Chương 10. An Lạc Bởi Trở Nên Định Tâm

Chương 10. An Lạc Bởi Trở Nên Định Tâm

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Sách Của Những Bí Mật (Tập 1) – Osho

Chương 10. An Lạc Bởi Trở Nên Định Tâm









Nghe hoặc Tải MP3 'Sách Của Những Bí Mật (Tập 1)' ê


Câu hỏi 1

Việc tự thực tại hoá mình có phải là nhu cầu cơ bản?

Có nhiều câu hỏi. Thứ nhất: Việc tự thực tại hoá mình có phải là nhu cầu cơ bản của con người không? Thứ nhất, cố hiểu tự thực tại hoá mình được ngụ ý gì. A. H. Maslow đã dùng thuật ngữ này “tự thực tại hoá mình." Con người được sinh ra như tiềm năng. Con người không thực sự là thực tại - chỉ là tiềm năng. Con người được sinh ra như một khả năng, không như một thực tại. Con người có thể trở thành cái gì đó; con người có thể đạt tới việc thực tại hoá tiềm năng của mình hay con người có thể không đạt tới. Cơ hội này có thể được dùng hay nó có thể không được dùng. Và tự nhiên không ép buộc bạn trở thành thực tại. Bạn là tự do. Bạn có thể chọn trở thành thực tại; bạn có thể chọn không làm bất kì cái gì về nó.

Con người được sinh ra như hạt mầm. Do vậy, không người nào được sinh ra đã được hoàn thành - chỉ với khả năng hoàn thành.

Nếu đó là hoàn cảnh - và đó là hoàn cảnh - thế thì tự thực tại hoá mình trở thành nhu cầu cơ bản. Vì chừng nào bạn chưa được hoàn thành, chừng nào bạn chưa trở thành điều bạn có thể là hay điều bạn được ngụ ý là, chừng nào số mệnh của bạn chưa được hoàn thành, chừng nào bạn chưa thực tại đạt tới, chừng nào hạt mầm của bạn chưa trở thành cây được hoàn thành, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang thiếu cái gì đó. Và mọi người đều cảm thấy, rằng mình đang thiếu cái gì đó. Việc cảm thấy thiếu đó là thực sự vì điều này, rằng bạn chưa là thực tại.

Không thực là bạn thiếu giầu có hay địa vị, danh tiếng hay quyền lực. Cho dù bạn có được bất kì cái gì bạn đòi hỏi - giầu có, quyền lực, danh vọng, bất kì cái gì - bạn sẽ cảm thấy cảm giác này thường xuyên về thiếu cái gì đó bên trong bạn, vì việc thiếu cái gì đó này không liên quan tới bất kì cái gì hướng ra ngoài. Nó có liên quan tới sự trưởng thành bên trong của bạn. Chừng nào bạn chưa trở nên được hoàn thành, chừng nào bạn chưa đi tới nhận ra, việc nở hoa, chừng nào bạn chưa đi tới sự thoả mãn bên trong trong đó bạn cảm thấy, "Bây giờ đây là điều mình đã được ngụ ý là vậy," cảm giác thiếu cái gì đó sẽ còn được cảm thấy. Và bạn không thể phá huỷ cảm giác này về thiếu cái gì đó bởi bất kì cái gì khác.

Cho nên tự thực tại hoá mình nghĩa là một người đã trở thành điều người đó đã định trở thành. Người đó đã được sinh ra như hạt mầm và bây giờ người đó đã nở hoa. Người đó đã đi tới sự trưởng thành đầy đủ, trưởng thành bên trong, tới mục đích bên trong. Khoảnh khắc bạn cảm thấy rằng mọi tiềm năng của bạn đều đã trở thành thực tại, bạn sẽ cảm thấy đỉnh của sống, của yêu, của bản thân sự tồn tại.

Abraham Maslow, người đã dùng thuật ngữ này "self-actualization-tự thực tại hoá mình," cũng đã phát minh ra thuật ngữ khác: "kinh nghiệm đỉnh." Khi người ta đạt tới bản thân mình, người ta đạt tới đỉnh - đỉnh của phúc lạc. Thế thì không có khao khát theo bất kì cái gì. Người đó mãn nguyện toàn bộ với bản thân mình. Bây giờ không cái gì thiếu; không có ham muốn, không đòi hỏi, không chuyển động. Dù người đó là bất kì cái gì, người đó mãn nguyện toàn bộ với bản thân mình. Tự thực tại hoá mình trở thành kinh nghiệm đỉnh, và chỉ người tự thực tại hoá mình mới có thể đạt tới những kinh nghiệm đỉnh. Thế thì bất kì cái gì người đó chạm vào, bất kì cái gì người đó làm hay không làm - ngay cả chỉ tồn tại - cũng là kinh nghiệm đỉnh cho người đó; chỉ hiện hữu là phúc lạc. Thế thì phúc lạc không liên quan tới bất kì cái gì bên ngoài, nó chỉ là sản phẩm phụ của sự trưởng thành bên trong.

Vị phật là người tự thực tại hoá mình. Đó là lí do tại sao chúng ta làm ảnh Phật, Mahavir và những người khác - tại sao chúng ta đã làm các bức điêu khắc, ảnh, mô tả họ - khi ngồi trên hoa sen đã nở đầy đủ. Hoa sen đã nở đầy đủ đó là đỉnh của việc nở hoa bên trong. Bên trong họ đã nở hoa và đã trở nên được nở hoa đầy đủ. Việc nở hoa bên trong đó cho sự rạng ngời, việc trút xuống thường xuyên của phúc lạc từ họ. Tất cả những người tới bên trong cái bóng của họ, tất cả những người tới gần họ, đều cảm thấy im lặng bao quanh họ.

Có một câu chuyện hay về Mahavir. Nó là một huyền thoại, nhưng huyền thoại là hay và chúng nói nhiều điều mà không thể được nói theo cách khác. Tương truyền khi Mahavir di chuyển, khắp quanh ông ấy, trong khu vực quãng ba mươi tám cây số, mọi hoa đều nở. Cho dù lúc đó không phải mùa vụ cho hoa, chúng vẫn nở. Điều này đơn giản là cách diễn đạt thơ ca, nhưng cho dù người ta không tự thực tại hoá mình, nếu người ta đã tới trong tiếp xúc với Mahavir việc nở hoa của ông ấy sẽ trở nên tiêm nhiễm, và người ta sẽ cảm thấy việc nở hoa bên trong trong bản thân người ta nữa. Cho dù đó không phải là mùa vụ đúng cho người này, cho dù người đó đã không sẵn sàng, người đó chắc sẽ suy nghĩ, người đó chắc sẽ cảm thấy tiếng vọng. Nếu Mahavir ở gần ai đó, người đó chắc sẽ cảm thấy tiếng vọng bên trong bản thân mình, và người đó chắc sẽ có thoáng nhìn về điều người đó có thể là.

Tự thực tại hoá mình là nhu cầu cơ bản. Và khi tôi nói cơ bản, tôi ngụ ý rằng nếu tất cả nhu cầu của bạn được đáp ứng, mọi thứ ngoại trừ việc tự phát triển mình, tự thực tại hoá mình, bạn sẽ cảm thấy không hoàn thành. Thực ra, nếu tự thực tại hoá mình xảy ra và không cái gì khác được hoàn thành, dầu vậy bạn sẽ cảm thấy việc hoàn thành toàn bộ, sâu sắc. Đó là lí do tại sao Phật đã là người ăn xin, nhưng dầu vậy là hoàng đế.

Phật tới to Kashi khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Nhà vua của Kashi tới gặp ông ấy và ông ta hỏi, "Tôi không thấy ông có bất kì cái gì, ông chỉ là người ăn xin, vậy mà tôi cảm thấy bản thân tôi là kẻ ăn xin khi so sánh với ông. Ông không có bất kì cái gì, nhưng cách ông bước đi, cách ông nhìn, cách ông cười làm cho dường như toàn thế giới là vương quốc của ông. Và ông không có cái gì thấy được - không cái gì! Vậy bí mật về quyền lực của ông là ở đâu? Ông có vẻ như hoàng đế." Thực sự, không hoàng đế nào đã bao giờ có vẻ giống điều đó - dường như toàn thế giới đều thuộc vào ông ấy. "Ông là vua, nhưng quyền lực, cội nguồn của ông ở đâu?"

Thế là Phật nói, "Nó là trong ta. Quyền lực của ta, cội nguồn quyền lực của ta, bất kì cái gì ông cảm thấy quanh ta thực sự ở bên trong ta. Ta không có gì ngoại trừ bản thân ta, nhưng điều đó là đủ. Ta được hoàn thành; bây giờ ta không ham muốn bất kì cái gì. Ta đã trở thành vô ham muốn."

Thực sự, người tự thực tại hoá mình sẽ trở thành vô ham muốn. Nhớ điều này. Bình thường chúng ta nói rằng nếu bạn trở thành vô ham muốn, bạn sẽ biết bản thân bạn. Điều ngược lại còn đúng hơn: nếu bạn biết bản thân bạn, bạn sẽ trở thành vô ham muốn. Và nhấn mạnh của Mật Tông không phải là vào vô ham muốn, mà vào trở thành tự thực tại hoá mình. Thế thì vô ham muốn theo sau.

Ham muốn nghĩa là bạn không được hoàn thành bên trong, bạn đang thiếu cái gì đó cho nên bạn khao khát nó. Bạn đi liên tục, từ ham muốn này sang ham muốn khác, trong việc tìm kiếm sự hoàn thành. Việc tìm kiếm đó không bao giờ chấm dứt vì ham muốn này tạo ra ham muốn khác. Thực sự, một ham muốn tạo ra mười ham muốn. Nếu bạn đi tìm trạng thái vô ham muốn của phúc lạc qua ham muốn, bạn sẽ không bao giờ đạt tới. Nhưng nếu bạn thử cái gì đó khác - các phương pháp về tự thực tại hoá mình, các phương pháp phát triển tiềm năng bên trong của bạn, của việc làm chúng thành thực tại - thế thì bạn càng trở nên thực tại ham muốn sẽ càng ít được cảm thấy, vì thực sự, chúng được cảm thấy chỉ bởi vì bạn là trống rỗng bên trong. Khi bạn không trống rỗng bên trong, việc ham muốn dừng lại.

Làm gì về tự thực tại hoá mình? Hai điều phải được hiểu. Một: tự thực tại hoá mình không ngụ ý rằng nếu bạn trở thành hoạ sĩ lớn hay nhạc sĩ lớn hay nhà thơ lớn bạn sẽ được tự thực tại hoá mình. Tất nhiên, một phần của bạn sẽ được thực tại hoá, và ngay cả điều đó đã cho nhiều mãn nguyện. Nếu bạn có tiềm năng là nhạc sĩ giỏi, và nếu bạn hoàn thành nó và bạn trở thành nhạc sĩ, một phần của bạn sẽ được hoàn thành - nhưng không phải là toàn bộ. Phần con người còn lại bên trong bạn sẽ vẫn còn không được hoàn thành. Bạn sẽ bị thiên lệch. Một phần sẽ phát triển, và phần còn lại sẽ vẫn còn như tảng đá treo quanh cổ bạn.

Nhìn nhà thơ. Khi ông ấy đang trong tâm trạng thơ ca, ông ấy có vẻ như vị phật; ông ấy quên mất bản thân mình hoàn toàn. Người bình thường trong tâm trạng thơ ca cứ dường như người đó không còn đó. Cho nên khi nhà thơ đang trong tâm trạng của mình, ông ấy có đỉnh - một đỉnh cục bộ. Và đôi khi nhà thơ có những thoáng nhìn điều chỉ có thể với các tâm trí đã chứng ngộ, như phật. Nhà thơ có thể nói như vị phật. Chẳng hạn, Khalil Gibran nói như vị phật nhưng ông ấy không phải là phật. Ông ấy là nhà thơ - nhà thơ lớn.

Cho nên nếu bạn nhìn Khalil Gibran qua thơ ca của ông ấy, ông ấy có vẻ giống Phật, Christ hay Krishna. Nhưng nếu bạn đi và gặp con người Khalil Gibran, ông ấy chỉ là bình thường. Ông ấy nói về yêu hay thế - ngay cả vị phật có thể không nói hay thế. Nhưng vị phật biết yêu bằng toàn bộ hiện hữu của ông ấy. Khalil Gibran biết yêu trong chuyến bay thơ ca của ông ấy. Khi ông ấy đang trong chuyến bay thơ ca, ông ấy có các thoáng nhìn về yêu - những thoáng nhìn đẹp. Ông ấy diễn đạt chúng với sáng suốt hiếm hoi. Nhưng nếu bạn đi và gặp Khalil Gibran thực, con người, bạn sẽ cảm thấy sự không tương xứng. Nhà thơ và người ngày là tách rời nhau. Nhà thơ dường như là cái gì đó đôi khi xảy ra cho người này, nhưng người này không phải là nhà thơ.

Đó là lí do tại sao nhà thơ cảm thấy rằng khi họ đang tạo ra thơ ca, ai đó khác đang tạo ra; họ không tạo ra. Họ cảm thấy dường như họ đã trở thành công cụ của năng lượng khác nào đó, của lực khác nào đó. Họ không còn nữa. Việc cảm này tới vì, thực sự, tính toàn bộ của họ không được thực tại hoá - chỉ một phần của nó được thực tại hoá, mảnh mẩu.

Bạn đã không chạm tới trời. Chỉ một trong các ngón tay của bạn đã chạm tới trời, và bạn vẫn còn bị bắt rễ trong đất. Đôi khi bạn nhảy lên, và trong một khoảnh khắc bạn không ở trên đất; bạn đã lừa sức hút. Nhưng khoảnh khắc tiếp bạn lại ở trên đất. Khi nhà thơ cảm thấy được hoàn thành, ông ấy sẽ có những thoáng nhìn - những thoáng nhìn bộ phận. Khi nhạc sĩ cảm thấy được hoàn thành, ông ấy sẽ có những thoáng nhìn bộ phận.

Người ta nói về Beethoven rằng khi ông ấy ở trên sân khấu ông ấy là con người khác, khác hoàn toàn. Goethe đã nói rằng khi Beethoven ở trên sân khấu chỉ huy nhóm của mình, dàn nhạc của mình, ông ấy có vẻ giống như thượng đế. Không thể nói được rằng ông ấy là người thường. Ông ấy không là người chút nào; ông ấy là siêu nhân. Cách ông ấy nhìn, cách ông ấy giơ tay lên, tất cả đều siêu nhân. Nhưng khi ông ấy quay lại từ sân khấu ông ấy chỉ là người thường. Người trên sâu khấu dường như bị sở hữu bởi cái gì đó khác, dường như Beethoven không còn đó và lực khác nào đó đã đi vào trong ông ấy. Quay trở về từ sân khấu ông ấy lại là Beethoven, con người.

Vì điều này, các nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ lớn, những người sáng tạo bị căng thẳng hơn - vì họ có hai kiểu người. Người thường không căng thẳng thế vì người đó bao giờ cũng sống trong một người thôi: người đó sống trên đất. Nhưng nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ lớn thì nhảy; họ đi ra ngoài sức hút. Trong những khoảnh khắc nào đó họ không ở trên đất này, họ không là một phần của nhân loại. Họ trở thành một phần của thế giới Phật - đất Phật. Thế rồi họ lại trở lại đây. Họ có hai điểm của sự tồn tại; nhân cách của họ bị chia chẻ.

Cho nên mọi nghệ sĩ sáng tạo, mọi nghệ sĩ lớn theo cách nào đó là không lành mạnh. Căng thẳng là nhiều thế! Kẽ nứt, kẽ hở giữa hai kiểu tồn tại này là lớn thế - lớn không thể bắc cầu qua được. Đôi khi ông ấy chỉ là người bình thường; đôi khi ông ấy trở thành như phật. Giữa hai điểm này ông ấy bị phân chia, nhưng ông ấy có các thoáng nhìn.

Khi tôi nói tự thực tại hoá mình, tôi không ngụ ý bạn phải trở thành nhà thơ lớn hay bạn phải trở thành nhạc sĩ lớn. Tôi ngụ ý rằng bạn phải trở thành con người toàn bộ. Tôi không nói về người vĩ đại vì người vĩ đại bao giờ cũng bộ phận. Sự vĩ đại trong bất kì cái gì bao giờ cũng là bộ phận. Người ta di chuyển và di chuyển và di chuyển theo một hướng, và theo các hướng khác, mọi hướng khác, người ta vẫn còn như vậy - người ta trở thành thiên lệch.

Khi tôi nói trở thành con người toàn bộ, tôi không ngụ ý người vĩ đại. Tôi ngụ ý tạo ra cân bằng, được định tâm, được hoàn thành như con người - không như nhạc sĩ, không như nhà thơ, không như nghệ sĩ, nhưng được hoàn thành như con người. Được hoàn thành như con người ngụ ý gì? Nhà thơ vĩ đại là vĩ đại vì thơ ca vĩ đại. Nhạc sĩ vĩ đại là vĩ đại vì âm nhạc vĩ đại. Người vĩ đại là người vĩ đại vì những điều nào đó người đó đã làm - người đó có thể là anh hùng vĩ đại. Người vĩ đại theo bất kì hướng nào cũng là bộ phận. Sự vĩ đại có tính bộ phận, mảnh mẩu. Đó là lí do tại sao người vĩ đại phải đối diện với phiền não nhiều hơn người thường.

Người toàn bộ là gì? Là người toàn thể, người toàn bộ được ngụ ý là gì? Trước hết nó ngụ ý được định tâm; không tồn tại mà không có trung tâm. Khoảnh khắc này bạn là cái gì đó, khoảnh khắc tiếp là cái gì đó khác. Mọi người tới tôi và tôi nói chung hỏi họ, "Bạn cảm thấy trung tâm của bạn ở đâu - trong tâm, trong trí, trong rốn, ở đâu? Trong trung tâm dục? Ở đâu? Bạn cảm thấy trung tâm của bạn ở đâu?"

Nói chung họ nói, "Lúc thì tôi cảm thấy nó ở trong đầu, lúc thì trong tâm, lúc thì tôi không cảm thấy nó chút nào." Thế là tôi bảo họ nhắm mắt lại trước tôi và cảm nó ngay bây giờ. Trong đa số trường hợp điều này xảy ra: họ nói, "Ngay bây giờ, với khoảnh khắc này, tôi cảm thấy rằng tôi được định tâm trong đầu." Nhưng khoảnh khắc tiếp họ không ở đó. Họ nói, "Tôi ở trong tâm." Và khoảnh khắc tiếp trung tâm này đã tuột đi, nó ở đâu đó khác, ở trung tâm dục hay ở đâu đó khác.

Thực sự, bạn không được định tâm; bạn chỉ được định tâm nhất thời. Từng khoảnh khắc có trung tâm riêng của nó, cho nên bạn liên tục dịch chuyển. Khi tâm trí vận hành bạn cảm thấy rằng đầu là trung tâm. Khi bạn trong yêu, bạn cảm thấy nó ở trong tâm. Khi bạn không làm gì đặc biệt, bạn bị lẫn lộn - bạn không thể tìm ra trung tâm ở đâu, vì bạn có thể tìm ra điều này chỉ khi bạn làm việc, làm cái gì đó. Thế thì một phần đặc thù của thân thể trở thành trung tâm. Nhưng bạn không được định tâm. Nếu bạn không làm bất kì cái gì, bạn không thể tìm ra trung tâm của hiện hữu của bạn ở đâu.


Người toàn bộ được định tâm. Bất kì cái gì người đó làm, người đó vẫn còn trong trung tâm. Nếu tâm trí người đó vận hành, người đó nghĩ, suy nghĩ diễn ra trong đầu nhưng người đó vẫn còn được định tâm ở rốn. Trung tâm này không bao giờ bị bỏ lỡ. Người đó dùng đầu, nhưng người đó không bao giờ chuyển tới đầu. Người đó dùng tâm, nhưng người đó không bao giờ chuyển tới tâm. Mọi thứ này trở thành công cụ, và người đó vẫn còn được định tâm. Thứ hai, người đó được cân bằng. Tất nhiên, khi người ta được định tâm thì người ta được cân bằng. Cuộc sống của người đó là sự cân bằng sâu sắc. Người đó không bao giờ ở một bên, người đó không bao giờ ở bất kì cực điểm nào - người đó vẫn còn ở giữa. Phật đã gọi điều này là trung đạo. Ông ấy bao giờ cũng vẫn còn ở giữa.





Người không được định tâm bao giờ cũng sẽ di chuyển tới cực điểm. Khi người đó ăn người đó sẽ ăn nhiều, người đó sẽ ăn quá mức, hay người đó có thể nhịn ăn, nhưng việc ăn đúng là không thể được với người đó. Nhịn ăn là dễ, ăn quá nhiều là được. Người đó có thể ở trong thế giới, được cam kết, được tham gia, hay người đó có thể từ bỏ thế giới - nhưng người đó không bao giờ có thể được cân bằng. Người đó không bao giờ có thể vẫn còn ở giữa, vì nếu bạn không được định tâm, bạn không biết ở giữa nghĩa là gì.

Người được định tâm bao giờ cũng ở giữa trong mọi thứ, không bao giờ ở bất kì cực điểm nào. Phật nói việc ăn của ông ấy là ăn đúng; nó không là ăn quá nhiều, không nhịn ăn. Lao động của ông ấy là lao động đúng - không bao giờ quá nhiều, không bao giờ quá ít. Dù người đó là bất kì cái gì, người đó bao giờ cũng được cân bằng.

Điều thứ nhất: người tự thực tại hoá mình sẽ được cân bằng.

Điều thứ hai: người đó sẽ được cân bằng.

Điều thứ ba: nếu hai điều này xảy ra - định tâm, cân bằng - nhiều thứ sẽ theo sau. Người đó bao giờ cũng sẽ thoải mái. Dù bất kì tình huống nào, sự thoải mái sẽ không bị mất. Tôi nói bất kì tình huống nào - vô điều kiện, sự thoải mái sẽ không bị mất, vì người ở tại trung tâm bao giờ cũng thoải mái. Cho dù chết tới, người đó sẽ thoải mái. Người đó sẽ đón nhận chết như người ta đón nhận bất kì vị khách nào. Nếu khổ tới, người đó sẽ đón nhận nó. Bất kì cái gì xảy ra, nó không thể đánh bật người đó ra khỏi trung tâm. Sự thoải mái đó cũng là sản phẩm phụ của việc được định tâm.

Với người như vậy, không cái gì là tầm thường, không cái gì là vĩ đại; mọi thứ trở thành linh thiêng, đẹp, thiêng liêng - mọi thứ! Bất kì cái gì người đó làm, bất kì cái gì, nó đều từ mối quan tâm tối thượng - dường như mối quan tâm tối thượng. Không cái gì là tầm thường. Người đó sẽ không nói, "Cái này tầm thường, cái này vĩ đại." Thực sự, không cái gì là vĩ đại, không cái gì là nhỏ bé và tầm thường. Cái chạm của người này là có ý nghĩa. Người tự thực tại hoá mình, người cân bằng, định tâm, làm thay đổi mọi thứ. Chính cái chạm này làm cho nó thành vĩ đại.

Nếu bạn quan sát vị phật, bạn sẽ thấy rằng ông ấy bước đi và ông ấy thích bước đi. Nếu bạn đi tới Bodhgaya nơi Phật đã đạt tới chứng ngộ, tới bờ sông Niranjana - tới chỗ ông ấy đã ngồi dưới cây Bồ đề - bạn sẽ thấy chỗ các bước chân của ông ấy đã được đánh dấu. Ông ấy đã thiền trong một giờ, thế rồi ông ấy sẽ bước quanh. Theo thuật ngữ Phật giáo điều này gọi là chakraman. Ông ấy đã ngồi dưới cây Bồ đề, thế rồi ông ấy bước đi. Nhưng ông ấy bước đi với thái độ tôn kính, dường như trong thiền.

Ai đó hỏi Phật, "Tại sao thầy làm điều này? Lúc thì thầy ngồi với mắt nhắm và thiền, thế rồi thầy bước đi." Phật nói, "Việc ngồi để cho im lặng là dễ dàng, thế rồi ta bước. Nhưng ta mang cùng im lặng bên trong. Ta ngồi, nhưng bên trong ta là cùng điều đó - im lặng. Ta bước, nhưng bên trong ta là cùng điều đó - im lặng."

Phẩm chất bên trong là cùng một điều... Khi ông ấy gặp hoàng đế và khi ông ấy gặp người ăn xin, vị phật là cùng một hiện diện, ông ấy có cùng phẩm chất bên trong. Khi gặp người ăn xin ông ấy không khác biệt, khi gặp hoàng đế ông ấy không khác biệt; ông ấy là cùng một sự hiện diện. Người ăn xin không phải là không ai cả và hoàng đế không phải là ai đó. Và thực sự, trong khi gặp vị phật, hoàng đế đã cảm thấy giống người ăn xin, và người ăn xin đã cảm thấy giống hoàng đế. Cái chạm, người này, phẩm chất này vẫn còn là một.

Khi Phật còn sống, mọi ngày vào buổi sáng ông ấy sẽ nói với các đệ tử, "Nếu các ông phải hỏi bất kì cái gì, hỏi đi." Ngày ông ấy sắp chết, buổi sáng đó vẫn là cùng việc này. Ông ấy gọi các đệ tới và nói, "Bây giờ nếu các ông muốn hỏi bất kì cái gì, các ông có thể hỏi. Và nhớ rằng đây là buổi sáng cuối cùng. Trước khi ngày này kết thúc, ta sẽ không còn nữa." Ông ấy vẫn là như vậy. Đó là câu hỏi hàng ngày vào buổi sáng. Ông ấy đã là như vậy! Hôm đó là ngày cuối cùng, nhưng ông ấy vẫn là như vậy. Cũng như bất kì ngày nào khác, ông ấy nói, "Được, nếu các ông phải hỏi bất kì cái gì, các ông có thể hỏi - nhưng đây là ngày cuối cùng."

Đã không có thay đổi trong giọng nói, nhưng các đệ tử bắt đầu khóc. Họ đã quên hỏi mọi thứ. Phật nói, "Tại sao các ông khóc? Nếu các ông mà khóc vào ngày khác chắc đã là được, nhưng đây là ngày cuối cùng. Đến tối ta sẽ không còn nữa, cho nên đừng phí thời gian vào việc khóc. Hôm khác chắc là được; các ông có thể đã phí thời gian. Đừng phí thời gian của các ông vào việc khóc. Tại sao các ông khóc? Hỏi đi nếu các ông có bất kì cái gì để hỏi." Ông ấy đã luôn là như vậy trong sống và chết.

Cho nên điều thứ ba, người tự thực tại hoá mình là thoải mái. Sống và chết là như nhau; phúc lạc và khổ đau là như nhau. Không cái gì quấy rối ông ấy, không cái gì chuyển ông ấy khỏi nhà của ông ấy, khỏi việc được định tâm của ông ấy. Với người như vậy bạn không thể thêm được bất kì cái gì vào. Bạn không thể lấy đi bất kì cái gì từ ông ấy, bạn không thể thêm bất kì cái gì vào ông ấy - ông ấy được hoàn thành. Mọi hơi thở của ông ấy đều là hơi thở được hoàn thành, im lặng, phúc lạc. Ông ấy đã đạt tới. Ông ấy đã đạt tới sự tồn tại, tới sự hiện diện; ông ấy đã nở hoa như một người toàn bộ.

Đây không phải là việc nở hoa bộ phận. Phật không là nhà thơ lớn. Tất nhiên, bất kì cái gì ông ấy nói đều là thơ ca. Ông ấy không là nhà thơ chút nào, nhưng ngay cả khi ông ấy di chuyển, bước đi, đó là thơ ca. Ông ấy không phải là hoạ sĩ, nhưng bất kì khi nào ông ấy nói, bất kì cái gì ông ấy nói đều trở thành bức tranh. Ông ấy không là nhạc sĩ, nhưng toàn thể hiện hữu của ông ấy là âm nhạc tuyệt vời. Con người như một toàn bộ đã đạt tới. Cho nên bây giờ, bất kì cái gì ông ấy làm hay không làm... khi ông ấy ngồi trong im lặng, không làm bất kì cái gì, ngay cả trong im lặng, sự hiện diện của ông ấy vẫn làm việc, sáng tạo; nó trở thành sáng tạo.

Mật Tông quan tâm không chỉ với bất kì trưởng thành bộ phận nào, nó quan tâm tới bạn như một con người toàn bộ. Cho nên ba điều là cơ bản: bạn phải được định tâm, được bắt rễ, và được cân bằng; tức là, bao giờ cũng ở giữa - tất nhiên, không nỗ lực nào. Nếu có nỗ lực bạn không được cân bằng. Và bạn phải thoải mái - thoải mái trong vũ trụ, ở nhà trong sự tồn tại, và thế thì nhiều điều theo sau. Đây là nhu cầu cơ bản, vì chừng nào nhu cầu này còn chưa được đáp ứng bạn là con người chỉ trên danh nghĩa. Bạn là con người như một khả năng, bạn thực tại không là con người. Bạn có thể là con người, bạn có tiềm năng, nhưng tiềm năng này phải được làm thành thực tại.

Câu hỏi thứ hai:

Xin thầy giải thích suy ngẫm, tập trung và thiền.

‘Suy ngẫm' ngụ ý suy nghĩ trực tiếp. Tất cả chúng ta đều suy nghĩ; đó không phải là suy ngẫm. Việc suy nghĩ đó là không trực tiếp, mơ hồ, không dẫn tới đâu. Thực sự, suy nghĩ của chúng ta không phải là suy ngẫm, mà là điều những người theo Freud gọi là liên tưởng. Ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ khác mà không có hướng nào từ bạn. Bản thân ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ khác vì sự liên tưởng.

Bạn thấy con chó chạy qua đường. Khoảnh khắc bạn thấy con chó, tâm trí bạn bắt đầu nghĩ về các con chó. Con chó này đã dẫn bạn tới ý nghĩ này, và thế rồi tâm trí có nhiều liên tưởng. Khi bạn còn là đứa trẻ, bạn đã sợ con chó đặc biệt. Con chó đó tới với tâm trí và thế rồi thời thơ ấu ùa vào tâm trí. Thế rồi các con chó bị quên đi; thế rồi chỉ bằng liên tưởng bạn bắt đầu mơ ngày về thời thơ ấu của bạn. Thế rồi thời thơ ấu lại được kết nối với các thứ khác, và bạn di chuyển trong các vòng tròn.

Bất kì khi nào bạn thoải mái, thử đi ngược lại từ suy nghĩ của bạn tới chỗ các ý nghĩ đã tới. Đi ngược lại, dõi lại dấu vết các bước. Thế thì bạn sẽ thấy rằng ý nghĩ khác đã có đó, và ý nghĩ đó đã dẫn tới ý nghĩ này. Và chúng không được kết nối logic, vì làm sao con chó trên phố được kết nối với thời thơ ấu của bạn?

Không có kết nối logic - chỉ liên tưởng trong tâm trí bạn. Nếu tôi đi qua phố, cùng con chó đó chắc đã không đưa tôi về thời thơ ấu của tôi, nó chắc đã dẫn tới cái gì đó khác. Trong người thứ ba nó chắc lại đưa tới cái gì đó khác. Mọi người đều có những dây chuyền liên tưởng trong tâm trí. Với bất kì người nào việc xảy ra nào đó, tai nạn nào đó sẽ dẫn tới dây chuyền liên tưởng này. Thế thì tâm trí bắt đầu vận hành như máy tính. Thế thì việc này dẫn tới việc khác, việc khác dẫn tới việc khác nữa, và bạn cứ tiếp diễn mãi, và cả ngày bạn đang làm điều đó.

Viết ra trên một trang giấy về bất kì cái gì chợt nảy ra trong tâm trí bạn, một cách chân thực. Bạn sẽ sửng sốt về điều đang xảy ra trong tâm trí bạn. Không có mối quan hệ giữa hai ý nghĩ, và bạn liên tục làm kiểu suy nghĩ này. Bạn gọi điều này là suy nghĩ sao? Đây chỉ là liên tưởng của ý nghĩ này với ý nghĩ khác, và chúng dẫn bản thân chúng đi... bạn bị dẫn đi.

Suy nghĩ trở thành suy ngẫm khi nó di chuyển không theo liên tưởng, nhưng được định hướng. Bạn làm việc trên một vấn đề đặc biệt - thế thì bạn loại ra ngoài mọi liên tưởng. Bạn di chuyển chỉ trên vấn đề đó, bạn chỉ đạo tâm trí bạn. Tâm trí sẽ cố thoát ra theo bất kì đường hẻm nào, theo bất kì đường phụ nào, theo liên tưởng nào đó. Bạn cắt đứt mọi đường phụ; bạn hướng tâm trí vào chỉ một con đường.

Nhà khoa học làm việc trên một vấn đề là trong suy ngẫm. Nhà logic làm việc trên một vấn đề, nhà toán học làm việc trên một vấn đề là trong suy ngẫm. Nhà thơ suy ngẫm về hoa. Thế thì toàn thế giới bị loại ra ngoài, và chỉ đoá hoa đó và nhà thơ còn lại, và ông ấy di chuyển cùng với hoa. Nhiều điều từ những đường phụ sẽ hấp dẫn, nhưng ông ấy không cho phép tâm trí mình di chuyển đi bất kì chỗ nào. Tâm trí di chuyển theo một hàng, có hướng. Đây là suy ngẫm.

Khoa học dựa trên suy ngẫm. Bất kì suy nghĩ logic nào đều là suy ngẫm: ý nghĩ được định hướng, suy nghĩ được hướng dẫn. Suy nghĩ bình thường là ngớ ngẩn. Suy ngẫm là logic, lí trí.

Thế rồi có ‘tập trung'. Tập trung và ở lại tại một điểm. Nó không phải là suy nghĩ; nó không phải là suy ngẫm. Nó thực sự là ở một điểm, không cho phép tâm trí di chuyển chút nào. Trong suy nghĩ bình thường tâm trí di chuyển như người điên. Trong suy ngẫm người điên được dẫn đi, được định hướng; người đó không thể thoát đi bất kì chỗ nào. Trong tập trung tâm trí không được phép di chuyển. Trong suy nghĩ bình thường, nó được phép di chuyển tới bất kì chỗ nào; trong suy ngẫm, nó được phép di chuyển chỉ tới đâu đó; trong tập trung, nó không được phép di chuyển, nó chỉ được phép ở tại một điểm. Toàn thể năng lượng, toàn thể chuyển động dừng lại, mắc kẹt vào một điểm.

Yoga quan tâm tới tập trung, tâm trí bình thường quan tâm tới suy nghĩ không bị định hướng, tâm trí khoa học quan tâm tới suy nghĩ có định hướng. Tâm trí yoga có suy nghĩ của nó bị hội tụ, bị cố định vào một điểm; không chuyến động nào là được phép.

Và thế rồi có ‘thiền'. Trong suy nghĩ bình thường, tâm trí được phép di chuyển tới bất kì chỗ nào; trong suy ngẫm, nó được phép chỉ đi theo một hướng, mọi hướng khác bị cắt bỏ. Trong tập trung, nó không được phép di chuyển cho dù theo một hướng; nó được phép chỉ tập trung vào một điểm. Và trong thiền, tâm trí không được phép chút nào. Thiền là vô trí.

Đây là bốn giai đoạn: suy nghĩ bình thường, suy ngẫm, tập trung, thiền.

Thiền ngụ ý vô trí - thậm chí không tập trung nào là được phép. Bản thân tâm trí không được phép hiện hữu! Đó là lí do tại sao thiền không thể được hiểu thấu bởi tâm trí. Cho tới tập trung, tâm trí còn với tới, có cách tiếp cận. Tâm trí có thể hiểu tập trung, nhưng tâm trí không thể hiểu được thiền. Thực sự, tâm trí không được phép chút nào. Trong tập trung, tâm trí được phép hiện hữu tại một điểm. Trong thiền, ngay cả điểm đó cũng bị lấy đi. Trong suy nghĩ thông thường, mọi hướng là mở. Trong suy ngẫm, chỉ một hướng là mở. Trong tập trung, chỉ một điểm là mở - không hướng nào. Trong thiền, ngay cả điểm đó cũng không mở: tâm trí không được phép hiện hữu.

Suy nghĩ bình thường là trạng thái bình thường của tâm trí, và thiền là khả năng cao nhất. Khả năng thấp nhất là suy nghĩ bình thường, liên tưởng, và khả năng cao nhất, đỉnh, là thiền - vô trí.

Và với câu hỏi thứ hai, nó cũng còn được hỏi: Suy ngẫm và tập trung là các quá trình tâm trí. Làm sao các quá trình tâm trí giúp đạt tới trạng thái vô trí?

Câu hỏi này là có ý nghĩa. Tâm trí hỏi, làm sao bản thân tâm trí có thể đi ra ngoài tâm trí? Làm sao bất kì quá trình tâm trí nào có thể giúp để đạt tới cái gì đó là không phải là của tâm trí? Điều đó có vẻ mâu thuẫn. Làm sao tâm trí bạn có thể cố gắng, làm nỗ lực để tạo ra trạng thái mà không phải là của tâm trí?

Cố hiểu đi. Khi tâm trí hiện hữu, cái gì ở đó? Quá trình suy nghĩ. Khi có vô trí, cái gì ở đó? Không quá trình suy nghĩ nào. Nếu bạn liên tục giảm quá trình suy nghĩ của bạn, nếu bạn liên tục làm tan biến suy nghĩ của bạn, dần dần, chầm chậm, bạn đạt tới vô trí. Tâm trí nghĩa là suy nghĩ; không tâm trí nghĩa là không suy nghĩ. Và tâm trí có thể giúp. Tâm trí có thể giúp trong việc tự tử. Bạn có thể tự tử; bạn không bao giờ hỏi làm sao người còn sống có thể giúp cho bản thân mình được chết. Bạn có thể giúp cho bản thân bạn được chết - mọi người đang cố gắng giúp đỡ. Bạn có thể giúp cho bản thân bạn được chết, và bạn đang sống. Tâm trí có thể giúp để là vô trí. Làm sao tâm trí có thể giúp?

Nếu quá trình suy nghĩ trở nên ngày một cô đặc hơn, thế thì bạn đang tiến từ tâm trí sang nhiều tâm trí hơn. Nếu quá trình suy nghĩ này trở nên ngày càng ít cô đặc, được giảm đi, được làm chậm lại, bạn đang giúp bản thân bạn hướng tới vô trí. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Và tâm trí có thể là sự giúp đỡ, vì thực sự, tâm trí là điều bạn đang làm với tâm thức bạn chính khoảnh khắc này. Nếu bạn bỏ tâm thức bạn một mình, không làm bất kì cái gì với nó, nó trở thành thiền.

Cho nên có hai khả năng: hoặc chậm chạp, dần dần bạn giảm tâm trí của bạn đi, từng chút một. Nếu một phần trăm được giảm đi, thế thì bạn có chín mươi chín phần trăm tâm trí và một phần trăm vô trí bên trong bạn. Điều đó dường như là bạn đã bỏ được đồ đạc nào đó khỏi phòng của bạn - thế thì không gian nào đó được tạo ra ở đó. Thế rồi bạn bỏ thêm đồ đạc, và thêm không gian được tạo ra ở đó. Khi bạn đã bỏ mọi đồ đạc, toàn thể căn phòng trở thành không gian.

Thực sự, không gian không được tạo ra bằng việc bỏ đi đồ đạc, không gian đã có đó rồi. Chỉ mỗi việc không gian này bị đồ đạc chiếm chỗ. Khi bạn bỏ đồ đạc đi, không có không gian nào đi vào từ bên ngoài; không gian đã có đó, bị đồ đạc chiếm chỗ. Bạn đã bỏ đồ đạc đi, và không gian được phục hồi, được giành lại. Sâu bên dưới tâm trí là không gian bị chiếm chỗ, bị chất đầy bởi các ý nghĩ. Nếu bạn bỏ ý nghĩ nào đó, không gian được tạo ra - hay được phát hiện ra, hay được giành lại. Nếu bạn liên tục bỏ đi các ý nghĩ của bạn, dần dần bạn liên tục thu lại không gian của bạn. Không gian này là thiền.

Từ từ điều đó có thể được làm - bất thần cũng có thể được làm. Không có nhu cầu tiếp tục các kiếp sống cùng với việc bỏ bớt đồ đạc, vì có vấn đề. Khi bạn bắt đầu bỏ đồ đạc, một phần trăm không gian được tạo ra và chín mươi chín phần trăm không gian bị chiếm chỗ. Chín mươi chín phần trăm không gian bị chiếm chỗ đó sẽ cảm thấy không thoải mái về không gian không bị chiếm chỗ; nó sẽ cố lấp đầy một phần trăm này. Cho nên người ta từ từ giảm các ý nghĩ và thế rồi lại tạo ra các ý nghĩ mới.

Buổi sáng bạn ngồi thiền một lúc nào đó; bạn làm chậm lại quá trình ý nghĩ của bạn. Thế rồi bạn đi ra chợ, và ở đó lại có việc xô tới của các ý nghĩ. Không gian này lại bị rót đầy. Ngày hôm sau bạn lại làm điều này, và bạn liên tục làm điều này - ném nó ra, và mời nó vào lại.

Bạn cũng có thể ném đi mọi đồ đạc một cách bất thần. Đó là quyết định của bạn. Nó là khó bởi vì bạn đã trở nên quen với đồ đạc. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái nếu không có đồ đạc; bạn sẽ không biết phải làm gì với không gian đó. Bạn có thể trở nên sợ ngay cả đi vào trong không gian đó. Bạn chưa bao giờ đi vào trong tự do như vậy.

Tâm trí là việc ước định. Chúng ta đã trở nên quen thuộc với các ý nghĩ. Bạn đã bao giờ quan sát - hay nếu bạn đã không quan sát, thế thì quan sát đi - rằng bạn liên tục lặp lại cùng ý nghĩ mọi ngày. Bạn giống như chiếc đĩa hát, và thế rồi lại không phải là chiếc mới nữa - cũ rồi. Bạn liên tục lặp lại cùng mọi thứ. Tại sao? Việc dùng của nó là gì? Chỉ một việc dùng, nó chỉ là thói quen lâu dài; bạn cảm thấy bạn đang làm cái gì đó.

Bạn đang nằm trên giường chỉ đợi giấc ngủ tới và cùng điều này được lặp lại mọi ngày. Tại sao bạn làm điều này? Nó giúp đỡ theo cách nào đó. Những thói quen cũ, các ước định, giúp ích. Đứa trẻ cần đồ chơi. Nếu đồ chơi được trao cho nó, nó sẽ rơi vào giấc ngủ; thế thì bạn có thể lấy đồ chơi đi. Nhưng nếu đồ chơi không có đó, đứa trẻ không thể rơi vào giấc ngủ được. Đó là ước định. Khoảnh khắc đồ chơi được trao cho nó, điều đó làm lẩy cò cái gì đó trong tâm trí nó. Bây giờ nó sẵn sàng rơi vào trong giấc ngủ.

Cùng điều này xảy ra với bạn. Đồ chơi có thể khác. Một người không thể rơi vào trong giấc ngủ chừng nào người đó chưa tụng, "Ram, Ram, Ram..." Người đó không thể rơi vào trong giấc ngủ được! Đây là trò chơi. Nếu người đó tụng, "Ram, Ram, Ram..." trò chơi được trao cho người đó; người đó có thể rơi vào giấc ngủ.

Bạn cảm thấy khó rơi vào giấc ngủ trong căn phòng mới. Nếu bạn quen ngủ trong bộ quần áo đặc biệt, thế thì bạn sẽ cần những quần áo đặc biệt đó mọi ngày. Các nhà tâm lí nói rằng nếu bạn ngủ trong bộ quần áo ngủ và nó không được trao cho bạn, bạn sẽ cảm thấy khó rơi vào giấc ngủ. Tại sao? Nếu bạn không bao giờ ngủ truồng và bạn được bảo ngủ truồng, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Tại sao? Không có mối quan hệ giữa sự trần truồng và ngủ, nhưng với bạn có mối quan hệ, thói quen cũ. Với thói quen cũ người ta cảm thấy thoải mái, thuận tiện.

Các hình mẫu suy nghĩ cũng chỉ là các thói quen. Bạn cảm thấy thuận tiện - cùng ý nghĩ mọi ngày, cùng thường lệ. Bạn cảm thấy mọi thứ là được.

Bạn có đầu tư vào trong ý nghĩ của bạn - đó là vấn đề. Đồ đạc của bạn không chỉ là rác cần vứt đi; bạn đã đầu tư nhiều, nhiều thứ vào trong nó. Mọi đồ đạc có thể được vứt đi ngay lập tức: điều đó có thể được làm! Có những phương pháp bất thần mà chúng ta sẽ nói tới. Ngay lập tức, chính khoảnh khắc này, bạn có thể được tự do khỏi toàn thể đồ đạc tâm trí của bạn. Nhưng thế thì bạn sẽ đột nhiên trống vắng, trống rỗng, và bạn sẽ không biết bạn là ai. Bây giờ bạn sẽ không biết phải làm gì vì lần đầu tiên các hình mẫu cũ của bạn không còn nữa. Cú sốc có thể quá bất thần. Bạn thậm chí có thể chết, hay bạn có thể phát điên.

Đó là lí do tại sao các phương pháp bất thần không được dùng. Chừng nào người ta chưa sẵn sàng, các phương pháp bất thần không được dùng. Người ta có thể đột nhiên phát điên vì người ta có thể mất đi mọi dây neo. Quá khứ mất đi ngay lập tức, và khi quá khứ mất đi ngay lập tức bạn không thể quan niệm được về tương lai, vì tương lai bao giờ cũng được quan niệm dưới dạng quá khứ.

Chỉ hiện tại còn lại, và bạn đã không bao giờ ở trong hiện tại. Hoặc bạn đã ở trong quá khứ hoặc ở trong tương lai. Cho nên khi bạn chỉ trong hiện tại lần đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy bạn đã trải qua khùng, điên. Đó là lí do tại sao các phương pháp bất thần không được dùng chừng nào bạn chưa làm việc trong một trường phái, chừng nào bạn chưa làm việc cùng thầy trong một nhóm, chừng nào bạn chưa hiến dâng toàn bộ, chừng nào bạn chưa cống hiến cả đời bạn cho thiền.

Cho nên các phương pháp dần dần là tốt. Chúng lấy thời gian lâu, nhưng dần dần bạn trở nên quen với không gian. Bạn bắt đầu cảm thấy không gian và cái đẹp của nó, và phúc lạc của nó, và thế thì đồ đạc của bạn được bỏ đi dần dần.

Cho nên từ suy nghĩ bình thường điều tốt là trở thành có tính suy ngẫm - đó là phương pháp dần dần. Từ suy ngẫm điều tốt là chuyển sang tập trung - đó là phương pháp dần dần. Và từ tập trung điều tốt là lấy cú nhảy vào trong thiền. Thế thì bạn đang đi chầm chậm, cảm thấy nền đất tại mọi bước. Và khi bạn thực sự được bắt rễ trong một bước, chỉ thế thì bạn mới bắt đầu đi sang bước tiếp. Nó không phải là cú nhảy, nó là trưởng thành dần dần. Cho nên bốn điều này - suy nghĩ bình thường, suy ngẫm, tập trung, thiền - là bốn bước.

Câu hỏi thứ ba:

Có phải sự phát triển của trung tâm rốn là tự do riêng và tách rời khỏi sự tăng trưởng của các trung tâm tâm và đầu, hay trung tâm rốn phát triển đồng thời với sự phát triển của tâm và đầu? Và thêm nữa, xin thầy giải thích theo cách nào mà việc huấn luyện và kĩ thuật cho trung tâm rốn sẽ khác với việc huấn luyện và kĩ thuật cho việc phát triển của các trung tâm tâm và đầu.

Một điều cơ bản cần được hiểu: các trung tâm tâm và đầu là cần được phát triển, không phải trung tâm rốn. Trung tâm rốn chỉ để được khám phá ra; nó không để được phát triển. Trung tâm rốn đã có đó rồi. Bạn phải làm lộ ra, hay khám phá ra nó. Nó ở đó đã được phát triển đầy đủ, bạn không phải phát triển nó. Trung tâm đầu và trung tâm tâm là những phát triển. Chúng không có đó để được khám phá, chúng phải được phát triển. Xã hội, văn hoá, giáo dục, ước định giúp phát triển chúng.

Nhưng bạn được sinh ra với trung tâm rốn. Không có trung tâm rốn bạn không thể hiện hữu được. Bạn có thể hiện hữu mà không có trung tâm tâm, bạn có thể hiện hữu mà không có trung tâm đầu. Chúng không phải là sự cần thiết; có chúng thì tốt, nhưng bạn có thể hiện hữu mà không có chúng. Điều đó sẽ rất bất tiện, nhưng bạn có thể hiện hữu mà không có chúng. Tuy nhiên, không có trung tâm rốn bạn không thể hiện hữu được. Nó không chỉ là sự cần thiết, nó là cuộc sống của bạn.

Cho nên có những kĩ thuật để làm sao phát triển trung tâm tâm - làm sao trưởng thành trong yêu, làm sao trưởng thành trong nhạy cảm, làm sao trở thành tâm trí nhạy cảm hơn. Có những phương pháp và kĩ thuật để làm sao trở nên lí trí hơn, logic hơn. Lí trí có thể được phát triển, xúc động có thể được phát triển, nhưng sự tồn tại không thể được phát triển. Nó đã có đó rồi; nó phải được khám phá ra.

Nhiều thứ được ngụ ý trong điều này. Một: có thể có khả năng bạn không có tâm trí, tâm trí suy luận, như Einstein. Nhưng bạn có thể trở thành phật. Einstein là một trung tâm tâm trí vận hành ở sự hoàn hảo của nó. Hay ai đó khác... người yêu. Một Majnu đang vận hành tại trung tâm tâm của anh ấy trong sự hoàn hảo của nó. Bạn có thể không có khả năng trở thành một Majnu, nhưng bạn có thể trở thành phật vì phật tính là không được phát triển trong bạn: nó đã có đó rồi. Nó liên quan tới trung tâm cơ bản, trung tâm nguyên thuỷ - rốn. Nó đã có đó rồi. Bạn đã là vị phật, chỉ vô nhận biết.

Bạn đã không là một Einstein. Bạn sẽ phải cố gắng, và thế nữa vẫn không có đảm bảo rằng bạn sẽ trở thành một người như vậy. Không có đảm bảo vì thực sự, điều đó dường như là không thể được. Tại sao nó dường như không thể được? Vì phát triển cái đầu của Einstein cần cùng sự trưởng thành, cùng nơi chốn, cùng huấn luyện đã được trao cho ông ấy. Nó không thể được lặp lại vì nó là không thể được lặp lại. Trước hết bạn sẽ phải tìm ra cùng bố mẹ, vì huấn luyện bắt đầu trong bụng mẹ. Khó tìm ra cùng bố mẹ - không thể được. Làm sao bạn có thể tìm ra cùng bố mẹ, cùng ngày sinh, cùng nhà, cùng các liên kết xã hội, cùng bạn bè? Bạn sẽ phải lặp lại đích xác cuộc sống của Einstein - cùng một loại! Nếu ngay cả một điểm bị thiếu, bạn sẽ là người khác.

Cho nên điều đó là không thể được. Bất kì cá nhân nào được sinh ra chỉ một lần trong thế giới này vì cùng tình huống không thể được lặp lại. Cùng tình huống là hiện tượng lớn thế. Nó ngụ ý phải có cùng thế giới trong cùng khoảnh khắc!

Điều đó là không thể được - nó là không thể được. Và bạn đã ở đây rồi, cho nên bất kì cái gì bạn làm, quá khứ của bạn sẽ ở trong nó. Bạn không thể trở thành một Einstein được. Tính cá nhân không thể được lặp lại.

Phật không phải là một cá nhân, Phật là hiện tượng. Không nhân tố cá nhân nào là có nghĩa; chỉ hiện hữu của bạn là đủ để là phật. Trung tâm này đã có đó, đang vận hành; bạn phải khám phá nó. Cho nên các kĩ thuật cho tâm là những kĩ thuật để phát triển cái gì đó, và kĩ thuật liên quan tới trung tâm rốn đề cập tới việc khám phá. Bạn phải khám phá. Bạn đã là phật, bạn chỉ phải biết sự kiện này.

Cho nên có hai kiểu người - chư phật người biết rằng họ là phật, và những phật còn không biết rằng họ là phật. Nhưng tất cả đều là phật. Khi có liên quan tới sự tồn tại, mọi người đều là như nhau. Chỉ trong sự tồn tại mới có chủ nghĩa cộng sản; trong mọi thứ khác chủ nghĩa cộng sản là ngớ ngẩn. Không ai là bình đẳng, bất bình đẳng là cơ bản trong mọi thứ khác. Cho nên điều có vẻ như ngược đời nếu tôi nói rằng duy nhất tôn giáo dẫn tới chủ nghĩa cộng sản, nhưng tôi ngụ ý chủ nghĩa cộng sản này: sự bình đẳng sâu sắc của sự tồn tại, của hiện hữu. Trong điều này bạn là tương đương với Phật, với Christ, với Krishna, nhưng theo mọi cách khác không hai cá nhân nào là bình đằng. Bất bình đẳng là cơ bản khi có liên quan tới cuộc sống bên ngoài; bình đẳng là cơ bản khi có liên quan tới cuộc sống bên trong.

Cho nên một trăm mười hai phương pháp này không thực sự dành cho phát triển trung tâm rốn; chúng dành cho việc phát hiện ra nó. Đó là lí do tại sao đôi khi lập tức ai đó trở thành vị phật, vì không có vấn đề tạo ra cái gì đó. Nếu bạn có thể nhìn vào bản thân bạn, nếu bạn có thể đi sâu xuống trong bản thân bạn, mọi điều bạn cần đã có đó rồi. Nó đã là hoàn cảnh rồi, cho nên vấn đề duy nhất là làm sao được ném tới điểm đó nơi bạn đã là phật. Thiền không giúp bạn là phật, nó chỉ giúp bạn trở nên nhận biết về phật tính của bạn.

Một câu hỏi nữa:

Mọi người chứng ngộ có được định tâm ở rốn không? Chẳng hạn, Krishnamurti được định tâm ở đầu hay ở rốn? Ramakrishna được định tâm ở tâm hay ở rốn?

Mọi người chứng ngộ đều được định tâm ở rốn, nhưng cách diễn đạt của từng người chứng ngộ có thể chảy qua các trung tâm khác. Hiểu phân biệt này cho rõ ràng. Mọi người chứng ngộ đều được định tâm tại rốn; không có khả năng khác. Nhưng việc diễn đạt là điều khác.

Ramakrishna diễn đạt bản thân ông ấy từ tâm. Ông ấy dùng tâm mình làm phương tiện cho thông điệp của ông ấy. Bất kì cái gì ông ấy đã tìm thấy ở rốn ông ấy diễn đạt qua tâm. Ông ấy hát, ông ấy múa - đó là cách ông ấy diễn đạt phúc lạc của mình. Phúc lạc được tìm thấy ở rốn, không ở đâu khác. Ông ấy được định tâm ở rốn, nhưng làm sao nói cho người khác rằng ông ấy được định tâm ở rốn? Ông ấy dùng tâm của mình cho việc diễn đạt.

Krishnamurti dùng đầu ông ấy cho việc diễn đạt đó; đó là lí do tại sao cách diễn đạt của họ là mâu thuẫn. Nếu bạn tin vào Ramakrishna bạn không thể tin được vào Krishnamurti. Nếu bạn tin vào Krishnamurti bạn không thể tin được vào Ramakrishna, vì niềm tin bao giờ cũng được đặt vào cách diễn đạt, không vào kinh nghiệm. Ramakrishna có vẻ trẻ con với người nghĩ bằng lí trí: "Điều vô nghĩa này là gì vậy - múa, hát? Ông ấy làm cái quái gì vậy? Phật không bao giờ múa, và ông Ramakrishna này lại múa. Ông ta có vẻ trẻ con."

Với lí trí, tâm bao giờ cũng có vẻ trẻ con, nhưng với tâm, lí trí có vẻ vô dụng, hời hợt. Bất kì điều gì Krishnamurti nói đều là cùng một điều. Kinh nghiệm là một như nó đã là vậy với Ramakrishna hay Chaitanya hay Meera. Nhưng nếu ông này được định tâm ở đầu, cách giải thích của ông ấy, cách diễn đạt của ông ấy là lí trí. Nếu Ramakrishna nhìn Krishnamurti ông ấy sẽ nói, "Lại đây, chúng ta nhảy múa đi. Sao phí thời gian của ông? Qua nhảy múa nó có thể được diễn đạt dễ hơn nhiều, và nó đi sâu hơn." Krishnamurti sẽ nói, "Múa à? Người ta bị thôi miên qua múa đấy. Không múa. Phân tích đi! Lập luận đi! Lập luận ra nó, phân tích đi, nhận biết."

Đây là những trung tâm khác nhau được dùng cho diễn đạt, nhưng kinh nghiệm là một. Người ta có thể vẽ kinh nghiệm này - các Thiền sư đã vẽ kinh nghiệm của họ. Khi họ trở nên chứng ngộ, họ sẽ vẽ nó. Họ sẽ không nói bất kì cái gì, họ sẽ chỉ vẽ nó. Rishis, hiền nhân của Upanishads đã tạo ra những bài thơ hay. Khi họ trở nên chứng ngộ họ sẽ sáng tạo ra thơ ca. Chaitanya dùng múa; Ramakrishna dùng hát. Phật và Mahavir dùng đầu, lập luận, để giải thích, để nói bất kì cái gì họ đã trải nghiệm. Họ đã tạo ra những hệ thống tư tưởng lớn để diễn đạt kinh nghiệm của họ.

Nhưng kinh nghiệm thì không là lí trí không là tình cảm: nó ở bên ngoài cả hai. Đã từng có vài người, rất ít, người có thể diễn đạt qua cả hai trung tâm. Bạn có thể thấy nhiều Krishnamurtis, bạn có thể thấy nhiều Ramakrishnas, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới có việc xảy ra là một người có thể diễn đạt qua cả hai trung tâm. Thế thì người này trở thành lẫn lộn. Thế thì bạn không bao giờ thoải mái với người đó vì bạn không thể quan niệm nổi bất kì mối quan hệ nào giữa hai trung tâm này; chúng dường như là mâu thuẫn.

Nếu tôi nói cái gì đó, khi tôi nói nó tôi phải nói nó qua lí trí. Cho nên tôi hấp dẫn nhiều người có lí trí, hướng theo cái đầu. Thế rồi một hôm họ thấy rằng tôi cho phép hát và múa và họ trở nên không thoải mái: "Đây là cái gì vậy? Không có mối quan hệ..." Nhưng với tôi không có mâu thuẫn. Nhảy múa cũng là cách nói - và đôi khi là cách sâu hơn. Lí trí cũng là cách nói - và đôi khi là cách rất rõ ràng. Cho nên cả hai đều là những cách diễn đạt.

Nếu bạn nhìn Phật múa, bạn sẽ thấy khó chấp nhận. Nếu bạn thấy Mahavir chơi sáo, đứng trần, thế thì bạn sẽ không có khả năng ngủ. Cái gì đã xảy ra cho Mahavir? Ông ấy có phát điên không? Với Krishna chiếc sáo là được, nhưng với Mahavir nó là tuyệt đối không thể tin được. Sáo trong tay của Mahavir sao? Không thể quan niệm nổi! Bạn thậm chí không thể hình dung được điều đó. Nhưng lí do không phải ở chỗ có bất kì mâu thuẫn nào giữa Mahavir và Krishna, Phật và Chaitanya; nó là do khác biệt về cách diễn đạt. Phật sẽ hấp dẫn một kiểu tâm trí đặc biệt - tâm trí hướng đầu - còn Chaitanya và Ramakrishna sẽ hấp dẫn cái đối lập hoàn toàn - tâm trí hướng tâm.

Nhưng khó khăn nảy sinh. Người như tôi tạo ra khó khăn: tôi hấp dẫn cả hai, và thế thì không ai thoải mái. Bất kì khi nào tôi nói, thế thì người hướng đầu thoải mái, nhưng bất kì khi nào tôi cho phép kiểu diễn đạt khác, người hướng đầu trở nên không thoải mái. Và cùng điều này xảy ra cho người kia - khi phương pháp xúc cảm nào đó được dùng người hướng tâm cảm thấy thoải mái, nhưng khi tôi thảo luận, khi tôi lập luận ra cái gì đó, thế thì người đó vắng mặt, người đó không ở đây. Người đó nói, "Điều này không dành cho tôi."

Một quí bà hôm trước tới, và bà ấy nói, "Tôi ở núi Abu, nhưng thế rồi đã có khó khăn. Ngày đầu khi tôi nghe thầy nó đã là hay, nó hấp dẫn tôi; tôi đã xúc động. Nhưng thế rồi tôi thấy kirtan - tụng và múa cầu nguyện - thế là tôi quyết định bỏ đi ngay lập tức; cái đó không dành cho tôi. Tôi đã đi ra trạm xe bus, nhưng thế rồi đã có vấn đề. Tôi muốn nghe thầy nói, thế là tôi quay lại. Tôi không muốn bỏ lỡ điều thầy nói." Bà ấy phải đã trong khó khăn. Bà ấy nói với tôi, "Nó mâu thuẫn thế."

Nó dường như vậy vì những trung tâm này là mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn này là trong bạn. Đầu bạn không thoải mái với tâm bạn; chúng trong xung đột. Vì xung đột bên trong của bạn, Ramakrishna và Krishnamurti dường như là trong xung đột. Tạo ra chiếc cầu giữa đầu bạn và tâm bạn đi, và thế thì bạn sẽ biết rằng đây là những phương tiện.

Ramakrishna tuyệt đối vô giáo dục - không phát triển lí trí. Ông ấy là tâm thuần tuý. Chỉ một trung tâm đã được phát triển, tâm. Krishnamurti là lí trí thuần tuý. Ông ấy đã ở trong tay của một số người duy lí mạnh mẽ nhất - Annie Besant, Leadbeater và các nhà Thượng đế học. Họ đã là những người tạo hệ thống lớn của thế kỉ này. Thực sự, thượng đế học là một trong những hệ thống lớn nhất đã từng được tạo ra, tuyệt đối duy lí. Ông ấy đã được nuôi dưỡng lớn lên bởi những nhà duy lí; ông ấy là lí trí thuần tuý. Cho dù ông ấy nói về tâm và yêu, chính cách diễn đạt là duy lí.

Ramakrishna là khác. Ngay cả ông ấy nói về lí trí, ông ấy là ngớ ngẩn. Totapuri tới ông ấy, và Ramakrishna bắt đầu học Vedanta từ ông này. Thế là Totapuri nói, "Bỏ mọi cái vô nghĩa sùng kính này đi. Bỏ Kali, đức mẹ này đi, một cách tuyệt đối. Chừng nào ông chưa bỏ tất cả những cái này tôi sẽ không dạy ông, vì Vedanta không phải là sùng kính, nó là tri thức." Thế là Ramakrishna nói, "Được, nhưng cho phép tôi một khoảnh khắc để cho tôi có thể đi và hỏi mẹ liệu tôi có thể bỏ mọi thứ không, toàn thể cái vô nghĩa này. Cho phép tôi một khoảnh khắc để hỏi mẹ."

Đây là con người hướng tâm. Ngay cả để bỏ mẹ, ông ấy sẽ phải hỏi bà ấy. "Và," ông ấy nói, “mẹ đáng yêu thế, mẹ sẽ cho phép tôi, cho nên ông đừng bận tâm." Totapuri không thể hiểu được ông ấy đã nói gì. Ramakrishna nói, "Mẹ đáng yêu thế, mẹ không bao giờ nói không với tôi vào bất kì lúc nào. Nếu tôi nói, ‘Mẹ ơi, con sẽ bỏ mẹ vì bây giờ con học Vedanta và con không thể làm điều vô nghĩa sùng kính này, cho nên xin cho phép con,' mẹ sẽ cho phép. Mẹ sẽ cho tôi tự do toàn bộ để bỏ nó."

Tạo ra chiếc cầu giữa tâm và đầu bạn đi, và thế thì bạn sẽ thấy rằng tất cả những người đã từng trở nên chứng ngộ đều nói cùng một điều, chỉ ngôn ngữ của họ có thể khác.

Xem Tiếp Chương 11 – Quay Về Mục Lục

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post