Read more
Thực Hành Vô Ngã by
Vô Ngã
Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.
Đạo Phật Ngày Nay
Chương 9. Phương pháp thể hiện I
Cứu cánh của đạo Phật
là trừ diệt khổ đau và kiến tạo an lạc, mà nguyên nhân của khổ đau là vô minh,
tức là sự xa cách thực tại, nhận lầm thực tại, cắt xén và biến hình thực tại.
Không nhận thức được thực tại thì cố nhiên sẽ hành động phản chống lại thực tại,
với đường lối vận hành của thực tại. Mà hễ phản chống lại thực tại là mua chuốc
lấy khổ đau.
Khi ta dại dột đưa
tay vào lửa, ta bị bỏng tay: thế là đau khổ vì không biết rằng lửa nóng. Khi ta
hành động trái chống với nguyên lý vô thường, vô ngã và duyên sinh của thực tại,
ta cũng mua chuốc lấy những thất bại khổ đau. Vì thế để đạt tới một cuộc sống
hòa đồng với thực tại, ta phải nhận biết bản thân của thực tại và như thế, phải
đạt đến nhận thức giác ngộ, gọi là Tuệ hay Bát nhã (prajna).
Nhưng nhận thức Bát
nhã không thể trong một sớm một chiều mà thực hiện được. Để đạt đến nhận thức
Bát nhã tròn vẹn ta phải thực hiện từ từ nhận thức ấy. Mà thực hiện thế nào? Đó
là tất cả vấn đề mà đạo Phật nhắm đến, vì đạo Phật là một đạo lý hướng dẫn con
người trên bước đường thực hiện nhận thức ây.
Không phải do học tập
trong giáo điển mà con người có thể có ngay nhận thức ấy. Phải trải qua nhiều
công phu tu luyện thực tập, con người mới có thể làm sáng tỏ nó dần dần nơi bản
thân mình. Sự học tập trong kinh điển chỉ mới đem ta tới một vài ý niệm nhận thức.
Phải thể hiện những ý niệm ấy bằng áp dụng, bằng thiền quán, bằng chính niệm
cho động tác, tâm ý và ngôn ngữ phản chiếu được một phần nào những nhận thức
kia. Mà khi những thực tập ấy đem lại kết quả đẹp, thì khả năng nhận thức càng
trở nên sắc bén. Đó là sự hỗ tương ảnh hưởng giữa hai phần tri và hành; và tri
chỉ đi tới cứu cánh khi hành đi tới cứu cánh. Như vậy, một cái tri toàn vẹn có
nghĩa là một cái hành toàn vẹn. Ở đây ta thấy rõ tri hành quả là hợp nhất.
Tri hướng dẫn Hành,
và Hành làm sáng tỏ thêm cho Tri.
(Để hiểu thêm về vấn đề nầy, xin đọc cuốn ĐỂ HIỂU ĐẠO PHẬT của
PHƯƠNG BỐI - trang 23 đến 28 - do Phật Học Viện Trung phần xuất bản, 1959).
Vì vậy, những áp dụng
và thực tập rất cần thiết cho người hành giả muốn tự đào luyện cho mình một khả
năng nhận thức sâu rộng. Nhưng áp dụng gì và thực tập gì? Áp dụng và thực tập
những ý niệm chân xác hơn về thực tại (xin nhớ là chân xác hơn) mà ta học từ đức
Phật. Ví dụ nguyên lý duyên sinh, vô thường, vô ngã. Đó là những nguyên lý mà
vì không có nhận thức sâu sắc và thường xuyên ta đã vi phạm trong khi ta hành động,
tức là trong khi chúng ta sống. Những nguyên lý ấy, đôi khi lý trí của ta cũng
trực nhận được, nhưng chúng không ngự trị trong ý thức ta một cách trường cửu
mà chỉ thoáng bay qua. Lý do là vì trong ta những ý dục và sân hận thường lui tới
xâm chiếm. Do đó chúng lấn áp và trùm chiếm nhận thức không cho sáng tỏ. Như thế,
vấn đề đặt ra cho chúng ta là:
- Làm sao nhận thức duyên sinh vô thường và vô ngã có thể thường xuyên ngự trị trong ta.
- Làm sao cho dục vọng và sân hận đừng vây chiếm nhận thức ta.
Thực hiện được hai điều
ấy, ta sẽ nắm vững được ta và sẽ hành động đúng với nguyên lý duyên sinh, vô
thường, vô ngã; và sẽ không thêm một nguyên nhân đau khổ nào nữa. Để thực hiện
hai điều ấy, đạo Phật đề nghị:
I. ĐỊNH TÂM: Mỗi ngày phải có những giờ giấc thực tập,
tập trung tư tưởng về một đối tượng, đình chỉ những loạn tưởng, tiêu diệt những
vọng tưởng để phát triển nhận thức bát nhã. Đây là cả một kỹ thuật tu luyện. Ta
phải học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của một thiền sư hay một người đã
đi trước ta hơi xa. Tập trung tư tưởng về một đối tượng (như nguyên lý vô thường,
vô ngã) để duy trì đối tượng ấy trong ta một thời gian lâu dài, để nó thâm nhập
và huân tập (xông ướp, danh từ duy thức học Phật giáo) mạnh mẽ vào nhận thức ta.
Cũng có nghĩa là để đối tượng ấy bừng sáng và tỏa chiếu trong nhận thức ta. Ý
thức ta, khi tập trung vào một điểm đối tượng, sẽ trở thành sức mạnh có thể làm
bừng sáng đối tượng ấy - như một thấu kính hội tụ (lentille convergente) có thể,
dưới ánh sáng mặt trời, đốt cháy một bông cỏ. Đình chỉ những loạn tưởng, là để
chúng đừng phát sinh, tác động và ảnh hưởng trên bản thân và hành động ta một
cách tự do và uy quyền như trước. Sức mạnh do ý lực đem lại, với bối cảnh tiềm
thức và vô thức đồng huân, đồng biến, sẽ là một lưỡi gươm sắc bén chặt đứt dần
vọng tưởng đang phát khởi và đã phát khởi hiện còn gốc rễ (chủng tử) trong vô
thức (Alaya, theo danh từ duy thức học).
Điều nầy cần được học
hỏi trong giáo lý Duy thức.
II. TRÌ GIỚI: Nhưng làm thế nào để thực hiện định
tâm? Một cuộc sống buông thả, không kỷ cương, không khuôn phép là điều kiện cho
vọng tưởng và ý dục lộng hành. Bởi vì định tâm không thể thực hiện được bằng một
vài giờ thiền quán và một vài giờ thiền quán mỗi ngày chưa chắc đối trị lại được
với suốt ngày vọng động buông thả. Cho nên khi đi, đứng, nằm, ngồi, hoạt động,
sinh hoạt, người hành giả cũng phải tập giữ chính niệm nghĩa là chuyên nhớ đến
nguyên lý hành động. Mà muốn dễ giữ chính niệm, muốn dễ thực hiện định tâm, ta
phải khép mình trong một nếp sống thuận lợi cho sự phát triển thiện niệm và để cho
tà niệm khó lộng hành. Nếp sống ấy là một nếp sống được quy định bởi những giới
luật.
Ta thường làm những gì ta nghĩ và ta thường nghĩ những gì ta làm. Điều ấy giản dị quá, ai cũng nhận thấy. Vì vậy, người hành giả không làm những gì do ý dục và sân hận ra lệnh, để không nghĩ đến những gì có dục tính và sân tính. Hành giả lại không nghĩ đến những gì có ý dục tính và sân tính để không làm những gì do dục ý và sân ý ra lệnh.
Hành giả càng tiến tới
thì si tính của nhận thức càng bị tiêu hoại và nhường chỗ cho tuệ tính của bát
nhã. Tham dục sân hận và si độn càng tiêu hoại thì khả năng giác ngộ càng phát
triển. Một ngày kia, hành giả đi đến sự thực hiện toàn vẹn tuệ tính của nhận thức
mình.
Vì sự sống không cho
phép ta có nhiều điều kiện để tự thực hiện một cuộc thoát xác mau chóng như ý
ta muốn - nghĩa là làm thiền sư – ta hãy cố gắng xếp đặt một chương trình sống
hợp lý hơn, có nhiều điều kiện hơn, để thực hiện nhận thức giác ngộ. Ta có thể
học tập, thiền quán và áp dụng đạo Phật trong bất cứ một cuộc sống vất vả và bận
rộn nào. Nhưng thực ra, vất vả và bận rộn nhiều hay ít cũng tùy ở ta.
0 Đánh giá