Read more
Thầy Hoàn
Hảo (Tập 2) - Osho
Bài nói về
câu chuyện Sufi
Chương 5. Yêu không cần thời gian
Một học giả nói với một người Sufi, "Ông, người Sufi thường nói rằng các câu hỏi logic của chúng tôi là không thể hiểu được cho ông. Ông có thể cho tôi một ví dụ về điều chúng dường như giống với ông không?"
Người Sufi nói, "Đây là ví dụ như thế. Có lần tôi
đi bằng tầu hoả và chúng tôi đi qua bẩy đường hầm. Đối diện tôi là một nông dân
ngồi, người hiển nhiên chưa bao giờ lên tầu hoả trước đây.
"Sau đường hầm thứ bẩy, người nông dân gõ vào đầu
gối tôi và nói, 'Tầu hoả này quá phức tạp. Trên lưng lừa tôi có thể về tới làng
tôi chỉ trong một ngày. Nhưng bằng tầu hoả, mà dường như là đi nhanh hơn lừa,
chúng ta vẫn chưa về tới nhà tôi, mặc dầu mặt trời đã mọc và lặn bẩy lần.'"
Chân lí có thể được tiếp cận tới theo hai cách: một
cách là logic, và cách kia là yêu. Và cả hai là đối lập đối xứng với nhau.
Chúng nói các ngôn ngữ khác nhau. Chúng là không thể dịch được. Logic không thể
làm cho bản thân nó hiểu thấu được yêu, và ngược lại.
Yêu có vẻ phi logic đối với logic, bất hợp lí, hơi
chút điên. Logic có vẻ không liên quan tới yêu, vì nó đi vòng vo mà chẳng bao
giờ xuyên thấu vào thực tại. Yêu nghĩ về logic như bài tập vô tích sự, thể dục
của tâm trí, trò chơi - nhưng chẳng có chủ định nào vì nó chẳng dẫn tới đâu cả.
Nó là không có tính kết luận. Nó chỉ là đuổi theo đuôi riêng của bạn. Bạn có thể
liên tục đuổi mãi, bạn có thể trở nên rất bị ám ảnh bởi nó, nhưng chung cuộc
tay bạn vẫn còn trống rỗng. Bạn đã không đạt tới.
Yêu và logic phải được hiểu. Nếu bạn không hiểu chúng
cho đúng, phương pháp của chúng, cách tiếp cận của chúng, cách nhìn của chúng,
bạn sẽ vẫn còn bị lẫn lộn.
Logic là rất thuyết phục - và có nguy hiểm của nó. Nó
thuyết phục và vậy mà không có tính kết luận. Nó cho hình tướng, nó giả vờ. Nó
là tri thức, thông tin, nhưng không bao giờ trí huệ. Và duy nhất trí huệ mới giải
thoát.
Yêu không thể thuyết phục được bạn. Nó là không thuyết
phục, vì nó mông lung, nó không rõ ràng, nó là điều huyền bí. Nó không phải là
qui tắc suy luận. Nó không thể hấp dẫn tâm trí bạn - nhưng nó có thể thoả mãn
cho bản thể bạn. Nó có thể làm dịu cơn khát của bạn. Nó có thể cho bạn mọi thứ
bạn cần. Nó có thể nuôi dưỡng. Đây là vấn đề.
Yêu có tính nuôi dưỡng là phi logic, và thức ăn giả của
logic là rất thuyết phục. Và đây là hai thứ làm cho triết học và tôn giáo phân
tách. Chính ở đây mà triết học và tôn giáo xa lìa đường.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng từ 'Sufism-Sufi giáo' bắt
nguồn từ cùng gốc như ‘philosophy-triết học’. Cả hai bắt nguồn từ cùng một gốc,
từ suf, ra Sufism-Sufi giáo, từ sophia, ra philosophy-triết học. Nhưng nghĩa
không chỉ khác nhau mà còn đối lập đối xứng. Sufi giáo không phải là triết học,
và triết học chẳng liên quan gì tới cái đẹp của Sufi giáo trong nó. Cái gì đã xảy
ra? Chúng ta phải hiểu cấu trúc bên trong của con người.
Tâm trí, não được phân chia thành hai bán cầu. Bán cầu
này nghĩ, là có tính logic. Bán cầu kia yêu, trực giác, là phi logic. Bán cầu
này xử lí theo phương pháp luận. Bán cầu kia nhảy... chẳng có phương pháp luận
gì. Nó lấy bước nhảy lượng tử. Bán cầu này bao giờ cũng là một đường liên tục.
Bán cầu kia là sự không liên tục.
Não trái của bạn là logic - văn xuôi, nam tính, năng nổ,
bạo hành, tham vọng. Não phải của bạn mang nữ tính - không tham vọng, thơ ca,
thẩm mĩ. Tay phải của bạn được nối với não trái, và tay trái của bạn được tập
trung vào bán cầu phải. Đó là lí do tại sao tay phải trở thành quan trọng thế.
Tay phải đã trở thành quan trọng thế vì chúng ta đã
làm cho logic thành vua. Tay trái bị bỏ quên, bỏ qua, bị coi là thấp hơn, ở
phương Đông nó bị coi là gần như tiện dân. Tại sao? Vấn đề không phải là cái
tay - sâu bên dưới vấn đề là về phân chia của não của bạn.
Tay phải dường như là đúng, và tay trái dường như là
sai. Đây là trạng thái xấu của vấn đề. Tay trái có nhiều để đóng góp. Và không
có đóng góp của nó cuộc sống trở thành việc kéo lê, lao dịch, vì không có thơ
ca không thể có niềm vui được, và không có tính trực giác không thể có mở hội.
Và không có tính nhạy cảm với cái đẹp, cuộc sống trở thành vô nghĩa. Có khả
năng, nó có thể trở thành chuyện kinh doanh thành công, nhưng về mặt tồn tại nó
vẫn còn là thất bại sâu bên dưới. Và chừng nào bạn còn chưa thành công về mặt tồn
tại, bạn đã thất bại, hoàn toàn thất bại. Và điều rất không may là rất ít người
thành công về mặt tồn tại. Những người thành công, họ là người Sufi, họ là chư
Phật.
Thành công về mặt tồn tại nghĩa là sống từ khoảnh khắc
sang khoảnh khắc trong niềm vui hoàn toàn. Logic không thể cho phép bạn. Bản
thân vui vẻ xuất hiện với logic như là phi logic. Khổ dường như là logic hơn. Mọi
nhà logic đều đồng ý trên sự kiện là sống là khổ. Nó là cái đau trong họng, nó
là đau đớn, nó là thất vọng. Mọi nhà logic đều đồng ý về điều đó rằng vấn đề nền
tảng duy nhất phải được con người đối diện là tự tử.
Những người có thể nhảy múa và ca hát và mở hội và hớn
hở có vẻ điên. Jesus có vẻ điên! Rumi có vẻ điên. Meera có vẻ điên. Đây là những
người Sufi, đây là những người yêu. Họ có cái nhìn khác toàn bộ về cuộc sống.
Cũng như tâm trí con người bị chia thành hai, yêu và
logic, đích xác theo cùng cách toàn thể trái đất đã trở nên bị chia thành hai:
phương Đông và phương Tây. Phương Tây đã chọn con đường của logic và phương
Đông đã chọn con đường của yêu.
Tham chiếu sớm nhất của một triết gia phương Tây về
triết học Ấn Độ là tham chiếu của Megasthenes, đại sứ của Seleucus Nicator tại
triều đình của Chandragupta, người đã báo cáo trong thế kỉ thứ ba trước công
nguyên rằng ông ấy đã tới thăm giáo phái khổ hạnh 'gymnosophists' ở Ấn Độ - những
người trí huệ ở trần của Ấn Độ. Ông ấy gọi họ là 'gymnosophists-người nguỵ biện'
- ông ấy nói về người Jains. Họ không nguỵ biện chút nào.
Người nguỵ biện đích xác chống lại người Sufi. Người
nguỵ biện là người hớn hở trong biện luận, người yêu tranh biện, người có cuộc
sống được cống hiến cho lập luận. Cả đời người đó được dành cho chỉ một điều:
làm sao chinh phục đối phương. Bằng phương tiện đúng hay phương tiện sai là
không liên quan - vấn đề là: làm sao đánh bại đối phương.
Người nguỵ biện không có tin cậy vào chân lí. Người
nguỵ biện không phải là người tìm kiếm chân lí. Người nguỵ biện là người liên tục
cố gắng chứng minh bản thân người đó là đúng. Người nguỵ biện không tin rằng có
cái gì như chân lí. Định nghĩa của người đó về chân lí là ‘cái có thể được chứng
minh về logic' - thế thì nó là thực. Nếu nó không thể được chứng minh về logic,
thế thì nó là không thực.
Megasthenes về căn bản là tâm trí phương Tây. Ông ấy
phải đã gặp người Jain. Và điều đó là rất gần; Mahavir mới mất chỉ ba trăm năm
trước - Jaina giáo vẫn còn sống động. Phật đã sống chỉ vài năm trươc - dầu vậy
vẫn có hương thơm nào đó của Phật và Mahavir trong nước này. Dầu vậy mọi người
vẫn đầy niềm vui rằng Mahavir và Phật đã làm bùng nổ trong thế giới. Ánh sáng
còn chưa biến mất hoàn toàn. Nhưng Megasthenes đã bỏ lỡ.
Tâm trí phương Tây nghĩ theo logic, dưới dạng logic.
Ông ấy gọi họ là 'gymnosophists'. Họ không phải là nguỵ biện chút nào - họ là
người Sufi.
Người Sufi là người không cố chứng minh ý kiến của
mình là đúng, người bao giờ cũng sẵn sàng buông xuôi ý kiến của mình vì chân
lí. Từ bất kì nguồn nào chân lí tới người đó đều sẵn sàng buông xuôi. Người nguỵ
biện là người, cho dù người đó thấy rằng người khác đang giữ ý kiến đúng, sẽ
liên tục tranh đấu, sẽ cố chứng minh rằng mình đúng.
Người nguỵ biện cố chứng minh rằng “Tôi là đúng."
Và người Sufi cố khám phá cái gì là đúng. Chiều hướng của họ là khác. Nhưng tôi
có thể hiểu được Megasthenes, tại sao ông ấy gọi người Jain là nguỵ biện. Tâm
trí phương Tây bao giờ cũn nhìn vào mọi thứ từ chính lúc bắt đầu... Trái đất đã
trở nên bị phân chia cũng như bộ não bị phân chia.
Clement ở Alexandria, mọt người Ki tô giáo Gnostic thế
kỉ thứ hai, gợi ý trong bài viết của ông ấy rằng triết học Hi Lạp đã là việc nhập
khẩu từ Ấn Độ. Có mọi khả năng rằng điều Clement ở Alexandria nói là đúng,
nhưng bản chất của triết học đã bị thay đổi. Khi nó chuyển từ Đông sang Tây, mầu
sắc, nghĩa, kết cấu, hương vị - mọi thứ đều bị thay đổi. Bây giờ gần như không
thể nào nghĩ được rằng triết học Hi Lạp về nguồn gốc là một nhánh của triết học
Ấn Độ. Thay đổi đã trở thành lớn thế - chúng dường như không thể bắc cầu qua được.
Clement dường như đúng, rằng nó đã được nhập khẩu từ Ấn
Độ. Có những bằng chứng lịch sử. Bản thân Clement nói rằng Pythagoras, một
trong những nhà huyền môn vĩ đại nhất của Hi Lạp, đã tới thăm Ấn Độ, đã nghiên
cứu theo các hiền nhân Brahmin - không chỉ điều đó - cũng còn được khai tâm vào
các huyền bí Phật giáo như một đệ tử. Có đủ bằng chứng trong các giáo lí của
Pythagoras rằng cái gì đó của Phật hiện diện trong ông ấy.
Nhưng khoảnh khắc mọi thứ đi từ Đông sang Tây, chúng
thay đổi mầu sắc. Hoàn cảnh thay đổi. Toàn thể bầu khí hậu là khác. Khi yêu phải
được hiểu một cách logic, cái gì đó đi sai. Linh hồn bị mất - chỉ cái xác còn lại
trong tay bạn.
Vì khác biệt này giữa Sufi giáo và nguỵ biện bạn cũng
sẽ chú ý rằng ở phương Đông nhân cách chưa bao giờ là quan trọng. Triết học Ấn
Độ không bị gắn với nhân cách. Ít điều được biết về cuộc sống của các triết
gia. Triết gia ở phương Đông đã từng là người khám phá, không phải là người
phát biểu, về chân lí. Chân lí là cổ đại như bản thân sự tồn tại. Không ai có
thể tuyên bố rằng mình đã khám phá ra nó. Nó đã được khám phá ra nhiều lần rồi
- nhiều nhất người ta có thể nói là ở chỗ "Tôi đã khám phá lại nó."
Và một trong những điều kiện để khám phá lại là ở chỗ bạn phải biến mất. Phải
không có người tuyên bố, cái tôi.
Phương Tây có chủ nghĩa Platon, Hegel, Kant. Ở Ấn Độ
không có điều song hành. Bạn không thể bắt gặp cái gì kiểu như chủ nghĩa
'Patanjali', 'Shankara' - không, không chút nào. Triết học không được bắt rễ
trong bản ngã của cá nhân. Cá nhân biến mất. Chân lí tới, ngập lụt bản thể người
ta... Nhưng tâm trí logic không thể nhận mạo hiểm chừng nấy. Nó bao giờ cũng vẫn
còn trong kiểm soát. Nó sở hữu chân lí.
Và chân lí bởi chính bản tính của nó không thể bị sở hữu.
Cho nên bất kì cái gì tâm trí logic sở hữu đều không phải là chân lí mà chỉ là
ý kiến về chân lí. Nó không phải là thứ thực. Nó chỉ là bản sao giấy than của
chân lí, sự phản xạ.
Trong những thứ nhỏ bé khác biệt đã trở thành lớn lao.
Chẳng hạn: khái niệm phương Tây về số không, số không toán học, đã đạt tới
phương Tây từ Ấn Độ. Số không là một khám phá của Ấn Độ. Nhưng nghĩa đã thay đổi.
Trong tâm trí phương Tây số không nghĩa là không có gì. Trong số không Phật
giáo - shunya - không có nghĩa đơn giản là số không toán học: nó nghĩa là trạng
thái tồn tại của vô ngã. Nó nghĩa là không có cái ngã. Nó nghĩa là trống rỗng của
bản thân người ta.
Và trong Hindu giáo, số không - bindu - là một chấm đặc
biểu tượng cho hạt mầm có thể phát triển được. Nó là điểm sinh sản có tính tiềm
năng, khuôn nền của cái phủ định và khẳng định. Có lần, Ramana Maharshi, khi được
yêu cầu kí vào một cuốn tự tiểu sử, đã làm chỉ một chấm ở giữa trang với lời
chú, "Trong bindu tất cả đều được chứa. Tôi cũng được bao hàm trong nó -
cho nên không cần kí tách rời."
Bây giờ cùng khái niệm đó, số không, ở phương Tây trở
thành chỉ là một khái niệm logic, toán học. Trong Phật giáo nó là vô ngã có
tính tồn tại. Trong Hindu giáo - cùng khái niệm đó - nó là khuôn nền cô đặc của
mọi cái là có thể.
Nhớ điều đó, rằng cách bạn nhìn vào mọi sự tạo ra nhiều
khác biệt. Dù bạn nhìn với đôi mắt tràn đầy yêu...
Chuyện kể về nhà huyền môn Hassid vĩ đại, Baal Shem, rằng
bình thường ông ấy sẽ không dùng kính, nhưng bất kì khi nào ông ấy nói với triết
gia, nhà logic, ông ấy lập tức đeo kính vào mắt. Điều đó là kì lạ; mọi người
quan sát điều đó.
Một hôm một đệ tử hỏi, "Chuyện gì vậy? Bình thường
thầy không bao giờ đeo kính. Đệ tử chúng tôi liên tục thảo luận với thầy cả
nghìn lẻ một thứ, nhưng bất kì khi nào nhà logic tới, thầy bao giờ cũng đeo
kính lên mắt."
Và ông ấy cười. Và điều ông ấy nói là rất có ý nghĩa.
Ông ấy nói, "Với các ông ta không cần nhìn như việc tách rời. Với các ông
ta có thể vẫn còn trong trạng thái của ta; ta không cần hạ xuống từ đó. Mắt ta
đã mất mọi phân biệt rồi. Các ông và cây cối và tảng đá tất cả đều là một. Khi
ta nói cho đệ tử, không cần tạo ra bất kì phân biệt nào. Ta đang nói cho đệ tử
và cho cây và cho đá, và cho các vì sao và cho bầu trời... tất cả là một. Vì ta
nói từ quan điểm của yêu. Ta làm ngập lụt các ông bằng tình yêu của ta, và ta
trở nên bị ngập lụt bằng tình yêu của các ông. Nhưng khi nhà logic tới, ta phải
hạ xuống. Ta phải đeo đôi kính vào mắt để cho ta trở nên mù, để cho ta mất cái
nhìn rộng lớn đi. Mắt ta trở thành bị thu hẹp lại, vì nhà logic cứ nhấn mạnh
vào các phân biệt; mọi thứ đáng phải được dỡ ra và xác định. Yêu không biết tới
định nghĩa, không làn ranh."
Bawl Shem là đúng. Đây là kinh nghiệm của tôi nữa. Nói
chuyện với sannyasin, ở cùng với sannyasin, là hiện tượng khác toàn bộ. Nhưng
nói chuyện với ai đó người đã tới với tri thức lớn trong tâm trí họ, người sẵn sàng
tranh đấu, biện luận, người khao khát cơ hội và cái cớ nào đó để đụng độ, là
kinh nghiệm khác toàn bộ. Nó là xấu. Không có giao cảm. Không có gặp gỡ của
trái tim.
Yêu mở ra cánh cửa khác cho thực tại. Logic cũng mở
cánh cửa. Cánh cửa của logic trở thành khoa học; cánh cửa của yêu trở thành tôn
giáo. Đó là lí do tại sao triết học phương Tây đang biến mất. Lí do tại sao triết
học phương Tây dần dần dần bị qui lại thành khoa học? - vì khoa học đã tiếp quản.
Triết học phương Tây không có chủ định nào còn lại. Nhiều nhất nó có thể vẫn
còn trong cái bóng của khoa học như kẻ phục vụ. Nó không còn là chủ. Và không
ai khác chịu trách nhiệm - bản thân nó chịu trách nhiệm cho điều đó. Đó là sự
nhấn mạnh của nó: logic, sự kiện... Bây giờ khoa học còn logic hơn và sự kiện
nhiều hơn, cho nên triết học dường như chỉ là một loại khoa học nguyên thuỷ,
khoa học thô sơ. Và, tất nhiên, khi khoa học phức tạp hơn đã tới, triết học còn
là vấn đề gì?
Cho nên, ở phương Tây, triết gia đâm lúng túng: bây giờ
phải làm gì? Toàn thể việc làm của họ mất đi rồi. Các khoa của các đại học lớn ở
phương Tây đang ngày càng trở nên trống rỗng hơn; sinh viên không còn kéo đến.
Chẳng có gì ở đó! Và các triết gia, nhiều nhất, đã trở thành chỉ là người phân
tích logic; phân tích văn phạm đã trở thành toàn thể công việc của họ. Bây giờ
họ không hỏi liệu Thượng đế có tồn tại hay không - câu hỏi của họ là: Ông ngụ ý
gì khi ông dùng từ 'Thượng đế'? Câu hỏi của họ là về từ 'Thượng đế', không về bản
thân Thượng đế - ông ngụ ý gì khi ông dùng từ 'Thượng đế'? Nghĩa của từ... Chẳng
mấy triết học còn lại. Nó đang biến mất, nó là chủ đề chết. Khoa học đã tiếp quản.
Triết học, nếu nó đi vào từ cánh cửa của logic, nhất định
biến mất sớm hay muộn vào trong khoa học, vì điều triết học làm, khoa học có thể
làm tốt hơn. Triết học có thể sống chỉ nếu nó đi vào qua cánh cửa của yêu. Thế
thì không ai có thể lấy đi ngôi đền của nó được. Thế thì nó là sophia thực sự -
trí huệ thực.
Đôi điều trước khi chúng ta đi vào trong chuyện ngụ
ngôn nhỏ này. Nếu bạn nhìn qua yêu, không phải là thực tại thay đổi - thực tại
vẫn như cũ. Dù bạn nhìn từ logic hay từ yêu, thực tại vẫn còn như cũ - nhưng bạn
khác đi. Và khi bạn khác đi, tất nhiên, bạn thấy các thứ khác đi. Khi ai đó
nhìn với cái nhìn của nhà thơ vào trăng tròn, đó là kinh nghiệm khác toàn bộ -
nâng lên, bốc lên, cực lạc.
Khi ai đó nhìn vào trăng với con mắt của nhà thiên văn
học, không có nâng lên, không có lời cầu nguyện nào được cảm thấy. Trái tim
không đập nhanh hơn. Bạn không cảm thấy cực lạc nào. Bạn không trở nên được ấm
áp. Bạn không cảm thấy được kết nối. Nó là cùng trăng đó! nhưng bạn mù, đóng...
Tôi có một giáo sư khi tôi còn là sinh viên đại học.
Ông ấy là một nhà hoá học nổi tiếng thế giới, và ý tưởng của ông ấy là thế này:
rằng hoá học là khoa học thực sự duy nhất. Và một ngày nào đó sẽ tới khi mọi
khoa học sẽ biến mất, vì hoá học có thể giải thích được mọi thứ. Nó có thể giải
thích được cuộc sống, nó có thể giải thích được yêu, nó có thể giải thích được
thơ ca - vì bị qui giản lại sự kiện, mọi thứ đều là hoá chất. Sự tồn tại là hoá
chất.
Một hôm tôi đi theo ông ấy - ông ấy không nhận biết -
ông ấy ra đi dạo. Lúc đó là đêm trăng tròn. Ông ấy cầm tay vợ ông ấy, và tôi đi
theo ông ấy. Tôi không cho phép ông ấy biết rằng tôi có đó. Lúc đó là đêm trăng
tròn, và ông ấy quên mất rằng ông ấy là giáo sư hoá học và là nhà hoá học lớn,
và ông ấy hôn vợ... và tôi nói "Dừng lại!" Ông ấy choáng. Và khi ông ấy
thấy tôi ông ấy nói, "Em ngụ ý gì bởi ‘dừng lại’? Đó là vợ thầy."
"Điều đó không phải là vấn đề," tôi nói.
"Nhưng thầy đang làm gì? - đây chỉ là hoá học. Và một người có hiểu biết
như thầy lại hôn đàn bà sao? Chỉ hoá chất nhỏ truyền từ chỗ này sang chỗ kia
sao? Chỉ vài vi trùng từ môi cô ấy sang môi thầy, từ môi thầy sang môi cô ấy
sao? Thầy đang làm gì? Thầy có bị ảnh hưởng bởi trăng không? Thầy có trở thành
người cung trăng hay cái gì đó không? Và tại sao thầy cầm tay cô? Làm sao thầy
có thể giải thích nó bằng hoá học được?"
Nhưng có những người luôn cố giải thích mọi thứ một
cách hoá học, vật lí, điện. Thế thì họ phá huỷ bí ẩn của cuộc sống.
Tôi bảo ông giáo sư, "Bất kì khi nào thầy hôn vợ
thầy, nhớ tới em, và nhớ tới triết lí của thầy."
Sau ba, bốn tuần, tôi lại gặp ông ấy và tôi nói,
"Mọi sự diễn ra thế nào?"
Và ông ấy nói, "Cậu đã quấy rối tôi nhiều lắm -
vì điều đó thực sự xảy ra. Khi tôi hôn vợ tôi, tôi nhớ tới cậu... "
Cuộc sống không thể qui giản lại thành hoá học được,
không qui giản thành suy luận logic được. Cuộc sống là lớn hơn nhiều. Bí ẩn của
nó là vô hạn. Chỉ yêu mới có thể hiểu được nó. Chỉ yêu mới có tính vô hạn đó để
đối phó với nó. Mọi thứ khác đều rất hữu hạn. Chỉ yêu mới dám đi vào trong cái
không định nghĩa được, đi vào trong cái tinh tế.
Yêu thay đổi cách nhìn của bạn rạng ngời tới mức nhiều
thứ biến mất. Một: trong yêu sâu sắc, thời gian biến mất. Và thời gian là một
trong những rào chắn để biết thực tại. Khi thời gian biến mất, mọi thứ thành
trong suốt.
Bạn đã không quan sát nó: khi bạn khổ, thời gian dường
như trôi đi rất chậm? Khi bạn hạnh phúc, thời gian chuyển nhanh hơn. Khi bạn thực
sự trong cực lạc - samadhi - thời gian biến mất. Trong cái vô thời gian đó bạn
là trong hiện tại với thực tại, mặt đối mặt. Chỉ trong vô thời gian đó mà việc
đương đầu thực với thực tại mới xảy ra. Lần đầu tiên bạn nhìn từ mắt sang mắt.
Thời gian phụ thuộc vào trạng thái phát triển của cá
nhân. Người càng tiến bộ trong phát triển con người của mình, người đó càng ít
nhận biết về thời gian. Người hoàn hảo không có ý thức về thời gian. Thời gian
đơn giản nghĩa là bạn không ở trong hiện tại. Thời gian nghĩa là quá khứ và
tương lai. Khi thời gian biến mất, bạn ở đây bây giờ. Và chỉ thế thì mới có tiếp
xúc với thực tại...
Logic vận hành theo thời gian: yêu vận hành trong vô
thời gian. Logic cần thời gian: yêu không cần thời gian. Và duy nhất yêu có thể
tiết lộ cho bạn về bản chất của vĩnh hằng.
Trong cực lạc, mọi thứ là quá khứ và mọi thứ là tương
lại kéo gần tới hiện tại. Thời gian co lại, đường giữa các vĩnh hằng biến mất,
chỉ khoảnh khắc này sống, và khoảnh khắc là vĩnh hằng. Trong ánh sáng không
phân chia của nó, mọi thứ đã có và mọi thứ sẽ có, xuất hiện ra, đơn giản và được
bao gồm. Nó có đó như nhịp tim đập có đó, và trở thành cảm nhận được giống như
nó.
Vâng, đích xác giống điều đó: Nó có đó như nhịp tim đập
có đó, và trở thành cảm nhận được giống như nó. Thượng đế là nhịp tim đập - nhịp
tim đập của cái toàn thể. Thượng đế không thể được biết qua suy luận: Thượng đế
chỉ có thể được cảm qua trái tim, vì Thượng đế là nhịp tim đập của cái toàn thể.
Bạn sẽ phải tìm ra tính đồng bộ với nhịp tim đập của
Thượng đế. Bạn sẽ phải rơi vào nhịp điệu này. Bạn sẽ phải đạt tới một loại hài
hoà. Do đó, người Sufi là điên thế về âm nhạc, ca hát, tụng niệm, nhảy múa. Không
suy luận, mà nhảy múa - bởi vì duy nhất trong nhảy múa bạn bắt đầu rơi vào cùng
nhịp tim đập của cái toàn thể. Chỉ trong nhảy múa mà khoảnh khắc của ân huệ tới
khi bạn không có và Thượng đế có. Chỉ trong nhảy múa mà sự phân tách giữa tâm
trí và thân thể biến mất - và bạn là một toàn thể, một mảnh, gắn cùng nhau,
không còn mảnh mẩu nữa.
Nếu bạn có thể nhảy múa sâu sắc, sâu tới mức người múa
biến mất trong điệu múa, đây là lời cầu nguyện. Và một khi bạn đã biết lời cầu
nguyện là gì, thế thì mọi thứ đều là lời cầu nguyện. Thế thì dạy học, nói, ăn,
ngủ... tất cả đều là một. Thế thì mọi thứ đều là lời cầu nguyện. Mọi hành động
là một, và cuộc sống vô hạn bao quanh mọi hành động. Đây là điều người Hassids
gọi là avoda - phục vụ qua cực lạc. Trong mọi hành động của người đã thức tỉnh
- nói và nhìn và nghe và đi và vẫn còn đứng và nằm - cái vô biên được che phủ.
Nhưng kinh nghiệm đầu tiên tới hoặc qua ca hát hoặc nhảy
múa hoặc thiền. Nói tóm lại, kinh nghiệm đầu tiên bao giờ cũng tới khi thời
gian biến mất.
Logic không thể cho phép thời gian biến mất. Để thời
gian ra đi và hiện hữu không có thời gian là kinh nghiệm rất phi logic. Khi bạn
không có thời gian, bạn hiện hữu cùng Thượng đế. Một cách tự nhiên, khi thời
gian biến mất, tâm trí biến mất. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Samadhi là việc thiêu đốt mọi tri thức, mọi tâm trí.
Không chỉ tri thức mà còn người biết nữa. Tất cả biến mất trong ngọn lửa của
samadhi... tri thức, cái được biết, người biết. Đó là áo giáp của cực lạc. Và
chỉ trong ngọn lửa này, cái mà hiện hữu mới được biết tới.
Lặp lại, cái sức mạnh làm yếu đi và làm bạc mầu nhiều
thế trong cuộc sống con người, là bất lực lực trước cực lạc, điều làm bắt lửa
đi bắt lửa lại chính xác các biến cố đều đặn nhất, thống nhất nhất và vậy mà
bao giờ cũng còn lại mới mẻ, hoàn toàn mới, mới triệt để. Cực lạc tràn ngập nhà
huyền môn trong khi trích dẫn kinh sách mỗi lúc người đó đạt tới các từ: Và Thượng
đế nói...
Điều đó cũng thường xảy ra cho Ramakrishna. Chỉ nhắc tới
tên của Thượng đế - Rama, Krishna, Allah - và ông ấy sẽ rơi vào trong samadhi.
Ông ấy sẽ biến mất khỏi thế giới thời gian để vào trong thế giới vô thời gian.
Những điều nhỏ bé bắt đầu có ý nghĩa mênh mông.
Nhưng tất cả tuỳ thuộc vào thay đổi lớn bên trong bạn
- bạn phải đi từ logic sang yêu, từ cái đầu tới trái tim, từ triết học tới
sophia.
Câu chuyện nhỏ này:
Một học giả nói với một người Sufi, "Ông, người
Sufi thường nói rằng các câu hỏi logic của chúng tôi là không thể hiểu được cho
ông. Ông có thể cho tôi một ví dụ về điều chúng dường như giống với ông
không?"
Đầu tiên, ai là học giả? Học giả là người đã trở nên
quan tâm tới cái không bản chất. Học giả là người đã mất dấu vết của điều bản
chất và đã trở nên bị sao lãng vào chi tiết của cái không bản chất. Ông ta làm
việc chăm chỉ, ông ta cống hiến cả đời, nhưng cho rác rưởi. Nếu bạn nhìn vào
công trình của ông ta, bạn sẽ ca ngợi sự chân thành của ông ta. Nhưng nếu bạn
nhìn vào kết quả, bạn sẽ cười vào tính ngu xuẩn của ông ta.
Mọi người liên tục làm việc, hết năm nọ tới năm kia, cả
đời họ, vì những điều chẳng thành vấn đề chút nào.
Có lần một học giả lớn tới tôi. Cả đời mình ông ấy đã
cống hiến cho một chủ định duy nhất: liệu Krishna có là con người lịch sử hay
không. Bây giờ, nó thành vấn đề thế nào? Cho dù nó được chứng minh, với sự hài
lòng của trái tim ông ấy, rằng Krishna là con người lịch sử, thế thì sao? Đó
đích xác là điều tôi đã hỏi ông ấy.
Tôi hỏi ông ấy, "Ông gần sáu mươi rồi. Ông đã làm
việc cả đời ông, gần ba mươi nhăm năm ông đã liên tục làm việc - cho dù có chứng
minh được rằng Krishna là con người lịch sử, ông định làm gì?"
Ông ấy đâm lúng túng làm sao trả lời. Ông ấy nói,
"Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Thực ra, chẳng ai đã hỏi tôi câu hỏi
này. Mọi người đã ca ngợi tôi, công việc của tôi."
Ông ấy đã nhìn vào các kinh sách, trong các câu khắc cổ
trên đá, bia, khảo cổ học,... và hàng nghìn hàng nghìn cách để chứng minh điều
đó. Dầu vậy ông ấy đã không có khả năng chứng minh nó một cách tuyệt đối. Nhưng
ông ấy nói, "Không ai đã hỏi tôi. Mọi người đã ca ngợi công trình của tôi."
Tôi bảo ông ấy, "Dù có chứng minh được rằng
Krishna đã tồn tại về mặt lịch sử hay rằng ông ấy chưa bao giờ tồn tại, điều đó
sẽ không làm thay đổi cuộc đời ông theo bất kì cách nào, vậy phỏng có ích gì.
Sao ông phí hoài đời ông vậy? Nếu ông cảm thấy rằng điều Krishna đã nói là có ý
nghĩa, sống nó đi. Nếu ông nghĩ nó là không có ý nghĩa, thế thì cho dù ông ấy
là người lịch sử ở đó, nó là vô dụng để phí thời gian của ông."
Phương Đông chưa bao giờ biểu lộ tính học giả. Phương
Tây đã mang bệnh đó sang phương Đông nữa. Bây giờ hàng nghìn người trong các đại
học liên tục làm việc trong nghiên cứu... họ liên tục viết ra mọi thứ. Và một
người có thể làm việc nhiều năm về Kabir và người đó chưa bao giờ thiền tương ứng
với Kabir. Nhìn vào cái ngớ ngẩn của nó đi! Và người đó đang cố hiểu Kabir. Làm
sao bạn có thể hiểu được Kabir chừng nào bạn chưa trải nghiệm cách hiện hữu của
ông ấy?
Học giả là người của thông minh lớn nhưng đi lạc lối.
Ông ấy đã đưa thông minh của mình vào việc sử dụng mà là vô dụng. Bằng cùng nỗ
lực đó, bằng cùng phấn đấu đó, bản thân ông ấy có thể đã trở nên được biến đổi.
Bằng cùng nỗ lực đó, bản thân ông ấy có thể trở thành một Kabir hay một
Krishna. Và ông ấy muốn chỉ làm việc về liệu Krishna có là con người lịch sử
hay không.
Tôi bảo ông già này, "Cách duy nhất để chứng minh
liệu ông ấy có là con người lịch sử hay không là tạo ra tâm thức Krishna trong
bản thân ông đi. Nếu ông có thể tạo ra tâm thức Krishna trong bản thân ông, thế
thì ông đã chứng minh rằng điều này là có thể. Nếu điều đó là có thể cho ông, tại
sao nó là không thể cho ai đó khác? Nếu tôi có thể trở thành vị Phật, đó là
cách duy nhất để chứng minh rằng Phật đã tồn tại. Để chứng minh rằng Phật đã tồn
tại, người ta phải tồn tại như vị Phật - không có cách khác." Nhưng thế thì
đó là cách thức của người Sufi, không phải là cách thức của học giả.
Một học giả nói với người Sufi...
Người Sufi chỉ nghĩ về điều bản chất. Người đó bỏ qua
mọi điều không bản chất. Người đó chỉ tìm kim cương; người đó không thu thập
rác, người đó không quan tâm tới đồ đồng nát.
Học giả hỏi một người Sufi, "Ông, người Sufi thường
nói rằng các câu hỏi logic của chúng tôi là không thể hiểu được cho ông"
Những câu hỏi logic là không thể hiểu được cho người
Sufi - vì chúng là những câu hỏi ngu xuẩn! Người logic hỏi: Chứng minh lời cầu
nguyện là gì. Nó là không thể hiểu được. Nó không thể được chứng minh. Người đó
nên hỏi: Dạy cách cầu nguyện đi. Thế thì nó không phải là câu hỏi logic, nó có
tính tồn tại.
Bạn không thể hỏi: Chứng minh yêu là gì. Bạn chỉ có thể
hỏi: Giúp tôi để cho tôi có thể yêu.
Câu hỏi logic là không thể hiểu được cho người Sufi,
cho người biết. Người biết nhìn vào các câu hỏi logic như sự tò mò trẻ con.
Cách nhìn của người đó là khác toàn bộ.
Tôi đã nghe, chuyện được kể lại, rằng nhà huyền môn vĩ
đại, Baal Shem, có lần vẫn còn đứng trên ngưỡng cửa nhà nguyện và không muốn
vào. Ông ấy nói trong ác cảm: "Tôi không thể vào đó được. Ngôi nhà đầy ắp
giáo lí và lời cầu nguyện." Và khi người cùng đi với ông ấy chưng hửng -
vì với họ dường như là không thể có lời ca ngợi nào lớn hơn điều này - ông ấy
giải thích cho họ: "Trong ngày mọi người nói nhiều lời ở đây mà không có
thành tâm đúng, không có yêu và từ bi, những lời không có cánh. Vì lời được nói
ra mà không có thành tâm và vì chúng không có cánh, chúng còn lại giữa những bức
tường, chúng ngồi chồm hỗm trên sàn, chúng cứ dầy lên hết tầng nọ tới tầng kia
như lá mục, cho tới khi thứ mục nát đó đã lèn chặt ngôi nhà, tràn ra và không
còn chỗ cho tôi trong đó.
"Ngôi nhà này quá đầy giáo lí, và quá đầy lời cầu
nguyện. Mọi người liên tục cầu nguyện, và trái tim họ không có trong những lời
cầu nguyện đó. Những lời cầu nguyện đó là chết; chúng không thể bay được; chúng
không có cánh - chúng không thể đạt tới Thượng đế được. Cho nên mặc dù nó là
nhà cầu nguyện, ngôi đền, tôi không thể vào trong nó được - nó quá đầy những lời
cầu nguyện và lời. Không có không gian trong nó."
Học giả giống điều đó - quá đầy lời, mục nát, hết tầng
nọ tới tầng kia. Học giả bốc mùi lời chết. Ông ta đã nói những lời lớn lao,
nhưng không có tình yêu, không có thành tâm. Do đó những lời đó không có cánh;
chúng giống như những hòn đá treo quanh cổ ông ta. Ông ta bị nhận chìm bởi lời
của mình, bởi triết lí của mình, bởi học thuyết của mình, bởi giáo điều của
mình. Và học giả thậm chí có thể là con người của cầu nguyện, ông ta có thể đi
cầu nguyện, nhưng lời cầu nguyện của ông ta cũng là giả. Nó là nghi lễ. Nó
không có tính tự phát.
Tôi yêu câu chuyện của Tolstoy. Tôi đã kể nó nhiều lần
rồi, nhưng tôi yêu nó lắm...
Ngày xưa ở nước Nga chuyện trở nên rất nổi tiếng: Ba
nhà huyền môn xuất hiện, và họ đều là những người huyền bí. Họ sống bên ngoài một
cái hồ trong vùng núi non. Hàng nghìn khách hành hương bắt đầu đi tới họ, và bất
kì ai về từ đó đều được xúc động, cảm động, về với sự rạng ngời, về với rung động,
mang cái gì đó của cái vô hình cùng mình.
Cả nước bắt lửa với ham muốn đi và gặp các nhà huyền
môn này. Một cách tự nhiên, vị tu sĩ cao nhất trở nên rất rối lòng: "Những
nhà huyền môn này là ai?" Và trong Ki tô giáo, trước khi một người có thể
được gọi là thánh, người đó phải được chứng nhận bởi nhà thờ. Bây giờ, điều này
dường nhe là điều ngớ ngẩn nhất trên toàn thế giới: vị thánh cần được nhà thờ
chứng nhận. Từ tiếng Anh 'saint-thánh' thực sự bắt nguồn từ 'sanction-phê chuẩn',
vì nó là việc thưởng cho người đó làm thánh nhân.
"Không có phê chuẩn nào từ nhà thờ, làm sao những
người này trở thành thánh được?" Vị tu sĩ cao nhất giận lắm - và ghen tị nữa.
Ông ta đi tới gặp những nhà huyền môn đó. Ông ta phải
đi bằng thuyền. Khi ông ta tới đó, ông ta thấy ba người giản dị đang ngồi dưới
gốc cây - những dân làng rất giản dị. Họ chạm chân ông ta; cả ba thánh chạm
chân ông ta. Ông ta rất đẹp lòng. Và ông ta nói, "Vậy các ông là những người
này đây! Các ông đã tuyên bố rằng các ông là thánh nhân sao?"
Họ nói, "Không, làm sao chúng tôi có thể tuyên bố
được? Chúng tôi không biết gì về tính thánh cả. Chúng tôi là những người nghèo,
thất học. Mọi người đang tạo ra tin đồn về chúng tôi - chúng tôi không biết.
Chúng tôi không biết điều gì! Chúng tôi được rất ân huệ là ông tới. Ban ân huệ
cho chúng tôi đi!"
Ông ta nói, "Các ông làm lời cầu nguyện gì? Các
ông đọc kinh sách gì?"
Họ nói, "Chúng tôi tuyệt đối thất học. Chúng tôi
không biết đọc. Và không ai đã bao giờ dạy chúng tôi bất kì lời cầu nguyện nào.
Ông dạy chúng tôi đi."
"Nhưng các ông phải cầu nguyện chứ," tu sĩ hỏi.
Họ nhìn nhau, cảm thấy xấu hổ. Một người nói với người
kia, "Ông nói cho ông ấy đi," và người kia nói với người thứ ba,
"Ông nói cho ông ấy đi."
Và tu sĩ nói, "Nhưng sao các ông có vẻ xấu hổ và
mặc cảm thế? Lời cầu nguyện của các ông là gì? Nói cho ta đi!"
Và họ phải nói, và họ nói, "Chúng tôi đã làm ra lời
cầu nguyện của riêng chúng tôi. Chúng tôi là người ngu, xin tha thứ cho chúng
tôi. Đừng giận. Chúng tôi không biết lời cầu nguyện nào, cho nên chúng tôi đã dựng
ra một lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện của chúng tôi là đơn giản. Chúng tôi cầu
nguyện... " Trong Ki tô giáo, Thượng đế có ba ngôi - Thượng đế Cha và
Thánh thần linh thiêng và Con - cho nên họ nói, "Chúng tôi nói với Thượng
đế: Ngài có ba, chúng tôi có ba - nhân từ với chúng tôi đi. Đây là lời cầu nguyện
của chúng tôi. Nhưng xin đừng giận chúng tôi. Chúng tôi thực sự là người dốt
nát."
Ngay cả tu sĩ cũng phát phì cười. Ông ta nói,
"Chưa bao giờ nghe lời cầu nguyện như vậy. Các ông ngu vừa vừa chứ! Các
ông bỏ nó đi, các ông dừng nó lại! và ta sẽ bảo cho các ông lời cầu nguyện có
thẩm quyền."
Nó là lời cầu nguyện dài... nhà thờ chính thống Nga có
lời cầu nguyện rất dài. Ông ta lặp lại toàn thể lời cầu nguyện. Họ lắng nghe,
nhưng họ nói, "Cái này dài quá. Chúng tôi không thể nhớ được nó - ông phải
nói lại nó lần nữa đi."
Và lần thứ ba họ nói, "Xin ông, thêm một lần nữa
đi, bằng không chúng tôi sẽ quên mất."
Thế là ông ta lặp lại lần thứ ba; rất hài lòng ông ta
ra về, và ông ta trở lại trong thuyền. Vừa ra tới giữa hồ, ông ta rất phân vân
- người trên thuyền rất phân vân - ba người dân làng kia đang chạy trên nước.
Và họ nói, "Đợi đã! Chúng tôi quên mất lời cầu nguyện rồi... Xin nông nói
thêm một lần nữa."
Bây giờ tu sĩ sụp xuống dưới chân họ, và ông ta nói,
"Tôi xin lỗi, lời cầu nguyện của các ông là đúng - nó đã được nghe! Tôi đã
cầu nguyện dài thế, nhưng tôi không thể bước đi trên nước được. Lời cầu nguyện
của các ông là hoàn toàn đúng, các ông cứ tiếp tục đi: Ngài có ba, chúng tôi có
ba - nhân từ với chúng tôi đi. Và bất kì cái gì các ông muốn làm, các ông làm
đi, vì lời cầu nguyện của các ông đã đạt tới!"
Lời cầu nguyện có cánh khi chúng là từ trái tim. Lời
có cánh khi chúng là tự phát, khi chúng tới từ bản thể tự nhiên của bạn.
Học giả là người nghèo - được chất đầy với tri thức,
nhưng mọi tri thức là chết. Người Sufi là người có lời có cánh, có lời cầu nguyện
đã được nghe, vì lời cầu nguyện của người đó đã vươn ra từ trái tim người đó.
Chúng không phải là kết cấu logic; chúng chẳng liên quan gì tới tâm trí logic.
Chúng mang nữ tính.
Một học giả nói với một người Sufi, "Ông, người
Sufi thường nói rằng các câu hỏi logic của chúng tôi là không thể hiểu được cho
ông. Ông có thể cho tôi một ví dụ về điều chúng dường như giống với ông
không?"
Chúng là không thể hiểu được với người Sufi, vì logic
không phải là lời cua họ, logic không phải là trò chơi của họ. Nó là trò chơi!
Nó có qui tắc của nó. Để tôi kể cho bạn vài câu chuyện.
Một giáo sĩ, một linh mục, và một mục sư chơi bài
poke. Đột nhiên, cảnh sát ập tới phòng.
"Rất tiếc, thưa các quí ngài, nhưng đánh bạc là bất
hợp pháp," một trong các sĩ quan nói, và anh ta bắt bộ ba người tôn giáo về
toà án.
"Tôi lấy làm tiếc về điều này," quan toà
nói, "nhưng bởi vì các ông ở đây nên chỉ có một điều phải làm. Vì các ông
đều là những người thuộc giới thầy tu, tôi nghĩ tôi có thể tin cậy vào lời của
các ông được. Cho nên tôi sẽ hỏi các ông liệu các ông có đánh bạc không, và dù
câu trả lời của các ông là bất kì cái gì, tôi đều tin vào các ông. Chúng ta sẽ
bắt đầu với ông trước, thưa Cha."
"Thưa Quí toà, chắc chắn điều quan trọng cần đoan
chắc là chúng ta phải định nghĩa điều chúng ta ngụ ý bởi đánh bạc. Theo nghĩa hẹp
nhưng hợp pháp toàn bộ, điều chúng ta mô tả đánh bạc là đúng duy nhất nếu có
ham muốn được tiền, thay vì đơn thuần chỉ tận hưởng cái thú chờ đợi việc đổ xuống
của con bài. Bên cạnh đó, chúng ta có thể giới hạn việc đánh bạc vào tình huống
mà việc mất tiền sẽ là có hại, kiểu như..."
"Được, thưa Cha," quan toà ngắt lời.
"Tôi thấy rằng theo cách thức mà ông xác định lời này thì ông không đánh bạc.
Bây giờ ông thì sao, thưa đức giám mục?"
Mục sư nói, "Tôi đồng ý hoàn toàn với anh bạn đồng
nghiệp có học của tôi."
"Tốt," quan toà nói. "Và bây giờ tới
ông, thưa giáo sĩ. Ông có đánh bạc không?"
Giáo sĩ nhìn hai người bạn của mình, và thế rồi quay lại
phía quan toà, và hỏi, "Với ai, thưa Quí toà?"
Logic có cách thức của nó. Nó là trò chơi hay. Bạn có
thể tận hưởng nó. Nhưng những người quan tâm tới thực tại lại không quan tâm tới
những trò chơi như vậy.
Một thợ may nghèo không tự kiềm chế được. Vợ anh ta bị
ốm và có lẽ sắp chết. Anh ta gọi mỗi bác sĩ gần bên cạnh.
"Xin bác sĩ cứu vợ tôi với. Tôi sẽ trả bất kì cái
gì!"
"Nhưng nếu tôi không thể chữa được cho bà nhà thì
sao" bác sĩ hỏi.
"Tôi sẽ trả tiền dù bác sĩ có chữa được bà ấy hay
làm chết bà ấy, chỉ cần bác sĩ tới ngay!"
Thế là bác sĩ mau lẹ tới khám cho người đàn bà này,
nhưng trong một tuần, bà ấy chết. Chẳng mấy chốc hoá đơn được gửi tới tính tiền
cho anh thợ may số phí khủng khiếp. Anh thợ may chẳng hi vọng nào trả được, cho
nên anh ta mời bác sĩ cùng anh ta ra toà trước giáo sĩ địa phương tới làm trọng
tài cho vụ kiện.
"Anh ta đồng ý trả tiền cho tôi để chữa trị cho vợ
anh ta," bác sĩ nói, "dù tôi có chữa được cho bà ấy hay làm bà ấy chết."
Giáo sĩ trầm ngâm. "Vâng, ông có chữa được cho bà
ấy không?"
"Không," bác sĩ thú nhận.
"Và ông đã làm cho bà ấy chết?"
"Tôi chắc chắn là không làm!" bác sĩ phê
bình.
"Trong trường hợp đó," giáo sĩ nói với vẻ dứt
khoát, "ông chẳng có nền tảng nào để đòi phí cả."
Người ta có thể tận hưởng logic. Người ta có thể tận
hưởng chặt chẻ logic nữa. Nhưng đừng bao giờ bị lừa - nó không thể dẫn bạn tới
chân lí được. Bạn phải buông xuôi mọi tính logic. Đó là lí do tại sao nó là
không thể nào hiểu được cho người Sufi. Họ đã bỏ mọi tính logic. Họ là người
điên, say sưa với điều thiêng liêng. Cho nên bất kì khi nào ai đó hỏi câu hỏi
logic, họ kết án nó.
Người Sufi nói, "Đây là ví dụ như thế. Có lần tôi
đi bằng tầu hoả và chúng tôi đi qua bẩy đường hầm. Đối diện tôi là một nông dân
ngồi, người hiển nhiên chưa bao giờ lên tầu hoả trước đây.
"Sau đường hầm thứ bẩy, người nông dân gõ vào đầu
gối tôi và nói, 'Tầu hoả này quá phức tạp. Trên lưng lừa tôi có thể về tới làng
tôi chỉ trong một ngày. Nhưng bằng tầu hoả, mà dường như là đi nhanh hơn lừa,
chúng ta vẫn chưa về tới nhà tôi, mặc dầu mặt trời đã mọc và lặn bẩy lần.'"
Người Sufi nói: theo người nông dân, phát biểu của người
đó là logic. Theo kinh nghiệm của người đó nó là logic. Nhưng với những người
biết rằng chúng ra đã trải qua bẩy đường hầm nó sẽ là ngớ ngẩn.
Người Sufi nói: Khi học giả nói một cách logic, tương ứng
với kinh nghiệm của người đó, tương ứng với việc học của người đó, tính học giả,
nó có vẻ rất logic. Nhưng với con người của hiểu biết, người đã trải qua mọi đường
hầm của tâm trí, và đã đi tới tính mở của bản thể, nó có vẻ ngớ ngẩn - hệt như
câu chuyện này.
Điều đó là không thể hiểu được với người Sufi, vì kinh
nghiệm của người đó là kinh nghiệm về một loại thực tại khác toàn bộ. Và người
đó là đúng! Vì người đó biết thế giới của các học giả. Người đó biết cả hai thế
giới. Người đó cũng sống trong thế giới của tâm trí, trong thế giới của thời
gian, trong thế giới của ý nghĩ và logic. Người đó biết mọi thứ về nó một cách
hoàn hảo. Và thế rồi người đó đi ra ngoài nó. Người đó là nhân chứng cho cả
hai; bất kì cái gì người đó nói đều phải là quan trọng hơn nhiều so với khẳng định
của học giả.
Nhớ điều đó. Người chỉ ngủ và không bao giờ biết thức
là gì, với người đó mơ là thật. Vì trong ngủ mọi người nghĩ mơ là thực. Nhưng
người đã biết cả mơ và thức, với người đó mơ là không thực. Lắng nghe người đã
biết cả hai đi. Đó đã là kinh nghiệm phương Đông. Chúng ta không chú ý gì tới
điều học giả nói, vì điều ông ấy nói là kinh nghiệm của tất cả chúng ta. Nó
không có gì mới! Có thể ông ấy nói giỏi hơn, có thể ông ấy láu lỉnh hơn, có thể
ông ấy mang nhiều cước chú hơn cho phát biểu của ông ấy, ông ấy có thể trích dẫn
kinh sách - nhưng điều ông ấy nói về mặt định tính là một. Về mặt định lượng
ông ấy có thể biết hơn, nhưng không có khác biệt gì giữa ông ấy và người khác.
Nhưng khi vị Phật nảy sinh, người Sufi được sinh ra,
tâm thức Christ bước đi trên trái đất, nó là khác về chất.
Và một điều cần được nhớ đi nhớ lại: Phật đã sống
trong thế giới của bạn nữa; ông ấy cũng đã mơ như bạn.
Ông ấy cũng đã bị lừa bởi mơ như bạn. Bây giờ ông ấy
đã trở nên thức tỉnh. Ông ấy biết cả hai. Do đó, bất kì cái gì ông ấy nói đều
thực hơn nhiều so với các phát biểu của những người đã biết chỉ một loại thế giới.
Thận trọng kẻo bị lôi vào trong tính học giả. Thận trọng
về tính logic riêng của bạn. Thận trọng về lí trí. Chính lí trí đã làm cho cuộc
sống của bạn khô héo. Chính lí trí đã phá huỷ mọi tinh tuý của bản thể bạn.
Chính lí trí đã trở thành tự tử của bạn. Thận trọng về nó! Đi ra ngoài nó đi...
bởi vì chỉ bên ngoài nó mới có thế giới của chân lí. Chỉ bên ngoài nó mới có
vương quốc của Thượng đế. Và chừng nào bạn còn chưa biết tới vương quốc của Thượng
đế, đừng được hài lòng - vẫn còn không hài lòng đi.
Không hài lòng thiêng liêng này làm cho người ta thành
đệ tử. Và không hài lòng thiêng liêng này, sớm hay muộn, trở thành ngọn lửa, nó
thiêu đốt hoàn toàn bản ngã của người ta. Và khi bạn không còn nữa, người Sufi
được sinh ra.
Tính học giả là cái thêm vào cho bạn. Bạn vẫn còn như
cũ. Bạn trở thành ngày càng có nhiều thông tin hơn. Là người Sufi, bạn phải trải
qua kinh nghiệm chết. Nó không phải là cái thêm vào cho bạn: nó là việc sinh
thành mới. Nó là tái sinh.
Jesus nói: Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa ông
sẽ không vào trong vương quốc của Thượng đế của ta. Và bạn có biết những lời
này được nói cho ai không? Chúng được nói cho một học giả lớn, Nicodemus. Ông ấy
là giáo sư nổi tiếng của thời đó; ông ấy còn thông thái hơn bản thân Jesus nhiều.
Jesus thất học, con trai của người nghèo, con trai ông thợ mộc. Nicodemus giầu
có, nổi tiếng, một học giả được mọi người biết tới, được kính trọng. Tại sao
Jesus nói với ông ấy: Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa...? Học giả phải
chết đi, chỉ thế thì người Sufi mới được sinh ra. Và là người Sufi là sống
trong vương quốc của Thượng đế.
Không hài lòng với mọi điều bạn biết đi. Có việc biết
mà không phải là tri thức. Có trí huệ mà không phải là tính học giả. Nhưng để đạt
tới nó bạn sẽ phải làm trống rỗng bản thân bạn hoàn toàn mọi điều bạn nghĩ là tri
thức. Nói tạm biệt với học giả, nói tạm biệt với tâm trí, và để vô trí vào
trong bạn.
Vô trí đó là cánh cửa mở tới vương quốc của Thượng đế.
..............................
0 Đánh giá