Read more
Thực Hành Vô Ngã by Vô
Ngã
Con Đường Của Thiền - Osho
Chương 8. Chân lí: quyền tập ấm của bạn
Các bạn yêu mến của
tôi,
Ai đó đã hỏi: Chân lí
là gì? Liệu có thể biết nó một cách bộ phận được không? Và nếu không, thế thì
người ta có thể làm gì để đạt tới nó? Vì không thể có việc mọi người là hiền
nhân.
Thứ nhất, từng người
đều có tiềm năng trở thành hiền nhân. Nếu ai đó không biến đổi tiềm năng này
thành thực tại, đó là vấn đề khác. Nếu hạt mầm không có khả năng lớn lên thành
cây, đó là vấn đề khác, nhưng mọi hạt mầm đều có năng lực cố hữu để trở thành
cây. Mọi hạt mầm đều có tiềm năng này. Điều nó không trở thành cây là vấn đề
khác hoàn toàn. Nếu nó không được thụ phấn, không tìm thấy mảnh đất nào, không
có được nước hay ánh sáng, hạt mầm sẽ chết, điều đó là có thể, nhưng hạt mầm quả
có tiềm năng.
Từng và mọi người đều
có tiềm năng trở thành hiền nhân. Đó là lí do tại sao trước hết bạn phải bỏ ý
tưởng này khỏi tâm trí bạn rằng trở nên chứng ngộ là đặc quyền đặc biệt của chỉ
một số người. Trở nên chứng ngộ không phải là quyền của bất kì người đặc biệt
nào. Và những người đã lan toả ý tưởng này chỉ đang làm điều đó để nuôi dưỡng bản
ngã của họ. Nếu ai đó nói rằng trở nên chứng ngộ là rất khó và là có thể chỉ
cho rất ít người, điều đó nuôi dưỡng bản ngã của họ. Đây chỉ là cách cho một số
người đáp ứng cho bản ngã của họ. Bằng không, mọi người đều có tiềm năng là hiền
nhân, vì có không gian và cơ hội cho mọi người trải nghiệm chân lí.
Tôi đã nói đó là vấn
đề khác nếu bạn không trải nghiệm nó. Với điều đó, duy nhất bạn sẽ chịu trách
nhiệm, tiềm năng của bạn sẽ không chịu trách nhiệm. Tất cả chúng ta đang ngồi
đây đều có sức lực đứng dậy và bước đi, nhưng nếu chúng ta không bước và liên tục
ngồi, thế thì sao? Bạn khám phá ra sức mạnh của bạn bằng việc làm cho chúng
thành hoạt động; bạn không biết chúng cho tới khi bạn dùng chúng.
Ngay bây giờ bạn chỉ
đang ngồi ở đây, và không ai có thể biết rằng bạn có năng lực bước đi. Và nếu bạn
nhìn vào bên trong bản thân bạn, ngay cả bạn sẽ không có khả năng định vị năng
lực bước đi này. Bạn sẽ không có khả năng tìm thấy nó. Bạn sẽ chỉ biết liệu bạn
có năng lực bước đi không sau khi bạn thử bước. Và chỉ sau khi bạn trải qua quá
trình cố trở nên chứng ngộ bạn sẽ biết liệu bạn có tiềm năng này hay không. Những
người không cố gắng sẽ dứt khoát cảm thấy rằng chỉ những người nào đó có tiềm
năng này. Điều này là sai.
Cho nên điều thứ nhất:
bạn phải hiểu rằng đạt tới chân lí là quyền của mọi người, nó là quyền tập ấm của
mọi người. Chỉ riêng về mặt này không ai có bất kì quyền đặc biệt nào.
Và điều thứ hai mà đã
từng được hỏi là: "Chân lí là gì? Và liệu có thể biết nó một cách bộ phận
không?"
Chân lí không thể được
biết một cách bộ phận, vì chân lí là một. Nó không thể được chia thành các bộ
phận. Điều này có nghĩa là không thể có chuyện với một người biết một chút ít
chân lí bây giờ, thế rồi chút ít thêm nữa, và thế rồi lại chút ít thêm nữa. Điều
đó không xảy ra như thế này. Chân lí được trải nghiệm như một. Điều này nghĩa
là nó không phải là quá trình dần dần. Nó được trải nghiệm một cách toàn bộ, nó
được trải nghiệm trong sự bùng nổ. Nhưng nếu tôi nói rằng nó chỉ có thể được biết
một cách toàn bộ, bạn sẽ cảm thấy hơi sợ vì bạn cảm thấy kém cỏi thế, làm sao bạn
có thể biết nó một cách toàn bộ?
Khi một người trèo
lên mái nhà người đó đạt tới nó ngay lập tức, vậy mà người đó đã trèo từng bậc
lên nó ở mỗi lúc. Người đó không đạt tới mái trong một bước. Khi người đó ở bậc
thứ nhất người đó không ở trên mái và khi người đó ở trên bậc cuối cùng người
đó vẫn không ở trên mái; người đó bắt đầu lại gần mái, nhưng người đó vẫn không
ở trên nó.
Có thể chuyển gần hơn
tới chân lí một cách dần dần, nhưng khi bạn đạt tới chân lí nó là toàn bộ. Điều
này có nghĩa là bạn có thể tiến dần tới gần chân lí hơn, nhưng việc đạt tới
chân lí là toàn bộ, nó không bao giờ là bộ phận. Nó không bao giờ trong các mảnh
mẩu, nhớ điều này.
Cho nên việc giới thiệu
về thiền mà tôi đã trao cho bạn là một tập các bước: bạn sẽ không biết chân lí
qua chúng, nhưng bạn sẽ đi tới gần chân lí qua chúng. Và ở bước cuối cùng mà
tôi đã gọi là 'trống rỗng của cảm xúc', khi bạn nhảy ra ngoài trống rỗng này của
cảm xúc nữa, bạn trải nghiệm chân lí. Nhưng thế thì chân lí được biết trong
tính toàn bộ của nó.
Kinh nghiệm về điều
thiêng liêng không tới trong các mảnh mẩu, nó xảy ra như một toàn thể. Nhưng
cách để đạt tới điều thiêng liêng được chia thành nhiều phần. Nhớ điều này:
cách đạt tới điều thiêng liêng được chia thành nhiều phần, nhưng bản thân chân
lí không ở trong các bộ phận. Cho nên đừng nghĩ, "Làm sao một người kém cỏi
như tôi biết được toàn thể chân lí? Tôi chỉ có thể xoay xở biết nó nếu nó có thể
được biết từng chút một."
Không, bạn cũng sẽ có
khả năng biết nó vì bạn chỉ cần bước đi trên con đường cho một khoảng cách ngắn
mỗi lúc. Không thể nào bước đi toàn thể chiều dài của con đường ngay một lúc được.
Bạn không thể bước đi toàn thể chiều dài của con đường ngay một lúc; bạn phải
bước chút ít mỗi lúc. Nhưng đích bao giờ cũng được đạt tới như một toàn thể, bạn
không bao giờ có thể tới đó trong các bộ phận - nhớ điều này.
Ai đó đã hỏi: Chân lí
là gì?
Không có cách nào nói
điều đó bằng lời. Với thời đại này, đã không thể nói được nó trong ngôn ngữ con
người - và nó sẽ không bao giờ được nói trong tương lai nữa. Không phải là
trong quá khứ chúng ta đã không có ngôn ngữ đủ giầu có để nói nó, và rằng chúng
ta sẽ có khả năng nói nó trong tương lai. Nó sẽ không bao giờ được nói.
Có lí do cho điều
này. Ngôn ngữ được phát triển với chủ định liên lạc với người khác. Ngôn ngữ được
tạo ra để liên lạc với con người, nó không được tạo ra để diễn đạt chân lí. Và
điều không thể xảy ra là bất kì người nào tạo ra ngôn ngữ đều đã biết chân lí.
Đây là lí do tại sao không có từ nào dành cho chân lí tối thượng. Và những người
biết chân lí đã không biết nó qua ngôn ngữ, họ biết nó qua im lặng. Điều này
nghĩa là khi họ trải nghiệm chân lí, họ đã im lặng toàn bộ, không lời nào đã tồn
tại ở đó. Cho nên có vấn đề: khi họ bắt đầu nói về nó sau trải nghiệm này, họ
đã thấy ra một điểm, chân lí, cái đã có đó, không có cách nào để mô tả. Không
thể nào cung cấp lời cho nó. Và khi họ cung cấp lời, lời đã không đầy đủ, chúng
không nói được.
Và trên cơ sở của một
mình những lời này, xung đột đã nảy sinh - dựa trên chính cùng những lời này!
Vì mọi lời là không thích hợp, chúng không có khả năng diễn đạt chân lí. Chúng
chỉ giống như các gợi ý. Dường như ai đó đang trỏ ngón tay tới trăng, và nếu
chúng ta chộp lấy ngón tay của người đó cứ tưởng rằng đây là trăng, thế thì sẽ
có rắc rối. Ngón tay không phải là trăng. Ngón tay chỉ là chỉ dẫn. Bất kì ai chộp
giữ chỉ dẫn sẽ ở trong rắc rối. Bạn phải bỏ ngón tay để cho cái mà nó trỏ tới
trở thành thấy được. Bạn phải bỏ lời, và chỉ thế thì bạn sẽ có thoáng nhìn về
chân lí. Nhưng ai đó người chộp giữ lời sẽ bỏ lỡ việc trải nghiệm.
Đây là lí do tại sao
không có cách nào cho tôi nói cho bạn chân lí là gì. Và nếu ai đó tuyên bố là
nói được cho bạn, người đó đang tự lừa bản thân người đó. Nếu ai đó nói với bạn
điều này, người đó đang tự lừa bản thân người đó và bạn. Không có cách nào để
mô tả chân lí. Vâng, có cách nói cho bạn cách trải nghiệm chân lí. Phương pháp
để biết chân lí, quá trình, có thể được mô tả, nhưng chân lí là gì thì không thể
được nói.
Có những phương pháp
để đạt tới chân lí, nhưng không có các định nghĩa về chân lí. Trong ba ngày này
tôi đã thảo luận những phương pháp này, và bạn có thể cảm thấy rằng chúng ta đã
hoàn toàn bỏ qua bản thân chân lí. Tôi đã nói về chân lí, nhưng tôi chưa bao giờ
nói chân lí thực tại là gì.
Không, nó không thể
được nói, nó chỉ có thể được trải nghiệm. Chân lí không thể được mô tả nhưng nó
có thể được trải nghiệm - và nó sẽ là trải nghiệm của bạn. Phương pháp có thể
được cho, nhưng trải nghiệm chân lí sẽ là của riêng bạn. Trải nghiệm chân lí
bao giờ cũng có tính cá nhân, và không thể truyền đạt nó cho người khác.
Cho nên đây là lí do
tại sao tôi sẽ không nói cho bạn chân lí là gì. Không phải vì tôi muốn giữ lại
cái gì đó với bạn, nhưng bởi vì nó không thể được nói. Trong các thời đại quá khứ,
trong thời đại của Upanishads, bất kì khi nào chuyện xảy ra là ai đó sẽ đi tới
hiền nhân và hỏi, "Chân lí là gì?" hiền nhân sẽ tỏ ra nghiêm khắc với
người này.
Lần nữa người này sẽ
hỏi, "Chân lí là gì?" Thế rồi người đó sẽ hỏi lần thứ ba, "Chân
lí là gì?"
Và hiền nhân sẽ nói,
"Ta nói cho ông lặp đi lặp lại, nhưng ông không hiểu."
Người này sẽ nói,
"Ông đang nói gì? Tôi đã hỏi ông ba lần, và cả ba lần ông đều im lặng. Và
ông nói rằng ông đã nói cho tôi lặp đi lặp lại?"
Thế rồi hiền nhân sẽ
nói, "Ta ước là ông có khả năng hiểu im lặng của ta, vì thế thì ông sẽ hiểu
chân lí là gì."
Im lặng là cách duy
nhất để nói nó. Những người đã biết chân lí đã trở nên im lặng. Khi chân lí được
nói tới, họ trở nên im lặng. Nếu bạn có thể im lặng, bạm có thể biết nó. Nếu bạn
không im lặng bạn sẽ không có khả năng biết nó.
Bạn có thể biết chân
lí, nhưng bạn không thể làm cho người khác biết nó. Đây là lí do tại sao tôi sẽ
không nói chân lí là gì vì điều đó không thể được nói.
Ai đó đã hỏi: Các
hành động của người ta bị trói buộc bởi kết quả của hành động của nhiều kiếp sống,
và nếu vậy, thế thì cái gì còn lại trong tay của cá nhân trong đời này?
Câu hỏi là: "Nếu
chúng ta bị kiểm soát bởi các hành động của chúng ta trong quá khứ và giá trị của
các kiếp sống quá khứ của chúng ta, chúng ta có thể làm gì bây giờ?" Nó đã
được hỏi đúng. Nếu đúng là người ta tuyệt đối bị trói buộc bởi các hành động
quá khứ của mình, thế thì cái gì có trong tay riêng của người đó? Người đó có
thể làm gì trong hiện tại? Và nếu đúng là người đó không bị trói buộc chút nào
bởi hành động quá khứ của người đó, thế thì phỏng có ích gì mà làm bất kì cái
gì? - vì nếu người đó không bị trói buộc bởi hành động quá khứ của người đó,
người đó sẽ không bị trói buộc ngày mai bởi bất kì cái gì người đó làm bây giờ.
Cho nên nếu người đó làm cái gì đó tốt hôm nay sẽ không có khả năng nào ích lợi
từ hành vi tốt đó cho ngày mai. Và nếu người đó bị trói buộc toàn bộ bởi hành động
của người đó trong quá khứ, sẽ không có nghĩa gì trong bất kì cái gì người đó
làm - vì người đó không thể làm được bất kì cái gì, người đó sẽ bị trói buộc
toàn bộ.
Mặt khác, nếu người
đó là tự do toàn bộ sẽ không ích gì mà làm bất kì cái gì, vì bất kì cái gì người
đó làm ngày mai người đó sẽ tự do với nó, và hành động quá khứ của người đó sẽ
không ảnh hưởng tới người đó. Đó là lí do tại sao con người không bị trói buộc
hoàn toàn mà cũng không tự do hoàn toàn: một chân người đó bị buộc và chân kia
là tự do.
Có lần ai đó đã hỏi
Hazrat Ali, "Con người là tự do hay bị trói buộc bởi hành động của mình?"
Ali nói, "Giơ một
chân ông lên."
Người này được tự do
giơ hoặc chân trái hoặc chân phải. Anh ta giơ chân trái lên. Thế rồi Ali nói,
"Bây giờ giơ chân kia lên."
Và người này đáp,
"Ông điên à? Tôi không thể giơ chân kia lên bây giờ."
Ali hỏi, "Tại
sao?"
Người này trả lời,
"Tôi chỉ có thể giơ một chân mỗi lúc thôi."
Ali nói, "Cùng
điều này là hoàn cảnh cho cuộc sống của con người. Ông bao giờ cũng có hai chân
nhưng ông có khả năng giơ chỉ một chân mỗi lúc; một chân bao giờ cũng bị buộc."
Đây là lí do tại sao khả năng tồn tại cho bạn để làm tự do cho chân bị trói buộc
với sự giúp đỡ của chân tự do di chuyển. Nhưng khả năng này cũng tồn tại cho bạn
để buộc một chân mà là tự do với sự giúp đỡ của chân bị buộc.
Bất kì cái gì bạn đã
làm trong quá khứ, bạn đã làm rồi. Bạn đã tự do làm nó, bạn đã làm nó rồi. Một
phần của bạn đã trở thành đông cứng và bị trói buộc, nhưng phần khác của bạn vẫn
còn tự do. Bạn là tự do làm cái đối lập với điều bạn đã làm. Bạn có thể cắt bỏ
điều bạn đã làm trước đây bằng việc làm cái đối lập. Bạn có thể phá huỷ nó bằng
việc làm cái gì đó khác. Bạn có thể gạt bỏ nó bằng việc làm cái gì đó tốt hơn.
Điều trong tay của cá nhân là rửa sạch mọi ước định quá khứ của người đó.
Mãi cho tới hôm qua bạn
đã giận; bạn được tự do là giận. Chắc chắn, ai đó người đã từng giận mọi ngày
trong hai mươi năm qua sẽ bị trói buộc bởi giận. Chẳng hạn, có hai người: người
đã từng liên tục giận trong hai mươi năm thức dậy buổi sáng một hôm nào đó và
không thể tìm thấy dép của mình bên cạnh giường của mình; người đã không giận
trong hai mươi năm cũng dậy buổi sáng và không tìm thấy dép của mình cạnh giường
của mình - người nào trong họ có thể nổi giận trong tình huống này? Giận sẽ nảy
sinh trong người thứ nhất, người bao giờ cũng giận trong hai mươi năm.
Theo nghĩa này anh ta
bị trói buộc, vì thói quen hai mươi năm trở nên giận sẽ lập tức nảy sinh trong
anh ta khi cái gì đó không xảy ra theo cách anh ta muốn nó xảy ra. Anh ta bị
trói buộc theo nghĩa rằng hai mươi năm ước định sẽ làm cho anh ta cảm thấy bị
nghiêng sang làm cùng điều anh ta bao giờ cũng làm. Nhưng anh ta bị trói buộc tới
mức không có khả năng nào cho anh ta không trở nên giận không?
Không, không ai đã
bao giờ bị trói buộc thế. Nếu anh ta có thể trở nên nhận biết ngay khoảnh khắc
này, thế thì anh ta có thể dừng lại. Có thể không cho phép giận tới. Có thể biến
đổi giận. Và nếu anh ta làm điều đó, thói quen của hai mươi năm có thể chứng tỏ
là vấn đề nhưng nó sẽ không có khả năng dừng anh ta hoàn toàn - vì nếu người đã
tạo ra thói quen đi ngược lại nó, thế thì người đó có tự do để hoàn toàn phá huỷ
nó. Chỉ bằng thực nghiệm với nó hàng chục lần người đó có thể tự do với nó.
Hành động quá khứ
trói buộc bạn, nhưng chúng không trói buộc bạn hoàn toàn. Hành động nắm giữ bạn,
nhưng chúng không nắm giữ bạn hoàn toàn. Chúng có xiềng xích của chúng, nhưng mọi
xiềng xích có thể bị phá vỡ; không có xiềng xích nào sẽ không bị phá vỡ. Và cái
gì đó không bị phá vỡ thì không thể được gọi là xiềng xích.
Xiềng xích trói buộc
bạn, nhưng bản chất của mọi xiềng xích là khả năng rằng chúng có thể bị phá vỡ.
Nếu có xiềng xích mà không thể bị phá vỡ, bạn sẽ không có khả năng gọi nó là xiềng
xích. Duy nhất cái trói buộc bạn nhưng cũng có thể bị phá vỡ mới được gọi là xiềng
xích.
Hành động của bạn là
xiềng xích theo nghĩa rằng những xiềng xích đó cũng có thể bị phá vỡ. Tâm thức
của người ta bao giờ cũng tự do. Bạn bao giờ cũng tự do quay lại các bước mà bạn
đã lấy và con đường mà bạn đã bước qua.
Cho nên quá khứ đang
hạn chế bạn, nhưng tương lai của bạn là tự do toàn bộ. Một chân bị trói buộc và
chân kia là tự do. Chân của quá khứ bị buộc lại, chân của tương lai là tự do. Nếu
bạn muốn, bạn có thể giơ chân của tương lai lên theo cùng hướng như chỗ chân của
quá khứ bị trói buộc. Thế thì bạn sẽ liên tục bị trói buộc. Nếu bạn muốn bạn có
thể giơ chân của tương lai lên theo hướng đối lập với chân của quá khứ - và bạn
sẽ liên tục trở nên tự do, điều đó là trong tay bạn. Trạng thái mà cả hai chân
là tự do được gọi là moksha, chứng ngộ. Và loại địa ngục tuyệt đối thấp nhất là
trạng thái khi cả hai chân bị trói buộc.
Bởi lí do này không
có nhu cầu sợ quá khứ, hay các kiếp quá khứ, vì người đã làm những hành động
này vẫn tự do làm các hành động khác.
Ai đó đã hỏi: Cái mà
nghĩ sau khi trở thành nhân chứng là ai?
Khi bạn là nhân chứng
không có ý nghĩ. Khoảnh khắc bạn nghĩ cái gì đó, bạn không còn là nhân chứng.
Tôi đang đứng trong vườn và tôi trở thành nhân chứng cho hoa, tôi đang nhìn hoa
- nếu tôi chỉ nhìn tôi là nhân chứng, và nếu tôi bắt đầu nghĩ thế thì tôi không
là nhân chứng. Khoảnh khắc tôi bắt đầu nghĩ, hoa sẽ không còn đó trước mắt tôi
- luồng ý nghĩ sẽ tới giữa tôi và hoa. Khi tôi nhìn hoa và nói, "Đoá hoa
là đẹp," khoảnh khắc tâm trí tôi nói rằng hoa là đẹp tôi không nhìn đoá
hoa này. Vì tâm trí không làm hai việc một lúc - tấm màn mỏng tới ở giữa. Và nếu
tôi bắt đầu nghĩ, "Mình đã thấy hoa này trước đây, đoá hoa này là tương tự,"
đoá hoa này đã biến mất khỏi mắt tôi. Bây giờ tôi chỉ đang tưởng tượng rằng tôi
đang nhìn nó.
Một lần tôi đưa một
người bạn, người đã tới từ chỗ xa xôi, đi thuyền trên sông. Anh ấy với mới quay
về từ một nước xa xôi. Anh ấy đã thấy nhiều sông và nhiều hồ, và anh ấy đầy các
ý nghĩ về những sông và hồ đó. Khi tôi đưa anh ấy đi thuyền vào đêm trăng tròn,
anh ấy cứ nói mãi về các hồ ở Thuỵ Sĩ và về các hồ ở Kashmir. Sau một giờ, khi
chúng tôi trở về, anh ấy nói với tôi, "Chỗ mà anh đưa tôi đi đã thực sự là
đẹp."
Tôi nói, "Anh
nói dối. Anh thậm chí đã không nhìn chỗ đó. Tôi cảm thấy toàn bộ thời gian mà
anh có thể ở đã là ở Thuỵ Sĩ hay ở Kashmir, nhưng anh đã không hiện diện trong
chiếc thuyền chúng ta cùng ngồi.
"Và bây giờ tôi
cũng muốn nói cho anh điều này," tôi nói với anh ấy, "Khi anh ở Thuỵ
Sĩ anh hẳn đã ở đâu đó khác. Và khi anh ở Kashmir anh không thể đã ở tại cái hồ
mà anh đã nói tới. Tôi không chỉ nói rằng anh đã không nhìn cái hồ mà tôi đưa
anh tới - tôi đang bảo anh rằng anh đã không thấy bất kì cái hồ nào trong những
cái hồ này."
Tấm màn ý nghĩ của bạn
không cho phép bạn là nhân chứng. Ý nghĩ của bạn không cho phép bạn là nhân chứng.
Nhưng khi bạn bỏ ý nghĩ, khi bạn trở nên tách rời khỏi ý nghĩ của bạn, thế thì
bạn trở thành nhân chứng. Việc thiếu vắng ý nghĩ làm bạn thành nhân chứng.
Nhưng trong khi tôi đang bảo bạn trở thành nhân chứng, bạn lại hỏi, "Ai
đang nghĩ?"
Không, không có người
nghĩ, chỉ có nhân chứng, và nhân chứng đó là tính bên trong của bạn. Nếu bạn ở
trong trạng thái chứng kiến toàn bộ - nơi không ý nghĩ nào nảy sinh, nơi không
sóng ý nghĩ nào nảy sinh - thế thì bạn sẽ đi vào trong bản thân bạn. Theo cùng
cách, khi không có sóng trong đại dương, không chuyển động, thế thì bề mặt của
nó trở thành im lặng và bạn có khả năng nhìn bên dưới bề mặt.
Ý nghĩ là sóng, ý
nghĩ là bệnh và ý nghĩ là kích động. Bạn đạt tới việc chứng kiến khi bạn đã làm
mất kích động của ý nghĩ. Khi bạn đang chứng kiến, không ai nghĩ. Nếu bạn nghĩ,
bạn không còn chứng kiến. Suy nghĩ và chứng kiến là mâu thuẫn.
Đây là lí do tại sao
chúng ta đã làm nỗ lực toàn bộ thế để hiểu phương pháp này của thiền. Thực ra,
chúng ta đã từng làm các thực nghiệm trong việc bỏ ý nghĩ. Và trong thực nghiệm
này mà chúng ta đang làm ở đây, bạn đang làm cho ý nghĩ thành rất yếu để cho bạn
đi tới trạng thái mà không có ý nghĩ và duy nhất người nghĩ có đó. Bởi người
nghĩ tôi ngụ ý người suy nghĩ - duy nhất người đó hiện diện, nhưng người đó
không nghĩ. Và khi người đó không nghĩ thế thì việc thấy xảy ra. Cố hiểu điều
này: suy nghĩ và chứng kiến là hai điều đối lập. Đó là lí do tại sao tôi đã nói
trước đây rằng duy nhất người mù nghĩ. Những người có mắt không nghĩ. Nếu tôi
không có mắt và tôi muốn rời khỏi nhà này, tôi sẽ nghĩ, "Cửa ở đâu?"
Nếu tôi không có mắt và tôi muốn ra khỏi toà nhà này, tôi sẽ nghĩ, "Cửa ở
đâu?" Nhưng nếu tôi có mắt, cái gì có đó để mà nghĩ? Tôi sẽ thấy đường ra
và rời đi. Cho nên vấn đề là ở chỗ nếu tôi có mắt tôi sẽ thấy đường ra, tại sao
tôi sẽ nghĩ về nó?
Người càng ít thấy, họ
càng nghĩ nhiều. Thế giới gọi họ là những người nghĩ, nhưng tôi nói họ là người
mù. Và người càng có thể thấy, họ càng ít nghĩ. Mahavira và Phật không phải là
những người nghĩ lớn. Tôi nghe những người rất thông minh nói rằng họ là những
người nghĩ lớn. Điều đó là tuyệt đối sai. Họ không phải là người nghĩ chút nào
vì họ không mù. Ở Ấn Độ chúng ta gọi họ là người thấy, người quan sát.
Đây là lí do tại sao ở
Ấn Độ chúng ta gọi khoa học của phương pháp này là darshan, việc thấy. Darshan
nghĩa là nhìn thấy. Chúng ta không gọi nó là triết học; triết học và darshan
không đồng nghĩa. Thường mọi người gọi darshan là 'triết học', nhưng điều này
là sai. Gọi darshan của Ấn Độ là triết học Ấn Độ là sai; nó không phải là triết
học chút nào. Triết học ngụ ý suy nghĩ, suy tư, suy ngẫm. Còn darshan ngụ ý bỏ
mọi suy nghĩ, suy tư và suy ngẫm.
Đã từng có những người
nghĩ ở phương Tây, phương Tây có triết học của nó. Họ đã nghĩ về chân lí là gì
- họ đã nghĩ về nó. Ở Ấn Độ chúng ta không nghĩ về chân lí là gì, chúng ta nghĩ
về cách chúng ta có thể trải nghiệm chân lí. Tức là, chúng ta nghĩ về cách mở mắt.
Đây là lí do tại sao toàn thể quá trình của chúng ta là quá trình mở mắt. Toàn
thể công việc của chúng ta là mở mắt.
Logic chỉ phát triển ở
chỗ có ý nghĩ. Kết nối, quan hệ của ý nghĩ là qua logic. Và kết nối, quan hệ của
darshan, việc thấy, là qua yoga.
Không logic nào đã
phát triển ở phương Đông. Chúng ta đã không yêu thích logic chút nào. Chúng ta
đã coi nó là trò chơi, trò chơi của trẻ con. Chúng ta đã tìm cái gì đó khác -
chúng ta đã tìm darshan, việc thấy, và để đạt tới điều đó chúng ta đã nhìn tới
yoga. Yoga là quá trình qua đó bạn có thể mở mắt bạn ra và thấy. Và để thấy, thực
nghiệm bằng việc là nhân chứng. Ý nghĩ sẽ trở nên yếu hơn và một khoảnh khắc sẽ
tới khi có vô ý nghĩ. Tôi không nói về thiếu ý nghĩ, mà nói về vô ý nghĩ.
Có khác biệt lớn giữa
thiếu ý nghĩ và vô ý nghĩ. Ai đó ở trong trạng thái mà ý nghĩ bị thiếu là ở dưới
người nghĩ, và ai đó ở trong trạng thái vô ý nghĩ là cao hơn nhiều so với người
nghĩ. Trạng thái mà không có dòng chảy ý nghĩ trong tâm trí là trạng thái của
vô ý nghĩ: tâm trí im lặng và khả năng chứng kiến nảy sinh từ im lặng đó. Trạng
thái mà thiếu ý nghĩ là trạng thái người ta không hiểu phải làm gì.
Cho nên tôi đang bảo
bạn đi tới trạng thái vô ý nghĩ, không phải là thiếu ý nghĩ. Người thiếu ý nghĩ
là ai đó không hiểu. Người trong trạng thái vô ý nghĩ là ai đó không chỉ hiểu,
mà còn có khả năng chứng kiến. Và nhân chứng sẽ đưa bạn hướng tới việc biết, hướng
tới hồn bên trong của bạn.
Các thực nghiệm mà
chúng ta đã làm để thức tỉnh việc chứng kiến về hơi thở, hay về thiền, đơn giản
là để tạo khả năng cho bạn trải nghiệm khoảnh khắc mà bạn hiện diện nhưng không
có ý nghĩ. Nếu bạn có thể trải nghiệm khoảnh khắc thuần khiết đó khi bạn hiện hữu
nhưng không có ý nghĩ, cho dù một khoảnh khắc thôi, thế thì bạn sẽ tìm thấy
chính kho báu hiếm hoi trong đời bạn.
Đi theo hướng đó đi
và làm nỗ lực để đạt tới nó, và làm cho khoảnh khắc này khi sẽ có tâm thức
nhưng không có ý nghĩ là khao khát lớn nhất của bạn.
Khi tâm thức là trống
rỗng ý nghĩ, bạn trải nghiệm chân lí. Và khi tâm thức đầy ý nghĩ, khi tâm thức
bị đè nén, thế thì bạn không trải nghiệm chân lí. Hệt như khi bầu trời bị che
phủ bởi mây, mặt trời là không thấy được, theo cùng cách này, khi tâm trí bị
bao phủ bởi ý nghĩ, vương quốc bên trong của bạn là không thấy được. Nếu bạn muốn
thấy mặt trời, bạn sẽ phải làm xua tan mây và loại bỏ chúng để cho mặt trời có
thể chiếu sáng từ đằng sau chúng. Bạn cũng sẽ cần gạt bỏ ý nghĩ theo cùng cách,
để cho vương quốc bên trong có thể được cảm thấy và được trải nghiệm.
Sáng nay khi tôi đi
ra khỏi nhà ai đó đã hỏi tôi, "Chứng ngộ có là có thể trong thời đại này
không?"
Tôi đã nói với anh
ta, "Có, nó là có thể."
Thế rồi câu hỏi mà
anh ta đã hỏi tôi là, "Nếu chứng ngộ là có thể trong thời đại này, thế thì
thầy có thể nói câu hỏi nào mà tôi muốn hỏi thầy không?"
Nếu bạn nghĩ nghĩa của
chứng ngộ là để có chỉ năng lực nói câu hỏi tiếp của bạn sẽ là gì, thế thì bạn
đang làm ra sai lầm lớn. Bạn sẽ bị lừa bởi người dụ rắn, bạn sẽ bị lừa bởi người
tung hứng biểu diễn trên phố để kiếm vài đồng xu. Vì vài đồng xu người tung hứng
này có thể nói cho bạn cái gì đang có trong tâm trí của bạn. Và nếu đã bao giờ
người chứng ngộ mà đồng ý với ý tưởng này, người đó chắc không là người chứng
ngộ.
Nghĩa của chứng ngộ
không phải ở chỗ bạn có khả năng nói cái gì đang diễn ra qua tâm trí của ai đó.
Bạn đã chỉ không hiểu nghĩa của nó. Chứng ngộ nghĩa là trạng thái của tâm thức
nơi không cái gì để được biết, nơi không có người để biết và chỉ việc biết thuần
khiết còn lại. Nghĩa của chứng ngộ là ở chỗ duy nhất việc biết thuần khiết còn
lại. Ngay bây giờ, bất kì khi nào bạn biết cái gì đó, có ba thứ tham gia vào:
thứ nhất có người biết - người đó là người biết; thế rồi có cái người đó biết -
đối thể; và thế rồi có mối quan hệ giữa hai điều này - cái là việc biết. Trạng
thái này của việc biết thuần khiết, chứng ngộ, vẫn còn bị kìm nén bởi người biết
và đối thể. Chứng ngộ nghĩa là đối thể đã biến mất. Và khi đối thể biến mất làm
sao có thể có người biết? Khi đối thể biến mất, người biết cũng biến mất. Thế
thì cái gì sẽ được bỏ lại đằng sau? Thế thì chỉ việc biết thuần khiết sẽ được bỏ
lại đằng sau. Trong khoảnh khắc đó của việc biết, bạn nhận ra giải thoát tối
thượng. Cho nên chứng ngộ có nghĩa là trải nghiệm việc biết thuần khiết. Điều
tôi đã gọi là chứng ngộ là trải nghiệm về việc biết thuần khiết. Đây là chân lí
cái mà mọi tôn giáo khác nhau đã nói tới. Do đó, các tôn giáo khác nhau có các
từ khác nhau cho chân lí. Điều Patanjali đã gọi là samadhi, người Jaina đã gọi
là keval gyan việc biết tối thượng, và Phật đã gọi là pragya.
Chứng ngộ không ngụ ý
rằng bạn có thể nói cái gì đang diễn ra trong đầu ai đó khác. Đó là điều rất dễ
dàng. Đó chỉ là viễn cảm bình thường, việc đọc ý nghĩ; nó chẳng liên quan gì tới
chứng ngộ. Và nếu bạn thực sự tò mò để biết cái gì đang diễn ra trong đầu của
ai đó khác, tôi có thể bảo bạn cách tìm ra cái gì đang diễn ra trong tâm trí của
người đang ngồi cạnh bạn. Tôi sẽ không nói cho bạn cái gì đang diễn ra trong
tâm trí của bạn, nhưng tôi có thể nói cho bạn cách biết cái gì đang diễn ra
trong tâm trí của người khác - điều đó sẽ là dễ hơn.
Trong thực nghiệm thiền
bạn làm quyết tâm mà tôi đã nói tới, chỗ bạn thở ra mọi hơi thở và đợi cho tới
khoảnh khắc không có việc thở - theo cùng cách khi bạn đi về nhà, thử thực nghiệm
này với đứa trẻ nhỏ trong ba hay bốn ngày, và bạn sẽ hiểu điều tôi ngụ ý: thở
ra hoàn toàn và để đứa trẻ ngồi trước bạn, và khi không hơi thở nào còn lại bên
trong bạn, thế thì với quyết tâm tuyệt đối, với mắt nhắm, cố nhìn cái gì đang
diễn ra trong tâm trí đứa trẻ. Và bảo đứa trẻ nghĩ về cái gì đó nhỏ bé... tên của
đoá hoa. Đừng bảo đứa trẻ hoa nào, nhưng yêu cầu nó nghĩ về tên của hoa theo
cách riêng của nó. Thế rồi, nhắm mắt lại và tống hơi thở của bạn ra, làm mạnh
quyết tâm thấy cái gì đang diễn ra qua tâm trí nó.
Trong hai tới ba ngày
bạn sẽ có khả năng thấy điều đó. Và cho dù bạn có khả năng thấy chỉ một từ điều
đó không thành vấn đề, vì thế thì bạn cũng có thể thấy các câu. Nó là quá trình
dài.
Nhưng đừng nghĩ rằng
điều này có nghĩa bạn đã đạt tới việc biết tối thượng! Nó chẳng liên quan gì tới
việc biết tối thượng. Nó là tri thức về tâm trí khi bạn có khả năng đọc điều
đang diễn ra trong tâm trí của người khác. Và với điều này không cần có tính
tôn giáo, và không cần là thánh nhân.
Có nhiều công việc
đang được làm về điều này ở phương Tây. Có nhiều hội siêu linh đang làm việc về
viễn cảm và đọc ý nghĩ, và họ đã phát triển một hệ thống khoa học. Trong vòng một
thế kỉ hay thậm chí nửa thế kỉ mọi bác sĩ sẽ có khả năng dùng nó, mọi thầy giáo
sẽ có khả năng dùng nó. Mọi chủ tiệm sẽ dùng nó để biết ưa thích của khách hàng
của mình, và điều đó sẽ toàn được dùng để khai thác mọi người.
Điều này không có gì
liên quan tới việc biết tối thượng dù là bất kì cái gì, nó đơn giản là kĩ thuật.
Nhưng kĩ thuật này không được nhiều người biết, và đây là lí do tại sao bạn
nghĩ nó là cái gì đó phi thường. Nếu bạn thực nghiệm chút ít bạn sẽ ngạc nhiên,
và bạn thậm chí có khả năng hiểu cái gì đó. Nhưng đây không phải là chứng ngộ.
Chứng ngộ là vấn đề rất khác. Chứng ngộ ngụ ý trải nghiệm trạng thái tối thượng
của việc biết thuần khiết. Trong trạng thái đó bạn trải nghiệm bất tử, và điều
tôi đã gọi là satchitanand, chân lí-tâm thức-phúc lạc.
Một bạn đã hỏi: Có thể
có thoáng nhìn điều tối thượng mà không có chứng ngộ không?
Không, điều đó là
không thể được. Chứng ngộ chỉ là cánh cửa. Dường như ai đó đã hỏi liệu có khả
năng đi vào nhà này mà không có cửa không. Thế thì bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ nói rằng
điều đó là không thể được. Và cho dù người đó đi vào bằng việc đập vỡ tường, bạn
sẽ vẫn gọi lỗ hổng đó trong tường là lối vào, bạn sẽ gọi nó là cửa. Nhưng không
thể nào đi vào nhà mà không có cửa. Bằng bất cứ cách nào bạn đi vào, nó sẽ phải
là qua cửa. Nếu bạn là thông minh bạn sẽ đi vào qua cửa, nếu bạn không thông
minh bạn sẽ đập một lỗ trên tường ở đâu đó.
Ngoại trừ chứng ngộ,
không có cách nào. Chứng ngộ là cánh cửa tới điều tối thượng, tới chân lí. Và
không có cửa, tôi không thấy làm sao bạn có thể đi vào - không ai đã bao giờ đi
vào mà không có cửa.
Nhớ điều này, và đừng
nghĩ rằng điều tối thượng sẽ là có thể mà không có samadhi. Tâm trí giống thế
này: nó hi vọng có thể có cách rẻ hơn. Nó gợi ý rằng có đường mà bạn không tự
mình bước đi. Nhưng bạn phải bước trên con đường của bạn. Đó là điều con đường
ngụ ý, rằng bạn tạo ra nó bằng việc bước đi trên nó. Bạn muốn ở đó là cánh cửa
mà bạn không phải đi qua và dầu vậy vẫn đạt tới đích đến. Nhưng không có cửa sẽ
dẫn bạn tới đâu đó chừng nào bạn chưa đi qua nó.
Nhưng tâm trí có nhiều
nhược điểm. Một trong những nhược điểm của tâm trí là ở chỗ bạn muốn được cái
gì đó mà chẳng mất gì. Đặc biệt khi nó dẫn tới trải nghiệm điều tối thượng, bạn
có ý tưởng rằng nó chỉ đáng xem xét nếu bạn có thể có được nó mà không làm bất
kì cái gì cho nó. Và, trong sự kiện thực tại, cho dù ai đó đã sẵn sàng trao nó
cho bạn mà bạn không mất gì, bạn chắc sẽ nghĩ hai lần về liệu có chấp nhận nó
hay không.
Một lần có một sadhu,
một sư ở Sri Lanka, và mọi ngày ông ta sẽ nói về chứng ngộ, về niết bàn, về
samadhi. Một số người đã nghe ông ta trong nhiều năm.
Một hôm một người đứng
dậy và nói với ông ta, "Tôi muốn hỏi ông, nhiều người thế đã từng nghe ông
trong một thời gian dài thế - có người nào đã trở nên chứng ngộ không?"
Sư này nói, "Nếu
đó là điều ông đang hỏi, để tôi làm cho ông chứng ngộ hôm nay. Ông có sẵn sàng
không? Nếu ông sẵn sàng, thế thì chân lí của tôi là ở chỗ tôi sẽ làm cho ông chứng
ngộ hôm nay."
Nhưng người này nói,
"Hôm nay sao? Để tôi nghĩ về nó một chút đã. Một ngày nào đó... Kiểu như
điều đó, còn hôm nay sao? Để tôi nghĩ về nó một chút. Tôi sẽ tới lần nữa và nói
cho ông."
Nếu ai đó bảo bạn rằng
người đó có thể giới thiệu bạn với Thượng đế ngay phút này, tôi nghĩ tâm trí bạn
sẽ không nói có ngay lập tức đâu. Tâm trí bạn chắc sẽ bắt đầu nghĩ về điều đó.
Tôi đang nói với bạn về chân lí, và tâm trí bạn sẽ bắt đầu nghĩ liệu có biết nó
hay không. Cho dù bạn có thể gặp Thượng đế mà không mất tiền, bạn chắc sẽ nghĩ
về điều đó trước hết. Khi bạn trả giá cho cái gì đó điều hoàn toàn tự nhiên là
nghĩ về nó - nhưng tâm trí bao giờ cũng muốn mọi thứ được cho không. Bất kì cái
gì dường như không có giá trị với tâm trí bạn, bạn muốn được cho không. Bất kì
cái gì dường như có giá trị cho tâm trí bạn, bạn sẽ trả giá cho nó.
Nếu bạn quan tâm cho
dù chút ít về việc trải nghiệm điều thiêng liêng, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn sẵn
sàng từ bỏ mọi thứ vì nó. Nếu bạn phải từ bỏ mọi thứ chỉ vì một thoáng nhìn về
điều thiêng liêng, bạn sẽ sẵn sàng làm nó.
Ai đó đã hỏi,
"Liệu có thể có thoáng nhìn điều tối thượng mà không có chứng ngộ
không?" Không, điều đó là không thể được. Nó là không thể được nếu không
có nỗ lực. Nó là không thể được nếu không có quyết tâm. Nó là không thể được nếu
không có cam kết và sùng kính toàn bộ của bạn.
Nhưng loại người yếu
đuối này cho người tinh ranh một cơ hội để khai thác họ. Một loại khai thác tôn
giáo đang diễn ra trên khắp thế giới, vì bạn muốn được cái gì đó mà chẳng mất
gì. Người nào đó sẽ bảo bạn rằng bạn có thể có được điều bạn muốn với phúc lành
của họ: "Tôn thờ ta đi, sụp xuống chân ta, nhớ tên ta, có đức tin vào ta
và ông sẽ đạt tới nó tất cả." Và vì mọi người là yếu đuối, họ tin điều
này, và họ phí hoài các kiếp sống của họ đi chạm chân người đó. Bạn sẽ chẳng
thu được bất kì cái gì theo cách này, nó chỉ là việc khai thác.
Không guru nào có thể
cho bạn chứng ngộ. Ông ta có thể chỉ cho bạn con đường làm sao đạt tới nó,
nhưng bạn sẽ phải đích thân bước đi trên con đường này. Không guru nào có thể
bước hộ bạn; không ai trên thế giới này có thể bước hộ ai đó khác. Chân riêng của
bạn làm cho bạn bước đi, và bạn phải bước trên chân riêng của bạn. Và nếu ai đó
nói - và có nhiều người nói - "Chúng tôi chỉ muốn một điều từ bạn: rằng bạn
có đức tin vào chúng tôi và chúng tôi sẽ làm phần còn lại"... họ đang khai
thác bạn đấy. Và vì bạn là yếu đuối bạn cho phép họ khai thác bạn.
Mọi thói đạo đức giả
tôn giáo đang xảy ra trên thế giới là đang xảy ra nhiều vì nhược điểm của bạn
hơn là vì người đạo đức giả. Nếu như bạn mà không yếu, không thói đạo đức giả
tôn giáo nào trên thế giới sẽ có khả năng thành công. Nếu một người thậm chí có
chút ít sức mạnh và dũng cảm, nếu người đó cảm thấy cho dù chút ít tự hào và
kính trọng cuộc sống của mình, và ai đó nói với người đó, "Tôi sẽ làm cho
ông đạt tới điều thiêng liêng qua phúc lành của tôi," người đó sẽ nói,
"Tôi xin thứ lỗi, nhưng điều này chắc sẽ là sỉ nhục lớn." Thực ra,
người đó sẽ nói, "Có thể có bất kì cái gì là sỉ nhục với tôi nhiều hơn ý
tưởng rằng tôi sẽ đạt tới điều tối thượng qua phúc lành của ông?"
Và điều được cho bởi
ai đó như ân huệ cũng có thể bị lấy đi thực dễ dàng. Bạn đã thu được cái gì khi
cái được cho như ân huệ có thể bị lấy đi với việc mất ân huệ này? Và chứng ngộ
mà có thể được cho và bị lấy đi, chứng ngộ mà có thể được trao cho bạn bởi ai
đó khác, chắc đơn giản sẽ là lừa dối.
Không ai trên thế giới
này có thể trao chân lí và chứng ngộ cho bất kì ai khác. Bạn sẽ phải trải nghiệm
nó qua nỗ lực và sùng kính riêng của bạn. Cho nên đừng nghĩ điều này cho dù một
khoảnh khắc, vì nhược điểm của bạn sẽ chứng tỏ là định mệnh cho bạn. Và nó sẽ
không chỉ phá huỷ bạn, nó cũng sẽ tạo khả năng cho kẻ đạo đức giả, kẻ lừa dối
và các guru giả nhân lên. Họ là giả, họ không có giá trị, và điều thêm nữa họ
là nguy hiểm và có tính phá huỷ.
Ai đó đã hỏi: Năng lượng
của bản ngã sẽ bị thay đổi thành cái gì?
Tôi đã bảo bạn rằng nếu
năng lượng của giận nảy sinh bạn có thể biến đổi nó một cách sáng tạo. Tôi cũng
đã bảo bạn rằng nếu nó là năng lượng dục, cái đó nữa có thể được biến đổi. Bản
ngã không phải là năng lượng theo cùng cách mà giận, dục và tham là năng lượng.
Bản ngã không phải là năng lượng theo nghĩa đó. Giận đôi khi nảy sinh, thôi
thúc dục có đó chỉ đôi khi, tham cũng chỉ đôi khi nắm giữ tâm thức của bạn. Bản
ngã không chỉ đôi khi tồn tại: mãi cho tới khi bạn được chứng ngộ, nó bao giờ
cũng cùng với bạn. Nó không phải là năng lượng, nó là trạng thái của bạn. Cố hiểu
khác biệt này.
Bản ngã không phải là
năng lượng, nó là trạng thái con người của bạn. Nó không tới và đi; nó bao giờ
cũng cùng với bạn, nó đang đứng đằng sau mọi hành động của bạn. Nó là trạng
thái của bạn. Nhiều thứ tới vì nó nhưng bản thân bản ngã bao giờ cũng có đó. Giận
nảy sinh vì bản ngã. Nếu bạn là người bản ngã bạn sẽ giận hơn. Nếu bạn là người
bản ngã, bạn sẽ tham nhiều hơn về danh vọng, tham nhiều hơn, và đói về quyền lực.
Nếu bạn là người bản ngã, những điều này sẽ nảy sinh trong bạn vì bản ngã. Bản
ngã là trạng thái của tâm thức của bạn; và chừng nào có dốt nát, có bản ngã.
Nhưng khi việc biết nảy sinh, bản ngã biến mất, và trong chỗ của nó bạn trải
nghiệm con người của bạn.
Bản ngã là việc che đậy
vô hình bao quanh con người bạn. Nó không phải là năng lượng, nó là dốt nát.
Nhiều năng lượng nảy sinh vì dốt nát này, và nếu bạn dùng chúng theo cách phá
huỷ, trạng thái bản ngã liên tục trở nên mạnh hơn. Nhưng nếu bạn dùng những
năng lượng nảy sinh này theo cách sáng tạo, sức mạnh của bản ngã sẽ liên tục yếu
đi, trạng thái bản ngã sẽ trở nên yếu hơn. Nếu mọi năng lượng của bạn được dùng
theo cách sáng tạo, bản ngã một ngày nào đó sẽ biến mất. Và khi khói của bản
ngã biến mất, đằng sau nó bạn sẽ bắt gặp ngọn lửa của con người bạn.
Khói của bản ngã bao
quanh ngọn lửa của hồn bạn. Khi vô ý thức tiêu tan, khi khói của bản ngã tiêu
tan, khi mọi tầng của cái tôi biến mất, và khi ý tưởng rằng ‘tôi đây’ cũng đã
biến mất, thế thì bạn trải nghiệm các chiều sâu.
Ramakrishna thường kể
một câu chuyện rằng một lần một bức tượng làm bằng muối đi xem hội chợ ở bãi biển.
Và tại bãi biển anh ta thấy rằng biển là vô hạn. Trên đường ai đó hỏi, "Nó
sâu thế nào?"
Và bức tượng nói,
"Tôi sẽ đi và tìm ra."
Thế là anh ta nhảy
vào nước. Nhiều ngày trôi qua và nhiều năm trôi qua, vậy mà bức tượng không bao
giờ quay lại. Anh ta đã nói, "Tôi sẽ đi và tìm ra" - nhưng anh ta là
tượng làm bằng muối. Khoảnh khắc anh ta nhảy vào đại dương muốn tan ra và biến
mất, và anh ta không bao giờ thấy đáy đại dương.
Cái tôi đi tìm tính
thượng đế về chiều sâu của đại dương biến mất trong việc tìm này. Nó chỉ là bức
tượng làm bằng muối, không phải năng lượng.
Cho nên khi bạn lên tầu
trong việc tìm điều thiêng liêng, bạn bắt đầu với ý tưởng "Mình đang đi
tìm điều thiêng liêng." Nhưng khi bạn tiếp tục đi tìm bạn sẽ thấy rằng điều
thiêng liêng không có ở đâu mà được tìm ra và người tìm kiếm cũng đang biến mất.
Một khoảnh khắc tới khi cái tôi trở thành trống rỗng toàn bộ, và thế thì bạn
khám phá ra rằng bạn đã tìm thấy điều thiêng liêng.
Điều này ngụ ý rằng
cái tôi sẽ không bao giờ gặp điều thiêng liêng. Khi cái tôi không có đó, chỉ thế
thì điều thiêng liêng có đó. Nhưng chừng nào cái tôi có đó, điều thiêng liêng sẽ
không bao giờ được tìm thấy. Đó là lí do tại sao Kabir đã nói, "Con đường
của yêu là rất hẹp - không thể có hai người trên nó."
Hoặc có thể có bạn hoặc
có điều thiêng liêng. Và chừng nào bạn có đó, không thể có điều thiêng liêng.
Và khi bạn biến mất, tính thượng đế hiện hữu.
Bản ngã này là dốt
nát duy nhất. Và nhiều sinh lực của bạn bị dùng sai vì dốt nát này. Nếu bạn
dùng chúng đúng đắn bản ngã sẽ không có được bất kì chất nuôi dưỡng nào, và dần
dần, dần dần nó sẽ biến mất.
Cho nên nếu bạn thử
điều tôi đã gọi là ba thực nghiệm về làm thuần khiết sự sống - làm thuần khiết
thân thể, làm thuần khiết ý nghĩ và làm thuần khiết cảm xúc - nếu bạn liên tục
làm ba thực nghiệm này, một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng bản ngã đã biến mất.
Giận sẽ không biến mất, bản ngã sẽ biến mất. Năng lượng của giận sẽ có đó dưới
dạng mới, nhưng bản ngã sẽ không có đó. Khi bản ngã biến mất, không dấu vết nào
bị bỏ lại đằng sau. Giận hay dục không biến mất, chúng được biến đổi. Chúng sẽ
hiện diện dưới hình tướng khác. Năng lượng của giận sẽ ở lại, nhưng nó sẽ lấy
hình tướng khác. Có thể là nó sẽ trở thành từ bi - nhưng năng lượng sẽ là một.
Và khi năng lượng của
những người rất nóng nảy được biến đổi, họ trở nên được rót đầy bởi khối lượng
từ bi tương đương vì năng lượng này lấy hình tướng mới. Năng lượng không bị phá
huỷ, nó đơn giản lấy hình tướng mới.
Tôi đã nói trước đây
rằng cùng người rất dâm dục lại là những người trải nghiệm vô dục thực, vì cùng
năng lượng dục này được biến đổi và trở thành vô dục với họ. Nhưng khi bản ngã
biến mất nó không đổi thành cái gì đó khác, vì ngay chỗ đầu tiên nó đã chỉ là dốt
nát. Không có vấn đề biến đổi của nó: nó chỉ là ảo vọng. Cứ dường như ai đó
trong tối tưởng rằng dây thừng là rắn, nhưng khi anh ta lại gần hơn anh ta thấy
rằng đó thực sự là dây thừng. Thế thì nếu bạn hỏi anh ta, "Cái gì đã trở
thành rắn?" anh ta sẽ nói, "Không cái gì trở thành rắn. Không bao giờ
có rắn." Không có vấn đề rằng nó đã thay đổi thành cái gì đó khác.
Theo cùng cách, bản
ngã là kết quả của việc hiểu lầm về con người bạn. Nó là cảm nhận lừa dối về
con người. Nghĩ rằng bản ngã là con người là hệt như nghĩ rằng dây thừng là rắn.
Khi bạn tới gần hơn con người bạn, bạn sẽ thấy rằng bản ngã không tồn tại. Cho
nên nó sẽ không biến đổi thành bất kì cái gì khác - không có vấn đề về biến đổi
vì nó đơn giản không tồn tại! Nó đã chỉ là ảo vọng mà dường như có đó. Bản ngã
là dốt nát, không phải là năng lượng - nhưng nếu có dốt nát nó làm cho bạn dùng
sai năng lượng của bạn. Điều xảy ra trong dốt nát là việc dùng sai của năng lượng
của bạn.
Cho nên nhớ, sẽ không
có thay đổi với bản ngã, sẽ không có biến đổi. Bản ngã sẽ đơn giản biến mất. Nó
không phải là năng lượng theo nghĩa đó.
Và câu hỏi cuối cùng:
Tại sao cần cho hồn trở nên được hội nhập cùng với sự tồn tại?
Sẽ là tốt hơn nếu bạn
đã hỏi, "Nhu cầu là gì cho hồn tan biến trong phúc lạc?" Sẽ là tốt
hơn nếu bạn đã hỏi, "Nhu cầu là gì cho hồn trở thành mạnh khoẻ?" Sẽ
là tốt hơn nếu bạn đã hỏi, "Nhu cầu là gì cho hồn đi từ tối tới
sáng?"
Nhu cầu duy nhất cho
hồn tan biến trong điều thiêng liêng là ở chỗ sống không bao giờ có thể được
hoàn thành qua đau đớn và đau khổ. Nói cách khác, đau khổ bao giờ cũng là không
thể nào chấp nhận được với sống. Sống bao giờ cũng ham muốn phúc lạc. Và khổ là
bị tách rời khỏi điều thiêng liên. Khi bạn trở thành một với điều thiêng liêng,
sống trở thành phúc lạc.
Cho nên vấn đề không
phải là Thượng đế hay điều thiêng liêng, nó là vấn đề của việc vươn lên của bạn
từ khổ vào trong phúc lạc, của việc đi từ tối sang sáng bên trong bạn. Nhưng nếu
bạn cảm thấy không có nhu cầu, thế thì được thoả mãn với khổ của bạn đi.
Nhưng không ai có thể
được thoả mãn với việc ở trong khổ. Khổ, bởi chính bản tính của nó, đem bạn đi
xa khỏi bản thân bạn; phúc lạc, bởi chính bản tính của nó, kéo bạn trở lại với
bản thân bạn. Thế giới là khổ, điều thiêng liêng là phúc lạc. Nhu cầu hội nhập
với điều thiêng liêng không phải là nhu cầu tôn giáo; nhu cầu hội nhập với điều
thiêng liêng là nhu cầu nền tảng.
Cho nên điều có thể xảy
ra là ai đó sẽ nói không với Thượng đế, nhưng không ai sẽ nói không với phúc lạc.
Đây là lí do tại sao tôi nói rằng không có điều như người vô thần. Duy nhất ai
đó bác bỏ phúc lạc mới có thể là người vô thần. Mọi người trên thế giới này là
người hữu thần - người hữu thần theo nghĩa rằng từng người là sự khát khao về
phúc lạc.
Có hai loại người hữu
thần: một loại là người hữu thần trần tục, loại kia là người hữu thần tâm linh.
Loại này tin vào thế giới, rằng người đó sẽ tìm thấy phúc lạc qua thế giới. Loại
kia tin rằng chỉ trong cõi tâm linh người đó sẽ biết phúc lạc. Người bạn gọi là
người vô thần là người hữu thần trong thái độ của họ hướng tới thế giới; việc
truy tìm của họ cũng là về phúc lạc. Họ cũng tìm phúc lạc. Và hôm nay hay ngày
mai, khi họ nhận ra rằng không có phúc lạc trong thế giới, sẽ không có phương
án khác cho họ ngoài việc trở nên tò mò về tâm linh.
Việc tìm kiếm của bạn
là về phúc lạc. Việc tìm kiếm của mọi người không là về điều thiêng liêng, việc
truy tìm của bạn là về phúc lạc. Phúc lạc là tính thượng đế - tôi gọi trạng
thái phúc lạc toàn bộ là tính thượng đế. Khoảnh khắc bạn ở trong trạng thái của
phúc lạc toàn bộ, bạn là điều thiêng liêng. Điều này nghĩa là khoảnh khắc không
ham muốn nào còn lại trong bạn, bạn trở thành điều thiêng liêng. Phúc lạc toàn
bộ ngụ ý rằng không ham muốn nào còn lại. Nếu vẫn còn ham muốn nào đó, sẽ vẫn
còn khổ nào đó nữa. Khi không còn thêm bất kì ham muốn nào, bạn là trong phúc lạc
toàn bộ - và chỉ thế thì bạn là một với sự tồn tại.
Bạn đã hỏi, "Nhu
cầu là gì để là một với điều thiêng liêng?" Tôi sẽ để nó giống điều này:
có nhu cầu là một với điều thiêng liêng vì bạn có nhu cầu. Ngày bạn không có
nhu cầu, sẽ không còn có bất kì nhu cầu nào để là một với điều thiêng liêng - bạn
sẽ trở thành điều thiêng liêng.
Từng người đều muốn
là tự do với nhu cầu của mình. Người đó khao khao về khoảnh khắc của tự do nơi
người đó không bị trói buộc vào bất kì nhu cầu nào, nơi người đó chỉ là vô giới
hạn và vô hạn; nơi không có gì còn lại để được đạt tới. Không cái gì có thể bị
lấy đi và không cái gì có thể được bỏ lại đằng sau. Tính vô giới hạn đó và tính
vô hạn đó là Thượng đế.
Thượng đế không ngụ ý
rằng có một người ngồi cao đó ở đâu đó, và bạn sẽ có khả năng nhìn thấy ông ấy
và ông ấy sẽ ban phúc lành cho bạn, và bạn sẽ ngồi dưới chân ông ấy và có vui
đùa trong cõi trời. Thượng đế như vậy không tồn tại ở bất kì đâu. Và nếu bạn
đang đi tìm Thượng đế như vậy, bạn đang ở dưới ảo vọng. Bạn sẽ không bao giờ
tìm ra Thượng đế này. Mãi cho tới giờ, không ai đã bao giờ có khả năng tìm ra
Thượng đế này.
Thượng đế là trạng
thái tối thượng của phúc lạc của tâm thức của bạn.
Thượng đế không phải
là người nhưng là kinh nghiệm. Cho nên bạn không bao giờ đi tới mặt đối mặt với
Thượng đế theo nghĩa rằng bạn gặp ông ấy hay bạn đi tới thấy ông ấy; cuộc gặp gỡ
trong đó ông ấy đang đứng trước bạn và bạn đang nhìn ông ấy. Mọi thứ mà bạn
đang nhìn vào là tưởng tượng. Khi mọi tưởng tượng và mọi ý nghĩ đã biến mất khỏi
tâm thức, đột nhiên bạn trở nên nhận biết rằng bạn đơn giản sống một phần của
thế giới vô hạn này, của sự tồn tại này, của vũ trụ này. Nhịp đập của tim bạn trở
thành một với nhịp đập của toàn thể sự tồn tại. Hơi thở của bạn trở thành một với
sự tồn tại, sinh lực của bạn bắt đầu đập như một với sự tồn tại.
Không biên giới nào
còn lại, không khác biệt nào giữa bạn và sự tồn tại.
Thế thì bạn biết,
"Aham brahmasmi, ta là Thượng đế." Thế thì bạn nhận ra rằng điều bạn
đã biết như cái tôi của bạn là phần bản chất của toàn thể sự tồn tại. "Tôi
là sự tồn tại" - tôi gọi điều này là kinh nghiệm về tính thượng đế.
Không có thêm câu hỏi
nữa. Bây giờ, trong một chốc, những người muốn gặp tôi trong vài phút, có thể gặp
tôi. Nếu bạn muốn hỏi cái gì đó riêng tư, bạn có thể làm vậy.
0 Đánh giá