Chương 1. Yêu là chìa khóa chủ

Chương 1. Yêu là chìa khóa chủ

Price:

Read more

Con Đường Của Yêu – Osho

Chương 1. Yêu là chìa khóa chủ

Ông ấy quả thực chân tình với tôi

người có thể gọi người lang thang trở về nhà của mình.

Trong nhà là sự hợp nhất thực, trong nhà là niềm vui của sự sống: tại sao tôi phải bỏ nhà và lang thang trong rừng?

Nếu Brahma giúp tôi nhận ra chân lí,

quả thực tôi sẽ tìm ra cả lệ thuộc và giải thoát ở nhà

Ông ấy quả thực chân tình với tôi

người có quyền năng chìm sâu trong Thượng đế;

người có tâm trí đánh mất bản thân nó bằng sự thoải mái trong suy tư của ông ấy.

Ông ấy là chân tình với tôi, người biết Thượng đế,

và có thể cư ngụ trong chân lí tối thượng của ông ấy trong thiền;

và người có thể chơi giai điệu của cái vô hạn

bằng việc thống nhất yêu và từ bỏ trong cuộc sống.

Kabir nói:

Nhà là nơi cư ngụ;

trong nhà là thực tại;

nhà giúp đạt tới Ngài, người là thực.

Cho nên ở lại nơi ông đang hiện hữu,

và mọi thứ sẽ tới với ông đúng lúc.

Hỡi thánh nhân! Sự hợp nhất đơn giản là điều tốt nhất.

Kể từ ngày tôi gặp Ngài,

đã không có kết thúc cho vui đùa của yêu của chúng tôi.

Tôi không nhắm mắt, tôi không bịt tai,

tôi không hành xác thân thể tôi;

tôi nhìn bằng mắt mở và mỉm cười,

và trông thấy cái đẹp của Ngài ở mọi nơi:

tôi thốt ra tên Ngài,

và bất kì cái gì tôi thấy, nó nhắc nhở tôi về Ngài;

bất kì cái gì tôi làm, nó trở thành việc tôn thờ Ngài.

Mọc và lặn là một với tôi;

Mọi mâu thuẫn được giải quyết.

Bất kì chỗ nào tôi đi, tôi chuyển quanh Ngài.

Mọi thứ tôi đạt tới là việc phụng sự Ngài:

Khi tôi nằm xuống, tôi nằm úp mình dưới chân Ngài.

Ngài là người đáng tôn sùng duy nhất với tôi:

Tôi không có người khác.

Lưỡi tôi đã bỏ đi những lời không thuần khiết,

nó ca ngợi vinh quang của Ngài suốt ngày và đêm:

dù tôi đứng dậy hay ngồi xuống, tôi không bao giờ có thể quên Ngài;

với nhịp điệu của âm nhạc của Ngài đập vào tai tôi.

Kabir nói:

Tim tôi thành điên cuồng,

Và tôi phơi ra trong hồn tôi điều bị giấu kín.

Tôi bị nhận chìm trong cái một phúc lành lớn đó

Cái siêu việt trên mọi vui thú và đau đớn.

Tôn giáo đã rất hiếm khi tồn tại theo cách lành mạnh - chỉ khi một Phật bước đi trên đất, hay một Christ, hay một Krishna, hay một Kabir. Bằng không, tôn giáo đã tồn tại như bệnh hoạn, như ốm bệnh, như thần kinh. Người đã nhận ra tôn giáo qua con người riêng của mình có việc hiểu khác toàn bộ về nó. Người đã từng bắt chước người khác, việc hiểu của người đó không phải là việc hiểu chút nào. Chân lí không thể bị bắt chước. Bạn không thể trở thành thực bởi việc trở thành bản sao giấy than.

Chân lí là nguyên bản, và để đạt tới nó, bạn phải là nguyên bản nữa. Chân lí không được đạt tới bằng việc đi theo ai đó, chân lí được đạt tới bằng việc hiểu cuộc sống của bạn. Chân lí không có trong bất kì tín điều nào, trong bất kì luận cứ nào; chân lí ở trong cốt lõi sâu nhất của con người bạn, được ẩn kín như yêu. Chân lí không là logic; nó không là suy luận, nó là việc bùng nổ của yêu.

Và khi chân lí bùng nổ trong bạn, bạn đạt tới cái nhìn khác toàn bộ về sự sống, về Thượng đế, về tôn giáo. Mắt bạn có phẩm chất khác, sự trong suốt khác, sự rõ ràng. Khi tâm trí bạn bị che mờ bởi các ý nghĩ vay mượn từ người khác, bất kì cái gì bạn gọi là tôn giáo đều không là tôn giáo, nó chỉ là việc mơ.

Và khác biệt căn bản làm cho người bắt chước thành bệnh hoạn. Người Ki tô giáo là bệnh hoạn, người Hindu cũng thế. Krishna là lành mạnh, siêu lành mạnh; Christ cũng vậy. Khi Christ nói cái gì đó, ông ấy đã biết nó. Ông ấy không lặp lại ai đó khác, ông ấy không phải là vẹt. Nó là việc nhận ra riêng của ông ấy - và điều đó tạo ra toàn thể khác biệt.

Khi bạn trở thành người Ki tô giáo bạn lặp lại Christ. Dần dần bạn trở thành giống cái bóng nhiều hơn. Bạn đánh mất con người của bạn... bạn đánh mất bản thân bạn. Bạn không còn là đúng, thực, đích thực nữa. Người Ki tô giáo đã chết, và tôn giáo liên quan tới việc tái sinh. Vâng, nó là đóng đinh nữa: cái cũ phải chết đi để cái mới được sinh ra.

Nhưng đi theo tín điều, học thuyết, nhà thờ chết, bạn không bao giờ cho phép cái cũ chết - và bạn không bao giờ cho phép cái mới được sinh ra. Bạn không bao giờ nhận rủi ro. Bạn không bao giờ đi vào nguy hiểm. Khi Christ đi tới đối diện với con người riêng của ông ấy, ông ấy đang đi một cách nguy hiểm: ông ấy đang nhận rủi ro lớn, ông ấy đang đi vào cái không biết.

Mới đêm hôm nọ tôi đã khai tâm cho một thanh niên vào phẩm chất sannyas, và tôi bảo anh ấy tìm cái không biết. Anh ấy nói, 'Nhưng tại sao? Và làm sao? Làm sao tôi có thể tìm cái không biết? Cái mà tôi không biết, làm sao tôi có thể tìm được nó?' Chúng ta chỉ tìm cái biết. Nhưng nếu bạn chỉ tìm cái biết, bạn sẽ không bao giờ biết Thượng đế - vì bạn khôngbiết Thượng đế. Nếu bạn tìm cái biết bạn sẽ đi trong vòng tròn, trong vết đường mòn. Bạn sẽ trở thành máy móc. Tìm cái không biết đi, vì qua việc tìm cái không biết bạn đi ra khỏi vết đường mòn, ra khỏi cách thức máy móc, lặp lại của cuộc sống. Anh ấy cũng đúng. Anh ấy nói, 'Làm sao tìm cái không biết?'

Bỏ cái biết đi, đừng bám lấy cái biết, và đợi cái không biết. Nếu bạn không bám lấy cái biết, nếu bạn đẩy cái biết sang bên, cái không biết tới theo cách riêng của nó. Cái không biết chỉ đang đợi ở cửa, nhưng bạn đầy cái biết tới mức không còn lại không gian cho cái không biết bước vào. Cái không biết muốn trở thành khách, nhưng chủ chỉ quan tâm tới cái biết. Chủ bận bịu quá nhiều với cái biết, chủ không tự do ngay cả để nhìn vào cái không biết.

Vâng, tôi có thể hiểu được câu hỏi của anh ấy: Làm sao tìm cái không biết? - vì bất kì cái gì bạn tìm sẽ là cái biết. Tâm trí không thể tìm cái không biết, cho nên tâm trí là rào chắn cho cái không biết. Tâm trí chỉ có thể tìm cái biết lặp đi lặp lại mãu. Tâm trí có tính lặp lại.

Đó là điều thiền tất cả là gì: Đường, nghệ thuật bỏ tâm trí - ít nhất trong vài khoảnh khắc - cho nên bạn có thể nhìn vào cái không biết, không biết bạn đang đi đâu. Nhưng đó là những khoảnh khắc đẹp nhất - khi bạn không biết bạn đang đi đâu, khi bạn không biết bạn là ai, khi bạn không biết chiều hướng, mục đích; khi tri thức không tồn tại. Khi tri thức không tồn tại, có yêu. Tri thức chống lại yêu. Người am hiểu không thể yêu... và người có thể yêu không bao giờ am hiểu. Yêu làm cho bạn trí huệ, nhưng không bao giờ am hiểu. Tri thức làm bạn tint ranh và láu lỉnh, nhưng không bao giờ đáng yêu.

Cái biết là tâm trí, cái không biết là Thượng đế. Và Jesus nói: Thượng đế là yêu. Yêu tới qua cái không biết, với cái không biết, như một phần của cái không biết. Để đi vào trong cái không biết người ta cần dũng cảm, dũng cảm vô cùng. Bám lấy cái biết thì không có nhu cầu có bất kì dũng cảm nào: bất kì kẻ hèn nào cũng có thể làm được điều đó, chỉ kẻ hèn làm điều đó.

Khi bạn trở thành người Ki tô giáo bạn là kẻ hèn; khi bạn trở thành người Mô ha mét giáo bạn là kẻ hèn; khi bạn trở thành người Hindu bạn là kẻ hèn. Khi bạn trở thành có tính tôn giáo bạn là người dũng cảm vô cùng - bạn đang đi vào cuộc phiêu lưu, bạn đang tìm cái không biết, bạn đang đi vào trong chỗ chưa lập bản đồ, chưa được đo đạc, và không thể đo lường được. Có mọi nguy hiểm bạn có thể bị lạc, có mọi nguy hiểm bạn có thể không có khả năng quay lại, có mọi nguy hiểm rằng bạn sẽ mất mọi kiểm soát; bạn có thể phát điên. Đó là giá người ta phải trả cho tôn giáo thực.

Mọi người sợ, cho nên họ bám vào cái thay thế giả. Ki tô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo - đây là những thay thế giả, rẻ, rất dễ sẵn có. Bạn không phải làm bất kì cái gì: bạn được sinh ra trong gia đình nào đó và bạn trở thành người Ki tô giáo, bạn được sinh ra trong gia đình khác và bạn trở thành người Hindu. Bạn đã không làm bất kì cái gì, bạn đã không chọn bất kì cái gì một cách có ý thức, bạn đã không di chuyển một li. Đã không có cuộc hành hương, bạn đã không tìm kiếm.

Tất nhiên thế thì tôn giáo chỉ có thể là cái nhãn, và những cái nhãn này trở thành bệnh hoạn. Tại sao chúng trở thành bệnh hoạn? - vì thực tại bên trong của bạn vẫn còn khác, và cái nhãn là khác toàn bộ. Chọc sâu vào người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và người Jaina và Phật tử, và bạn sẽ thấy rằng chỉ các cái nhãn khác nhau; sâu bên trong, cùng một con người. Và những cái nhãn này tạo ra rắc rối.

Kinh Thánh liên tục nói: Yêu kẻ thù của ông, và bạn không thể yêu ngay cả bạn của bạn. Bạn không thể yêu bản thân bạn, và Jesus nói, 'Yêu hàng xóm của ông như ông yêu bản thân ông.' Và bạn không thể yêu ngay cả bản thân bạn; làm sao bạn có thể yêu hàng xóm của bạn được? Và Jesus nói, 'Yêu kẻ thù của ông,' và bạn còn chưa biết cách yêu bạn của bạn, cách yêu người yêu của bạn. Bạn không biết cách yêu.

Thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ giả vờ, bạn sẽ trở thành kẻ đạo đức giả, bạn sẽ trở thành thực thể giả. Đây là bệnh hoạn: bạn sẽ trở thành người kép. Sâu bên trong bạn sẽ là cái gì đó khác, và trên bề mặt bạn sẽ liên tục giả vờ là cái gì đó khác. Sâu bên trong, nước mắt, và trên mặt bạn sẽ liên tục mỉm cười. Điều này sẽ xé bạn ra; đây là điều tinh thần phân liệt là gì, Đây là điều nhân cách chia chẻ là gì. Đây là căn nguyên của mọi chứng thần kinh.

Do đó, tôn giáo trở thành bệnh hoạn: bắt chước, tôn giáo tạo ra thế giới bệnh hoạn, thần kinh. Được nhận ra bởi bản thân người ta, tôn giáo cho bạn lành mạnh vô cùng, mạnh khoẻ hạnh phúc, mở hội cuộc sống, phúc lành vui vẻ.

Hai kiểu tôn giáo khác nhau này phải được hiểu rõ. Nếu tôn giáo của bạn chỉ được vay mượn, nó sẽ tạo ra rắc rối trong cuộc sống của bạn - vì nó sẽ chống lại cuộc sống. Mọi khoảnh khắc bạn sẽ cảm thấy nó chống lại cuộc sống: nó sẽ là phủ định sự sống, nó sẽ làm cho bạn thành kẻ tự bạo, bạn sẽ bắt đầu hành hạ bản thân bạn... vì bạn bao giờ cũng thấy bản thân bạn trong xung đột với tôn giáo của bạn. Làm gì? Bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Từng khoảnh khắc của đời bạn sẽ trở thành khoảnh khắc của mặc cảm. Bất kì cái gì bạn làm; ngay cả bạn nhấm nháp ngụm trà một cách hồn nhiên, có tôn giáo sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm.

Trong đạo tràng của Mahatma Gandhi, trà bị cấm. Nếu ai đó bị bắt đang nhấm nháp trà, người đó bị phạt: người đó phải nhịn ăn trong một hay hai ngày như việc trừng phạt. Bây giờ, chỉ một thứ hồn nhiên như trà có thể tạo ra mặc cảm; nói gì tới các thứ khác? Bất kì cái gì; bạn có thể tìm thấy bất kì cái gì, và bạn sẽ thấy tôn giáo nào đó này khác kết án nó.

Những kết án này không cho phép bạn sống cuộc sống tràn đầy. Và khi bạn không thể sống cuộc sống tràn đầy, ở mức tối đa, bạn sẽ không bao giờ biết Thượng đế là gì - vì Thượng đế có thể được tiếp xúc chỉ ở mức tối đa: khi ngọn lửa của bạn đang cháy sáng, khi ngọn đuốc của bạn đang cháy từ cả hai đầu, khi bạn là ngọn lửa của sinh lực, chỉ thế. Ở mức tối đa, ở mức cực đại, tại đỉnh, bạn sẽ có thoáng nhìn đầu tiên về Thượng đế. Khi bạn ở tại đỉnh, đó là bước đầu tiên hướng tới Thượng đế.

Abraham Maslow là đúng khi ông ấy nói rằng kinh nghiệm đỉnh làm cho con người lành mạnh, và chỉ người lành mạnh có thể có kinh nghiệm đỉnh. Vâng, điều đó là đúng. Bất kì khi nào bạn có thể có đỉnh, bất kì khi nào bạn có thể được hấp thu vào bất kì khoảnh khắc nào một cách toàn bộ, cánh cửa mở ra. Bạn chạm vào chân của Thượng đế ở đỉnh kinh nghiệm của bạn, khi bạn ở cao trào.

Đó là lí do tại sao Tantra nói: Trong làm tình, khi cực thích của bạn là toàn bộ, khi toàn thể con người bạn được tham gia vào trong nó, mọi thớ thịt của con người bạn đập rộn ràng và dao động, mọi tế bào của thân thể bạn là sống động, sống động toàn bộ, và bạn đã trở thành hệt như đại dương, và bạn bị mất hút hoàn toàn và bạn không biết bạn ở đâu, mọi biên giới đã hội nhập, trong khoảnh khắc đó của cực thích bạn có thoáng nhìn đầu tiên về tỏ ngộ, samadhi, niết bàn. Nhưng, trong bất kì tình huống nào, nếu bạn có thể đi tới đỉnh, bạn sẽ đạt tới thoáng nhìn về Thượng đế.

Nhưng cái gọi là các tôn giáo của bạn không cho phép bạn có bất kì đỉnh nào. Họ làm tê bại bạn, họ làm tê liệt bạn, họ chặt ngắn bạn. Họ chỉ cho phép bạn sống tối thiểu.

Đó là điều từ bỏ ngụ ý: sống ở mức tối thiểu. Chỉ các nhu cầu cơ bản phải được đáp ứng. Cái gọi là tôn giáo của bạn không dạy bạn cách chảy tràn; họ chỉ dạy bạn cách trở nên ngày càng hẹp hơn. Họ làm cho bạn thành đường hầm, đường hầm hẹp. Tôn giáo thực sẽ làm cho bạn mở, mở như bầu trời.

Tôn giáo thực nhất định có tính khẳng định. Jesus có tính khẳng định, khẳng định vô cùng trong yêu cuộc sống; người Ki tô giáo là không khẳng định sự sống. Krishna là khẳng định sự sống - nhảy múa, ca hát, yêu - người Hindu là không khẳng định sự sống. Cái gọi là các mahatma của họ, cái gọi là thánh nhân của họ, toàn là phủ định sự sống, đầu độc sự sống.

Nếu tôn giáo xảy ra như kinh nghiệm riêng của bạn, bạn bao giờ cũng sẽ thấy phân biệt này: tôn giáo của bạn sẽ là khẳng định sự sống, và bạn sẽ nói có một cách toàn bộ. Bạn sẽ trở thành người nói có, và qua cái có đó, Thượng đế đi vào bạn.

Nếu tôn giáo của bạn chỉ là ước định - được vay mượn, rẻ, cái thay thế, bắt chước - thế thì nó sẽ là phủ định sự sống. Bạn sẽ sợ việc sống, bạn sẽ cảm thấy mặc cảm, bạn bao giờ cũng bị rối trí về làm gì và không làm gì: 'Nó có đúng không? Nó có sai không? Nó có tốt không? Nó có xấu không?'

Tôn giáo vay mượn không bao giờ đi ra ngoài đạo đức. Tôn giáo đích thực là phi đạo đức; nó bao giờ cũng ở bên ngoài đạo đức, tốt và xấu. Nó không biết tới các phân biệt. Nếu bạn hiểu điều này, bạn sẽ có khả năng hiểu những lời kinh hay này của Kabir. Ông ấy không phải là người Hindu, ông ấy không phải là người Mô ha mét giáo, ông ấy không phải là người Ki tô giáo. Ông ấy đơn giản là người đích thực, và lời của ông ấy là lời thuần khiết nhất trên thế giới. Và ông ấy không lo nghĩ về bất kì cái gì - bất kì cái gì ông ấy đã cảm thấy, ông ấy đã nói nó, không có bất kì thoả hiệp nào.

Trước khi chúng ta đi vào những lời kinh này, thêm hai hay ba điều nữa. Một: suốt nhiều thế kỉ, tôn giáo đã tồn tại như việc từ bỏ cuộc sống: Thoát li khỏi cuộc sống, cuộc sống là sai - trở thành sư, người khổ hạnh, bỏ cuộc sống - dường như sống động là tội lỗi, dường như là sống động là trừng phạt. Đó là cách cái gọi là người tôn giáo bao giờ cũng nghĩ tới: Bạn được phái vào cuộc sống vì bạn đã phạm tội trong các kiếp quá khứ của bạn. Bạn đã bị ném xuống đây để bị trừng phạt. Đó là quan niệm của người Hindu. Quan niệm của người Ki tô giáo làm bạn là kẻ tội nhân thậm chí lớn hơn, vì Adam đã không vâng lời Thượng đế - cho nên mọi người, từ chính lúc bắt đầu, là tội nhân. Bạn được sinh ra trong tội lỗi.

Phật tử liên tục nói rằng cuộc sống là sự lệ thuộc; cho nên thoát ra khỏi nó đi, càng sớm càng tốt. Thoát li khỏi nó! Và suốt nhiều thế kỉ, chỉ một lời cầu nguyện đã tiếp tục trên khắp trái đất, và lời cầu nguyện này đã là: Đừng cho chúng tôi trở lại trong thế gian.

Kabir nói: Tôi không ủng hộ từ bỏ. Nếu Thượng đế tạo ra thế giới, thế giới là đẹp. Nếu nó bắt nguồn từ Thượng đế, nó là đẹp; nó không thể là sự trừng phạt, nó là phần thưởng. Đây là phát hiểu rất cách mạng - rằng thế giới không phải là sự trừng phạt, thế giới là phần thưởng; rằng Thượng đế đã không ném bạn vào xà lim tối tăm và ảm đạm. Nó là việc mở hội. Thượng đế đã yêu bạn nhiều tới mức ngài đã tạo ra thế giới này cho bạn, để chơi, để nhảy múa. Nó là việc mở hội.

Kabir không ủng hộ từ bỏ; ông ấy ủng hộ tất cả cho mở hội - một điều. Điều thứ hai: Kabir nói: Cuộc sống là trong cộng đồng. Cuộc sống là giao cảm, cho nên đừng cố trốn khỏi thế giới, và đừng cố vẫn còn trong cuộc sống cô đơn. Vì sự giầu có là trong cộng đồng; bạn được làm giầu bởi cộng đồng, bởi mối quan hệ của bạn. Bạn càng có quan hệ với mọi người, bạn càng giầu có hơn. Người cô đơn sống trong hang động Himalaya là rất nghèo, bị bần cùng - vì sông của các mối quan hệ không chảy trong người đó. Người đó trở thành sa mạc.

Mỗi lúc ai đó nhìn vào trong bạn, một con sông chảy vào. Mỗi lúc ai đó bắt tay bạn, năng lượng chuyển vào trong bạn. Mỗi lúc có tiếp xúc, bạn thu được cái gì đó. Khi bạn bỏ mọi tiếp xúc, ra khỏi mối quan hệ, và bạn trở thành sư cô đơn trong hang động Himalaya, bạn đã gần như tự tử. Bạn chỉ là một phần trăm sống động. Chỉ bởi vì bạn thở, bạn đang sống. Đây là một loại chết: bạn đang sống ở mức tối thiểu, bạn không sống chút nào, bạn đang sống rất miễn cưỡng, bạn đang sống rất ngần ngại, bạn đang số với phàn nàn sâu sắc rằng bạn không muốn sống và bạn đã bị buộc phải sống. Bạn không muốn thế giới này chút nào: cầu vồng và cây và sao và người... Không, bạn không muốn quan hệ với bất kì người nào.

Khi bạn không muốn quan hệ với bất kì người nào, tiếp xúc của bạn với Thượng đế bị giảm thiểu, giảm thiểu một cách kinh khủng. Khi bạn đi vào mối quan hệ với người, hay với cây, hay với con vật, bạn đang đi vào tiếp xúc với Thượng đế trong các hình tướng khác nhau.

Kabir nói: Ở trong cộng đồng là cách duy nhất để là sống động thực sự. Mối quan hệ là cuộc sống, và mối quan hệ là đẹp.

Điều thứ ba Kabir nói là: Đừng làm tôn giáo thành nghi lễ. Nghi lễ là cách né tránh tôn giáo. Tôn giáo phải là tự phát, phi nghi lễ. Bạn phải làm nó vì bạn yêu thích làm nó - không phải vì nó là nghĩa vụ - và bạn nên làm nó chỉ một cách tự phát, khi tim bạn cảm thấy thích nó. Không có nhu cầu đi tới nhà thời hồi giáo hay tới đền chùa mọi ngày. Không có nhu cầu cầu nguyện mọi ngày theo cùng cách lặp đi lặp lại - vì nếu bạn lặp lại cùng lời cầu nguyện mọi ngày, bạn sẽ không lặp lại nó một cách ý thức. Nó sẽ trở thành máy móc.

Tôi đã nghe...

Chuyện xảy ra: Một học giả Đức tới Ấn Độ để gặp một hiền nhân già nào đó. Tên ông này rất nổi tiếng, vì ông ấy biết Rig Veda chỉ bằng ghi nhớ. Ông ấy đã ghi nhớ toàn thể Rig Veda; đó là danh tiếng của ông ấy. Tôi không nghĩ ông ấy là hiền nhân; ông ấy chỉ là học giả lớn, với trí nhớ rất tốt. Bạn có thể gọi ông ấy là máy tính tốt, nhưng không là hiền nhân.

Và học giả Đức này tới để thảo luận cái gì đó, và ông ta nói với ông ấy vào lời kinh từ Rig Veda: 'Tôi muốn ông thảo luận điều này với tôi.'

Ông già nói, 'Chưa bao giờ nghe nói tới nó trước đây' - vì học giả Đức này đã không nói rằng những lời đó là từ Rig Veda.

Ông già nói, 'Chưa bao giờ nghe thấy nó trước đây.'

Người Đức ngạc nhiên. Ông ta nói, 'Tôi đã nghe nói rằng ông biết toàn thể Rig Veda, và ông nói ông chưa bao giờ nghe điều này trước đây?'

Ông này nói, 'Tôi không thể nhớ từng mảnh được. Tôi nhớ toàn thể văn bản, từ đầu tới cuối. Tôi có thể nhắc lại toàn thể nó, nhưng nếu ông mang tới hai câu, thế thì tôi không biết.'

Điều đó xảy ra nhiều lần: bạn có thể nhắc lại toàn thể một thứ dễ dàng - vì không ý thức nào được bao hàm trong điều đó; nó chỉ là việc lặp lại máy móc, chỉ là cho chạy lại băng ghi âm. Nó giống như đĩa hát. Nếu cái gì đó được hỏi, bạn thậm chí không thể nhớ được rằng bạn biết về nó, vì nó ở ngoài ngữ cảnh. Bạn chỉ nhớ trong ngữ cảnh của cái toàn thể. Bạn có thể làm nghi lễ: bạn có thể đi mọi ngày tới nhà thờ hồi giáo và làm namaj, yoga của Hồi giáo; hay bạn có thể làm nghi lễ Hindu, hay bất kì nghi lễ nào khác; hay bạn có thể phát minh ra nghi lễ riêng của bạn, và bạn có thể làm nó mọi ngày, và bạn có thể làm nó một cách tôn giáo, và nó sẽ trở thành một phần của thói quen của bạn. Và nó sẽ không tôn cao con người bạn chút nào.

Kabir nói: Là tự phát đi. Nếu bạn đang ngồi im lặng và lời cầu nguyện nảy sinh, nói nó - và không có nhu cầu lặp lại bất kì lời cầu nguyện chính thức nào. Nói bất kì cái gì bạn cảm thấy thích nói.

Jesus đã đưa vào cái nhìn sâu sắc cực kì mới trong lời cầu nguyện. Ông ấy thường gọi Thượng đế là 'abha'. Người Ki tô giáo dịch 'abha' là cha. Điều đó là tuyệt đối sai: 'abha' không phải là cha. 'Abha' có thể được dịch chỉ như ba, hay bố; tía, nhưng không là cha. Và chính Jesus đã đưa vào abha; trước ông ấy không người Do Thái nào đã bao giờ cầu nguyện theo cách đó. Thượng đế đã là cha. Gọi Thượng đế là abha, bố... điều đó phải đã có vẻ như thiếu tôn kính - nhưng nó đã tự phát hơn, thân mật hơn, cá nhân hơn.

Gọi Thượng đế là 'cha' là không đúng. 'Cha' là thuật ngữ rất lãng đạm, không xúc động với yêu, không thân mật, không gần gũi. Yêu không tuôn chảy. 'Cha' là một từ có tính thể chế. 'Bố' có phẩm chất khác toàn bộ. Người Do Thái rất giận khi họ nghe thấy rằng Jesus đã gọi Thượng đế là 'abha': 'Người này là ai? và ông ta nghĩ gì về bản thân mình?' Họ không bao giờ có thể tha thứ cho ông ấy. Lời cầu nguyện của Jesus là rất tự phát; ông ấy không có nghi lễ về nó. Đôi khi đột nhiên ông ấy sẽ nói với các đệ tử của mình, 'Bây giờ ta muốn đi và cầu nguyện.

Cảm giác này đang tới.' Đôi khi giữa đám đông ông ấy nói, dạy, thế rồi đột nhiên ông ấy sẽ nói với các đệ tử của ông ấy, 'Bây giờ, chúng ta hãy đi tới chỗ đơn độc nào đó. Ta muốn cầu nguyện.'

Nó không phải là nghi lễ, nó là cảm giác. Nó không được làm qua cái đầu. Khi tim cảm nó, thế thì để nó tràn ngập đi. Đôi khi bạn có thể im lặng, không cái gì sẽ đi ra: thế thì im lặng đang đi ra. Im lặng là tính cầu nguyện như bất kì cái gì khác, thậm chí còn có tính cầu nguyện nhiều hơn lời. Đôi khi lời nào đó sẽ tới; nhưng đừng ép buộc, nó không phải là việc biểu diễn. Chỉ nói lời tới, không cải tiến nó. Không diễn tập bất kì lời cầu nguyện nào. Để lời cầu nguyện là tuyệt đối tự phát. Đó là điều Kabir gọi là sahaj: tự phát. Và ông ấy nói: Nếu ông vẫn còn tự phát, dần dần, ông sẽ đi tới samadhi. Dần dần, bạn sẽ đi tới những không gian bên trong đó nơi mọi thứ biến mất - những chỗ trống cực kì đẹp, trống rỗng, khi không cái gì còn lại. Và chỉ trong chân không đó, Thượng đế giáng xuống, và bạn được hoàn thành.

Điều này ông ấy gọi là Sahaj Samadhi: cực lạc tự phát. Và ông ấy nói rằng toàn thể cuộc sống của bạn sẽ được ngấm với tính cầu nguyện. Tôn giáo phải không là một phần, nó phải là toàn thể đời bạn. Không phải là buổi sáng bạn làm lời cầu nguyện và bạn được kết thúc với mọi tôn giáo của bạn; hay vào chủ nhật bạn đi nhà thờ, thế rồi trong sáu ngày bạn tự do khỏi tôn giáo.

Tôn giáo, nếu nó sẽ có ý nghĩa chút nào, phải là sự liên tục trong bạn. Ăn, bạn phải có tính cầu nguyện; bước, bạn phải có tính cầu nguyện; nói, bạn phải có tính cầu nguyện; nghe, bạn phải có tính cầu nguyện. Để lời cầu nguyện lan toả trong từng hoạt động, bất hoạt của bạn. Ngủ, bạn phải có tính cầu nguyện.

Chỉ thế thì, cực lạc tự nhiên nảy sinh. Và Kabir yêu vô cùng cực lạc tự nhiên. Ông ấy nói: Có hai kiểu cực lạc. Một: được rèn luyện, bị ép buộc; người yogi làm điều đó - tư thế, việc thở. Họ huấn luyện bản thân họ cho điều đó. Nó là thứ được huấn luyện, với nỗ lực lớn. Và Kabir nói: cái gì đó được huấn luyện nhất định là giả. Nó là biểu diễn.

Ông ấy nói,

Santo, sahaj samadhi bhali:

Ơi các sư, ơi các đệ tử, cực lạc tự phát là tốt nhất. Các ông không phải rèn luyện nó. Với rèn luyện các ông đầu độc nó. Các ông phải không làm bất kì nỗ lực gây xúc động nào cho nó, các ông nên vẫn còn được thảnh thơi và, dần dần, từ từ biến mất trong nó.

Bây giờ lời kinh:

Ông ấy quả thực chân tình với tôi

người có thể gọi người lang thang trở về nhà của mình.

Trong nhà là sự hợp nhất thực, trong nhà là niềm vui của sự sống: tại sao tôi phải bỏ nhà và lang thang trong rừng?

Nếu Brahma giúp tôi nhận ra chân lí,

quả thực tôi sẽ tìm ra cả lệ thuộc và giải thoát ở nhà

Ông ấy là người yêu nhà vô cùng. Ông ấy nói: Đừng đi khỏi nhà ông, và đừng trở thành người lang thang, đừng trở thành người từ bỏ. Vẫn còn ở cùng gia đình ông đi. Đừng thay đổi tình huống đã cho; chấp nhận nó đi. Bất kì cái gì Thượng đế đã cho đều là tốt: chấp nhận nó trong lòng biết ơn sâu sắc, đừng bác bỏ nó. Bác bỏ nó, bạn đang bác bỏ bản thân Thượng đế. Mẹ, bố, anh em, vợ, con - bất kì cái gì đã tự nhiên xảy ra, cho phép nó ở đó. Đừng cố tạo ra tình huống nhân tạo, vì qua cái nhân tạo bạn sẽ không bao giờ đạt tới tự nhiên. Không ai được sinh ra là người từ bỏ, không ai được sinh ra là sư. Mọi người được sinh ra trong gia đình, trong cộng đồng; mọi người được sinh ra từ mẹ và bố; mọi người được sinh ra ở giữa yêu. Sư là phát minh của con người, gia đình là thiêng liêng.

Ông ấy quả thực chân tình với tôi

người có thể gọi người lang thang trở về nhà của mình.

Và Kabir nói: Bất kì ai giúp người lang thang trở về nhà đều là chân tình với tôi.

Ông ấy phải đã yêu tôi vô cùng nếu như ông ấy ở đây. Tôi đã gọi nhiều người lang thang, và tôi đã dừng nhiều người lang thang tiềm năng khỏi trở thành người lang thang. Tôi đã giúp họ ở đó - dù họ ở bất kì chỗ nào; không thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, nhưng thay đổi bản thân bạn. Việc thay đổi hoàn cảnh là lừa dối của tâm trí. Nó sẽ không giúp đỡ. Thay đổi tâm thức của bạn đi.

Ông ấy quả thực chân tình với tôi người có thể gọi người lang thang trở về nhà của mình: trở về với thế giới, trở về với gia đình, trở về với yêu, trở về với các mối quan hệ.

Trong nhà là sự hợp nhất thực, trong nhà là niềm vui của sự sống: tại sao tôi phải bỏ nhà và lang thang trong rừng?

Nếu Brahma giúp tôi nhận ra chân lí,

quả thực tôi sẽ tìm ra cả lệ thuộc và giải thoát ở nhà

Vâng, nhà là lệ thuộc, và nhà là giải thoát nữa. Điều đó tuỳ vào bạn. Nếu bạn chống lại nhà, nó sẽ dường như giống lệ thuộc; nếu bạn không chống lại nó, nó trở thành giải thoát của bạn. Về căn bản đó là thái độ của bạn cái xác định ra nó. Ngay cả xiềng xích cũng có thể trở thành giải thoát; điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Và bạn có thể làm ra xiềng xích từ tự do của bạn nữa.

Ông ấy quả thực chân tình với tôi

người có quyền năng chìm sâu trong Thượng đế;

người có tâm trí đánh mất bản thân nó bằng sự thoải mái trong suy tư của ông ấy.

'... bằng sự thoải mái trong suy tư của ông ấy': người thoải mái, không nỗ lực căng thẳng nào, tan biến trong Thượng đế. 'Ông ấy quả thực chân tình với tôi người có quyền năng chìm sâu trong Thượng đế; người có tâm trí đánh mất bản thân nó bằng sự thoải mái...'

Ông ấy là chân tình với tôi, người biết Thượng đế,

và có thể cư ngụ trong chân lí tối thượng của ông ấy trong thiền;

và người có thể chơi giai điệu của cái vô hạn

bằng việc thống nhất yêu và từ bỏ trong cuộc sống.

Đó là hài hoà cao nhất: thống nhất yêu và từ bỏ. Mọi người tới tôi và họ nói, 'Thầy đang tạo ra kiểu sannyasin mới, người sống trong nhà; thế thì họ là kiểu sannyasin gì?' Vì quan niệm cũ là: sannyasin là người bỏ thế giới, bỏ gia đình, đi vào rừng, trở thành người lang thang. 'Thế thì tại sao thầy gọi sannyasins của thầy là 'sannyasins' nếu họ không bỏ nhà, nếu họ sống cùng với vợ và con họ, và nếu họ sống trong yêu - thế thì tại sao thầy gọi họ là sannyasins?'

Tôi gọi họ là các sannyasin thực, còn thực hơn kiểu cũ hơn - vì kiểu cũ hơn không trong hài hoà. Người đó bị phân chia. Người đó không toàn bộ, người đó là bộ phận.

Các tân sannyasin của tôi là toàn bộ: họ đã từ bỏ, và vậy mà họ đã không thoát li. Họ sẽ sống trong yêu và họ sẽ không bám lấy yêu; đó là từ bỏ của họ. Họ sẽ yêu trong thế giới và họ sẽ không có tính sở hữu; đó là từ bỏ của họ. Họ sẽ sống trong yêu nhưng họ sẽ không ghen tuông; đó là từ bỏ của họ. Họ sẽ dùng mọi thứ nhưng họ sẽ không bị mọi thứ dùng; đó là từ bỏ của họ. Họ sẽ tìm ra đấng sáng tạo trong việc sáng tạo, và họ sẽ không phân chia đấng sáng tạo và việc sáng tạo; họ sẽ không dung thứ bất kì phân chia nào. Họ sẽ cố tìm ra hài hoà trong các cái đối lập.

Ông ấy là chân tình với tôi, người biết Thượng đế…

… và người có thể chơi giai điệu của cái vô hạn

bằng việc thống nhất yêu và từ bỏ trong cuộc sống.

Kabir nói:

Nhà là nơi cư ngụ…

Bạn được sinh ra trong nhà; không có khả năng được sinh ra mà không có nhà, nhà là phần tử tự nhiên của bạn. Là ở trong nhà đi. Và nhớ khác biệt giữa ngôi nhà và nhà: ngôi nhà là chỗ bạn sống mà không có yêu; nhà là ngôi nhà nơi bạn sống có yêu. Khi ngôi nhà được truyền cho tình yêu, nó trở thành nhà. Mọi ngôi nhà đều không là nhà. Nhiều người sống trong ngôi nhà và họ tưởng họ sống trong nhà. Đừng bị lừa: mọi ngôi nhà không là nhà, mặc dầu mọi nhà là ngôi nhà. Nhà có cái gì đó nhiều hơn ngôi nhà - ngôi nhà chỉ là cấu trúc; nó không có hồn trong nó. Khi ở đó phát triển mạnh yêu, hơi ấm, sự gần gũi, thân mật, cởi mở, tình bạn; khi có yêu, thế thì ngôi nhà trở thành nhà, thế thì ngôi nhà trở nên chói sáng.

Và bạn có thể thấy sự khác biệt: khi bạn đi vào ngôi nhà bạn có thể lập tức cảm thấy liệu đó là nhà hay ngôi nhà. Nếu nó là nhà, bạn sẽ cảm thấy sự đón chào, bạn sẽ cảm thấy hơi ấm. Bạn sẽ cảm thấy rung động khác, một chỗ khác. Nếu nó chỉ là ngôi nhà bạn sẽ cảm thấy cấu trúc lạnh lẽo - xi măng và bê tông, nhưng không có hồn. Nó có thể đẹp một cách lạnh lùng nữa, kiến trúc tốt, nhưng bạn không cảm thấy bất kì hơi ấm nào, bạn không cảm thấy bất kì rung động nào mà những người sống ở đây sống trong yêu; rằng những người sống ở đây sống trong mở hội; rằng những người sống ở đây sống trong vui mừng; rằng những người sống ở đây biết ơn Thượng đế. Lạnh lẽo, không hấp dẫn - thế thì nó là ngôi nhà; ấm áp, đón chào... bạn sẽ đột nhiên cảm thấy hơi ấm bao quanh bạn. Có thể không có ai trong ngôi nhà, nhưng nếu yêu tồn tại ở đó, thế thì ngôi nhà liên tục rung động với yêu.

Có lần tôi đã sống với một người rất hay, nhà thơ, nhà huyền bí, và chúng tôi thường du hành cùng nhau. Anh ấy có thói quen rất tò mò: bất kì khi nào chúng tôi đi vào trong bất kì ngôi nhà nào, anh ấy sẽ đi tới góc này góc kia và ngửi ngửi. Tôi hỏi, 'Anh làm gì vậy?' Anh ấy nói, 'Tôi thử xem liệu đó là ngôi nhà hay là nhà.' Và anh ấy có sự sáng tỏ đích xác về điều đó; anh ấy đã tuyệt đối chắc chắn. Tôi chưa bao giờ thấy anh ấy sai. Ngay lập tức khi anh ấy ngửi, anh ấy sẽ nói, 'Đây dường như là nhà; chúng ta có thể ở lại.' Và anh ấy bao giờ cũng đúng.

Hay đôi khi anh ấy sẽ nói, 'Thoát khỏi đây đi; đây là ngôi nhà. Nó sẽ giết chết!'

Trên bề mặt bạn có thể không thấy sự khác biệt, nhưng ngôi nhà cũng là vật sống. Nếu có yêu, thế thì nó là sống động; sự khác biệt là một. Bạn có thể thấy một thân thể nằm đó; làm sao bạn quyết định được liệu nó là cái xác hay là thân thể sống? Bạn tới và chạm, bạn cảm hơi ấm, bạn để tay bạn gần lỗ mũi, bạn cảm việc thở, bạn có thể thấy tim đập chậm, bạn có thể nghe tiếng đập; thế rồi bạn nói đó không phải là cái xác. Đích xác theo cùng cách này, nhà có nhịp đập, có âm thanh, hơi thở, dao động. Ngôi nhà là chết; nó là cái xác.

Bây giờ trong thế giới này có nhiều, nhiều ngôi nhà, nhưng nhà đã biến mất.

Kabir nói:

Nhà là nơi cư ngụ;

trong nhà là thực tại…

Bạn được sinh ra trong nhà, bạn được bắt rễ trong nhà; bạn sẽ sống trong nhà và bạn sẽ chết trong nhà - và không có nhu cầu đi bất kì chỗ nào khác. Thượng đế đã dự định nó theo cách này. Cũng như cây được bắt rễ trong đất, bạn được bắt rễ trong nhà, trong yêu, trong cộng đồng.

…nhà giúp đạt tới Ngài, người là thực.

Cho nên ở lại nơi ông đang hiện hữu,

và mọi thứ sẽ tới với ông đúng lúc.

Và đừng vội vàng. Và đừng thèm muốn. Và đừng ham muốn cho mọi thứ xảy ra ngay lập tức. Đợi đi. Không có nhu cầu đi vào rừng hay đi lên Himalaya; không có nhu cầu đi tới bất kì tu viện Cơ đốc giáo nào. Không có nhu cầu trở thành sư Jaina. Hiện hữu đi - dù bạn ở bất kì chỗ nào - ở trong yêu, ở trong mối quan hệ sâu sắc, và chờ đợi. Khi thời gian chín muồi, Ngài tới, Ngài hiển lộ Bản thân ngài.

Chờ đợi là một trong những phầm chất tôn giáo lớn lao nhất. Quan trọng hơn nỗ lực, là chờ đợi. Nỗ lực là cái bóng của bản ngã. Khi bạn làm nỗ lực, bạn nói, 'Mình sẽ phải có nó; mình sẽ sở hữu ngay cả Thượng đế. Mình không thể cho phép thực tại thoát khỏi mình. Mình phải biết. Mình sẽ đi bắt giữ Thượng đế trong tay mình. Mình sẽ tuyên bố cho thế giới một ngày nào đó, vâng, mình đã đạt tới.'

Nỗ lực là của bản ngã; chờ đợi là vô ngã. Chờ đợi là thụ động; người ta đợi... Đó là lí do tại sao mọi nhà huyền bí lớn đều đã nói để biết Thượng đế người ta phải trở thành nữ tính. Nam tính là năng nổ. Nam tính là nỗ lực, tấn công, ý chí; nữ tính là thụ động, cảm nhận, đón chào. Nữ tính là bụng mẹ; khi Thượng đế tới, tâm trí thụ động, tâm trí chờ đợi, trở thành bụng mẹ, đón nhận Thượng đế, trở nên mang thai với Thượng đế.

Hỡi thánh nhân! Sự hợp nhất đơn giản là điều tốt nhất…

Sahaj Samadhi: cực lạc tự phát là tốt nhất. Đừng tạo ra cấu trúc phức tạp quanh nó. Cho nên nhiều rèn luyện, tư thế, bài tập thở - đừng tạo ra quá nhiều cấu trúc quanh nó. Kabir ủng hộ tất cả cho cái đơn giản; đừng làm nó thành phức tạp, để nó là tự nhiên. Và ông ấy thuyết giảng cái gì?

Kể từ ngày tôi gặp Ngài,

đã không có kết thúc cho vui đùa của yêu của chúng tôi.

Thượng đế liên tục chơi đùa với bạn. Bạn có thể không thấy Ngài; Ngài liên tục gửi quà và quà, Ngài thường xuyên rót hiện hữu của Ngài vào con người của bạn. Bạn có thể đã hoàn toàn quên mất, nhưng trò chơi của Ngài vẫn tiếp tục. Điều duy nhất được cần là surati, nhớ lại. Điều Gurdjieff hay gọi là tự nhớ, Kabir gọi là surati, nhớ lại.

Không cái gì được cần. Chúng ta ở trong trò chơi này, Thượng đế là đối tác kia, và toàn thể chuyện tình này đã tiếp tục mãi mãi và mãi mãi. Chúng ta chỉ quên; chúng ta đã quên điều hiển nhiên.

Nhớ lại đi.

Tôi không nhắm mắt…

Nghe này. Kabir nói: 'Tôi không nhắm mắt' - ngay cả nỗ lực chừng nấy tôi cũng không làm.

Tôi không nhắm mắt, tôi không bịt tai,

tôi không hành xác thân thể tôi;

tôi nhìn bằng mắt mở và mỉm cười…

... vì tôi thấy Ngài ở mọi nơi: Ngài đẹp làm sao, đang trốn.

tôi nhìn bằng mắt mở và mỉm cười,

và trông thấy cái đẹp của Ngài ở mọi nơi:

tôi thốt ra tên Ngài,

và bất kì cái gì tôi thấy, nó nhắc nhở tôi về Ngài;

bất kì cái gì tôi làm, nó trở thành việc tôn thờ Ngài.

Mọc và lặn là một với tôi;

Mọi mâu thuẫn được giải quyết.

Tôn giáo của Kabir là rất thẩm mĩ, nghệ thuật. Ông ấy là nhà thơ lớn - mặc dầu vô giáo dục. Nhưng thơ ca liên quan gì với giáo dục? Là nhà thơ lớn, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất; thơ của ông ấy đơn giản là siêu phàm, không của thế giới này. Ông ấy nói: Người ta phải tìm cái đẹp. Nó ở khắp nơi; toàn thể tự nhiên đầy cái đẹp. Và cái đẹp không là gì ngoài Thượng đế ẩn kín. Mọi cái đẹp là của Ngài. Khi bạn thấy một bộ mặt đẹp - của đàn ông, của đàn bà -nó là mặt của Thượng đế. Khi bạn nhìn vào đôi mắt đẹp, bạn đang đi vào trong ngôi đền của Thượng đế. Khi bạn thấy hoa nở, nó là lời mời từ Thượng đế.

Tôi đã nghe...

Ba mươi tám năm trước, triết gia George Santayana được thừa hưởng di sản khá lớn và đã có khả năng bỏ chức vụ của mình ở khoa Harvard. Lớp học được thu xếp cho lần xuất hiện cuối cùng của ông ấy, và Santayana đã làm cho bản thân ông ấy tự hào. Ông ấy vừa định kết thúc nhận xét của ông ấy thì ông ấy bắt được cảnh tượng cây đầu xuân đang bung ra một mảnh bùn tuyết bên ngoài cửa sổ. Ông ấy bất thần dừng lại, vớ lấy mũ, găng tay và gậy chống, và vội vã ra cửa.

Ở đó ông ấy quay lại. 'Thưa quí ông,' ông ấy nói một cách dịu dàng. 'Tôi sẽ không có khả năng kết thúc câu đó. Tôi vừa mới khám phá ra rằng tôi đã có hẹn với tháng tư.'

Từng hoa là lời mời, cuộc hẹn với Thượng đế. Từng tiếng hót của chim, và từng đám mây nổi trên trời, là cái gì đó như một thông điệp, thông điệp được mã hoá. Bạn phải giải mã nó, bạn phải nhìn sâu vào trong nó, bạn phải im lặng và lắng nghe thông điệp này.

Kabir nói: tôi nhìn bằng mắt mở và mỉm cười,

và trông thấy cái đẹp của Ngài ở mọi nơi:

Không có nhu cầu ngay cả nhắm mắt lại. Mắt nhắm hay mắt mở - bạn thấy Ngài, vì Ngài ở bên trong và ở bên ngoài.

tôi thốt ra tên Ngài,

và bất kì cái gì tôi thấy, nó nhắc nhở tôi về Ngài;

bất kì cái gì tôi làm, nó trở thành việc tôn thờ Ngài.

Mọc và lặn là một với tôi;

Mọi mâu thuẫn được giải quyết.

Mọi mâu thuẫn được giải quyết chỉ khi bạn đã đạt tới Thượng đế, không bao giờ trước điều đó - vì tâm trí tạo ra mâu thuẫn. Khi bạn đã đạt tới Thượng đế, tâm trí không còn nữa, và mất đi cùng tâm trí là mọi mâu thuẫn. Thế thì ngày và đêm cả hai là một. Và sống và chết cũng thế - cả hai là một. Thế thì dù bạn hiện hữu hay bạn biến mất không tạo ra khác biệt gì. Thế thì thở vào và thở ra không phải là hai điều, mà là một quá trình.

Bất kì chỗ nào tôi đi, tôi chuyển quanh Ngài.

Mọi thứ tôi đạt tới là việc phụng sự Ngài:

Khi tôi nằm xuống, tôi nằm úp mình dưới chân Ngài.

Ngài là người đáng tôn sùng duy nhất với tôi:

Tôi không có người khác.

Lưỡi tôi đã bỏ đi những lời không thuần khiết,

nó ca ngợi vinh quang của Ngài suốt ngày và đêm:

dù tôi đứng dậy hay ngồi xuống, tôi không bao giờ có thể quên Ngài;

với nhịp điệu của âm nhạc của Ngài đập vào tai tôi.

Kabir nói:

Tim tôi thành điên cuồng,

Và tôi phơi ra trong hồn tôi điều bị giấu kín.

Tôi bị nhận chìm trong cái một phúc lành lớn đó

Cái siêu việt trên mọi vui thú và đau đớn.

Mâu thuẫn là sáng tạo của chúng ta - nhớ điều đó - vì chúng ta không thể thấy được cái toàn bộ, vì chúng ta chỉ có thể thấy cái bộ phận. Do đó có mâu thuẫn. Chúng ta chỉ có thể thấy khía cạnh, không bao giờ thấy cái toàn thể - do đó có mâu thuẫn. Bạn có quan sát không? Cho dù bạn quan sát một hòn đá cuội nhỏ trong lòng bàn tay của bạn, bạn không thể thấy được toàn thể hòn đá ngay một lúc. Bạn thấy phần này, phần kia bị ẩn đi. Khi bạn xem phần kia, phần đầu đi vào ẩn kín. Bạn không bao giờ thấy ngay cả một hòn đá cuội nhỏ trong tính toàn bộ của nó; ngay cả một hạt cát bạn cũng không thể thấy được trong tính toàn bộ của nó. Khi bạn nhìn vào mặt tôi, lưng tôi chỉ là suy diễn: có thể nó có đó, có thể nó không có đó. Khi bạn nhìn vào lưng tôi, mặt tôi chỉ là suy diễn: nó có thể có đó, nó có thể không có đó. Chúng ta không bao giờ thấy bất kì cái gì trong tính toàn bộ, vì tâm trí không thể thấy được tính toàn bộ trong bất kì cái gì. Tâm trí là cái nhìn bộ phận.

Khi tâm trí bị bỏ đi, và thiền đã nảy sinh, thế thì bạn thấy cái toàn bộ. Thế thì bạn thấy cái toàn thể như nó vậy, mọi mặt cùng nhau. Thế thì mùa hè và mùa đông là không tách rời, thế thì mùa xuân và mùa thu là không tách rời. Thế thì bạn sẽ thấy rằng sinh và chết là hai mặt của cùng một quá trình. Thế thì hạnh phúc và bất hạnh không phải là đối lập, chúng được nối với nhau; như thung lũng và núi non, chúng là cùng nhau.

Và khi bạn thấy tính cùng nhau này của sự sống, chọn lựa dừng lại. Thế thì không có gì để chọn. Bạn đã không thấy điều đó sao? Bất kì khi nào bạn chọn hạnh phúc, bạn trở thành nạn nhân của bất hạnh; bất kì khi nào bạn muốn thành công, thất bại bước vào; bất kì khi nào bạn hi vọng, thất vọng đang đợi bạn. Bất kì khi nào bạn bám lấy sống, chết tới và phá huỷ.

Bạn đã không thấy điều đó xảy ra mọi ngày, mọi khoảnh khắc sao? Những điều này là không đối lập, chúng là cùng nhau. Khi người ta thấy chúng cùng nhau, thế thì cái gì có đó để chọn? Không có gì để chọn; người ta trở thành vô chọn lựa.

Đó là điều Krishnamurti liên tục nói: Là vô chọn lựa đi, ở trong trạng thái của nhận biết vô chọn lựa - nhưng điều đó không thể xảy ra chừng nào bạn chưa thấy tính cùng nhau của mọi sự. Một khi được nhận ra, rằng mọi sự là cùng nhau, thế thì chọn lựa trở thành không thể được. Thế thì không có gì để chọn, vì bất kì cái gì bạn chọn, cái đối lập đều tới. Thế thì phỏng có ích gì? Bạn chọn yêu và ghét tới; bạn chọn tình bạn và kẻ thù tới; bạn chọn bất kì cái gì, và ngay lập tức cái đối lập tới như cái bóng. Người ta dừng chọn lựa. Người ta vẫn còn vô chọn lựa. Và khi người ta là vô chọn lựa, người ta đã siêu việt trên mọi mâu thuẫn.

Siêu việt trên các mâu thuẫn là siêu việt trên tâm trí, và siêu việt trên tâm trí là biết yêu là gì. Bất kì cái gì bạn đã biết cho tới giờ như là yêu đều không có liên quan gì tới yêu. Nó là việc lạm dụng từ. 'Yêu' đã bị lạm dụng rất nhiều. Chỉ có vài từ đã bị lạm dụng như 'yêu'. 'Thượng đế' là từ khác, 'an bình' là từ khác. Nhưng 'yêu' ở trên đỉnh danh sách. Mọi người nói về yêu và không ai biết nó là gì. Mọi người hát về nó, mọi người làm thơ ca về nó, và họ không biết yêu là gì.

Quan sát riêng của tôi là thế này: rằng bất kì khi nào một người làm thơ về yêu, biết rõ rằng người đó đã bỏ lỡ. Người đó đã không biết yêu là gì. Bằng không, ai bận tâm làm thơ về yêu? Nếu bạn có thể yêu, bạn sẽ yêu thay vì làm thơ về nó.

Tôi đã nhìn vào trong các nhà thơ và tôi chưa bao giờ thấy rằng bất kì nhà thơ nào biết yêu là gì. Duy nhất nhà huyền bí biết. Yêu chẳng liên quan gì tới tất cả những điều mà đã trở nên được liên kết với yêu. Và bạn lạm dụng từ này làm sao! Bạn có thể đi vào trong Vrindavan và bạn có thể thấy mọi người nói, và ai đó nó, 'Tôi yêu kem!' Ai đó yêu xe Cadillac, và ai đó yêu chó của anh ta, và ai đó yêu mèo của anh ta, và ai đó yêu người đàn bà của anh ta... Và mọi người liên tục dùng từ 'yêu' cho bất kì cái gì.

Yêu không biết tới đối thể, yêu không có địa chỉ. Yêu là duy nhất của Thượng đế. Khi bạn yêu người đàn bà của bạn, nếu bạn thực sự yêu cô ấy, bạn sẽ thấy người đàn bà đã biến mất và Thượng đế đang đứng đó. Nếu bạn yêu cây, bạn sẽ đột nhiên thấy cây đã biến mất và Thượng đế là chính mầu xanh trong nó, đang nở hoa. Yêu là duy nhất của Thượng đế. Yêu không bao giờ là bộ phận, yêu là duy nhất của cái toàn thể. Yêu là gần như đồng nghĩa với lời cầu nguyện.

Nhưng chúng ta đã không biết yêu. Và từ chính thời thơ ấu, chúng ta đã bị bóp méo. Mẹ nói với con, 'Yêu mẹ đi, mẹ là mẹ của con' - dường như chỉ bằng việc là mẹ bạn có thể ép buộc yêu. Bố nói, 'Yêu bố đi, bố là bố của con' - dường như yêu là logic: 'Vì bố là bố của con, con phải yêu bố.' Và đứa trẻ không biết làm gì. Làm sao yêu chỉ bằng việc tuyên bố rằng ai đó là bố của bạn? Và đứa trẻ bắt đầu cảm thấy mặc cảm nếu nó không yêu. Cho nên nó giả vờ, nó tỏ ra yêu. Không biết cái đó là gì, nó mỉm cười. Nó nói, 'Con yêu mẹ, con yêu bố,' và bố rất hài lòng. Mọi người rất hài lòng với những từ trống rỗng. Và mẹ rất hài lòng vì con mỉm cười, và cô ấy cảm thấy rất thoải mái rằng ít nhất ai đó yêu cô ấy; ít nhất con riêng của cô ấy yêu cô ấy. Không ai đã yêu cô ấy...

Và đứa trẻ này đơn giản trở thành chính khách: nó học cách lừa dối. Sớm hay muộn nó sẽ trở nên hiệu quả trong việc đó rằng nó sẽ liên tục giả vờ cả đời nó và nói về yêu. Và anh ta sẽ nói hàng trăm lần trong ngày với vợ anh ta, 'Anh yêu em, anh yêu em,' và đây là những lời vô nội dung. Chẳng có gì đằng sau chúng, chúng là trống rỗng. Nhưng chúng giúp đỡ, vì mọi người sống chỉ với lời. Mọi người không biết thực tại, họ đã mất mọi tiếp xúc.

Dale Carnegie nói với những người đi theo ông ấy: Cho dù bạn không yêu vợ bạn, ít nhất ba, bốn lần trong ngày, nói 'Anh yêu em,' và điều đó giúp đỡ. Không cần ngụ ý bất kì cái gì, nhưng cứ nói điều đó; ngay cả việc nói cũng giúp đỡ. Mọi người chỉ biết lời, họ không biết thực tại.

Một khi đứa trẻ đã học cách giả vờ yêu, nó sẽ không bao giờ biết yêu - vì yêu không phải là cái gì đó mà bạn có thể làm. Nó xảy ra; nó không phải là việc làm về phần bạn. Yêu là cái gì đó lớn hơn bạn, bao la hơn bạn. Bạn không thể điều khiển và thao túng nó. Nhớ điều này, và vẫn còn mở. Đừng giả vờ. Khi nó tới, cảm thấy biết ơn; khi nó biến mất, lại chờ đợi. Nhưng không giả vờ.

Nếu bạn không giả vờ, một ngày nào đó bạn sẽ thấy yêu đã nảy sinh, hoa đã nở. Và bất kì khi nào yêu mở ra trong tim bạn, hương thơm đi tới chân của Thượng đế. Nó có thể lấy bất kì con đường nào: nó có thể đi qua con bạn, qua vợ bạn, qua chồng bạn, qua bạn của bạn, qua cây, qua đá. Nó có thể đi qua bất kì cái gì, qua bất kì cái gì - nhưng nó bao giờ cũng đạt tới Thượng đế.

Yêu là cái gì đó gửi tới cái toàn thể. Đợi điều đó đi. Và yêu là chìa khoá bí mật để mở mọi ổ khoá và mọi khối chắn. Và khối chắn không là gì ngoài ổ khoá trong con người bạn. Yêu là chìa khoá bí mật; nó mở mọi ổ khoá. Chìa khoá chủ...

Xem Chương 2Quay Về Mục Lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post