Chương 8. Cái đầu và con tim

Chương 8. Cái đầu và con tim

Price:

Read more

Bước trong Thiền, Ngồi trong Thiền - Osho

Chương 8. Cái đầu và con tim


Câu hỏi thứ nhất

Osho ơi, làm sao có thể có chuyện rằng Gurdjieff cần cái đầu khác, một Ouspensky, để làm việc trên tâm lí thứ ba, tâm lí của chư phật, trong khi thầy làm việc bởi bản thân thầy và thầy có thể vừa trong trạng thái của tâm trí và vô trí?

Prem Sanatana,

Đã từng có hai loại thầy trên thế giới. Một loại, loại thứ nhất, bao giờ cũng cần ai đó khác để diễn đạt, để diễn giải, để triết lí hoá, để trao đổi điều Thầy đã trải nghiệm. Gurdjieff không một mình trong việc đó; ông ấy cần P.D. Ouspensky - không có Ouspensky ông ấy chắc đã không được biết tới chút nào. Ramakrishna tới trong cùng phân loại; ông ấy cần Vivekananda - không có Vivekananda Ramakrishna chắc vẫn còn tuyệt đối không ai được biết tới.

Cho nên điều đó đã từng là hoàn cảnh với nhiều Thầy, bởi lẽ đơn giản rằng toàn thể công việc của họ liên quan tới trung tâm tim. Họ trở nên được kết tinh ở trung tâm tim - nhiều tới mức họ không thể nào di chuyển tới đầu và dùng đầu riêng của họ. Điều có vẻ dễ dàng hơn nhiều với họ là dùng cái đầu của ai đó khác thay vì cái đầu riêng của họ.

Nhưng có khó khăn trong điều đó. Một điều là tốt về nó: nếu bản thân Thầy không thường xuyên chuyển giữa hai cực đoan từ tâm trí sang vô trí, từ vô trí sang tâm trí - không có chuyển động trong con người của thầy; thầy là tuyệt đối được kết tinh. Nhưng một loại rắc rối khác có đó: người được dùng như người trung gian - Ouspensky, Vivekananda, hay những người khác - bản thân người đó không phải là người chứng ngộ. Gurdjieff có thể dùng cái đầu của Ouspensky, nhưng không đích xác là cách ông ấy thích dùng. Tâm trí riêng của Ouspensky nhất định tô mầu cho kinh nghiệm của Gurdjieff; ông ấy nhất định mang định kiến riêng của ông ấy, triết lí riêng của ông ấy, việc hiểu riêng của ông ấy cho nó. Ông ấy không có kinh nghiệm của riêng mình, ông ấy đơn giản là người trung gian. Nhưng người trung gian không chỉ là phương tiện trống rỗng, ông ấy có tâm trí riêng của ông ấy, và bất kì cái gì đi qua tâm trí của ông ấy đều sẽ bị thay đổi chút ít chỗ này, chút ít chỗ nọ.

Ouspensky đã giới thiệu Gurdjieff cho thế giới, nhưng ông ấy đã giới thiệu Gurdjieff theo cách riêng của ông ấy. Người ta không thể trách Ouspensky được. Ông ấy có thể làm được gì? Ông ấy đã cố gắng hết sức. Tôi nghĩ ông ấy là một trong những người thông dịch tốt nhất mà bất kì thầy nào đã bao giờ có khả năng tìm ra; nhưng dầu vậy người thông dịch là người thông dịch. Nó không thể là cùng một điều được; không thể nào là cùng một điều được. Do đó sớm hay muộn họ phải tách ra khỏi nhau.

Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời của Ouspensky, ông ấy trở thành gần như là thù địch với Gurdjieff. Ông ấy bắt đầu nói, "Bây giờ Gurdjieff đã phát điên rồi. Ban đầu ông ấy đã đi theo hướng đúng, nhưng về sau Gurdjieff đã đi lạc lối." Ông ấy không thể nói được rằng toàn thể giáo huấn của Gurdjieff là sai vì giáo huấn riêng của ông ấy đã dựa trên giáo huấn của Gurdjieff, nhưng ông ấy đã chia Gurdjieff thành hai: phần thứ nhất của Gurdjieff - khi Ouspensky còn ở cùng ông ấy - là đúng và phần sau là sai. Thực ra, phần sau là cao trào của phần thứ nhất.

Nhưng tại sao điều này xảy ra? Nó gần như nhất định xảy ra vì sớm hay muộn tâm trí riêng của Ouspensky sẽ trở thành rào chắn. Khi lần đầu tiên ông ấy tới Gurdjieff ông ấy đã tuyệt đối buông xuôi theo ông này - buông xuôi theo nghĩa rằng ông ấy bị mê hoặc bởi nhân cách của ông này, bị mê hoặc về trí tuệ - vì ông ấy đã là một trí thức lớn - tuyệt đối buông xuôi theo nghĩa trí tuệ, không theo nghĩa tồn tại. Nếu như ông ấy buông xuôi về mặt tồn tại thì ông ấy chắc đã không còn hữu dụng gì vì Gurdjieff cần cái đầu, Gurdjieff đang đi tìm một cái đầu. Ông này có nhiều người đi theo khác, nhưng người sùng kính ông này từ chính cốt lõi bên trong nhất của họ, nhưng họ sẽ không trở thành người thông dịch của ông này cho thế giới.

Khi Ouspensky tới với Gurdjieff ông ấy đã là một nhà toán học, một triết gia nổi tiếng thế giới. Cuốn sách riêng của ông ấy, Tertium Organum, đã được dịch sang gần như mọi ngôn ngữ lớn của thế giới. Và cuốn sách đó, Tertium Organum, thực sự là cái gì đó mênh mông; bắt nguốn từ một người chưa chứng ngộ, nó gần như là phép màu. Về mặt trí tuệ ông ấy đã làm được cái gì đó mà không người nào đã bao giờ có khả năng làm. Ông ấy đã không biết cái gì, ông ấy đã không trải nghiệm bất kì cái gì, nhưng trí tuệ của ông ấy hiểu thấu... trí tuệ của ông ấy thực sự sắc bén. Ông ấy thuộc về những người trí thức cao nhất của toàn thể lịch sử nhân loại; có rất ít người tranh đua được với ông ấy. Chỉ thỉnh thoảng...

Socrates có một người như vậy, Plato. Socrates là trái tim của giáo huấn, Plato là cái đầu. Đích xác cùng điều này đã được lặp lại trong trường hợp của Gurdjieff: Gurdjieff là trái tim, Ouspensky trở thành cái đầu. Và nếu tôi phải chọn giữa hai người, chọn lựa của tôi sẽ là Ouspensky, không phải Plato. Ouspensky đơn giản là không thể tin được; sáng suốt của ông ấy, không có bất kì việc tự nhận ra nào, là chính xác tới mức bất kì người nào đã không trải nghiệm sẽ nghĩ rằng Ouspensky là Phật, là Christ. Chỉ vị phật có khả năng phát hiện ra thiếu sót, bất kì người nào khác đều không. Thiếu sót có đó nhưng bình thường không thể nào bị phát hiện.

Ông ấy bắt đầu viết sách về Gurdjieff. Ông ấy đã viết một trong những đóng góp vĩ đại nhất của ông, Đi tìm điều huyền bí, thế rồi ông ấy viết Con đường thứ tư. Và hai cuốn sách này đã giới thiệu Gurdjieff cho thế giới; bằng không, ông này chắc vẫn còn là một Thầy tuyệt đối không được biết tới. Có thể vài người đã có tiếp xúc cá nhân với ông này và chắc đã được lợi, nhưng Ouspensky đã làm cho ông này thành sẵn có cho hàng triệu người.

Nhưng khi những cuốn sách đó lan rộng khắp thế giới và hàng nghìn người bắt đầu đi tới Gurdjieff, Ouspensky cũng trở nên rất bản ngã - một cách tự nhiên, vì ông ấy đã là nguyên nhân của toàn thể sự việc này. Thực ra, ông ấy đã bắt đầu nghĩ, "Không có mình, Gurdjieff là cái gì? Gurdjieff là ai nếu không có mình? Ông ấy là ai? Khi mình gặp ông ấy, ông ấy chỉ là một kẻ tị nạn sống ở trại tị nạn ở Constantinople, gần như chết đói. Không ai đã bao giờ nghe nói về ông ấy. Mình đã làm cho ông ấy thành nổi tiếng thế giới; toàn thể công trạng thuộc về mình." Ý tưởng này đã đi vào đầu ông ấy - nó trở thành quá nhiều cho ông ấy - và theo cách tinh vi ông ấy bắt đầu chi phối phong trào này. Và bạn không thể chi phối được người như Gurdjieff, bạn không thể sai khiến được người như Gurdjieff. Họ phải chia tay.

Vào những ngày cuối cùng của đời mình Ouspensky chống lại Gurdjieff nhiều tới mức ông ấy sẽ không dung thứ bất kì việc nhắc tới tên của Gurdjieff cho ông ấy; trong sự hiện diện của ông ấy cái tên của Gurdjieff không được nhắc tới. Ngay cả trong sách của ông ấy tên của Gurdjieff đã bị thu lại chỉ còn là "G"; tên đầy đủ biến mất. Sau khi cắt đứt quan hệ chỉ "G" còn lại - ai đó vô danh, "'G' nói...," không phải "Gurdjieff." Và ông ấy đã làm điều đó thành rõ ràng, rất rõ ràng: "Chúng ta đã tách rời và tôi đã phát triển hệ thống riêng của tôi." Ông ấy bắt đầu tụ tập những người đi theo riêng của ông ấy. Những người đi theo đó không được phép đọc sách của Gurdjieff, những người đi theo đó không được phép đi và gặp Gurdjieff. Trong khi Ouspensky còn sống, ông ấy rất nghi ngờ bất kì người nào muốn đi tới Gurdjieff hay thậm chí người muốn nghiên cứu sách của Gurdjieff.

Nhưng Gurdjieff đã nhận biết rằng điều này sẽ xảy ra. Dầu vậy, không có cách nào khác, cái đầu nào đó phải được dùng. Công việc của Gurdjieff là tới mức ông ấy tuyệt đối được kết tinh trong tim ông ấy; ông ấy không thể chuyển tới cái đầu.

Điều như vậy cũng là hoàn cảnh với Ramakrishna. Vivekananda đã là một người trí thức bình thường, thậm chí không có tầm cỡ của Ouspensky, nhưng ông ấy đã làm cho Ramakrishna nổi tiếng thế giới. Ramakrishna chết rất sớm, đó là lí do tại sao Vivekananda và Ramakrishna không bao giờ tách ra; bằng không việc tách ra là tuyệt đối chắc chắn. Nhưng Ramakrishna chết và Vivekananda đã trở thành đại diện duy nhất và toàn thể của ông ấy. Ông ta đã chi phối mọi người đi theo, ông ta đã chi phối toàn thể phong trào; với họ ông ta đã trở thành đại diện của Ramakrishna. Nếu Ramakrishna mà sống, cùng việc tách ra này chắc đã xảy ra sớm hay muộn vì Vivekananda chỉ là cái đầu và không gì khác, không cái gì của tim. Cho dù ông ấy nói về tim đó chỉ là việc nói của đầu, cái đầu nói về tim, nó không phải là toàn tâm. Không có tình yêu trong nó, không có thiền trong nó, không có lời cầu nguyện trong nó, chỉ phân tích trí tuệ. Ông ta biết kinh sách và ông ta áp đặt ý tưởng của ông ta lên ý tưởng của Ramakrishna. Và Ramakrishna đã chết cho nên không có người nào để nói không với điều đó.

Vivekananda đã phá huỷ toàn thể cái đẹp của Ramakrishna. Nhưng điều đó sẽ xảy ra vì Ramakrishna không phải là con người của cái đầu chút nào.

Nhưng điều này không phải bao giờ cũng là hoàn cảnh. Phật không bao giờ phụ thuộc vào bất kì người nào khác. Ông ấy có năng lực chuyển từ tâm trí sang vô trí, từ vô trí sang tâm trí; đó là vĩ đại của ông ấy. Đó là thành tựu lớn hơn rất nhiều so với thành tựu của Gurdjieff hay Ramakrishna vì thành tựu của họ theo một cách nào đó là bị giới hạn. Phật rất linh động; ông ấy không cứng như đá, ông ấy giống chất lỏng hơn - như dòng sông.

Điều như vậy đã là hoàn cảnh với Lão Tử: ông ấy không bao giờ phụ thuộc vào bất kì người nào khác, ông ấy nói bất kì cái gì ông ấy phải nói. Tự bản thân ông ấy nói điều đó, và hay như nó có thể được nói. Và triết lí của họ nhất định là thuần khiết hơn nhiều vì chúng tới từ con người nguyên bản, chúng tới từ việc nhận ra nguyên bản, từ chính cội nguồn; không có chuyện qua trung gian.

Điều như vậy là hoàn cảnh với Zarathustra, Jesus, Krishna, Mahavira.

Đây là loại Thầy thứ hai. Loại thứ nhất là dễ dàng hơn theo một cách nào đó; được kết tinh tại một trung tâm là dễ dàng hơn. Vẫn còn sống động ở cả hai cực điểm là quá trình phức tạp hơn nhiều, cuộc hành trình lâu hơn và gian nan hơn nhiều. Đây là hai cực điểm: cái đầu và trái tim. Nhưng nó là có thể. Nó đã xảy ra trước đây. Nó đang xảy ra ngay bây giờ trước các bạn.

Tôi sống trong im lặng, nhưng công việc của tôi bao gồm nhiều trao đổi trí tuệ. Tôi sống trong im lặng, nhưng tôi phải dùng lời. Nhưng khi tôi dùng lời, những lời đó chứa im lặng của tôi. Tôi không cần bất kì người nào khác diễn giải tôi, do đó có khả năng lớn hơn nhiều là bất kì cái gì tôi nói sẽ vẫn còn thuần khiết trong thời kì thời gian dài hơn.

Và bây giờ, từ thời Phật, nhiều phát triển khoa học đã xảy ra...

Chúng ta không biết Phật thực tại đã nói cái gì mặc dầu ông ấy không bao giờ dùng bất kì người nào như Ouspensky hay Plato hay Vivekananda; bản thân ông ấy là người thông dịch riêng của ông ấy. Nhưng đã nảy sinh vấn đề khi ông ấy chết. Ông ấy đã nói trong bốn mươi hai năm – ông ấy đã trở nên chứng ngộ khi ông quãng bốn mươi tuổi và thế rồi ông ấy đã sống tới tám hai tuổi. Trong bốn mươi hai năm ông ấy đã nói sáng, trưa, chiều, tối. Bấy giờ không có phương pháp khoa học để ghi lại điều ông ấy đã nói. Khi ông ấy chết câu hỏi đầu tiên là làm sao thu thập tất cả nó lại. Ông ấy đã nói nhiều thế - bốn mươi hai năm là thời gian dài, và nhiều người đã trở nên chứng ngộ trong bốn mươi hai năm đó. Nhưng những người đã trở nên chứng ngộ đã trở nên bị kết tinh trong tim vì điều đó là dễ hơn, đơn giản hơn, và mọi người có xu hướng chuyển tới quá trình đơn giản nhất, tới lối tắt. Tại sao bận tâm? Nếu bạn có thể đạt tới một điểm một cách trực tiếp, thẳng, thế thì sao đi vòng quanh? Và khi Phật còn sống đã không có nhu cầu cho bất kì người nào khác diễn giải ông ấy; ông ấy đã là người phát ngôn riêng của ông ấy, cho nên nhu cầu này không bao giờ được cảm thấy.

Có hàng nghìn a la hán và bồ tát; tất cả họ tụ tập lại. Chỉ những người đã trở nên chứng ngộ mới được mời tới cuộc tụ tập này - hiển nhiên, vì họ sẽ không diễn giải Phật. Và điều đó là đúng, họ không thể diễn giải được ông ấy - điều đó là không thể được với họ. Họ cũng đã trải nghiệm cùng vũ trụ của cõi bên kia, họ cũng đã đi tới bờ xa hơn kia.

Nhưng tất cả họ đều nói, "Chúng tôi chẳng bao giờ bận tâm mấy về lời của ông ấy vì chúng tôi đã trở nên chứng ngộ. Chúng tôi đã nghe ông ấy vì lời ông ấy dịu dàng. Chúng tôi đã nghe ông ấy vì lời ông ấy là âm nhạc thuần khiết. Chúng tôi đã nghe ông ấy vì chỉ việc nghe ông ấy đã là niềm vui rồi. Chúng tôi đã nghe ông ấy vì đó là cách duy nhất để ở gần ông ấy. Chỉ ngồi bên cạnh ông ấy và lắng nghe ông ấy đã là việc hân hoan, điều đó đã là phúc lành. Nhưng chúng tôi đã không bận tâm về điều ông ấy nói; một khi chúng tôi đã đạt tới, không có nhu cầu. Chúng tôi không lắng nghe từ cái đầu và chúng tôi không thu thập trong kí ức; đầu và kí ức riêng của chúng tôi đã dừng vận hành từ lâu rồi."

Ai đó đã trở nên chứng ngộ ba mươi năm trước khi Phật chết. Bây giờ trong ba mươi năm ông ấy đã ngồi đó bên cạnh Phật vẫn lắng nghe như người ta lắng nghe tiếng gió luồn qua rặng thông hay như người ta nghe tiếng chim hót hay như người ta lắng nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà. Nhưng họ đã không lắng nghe về mặt trí tuệ. Cho nên họ nói, "Chúng tôi đã không mang bất kì kí ức nào về điều đó. Bất kì cái gì ông ấy phải đã nói đều hay, nhưng điều ông ấy đã nói, chúng tôi không thể nhớ lại được. Chỉ hiện hữu cùng ông ấy đã là niềm vui thế."

Bây giờ sự việc thành rất khó - làm sao thu thập được lời của ông ấy? Người duy nhất đã sống liên tục cùng Phật trong bốn mươi hai năm là Ananda; ông ấy đã là người phục vụ cá nhân của Phật, người trông nom trong nhà của Phật. Ông ấy đã nghe Phật, gần như mọi lời Phật đã thốt ra đều được Ananda nghe. Cho dù Phật đã nói cho ai đó một cách riêng tư, Ananda đã hiện diện. Ananda gần như bao giờ cũng hiện diện, như cái bóng. Ông ấy đã nghe mọi thứ - bất kì cái gì đã thốt ra từ môi Phật. Và Phật đã phải nói nhiều điều cho Ananda khi không có người nào ở đó. Họ phải đã nói chuyện đến lúc lên giường ngủ ban đêm. Ananda thường ngủ trong cùng phòng để chăm sóc cho Phật - Phật có thể cần cái gì đó trong đêm. Phật có thể cảm thấy lạnh, ông ấy có thể cảm thấy nóng, ông ấy có thể thích để cửa sổ mở hay đóng, hay ông ấy có thể cảm thấy khát và có thể cần nước nào đó, hay - ông ấy đang già đi - ông ấy có thể cảm thấy ốm. Cho nên Ananda đã liên tục có đó.

Tất cả họ đề nghị, "Chúng ta nên hỏi Ananda." Nhưng thế rồi có vấn đề rất lớn: Ananda chưa chứng ngộ. Ông ấy đã nghe mọi thứ mà Phật đã thốt ra một cách công khai, đã thốt ra một cách riêng tư. Họ phải đã tán gẫu cùng nhau; không có người nào khác có thể nói được, "Tôi thân thiết với Phật," ngoại trừ Ananda. Và Ananda cũng là anh họ của Phật, và không chỉ là anh họ mà còn lớn hơn Phật hai tuổi. Cho nên khi ông ấy tới để được khai tâm ông ấy đã yêu cầu vài điều trước việc khai tâm của ông ấy, vì ở Ấn Độ anh phải được kính trọng như bố của bạn. Ngay cả anh họ lớn tuổi hơn phải được kính trọng như bố của bạn.

Cho nên Ananda đã nói với Phật, "Trước khi tôi nhận khai tâm... Một khi tôi trở thành khất sĩ, sannyasin, tôi sẽ phải tuân theo mệnh lệnh của chú, chỉ thị của chú. Thế thì bất kì điều gì chú nói tôi sẽ phải làm. Nhưng trước điều đó tôi ra lệnh cho chú, như một người anh lớn tuổi hơn, ban cho tôi ba điều. Nhớ ba điều này. Thứ nhất: tôi bao giờ cũng sẽ ở cùng chú. Chú không thể nói với tôi, 'Ananda, đi ra chỗ khác nào đó đi, làm cái gì đó khác.' Chú không được phái tôi tới làng khác để thuyết giảng, để chuyển đạo mọi người, để cho thông điệp của chú. Đây là mệnh lệnh thứ nhất của tôi cho chú. Thứ hai: tôi bao giờ cũng sẽ hiện diện. Cho dù chú đang nói cho ai đó khác một cách riêng tư tôi muốn biết mọi thứ. Bất kì cái gì chú định nói trong đời chú, tôi muốn là khán giả cho điều đó. Cho nên chú sẽ không thể bảo tôi, 'Đây là cuộc nói chuyện riêng tư, ông đi ra ngoài đi.' Tôi sẽ không đi đâu, nhớ lấy điều đó! Và thứ ba: tôi không quan tâm mấy tới việc được chứng ngộ, tôi quan tâm nhiều hơn tới việc chỉ sống cùng chú. Cho nên nếu chứng ngộ ngụ ý tách biệt khỏi chú, tôi không quan tâm chút nào về nó. Chỉ nếu tôi có thể vẫn còn ở cùng chú ngay cả sau chứng ngộ, tôi sẵn lòng được chứng ngộ, bằng không quên chuyện đó đi."

Và Phật đã gật đầu đồng ý với cả ba lệnh này - ông ấy phải đồng ý, ông ấy trẻ hơn Ananda - và ông ấy tuân theo ba điều này cả đời ông ấy.

Cuộc hội nghị của các a la hán và bồ tát đã quyết định rằng chỉ Ananda có thể kể lại lời của Phật. Và ông ấy có trí nhớ tốt; ông ấy đã nghe mọi thứ rất chăm chú. "Nhưng vấn đề là ông ấy chưa được chứng ngộ; chúng ta không thể tin cậy được ông ấy. Tâm trí của ông ấy có thể giở trò, tâm trí của ông ấy có thể thay đổi mọi thứ một cách vô ý thức. Ông ấy có thể không làm điều đó một cách có chủ ý, ông ấy có thể không làm điều đó một cách có ý thức, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn có vô thức lớn trong ông ấy. Ông ấy có thể nghĩ ông ấy đã nghe thấy rằng Phật đã nói điều này và Phật có thể chẳng bao giờ nói điều đó. Ông ấy có thể bớt đi vào lời, ông ấy có thể thêm vào vài lời. Ai biết? Và chúng ta không có bất kì tiêu chí nào vì nhiều thứ mà ông ấy đã nghe thấy chỉ ông ấy đã nghe; không có nhân chứng khác."

Và Ananda đã ngồi bên ngoài phòng họp. Các cánh cửa đều bị đóng và ông ấy khóc bên ngoài trên bậc cửa. Ông ấy khóc vì ông ấy đã không được phép ở bên trong. Một ông già tám mươi tư tuổi khóc như đứa trẻ! Người đã sống trong bốn mươi hai năm cùng Phật đã không được phép vào! Giờ ông ấy thực sự trong đau khổ. Tại sao ông ấy đã không trở nên chứng ngộ? Tại sao ông ấy đã không nhất quyết? Ông ấy đã làm lời nguyện, quyết định: "Mình sẽ không đi khỏi bậc cửa này chừng nào mình chưa trở nên chứng ngộ." Ông ấy nhắm mắt lại, ông ấy quên toàn thế giới. Và tương truyền rằng trong vòng hai mươi bốn giờ, không đổi tư thế, ông ấy đã trở nên chứng ngộ.

Khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy đã được phép vào. Thế rồi ông ấy kể lại... mọi kinh sách này đều đã được Ananda kể lại. Nhưng ai biết? Ông ấy đã trở nên chứng ngộ sau đó. Mọi trí nhớ đó đều thuộc vào tâm trí của người chưa chứng ngộ; cho dù ông ấy đã trở nên chứng ngộ, những kí ức đó đã không phải là kí ức của người chứng ngộ. Không tuyệt đối chắc chắn là điều được thuật lại đích xác là điều Phật đã nói.

Nhưng bây giờ khoa học đã cho mọi công nghệ. Từng lời một - không chỉ lời mà cả chỗ dừng giữa các lời - chính sắc thái của lời, cách chúng được thốt ra, chính cử chỉ, mọi thứ đều có thể được ghi lại. Lời có thể được ghi lại, cử chỉ có thể được chụp ảnh, phim có thể được làm ra, băng ghi có thể được tạo ra.

Bây giờ cách tốt nhất cho bất kì người chứng ngộ nào là không phụ thuộc vào bất kì người nào khác, mặc dầu con đường đó là khó khăn, khó khăn hơn nhiều, vì bạn phải làm hai thứ cùng nhau. Bạn phải thường xuyên như con thoi lui tiến, lui tiến. Bạn phải thường xuyên đi vào thế giới vô lời và đi ra khỏi cái trống rỗng đó vào trong thế giới của lời. Đó là hiện tượng khó khăn, hiện tượng khó khăn nhất trong toàn thể sự tồn tại, vì khi bạn đi vào trong im lặng nó đẹp tới mức đi trở lại vũ trụ của lời dường như là ngớ ngẩn, vô nghĩa. Dường như bạn đã đạt tới những đỉnh đầy ánh mặt trời và thế rồi bạn quay lại hố tối tăm nơi mọi người sống trong thung lũng, nhà ổ chuột. Khi bạn đã chạm tới các đỉnh đầy ánh mặt trời, khi bạn có thể sống ở đó và bạn có thể nổi như mây trong bầu trời vô hạn, quay lại đất bùn, bò cùng những người đang sống trong bùn dường như là rất ngớ ngẩn. Nhưng không có cách khác. Nếu bạn có đủ từ bi bạn phải đi vào trong quá trình khó khăn này.

Điều đó tuỳ thuộc vào nhiều thứ nữa. Điều đó tuỳ thuộc vào toàn thể quá trình này qua đó Thầy đã đạt tới qua nhiều kiếp. Ramakrishna không bao giờ là người trí thức trong bất kì kiếp nào của ông ấy. Một người đơn giản - trong kiếp sống này ông ấy đã là một người đơn giản. Cho dù ông ấy muốn cũng chắc đã là không thể được với ông ấy để trở thành một Vivekananda. Dễ dàng hơn cả là tìm ai đó có thể làm việc đó.

Gurdjieff, khi ông ấy còn rất trẻ, chỉ mới mười hai tuổi, đã trở thành một phần của nhóm người tìm kiếm: ba mươi người đã làm quyết định rằng họ sẽ đi tới các phần khác của thế giới và tìm ra xem liệu chân lí chỉ là việc nói hay có vài người đã biết nó. Cậu bé mới mười hai tuổi, nhưng cậu đã được chọn để gia nhập nhóm này bởi lẽ đơn giản rằng cậu có khả năng chịu đựng lớn, cậu có sức mạnh lớn. Một điều là chắc chắn về cậu bé: bất kì cái gì cậu đã quyết định, cậu sẽ mạo hiểm tất cả cho nó. Cậu sẽ không nhìn lại sau, cậu sẽ không bao giờ chạy trốn cho dù nếu cậu phải mất cuộc sống của mình, cậu sẽ để mất cuộc sống của mình. Và ba lần cậu đã suýt bị bắn chết - gần chết, nhưng cậu đã kéo bản thân mình trở lại cuộc sống bằng cách nào đó; mục đích vẫn còn chưa được hoàn thành.

Ba mươi người đó đã đi khắp thế giới. Họ đã tới Ấn Độ, họ đã tới Tây Tạng và toàn thể Trung Đông, mọi tu viện Sufi, mọi tu viện Himalaya. Và họ đã quyết định quay lại chỗ nào đó ở Trung Đông và kể lại bất kì cái gì họ đã thu được; cứ sau mỗi mười hai năm họ lại gặp gỡ. Đến cuối mười hai năm đầu tiên gần một nửa số họ đã không quay lại; họ phải đã chết bằng cách nào đó, hay quên đi sứ mệnh này, hay trở nên bị dính líu ở đâu đó. Ai đó phải đã xây dựng gia đình, rơi vào yêu. Cả nghìn lẻ một thứ có thể xảy ra - mọi người đều là nguồn ngẫu nhiên. Chỉ mười lăm người trở lại. Và sau mười hai năm tiếp chỉ ba người quay lại. Và lần thứ ba chỉ mỗi Gurdjieff có đó, mọi người khác đã biến mất. Điều gì đã xảy ra cho họ thì không ai biết.

Nhưng người này có tính quyết định rất lớn: nếu ông ấy đã quyết định thế thì không cái gì ngăn cản được ông ấy. Ông ấy gần như bị chết ba lần; điều duy nhất đã cứu ông ấy là sứ mệnh của ông ấy, rằng ông ấy phải quay lại, và ông ấy đã kéo bản thân mình ra khỏi cái chết của mình. Điều đó cần sức mạnh bên trong lớn.

Ông ấy không có thời gian để trở thành nhà trí thức. Ông ấy đã đi cùng các nhà huyền bí - từ tu viện này sang tu viện khác, từ hang động này sang hang động khác, từ nước này sang nước khác. Ông ấy đã tới Ấn Độ, ông ấy đã tới Tây Tạng, ông ấy đã đi tới Nhật Bản; ông ấy đã thu thập tri thức từ khắp thế giới. Đến lúc ông ấy trở nên chứng ngộ không còn lại thời gian cho ông ấy trí tuệ hoá nó, đưa nó vào lời. Ông ấy đã biết hương vị, nhưng lời đã không có đó. Ông ấy cần một người như Ouspensky.

Cách tiếp cận của tôi đã là khác toàn bộ. Tôi đã bắt đầu như một người trí thức - không chỉ trong kiếp này mà trong nhiều kiếp. Toàn thể công việc của tôi trong nhiều kiếp đã liên quan tới trí tuệ - làm tinh tế trí tuệ, mài sắc trí tuệ. Trong kiếp này tôi đã bắt đầu như một người vô thần với việc phủ nhận tuyệt đối về Thượng đế. Bạn không thể là người vô thần nếu bạn không là người siêu trí thức, và tôi là người vô thần tuyệt đối. Mọi người thường né tránh tôi vì tôi hoài nghi từng và mọi thứ và hoài nghi của tôi có tính lây nhiễm. Ngay cả các thầy giáo của tôi cũng tránh tôi.

Một trong các thầy giáo của tôi sắp chết; tôi tới thăm ông ấy. Ông ấy nói, "Xin em... tôi hài lòng là em đã tới, nhưng đừng nói một lời nào vì đây không phải là lúc. Tôi sắp chết và tôi muốn chết đi vẫn tin rằng có Thượng đế."

Tôi nói, "Thầy không thể tin được. Khi nhìn em, hoài nghi đã nảy sinh rồi.'

Ông ấy nói, "Em ngụ ý gì?"

Và sự việc bắt đầu! Trước khi ông ấy chết, chỉ sau mười hai giờ, ông ấy đã chết là người vô thần. Và tôi sung sướng thế! Tôi đã phải làm việc trong mười hai giờ liên tục. Từ thất vọng ông ấy nói, "Thôi được, để tôi chết một cách an bình đi. Tôi nói rằng không có Thượng đế. Em hài lòng chưa? Bây giờ để tôi một mình!"

Các giáo sư đại học của tôi bao giờ cũng gặp khó khăn. Tôi bị đuổi hết trường họ tới trường kia, và thế rồi bị tống ra khỏi một đại học. Cuối cùng một đại học chấp nhận tôi với điều kiện - tôi phải kí vào đó, một điều kiện viết - rằng tôi sẽ không hỏi bất kì câu hỏi nào và tôi sẽ không tranh cãi với các giáo sư.

Tôi nói được. Tôi kí vào nó và ông phó hiệu trưởng rất hài lòng. Và tôi nói, "Bây giờ, vài điều nhé. Thầy ngụ ý gì bởi 'luận cứ'?"

Ông ấy nói, "Đây em đi đi!"

Tôi nói, "Em đã không viết rằng em sẽ không yêu cầu về bất kì việc làm sáng tỏ nào. Em có thể yêu cầu việc làm sáng tỏ. Thầy ngụ ý gì bởi 'luận cứ'? Và nếu em không thể hỏi được một câu hỏi, phỏng có ích gì mà có toàn thể khoa triết của thầy? - vì mọi triết gia đều hỏi các câu hỏi. Toàn thể triết học phụ thuộc vào hoài nghi; hoài nghi là cơ sở của mọi triết học. Nếu em không thể hoài nghi được những triết gia ngu xuẩn của thầy, các giáo sư ngu xuẩn của thầy, thế thì làm sao em sẽ đi học triết học được?"

Ông ấy nói, "Nhìn điều em vừa nói đấy! Em gọi các giáo sư của tôi, ngay trước tôi, là ngu xuẩn!"

Tôi nói, "Họ ngu thực, bằng không sao có những điều kiện này? Thầy có thể nghĩ về ai đó thông minh và yêu cầu sinh viên của mình không hỏi người đó không? Đây có phải là dấu hiệu về thông minh không? Giáo sư sẽ mời các câu hỏi. Giáo sư thông minh sẽ hài lòng với sinh viên có thể tranh cãi giỏi."

Điều đó vẫn còn là vấn đề. Toàn thể cách tiếp cận của tôi từ chính lúc bắt đầu đã không là cách tiếp cận của một Ramakrishna. Tôi không là kiểu người sùng kính, không chút nào. Tôi đã đi tới Thượng đế qua vô thần, không qua hữu thần. Tôi đã đi tới Thượng đế không bằng việc tin vào ngài mà bằng việc hoài nghi tuyệt đối về ngài. Tôi đã đi tới sự chắc chắn vì tôi đã hoài nghi và tôn đã liên tục hoài nghi cho tới khi không có khả năng nào để hoài nghi thêm nữa, cho tới khi tôi bắt gặp điều không thể hoài nghi được. Điều đó đã là quá trình của tôi.

Điều đó không phải là quá trình của Gurdjieff. Ông ấy đã học từ các Thầy, di chuyển từ Thầy này sang Thầy khác, học các kĩ thuật và phương pháp và phương cách. Ông ấy đã học nhiều phương cách, nhưng ông ấy đã học theo tinh thần rất buông xuôi, điều đó là của đệ tử.

Tôi chưa bao giờ là đệ tử của bất kì người nào; không ai đã là Thầy tôi. Thực ra, không ai sẵn sàng chấp nhận tôi làm đệ tử, vì ai thích tạo ra rắc rối?

Một trong các giáo sư của tôi, người nay đã chết, Ts. S.K. Saxena, yêu tôi lắm. Con người duy nhất này trong tất cả các giáo sư của tôi... vì tôi đã bắt gặp nhiều giáo sư; tôi đã phải bỏ nhiều trường đại học. Hiếm khi một người bắt gặp nhiều giáo sư như tôi đã bắt gặp. Ông ấy là người duy nhất mà tôi có kính trọng nào đó vì ông ấy không bao giờ ngăn cản tôi hoài nghi, đặt câu hỏi, thậm chí cả nghìn lẻ một lần ông ấy đã phải chấp nhận thua. Tôi kính trọng ông ấy vì ông ấy có năng lực chấp nhận thua với cả sinh viên. Ông ấy sẽ đơn giản nói, "Tôi chấp nhận thua. Em thắng. Tôi không thể tranh cãi thêm nữa. Tôi đã đưa ra mọi luận cứ mà tôi có thể tập hợp và em đã phát huỷ tất cả chúng. Bây giờ tôi sẵn sàng nghe em nếu em có cái gì đó để nói."

Ông ấy rất sợ... Khi tôi đang làm bài thi chung khảo M.A. về triết học ông ấy đã rất sợ vì ông ấy yêu tôi nhiều thế. Ông ấy muốn tôi qua được kì thi, nhưng ông ấy sợ - sợ rằng tôi có thể viết các thứ mà không tương ứng với sách giáo khoa hay viết chống lại sách giáo khoa. Tôi có thể nói những thứ mà không thể chấp nhận được cho các giáo sư bình thường. Chỉ để cứu tôi ông ấy đã đưa mọi đề thi cho những người như vậy trên khắp nước mà là bạn của ông ấy và ông ấy thông báo cho họ: "Xin lo lắng cho chàng thanh niên này, đừng bị xúc phạm bởi anh ta; đó là cách thức của anh ta. Nhưng anh ta có tiềm năng lớn."

Chỉ một điều ông ấy không thể kiểm soát được, đó là cái gì đó phải được quyết định bởi bản thân ông hiệu phó: kiểm tra miệng, và đó là điều cuối cùng. Và ông giáo sư này đã mời một giáo sư Mô ha mét giáo từ Đại học Aligarh, trưởng khoa triết ở đó, một người Mô ha mét giáo rất cuồng tín. Giáo sư của tôi rất lo nghĩ. Ông ấy nói đi nói lại với tôi, "Đừng tranh cãi với người này. Ngay chỗ đầu tiên, ông ấy là người Mô ha mét giáo - người Mô ha mét giáo không biết tranh luận là gì. Ông ấy rất cuồng tín; nếu ông ấy không thể tranh cãi được với em, ông ấy sẽ trả thù. Và thầy biết ông ấy không cãi được - thầy biết ông ấy, thầy biết em. Nhưng em vẫn còn giữ yên tĩnh đi vì đây là điều cuối cùng. Đừng phá huỷ toàn thể nỗ lực mà thầy đã làm cho em." Ông ấy nói với tôi, "Đấy không phải là kì thi của em, cứ dường như thầy đang bị đi thi!"

Tôi nói, "Em sẽ xem."

Và câu hỏi đầu tiên ông giáo sư Mô ha mét giáo đã hỏi là: "Khác biệt gì giữa triết học Ấn Độ và triết học phương Tây?"

Tôi nói, "Đây là cái gì đó ngu xuẩn. Chính ý tưởng này! Điều này là vô nghĩa. Triết học là triết học. Làm sao triết học có thể có tính Ấn Độ được? Và làm sao triết học có tính phương Đông hay phương Tây? Nếu khoa học không có tính phương Đông và khoa học không có tính phương Tây, thế thì tại sao triết học có? Triết học là cuộc truy tìm chân lí. Làm sao cuộc truy tìm có thể có tính phương Đông hay phương Tây? Cuộc truy tìm là cùng một điều!"

Ông giáo sư của tôi kéo chân tôi dưới gầm bàn. Tôi nói, "Thưa thầy, xin thầy dừng lại! Đừng kéo chân em! Quên mọi chuyện về thi cử đi - bây giờ điều này phải được quyết định! "

Ông giáo sư Mô ha mét giáo đâm ra lúng túng. Cái gì đang diễn ra đây? Ông ấy nói, "Có chuyện gì vậy?"

Tôi nói, "Thầy ấy kéo chân em. Thầy ấy bảo em rằng thầy là người Mô ha mét giáo - và là người Mô ha mét giáo cuồng tín. Và thầy ấy nói rằng nếu thầy không thể tranh cãi được em thầy sẽ trả thù! Cho nên thầy làm bất kì cái gì thầy muốn đi, nhưng em phải nói điều em cảm thấy. Em không tin vào mọi phân biệt này. Thực ra, với em chính ý tưởng về ai đó vừa là triết gia và vậy mà cũng là người Mô ha mét giáo đơn giản là phi logic, nó là lố bịch. Làm sao thầy có thể là người truy hỏi thực nếu thầy đã chấp nhận giáo điều nào đó, tín điều nào đó? Nếu thầy bắt đầu từ giả định tiên thiên, nếu thầy bắt đầu từ niềm tin, thầy không bao giờ có thể đạt tới được chân lí. Triết học thực bắt đầu trong trạng thái không biết. Và đó là cái đẹp của hoài nghi: nó phá huỷ mọi niềm tin."

Ông ấy bị sững lại một chốc, cảm thấy gần như câm, nhưng ông ấy phải cho tôi chín mươi chín điểm trên một trăm điểm. Tôi hỏi ông ấy, "Cái gì xảy ra với một điểm cuối cùng?"

Ông ấy nói, "Đây là cái gì đó! Trong cả đời tôi, tôi chưa bao giờ cho bất kì người nào chín mươi chín điểm trên một trăm điểm, và em đang hỏi tôi, 'Cái gì xảy ra với một điểm cuối cùng?'"

Tôi nói, "Vâng! Vì thầy đang cho em chín mươi chín điểm em có mọi quyền để hỏi tại sao thầy keo thế. Chỉ mỗi một điểm! Thầy làm nó thành một trăm đi - ít nhất thì cũng hào phóng lấy một lần!"

Ông ấy phải làm nó thành một trăm.

Toàn thể cách tiếp cận của tôi đã là cách tiếp cận khác toàn bộ với cách tiếp cận của Ramakrishna và Gurdjieff. Tôi đã đạt tới qua hoài nghi, tôi đã đạt tới qua nghi ngại sâu sắc. Tôi đã đạt tới không qua niềm tin mà qua phủ nhận mọi niềm tin và không tin nữa, vì không tin chính là tin dưới dạng phủ định.

Một khoảnh khắc tới trong đời tôi khi mọi niềm tin và mọi sự không tin biến mất và tôi bị bỏ lại hoàn toàn trống rỗng. Trong trống rỗng đó bùng nổ xảy ra. Do đó nó không khó thế với tôi, cho nên tôi có thể tranh cãi dễ dàng. Tôi thậm chí có thể tranh cãi chống lại luận cứ; đó là điều tôi đang liên tục làm. Tôi có thể tranh cãi chống lại trí tuệ vì tôi biết cách dùng trí tuệ.

Ramakrishna chưa bao giờ dùng trí tuệ của ông ấy; ông ấy đã bắt đầu từ tim. Và cùng điều này là trường hợp với Gurdjieff. Phật có thể dùng trí tuệ vì ông ấy là con vua, được giáo dục tốt, có văn hoá tốt. Mọi triết gia lớn của đất nước đã được mời tới dạy cho ông ấy; ông ấy biết cách tiếp cận trí tuệ là gì. Và thế rồi ông ấy đã trở nên chán với nó.

Cùng điều này đã xảy ra với tôi. Tôi biết cái gì có thể được đạt tới qua nỗ lực trí tuệ: chẳng cái gì có thể được đạt tới qua nó. Khi tôi nói điều đó tôi nó điều đó qua kinh nghiệm riêng của tôi.

Nhưng nó đã là đẹp theo cách nào đó. Nó đã không tạo ra kết quả trong việc cho tôi chân lí - nó không thể trao chân lí cho bất kì người nào - nhưng theo cách gián tiếp nó đã dọn sạch nền, nó đã chuẩn bị nền. Nó đã không giúp tôi nhận ra bản thân tôi, nhưng nó đã giúp tôi trao đổi về bất kì cái gì tôi đã nhận ra.

Tôi có thể trao đổi với bạn rất dễ dàng, không có vấn đề gì. Bạn có thể hỏi mọi loại câu hỏi, bạn có thể hỏi, bạn có thể hoài nghi, bởi vì tôi biết rằng tất cả những câu hỏi và hoài nghi này có thể bị dẹp đi, chúng có thể bị phá huỷ. Và điều tốt là bạn nên hỏi vì thế thì tôi có thể phá huỷ câu hỏi của bạn. Một khi mọi câu hỏi của bạn đều bị phá huỷ, câu trả lời nảy sinh trong con người riêng của bạn. Trong cái trống rỗng hoàn toàn đó, cái gì đó trào lên; nó đã có đó.

Tôi không thiên về đè nén hoài nghi bằng việc tin. Bạn không ở đây để tin vào tôi, bạn ở đây để đem ra mọi cái không tin của bạn. Hoài nghi của bạn, câu hỏi của bạn, mọi thứ đều được kính trọng, đón chào, để cho chúng có thể được lấy ra khỏi bạn. Dần dần, dần dần im lặng, trạng thái không biết nảy sinh. Và trạng thái không biết này là trạng thái của trí huệ, là trạng thái của chứng ngộ.

Câu hỏi thứ hai

Osho ơi,

Tôi thuộc vào một nghề pháp luật và có tâm trí rất pháp luật. Tôi cũng có thể trở thành sannyasin chứ?

Devakar,

Tính chất sannyas không đặt điều kiện nào lên bạn. Mọi người đều được đón chào - tội nhân và thánh nhân, chuyên gia pháp luật, những người phá luật, người đức hạnh, kẻ tội phạm - tất cả đều được đón chào. Tính chất sannyas không tạo ra tiền điều kiện, mặc dầu nó sẽ là hơi khó cho bạn. Nhưng đó là vấn đề của bạn, không phải vấn đề của tôi. Nếu bạn thuộc vào nghề pháp luật và có tâm trí rất pháp luật thế thì nó sẽ là hơi khó hơn cho bạn. Vậy thì sao? Chấp nhận nó như một thách thức đi! Để nó là khó đi! Thực ra, nó càng khó, nó càng thách thức, nó sẽ càng thú vị hơn, mê say hơn, nó sẽ càng hấp dẫn hơn. Khi cái gì đó là rất đơn giản, ai muốn làm nó? Khi cái gì đó là khó khăn nó gây ra thách thức trong bạn, nó kích động thông minh trong bạn.

Nó là khó, chắc chắn khó với người có tâm trí pháp luật vì tâm trí pháp luật nghĩa là tâm trí tinh ranh. Nó không nhất thiết là thông minh; thực ra, nếu nó là thông minh nó sẽ không tinh ranh. Tinh ranh là cái thay thế nghèo nàn cho thông minh. Và nghề pháp luật là nghề tinh ranh nhất trên thế giới.

Người ta biết rằng Jesus đã đi cùng những người say và kẻ đánh bạc và thậm chí cả gái mãi dâm, nhưng tôi đã không nghe nói rằng ông ấy đi với chuyên gia pháp luật. Thực ra, giáo sĩ Do Thái không là gì ngoài chuyên gia pháp luật vì Do Thái giáo nhiều là luật pháp và ít là tôn giáo. Nó ít nhiều là một bộ luật pháp. Nó không có mấy siêu hình, nó không có những chuyến bay lớn; nó rất trần tục. Nó bảo bạn thật chi tiết phải làm gì và phải không làm gì. Mười lời răn đó - điều đó có thể đã là sự bắt đầu của nghề pháp luật.

Bạn có thể trở thành sannyasin chứ. Cho dù ham muốn này đã nảy sinh trong bạn, dường như có tia lửa của thông minh. Đằng sau mọi tinh ranh của bạn phải có chút ít lửa vẫn còn lại.

Devakar, đừng lo nghĩ. Đi vào lửa mầu cam này đi - nó thiêu cháy mọi thứ; nó sẽ thiêu cháy bạn nữa. Nó tiêu tan mọi thứ; nó sẽ tiêu tan chuyên gia pháp luật này nữa - nhưng chỉ nếu bạn sẵn sàng bị tiêu tan, nếu bạn sẵn sàng bỏ tinh ranh của bạn, vì cái đó sẽ phải bị bỏ đi. Không phải là tôi nói nó là điều kiện đâu, nhưng khi bạn trở thành sannyasin và khi bạn đi vào trong thiền, bạn sẽ bắt đầu trở nên ngày càng thông minh hơn và thế thì, một cách tự nhiên, như sản phẩm phụ, tinh ranh biến mất.

Nếu nghề pháp luật biến mất khỏi thế giới, chín mươi phần trăm các tinh ranh sẽ biết mất cùng nó. Chính những người biết luật pháp là người liên tục tạo ra lẫn lộn.

Một trong những ông phó hiệu trưởng của tôi là một chuyên gia luật pháp lớn, chuyên gia luật pháp nổi tiếng thế giới. Ông ấy thường kể đi kể lại rằng có lần chuyện xảy ra là ông ấy cãi cho một vụ kiện cho một hoàng tử Ấn Độ ở Hội đồng Privy. Và ông ấy đã là người say thế... vào đêm hôm trước ông ấy đã uống rượu quá nhiều, dư âm vẫn còn đó, cho nên ông ấy quên mất liệu ông ấy chống ông hoàng tử này hay ủng hộ ông hoàng tử. Thế là trong một giờ ông ấy nói chống lại ông hoàng tử! Hoàng tử vã mồ hôi, các trợ lí của ông ta run rẩy: "Ông ấy đang làm cái gì thế này?" Và trong lúc nghỉ giải lao họ bảo ông ấy, "Ông đã làm gì vậy? Ông đã phá hoại khách hàng của chúng ta! Giờ chẳng còn cách nào cứu ông ta."

Ông ấy nói, "Cái gì đã xảy ra?"

"Ông đã nói chống lại khách hàng của chúng ta!"

Ông ấy nói, "Đừng lo nghĩ, vẫn còn thời gian."

Và thế rồi khi toà lại nhóm họp ông ấy nói, "Các quí vị đã nghe tôi, thưa quí toà, suốt một giờ rồi. Xin cám ơn quí vị về sự kiên nhẫn, vì tôi chỉ nêu ra tất cả những luận cứ đó, điều là có thể từ phía đối lập. Giờ tôi sẽ bảo vệ cho khách hàng của tôi."

Và ông ấy đập phá các luận cứ riêng của ông ấy và đã thắng vụ kiện!

Chuyên gia pháp luật không hiến dâng cho chân lí, ông ta không quan tâm về chân lí, ông ta đơn giản quan tâm về bất kì người nào trả tiền. Ông ta còn tệ hơn gái mãi dâm. Gái mãi dâm chỉ bán thân thể cô ấy còn chuyên gia pháp luật bán tâm trí ông ta. Ông ta sẵn sàng được mua bởi bất kì người nào - bất kì ai sẵn sàng trả giá. Ông ta không quan tâm về cái gì là đúng và cái gì là sai.

Nhưng nếu bạn trở thành thiền nhân bạn sẽ bắt đầu quan tâm về cái gì là đúng và cái gì là sai. Không phải là bạn sẽ phải quan tâm, không phải là nó là lời răn, không phải là nó là cái gì đó như tính cách mà phải được trau dồi; điều xảy ra một cách tự nhiên là tinh ranh bắt đầu biến mất.

Cho nên bạn phải được tỉnh táo. Bạn có thể trở thành sannyasin; không có vấn đề gì với tôi - tôi không bao giờ hỏi bất kì người nào, "Bạn là ai?" Nếu bạn muốn nhận tính chất sannyas tôi cho bạn tính chất sannyas, một cách vô điều kiện. Từ tình yêu của tôi, tôi cho bạn tính chất sannyas, từ kính trọng của tôi với bạn, tôi cho tính chất sannyas. Tôi kính trọng từng và mọi cá nhân vì với tôi từng và mọi cá nhân đều đại diện cho Thượng đế, Tính thượng đế. Cho dù Thượng đế đã sa ngã rất thấp và đã trở thành chuyên gia pháp luật, dầu vậy Thượng đế là Thượng đế! Cho dù trong trạng thái sa ngã của bạn, Devakar, tôi kính trọng bạn, tôi sẽ cho bạn tính chất sannyas. Điều đó là tuỳ ở bạn quyết định, vì điều này là rủi ro - rủi ro cho bạn, cho nghề của bạn.

Vào thời của Raj ở Ấn Độ, một lính Anh được trông đợi thực hiện nghĩa vụ của mình và nghĩa vụ rất nhỏ bé nữa. Bất kì việc để lộ nhược điểm con người bởi quân lính đều bị coi là gây thất vọng trước dân bản xứ.

Cho nên một cách tự nhiên, viên sĩ quan chỉ huy mới rất lo lắng khi một đám đông giận dữ những người Hindus tiến tới trại lính, phàn nàn rằng một trong những con bò thiêng của họ đã bị xúc phạm bởi một lính bộ binh. Họ đòi hỏi có ngay một toà án binh.

"Đừng lo, thưa ngài," một chuyên gia luật pháp nói. "Người của chúng ta nhất định thoát. Con bò này có danh tiếng rất xấu - nó đã bị viện dẫn trong bẩy vụ kiện trước."

Bạn hiểu ý tưởng này không?

Bạn sẽ phải bỏ tri thức chuyên gia pháp luật như vậy đi, bạn sẽ phải bỏ cách tiếp cận tinh ranh như vậy đi. Bạn sẽ phải trở thành con người hơn. Nhưng đây là hậu quả của thiền; không cái gì bị áp đặt ở đây.

Mới hôm nọ tôi đã đọc một bài báo do một ông giám mục viết trong tờ The Times chống lại tôi. Ông ấy nói: "Cảnh giác với người này." Ông ấy trích dẫn tôi: "Người này nói, 'Tính cách là mối quan tâm của kẻ ngu. Người thực sự thông minh chỉ quan tâm tới ý thức.'" Ông ấy đang trích dẫn tôi để làm cho mọi người cảnh giác vì đây là phát biểu nguy hiểm. Ông ấy nói: "Thay vì công bố những bài báo về người này, tờ The Times nên công bố nhiều bài báo hơn về Mẹ Teresa vùng Calcutta, người dạy về tính cách. Và tính cách là cái duy nhất, cái thực duy nhất."

Tính cách không phải là cái thực chút nào. Nhưng ông giám mục đáng thương đã không có khả năng hiểu điều tôi đã từng nói. Ông ấy không hiểu các hậu quả của ý thức. Tính cách là hậu quả của ý thức. Nếu tính cách bắt nguồn từ ý thức của bạn thế thì nó có cái đẹp của riêng nó; nếu nó chỉ bị áp đặt từ bên ngoài thế thì nó là xấu. Nhưng đó là điều người Ki tô giáo đang làm trên khắp thế giới - và người Hindus và người Mô ha mét giáo; tất cả họ đều trong cùng một con thuyền.

Toàn thể mối quan tâm của tôi là ý thức. Tôi dạy bạn cách có ý thức nhiều hơn vì tôi biết chắc chắn một điều: rằng nếu bạn có ý thức hơn, tính cách của bạn sẽ thay đổi theo cách riêng của nó. Người có ý thức sống theo cách khác toàn bộ: người đó từ bi hơn. Mẹ Teresa vùng Calcutta không từ bi - bà ấy hành xử một cách từ bi nhưng không từ bi. Mọi từ bi của bà ấy đều không là gì ngoài phương tiện để lên tới cõi trời. Và thu từ bi thành phương tiện là xấu; từ bi là mục đích lên bản thân nó.

Một giai thoại Đạo cổ kể lại:

Một người ngã xuống giếng. Anh ta bắt đầu kêu to, "Cứu tôi với! Tôi chết đuối đây!"

Một sư Phật giáo đi ngang qua. Ông ta nhìn xuống giếng và ông ta nói, "Bình tĩnh đi, đừng rối lên. Sự sống là một luồng. Nó tới, nó đi. Và nhớ điều Phật Gautam đã nói: Sống toàn là mơ thôi. Việc chết đuối của ông là mơ, việc ta thấy là mơ. Đừng la hét. Và cho dù ông được cứu, phỏng có ích gì? Sớm hay muộn ông sẽ phải chết, cho nên tại sao không phải bây giờ? Tại sao trì hoãn nó? Chết một cách im lặng, an bình, để cho ông không bị sinh ra lần nữa. Thoát ra khỏi bánh xe sinh tử đi!"

Người này thất kinh. Anh ta nói, "Ông nói điều vô nghĩa làm sao! Ông có thể thuyết giảng về sau. Trước hết kéo tôi ra đã! Đây không phải là lúc để dạy tôi triết lí lớn!"

Nhưng Phật tử này nói, "Tôi không thể bị sao lãng bởi mọi thứ. Phật đã nói: 'Bước đi không bị sao lãng.' Tạm biệt nhé." Và ông ta bước tiếp một cách không sao lãng!

Thế rồi một nho sĩ nhìn vào trong giếng, và người trong giếng nói, "Bây giờ xin ông cứu tôi đi. Đừng phí thời gian!"

Nho sĩ nói, "Ông có biết Thầy đã nói điều gì không? Khổng Tử đã nói rằng từng giếng nên có tường bảo vệ quanh nó. Đừng lo. Tôi sẽ tạo ra một phong trào lớn trên khắp nước để cho không giếng nào là không được bảo vệ như cái này."

Người này nói, "Nhưng điều đó sẽ không cứu được tôi!"

Nho sĩ nói, "Vấn đề không phải là về các cá nhân. Thầy nói vấn đề bao giờ cũng là về xã hội, vấn đề là về tương lai. Nghĩ về tương lai và nghĩ về xã hội đi. Đừng ích kỉ thế!"

Và ông ta đi vào bãi chợ và bắt đầu dạy mọi người: "Nhìn ví dụ này về điều đang xảy ra. Thầy của chúng ta đã nói rằng từng giếng phải có tường bảo vệ. Thầy bao giờ cũng đúng, nhưng mọi người đã không nghe theo Thầy và họ khổ."

Thế rồi một nhà truyền giáo Ki tô giáo nhìn vào trong giếng và người trong giếng nói, "Dường như cái chết của tôi là chắc chắn. Hôm nay không người thế tục nào tới bên cạnh giếng này! Giờ ông sẽ dạy tôi sách phúc âm chứ!"

Nhưng người Ki tô giáo nói, "Đừng lo." Lấy từ trong túi của mình ra một chiếc dây thừng, ném dây thừng xuống giếng, bảo người này buộc dây thừng vào quanh eo và ông ta sẽ kéo anh ta lên. Người này ngạc nhiên - không siêu hình, không tôn giáo. Anh ta được kéo ra, anh ra rất cám ơn. Anh ta phục xuống dưới chân người này và anh ta nói, "Ông là người tôn giáo thực sự duy nhất! Nhưng chỉ một tò mò thôi - làm sao ông tới mà có mang dây thừng trong túi vậy?"

Ông này nói, "Chúng tôi bao giờ cũng mang mọi thứ chuẩn bị theo mình. Ai biết cơ hội nào sẽ nảy sinh để phục vụ? - vì phục vụ là tôn giáo và chính qua việc phục vụ mọi người mà người ta có thể lên cõi trời. Tôi không quan tâm tới ông đâu," nhà truyền giáo nói, "mối quan tâm của tôi là về chỗ riêng của tôi trên cõi trời. Bây giờ tôi đã ghi điểm rồi! Thực ra, tôi biết ơn ông. Cứ tiếp tục ngã xuống giếng nữa đi! Giúp chúng tôi những nhà truyền giáo nghèo để phục vụ ông. Tiếp tục dạy điều đó cho con ông và đừng nghe những nho sĩ này người nói rằng mọi giếng đều cần có tường bảo vệ nó. Nếu mọi giếng đều có tường, không ai sẽ ngã xuống và thế thì làm sao chúng tôi sẽ cứu mọi người được? Và không cứu mọi người thì chẳng có cách nào lên cõi trời. Cứ tiếp tục ngã xuống giếng đi, tiếp tục làm giếng không có tường đi. Dạy cho con ông ngã xuống giếng, vì chừng nào chúng tôi chưa phục vụ được cho ông, không có cách nào tới Thượng đế!"

Đừng cười điều đó - đây là tình huống thực đó. Nghĩ mà xem: nếu như không có nghèo nàn ở Ấn Độ, không con côi, không người bị liệt, không người khổ vì hủi, Mẹ Teresa vùng Calcutta sẽ ở đâu? Thế thì không có cả giải thưởng Nobel! Những người này được cần tới để tạo ra Mẹ Teresa. Những nhà truyền giáo này sẽ không thích một thế giới mà toàn người giầu, hạnh phúc.

Bertrand Russell thường nói - và tôi tuyệt đối đồng ý với ông ấy - rằng nhiều tôn giáo sẽ biến mất nếu thế giới trở nên giầu, mọi người mạnh khoẻ, mọi người sống cuộc sống dài lâu, cuộc sống của mọi người là vui vẻ; nhiều tôn giáo sẽ biến mất. Điều đó là đúng vì nhiều tôn giáo tuỳ thuộc vào tất cả những điều này; đặc biệt Ki tô giáo phụ thuộc vào mọi thứ này.

Bây giờ, điều ông giám mục ở London nói rằng Mẹ Teresa đang làm công việc lớn lao. Nhưng làm sao bạn làm công việc lớn lao nếu người nghèo không có đó, nếu người mù không có đó, nếu người hủi không có đó? Bạn sẽ làm gì? Nhà truyền giáo sẽ đâm ra lúng túng! Bạn phải giữ thế giới này trong cùng khổ và rối tinh như nó đang vậy. Cứ nghĩ về các nhà truyền giáo nghèo mà xem, bằng không họ sẽ chẳng ở đâu cả.

Mối quan tâm của tôi chắc chắn là với ý thức, không với tính cách. Mối quan tâm của tôi là làm cho bạn nhận biết, tỉnh táo hơn và từ việc tỉnh táo đó bất kì cái gì xảy ra đều là tốt. Nếu từ sự tỉnh táo đó việc phục vụ xảy ra, nó là tốt, nếu yêu xảy ra nó là tốt, nếu từ bi xảy ra nó là tốt, nếu việc chia sẻ xảy ra nó là tốt, vì từ nhận biết đó cái xấu là không thể được.

Devakar, bạn được đón chào. Tôi không quan tâm tới bạn đang làm gì. Toàn thể quan tâm của tôi là với hiện hữu của bạn, không với việc làm của bạn.

Và câu hỏi cuối cùng

Osho ơi,

Không! Không! Tôi không nhận nó đâu! Quần ống túm sao? Gầm lên sao? Cái gì? Tôi chỉ câm hay cái gì đó sao?

Prem Katina,

Bạn không câm cũng không là "cái gì đó". Hoặc bạn là người Anh hoặc bạn phải đã từng là người Anh trong kiếp quá khứ của bạn!

Một nguyên soái chiến trường bẩy mươi nhăm tuổi người Anh bảo viên sĩ quan quản lí của mình cho cả lữ đoàn đứng nghiêm và công bố: "Thưa các chiến hữu, tôi tự hào báo cho các vị rằng vào lúc 08:30, giờ Greenwich, vợ tôi đã cho sinh cậu bé nặng 3,4 cân! Thưa quí vị, tôi cám ơn các quí vị!"

Katina, hiểu nó không?

Người Anh rất đúng kiểu cách bước vào trong hiệu thú cưng. Khi ông ta đóng cửa đằng sau mình lại ông ta nghe thấy tiếng nói chào mừng ông ta, "Tôi biết cái gì đó về ông! Tôi biết cái gì đó về ông!"

Bối rối, ông ta nhìn quanh và thấy rằng đó chỉ là một con vẹt. Bị ấn tượng, ông ta hỏi mua con chim này.

"Rất tiếc thưa ông," người chủ đáp, "tôi không thể bán nó được. Nhưng tôi có thể bán cho ông đôi trứng mà sau khi ấp sẽ cho ông cùng giống."

Người này mua trứng, đem chúng về nhà và để chúng vào trong lồng ấp. Sau mười ngày hai con vịt con chui ra khỏi vỏ trứng. Cáu tiết, ông ta quay lại cửa hàng khiếu nại. Khi bước vào ông ta nghe thấy, "Tôi biết cái gì đó về ông! Tôi biết cái gì đó về ông!"

Xem tiếp Chương 9 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post