Chương 1. Chỉ Lối Chuyển Trống Rỗng

Chương 1. Chỉ Lối Chuyển Trống Rỗng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo – Cổng Vàng – Osho

(Tập 1)

Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng

Chương 1. Chỉ Lối Chuyển Trống Rỗng









Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 1)' ê


Thầy tôn kính nói:

Đạo tối thượng là vô hình tướng, vậy mà nó sinh ra va nuôi dưỡng trời và đất.

Đạo tối thượng không có ham muốn, vậy mà bởi quyền năng của nó mặt trời và mặt trăng quay trong quĩ đạo của chúng.

Đạo tối thượng là vô danh, vậy mà nó bao giờ cũng hỗ trợ cho mọi vật.

Ta không biết tên nó nhưng để có danh hiệu gọi nó là Đạo.

Kinh điển về thuần khiết là một trong những sáng suốt nhất nhìn vào tự nhiên. Tôi gọi nó là sáng suốt, không phải là học thuyết, không phải là triết lí, không phải là tôn giáo, bởi vì nó không mang tính trí tuệ chút nào; nó mang tính tồn tại. Người nói trong nó là không nói như tâm trí, người đó không nói như bản thân người đó nữa; người đó chỉ là lối chuyển trống rỗng cho bản thân sự tồn tại nói cái gì đó qua người đó.

Đó là cách các nhà huyền môn vĩ đại bao giờ cũng sống và nói. Đây không phải là lời riêng của họ - họ không còn nữa. Họ đã biến mất từ lâu trước đó; đấy là cái toàn thể đang rót ra qua họ. Cách diễn đạt của họ có thể khác, nhưng cội nguồn là một. Lời của Jesus, Zarathustra, Phật, Lão Tử, Krishna, Mohammed không phải là lời thường; chúng không tới từ trí nhớ của họ, chúng tới từ kinh nghiệm của họ. Họ đã chạm tới điều thiêng liêng, và khoảnh khắc bạn chạm tới điều thiêng liêng bạn bay hơi, bạn không thể tồn tại được thêm nữa. Bạn phải chết đi để Thượng đế hiện hữu.

Đây là sáng suốt của Đạo. Đạo là cái tên khác cho Thượng đế. Hay hơn nhiều so với Thượng đế vì Thượng đế, từ "Thượng đế", đã bị các tu sĩ khai thác quá nhiều. Họ đã khai thác nhân danh Thượng đế lâu tới mức ngay cả từ này cũng đã trở nên bị ô uế - nó đã trở thành kinh tởm. Bất kì người thông minh nào cũng nhất định né tránh nó bởi vì nó nhắc nhở người đó về mọi điều vô nghĩa đã xảy ra trên thế gian này trong nhiều thế kỉ nhân danh Thượng đế, nhân danh tôn giáo. Nhiều điều hại đã xảy ra nhân danh Thượng đế hơn bất kì cái tên nào khác.

Đạo theo nghĩa đó là cực kì hay. Bạn không thể tôn thờ Đạo vì Đạo không cho bạn ý tưởng về người. Nó đơn giản là nguyên lí, không là người. Bạn không thể tôn thờ nguyên lí được - bạn không thể cầu nguyện Đạo được. Điều đó sẽ có vẻ lố bịch, nó sẽ hoàn toàn ngớ ngẩn, cầu nguyện nguyên lí. Bạn không cầu nguyện lực hấp dẫn, bạn không thể cầu nguyện lí thuyết tương đối được.


Đạo đơn giản nghĩa là nguyên lí tối thượng gắn toàn thể sự tồn tại với nhau. Sự tồn tại không phải là hỗn độn, chừng đó là chắc chắn; nó là hài hoà. Có trật tự mênh mông trong nó, trật tự bản chất trong nó, và cái tên của trật tự đó là Đạo. Đạo đơn giản nghĩa là sự hài hoà của cái toàn thể. Không đền chùa nào đã từng được dựng cho Đạo; không tượng, không lời cầu nguyện, không tu sĩ, không nghi lễ - đó là cái đẹp của nó. Do đó tôi không gọi nó là học thuyết, tôi không gọi nó là tôn giáo, nó là sáng suốt thuần khiết. Bạn có thể gọi nó là pháp - Dharma; đó là từ của Phật dành cho Đạo. Từ trong tiếng Anh đến gần nhất với Đạo là ‘Tự Nhiên’.





Sáng suốt sâu lắng này cũng là một trong những bản luận nhỏ nhất đã từng được viết ra. Nó cô đọng thế - nó gần như là cả triệu hoa hồng đã được cô đọng lại trong một giọt hương. Đó là cách cổ đại về diễn đạt chân lí: bởi vì sách đã không có trong sự tồn tại, mọi người phải nhớ nó.

Tương truyền rằng đây là bản luận huyền môn đầu tiên đã từng được viết ra như một cuốn sách. Nó chẳng mấy là sách, không quá một trang rưỡi, nhưng nó đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước khi nó được viết ra. Nó đã tồn tại qua giao cảm riêng tư và cá nhân. Đó đã từng là cách có ý nghĩa nhất để truyền chân lí. Viết nó ra làm cho nó còn khó hơn vì thế thì người ta chẳng bao giờ biết ai sẽ đọc nó; nó mất mọi tiếp xúc và động chạm cá nhân.

Ở Ai Cập, ở Ấn Độ, ở Trung Quốc, trong mọi nền văn minh cổ, trong hàng nghìn năm thông điệp huyền môn này đã được truyền từ người này sang người khác, từ thầy sang đệ tử. Và thầy sẽ nói những điều này chỉ khi đệ tử đã sẵn sàng, hoặc thầy sẽ nói chỉ chừng mực mà đệ tử có thể lĩnh hội được. Bằng không lời cũng có thể tạo ra bệnh tiêu chảy, chúng chắc chắn tạo ra điều đó - thế kỉ của chúng ta chịu đựng rất nhiều từ điều đó. Mọi nhà huyền môn trong hàng thế kỉ đã chống lại việc viết ra sáng suốt của họ.

Đây là bản luận đầu tiên đã từng được viết ra; đó là ý nghĩa của nó. Nó đánh dấu một thay đổi nào đó trong tâm thức con người, một thay đổi sẽ chứng tỏ là có tầm quan trọng lớn về sau bởi vì mặc dầu giao cảm trực tiếp, con người sang con người, là hay, thông điệp này không thể đạt tới nhiều người; nhiều người nhất định bị lỡ. Vâng, nó sẽ không rơi vào bàn tay sai, nhưng nhiều bàn tay đúng cũng sẽ vẫn còn trống rỗng. Và người ta nên nghĩ nhiều về bàn tay đúng hơn là bàn tay sai. Người sai sẽ là sai dù sáng suốt sâu lắng nào đó rơi vào trong tay họ hay không, nhưng người đúng sẽ lỡ cái gì đó mà có thể làm biến đổi bản thể họ.

Cát Hồng*, người viết ra bản luận nhỏ bé này, đánh dấu một cột mốc trong tâm thức nhân loại. Ông ấy hiểu ý nghĩa của lời được viết ra, biết mọi nguy hiểm của nó. Trong lời tựa ông ấy viết: "Trước khi viết ra những lời này tôi đã suy tư cả nghìn lần liệu có nên viết ra hay không, bởi vì tôi đã lấy bước đi nguy hiểm." Không ai đã thu được dũng cảm ngần ấy trước đó.

Đi trước Cát Hồng có Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử. Ngay cả họ cũng đã không viết ra cái gì; thông điệp của họ được ghi nhớ bởi các đệ tử của họ. Nó chỉ được viết ra sau khi Cát Hồng lấy bước đi nguy hiểm. Nhưng ông ấy cũng nói, "Tôi đã suy tư cả nghìn lần," vì đó không phải là vấn đề thường. Mãi cho tới khoảnh khắc đó trong lịch sử không thầy nào đã từng dám viết ra cái gì, chỉ để tránh người sai.

Ngay cả người như Phật đã suy tư bẩy ngày trước khi thốt ra một lời. Khi ông ấy đạt tới chứng ngộ trong bẩy ngày ông ấy vẫn còn hoàn toàn im lặng, vẩn vơ nghĩ liệu có nên nói ra cái gì hay không. Câu hỏi là: Những người không thể hiểu được, phỏng có ích gì mà nói với họ những sáng suốt sâu lắng thế? Họ sẽ hiểu lầm, họ sẽ diễn giải lầm, họ sẽ làm hại cho thông điệp này. Thay vì cho phép thông điệp chữa lành họ, họ sẽ làm bản thân thông điệp bị thương - họ sẽ thao túng thông điệp này theo tâm trí họ, các định kiến. Liệu có phải mà cho phép thông điệp này bị làm ô nhiễm bởi người ngu, bởi người tầm thường, bởi người ngu?

Phật đã ngần ngại, rất ngần ngại. Vâng, ông ấy cũng nghĩ tới vài người có khả năng hiểu được nó, nhưng thế rồi ông ấy có thể thấy rằng "Những người sẽ có khả năng hiểu lời của ta sẽ có khả năng tìm ra chân lí theo cách riêng của họ vì họ không thể là người thường, họ sẽ là người siêu thông minh, chỉ thế thì họ mới có khả năng hiểu điều ta nói cho họ. Nếu họ có thể hiểu được lời ta họ sẽ có khả năng tìm ra con đường riêng của họ, họ sẽ có khả năng đạt tới chân lí theo cách riêng của họ, cho nên sao bận tâm về họ? Có thể điều đó sẽ mất thời gian thêm hơn chút ít với họ. Vậy thì sao? - bởi vì có vĩnh hằng, thời gian không thiếu. Nhưng thông điệp này, một khi rơi vào những bàn tay sai, sẽ bị biến chất mãi mãi." Ngay cả thốt ra lời ông ấy cũng ngần ngại.

Tôi có thể hiểu được suy tư của Cát Hồng về vấn đề này qua hàng nghìn lần - liệu có viết nó ra hay không - bởi vì khi bạn nói cái gì đó cho mọi người, nếu họ là người ngu, họ nhất định quên nó rất chóng. Nếu họ là người xoàng họ sẽ không bận tâm ngay cả để nghe; họ không quan tâm. Nhưng một khi nó được viết ra thế thì họ sẽ đọc nó, học nó; thế thì nó sẽ là một phần của trường học, cao đẳng và đại học, và các học giả ngu xuẩn sẽ đắn đo về nó và họ sẽ viết các bản luận uyên bác lớn lao về nó. Những người không biết gì sẽ nói về nó trong hàng thế kỉ và chân lí sẽ mất hút trong mọi tiếng ồn mà các học giả làm ra - họ sẽ tranh cãi ủng hộ và chống đối.

Chuyện kể rằng ngày xưa một đệ tử của quỉ chạy tới quỉ và nó nói, "Ngài làm gì mà ngồi đây dưới gốc cây này? Ngài không nghe nói gì sao? - một người đã tìm ra chân lí! Chúng ta phải làm cái gì đó, và khẩn trương vào, bởi vì nếu người này đã tìm ra chân lí chính sự tồn tại của chúng ta bị lâm nguy, chính nghề của chúng ta bị nguy hiểm. Ông ấy có thể chặt tại chính gốc rễ của chúng ta!"

Quỉ già cười ngất. Nó nói, "Bình tĩnh lại đi, chú em. Chú là người mới, đó là lí do tại sao chú rối loạn vì điều đó thế. Đừng lo. Ta đã có người của ta rồi, họ đã bắt đầu làm việc rồi."

Quỉ đệ tử hỏi, "Nhưng tôi có thấy người nào của chúng ta ở đó đâu."

Quỉ nói, "Ta làm việc theo nhiều cách chứ. Các học giả có đó, các bác học có đó, các triết gia có đó, các nhà thượng đế học có đó. Đừng lo. Họ sẽ làm ồn ào nhiều về ủng hộ và chống đối thế, họ sẽ tạo ra nhiều tranh cãi tới mức tiếng nói tĩnh lặng nhỏ bé của của chân lí sẽ bị chúng làm im ắng đi. Chúng ta không cần lo. Những học giả và bác học này và những giáo sư này là người của ta: ta làm việc qua họ - họ đang phục vụ ta, họ là đại lí bí mật của ta. Đừng lo. Chú có thể không thấy các đệ tử nổi tiếng của ta ở đó bởi vì ta không thể đi trực tiếp được, ta phải đi trá hình. Và ta đã tới đó và người của ta đã bắt đầu làm việc - họ đã bao quanh người này rồi. Ông ta không thể gây hại nào được cả. Và chẳng mấy chốc ông ta sẽ chết thôi - ông ta già rồi - và thế thì người của ta sẽ là tông đồ của ông ta, tu sĩ của ông ta, và họ sẽ kiểm soát toàn thể vấn đề."

Tu sĩ đang phục vụ quỉ, không phục vụ Thượng đế. Cái gọi là các học giả lớn người cứ chặt chẻ logic, biện luận chẻ sợi tóc ra, là đang phục vụ cho quỉ, không phục vụ cho Thượng đế.

Một khi bạn viết ra cái gì đó, bạn đang cho những người này một cơ hội; họ sẽ nhảy vào cơ hội này, họ sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Họ sẽ làm lộn xộn toàn thể vấn đề, họ sẽ tạo ra lẫn lộn lớn quanh nó. Đó là tri thức chuyên gia của họ.

Do đó tôi có thể hiểu được Cát Hồng suy tư cả nghìn lần liệu có viết nó ra hay không. Nhưng cuối cùng ông ấy đã quyết định viết ra và tôi nghĩ ông ấy đã làm điều đúng. Người ta phải đừng bao giờ sợ bóng tối. Ánh sáng, dù nhỏ thế nào, là mạnh hơn nhiều so với bóng tối dù lớn đến đâu, cổ đến đâu. Thực ra, bóng tối không có sức mạnh, ánh sáng có sức mạnh.

Những lời này là mạnh mẽ. Và cách thức các nhà huyền môn nói chân lí, điều đó gần như ở bên ngoài các học giả; họ thực sự không thể nào phá huỷ được cái hay của nó. Thực ra, họ thậm chí không thể chạm tới được chân lí của nó; điều đó là không thể được đối với họ bởi lẽ đơn giản là các nhà huyền môn nói trong ngôn ngữ ngược đời, họ không nói một cách logic. Do đó chúng ở bên ngoài việc hiểu của học giả. Các học giả chỉ có thể thấy được các mâu thuẫn trong chúng bởi vì học giả vận hành qua logic và mọi cách diễn đạt huyền môn đều ngược đời - phi logic hay siêu logic. Và đặc biệt việc nói của Đạo là cao siêu theo cách đó - không ai đã có khả năng siêu việt lên trên những điều ngược đời. Ngay cả trong bản luận nhỏ này bạn sẽ bắt gặp những điều ngược đời gần như trong mọi câu, trong mọi lời thốt ra.

Điều đó nữa phải được hiểu. Tại sao các nhà huyền môn nói theo cách ngược đời? Để vẫn còn không sẵn có cho các học giả. Điều ngược đời có thể được hiểu chỉ bởi thiền nhân; nó không bao giờ có thể được hiểu bởi người sống trong cái đầu, trong tâm trí. Chừng nào bạn chưa nếm trải cái gì đó của vô trí, bạn không thể hiểu được điều ngược đời. Đó là cái bảo vệ, đó là cái bảo vệ sẵn có: nói một cách ngược đời, nói dường như bạn gần như điên.

Có lần một nhà báo tới gặp George Gurdjieff. Ông ấy đang uống trà buổi sáng. Ông ấy bao giờ cũng né tránh các nhà báo bởi vì họ là những người ngu nhất xung quanh, và cách thức né tránh của ông ấy là duy nhất. Ông ấy hỏi nữ đệ tử đang rót trà cho ông ấy, vì nhà báo này ngồi bên cạnh ông ấy, "Hôm nay là ngày nào nhỉ?"

Và người đàn bà nói, "Hôm nay là thứ bẩy."

Và Gurdjieff trở nên giận tới mức ông ấy phát rồ và ném chiếc cốc xuống sàn. Chiếc cốc vỡ tan thành nghìn mảnh. Nhà báo này trở nên rất sợ... bởi vì hôm đó là thứ bảy.

Và Gurdjieff nói, "Cô bao giờ cũng nói những điều vô nghĩa với ta! Mới hôm trước cô đã bảo ta là nó là thứ sáu và bây giờ hôm nay nó lại là thứ bẩy? Làm sao nó có thể thế được? Làm sao thứ bảy có thể tới sau thứ sáu được?"

Nhà báo này nghĩ người này điên rồi. Ông ta đơn giản trốn mất thậm chí không nói cả lời tạm biệt, và Gurdjieff cười to. Người đàn bà này rất choáng. Cô ấy là người mới; cô ấy không biết rằng đây là cách của ông ấy để né tránh người sai. Cô ấy nói, "Nhưng sao thầy trở nên giận dữ thế?"

Ông ấy nói, "Cô sẽ hiểu nếu cô còn ở lại đây lâu hơn chút ít. Bây giờ người này sẽ không bao giờ quay lại đâu; trong cả đời người đó, ta đã đẩy anh ta ra rồi. Và anh ta sẽ đi và lan truyền tin đồn về ta cho các đồng nghiệp chuyên môn của mình, cho nên không chỉ anh ta đã bị tống ra, nhiều người có thể đã bận tâm tới ta sẽ chẳng bao giờ tới đây đâu."

Ông ấy đã bị coi là người điên, hoàn toàn điên.

Những phát biểu ngược đời của nhà huyền môn đều có chủ định cả. Chủ định là: học giả né tránh họ. Khoảnh khắc họ bắt gặp nhà huyền môn, sâu bên dưới họ biết người này điên - họ không bận tâm về người như vậy. Thứ hai: điều ngược đời là cách duy nhất để chỉ ra điều gì đó mà thực sự đúng. Logic bao giờ cũng một nửa, nó không bao giờ tính tới cái toàn thể, nó không thể tính tới cái toàn thể được. Cuộc sống bao gồm các cực: cũng như điện bao gồm cực dương và âm, toàn thể cuộc sống bao gồm các cực. Và các cực chỉ có vẻ là đối lập lẫn nhau thôi; sâu bên dưới chúng không đối lập nhau. Sâu bên dưới, với những người hiểu, với những người có thông minh để thấy điều đó một cách sâu sắc, chúng không đối lập, chúng là phần bù.

Nhưng với điều đó bạn sẽ cần kinh nghiệm sâu sắc của thiền; tâm trí sẽ không ích gì. Tâm trí sẽ nói, "Đây là những phát biểu mâu thuẫn. Người đó đang nói điều này ở đầu câu và đến lúc người đó kết thúc câu này người đó lại thốt ra chính cái đối lập." Nhưng nhà huyền môn biết điều mình làm: người đó đang cố gắng đưa chân lí toàn thể vào trong nó. Nhưng chân lí toàn thể chỉ có thể được hiểu bởi người đã nếm trải cái gì đó của cái toàn thể.

Tâm trí bao giờ cũng chia chẻ mọi thứ: nó phân chia, nó tách rời, nó vận hành như lăng kính. Khi tia sáng trắng của mặt trời đi qua lăng kính, nó trở nên bị phân chia thành bẩy mầu. Đó là cách cầu vồng được tạo ra: nó được tạo ra bởi những giọt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí; những giọt nước đó vận hành tựa lăng kính và ánh mặt trời đi qua chúng trở nên bị phân chia thành bẩy mầu. Tâm trí là chiếc lăng kính: nó phân chia mọi thứ thành nhiều. Chân lí là một, nhưng nếu bạn nhìn qua tâm trí mọi thứ dường như là nhiều. Và cách thức của nhà huyền môn về việc nói mọi thứ là ở chỗ ông ấy muốn đưa tất cả mầu của cầu vồng trở lại cùng nhau như chúng đã vậy lúc bắt đầu trước khi đi qua lăng kính.

Bởi vì cách thức diễn đạt ngược đời này, các học giả né tránh họ. Những người sống trong tâm trí không thể hiểu thấu được họ; đó là van bảo vệ. Đó là cách những bản luận hay thế đã tồn tại trong nhiều thế kỉ.

Cát Hồng đơn giản viết ra nó, nhớ điều đó; ông ấy không phải là người tạo ra bản luận này. Ông ấy cũng đã kinh nghiệm cùng chân lí đó bởi vì chân lí bao giờ cũng là một dù bất kì ai kinh nghiệm nó. Bất kì khi nào người ta kinh nghiệm nó, nó bao giờ cũng là một, nó không thay đổi; thời gian không tạo ra khác biệt. Nhưng điều ông ấy nói đã được truyền bằng lời qua miệng trong hàng thế kỉ, có thể hàng nghìn năm. Đó là lí do tại sao chúng ta không biết đích xác chúng là lời của ai.

Ông ấy đơn giản nói:

Thầy tôn kính đã nói...

Ai là thầy này? Không cái gì được nói về ông ấy cả. Có lẽ thầy đơn giản đại diện cho mọi thầy của quá khứ và mọi thầy của hiện tại và mọi thầy của tương lai. Có thể nó đơn giản đại diện cho trí huệ tinh tuý - không phải người đặc biệt nào, nhưng đơn giản là nguyên lí.

Chẳng có gì được biết về Cát Hồng, chẳng có gì hết cả. Do đó trong ít nhất vài thế kỉ người ta đã từng nghĩ rằng những lời này thuộc về Lão Tử. Nhưng Lão Tử có cách nói khác, cách khác toàn bộ; những lời này không thể tới từ Lão Tử được. Chúng ta đã đi vào những lời của Lão Tử; ông ấy thậm chí còn điên hơn Cát Hồng, ông ấy thậm chí còn huyền môn hơn. Và một sự kiện rất nổi tiếng là ông ấy chưa bao giờ viết cái gì khác hơn Đạo Đức Kinh, và điều đó nữa ông ấy đã viết ra dưới áp lực, vào khoảnh khắc cuối cùng, khi ông ấy rời Trung Quốc để chết trong Himalayas.

Ông ấy đã quyết định chết trong núi, và người ta không thể tìm được chỗ nào đẹp để chết hơn là Himalayas - im lặng của Himalayas, im lặng trinh nguyên, cái đẹp, tự nhiên trong vẻ huy hoàng sâu sắc nhất của nó. Cho nên khi ông ấy trở nên rất già ông ấy nói với các đệ tử, "Ta sẽ đi lên Himalayas để tìm chỗ mà ta có thể biến mất vào trong tự nhiên, nơi không ai sẽ biết về ta, nơi không đài kỉ niệm nào sẽ được làm ra để tôn vinh ta, không đền chùa, thậm chí không nấm mồ. Ta đơn giản muốn biến mất dường như ta chưa bao giờ tồn tại."

Khi ông ấy sắp đi ra khỏi nước ông ấy bị chặn lại ở biên ải bởi vì nhà vua đã báo động cho mọi biên ải và ra lệnh rằng "Nếu Lão Tử đi ra khỏi đất nước qua bất kì cửa ải nào ông ấy phải bị ngăn lại chừng nào ông ấy còn chưa viết ra bất kì điều gì ông ấy đã kinh nghiệm." Toàn thể cuộc đời mình, ông ấy đã né tránh điều đó. Đến cuối cùng, người ta nói, bởi vì ông ấy đã bị bắt ở biên ải và họ sẽ không cho phép ông ấy đi lên Himalayas, ông ấy ở lại chỗ lính canh nhưng trong ba ngày và chỉ viết ra một bản luận nhỏ, Đạo Đức Kinh.

Cho nên không thể có chuyện Kinh điển về Thuần khiết thuộc về Lão Tử được. Nhưng bởi vì chẳng có gì mấy được biết về Cát Hồng, mọi người hay nghĩ rằng chúng phải là lời của Lão Tử và Cát Hồng phải là đệ tử của Lão Tử, người đã đơn giản viết chúng ra - ghi chép của đệ tử. Điều đó không phải vậy. Bản thân Cát Hồng là thầy theo quyền riêng của ông ấy.

Trong lời tựa cho bài luận nhỏ này ông ấy nói vài điều cần phải được ghi nhớ. Đầu tiên ông ấy nói: "Khi tôi đạt tới hợp nhất với Đạo tôi đã thiền về sáng suốt này mười nghìn lần trước khi viết nó ra." Ông ấy nói, "Khi tôi đạt tới hợp nhất với Đạo..." Ông ấy không chỉ là đệ tử, ông ấy là người đã chứng ngộ. Ông ấy đã đạt tới hợp nhất với Đạo. Ông ấy không viết những ghi chép được nghe từ ai đó khác, tự bản thân ông ấy đã kinh nghiệm nó. Ông ấy đã đạt tới hợp nhất tối thượng với Đạo: ông ấy đã trở thành một với tự nhiên.

Ông ấy nói trong lời tựa, "Nó chỉ dành cho người tìm kiếm cõi bên kia; phàm nhân không thể hiểu được nó." Ông ấy làm điều đó thành rõ ràng trong lời tựa rằng nếu bạn là phàm nhân thì tốt hơn hết đừng bận tâm về nó. Đừng phí thời gian của bạn, nó không được ngụ ý dành cho bạn, nó sẽ không hữu dụng gì cho bạn. Nó thậm chí còn có thể làm bạn lẫn lộn, nó thậm chí có thể làm sao lãng bạn khỏi công việc trần tục của mình. Tốt hơn cả là đừng dính vào những điều mà bạn không thực sự quan tâm. Tốt hơn cả là không ngẫu nhiên.

Có nhiều người ngẫu nhiên, chỉ nhân tiện thôi. Họ sẽ gặp ai đó và họ sẽ trở nên quan tâm.

Mới hôm nọ tôi nhận được bức thư từ Amritsar. Từ Khách sạn Quốc tế ở Amritsar một người viết... Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng khi tôi nói về Dhammapada, bài cuối cùng, tôi đã nhắc tới một người, Michael Tomato, người đã viết cho tôi từ một khách sạn ở Bangalore bởi vì ông ta bắt gặp một sannyasin người nói với ông ấy rằng trong đạo tràng của tôi, trong nhảy múa Sufi, ông tổng thống của ông ấy, Đức Canon Banana, đã bị đem ra để cười. Ông ấy trở nên giận. Ông ấy đã viết một bức thư rất bực tức cho tôi nói: "Điều không tốt là ông đã cho phép những điều như vậy trong đạo tràng của ông, vì điều đó xúc phạm tới quốc gia vĩ đại Zimbabwe của chúng tôi."

Quốc gia này được sinh ra chỉ mới bẩy ngày trước đó và người này, Đức Banana, đã trở thành tổng thống mới chỉ hai ngày trước khi Michael Tomato gặp sannyasin này - chỉ hai ngày trước điều đó - và chúng tôi đã từng dùng từ "banana" trong nhảy múa Sufi nhiều năm rồi! Thực ra, có thể bởi vì lời cầu nguyện của chúng tôi mà một trong những quả chuối đã trở thành tổng thống, bởi vì lời cầu nguyện có cách riêng của nó để làm phép màu.

Lúc đó tôi đã nói với các bạn rằng người này đã giận dữ và rằng tên anh ta là Michael Tomato, và chỉ để đùa tôi đã nhắc rằng chẳng mấy chốc chữ khác sẽ tới với tôi từ Michael Potato nào đó. Nó tới thật! Bức thư này tới từ Khách sạn quốc tế Amritsar. Hai sannyasin ở đó và người này đã thấy họ. Người này tới từ phương Tây, nhưng anh ta đã trở thành người Sikh được cải đạo. Thấy hai người áo cam anh ta trở nên quan tâm; anh ta tự giới thiệu mình. Và những sannyasin kia phải đã tự hỏi khi nào họ nghe thấy tên anh ta, Michael Potato Singh, bởi vì bây giờ anh ta đã trở thành người Sikh. Họ nói, "Đợi đã, chúng tôi lấy băng ghi âm - anh nghe nó này!"

Anh lắng nghe băng và anh ta nghĩ, "Đây quả là phép màu! Làm sao Osho đã biết về tôi?" Cho nên anh ta đã vứt bỏ tôn giáo mới của anh ta. Anh ta đang tới đây! Chẳng mấy chốc anh ta sẽ tới đây.

Bây giờ đây là những người ngẫu nhiên. Tôi chỉ đùa, theo một cách nào đó biết hoàn toàn rõ rằng trên thế giới rộng lớn này phải có ai đó được biết tới là Michael Potato, nhưng tôi không hi vọng điều đó sớm thế, chỉ sau có một tháng, chúng ta sẽ thấy anh ta! Bây giờ, anh ta đã trở thành người Sikh, cho nên anh ta bỏ Sikh giáo. Anh ta viết: "Tôi đã cắt tóc và tôi đang tới, và tôi muốn là một sannyasin vì thầy là người đúng mà tôi đã tìm cả đời tôi."

Đây là những người ngẫu nhiên. Đây không phải là cách trưởng thành. Những người này giống như mẩu gỗ trôi giạt: họ đơn giản cứ dập dờn theo bất kì sóng nào, họ chỉ nhờ gió, chẳng có cảm giác về phương hướng.

Cát Hồng nói: "Nó chỉ dành cho những người tìm kiếm cõi bên kia." Ông ấy làm thành rõ ràng rằng nếu bạn là người tìm kiếm cõi bên kia, nếu bạn thực sự mạo hiểm... bởi vì việc tìm kiếm cõi bên kia là mạo hiểm. Nó là cuộc phiêu lưu lớn nhất, cực kì cực lạc, nhưng không dễ dàng chút nào; nó gian truân nữa. Nó có cực lạc của nó, nó có đau đớn của nó - nó có chữ thập riêng của nó. Tất nhiên, phục sinh tới qua nó, nhưng nó không thể xảy ra chừng nào bạn còn chưa bị đóng đinh. Cho nên ông ấy làm điều đó thành rõ ràng rằng nó chỉ dành cho người tìm kiếm.

Người ta phải rất chắc chắn về bản thân mình liệu người ta có là người tìm kiếm hay không. Bạn có thực sự quan tâm tới chân lí không? - bởi vì mọi đứa trẻ đều bị phân tán từ chính lúc ban đầu. Không đứa trẻ nào dường như quan tâm tới Thượng đế, nhưng bố mẹ cứ ép buộc ý tưởng Thượng đế lên mọi đứa trẻ. Nếu ngẫu nhiên bạn được sinh ra trong một gia đình vô thần, thế thì họ áp đặ ý tưởng vô thần lên bạn. Nếu bạn được sinh ra trong nước cộng sản, thế thì tất nhiên chủ nghĩa cộng sản sẽ được áp đặt lên bạn. Nếu không Kinh Thánh, thì Tư bản luận. Nếu không ba ngôi linh thiêng, thì ba ngôi không linh thiêng gồm Marx, Engels và Lenin, nhưng cái gì đó nhất định được áp đặt lên bạn.

Không bố mẹ nào đủ yêu thương để bạn một mình là bản thân bạn để trưởng thành, để giúp bạn, để nuôi dưỡng bạn và cho bạn tự do toàn bộ là bản thân bạn, đích thực là bản thân bạn. Do đó có nhiều người nghĩ họ là người tìm kiếm Thượng đế - họ không phải vậy đâu. Toàn thể tìm kiếm của họ là hiện tượng bị áp đặt, ước định. Và nếu bạn chỉ tìm Thượng đế bởi vì bạn đã được bảo, bạn đã thường xuyên được bảo đi bảo lại, thế thì từ này đã trở thành thực tại trong bạn nhưng nó không phải là một phần của bạn, nó không bản chất; nó đã tới từ bên ngoài. Bạn chỉ như con vẹt - hay thậm chí có thể vẹt còn thông minh hơn bạn.

Một người cộng sản quá nhiệt thành tìm được con vẹt biết hát bài Quốc tế ca "Bandiera Rosa". Anh ta mua nó và đem nó về nhà, nhưng sau vài ngày cô vợ không thể chịu được nó. Con vẹt cứ hát bài hát đó cả ngày.

Trong khoảnh khắc phát rồ cô ấy đánh con vẹt lăn đùng và lấy vải phủ lên nó. Khi chồng về cô ấy kể lại cho anh ta mọi chuyện.

Trong thất vọng người này nâng tấm vải lên để xem con vẹt thế nào.

Mở một mắt ra con vẹt thì thào, "Này, đồng chí ơi, bọn phát xít bẩn thỉu kia đi đời chưa-a?"

Ngay cả vẹt cũng thông minh hơn nhiều so với cái gọi là người. Họ cứ đơn giản lặp lại những câu nói sáo rỗng đã từng được trao cho họ bởi bố mẹ họ và các tu sĩ và các thầy giáo, phổ thông, cao đẳng, đại học. Toàn thể xã hội này cứ ước định bạn theo cách nào đó, và sau hai mươi nhăm năm ước định, nếu bạn quên điều bạn thực sự muốn làm, điều bạn thực sự muốn là, điều đó là tự nhiên.

Điều đầu tiên có tính quyết định là về liệu có khao khát sâu sắc để biết chân lí không. Bạn có sẵn sàng liều mọi thứ vì nó không, ngay cả cuộc sống của bạn, nếu nhu cầu nảy sinh? Nếu có, "Thế thì," Cát Hồng nói, "những lời này dành cho bạn." Nếu bạn chỉ là phàm nhân - với "phàm nhân" ông ấy ngụ ý người quan tâm tới tiền, quyền, danh - thế thì tốt hơn cả là bạn không bận tâm về những điều lớn lao như thế; chúng không dành cho bạn - ít nhất là chưa dành.

Bạn đã trở nên chán ngán với mọi cái gọi là ham muốn trần tục. Đầu tiên đi vào các ham muốn đó đã. Chừng nào bạn còn chưa trở nên cực kì thất vọng, chừng nào bạn còn chưa thấy rằng chúng tất cả đều vô tích sự: rằng dù bạn thành công hay thất bại, bạn bao giờ cũng thất bại; rằng dù bạn có tiền hay bạn nghèo, bạn bao giờ cũng nghèo; rằng dù bạn là kẻ ăn xin hay là hoàng đế, bạn bao giờ cũng là kẻ ăn xin... Khi sáng suốt đó bừng lên trong bạn, chỉ thế thì bạn mới có thể thực sự trở thành người tìm kiếm cõi bên kia. Bằng không, nếu bạn giả vờ là người tìm kiếm cõi bên kia, bạn sẽ mang toàn thể thế giới đi cùng mình, bạn sẽ mang mọi ham muốn của bạn đi cùng bạn.

Đó là lí do tại sao mọi người nghĩ về Thượng đế, về cõi trời. Không phải là họ quan tâm tới Thượng đế và cõi trời đâu, họ chỉ quan tâm tới quyền, danh thôi. Có thể họ sợ chết và từ sợ và từ tham họ bắt đầu cầu nguyện Thượng đế. Nhưng lời cầu nguyện nảy sinh ra từ sợ và tham không phải là lời cầu nguyện chút nào.

Lời cầu nguyện thực nảy sinh từ lòng biết ơn, chưa bao giờ từ sợ và tham cả. Lời cầu nguyện thực nảy sinh từ tình yêu chân lí, dù nó là bất kì cái gì. Bằng không các ham muốn trần tục của bạn sẽ lại được phóng chiếu lên Thượng đế, lên cõi trời.

Nếu bạn nhìn vào trong các mô tả về cõi trời của các tôn giáo khác nhau và các nước khác nhau, bạn sẽ ngạc nhiên: điều họ ham muốn được phóng chiếu lên. Chẳng hạn, cõi trời của người Tây Tạng được mô tả là ấm áp - hiển nhiên, bởi vì người Tây Tạng phải chịu lạnh nhiều tới mức họ thích cõi trời đầy ánh nắng và ấm áp để cho họ ít nhất cũng có thể tắm được mọi ngày. Ở Tây Tạng kinh sách nói rằng chính nghĩa vụ của bạn là tắm ít nhất một lần mỗi năm!

Thiên đường của người Ấn Độ là mát mẻ, thực ra, được điều hoà không khí. Họ không biết tới từ này vào thời đó cho nên nó là "không khí được làm mát". Nó nhất định phải là vậy - Ấn Độ đã chịu đựng quá nhiều từ cái nóng. Và bạn biết qua kinh nghiệm riêng của bạn rằng mọi điều tâm trí Ấn Độ muốn là chút ít bóng râm và mát mẻ. Cho nên thiên đường Ấn Độ bao giờ cũng đầy gió mát và có những cây lớn, lớn tới mức cả nghìn xe bò kéo có thể nghỉ ngơi dưới một cây. Ý tưởng Ấn Độ về bóng râm và mát mẻ...

Địa ngục Tây Tạng tuyệt đối băng giá còn địa ngục Ấn Độ đầy lửa.

Bây giờ, không thể có nhiều địa ngục thế và nhiều thiên đường thế được; đây là phóng chiếu của chúng ta. Bất kì điều gì chúng ta ham muốn chúng ta phóng chiếu lên cõi trời và bất kì điều gì chúng ta sợ chúng ta phóng chiếu vào địa ngục. Địa ngục dành cho người khác, cho những người không tin vào ý thức hệ của chúng ta, và thiên đường là phần thưởng cho những người tin vào ý thức hệ của chúng ta - vẫn cùng những điều trần tục đó. Đây không phải là người tôn giáo.

Trong cõi trời của người Mô ha mét giáo có suối rượu. Điều này rất kì lạ: ở đây bạn kết án rượu - nó là tội lỗi - và ở kia bạn thưởng cho thánh nhân của mình bằng rượu!

Mọi thiên đường của mọi nước đều đầy đàn bà đẹp bởi vì chúng tất cả đều được đàn ông tạo ra, cho nên tôi chưa bao giờ bắt gặp một mô tả về đàn ông đẹp. Nếu đàn bà... và, tất nhiên, sớm hay muộn đàn bà theo phong trào giải phóng sẽ viết về thiên đường riêng của họ. Họ sẽ không nói về đàn bà đẹp, họ sẽ nói về đàn ông đẹp - các ông chồng sợ vợ, bao giờ cũng theo đàn bà như cái bóng, vâng lời, vân vân và vân vân, cũng hệt như kẻ hầu. Đó là cách đàn bà đã được đàn ông vẽ ra trong cõi trời của họ. Và họ bao giờ cũng trẻ trung, họ chẳng bao giờ già đi. Điều này là kì lạ!

Nếu bạn nhìn vào ý tưởng về Thượng đế, mọi tôn giáo đều nghĩ về Thượng đế như một ông cụ rất rất già. Bạn đã bao giờ nghĩ về Thượng đế như thanh niên không? Không nước nào đã bao giờ nghĩ về Thượng đế như thanh niên bởi vì bạn không thể tin cậy vào thanh niên được: họ là nguy hiểm và họ có chút ít ngu xuẩn nữa. Người trí huệ phải rất già, cho nên Thượng đế rất già. Nhưng đàn bà ông ấy để bao quanh mình tất cả đều rất trẻ, thực tế, bị mắc kẹt lại ở tuổi mười tám; họ không trưởng thành ra ngoài điều đó. Rất tù đọng! Họ phải phát mệt mỏi vì vẫn còn mười tám tuổi trong cả triệu năm!

Nhưng đây là ý tưởng của đàn ông: ở đây các thánh nhân từ bỏ đàn bà, họ từ bỏ dục; họ kết án dục, họ ca ngợi vô dục - và, tất nhiên, họ hi vọng họ sẽ được trả hậu hĩ, họ sẽ được thưởng. Đây là những ham muốn trần tục của chúng ta quay lại từ vô thức; bạn không thể đẩy chúng đi được. Trừ phi bạn đã đương đầu với chúng, trừ phi bạn quan sát chúng, bạn không thể chỉ kìm nén chúng được.

Cát Hồng là đúng: ông ấy nói, "Phàm nhân không thể hiểu được nó." Họ nhất định hiểu lầm.

Bệnh nhân mới đi vào văn phòng của nhà phân tích. Ông ấy là nhà thượng đế học, một học giả lớn, và là một triết gia. Ông ấy nói, "Bác sĩ ơi, tôi tới đây bởi vì mọi người nghĩ tôi nghĩ quá nhiều về bản thân mình."

"Chúng ta đi vào điều này," bác sĩ nói. "Để phân tích vấn đề của ông, điều cần thiết là ông kể cho tôi câu chuyện của ông; điều cần thiết là ông kể cho tôi vấn đề của ông từ chính lúc ban đầu."

"Được," giáo sư nói, và ngồi xuống tiếp tục. "Lúc ban đầu tất cả đều tối."

Bạn thấy không? Và ông ấy đã tới bảo với nhà phân tích, "Mọi người nghĩ tôi nghĩ quá nhiều về bản thân mình." Và ông ấy thực sự bắt đầu từ chính lúc bắt đầu! Hiểu biết của ông ấy nhất định vẫn còn cùng ông ấy bất kì chỗ nào ông ấy đi, bất kì cái gì ông ấy làm. Bất kì cái gì ông ấy chọn đều sẽ bắt nguồn từ tâm trí và tâm thần của ông ấy.

Anh chồng ghen tuông người Italy một đêm về nhà sớm. Anh ta thấy vợ mình trên giường, khói thuốc lá lơ lửng trong phòng ngủ. Nghi ngờ, anh ta bắt đầu đánh vợ.

"Em-a thề đấy em có mỗi mình!" cô vợ kêu khóc. "Đừng-a đánh-a em! Anh có-a thể bị trừng phạt đấy. Nhớ đi, ở-a chỗ kia, có ai đó-a biết-a mọi thứ!"

Từ trên nóc tủ một giọng đàn ông nói, "Đúng đấy, nhưng kẻ dưới gầm giường biết còn rõ hơn!"

Bạn có thể kìm nén được bao lâu? Bạn có thể che giấu được bao lâu? Nó sẽ tòi ra, nếu không từ cửa trước thì từ cửa sau.

Hai người điên xem đồng hồ: lúc đó là mười hai giờ.

Một người nói, "Bây giờ là nửa ngày."

Người kia nói, "Bây giờ là nửa đêm."

Cuộc thảo luận trở nên nóng bỏng tới mức họ quyết định đi hỏi ông giám đốc.

"Thưa ông bây giờ là nửa ngày hay nửa đêm ạ?" họ hỏi ông ta.

Ông giám đốc nhìn đồng hồ và nói, "Ồ, tôi không biết - nó chết rồi."

Trong nhà thương điên bạn không thể trông đợi ông giám đốc ít điên hơn người điên khác. Thực ra, ông ta có thể là giám đốc bởi vì ông ấy điên hơn! Ông ấy có thể là người bị giam già nhất, do đó ông ấy đã được chọn làm giám đốc.

Bố gọi con đến và hỏi nó, "Có đúng là con đang lập kế hoạch bỏ nhà như mẹ nói với bố không?"

"Dạ, đúng," đứa con cả quyết đáp.

"Được," người bố nói với giọng nghiêm nghị, "khi con quyết định đi, bảo bố - bố sẽ đi cùng con!"

Cát Hồng nói trong lời tựa của mình: "Tôi đã nhận nó từ người cai quản thiêng liêng của Cổng Vàng."

Chân lí bao giờ cũng là món quà, nó không phải là thành tựu bởi vì mọi thành tựu đều thuộc về bản ngã và chân lí không thể là bộ phận của trò bản ngã của bạn được. Chân lí chỉ xảy ra khi bản ngã bị vứt bỏ, cho nên bạn không thể nói, "Tôi đã đạt tới nó," bạn chỉ có thể nói, "Nó đã được trao." Nó là món quà. Cát Hồng là đúng: ông ấy nói, "Tôi đã nhận nó..." Do đó, nhớ điều đó, bạn phải ở đầu nhận. Bạn không hung hăng về chân lí. Người tìm kiếm thực không phải là người thành đạt, người đó không hùng hổ người đó không nam tính, người đó trở thành nữ tính. Người đó giống như bụng mẹ - người đó tiếp nhận. Người đó làm trống rỗng bản thân mình toàn bộ tới mức không gian được tạo ra để tiếp nhận.

Và đó là toàn thể nghệ thuật của thiền. Đó là điều chúng ta đang làm ở đây, và đó là điều trong hàng thế kỉ các nhà huyền môn đã từng làm và các thầy đã từng bảo các đệ tử của mình làm: Làm trống rỗng bản thân ông toàn bộ, trở thành cái không. Và khoảnh khắc bạn là cái không toàn bộ, vào chính khoảnh khắc đó, chân lí giáng hạ vào bạn; bạn trở nên tràn đầy nó. Đầu tiên bạn phải làm trống rỗng bản thân mình và thế rồi bạn trở nên tràn đầy Thượng đế, Đạo, Pháp, hay bất kì cái tên nào bạn muốn chọn cho nó.

Ông ấy nói: "Tôi đã nhận nó từ người cai quản thiêng liêng của Cổng Vàng." Đây là cách nói huyền bí, "Cổng Vàng." Đó là cách thức Đạo để nói rằng Thượng đế không thực là người mà là cổng, lối mở vào trong sự tồn tại, và nếu bạn trống rỗng, cánh cửa mở vào bên trong bạn. Chính bản ngã của bạn đang chắn cửa, chính bạn đang chắn cửa; ngoại trừ bạn không có cản trở. Loại bỏ bản thân bạn đi, đừng bước vào giữa và bỗng nhiên Cổng Vàng mở ra. Và nó được gọi là vàng bởi vì khoảnh khắc bạn đi qua nó, bạn là vàng ròng. Bụi biến mất, nó được chuyển hoá, được biến đổi; nó trở thành thiêng liêng.

Đây là định nghĩa của giả kim thuật: biến đổi bụi thành điều thiêng liêng, biến đổi kim loại cơ sở thành vàng. Và điều đó xảy ra đơn giản bởi việc trở thành người nhận. Bạn phải hoàn toàn là vô thực thể.

Cát Hồng nói: "Điều đó trước đây đã từng chỉ được truyền khẩu. Những người sẽ có khả năng hiểu nghĩa sẽ trở thành sứ giả của điều thiêng liêng và đi vào Cổng Vàng."

Lời tựa nhỏ bé này nói: "Những người sẽ có khả năng thấu hiểu nó, hiểu nó, sẽ trở thành sứ giả của điều thiêng liêng..." Không phải là họ phải trở thành, họ sẽ trở thành một cách tự nhiên thế, không nỗ lực nào, vô nỗ lực. Họ sẽ bắt đầu toả sáng Thượng đế, họ sẽ bắt đầu phát ra ánh sáng, họ sẽ trở thành chói sáng. Phép màu sẽ bắt đầu xảy ra qua họ mà không nỗ lực nào.

Người ta nói rằng nhiều phép màu đã xảy ra trong đời của Cát Hồng. Chúng là cùng phép màu đã từng xảy ra cho nhiều nhà huyền môn. Chẳng hạn, người ta nói rằng ông ấy có khả năng đi trên nước. Cùng điều này cũng được nói về Jesus. Đó không phải là sự kiện, nhớ lấy - Jesus không ngu thế, mà Cát Hồng cũng không ngu thế khi bước đi trên nước. Không cần bước trên nước. Thế thì điều đó nghĩa là gì? Nó là cách diễn đạt thơ ca, nó là biểu dụ. Nó đơn giản nghĩa là họ đã có khả năng làm điều không thể được.

Và cái gì là điều không thể được nhất trong thế giới này? Điều không thể được nhất trong thế giới là siêu việt lên trên thế giới. Điều không thể được nhất trên thế giới này là biết tới bản thân mình. Điều không thể được nhất trên thế giới này là trở thành hoàn toàn trống rỗng.

Đây chỉ là biểu dụ, "đi trên nước"; đừng coi chúng là sự kiện. Chúng là cách nói có tính thơ ca về những điều nào đó.

Điều thứ hai được nói về ông ấy là ở chỗ ông ấy biết bí mật của kim đan của cuộc sống, đó là bí mật của giả kim thuật. Người biết tới tâm thức mình, tâm thức chỉ là nhân chứng cho ý nghĩ của mình, người đi tới biết trạng thái vô trí của mình, biết tuyệt đối rằng không có chết cho mình - không sinh, không tử - rằng người đó chưa bao giờ sinh và sẽ không bao giờ tử, người đó đã vượt ra ngoài cả hai. Đây là bí mật của cuộc sống, đây là khoa học bí mật của giả kim thuật.

Và điều thứ ba được nói về ông ấy là ở chỗ ông ấy đã thăng lên tới cõi bên kia trong tràn đầy ánh sáng ban ngày. Điều đó cũng được nói về Mohammed và về nhiều người khác. Đây tất cả đều là những cách diễn đạt hay về cái không thể diễn đạt được. Những người này đã thăng lên điều tối thượng, không phải bởi bất kì cửa sau nào; họ đã đạt tới điều tối thượng trong tràn đầy ánh sáng của ban ngày. Những người có mắt đã thấy họ thăng lên. Những người có tai đã nghe thấy âm nhạc khi họ thăng lên. Những người có trái tim để cảm đã cảm thấy nó, sự biến đổi của họ. Những người này đã sống trong thế gian và dầu vậy họ không thuộc vào thế gian. Họ không là phàm nhân, họ hoàn toàn là người phi phàm.

Đừng bị dẫn đường sai bởi những kẻ cuồng tín tôn giáo, người cứ nhấn mạnh rằng những biểu dụ này không phải là biểu dụ mà là sự kiện, rằng những cách diễn đạt thơ ca này không phải là cách diễn đạt thơ ca mà là một phần của lịch sử. Có tính thơ ca thêm chút ít đi nếu bạn thực sự muốn hiểu cách thức huyền bí của cuộc sống.

Hoàn hảo của thiên đường lên tới mức thánh Peter phát chán. Một hôm, khi tất cả mọi người đang ngồi cùng nhau, ông ấy nói với Thượng đế, "Tôi chán quá... tôi muốn xuống thăm trái đất đây đó, các ngài không đi sao?"

"Không ở tuổi ta," Thượng đế đáp.

Jesus nói, "Một lần là đủ cho tôi rồi."

Thánh thần linh thiêng nói, "Không đi chừng nào họ còn chưa dừng bắn chim bồ câu!"

Jesus bị bố gọi lại, bảo ông ấy rằng ông ấy phải hi sinh bản thân mình thêm một lần nữa để chuộc lỗi cho nhân loại.

Mặc dù không sẵn lòng, Jesus vẫn nói vâng.

Ông ấy đi quanh cõi trời nói lời tạm biệt tất cả bạn bè và hứa quay lại sau ba mươi ba năm. Thế rồi, được các thiên thần đi theo, ông ấy xuống thế gian.

Ba mươi ba năm trôi qua, nhưng chẳng có dấu hiệu gì của Jesus. Cuối cùng, sau tám mươi năm, một ông già gầy còm đi lên cõi trời nói rằng mình là Jesus. Ông ấy được đưa vào Thượng đế, ngài nhận ra ông ấy ngay lập tức và sửng sốt kêu lên, "Chuyện gì xảy ra vậy? Sao con đi lâu thế?"

"Thế này, cha thấy đấy, thưa cha," Jesus đáp, "không còn án tử hình ở trái đất. Con bị kết án tù chung thân!"

Jesus bước đi trong mọi người và làm phép màu. Đột nhiên một người sụp xuống dưới chân ông ấy và nói, "Chúa ơi, Chúa ơi, chữa cho con, chữa cho con!"

"Bình tĩnh đi, con. Cứ có đức tin và con sẽ được chữa lành."

Jesus đi tới gần người này hơn và nhìn vào mắt người đó, rồi quay lại và ra dấu cho Peter bước qua. Khi Peter lại gần, Jesus thì thào với ông ấy, "Sẽ không có tác dụng đâu, Peter. Giả vờ chúng ta phải đi đi - ông ta bị ung thư rồi!"

Thực tại là thực tại!

Hoặc những phép màu này là biểu dụ hoặc sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó. Chẳng hạn, Lazarus quay lại cuộc sống: ông ấy có thể chỉ trong cơn mê hay đó chỉ là biểu dụ hay, bởi vì mọi thầy đều gọi đệ tử của mình quay lại cuộc sống từ nấm mồ của họ, bởi vì bình thường bạn chết; bạn đã không nếm trải cuộc sống chút nào. Các bạn tất cả đều là Lazaruses! Và ông ấy chết chỉ trong bốn ngày; bạn đã từng chết cả triệu kiếp sống. Gọi bạn ra chắc chắn là phép màu! Và nếu bạn nghe và quay lại cuộc sống đó sẽ là phép màu được bạn thực hiện cứ dường như nó là phép màu được thầy thực hiện. Thực ra, bạn sẽ làm phép màu lớn hơn thầy!

Cùng những phép màu đó được mô tả trong mọi kiếp sống của thánh nhân; không có nhiều khác biệt bởi lẽ đơn giản là mọi nhà huyền môn đều sống cuộc sống tới mức người đó đang trong thế giới vậy mà không trong thế giới. Làm sao diễn đạt nó? Làm sao nói điều gì đó có ý nghĩa về ông ấy? Nó có thể được nói chỉ qua phép màu. Ngôn ngữ của phép màu là cách diễn đạt duy nhất về cái gì đó, ít nhất hướng dẫn về cái gì đó, đó là cái không thể mô tả được.

Nhưng có những người ngu níu bám lấy những điều này và rồi họ bắt đầu tạo ra lịch sử. Họ chẳng giúp gì trong việc lan truyền thông điệp thiêng liêng này; họ tạo ra chướng ngại, cản trở. Thực ra, nhiều người thông minh hơn sẽ ở cùng với Jesus nếu tất cả những phép màu này và những điều vô nghĩa gắn với họ được bỏ đi.

Vâng, người ngu sẽ bỏ ông ấy bởi họ chỉ ở cùng ông ấy do phép màu, nhưng người thông minh sẽ ở cùng ông ấy.

Và đó là nỗ lực của tôi ở đây. Tôi muốn bạn nhận biết, thông minh, ý thức. Và nếu bạn chọn ở cùng tôi điều đó không nên vì bất kì lí do ngu xuẩn nào.

Mới ba, bốn ngày trước đây tôi nhận được bức thư từ Australia từ một sannyasin mới, một thanh nữ đã đọc mỗi một cuốn sách của tôi, chính phải đã vì tiêu đề cuốn sách, Hiện thực đi: Lập kế hoạch cho phép màu. Cho nên cô ấy đọc cuốn sách đó và cô ấy bắt đầu lập kế hoạch cho phép màu: cô ấy trở thành một sannyasin và thế rồi cô ấy bắt đầu lập kế hoạch tới Ấn Độ. Bạn cô ấy cười, gia đình cô ấy cười. Họ nói, "Cô điên rồi!" Nhưng cô ấy bị thuyết phục tới mức cô ấy không nghe bất kì ai. Cô ấy đã thôi làm việc trong nhiều tháng cho nên cô ấy không có tiền, và bởi vì trong nhiều tháng cô ấy đã bị thất nghiệp nên cô ấy đã vay mượn từ gần như mọi người cô ấy biết; cô ấy không thể kiếm được thêm tiền nữa từ bất kì ai. Cho nên không có khả năng nào cho cô ấy tới Ấn Độ, nhưng cô ấy bắt đầu lập kế hoạch.

Và một hôm tại nhà người bạn cô ấy thấy một tạp chí đăng quảng cáo về chuyến đi chín mươi ngày tới Ấn Độ. Cô ấy nhìn vào trong đó và cô ấy nói, "Phải là Osho đang làm phép màu!" Bạn phải đọc một cuốn sách... bạn phải mua cuốn sách đó và đọc nó và thế rồi trả lời vài câu hỏi chỉ hai mươi dòng. Cô ấy chỉ có sáu đô la còn lại nhưng cô ấy đã mua cuốn sách đó - đó là cái giá của cuốn sách. Cô ấy đọc cuốn sách bởi vì ngày chót đang tới gần tới mức cả ngày lẫn đêm cô ấy phải đọc cuốn sách này. Nó dài một nghìn trang! Và thế rồi cô ấy trả lời.

Cô ấy viết cho tôi: "Tôi không biết ai trả lời. Thầy phải đã trả lời!" Bây giờ, tôi không có ý tưởng nào về điều cô ấy đang nói tới. Tôi đã không trả lời chút nào - tôi phải nói điều đó trước khi quá trễ! Nhưng cô ấy nói, "Thầy phải đã trả lời rồi bởi vì," cô ấy nói, "tôi chẳng có ý tưởng nào về điều tôi đã viết - tôi thậm chí không nhớ điều tôi đã viết." Một cách tự nhiên, bởi vì nếu trong ba ngày cô ấy đọc ngày đêm, làm sao cô ấy có thể biết được điều cô ấy đã viết? Và làm sao cô ấy có thể nhớ được cuốn sách ngu xuẩn nào đó, dài một nghìn trang? Và cuốn sách đó phải là ngu, bởi vì đây không phải là cách bán sách có giá trị gì; đây là cách bán sách ngu.

Và cô ấy đã quyết tâm rằng điều đó sẽ xảy ra. Nhưng đây là cả loạt điều ngẫu nhiên trùng hợp! Cô ấy đi, trao tận tay câu trả lời vì đó là ngày hết hạn. Cô ấy không còn trong ý thức của mình về điều đã xảy ra và ai làm nó. Ngày hôm sau cô ấy đi tới nhà người bạn nào đó, trên đường đột nhiên cô ấy có ý tưởng rằng cô ấy phải chạy về nhà - bức điện tín đã tới! Cô ấy chạy xô về. Đúng, có bức điện tín. Bây giờ cho dù tôi có bảo cô ấy là tôi chẳng liên quan chút nào tới những điều này thì cô ấy sẽ không nghe tôi. Cô ấy sẽ không tin tôi, cô ấy sẽ tin vào kinh nghiệm riêng của cô ấy, hiển nhiên. Và bức điện tín nói, "Tới ngay, và liên lạc với chúng tôi." Cô ấy chạy xô tới đó - cô ấy đã được giải nhất! Bây giờ cô ấy đang đi trong chuyến đi chín mươi ngày. Cô ấy nói, "Osho ơi, thầy đã làm nó. Thầy đã hứa và thầy đã làm điều đó!" Bây giờ, tôi không mặc cảm chút nào!

Đôi khi trùng hợp ngẫu nhiên và đôi khi cả loạt trùng hợp ngẫu nhiên là có thể mà có thể làm cho người ta tin tưởng. Và khi những điều này xảy ra - và những điều này có thể xảy ra, đấy là một thế giới bao la thế - mọi người nhất định tin. Mọi người đều dại khờ cả tin.

Nhưng nỗ lực của tôi ở đây là để làm cho bạn là người thông minh, không là người tin. Không có phép màu. Chỉ có một phép màu - tôi gọi nó là phép màu duy nhất - và đó là bản thể bạn trống rỗng hoàn toàn. Cái chết của bản ngã là phép màu duy nhất; nếu điều đó xảy ra bạn đã đạt tới Cổng Vàng, bạn đã đi qua Cổng Vàng. Bạn đã biết vĩnh hằng là gì; bạn đã vượt ra ngoài thời gian.

Bây giờ tới những lời kinh nhỏ này:

Thầy tôn kính nói

Đạo tối thượng là vô hình tướng...

Từ chính lúc ban đầu Cát Hồng muốn bạn biết rằng Đạo không có hình tướng. Cho nên bạn không thể làm tượng về Đạo, bạn không thể tạo ra đền chùa quanh Đạo, bạn không thể tạo ra nghi lễ; không giới tăng lữ nào là có thể.

Đạo tối thượng là vô hình tướng...

Nó là luật phổ dụng của sự tồn tại. Bạn không thể tôn thờ, bạn không thể cầu nguyện được. Mọi tôn thờ của bạn đều ngu xuẩn và mọi lời cầu nguyện đều không được nghe và sẽ vẫn còn không được nghe. Không có ai nghe lời cầu nguyện của bạn hay hoàn thành lời cầu nguyện của bạn. Lời cầu nguyện của bạn là ham muốn của bạn dưới dạng mới. Quan sát lời cầu nguyện của bạn mà xem - chúng là gì. Trang phục có tính tôn giáo, cách nói có tính tôn giáo, nhưng chẳng cái gì đã thay đổi; ham muốn là như cũ. Mọi người đều hỏi xin tiền, quyền, danh. Bất kì cái gì bạn hỏi xin, bạn hỏi cái gì đó sai bởi vì không có ai cho bạn cái gì cả. Chính ý tưởng có được bằng việc hỏi xin là ngớ ngẩn. Hoàn toàn im lặng đi.

Đạo không phải là con đường của lời cầu nguyện, nó là con đường của thiền.

... Đạo là vô hình tướng,

Vậy mà nó sinh ra và nuôi dưỡng

trời và đất.

Nó không ngụ ý rằng Đạo là dửng dưng với bạn; nó đơn giản ngụ ý bạn không thể tôn thờ nó, bạn không thể cầu nguyện nó. Nhưng nó cứ nuôi dưỡng bạn, bạn được nó nuôi dưỡng; nó nuôi bạn. Cái toàn thể thở nó. Nó là nhịp tim đập của vũ trụ, nhưng không là người.

Đạo tối thượng không có ham muốn...

Cho nên nếu bạn muốn có giao cảm với Đạo bạn sẽ phải vứt bỏ mọi ham muốn. Mọi người đơn giản cứ thay đổi ham muốn của họ, nhưng họ về căn bản vẫn còn như cũ. Mọi người cứ thay đổi cấu trúc bên ngoài của họ về cuộc sống; họ gọi nó là tính cách. Ai đó hút thuốc, bạn có thể không hút thuốc; thế thì bạn bắt đầu nhai kẹo cao su. Đó là cùng điều ngu xuẩn. Hay bạn có thể thôi nhai kẹo cao su, rồi bạn bắt đầu làm cái gì đó khác. Nhưng bởi vì bạn là như cũ, không gì sẽ thay đổi. Nếu bạn đi lên mặt trăng bạn sẽ làm cùng điều ngu xuẩn mà bạn đang làm ở đây. Mọi thứ sẽ khác và không cái gì sẽ khác.

Một đôi đã bị bắt bởi đĩa bay từ sao Hoả và được đưa tới phòng khách của con tàu không gian. Ở đó họ được một đôi người sao Hoả tiếp đón, và mời nước uống màu lục, và bắt đầu tán gẫu. Sau vài chầu nước, mọi người thảnh thơi. Người đàn ông từ trái đất hỏi người sao Hoả, "Ông bà sinh sản thế nào?"

"Vợ tôi và tôi sẽ trình diễn cho các ông bà xem," người sao Hoả trả lời.

Họ chuyển sang buồng nhỏ như tủ lạnh và người nữ lấy một chai có chứa chất lỏng mầu nâu và người chồng lấy chai chứa chất lỏng màu trắng. Họ đi qua chiếc bàn nơi có một cái lọ trống. Từng người đổ chất lỏng vào trong cái lọ trống đó.

"Bây giờ chúng tôi để cái lọ này vào trong phòng này," người sao Hoả giải thích, "và trong chín tháng chúng tôi sẽ có đứa trẻ khác. Ông bà làm nó thế nào ở Trái đất?"

Thế là đôi trái đất trình diễn cho người sao Hoả xem. Họ cởi quần áo ra và nằm xuống sàn với đàn ông ở trên đàn bà. Khi họ đang làm, họ để ý người sao Hoả cười họ.

"Ông bà cười cái gì thế?" họ hỏi.

"Chúng tôi xin lỗi," họ trả lời, "nhưng chúng tôi thấy nó rất buồn cười vì đó là cùng cách chúng tôi làm cà phê!"

Bạn có thể ở đây, bạn có thể ở mặt trăng, bạn có thể ở sao Hoả, bạn có thể thay đổi những cái bên ngoài - điều đó không tạo ra khác biệt nào. Hoặc bạn sẽ làm tình theo cách ngu xuẩn hoặc bạn sẽ làm cà phê theo cách ngu xuẩn, nhưng bạn sẽ làm cái gì đó ngu xuẩn!

Chừng nào thông minh còn chưa nảy sinh trong bạn, chừng nào vô ý thức của bạn còn chưa được biến đổi thành ý thức, chừng nào bóng tối của bạn còn chưa biến mất và trở thành ánh sáng...

Đạo tối thượng không có ham muốn

Vậy mà bằng quyền năng của nó

Mặt trời và mặt trăng quay vòng trong quĩ đạo của chúng.

Đạo tối thượng là vô danh,

Vậy mà nó hỗ trợ cho mọi thứ.

Ta không biết tên của nó...

Đây là những từ có giá trị mênh mông Ta không biết... Đó là cách những người biết nói ra. Những người tuyên bố rằng họ biết là hoàn toàn dốt nát. Người biết thực vận hành từ trạng thái không biết.

Cát Hồng nói:

Ta không biết ngay cả tên của nó

Nhưng để có danh hiệu, gọi nó là Đạo.

Nhưng chúng ta phải gọi nó là cái gì đó. Xem thái độ không cuồng tín ấy. Bạn có thể gọi nó là bất kì cái gì - XYZ. Đạo đơn giản nghĩa là XYZ. Chỉ bởi vì chúng ta phải gọi nó là cái gì đó, chúng ta gọi nó là Đạo. Nếu bạn chọn cái tên khác cũng chẳng có vấn đề gì.

Cho nên khi Phật tử đi tới Trung Quốc họ rất đỗi ngạc nhiên bởi vì các nhà huyền môn Đạo đơn giản đồng ý với họ. Họ nói, "Đúng hoàn hảo! Chúng tôi gọi nó là Đạo, các ông gọi nó là Pháp. Nó là cùng một điều, bởi vì chúng tôi định nghĩa Đạo là vô danh, các ông định nghĩa Pháp là vô danh. Chúng tôi nói Đạo là vô hình tướng, các ông nói Pháp là vô hình tướng, cho nên không có vấn đề gì. Chúng ta chỉ nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chúng ta đang chỉ tới cùng một chân lí."

Đó là một trong những điều hay nhất đã từng xảy ra trong lịch sử. Khi Phật giáo đến Trung Quốc đã không có xung đột, không tranh cãi, không cải đạo, và vậy mà Phật tử và Đạo nhân gặp gỡ và hoà quyện và trở thành một, một tuyệt đối. Điều đó đã không xảy ra trong lịch sử Ki tô giáo hay trong lịch sử Do Thái giáo hay trong lịch sử Mô ha mét giáo, lịch sử của họ đầy những cái xấu xa. Điều đó đã xảy ra chỉ trong truyền thống của Phật và Lão Tử: hiện tượng rất hiếm hoi - không tranh cãi. Họ đơn giản cố gắng hiểu lẫn nhau và họ cười và họ ôm ghì nhau và họ nói, "Đúng hoàn hảo!"

Nhà truyền giáo Ki tô giáo đi tới gặp Thiền sư và ông ấy bắt đầu đọc phúc âm từ Kinh Thánh. Và ông ấy nói, "Được phúc lành là những người nhu mì vì vương quốc của họ là vương quốc của Thượng đế."

Thiền sư nói, "Dừng lại! Đủ rồi. Bất kì ai đã nói điều đó đều là vị Phật!"

Nhà truyền giáo im bặt. Ông ấy đã tới để tranh cãi, ông ấy đã tới để cải đạo. Ông ấy đã tới để thuyết phục Thiền sư rằng Phật sai và Jesus đúng. Và người này nói, "Bất kì ai đã nói điều đó - tôi không biết ai đã nói điều đó - nhưng bất kì ai đã nói nó đều là vị Phật. Không cần đọc thêm nữa; một câu đó là đủ. Ông có thể nếm đại dương ở bất kì đâu, nó đều có vị như nhau - nó đều mặn. Một câu này sẽ là đủ!"

Cùng điều đó đã xảy ra ở Trung Quốc. Phật giáo đã tới đó và toàn thể Trung Quốc trở thành Phật tử mà không ai cải đạo bất kì ai khác. Bởi vì Đạo giáo rộng rãi thế và Phật giáo hiểu biết thế; không có vấn đề cải đạo. Toàn thể ý tưởng về cải đạo bất kì ai đều là xấu, là bạo hành. Họ chưa bao giờ tranh cãi - vâng, họ giao cảm, họ gật đầu với hiểu biết của nhau và họ nói, "Vâng, điều đó đúng. Đó là điều Lão Tử cũng nói. Đó là điều Phật đã nói theo lời riêng của ông ấy."

Và từ gặp gỡ này - điều hiếm hoi nhất trong toàn thể nhân loại - Thiền đã được sinh ra. Từ gặp gỡ của Phật và Lão Tử, từ gặp gỡ của sáng suốt của Phật và sáng suốt của của Đạo, từ sự gặp gỡ của Pháp và Đạo, Thiền được sinh ra. Do đó Thiền là việc nở hoa hiếm hoi. Không ở đâu khác nó đã xảy ra theo cách đó - im lặng thế, không đổ máu, không một lời biện luận. Không có vấn đề biện luận; khác biệt chỉ ở ngôn ngữ.

Đây là cách người tôn giáo thực hiện hữu. Người đó không cuồng tín - người đó không thể thế được.

Cát Hồng nói:

Ta không biết tên của nó

Nhưng để có danh hiệu, gọi nó là Đạo.

Nó là kinh nghiệm vô danh, nhưng chúng ta phải gọi nó là cái gì đó cho nên chúng ta sẽ gọi nó là Đạo.

Điều đó là tuỳ ý. Nếu bạn có cái tên nào đó khác - Thượng đế, Logos, Pháp, Niết bàn - bạn có thể chọn từ những cái tên đó; chúng là hay bởi vì nó không có tên riêng của nó cho nên bất kì cái tên nào cũng được.

Các sannyasin của tôi cũng phải ở trong thái độ này, cách tiếp cận này nên là cách tiếp cận của chúng ta. Bạn không nên là một phần của bất kì giáo điều nào - Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Hindu giáo. Bạn không nên thuộc vào bất kì nhà thờ nào; điều đó tất cả đều ấu trĩ, chính trị. Người tôn giáo tuyệt đối tự do khỏi mọi giáo điều. Chỉ trong tự do hiểu biết mới phát triển.

Các sannyasin của tôi phải hiểu cách tiếp cận này tới cuộc sống; điều này rất nền tảng. Một khi bạn được bắt rễ vào trong nó bạn sẽ bắt đầu trưởng thành. Tán lá vĩ đại sẽ xảy ra cho bạn và việc nở hoa vĩ đại và sự hoàn thành.

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục Tập 1

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post