Chương 36. Khoa học phải trở thành tôn giáo

Chương 36. Khoa học phải trở thành tôn giáo

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 2) - Osho

Chương 36. Khoa học phải trở thành tôn giáo



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Từ thời niên thiếu, tôi đã bị hấp dẫn mạnh tới thiên văn học và khoa học hạt nhân; nó đã là việc tìm kiếm về chân lí. Kết quả là, tôi rất chóng bác bỏ ý tưởng của Ki tô giáo. Ngày nay tôi hiểu rằng các nhà khoa học càng đi sâu hơn vào vật chất, họ càng nhận ra rằng họ bị ném trở lại với bản thân họ, thừa nhận rằng chính con người xác định ra vũ trụ dường như tương ứng với tâm thức riêng của con người. Điều đó nhắc tôi về điều tôi hiểu thầy thường xuyên nói. Mặc dầu những nhà khoa học này nhận ra rằng đồng hồ trái đất chỉ ra mười hai giờ kém hai phút, và mặc dầu vậy, là nhà khoa học, họ phải không có định kiến, cách nhìn của thầy về con người mới dường như không hấp dẫn với họ. Họ có thuộc vào cùng phân loại như các chính khách không? Khoa học là mối quan tâm thú vị thế, nhưng mặt khác tôi thấy rằng nó không làm biến đổi chút nào. Nó tốt cho cái gì? Thưa thầy kính yêu, tôi có phí thời gian của tôi với nó không? Khi tôi thấy thầy cười tôi tan chảy với niềm vui.

Satyam Bhairava, câu hỏi bạn đã hỏi ngụ ý nhiều câu hỏi. Thứ nhất, các nhà khoa học có cùng phân loại như các chính khách không? Theo một cách nào đó thì có. Chính khách là người có toàn thể ham muốn về có quyền lực; do đó bất kì ai có ham muốn về quyền lực, đặc biệt đối với người khác - chúng có thể là con người hoặc đối thể vật chất, không tạo ra khác biệt gì... Chính khách đang vật lộn để có quyền lực trên người khác, nhà khoa học đang vật lộn để có quyền lực trên vật chất; nhưng ham muốn là như nhau, và tâm trí là như nhau. Cho nên, theo một cách nào đó, họ cả hai đều trên cùng một con thuyền. Nhưng có nhiều khía cạnh khác trong đó khoa học là khác toàn bộ với chính trị.

Chính trị nô dịch người sống; do đó nó bạo hành hơn. Khoa học cố chinh phục vật chất; do đó nó không là tìm kiếm bạo hành. Nhưng khoa học đã phát triển phức tạp tới mức bây giờ từng cá nhân nhà khoa học không thể làm việc theo cách riêng của họ được; họ cần sự hỗ trợ rất lớn từ các chính khách. Dự án nghiên cứu của họ là tốn kém tới mức chỉ các chính phủ của những quốc gia rất giầu mới có thể đảm đương được chúng. Cho nên nhà khoa học một cách không chủ ý đã rơi thành nạn nhân trong tay của các chính khách.

Bây giờ nhà khoa học làm việc như người phục vụ cho chủ nghĩa quốc gia, cho chủ nghĩa cộng sản, cho chủ nghĩa phát xít, cho chủ nghĩa tư bản. Người đó không còn là người tìm kiếm độc lập; người đó là một phần của ý thức hệ chính trị nào đó. Người đó làm việc và khám phá nhưng người đó không có kiểm soát trên khám phá riêng của mình; kiểm soát nằm trong tay của các chính khách. Họ quyết định chiều hướng nào người đó phải làm việc; bằng không họ sẽ không hỗ trợ về tài chính cho bất kì kiểu dự án nào - và dự án của họ là chiến tranh. Cho nên hàng nghìn nhà khoa học với thông minh mênh mông, tài năng và thiên tài đã trở thành chỉ là nô lệ của các cơ chế chính trị mà khai thác thông minh của họ trong việc phục vụ cho chiến tranh và cái chết.

Khoa học có thể có tầm quan trọng lớn nếu hai điều được thêm vào nó: một là ở chỗ nó phải không chỉ là nghiên cứu đối thể, nó cũng nên mở những cánh cửa chủ thể của tâm thức. Nhà khoa học không nên liên tục làm việc chỉ trên các đối thể. Người đó phải làm việc trên bản thân nhà khoa học.

Mãi tới giờ nhà khoa học đã từng phủ nhận tâm thức riêng của mình. Đó là thái độ ngớ ngẩn, phi logic và không khoa học tới mức nó đem các nhà khoa học tới gần hơn cái gọi là các tôn giáo mê tín: họ tin một cách mù quáng vào Thượng đế mà họ không biết gì, và nhà khoa học liên tục không tin vào bản thân mình.

Mê tín là khổng lồ, không thể nào tin được. Nếu không có ai bên trong bạn, nếu không có tâm thức trong bạn, thế thì ai sẽ khám phá ra các điều bí ẩn và bí mật của vật chất, tự nhiên, và cuộc sống? Tại điểm này, khoa học đã từng cư xử theo cách mê tín cũ; nó đã từng bắt chước các tôn giáo.

Tôi đã có liên hệ với nhiều giáo sư khoa học và không một người nào trong số họ có khả năng cho bất cứ luận cứ nào hỗ trợ cho mê tín này. Họ đơn giản liên tục lặp lại rằng tâm thức chỉ là sản phẩm phụ của vật chất. Và bất kì khi nào tôi hỏi họ, "Trên nền tảng nào mà ông nói điều đó? Ai là nhà khoa học đã chứng minh điều đó? Khám phá nào đã được thực hiện hỗ trợ cho ý tưởng này?..." Chính chỉ vì một người không phải là nhà khoa học chút nào, người là nhà kinh tế, Karl Marx, đã tạo ra ý tưởng rằng tâm thức chỉ là sản phẩm phụ của vật chất. Ông ấy muốn phủ nhận Thượng đế và ông ấy muốn phủ nhận linh hồn; cách tiếp cận của ông ấy có tính triết học.

Chủ nghĩa cộng sản liên tục tin vào Karl Marx. Điều đó có thể hiểu được nếu ở Liên Xô nhà khoa học đã từng lặp lại cùng điều như Karl Marx, vì nói bất kì cái gì ngược lại Karl Marx thì sẽ là đi ngược lại kinh sách linh thiêng của chủ nghĩa cộng sản. Nó là một với xã hội Ki tô giáo cuồng tín, bạn không thể nói cái gì ngược lại Kinh Thánh. Bạn có thể đúng, điều đó không thành vấn đề; vấn đề không phải là đúng hay sai. Kinh thánh linh thiêng không thể bị phủ nhận; đó là tội lỗi không tha được. Nhưng cùng điều đó là tình huống ở Liên Xô khi có liên quan tới Karl Marx và cuốn sách của ông ấy Das Kapital.

Nhưng trong thế giới tự do, nơi mọi người giả vờ có quyền tự do diễn đạt, ở đó nữa các nhà khoa học liên tục lặp lại mê tín này rằng tâm thức chỉ là sản phẩm phụ của vật chất, chẳng hiểu gì rằng Karl Marx không phải là nhà khoa học và phát biểu của ông ấy không dựa trên thực nghiệm nào.

Karl Marx là người vô thần. Cũng như có những người tin vào Thượng đế mà không biết gì về Thượng đế, có những người không tin vào Thượng đế mà không biết gì về Thượng đế cả. Về căn bản họ không khác nhau; phẩm chất của họ là như nhau.

Cho nên ở khía cạnh này nhà khoa học cư xử giống như người Ki tô giáo chính thống cuồng tín... Người đó liên tục phủ nhận tâm thức. Và chừng nào khoa học còn chưa mở ra chiều hướng về lãnh thổ riêng của người ta, nó sẽ không trở thành một chủ thể toàn bộ, một chủ thể toàn thể. Nó sẽ vẫn còn bộ phận; quan điểm của nó sẽ vẫn còn chỉ một nửa chân lí.

Và bạn nên nhớ rằng một dối trá toàn thể là tốt hơn một nửa chân lí. Dối trá toàn thể sẽ bị phát hiện sớm; chân lí một nửa là rất nguy hiểm vì nó có cái gì đó của chân lí trong nó. Nó có thể giữ mọi người trong bóng tối nhiều thế kỉ.

Và ba thế kỉ đã trôi qua cho các nhà khoa học. Họ đã làm việc nhưng họ đã không dám hỏi vào bản thể bên trong nhất của con người - đó là một điều phải được thêm vào cho khoa học; thế thì nó có thể trở thành cực kì quan trọng.

Thêm tính chủ thể vào khoa học đối thể nghĩa là thêm phương pháp của thiền cho phương pháp của tập trung. Phương pháp của tập trung đưa bạn đi ra, chúng là hướng ngoại. Khoa học yêu cầu tâm trí có năng lực tập trung. Thiền yêu cầu năng lực đi ra ngoài tâm trí, đi vào trong im lặng, tuyệt đối là cái không thuần khiết.

Chừng nào khoa học còn chưa chấp nhận thiền như một phương pháp hợp thức của việc điều tra nó sẽ vẫn còn là nghiên cứu nửa vời - và vì tính nửa vời của nó, nó là nguy hiểm. Nó có thể dễ dàng phục vụ cho các ý định về chết vì nó không tin vào tâm thức, nó tin vào vật chất chết - cho nên không thành vấn đề liệu Nagasaki xảy ra hay Hiroshima xảy ra, hay cho dù toàn thể địa cầu tự tử.

Không thành vấn đề, bởi vì tất cả đều là vật chất. Không có tâm thức; chẳng cái gì bị mất.

Nhà khoa học sẽ nổi dậy lần nữa chống lại các chính khách chỉ khi chiều hướng của thiền được thêm vào trong nghiên cứu của ông ấy, trong công việc của ông ấy. Thứ hai, nhà khoa học phải nhớ bây giờ rằng ông ấy đang cung cấp cho các chính khách vũ khí hạt nhân tự huỷ diệt. Ông ấy đang cư xử chống lại nhân loại, ông ấy đang cư xử chống lại con người mới, nhân loại mới; ông ấy đang cư xử chống lại con cái riêng của mình. Ông ấy đang gieo hạt mầm của chết cho tất cả.

Đây là lúc các nhà khoa học nên học việc phân biệt: cái gì giúp cho cuộc sống và cái gì phá huỷ cuộc sống? Chỉ bởi vì lương bổng và sự thuận tiện của họ... họ không nên tiếp tục như kẻ nô lệ và các robots làm việc cho chiến tranh và huỷ diệt điều chưa hề có trước đây.

Nhà khoa học phải là nhà cách mạng nữa. Ông ấy phải là người tìm kiếm tâm linh trước hết, và thứ hai ông ấy phải là nhà cách mạng. Và ông ấy phải nhớ không phục vụ cái chết, với bất kì giá nào. Ông ấy phải không tuân theo những chỉ đạo của chính khách. Ông ấy phải quyết định cho bản thân mình cái gì là hữu ích cho toàn thể vũ trụ, cái gì là hữu ích cho sinh thái, cái gì là hữu ích cho cuộc sống tốt hơn, cho sự tồn tại đẹp hơn. Và ông ấy phải kết án các chính khách nếu họ buộc ông ấy làm việc phục vụ cho cái chết. Ông ấy phải từ chối toàn bộ, ở mọi nơi - ở Liên Xô, ở Mĩ, ở Trung Quốc, ở mọi nước trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học cần liên kết toàn cầu của riêng họ điều có thể quyết định nghiên cứu nào nên được nắm trong tay và nghiên cứu nào nên bị bỏ đi.

Mãi cho tới giờ khoa học đã từng là điều ngẫu nhiên. Mọi người đã chỉ dò dẫm trong bóng tối, tìm cái gì đó, trở thành nhà khám phá lớn. Bây giờ thời đó qua rồi. Dò dẫm trong bóng tối họ đã tìm ra bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân; họ đã làm phục vụ lớn lao!

Bây giờ chính trách nhiệm của họ là phá huỷ mọi vũ khí hạt nhân, mọi vũ khí nguyên tử, cho dù điều đó đi ngược lại cái gọi là chủ nghĩa quốc gia của bạn, cái gọi là chủ nghĩa cộng sản của bạn, cái gọi là dân chủ của bạn. Không cái gì thành vấn đề, bởi vì bây giờ ngay cả chính sự tồn tại của con người đang lâm nguy. Như một ngày nào đó các nhà khoa học nổi dậy chống lại tôn giáo và sự độc tài của nó, bây giờ họ phải nổi dậy lần nữa chống lại các chính khách và sự độc tài của họ.

Nhà khoa học phải đứng theo cách riêng của mình và phải tuyệt đối rõ ràng rằng ông ấy không bị khai thác. Ông ấy bị khai thác ở mọi nơi. Chỉ bởi vì ông ấy được trả lương cao, được trao giải thưởng Nobel, tôn vinh lớn, ông ấy sẵn sàng hi sinh toàn thể nhân loại - vì giải thưởng Nobel của mình, vì tất cả những giải thưởng ngu xuẩn đó. Các nhà khoa học không nên cư xử như trẻ con. Những phần thưởng này và những giải thưởng này và những chức vụ kính trọng này toàn là đồ chơi để lừa phỉnh, và ngay cả các nhà khoa học lớn của bạn cũng cư xử như kẻ ngu.

Tôi muốn người của tôi tạo ra sự náo động trên khắp thế giới chống lại những nhà khoa học đang phục vụ cho các chính phủ và chính khách trong việc tạo ra cơ chế chiến tranh. Quần chúng phải được thức tỉnh chống lại các nhà khoa học này; họ đã trở thành mối nguy hiểm lớn nhất bây giờ, và liên kết của họ với chính khách phải bị phá vỡ.

Khoa học trong bản thân nó có thể là cả hai: chấp nhận thiền nó có thể trở thành tôn giáo; có tính nổi dậy nó có thể tạo ra cuộc sống tốt hơn, sung túc hơn, dư thừa hơn. Nó có thể là phúc lạc lớn nhất cho nhân loại - bên ngoài và bên trong. Nhưng ngay bây giờ nó là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất.

Satyam Bhairava, bạn lo nghĩ và bận tâm rằng các nhà khoa học không phải tất cả đều nhận biết về con người mới. Họ không thể thế được; họ đang phục vụ cho con người cũ và nhân loại cũ, các chính khách cũ, các ý thức hệ cũ. Thực ra họ đang chuẩn bị đám tang cho con người mới. Họ nên chuẩn bị đám tang cho con người cũ mà đã chết rồi! Và chúng ta đang mang cái xác của nó - xác bốc mùi, nhưng chúng ta đã trở nên miễn nhiễm, vì chúng ta đã được sinh ra trong một xã hội đã từng mang những cái xác. Chúng ta đã lớn lên trong một xã hội, trong các thể chế giáo dục... ở mọi nơi các cái xác được tôn thờ.

Nếu có sự sống ở bất kì đâu trên hành tinh khác - và nhà khoa học ngờ rằng có sự sống ở ít nhất năm mươi nghìn hành tinh trong toàn thể vũ trụ, và có thể có những hành tinh nơi khoa học đã phát triển tới những bước cao xa hơn nhiều - họ có thể có khả năng quan sát hành vi của chúng ta. Và họ sẽ đơn giản ngạc nhiên: các thiên tài của chúng ta đang làm gì? Điều có lẽ là tốt hơn nếu có nhiều kẻ ngốc hơn và ít thiên tài hơn - ít nhất sự sống sẽ tiếp tục. Những thiên tài này định phá huỷ toàn thể sự sống.

Con người mới có thể được chấp nhận chỉ nếu các nhà khoa học hiểu rằng thế giới không chỉ bao gồm các đối thể chết, nó còn bao gồm các sinh linh - và không chỉ sinh linh mà cả những người có ý thức nữa. Và có khả năng tăng trưởng tâm thức này tới những đỉnh cao vĩ đại.

Một Phật Gautam và một Zarathustra giống như Everest, đỉnh Himalaya. Họ chỉ ra, họ chỉ dẫn tiềm năng của mọi con người; chỉ chút ít nỗ lực và bạn cũng có thể đạt tới chiều cao của họ. Bạn cũng có thể đạt tới những đỉnh đầy ánh mặt trời; bạn không cần luôn sống trong hang tăm tối, trong thung lũng của khổ.

Đêm tối không cần kéo dài mãi mãi.

Có khả năng bước ra khỏi đêm tối vào trong buổi sáng đẹp với chim hót và hoa nở.

Nhà khoa học cần khuyến khích lớn về thiền. Chỉ thế thì họ sẽ có khả năn thấy rằng điều họ đang làm là chống lại tương lai của nhân loại. Họ đang phá huỷ chính niềm hi vọng... trong khi với cùng thông minh họ có thể đã tạo ra thiên đường trên trái đất cho con người mới, cho con cái của họ và con của con cái của họ để sống trong một thế giới tốt hơn, với nhiều lành mạnh hơn, với nhiều yêu hơn, với nhiều tâm thức hơn.

Satyam Bhairava, bạn là đúng rằng khoa học là "mối quan tâm thú vị thế," nhưng nó thậm chí có thể còn thú vị hơn. Nó phải trở thành tôn giáo, nó phải trở thành tâm linh. Nó phải không vét cạn mọi năng lượng của nó ở thế giới bên ngoài mà phải xuyên thấu vào trong những kho báu của bản thể bên trong của bạn. Và bạn cũng đúng rằng, "tôi thấy rằng nó không biến đổi cái gì chút nào. Nó là tốt cho cái gì?"

Nó có tiềm năng lớn, nhưng tiềm năng đó còn chưa được dùng. Cũng như nó đã thành công trong việc xuyên thấu vào chính bí mật của vật chất, nó có năng lực xuyên thấu vào trong chính bí mật của tâm thức nữa. Thế thì nó sẽ là ân huệ lớn, phúc lành lớn.

Khi có liên quan tới tôi và có liên quan tới cách nhìn của tôi và về nhân loại mới, tôi thấy khoa học có hai chiều: một, chiều thấp hơn, làm việc trên đối thể; và hai, chiều cao hơn, làm việc trên tâm thức. Và chiều thấp hơn phải làm việc như người phục vụ cho chiều cao ơn. Thế thì không có nhu cầu về bất kì tôn giáo nào; thế thì khoa học đáp ứng toàn bộ mọi nhu cầu của con người.

Nhưng ngay bây giờ bạn là đúng rằng khoa học chẳng biến đổi cái gì cả. Nó không thể biến đổi được. Chừng nào nó chưa tiếp cận tới tâm thức và làm việc về cách phát triển tâm thức thêm nữa trong con người - cách làm cho vô thức của con người trở thành ý thức, cách biến đổi bóng tối của con người thành buổi trưa - nó sẽ không có cái dụng lớn nào. Ngược lại, nó chứng tỏ là một trong những nguy hiểm lớn nhất.

Chính Albert Einstein viết một bức thư trước chiến tranh thế giới thứ hai cho tổng thống Roosevelt của Mĩ nói, "Tôi có thể tạo ra năng lượng nguyên tử và bom nguyên tử, và nếu ông không có bom nguyên tử tôi có thể dự đoán rằng không thể nào thắng được nước Đức trong chiến tranh."

Albert Einstein là người Do Thái Đức. Ông ấy làm việc ở Đức, nghiên cứu dưới chính phủ Đức, đang dưới quyền Adolf Hitler, để tạo ra bom nguyên tử. Chính ý tưởng này... nếu ông ấy không phải là người Do Thái, toàn thể lịch sử thế giới chắc đã khác toàn bộ. Nếu nước Đức có thể tạo ra bom nguyên tử, thế thì chắc đã không có cường quốc nào - không Mĩ không Liên Xô không Anh - trụ được trước Adolf Hitler; ông ta chắc đã chinh phục toàn thế giới.

Nhưng bởi vì Albert Einstein là người Do Thái... ông ấy quan trọng tới mức ông ấy không bị Adolf Hitler và người của ông này gây phiền nhiễu, nhưng ông ấy đã thấy hàng triệu người Do Thái biến mất, thực tế là bay hơi như khói trong các phòng hơi độc của chính phủ quốc xã. Ông ấy chắc không bị giết vì ông ấy được cần nhiều thế và không có ai khác để thay thế ông ấy, nhưng ông ấy trở nên sợ rằng nếu Adolf Hitler thắng, thế thì khắp thế giới sẽ không còn một người Do Thái nào còn sống. Ông ấy không sợ cho mạng sống riêng của ông ấy; nó là an toàn, vì Adolf Hitler cần ông ấy.

Albert Einstein trốn khỏi Đức, bỏ thực nghiệm này không được hoàn thành. Các nhà khoa học Đức đã làm mọi điều, nhưng không có Albert Einstein khác để hoàn thành thực nghiệm này. Và Einstein đã viết một bức thư cho kẻ thù của Đức, cho Mĩ, nói "Tôi đã trốn khỏi Đức và tôi sẵn sàng làm bom nguyên tử cho Mĩ. Không có bom nguyên tử ông không thể đánh bại được Đức. Và cũng có nỗi sợ rằng ai đó có thể có khả năng hoàn thành thực nghiệm mà tôi đã bỏ không hoàn thành, bởi vì có nhiều nhà khoa học làm việc cùng tôi, dưới tôi." Roosevelt lập tức mời ông ấy và cho ông ấy mọi tiện nghi có thể.

Truman là tổng thống vào thời bom nguyên tử được sản xuất ra bởi Albert Einstein, và Einstein nói với Truman, "Bây giờ không cần dùng chúng, vì nước Đức đã phạm phải sai lầm lịch sử."

Sai lầm lịch sử này đã bị phạm phải nhiều lần. Bất kì ai muốn đánh nhau với Nga và phạm phải sai lầm lịch sử này đều mang định mệnh thất bại, vì trong chín tháng toàn thể nước này bị phủ đầy tuyết. Nước Nga bao la thế - nó phủ hai lục địa, từ một góc của châu Âu tới góc kia của châu Á. Và chỉ có ba tháng mà thời tiết là đủ trong trẻo để đánh nhau. Và người Nga có quân đội đủ lớn để ngăn cản kẻ thù trong ba tháng và chờ đợi mùa đông tới.

Mùa đông kéo dài chín tháng. Thế thì Nga không cần đánh nhau; mùa đông đó sẽ kết liễu kẻ thù mà không rắc rối nào. Không ai có thể sống sót được với mùa đông nước Nga, ngoại trừ người Nga - điều đó cần huấn luyện cả đời. Napoleon đã bị thất bại, trong thế chiến thứ nhất Đức đã thất bại, và Adolf Hitler lại phạm phải cùng sai lầm này.

Nhưng lần này Truman thậm chí không trả lời thư của Albert Einstein. Bức thư thứ nhất đã được đón nhận với niềm vui lớn thế và ông ấy đã được mời với việc chào mừng lớn, được cho mọi tiện nghi ông ấy cần, nhưng bây giờ bom đã trong tay các chính khách rồi. Ai quan tâm tới Albert Einstein? Và ông ấy đã đơn giản nói, "Bây giờ không có nhu cầu. Đức bị kết thúc rồi, và trong vòng nhiều nhất hai tuần, Nhật Bản sẽ bị kết thúc, bởi vì Nhật Bản không thể đứng theo cách của nó được. Chính sự hỗ trợ của Đức... Không có nhu cầu dùng những quả bom này."

Nhưng Truman vội vàng dùng bom nguyên tử, vì Đức đã đầu hàng và nếu Nhật Bản cũng đầu hàng thì không còn cơ hội để xem Mĩ có sức mạnh lớn lao gì và không còn cơ hội để phô diễn cho toàn thế giới.

Nagasaki và Hiroshima đã bị phá huỷ một cách không cần thiết. Nhật Bản đã sẵn sàng đầu hàng. Chuẩn bị đang được tiến hành về cách việc đầu hàng sẽ xảy ra; thương lượng đang diễn ra giữa các tướng lĩnh. Và Truman ra lệnh, "Trước việc đầu hàng ít nhất chúng ta phải thử xem chúng ta có sức mạnh bao nhiêu. Một khi chiến tranh kết thúc rồi chúng ta sẽ không còn cơ hội nào nữa."

Hai trăm nghìn người trong hai thành phố lớn chết ngay trong mười phút - và không chỉ người mà cả cây cối, con vật, chim chóc, mọi thứ sống đột nhiên trở thành chết.

Albert Einstein bị choáng váng nhiều tới mức trước khi chết khi ai đó hỏi ông ấy, "Nếu ông được sinh ra lần nữa, ông sẽ không là nhà vật lí trong kiếp mới của mình sao?" ông ấy nói, "Không bao giờ! Nếu tôi được sinh ra lần nữa, tôi thà làm thợ ống nước hơn là nhà vật lí. Quá đủ rồi. Tôi đã thấy cách tôi làm việc hết ngày nọ tới ngày kia để tạo ra vũ khí nguyên tử. Chúng dành cho trường hợp khẩn cấp, nhưng một khi chúng được tạo ra rồi tôi không có quyền lực với chúng. Tôi đã tạo ra chúng, nhưng một khi chúng được tạo ra rồi, các chính khách có chìa khoá trong tay họ. Và bức thư của tôi thậm chí đã không được trả lời! Tôi chết đi là một trong những người thất vọng nhất trái đất."

Ông ấy là một trong những người thành công nhất, có lẽ là nhà khoa học vĩ đại nhất mà chúng ta đã từng được biết tới, nhưng cảm giác riêng của ông ấy là đúng đắn hơn nhiều. Ông ấy là con người của lương tâm; ông ấy chết đi gần như một con sư tử bị thương, hoàn toàn thất vọng với các chính khách và cái xấu xa của họ, tâm trí sát nhân và tội phạm.

Mãi cho tới giờ, khoa học chắc chắn đã không mang tới mấy biến đổi khi có liên quan tới tâm thức con người, nhưng nó có tiềm năng - chỉ việc thức tỉnh lớn là được cần.

Nhà khoa học phải nhận ra trách nhiệm của mình. Ông ấy đã gần trở thành một thượng đế; hoặc ông ấy có thể sáng tạo hoặc ông ấy có thể phá huỷ. Ông ấy phải được nhắc nhở rằng ông ấy không còn là nhà khoa học cũ của thời Galileo, chỉ làm việc trong nhà riêng của mình, với vài ống nghiệm và vài cái chai, chỉ trộn lẫn các hoá chất và làm thực nghiệm. Những ngày đó qua rồi. Ngày nay ông ấy có sức mạnh phá huỷ toàn thể sự sống của hành tinh này hay để tạo ra sự sống đẹp và phúc lạc tới mức con người đã hình dung điều đó chỉ trên cõi trời; điều đó là có thể ở đây. Vài nhóm nhỏ các nhà khoa học đã bắt đầu làm việc theo những đường đó. Không ai tin vào họ.

Ở Manali, trong một trong những cuộc phỏng vấn báo chí, tôi đã nói về những khả năng, những khả năng sáng tạo và tuyệt đối mới của những cánh cửa mà khoa học có thể mở ra. Neelam đã ở đó, và cô ấy thuật lại cho Nirvano ở Kathmandu rằng tôi đã nói điều "quái dị." Và tôi có thể hiểu rằng bất kì ai đều sẽ nghĩ điều tôi nói là "quái dị." Nó sẽ có vẻ giống như điều đó.

Nhưng mới hôm nọ Nhật Bản đã tạo ra một hòn đảo nhân tạo, vì ở Nhật Bản có thiếu hụt đất nhiều tới mức không thể nào bành trướng được các ngành công nghiệp. Nhật Bản đã trở thành nước giầu nhất trên thế giới. Nó cần ngày càng nhiều đất hơn. Cách cũ là xâm chiếm nước khác nào đó; điều đó không còn có thể được nữa. Nỗi sợ chiến tranh thế giới thứ ba treo lơ lửng trên mọi người.

Nhật Bản đã tạo ra một hòn đảo nhân tạo mà sẽ được dùng cho phát triển công nghiệp. Nó sẽ nổi trên đại dương. Một khi nó trở nên thành công, nhiều hòn đảo nhân tạo nữa... và Nhật Bản sẽ tạo ra nhiều đất hơn Thượng đế đã tạo ra trong sáu ngày đó.

Có những khả năng vô cùng cho khoa học. Một khi nó không còn phục vụ cho cái chết, nó thể làm nổi các thành phố trong đại dương. Nhật Bản cũng đã thử thành công việc làm thành phố ngầm dưới đất, vì tại sao cứ tiếp tục với quan niệm cũ rằng bạn phải sống trên đất? Bạn có thể sống dưới đất; an bình hơn ở đó, và bạn có thể có được đúng loại ánh sáng, đúng loại ô xi, bởi vì mọi thứ sẽ ở trong tay nhà khoa học.

Tôi đã nói về những điều như vậy trong cuộc phỏng vấn báo chí đó, và Neelam đáng thương tưởng rằng tôi đang nói "điều quái dị." Cũng như thành phố ngầm dưới đất là có thể, thành phố nổi trong đại dương là có thể, thành phố dưới đại dương là có thể, thành phố bay là có thể...

Một khi khoa học thay đổi thái độ của nó và thôi không hỗ trợ cho các chính khác ủng hộ chiến tranh, nhiều năng lượng sẽ được thoát ra tới mức các nhà khoa học có thể làm mọi điều này mà có thể dường như quái dị với bạn, nhưng chúng không dường như quái dị với tôi.

Với tôi, mọi thứ đều dường như là gần dự đoán được. Nó sẽ xảy ra, bởi vì đất sẽ bị quá nặng gánh với dân số. Nó đã đạt tới năm tỉ người, và tới năm hai nghìn sẽ là mười tỉ và nó sẽ phải gần như gấp đôi. Dân số mười tỉ sao? - trái đất đáng thương này, đã bị khai thác trong nhiều thế kỉ, sẽ không thể hỗ trợ được điều đó. Bạn sẽ phải tạo ra thức ăn nhân tạo, có lẽ rau mới, thức ăn mới.

Ở Liên Xô họ đã có quả mới mà Thượng đế đã không tạo ra trong sáu ngày đó. Cũng như con vật có thể được tạo ra bằng lai giống, chúng là những cây lai và tạo ra quả mới, cho chúng vị tốt, nước quả tốt - quả mà con người chưa bao giờ ăn, với chúng không có tên trong từ điển. Chúng được cho những cái tên mới.

Và con người phải sống ngày càng nhiều hơn với thức ăn hoá học. Có lẽ có thể mạnh khoẻ hơn, bởi vì ngay bây giờ chín mươi nhăm phần trăm những thứ bạn ăn đều là thức ăn thô; nó phải được tống ra khỏi thân thể. Hầu như chỉ năm phần trăm là được dùng. Điều này là cực kì vô nghĩa! Điều này làm nặng gánh hệ thống tiêu hoá của bạn một cách không cần thiết. Sao không chỉ cho đích xác năm phần trăm đó mà thân thể bạn cần? Nếu hệ thống tiêu hoá của bạn không bị mệt mỏi, chiều dài cuộc đời bạn sẽ trở nên dài hơn.

Chính hệ thống tiêu hoá giết bạn. Mọi thực nghiệm về hệ thống tiêu hoá chỉ ra... Nó đã từng được thử trên nhiều con vật. Con vật được cho đủ thức ăn, nhiều như chúng muốn, chỉ có khoảng sống được một nửa của con vật được cho một nửa thức ăn chúng đòi hỏi. Nhóm thứ nhất sống được mười năm, nhóm thứ hai sống được hai mươi năm, vì hệ thống tiêu hoá vẫn còn tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, không bị mệt.

Và nếu thức ăn của con người trở nên ngày càng hoá chất hơn, ngày càng khoa học hơn, nó sẽ không được tiêu hoá, nó có thể được tiêm trực tiếp. Không cần làm mệt mỏi hệ thống tiêu hoá của bạn, và nếu hệ thống tiêu hoá của bạn vẫn còn mạnh hơn, trẻ hơn, cuộc sống của bạn sẽ trở nên lâu hơn. Các nhà khoa học nói con người có thể rất dễ dàng sống ba trăm năm, không trở nên già.

Khoa học có những khả năng lớn, Satyam Bhairava, chỉ là chúng ta chưa thể dùng những khả năng đó thôi. Và mọi nhà khoa học đều đang phục vụ cho các chính khách, các chính phủ - điều đó nghĩa là đang phục vụ cho cái chết và chiến tranh. Cuộc cách mạng lớn được cần.

Cũng như các nhà khoa học đã nổi dậy chống lại tôn giáo, tranh đấu chống lại tôn giáo, bây giờ họ phải tranh đấu chống lại chính trị, chống lại chủ nghĩa quốc gia. Trách nhiệm của họ là lớn. Con người mới sẽ cần họ và cuộc cách mạng của họ. Họ là người quan trọng nhất cho sự sống còn của nhân loại.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Tôi chưa bao giờ có dục và tôi cảm thấy không thích có dục. Tôi không nghĩ rằng tôi ở ngoài dục, nhưng tôi thích thiền và nhảy múa nhiều hơn, mặc dầu thật khó để chấp nhận điều này. Dục không xảy ra, và tôi thích rằng nó không xảy ra. Osho ơi, để là một sannyasin điều đó liệu có nghĩa là tôi phải có dục không? Tôi không thích nó nếu nó không phải là việc xảy ra tự nhiên, nếu nó chỉ là việc gặp gỡ dục và tâm trí, và không là thiền. Tôi tận hưởng một mình. Tôi thấy bản thân tôi trong xung đột với điều này, nhưng tôi cũng có thể chấp nhận cách thức tôi đang vậy. Thế thì tất cả nó biến mất khỏi tâm trí, và trái tim tôi mở ra lần nữa. Osho ơi, đây có phải là cái gì đó sai với tôi không?

Anand Dolano, không cái gì sai với bạn. Kìm nén dục là xấu, nhưng nếu dục không phải là ham muốn tự nhiên trong bạn, ép buộc nó sẽ là kìm nén.

Có những người đang ép buộc ham muốn tự nhiên của họ về dục trong việc cố là vô dục; họ đi ngược lại tự nhiên. Và nếu bạn không có nghiêng về dục, ép buộc nó sẽ đi ngược lại bản tính của bạn; nó sẽ là cùng loại tội.

Một sannyasin cần tự nhiên.

Bạn phải lắng nghe thân thể riêng của bạn, bản năng riêng của bạn, trực giác riêng của bạn, và đi theo nó. Bạn không làm gì chống lại bản tính của bạn. Nếu bạn thích một mình, và tận hưởng thiền... đó là điều mọi người khác đang cố, nhưng trước hết họ đang cố để được kết thúc với dục để cho họ có thể tận hưởng việc ở một mình. Bạn ở vị trí tốt hơn, bạn không phải trải qua địa ngục này. Bạn đã đi qua nó bằng cách nào đó; có lẽ trong kiếp quá khứ của bạn. Bạn ở ngoài địa ngục này; bây giờ đừng cố chui vào đường hầm tối lần nữa.

Ngay cả những người tôi nói cho, "Đừng kìm nén dục," không được bảo bao giờ cũng còn tính dục. Thực ra kìm nén dục giữ bạn bao giờ cũng có tính dục. Một khi bạn đã sống nó một cách toàn bộ, bạn được kết thúc với nó. Và bạn càng được kết thúc sớm hơn thì càng tốt hơn, bởi vì thế thì bạn có thể ngồi im lặng mà không bị bận tâm bởi nhu cầu của bất kì ai khác làm người đồng hành. Bạn là đủ lên bản thân bạn, và đó là điều quan trọng nhất cho thiền nhân - tính đủ của tính một mình.

Nhưng tôi có thể hiểu được vấn đề của bạn. Ở đây bạn phải thấy mọi người mang các vấn đề về dục, về tranh đấu của họ. Ai đó hoàn toàn được thoả mãn; đó là cái chán của người đó. Ai đó không được thoả mãn, người đó muốn thoả mãn nhiều hơn; đó là vấn đề của người đó. Ai đó không cảm thấy chán; đó là vấn đề của người đó. Lắng nghe mọi vấn đề này, một cách tự nhiên bất kì ai cũng sẽ bị lo nghĩ: vấn đề của mình là gì? Nếu bạn không có vấn đề gì, điều đó chắc chắn nghĩa là cái gì đó sai với bạn!

Không cái gì sai với bạn. Cứ tận hưởng bản thân bạn, thiền của bạn, im lặng của bạn, và để cho những người này trải qua bóng tối của họ. Một ngày nào đó tất cả họ sẽ đi ra khỏi đường hầm; thế thì bạn có thể đón mừng họ. Nhưng chỉ thấy rằng mọi người ở trong đường hầm, tranh đấu, la hét... Ngồi bên ngoài đường hầm trong ánh sáng, trong im lặng, đừng bị lo nghĩ rằng "Cái gì đó dường như sai với mình. Mọi người đang trong đường hầm; mình làm gì ở đây? Mọi thiền nhân đều trong đường hầm. Không ai đang thiền... nhưng tất cả họ đều tới đây để thiền; chỉ mình đang thiền."

"Vợ tôi là người Do Thái điển hình," một người phàn nàn với bạn đồng hành. "Cô ấy chỉ làm tình kiểu chó."

"Kiểu chó là sao?" bạn đồng hành hỏi, "tôi không tin điều đó!"

"Điều đó đúng đấy. Tôi ngồi thẳng và cầu xin, và cô ấy lăn qua và chơi trò chết giấc."

Để họ chơi bất kì phong cách nào họ muốn; bạn đơn giản không bị sao lãng khỏi thiền của bạn. Bạn hoàn toàn đúng. Và tất cả những người này đều cố đạt tới vị trí của bạn. Bạn không phải đi xuống vào trong rắc rối của họ, vào trong vấn đề của họ.

Bạn được ân huệ. Điều đó hiếm khi xảy ra, điều đang xảy ra cho bạn ấy. Nó xảy ra chỉ bởi vì kiếp sống quá khứ của bạn; không có giải thích khác. Trong kiếp sống quá khứ bạn phải đã từng thiền; bạn phải đã từng ở cùng thầy; bạn phải đã đi tới điểm mà dục trở thành vô nghĩa, nơi nhu cầu về người khác bị loại bỏ, khi bạn đã trở thành đủ cho bản thân bạn và tính cô đơn của bạn đã đổi thành tính một mình; do đó trong kiếp này bạn mang mọi điều bạn đã đạt được trong kiếp trước của bạn.

Chính bởi vì những kinh nghiệm như vậy mà cả ba tôn giáo phương Đông đã chấp nhận ý tưởng về đầu thai. Ba tôn giáo khác, được sinh ra bên ngoài Ấn Độ, không có cách giải thích cho kinh nghiệm như vậy. Ki tô giáo, Do Thái giáo, Mô ha mét giáo - cả ba tôn giáo này không thể giải thích được tình huống của bạn. Nhưng Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo, có cách giải thích rất logic khoa học: rằng bạn đang mang phẩm chất mà bạn đã đạt tới trong kiếp quá khứ của bạn.

Không cái gì bị mất cả. Một khi bạn đã đạt tới nó, nó đi cùng tâm thức bạn vào kiếp sống mới, vào thân thể mới.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 37 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post