấu, không chỉ cho bạn mà cho mọi người.

Dễ dàng nói rằng ăn cắp là không xấu nếu bạn đang ăn cắp, nhưng nếu ai đó khác ăn cắp của bạn thế thì sự việc trở thành khó nói rằng ăn cắp là không xấu.

Tôi đã nghe nói về một kẻ cắp. Đến lần thứ tư anh ta lại bị bắt và quan toà hỏi anh ta, "Anh bị bắt đi bắt lại, vấn đề là gì? Nếu anh không hiệu quả thế, tại sao liên tục làm điều đó?" Người này nói, "Vấn đề không phải là hiệu quả. Tôi một mình và công việc là quá nhiều." Thế là quan toà nói, "Thế thì sao anh không có bạn đồng hành, đối tác?" Kẻ cắp nói, "Đạo đức đã xuống thấp tới mức ông không thể tuỳ thuộc vào bất kì đối tác nào."

Ngay cả kẻ cắp cũng nghĩ dưới dạng đạo đức, với người khác - "Đạo đức đã xuống thấp tới mức ông không thể tuỳ thuộc vào đối tác. Cho nên tôi phải tự mình làm mọi công việc, và công việc lại quá nhiều."

Đây là giáo huấn sâu sắc nhất của mọi người biết: không có cái gì để chọn. Mọi thứ được chấp nhận. Nếu bạn có thể chấp nhận nó trong tính toàn bộ của nó, bạn được biến đổi. Nhưng nếu bạn tinh ranh và muốn tự mình quyết định, thế thì tính chấp nhận toàn bộ này sẽ là nguy hiểm.

Cho nên, tôi nói nhiều điều cho bạn chỉ bởi vì bạn. Và ngay ở giữa tôi cũng liên tục trao đổi điều tôi thực sự muốn nói với bạn. Nhưng nó có thể được cho chỉ rất gián tiếp. Bạn là nguy hiểm, có tính tự tử tới mức bạn có thể phạm phải cái gì đó mà sẽ gây hại cho bạn.

Tôi đang nói về chân lí cao hơn - không chỉ chân lí cao hơn, mà chân lí tối thượng. Naropa, trong bài thơ của ông ấy, nói rằng chỉ một li khác biệt mà cõi trời và địa ngục chia lìa. Và một li khác biệt giữa cái là tốt và cái là xấu làm cho cõi trời và địa ngục chia lìa.

Và bạn sẽ phải sống trong phiền não vì bạn đã tạo ra phân chia này. Đem mọi nhị nguyên lại gần hơn, cận kề hơn, và để chúng hội nhập. Để cái tốt và xấu hội nhập vào trong nhau, tối và sáng hội nhập vào trong nhau, sống và chết hội nhập vào trong nhau. Thế thì có advait, thế thì có cái một. Cái một đó đem tới tự do, biến đổi.

Câu hỏi thứ tư:

Chính tưởng tượng của chúng tôi, qua tự thôi miên, đã thiết lập ra chúng tôi trong thế giới của cái hữu hạn, trong thế giới của tên và hình dạng, trong thế giới của đau đớn và vui thú. Cùng dụng cụ đó có được dùng để đạt tới cái vô hạn, cái tuyệt đối, cái phúc lạc không? Cùng dụng cụ đó theo trật tự đảo ngược?

Bạn đã đi tới nhà này, bạn sẽ sớm quay về, và cùng con đường sẽ lại được dùng - nhưng theo trật tự đảo ngược. Khi bạn tới đây mặt bạn hướng về tôi và khi bạn quay về, lưng bạn hướng về tôi. Nhưng con đường sẽ là cùng một đường. Không đường khác nào được cần để quay về nhà. Chỉ hướng thay đổi.

Con đường mà bạn đã du hành để đi vào trong bóng tối sẽ là con đường, đang là con đường, con đường duy nhất. Bạn sẽ phải du hành ngược lại theo con đường đó. Con đường đã mang bạn vào trong khổ và phiền não sẽ là con đường dẫn bạn tới phúc lạc và cực lạc. Không có con đường khác, không có nhu cầu. Và nhớ, đừng đi theo bất kì đường nào khác bằng không bạn sẽ không bao giờ về tới nhà.

Bạn phải tỉnh táo để đi theo cùng con đường lần nữa. Thay đổi duy nhất là về hướng - nó là việc quay lại toàn bộ.

Thôi miên, tự gợi ý, chúng tạo ra thế giới này; giải thôi miên, giải tự động gợi ý sẽ dẫn bạn quay lại cái thực. Không có thế giới hữu hạn, thế giới là vô hạn. Chính sự thêm vào của bạn, thôi miên của bạn làm cho nó có vẻ hữu hạn. Rút thôi miên của bạn ra và thế giới là vô hạn - nó bao giờ cũng là vậy.

Mọi kĩ thuật thiền là tương tự với thôi miên. Điều này tạo ra vấn đề. Nó tạo ra vấn đề khi mọi người liên tục hỏi về khác biệt giữa thôi miên và thiền. Không có khác biệt. Con đường là một nhưng hướng là khác.

Trong thôi miên bạn đang rơi ngày càng nhiều vào giấc ngủ, mất nhận biết; trong thiền bạn đi ra khỏi ngủ, thu lại nhận biết. Nó là cùng con đường. Trong thôi miên bạn đang ước định bản thân bạn, trong thiền bạn giải ước định bản thân bạn - nhưng quá trình là cùng một. Thiền là thôi miên đảo ngược. Cho nên bất kì cái gì bạn đã làm với bản thân bạn, bạn phải hoàn tác lại nó. Có vậy thôi.

Thử làm một thực nghiệm rất đơn giản mà sẽ làm lộ ra: bạn có thể thôi miên bản thân bạn. Đóng phòng của bạn lại và làm cho nó tối hoàn toàn, thế rồi để một chiếc nến nhỏ ngay trước mắt bạn. Thế rồi không nháy mắt, nhìn chăm chăm và ngọn lửa, và cứ liên tục nghĩ rằng bạn đang rơi vào giấc ngủ, bạn đang rơi vào giấc ngủ. Giấc ngủ say đang giáng xuống bạn - chỉ để ý nghĩ này nổi ở đó, bên trong. Liên tục nhìn chăm chăm vào chiếc nến và để ý nghĩ này ở đó như mây lơ lửng trên bạn. Bạn đang rơi vào giấc ngủ, bạn đang rơi vào giấc ngủ. Khi bạn làm điều đó, bạn phải nói, "Mình đang rơi vào giấc ngủ. Giấc ngủ đang hạ xuống. Các chi của mình đang thả lỏng ra."

Bạn sẽ lập tức cảm thấy thay đổi tinh tế, và trong vòng ba phút bạn sẽ cảm thấy rằng thân thể đã trở nên nặng. Bất kì khoảnh khắc nào bạn có thể ngã. Mi mắt nặng và bây giờ rất khó tiếp tục nhìn chăm chăm vào ngọn lửa. Mắt muốn nhắm lại. Mọi thứ đã trở thành tê cứng.

Bây giờ bạn có thể cảm thấy rằng đây là điều thôi miên là gì: nhiều tính ngủ hơn, đang rơi vào vô nhận biết, trở thành vô thức nhiều hơn. Cảm thấy cái cảm này về nó, điều đang xảy ra, cách tâm trí bạn đã trở nên bị mây che. Sáng tỏ đã mất đi, sống động đã mất đi, bạn đang trở thành chết. Thân thể bạn cảm thấy nặng hơn. Điều này sẽ cho bạn cảm giác về cách ý thức của bạn có thể trở thành vô thức.

Thử điều này trong bẩy ngày để cho bạn có thể cảm thấy hoàn toàn nó là gì, và làm sao bạn hạ xuống trong giếng. Với mỗi lúc một tối hơn, ngủ nhiều hơn, vô thức nhiều hơn, vào khoảnh khắc cuối cùng đột nhiên bạn sẽ không hiện hữu ở đó và ngọn lửa sẽ biến mất. Bạn là giấc ngủ say. Bạn có thể cảm thấy nấm mồ.

Thế rồi sau một tuần thử một thực nghiệm khác. Vẫn có cùng căn phòng, cùng ngọn lửa, cùng cách nhìn chăm chăm, nhưng một ý nghĩ khác trong tâm trí, "Mình sẽ trở nên tỉnh táo hơn, mình đang trở nên mỗi lúc một tỉnh táo hơn, sống động hơn, tỉnh táo hơn. Thân thẩ đang trở nên ngày càng vô trọng lượng hơn." Để ý nghĩ này ở đó và liên tục nhìn chăm chăm vào ngọn lửa - bạn sẽ cảm thấy sự thôi thúc bất thần của nhận biết và ý thức sống.

Trong vòng bẩy ngày bạn có thể đi tới điểm mà bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo tới mức bạn sẽ cảm thấy dường như thân thể không hiện hữu. Ở cực này toàn thể phổ là ngủ say nơi bạn quên bản thân bạn hoàn toàn; ở cực kia có nhận biết sâu nơi mọi thứ bị quên đi, bạn chỉ nhớ tới bản thân bạn.

Thế thì có nhiều giai đoạn ở giữa. Giai đoạn chúng ta đang ở là ngay chính giữa - nửa ngủ, nửa thức. Cho nên bất kì cái gì bạn làm, bạn đang làm nó nửa ngủ, nửa thức. Cả hai quá trình này là cùng một, chúng là một quá trình.

Ý nghĩ trong trạng thái mãnh liệt trở thành thực tại; ý nghĩ được cô đọng trở thành vật. Một ý nghĩ liên tục được giữ trong ý thức biến đổi bạn, trở thành hạt mầm. Cho nên nếu bạn vật lộn để mỗi lúc một tỉnh táo hơn, bạn đang giải ước định bản thân bạn, đang chuyển sang hướng khác. Gurdjieff gọi điều đó là nhớ cái ngã - ông ấy nói, "Liên tục nhớ bản thân ông." Phật nói, "Đừng quên bản thân ông về bất kì cái gì ông đang làm; liên tục gõ búa rằng ông đang làm nó." Và ông ấy là đặc thù tới mức ông ấy nói với các sư, "Khi các ông đang bước đi và chân trái của ông giơ lên, nhớ rằng chân trái của ông đang giơ lên: giờ chân này đang hạ xuống, giờ chân phải đang giơ lên, giờ chân phải đang hạ xuống. Nhớ rằng hơi thở đang đi vào, rằng hơi thở đang đi ra. Nhớ liên tục, bất kì cái gì đang xảy ra và dùng mọi việc xảy ra như tình huống để nhớ. Không làm bất kì cái gì trong trạng thái vô ý thức, trạng thái ngủ." Và Phật nói rằng điều này là đủ. Nếu bạn có thể làm việc như thế này trong hai mươi bốn giờ, sớm hay muộn bạn sẽ giải thôi miên cho bản thân bạn. Bạn sẽ trở nên nhận biết, tỉnh táo.

Thôi miên và thiền là cùng quá trình trong các hướng đối lập. Bạn có thể dùng thôi miên để đánh thức bạn; bạn có thể dùng thôi miên để rơi vào giấc ngủ. Và nếu bạn có thể trở thành người chủ của nghệ thuật thôi miên, bạn đã có chìa khoá mở mọi cánh cửa của sự sống.

Nếu bạn không là người chủ của chìa khoá thôi miên, thế thì bạn là nạn nhân của nhiều, nhiều lực. Điều này đáng hiểu: nếu bạn không biết thôi miên là gì thế thì bạn là nạn nhân. Mọi người đang cố thôi miên bạn - tôi nói mọi người đấy! Họ có thể không làm điều đó một cách có chủ ý, nhưng mọi người đang cố. Có những cách thức, phương pháp khác nhau. Toàn thế giới đầy những thủ đoạn thôi miên: cùng các quảng cáo trên báo chí, trên ti vi và trên radio. Nó liên tục gõ búa, nó trở thành thứ thôi miên.

Trong tâm trí bạn liên tục lặp lại, "Lux là xà phòng tốt nhất." Bạn liên tục lặp lại nó. Bất kì chỗ nào bạn đi nó đều được viết trên tường; trong phim bạn thấy nó, trên màn hình ti vi nó có đó, trên radio nó có đó, trong các tạp chí, trên báo chí, trên bất kì cái gì: "Xà phòng vệ sinh Lux." Nó tiếp diễn mãi. Bạn trở nên bị thôi miên bởi nó. Thế rồi bạn đi tới cửa hành và người đằng sau quầy hỏi bạn, "Ông cần xà phòng gì?" Bạn nói, "Xà phòng vệ sinh Lux." Bạn ngủ. Bạn không nói điều đó một cách có ý thức, nó đã được gõ búa bên trong và giờ nó thành dựng sẵn bên trong.

Mười triệu ru pi được tiêu cho quảng cáo chỉ để thôi miên bạn. Những quảng cáo đó phải được lặp lại liên tục. Việc lặp lại là cách thức. Thế rồi có việc in dấu, và bạn trở thành vô thức về nó; thế rồi đột nhiên nó bật ra khỏi mồm bạn, "Xà phòng vệ sinh Lux." Và bạn nghĩ rằng bạn đang chọn. Bạn không là người chọn đâu.

Toàn thể hệ thống giáo dục mang tính thôi miên. Đó là lí do tại sao với thầy cô giáo chỗ cao hơn là được cần. Nó phải được đo một cách khoa học vì có một điểm đặc biệt - cách tôi đang ngồi đây là điểm sai, điều này không đúng. Mắt bạn phải trong căng thẳng khi nhìn tôi, nhiều căng thẳng, không thảnh thơi - thế thì bạn dễ dàng bị thôi miên.

Hitler đã dùng mọi tỉ lệ. Ông ta có một uỷ ban chuyên gia để đo khoảng cách bao nhiêu từ khán giả và cao bao nhiêu được cần để cho mắt bị làm căng thẳng đúng nơi họ dễ dàng bị thôi miên và ngủ. Và thế rồi mọi ánh sáng sẽ được tắt đi - trong phòng nói của Hitler ánh sáng duy nhất là trên Hitler. Không ai có thể thấy bất kì chỗ nào khác, và do vậy bạn bị buộc phải nhìn vào ông ta. Trong một tình huống đặc biệt sự căng thẳng đặc biệt được tạo ra. Trong căng thẳng này ông ta sẽ nói cái gì đó một lúc. Những thứ mà ông ta muốn đưa vào trong bạn sẽ được nói về sau, khi toàn thể khán giả đã trở nên ngủ. Thế thì lời sẽ đơn giản chuyển vào trong vô thức và bắt đầu vận hành.

Bây giờ họ đã phát minh ra các quảng cáo tiềm thức trong phim. Khi bạn xem phim, giữa hai cảnh, chỉ trong một phần giây, quảng cáo sẽ được nhoáng lên. Bạn sẽ không có khả năng đọc nó, bạn sẽ thậm chí không biết cái gì đã xảy ra. Đơn giản xem phim, đột nhiên trong vài giây quảng cáo sẽ có đó - nhưng bạn sẽ không nhận biết liên tục về nó.

Chỉ hai người trong một trăm người có thể cảm thấy rằng cái gì đó đã xảy ra. Chỉ những người có mắt rất tinh tường có thể cảm thấy rằng cái gì đó có ở giữa. Chín mươi tám phần trăm sẽ không cảm thấy nó, nhưng vô thức đã đọc nó. Nó đã đi vào bạn.

Có một thực nghiệm về nó ở trong phim Mĩ. Họ cho nhoáng lên một nhãn hiệu đồ uống lạnh đặc biệt trên màn hình, cái gì đó mới. Chỉ hai phần trăm mọi người trở nên nhận biết rằng đã có quảng cáo, chín mươi tám phần trăm đã không nhận biết đầy đủ, nhưng trong khoảng nghỉ nhiều người đi ra và lấy đồ uống. Họ đã không nhận biết rằng đã có một quảng cáo vì nó đã trôi qua nhanh thế.

Thôi miên có tất cả xung quanh. Giáo dục dùng nó, chính trị dùng nó, thị trường dùng nó - mọi người đang dùng nó. Và nếu bạn không nhận biết thế thì bạn là nạn nhân. Trở nên nhận biết đi. Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn có thể dùng nó; không để thôi miên người khác, nhưng để giải thôi miên cho bản thân bạn. Và nếu bạn có thể trở nên được giải thôi miên hoàn toàn, bạn là tự do, bạn được giải thoát.

Và không có xung đột giữa thiền và thôi miên. Xung đột là về hướng - quá trình là cùng một.

Xem tiếp Chương 67 - Quay về Mục lục Tập 4 - Quay về Mục lục Toàn tập

0 Đánh giá

Ads Belove Post