Chương 1. Học Đạo... Quên Cái Ta...

Chương 1. Học Đạo... Quên Cái Ta...

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo Nguyên Thiền Sư (Dogel)

Tìm Kiếm Và Hoàn Thành – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 1. Học Đạo... Quên Cái Ta...








Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo Nguyên Thiền Sư (Dogel) - Tìm Kiếm Và Hoàn Thành' ê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Đạo Nguyên viết: Học đạo là học cái ta. Học cái ta là quên cái ta. Quên cái ta là được chứng ngộ bởi mọi điều. Được chứng ngộ bởi mọi điều là vứt bỏ rào chắn giữa cái ta của mình và người khác. Vậy rồi không có dấu vết của chứng ngộ, mặc dầu chứng ngộ bản thân nó vẫn tiếp tục trong cuộc sống đời thường của người ta một cách vô hạn. Lần đầu tiên chúng ta tìm kiếm luật, chúng ta xa khỏi biên giới của nó. Nhưng ngay sau khi luật đã được truyền đúng cho chúng ta, chúng ta là người chứng ngộ.

Maneesha, đây là ngày đầu tiên của loạt bài nói mới, dành cho trăng tròn. Trăng là biểu tượng cổ đại cho việc biến đổi những tia sáng nóng của mặt trời thành những tia sáng lạnh, an bình, đẹp đẽ. Nó không có gì của riêng nó. Khi bạn thấy trăng, bạn chỉ thấy tấm gương đang phản chiếu các tia sáng của mặt trời. Những tia phản chiếu đó cũng giống hệt như những tia các bạn có thể thấy khi mặt trời được phản chiếu trên sông.

Trăng là tấm gương nhưng cũng không chỉ là tấm gương, nó cũng còn là tác nhân biến đổi nữa. Nó làm thay đổi tia nắng nóng thành tia sáng lạnh, an bình. Đó là lí do tại sao trăng lại đã trở thành biểu tượng có ý nghĩa nhất ở phương Đông.

Loạt bài nói này được dành riêng cho trăng tròn. Trong bản thân loạt bài này chúng ta sẽ đi vào thảo luận một trong những thầy độc đáo nhất, Đạo Nguyên.

Trước khi tôi đi vào trong lời kinh này, để các bạn biết thêm đôi điều về Đạo Nguyên cũng là điều hay. Bối cảnh đó sẽ giúp bạn hiểu chính những lời kinh cô đọng này của ông ấy. Rõ ràng chúng có vẻ mâu thuẫn. Không có bối cảnh về cuộc sống của Đạo Nguyên, chúng giống như cây không rễ, chúng không thể đem tới hoa được. Cho nên trước hết tôi sẽ nói về cấu trúc cuộc đời của Đạo Nguyên.

Đạo Nguyên sinh ra trong một gia đình quí tộc ở Kyoto, tám trăm năm trước. Bố ông ấy là quan thượng thư cấp cao và bản thân ông ấy là đứa trẻ thông minh độc đáo. Người ta nói rằng ông ấy bắt đầu đọc thơ Trung Quốc lúc bốn tuổi - một Mozart khác.

(Dogel - Đạo Nguyên Hi Huyền (道元希玄 dōgen kigen?), 1200-1253 - cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元 eihei dōgen?) vì Sư có công khai sáng Tào Động tông (ja. sōtō) tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này. Ngoài ra, sư còn là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản.)

Chữ Trung Quốc có lẽ là chữ khó nhất trên thế giới, bởi vì nó không có bảng chữ cái. Nó như bức tranh và đọc nó có nghĩa là nhiều năm làm việc vất vả để ghi nhớ những kí hiệu này. Với người Trung Quốc được sinh ra thì không đến nỗi khó thế, bởi vì từ chính lúc sinh nó đã ăn sâu vào tâm trí người đó, nhưng với bất kì ai học tiếng Trung Quốc từ thế giới bên ngoài... Bạn bè đã bảo tôi rằng phải mất ít nhất mười năm, nếu người ta làm việc cần mẫn; ba mươi năm nếu người ta làm việc theo cách sinh viên bình thường làm việc.

Và lúc bốn tuổi, hiểu tiếng Trung Quốc - và không chỉ tiếng Trung Quốc, mà thơ Trung Quốc; điều đó làm cho mọi việc thậm chí còn khó khăn hơn. Bởi vì hiểu văn xuôi của bất kì ngôn ngữ nào là đơn giản, nhưng thơ có cánh, nó bay tới những chỗ xa xăm. Văn xuôi rất mang tính bãi chợ, rất trần tục; nó bò sát đất. Thơ bay bổng. Điều văn xuôi không thể nói được, thơ có thể chỉ ra. Văn xuôi được gắn với tâm trí của bạn, thơ được gắn nhiều hơn với trái tim bạn; nó giống yêu hơn là logic.

Vào lúc bốn tuổi, hiểu biết của Đạo Nguyên về thơ Trung Quốc tức khắc biểu lộ rằng ông ấy sẽ không là con người bình thường. Từ chính độ tuổi đó hành vi của ông ấy đã không phải là hành vi của đứa trẻ bình thường; ông ấy đã cư xử như phật, chân thành thế, nho nhã thế, chẳng quan tâm gì tới đồ chơi cả. Tất cả trẻ con đều thích đồ chơi, gấu nhồi bông... ai quan tâm tới thơ?

Nhưng, may thay, hay không may thay, bố ông ấy chết khi ông ấy mới chỉ được hai tuổi và mẹ ông ấy chết khi ông ấy lên bẩy. Về sau Đạo Nguyên thường hay nói với các đệ tử của mình, khi ông ấy đã trở thành thầy đủ bản lĩnh theo quyền riêng của mình, rằng mọi người cứ nghĩ điều đó là không may: "Điều gì sẽ xảy ra cho đứa trẻ đẹp trai, thông minh này?" Nhưng trong trái tim sâu sắc nhất của mình, ông ấy cảm thấy đó là cơ hội; bây giờ không có rào chắn.

Các nhà tâm lí hiện đại có lẽ sẽ hiểu điều đó: bạn có thể trưởng thành - năm mươi, sáu mươi, bảy mươi - bố và mẹ bạn có thể chết… dầu vậy họ vẫn chi phối bạn theo cách rất tâm lí. Nếu bạn lắng nghe một cách im lặng tiếng nói bên trong, bạn có thể nhận thấy rằng, "Tiếng nói này bắt nguồn từ bố mình, từ mẹ mình, từ bác mình, hay từ thầy giáo mình, hay từ tu sĩ."

Đạo Nguyên thường nói, "Chính đó là cơ hội lớn, việc cả hai người đã mất, những người có thể đã làm sao lãng ta, những người đã yêu ta và ta yêu họ… Và đó là nguy hiểm. Họ đã chết vào đúng lúc. Ta vô cùng biết ơn họ chỉ bởi vì họ đã chết vào đúng lúc mà không phá hủy ta."

Điều gì đó rất kì lạ đối với đứa trẻ bảy tuổi là hiểu ra điều này. Điều mãi bây giờ mới được các nhà tâm lí phát hiện ra: rào chắn lớn nhất của con người là bố, là mẹ. Nếu bạn muốn là tâm thức hoàn toàn tự do, bạn phải vứt bỏ, ở đâu đó trên đường, con gấu nhồi bông của mình, đồ chơi của mình, những giáo huấn đã được áp đặt lên bạn. Họ tất cả đều mang ý tốt, không có vấn đề gì về điều đó, nhưng như được nói ra trong câu ngạn ngữ cổ đại, "Đường tới địa ngục được phủ bằng thiện ý."

Chỉ thiện ý là không đủ; điều cần thiết là ý định có ý thức, mà lại là điều rất hiếm. Tìm ra người bố và mẹ với năng lượng thiền có ý thức chỉ là hi vọng vào điều vô vọng.

Khi mẹ chết, Đạo Nguyên đang dịch kinh Phật có ý nghĩa nhất, Abhidharma (Thắng pháp) - "tinh hoa của tôn giáo" - từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Nhật Bản. Ông ấy đã biểu lộ mọi dấu hiệu về một tương lai vô biên. Lên bảy tuổi, khi cả bố và mẹ đã chết, điều đầu tiên ông ấy làm - điều không thể nào tin nổi - là trở thành một sannyasin. Ngay cả láng giềng, họ hàng cũng không thể tin nổi vào điều đó. Còn Đạo Nguyên nói, "Tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Có lẽ nếu bố và mẹ tôi mà còn sống, tôi có thể đã không rời bỏ thế giới để đi tìm chân lí." Ông ấy đã trở thành một sannyasin và bắt đầu tìm thầy.

Có hai loại người tìm kiếm trở nên quan tâm tới chân lí. Một loại bắt đầu tìm kinh sách: người đó có thể trở thành nhà trí thức lớn, người đó có thể trở thành người khổng lồ, nhưng bên trong sẽ có bóng tối. Tất cả mọi ánh sáng của người đó đều là vay mượn, và ánh sáng vay mượn sẽ chẳng có ích gì trong khủng hoảng thực của cuộc sống.

Tôi nhớ tới một linh mục Ki tô giáo, người hay lặp lại lời của Christ trong mọi buổi giảng đạo, "Nếu ai đó tát vào má này của ông, chìa má kia ra cho người đó nữa." Mọi người đều thích buổi thuyết giảng của ông ấy, ông ấy đã trích dẫn những phát biểu lớn lao. Nhưng ngay tại chỗ một người thực sự đứng dậy và tát cho ông linh mục vào một bên má. Ông linh mục bị choáng, bởi vì ông ấy chỉ vừa mới trích dẫn Jesus. Nhưng dẫu sao đi chăng nữa, để giữ thể diện, ông ấy chìa má kia ra. Và người kia phải thực sự thuộc kiểu người nổi dậy; anh ta tát luôn cả vào má kia nữa. Bây giờ thế thì quá thể!

Ông linh mục nhảy chồm lên người này và bắt đầu đấm đá túi bụi anh ta. Và người kia nói, "Ông làm gì vậy?"

Ông ta nói, "Kinh sách dừng lại với má thứ hai. Bây giờ ta ở đây và anh ở đây: chúng ta quyết định điều này."

Kinh sách vay mượn chẳng ích gì trong đương đầu với thực tế. Trong cuộc sống có những thực tại hàng ngày cần phải được đối diện. Trong cái chết, thực tại tối thượng này phải được đối diện. Và tri thức vay mượn sẽ chẳng có ích chút nào.

Kiểu người tìm kiếm thứ hai không hướng tới kinh sách, mà bắt đầu tìm thầy. Đây là hai chiều hướng khác nhau: loại này đi tìm tri thức, loại kia đi tìm cội nguồn còn sống. Loại này đi tìm kinh sách chết, loại kia đi tìm kinh sách sống, có trái tim vẫn đang đập và nhảy múa, có đôi mắt bạn có thể vẫn nhìn vào chiều sâu, có sự hiện diện để bạn có thể thấy tiềm năng riêng của mình.

Kiểu thứ hai này là người tìm kiếm chân lí đích thực. Kiểu thứ nhất chỉ là người tìm kiếm tri thức.

Bạn có thể có hàng tấn tri thức, dầu vậy bạn sẽ vẫn còn dốt nát. Người đã tìm thấy thầy có thể phải vứt bỏ mọi tri thức của mình để cho người đó trở nên cởi mở và mong manh với sự hiện diện của thầy, để cho người đó có thể nhảy múa cùng trái tim thầy. Trong điệu vũ này xảy ra sự đồng bộ, cả hai trái tim dần dần lắng đọng vào cùng một nhịp. Nhịp điệu này được gọi là sự truyền trao. Chẳng cái gì thấy được được trao cả - không giáo huấn, không học thuyết - nhưng một cách vô hình hai trái tim bắt đầu nhảy múa theo cùng sự hài hoà. Tất cả những điều thầy biết dần đi theo con đường vô hình này và rót vào tim của đệ tử tới điểm tràn ngập.

Đạo Nguyên biểu lộ thông minh của mình, chắc chắn, rằng ông ấy không bao giờ quay sang kinh sách. Trong khi mẹ ông ấy còn sống, ông ấy đã dịch Abhidharma - Thắng pháp, một trong những kinh sách Phật giáo quan trọng nhất, từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Nhật Bản. Nếu mà bố mẹ ông ấy còn sống, ông ấy có thể đã trở thành một kẻ sĩ lớn. Sau khi bố mẹ đã chết, ông ấy đốt tất cả những gì ông ấy đã dịch với kinh đó, Abhidharma.

Điều đó không thể nào tin được là vậy. Đứa trẻ bảy tuổi đã có sáng suốt lớn lao rằng, "Lời không làm dịu đi cơn khát của ta. Ta phải đi tìm cội nguồn sống, ai đó đã biết không bằng lời, mà bằng kinh nghiệm thực tại; người là phật thực tại."

Tìm kiếm thầy là tìm kiếm phật.

Lên mười ba tuổi Đạo Nguyên đã được khai tâm chính thức. Không dễ để được khai tâm, người ta phải chứng tỏ năng lực của mình, tiềm năng của mình, khả năng của mình. Người ta phải chứng tỏ rằng người ta sẽ không phản bội trên con đường, rằng người ta sẽ không làm phí thời gian của thầy, rằng người ta sẽ chờ đợi vô hạn. Cho nên ông ấy phải chờ đợi đến tuổi mười ba, và thế rồi:

Ông ấy được khai tâm chính thức thành sư trên núi Hiei, trung tâm của việc học Phật giáo Tendai ở Nhật Bản. Trong vài năm tiếp đó ông ấy học theo các phái Đại Thừa và Tiểu thừa, các tông phái Phật giáo, dưới sự hướng dẫn của thầy mình, sư trưởng Koen. Khi ông ấy mười bốn tuổi, Đạo Nguyên đã trở nên thắc mắc bởi mối hoài nghi sâu sắc liên quan tới một khía cạnh của giáo huấn Phật giáo.

Đây là bản kinh đã làm cho ông ấy thắc mắc tới tận cốt lõi con người mình.

Nếu, như kinh nói, "Tất cả mọi sinh linh đều có bản tính phật," thì sao người ta lại phải tự huấn luyện mình vất vả thế để nhận ra bản tính phật đó, để đạt tới chứng ngộ?

Một câu hỏi rất có ý nghĩa. Nếu mọi người đều là phật rồi, thế thì việc nhận ra nó phải là điều đơn giản nhất trên thế giới. Nếu bạn về tiềm năng đã là phật, thế thì rào chắn không thể nhiều được; chúng không thể cản trở bạn được. Chẳng cái gì có thể cản trở bạn được. Bụi hồng đem tới hoa hồng, hạt sen đem tới hoa sen. Nếu mọi người đều là phật trong hạt mầm phật, thế thì sao phải nhiều kỉ luật thế? Ông ấy mới chỉ mười bốn tuổi, và mới một năm trước ông ấy đã được khai tâm, nhưng lời kinh này đã làm xáo động ông ấy vô cùng.

Hiển nhiên nếu phật là bản tính của chúng ta, thế thì nó phải là điều đơn giản nhất... chẳng cần kỉ luật nào, chẳng cần nỗ lực nào - chỉ là hiện tượng tự nhiên, như việc thở của bạn, như nhịp đập trái tim bạn, như máu chạy trong thân thể. Không có nhu cầu về tất cả những điều vô nghĩa đã bị áp đặt lên mọi người để trở thành phật, để đạt tới phật tính.

Tại điểm này ông ấy đã rời bỏ các thầy giáo của mình bởi vì thầy giáo không thể trả lời được cho ông ấy. Thầy giáo chỉ là thầy giáo thôi. Thầy giáo có thể dạy kinh, nhưng thầy giáo không thể trả lời. Thầy giáo có thể nhận ra tầm quan trọng lớn của câu hỏi. Phật tính phải là bản tính của mọi người... mà nó cũng không là đỉnh núi xa xăm nào đó bạn phải trải qua đủ mọi loại gian khó để đạt tới. Nhưng nếu nó là chính bản tính của bạn, thế thì chính khoảnh khắc này bạn có thể nhận ra nó - không có nhu cầu thậm chí để đợi đến một khoảnh khắc. Nhưng thầy giáo không thể nói được điều đó, bởi vì bản thân thầy đã không nhận ra phật tính. Thầy đã dạy kinh sách Phật giáo, và không một học sinh nào đã từng nói, "Kinh này mâu thuẫn."

Trong khi đi tìm ai đó có thể giúp mình gạt bỏ mối thắc mắc, Đạo Nguyên tự mình tìm thấy thầy khác, Myozen.

Thầy giáo có nhiều. Chỉ tốt nghiệp một nhánh tri thức nào đó chẳng phải là cái gì duy nhất hay độc đáo cả. Nhưng tìm ra thầy mới thực sự gian nan, trong đó cả hai nói cùng một ngôn ngữ - thầy giáo, thầy. Và đôi khi có thể thầy giáo nói rõ ràng hơn, bởi vì thầy giáo không lo nghĩ về kinh nghiệm riêng của mình. Thầy nói một cách ngần ngại, bởi vì thầy biết bất kì cái gì mình nói ra đều không hoàn toàn thích hợp, không diễn đạt được bản thân kinh nghiệm... rằng điều đó là con đường nhỏ đi ra xa vời.

Thầy giáo có thể nói với đầy tự tin bởi vì ông ấy chẳng biết gì. Thầy hoặc vẫn còn im lặng hoặc, nếu thầy nói, thì thầy nói với trách nhiệm lớn lao, biết rõ rằng mình đang đưa ra những phát biểu dường như mâu thuẫn, nhưng lại không thế.

Nhưng mọi thầy giáo đều muốn được biết tới như thầy. Với người tìm kiếm điều này tạo ra vấn đề. Myozen cũng đã tuyên bố mình là thầy, nhưng thời gian đã chứng tỏ rằng ông ấy không phải là thầy.

Mặc cho những năm dài huấn luyện theo Myozen, Đạo Nguyên vẫn cảm thấy không thoả mãn. Vào tuổi hai mươi ba ông ấy quyết định làm cuộc hành trình sang Trung Quốc cùng với Myozen, để học thêm về Phật giáo thiền. Bỏ lại con tàu, Đạo Nguyên tìm đường tới thiền viện T'ien-T'ung, nơi ông ấy được huấn luyện theo thầy Wu-Chi.

Vẫn không được thoả mãn, trong nhiều tháng sau ông ấy đã tới thăm nhiều thiền viện. Ngay khi ông ấy vừa định từ bỏ việc tìm kiếm của mình và trở về Nhật Bản, ông ấy ngẫu nhiên nghe tin rằng cựu trưởng thiền viện T'ien-T'ung đã chết, và rằng người kế tục của ông ấy, Ju-Ching, được coi là một trong những Thiền sư Trung Quốc giỏi nhất.

Ông ấy đã đổi kế hoạch trở về Nhật Bản và lại đi tới cũng thiền viện nơi ông ấy đã ở.

Thầy cũ, người chỉ là thầy giáo thôi, đã chết, và Ju-ching đã kế tục ông ấy - một người đã bay bổng và chạm tới đỉnh tâm thức, người đã đào sâu và chạm tới những chiều sâu của con người mình, người đã di chuyển theo chiều thẳng đứng lên và xuống, người đã du hành qua tất cả mọi miền lãnh thổ ý thức của mình. Con người Ju-ching này đã chứng tỏ là một người trả lời cho mọi thắc mắc, giải quyết hết chúng, bởi vì Đạo Nguyên vẫn còn mang cùng câu hỏi: rằng nếu phật tính là bản tính của ông, thế thì tại sao lại phải cần đến kỉ luật?

Chính Ju-ching đã nói, "Chẳng cần kỉ luật nào cả. Không kỉ luật, không đâu mà đi, không đường cần theo… chỉ hiện hữu, im lặng, lắng đọng, tại chính trung tâm con người mình, và ông là phật. Ông bỏ lỡ điều đó bởi vì ông đang đi tìm và cố gắng ở mọi nơi khác ngoại trừ bên trong ông. Ông sẽ không bao giờ tìm thấy phật tính bằng việc đổi từ thiền viện này sang thiền viện khác, từ thầy này sang thầy khác. Đi vào trong đi!"

Ju-ching nổi tiếng là một trong những thầy giỏi nhất, một lưỡi kiếm rất sắc chặt phăng mọi thứ ngay tức khắc. Sự hiện diện của ông ấy, hương thơm của ông ấy, duyên dáng của ông ấy... Đạo Nguyên ở lại với ông ấy, không bao giờ hỏi một câu hỏi nào, chỉ uống chính sự hiện diện của thầy, chính bầu không khí, chính khí hậu đó - được chìm ngập.

Và một khoảnh khắc bao giờ cũng tới... Câu ngạn ngữ Tây Tạng cổ nói, "Nếu đệ tử sẵn sàng, thầy xuất hiện." Toàn bộ vấn đề là ở việc sẵn sàng của đệ tử. Nhưng đệ tử có thể sẵn sàng chỉ nếu người đó bắt gặp con người của tâm thức - không phải là con người của lời nói, mà là con người của kinh nghiệm - người đã đi tới những đỉnh cao nhất, tới những chiều sâu nhất. Và chỉ ở gần người đó người ta có thể cảm thấy rung động, bình thản.


Người đó toả ra chân lí; và nếu bạn đã sẵn sàng, bỗng nhiên cái gì đó nhoáng lên. Tất cả mọi thắc mắc tan biến, bạn biết mình đã tìm thấy thầy. Bây giờ không có gì cần hỏi cả. Bất kì cái gì được cần tới, thầy sẽ cho nó. Thực ra, chỉ bởi vì nghèo nàn của ngôn ngữ mà chúng ta nói, "Thầy sẽ cho nó." Chân lí là, khi bạn sẵn sàng thì nó đơn giản mưa rào lên bạn - thầy thậm chí không thể ngăn cản được nó. Thầy đã toả sáng, chỉ mỗi cánh cửa của bạn bị đóng. Cho nên những rung động đó, và chúng đơn giản là những rung động, quay trở lại. Nếu cánh cửa mở ra, chẳng điều gì được nói và mọi thứ đều được hiểu.





Khi Đạo Nguyên trở thành thầy xứng theo khả năng mình, khi Ju-ching công bố cho ông ấy, "Bây giờ, đừng đóng vai đệ tử nữa," vào khoảnh khắc đó ông ấy đánh Đạo Nguyên và nói, "Ông đã đi tới hiểu biết; bây giờ từ bi với nhân loại mù đi. Bây giờ đừng cứ ngồi mãi cạnh ta nữa. Ông là phật. Chỉ bởi vì ông vẫn còn lang thang nay đây mai đó, ông có thể không hiểu. Thế thì ngồi cạnh ta đây, im lặng… Ta đã chẳng cho ông điều gì cả. Ông đã đơn giản trở nên định tâm, và trong việc định tâm này là cuộc cách mạng bên trong."

Đạo Nguyên viết: Học đạo là học cái ta.

Bây giờ đây là những phát biểu cực kì có giá trị. Ông ấy đang nói, "Đừng hỏi về đạo - không có đạo." Học đạo là học cái ta. Đạo dẫn ra xa, và bạn càng đi tìm xa hơn, thì bạn càng bị lạc nhiều. Bỏ tất cả mọi việc đi và cứ ở lại nhà, chỉ không làm gì cả. Như Basho đã nói:

Ao xưa.

Ếch nhảy,

Và im lặng lớn..

Và Basho chỉ ngồi đó, cho nên ông ấy đã viết bài thơ nhỏ, khi ngồi im lặng, không làm gì:

Ếch nhảy vào ao xưa.

Âm thanh nhỏ và thế rồi im lặng lớn.

Chúng ta là âm thanh nhỏ trong im lặng lớn. Giữa chúng ta và vũ trụ không có nhiều khác biệt hơn giữa âm thanh và im lặng.

Trong mọi ngôi chùa phương Đông chúng ta đã dùng các loại chuông khác nhau. Ngay cả ngày nay chúng vẫn còn được dùng mà người ta chẳng có hiểu biết gì. Lí do là để cho bạn một thông điệp - bạn rung chuông, âm thanh được tạo ra từ không đâu cả. Nó vọng trong ngôi chùa trống rỗng, nó vọng lại, và mọi tiếng vọng đều trở thành im lặng hơn, im lặng hơn và cuối cùng nó biến mất. Sự tồn tại của chúng ta không là gì ngoài âm thanh trong đại dương bao la của im lặng.

Học đạo là học cái ta.

Đừng bận tâm về đạo, học bản thân ông đi.

Học cái ta là quên cái ta.

Ai sẽ học cái ta? Người định học cái ta đã vứt bỏ cái ta. Người đang học cái ta là nhân chứng - cái ta thực của bạn.

Học cái ta là quên cái ta. Quên cái ta là được chứng ngộ bởi mọi điều.

Thế thì chẳng thành vấn đề bạn đang trong tình huống nào - bất kì tình huống nào cũng sẽ làm bạn thành chứng ngộ. Mọi người đã trở nên chứng ngộ trong đủ mọi loại tình huống mà bạn có thể tưởng tượng. Vấn đề là, nếu cái ta bị vứt bỏ - thế thì bạn có thể chẻ củi hay lấy nước giếng về, chẳng thành vấn đề. Khoảnh khắc không có cái ta - chỉ việc chứng kiến, quan sát im lặng - bạn được chứng ngộ bởi mọi điều.

Được chứng ngộ bởi mọi điều là vứt bỏ rào chắn giữa cái ta của mình và người khác.

Được chứng ngộ đơn giản nghĩa là: cả tôi không tồn tại mà bạn cũng không tồn tại. Cái tồn tại là cái gì đó siêu việt lên trên cả ta và người, cái gì đó nhiều hơn, cái gì đó lớn hơn và cao hơn.

Vậy rồi không có dấu vết của chứng ngộ... Trong một đoạn nhỏ thế ông ấy đã cô đọng nhiều thế. Từng câu đều có thể đã trở thành một bản kinh.

Vậy rồi không có dấu vết của chứng ngộ, mặc dầu chứng ngộ bản thân nó vẫn tiếp tục trong cuộc sống đời thường của người ta một cách vô hạn.

Một khi bạn đã trở nên chứng ngộ, không phải là mọi ngày bạn đều phải nhớ rằng mình đã chứng ngộ; rằng mọi sáng, cạo râu trước gương, bạn phải nhớ rằng bạn đã chứng ngộ; hay đi ra chợ, bạn phải nhớ không cư xử ngược với chứng ngộ. Một khi bạn đã trở nên chứng ngộ thì mọi hành động của bạn đều tự động có nhận biết, có tâm thức. Ngay khi đó bạn quên đi tất cả về chứng ngộ bởi vì nó đã trở thành chính thân thể bạn, chính xương bạn, chính máu bạn, tuỷ bạn - nó đã trở thành chính con người bạn. Bây giờ không cần nhớ tới nó.

Đã từng có những thầy đã quên hoàn toàn rằng họ chứng ngộ bởi vì không có nhu cầu phải nhớ điều đó. Các thầy của họ đã đánh vào đầu họ. Cây thiền trượng đi vào sự tồn tại bởi chính chủ định đó. Một trong những chủ định là ai đó đã trở nên chứng ngộ mà vẫn còn ngồi im lặng thì phải bị đánh để làm cho nhận biết, "Bây giờ đi đi chứ! Đứng dậy đi! Nhặt lấy chiếc xe đạp thuê của ông! Ông đang làm gì ở đây?"

Chứng ngộ không xảy ra hai lần - một lần là đủ. Thầy đánh như phần thưởng, để nhắc bạn, "Bây giờ không cần ở gần ta nữa."

Có những câu chuyện hay...

Mahakashyapa đã trở nên chứng ngộ, và ông ấy thậm chí không tới gần Phật. Ông ấy hay ngồi xa xa, dưới gốc cây; trong nhiều năm ông ấy đã thiền ở đó. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ... bây giờ ông ấy sợ tới gần Phật bởi vì Phật sẽ nhận ra. Bản thân Phật phải đi tới Mahakashyapa và nói, "Mahakashyapa, đừng cố lừa dối ta. Bây giờ không cần ngồi dưới gốc cây này nữa. Đứng dậy và đi đi! Có hàng triệu người vẫn đang còn loạng choạng trong bóng tối, và ông lại cứ ngồi ở đây đã chứng ngộ rồi. Đem ngọn lửa của chứng ngộ của ông và làm cho thật nhiều người bắt lửa."

Mahakashyapa chứa chan nước mắt. Ông ấy nói, "Tôi đã che giấu, ai bảo thầy vậy? Tôi biết rằng bây giờ điều này đã thành khó khăn... tôi chứng ngộ rồi, và tôi không thể lại gần thầy. Tôi muốn chạm chân thầy, nhưng tôi chạm chân thầy, làm cử chỉ chạm chân thầy, chỉ từ xa xa dưới gốc cây này. Bởi vì tôi biết, một khi người ta chứng ngộ thì người đó sẽ được phái đi xa."

Một đệ tử khác của Phật Gautam, Sariputta, đã làm điều đó thành điều kiện. Khi ông ấy nhận khai tâm ông ấy đã là một học giả rất nổi tiếng vào thời mình.

Ông ấy đã làm nó thành điều kiện, "Nếu ngẫu nhiên mà tôi trở nên chứng ngộ, xin đừng phái tôi đi xa. Tôi muốn bao giờ cũng vẫn còn bên thầy. Nếu chứng ngộ nghĩa là tôi sẽ phải đi xa, thì tôi sẽ không trở nên chứng ngộ đâu, cho nên điều đó là tùy thầy đấy."

Phật nói, "Đừng lo. Trước hết chứng ngộ đi, thế rồi chúng ta sẽ xem."

Ông ấy nói, "Không, tôi muốn điều đó như lời hứa. Chứng ngộ là chắc chắn về phía thầy. Và nếu thầy không cho tôi lời hứa, thầy sẽ là rào chắn cho chứng ngộ của tôi."

Phật nói, "Ông đang đặt ta vào khó xử. Nếu mọi người đều bắt đầu nói, 'Đừng phái chúng tôi đi xa,' thì làm sao ta xoay xở được?" - đã có mười nghìn sannyasins đi cùng ông ấy từ làng nọ sang làng kia.

Ông ấy nói, "Sariputta, ông là học giả lớn thế, ông phải hiểu chứ. Bởi vì chứng ngộ không chỉ là chứng ngộ, nó cũng là trách nhiệm lớn lao. Ông đã đi tới nhận ra an bình tối thượng, niềm vui, phúc lạc." Bây giờ đấy là trách nhiệm của ông phải chia sẻ nó. Đi xa nhất có thể được đi. Bây giờ không còn vấn đề ngồi cạnh thầy nữa.

Vậy rồi không có dấu vết của chứng ngộ, mặc dầu chứng ngộ bản thân nó vẫn tiếp tục trong cuộc sống đời thường của người ta một cách vô hạn.

Lần đầu tiên chúng ta tìm kiếm luật - luật được ngụ ý là luật tối thượng của sự tồn tại - chúng ta xa khỏi biên giới của nó. Nhưng ngay sau khi luật đã được truyền đúng cho chúng ta, chúng ta là người chứng ngộ.

Tôi đã giải thích cho bạn việc truyền trao là gì: nó không qua lời, nó là qua sự hiện diện. Nó là qua việc gần gũi, trong tin cậy, trong tình yêu mà cái gì đó nhảy từ con người bên trong của thầy và làm cho bạn bắt lửa. Nó là bước nhảy lượng tử của tâm thức. Nó gần giống như hai cây nến: một cây cháy sáng, cây kia còn chưa thắp. Nếu bạn đem cả hai cây nến này lại gần hơn, thì sẽ có một khoảnh khắc khi ngọn lửa của cây nến đang cháy sẽ nhảy sang - bạn có thể thấy được cú nhảy này - và cây nến chưa cháy cũng trở nên cháy sáng. Và cây nến đang cháy chẳng mất gì cả. Cây nến chưa cháy đã mang khả năng đó, tiềm năng đó; nó chỉ cần cơ hội.

Thầy là cơ hội đó.

Lần đầu tiên chúng ta tìm kiếm luật, chúng ta xa khỏi biên giới của nó. Nhưng ngay sau khi luật đã được truyền đúng cho chúng ta, chúng ta là người chứng ngộ.

Mọi người đều là phật, hoặc tỉnh hoặc ngủ. Chỉ phân biệt nhỏ này là tồn tại; bằng không thì không có thấp hơn hay cao hơn. Không có gì sai trong việc là phật ngủ - đó là chọn lựa của bạn. Ngủ thêm chút nữa chẳng hại gì cho bất kì ai - chỉ đừng ngáy thôi, bởi vì điều đó sẽ tạo ra phiền nhiễu cho giấc ngủ của người khác.

Một linh mục Cơ đốc giáo gặp khó khăn lớn. Một ông già, người giầu nhất giáo đoàn, hay ngồi ngay trước ông ấy, và ông này thường tới cùng đứa cháu nhỏ. Và ông già này, khi buổi giảng bắt đầu, lại bắt đầu ngáy. Đó là điều phiền nhiễu thế cho ông linh mục, nhưng người này lại giầu và ông ấy cúng dường nhiều thứ cho nhà thờ đến mức không thể can thiệp vào việc ngáy của ông ấy được. Nhưng bằng cách nào đó điều này phải bị chấm dứt; bằng không thì sớm hay muộn mọi người sẽ ngủ, ngáy, còn linh mục cứ giảng đạo cho họ. Bệnh này phải được chấm dứt.

Ông ấy thử tìm ra cách. Ông ấy kéo đứa bé sang bên khi họ vừa ra về và hỏi nó, "Cháu có thể làm điều gì đó vì Thượng đế được không?"

Nó nói, "Cháu chưa làm bất kì cái gì mà không có tiền. Cháu không biết Thượng đế hay vì Thượng đế - chỉ tiền thôi." Con của nhà kinh doanh thực thụ.

Ông linh mục Cơ đốc giáo nói, "Được rồi. Ta sẽ cho cháu một phần tư đô la nếu cháu giữ cho ông già này tỉnh. Bất kì khi nào ông ấy ngáy thì đánh thức ông ấy - đá ông ấy bằng đầu gối cháu."

Nó nói, "Phải đưa tiền trước đã, bởi vì cháu không làm gì mà không có tiền trước đâu. Và nếu ông già này mà biết được, thì sẽ có rắc rối đấy. Cho nên tốt hơn cả là đưa tiền trước cho cháu, cháu đang nhận một việc mạo hiểm đây." Ông linh mục phải đưa cho nó một phần tư đô la.

Sáng chủ nhật sau, khi ông già này bắt đầu ngáy, đứa nhỏ đá ông ấy để đánh thức ông ấy dậy. Ông già nói, "Có chuyện gì với cháu vậy? Cháu thường ngồi im lặng cơ mà. Cháu bao giờ cũng đi cùng ông."

Nó nói, "Đấy là vấn đề kinh doanh."

Ông già nói, "Cháu định nói gì?"

Nó nói, "Cháu sẽ được phần tư đô la để làm ông thức."

Ông già nói, "Điều đó đơn giản - ta sẽ cho cháu nửa đô la để cho ta ngủ."

Nó nói, "Được thôi - nhưng phải đưa tiền trước."

Ông già đưa cho nó nửa đô la và đứa trẻ thôi đánh thức ông ấy. Thầy giảng mấy lần làm dấu hiệu cho đứa trẻ, "Làm cái gì đó đi chứ!" Nhưng đứa bé nhắm mắt lại, cứ dường như nó đang trong thiền lớn.

Sau khi ra khỏi nhà thờ, ông linh mục túm lấy đứa bé nói, "Mày láu cá lắm con ạ. Mày lấy tiền trước rồi, và suốt nửa buổi lễ mày đã làm rất tốt. Thế rồi sao mày lại cư xử theo cái kiểu như vậy - cứ dường như mày đang thiền sao? Trong nhiều năm tao đã nhìn mày; mày chẳng bao giờ nhắm mắt cả."

Nó nói, "Ông không hiểu: kinh doanh là kinh doanh."

Ông linh mục nói, "Mày định nói gì?"

Nó nói, "Ông già này đã cho cháu nửa đô la. Một cách tự nhiên cháu phải dừng lại thôi. Bây giờ, nếu ông sẵn lòng trả một đô la cho chủ nhật sau... Nhưng bao giờ cũng có nguy cơ đấy; ông già này có thể cho cháu hai đô la."

Ông linh mục nghĩ, "Điều này là khó khăn cho linh mục nghèo đây. Giá sẽ cứ tăng, bởi vì ông già kia giầu, ông ta có thể cho bất kì cái gì." Ông ấy nghĩ, "Thôi tốt hơn cả là nói chuyện với ông già này."

Ông ta bảo ông già, "Tôi không phản đối việc ngủ của ông bởi vì ngủ - theo kinh sách linh thiêng - không phải là tội lỗi. Ông có thể ngủ. Nhưng ngáy... điều đó nữa cũng không phải là tội lỗi theo kinh sách linh thiêng, nhưng điều đó can thiệp vào những người ngủ khác. Và can thiệp vào cuộc sống của ai đó khác thì chắc chắn là vô đạo đức. Có nhiều người khác đang ngủ, tôi biết mà. Nhưng ai tới nhà thờ? Những người hoàn toàn mệt mỏi tới nhà thờ để ít nhất cũng có giấc ngủ sáng ngon lành. Ông đang quấy rầy họ. Và đứa bé này đang chứng tỏ là nhà kinh doanh lớn. Nó đã xoay xở được... nó đòi trả tiền trước."

Ông già nói, "Không có vấn đề gì trong việc cạnh tranh, bởi vì với bất kì giá nào được đưa ra, tôi sẽ trả. Nhưng vì Chúa để tôi ngủ - và tôi cứ ngáy. Đó là quyền tập ấm của tôi."

Ngần này là sự khác biệt giữa phật tính tinh túy của bạn và phật tính ngáy của bạn. Chỉ để lay bạn...

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng thường có hai nhóm người Ki tô giáo: một nhóm có tên là "Quakers-rung" và nhóm kia có tên là "Shakers-lắc." Trong nhà thờ của họ, người Quakers rung lên chỉ để giữ cho mình thức, còn người Shakers lắc mình để giữ cho họ thức. Tôi nghĩ hai nhóm này, gần như đã biến mất, đại diện cho phần tinh hoa nhất của bất kì tôn giáo nào. Ki tô giáo nghèo nàn hơn bởi vì sự suy giảm của hai nhóm này.

Hoàn toàn phải nếu bạn có thể giúp đánh thức phật của mình bằng việc rung lắc. Cái gì sai với nó? Bạn đang làm gì trong Thiền Động? Nó chỉ là sự trộn lẫn việc rung và lắc.

Chẳng mấy chốc bạn sẽ đi vào trong việc thiền mọi tối và bạn sẽ thấy rằng không ai đã bao giờ quấy rối giấc ngủ nhiều thế - không chỉ giấc ngủ của riêng họ, mà hàng dặm quanh đó không ai có thể ngủ được. Chúng ta quyết tâm làm cho mọi người đều là phật.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Quên cái ta - nhớ cái ta: đây có phải là hai con đường khác nhau hay, theo cách nào đó, chúng là một?

Chúng là một, chỉ cách diễn đạt khác nhau. Một cách nói điều gì đó khẳng định; người ta có thể nói cùng một điều theo cách phủ định. Nhưng chúng cả hai đều nói cùng một điều. Nhớ cái ta, cái ta sẽ biến mất. Bạn càng nhớ nhiều, bạn sẽ càng thấy nó không có đó.

Quên cái ta là cùng một điều. Bạn ở bên ngoài bản thân mình; đừng níu bám lấy cái 'tôi" của mình, bản ngã của mình, cá tính của mình. Bỏ níu bám vào cái cũi này, ra khỏi chiếc cũi, và toàn thể bầu trời là của bạn. Giang cánh và bay qua mặt trời như đại bàng.

Trong bầu trời bên trong, trong thế giới bên trong, tự do có giá trị cao nhất - mọi thứ khác đều là thứ yếu, ngay cả phúc lạc, cực lạc. Có hàng nghìn bông hoa, vô kể, nhưng tất cả chúng đều trở thành có thể trong bầu không khí của tự do.

Trước khi chúng ta đi vào thiền, tôi phải đánh thức tất cả những người đã ngủ cho tới giờ.

Dodoski và Nerdski đang ngồi trong nhà giam địa phương bị buộc tội phá rối yên tĩnh và say rượu và mất trật tự.

Buổi chiều hôm đó, hạ sĩ cảnh sát Crapski đem các bạn thân ra một cánh đồng lớn để làm lao động nghĩa vụ công cộng nào đó trong khi họ còn thời gian phục vụ.

"Được rồi," viên hạ sĩ nói. "Như tôi đã bảo các anh trước đây, các anh có thể bắt đầu đào cái rãnh đó."

Viên sĩ quan đưa cho mỗi người một cái xẻng, trỏ vu vơ lô đất mười a, rồi đi mất.

Nerdski nhìn quanh một lúc, rồi quay sang Dodoski nói, "Đào rãnh nào nhỉ? Tớ chẳng thấy cái rãnh nào cả."

... Có ai trong các bạn thấy không?

Nerdski thất nghiệp nên anh ta leo lên đồi Beverly Hills. Anh ta đi quanh từ khu nhà nọ sang khu nhà kia, mời chào xin việc vặt. Cuối cùng, tại một toà nhà lớn, Nerdski gõ cửa.

"Ông có việc nào cần làm không?" anh ta hỏi.

"Anh có thể làm được cái gì?" người chủ hỏi.

"Tôi thực sự là thợ sơn giỏi," Nerdski đáp.

"Tốt!" người này nói, vừa đưa cho anh ta một thùng sơn xanh. "Anh có thể đi qua đi lại và sơn màu lục cho hành lang. Nó có hơi lớn, cho nên có lẽ anh phải mất cả ngày đấy."

Nhưng hai giờ sau, Nerdski lại gõ cửa trước. "Tôi đã hoàn thành chiếc hành lang đó rồi," anh ta nói với ông chủ.

"Úi chà," người này nói. "Thế thực sự nhanh đấy."

"Không có vấn đề gì với tôi cả," Nerdski tự hào nói. "Tôi là nhà chuyên nghiệp mà."

"Tốt," người này nói. "Tiền của anh đây."

"Cám ơn ông," Nerdski nói và quay lưng bỏ đi. "Nhân tiện," anh ta thêm. "Đấy không phải là hành lang đâu, đấy là chiếc xe Ferrari!"

Kowalski đi nghỉ ở một thị trấn nhỏ tại vùng núi Alps của Italia. Sau vài đêm đơn độc anh ta bắt đầu cảm thấy cần đàn bà. Thế là anh ta hỏi người đứng quầy rượu địa phương cách tìm đàn bà trong thị trấn.

"Chúng tôi-a không có gái mãi dâm," người đứng quầy đáp. "Linh mục-a sẽ không bao giờ cho phép điều đó. Nhưng điều-a ông muốn thì lại bị giữ kín chẳng ai nhìn thấy được."

"Tôi phải là gì?" Kowalski hỏi.

Người đứng quầy giải thích rằng trên núi cao kia có nhiều hang động. "Lên đó sau khi trời tối-a," anh ta nói. "Và kêu-a `Yu-Hu!' vào trong hang động. Và nếu phụ nữ gọi lại, `Yu-Hu,' thì ông mặc cả giá. Nếu cô ấy bận, ông sẽ không nhận được câu trả lời."

Thế là đêm đó, Kowalski cứ kêu "Yu-Hu" suốt đường từ hang động nọ sang hang động kia, mà chẳng gặp may. Cuối cùng anh ta quyết định trở lại thị trấn để uống rượu, nhưng tại chân núi anh ta thấy một cái hang mà anh ta chưa thấy trước đây.

"Yu-Hu, Yu-Hu!" anh ta kêu.

"Yu-Hu, Yu-Hu!" tiếng đáp lại rõ ràng vang tới.

Thế là Kowalski chạy xô vào hang - và bị tàu hoả cán phẳng!

Jimmy bị lạc trong sa mạc cùng hai người bạn, Billy và Sammy. Họ lang thang vòng quanh mất hai ngày, gần chết khát, thì mới đi tới một nữ tu viện. Họ gõ cửa và Mẹ tối cao trả lời.

"Nước, nước, xin cho chúng tôi nước với!" họ rên rỉ.

"Ồ, không," ni cô nói. "Chúng tôi đã có một đàn ông ở đây trước kia. Nếu các ông muốn tới đây vì nước, các ông phải để chúng tôi cắt chim các ông đi."

Ba anh chàng chạy lui lại sa mạc. Nhưng hai ngày sau đó họ hình dung được rằng họ đằng nào cũng sẽ chết, cho nên cần cóc gì. Họ quay lại nữ tu viện và nói rằng họ chấp nhận điều kiện này.

Họ được đưa vào và bà trưởng nữ tu viện lôi Billy vào một phòng khác. Có một tiếng thét ngắn và rồi ni cô quay lại với Sammy. Bà ấy lôi anh ta vào một phòng khác và có một tiếng thét khác kéo dài. Nhưng khi bà ấy quay lại Jimmy, anh ta hoảng quá.

"Xin một phút!" anh ta kêu. "Bà đã cắt chim của họ thế nào?"

"Đơn giản thôi," ni cô nói. "Chúng tôi hỏi nghề của họ là gì. Anh chàng thứ nhất làm nghề mổ thịt, cho nên chúng tôi cắt bằng dao. An chàng thứ hai là thợ mộc nên chúng tôi cưa nó đi."

Tại điểm này, Jimmy bắt đầu cười như điên với nước mắt lăn dài trên má.

"Cái gì mà buồn cười vậy?" ni cô hỏi.

"Bà sẽ bị rắc rối với tôi đấy," Jimmy cười. "Tôi làm việc cho công ti Kem Kwality!"

Bây giờ... mọi người đều tỉnh.

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng... Nhắm mắt lại... Cảm thấy dường như bạn bị đông cứng. Đi vào trong. Bạn càng đi sâu, bạn sẽ càng kinh nghiệm phật tính của mình. Tại điểm sâu nhất, bạn là thực tại tối thượng - bất tử, vĩnh hằng, với mọi phúc lành mà bạn có thể quan niệm được. Đừng bỏ lỡ cơ hội này. Đó là điều đơn giản nhất trên thế giới việc đi vào trong... bởi vì đó là ngôi nhà riêng của bạn. Bạn thậm chí không gõ lên cửa. Thực tế không có cửa bên trong. Nó là không gian mở, bầu trời mở. Nhưng biết tới bầu trời mở này là nhận ra nguyên tắc bất tử của sự tồn tại của bạn. Đi sâu hơn, sâu hơn, và sâu hơn nữa... Uống nhựa sống này tới sự mãn nguyện của con tim bạn.

Và nhớ an bình này, im lặng này, phúc lạc này. Cả ngày, dù bạn làm bất kì điều gì, đừng quên nó. Giống như dòng chảy ngầm, để nó còn lại đó. Và dần dần nó sẽ thay đổi toàn thể cấu trúc cuộc sống của bạn. Để làm cho điều đó rõ ràng hơn - rõ nét hơn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi... buông bỏ... dường như bạn đã chết. Một ngày nào đó bạn sẽ chết. Đây chỉ là diễn tập. Rời bỏ thân thể, quên tâm trí... và đi sâu nhất có thể được, như mũi tên... nhanh, đâm trúng trung tâm. Đây là phật.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại. Nhưng quay lại như chư phật, biết rõ con người bên trong vĩnh hằng của bạn. Ngồi xuống vài giây để nhớ lại kí ức về lãnh thổ bạn đã du hành qua, về trung tâm bạn đã chạm tới. Để nó trở thành việc thở của bạn, để nó trở thành nhịp tim của bạn. Là phật đơn giản thế, bạn không phải đi đâu cả. Bạn chỉ phải chấm dứt việc đi bất kì đâu, và chỉ ở bên trong bản thân mình.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục

Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post