Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Sách Của Những Bí Mật (Tập 1) – Osho
Chương 6. Những Phương Tiện Để Vượt Lên Mơ
Nghe hoặc Tải MP3 'Sách Của Những Bí Mật (Tập 1)' ê
Một người bạn đã hỏi,
Xin thầy vui lòng giải thích cho chúng tôi cái gì trong số những
yếu tố khác có thể làm cho người ta ý thức trong khi mơ?
Đây là câu hỏi có ý
nghĩa cho tất cả những người quan tâm tới thiền, vì thiền thực sự là việc siêu
việt trên quá trình mơ. Bạn thường xuyên mơ - không chỉ ban đêm, không chỉ
trong khi bạn ngủ; bạn mơ cả ngày. Đây là điểm đầu tiên cần được hiểu. Trong
khi bạn thức bạn vẫn mơ.
Cứ nhắm mắt lại vào bất
kì lúc nào trong ngày mà xem. Thảnh thơi thân thể và bạn sẽ cảm thấy rằng việc
mơ có đó. Nó không bao giờ biến mất, nó chỉ bị đè nén bởi các hoạt động hàng
ngày của chúng ta. Nó giống như sao ban ngày. Ban đêm bạn thấy sao. Ban ngày bạn
không thể thấy được chúng, nhưng chúng bao giờ cũng có đó. Chúng đơn giản bị đè
nén bởi ánh mặt trời.
Nếu bạn đi vào trong
giếng sâu, thế thì bạn có thể thấy sao trên trời ngay cả trong ngày. Một loại tối
nào đó được cần để thấy sao. Cho nên đi vào trong giếng sâu và nhìn từ đáy giếng,
và bạn sẽ có khả năng thấy sao cả trong ban ngày nữa. Những ngôi sao có đó.
Không phải là ban đêm chúng có đó và ban ngày chúng không có đó, chúng bao giờ
cũng có đó. Ban đêm bạn có thể thấy chúng dễ dàng. Ban ngày bạn không thể thấy
được chúng vì ánh sáng mặt trời trở thành rào cản.
Cùng điều này là đúng
với việc mơ. Không phải là bạn mơ trong khi bạn ngủ. Trong ngủ bạn có thể cảm
thấy mơ dễ dàng vì hoạt động ban ngày không có đó; do vậy hoạt động bên trong
đó có thể được thấy và được cảm. Khi bạn dậy buổi sáng, việc mơ tiếp tục bên
trong, trong khi bạn bắt đầu hoạt động ở bên ngoài.
Quá trình hoạt động
này, hoạt động thường ngày này, đơn giản đè nén việc mơ. Việc mơ có đó. Nhắm mắt
lại, thảnh thơi trong ghế bành, và đột nhiên bạn có thể cảm thấy: sao có đó,
chúng đã không đi bất kì đâu. Mơ bao giờ cũng có đó. Có hoạt động liên tục.
Điểm thứ hai. Nếu mơ
tiếp tục, bạn không thể được nói là thực sự thức tỉnh. Trong đêm bạn ngủ nhiều
hơn, trong ngày bạn ngủ ít hơn. Khác biệt là tương đối, vì nếu việc mơ có đó bạn
không thể được nói là thực sự thức tỉnh. Việc mơ tạo ra phim trên tâm thức.
Phim này trở thành giống như khói - bạn bị bao quanh bởi nó. Bạn không thể thực
sự thức tỉnh khi bạn đang mơ, dù ban ngày hay ban đêm. Cho nên điều thứ hai: bạn
chỉ có thể được nói là thức tỉnh khi không có mơ chút nào.
Chúng ta gọi phật là
người đã thức tỉnh. Việc thức tỉnh này là gì? Thức tỉnh này thực sự là việc dừng
của việc mơ bên trong. Không có mơ bên trong. Bạn di chuyển ở đó, nhưng không
có mơ. Dường như không có ngôi sao nào trên trời; nó đã trở thành không gian
thuần khiết. Khi không có việc mơ, bạn trở thành không gian thuần khiết.
Thuần khiết này, hồn
nhiên này, tâm thức không mơ này, là điều được biết tới là chứng ngộ - việc thức
tỉnh. Trong nhiều thế kỉ mọi người tâm linh trên khắp thế giới, Đông hay Tây, đều
đã nói rằng con người ngủ. Jesus nói điều này, Phật nói điều này, Upanishad nói
về điều này: con người ngủ. Cho nên khi bạn ngủ ban đêm bạn chỉ là ngủ tương đối
nhiều hơn thôi; ban ngày bạn ngủ ít hơn. Nhưng người tâm linh nói rằng con người
là ngủ. Điều này phải được hiểu.
Điều này được ngụ ý
cái gì? Gurdjieff, trong thế kỉ này, đã nhấn mạnh sự kiện này rằng con người là
ngủ. "Thực ra," ông ấy nói, "con người là một loại ngủ. Mọi người
đều ngủ say."
Lí do gì để nói điều
đó? Bạn không thể biết được, bạn không thể nhớ được bạn là ai. Bạn có biết bạn
là ai không? Nếu bạn gặp một người trên phố và bạn hỏi anh ta là ai và anh ta
không thể đáp lại được, bạn sẽ nghĩ gì? Bạn sẽ nghĩ rằng anh ta hoặc là điên,
ngây ngô, hay chỉ ngủ. Nếu anh ta không thể trả lời được anh ta là ai, bạn sẽ
nghĩ gì về anh ta? Trên con đường tâm linh mọi người đều giống điều đó. Bạn
không thể trả lời được bạn là ai.
Đây là nghĩa thứ nhất
khi Gurdjieff hay Jesus hay bất kì người nào nói rằng con người là ngủ: bạn
không ý thức về bản thân bạn. Bạn không biết bản thân bạn; bạn không bao giờ gặp
bản thân bạn. Bạn biết nhiều thứ trong thế giới đối thể, nhưng bạn không biết
chủ thể. Trạng thái tâm trí của bạn là dường như bạn đã đi xem phim. Trên màn ảnh
phim đang chiếu, và bạn đã trở nên bị cuốn hút vào trong nó tới mức điều duy nhất
bạn biết là bộ phim, câu chuyện, bất kì cái gì đang xuất hiện trên màn ảnh. Thế
rồi nếu ai đó hỏi bạn là ai, bạn không thể nói được bất kì cái gì.
Việc mơ chỉ là xem
phim - chỉ là phim! Nó là tâm trí phản ánh thế giới. Trong gương của tâm trí thế
giới được phản xạ; đó là điều mơ là gì. Và bạn được tham gia vào trong nó sâu sắc,
bị đồng nhất với nó nhiều tới mức bạn đã hoàn toàn quên mất bạn là ai. Đây là
điều là ngủ nghĩa là gì: người mơ bị mất đi trong việc mơ. Bạn thấy mọi thứ ngoại
trừ bản thân bạn; bạn cảm thấy mọi thứ ngoại trừ bản thân bạn; bạn biết mọi thứ
ngoại trừ bản thân bạn. Việc dốt nát về cái ta này là ngủ. Chừng nào việc mơ
chưa dừng lại hoàn toàn, bạn không thể đánh thức bản thân bạn được.
Bạn có thể đã cảm thấy
điều đó đôi khi xem phim trong ba giờ, và đột nhiên phim dừng lại và bạn quay lại
với bản thân bạn. Bạn nhớ rằng ba giờ đã trôi qua, bạn nhớ rằng nó chỉ là phim.
Bạn cảm thấy nước mắt của bạn... bạn đã từng khóc vì phim là thảm kịch cho bạn,
hay bạn cười, hay bạn làm cái gì đó khác, và bây giờ bạn cười về bản thân bạn.
Bạn đã làm điều vô nghĩa làm sao! Nó chỉ là phim, chỉ là câu chuyện. Chẳng có
gì trên màn ảnh - chỉ là trò chơi của ánh sáng và bóng tối, chỉ là trò chơi điện.
Bây giờ bạn cười: bạn đã quay lại bản thân bạn. Nhưng bạn đã ở đâu trong ba giờ
này?
Bạn đã không ở trung
tâm của bạn. Bạn đã di chuyển hoàn toàn ra ngoại vi. Ở đó, nơi phim đang chiếu,
bạn đã đi. Bạn đã không ở trung tâm của bạn; bạn đã không ở cùng với bản thân bạn.
Bạn đã ở chỗ nào đó khác.
Điều này xảy ra trong
việc mơ; đây là điều cuộc sống của chúng ta là gì. Phim chỉ kéo dài ba giờ, nhưng
việc mơ này kéo dài hết kiếp nọ tới kiếp kia. Cho dù đột nhiên việc mơ dừng lại
bạn sẽ không có khả năng nhận ra bạn là ai. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy rất yếu ớt,
thậm chí sợ hãi. Bạn sẽ cố di chuyển lần nữa vào trong phim vì cái đó được biết.
Bạn quen thuộc với nó, bạn được điều chỉnh tốt với nó.
Để làm cho việc dừng
mơ xảy ra, có một con đường, đặc biệt trong Thiền, được biết tới là con đường của
chứng ngộ bất thần. Có những kĩ thuật trong một trăm mười hai phương pháp này,
có nhiều kĩ thuật có thể cho bạn việc thức tỉnh bất thần. Nhưng nó có thể là
quá nhiều, và bạn có thể không có khả năng chịu đựng được nó. Bạn có thể bùng nổ.
Bạn thậm chí có thể chết, vì bạn đã sống với việc mơ lâu tới mức bạn không có
kí ức nào về bạn là ai nếu không có việc mơ.
Nếu toàn thế giới này
đột nhiên biến mất và bạn bị bỏ lại một mình, điều đó chắc sẽ là cú sốc lớn làm
bạn chết. Cùng điều đó sẽ xảy ra nếu đột nhiên mọi việc mơ biến mất khỏi tâm thức.
Thế giới của bạn sẽ biến mất, vì thế giới của bạn là việc mơ của bạn.
Chúng ta không thực sự
trong thế giới. Thay vì thế, "thế giới" không bao gồm các thứ bên
ngoài với chúng ta, mà bao gồm các giấc mơ của chúng ta. Cho nên mọi người đều
sống trong thế giới mơ riêng của mình.
Nhớ, nó không phải là
một thế giới mà chúng ta liên tục nói tới. Về mặt địa lí, nó là vậy, nhưng về mặt
tâm lí có nhiều thế giới như có nhiều tâm trí. Từng tâm trí đều là thế giới của
riêng nó. Và nếu việc mơ của bạn biến mất, bạn sẽ biến mất. Không có mơ sẽ khó
cho bạn sống. Đó là lí do tại sao các phương pháp bất thần nói chung không được
dùng, chỉ các phương pháp dần dần mới được dùng.
Điều tốt là lưu ý tới
điều này: phương pháp dần dần được dùng không phải bởi vì có bất kì nhu cầu nào
về quá trình dần dần. Bạn có thể bất thần nhảy vào trong việc nhận ra chính khoảnh
khắc này. Không có rào chắn nào; đã không bao giờ có bất kì rào chắn nào. Bạn
đã là việc nhận ra đó, bạn có thể nhảy chính khoảnh khắc này. Nhưng điều đó có
thể chứng tỏ là nguy hiểm, định mệnh. Bạn có thể không có khả năng chịu được
nó. Nó sẽ là quá nhiều với bạn.
Bạn được hài hoà chỉ
với mơ giả. Bạn không thể đối diện được với thực tại; bạn không thể đương đầu
được với nó. Bạn là cây trồng trong nhà kính - bạn sống trong mơ. Chúng giúp bạn
theo nhiều cách. Chúng không chỉ là mơ, với bạn chúng là thực tại.
Phương pháp dần dần
được dùng không phải vì việc nhận ra cần thời gian. Việc nhận ra không cần thời
gian! Việc nhận ra không cần thời gian chút nào. Việc nhận ra không phải là cái
gì đó cần được đạt tới trong tương lai, nhưng với phương pháp dần dần bạn sẽ đạt
tới nó trong tương lai. Cho nên phương pháp dần dần đang làm cái gì? Chúng
không thực sự giúp bạn để "nhận ra việc nhận ra," chúng giúp bạn chịu
đựng nó. Chúng làm cho bạn có năng lực, mạnh mẽ, để cho khi việc xảy ra xảy ra,
bạn có thể chịu đựng được nó.
Có bẩy phương pháp
qua đó bạn có thể ngay lập tức áp đặt cách thức của bạn vào chứng ngộ. Nhưng bạn
sẽ không có khả năng chịu đựng được nó. Bạn có thể bị loá - quá nhiều ánh sáng.
Hay bạn có thể đột nhiên chết - quá nhiều phúc lạc.
Việc mơ này, giấc ngủ
sâu này mà chúng ta đang ở trong, làm sao nó có thể được siêu việt lên? Câu hỏi
này có nghĩa trong việc siêu việt trên nó: Xin thầy vui lòng giải thích cho
chúng tôi cái gì trong số những yếu tố khác có thể làm cho người ta ý thức
trong khi mơ? Tôi sẽ nói về hai phương pháp nữa. Một phương pháp chúng ta đã thảo
luận hôm qua. Hôm nay, hai phương pháp nữa mà thậm chí còn dễ hơn.
Một phương pháp là bắt
đầu diễn, cư xử dường như toàn thế giới chỉ là mơ. Bất kì cái gì bạn đang làm,
nhớ điều này là mơ. Trong khi ăn, nhớ điều này là mơ. Trong khi bước đi, nhớ điều
này là mơ. Để tâm trí bạn liên tục nhớ trong khi bạn thức rằng mọi thứ là mơ.
Đây là lí do cho việc gọi thế giới là maya, ảo vọng, mơ. Đây không phải là luận
cứ triết lí.
Không may, khi Shankara
được dịch sang tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp, sang các ngôn ngữ phương
Tây, ông ấy đã bị hiểu chỉ là triết gia. Điều đó đã tạo ra nhiều hiểu lầm. Ở
phương tây có các triết gia - chẳng hạn, Berkeley - người nói rằng thế giới chỉ
là mơ, là phóng chiếu của tâm trí. Nhưng đây là lí thuyết triết lí. Berkeley đề
nghị nó như một giả thuyết.
Khi Shankara nói rằng
thế giới là mơ, nó không có tính triết lí, không là lí thuyết. Shankara đề nghị
điều đó như sự giúp đỡ, như sự hỗ trợ cho việc thiền đặc biệt. Và đây là thiền:
nếu bạn muốn nhớ trong khi mơ rằng đây là mơ, bạn sẽ phải bắt đầu khi bạn thức.
Bình thường, khi bạn mơ bạn không thể nhớ được rằng đây là mơ; bạn nghĩ rằng
đây là thực tại.
Tại sao bạn nghĩ rằng
đây là thực tại? Vì cả ngày bạn nghĩ mọi thứ là thực tại. Điều đó đã trở thành
thái độ, thái độ cố định. Khi thức bạn đã đi tắm - nó là thực. Khi thức bạn đã
ăn - nó là thực. Khi thức bạn đã nói với người bạn - nó là thực. Trong cả ngày,
cả đời, bất kì cái gì bạn nghĩ, thái độ của bạn là ở chỗ đây là thực. Điều này
trở thành cố định. Điều này trở thành thái độ cố định trong tâm trí.
Cho nên khi bạn đang
mơ trong đêm, cùng thái độ đó tiếp tục làm việc, rằng đây là thực. Cho nên
chúng ta hãy phân tích trước hết. Phải có sự tương tự nào đó giữa mơ và thực tại;
bằng không thái độ này sẽ là cái gì đó khó khăn.
Tôi đang thấy bạn. Thế
rồi tôi nhắm mắt lại và tôi đi vào mơ, và tôi thấy bạn trong mơ của tôi. Trong
cả hai việc thấy không có khác biệt. Khi tôi thực tế thấy bạn, tôi đang làm gì?
Ảnh của bạn được phản xạ vào mắt tôi. Tôi không thấy bạn. Ảnh của bạn được soi
gương trong mắt tôi, và thế rồi ảnh đó được biến đổi qua quá trình huyền bí -
và khoa học vẫn không ở vị trí để nói thế nào. Ảnh đó được biến đổi theo hoá học
và được mang đi đâu đó bên trong đầu, nhưng khoa học vẫn không có khả năng nói ở
đâu - đích xác điều này xảy ra ở đâu. Nó không xảy ra trong mắt; mắt chỉ là cửa
sổ. Tôi không thấy bạn bằng mắt, tôi thấy bạn qua mắt.
Trong mắt bạn được phản
xạ. Bạn có thể chỉ là bức ảnh; bạn có thể là thực tại, bạn có thể là mơ. Nhớ,
mơ theo ba chiều. Tôi có thể nhận ra bức ảnh vì bức ảnh là hai chiều. Mơ là ba
chiều, cho nên chúng có vẻ đích xác giống bạn. Và mắt không thể nói liệu bất kì
cái gì được thấy là thực hay không thực. Không có cách nào để phán xét; mắt
không phải là kẻ phán xét.
Thế rồi bức ảnh được
biến đổi thành thông điệp hoá chất. Những thông điệp hoá chất đó giống như sóng
điện; chúng đi đâu đó trong đầu. Giờ vẫn không biết điểm mà mắt tới tiếp xúc với
bề mặt của việc thấy là ở đâu. Chỉ sóng đạt tới tôi và thế rồi chúng được giải
mã. Thế rồi tôi lại giải mã chúng, và theo cách này tôi biết cái gì đang xảy
ra.
Tôi bao giờ cũng ở bên trong, và bạn bao giờ cũng ở bên ngoài, và không có gặp gỡ. Cho nên liệu bạn là thực hay chỉ là mơ là vấn đề. Ngay cả khoảnh khắc này, không có cách nào phán xét liệu tôi đang mơ hay bạn thực sự ở đây. Lắng nghe tôi, làm sao bạn có thể nói rằng thực sự bạn đang lắng nghe tôi, rằng bạn không mơ? Không có cách nào. Đó là lí do tại sao thái độ mà bạn duy trì cả ngày được mang vào trong đêm. Và trong khi bạn mơ bạn coi nó là thực.
Tôi bao giờ cũng ở bên trong, và bạn bao giờ cũng ở bên ngoài,
và không có gặp gỡ. Cho nên liệu bạn là thực hay chỉ là mơ là vấn đề. Ngay cả
khoảnh khắc này, không có cách nào phán xét liệu tôi đang mơ hay bạn thực sự ở
đây. Lắng nghe tôi, làm sao bạn có thể nói rằng thực sự bạn đang lắng nghe tôi,
rằng bạn không mơ? Không có cách nào. Đó là lí do tại sao thái độ mà bạn duy
trì cả ngày được mang vào trong đêm. Và trong khi bạn mơ bạn coi nó là thực.
Thử cái đối lập đi;
đó là điều Shankara ngụ ý. Ông ấy nói rằng toàn thế giới là ảo vọng, ông ấy nói
toàn thế giới là việc mơ - nhớ điều này. Nhưng chúng ta là người ngu. Nếu
Shankara nói, "Đây là mơ," thế thì chúng ta nói, "Vậy cần gì làm
bất kì cái gì? Nếu đây chỉ là mơ, thế thì không có nhu cầu ăn. Tại sao liên tục
ăn và nghĩ rằng đây là mơ? Đừng ăn!" Nhưng thế thì nhớ - khi bạn cảm thấy
đói, nó là mơ. Hay ăn, và khi bạn cảm thấy rằng bạn đã ăn quá nhiều, nhớ, đây
là mơ.
Shankara không bảo bạn
thay đổi mơ, nhớ lấy, vì nỗ lực thay đổi mơ lại là giả dựa trên niềm tin rằng
nó là thực; bằng không thì không có nhu cầu thay đổi bất kì cái gì. Shankara chỉ
nói rằng bất kì cái gì là hoàn cảnh đều là mơ.
Nhớ điều này: không
làm bất kì cái gì để thay đổi nó, chỉ nhớ nó thường xuyên. Cố nhớ trong ba tuần
liên tục rằng bất kì cái gì bạn đang làm, nó chỉ là mơ thôi. Lúc ban đầu điều
đó rất khó. Bạn sẽ rơi đi rơi lại vào hình mẫu cũ của tâm trí, bạn sẽ bắt đầu
nghĩ rằng đây là thực tại. Bạn sẽ phải thường xuyên thức tỉnh bản thân bạn để
nhắc nhở bản thân bạn rằng "Đây là mơ." Nếu trong ba tuần liên tục bạn
có thể duy trì thái độ này, thế thì đến tuần thứ tư hay thứ năm, bất kì đêm nào
trong khi mơ bạn sẽ đột nhiên nhớ ra rằng "Đây là mơ."
Đây là một cách để
xuyên thấu vào mơ bằng ý thức, bằng nhận biết. Nếu bạn có thể nhớ trong đêm
trong khi mơ rằng đây là mơ, thế thì ban ngày bạn sẽ không cần bất kì nỗ lực
nào để nhớ rằng đây cũng là mơ. Thế thì bạn sẽ biết nó.
Lúc ban đầu, khi bạn
đang thực hành điều này, nó sẽ chỉ là giả vờ. Bạn bắt đầu chỉ trong đức tin...
"Đây là mơ." Nhưng khi bạn có thể nhớ trong mơ rằng đây là mơ, nó sẽ
trở thành thực tại. Thế thì ban ngày, khi bạn thức dậy bạn sẽ không cảm thấy rằng
bạn đang thức dậy từ giấc ngủ, bạn sẽ cảm thấy bạn đơn giản dậy từ việc mơ này
sang việc mơ khác. Thế thì nó sẽ trở thành thực tại. Và nếu toàn thể hai mươi bốn
giờ trở thành việc mơ, và bạn có thể cảm thấy và nhớ việc đó, bạn sẽ đứng ở
trung tâm của bạn. Thế thì tâm thức của bạn sẽ trở thành mũi tên kép.
Bạn đang cảm thấy mơ,
và nếu bạn đang cảm thấy chúng là mơ, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy người mơ - chủ thể.
Nếu bạn coi mơ là thực, bạn không thể cảm thấy chủ thể. Nếu phim đã trở thành
thực, bạn quên mất bản thân bạn. Khi phim dừng lại và bạn biết rằng nó là không
thực, thực tại của bạn bùng nổ, bộc phát; bạn có thể cảm thấy bản thân bạn. Đây
là một cách.
Điều này đã từng là một
trong những phương pháp Ấn Độ cổ nhất. Đó là lí do tại sao chúng ta đã nhấn mạnh
vào thế giới là không thực. Chúng ta không ngụ ý nó một cách triết lí; chúng ta
không nói rằng ngôi nhà này là không thực cho nên bạn có thể đi qua tường.
Chúng ta không ngụ ý điều đó! Khi chúng ta nói rằng ngôi nhà này là không thực,
nó phương cách thôi. Đây không phải là luận cứ chống lại ngôi nhà.
Cho nên Berkeley đã đề
nghị rằng toàn thế giới chỉ là mơ. Một hôm, vào buổi sáng, ông ấy đang bước đi
cùng Ts. Johnson. Ts. Johnson là nhà hiện thực nghiêm ngặt, cho nên Berkeley
nói, "Ông có nghe nói về lí thuyết của tôi không? Tôi đang làm việc trên
nó. Tôi cảm thấy rằng toàn thế giới là không thực, và không thể nào chứng minh
được rằng nó là thực. Và gánh nặng chứng minh điều đó đặt lên những người nói
nó là thực. Tôi nói nó là không thực - chỉ như mơ. Johnson không phải là triết
gia, nhưng ông ấy có tâm trí logic rất tinh khôn.
Họ đang ở trên phố,
đi dạo buổi sáng sớm trên một phố đơn độc. Johnson cầm một hòn đá trong tay và
đập vào chân của Berkeley. Máu túa ra, và Berkeley la lên. Johnson nói,
"Sao ông la lên nếu đá chỉ là mơ? Bất kì cái gì ông nói, ông tin vào thực
tại của hòn đá này. Điều ông nói là một thứ, và hành vi của ông là cái gì đó
khác và mâu thuẫn. Nếu nhà của ông chỉ là mơ, thế thì ông đang trở về đâu? Ông
trở về đâu sau việc đi dạo buổi sáng? Nếu vợ ông chỉ là mơ, ông sẽ không gặp bà
ấy nữa."
Những người hiện thực
bao giờ cũng tranh cãi theo cách này, nhưng họ không thể tranh cãi được cách
này với Shankara vì cách của ông ấy không phải là lí thuyết triết lí. Nó không
nói bất kì cái gì về thực tại; nó không đề nghị bất kì cái gì về vũ trụ. Thay
vì thế, nó là phương cách để thay đổi tâm trí bạn, để thay đổi thái độ cố định
cơ bản để cho bạn có thể nhìn vào thế giới theo cách khác, cách khác hẳn.
Đây là vấn đề, liên tục
là vấn đề cho ý nghĩ Ấn Độ - vì với ý nghĩ của người Ấn Độ mọi thứ chỉ là
phương cách cho thiền. Chúng ta không quan tâm về việc là đúng hay không đúng của
nó. Chúng ta quan tâm về tiện dụng của nó trong biến đổi con người.
Đây là khác biệt theo
cách nhấn mạnh với tâm trí phương Tây. Khi họ đề nghị một lí thuyết họ quan tâm
tới liệu điều này là đúng hay không đúng, liệu điều này có thể được chứng minh
một cách logic hay không. Khi chúng ta để nghị bất kì cái gì chúng ta không
quan tâm về tính chân lí của nó; chúng ta quan tâm về tính tiện dụng của nó,
chúng ta quan tâm về năng lực của nó, năng lực của nó để biến đổi tâm trí con
người. Nó có thể đúng, nó có thể không đúng. Thực sự, nó không là cả hai - nó
đơn giản là phương cách.
Tôi đã thấy hoa bên
ngoài. Buổi sáng mặt trời lên và mọi thứ là đẹp. Bạn chưa bao giờ ở bên ngoài,
và bạn chưa bao giờ thấy hoa, và bạn chưa bao giờ thấy mặt trời buổi sáng. Bạn
chưa bao giờ thấy bầu trời mở; bạn không biết cái đẹp là gì. Bạn đã sống trong
nhà tù khép kín. Tôi muốn đưa bạn ra ngoài. Tôi muốn bạn đi ra dưới bầu trời mở
để gặp những hoa này. Làm sao tôi làm điều đó được?
Bạn không biết hoa. Nếu
tôi nói về hoa, bạn nghĩ, "Ông ấy đã phát điên. Không có hoa." Nếu
tôi nói về mặt trời buổi sáng, bạn nghĩ, "Ông ấy là người hão huyền. Ông ấy
thấy linh ảnh và mơ. Ông ấy là nhà thơ." Nếu tôi nói về bầu trời mở, bạn sẽ
cười. Bạn sẽ bắt đầu cười, "Bầu trời mở ở đâu? Chỉ có tường và tường và tường
thôi."
Vậy tôi phải làm gì?
Tôi phải phát minh ra cái gì đó mà bạn có thể hiểu được và là cái giúp cho bạn
đi ra, cho nên tôi nói rằng nhà bị cháy và tôi bắt đầu chạy. Điều đó trở thành
lây nhiễm: bạn chạy theo tôi và đi ra ngoài. Thế thì bạn sẽ biết rằng điều tôi
đã nói không đúng không sai. Nó chỉ là phương cách. Thế thì bạn sẽ biết hoa và
thế thì bạn có thể tha thứ cho tôi.
Phật đã làm điều đó,
Mahavir đã làm điều đó, Shiva đã làm điều đó, Shankara đã làm điều đó. Chúng ta
có thể tha thứ cho họ về sau. Chúng ta bao giờ cũng tha thứ cho họ vì một khi
chúng ta đi ra ngoài chúng ta biết điều họ đã làm. Và thế thì chúng ta hiểu rằng
thật vô dụng mà đi tranh cãi với họ vì vấn đề không phải là việc tranh cãi. Lửa
không có ở đâu cả, nhưng chúng ta chỉ không thể hiểu được ngôn ngữ đó. Hoa đã
hiện hữu, nhưng chúng ta đã không thể hiểu được ngôn ngữ của hoa, những biểu tượng
đó đã là vô nghĩa với chúng ta.
Cho nên đây là một
cách. Thế rồi có phương pháp thứ hai ở cực kia. Phương pháp này làm thành cực
này; phương pháp kia làm thành cực kia của cùng một điều. Phương pháp này là bắt
đầu cảm, nhớ, rằng mọi thứ là mơ. Phương pháp kia là không nghĩ bất kì cái gì về
thế giới này, mà chỉ liên tục nhớ rằng mình hiện hữu.
Gurdjieff đã dùng
phương pháp thứ hai. Phương pháp thứ hai này tới từ truyền thống Sufi, từ Hồi
giáo. Họ đã làm việc trên nó rất sâu. Nhớ "mình hiện hữu" - dù bạn
đang làm bất kì cái gì. Bạn đang uống nước, bạn đang ăn thức ăn - nhớ,
"mình hiện hữu." Liên tục ăn và liên tục nhớ, "mình hiện hữu,
mình hiện hữu." Không quên điều đó! Nó là khó vì bạn đã nghĩ rằng bạn biết
bạn hiện hữu, cho nên cần gì liên tục nhớ điều này? Bạn không bao giờ nhớ nó,
nhưng đó là một kĩ thuật rất, rất tiềm năng.
Khi bước đi nhớ,
"mình hiện hữu." Để việc bước đi có đó, liên tục bước đi, nhưng thường
xuyên được cố định trong việc nhớ về bản thân bạn này rằng "mình hiện hữu,
mình hiện hữu, mình hiện hữu." Không quên điều này. Bạn đang nghe tôi -
làm điều đó ở đây đi. Bạn đang nghe tôi. Đừng bị hội nhập, bị tham gia, bị đồng
nhất nhiều thế. Bất kì cái gì tôi đang nói, nhớ, liên tục nhớ. Lắng nghe có đó,
lời có đó, ai đó đang nói, bạn hiện hữu - "mình hiện hữu, mình hiện hữu,
mình hiện hữu." Để “mình hiện hữu” này là yếu tố nhận biết thường xuyên.
Điều đó rất khó. Bạn
không thể liên tục nhớ cho dù một phút. Thử nó đi. Để đồng hồ trước mắt bạn và
nhìn vào kim di chuyển. Một giây, hai giây, ba giây... liên tục nhìn nó. Làm
hai điều: nhìn vào chuyển động của kim đang chỉ giây, và liên tục nhớ
"mình hiện hữu, mình hiện hữu." Với mọi giây liên tục nhớ "mình
hiện hữu." Trong vòng năm hay sáu giây bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã quên. Đột
nhiên bạn sẽ nhớ rằng "Nhiều giây đã trôi qua và mình đã không nhớ ‘mình
hiện hữu.'"
Ngay cả để nhớ trong
đủ một phút đã là phép màu rồi. Và nếu bạn có thể nhớ trong một phút, kĩ thuật
này là dành cho bạn. Thế thì làm nó đi. Qua nó bạn sẽ có khả năng đi ra ngoài
mơ và có khả năng biết rằng mơ là mơ.
Nó làm việc thế nào?
Nếu cả ngày bạn có thể nhớ “mình hiện hữu," thế thì điều này sẽ xuyên thấu
vào giấc ngủ của bạn nữa. Và khi bạn sẽ mơ, liên tục bạn sẽ nhớ, "mình hiện
hữu." Nếu bạn có thể nhớ "mình hiện hữu" trong mơ, đột nhiên mơ
trở thành chỉ là mơ. Thế thì mơ không thể lừa bạn, thế thì mơ không thể được cảm
thấy như thực tại. Đây là cơ chế: mơ được cảm thấy là thực tại vì bạn đang bỏ lỡ
việc nhớ tới cái ta; bạn bỏ lỡ “mình hiện hữu." Nếu không có việc nhớ tới
bản thân người ta, thế thì mơ trở thành thực tại. Nếu có việc nhớ tới bản thân
người ta, thế thì thực tại, cái gọi là thực tại, trở thành chỉ là mơ.
Đây là khác biệt giữa
mơ và thực tại. Với tâm trí có tính thiền, hay với khoa học về thiền, đây là
khác biệt duy nhất. Nếu bạn hiện hữu, thế thì toàn thể thực tại chỉ là mơ. Nếu
bạn không hiện hữu, thế thì mơ trở thành thực tại.
Long Thọ nói,
"Bây giờ tôi hiện hữu, vì thế giới không hiện hữu. Trong khi tôi không hiện
hữu, thế giới đã hiện hữu. Chỉ một thứ có thể tồn tại." Điều đó không có
nghĩa rằng thế giới đã biến mất. Long Thọ không nói về thế giới này, ông ấy
đang nói về thế giới của mơ. Hoặc bạn có thể hiện hữu hoặc mơ có thể hiện hữu -
cả hai không thể hiện hữu.
Cho nên bước thứ nhất
sẽ là liên tục nhớ “mình hiện hữu” thường xuyên; đơn giản, "mình hiện hữu."
Không nói "Ram," không nói "Shyam." Không dùng bất kì cái
tên nào, vì bạn không là cái đó. Đơn giản dùng, "mình hiện hữu."
Thử nó trong bất kì
hoạt động nào và thế rồi cảm nó. Bạn càng trở thành thực bên trong, thế giới
bao quanh càng trở thành không thực. Thực tại trở thành "mình", và thế
giới trở thành không thực. Thế giới là thực hay cái "mình" là thực -
cả hai không thể là thực. Bạn cảm thấy rằng bạn chỉ là mơ bây giờ; thế thì thế
giới là thực. Đổi nhấn mạnh đi. Trở thành thực, và thế giới sẽ trở thành không
thực.
Gurdjieff đã làm việc
trên phương pháp này liên tục. Đại đệ tử của ông ấy, P. D. Ouspensky, kể lại rằng
khi Gurdjieff làm việc trên ông ấy bằng phương pháp này, và ông ấy thực hành
trong ba tháng liên tục, việc nhớ này về “mình hiện hữu, mình hiện hữu, mình hiện
hữu," sau ba tháng mọi thứ dừng lại. Ý nghĩ, mơ, mọi thứ dừng lại. Chỉ một
lưu ý còn lại bên trong như âm nhạc vĩnh hằng: "mình hiện hữu, mình hiện hữu,
mình hiện hữu, mình hiện hữu." Nhưng thế thì đây không phải là nỗ lực. Đây
là hoạt động tự phát liên tục diễn ra: "mình hiện hữu." Thế rồi
Gurdjieff gọi Ouspensky ra khỏi nhà. Trong ba tháng ông ấy đã bị giữ trong nhà
và đã không được phép đi ra.
Thế rồi Gurdjieff
nói, "Đi cùng ta." Họ cư ngụ trong một thị trấn Nga, Tiflis.
Gurdjieff gọi ông ấy ra và họ đi vào phố. Ouspensky viết trong nhật kí, "Lần
đầu tiên tôi có thể hiểu điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói rằng con người là ngủ.
Toàn thành phố với tôi có vẻ như nó ngủ. Mọi người đi trong giấc ngủ của họ; chủ
tiệm đang bán hàng trong giấc ngủ của họ; khách hàng đang mua trong giấc ngủ của
họ. Toàn thành phố là giấc ngủ. Tôi nhìn Gurdjieff: chỉ ông ấy là thức. Toàn
thành phố đã ngủ. Họ đã giận, họ đã đánh nhau, họ đã yêu, mua, bán, làm mọi thứ."
Ouspensky nói,
"Bây giờ tôi có thể thấy mặt họ, mắt họ: họ ngủ. Họ không có đó. Trung tâm
bên trong bị thiếu; nó không có đó." Ouspensky nói với Gurdjieff,
"Tôi không muốn đi tới đó thêm nữa. Điều gì đã xảy ra cho thành phố này? Mọi
người dường như ngủ, bị uống thuốc ngủ."
Gurdjieff nói,
"Chẳng cái gì đã xảy ra cho thành phố, cái gì đó đã xảy ra cho ông. Ông đã
được giải thuốc ngủ; thành phố vẫn như nó vậy. Đó là cùng chỗ mà ông đã đi
quanh trong ba tháng trước, nhưng ông đã không thể thấy được rằng những người
khác đang ngủ vì ông cũng ngủ. Giờ ông có thể thấy được vì phẩm chất nào đó của
nhận biết đã tới với ông. Trong ba tháng thực hành “mình hiện hữu” liên tục,
ông đã trở nên nhận biết trong phạm vi rất nhỏ. Ông đã trở nên nhận biết! Một
phần tâm thức ông đã đi ra ngoài việc mơ. Đó là lí do tại sao ông có thể thấy rằng
mọi người ngủ, chết, di chuyển, bị uống thuốc ngủ, dường như bị thôi
miên."
Ouspensky nói,
"Tôi không thể chịu đựng được hiện tượng đó - mọi người đều ngủ! Bất kì
cái gì họ làm, họ không chịu trách nhiệm cho nó. Họ không hiện hữu! Làm sao họ
có thể có trách nhiệm được?" Ông ấy trở về và ông ấy hỏi Gurdjieff,
"Cái này là cái gì? Bằng cách nào đó tôi đã bị lừa sao? Thầy đã làm cái gì
đó cho tôi mà toàn thể thành phố dường như ngủ? Tôi không thể tin được vào mắt
riêng của mình."
Nhưng điều này sẽ xảy
ra cho bất kì người nào. Nếu bạn có thể nhớ được bản thân bạn, thế thì bạn sẽ
biết rằng không người nào đang nhớ tới bản thân mình, và theo cách này từng người
cứ chuyển động. Toàn thế giới là ngủ. Nhưng bắt đầu khi bạn thức. Bất kì khoảnh
khắc nào bạn nhớ, bắt đầu “mình hiện hữu."
Tôi không ngụ ý rằng
bạn phải lặp lại từ "mình hiện hữu," thay vì thế, có cảm giác đó. Lấy
hơi thở, cảm thấy “mình hiện hữu." Để cho có cái chạm của nước tắm lạnh,
và để cho bản thân bạn ở đó đằng sau, cảm thấy nó và nhớ "mình hiện hữu."
Nhớ lấy, tôi không nói rằng bạn phải lặp lại bằng việc nói thành lời "mình
hiện hữu." Bạn có thể lặp lại nó, nhưng việc lặp lại đó sẽ không cho bạn
nhận biết. Việc lặp lại thậm chí có thể tạo ra ngủ nhiều hơn. Có nhiều người
đang lặp lại nhiều thứ. Họ liên tục lẩm nhẩm "Ram, Ram, Ram..." và nếu
họ chỉ lặp lại mà không có nhận biết thế thì "Ram, Ram, Ram..." này
trở thành thuốc ngủ. Họ có thể ngủ ngon qua nó.
Đó là lí do tại sao
Mahesh Yogi có nhiều hấp dẫn thế ở phương Tây, vì ông ấy đang trao mật chú cho
mọi người lẩm nhẩm. Và ở phương Tây giấc ngủ đã trở thành một trong những vấn đề
nghiêm trọng nhất. Việc ngủ bị quấy rối toàn bộ. Ngủ tự nhiên đã biến mất. Chỉ
qua thuốc an thần và thuốc ngủ mà bạn có thể ngủ được; bằng không việc ngủ đã
trở thành không thể được. Đây là lí do cho sự hấp dẫn của Mahesh Yogi'. Đó là
vì nếu bạn thường xuyên lặp lại cái gì đó, việc lặp lại đó cho bạn ngủ sâu; có
vậy thôi.
Cho nên cái gọi là
thiền siêu việt thì không là gì ngoài thuốc an thần tâm lí. Nó không là gì cả -
chỉ là thuốc an thần. Nó giúp đỡ, nhưng nó là tốt cho ngủ, không cho thiền. Bạn
có thể ngủ ngon, ngủ bình thản hơn sẽ có đó. Nó là tốt, nhưng nó không phải là
thiền chút nào. Nếu bạn lẩm nhẩm một lời thường xuyên điều đó tạo ra sự chán
nào đó, và chán là tốt cho ngủ.
Cho nên bất kì cái gì
đơn điệu, lặp lại đều có thể giúp cho ngủ. Trẻ em trong bụng mẹ ngủ chín tháng
liên tục, và lí do cho điều này bạn có thể không biết. Lí do chỉ là tiếng
"thình thịch, thình thịch" của tim của người mẹ. Liên tục có tiếng đập,
tim đập. Nó là một trong những thứ đơn điệu nhất trên thế giới. Với cùng việc đập
liên tục lặp lại, đứa trẻ bị cho thuốc ngủ. Nó liên tục ngủ.
Đó là lí do tại sao bất
kì khi nào đứa trẻ khóc, la hét, tạo ra bất kì vấn đề gì, người mẹ để đầu nó gần
tim mình. Thế thì đột nhiên nó cảm thấy thoải mái và đi vào giấc ngủ. Lần nữa
chính do nhịp tim đập. Nó lại trở thành một phần của bụng mẹ. Đó là lí do tại
sao cho dù bạn không là đứa trẻ và vợ bạn, người yêu của bạn để đầu bạn vào tim
cô ấy, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ từ nhịp đập đơn điệu.
Các nhà tâm lí gợi ý
rằng nếu bạn không thể ngủ được, thế thì tập trung vào đồng hồ. Chỉ tập trung
vào tiếng tích tắc, tích tắc của đồng hồ. Nó lặp lại tiếng tim đập, và bạn có
thể rơi vào giấc ngủ. Bất kì cái gì lặp lại sẽ giúp ích.
Cho nên cái “mình hiện
hữu” này, việc nhớ về “mình hiện hữu”, không phải là mật chú nói ra. Nó sẽ
không được lặp lại bằng mồm - cảm thấy nó đi! Nhạy cảm với con người của bạn
đi. Khi bạn chạm tay ai đó đừng chỉ chạm tay người đó, cảm thấy cái chạm của bạn
nữa, cảm thấy bản thân bạn nữa - rằng bạn ở đây trong cái chạm này, hiện diện
hoàn toàn. Khi ăn, không chỉ ăn, cảm thấy bản thân bạn ăn nữa. Việc cảm thấy, sự
nhạy cảm này phải xuyên thấu ngày càng sâu hơn vào trong tâm trí bạn.
Một ngày nào đó, đột
nhiên, bạn thức ở trung tâm của bạn, việc hoạt động lần đầu tiên. Và thế rồi
toàn thế giới trở thành mơ, thế rồi bạn có thể biết rằng việc mơ của bạn là việc
mơ. Và khi bạn biết rằng việc mơ của bạn là việc mơ, việc mơ dừng lại. Nó chỉ
có thể tiếp tục nếu nó được cảm thấy là thực. Nó bị dừng lại nếu nó được cảm thấy
là không thực.
Và một khi việc mơ dừng
lại trong bạn, bạn là người khác. Người cũ chết đi; người ngủ chết đi. Sinh
linh đó mà bạn đã từng là, không còn nữa. Lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết; lần
đầu tiên trong toàn thế giới là ngủ, bạn là thức. Bạn trở thành vị phật, người
thức tỉnh.
Với việc thức tỉnh
này không có khổ, sau việc thức tỉnh này không có chết, qua việc thức tỉnh này
không còn sợ nữa. Bạn lần đầu tiên trở thành tự do khỏi mọi thứ. Tự do khỏi ngủ,
tự do khỏi việc mơ, là tự do khỏi mọi thứ. Bạn đạt tới tự do. Ghét, giận, tham
biến mất. Bạn trở thành là yêu. Không phải là đáng yêu, bạn trở thành chính việc
yêu!
Một câu hỏi nữa - và nó tương đối như nhau - Nếu tất cả chúng ta
đều là diễn viên trong vở kịch đã được viết sẵn, làm sao thiền có thể biến đổi
được chúng ta mà không có vở kịch bản thân nó chứa một chương dành cho biến đổi
của chúng ta vào một thời gian xác định? Và nếu chương như vậy có đó đã chờ đợi
để lộ ra vào thời gian xứng đáng, tại sao phải thiền? Tại sao phải làm bất kì nỗ
lực nào chút nào?
Điều này là như nhau;
nó chứa cùng ảo tưởng. Tôi không nói rằng mọi thứ đều được tất định. Tôi không
đề nghị điều này như một lí thuyết để giải thích vũ trụ. Nó là phương cách
thôi.
Ấn Độ bao giờ cũng
làm việc với phương cách này về số phận. Nó không được ngụ ý bởi điều này rằng
mọi thứ là được tiền định. Điều này không được ngụ ý chút nào! Lí do duy nhất để
đề nghị điều này là ở chỗ nếu bạn coi mọi thứ được xác định, mọi thứ trở thành
mơ. Nếu bạn coi mọi thứ theo cách này, nếu bạn tin theo cách này - rằng mọi thứ
đều được tiền định; rằng, chẳng hạn, bạn sẽ chết vào một ngày đặc biệt - mọi thứ
trở thành mơ. Nó không được xác định đâu, nó không được cố định đâu! Không người
nào quan tâm nhiều tới bạn đâu. Vũ trụ hoàn toàn vô nhận biết về bạn và khi nào
bạn sắp chết. Điều đó là một thứ vô dụng thế. Chết của bạn chẳng liên quan gì tới
vũ trụ.
Đừng nghĩ bản thân bạn
là quan trọng tới mức toàn thể vũ trụ đang xác định ngày chết của bạn - thời
gian, phút giây, khoảnh khắc - không! Bạn không phải là trung tâm. Dù bạn hiện
hữu hay không hiện hữu chẳng tạo ra khác biệt gì cho vũ trụ. Nhưng ảo tưởng này
tiếp tục làm việc trong tâm trí. Nó được tạo ra từ thời thơ ấu và nó trở thành
một phần của vô thức.
Đứa trẻ được sinh ra.
Nó không thể cho thế giới bất kì cái gì, nhưng nó phải nhận nhiều thứ. Nó không
thể đền đáp lại, nó không thể cho lại bất kì cái gì. Nó bất lực thế - chỉ là bất
lực. Nó sẽ cần thức ăn, nó sẽ cần yêu, nó sẽ cần chỗ trú ẩn, nó sẽ cần hơi ấm.
Mọi thứ đều cần được cung cấp.
Đứa trẻ được sinh ra
tuyệt đối bất lực - đặc biệt con của con người. Không con vật nào bất lực như vậy.
Đó là lí do tại sao không con vật nào tạo ra gia đình - không có nhu cầu. Nhưng
con của con người bất lực thế, bất lực tuyệt đối thế, nó không thể tồn tại nếu
không có người mẹ, người bố, gia đình, xã hội bảo vệ. Nó không thể tồn tại một
mình. Nó sẽ chết ngay lập tức.
Nó phụ thuộc nhiều thế.
Nó sẽ cần yêu, nó sẽ cần thức ăn, nó sẽ cần mọi thứ, và nó sẽ đòi hỏi mọi thứ.
Và người mẹ sẽ cung cấp, người bố sẽ cung cấp, gia đình sẽ cung cấp. Đứa con bắt
đầu nghĩ rằng nó là trung tâm của toàn thế giới. Mọi thứ đều được cung cấp cho
nó; nó chỉ phải đòi hỏi. Chỉ đòi hỏi là đủ, không nỗ lực khác nào được cần.
Cho nên đứa trẻ bắt đầu
nghĩ về bản thân nó như trung tâm, và mọi thứ chỉ xoay quanh nó, vì nó. Toàn thể
sự tồn tại dường như được tạo ra cho nó. Toàn thể sự tồn tại chờ đợi nó tới và
đòi hỏi. Và mọi thứ sẽ được đáp ứng. Đây là điều cần thiết, rằng đòi hỏi của nó
phải được đáp ứng; bằng không nó sẽ chết. Nhưng sự cần thiết này trở thành rất
nguy hiểm.
Nó lớn lên cùng với
thái độ rằng "Mình là trung tâm." Dần dần nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn.
Đòi hỏi của đứa trẻ là rất đơn giản; chúng có thể được cung cấp. Nhưng khi nó sẽ
lớn lên đòi hỏi của nó sẽ trở thành ngày càng phức tạp hơn. Đôi khi sẽ không thể
nào cung cấp được cho các đòi hỏi đó, không thể đáp ứng được các đòi hỏi đó.
Đôi khi điều đó có thể tuyệt đối không thể được. Nó có thể đòi hỏi trăng, hay bất
kì cái gì....
Nó càng lớn, đòi hỏi
sẽ càng trở nên phức tạp, không thể được. Thế thì thất vọng bắt đầu, và đứa trẻ
bắt đầu nghĩ rằng bây giờ nó đang bị lừa. Nó đã coi là đương nhiên rằng nó là
trung tâm của thế giới. Bây giờ vấn đề sẽ có đó, và dần dần nó sẽ bị truất
ngôi. Khi nó trở thành người lớn, nó sẽ hoàn toàn bị truất ngôi. Thế thì nó sẽ
biết rằng nó không phải là trung tâm. Nhưng sâu bên dưới tâm trí vô thức liên tục
nghĩ dưới dạng nó là trung tâm.
Mọi người tới và hỏi
tôi liệu số phận của họ có được quyết định không. Họ hỏi liệu họ có quan trọng,
có ý nghĩa cho vũ trụ này tới mức số phận của họ phải được quyết định trước
không. "Chủ định cho tôi là gì?" họ hỏi. "Tại sao tôi được tạo
ra?" Điều vô nghĩa trẻ con này rằng bạn là trung tâm tạo ra những câu hỏi
kiểu, "Với chủ định gì mà tôi được tạo ra?"
Bạn không được tạo ra
vì bất kì chủ định nào. Và điều tốt là bạn không được tạo ra vì bất kì chủ định
nào; bằng không bạn chắc là cái máy thôi. Máy được tạo ra vì chủ định nào đó.
Con người không được tạo ra vì chủ định nào đó, vì cái gì đó - không! Con người
chỉ là sáng tạo tuôn ra, ngập tràn. Mọi thứ đơn giản hiện hữu. Hoa có đó và sao
có đó và bạn có đó. Mọi thứ chỉ là việc tràn ngập, niềm vui, mở hội của sự tồn
tại mà không có chủ định nào.
Nhưng lí thuyết về số
phận này, về tiền định, là điều tạo ra vấn đề, vì chúng ta coi nó như lí thuyết.
Chúng ta nghĩ rằng mọi thứ được quyết định, nhưng không cái gì được quyết định.
Tuy nhiên, kĩ thuật này dùng điều này như một phương cách. Khi chúng ta nói mọi
thứ được quyết định, điều này không được nói cho bạn như một lí thuyết. Chủ định
là thế này: rằng nếu bạn coi cuộc sống như diễn kịch, được tiền định, thế thì
nó trở thành mơ. Chẳng hạn, nếu tôi biết rằng ngày này, đêm này, tôi sẽ nói
chuyện với các bạn, và nó được tiền định sẵn tôi phải nói lời nào vào ngày này,
và nếu nó được cố định như vậy rằng không cái gì có thể bị thay đổi - rằng tôi
không thể thốt ra một lời mới - thế thì đột nhiên tôi không có liên quan chút
nào với toàn thể quá trình này vì thế thì tôi không phải là cội nguồn của hành
động.
Nếu mọi thứ được quyết
định rồi và nếu mọi lời sẽ được nói bởi bản thân vũ trụ hay bởi điều thiêng
liêng hay bởi bất kì cái tên nào bạn chọn, thế thì tôi không là cội nguồn của
nó. Thế thì tôi có thể trở thành người quan sát - người quan sát đơn giản.
Nếu bạn coi cuộc sống
như được tiền định sẵn thế thì bạn có thể quan sát nó, thế thì bạn không được
tham gia. Nếu bạn là thất bại, nó đã được tiền định; nếu bạn là thành công, nó
đã được tiền định. Nếu cả hai đều được tiền định, cả hai trở thành có giá trị
ngang nhau - đồng nghĩa. Thế thì người là Ravan, người là Ram, và mọi thứ được
tiền định. Ravan không cần cảm thấy mặc cảm, Ram không cần cảm thấy cao siêu. Mọi
thứ được tiền định, cho nên bạn chỉ là diễn viên, bạn chỉ trên sân khấu đóng
vai.
Để cho bạn cảm giác rằng
bạn đang đóng vai, để cho bạn cảm giác rằng đây chỉ là một hình mẫu được định
trước mà bạn đang hoàn thành, để cho bạn cảm giác này để cho bạn có thể siêu việt
trên nó, đây là phương cách. Nó rất khó vì chúng ta quen thuộc thế với việc
nghĩ về số phận như lí thuyết - không chỉ như lí thuyết, mà như luật. Chúng ta
không thể hiểu được thái độ này của việc coi các luật và lí thuyết này như
phương cách.
Tôi sẽ giải thích điều
này cho bạn. Một ví dụ sẽ giúp ích. Tôi ở trong một thành phố. Một người tới;
anh ta là một người Mô ha mét giáo, nhưng tôi không biết, tôi không nhận biết.
Và anh ta đã ăn vận để cho anh ta có vẻ giống người Hindu. Anh ta không chỉ có
vẻ giống người Hindu, mà anh ta còn nói dường như anh ta là kiểu người Hindu.
Anh ta không là kiểu người Mô ha mét giáo.
Anh ta hỏi tôi một
câu hỏi. Anh ta nói, "Người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo nói rằng chỉ
có một kiếp sống. Người Hindu, Phật tử và người Jain nói có nhiều kiếp sống -
chuỗi dài các kiếp sống, cho nên chừng nào người ta chưa được giải thoát người
ta tiếp tục và tiếp tục được tái sinh lặp đi lặp lại. Vậy ông nói gì? Nếu Jesus
là người chứng ngộ, ông ấy phải đã biết. Hay Mohammed, hay Moses, họ phải đã biết
nữa nếu họ đã là những người chứng ngộ rằng có nhiều kiếp sống và không chỉ một.
Và nếu ông nói rằng họ là đúng, thế thì về Mahavir, Krishna, Phật và Shankara
thì sao? Một điều là chắc chắn, rằng họ tất cả không thể đều được chứng ngộ.
"Nếu Ki tô giáo
là đúng thế thì Phật là sai, thế thì Krishna là sai, thế thì Mahavir là sai. Và
nếu Mahavir, Krishna và Phật là đúng, thế thì Mohammed, Jesus và Moses là sai.
Vậy nói cho tôi đi. Tôi phân vân lắm; tôi đang hoang mang, lẫn lộn. Và cả hai
không thể là đúng. Làm sao cả hai có thể là đúng được? Hoặc có nhiều kiếp sống
hoặc có một kiếp sống. Làm sao cả hai có thể là đúng được?" Anh ta là một
người rất thông minh, và anh ta đã nghiên cứu nhiều thứ, cho nên anh ta nói,
"Ông không thể trốn tránh và nói rằng cả hai là đúng. Cả hai không thể là
đúng. Về logic nó là vậy - cả hai không thể là đúng."
Nhưng tôi nói,
"Điều này không nhất thiết là vậy; cách tiếp cận của anh là tuyệt đối sai.
Cả hai đều là những phương cách. Không cái nào đúng, không cái nào sai - cả hai
là những phương cách." Câu chuyện trở thành không thể hiểu nổi với anh ta
về điều tôi ngụ ý bởi phương cách.
Mohammed, Jesus và
Moses, họ đã nói cho một kiểu tâm trí, còn Phật, Mahavir, Krishna, họ đã nói
cho một kiểu tâm trí rất khác. Thực sự có hai tôn giáo nguồn - Hindu và Do
Thái. Cho nên mọi tôn giáo được sinh ra từ Ấn Độ, mọi tôn giáo được sinh ra từ
Hindu giáo đều tin vào tái sinh, vào nhiều việc sinh; và mọi tôn giáo được sinh
ra từ tư duy Do Thái - Mo ha mét giáo, Ki tô giáo - họ tin vào một kiếp sống.
Đây là hai phương cách.
Cố hiểu nó đi. Vì tâm
trí chúng ta bị cố định, chúng ta coi mọi thứ như lí thuyết, không như phương
cách. Nhiều lần thế mọi người tới tôi và nói, "Hôm nay thầy nói điều này
là đúng, và hôm khác thầy nó điều kia là đúng, và cả hai không thể là đúng được."
Tất nhiên cả hai không thể là đúng, nhưng không ai nói rằng cả hai là đúng. Tôi
không quan tâm chút nào về cái nào là đúng và cái nào là sai. Tôi chỉ quan tâm
tới phương cách nào có tác dụng.
Ở Ấn Độ họ dùng
phương cách này về nhiều kiếp. Tại sao? Có nhiều điểm. Mọi tôn giáo được sinh
ra ở phương Tây, đặc biệt từ tư duy Do Thái, đều là tôn giáo của người nghèo.
Các nhà tiên tri của họ đều không có giáo dục. Jesus không được giáo dục,
Mohammed không được giáo dục, Moses cũng không. Tất cả họ đều không được giáo dục,
không phức tạp, đơn giản, và họ nói với quần chúng những người không phức tạp
chút nào, những người nghèo; họ không giầu.
Với người nghèo, một
kiếp là quá đủ, quá thừa! Người đó chết đói, chết. Nếu bạn nói cho người đó rằng
có nhiều kiếp sống thế, rằng người đó sẽ liên tục được tái sinh và tái sinh, rằng
người đó sẽ đi trong bánh xe cả nghìn lẻ một kiếp, người nghèo sẽ chỉ cảm thấy
thất vọng về toàn thể sự việc. "Ông nói cái gì vậy?" người nghèo sẽ hỏi.
"Một kiếp là quá nhiều, cho nên đừng nói tới cả nghìn lẻ một kiếp, cả triệu
kiếp. Đừng nói điều này. Cho chúng tôi cõi trời ngay lập tức sau kiếp này
đi." Thượng đế trở thành thực tại chỉ nếu ngài có thể được đạt tới sau kiếp
này - ngay lập tức.
Phật, Mahavir,
Krishna, đã nói cho xã hội rất giầu có. Ngày nay điều đó đã trở thành khó hiểu
vì toàn thể bánh xe đã chuyển đi rồi. Bây giờ phương Tây giầu có và phương Đông
nghèo khó. Hồi ấy phương Tây đã nghèo và phương Đông đã giầu. Mọi avatar Hindu,
mọi tirthankaras - thầy giáo thế giới - của người Jains, mọi chư phật - những
người đã thức tỉnh - họ toàn là các hoàng tử. Họ thuộc vào các gia đình hoàng
gia. Họ có văn hoá, có giáo dục, phức tạp, tinh tế theo mọi cách. Bạn không thể
tinh tế hơn Phật. Ông ấy đã tuyệt đối tinh tế, có văn hoá, có giáo dục; không
cái gì có thể được thêm vào. Cho dù Phật có tới ngày nay, không cái gì có thể
được thêm vào.
Cho nên họ đã nói cho
một xã hội giầu có. Nhớ, với xã hội giầu, có những vấn đề khác. Với xã hội giầu,
vui thú là vô nghĩa, cõi trời là vô nghĩa. Với xã hội nghèo, cõi trời rất có
nghĩa. Nếu xã hội sống trong cõi trời, cõi trời trở thành vô nghĩa, cho nên bạn
không thể đề nghị điều này được. Bạn không thể tạo ra niềm thôi thúc làm cái gì
đó vì cõi trời; họ đã ở trong nó rồi - và phát chán.
Cho nên Phật,
Mahavir, Krishna, không nói về cõi trời, họ nói về tự do. Họ không nói về thế
giới vui thú ở bên kia, họ nói về siêu việt thế giới nơi không có đau khổ không
có vui thú. Cõi trời của Jesus chắc đã không hấp dẫn họ - họ đã ở trong nó rồi.
Và thứ hai, với người
giầu vấn đề thực là chán. Với người nghèo, hứa hẹn cho người đó là về vui thú
trong tương lai. Với người nghèo, đau khổ là vấn đề. Với người giầu, đau khổ
không là vấn đề; với người giầu, chán là vấn đề. Người đó chán mọi vui thú.
Mahavir, Phật và
Krishna, tất cả đều quen cái chán này, và họ nói, "Nếu ông không làm bất
kì cái gì, ông sẽ được sinh ra lặp đi lặp lại. Bánh xe này sẽ chuyển động. Nhớ,
cùng cuộc sống sẽ được lặp lại. Cùng dục, cùng giầu có, cùng thức ăn, cùng cung
điện lặp đi lặp lại: cả nghìn lẻ một lần ông sẽ di chuyển trong bánh xe."
Với người giầu người
đã biết mọi vui thú đây không phải là triển vọng tốt, sự lặp lại này. Sự lặp lại
là vấn đề. Đó là khổ cho người đó. Người đó muốn cái gì đó mới, và Mahavir và
Phật nói, "Không có gì mới cả. Thế giới này là cũ. Không cái gì mới dưới bầu
trời, mọi thứ chỉ là cũ. Ông đã nếm trải mọi điều này trước đây và ông sẽ tiếp
tục nếm trải chúng. Ông đang trong bánh xe, chuyển động. Đi ra ngoài nó đi, lấy
cú nhảy ra khỏi bánh xe đi."
Với người giầu, nếu bạn
tạo ra phương cách làm mạnh thêm cảm giác chán của người đó, chỉ thế thì người
đó mới có thể di chuyển hướng tới thiền. Với người nghèo, nếu bạn nói về chán,
bạn đang nói những điều vô nghĩa. Người nghèo không bao giờ chán - không bao giờ!
Chỉ người giầu mới chán. Người nghèo không bao giờ chán; người đó bao giờ cũng
nghĩ tới tương lai. Cái gì đó sắp xảy ra và mọi thứ sẽ ổn. Người nghèo cần lời
hứa, nhưng nếu lời hứa là con đường rất dài nó trở thành vô nghĩa. Nó phải ngay
lập tức.
Jesus tương truyền đã
nói rằng "Trong khoảng đời ta, trong khoảng đời các ông, các ông sẽ thấy
vương quốc của Thượng đế." Phát biểu đó đã ám ảnh toàn thể Ki tô giáo
trong hai mươi thế kỉ, vì Jesus đã nói, "Trong đời các ông, ngay lập tức,
các ông sẽ thấy vương quốc của Thượng đế." Và vương quốc của Thượng đế vẫn
chưa tới, cho nên ông ấy đã ngụ ý gì? Và ông ấy nói, "Thế giới sắp kết
thúc sớm, cho nên đừng phí thời gian! Thời gian là ngắn." Jesus nói,
"Thời gian rất ngắn. Thật là ngu mà làm phí hoài nó. Thế giới sẽ kết thúc
ngay tức khắc và ông sẽ phải trả lời cho bản thân ông, cho nên hối tiếc
đi."
Jesus đã tạo ra cảm
giác ngay lập tức qua khái niệm về một kiếp sống. Ông ấy biết, và Phật và
Mahavir cũng biết. Bất kì cái gì họ biết đều không được nói ra. Bất kì cái gì họ
phát minh ra đều được biết. Đây đã là phương cách để tạo ra sự tức khắc, khẩn
thiết, để cho bạn sẽ bắt đầu hành động.
Ấn Độ là một đất nước
cổ, giầu có. Không có vấn đề về khẩn thiết trong các hứa hẹn về tương lai. Chỉ
có một cách duy nhất có thể có để tạo ra sự khẩn thiết, và đó là tạo ra nhiều
chán hơn. Nếu một người cảm thấy mình sẽ được sinh đi sinh lại, sinh đi sinh lại
mãi, vô hạn, tới vô tận, người đó lập tức tới và hỏi, "Làm sao được tự do
khỏi bánh xe này? Điều này là quá nhiều. Bây giờ tôi không thể tiếp tục nó thêm
nữa vì bất kì cái gì có thể được biết tôi đã biết rồi. Nếu điều này sẽ được lặp
lại nó là ác mộng. Tôi không muốn lặp lại nó, tôi muốn cái gì đó mới."
Cho nên Phật và
Mahavir nói, "Không có gì mới dưới bầu trời. Mọi thứ là cũ và là việc lặp
lại. Và ông đã lặp lại trong nhiều, nhiều kiếp rồi, và ông sẽ tiếp tục lặp lại
trong nhiều, nhiều kiếp. Cảnh giác với việc lặp lại này, cảnh giác với cái chán
của ông. Lấy cú nhảy đi."
Phương cách là khác,
nhưng chủ định là một. Lấy cú nhảy! Di chuyển! Biến đổi bản thân bạn! Dù bạn là
bất kì cái gì, biến đổi bản thân bạn từ nó.
Nếu chúng ta lấy các
phát biểu tôn giáo như các phương cách thế thì không có mâu thuẫn. Thế thì
Jesus và Krishna, Mohammed và Mahavir, ngụ ý cùng một điều. Họ tạo ra những con
đường khác nhau cho những người khác nhau, những kĩ thuật khác nhau cho những
tâm trí khác nhau, những hấp dẫn khác nhau cho những thái độ khác nhau. Nhưng
đó không phải là nguyên lí để được tranh đấu và được tranh cãi. Chúng là những
phương cách để được dùng, được siêu việt, và được vứt đi.
Ngần này là đủ cho
hôm nay.
Xem Tiếp Chương 7 –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá