Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Điều Huyền Bí Ẩn Kín – Osho
(Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn)
Chương 1. Bí Mật Của Hình Dạng, Âm Thanh Và Hương Thơm
Nghe hoặc Tải MP3 'Điều Huyền Bí Ẩn Kín' ê
Giả sử chúng ta có
chìa khoá trong tay. Chúng ta không thể hiểu được một cách trực tiếp chủ định của
nó từ bản thân chìa khoá, mà cũng không thể hình dung được từ bản thân chìa
khoá này rằng một kho báu lớn có thể được lộ ra với sự giúp đỡ của nó. Không có
chỉ dẫn ẩn kín trong chìa khoá này liên quan tới kho báu; bản thân chìa khoá
này bị đóng. Cho dù chúng ta phá nó hay chặt nó thành từng mảnh, chúng ta có thể
thấy kim loại mà nó được làm ra, nhưng chúng ta không thể biết được bất kì cái
gì về kho báu ẩn kín mà chìa khoá này có năng lực làm lộ ra. Và bất kì khi nào
một chìa khoá như vậy được gìn giữ trong một thời gian dài, nó chỉ trở thành
gánh nặng trong cuộc sống của chúng ta.
Trong cuộc sống có
nhiều chìa khoá như vậy mà có thể mở các cánh cửa của các kho báu ngay cả ngày
nay, nhưng không may là chúng ta không biết gì về những kho báu đó, cũng chẳng
biết về những ổ khoá kia mà có thể được mở ra. Khi chúng ta không biết cả về
kho báu lẫn ổ khoá, thế thì cái còn lại trong tay chúng ta thậm chí không thể
được gọi là chìa khoá. Nó chỉ có thể là chìa khoá nếu nó mở ổ khoá. Cùng chìa
khoá này có thể làm lộ ra các kho báu lúc nào đó trong quá khứ, nhưng vì ngày
nay chẳng cái gì có thể được mở khoá, chìa khoá này đã trở thành gánh nặng.
Nhưng ngay cả như vậy, bằng cách nào đó chúng ta không cảm thấy thích vứt nó
đi.
Chìa khoá này đã để lại
một loại hương thơm vương vấn trong tâm trí vô thức của con người. Có thể bốn
nghìn năm trước nào đó chìa khoá đó đã mở ổ khoá nào đó, và các kho báu đã được
tìm thấy: việc nhớ lại điều đó trong tâm trí vô thức làm cho chúng ta mang gánh
nặng của chìa khoá đó tới ngày nay. Dù người ta có thể được thuyết phục nhiều
thế nào về sự vô dụng của chìa khoá này, chúng ta không thể thu được dũng cảm để
vứt nó đi. Trong góc không biết nào đó của tim vẫn còn vương vấn hi vọng rằng
ngày nào đó ổ khoá nào đó có thể được mở ra bởi nó.
Lấy ví dụ, chẳng hạn,
các đền... Không có giáo phái nào trên thế giới đã không xây dựng cái gì đó như
đền - không thành vấn đề liệu nó được gọi là masjid hay nhà thờ hay nhà thờ Do
Thái. Ngày nay chúng ta vẫn có thể biết cái gì đó từ các giáo phái khác, nhưng
đã có thời mà chúng ta thậm chí đã không biết về sự tồn tại của các giáo phái
khác, cho nên không có cách nào để biết từ các giáo phái khác. Đền không phải
là kết quả tưởng tượng của những người lập dị nào đó, mà gốc rễ của nó nằm đâu
đó sâu trong ý thức bên trong của con người.
Con người có thể đã sống
xa xôi trong rừng, hay trên núi, hay trong hang, hay trên bờ sông - con người
có thể đã sống ở bất kì chỗ nào vì vấn đề đó - nhưng bất kì chỗ nào con người
đã sống, con người đã xây dựng cái gì đó tựa như đền. Cái gì đó đã bắt nguồn từ
tâm thức của con người. Không có bắt chước mù quáng trong điều đó; chúng đã
không được xây dựng bằng việc nhìn vào các đền khác. Cho nên mọi đền đã có hình
dạng và kiểu cách khác nhau, nhưng chúng bao giờ cũng tồn tại.
Có nhiều khác biệt giữa
đền và masjid, cách bố trí và lập qui hoạch là khác hoàn toàn lẫn nhau, nhưng
không có khác biệt trong khát vọng hay thôi thúc bên trong của con người. Con
người có thể ở bất kì chỗ nào; cho dù không xa lạ và quen thuộc, con người ở
cùng với những người khác, con người mang cùng hạt mầm tiềm tàng ở đâu đó trong
tâm thức của mình.
Điều khác đáng để ý
là ở chỗ mặc dầu hàng nghìn năm đã trôi qua và chúng ta không có manh mối gì về
các ổ khoá hay kho báu ẩn kín, dầu vậy chúng ta liên tục mang những chìa khoá
kì lạ dường như dưới sự quyến rũ của trí nhớ lay lắt nào đó. Mặc cho mọi công
kích lên điều này - lí trí cố làm nát vụn nó từ mọi phía; cái gọi là người trí
thức hiện tại không chấp nhận nó - dầu vậy trái tim con người trân quí kí ức
này và tiếp tục bị say mê bởi nó. Cho nên chúng ta nên nhớ rằng mặc dầu ngày nay
con người không nhận biết về nó, vậy mà ở đâu đó trong vô thức của chúng ta có
tiếng vọng âm vang điều cho chúng ta biết rằng những ổ khoá nào đó có thời đã
được dùng để mở.
Tại sao điều này được
lưu giữ trong vô thức? Chỉnh bởi vì không người nào trong chúng ta là mới với
thế giới này. Mọi người trong chúng ta được sinh đi sinh lại mãi, và không bao
giờ có lúc mà chúng ta không tồn tại. Điều chúng ta đã biết một cách có ý thức
trong ngày đã qua bây giờ, hôm nay là vô thức, bị chôn vùi bên trong chúng ta
dưới hàng nghìn tầng là vô thức. Nếu trong ngày đã qua chúng ta đã biết ý nghĩa
và các bí mật sâu hơn của đền và đã trải nghiệm việc mở ra của cánh cửa bên
trong nào đó, thế thì ở đâu đó trong chỗ thầm kín của vô thức kí ức đó vẫn nằm
đó được ghi nhớ. Trí tuệ có thể phủ nhận toàn bộ sự tồn tại của nó, nhưng trí
tuệ không thể đạt tới chiều sâu đó nơi kí ức được giữ lại.
Cho nên mặc cho mọi
chướng ngại, mặc cho việc có vẻ vô nghĩa của nó theo mọi cách, đây là cái gì đó
còn dai dẳng, cái không thể bị loại bỏ đi. Nó có thể lấy hình thể mới, nhưng nó
tiếp tục. Đây là khả năng duy nhất nếu chúng ta đã biết cái gì đó một số vô hạn
lần trong cuộc hành trình lâu dài vô hạn của sinh và tử - mặc dầu chúng ta có
thể không nhớ được nó hôm nay.
Ngoài việc có hữu dụng
bên ngoài - như phương tiện cho mục đích - từng trong những điều này cũng có ý
nghĩa và chủ định sâu hơn.
Hấp dẫn phổ quát này
về việc làm ra đền mang tính kế thừa chỉ có trong con người. Con vật làm chỗ cư
ngụ của chúng, và chim làm tổ, nhưng chúng không làm đền. Khi phân biệt con người
với con vật, một đặc trưng nổi bật là ở chỗ con người là con vật làm ra đền;
không con vật nào khác làm ra đền. Cung cấp chỗ cư ngụ nào đó cho bản thân mình
là tuyệt đối tự nhiên vì nó được mọi sinh vật làm. Chim và thú làm điều đó,
ngay cả côn trùng nhỏ cũng là điều đó, nhưng làm nhà cho điều thiêng liêng là đặc
trưng phân biệt của con người.
Không có nhận biết
sâu nào đó của con người về điều thiêng liêng, đền không thể được xây dựng. Cho
dù nhận biết đó về sau bị mất đi, đền sẽ vẫn còn lại; và điều hoàn toàn chắc chắn
là nó không thể được xây dựng mà không có kinh nghiệm sâu sắc về điều thiêng
liêng.
Bạn làm nhà khách vì
khách liên tục tới thăm bạn. Nếu như không có khách, bạn chắc đã không phí tiền
vào nhà khách. Nhưng cho dù có thể không có khách bây giờ, nhà khách vẫn còn lại.
Cho nên toàn thể ý tưởng về làm đền hay điện thờ cho điều thiêng liêng phải đã
được quan niệm trong những khoảnh khắc mà điều thiêng liêng đã không chỉ là vấn
đề tưởng tượng mà là thực tại sống cho mọi người. Chính quá trình hoá thân của
điều thiêng liêng trên thế gian đã làm ra sự cần thiết phải có các chỗ đặc biệt
ở mọi ngóc ngách xó xỉnh của thế giới, nơi có thể phục vụ như chỗ cư ngụ đặc biệt
cho ngài. Để đón nhận đúng bất kì cái gì, những thu xếp thích hợp phải được thực
hiện.
Nó có thể được hiểu
theo cách này... Sóng radio đang đi qua khắp quanh chúng ta, nhưng chúng không
thể bắt được nếu không có máy thu radio. Ngày mai, nếu có thế chiến thứ ba và nếu
mọi công nghệ bị phá huỷ nhưng bằng cách nào đó máy thu radio đã may mắn được bỏ
lại nguyên si, bạn chắc sẽ không muốn vứt nó đi. Mặc dầu bạn biết rằng bạn
không thể phát thanh, hoặc không thể chỉnh đài theo bất kì chương trình nào,
hay ngay cả không tìm được một kĩ thuật viên để sửa nó, bạn chắc sẽ không muốn
vứt chiếc radio đi.
Sau vài thế hệ trong
gia đình bạn, nếu bất kì người nào định hỏi về cách dùng radio, không ai trong
gia đình bạn còn sống mà sẽ có khả năng đáp lại. Họ có thể chỉ nói rằng bố họ
và ông cha họ đã nhấn mạnh vào việc giữ nó, cho nên họ tiếp tục giữ nó. Ông cha
họ không bao giờ bảo họ nó là để làm gì, họ không biết cách dùng nó và do vậy
nó chẳng giúp gì cho họ; cho dù chiếc radio đó bị tháo hết ra, chẳng cái gì có
thể được biết. Bằng việc mở radio ra, không thể biết được rằng vào lúc nào đó
trong quá khứ âm nhạc và lời nói có thể đã được nghe qua nó. Chiếc radio chỉ được
dùng để làm việc như một trạm thu cho cái gì đó đang xảy ra ở đâu đó khác,
nhưng nó có thể bắt lấy sóng và làm việc như một phương tiện để đưa chúng ra
như âm thanh cho người nghe. Đích xác theo cùng cách này, đền được dùng để vận
hành như công cụ thu nhận.
Mặc dầu tính thượng đế
là ở mọi nơi và con người cũng hiện diện ở mọi nơi, chỉ trong hoàn cảnh đặc biệt
nào đó bên trong chúng ta mà chúng ta trở nên được hoà điệu với tính thượng đế
đó. Cho nên đền đã phục vụ như trung tâm của tính cảm nhận để tạo khả năng cho
chúng ta cảm thấy sự tồn tại thiêng liêng, tính thượng đế, tính cao cả tâm
linh. Toàn thể việc sắp xếp trong đền được thúc đẩy xem xét theo mục đích này.
Các kiểu người khác nhau đã nghĩ tới đa dạng cách sắp xếp, nhưng điều đó không
có hệ quả gì mấy. Không có khác biệt nếu đa dạng nhà chế tạo sản xuất ra các
radio với việc tổ hợp các chuyên môn riêng của họ, với hình và dáng khác nhau,
chừng nào chủ định tối thượng này vẫn cùng là một điều.
Đền ở Ấn Độ chủ yếu
đã được xây dựng từ một trong ba hay bốn hình mẫu; các đền khác chỉ là bản sao
của những đền này. Mái vòm của đền đã dựa trên mô hình bầu trời. Đã có chủ định
nền tảng cho điều này. Nếu tôi ngồi dưới bầu trời mở và lẩm nhẩm
"Aum," giọng của tôi sẽ bị mất hút, vì sức mạnh của giọng nói cá nhân
sẽ bị bao bọc bởi cái bao la của bầu trời. Tôi sẽ không có khả năng nghe thấy
tiếng dội lại, tiếng vọng của việc tụng của tôi - mọi lời cầu nguyện sẽ mất hút
trong cái bao la của bầu trời.
Mái vòm đã được xây dựng để cho việc vang vọng của lời cầu nguyện có thể bật lại vào chúng ta. Mái vòm chỉ là bản mẫu nửa hình tròn, nhỏ của bầu trời. Nó có cùng hình dáng như bầu trời chạm đất ở cả bốn bên. Bất kì lời cầu nguyện hay lời tụng nào được làm dưới vòm của nó sẽ không bị mất hút như chúng sẽ bị mất hút trong bầu trời bao la, vì mái vòm sẽ ném chúng trở lại hướng tới người cầu nguyện. Mái vòm càng tròn, càng dễ cho âm thanh dội trở lại, và tiếng vọng của nó tăng lên theo cùng tỉ lệ.
Khi thời gian trôi
qua ngay cả đá cũng được phát hiện ra là có thể tăng gấp bội việc vang vọng tới
mức vô cùng. Có một phòng cầu nguyện Phật giáo trong các hang Ajanta nơi đá vọng
lại âm thanh với cùng sự mãnh liệt như của nhạc cụ Ấn Độ, đàn tabla. Nếu chúng
ta gõ vào những hòn đá đó với cùng lực như được dùng trong việc chơi đàn tabla,
chúng sẽ cho ra cùng âm lượng. Đá thường được dùng trong việc xây dựng mái vòm
không có năng lực vọng lại những âm thanh rất tinh tế nào đó, và do vậy một kiểu
đá đặc biệt đã được dùng.
Chủ định đằng sau mọi
điều này là gì? Chủ định là ở chỗ khi bất kì người nào tụng "Aum," và
điều đó được làm rất mãnh liệt, mái vòm của đền tạo ra âm thanh vang vọng, hình
thành vòng tròn của việc tụng hay âm thanh. Mái vòm của đền, bởi chính bản chất
của thiết kế của nó, giúp việc hình thành vòng tròn bằng việc vọng lại âm thanh
này. Vòng tròn âm thanh như vậy là duy nhất. Nếu "Aum" được tụng dưới
bầu trời mở, không vòng tròn âm thanh nào sẽ được hình thành, và bạn sẽ không
bao giờ trải nghiệm niềm vui đó.
Khi việc hình thành
vòng tròn này xảy ra, bạn không còn chỉ là người cầu nguyện khiêm tốn trước điều
thiêng liêng, mà bạn trở thành người nhận - điều đó nói lên, người có lời cầu
nguyện được trả lời. Và với việc vang vọng đó, kinh nghiệm thiêng liêng bắt đầu
đi vào bạn. Mặc dầu âm thanh được tạo ra trong việc tụng mang tính người, khi
nó được vọng lại, nó vang vọng với tốc độ mới, và khi nó được hấp thu, các tiềm
năng khác được thoát ra.
Những đền hình dáng
mái vòm đã được dùng để hình thành các vòng tròn âm thanh qua việc tụng các mật
chú. Nếu người ta làm việc tụng khi ngồi một mình trong an bình và im lặng hoàn
hảo, ý nghĩ sẽ dừng lại. Một mặt vòng tròn được hình thành, và mặt khác, ý nghĩ
đi tới chỗ dừng. Như tôi vẫn thường nói, vòng tròn năng lượng được hình thành
ngay cả trong hành động giao hợp dục giữa đàn ông và đàn bà, và khi việc hình
thành vòng tròn như vậy xảy ra - đó là khoảnh khắc trỏ tới siêu tâm thức.
Nhìn các tượng Phật
và Mahavira trong tư thế padmasan hay siddhasan mà xem. Những điều này chỉ dẫn
các phương pháp khác cho việc hình thành những vòng tròn như vậy. Khi chúng ta
ngồi khoanh hai chân lại và tay để trên chân, thế thì toàn thân bắt đầu hoạt động
như một vòng tròn. Thế thì điện thân thể không thể thoát ra, và một mạch được tạo
ra. Ngay khi mạch này được tạo ra, người ta trở thành vô suy nghĩ. Nếu chúng ta
dùng ngôn ngữ của kĩ sư điện, có thể nói rằng đám các ý nghĩ ồn ào bên trong
tâm trí hiện hữu vì việc không tạo ra mạch điện bên trong của chúng ta. Ngay khi
mạch này được tạo ra năng lượng bên trong trở nên cân bằng và im lặng. Cho nên,
việc tạo ra vòng tròn năng lượng với sự giúp đỡ của mái vòm của đền đã là tiến
bộ lớn, và đây đã là chủ định và ý nghĩa sâu của nó.
Chúng ta thấy những
cái chuông hay cồng lớn ở lối vào các đền, và những thứ này phục vụ cho cùng một
chủ định. Khi bạn tụng "Aum," mặc dầu bạn có thể làm rất yên tĩnh và
chú ý của bạn có thể ở chỗ nào đó khác, âm thanh của chuông sẽ lập tức mang chú
ý của bạn trở lại vòng tròn của âm thanh được tạo ra bởi chuông rung. Điều đó
cũng giống như khi hòn đá được ném vào trong ao, tạo ra hết gợn sóng nọ tới gợn
sóng kia.
Trong các đền Tây Tạng,
thay vì chuông hay cồng, họ để một cái bát lớn được làm từ đa dạng kim loại, và
một chiếc đũa để quay tròn bên trong nó. Đũa này được quay trong cái bát bẩy lần,
và thế rồi nó đập một lần vào bát với tiếng choang lớn. Những rung động được tạo
ra trong bát tạo ra âm thanh tựa như, "Mani padme hum" - toàn thể câu
mật chú này. Cái bát vang vọng âm thanh, "Mani padme hum," không phải
một lần, mà bẩy lần. Quay chiếc đũa bên trong bát nhanh, bẩy lần, đập vào bát
và thế rồi lấy đũa ra - và thế thì bạn sẽ nghe thấy tiếng vọng của mật chú,
"Mani padme hum," bẩy lần. Mặc dầu âm thanh này sẽ trở nên mỗi lúc một
nhỏ đi, nó sẽ được nghe thấy bẩy lần.
Tương tự, trong đền
có mái vòm tạo ra bên trong bản thân bạn câu mật chú, "Aum mani padme
hum," và lắng nghe: đền sẽ vọng lại nó. Mọi tế bào thân thể bạn sẽ nhận
rung động này và trả lại nó với sự ngân vang sâu sắc hơn. Sau vài khoảnh khắc bạn
không có mà đền cũng sẽ không có đó - chỉ các vòng tròn năng lượng sẽ được cảm
thấy.
Cần phải nhớ rằng âm
thanh là một dạng tinh tế của điện. Bây giờ ngay cả khoa học cũng đồng ý với điều
này. Thực ra, mọi thứ đều là một dạng của điện. Nhưng các hiền nhân Ấn Độ đi xa
thêm một bước và nói rằng điện là hình dáng của âm thanh, rằng âm thanh là cơ sở,
không phải là điện. Đó là lí do tại sao họ gọi điều tối thượng là shabda-brahma
- "âm thanh là thực tại tối thượng."
Bây giờ có tương tự lớn
về cách tiếp cận giữa các nhà tư tưởng phương Đông và các nhà khoa học hiện đại,
khác biệt duy nhất là cái nào trong hai điều này là chủ chốt. Nhà khoa học nói
rằng điện là chủ chốt, trong khi hiền nhân nói rằng độ dầy đặc âm thanh tạo ra
điện. Điều này có nghĩa là trong tương lai gần khoa học sẽ phải nghiên cứu khía
cạnh tuyệt đối của âm thanh.
Hiểu biết của hiền
nhân bắt nguồn từ trải nghiệm về âm thanh được tạo ra dưới mái vòm của đền. Khi
âm thanh mãnh liệt của "Aum" được tạo ra trong đền bởi người sùng
kính, trong vòng vài phút người đó cảm thấy rằng cả người đó lẫn đền không có
đó, nhưng duy nhất điện còn lại. Kết luận này không được đạt tới trong bất kì
phòng thí nghiệm nào - những người đã làm ra những tuyên bố đó đã không có
phòng thí nghiệm, đền của họ phục vụ như phòng thí nghiệm duy nhất của họ. Ở đó
họ đã trải nghiệm rằng mặc dầu họ đã bắt đầu với âm thanh, cái còn lại lúc cuối
là điện. Để trải nghiệm biến đổi này của âm thanh, đền có mái vòm được làm ra.
Khi người phương Tây
thấy đền Ấn Độ lần đầu tiên, họ nghĩ chúng rất mất vệ sinh. Bởi chính bản chất
của quan niệm của người Ấn Độ, đền không thể có nhiều cửa và cửa sổ. Chỉ có một
cửa ra vào, và cửa đó nữa cũng rất nhỏ. Ý tưởng đằng sau điều này là để đảm bảo
rằng vòng tròn âm thanh được tạo ra trong đền trở nên không bị cản trở. Thế thì
không có gì ngạc nhiên rằng những người phương Tây đó đã đi xa với ấn tượng rằng
những đền đó xám xịt, tăm tối và bẩn thỉu, và rằng ngay cả không khí trong lành
cũng không thể đi vào trong chúng được. Theo so sánh, nhà thờ riêng của họ đầy
không khí và sạch sẽ và có nhiều cửa ra vào và cửa sổ lớn qua đó ánh sáng và
không khí trong lành có thể dễ dàng đi vào và giữ cho nhà thờ của họ vệ sinh.
Tôi đã kể cho bạn trước
đây rằng khi bí mật về việc dùng khoá bị quên đi, mọi loại khó khăn nảy ra.
Ngày nay không một người Ấn Độ nào sẽ có khả năng nói tại sao đền đã không được
làm với các cửa sổ và nhiều cửa ra vào. Cho nên khi được hỏi chúng ta cũng cảm
thấy thiên về đồng ý rằng các đền của chúng ta là không vệ sinh; không ai có thể
tranh cãi rằng trong những đền này những người mạnh khoẻ nhất đã sống và không
người bệnh nào đã được phép bước vào. Nhưng người thường cầu nguyện và tôn thờ ở
đó thường là một số trong những người mạnh khoẻ nhất, theo nghĩa thực của thuật
ngữ này.
Tại sao? Dần dần người
ta bắt đầu nhận ra rằng âm thanh được tạo ra bởi việc tụng "Aum" có
hiệu ứng làm thuần khiết duy nhất. Có những âm thanh nào đó mà có hiệu quả làm
thuần khiết, và có những âm thanh khác gây ô uế. Một số âm thanh đặc biệt hành
động như cái ngăn cản bệnh tật, và có những âm thanh khác mời gọi bệnh tật. Tuy
nhiên, toàn thể khoa học về âm thanh bị mất rồi.
Những người đã nói rằng
âm thanh là hiện hữu tuyệt đối đã nói điều tối thượng mà có thể được nói về âm
thanh. Không có trải nghiệm nào lớn hơn hiện hữu tuyệt đối, và họ đã không biết
bất kì cái gì sâu hơn âm thanh mà họ có thể dùng để diễn đạt bản thân họ.
Mọi giai điệu và làn
điệu và những thay đổi của chúng đều được sinh ra ở phương Đông. Đây là những
việc mở rộng của kinh nghiệm về sự hiện hữu tuyệt đối dưới hình thể âm thanh.
Tác phẩm âm nhạc, cũng như mọi hình thể nhảy múa, được bắt nguồn trong các đền
và về sau đã được phát triển ở chỗ khác như các nghệ thuật đặc biệt. Chính là
chỉ trong đền mà người sùng kính đã trải nghiệm hiệu quả của âm thanh trong vô
vàn biến thể của nó - nhiều tới mức khó mà giữ bất kì việc đếm nào.
Mới bốn mươi năm trước
một người ẩn dật đã sống ở Varanasi tên là Vishuddhananda. Ông ấy đã làm hàng
trăm cuộc biểu diễn để chứng minh rằng qua âm thanh đặc biệt nào đó có thể giết
chết ai đó. Ông sadhu này thường ngồi dưới mái vòm trong đền, đền mà có thể được
nói là hoàn toàn không vệ sinh theo thuật ngữ hiện đại. Lần đầu tiên, trong sự
hiện diện của ba bác sĩ từ Anh, một thực nghiệm đã được tiến hành. Các bác sĩ
đem một con chim sẻ vào trong đền cùng họ. Vishuddhananda làm ra âm thanh nào
đó: con chim sẻ run rẩy một chốc và thế rồi lăn ra chết. Các bác sĩ khám nó và
công bố nó chết. Thế rồi Vishuddhananda làm âm thanh khác nào đó: con chim sẻ
quay lại sống và bắt đầu run rẩy lần nữa. Thế rồi lần đầu tiên người ta nhận ra
rằng tác động của âm thanh có thể tạo ra hiệu ứng đặc biệt.
Bây giờ chúng ta sẵn
sàng chấp nhận rằng những hiệu ứng nào đó được tạo ra bởi âm thanh nào đó vì
khoa học có thể chứng minh được điều đó. Bây giờ chúng ta nói rằng nếu một tia
sáng đặc biệt chiếu lên thân thể bạn, nó sẽ mang tới kết quả đặc biệt; nếu một
thuốc đặc biệt được chỉ định cho bệnh nhân, nó sẽ tạo ra kết quả đặc biệt; nếu
một mầu đặc biệt được dùng, chúng mang tới hiệu quả đặc biệt. Thế thì tại sao
âm thanh đặc biệt không gây ra hiệu quả nào đó?
Bây giờ có một số
phòng thí nghiệm ở phương Tây đang tích cực tham gia vào trong điều tra mối
quan hệ giữa âm thanh và sự sống, và hai hay ba phòng thí nghiệm đã đạt tới kết
luận có ý nghĩa sâu sắc.
Trong hai phòng thí
nghiệm các nhà khoa học đã thành công trong việc chứng minh rằng âm thanh đặc
biệt có thể tạo ra nhiều sữa hơn trong việc sinh sữa mẹ. Qua những âm thanh nào
đó cây cối có thể được làm cho nở hoa trong vòng hai tháng thay vì sáu tháng
thông thường. Và bò cho lượng sữa gấp đôi nếu âm nhạc êm dịu được chơi vào lúc
vắt sữa. Mọi trại sản xuất sữa ở Nga ngày nay sử dụng phương pháp mới nhất này
vào lúc vắt sữa. Và một ngày không xa khi mọi quả và rau sẽ được mọc lên cùng với
sự giúp đỡ của những âm thanh đặc biệt. Các trình diễn đã được làm trong các
phòng thí nghiệm, và đó chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi nó được làm trên
qui mô lớn hơn. Ngay cả quả, rau và sữa bị ảnh hưởng bởi âm thanh, điều đáng
không bị ảnh hưởng bởi âm thanh.
Ốm bệnh và mạnh khoẻ
phụ thuộc vào những sóng âm đặc biệt, cho nên trong quá khứ mọi người đã làm những
thu xếp vệ sinh trong đền của họ điều không phụ thuộc vào không khí theo bất kì
cách nào. Họ không tin rằng chỉ việc cấp không khí dư thừa dẫn tới mạnh khoẻ tốt.
Bằng không, điều không thể quan niệm được là qua thời kì năm nghìn năm họ đã
không thể chạm tới ý tưởng về thông gió đúng trong chỗ tôn thờ của họ.
Những người ẩn dật Ấn
Độ thường ngồi trong các hang động nơi không ánh sáng hay không khí nào đi vào,
hay người đó ngồi trong các đền với cửa nhỏ nơi người ta phải cúi thấp để đi
vào. Có một số đền nơi bạn phải nằm ra và bò để vào được; và thậm chí có một số
đền người ta chỉ có thể đi vào bằng việc tụng. Mặc cho điều này, đã không có ốm
bệnh nào tác động lên sức khoẻ của người sùng kính. Đó là kinh nghiệm của chúng
ta qua hàng nghìn năm. Nhưng khi, dưới ảnh hưởng của người phương Tây, chúng ta
có thể bắt đầu hoài nghi lần đầu tiên, cửa đền của chúng ta đã được làm lớn hơn
và cửa sổ đã được lắp đặt. Chúng ta đã hiện đại hoá các đền; nhưng trong việc
làm như vậy chúng ta đã cải tạo chúng thành nhà bình thường. Độ vang và kiến
trúc của đền có kết nối sâu sắc.
Có một qui định đặc
biệt như với góc mà qua đó âm thanh được tạo ra. Có những qui định để tạo ra âm
thanh trong khi đứng và trong khi ngồi. Thậm chí còn có qui định về âm thanh có
thể được tạo ra chỉ khi nằm, vì tác động của âm thanh sẽ có ảnh hưởng nào đó được
tạo ra khi đứng, và sẽ lại thay đổi khi được tạo ra lúc bạn ngồi. Điều cũng được
làm rõ ràng là âm thanh nào sẽ được tạo ra cùng nhau và âm thanh nào được tạo
ra một cách tách biệt. Cho nên điều thú vị cần lưu ý là mơ hồ được tạo ra khi
văn học Veda được dịch sang ngôn ngữ phương Tây.
Các ngôn ngữ phương
Tây nhấn mạnh vào ngôn ngữ hơn là phát âm, trong khi cái nhìn của Veda coi
nghĩa của lời được viết hay được nói không quan trọng bằng âm thanh đặc biệt mà
nó sẽ tạo ra, và việc hợp thành của âm thanh đó. Do đó tiếng Phạn mang tính
phát âm, không mang tính ngôn ngữ; nhấn mạnh là vào âm thanh nhiều hơn vào lời.
Và do vậy, trong hàng nghìn năm người ta đã cảm thấy rằng những kinh có giá trị
này phải không nên viết ra, vì điều tự nhiên là ngay khi nó được viết ra thì nhấn
mạnh vào âm thanh sẽ bị mất. Việc nhấn mạnh là ở chỗ tri thức được truyền qua
chỉ bằng lời từ mồm, thay vì trong việc viết, vì trong việc viết ra lời - chúng
sẽ đơn thuần là từ, và cảm giác tinh tế với âm thanh sẽ bị mất và do vậy trở
thành vô nghĩa.
Nếu chúng ta viết ra
lời Rama, những người đang đọc nó sẽ nói lời này theo nhiều cách khác nhau. Ai
đó sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào "r" và ai đó khác, nhấn mạnh nhiều hơn
vào "a," và rồi ai đó khác sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào "m."
Điều đó sẽ tuỳ thuộc và cá nhân người đọc. Cho nên ngay khi một lời được viết
ra, hiệu quả của âm thanh bị phá huỷ. Bây giờ, để hiểu hiệu quả của âm thanh của
những lời này, toàn thể việc luyện tập giải mã để phát âm những lời này sẽ phải
được thực hiện. Cho nên trong hàng nghìn năm đã có nhấn mạnh nhiều vào việc
không viết ra bất kì kinh sách nào, vì những người thấy cổ đại không muốn bố
trí phát âm bị mất. Kinh sách phải được truyền sang người khác trực tiếp bằng lời
từ mồm, cho nên kinh sách đã được biết là shrutis, nghĩa là cái được biết bởi
việc nghe.
Cái được truyền qua
trong dạng sách viết chưa bao giờ được chấp nhận là kinh sách. Điều đó đã toàn
dựa trên bố trí âm thanh một cách khoa học. Tại một số chỗ âm thanh phải nhỏ dịu,
và tại những chỗ khác nó phải là to. Rất khó viết ra những lời này dưới dạng
kinh sách. Ngày kinh sách được thu thành việc viết, bố trí bên trong bản chất,
cố hữu, nguyên bản của âm thanh bị mất. Không còn cần hiểu chỉ qua việc nghe. Bạn
có thể đọc kinh sách - nó là sẵn có ở chợ. Bây giờ không có mối quan hệ hay
liên quan tới âm thanh.
Điều quan trọng cần
lưu ý là việc nhấn mạnh của kinh sách chưa bao giờ là vào nghĩa. Nhấn mạnh vào
nghĩa trở thành có liên quan về sau, khi chúng ta đã thu những kinh sách đó
thành việc viết. Nếu cái gì đó được viết ra mà không có nghĩa điều đó sẽ là
không lành mạnh, cho nên nghĩa cần phải được cho những từ viết ra. Vẫn có những
phần nào đó của toàn bộ hiểu biết của Veda mà không nghĩa nào có thể được giải
mật - và đây là những phần thực, vì chúng mang tính phát âm toàn bộ. Chúng
không truyền đạt bất kì nghĩa nào.
Chẳng hạn, câu hỏi về
nghĩa của mật chú Tây Tạng, "Aum mani padme hum," không nảy sinh vì ý
nghĩa của nó mang tính phát âm toàn bộ. Tương tự, không có vấn đề về bất kì
nghĩa nào trong mật chú,"Aum," nhưng nó có tác động dựa trên âm
thanh, điều tạo ra hiệu ứng đặc biệt. Khi thiền nhân lặp lại, "Aum mani
padme hum," lặp đi lặp lại, âm thanh này tác động tới đa dạng luân xa và
chúng được kích hoạt. Vấn đề này không phải là của nghĩa, ý nghĩa liên quan tới
bản thân âm thanh. Cho nên sự kiện là các kinh sách cổ đã không đặt bất kì nhấn
mạnh nào vào nghĩa, nhưng vào tính tiện dụng của chúng - chủ định mà theo đó
chúng có thể được dùng và ích lợi mà có thể được đem ra từ chúng - xứng đáng với
sự chú ý đặc biệt của chúng ta.
Phật có lần đã được hỏi,
"Chân lí là gì?" Ông ấy đáp, "Chân lí là cái có thể được
dùng." Định nghĩa về chân lí là cái có thể được dùng. Khoa học sẽ định
nghĩa chân lí theo cùng cách này. Định nghĩa của nó sẽ có tính thực chứng: Chân
lí là cái có thể được đem ra dùng trong cuộc sống và là cái có thể được chứng
minh.
Nếu người ta nói rằng
khi hidro và ô xi được trộn lẫn, nước được tạo ra, chúng ta không quan tâm liệu
phát biểu đó là đúng hay không; nếu chúng ta có thể thấy rằng nước được tạo ra
từ việc trộn lẫn hidro và ô xi, điều đó là đúng, bằng không thì không đâu. Phát
biểu này trong bản thân nó không có tính hợp thức, tính hợp thức của nó là tính
tiện dụng của nó. Nếu có thể tạo ra nước theo cách đó, điều đó phải được chứng
minh bằng việc biểu diễn thực tại. Bây giờ khoa học đã chấp nhận định nghĩa này
về chân lí mà tôn giáo đã chấp nhận từ năm nghìn năm trước. Trong tôn giáo tính
tiện dụng là phép thử để kiểm nghiệm lại chân lí.
Mật chú
"Aum," không có nghĩa nhưng nó có tính tiện dụng; đền không có nghĩa
nhưng nó có tính tiện dụng. Việc dùng nó là nghệ thuật, và có dòng chảy cố hữu
trong mọi nghệ thuật điều không thể được dạy, nhưng phải được hấp thu.
Tôi đã đọc thấy rằng
có một hoàng đế ở Trung Quốc một nghìn năm trăm năm trước, người rất thích ăn
thịt - nhiều tới mức ông ta luôn để bò cái hay bò đực bị mổ thịt ngay trước mắt
ông ấy. Cùng một ông hàng thịt xẻ thịt súc vật ngay trước ông ta đều đặn mọi
sáng trong mười lăm năm. Một hôm hoàng đế hỏi, "Ta đã không thấy ông mài
dao mổ lần nào trong mười lăm năm. Lưỡi của nó không bị cùn sao?"
Ông hàng thịt đáp,
"Thưa bệ hạ không đâu, nó không cùn. Lưỡi trở nên cùn chỉ khi người xẻ thịt
không phải là chuyên gia, nếu ông ấy không biết chỗ nào để xẻ thịt. Người xẻ thịt
phải biết chỗ nào có xương và khớp, và thế thì dao xẻ có thể cắt con vật thành
hai bằng một nhát cắt. Nghệ thuật cắt này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
sau. Cho nên lưỡi dao không chỉ không trở nên cùn, nó trở nên sắc hơn hàng
ngày, với mọi nhát xẻ." Hoàng đế bảo người xẻ thịt dạy cho ông ta nghệ thuật
này.
Người xẻ thịt đáp,
"Điều đó sẽ là rất khó đấy. Tôi đã không học nghệ thuật này nhưng được thấm
đẫm nó từ việc quan sát bố tôi từ thời thơ ấu của tôi. Việc đó đã không được dạy
cho tôi, tôi đã hấp thu nghệ thuật này qua việc quan sát bố tôi mọi ngày. Lúc
thì tôi cầm dao xẻ cho bố tôi, và lúc thì tôi sẽ đo lường các chi của con vật.
Đó đã là cách tôi học nghệ thuật này. Nếu bệ hạ sẵn sàng làm cùng điều đó - đứng
bên cạnh tôi, lúc thì trao dao xẻ cho tôi và thế rồi lấy nó lại, lúc thì đơn giản
ngồi và quan sát - thế thì có lẽ bệ hạ sẽ học nghệ thuật này. Nhưng tôi không
thể dạy nó cho bệ hạ." Khoa học có thể được dạy, nhưng nghệ thuật phải được
hấp thu.
Mọi mật chú này đều
không có nghĩa, nhưng chúng có giá trị thực chứng và chúng ta đã làm cho con
cái chúng ta hấp thu chúng ở giai đoạn rất sớm. Chúng thường học việc dùng đền
mà thậm chí không bao giờ nhận biết về điều chúng đã học. Chúng sẽ học nghệ thuật
đi vào đền, cách ngồi đó và cách dùng những vùng ngoại vi linh thiêng. Bất kì
khi nào có việc khẩn cấp hay bất kì khó khăn nào, chúng sẽ chạy tới đền và thế
rồi về nhà, khi đã thu được sự cân bằng và yên bình. Từng buổi sáng chúng sẽ đi
tới đền, vì cái chúng thu được ở đó đã không thể nào tìm thấy được ở bất kì chỗ
nào khác. Nhưng tất cả điều này đã không được dạy cho chúng, chúng đã hợp nhất
nó ở giai đoạn rất sớm trong thời thơ ấu. Điều đó đã không được dạy cho chúng
nhưng đã được chúng hấp thu. Bất kì chỗ nào có nghệ thuật, nó không thể được dạy.
Hiện quả của âm thanh
trong đền, và bản thân đền, đã là việc bố trí cho việc thực nghiệm. Chừng nào
mà hiệu quả của âm thanh còn không được hiểu, toàn thể thực nghiệm này đã là vô
nghĩa.
Chẳng hạn, chính một
qui ước là mật chú chỉ nên được trao cho đệ tử bởi thầy. Việc nhấn mạnh là vào
mật chú được thầy đọc vào tai đệ tử. Bạn có thể đã biết mật chú trong một thời
gian dài, nhưng dầu vậy thầy sẽ thì thào nó vào tai bạn.
Bạn có thể tự hỏi,
"Cái gì mới trong điều này? Chẳng lẽ tôi đã không thể làm điều đó mà không
có thầy sao? Mọi người đều biết cách lặp lại mật chú, và dầu vậy thầy này đã
thì thào nó với mình dường như đó là bí mật lớn!" Nhưng điều được hiểu là ở
chỗ khi thầy nói điều đó vào tai đệ tử, thầy làm điều đó theo cách đặc biệt,
theo cách nhấn mạnh vào âm thanh nào đó - cái gì đó không được biết chút nào với
mọi người. Trong thực tế có những biến thể phát âm đa dạng của "Ram"
mà có những hiệu quả khác nhau.
Chúng ta biết câu
chuyện về hiền nhân Valmiki, nhưng chuyện cổ này giờ đã mất đi ý nghĩa thực của
nó và do vậy dường như là trẻ con. Nó kể rằng Valmiki là người thất học và đơn
thuần chất phác. Thầy của ông ấy bảo ông ấy nhẩm mật chú, "Rama,
rama," nhưng sau một lúc ông ấy quên mất và bắt đầu tụng theo lối nói ngược,
"Mara, mara" - và đã trở nên chứng ngộ!
Khi chìa khoá thực để
gỡ những điều huyền bí như vậy trở nên bị mất, mọi loại hoài nghi nảy sinh. Sự
kiện là ở chỗ trong khi tụng mật chú, "Rama, rama," sau một thời gian
bạn tự động bắt đầu tụng, "Mara, mara," cho nên tạo ra một đường
vòng. Khi "Rama, rama" được tụng nhanh, việc tụng này biến thành
"Mara, mara"; thế thì nó có nhấn mạnh phát âm đúng. Thế thì cái gì đó
duy nhất xảy ra: bạn dừng hiện hữu, bạn không còn nữa, và trong chính khoảnh khắc
đó khi bạn dừng hiện hữu hay bạn chết đi căn cước của bạn, mật chú trở nên đầy
đủ. Đó là khoảnh khắc của kinh nghiệm thực - khi bạn đã dừng lại, bản ngã của bạn
chết.
Điều thú vị cần lưu ý
là nếu quá trình này được hoàn thành đúng - bạn sẽ bắt đầu với việc lặp về
"Rama, rama," và một khoảnh khắc rất sớm nảy sinh khi thay vì thế bạn
sẽ lặp lại, "Mara, mara", và cho dù bạn muốn nói, "Rama," bạn
sẽ không có khả năng nói; toàn thể con người của bạn sẽ lặp lại, "Mara,
mara"... Vào khoảnh khắc đó bạn sẽ chết đi bản thân bạn - và đó là bước đầu
tiên của thiền. Khi việc chết đi bản thân bạn là toàn bộ, bạn sẽ đột nhiên thấy
rằng "Mara, mara" đang bắt đầu chuyển lại sang, "Rama,
rama." Khi "Rama, rama" đó bắt đầu từ bên trong bạn, không có việc
bạn làm nó, bạn sẽ thực tại trải nghiệm rama - nhưng không trước điều đó. Ở giữa,
việc biến đổi sang "Mara" là bản chất.
Cho nên có ba phần với
mật chú. Bắt đầu với "Rama," mất đi căn cước của bạn trong
"Mara," và thế thì mật chú này sẽ tiến hoá vào "Rama." Bước
thứ hai của "Mara" là phần cần thiết của quá trình này; chừng nào điều
đó chưa xảy ra ở giữa, trải nghiệm rama tối thượng, thực trong bước thứ ba
không thể xảy ra. Nếu bạn biết phát âm đúng và nếu bạn tụng nó đúng - nếu bạn
nhấn mạnh vào "ra" và ít nhất mạnh vào "m," chỉ thế thì
"Rama" sẽ đổi thành "Mara." Khi "m" ít được nhấn
mạnh, nó trở thành giống như thung lũng, và "r" trở thành đỉnh, nóc,
đỉnh cao nhất. Trong việc lặp lại của bạn "m" của "rama" với
ít nhấn mạnh, việc biến đổi xảy ra và bạn sẽ rất sớm thấy rằng "m" trở
thành đỉnh và "r" trở thành thung lũng. Thế thì bạn đang lặp lại,
"Mara, mara" mà không có việc biết về nó của bạn.
Như sóng trong đại
dương, sau mỗi đỉnh là một thung. Như sóng trong đại dương, âm thanh cũng có
sóng như cao trào và thoái trào trong âm nhạc. Chừng nào bạn chưa nhận biết về
việc phát âm đúng, bạn có thể liên tục lặp lại mật chú nhưng nó sẽ không tạo ra
kết quả nào.
Bất kì người nào đã
viết ra câu chuyện này về việc Valmiki lặp lại "Mara, mara" vì ông ấy
là người thôn quê mộc mạc thất học và dốt nát, đều ở xa với chân lí. Valmiki thất
học và mộc mạc, nhưng trong ví dụ đặc biệt này ông ấy đã hoàn toàn tài tình.
Ông ấy đã biết toàn thể khoa học của cách tụng "Rama" để biến đổi âm
thanh này thành "Mara." Chỉ sau khi việc biến đổi này chen vào mà
Rama mới được sinh ra. "Rama" đó sẽ không là người được bạn nói, vì
trong bước thứ hai đó của "Mara" bạn dừng hiện hữu. Ai sẽ lặp lại nó?
"Rama" thực được sinh ra bên trong bạn tại chỗ cuối của bước thứ hai
sẽ không được nói bởi bạn nhưng sẽ chỉ là việc xảy ra, mặc bạn. Nó sẽ tự động xảy
ra, nó sẽ không là việc lặp lại của bạn.
Giá trị của shrutis -
nghĩa là kinh sách được nghe hay được lắng nghe - là việc nhấn mạnh về phát âm.
Chỉ người biết khoa học về phát âm có thể truyền tri thức này về shruti; chỉ thế
thì nó sẽ hữu dụng. Ngoài ra lời sẽ là hệt như được viết ra trong sách - bất kì
người nào có thể đọc chúng - nhưng khoa học này sẽ vẫn còn không được biết tới.
Khoa học đó về âm thanh - giọng trầm bổng và chiều dài của khoảng hở vô âm - tạo
ra toàn thể điều huyền bí. Đó là toàn thể điều huyền bí.
Đã có việc dùng kinh
sách đầy đủ về mật chú, và đền được dùng như các phòng thí nghiệm nơi chúng được
kiểm thử. Điều này có giá trị lớn cho người tìm kiếm. Số người trải nghiệm việc
nhận ra tính thượng đế bên trong khu vực đền bao giờ cũng nhiều hơn số người đã
trải nghiệm nó bên ngoài đền. Điều này đã xảy ra mặc cho sự kiện là tính thượng
đế hiện diện bên ngoài đền cũng nhiều như bên trong đền.
Những người như
Mahavira, người phải thực nghiệm bên ngoài đền, phải tìm ra các phương pháp
khác, khó nhọc hơn người đã quen ở trong đền. Mahavira phải mất nhiều năm làm
chủ nhiều kiểu tư thế khác nhau để cho ông ấy có thể tạo ra mạch năng lượng bên
trong. Ông ấy đã không muốn dùng sự giúp đỡ của đền, nhưng phương án khác này
là quá trình lâu dài của những luyện tập khó khăn mất nhiều năm và nó chỉ có thể
được đạt tới bởi người có ý chí sắt thép như Mahavira.
Phật cũng đạt tới chứng
ngộ mà không có sự giúp đỡ của đền. Nhưng ngay sau cái chết của cả Mahavira và
Phật, đền phải được xây dựng vì điều đền có thể cung cấp cho người bình thường
đã là không nhất thiết là điều được trao cho cả Phật hay Mahavira. Điều Phật và
Mahavira chủ trương không phải bao giờ cũng là có thể được cho người bình thường
đạt tới.
Ngày nay, nếu chúng
ta hiểu đầy đủ khoa học về đường âm thanh chúng ta có thể phát minh ra các công
cụ tốt hơn là đền. Bây giờ nghiên cứu nào đó đã đang diễn ra theo hướng này. Có
thể phát minh ra những công cụ tốt hơn vì bây giờ chúng ta biết nhiều về điện.
Nhưng những thực nghiệm đó có thể là nguy hiểm nữa. Dầu vậy, nếu việc bố trí
khoa học đúng được thiết lập, bất kì ích lợi nào mà đền thường đem lại sẽ có được
từ công nghệ khoa học, vì vòng năng lượng đã được tạo ra trong đền bây giờ sẽ
được tạo ra bởi phương pháp khác nào đó. Bây giờ, bạn có thể để một thiết bị nhỏ
trong túi, cái có thể kích hoạch mạch điện bên trong bạn. Trên thiết bị đó, bạn
thậm chí có khả lưu giữ âm thanh được ghi âm điều có thể tạo ra mạch bên trong
bạn. Nghiên cứu nào đó hiện thời đang tiến triển trong khu vực này ở Mĩ.
Bẩy hay tám nhà khoa
học ở Mĩ giờ đang tham gia vào một khảo cứu hấp dẫn nhằm chứng tỏ rằng mọi kinh
nghiệm về vui thú và đau đớn của chúng ta đều không là gì ngoài dòng điện đi
qua trung tâm nào đó của thân thể.
Chẳng hạn, nếu thân
thể bạn bị châm khắp nơi bằng một chiếc kim, tại một số điểm đó bạn sẽ không trải
nghiệm đau. Có vài chỗ chết trong thân thể bạn nơi bạn sẽ không cảm thấy bất kì
cái gì. Nếu ai đó châm vào lưng bạn tại hàng chục chỗ hay đại loại như vậy, ba
hay bốn chỗ đó sẽ không có cảm giác. Đích xác theo cùng cách, sẽ có năm hay mười
chỗ có nhạy cảm lớn nơi ngay cả việc châm hơi chút sẽ gây ra đau nhiều.
Đầu của chúng ta có
nhiều chỗ nhạy cảm. Có hàng triệu tế bào trong não, và từng chỗ có nhạy cảm đặc
biệt. Khi bạn nói bạn cảm thấy hạnh phúc, điện đang chảy qua một tế bào đặc biệt
cho bạn cảm giác hạnh phúc. Giả sử bạn đang ngồi cạnh người yêu của bạn, cầm
tay cô ấy, và bạn nói bạn hạnh phúc. Cái gì đang xảy ra? Nếu nhà khoa học mô tả
hiện tượng này, ông ấy sẽ nói rằng điện đang chảy qua một trung tâm đặc biệt
trong não bạn, và đó chỉ là liên kết tâm trí quá khứ của bạn với người này, điều
làm cho bạn hạnh phúc thế trong sự hiện diện của cô ấy. Nhưng bạn có thể không
cảm thấy hạnh phúc đó sau hai hay ba tháng, vì nếu bạn dùng trung tâm nào đó rất
thường xuyên, để cho điện chạy qua nó thường xuyên, tế bào đó trở thành không
nhạy cảm.
Chẳng hạn, nếu bạn
châm đi châm lại vào chân bạn tại điểm đặc biệt nào đó bằng chiếc gai, cái đau
sẽ trở nên mỗi lúc một ít hơn. Ngày mai đau sẽ ít hơn hôm nay, và ngày kia nó sẽ
thậm chí còn ít hơn. Nếu bạn liên tục làm điều đó, chỗ đó sẽ phát triển một chỗ
chai chân mà sẽ trở thành không nhạy cảm và sẽ không cảm thấy đau chút nào. Những
người chơi đàn sitar phát triển lớp da bề mặt không nhạy cảm trên ngón tay của
họ. Thế thì bất kì việc bấm nào lên dây của nhạc cụ này đều không tạo ra bất kì
khác biệt nào; ngón tay của họ không cảm thấy đau nào.
Cho nên nếu bạn cảm
thấy rằng tình yêu của bạn đã chết sau ba hay bốn tháng, hay trở nên kém đi, điều
đó không có nghĩa rằng yêu của bạn là mong manh, nó chỉ có nghĩa rằng điểm bên
trong bạn mà từ đó cảm giác hạnh phúc đã tới nay trở thành không nhạy cảm vì
dùng thường xuyên. Nếu cô ấy đi xa trong ba hay bốn tháng, khi cô ấy trở về cô ấy
có thể làm cho bạn hạnh phúc lần nữa.
Các thực nghiệm của
các nhà khoa học trên chuột là rất tiết lộ. Họ mở não chuột, và một loại cửa sổ
được giữ mở để quan sát điều xảy ra khi chuột có giao cấu dục. Điểm đặc biệt
qua đó dòng điện chạy qua tạo xuất tinh chuột được đánh dấu. Sau đó, điểm đó được
nối với một điện cực, và "cửa sổ" được đóng lại. Đầu kia của điện cực
được nối với máy có thể xả ra một lượng điện được kiểm soát. Có một cái công tắc,
có thể được vận hành bởi việc nhấn nó, điều sẽ xả ra điện - cùng độ mạnh của điện
như khi được chảy qua vào lúc xuất tinh của chuột.
Con chuột này được dạy
cách vận hành công tắc, và bất kì khi nào nó nhấn công tắc, khối lượng điện được
cần được xả ra bởi máy, và điều đó kích hoạt điểm của não được nối với đầu kia
của dây, gây cho con chuột cùng sự thích thú như trong giao cấu dục. Con chuột
cảm thấy rất sướng khi nó nhấn công tắc; nó sướng tới mức nó bắt đầu nhấn công
tắc lặp đi lặp lại mãi. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng con chuột này đã không
làm bất kì cái gì khác sau đó trong hai mươi bốn giờ tiếp. Nó đơn giản liên tục
nhấn nút - sáu nghìn lần trong vòng mỗi giờ. Nó không bận tâm tới ăn uống hay
ngủ, mà cứ nhấn công tắc cho tới cuối cùng nó suy sụp, kiệt sức!
Nhà khoa học làm thực
nghiệm này nói rằng con chuột tận hưởng vui thú dục nhiều thế - nhiều hơn nó đã
bao giờ làm qua giao cấu, mặc dầu nó thực tại không có giao cấu nhưng chỉ trải
nghiệm vui thích dục vì dòng điện xả ra trong não nó. Nhà khoa học này tuyên bố
rằng cùng cảm giác này sẽ mất đi sức lôi kéo cho chuột và trở thành rất bình
thường.
Ngày chúng ta có khả
năng kết nối não người với điện cực để nhận dòng điện đúng vào điểm đúng, chúng
ta sẽ không có khả năng tìm ra bất kì người nào thực tại muốn tham gia vào dục
- vì người đó chẳng thu được cái gì đặc biệt, và mất nhiều năng lượng. Người đó
có thể có thiết bị chạy pin nhỏ để trong túi của mình, và bất kì khi nào người
đó muốn người đó có thể kích hoạt trung tâm dục và trải nghiệm cùng vui thú như
trong giao hợp dục. Nhưng điều này có nguy hiểm riêng của nó.
Một khi có thể định vị
các trung tâm khác nhau trong não về hoài nghi hay về giận vân vân, những trung
tâm đó có thể được loại bỏ về mặt giải phẫu. Trung tâm được kết nối với nổi dậy
có thể được ngắt ra và con người sẽ trở nên rất dễ sai khiến. Chính phủ có thể
lạm dụng những thành tựu khoa học như vậy.
Các nhà khoa học
không biết điều đó, nhưng có thể là với sự giúp đỡ của các công cụ khoa học
chúng ta có thể cung cấp một chỗ như điều tồn tại trong đền. Những trải nghiệm
phải mất nhiều giờ, nhiều tháng và năm để thu được bằng hiệu ứng âm thanh trong
đền có thể dễ dàng được tạo ra hơn bằng các công cụ khoa học. Cho nên tôi nói rằng
đền đã được dựa trên nền móng rất khoa học, và qua việc dùng phương tiện âm
thanh, các cảm giác về hạnh phúc, an bình, yêu thương và phúc lạc đã được nổi
lên. Và trong sự hiện diện của những cảm giác đó toàn thể thái độ của bạn hướng
tới sự sống được biến đổi.
Mặt khác, điều các
nhà khoa học có thể làm có thể đầy nguy hiểm lớn. Nguy hiểm chính là ở chỗ bất
kì cái gì khoa học làm đều trở thành công nghệ, còn ý thức không đóng góp một
phần trong nó. Có thể là, với việc dùng các công cụ điện, để mang tới cùng trạng
thái như có thể qua việc hiện hữu trong đền, nhưng thế thì biến đổi thực của ý
thức sẽ là không thể được. Chiều cao của ý thức và biến đổi không thể xảy ra được
theo cách đó; điều con người có thể có được bằng việc nhấn công tắc sẽ không
mang tới bất kì biến đổi nền tảng nào. Cho nên tôi không thấy bất kì khả năng
nào để những công cụ như vậy sẽ hoàn thành nhu cầu về đền.
Bạn có thể tự hỏi liệu
đền có thể được dùng ngày nay trong những thời đại đã thay đổi này không. Có chứ,
điều đó là có thể, nhưng các tu sĩ chính thống theo tập quán, người ở trong đền
ngày nay sẽ không có khả năng giải thích điều đang xảy ra và thế nào, trong các
đền vào thời cổ đại. Ông ấy vẫn có chìa khoá nhưng ông ấy không có bất kì ý tưởng
nào về những bí mật ẩn kín đằng sau nó. Toàn thể triết lí và khoa học của đền vẫn
có thể hữu dụng ngày nay. Và chúng ta có thể tạo ra những đền tốt hơn bây giờ
vì chúng ta có vật liệu xây dựng tốt hơn. Chúng ta có thể thiết lập toàn thể hệ
thống âm thanh theo cách mà âm thanh có thể được khuếch đại lên hàng nghìn lần.
Tường có thể được làm nhạy cảm tới mức nếu bạn tụng mật chú "Aum" một
lần, tường sẽ vọng lại nó hàng nghìn lần.
Ngày nay chúng ta có
những công cụ tốt hơn, nhưng chúng ta phải biết chìa khoá mở các bí mật của con
người của chúng ta.
Vào thời xưa đã phải
có ít nhất một cửa ra vào đền, nhưng bây giờ chúng ta có thể xây dựng đền không
có cửa ra vào nào. Vào thời xưa nói chung những người xây đền đã sống trong các
ngôi nhà như lều, được làm bằng phân bò và đất sét. Họ đã làm điều tốt nhất họ
có thể làm trong những giới hạn của họ, và điều họ đã làm là lớn lao. Ngày nay
chúng ta có các kĩ năng công nghệ tuyệt vời, nhưng chúng ta không có khả năng
được lợi từ chúng.
Cho tới giờ chúng ta
đã thảo luận ích lợi của những đền mà mọi người đi vào chúng. Nhưng các đền có
ý nghĩa và tiện dụng bên ngoài của chúng nữa. Cho tới giờ chúng ta đã thảo luận
cách người sùng kính sẽ đi vào trong đền và đi sâu hơn vào trong thiền và lời cầu
nguyện. Nhưng ngay cả một người chỉ đi qua một đền cũng được ích lợi, mặc dầu
bây giờ điều đó không xảy ra; ngay cả ngày nay những người đi vào bên trong đều
đi ra mà chẳng có gì. Nhưng vào thời đó đền có thể giúp cho người chỉ ở gần nó
vì những người ở bên trong đền đã thực sự làm cái gì đó. Hàng trăm người sùng
kính trong đền đã kích hoạt những rung động âm thanh đặc biệt mà nhờ nó bầu
không khí của đền trở nên được tích năng lượng. Đền đã không chỉ rung động bên
trong, nó cũng rung động bên ngoài, và lan toả những sóng tinh tế ra bên ngoài
nữa. Toàn thể môi trường đã trở thành sống vì bản thân đền đã sống.
Ý nghĩa của đền sống
chỉ là chừng này. Tượng sống có ý nghĩa theo cùng điều; chúng đã ảnh hưởng tới
ngay cả những người đã không tới đó vì bất kì ích lợi đặc biệt nào. Đền chỉ có
thể được gọi là sống nếu ai đó có thể đi qua nó một cách tình cờ và đột nhiên cảm
thấy rằng không khí đã thay đổi và bầu không khí đã được biến đổi, cho dù người
đó có thể đã không biết rằng có một đền trong vùng phụ cận.
Giả sử bạn đang bước
đi dọc con đường trong đêm tối, và khi bạn đi qua đền bạn trải nghiệm thay đổi
bất ngờ nào đó bên trong bạn... Bạn đã nghĩ về làm cái gì đó sai, và đột nhiên
ý nghĩ của bạn thay đổi. Bạn đã nghĩ về giết ai đó, và đột nhiên bạn cảm thấy đầy
từ bi. Nhưng điều này có thể xảy ra chỉ nếu đền được tích năng lượng. Mọi viên
gạch và đá của đền đó, cửa ra vào và cổng, phải đã trở thành có tính rung động;
thế thì toàn thể đền sẽ rung động cùng âm thanh.
Phương pháp duy nhất
được dùng để tích năng lượng cho chuông treo trước cửa đền: bất kì người nào đi
vào đều rung chuông. Người đó làm điều đó với ý thức toàn bộ, không với tâm trí
ngủ. Khi bạn rung chuông của đền - không nửa ngủ mà với tỉnh táo - điều đó tạo
ra sự gián đoạn trong ý nghĩ của bạn, một loại đập vỡ dây chuyền các ý nghĩ của
bạn, và bạn trở nên nhận biết về bầu không khí được thay đổi. Có sự tương tự giữa
âm thanh của chuông và âm thanh của "Aum"; thực ra có mối quan hệ bên
trong nào đó. Âm thanh của chuông liên tục tích năng lượng cho đền cả ngày dài
và âm thanh của "Aum" cũng tích năng lượng cho đền bằng rung động của
nó.
Nhiều thứ khác như điều
đó đã được đưa vào dùng trong đền, chúng có kết nối bên trong của chúng. Đó có
thể là chiếc đèn đất cháy bằng bơ, hay hương đang thắp, hay dùng bột gỗ đàn
hương hay hoa hay bất kì hương thơm nào khác - tất cả đều có liên quan. Đó
không phải vấn đề về vị thần đặc biệt nào thích một hoa đặc biệt, đó là vấn đề
về sự hài hoà của đền. Kiểu âm thanh nào và kiểu hương thơm nào là hài hoà với
đền đã được quyết định qua kinh nghiệm. Chỉ hoa nào đó với hương thơm nào đó mà
quyện lẫn hài hoà với âm thanh nào đó là được dùng; những thứ khác với hương
thơm khác bị cấm.
Trong nhà thờ hồi
giáo chỉ lobhan, dầu creozot nhựa cánh kiến, có thể được dùng như hương, và
nhang trầm hương và hương agarbatti trong đền. Mọi thứ này có kết nối của chúng
với âm thanh. Với âm "Allah," có sự hài hoà bên trong với hương của lobhan.
Những móc nối hay kết nối này tất cả đều được khám phá qua việc tìm bên trong về
điều tối thượng; chúng không được tìm thấy qua bất kì quá trình suy nghĩ nào.
Tôi sẽ nói cho bạn cách điều này được làm.
Bạn có thể ngồi trong
phòng nơi không lobhan nào đã được đốt và lặp lại, "Allah" - không chỉ
"Allah" mà "Allahooh" với nhấn mạnh đặc biệt vào
"hoo." Bạn sẽ thấy rằng dần dần âm "Allah" đó biến mất và tự
động chỉ còn "hoo" sẽ liên tục được lặp lại. Khi điều này xảy ra, đột
nhiên bạn sẽ thấy rằng toàn thể căn phòng của bạn được ngát hương với mùi của
lobhan. Người ta khám phá ra rằng lobhan là tương tự như chất thoát ra từ bạn.
Cho nên lobhan được đốt trong nhà thờ hồi giáo với quan điểm giúp mọi người lặp
lại "Hoo." Thế thì quá trình này là gấp đôi: việc phát ra hương thơm
từ bên trong một người có thể mất chút thời gian, nhưng cùng hương thơm này có
thể được cung cấp lúc khởi đầu từ bên ngoài trong nhà thờ hồi giáo. Nhưng việc
lặp lại của "Aum" không bao giờ có thể đem tới hương thơm của lobhan.
Âm thanh này đập vào trung tâm khác mà không thể tạo ra mùi này.
Có những khu vực
hương thơm bên trong thân thể chúng ta, và những khu vực này được móc nối với ý
nghĩ và tình cảm của chúng ta. Đó là lí do tại sao người Jaina tin rằng thân thể
của Mahavira không bao giờ cho bất kì mùi hôi nào. Thân thể của ông ấy có hương
thơm nào đó, trên cơ sở đó có khả năng nhận ra tirthankara. Vào thời của
Mahavira, tám người khác đã tuyên bố là tirthankaras, nhưng hương thơm đặc biệt
này đã không tới từ họ. Không người nào trong số họ kém am tường hơn Mahavira,
họ đã có cùng mức bão hoà tâm linh, nhưng họ đã không phải là những người thực
hành của hệ thống kỉ luật tâm linh mà tạo ra hương thơm này, cho nhên những
tuyên bố của họ bị bác bỏ.
Phật cũng không kém
hơn Mahavira theo bất kì cách nào. Ông ấy ở cùng tầm cỡ và trạng thái tâm thức
như Mahavira, nhưng vì ông ấy không đi theo cùng phương pháp như Mahavira, thân
thể ông ấy không thể phát ra cùng kiểu hương thơm. Hương thơm đó cũng phát ra từ
Parshwanath, một tirthankara đã chết từ lâu trước thời của Mahavira. Những người
đương đại của ông ấy vẫn còn sống và họ xác nhận rằng hương thơm của Mahavira
là tương tự như hương thơm của Parshwanath. Kết quả tối thượng của quá trình mật
chú nào đó đã là hương thơm đặc biệt đó.
Đây là việc bố trí dựa
trên kí ức để xác định sự đích thực của một tirthankara. Cho nên mặc dù
Mahavira không bao giờ tuyên bố rằng ông ấy là tirthankara, ông ấy đã được công
bố là một người như vậy một cách dễ dàng. Makhkhali Goshal, mặt khác, đã tuyên
bố nhưng đã không thể chứng minh được điều đó. Bạn có thể ngạc nhiên làm sao
hương thơm đã được dùng như một tiêu chí. Phép thử này phải là sâu và không thể
sai được - lời không thể được dựa vào. Toàn thể tính cá nhân của người đó phải
phát ra hương thơm đặc biệt điều sẽ chỉ ra rằng việc nở hoa nào đó đã xảy ra
bên trong người đó, rằng cao trào của quá trình mật chú cho sinh thành ra một
tirthankara đã xảy ra.
Makhkhali Goshal,
Ajitkesh Kambal và Sanjay Vilethiputra toàn là những người thỉnh cầu, đều rất
thông thái, có tầm cỡ như Mahavira - từng người trong số họ có hàng nghìn người
đi theo, người đã tuyên bố rằng thầy của họ là một tirthankara - nhưng tất cả họ
đã biến mất trong quên lãng. Mặt khác, Mahavira đã tuyệt đối im lặng ở điểm này
và không bao giờ đưa ra bất kì lời tuyên bố nào. Nhưng đến cuối điều đã được
quyết định là chỉ thân thể người đó phát ra hương thơm đặc biệt đó mới có thể
là một tirthankara.
Mọi mật chú đều tạo
ra hương thơm riêng của nó. Những người đã thực hành tụng "Aum" đều
biết tới một loại hương thơm nào đó. Tương tự, mọi mật chú đều tạo ra một kiểu
ánh sáng bên trong đặc biệt. Bao nhiêu ánh sáng phải được cung cấp trong đền đã
được quyết định trên cơ sở của ánh sáng bên trong đó - không nhiều không ít. Dốt
nát của những người ngồi dưới đèn điện chói mắt trong đền đơn giản đáng ngạc
nhiên. Chúng không được cần tới chút nào, vì chỉ chừng ấy ánh sáng được cần ở
bên trong bầu trời bên trong - ánh sáng rất dịu và vô hại. Cho nên đèn thắp bằng
bơ đã được dùng vì nó hoàn toàn vô hại và không làm chói mắt.
Có thể không dễ hiểu
sự khác biệt giữa ánh sáng dầu lửa và ánh sáng bơ vì chúng ta chưa bao giờ thực
nghiệm với thiền theo ánh sáng. Thắp một chiếc đèn có đầy dầu lửa và tập trung
vào ngọn lửa trong một giờ: mắt bạn sẽ bắt đầu nóng và trở nên mệt và đau. Thế
rồi thắp chiếc đèn khác có bơ trong nó, và tập trung vào ngọn lửa đó trong một
giờ: mắt bạn sẽ cảm thấy mát hơn và dịu hơn. Những kinh nghiệm bên trong của
hàng nghìn người đã tiết lộ mọi điều này, và những điều tương tự đã được tìm thấy
mà trở thành sự trợ giúp bên ngoài. Tất nhiên, không thể cung cấp chiếc đèn
đích xác như cùng ánh sáng bên trong, cho nên chỉ điều xấp xỉ nhất được tìm ra.
Hương thơm đích xác được tạo ra bên trong bạn sau khi tụng một mật chú đặc biệt
không thể được tìm thấy ở bên ngoài, cho nên chúng ta phải bằng lòng với việc xấp
xỉ gần nhất.
Bột gỗ đàn hương trở
thành phổ biến trong mọi đền. Chỗ trên trán nơi bột gỗ đàn hương được dán vào
có tên là luân xa agyna trong Yoga. Việc thực hành những mật chú nào đó tạo ra
kinh nghiệm bên trong về hương gỗ đàn hương, nhưng nguồn của hương thơm đó là
luân xa agya. Bất kì khi nào kinh nghiệm con mắt thứ ba trở nên mãnh liệt,
hương gỗ đàn hương được thoát ra, cho nên hương gỗ đàn hương đã trở thành biểu
tượng cho kinh nghiệm đó, do đó chúng ta dán bột đàn hương vào trán. Khi luân
xa agya phát ra hương thơm này có một loại cảm giác mát mẻ được cảm thấy, dường
như bạn đã đặt một mẩu băng lạnh vào con mắt thứ ba. Có khác biệt giữa những thứ
mát mẻ và những thứ êm dịu - cũng cùng như giữa đèn dầu lửa và đèn được đốt bằng
dầu bơ.
Băng là lạnh, nhưng
nó không êm hay dịu. Cảm giác mát của băng chỉ kéo dài một khoảng ngắn và được
tiếp sau bởi cảm giác nóng. Băng chắc chắn là lạnh, nhưng không dịu hay êm. Cảm
giác tối thượng nhất định là cảm giác về nóng; bạn cảm thấy chút ít nóng hơn
trước đây. Nhưng bột gỗ đàn hương là dịu và không lạnh; nó chỉ làm dịu. Mát có
một loại chiều sâu. Nếu băng được đặt vào luân xa agya nó sẽ chỉ làm cho bề mặt
lạnh đi. Nếu gỗ đàn hương được dán vào luân xa agya, bạn sẽ cảm thấy rằng hiệu
quả làm dịu của nó thấm vào các tầng sâu hơn bên ngoài da. Sự mát mẻ phải xuyên
thấu tới chỗ của con mắt thứ ba.
Những người đã trải
nghiệm sự làm việc của luân xa agya và đã cảm thấy hiệu quả làm dịu của nó đi
tìm cái tương đương và thấy nó có trong bột đàn hương. Nó có cùng hương thơm
như hương phát ra từ bên trong.
Mọi sự trợ giúp bên
ngoài này chỉ là tương đương. Và khi đền được trang bị với chúng, nó trở nên được
tích năng lượng. Cho nên có một qui định rằng không ai được vào đền mà không tắm.
Tắm lạnh phá vỡ sự máy móc và liên kết ý nghĩ của người ta. Không ai được phép
vào đền mà không rung chuông. Và không ai đi vào đền trong quần áo cũ hay bẩn;
thực ra quần áo lụa phải được mặc khi tới thăm đền, vì lụa giúp phát sinh điện
thân thể và bảo vệ nó, cho nên quần áo lụa bao giờ cũng vẫn còn tươi mát, dù bạn
mặc chúng nhiều thế nào.
Mọi sự thận trọng và
bố trí này làm cho đền được nạp năng lượng, và do vậy bất kì người nào dù chỉ
đi qua đều bị ảnh hưởng bởi trường từ của đền.
Người ta nói về
Mahavira rằng trong bán kính nào đó quanh ông ấy - bất kể ông ấy có thể ở chỗ
nào - không thể phạm bất kì bạo hành nào được. Nó đã là trường được tích năng
lượng của ông ấy, bên trong đó không bạo hành nào là có thể được. Ông ấy như đền
bước đi, và bên trong phạm vi đó bất kì cái gì xảy ra sẽ đột nhiên bị thay đổi.
Teilhard de Chardin
đã đặt ra một từ mới, noosphere-trí quyển, thay cho "khí quyển." Khí
quyển ngụ ý môi trường bên ngoài. Noosphere trí quyển ngụ ý tình trạng tâm trí
hay tâm lí, và bên trong quyển đó, những kiểu xảy ra nào đó không xảy ra chút
nào.
Vào thời xưa, các trường
đã được các thánh nhân rishi hướng dẫn. Khí quyển bao quanh các trường đó đã được
coi là thuần khiết, bất khả xâm phạm. Nếu bất kì cái gì xảy ra sai trong các đệ
tử, thánh nhân tự phạt bản thân mình, không phạt họ, vì điều đó có nghĩa là trường
này đã mất phẩm chất bản chất của nó - cho nên các đệ tử không bị bị chê trách.
Trách họ là vô tích sự; biến cố không may nào đó chỉ có nghĩa là trường này đã
mất sự thánh thiện của nó. Cho nên thầy sẽ hối lỗi với bản thân mình, trải qua
nhịn ăn và làm thuần khiết bản thân mình.
Nhưng ý tưởng này đã
bị hiểu lầm bởi Gandhi. Tự làm thuần khiết không có nghĩa là cách quở trách bất
kì người nào khác, nó không được dự định để gây sức ép lên người khác. Ý tưởng
đã không phải hành hạ bản thân người ta hay tiếp tục nhịn ăn cho tới chết để
làm động tâm hay động tới lương tâm của ai đó khác. Gandhi đã không hiểu. Thánh
nhân rishi đã không làm thuần khiết bản thân ông ấy để làm thay đổi người nào
đó khác, ông ấy đã làm điều đó để nạp lại năng lượng cho trường này hay làm thuần
khiết khu vực xung quanh. Nếu hình mẫu suy nghĩ này được biến đổi, nếu bầu
không khí tâm trí được biến đổi, người sống bên trong nó cũng sẽ trở nên được
biến đổi. Không có vấn đề thay đổi lương tâm của ai đó nhưng có vấn đề thay đổi
môi trường bao quanh và trường mà mọi người mang quanh bản thân họ.
Những người như
Mahavira đã giống như những đền bước đi. Những người như vậy không thể được
mong đợi ở thường xuyên trong một chỗ đặc biệt. Cho nên chúng ta cần cái gì đó
khác, ổn định hơn, cái có thể trở thành trung tâm của sự sống cho toàn thể thị
trấn - cái gì đó mà quanh nó cuộc sống của mọi người sẽ liên tục được biến đổi.
Chúng ta cần một chỗ, một đền, nơi chúng ta làm việc cúng dường hàng ngày và nhận
cái gì đó cho lại. Chúng ta thậm chí có thể không nhận biết cái gì đang xảy ra,
mọi thứ xảy ra bởi bản thân nó. Bất kì người nào đi qua đền đều nhận được cái
gì đó vô giá. Có trường khổng lồ được tạo ra quanh nó, và cũng như mạt sắt bị
hút bởi nam châm là bị hút trong trường từ của nó, cho nên bất kì người nào đi
qua đền sẽ bị hấp dẫn và bị ảnh hưởng bởi năng lượng của nó. Trường này của đền
giống như điều đó.
Người ta nói về Moses
rằng khi ông ấy đi lên núi ông ấy đã thấy lửa thiêng cháy ở đó. Toàn thể bụi
cây đều bắt lửa, nhưng ở giữa bụi cây có những hoa nào đó đang nở bung và lá
xanh. Moses đã lên đường đi tìm Thượng đế. Ông ấy lập tức bước tới bụi cây này
và thế rồi đột nhiên nghe thấy một giọng nói vang ra từ nó, nói, "Ông ngu!
Bỏ giầy ra cách vài bước trước khi đi vào bụi cây này!" Không có lằn ranh
bên dưới - cho nên Moses tiếp tục bước thêm, tìm đường biên mà ông ấy có thể bỏ
giầy lại. Khi ông ấy đi qua điểm nào đó, ông ấy thôi là Moses; cái gì đó bên
trong ông ấy đã thay đổi. Ngay bên ngoài đường biên này ông ấy đã bỏ lại đôi giầy,
đi vào cánh đồng và cầu nguyện xin tha thứ vì đã mạo phạm chỗ linh thiêng đó.
Đền có trường tích
năng lượng quanh nó mà rất rung động, và trường đó có ảnh hưởng giúp đỡ lên
toàn thể làng. Điều đó không phải là hư cấu; các kết quả thực tại được đạt tới.
Sự giản dị đặc trưng, hồn nhiên và thuần khiết của các làng Ấn Độ trong hàng
nghìn năm phần lớn là do trường tích năng lượng của các đền hơn là bản thân
làng. Dù làng nghèo thế nào, sự tồn tại của đền trong nó là tuyệt đối cần thiết.
Không có đền mọi thứ dường như hỗn độn, không có nhịp điệu.
Trong hàng nghìn năm
các làng đều có một loại tính linh thiêng, và đã có những nguồn vô hình, lớn
lao của tính linh thiêng đó. Điều tệ nhất mà có thể được làm để phá huỷ văn hoá
phương Đông, đã là việc phá huỷ trường tích năng lượng của các đền. Với những đền
rung động này bị phá huỷ, toàn thể văn hoá phương Đông bị sụp đổ. Đó là lí do tại
sao ngày nay mọi người đều nghi ngại về giá trị của đền. Bất kì người nào đã đi
tới trường học hay cao đẳng và đã được dạy chỉ về ngôn ngữ và logic - người đã
chỉ phát triển trí tuệ còn tim bị đóng - không bao giờ có bất kì trải nghiệm
nào về cuộc sống của đền. Cho nên đền dần dần mất đi ý nghĩa của chúng.
Ấn Độ không thể lại
là Ấn Độ chừng nào đền chưa trở nên lại sống động lần nữa. Toàn thể giả kim thuật
của Ấn Độ là ở trong các đền của nó; từ các đền của mình Ấn Độ đã nhận được mọi
thứ. Đã có thời mà mọi thứ đã xảy ra trong cuộc sống của một người được coi như
là vậy vì đền. Nếu người đó ốm, người đó đi tới đền, nếu người đó bất hạnh người
đó chạy tới đền để nói lời cám ơn. Nếu cái gì đó tốt xảy ra trong gia đình người
đó đi tới đền với quả và hoa; nếu có vấn đề người đó sẽ đi tới đền để cầu nguyện.
Với người đó đền đã là tất cả và mọi thứ. Mọi hi vọng, mong đợi và tham vọng của
người đó đều xoay quanh đền. Dù người đó nghèo thế nào, người đó vẫn giữ cho đền
được trang hoàng bằng vàng và bạc và mọi loại đá quí.
Ngày nay chúng ta
nghĩ mọi thứ phung phí cho đền là điên. Ngu xuẩn làm sao, khi mọi người đang chết
đói, những đền mới đang được dựng lên! Dừng điều này lại! Làm bệnh viện và trường
học đi; để các đền được mở cho người tị nạn, để chúng được dùng. Vì chúng ta đã
quên mất hữu dụng thực của đền, chúng đã trở thành vô dụng. Chúng ta nghĩ,
"Tại sao vàng và bạc và đá quí nằm trong các đền khi mọi người đang đói tới
chết?" Nhưng điều đáng ghi nhớ là chỉ những người đói như vậy đã đem vàng
và kim cương cho các đền; bất kì cái gì họ cảm thấy là có giá trị nhất, họ đem
cho đền, vì bất kì cái gì họ đã biết có giá trị lớn trong đời họ, họ đã biết từ
đền. Không có gì là đủ để trả món nợ của họ, cho nên bất kì cái gì họ có họ đều
đem cho. Bất kì cái gì được làm đều đã được làm vì lí do nào đó, vì không cái
gì có thể tồn tại liên tục trong hàng nghìn năm mà không có lí do đúng. Kết quả
vô hình của ảnh hưởng của đền đã liên tục được nhận. Có ích lợi rõ ràng và có ý
thức để ở gần đền.
Con người bao giờ
cũng quên. Bất kì cái gì có giá trị rất cao chúng ta đều quên; bất kì cái gì là
tầm thường và phổ biến chúng ta liên tục nhớ, hai mươi bốn giờ một ngày. Chúng
ta phải làm nỗ lực để nhớ Thượng đế, nhưng ham muốn và đam mê của chúng ta
không cần được nhớ, chúng có đó mọi lúc. Đi xuống dốc là dễ; đi lên dốc bao giờ
cũng khó.
Cho nên đền được xây
dựng ở trung tâm của làng để cho trong ngày người ta có thể đi tới đó thường
xuyên khi được cần. Nó giữ việc tìm kiếm sống động. Rất ít người trong chúng ta
tự nhiên nhớ điều chúng ta đi tìm; phần lớn trong chúng ta chỉ cảm thấy được hứng
khởi khi chúng ta thực tại thấy mọi sự. Khi không có máy bay, chúng ta đã không
có ham muốn nào để du hành bằng máy bay. Vâng, ai đó như anh em nhà Wright đã
mơ về bay vì họ đã phát minh ra máy bay, nhưng người thường sẽ không có những
mơ đó chừng nào người đó chưa thấy máy bay.
Cho nên khi chúng ta
có thể thấy tính thượng đế được nhân cách hoá trong hình dáng của đền, cái gì
đó của tính thượng đế vương vấn trong tâm trí chúng ta. Điều này là đặc biệt thế
với những người không thể quán tưởng được thượng đế không hiển lộ. Với những
người có thể quán tưởng, đã không có nhu cầu về đền. Nhưng theo một cách nào đó
những người này đã gây hại lớn cho đền vì họ nói không có hữu dụng của đền và rằng
chúng phải bị bỏ qua.
Bản thân tôi thường
nói rằng đền là vô dụng, bỏ chúng đi; nhưng dần dần tôi bắt đầu nhận ra rằng nếu
đền bị phá huỷ, làm sao những người không thể quán tưởng được hình thể của tính
thượng đế đã bao giờ có khả năng ngay cả nghĩ về tính thượng đế? Từ góc độ đó
đôi khi các khó khăn quả có nảy sinh. Nếu một người như Mahavira, người không
bao giờ cần tới đền, mà nói từ mức độ tâm thức của người đó, người đó có thể muốn
đền được bỏ đi; nhưng nếu người đó nghĩ về nhu cầu của bạn, người đó sẽ dừng
nói như vậy.
Đền vẫn còn là cội
nguồn cho hứng khởi trong hai mươi bốn giờ một ngày của chúng ta. Bạn nhớ rằng
có một cánh cửa nữa trong cuộc sống mà khác hơn cửa hàng hay nhà của bạn, ngoài
vợ bạn và của cải... một chiều hướng không là một phần của chợ cũng không của
ham muốn. Nó không cho bạn của cải, không cho danh vọng, không thoả mãn ham muốn;
đền nhắc nhở bạn về điều đó một cách liên tục. Có những khoảnh khắc trong cuộc
sống khi bạn mệt mỏi với bãi chợ, chán với gia đình của bạn: trong những khoảnh
khắc như vậy bạn có thể tìm thấy sự hài hoà trong đền.
Nếu đền bị phá huỷ thế
thì không có phương án khác. Nếu bạn chán đồ ăn ở nhà, bạn có thể đi tới khách
sạn hay nhà hàng. Nếu bạn chán chợ, bạn sẽ đi đâu? Đền cung cấp một chiều hướng
khác, xa khỏi thế giới của cho và nhận. Cho nên những người đã làm ra đền như
bãi chợ đã phá huỷ chúng. Đền không phải là chỗ để mặc cả, nó là chỗ dành cho
nghỉ ngơi và thảnh thơi, nơi mà, khi bị mệt mỏi và kiệt sức từ mọi hoạt động trần
tục của bạn, bạn có thể tìm ra việc giảm nhẹ và an bình. Không có điều kiện nào
để đi vào đền, đền chấp nhận bạn như bạn vậy. Có tồn tại một chỗ đơn giản tới mức
bạn được chấp nhận như bạn vậy.
Nhiều lần bạn đã trở
nên mệt mỏi về kiểu sống bạn đang sống. Vào những lúc như vậy bạn có thể đã cảm
thấy cánh cửa hướng tới lời cầu nguyện mở ra. Và nếu cho dù một lần cánh cửa
này mở ra thế thì nó có thể mở đi mở lại, cho dù bạn ở trong cửa hàng hay ở nhà
bạn. Bất kì khi nào bạn muốn, rất dễ dàng cho bạn đi tới cánh cửa đó vào bất kì
lúc nào - vì khoảnh khắc mà có thể gọi là thực sự vĩ đại tới một cách hãn hữu.
Không nhất thiết phải đi hành hương, hay đi tìm một Mahavira hay một Phật. Những
khoảng khắc như vậy là quá ngắn ngủi để được sống. Phải có chỗ nào đó rất gần
mà bạn có thể đơn giản đi vào.
Kí ức thời thơ ấu là
rất quan trọng. Các nhà khoa học nói rằng đến bẩy tuổi đứa trẻ học gần như mọi
điều nền tảng; trên đó siêu cấu trúc tri thức của nó được xây dựng. Rất ít điều
mới được thêm vào, ngoài điều tri thức của nó được dựng lên. Rất ít điều mới được
thêm vào, nhưng vài điều cơ bản có thể được thêm vào. Nếu chúng ta không có khả
năng hình thành liên kết với đền trong tâm trí của đứa trẻ trước lúc nó lên bẩy,
thế thì sự việc trở thành khó khăn, thậm chí là không thể được, để làm như vậy
về sau. Nhiều nỗ lực sẽ được cần và thế nữa kí ức sẽ chỉ là bề mặt.
Đó là lí do tại sao
chúng ta muốn đền là kí ức đầu tiên của đứa trẻ sau việc sinh. Miền bao quanh của
đứa trẻ đã được lập kế hoạch theo cách mà đứa trẻ sẽ lớn lên gần đền, dần dần
đi tới biết đền và hấp thu đền trong cuộc sống của nó. Đền sẽ trở thành một phần
tích hợp của con người của nó, và khi nó đi vào cuộc sống trần thế, đền sẽ có vị
trí đặc biệt riêng bên trong nó vì đền cung cấp chỗ ẩn dật cho nó trong mọi hoạt
động cuồng nhiệt trong cuộc sống của nó. Cho nên chúng ta muốn đền có chỗ trong
tâm trí của nó từ chính việc sinh; về sau điều đó sẽ là khó khăn...
Tất cả những người đã
sống trong vùng lân cận của đền đều có ấn tượng về nó được in hằn trong tâm trí
họ. Ấn tượng đó đi sâu vào trong vô thức của họ tới mức nó không còn là vấn đề
của ý nghĩ mà trở thành một phần của con người của họ. Cho nên trên khắp thế giới,
các hình thể và hình dạng của đền có thể có khác nhau, nhưng đền đã là không thể
thiếu được.
Bây giờ trong thế giới
đang được thành hình, đền được coi là có thể không được cần; những thứ khác đã
chiếm chỗ đó - trường học, bệnh viện và địa vị; các thứ khác đã chiếm chỗ đó -
trường học, bệnh viện và thư viện. Nhưng chúng là rất vật chất và không có kết
nối chút nào với cõi bên kia. Thay vì vậy, điều được cần là cái gì đó mà chỉ tới
điều siêu việt. Khi chúng ta thức dậy buổi sáng, chúng ta nên nghe thấy tiếng
chuông chùa ngân nga; khi chúng ta đi ngủ ban đêm, chúng ta nên nghe thấy những
bài ca tôn giáo từ đền.
Có một sự vụ trong đời
của Mahavira... Một kẻ trộm đang nằm trên giường chết, và con ông ta hỏi ông ta
cho anh ta lời khuyên cuối cùng mà sẽ giúp anh ta trong công việc của mình. Kẻ
trộm nói, "Đừng có bất kì cái gì liên quan tới người có tên là Mahavira. Nếu
con biết ông ta có trong làng, chạy sang làng khác. Nếu ông ta đi cắt qua đường
của con, trốn ở đâu đó bên hè phố. Và nếu không nhận ra điều đó, con ở đâu đó
nơi con có thể nghe thấy lời của ông ta, bịt tai con lại, cảnh giác về ông
ta!"
Khi người con hỏi ông
ta tại sao ông ta sợ Mahavira thế, người bố bảo anh ta đừng cãi: "Cứ nghe
điều bố nói. Nếu con đi gần người đó kinh doanh của chúng ta sẽ lâm nguy và gia
đình chúng ta sẽ chết đói."
Điều xảy ra hôm sau
là rất thú vị. Người con của kẻ trộm đó bao giờ cũng chạy xa khỏi Mahavira,
nhưng một hôm anh ta phạm phải sai lầm. Mahavira đang ngồi im lặng trong rừng
xoài, và, một cách không chủ ý, con trai của kẻ trộm này tình cờ đi qua lối đó.
Đột nhiên Mahavira bắt đầu nói. Kẻ trộm này nghe thấy nửa câu, bịt tai lại và
chạy đi. Nhưng anh ta đã nghe nửa câu rồi, và câu đó đã đẩy anh vào nhiều phiền
phức... Anh ta bị cảnh sát săn đuổi - cảnh sát cả nước đã theo dõi anh ta về việc
ăn trộm của anh ta - và sau vài tuần anh ta cuối cùng bị bắt.
Việc ăn trộm có trong
gia đình anh ta và do vậy anh ta đã là chuyên gia trong thương mại của mình.
Anh ta láu lỉnh tới mức anh ta không bao giờ bỏ lại đằng sau bất kì bằng chúng
phạm tội nào. Ai cũng biết rằng anh ta là kẻ trộm và đã phạm nhiều tội ăn trộm;
mọi người đều biết về điều đó, nhưng không có bằng chứng. Cho nên đã không có
phương án khác ngoài việc làm cho anh ta thú tôi.
Anh ta được làm cho bị
say khướt toàn bộ và bị giữ trong trạng thái say xỉn tới mức anh ta vẫn còn vô
thức trong hai hay ba ngày. Khi anh ta lại mở mắt ra, anh ta vẫn trong trạng
thái nửa tỉnh nửa say. Nhìn mọi người quanh mình anh ta nói các đàn bà đẹp đang
đứng đó và anh ta hỏi anh ta đang ở đâu. Anh ta được bảo rằng anh ta đã chết,
và những việc chuẩn bị đó đang được làm để đem anh ta hoặc lên cõi trời hoặc xuống
địa ngục. Anh ta được bảo rằng mọi người đang đợi anh ta trở nên có ý thức để
cho anh ta có thể thú nhận các tội lỗi mà anh ta đã phạm phải. Nếu anh ta thú
nhận, anh ta sẽ được đem lên cõi trời; bằng không anh ta sẽ bị tống vào địa ngục.
Nếu anh ta nói ra sự thực anh ta sẽ được cứu.
Anh ta cảm thấy rằng
bây giờ anh ta nên nói ra sự thực và không bỏ lỡ cơ hội đi lên cõi trời; vì anh
ta đã chết nên chẳng có gì phải sợ. Nhưng ngay ở khoảnh khắc đó anh ta đã nhớ lại
nửa câu nói mà anh ta đã nghe Mahavira nói. Mahavira đã từng nói về thượng đế
và ma. Ông ấy cũng đã từng nói bóng gió về yamadoots, người đưa mọi người tới
các thế giới bên ngoài chết. Kẻ trộm này đã biết ông ấy nói rằng ngón chân của
yamadoots bao giờ cũng quay ngược: anh ta mở mắt ra và thấy rằng chân của mọi
người đang đứng cạnh anh ta đều bình thường, thế là anh ta trở nên tỉnh táo.
Bây giờ anh ta thấy không cần thú tội. Anh ta đã nhìn thấu thủ đoạn này, và nói
rằng anh ta đã không phạm bất kì tội nào; anh ta có thể thú tội gì được? Nếu họ
muốn họ có thể đem anh ta xuống địa ngục. Nhưng vì anh ta đã không phạm bất kì
tội nào, làm sao họ có thể tống anh ta xuống được? Thế là họ phải để anh ta đi.
Anh ta chạy tới
Mahavira, quì dưới chân ông ấy, và hỏi ông ấy toàn bộ câu nói mà đã cứu anh ta.
Khi mà nửa câu của Mahavira đã cứu được anh ta, toàn thể câu đó sẽ ích lợi nhiều
đến đâu! Anh ta nói anh ta buông xuôi toàn bộ với Mahavira. Lúc này lúc khác
anh ta nhất định bị bắt và bị treo cổ nhưng nếu anh ta nghe phần còn lại của
câu này anh ta có thể vẫn được cứu. Cho nên Mahavira thường nói rằng ngay cả nửa
câu nói của người đã thức tỉnh mà được nghe thấy, điều đó có thể hữu dụng một
ngày nào đó.
Tương tự, người đi
qua đền, hay chỉ đi qua một cách tình cờ, nghe những rung động âm thanh tới từ
đền hay ngửi mùi hương thơm của chỗ đó... và ngay cả điều đó có thể giúp cho
người đó.
Xem Tiếp Chương 2 –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá