Chương 11. Những Kỹ Thuật Thâm Nhập Vào Các Trung Tâm Nội Tại

Chương 11. Những Kỹ Thuật Thâm Nhập Vào Các Trung Tâm Nội Tại

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Sách Của Những Bí Mật (Tập 1) – Osho

Chương 11. Những Kỹ Thuật Thâm Nhập Vào Các Trung Tâm Nội Tại









Nghe hoặc Tải MP3 'Sách Của Những Bí Mật (Tập 1)' ê


15. Đóng bẩy lỗ hổng trên đầu bằng tay, không gian giữa hai mắt ông trở thành bao hàm tất cả.

16. Người phúc lạc, khi các giác quan được hấp thu vào trong tâm, đạt tới trung tâm hoa sen.

17. Tâm trí không để ý, giữ ở giữa - tới cùng.

Con người dường như người đó đang trong vòng tròn mà không có trung tâm. Cuộc sống của người đó là trên bề mặt; cuộc sống của người đó chỉ ở chu vi. Bạn sống ở bên ngoài, bạn không bao giờ sống bên trong. Bạn không thể sống bên trong được, chừng nào trung tâm chưa được tìm ra. Bạn không thể sống được bên trong, thực sự bạn không có bên trong. Bạn là bên ngoài không có trung tâm, bạn chỉ có bên ngoài. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục nói về bên trong, về cách đi vào trong, cách biết bản thân mình, cách xuyên thấu vào trong, nhưng những lời này không mang bất kì nghĩa đích thực nào. Bạn biết nghĩa của các lời, nhưng bạn không thể cảm thấy điều chúng ngụ ý vì bạn không bao giờ ở trong. Bạn không bao giờ ở bên trong.

Ngay cả khi bạn một mình, trong tâm trí bạn vẫn trong đám đông. Khi không ai có đó bên ngoài, dầu vậu bạn vẫn không ở bên trong. Bạn liên tục nghĩ về người khác; bạn liên tục di chuyển hướng ra ngoài. Ngay cả trong khi ngủ bạn đang mơ về người khác, bạn không ở bên trong. Chỉ trong giấc ngủ rất say, khi không có mơ, bạn mới ở bên trong; nhưng thế thì bạn trở thành vô ý thức. Nhớ sự kiện này: khi bạn có ý thức bạn không bao giờ ở bên trong, và khi bạn ở bên trong trong giấc ngủ sâu bạn trở thành vô ý thức. Cho nên toàn thể ý thức của bạn bao gồm cái bên ngoài. Và bất kì khi nào chúng ta nói về đi vào bên trong, những lời này được hiểu nhưng nghĩa thì không - vì nghĩa không được mang bởi lời, nghĩa tới từ kinh nghiệm.

Lời là không có nghĩa. Khi tôi nói ‘bên trong’, bạn hiểu lời này - nhưng chỉ lời thôi, không hiểu nghĩa. Bạn không biết bên trong là cái gì, vì một cách có ý thức bạn không bao giờ ở bên trong. Tâm trí bạn thường xuyên đi ra. Bạn không có bất kì cảm giác nào về cái bên trong nghĩa là gì hay nó là gì.

Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng bạn là vòng tròn không có tâm - chỉ là chu vi. Trung tâm là ở kia, nhưng bạn rơi vào trong nó chỉ khi bạn không có ý thức. Ngoài ra, khi bạn có ý thức bạn di chuyển ra ngoài, và vì điều này cuộc sống của bạn không bao giờ mãnh liệt; nó không thể thế được. Nó chỉ hờ hững. Bạn sống dường như chết, hay cả hai đồng thời. Bạn sống kiểu chết - sống cuộc sống tựa chết. Bạn tồn tại ở mức tối thiểu - không ở đỉnh tối đa, nhưng ở mức tối thiểu. Bạn có thể nói, "Tôi hiện hữu," có vậy thôi. Bạn không chết; đó là điều bạn ngụ ý bởi việc là sống.

Nhưng sống không bao giờ có thể được biết tới ở chu vi. Sống chỉ có thể được biết tới ở trung tâm. Trên chu vi chỉ sống hờ hững là có thể. Cho nên thực sự, bạn sống cuộc sống rất không đích thực, và thế thì ngay cả chết cũng trở thành không đích thực - vì người đã không thực sự sống thì không thể thực sự chết. Chỉ sống đích thực mới có thể trở thành chết đích thực. Thế thì chết là đẹp: bất kì cái gì đích thực đều đẹp. Ngay cả sống, nếu nó không đích thực, nhất định là xấu. Và sống của bạn là xấu, chỉ mục ruỗng. Không cái gì xảy ra. Bạn đơn giản liên tục chờ đợi, hi vọng rằng cái gì đó sẽ xảy ra ở đâu đó, vào ngày nào đó.

Tại chính khoảnh khắc này chỉ có trống rỗng, và mọi khoảnh khắc đều đã giống điều đó trong quá khứ - chỉ trống rỗng. Bạn chỉ chờ đợi tương lai, hi vọng rằng cái gì đó sẽ xảy ra ngày nào đó, chỉ hi vọng. Thế thì mọi khoảnh khắc đều bị mất. Nó đã không xảy ra trong quá khứ, cho nên nó sẽ không xảy ra trong tương lai nữa. Nó chỉ có thể xảy ra trong khoảnh khắc này, nhưng thế thì bạn sẽ cần sự mãnh liệt, mãnh liệt xuyên thấu. Thế thì bạn sẽ cần được bắt rễ trong trung tâm. Thế thì ngoại vi sẽ không có tác dụng. Thế thì bạn sẽ phải tìm ra khoảnh khắc của bạn. Thực sự, chúng ta không bao giờ nghĩ về chúng ta là gì, và bất kì cái gì chúng ta nghĩ chỉ là lời nói vớ vẩn vô nghĩa.

Một lần tôi sống cùng một ông giáo sư trong khuôn viên đại học. Một hôm ông ấy tới và ông ấy rất bối rối, cho nên tôi hỏi, "Có chuyện gì vậy?"

Ông ấy nói, "Tôi cảm thấy sốt."

Tôi đang đọc cái gì đó, cho nên tôi nói với ông ấy, "Ông đi ngủ đi. Đắp chăn này và nghỉ ngơi."

Ông ấy lên giường, nhưng sau vài phút ông ấy nói, "Không, tôi không sốt. Thực sự, tôi giận. Ai đó đã xúc phạm tôi, và tôi cảm thấy nhiều bạo hành chống lại anh ta."

Thế là tôi nói, "Sao ông nói rằng ông cảm thấy sốt?"

Ông ấy nói, "Tôi đã không thể nhận ra sự kiện rằng tôi đã giận, nhưng thực sự tôi đang giận. Không có sốt." Ông ấy tung chăn ra.

Thế rồi tôi nói, "Được, nếu ông giận thế thì cầm lấy cái gối này. Đánh nó và bạo hành với nó đi. Để cho bạo hành của ông được xả ra. Và nếu gối này không đủ, thì tôi sẵn đây. Ông có thể đánh tôi, và để cơn giận này được tống ra."

Ông ấy cười, nhưng tiếng cười là giả - chỉ được tô vẽ trên mặt ông ấy. Nó tới trên mặt ông ấy và thế rồi biến mất, nó không bao giờ xuyên thấu vào trong. Nó không bao giờ tới từ bên trong; nó chỉ là nụ cười tô vẽ. Nhưng tiếng cười này, ngay cả tiếng cười giả, đã tạo ra kẽ hở. Ông ấy nói, "Không thực sự... tôi không thực sự giận. Ai đó đã nói cái gì đó trước những người khác, và tôi cảm thấy rất ngượng. Thực sự, đây mới là câu chuyện."

Thế là tôi nói cho ông ấy, "Ông đã đổi phát biểu của ông về cảm giác riêng của ông ba lần trong vòng nửa giờ. Ông đã nói ông cảm thấy sốt, thế rồi ông nói ông giận, và giờ ông nói rằng ông không giận nhưng ngượng. Cái nào là thực?"

Ông ấy nói, "Thực sự, tôi ngượng."

Tôi nói, "Cái nào? Khi ông nói ông sốt, ông cũng đã chắc chắn về điều đó. Khi ông nói ông giận, ông cũng đã chắc chắn về điều đó. Và ông cũng chắc chắn về điều này. Ông là một người hay nhiều người? Sự chắc chắn này sẽ tiếp tục được bao lâu?"

Thế là người này nói, "Thực sự, tôi không biết tôi cảm thấy cái gì. Nó là cái gì, tôi không biết. Tôi đơn giản bị bối rối. Liệu gọi nó là giận hay ngượng hay cái gì, tôi không biết. Và đây không phải là lúc để thảo luận điều đó với tôi." Ông ấy nói, "Để tôi một mình đi. Ông đã làm cho tình huống của tôi thành triết lí. Ông đang thảo luận cái gì là thực, cái gì là đích thực còn tôi đang cảm thấy rất bối rối."

Điều này không chỉ xảy ra cho người khác nào đó - X, Y hay Z - nó là cho bạn. Bạn không bao giờ chắc chắn được, vì sự chắc chắn tới từ việc được định tâm. Bạn thậm chí không chắc chắn về bản thân bạn. Không thể nào chắc chắn được về người khác khi bạn không bao giờ chắc chắn về bản thân bạn. Chỉ có mơ hồ, không rõ ràng; không cái gì chắc chắn.

Ai đó đã ở đây mới mấy ngày trước, và anh ta nói với tôi, "Tôi đang yêu ai đó, và tôi muốn cưới cô ấy." Tôi nhìn vào mắt anh ta thật sâu trong vài phút mà không nói cái gì. Anh ta trở nên bồn chồn và anh ta nói, "Sao thầy nhìn tôi? Tôi cảm thấy lúng túng thế." Tôi tiếp tục nhìn. Anh ta nói, "Thầy nghĩ rằng tình yêu của tôi là giả sao?" Tôi chẳng nói gì, tôi chỉ tiếp tục nhìn. Anh ta nói, "Sao thầy cảm thấy rằng hôn nhân này sẽ không tốt?" Anh ta tự nói, "Tôi đã không thực sự nghĩ về nó rất nhiều, và đó là lí do tại sao tôi đã tới thầy. Thực sự, tôi không biết liệu tôi đang trong yêu hay không."

Tôi đã không nói một lời. Tôi chỉ nhìn vào mắt anh ta. Nhưng anh ta trở nên bối rối, và mọi thứ ở bên trong bắt đầu ló ra, trồi ra.

Bạn không chắc chắn, bạn không thể chắc chắn được về bất kì cái gì; không chắc về yêu của bạn, không chắc về ghét của bạn, không chắc về tình bạn của bạn. Không có gì mà bạn có thể chắc chắn được vì bạn không có trung tâm. Không có trung tâm không có chắc chắn. Mọi cảm giác của bạn về tính chắc chắn đều là giả và nhất thời. Khoảnh khắc này bạn sẽ cảm thấy rằng bạn chắc chắn, nhưng khoảnh khắc tiếp sự chắc chắn đó sẽ đi mất vì trong từng khoảnh khắc bạn có trung tâm khác. Bạn không có trung tâm thường hằng, trung tâm được kết tinh. Từng khoảnh khắc đều là trung tâm nguyên tử, cho nên từng khoảnh khắc có cái ra riêng của nó.

George Gurdjieff hay nói rằng con người là đám đông. Nhân cách chỉ là lừa dối vì bạn không là một người, bạn là nhiều người. Cho nên khi người này nói trong bạn, đó là trung tâm nhất thời. Khoảnh khắc tiếp có người khác. Với mọi khoảnh khắc, với mọi tình huống nguyên tử, bạn cảm thấy chắc chắn, và bạn không bao giờ trở nên nhận biết rằng bạn chỉ là một luồng - nhiều con sóng không có trung tâm nào. Thế thì đến cuối bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống đã chỉ là việc phí hoài. Nó nhất định là vậy. Chỉ có phí hoài, chỉ lang thang - vô mục đích, vô nghĩa.

Mật Tông, yoga, tôn giáo... mối quan tâm cơ bản của họ là làm sao đầu tiên khám phá ra trung tâm, làm sao đầu tiên là cá nhân. Họ quan tâm tới làm sao tìm ra trung tâm mà còn lại trong mọi tình huống. Thế rồi, khi cuộc sống liên tục di chuyển bên ngoài, như một luồng sống tiếp diễn mãi, như các con sóng tới và đi, trung tâm này vẫn còn mãi bên trong. Thế thì bạn vẫn còn là một - được bắt rễ, được định tâm.

Những kinh này là các kĩ thuật để tìm ra trung tâm này. Trung tâm này đã có đó rồi, vì không có khả năng là vòng tròn mà không có trung tâm. Vòng tròn có thể tồn tại chỉ với một trung tâm, cho nên trung tâm này chỉ bị quên lãng. Nó có đó, nhưng chúng ta không nhận biết. Nó có đó, nhưng chúng ta không biết cách nhìn vào nó. Chúng ta không biết cách hội tụ ý thức vào nó.

Kĩ thuật thứ ba về định tâm:

Đóng bẩy lỗ hổng trên đầu bằng tay, không gian giữa hai mắt ông trở thành bao hàm tất cả.

Đây là một trong những kĩ thuật cổ nhất - được dùng rất nhiều, và là một trong những kĩ thuật đơn giản nhất nữa. Đóng mọi lỗ hổng của đầu - mắt, tai, mũi, mồm. Khi tất cả lỗ hổng của đầu bị đóng lại, tâm thức bạn, mà liên tục chảy ra, được dừng lại tức khắc: nó không thể di chuyển ra ngoài.

Bạn có thể đã không quan sát, nhưng ngay cả bạn dừng thở trong một khoảnh khắc, đột nhiên tâm trí bạn sẽ dừng lại - vì với việc thở tâm trí tiếp tục di chuyển. Đó là việc tạo điều kiện cho tâm trí. Bạn phải hiểu ‘tạo điều kiện’ ngụ ý gì, chỉ thế lời kinh này sẽ dễ hiểu.

Pavlov, một trong những nhà tâm lí học Nga nổi tiếng nhất, đã tạo ra thuật ngữ này "tạo điều kiện" - hay "phản xạ có điều kiện" - một từ thường ngày được dùng khắp thế giới. Những người quen thuộc với tâm lí thậm chí ít biết tới từ này.

Hai quá trình ý nghĩ - bất kì hai quá trình nào - cũng có thể trở nên được liên kết tới mức nếu bạn bắt đầu quá trình này, quá trình kia cũng được lẩy cò.

Đây là ví dụ nổi tiếng của Pavlov. Pavlov làm việc với chó. Ông ấy thấy rằng nếu bạn để thức ăn chó ra trước chó, nước dãi nó bắt đầu chảy ra. Lưỡi chó thè ra và nó bắt đầu sẵn sàng, chuẩn bị để ăn. Điều này là tự nhiên. Khi nó thấy thức ăn, hay thậm chí tưởng tượng thức ăn, nước dãi bắt đầu chảy ra. Nhưng Pavlov đã tạo điều kiện cho quá trình này với quá trình khác. Bất kì khi nào nước dãi sẽ chảy ra và thức ăn có đó, ông ấy sẽ làm những điều khác. Chẳng hạn, ông ấy sẽ rung chuông, và chó sẽ nghe tiếng chuông kêu. Trong mười lăm ngày, bất kì khi nào thức ăn được đặt ra, chuông sẽ rung. Thế rồi ngày thứ mười sáu thức ăn không được đặt ra trước cho, chỉ chuông được rung. Nhưng dầu vậy nước dãi bắt đầu chảy ra và lưỡi thè ra, dường như thức ăn có đó.

Nhưng không có thức ăn, chỉ có tiếng chuông rung. Không có liên kết tự nhiên giữa chuông rung và nước dãi, liên kết tự nhiên là với thức ăn. Nhưng bây giờ việc rung chuông liên tục đã trở nên được liên kết với nó, và ngay cả việc rung chuông sẽ bắt đầu quá trình nước dãi.

Theo Pavlov - và ông ấy đúng - toàn thể cuộc sống của chúng ta là quá trình tạo điều kiện, ước định. Tâm trí là việc ước định. Vậy, nếu bạn dừng cái gì đó trong việc ước định, mọi thứ được liên kết khác cũng dừng.

Chẳng hạn, bạn chưa bao giờ nghĩ mà không thở. Suy nghĩ bao giờ cũng là cùng với việc thở. Bạn không ý thức tới việc thở, nhưng việc thở có đó liên tục, cả ngày lẫn đêm. Mọi ý nghĩ, mọi quá trình suy nghĩ đều được liên kết với việc thở. Nếu bạn dừng việc thở một cách bất thần, ý nghĩ cũng sẽ dừng lại. Và nếu cả bẩy lỗ - bẩy chỗ mở của đầu - bị đóng lại, ý thức của bạn đột nhiên không thể di chuyển ra ngoài. Nó vẫn còn ở trong, và việc còn ở trong đó tạo ra không gian giữa bạn và mắt bạn. Không gian đó được biết là con mắt thứ ba.

Nếu mọi lỗ hổng của đầu bị đóng lại bạn không thể di chuyển được ra ngoài, vì bạn bao giờ cũng di chuyển ra ngoài từ các lỗ hổng này. Bạn vẫn còn ở trong, và với ý thức của bạn vẫn còn ở trong nó trở nên được tập trung vào giữa hai mắt này, giữa hai mắt thường này. Nó vẫn còn ở giữa hai mắt này, được hội tụ. Điểm đó được biết là con mắt thứ ba.

Không gian này trở thành bao hàm tất cả. Kinh này nói rằng trong không gian này mọi thứ đều được bao hàm; toàn thể sự tồn tại được bao hàm. Nếu bạn có thể cảm thấy không gian này, bạn đã cảm thấy tất cả. Một khi bạn có thể cảm thấy bên trong không gian này giữa hai con mắt, thế thì bạn đã biết sự tồn tại, tính toàn bộ của nó, vì không gian bên trong này là bao hàm tất cả. Không cái gì bị bỏ ra khỏi nó.

Upanishads nói, "Biết cái một, cái một biết tất cả." Hai mắt này chỉ có thể nhìn cái hữu hạn. Con mắt thứ ba nhìn cái vô hạn. Hai mắt này chỉ có thể thấy vật chất. Con mắt thứ ba thấy cái phi vật chất, tâm linh. Với hai mắt này bạn không bao giờ có thể cảm thấy năng lượng, bạn không bao giờ có thể thấy năng lượng; bạn chỉ có thể thấy vật chất. Nhưng với con mắt thứ ba, năng lượng như vậy là thấy được.

Việc đóng lại các lỗ hổng này là cách định tâm, vì một khi luồng ý thức không thể chảy ra, nó vẫn còn ở nguồn của nó. Nguồn ý thức đó là con mắt thứ ba. Nếu bạn được định tâm ở con mắt thứ ba, nhiều thứ xảy ra. Điều thứ nhất là khám phá ra rằng toàn thế giới là bên trong bạn.

Swami Ramateertha thường nói rằng "Mặt trời di chuyển trong ta, sao di chuyển trong ta, trăng mọc trong ta. Toàn thể vũ trụ ở trong ta." Khi ông ấy nói điều này lần đầu tiên, các đệ tử của ông ấy tưởng ông ấy đã phát rồ. Làm sao sao có thể ở trong Ramateertha được?

Ông ấy đã nói về con mắt thứ ba, không gian bên trong. Khi lần đầu tiên không gian bên trong trở nên được chói sáng, đây là cảm giác đó. Khi bạn thấy rằng mọi thứ là ở trong bạn, bạn trở thành vũ trụ.

Con mắt thứ ba không phải là một phần của thân thể vật lí của bạn. Không gian giữa hai mắt chúng ta không phải là không gian được chứa trong thân thể bạn. Nó là không gian vô hạn đã xuyên thấu vào trong bạn. Một khi không gian này được biết tới, bạn sẽ không bao giờ là cùng con người trước nữa. Khoảnh khắc bạn biết không gian bên trong này, bạn đã biết cái bất tử. Thế thì không có chết.

Khi bạn biết không gian này lần đầu tiên, cuộc sống của bạn sẽ là đích thực, mãnh liệt, lần đầu tiên thực sự sống. Bây giờ không an ninh nào được cần, bây giờ không sợ nào là có thể có. Bây giờ bạn không thể bị chết. Bây giờ không cái gì có thể bị lấy đi khỏi bạn. Bây giờ toàn thể vũ trụ thuộc về bạn: bạn là vũ trụ. Những người đã biết tới không gian bên trong này, họ đã kêu lên trong cực lạc, "Aham Brahmasmi! Ta là vũ trụ, ta là sự tồn tại."

Nhà huyền bí người Sufi, Mansoor đã bị sát hại chỉ bởi vì kinh nghiệm này về con mắt thứ ba. Khi lần đầu tiên ông ấy trở nên nhận biết về không gian bên trong này, ông ấy bắt đầu kêu lên, "Ta là Thượng đế!" Ở Ấn Độ ông ấy chắc đã được tôn thờ, vì người Ấn Độ đã biết nhiều, nhiều người đã đi tới biết không gian bên trong này của con mắt thứ ba.

Nhưng ở một nước Mô ha mét giáo điều đó là khó khăn. Và phát biểu của Mansoor rằng "Ta là Thượng đế - ana'l hak!" - đã bị coi là cái gì đó phản tôn giáo, vì Mô ha mét giáo không thể quan niệm được rằng người và Thượng đế có thể trở thành một. Con người là con người - được sáng tạo ra - và Thượng đế là đấng sáng tạo, cho nên làm sao người được sáng tạo có thể trở thành đấng sáng tạo được? Cho nên phát biểu này của Mansoor's, "Ta là Thượng đế," không thể được hiểu; do vậy, ông ấy đã bị sát hại. Nhưng khi ông ấy bị sát hại, bị giết, ông ấy đã cười. Cho nên ai đó hỏi, "Tại sao ông cười, Mansoor?"

Mansoor tương truyền đã nói, "Ta cười vì các ông không giết ta, và các ông không thể giết được ta. Các ông bị lừa bởi thân thể này, nhưng ta không là thân thể này. Ta là đấng sáng tạo của vũ trụ này, và chính ngón tay của ta di chuyển toàn thể vũ trụ này từ lúc bắt đầu."

Ở Ấn Độ ông ấy chắc đã được hiểu dễ dàng. Ngôn ngữ này đã từng được biết tới trong nhiều thế kỉ. Chúng ta đã biết rằng một khoảnh khắc tới khi không gian bên trong được biết. Thế thì người ta đơn giản phát điên. Và việc nhận ra này là chắc chắn tới mức cho dù bạn giết một Mansoor ông ấy sẽ không thay đổi phát biểu của mình - vì thực sự, bạn không thể giết được ông ấy khi có liên quan tới ông ấy. Bây giờ ông ấy đã trở thành cái toàn thể. Không có khả năng nào phá huỷ ông ấy.

Sau Mansoor, người Sufis biết rằng điều tốt hơn cả là im lặng. Cho nên trong truyền thống Sufi, sau Mansoor, điều đã được nhất quán dạy cho đệ tử là, "Bất kì khi nào ông đi tới con mắt thứ ba, vẫn còn im lặng và không nói gì. Bất kì khi nào điều này xảy ra, thế thì giữ yên tĩnh đi. Không nói bất kì cái gì, hay chỉ liên tục nói một cách chính thức những điều mọi người tin."

Cho nên Hồi giáo bây giờ có hai truyền thống. Một truyền thống chỉ là bình thường, hướng ra ngoài, công truyền; truyền thống kia, Hồi giáo thực, là Sufi giáo - bí truyền. Nhưng người Sufi vẫn còn im lặng, vì từ Mansoor họ đã biết rằng nói trong ngôn ngữ đó, cái tới khi con mắt thứ ba mở ra là gây khó khăn không cần thiết - và điều đó không giúp người nào.

Lời kinh này nói:

Đóng bẩy lỗ hổng trên đầu bằng tay, không gian giữa hai mắt ông trở thành bao hàm tất cả.

Không gian bên trong của bạn trở thành tất cả không gian này.

Kĩ thuật thứ tư:

Người phúc lạc, khi các giác quan được hấp thu vào trong tâm, đạt tới trung tâm hoa sen.

Từng kĩ thuật là hữu dụng cho kiểu tâm trí nào đó. Kĩ thuật chúng ta đã thảo luận, kĩ thuật thứ ba - đóng các lỗ hổng của đầu - có thể được nhiều người dùng. Nó rất đơn giản và không rất nguy hiểm. Bạn có thể dùng nó rất dễ dàng, và cũng không có nhu cầu đóng các lỗ hổng bằng tay của bạn. Việc đóng được cần, cho nên bạn có thể dùng cái nút tai và bạn có thể dùng cái che mắt. Điều thực là đóng các lỗ hổng của đầu bạn hoàn toàn trong vài khoảnh khắc - trong vài khoảnh khắc hay trong vài giây. Thử nó đi. Đừng thực hành nó - chỉ bất thần nó giúp ích. Khi nó là bất thần nó giúp ích. Khi đang nằm trên giường, bất thần đóng mọi lỗ hổng trong vài giây, và nhìn cái gì đang xảy ra bên trong.

Khi bạn cảm thấy ngạt, tiếp tục - chừng nào nó trở trở thành tuyệt đối không thể thở được, vì việc thở sẽ bị đóng lại. Tiếp tục, chừng nào nó chưa trở thành tuyệt đối không thể thở được. Và khi nó là tuyệt đối không thể thở được, bạn sẽ không có khả năng đóng các lỗ hổng thêm nữa, cho nên bạn không cần lo nghĩ. Lực bên trong sẽ ném mọi lỗ hổng thành mở. Cho nên khi có liên quan tới bạn, vẫn tiếp tục. Khi ngạt thở tới, đó là khoảnh khắc - vì ngạt thở sẽ phá vỡ các liên kết cũ. Nếu bạn có thể tiếp tục trong vài khoảnh khắc nữa, nó sẽ là tốt. Điều đó sẽ là khó và gian nan, và bạn sẽ cảm thấy rằng bạn sắp chết - nhưng đừng sợ, vì bạn không thể chết được. Bạn không thể chết chỉ bởi việc đóng các lỗ hổng. Nhưng khi bạn cảm thấy bây giờ bạn sắp chết, đó là khoảnh khắc.

Nếu bạn có thể kiên trì trong khoảnh khắc đó, đột nhiên mọi thứ sẽ được chói sáng. Bạn sẽ cảm thấy không gian bên trong liên tục lan rộng, và cái toàn thể được bao gồm trong nó. Thế rồi mở các lỗ hổng ra. Tiếp tục thử điều đó lặp đi lặp lại. Bất kì khi nào bạn có thời gian, thử nó. Nhưng không thực hành nó. Bạn có thể thực hành dừng hơi thở trong vài khoảnh khắc. Nhưng thực hành sẽ không giúp ích, cái giật bất thần được cần. Trong cái giật đó, việc chảy vào các kênh ý thức cũ của bạn dừng lại, và một thứ mới trở thành có thể.

Nhiều người thực hành điều này ngay cả ngày nay - nhiều người trên khắp Ấn Độ. Nhưng họ thực hành nó, và nó là phương pháp bất thần. Nếu bạn thực hành, thế thì không cái gì sẽ xảy ra. Nếu tôi ném bạn ra khỏi phòng này một cách bất thần, ý nghĩ của bạn sẽ dừng lại. Nhưng nếu chúng ta thực hành nó hàng ngày, thế thì không cái gì sẽ xảy ra. Nó sẽ trở thành thói quen máy móc. Cho nên không thực hành nó. Chỉ thử nó bất kì khi nào bạn có thể. Thế rồi đột nhiên, dần dần, bạn sẽ trở nên nhận biết về không gian bên trong. Không gian bên trong đó chỉ tới với ý thức của bạn khi bạn ở trên bờ vực của chết. Khi bạn cảm thấy, "Bây giờ mình không thể tiếp tục một khoảnh khắc được; bây giờ chết là gần," đó là đúng khoảnh khắc. Kiên trì đi! Đừng sợ. Chết không dễ thế. Ít nhất mãi cho tới giờ không một người nào đã chết khi dùng phương pháp này.

Có an ninh dựng sẵn, đó là lí do tại sao bạn không thể chết. Trước chết người ta trở thành vô ý thức. Nếu bạn có ý thức và cảm thấy rằng bạn sắp chết, đừng sợ. Bạn vẫn có ý thức, cho nên bạn không thể chết. Và nếu bạn trở nên vô ý thức, thế thì hơi thở của bạn sẽ bắt đầu. Thế thì bạn không thể ngăn cản được nó. Cho nên bạn có thể dùng cái nút tai, v.v. Tay là không cần thiết. Tay đã được dùng chỉ bởi vì nếu bạn đang rơi vào trong vô thức, tay sẽ trở thành chùng lỏng và quá trình sống sẽ phục hồi lại bởi chính nó.

Bạn có thể dùng cái nút cho tai, vải che cho mắt, nhưng đừng dùng bất kì nút nào cho mũi hay cho mồm, vì thế thì nó có thể trở thành tai hoạ. Ít nhất mũi phải vẫn còn mở. Đóng nó bằng tay bạn. Thế thì khi bạn thực tại rơi vào vô thức, tay sẽ trở nên lỏng và việc thở sẽ bước vào. Cho nên có an ninh dựng sẵn. Phương pháp này có thể được nhiều người dùng.

Phương pháp thứ tư dành cho những người có tâm rất phát triển, người thuộc kiểu yêu, tình cảm, kiểu xúc cảm.

Người phúc lạc, khi các giác quan được hấp thu vào trong tâm, đạt tới trung tâm hoa sen.

Phương pháp này có thể được dùng chỉ bởi những người hướng tâm. Do đó, trước hết hiểu người hướng tâm là gì. Thế thì phương pháp này có thể được hiểu.

Với người hướng tâm, mọi thứ dẫn tới tâm, mọi thứ. Nếu bạn yêu người đó, tâm người đó sẽ cảm thấy tình yêu của bạn, không phải đầu người đó. Người hướng đầu, ngay cả khi được yêu, cảm thấy nó bằng não, trong đầu. Người đó nghĩ về nó; người đó lập kế hoạch về nó. Ngay cả tình yêu của người đó cũng là nỗ lực có chủ ý của tâm trí.


Kiểu cảm sống không dùng lí trí. Tất nhiên, tâm có lí trí riêng của nó, nhưng nó sống không dùng lí trí. Nếu ai đó hỏi bạn, "Tại sao bạn yêu?" nếu bạn có thể trả lời tại sao, thế thì bạn là người hướng đầu. Và nếu bạn nói, "Tôi không biết, tôi chỉ yêu," bạn là người hướng tâm. Cho dù bạn nói rằng ai đó là đẹp và đó là lí do tại sao bạn yêu, nó là lí trí. Với người hướng tâm, ai đó là đẹp vì họ yêu người đó. Người hướng đầu yêu ai đó vì anh ta đẹp hay cô ta đẹp. Lí trí tới trước, và thế rồi yêu tới. Với người hướng tâm, yêu tới trước và thế rồi mọi thứ khác theo sau. Kiểu cảm được định tâm vào tâm, cho nên bất kì cái gì xảy ra đều chạm tới tâm người đó.





Quan sát bản thân bạn mà xem. Trong cuộc sống của bạn, nhiều thứ đang xảy ra mọi khoảnh khắc. Chúng chạm vào bạn ở đâu? Bạn đi qua, và người ăn xin cắt ngang qua phố. Bạn bị người ăn xin chạm ở đâu? Bạn có bắt đầu nghĩ về các điều kiện kinh tế không? Bạn có bắt đầu nghĩ về cách việc ăn xin nên được chấm dứt bởi luật pháp, hay về cách xã hội xã hội chủ nghĩa nên được tạo ra để cho không có những người ăn xin không? Đây là người hướng đầu. Người ăn xin này trở thành chỉ là luận cứ cho người đó. Tâm người đó không bị chạm tới, chỉ cái đầu của người đó bị chạm. Người đó sẽ không làm cái gì đó cho người ăn xin này ở đây và bây giờ - không! Người đó sẽ làm cái gì đó cho chủ nghĩa cộng sản, người đó sẽ làm cái gì đó cho tương lai, cho xã hội không tưởng nào đó. Người đó thậm chí có thể cống hiến cả đời mình, nhưng người đó không thể làm bất kì cái gì ngay bây giờ.

Tâm trí bao giờ cũng là trong tương lai; tâm bao giờ cũng ở đây và bây giờ. Người hướng tâm sẽ làm cái gì đó bây giờ cho người ăn xin này. Người ăn xin này là một cá nhân, không phải là luận cứ. Nhưng với người hướng đầu, người ăn xin này chỉ là một con số toán học. Với người đó, làm sao việc ăn xin phải được chấm dứt mới là vấn đề, không phải là người ăn xin này nên được giúp đỡ - điều đó là không liên quan. Cho nên cứ quan sát bản thân bạn đi. Trong nhiều tình huống, quan sát cách bạn hành động. Bạn quan tâm tới tâm hay bạn quan tâm tới đầu?

Nếu bạn cảm thấy rằng bạn là hướng hướng tâm, thế thì phương pháp này sẽ là rất hữu ích cho bạn. Nhưng biết rõ rằng mọi người đang cố tự lừa mình rằng mình là người hướng tâm. Mọi người đều cố cảm thấy rằng mình là người rất yêu thương, kiểu cảm - vì yêu là nhu cầu cơ bản tới mức không ai có thể cảm thấy thoải mái nếu người đó thấy rằng mình không có tình yêu, không có tâm yêu thương. Cho nên mọi người liên tục nghĩ và tin điều này, nhưng tin sẽ không có tác dụng. Quan sát thật vô tư đi, dường như bạn đang quan sát ai đó khác, và thế rồi quyết định - vì không có nhu cầu tự lừa bản thân mình, và điều đó sẽ không giúp ích gì. Cho dù bạn tự lừa bản thân bạn, bạn không thể lừa được kĩ thuật, cho nên khi bạn làm kĩ thuật này bạn sẽ cảm thấy rằng không cái gì xảy ra.

Mọi người tới tôi, và tôi hỏi họ thuộc vào kiểu nào. Họ thực sự không biết. Họ đã không bao giờ nghĩ về nó - về họ là kiểu nào. Họ chỉ có quan niệm mơ hồ về bản thân họ, và những quan niệm đó thực sự chỉ là tưởng tượng. Họ có những lí tưởng nào đó và hình ảnh riêng của mình, và họ nghĩ - hay đúng hơn, họ ước ao - rằng họ là những hình ảnh đó. Họ không là vậy, và thông thường điều xảy ra là họ bày tỏ chính điều ngược lại.

Có lí do cho điều đó. Người khăng khăng rằng mình là người hướng tâm có thể khăng khăng chỉ vì người đó cảm thấy thiếu vắng của tâm, và người đó sợ. Người đó không thể trở nên nhận biết về sự kiện rằng mình không có tâm.

Nhìn vào thế giới mà xem! Nếu mọi người là đúng về tâm của mình, thế thì thế giới này không thể vô tâm đến thế. Thế giới này là toàn bộ của chúng ta, cho nên ở đâu đó, cái gì đó bị sai. Tâm không có đó. Thực sự, nó không bao giờ được huấn luyện để có đó. Tâm trí được huấn luyện, cho nên nó có đó. Có trường học, cao đẳng, đại học để huấn luyện tâm trí, nhưng không có chỗ để huấn luyện tâm. Và huấn luyện tâm trí mang lợi, nhưng huấn luyện tâm là nguy hiểm. Nếu tâm của bạn được huấn luyện bạn sẽ trở thành tuyệt đối không khớp với thế giới này, vì toàn thế giới được vận hành qua lí trí.

Nếu tâm của bạn được huấn luyện, bạn sẽ chỉ là ngớ ngẩn trong hoàn cảnh của hình mẫu toàn thể. Khi toàn thế giới đi bên phải, bạn sẽ đi bên trái. Mọi nơi bạn sẽ cảm thấy khó khăn. Thực sự, con người càng trở nên được văn minh, tâm càng ít được huấn luyện. Chúng ta thực sự đã quên nó - rằng nó tồn tại, hay rằng có bất kì nhu cầu nào về đào tạo nó. Đó là lí do tại sao những phương pháp như vậy, mà có thể có tác dụng rất dễ dàng, lại không bao giờ có tác dụng.

Phần lớn các tôn giáo dựa trên các kĩ thuật hướng tâm - Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và nhiều tôn giáo khác. Họ dựa trên người hướng tâm. Tôn giáo càng cổ, nó càng dựa trên những người hướng tâm. Thực sự, khi Vedas được viết và Hindu giáo đang phát triển, đã có những người hướng tâm. Và để tìm ra người hướng tâm trí thì đã thực sự khó. Nhưng bây giờ điều đảo ngược là vấn đề. Bạn không thể cầu nguyện được, vì lời cầu nguyện là kĩ thuật hướng tâm. Đó là lí do tại sao ở phương Tây, nơi Ki tô giáo thịnh hành - chính là tôn giáo của lời cầu nguyện - lời cầu nguyện đã trở thành khó. Đặc biệt, nhà thờ Cơ đốc giáo là hướng lời cầu nguyện.

Không tồn tại những điều như thiền đối với Ki tô giáo, nhưng bây giờ ngay cả ở phương Tây mọi người đang trở nên phát rồ về thiền. Không người nào đi tới nhà thờ - và cho dù ai đó có đi, nó chỉ là thứ hình thức, chỉ là tôn giáo chủ nhật - vì lời cầu nguyện hướng tâm đã trở thành tuyệt đối không được biết cho con người như người đó ở phương Tây.

Thiền là hướng tâm trí nhiều hơn, lời cầu nguyện là hướng tâm nhiều hơn. Hay chúng ta có thể nói rằng lời cầu nguyện là kĩ thuật của thiền dành cho người hướng tâm. Kĩ thuật này cũng dành cho người hướng tâm:

Người phúc lạc, khi các giác quan được hấp thu vào trong tâm, đạt tới trung tâm hoa sen.

Vậy cái gì cần được làm trong kĩ thuật này?

Khi các giác quan được hấp thu vào trong tâm...

Thử đi! Nhiều cách là có thể. Bạn chạm người nào đó: nếu bạn là người hướng tâm, cái chạm lập tức đi tới tim bạn, và bạn có thể cảm thấy phẩm chất này. Nếu bạn cầm tay một người hướng đầu, bàn tay sẽ lạnh - không chỉ lạnh, mà chính phẩm chất sẽ là lạnh. Sự chết, sự chết nào đó sẽ có trong bàn tay này. Nếu người đó là hướng tâm, thế thì có hơi ấm nào đó, thế thì tay người này sẽ thực sự tan chảy cùng bạn. Bạn sẽ cảm thấy thứ nào đó chảy từ tay người đó vào bạn, và sẽ có gặp gỡ, trao đổi hơi ấm.

Hơi ấm này tới từ tâm. Nó không bao giờ có thể tới từ đầu, vì đầu bao giờ cũng mát mẻ... lạnh, tính toán. Tâm là ấm, không tính toán. Đầu bao giờ cũng nghĩ về làm sao lấy nhiều hơn; tâm bao giờ cũng cảm thấy làm sao cho nhiều hơn. Hơi ấm đó chỉ là việc cho - việc cho năng lượng, việc cho rung động bên trong, việc cho sự sống. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy phẩm chất khác trong nó. Nếu người này thực sự ôm bạn, bạn sẽ cảm thấy sự tan chảy sâu sắc với người đó.

Chạm đi! Nhắm mắt lại; chạm bất kì cái gì. Chạm người yêu của bạn, chạm con của bạn hay mẹ bạn hay bạn của bạn, hay chạm cây hay hoa, hay chỉ chạm đất. Nhắm mắt lại và cảm thấy trao đổi từ tâm bạn tới đất, hay tới người yêu của bạn. Cảm thấy rằng tay bạn chính là tâm bạn duỗi ra để chạm đất. Để cho việc cảm của cái chạm được có quan hệ tới tâm.

Bạn đang nghe nhạc. Đừng nghe nó từ cái đầu. Quên cái đầu bạn đi và cảm thấy rằng bạn là vô đầu, không có đầu chút nào. Điều hay là có bức tranh của bản thân bạn không có đầu trong phòng ngủ của bạn. Tập trung vào nó; bạn hiện hữu mà không có đầu, không cho phép cái đầu bước vào. Trong khi nghe nhạc, nghe nó từ tâm. Cảm thấy âm nhạc đang tới tâm bạn; để cho tâm bạn rung động cùng nó. Để cho các giác quan của bạn được nối với tâm, không với đầu. Thử điều này với mọi giác quan, và cảm thấy ngày càng nhiều rằng mọi giác quan đi vào trong tâm và tan biến trong nó.

Người phúc lạc, khi các giác quan được hấp thu vào trong tâm, đạt tới trung tâm hoa sen.

Tâm là hoa sen. Mọi giác quan chỉ là việc mở ra của hoa sen, các cánh của hoa sen. Thử đặt quan hệ các giác quan của bạn với tâm trước hết. Thứ hai, bao giờ cũng nghĩ rằng mọi giác quan đều đi sâu xuống vào trong tâm và trở nên được hấp thu trong nó. Khi hai điều này trở nên được thiết lập, chỉ thế thì các giác quan của bạn sẽ bắt đầu giúp bạn. Chúng sẽ dẫn bạn tới tâm, và tâm của bạn sẽ trở thành hoa sen.

Hoa sen này của tâm sẽ cho bạn việc định tâm. Một khi bạn biết trung tâm của tâm, rất dễ dàng rơi xuống vào trung tâm rốn, rất dễ dàng. Lời kinh này thậm chí không nhắc tới điều này - không có nhu cầu. Nếu bạn thực sự bị hấp thu vào trong tâm một cách toàn bộ, và lí trí đã dừng làm việc, thế thì bạn sẽ rơi xuống từ tâm, cánh cửa được mở hướng tới rốn. Chỉ từ đầu mới khó đi xuống rốn. Hay nếu bạn ở giữa hai trung tâm này, giữa tâm và đầu, thế nữa cũng khó đi xuống rốn. Một khi bạn bị hấp thu vào trong rốn, bạn đột nhiên đã rơi xuống bên ngoài tâm. Bạn đã rơi vào trong trung tâm rốn mà là trung tâm cơ bản - nguyên gốc.

Đó là lí do tại sao lời cầu nguyện giúp đỡ. Đó là lí do tại sao Jesus có thể nói, "Yêu là Thượng đế." Nó không đích xác đúng, nhưng yêu là cánh cửa. Nếu bạn ở sâu trong yêu - với bất kì người nào, không thành vấn đề ai... Yêu thành vấn đề; đối thể của yêu không thành vấn đề. Nếu bạn ở trong yêu sâu sắc với bất kì người nào, nhiều trong yêu tới mức không có mối quan hệ từ cái đầu, nếu chỉ tâm vận hành, thế thì yêu này sẽ trở thành lời cầu nguyện và người yêu của bạn sẽ trở thành thiêng liêng.

Thực sự, mắt của tâm không thể thấy được cái gì khác, và đó là lí do tại sao nó xảy ra với yêu bình thường nữa. Nếu bạn rơi vào yêu với ai đó, ai đó đó trở thành thiêng liêng. Nó có thể không chứng tỏ là kéo dài lắm, và nó có thể không chứng tỏ là thứ rất sâu, nhưng trong khoảnh khắc đó người yêu hay người bạn yêu trở thành thiêng liêng. Cái đầu sẽ phá huỷ toàn thể câu chuyện sớm hay muộn, bởi vì cái đầu sẽ tới và cố kiểm soát mọi thứ. Ngay cả yêu cũng phải bị kiểm soát. Và một khi cái đầu kiểm soát, mọi thứ bị phá huỷ.

Nếu bạn có thể ở trong yêu mà không có việc kiểm soát của cái đầu bước vào, yêu của bạn nhất định trở thành lời cầu nguyện và người yêu của bạn sẽ trở thành cánh cửa. Yêu của bạn sẽ làm cho bạn được định tâm trong tâm - và một khi bạn được định tâm trong tâm, bạn tự động rơi sâu xuống vào trong trung tâm rốn.

Kĩ thuật thứ năm:

Tâm trí không để ý, giữ ở giữa - tới cùng.

Kinh này chỉ chừng này vậy. Cũng giống như bất kì kinh khoa học nào nó là ngắn, nhưng ngay cả vài từ này cũng có thể biến đổi cuộc sống của bạn toàn bộ.

Tâm trí không để ý, giữ ở giữa - tới cùng.

Giữ ở giữa... Phật đã phát triển toàn thể kĩ thuật thiền của ông ấy trên lời kinh này. Con đường của ông ấy được biết là majjhim nikaya - trung đạo. Phật nói, "Bao giờ cũng còn ở giữa - trong mọi thứ."

Hoàng tử Shrown nhận khai tâm, Phật đã khai tâm cho anh ta vào tính chất sannyas. Hoàng tử đó là người hiếm hoi, và khi anh ta nhận tính chất sannyas, khi anh ta được khai tâm, toàn thể vương quốc của anh ta rất đỗi ngạc nhiên. Vương quốc không thể tin được điều đó, mọi người không thể tin được rằng Hoàng tử Shrown có thể trở thành một sannyasin. Không ai đã bao giờ tưởng tượng được điều đó, vì anh ta đã là con người của thế gian này - mê đắm mọi thứ, mê đắm tới cực điểm. Rượu và đàn bà đã là toàn thể chỗ của anh ta.

Thế rồi đột nhiên Phật tới thị trấn đó, và hoàng tử tới gặp ông ấy trong buổi darshan - cuộc đương đầu tâm linh. Anh ta quì xuống dưới chân Phật và anh ta nói, "Xin khai tâm cho tôi. Tôi sẽ bỏ thế gian này." Những người đã tới cùng anh ta thậm chí không nhận biết... điều này bất ngờ thế. Cho nên họ hỏi Phật, "Cái gì đang xảy ra? Đây là phép màu. Shrown không phải là kiểu người đó, và anh ta đã sống rất xa hoa. Mãi cho tới giờ chúng tôi thậm chí không thể tưởng tượng được rằng Shrown sẽ nhận tính chất sannyas, cho nên cái gì đã xảy ra? Thầy đã làm cái gì đó."

Phật nói, "Ta đã không làm gì cả. Tâm trí có thể chuyển dễ dàng từ cực điểm này sang cực điểm kia. Đó là cách thức của tâm trí - chuyển từ cực điểm này sang cực điểm kia. Cho nên Shrown không làm cái gì đó mới. Điều đó là được mong đợi. Vì các ông không biết luật của tâm trí, đó là lí do tại sao các ông ngạc nhiên đến thế."

Tâm trí chuyển từ cực điểm này sang cực điểm kia, đó là cách thức của tâm trí. Cho nên điều đó xảy ra mọi ngày: người đã điên theo đuổi của cải thì từ bỏ mọi thứ, trở thầy tu trần trụi. Chúng ta nghĩ, "Phép màu làm sao!" Nhưng điều đó không là gì cả - chỉ là luật bình thường. Người không điên theo đuổi của cải không thể được mong đợi từ bỏ, vì chỉ từ cực điểm này bạn mới có thể chuyển sang cực điểm kia - cũng giống con lắc, từ cực điểm này sang cực điểm kia.

Cho nên một người theo đuổi của cải, điên vì chạy theo của cải, sẽ trở điên chống lại nó, nhưng việc điên sẽ còn lại - đó là tâm trí. Người sống chỉ vì dục có thể trở thành vô dục, có thể chuyển vào cô lập, nhưng việc điên sẽ vẫn còn. Trước đây người đó đã sống chỉ vì dục, giờ người đó sẽ sống chỉ chống dục - nhưng thái độ, cách tiếp cận, vẫn còn là một.

Cho nên brahmachari, người vô dục, không thực sự ra ngoài dục; toàn thể tâm trí người đó là hướng dục. Người đó chống lại, nhưng không đi ra ngoài. Cách đi ra ngoài bao giờ cũng là ở giữa, nó không bao giờ ở cực điểm. Cho nên Phật nói, "Điều này có thể đã được mong đợi. Không phép màu nào đã xảy ra. Đây là cách tâm trí vận hành."

Shrown đã trở thành người ăn xin, một sannyasin. Anh ta đã trở thành một bhikkhu khất sĩ, một sư, và các đệ tử khác của Phật cũng sớm quan sát rằng anh ta đã chuyển sang cực điểm kia. Phật không bao giờ yêu cầu bất kì ai phải trần trụi, nhưng Shrown đã trở nên trần trụi. Phật không ủng hộ trần trụi. Ông ấy nói, "Đó chỉ là cực điểm khác."

Có những người sống vì quần áo dường như đó là cuộc sống của họ, và có những người khác trở thành trần trụi - nhưng cả hai đều tin vào cùng một điều. Phật không bao giờ dạy trần trụi, nhưng Shrown đã trở thành trần trụi. Anh ta đã là đệ tử duy nhất của Phật mà sống trần trụi. Anh ta trở nên rất, rất tự hành hạ mình. Phật cho phép các sannyasin ăn một bữa mỗi ngày nhưng Shrown sẽ chỉ ăn một bữa xen kẽ ngày không ăn. Anh ta trở nên gầy còm. Trong khi mọi đệ tử khác ngồi thiền dưới cây, trong bóng cây, anh ta không bao giờ ngồi dưới bất kì cây nào. Anh ta bao giờ cũng vẫn còn ngồi dưới mặt trời nóng. Anh ta là người đẹp trai và anh ta có thân thể rất đáng yêu, nhưng trong vòng sáu tháng không ai có thể nhận ra rằng anh ta là cùng người cũ. Anh ta trở nên xấu, đen đủi, cháy xém.

Một đêm Phật đi tới Shrown và hỏi anh ta, "Shrown, ta đã nghe nói rằng khi ông còn là hoàng tử, trước khi khai tâm, ông thường chơi đàn veena, đàn sitar, và ông là nhạc sĩ lớn. Cho nên ta đã tới để hỏi ông một câu hỏi. Dây đàn veena rất chùng, điều gì xảy ra?" Shrown nói, "Nếu dây rất chùng, thế thì không âm nhạc nào là có thể." Và thế rồi Phật nói, "Và nếu dây đàn rất căng, quá căng, thế thì cái gì xảy ra?" Shrown nói, "Thế nữa âm nhạc cũng không thể được tạo ra. Dây đàn phải ở giữa - không chùng không căng, nhưng chỉ đích xác ở giữa." Shrown nói, "Dễ chơi đàn veena, nhưng chỉ một thầy mới có thể lên các dây này cho đúng, ở giữa."

Thế là Phật nói, "Chừng nấy là điều ta phải nói cho ông, sau khi quan sát ông trong sáu tháng qua - rằng trong cuộc sống âm nhạc cũng chỉ tới khi các dây không chùng không căng, nhưng ở giữa. Cho nên từ bỏ là dễ, nhưng chỉ một thầy mới biết làm sao là ở giữa. Cho nên Shrown, là thầy đi, và để những dây này của cuộc sống được ở chính giữa - trong mọi thứ. Đừng đi tới cực điểm này, đừng đi sang cực điểm kia. Mọi thứ đều có hai cực điểm, nhưng ông vẫn còn chỉ ở giữa."

Nhưng tâm trí rất không để ý. Đó là lí do tại sao kinh này nói,

tâm trí không để ý...

Bạn sẽ nghe điều này, bạn sẽ hiểu điều này, nhưng tâm trí sẽ không để ý. Tâm trí bao giờ cũng liên tục chọn các cực điểm.

Cực điểm có sức mê hoặc với tâm trí. Tại sao? Vì ở giữa, tâm trí chết. Nhìn vào con lắc mà xem: nếu bạn có bất kì đồng hồ cổ nào, nhìn vào con lắc. Con lắc có thể liên tục chuyển cả ngày nếu nó đi tới các cực điểm. Khi nó đi sang trái nó đang thu lấy đà để đi sang phải. Khi nó đi sang phải, đừng nghĩ rằng nó đang đi sang phải - nó đang tích luỹ đà để đi sang trái. Cho nên các cực điểm là phải-trái, phải-trái.

Để con lắc ở giữa, thế thì toàn thể đà bị mất. Thế thì con lắc không có năng lượng nào, vì năng lượng tới từ một trong các cực điểm. Thế thì cực điểm đó ném nó hướng tới cực điểm kia, thế rồi lần nữa, và đó là vòng tròn... con lắc liên tục chuyển. Để nó ở giữa, và toàn thể chuyển động vậy sẽ dừng lại.

Tâm trí cũng giống như con lắc và mọi ngày, nếu bạn quan sát, bạn sẽ đi tới biết điều này. Bạn quyết định điều này về một cực điểm, và thế rồi bạn chuyển sang cực điểm kia.

Bạn giận; thế rồi bạn hối lỗi. Bạn quyết định, "Không, điều này là đủ rồi. Bây giờ mình sẽ không bao giờ giận." Nhưng bạn không thấy các cực điểm.

"Không bao giờ" là một cực điểm. Làm sao bạn chắc chắn thế rằng bạn sẽ không bao giờ giận? Bạn đang nói gì? Nghĩ thêm một lần nữa đi - không bao giờ sao? Thế thì quay về quá khứ và nhớ xem bao nhiêu lần bạn đã quyết định rằng "Mình sẽ không bao giờ giận." Khi bạn nói, "Mình sẽ không bao giờ giận," bạn không biết rằng bằng việc giận bạn đã tích luỹ đà để đi sang cực điểm kia.

Bây giờ bạn cảm thấy hối lỗi, bạn cảm thấy tồi tệ. Hình ảnh tự tạo của bạn bị xáo động, rung chuyển. Bây giờ bạn không thể nói bạn là người tốt, bạn không thể nói rằng bạn là người tôn giáo. Bạn đã giận rồi, và làm sao người tôn giáo có thể giận được? Làm sao người tốt có thể giận được? Cho nên bạn hối lỗi để lấy lại cái tốt của bạn lần nữa. Ít nhất trong con mắt riêng của bạn, bạn có thể cảm thấy thoải mái - rằng bạn đã hối lỗi và bạn đã quyết định rằng bây giờ sẽ không còn giận nữa. Hình ảnh bị lung lay đã quay lại nguyên trạng cũ. Bây giờ bạn cảm thấy thoải mái, bạn đã chuyển sang cực điểm khác.

Nhưng tâm trí mà nói, "Bây giờ mình sẽ không bao giờ giận," sẽ lại giận nữa. Và khi bạn lại giận, bạn sẽ quên hoàn toàn việc hối lỗi của bạn, quyết định của bạn - mọi thứ. Sau giận, lần nữa quyết định sẽ tới và hối lỗi sẽ tới, và bạn sẽ không bao giờ thấy sự lừa dối của nó. Điều này bao giờ cũng là như vậy.

Tâm trí chuyển từ giận sang hối lỗi, từ hối lỗi sang giận. Vẫn còn ở giữa đi. Không giận và không hối lỗi. Nếu bạn đã giận, thế thì xin bạn, ít nhất làm điều này: không hối lỗi.

Không chuyển sang cực điểm kia. Vẫn còn ở giữa. Nói, "Mình đã giận và mình là người xấu, người bạo hành. Mình đã giận. Đây là cách mình là vậy." Nhưng không hối lỗi; không chuyển sang cực điểm kia. Vẫn còn ở giữa. Nếu bạn có thể vẫn còn ở giữa, bạn sẽ không thu lấy đà, lấy năng lượng cho việc giận nữa.

Cho nên lời kinh này,

Tâm trí không để ý, giữ ở giữa - tới cùng.

Và tới cùng được ngụ ý gì? Cho tới khi bạn bùng nổ! Giữ ở giữa cho tới khi tâm trí chết. Giữ ở giữa cho tới khi không có tâm trí. Cho nên, tâm trí không để ý, giữ ở giữa - tới cùng không có tâm trí. Nếu tâm trí ở các cực điểm, thế thù chỗ giữa sẽ là vô trí.

Nhưng đây là điều khó nhất trên thế giới để làm. Nó có vẻ dễ, nó có vẻ đơn giản; có thể dường như bạn có thể làm được điều này. Và bạn sẽ cảm thấy thoải mái nếu bạn nghĩ rằng không có nhu cầu về bất kì hối lỗi nào. Thử điều này đi, và thế thì bạn sẽ biết rằng khi bạn nổi giận tâm trí sẽ khăng khăng vào hối lỗi.

Chồng và vợ liên tục cãi nhau, và trong hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia đã từng có những người khuyên bảo, những cố vấn, những người vĩ đại đã từng dạy cách sống và yêu - nhưng họ liên tục cãi nhau. Freud, lần đầu tiên, đã trở nên nhận biết về hiện tượng rằng bất kì khi nào bạn trong yêu - cái gọi là yêu - bạn cũng trong ghét. Buổi sáng nó là yêu, buổi tối nó là ghét, và con lắc liên tục chuyển. Mọi người chồng, mọi người vợ đều biết điều này, nhưng Freud có cái nhìn sâu sắc rất phi thường. Freud nói rằng nếu một đôi đã dừng tranh đấu, biết rõ rằng yêu đã chết.

Yêu đó mà đã tồn tại cùng ghét và tranh đấu không thể còn lại được, cho nên nếu bạn thấy một đôi không bao giờ tranh đấu, đừng nghĩ rằng đây là đôi lí tưởng. Nó ngụ ý không có đôi nào cả. Họ đang sống song song, nhưng không sống cùng nhau. Họ là những đường song song không bao giờ gặp gỡ ở bất kì chỗ nào, thậm chí không tranh đấu. Họ cả hai là một mình cùng nhau - song song.

Tâm trí phải chuyển sang cái đối lập, cho nên tâm lí học bâu giờ cho lời khuyên tốt hơn. Lời khuyên là tốt hơn, sâu hơn, xuyên thấu hơn. Nó nói rằng nếu bạn thực sự muốn yêu - với tâm trí - thế thì đừng sợ tranh đấu. Thực sự, bạn phải tranh đấu đích thực để cho bạn có thể chuyển sang cực điểm khác của yêu đích thực. Cho nên khi bạn tranh đấu với vợ bạn, đừng né tránh nó; bằng không yêu cũng sẽ bị né tránh. Khi thời gian cho tranh đấu có đó, tranh đấu đến cùng. Thế thì đến tối bạn sẽ có khả năng yêu: tâm trí sẽ phải thu lấy đà. Yêu bình thường không thể tồn tại mà không có tranh đấu vì có chuyển động của tâm trí. Chỉ yêu mà không của tâm trí mới có thể tồn tại mà không có tranh đấu, nhưng thế thì nó là điều khác hoàn toàn.

Vị phật yêu... đó là điều khác hoàn toàn. Nhưng nếu Phật đi tới yêu bạn, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái vì sẽ không có lỗi trong nó. Nó sẽ đơn giản dịu dàng và dịu dàng và dịu dàng - và chán, vì gia vị tới từ tranh đấu. Vị phật không thể giận, ông ấy chỉ có thể yêu. Bạn sẽ không cảm thấy tình yêu của ông ấy vì bạn có thể cảm thấy chỉ khi có cái đối lập; bạn có thể cảm nó chỉ trong tương phản.

Khi Phật quay về thành phố quê nhà sau mười hai năm, vợ của ông ấy không ra đón ông ấy. Cả thành phố tụ tập để đón ông ấy ngoại trừ vợ ông ấy. Phật cười, và ông ấy nói với đại đệ tử của mình, Ananda, "Yashodhara đã không tới. Ta biết rõ cô ấy. Dường như là cô ấy vẫn còn yêu ta. Cô ấy kiêu sa, và cô ấy cảm thấy bị tổn thương. Ta đã nghĩ rằng mười hai năm là thời gian đủ dài và cô ấy có thể không còn trong yêu bây giờ, nhưng dường như là cô ấy vẫn còn trong yêu - mặc dù giận. Cô ấy đã không ra đón ta. Ta sẽ phải đi về nhà."

Thế là Phật đi. Ananda đi cùng ông ấy; đó đã là một điều kiện với Ananda. Khi Ananda nhận khai tâm ông ấy đã làm ra điều kiện với Phật, theo đó Phật đã đồng ý, rằng ông ấy bao giờ cũng vẫn còn ở cùng Phật. Ông ấy là anh họ, cho nên Phật phải nhân nhượng.

Ananda đi theo ông ấy về nhà, vào trong cung điện, cho nên Phật nói, "Ít nhất với điều này ông ở lại sau và đừng đi cùng ta, vì cô ấy sẽ bực tức. Ta quay về sau mười hai năm, và ta đã chạy đi thậm chí không nói gì với cô ấy. Cô ấy vẫn còn giận, cho nên đừng tới cùng ta; bằng không cô ấy sẽ cảm thấy rằng ta thậm chí đã không cho phép cô ấy nói bất kì cái gì. Cô ấy phải đã cảm thấy cần nói nhiều điều, cho nên cứ để cô ấy giận, đừng tới cùng ta."

Phật đi vào. Tất nhiên, Yashodhara đã gần như núi lửa. Cô ấy bùng phát, bùng nổ. Cô ấy bắt đầu kêu khóc và nói nhiều thứ. Phật ở đó, chờ đợi ở đó, và dần dần cô ấy bình thản lại và nhận ra rằng Phật thậm chí đã không thốt ra một lời. Cô ấy lau mắt và nhìn Phật, và Phật nói, "Anh đã tới để nói rằng anh đã có được cái gì đó, anh đã biết cái gì đó, anh đã nhận ra cái gì đó. Nếu em trở nên bình tĩnh anh có thể cho em thông điệp - chân lí mà anh đã nhận ra. Anh đã chờ đợi nhiều thế để cho em có thể trải qua việc tẩy rửa. Mười hai năm là chuyện dài. Em phải đã thu thập nhiều vết thương, và giận của em là có thể hiểu được; anh mong đợi điều này. Điều đó chỉ ra em vẫn còn yêu anh. Nhưng có tình yêu vượt ra ngoài tình yêu này, và chỉ vì tình yêu đó mà anh đã quay lại để kể cho em cái gì đó."

Nhưng Yashodhara không thể cảm được tình yêu đó. Khó cảm thấy nó vì nó im lặng thế. Nó im lặng thế, nó dường như vắng bóng. Khi tâm trí dừng lại, thế thì tình yêu khác xảy ra. Nhưng tình yêu đó không có cái đối lập với nó. Khi tâm trí dừng lại, thực sự, bất kì cái gì xảy ra đều không có cái đối lập với nó. Với tâm trí bao giờ cũng có cực đối diện, và tâm trí di chuyển như con lắc. Kinh này là tuyệt vời, và phép màu là có thể qua nó:

Tâm trí không để ý, giữ nó ở giữa - tới cùng.

Cho nên thử nó đi. Và kinh này là dành cho cả cuộc đời bạn. Bạn không thể thỉnh thoảng mới thực hành nó, bạn phải nhận biết liên tục. Làm, bước đi, ăn, trong quan hệ, mọi nơi - vẫn còn ở giữa. Ít nhất thử đi, và bạn sẽ cảm thấy sự phát triển bình thản nào đó, thanh bình tới với bạn, một trung tâm yên tĩnh trưởng thành bên trong bạn.

Cho dù bạn không thành công trong việc đích xác ở giữa, cố ở giữa đi. Dần dần bạn sẽ có cảm giác về chỗ giữa nghĩa là gì. Bất kì cái gì có thể là hoàn cảnh - ghét hay yêu, giận hay hối lỗi - bao giờ cũng nhớ các cái đối lập cực và vẫn còn ở giữa. Và sớm hay muộn bạn sẽ loạng choạng vớ được đích xác điểm giữa.

Một khi bạn biết nó bạn không bao giờ có thể quên được nó nữa, vì điểm giữa đó là ở ngoài tâm trí. Điểm giữa đó là tất cả mọi điều mà tâm linh ngụ ý.

Xem Tiếp Chương 12Quay Về Mục Lục

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post