Chương 12. Vượt Lên Tâm Trí Tới Cội Nguồn

Chương 12. Vượt Lên Tâm Trí Tới Cội Nguồn

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Sách Của Những Bí Mật (Tập 1) – Osho

Chương 12. Vượt Lên Tâm Trí Tới Cội Nguồn









Nghe hoặc Tải MP3 'Sách Của Những Bí Mật (Tập 1)' ê


Có nhiều câu hỏi.

Câu hỏi thứ nhất:

Đêm qua thầy đã nói rằng với việc bừng lên của chứng ngộ, không gian giữa hai lông mày, con mắt thứ ba, trở nên bao hàm tất cả. Hôm nọ thầy đã nói rằng mọi người chứng ngộ đều được định tâm ở rốn của họ, và rồi hôm khác thầy đã giải thích về sợi dây bạc ở giữa xương sống. Do vậy, chúng tôi biết về ba điều cơ bản ở rễ của con người. Xin thầy giải thích ý nghĩa tương đối và vận hành tương đối của ba điều này: trung tâm rốn, con mắt thứ ba và sợi dây bạc.

Điều cơ bản cần được hiểu về những trung tâm này là thế này: bất kì khi nào bạn được định tâm bên trong, khoảnh khắc bạn được định tâm, bất kì cái gì có thể là trung tâm, bạn rơi xuống rốn. Nếu bạn được định tâm ở tâm, tâm là không liên quan - định tâm mới có nghĩa. Hay nếu bạn được định tâm ở con mắt thứ ba, con mắt thứ ba là không cơ bản; điểm cơ bản là ở chỗ ý thức của bạn được định tâm. Cho nên bất kì cái gì có thể là điểm định tâm, một khi bạn được định tâm - bất kì chỗ nào - bạn sẽ rơi xuống rốn.

Trung tâm tồn tại cơ bản là rốn, nhưng trung tâm vận hành của bạn có thể ở bất kì chỗ nào. Từ trung tâm đó bạn sẽ rơi xuống một cách tự động. Không cần nghĩ về nó. Và điều này không chỉ là vậy với trung tâm tim hay trung tâm con mắt thứ ba. Nếu bạn thực sự được định tâm trong lí trí, trong đầu, bạn cũng sẽ rơi xuống trung tâm rốn.

Định tâm mới là chuyện, nhưng rất khó được định tâm trong lí trí, trong đầu. Có vấn đề. Trung tâm tâm dựa trên yêu, đức tin, buông xuôi. Cái đầu dựa trên hoài nghi và phủ định.

Là phủ định toàn bộ thực sự là không thể được; là hoài nghi toàn bộ là không thể được. Nhưng đôi khi nó xảy ra, vì điều không thể được cũng xảy ra. Đôi khi, nếu hoài nghi của bạn đi tới mãnh liệt tới mức không cái gì còn lại mà được tin, thậm chí không tâm trí hoài nghi nào được tin, nếu hoài nghi quay về bản thân nó và mọi thứ trở thành hoài nghi, thế thì bạn sẽ rơi xuống trung tâm rốn ngay lập tức. Nhưng điều này là hiện tượng rất hiếm hoi.

Tin cậy là dễ hơn. Bạn có thể tin cậy toàn bộ dễ hơn nhiều so với bạn có thể hoài nghi toàn bộ. Bạn có thể nói có một cách toàn bộ dễ hơn nhiều so với bạn có thể nói không. Cho nên cho dù bạn được định tâm tại đầu, việc định tâm này là điều cơ bản: bạn sẽ rơi xuống tới rễ tồn tại của bạn. Cho nên được định tâm ở bất kì đâu đi. Xương sống cũng được; tâm cũng được; đầu cũng được. Hay bạn cũng có thể tìm các trung tâm khác trong thân thể.

Phật tử nói về chín luân xa chakra - chín trung tâm động trong thân thể. Người Hindus nói về bẩy luân xa chakra - bẩy trung tâm động trong thân thể. Người Tây Tạng nói về mười ba trung tâm trong thân thể. Bạn có thể thấy các trung tâm riêng của bạn nữa, không cần nghiên cứu về những điều này.

Bất kì điểm nào trong thân thể đều có thể được làm thành đối thể của việc định tâm. Chẳng hạn, Mật Tông dùng trung tâm dục cho việc định tâm. Mật Tông làm việc bằng cách đem ý thức của bạn tới nó một cách toàn bộ. Trung tâm dục sẽ có tác dụng.

Đạo nhân đã dùng ngón chân cái làm trung tâm. Chuyển ý thức của bạn xuống ngón chân cái; vẫn còn ở đó, quên toàn thân đi. Để toàn thể ý thức của bạn đi xuống ngón chân. Điều đó sẽ có tác dụng, vì thực sự, bạn định tâm vào cái gì là không liên quan. Bạn định tâm - đó là điều cơ bản. Sự việc xảy ra vì việc định tâm, không vì trung tâm - nhớ điều này. Trung tâm là không có ý nghĩa, việc định tâm mới có ý nghĩa.

Cho nên đừng bị phân vân, vì trong nhiều phương pháp thế, trong một trăm mười hai phương pháp, nhiều trung tâm sẽ được dùng. Đừng trở nên bị phân vân về trung tâm nào là quan trọng hơn hay trung tâm nào là thực, bất kì trung tâm nào cũng sẽ có tác dụng. Bạn có thể chọn tương ứng với việc thích của bạn.

Nếu tâm trí bạn rất thích dục, điều tốt là chọn trung tâm dục. Dùng nó đi, vì ý thức của bạn tự nhiên chảy hướng về nó - thế thì tốt hơn cả là chọn nó. Nhưng sự việc đã trở thành khó chọn trung tâm dục. Đó là một trong những trung tâm tự nhiên nhất; ý thức của bạn bị hấp dẫn hướng tới nó về mặt sinh học. Tại sao không dùng lực sinh học này để hướng tới biến đổi bên trong? Làm nó thành điểm của việc tập trung của bạn.

Nhưng ước định xã hội, các giáo lí kìm nén về dục, việc đạo đức hoá, họ đã gây hại sâu sắc. Bạn bị ngắt khỏi trung tâm dục của bạn. Thực sự, hình ảnh của chúng ta về cái ta thực của mình loại trừ trung tâm dục. Tưởng tượng thân thể bạn mà xem: bạn sẽ bỏ cơ quan dục của bạn ra khỏi nó; đó là lí do tại sao nhiều người cảm thấy dường như cơ quan dục của họ là cái gì đó khác với họ, rằng chúng không phải là một phần của họ. Đây là lí do tại sao có nhiều che giấu thế, việc trở thành vô ý thức nhiều thế.

Nếu ai đó tới từ không gian, từ hành tinh khác nào đó, và người đó sẽ nhìn bạn, người đó sẽ không có khả năng quan niệm rằng bạn có bất kì trung tâm dục nào. Nếu người đó phải nghe bài nói của bạn, người đó sẽ không có khả năng hiểu rằng có tồn tại bất kì cái gì như dục. Nếu người đó đi vào trong xã hội của bạn, trong thế giới chính thức, người đó sẽ không biết rằng bất kì cái gì như dục đang xảy ra.

Chúng ta đã tạo ra phân chia. Rào chắn có đó, và chúng ta đã cắt bỏ trung tâm dục khỏi bản thân mình. Thực sự, vì dục chúng ta đã phân chia thân thể thành hai. Phần trên hơn ngụ ý “cao hơn” trong tâm trí chúng ta và phần thấp hơn ngụ ý “thấp hơn” - nó bị kết án. Cho nên “thấp hơn” không chỉ là thông tin nào đó về vị trí của nửa phía đáy, nó còn là việc đánh giá nữa. Bản thân bạn nghĩ rằng thân thể thấp hơn không là bạn.

Nếu ai đó hỏi bạn, "Bạn ở đâu trong thân thể?" bạn sẽ trỏ vào đầu bạn, vì đó là chỗ cao nhất. Đó là lí do tại sao người brahmins ở Ấn Độ sẽ nói, "Chúng tôi là đầu còn sudra, tiện dân, họ là chân." Chân là thấp hơn đầu. Thực sự, bạn là đầu, còn chân và các bộ phận khác chỉ thuộc vào bạn, chúng không phải là bạn. Để làm phân chia này chúng ta đã làm quần áo thành hai phần - một số cho phần thân trên và một số cho phần thân dưới. Đây chỉ là phân chia thân thể thành hai. Có phân chia tinh vi.

Thân thể thấp hơn không phải là một phần của bạn. Nó treo lên bạn - đó là chuyện khác. Đó là lí do tại sao khó dùng trung tâm dục cho việc định tâm. Nhưng nếu bạn có thể dùng nó, điều đó là tốt nhất, vì về mặt sinh học năng lượng của bạn tuôn chảy hướng tới trung tâm đó. Tập trung vào nó đi. Bất kì khi nào bạn cảm thấy bất kì thôi thúc dục nào, nhắm mắt lại và cảm thấy năng lượng của bạn chảy hướng tới trung tâm dục.

Làm nó thành thiền đi; cảm thấy bản thân bạn được định tâm ở trung tâm dục. Thế thì đột nhiên bạn sẽ cảm thấy thay đổi về phẩm chất trong năng lượng này. Tính dục sẽ biến mất, và trung tâm dục sẽ trở nên được chói sáng, đầy năng lượng, năng động. Bạn sẽ cảm thấy sự sống ở đỉnh của nó tại trung tâm này. Và nếu bạn được định tâm, dục sẽ thực sự bị quên đi hoàn toàn vào khoảnh khắc đó. Từ trung tâm dục bạn sẽ cảm thấy năng lượng tuôn chảy tới khắp thân thể, thậm chí siêu việt trên thân thể và đi vào trong vũ trụ. Nếu bạn được định tâm toàn bộ ở trung tâm dục, đột nhiên bạn sẽ bị ném về rễ cơ bản của bạn, tại rốn.

Mật Tông đã dùng trung tâm dục, và tôi nghĩ Mật Tông đã là một trong những cách tiếp cận khoa học nhất hướng tới biến đổi con người, vì dùng dục là rất khoa học. Khi tâm trí đã chảy hướng tới nó, sao không dùng dòng chảy tự nhiên này như phương tiện?

Đó là khác biệt căn bản giữa Mật Tông và cái gọi là các giáo lí đạo đức. Các thầy giáo đạo đức không bao giờ có thể dùng trung tâm dục cho biến đổi - họ sợ. Và người sợ năng lượng dục sẽ thực sự thấy rất, rất khó biến đổi bản thân người đó vì người đó đang tranh đấu chống lại dòng chảy, chảy một cách không cần thiết ngược với sông.

Dễ chảy cùng sông, chỉ nổi thôi. Và nếu bạn có thể nổi mà không xung đột nào, bạn có thể dùng trung tâm này cho việc định tâm.

Bất kì trung tâm nào cũng sẽ có tác dụng. Bạn có thể tạo ra các trung tâm riêng của bạn... không cần phải là truyền thống. Mọi trung tâm đều là phương cách - phương cách cho việc định tâm. Khi bạn được định tâm bạn sẽ đi xuống rốn bạn một cách tự động. Ý thức được định tâm quay trở lại nguồn nguyên thuỷ.

Câu hỏi thứ hai:

Phật đã gây hứng khởi cho số đông người trở thành sannyasin - sannyasin sẽ đi ăn xin thức ăn và sống xa khỏi xã hội, kinh doanh và chính trị. Bản thân Phật đã sống cuộc sống khổ hạnh. Cuộc sống tu hành này dường như là cực đoan kia của cuộc sống thế gian. Điều này dường như không phải là trung đạo. Thầy có thể giải thích điều này được không?

Điều đó sẽ khó hiểu vì bạn không nhận biết về đầu kia của sự sống thế gian là gì. Đầu kia của sống bao giờ cũng là chết. Đã từng có các thầy giáo nói rằng tự tử là con đường duy nhất. Và không chỉ trong quá khứ; ngay cả bây giờ, trong hiện tại, có những nhà tư tưởng nói rằng sống là ngớ ngẩn. Nếu sống như vậy là vô nghĩa, thế thì chết trở thành có nghĩa. Sống và chết là các cái đối lập cực, cho nên cái đối lập với sống là chết. Cố hiểu nó đi. Và sẽ có ích cho bạn tìm ra cách thức cho bản thân bạn.

Nếu chết là cái đối lập cực của sống, thế thì tâm trí có thể chuyển sang chết rất dễ dàng - và điều đó xảy ra. Khi ai đó tự tử, bạn đã bao giờ quan sát rằng người tự tử đã bị gắn bó quá nhiều với sống không? Chỉ những người quá bị gắn bó với sống mới có thể tự tử.

Chẳng hạn, bạn quá gắn bó với chồng bạn hay với vợ bạn và bạn nghĩ bạn không thể sống được nếu thiếu anh ấy hay cô ấy. Thế rồi chồng hay vợ chết, và bạn tự tử. Tâm trí đã chuyển sang đầu kia vì nó bị quá gắn bó với sống. Khi sống làm thất vọng, tâm trí có thể chuyển sang đầu kia.

Tự tử có hai kiểu - tự tử lớn và tự tử dần dần. Bạn có thể tự tử dần bằng việc rút bản thân bạn ra khỏi sống, cắt bản thân bạn rời ra, cắt dần các dây neo của bạn vào sống, chết chầm chậm, dần dần.

Vào thời của Phật đã có các trường phái thuyết giảng tự tử. Đã có những đối lập thực sự với sống, với cuộc sống trần tục. Đã có các trường phái dạy rằng tự tử là cách duy nhất để thoát ra khỏi cái vô nghĩa này mà chúng ta gọi là sống, cách duy nhất thoát ra khỏi đau khổ này. "Nếu ông sống ông sẽ phải khổ," họ nói, "và không có cách nào thoát ra ngoài khổ trong khi ông đang sống. Cho nên tự tử đi, phá huỷ bản thân ông." Khi bạn nghe điều này nó có vẻ giống như quan điểm quá cực đoan, nhưng cố hiểu nó sâu vào. Nó mang nghĩa nào đó.

Sigmund Freud, sau bốn mươi năm làm việc thường xuyên với tâm trí con người, một trong những nghiên cứu lâu nhất mà một cá nhân có thể làm, đã đi tới kết luận rằng con người như người đó vậy không thể hạnh phúc được. Chính cách tâm trí vận hành tạo ra khổ, cho nên nhiều nhất có thể chọn ít khổ hay nhiều khổ thôi. Không khổ nào là không thể được chọn lựa. Nếu bạn điều chỉnh tâm trí bạn, bạn sẽ ít khổ hơn, có vậy thôi. Nó có vẻ rất vô vọng.

Những nhà hiện sinh - Sartre, Camus và những người khác - nói rằng sống không bao giờ có thể là phúc lạc. Chính bản chất của sống là kinh hãi, thống khổ, đau đớn, cho nên nhiều nhất điều người ta có thể làm là đối diện với nó một cách bạo dạn, không hi vọng gì. Bạn chỉ có thể đối diện với nó một cách bạo dạn, và có vậy thôi - không hi vọng gì. Tình huống là tới mức vô vọng. Camus hỏi, "Vâng, nếu đây là tình huống, thế thì sao không tự tử đi? Nếu không có cách nào đi ra ngoài sống, thế thì tại sao không bỏ cuộc sống này đi?"

Một trong các nhân vật của Dostoevsky trong một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế giới, Anh em nhà Karamazov, nói, "Tôi cố tìm ra xem liệu Thượng đế có hay không chỉ để trả lại ngài vé vào - vé vào cuộc sống. Tôi không muốn ở đây. Và nếu có bất kì Thượng đế nào, ngài phải rất bạo hành và tàn nhẫn," nhân vật này nói, "vì không hỏi gì tôi, ngài đã tống tôi vào cuộc sống. Nó đã không bao giờ là chọn lựa của tôi. Tại sao tôi sống mà không có việc chọn lựa của tôi về nó?"

Đã có nhiều trường phái trong thời Phật. Thời của Phật đã là một trong những thời kì năng động nhất về mặt trí tuệ trong lịch sử con người. Chẳng hạn, đã có Ajit Kesh Kambal. Bạn có thể đã không nghe nói tới cái tên này vì khó mà tạo ra việc đi theo quanh những người thuyết giảng tự tử. Cho nên không giáo phái nào tồn tại quanh Ajit Kesh Kambal, nhưng ông ấy liên tục nói trong năm năm rằng một mình tự tử là cách thức duy nhất.

Tương truyền rằng ai đó đã hỏi Ajit, "Thế tại sao ông đã không tự tử mãi cho tới giờ?" Ông ấy nói, "Chỉ để thuyết giảng, tôi phải chịu đựng sống. Tôi có thông điệp trao cho thế giới. Nếu tôi tự tử, thế thì ai sẽ thuyết giảng? Ai sẽ giảng thông điệp này? Chỉ để trao thông điệp này, tôi ở đây. Bằng không, cuộc sống không đáng sống." Nó là cực điểm đối lập của sống, của cái gọi là sống này mà chúng ta sống.

Trường phái của Phật là trung đạo. Phật nói, không chết không sống. Đó là điều tính chất sannyas ngụ ý: không dính vào sống, không đẩy ra, nhưng chỉ ở giữa. Cho nên Phật nói rằng tính chất sannyas là chỉ ở chính giữa. Tính chất sannyas là không phủ định sống. Thay vì thế, tính chất sannyas là phủ định cả sống và chết. Khi bạn quan tâm tới không sống không chết, thế thì bạn trở thành sannyasin.

Nếu bạn có thể thấy các cái đối lập cực của sống và chết, thế thì khai tâm của Phật vào tính chất sannyas chính là khai tâm vào trung đạo. Cho nên sannyasin không thực sự chống lại sống. Nếu người đó chống lại, thế thì người đó không phải là sannyasin. Thế thì thực sự, người đó là người thần kinh; người đó đã đi sang cực điểm kia. Sannyasin có ý thức rất cân bằng - được cân bằng chỉ ở giữa.

"Nếu sống là khổ," tâm trí nói, "thế thì chuyển sang đầu kia đi." Nhưng với Phật tử sống là khổ vì bạn ở cực điểm. Đó là ý tưởng Phật giáo: sống là khổ vì nó là ở một cực điểm, và chết cũng sẽ là khổ vì nó là cực điểm kia. Phúc lạc chính là ở giữa; phúc lạc là cân bằng.

Sannyasin là người được cân bằng - không nghiêng sang phải không sang trái, không cực hữu không cực tả: chỉ ở giữa - im lặng, bất động, không chọn cái này không chọn cái nọ, trong vô chọn lựa, vẫn còn ở trung tâm.

Cho nên đừng chọn chết. Cứ chọn là khổ. Nếu bạn chọn chết bạn đã chọn khổ, nếu bạn chọn sống bạn đã chọn khổ, vì sống và chết là hai cực điểm. Và nhớ, chúng là hai cực điểm của một thứ. Chúng không thực sự là hai, chỉ một thứ có hai cực: sống và chết.

Nếu bạn chọn một cực, bạn sẽ phải chống lại cực kia. Điều đó tạo ra khổ, vì chết được được ngụ ý trong sống. Bạn không thể chọn sống mà không chọn chết. Làm sao bạn có thể chọn được? Khoảnh khắc bạn chọn sống, bạn đã chọn chết. Điều đó tạo ra khổ vì xem như kết quả của việc đã chọn sống của bạn, chết sẽ có đó. Bạn đã chọn hạnh phúc: đồng thời, không có việc biết của bạn, bạn đã chọn bất hạnh, vì đó là một phần của nó.

Nếu bạn đã chọn yêu, thế thì bạn đã chọn ghét. Cực kia là cố hữu trong nó; cực kia bị ẩn ở đó. Và người chọn yêu sẽ khổ, vì thế thì người đó sẽ ghét - và khi người đó đi tới ghét người đó sẽ khổ.


Đừng chọn, ở giữa đi. Ở giữa là chân lí. Tại đầu này là chết và tại đầu kia là sống. Nhưng năng lượng chuyển giữa hai đầu này, ở giữa, là chân lí. Đừng chọn, vì chọn nghĩa là chọn thứ này chống lại thứ kia. Ở giữa nghĩa là vô chọn lựa. Thế thì bạn sẽ bỏ toàn thể sự việc. Và khi bạn đã không chọn, bạn không thể bị làm thành khổ được.





Con người bị làm cho khổ qua chọn lựa. Đừng chọn lựa. Chỉ hiện hữu! Điều đó là gian nan, điều đó dường như là không thể được - nhưng thử nó đi. Bất kì khi nào bạn có hai cái đối lập, thử là ở giữa. Dần dần bạn sẽ biết linh cảm, cảm giác, và một khi bạn biết cảm giác về cách ở giữa - và nó là thứ tinh tế, rất tinh tế, thứ tinh tế nhất trong cuộc sống - một khi bạn đã có cảm giác này thì không cái gì có thể quấy rối bạn được, không cái gì có thể làm cho bạn khổ. Thế thì bạn tồn tại mà không khổ.

Đó là điều tính chất sannyas nghĩa là gì: tồn tại không khổ. Nhưng để tồn tại không khổ bạn phải tồn tại không chọn lựa, cho nên là ở giữa đi. Và Phật đã thử lần đầu tiên, cho nên một cách có ý thức, tạo ra ra con đường của việc bao giờ cũng ở giữa.

Câu hỏi thứ ba:

Xin làm sáng tỏ cho chúng tôi về vài điểm thực hành với lỗ hổng và phát triển trung tâm tâm.

Điểm thứ nhất: cố là vô đầu. Hình dung bản thân bạn như không có đầu; di chuyển vô đầu. Nó có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó là một trong những bài tập quan trọng nhất. Thử nó đi, và thế thì bạn sẽ biết. Bước đi, và cảm thấy dường như bạn không có đầu. Lúc ban đầu điều đó sẽ chỉ là “dường như.” Nó sẽ rất kì quái. Khi việc cảm này tới với bạn rằng bạn không có đầu, nó sẽ rất kì quái và lạ lẫm. Nhưng dần dần bạn sẽ lắng xuống tại tâm.

Có một luật... Bạn có thể đã thấy rằng ai đó mù có tai thính hơn, tai âm nhạc hơn. Người mù nhiều tính âm nhạc hơn; cảm giác của họ về âm nhạc là sâu hơn. Tại sao? Năng lượng bình thường chuyển qua mắt giờ không thể chuyển được qua chúng, cho nên nó chọn con đường khác. Nó chuyển sang tai.

Người mù có nhạy cảm sâu hơn về chạm. Nếu người mù chạm vào bạn, bạn sẽ cảm thấy khác biệt, vì chúng ta bình thường làm nhiều việc với chạm qua mắt mình; chúng ta đang chạm lẫn nhau qua mắt chúng ta. Người mù không thể chạm được qua mắt, cho nên năng lượng chuyển qua tay người đó. Người mù nhạy cảm hơn bất kì người nào có mắt. Đôi khi nó có thể không phải vậy, nhưng nói chung nó là vậy. Năng lượng bắt đầu chuyển từ trung tâm khác nếu một trung tâm không có đó.

Cho nên thử bài tập này mà tôi đang nói tới - bài tập về vô đầu - và đột nhiên bạn sẽ cảm thấy một điều kì lạ: sẽ dường như lần đầu tiên bạn ở tại tâm. Bước đi không đầu. Ngồi xuống thiền, nhắm mắt lại, và đơn giản cảm thấy rằng không có đầu. Cảm thấy, "Đầu mình đã biến mất." Lúc ban đầu nó sẽ chỉ là “dường như,” nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy rằng cái đầu đã thực sự biến mất. Và khi bạn cảm thấy rằng đầu bạn đã biến mất, trung tâm của bạn sẽ rơi xuống tâm - ngay lập tức. Bạn sẽ nhìn thế giới qua tâm và không qua đầu.

Khi lần đầu tiên người phương Tây tới Nhật Bản, họ không thể tin được rằng người Nhật Bản đã tin theo truyền thống trong nhiều thế kỉ rằng họ nghĩ qua bụng. Nếu bạn hỏi đứa trẻ Nhật Bản - nếu nó không được giáo dục theo cách phương Tây - "Suy nghĩ của cháu ở đâu?" nó sẽ chỉ vào bụng nó.

Hàng thế kỉ đã trôi qua, và Nhật Bản đã từng sống mà không có đầu. Nó chỉ là khái niệm. Nếu tôi hỏi bạn, "Suy nghĩ của bạn diễn ra ở đâu?" bạn sẽ chỉ vào đầu, nhưng người Nhật Bản sẽ chỉ vào bụng, không vào đầu. Và một trong các lí do tại sao tâm trí Nhật Bản bình thản, yên tĩnh và tự chủ hơn, là điều này.

Bây giờ khái niệm này đã bị khuấy đảo vì phương Tây đã lan toả vào mọi thứ. Bây giờ không tồn tại phương Đông. Chỉ trong những cá nhân nào đó ở đây đó, người như những hòn đảo, phương Đông mới tồn tại. Ngoài ra phương Đông đã biến mất; bây giờ toàn thế giới là phương Tây.

Cố là vô đầu đi. Đứng thiền trước gương trong nhà tắm. Nhìn sâu vào trong mắt bạn và cảm thấy rằng bạn đang nhìn từ tâm. Dần dần trung tâm tâm sẽ bắt đầu vận hành. Và khi tâm vận hành, nó thay đổi nhân cách toàn bộ của bạn, cấu trúc toàn bộ, hình mẫu toàn thể, vì tâm có cách riêng của nó.

Cho nên điều thứ nhất: cố là vô đầu. Thứ hai, là yêu nhiều hơn, vì yêu không thể vận hành qua đầu. Là việc yêu nhiều hơn đi! Đó là lí do tại sao khi ai đó đang trong yêu, người đó mất đầu mình. Mọi người nói rằng người đó đã phát điên. Nếu bạn không điên và trong yêu, thế thì bạn không thực sự trong yêu đâu. Cái đầu phải bị mất đi. Nếu cái đầu có đó, không bị ảnh hưởng, vẫn vận hành bình thường, thế thì yêu là không thể được, vì để yêu bạn cần tâm vận hành - không phải đầu. Nó là chức năng của tâm.

Chuyện xảy ra là khi một người rất lí trí rơi vào yêu, người đó trở thành ngu xuẩn. Bản thân người đó cảm thấy mình đang làm điều ngu xuẩn làm sao, ngốc nghếch làm sao. Người đó đang làm gì? Thế thì người đó làm ra hai phần của cuộc sống của mình. Người đó tạo ra phân chia. Tâm trở thành chuyện thân thiết, im lặng. Khi người đó đi ra khỏi nhà, người đó đi ra khỏi tâm của người đó. Người đó sống trong thế giới bằng cái đầu, và chỉ đi xuống tâm khi người đó đang yêu. Nhưng điều đó là rất khó, và bình thường nó không bao giờ xảy ra.

Tôi ở Calcutta tại nhà một người bạn, và người bạn này là chánh án toà Thượng thẩm. Vợ ông ấy bảo tôi, "Tôi chỉ có một vấn đề cần nói với thầy. Thầy có thể giúp tôi được không?"

Thế là tôi nói, "Vấn đề gì vậy?"

Bà ấy nói, "Chồng tôi là bạn thầy. Ông ấy yêu thầy và kính trọng thầy, cho nên nếu thầy nói cái gì đó với ông ấy nó có thể giúp ích."

Thế là tôi hỏi bà ấy, "Phải nói cái gì? Nói cho tôi đi." Bà ấy nói, "Ông ấy vẫn còn ở toà Thượng thẩm ngay cả lúc trong giường. Tôi đã không biết tới người yêu, người bạn hay người chồng. Ông ấy ở toà Thượng thẩm suốt hai mươi bốn giờ một ngày."

Thật khó, khó mà đi xuống từ bục của bạn. Nó trở thành thái độ cố định. Nếu bạn là doanh nhân, bạn sẽ còn là doanh nhân cả trong giường nữa. Khó điều chỉnh hai người bên trong, và không dễ thay đổi hình mẫu của bạn hoàn toàn, tức khắc, bất kì lúc nào bạn thích. Điều đó là khó, nhưng nếu bạn trong yêu bạn sẽ phải đi xuống từ cái đầu.

Cho nên với việc thiền này cố gắng ngày một yêu nhiều hơn. Và khi tôi nói yêu nhiều hơn, tôi ngụ ý thay đổi phẩm chất mối quan hệ của bạn: để nó dựa trên yêu. Không chỉ với vợ bạn hay với con bạn hay với bạn của bạn, mà hướng tới sự sống khi trở nên yêu nhiều hơn. Đó là lí do tại sao Mahavir và Phật đã nói về bất bạo hành. Điều đó chỉ để tạo ra thái độ yêu hướng tới sự sống.

Khi Mahavir di chuyển, bước đi, ông ấy vẫn còn nhận biết không làm chết ngay cả một con kiến. Tại sao? Thực sự, kiến không phải là mối quan tâm của ông ấy. Ông ấy đi xuống từ cái đầu tới tâm. Ông ấy tạo ra thái độ yêu hướng tới sự sống như vậy. Mối quan hệ của bạn càng dựa trên yêu - mọi mối quan hệ - trung tâm tâm của bạn sẽ càng vận hành nhiều hơn. Nó sẽ bắt đầu làm việc; bạn sẽ nhìn thế giới qua con mắt khác, vì tâm có cách riêng của nó nhìn vào thế giới. Tâm trí không bao giờ có thể nhìn được theo cách đó - điều đó là không thể được cho tâm trí. Tâm trí chỉ có thể phân tích! Cái đầu tổng hợp; tâm trí chỉ có thể mổ xẻ, phân chia - nó là kẻ phân chia. Chỉ tâm mới cho sự thống nhất.

Khi bạn có thể nhìn qua tâm, toàn thể vũ trụ có vẻ giống như một sự thống nhất. Khi bạn tiếp cận qua tâm trí, toàn thế giới trở thành có tính nguyên tử. Không có sự thống nhất, chỉ toàn các nguyên tử và nguyên tử và nguyên tử. Tâm cho kinh nghiệm về thống nhất, nó gắn mọi thứ lại với nhau, và sự tổng hợp tối thượng là Thượng đế. Nếu bạn có thể nhìn qua tâm, toàn thể vũ trụ có vẻ giống như một. Tính một đó là Thượng đế.

Đó là lí do tại sao khoa học không bao giờ có thể tìm thấy Thượng đế. Điều đó là không thể được, vì phương pháp được áp dụng không bao giờ đạt tới sự thống nhất tối thượng.

Chính phương pháp của khoa học là suy luận, phân tích, phân chia. Cho nên khoa học đi tới phân tử, nguyên tử, điện tử... Họ sẽ liên tục phân chia, nhưng họ không bao giờ có thể đi tới sự thống nhất hữu cơ của cái toàn thể. Cái toàn thể là không thể nhìn được qua cái đầu.

Cho nên là yêu hơn đi. Nhớ, bất kì cái gì bạn làm, phẩm chất của yêu phải có đó. Điều này phải là việc nhớ thường xuyên. Bạn đang bước đi trên cỏ - cảm thấy rằng cỏ là sống động. Từng nhành cỏ là sống động như bạn vậy.

Mahatma Gandhi đã ở cùng với Rabindranath Tagore ở Shanti Niketan. Và nhìn vào cách tiếp cận khác nhau của họ! Bất bạo hành của Gandhi là chuyện của tâm trí. Ông ấy bao giờ cũng lập luận về nó, hợp lí hoá về nó. Ông ấy nghĩ về nó, ông ấy vật lộn với nó, ông ấy nghiền ngẫm, suy ngẫm, và thế rồi ông ấy kết luận; ông ấy thực nghiệm, thế rồi ông ấy kết luận. Nếu bạn đã đọc tự tiểu sử của ông ấy, bạn sẽ nhớ rằng ông ấy đã đặt tên cho cuốn sách, Những thực nghiệm với chân lí. Chính từ thực nghiệm là khoa học, là của lí trí - một từ của phòng thí nghiệm.

Ông ấy đã ở cùng với Rabindranath nhà thơ, và cả hai cùng đi dạo trong vườn. Đất xanh, sống động, cho nên Gandhi nói với Rabindranath, "Bước lên thảm cỏ đi." Rabindranath nói, "Điều đó là không thể được. Tôi không thể bước trên thảm cỏ được. Từng nhành cỏ đều sống động như tôi vậy. Tôi không thể bước lên hiện tượng sống động thế."

Và Rabindranath không phải là người thuyết giảng về bất bạo hành - không chút nào. Ông ấy không bao giờ nói về bất bạo hành, nhưng cách tiếp cận của ông ấy là qua tâm. Ông ấy cảm thấy cỏ. Gandhi trầm ngâm về điều ông ấy nói, và thế rồi trả lời, "Ông đúng." Đây là cách tiếp cận tâm trí.

Là yêu đi. Ngay cả với mọi vật, là yêu. Nếu bạn ngồi trên ghế, là yêu. Cảm thấy ghế; có cảm giác biết ơn. Ghế đang cho bạn sự thoải mái. Cảm thấy cái chạm, yêu nó, có cảm giác yêu. Bản thân ghế là không quan trọng. Nếu bạn đang ăn, ăn một cách yêu.

Người Ấn Độ nói rằng thức ăn là thiêng liêng. Nghĩa là ở chỗ khi bạn ăn, thức ăn cho bạn sự sống, năng lượng, sức sống. Là biết ơn, là yêu nó đi.

Bình thường chúng ta ăn thức ăn rất bạo hành, dường như chúng ta đang giết cái gì đó, không dường như chúng ta đang hấp thu - dường như chúng ta đang giết. Hay một cách rất dửng dưng bạn liên tục ném mọi thứ vào trong bụng bạn, không có cảm giác nào. Chạm vào thức ăn một cách yêu thương, với lòng biết ơn: nó là sự sống của bạn. Ăn nó vào, nếm nó, tận hưởng nó. Không dửng dưng và không bạo hành.

Răng của chúng ta rất bạo hành vì sự kế thừa con vật của chúng ta. Con vật không có vũ khí khác; móng và răng là vũ khí bạo hành duy nhất của chúng. Răng bạn về căn bản là vũ khí, cho nên mọi người liên tục giết bằng răng của họ - họ giết thức ăn. Đó là lí do tại sao, bạn càng bạo hành, bạn sẽ càn cần thức ăn.

Nhưng có giới hạn cho thức ăn, cho nên người ta liên tục hút thuốc hay người ta liên tục nhai kẹo cao su. Đó là bạo hành. Bạn tận hưởng nó vì bạn đang giết cái gì đó bằng răng của bạn, nghiền cái gì đó bằng răng của bạn, cho nên người ta liên tục nhai kẹo cao su hay nhai trầu. Đây là một phần của bạo hành. Làm bất kì cái gì bạn đang làm, nhưng làm nó một cách yêu thương. Đừng dửng dưng. Thế thì tâm bạn sẽ bắt đầu vận hành, và bạn sẽ đi sâu xuống vào trong tâm.

Thứ nhất: cố vô đầu. Thứ hai: cố yêu. Thứ ba: ngày càng nhiều thẩm mĩ hơn - nhạy cảm hướng tới cái đẹp, hướng tới âm nhạc, hướng tới mọi thứ chạm vào tâm. Nếu thế giới này có thể được huấn luyện nhiều hơn về âm nhạc và ít hơn về toán học, chúng ta sẽ có một nhân loại tốt hơn; nếu chúng ta có thể huấn luyện tâm trí nhiều hơn về thơ ca và ít hơn về triết học, chúng ta sẽ có nhân loại tốt hơn. Vì trong khi bạn đang nghe nhạc hay chơi nhạc tâm trí không được cần tới, bạn rơi khỏi tâm trí.

Là thẩm mĩ nhiều hơn, thơ ca nhiều hơn, nhạy cảm nhiều hơn. Bạn có thể không phải là nhạc sĩ lớn hay nhà thơ lớn hay hoạ sĩ lớn, nhưng bạn có thể tận hưởng, và bạn có thể tạo ra cái gì đó theo quyền riêng của bạn. Không có nhu cầu là một Picasso. Bạn có thể tự mình vẽ nhà bạn; bạn có thể vẽ bức tranh nào đó.

Không cần là là soạn nhạc đại tài, không cần là một Alauddin Khan. Bạn có thể chơi cái gì đó trong nhà bạn; bạn có thể chơi sáo, dù nghiệp dư tới đâu cũng không thành vấn đề. Nhưng làm cái gì đó có liên quan tới tâm. Hát, múa, làm cái gì đó mà liên quan tới tâm. Là nhạy cảm hơn với thế giới của tâm - và để nhạy cảm thì cũng chẳng cần gì mấy.

Ngay cả người nghèo cũng có thể là nhạy cảm; của cải không được cần tới. Bạn có thể không có lâu đài nơi bạn có thể là nhạy cảm. Nếu bạn chỉ nằm trên bãi biển, thế là đủ để là nhạy cảm. Bạn có thể nhạy cảm với cát, bạn có thể nhạy cảm với mặt trời, bạn có thể nhạy cảm với sóng, với gió, với cây, với bầu trời. Toàn thế giới có đó cho bạn là nhạy cảm với nó. Cố là nhạy cảm hơn, sống động hơn, vì toàn thế giới đã trở thành thụ động.

Bạn đi tới rạp chiếu phim: ai đó khác đang làm cái gì đó và bạn chỉ ngồi đó và xem. Ai đó khác đang yêu trên màn ảnh và bạn xem. Bạn chỉ là người xem - thụ động, chết, không làm bất kì cái gì. Bạn không phải là người tham gia. Chừng nào bạn chưa là người tham gia, trung tâm tâm của bạn sẽ không vận hành. Cho nên đôi khi tốt hơn cả là nhảy múa.

Bạn sẽ không là vũ công lớn - không có nhu cầu. Dù vụng về thế nào, cứ nhảy múa. Điều đó sẽ cho bạn cảm giác về tâm. Trong khi bạn nhảy múa trung tâm của bạn sẽ là tâm; nó không bao giờ có thể là tâm trí. Nhảy, chơi như trẻ con. Đôi khi quên hoàn toàn tên bạn, danh giá của bạn, bằng cấp của bạn. Quên chúng hoàn toàn; là như trẻ con. Đừng nghiêm chỉnh. Đôi khi coi cuộc sống như trò vui, và tâm sẽ phát triển. Tâm thu thập năng lượng.

Và khi bạn có tâm sống động, phẩm chất của tâm trí của bạn cũng sẽ thay đổi. Thế thì bạn có thể đi tới tâm trí, bạn có thể vận hành qua tâm trí, nhưng tâm trí sẽ trở thành chỉ là công cụ - bạn có thể dùng nó. Thế thì bạn không bị nó ám ảnh, và bạn có thể đi xa khỏi nó bất kì khoảnh khắc nào bạn muốn. Thế thì bạn là người chủ. Tâm sẽ cho bạn cảm giác rằng bạn là người chủ.

Và một điều khác: bạn sẽ đi tới biết rằng bạn không là đầu không là tâm, vì bạn có thể di chuyển từ tâm tới đầu, từ đầu tới tâm. Thế thì bạn biết rằng bạn là cái gì đó khác - X. Nếu bạn vẫn còn trong đầu và không bao giờ chuyển đi bất kì đâu, bạn trở nên bị đồng nhất với cái đầu. Bạn không biết rằng bạn là khác. Việc chuyển này từ tâm tới đầu và từ đầu tới tâm sẽ cho bạn cảm giác rằng bạn là khác toàn bộ. Đôi khi bạn ở tâm và đôi khi bạn ở đầu, nhưng bạn không là tâm không là đầu.

Điểm thứ ba này của nhận biết sẽ dẫn bạn tới trung tâm thứ ba - tới rốn. Và rốn không thực sự là trung tâm. Ở đó, bạn hiện hữu! Đó là lí do tại sao nó không thể được phát triển, nó chỉ có thể được khám phá.

Câu hỏi thứ tư:

Thầy nói rằng các nhà tâm lí học phương Tây bây giờ nói tốt hơn cả là né tránh tranh đấu trong mối quan hệ yêu, và rằng đối diện với nó khi nó tới làm cho yêu mãnh liệt hơn. Thế rồi thầy đã nói về trung đạo của Phật điều loại trừ cả hai cực điểm. Với những người còn chưa siêu việt trong yêu, điều ở bên ngoài hai cực, cách nào là thích hợp cho những người yêu theo ý kiến của thầy?

Vài điểm cơ bản. Thứ nhất, yêu của tâm trí nhất định là việc chuyển động giữa hai cái đối lập cực của ghét và yêu. Với tâm trí, nhị nguyên nhất định có đó. Cho nên nếu bạn yêu người nào đó bằng tâm trí của bạn, bạn không thể thoát được cực kia. Bạn có thể che giấu nó, bạn có thể kìm nén nó, bạn có thể quên về nó - những người được gọi là có văn hoá bao giờ cũng làm điều đó. Nhưng thế thì họ trở thành tê liệt, chết.

Nếu bạn không thể tranh đấu với người yêu của bạn, nếu bạn không thể giận, thế thì cái đích thực của yêu bị mất. Nếu bạn kìm nén giận của bạn, giận bị kìm nén đó sẽ trở thành một phần của bạn, và giận bị kìm nén đó sẽ không cho phép bạn buông bỏ toàn bộ trong khi trong yêu. Nó bao giờ cũng có đó. Bạn đang kìm nó lại; bạn đã kìm nén nó.

Nếu tôi giận và tôi đã kìm nén nó, thế thì khi tôi đang yêu giận bị kìm nén có đó, và cái đó sẽ làm cho yêu của tôi chết. Nếu tôi đã không đích thực trong giận của tôi, tôi không thể đích thực trong yêu của tôi. Nếu bạn đích thực, thế thì bạn đích thực trong cả hai. Nếu bạn không đích thực trong cái này, bạn không thể đích thực trong cái kia.

Trên khắp thế giới cái gọi là các giáo huấn, nền văn minh, nền văn hoá, họ đã làm giảm yêu đi hoàn toàn - và nhân danh yêu điều này đã xảy ra. Họ nói, "Nếu bạn yêu ai đó, thế thì đừng giận - yêu của bạn là giả nếu bạn giận. Thế thì đừng tranh đấu, thế thì đừng ghét."

Tất nhiên, điều đó có vẻ logic. Nếu bạn đang trong yêu, làm sao bạn có thể ghét được? Cho nên chúng ta cắt bỏ phần ghét. Nhưng với phần ghét bị cắt bỏ, yêu trở thành bất lực. Dường như là bạn đã cắt bỏ một chân của một người và thế rồi bạn nói, "Bây giờ anh chuyển động đi! Bây giờ anh có thể chạy, anh được tự do chạy." Nhưng bạn đã cắt bỏ một chân, cho nên người này không thể chuyển động được.

Ghét và yêu là hai cực của một hiện tượng. Nếu bạn cắt đi ghét, yêu sẽ là chết và bất lực. Đó là lí do tại sao mọi gia đình đã trở thành bất lực. Và thế rồi bạn trở nên sợ buông bỏ. Khi bạn đang trong yêu bạn không thể buông bỏ hoàn toàn được vì bạn sợ. Nếu bạn buông bỏ hoàn toàn, giận, bạo hành, ghét, cái bị ẩn kín và kìm nén có thể thòi ra. Thế thì bạn phải ép nó xuống liên tục. Sâu bên dưới bạn phải tranh đấu với nó liên tục. Và trong tranh đấu với nó bạn không thể tự nhiên và tự phát. Thế thì bạn chỉ làm ra vẻ rằng bạn đang yêu. Bạn giả vờ, và mọi người biết: vợ bạn biết rằng bạn đang giả vờ, và bạn biết rằng vợ bạn đang giả vờ. Mọi người đang giả vờ. Thế thì toàn thể cuộc sống trở thành giả.

Hai điều phải được làm để đi ra ngoài tâm trí. Thứ nhất, đi vào trong thiền, và thế rồi chạm tới mức độ của vô trí bên trong bạn. Thế thì bạn sẽ có yêu mà sẽ không bất kì cái đối lập cực nào. Nhưng thế thì trong yêu đó sẽ không có háo hức, không có đam mê. Yêu đó sẽ là im lặng - an bình sâu mà thậm chí không một gợn sóng trên nó.

Một Phật, một Jesus, họ cũng yêu. Nhưng trong yêu đó không có háo hức, không có xúc động. Xúc động tới từ cái đối lập cực. Hai cái đối lập cực tạo ra căng thẳng. Nhưng yêu của Phật, yêu của Jesus, là hiện tượng im lặng, cho nên chỉ những người đã đạt tới trạng thái của vô trí mới có thể hiểu được yêu của họ.

Jesus đi qua, và hôm đó trời nóng, vào giữa trưa. Ông ấy mệt mỏi, cho nên ông ấy nghỉ lại dưới một cây. Ông ấy không biết cây đó thuộc vào người nào. Nó thuộc về Mary Magdalene. Mary là gái mãi dâm.

Cô ấy nhìn từ cửa sổ và thấy người rất đẹp này - một trong những người đẹp nhất đã từng được sinh ra. Cô ấy cảm thấy bị hấp dẫn, và không chỉ bị hấp dẫn, cô ấy cảm thấy si mê. Cô ấy bước ra và cô ấy hỏi Jesus, "Vào nhà tôi đi. Sao ông nghỉ ở đây? Ông được đón chào." Jesus nhìn vào mắt cô ấy đầy si mê, yêu - cái gọi là yêu. Jesus nói, "Lần sau, khi tôi lại mệt trong khi đi qua đây, tôi sẽ vào nhà cô. Nhưng ngay bây giờ nhu cầu được đáp ứng rồi. Tôi sẵn sàng để di chuyển nữa, cho nên cám ơn cô."

Mary cảm thấy bị xúc phạm. Điều này là hiếm hoi... thực sự, cô ấy không bao giờ mời bất kì người nào trước đây.

Mọi người sẽ tới từ nơi xa xôi chỉ để nhìn cô ấy. Ngay cả các vua cũng tới cô ấy, và ở đây người ăn xin này lại từ chối cô ấy. Jesus chỉ là người ăn xin, người lang thang - chỉ là một người hippie, và ông ấy từ chối cô ấy. Cho nên Mary đã nói với Jesus, "Ông không thể cảm thấy tình yêu của tôi sao? Đây là lời mời yêu. Cho nên tới đi! Đừng bác bỏ tôi. Ông không có bất kì tình yêu nào trong tâm ông sao?"

Jesus nói với cô ấy khi đáp lại, "Tôi cũng yêu cô - và thực sự, tất cả những người tới giả vờ rằng họ yêu cô, họ không yêu cô đâu." Ông ấy nói, "Chỉ tôi có thể yêu cô."

Và ông ấy đúng. Nhưng yêu đó có phẩm chất khác. Yêu đó không có cái đối lập cực, cái tương phản. Do vậy căng thẳng vắng bóng, háo hức vắng bóng. Ông ấy không háo hức về yêu, không xúc động. Và với ông ấy, yêu không phải là mối quan hệ, nó là trạng thái bản thể.

Đi ra ngoài tâm trí đi; đạt tới mức độ của vô trí. Thế thì yêu nở hoa, nhưng yêu đó không có cái đối lập cho nó. Bên ngoài tâm trí không có cái đối lập với bất kì cái gì. Bên ngoài tâm trí mọi thứ là một. Bên trong tâm trí, mọi thứ bị chia thành hai. Nhưng nếu bạn ở bên trong tâm trí, là đích thực tốt hơn là giả.

Cho nên là đích thực khi bạn cảm thấy giận hướng tới người yêu của bạn. Là đích thực khi khi bạn đang giận, và thế thì không có kìm nén, trong khi khoảnh khắc của yêu sẽ tới, khi tâm trí sẽ chuyển sang cực điểm kia, bạn sẽ có tuôn chảy tự phát. Cho nên với tâm trí, nhận tranh đấu như một phần của nó. Chính sự rất động của tâm trí làm việc trong các đối lập cực. Cho nên là đích thực trong giận, là đích thực trong tranh đấu; thế thì bạn cũng sẽ là đích thực trong yêu.

Cho nên với người yêu, tôi muốn nói: là đích thực. Và nếu bạn thực sự là đích thực, một hiện tượng duy nhất sẽ xảy ra. Bạn sẽ trở nên chán với toàn thể điều vô nghĩa của việc chuyển giữa các cái đối lập cực. Nhưng là đích thực đi; bằng không bạn sẽ không bao giờ trở nên chán.

Tâm trí kìm nén không bao giờ trở nên thực sự nhận biết rằng nó bị bắt giữ trong các cái đối lập cực. Người đó không bao giờ thực sự giận, người đó không bao giờ thực sự trong yêu, cho nên người đó không có kinh nghiệm thực của tâm trí. Do vậy, tôi gợi ý là đích thực. Không là giả. Là thực! Và tính đích thực có cái đẹp riêng của nó. Người yêu bạn, người bạn yêu sẽ hiểu khi bạn là thực sự giận - giận một cách đích thực. Chỉ giận giả hay không giận giả mới không thể được tha thứ. Là đích thực, và thế thì bạn sẽ là đích thực cả trong yêu nữa. Yêu đích thực đó sẽ đền bù, và qua việc yêu đích thực bạn sẽ trở nên bị chán. Bạn sẽ đi tới tự hỏi bạn đang làm gì - tại sao bạn chỉ là con lắc đung đưa từ cực này sang cực kia. Bạn sẽ bị chán, và chỉ thế thì bạn mới có thể quyết định đi ra ngoài tâm trí và ra ngoài tính cực.

Là đàn ông đích thực hay là đàn bà đích thực đi. Không cho phép bất kì cái giả nào; không giả vờ. Là thực và chịu đựng thực tại. Chịu đựng là tốt. Chịu đựng thực sự là việc huấn luyện, là kỉ luật. Chịu đựng nó đi! Chịu đựng giận và chịu đựng yêu và chịu đựng ghét. Chỉ nhớ một điều: không bao giờ là giả. Nếu bạn không cảm thấy yêu, thế thì nói điều đó rằng bạn không cảm thấy yêu. Không giả vờ; không cố trưng ra rằng bạn đang yêu. Nếu bạn giận, thế thì nói rằng bạn giận và là giận.

Sẽ có nhiều chịu đựng, nhưng chịu đựng nó đi. Qua việc chịu đựng đó một ý thức mới được sinh ra. Bạn trở nên nhận biết về toàn thể cái vô nghĩa của ghét và giận. Bạn ghét một người và bạn cũng yêu cùng người đó, và bạn liên tục di chuyển trong vòng tròn. Vòng tròn đó sẽ trở thành trong như pha lê cho bạn, và nó trở thành trong như pha lê chỉ qua chịu đựng.

Đừng trốn chạy chịu đựng. Bạn cần việc chịu đựng thực. Nó giống như lửa: nó sẽ thiêu cháy bạn. Mọi thứ là giả sẽ cháy và mọi thứ là thực sẽ có đó. Đây là điều các nhà hiện sinh gọi là tính đích thực. Là đích thực, và thế thì bạn không thể là bất kì cái gì hơn trong tâm trí. Là không đích thực, và bạn sẽ ở trong tâm trí trong hết kiếp nọ tới kiếp kia.

Bạn sẽ phát chán nhị nguyên. Nhưng làm sao người ta có thể phát chán nhị nguyên chừng nào người ta chưa thực sự trong nhị nguyên, không giả vờ? Thế thì bạn sẽ biết rằng cái gọi là yêu của tâm trí không là gì ngoài bệnh tật.

Bạn đã bao giờ quan sát rằng người đang yêu không thể ngủ được không? Người đó không thoải mái - người đó bồn chồn. Nếu bạn khám người đó, người đó sẽ biểu lộ nhiều triệu chứng của nhiều bệnh. Yêu này, cái gọi là yêu này của tâm trí và thân thể, thực sự là bệnh, nhưng người ta vẫn còn bị bận rộn - đó là vận hành của nó. Bằng không bạn sẽ cảm thấy không bận rộn, dường như bạn không làm bất kì cái gì trên thế giới. Cả đời bạn sẽ dường như kì nghỉ, cho nên yêu là tốt để lấp đầy nó.

Bản thân tâm trí là bệnh, cho nên bất kì cái gì thuộc vào tâm trí đều sẽ là bệnh. Chỉ bên ngoài tâm trí, nơi bạn không bị phân chia trong nhị nguyên, nơi bạn là một, chỉ ở đó yêu khác mới nở hoa. Jesus gọi nó là tình yêu. Phật gọi nó là từ bi. Điều này chỉ là để tạo ra phân biệt. Không có gì khác biệt về bạn gọi nó là gì.

Có khả năng của yêu mà không có cái đối lập với nó, nhưng yêu đó chỉ có thể tới khi bạn đi ra ngoài yêu này. Và để đi ra ngoài, tôi gợi ý rằng bạn là đích thực. Là đích thực đi - trong ghét, trong yêu, trong giận. Trong mọi thứ, là đích thực, là thực, không giả vờ, vì chỉ cái có thực mới có thể được siêu việt lên. Bạn không thể siêu việt trên những cái không thực.

Xem Tiếp Chương 13 – Quay Về Mục Lục

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post