Chương 1. Phát Biểu Mênh Mông

Chương 1. Phát Biểu Mênh Mông

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (Kyozan)

Người Thực Của Thiền – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 1. Phát Biểu Mênh Mông











Nghe hoặc Tải MP3 'Ngưỡng Sơn Huệ Tịch - Người Thực Của Thiền' ê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Một lần, khi vẫn còn sống cùng thầy, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nói với Qui Sơn Linh Hựu, "Phật thực cư ngụ ở đâu?"

Qui Sơn Linh Hựu đáp, "Bằng sự tinh tế của ý nghĩ vô ý nghĩ, suy tư về sự chói sáng tâm linh vô biên. Suy tư về nó cho tới khi trở về nền tảng của bản thể, bản tính trú ẩn tự nhiên, và hình dạng của nguyên tắc không phân đôi. Đây là phật thực."

Nghe thấy lời này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch được chứng ngộ.

Về sau, khi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch tự mình đã trở thành thầy, Qui Sơn Linh Hựu gửi cho ông một chiếc gương làm quà tặng. Khi ông ấy vào phòng các sư đang tụ hội, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch giơ chiếc gương lên và nói với hội chúng, "Nói cho ta biết liệu đây là gương của Qui Sơn Linh Hựu hay gương của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Nếu người nào nêu câu trả lời đúng, thì ta sẽ không đập vỡ chiếc gương này."

Chẳng ai trả lời, và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đập vỡ chiếc gương.

Maneesha, loạt bài nói mới bắt đầu ngày hôm nay.

Đây không phải là bài thuyết giảng trong nhà thờ; đây là giao cảm. Bài nói, buổi thuyết giảng, vẫn còn trong những giới hạn của tâm trí. Chỉ giao cảm mới có thể nâng bạn ra ngoài tâm trí, và cái vượt ra ngoài tâm trí là Thiền. Loạt bài nói mới này về giao cảm là một biến cố trọng đại. Chúng ta sẽ nhìn vào trong chính trái tim của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là người giản dị - không phải là loại người triết lí, không phải nhà thơ, không phải nhà điêu khắc. Chẳng điều gì có thể nói được về ông ấy ngoại trừ điều ông ấy tuyệt đối chân thực, lương thiện. Nếu ông ấy không biết điều gì thì ông ấy sẽ nói vậy, ngay cả với nguy cơ mọi người nghĩ rằng ông ấy đã sa ngã khỏi chứng ngộ của mình. Nhưng điều này làm cho ông ấy thành thầy duy nhất.

Thiền đầy những thầy duy nhất, nhưng tính duy nhất của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là ở sự giản dị. Ông ấy giống hệt như đứa trẻ. Qui Sơn Linh Hựu, thầy ông ấy, phải mất bốn mươi năm làm việc vất vả để làm cho Ngưỡng Sơn Huệ Tịch chứng ngộ. Thầy quyết tâm, và thầy nói mình sẽ không rời khỏi thân thể chừng nào Ngưỡng Sơn Huệ Tịch còn chưa trở nên chứng ngộ - mặc dầu thầy đã khá già rồi.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đã làm mọi điều Qui Sơn Linh Hựu nói, nhưng chẳng cái gì xuyên thấu vào chính bản thể ông ấy. Ông ấy là một con người rất bình thường. Thiên đường và địa ngục, Thượng đế và cõi bên kia chưa bao giờ làm ông ấy suy nghĩ. Ông ấy đã không phải là người tìm kiếm theo nghĩa mọi người tìm kiếm đều như vậy - người tìm kiếm chân lí.

Không, ông ấy đã không tìm kiếm chân lí, bởi vì tương truyền ông ấy đã nói rằng, "Nếu ông tìm kiếm chân lí thì ông đã chắc chắn chấp nhận rằng chân lí tồn tại, còn ta không chấp nhận điều gì theo đức tin cả. Cho nên ta chỉ tìm kiếm, tìm theo mọi hướng, cố gắng đi tới hài hoà với vũ trụ. Điều đó có thể chỉ là ảo tưởng của ta, hư huyễn của ta, nhưng ta muốn đi không định kiến nào."

Cho dù định kiến có thể chứng tỏ là đúng, nhưng khi định kiến được chứng tỏ là đúng, bạn sẽ chẳng bao giờ biết tới chân lí. Bạn sẽ liên tục phóng chiếu định kiến của mình. Và bạn có thể tạo ra toàn bộ hệ thống định kiến, hệ thống các niềm tin - hợp lí, logic, hấp dẫn, chỉnh tề - nhưng nếu niềm tin là hòn đá tảng để trên đó bạn dựng lên cả lâu đài, thì bạn đang làm việc vất vả không cần thiết.

Không ai có thể đi tới biết chân lí bằng bất kì ý tưởng định kiến nào. Ý tưởng định kiến của người đó sẽ cho kinh nghiệm một hình dạng nào đó, một màu sắc nào đó . Kinh nghiệm này sẽ không thuần khiết. Nó sẽ bị ô nhiễm như không khí ở Pune vậy!

Nhưng Qui Sơn Linh Hựu, dường như vậy, lại coi nó là thách thức: nếu một người thường như Ngưỡng Sơn Huệ Tịch mà không thể được biến đổi thành phật, thì làm sao bạn có thể cho phép người khác tin cậy vào kinh nghiệm về phật?

Tất cả các tôn giáo đều đã làm điều đối lập lại. Krishna là hoá thân của Thượng đế, Rama cũng vậy, Parasuram cũng vậy. Họ đã cho những người này ngồi lên bệ để bạn chỉ có thể tôn thờ, bạn chỉ có thể cầu nguyện; bạn không thể quan niệm nổi rằng bản thân mình cũng có thể kinh nghiệm điều những người trên những đỉnh cao đó đang kinh nghiệm.

Và việc tạo ra hệ thống cấp bậc làm khó cho hầu hết mọi người để mà không bị định kiến. Khi đứa trẻ được sinh ra, chúng ta đều có ý định tốt, nhưng ý định tốt không có nghĩa là họ sẽ đưa bạn tới chân lí. Mọi người đều bị nặng gánh với các ý định tốt - với Shrimad Bhagavadgita, với Koran linh thiêng, với Kinh thánh linh thiêng. Liên tục lặp lại bất kì cái gì, dần dần điều đó trở thành chân lí cho bạn. Và trong hàng thế kỉ những tôn giáo này đã cứ lặp lại.

Qui Sơn Linh Hựu đã chọn Ngưỡng Sơn Huệ Tịch làm người kế tục của mình. Phải mất bốn mươi năm làm việc vô cùng nhẫn nại với ông ấy, bởi vì ông ấy là người giản dị, và ngay chỗ đầu tiên ông ấy không đi tìm chân lí. Bạn nghĩ về người nào đó không đi tìm chân lí, mà bạn lại cứ gõ cửa người đó hàng ngày.

Xem Nhân chứng Jehovah đấy! Dù bạn có muốn nghe họ hay không - điều đó không quan trọng - bạn phải nghe, bạn phải xưng tội. Và bây giờ Giáo hoàng Polack đã làm điều đó thành tội lỗi... Ông ấy là người phát hiện ra tội lỗi mới - tất cả mọi tội nhân cũ đã chết đều phải xoay người, trở mình trong nấm mồ rằng họ đã lỡ - ông ấy đã tuyên bố rằng xưng tội trực tiếp với Thượng đế là tội lỗi; bạn phải đi theo kênh đúng. Bạn phải tới linh mục, xưng tội với linh mục, nhận sự trừng phạt, rồi linh mục sẽ chăm sóc bạn, để cho vào Ngày Phán xử khi Thượng đế mở mọi nấm mồ ra, thì linh mục sẽ là nhân chứng rằng, "Anh chàng này là tốt; khi phạt anh ta đã trả năm đô la cho ngài."

Nhưng Thượng đế ở vào thế khó khăn, đặc biệt ở Ấn Độ. Phần lớn dân chúng đều tin vào lửa và việc đốt xác người chết. Khi ngài mở nấm mồ của người Hindu, bản thân ngài có thể kinh hoàng - chỉ toàn xương, và thậm chí không có tới hộ chiếu! Nhưng tôi bao giờ cũng nghĩ bạn sẽ trông thế nào, cái gì đó tương tự như tấm ảnh bạn đang mang trong hộ chiếu của mình mà không có da.

Và tôi không thể nào quan niệm nổi rằng việc phán xử xong được trong một ngày. Trong hàng triệu năm, hàng nghìn tỉ người đã sống trên trái đất này. Một nhà nghiên cứu nào đó đã tính rằng, bất kì chỗ nào bạn đang ngồi, bạn đều đang ngồi trên mười bộ xương người chết. Đừng sợ, họ toàn là những người rất tốt! Và cũng nhớ rằng việc phán xử không chỉ cho đàn ông. Đàn bà cũng sẽ có đó. Và đàn bà sẽ tán gẫu nhiều thế: "Tin tức gì vậy? Ai là người mới tới?"

Tôi không nghĩ rằng Thượng đế sẽ có khả năng quản lí được, và có lẽ đó là lí do mà Jesus nói, "Ngày Phán xử sẽ tới sớm thôi - trong cuộc đời các ông," nhưng nó thậm chí vẫn chưa tới mãi tới giờ, mặc dầu hai nghìn năm đã trôi qua. Tôi có thể nói với bạn việc phán xử sẽ không bao giờ tới đâu, bởi vì nó là không khả thi.

Và vào Ngày Phán xử sẽ có đánh nhau cực kì đẫm máu giữa các bộ xương; bởi vì một đàn ông đã là chồng trong hàng trăm kiếp với hàng trăm đàn bà, một đàn bà đã là vợ của hàng trăm đàn ông trong các kiếp quá khứ của mình. Và mọi người sẽ lôi kéo nhau. Ai đó kéo chân bạn, "Anh đi đâu thế?" Cả thế giới sẽ thành đống lộn xộn đến mức tôi phải nói với bạn một cách quả quyết rằng ý tưởng về phán xử đã bị hoãn lại vĩnh viễn.

Chọn Ngưỡng Sơn Huệ Tịch làm người kế tục mình, và chờ đợi trong bốn mươi năm - kiên nhẫn làm sao! - gần như biến đổi tảng đá thành kim cương. Nhưng Qui Sơn Linh Hựu lại cương quyết làm một điều tuyệt đối rõ ràng cho nhân loại: nếu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, một người bình thường và đơn giản, không thuộc vào bất kì đặc trưng nào, bất kì loại nào, chẳng có tài năng gì, chẳng thiên tài gì - nếu ông ấy có thể trở nên chứng ngộ, thì điều đó sẽ là bằng chứng. Để nêu bằng chứng này cho nhân loại, ông ấy đã chọn Ngưỡng Sơn Huệ Tịch và làm việc vất vả với ông này. Và cái ngày Ngưỡng Sơn Huệ Tịch trở nên chứng ngộ, cái ngày Qui Sơn Linh Hựu đã truyền chứng ngộ của mình và hai ngọn lửa trở thành một, thì Qui Sơn Linh Hựu biến mất khỏi thế giới vật chất, thân thể, tâm trí.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bây giờ toả sáng thế. Ông ấy không chỉ một lần chứng ngộ, ông ấy đã chứng ngộ kép. Thầy của ông ấy đã trao cho ông ấy kinh nghiệm phong phú, không gian sâu sắc hơn nhiều, bầu trời sáng tỏ hơn nhiều.

Một chút ít ghi chép tiểu sử:

Khi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch mười lăm tuổi, ông ấy đã muốn trở thành sư, nhưng bố mẹ ông ấy không cho phép điều đó. Hai năm sau đó, ông ấy chặt hai ngón tay trên bàn tay trái và cầu xin bố mẹ để ông ấy theo con đường tâm linh, và cuối cùng họ đã đồng ý.

Họ phải đồng ý. Nếu ông ấy có thể chặt hai ngón tay thì ông ấy cũng có thể chặt cả bàn tay, và trách móc sẽ đổ lên họ.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch theo học nhiều thầy và rồi ở lại với Qui Sơn Linh Hựu trong nhiều năm, trước khi đi tới núi Kyo nơi các đệ tử tới với ông ấy.

Trong Thiền, tiểu sử là không quan trọng. Điều quan trọng là ở chỗ người này đã trở thành ngọn lửa vĩnh hằng, là ở chỗ người này đã đạt tới tiềm năng tối thượng của mình, là ở chỗ bông sen xanh lam của người đó đã nở ra. Ai quan tâm tới ngày sinh, tới bố mẹ bạn? Những điều đó trở thành bỏ qua được. Đó là lí do tại sao ở phương Đông không có gì giống như lịch sử phương Tây.

Lịch sử phương Tây mang tính sự kiện; nó ghi lại tất cả các sự kiện từ sinh tới tử. Lịch sử phương Đông không bận tâm về dáng vẻ vật lí; nó quan tâm tới trưởng thành tâm linh của bạn. Đấy mới là những điểm tiến bộ thực.

Để có kinh nghiệm này các bạn nên tới đền chùa Jaina. Đừng nhắc tới tên tôi đấy! Và bạn sẽ thấy trong ngôi đền này hai mươi bốn tượng các thầy Jaina. Và bạn sẽ bị phân vân bởi vì chúng tất cả đều trông như nhau; không có cách nào tìm ra ai là ai.

Tôi đang cố gắng làm rõ ràng cho bạn rằng ai là ai cũng chẳng thành vấn đề gì cả. Những bức tượng đó không biểu diễn cho thân thể vật lí; chúng biểu diễn cho im lặng tâm linh, duyên dáng tâm linh, an bình tâm linh. Nếu bạn ngồi đó, bạn sẽ bị nhận chìm nếu bạn không phải là người Jaina - bởi vì người Jaina đi cùng định kiến.

Đi mà tìm hiểu xem tại sao hai mươi bốn bức tượng này đích xác hệt như nhau. Lí do là, kinh nghiệm bên trong là một - dù nó xảy ra cho Adinatha hay cho Mahavira hay cho Phật Gautam, điều đó không thành vấn đề. Ngọn lửa bên trong và hương thơm và im lặng sẽ bao quanh bạn. Chỉ ngồi im lặng, để cho nó xảy ra. Đừng vội vàng gì.

Cho nên chúng ta không biết mấy về tên, chúng ta không biết khi nào họ sinh ra, chúng ta không biết khi nào họ trở nên chứng ngộ, nhưng chúng ta biết rằng bùng nổ bất thần của ánh sáng đã xảy ra trong một con người. Chúng ta đã tính chỉ những người này trong lịch sử của mình.

Và điều liên quan tới vật lí chúng ta đã xoá bỏ đi khỏi lịch sử phương Đông. Nhưng chúng ta đã nhớ, và chúng ta liên tục nhớ... và nếu bạn ngồi trước tượng Phật bên ngoài lối vào, chỉ ngồi im lặng, bạn sẽ ngạc nhiên lần đầu tiên bạn cảm thấy được thảnh thơi thế, an bình thế, không lo nghĩ thế. Hình dạng của tượng tạo ra không gian nào đó và năng lượng nào đó.

Điều này đã được phát hiện ra vào những ngày đầu của thế kỉ này khi có háo hức lớn lao về những kim tự tháp Ai Cập. Chúng đã hoàn toàn bị bịt kín. Khi một kim tự tháp được mở ra - kim tự tháp đầu tiên - đã có an bình kì lạ bên trong, hương thơm kì lạ bên trong.

Và điều thách đố nhất đưa ra ánh sáng là một con mèo phải đã chết từ hàng trăm năm trước đây rồi, nhưng không bị thối rữa thân thể. Cứ dường như là nó vừa mới chết thôi. Họ không thể tin được vào điều đó bởi vì tháp chứa hài cốt đã ba nghìn năm rồi, và nó chưa bao giờ bị mở ra.

Khi họ đóng cánh cửa cuối cùng, bằng cách nào đó con mèo này phải đã chui vào, và còn lại ở trong, và tất nhiên phải chết; không có cách nào ra cả. Nó phải đã chết từ ba nghìn năm trước đây, nhưng vấn đề là không có sự thối rữa.

Và các nhà khoa học trở nên quan tâm rằng có lẽ hình dạng của kim tự tháp tạo ra một không gian nào đó mà trong đó không cái gì có thể chết. Cái chết tới bởi vì không có thức ăn, không có nước, nhưng kim tự tháp đã giữ con mèo này cứ dường như vẫn sống như bất kì con mèo nào có thể sống.

Bây giờ trên thị trường thế giới có bán những kim tự tháp nhỏ. Bạn chỉ ngồi dưới kim tự tháp này trong một giờ và bạn sẽ thấy thay đổi nào đó; bạn không còn vội vàng nữa, bạn không có căng thẳng nào. Chiếc tháp đựng hài cốt đã làm điều gì đó, nhưng nó vẫn là một bí ẩn.

Các Phật tử cũng đã làm các tháp đựng hài cốt: ở Ấn Độ, Bodhgaya, nơi Phật trở nên chứng ngộ... ở Sanchi, nơi nhiều chư phật đã trở nên chứng ngộ. Nhưng không ai dường như quan tâm tới ngoại trừ kiến trúc của chúng. Việc nghiên cứu kiến trúc không phải là cách tìm ra điều bí ẩn của việc tại sao những tháp này lại được làm ra theo cách nào đó.

Ở Ấn Độ, ở Tây Tạng, ở Trung Quốc, ở Nhật Bản, ở Ceylon - bất kì nơi nào Phật giáo tới, những tháp này, những đài kỉ niệm này đều được dựng lên để cho một chỉ dẫn rằng không ai chết cả; chỉ thân thể và tâm trí bị bỏ lại sau còn bạn mở rộng đôi cánh của tâm thức. Và lần đầu tiên khi tất cả các cánh cửa chớp đều bị phá vỡ và toàn thể trời xanh là vương quốc của bạn.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đã theo học với nhiều thầy, nhưng họ không phải là các thầy... và chắc chắn ông ấy không sẵn sàng là đệ tử. Khoảnh khắc ông ấy gặp Qui Sơn Linh Hựu, bỗng nhiên một làn gió mới, một hương thơm mới thoảng qua ông ấy.

Họ gặp gỡ trên con đường mòn nhỏ trên núi. Ông ấy không thể cưỡng lại được... con người này toả mùi thơm như gỗ đàn hương và có ánh sáng bao quanh mình, thoải mái thế.

Ông ấy quay lại và hỏi Qui Sơn Linh Hựu, "Thầy có thể nhận tôi làm đệ tử được không?"

Qui Sơn Linh Hựu nhìn vào ông ấy. Qui Sơn Linh Hựu nói, "Ta chưa bao giờ bác bỏ ai cả, điều đó sẽ là sự sỉ nhục - mặc dầu ta biết, nhìn vào ông, rằng đó sẽ là nhiệm vụ lâu dài. Nhưng nếu ông sẵn sàng đi trên cuộc hành hương dài lâu cùng ta, thì có lẽ điều có thể xảy ra bây giờ có thể xảy ra thật."

Qui Sơn Linh Hựu có một nghìn sư-đệ tử, và họ tất cả đều phân vân rằng, trong khi đã có một hội chúng mang tính sĩ phu lớn thế, ông ấy lại đã chọn một nông dân, vô giáo dục, người thậm chí còn không biết tới cái tên của kinh Phật. "Sao thầy quan tâm thế tới anh ta vậy?" Và họ đều là những kẻ sĩ lớn với kỉ luật cao quí, người đã từng ở với thầy nhiều năm - và, "Đây là người mới tới, một dân làng."

Qui Sơn Linh Hựu nói với các đệ tử khác, "Hôm nay anh ta còn chưa sẵn sàng, anh ta mới là hạt mầm. Nhưng ngày mai các ông sẽ biết tại sao ta đã chọn anh ta. Ta đang cố gắng nhắm hai đích trong một biến cố. Nếu con người này có thể trở thành phật, thế thì cánh cửa mở ra cho tất cả mọi người." Và ông ấy đã làm điều đó thành lời hứa rằng ông ấy sẽ không rời khỏi thân thể chừng nào Ngưỡng Sơn Huệ Tịch còn chưa làm cho toàn thể hội chúng các đệ tử thoả mãn rằng thầy đã không sai.

Lời kinh:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Một lần, khi vẫn còn sống cùng thầy, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nói với Qui Sơn Linh Hựu, "Phật thực cư ngụ ở đâu?"

Qui Sơn Linh Hựu đáp, "Bằng sự tinh tế của ý nghĩ vô ý nghĩ, suy tư về sự chói sáng tâm linh vô biên. Suy tư về nó cho tới khi trở về nền tảng của bản thể, bản tính trú ẩn tự nhiên, và hình dạng của nguyên tắc không phân đôi. Đây là phật thực."

Nghe thấy lời này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch được chứng ngộ.

Đó là một sự vụ rất kì lạ.

Giáo dục kiểu phương Tây ở mọi nơi đã làm cho chúng ta bị rất giới hạn và một chiều. Cho nên nếu bạn đọc điều này bạn sẽ đơn giản cười. Bạn có thể hiểu từng lời và những ngụ ý của nó, nhưng đấy không phải là điều thực đang xảy ra giữa Qui Sơn Linh Hựu và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.

Một lần, khi vẫn còn sống cùng thầy, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nói với Qui Sơn Linh Hựu, "Phật thực cư ngụ ở đâu?"

Qui Sơn Linh Hựu đáp, "Bằng sự tinh tế của ý nghĩ vô ý nghĩ, - khi tâm trí vô ý nghĩ và chỉ trống rỗng, đó là ngôi chùa của phật - suy tư về nó cho tới khi trở về nền tảng của bản thể, bản tính trú ẩn tự nhiên, và hình dạng của nguyên tắc không phân đôi. Đây là phật thực."

Bao giờ cũng đi vào trong sự thống nhất với vũ trụ. Phân đôi là phân chia; không phân đôi là không phân chia, không phân chia bất kì loại nào. Suy tư về nó, và chính việc suy tư này... bạn sẽ không tìm thấy phật; bạn sẽ tìm thấy bạn là phật. Sẽ không có hai, bởi vì điều đó sẽ tạo ra phân đôi. Sẽ không có bạn đứng nhìn vào phật. Bạn sẽ hội nhập vào im lặng, biến mất trong kinh nghiệm đại dương của tâm thức, thanh thản vĩnh hằng của sự tồn tại. Không có người biết và không cái gì được biết, nhưng mọi thứ hiện hữu. Cái 'hiện hữu' này là phật.

Nghe thấy lời này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch được chứng ngộ.

Điều này gây khó khăn cho tâm trí hiện đại. Làm sao người ta có thể trở nên chứng ngộ chỉ bởi việc nghe có vài dòng thôi? Bạn có thể cứ đọc mãi những dòng này đọc đi đọc lại, bạn vẫn không trở nên chứng ngộ; bạn đơn giản trở thành rồ.

Ở phía dưới, cái gì đó khác đang xảy ra. Trong khi thầy nói, đệ tử không chỉ nghe bởi vì anh ta có tai. Đệ tử nghe bằng toàn bộ bản thể của mình, bằng mọi thớ thịt của con người mình; không chỉ bằng tai, anh ta cũng còn nghe bằng mắt, nhìn vào thầy; anh ta còn cảm thấy thầy, rung động của thầy. Đó là hiện tượng toàn bộ. Anh ta đã quên mất bản thân mình và biến mất trong phát biểu vô biên này.


Khoảnh khắc bạn quên mất bản thân mình và chỉ tâm thức im lặng còn lại, bạn đã về nhà. Chứng ngộ không phải là cái gì đó đặc biệt; nó ẩn bên trong bạn, sự huy hoàng ẩn kín của bạn. Chỉ vì bạn quá bận tâm với thế giới bên ngoài đến mức bạn có thể quên mất mọi thứ, đặc biệt những thứ rất hiển nhiên.





Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, việc chia khẩu phẩn đã được đưa vào và mọi người đều phải xuất hiện trước khi quan chức chia khẩu phần thu lấy tem phiếu. Thomas Alva Edison, một nhân vật nổi tiếng thế giới - tất cả mọi tiện nghi và sự thoải mái của bạn, phần lớn trong chúng đều là từ Edison; ông ấy đã phát minh ra hàng nghìn thứ - ông ấy cũng đang đứng xếp hàng. Và khi ông ấy tới gần đầu hàng hơn, mọi người rời đi, đem theo tem phiếu của mình, và cuối cùng viên thư kí hô lên, "Bây giờ là lúc cho Thomas Alva Edison."

Edison nhìn quanh đây đó; ông ấy chẳng thấy ai cả. Một hàng dài ở sau ông ấy. Ai đó từ đằng sau nói, "Cứ như tôi biết, người đang đứng trước ông là Thomas Alva Edison."

Edison nói, "Có lẽ tôi có thể là người đó, nhưng trong năm mươi năm chẳng ai đã dùng tên tôi trước tôi." Ông ấy nổi tiếng thế; tại đại học ông ấy được gọi là 'giáo sư', không ai dùng tên ông ấy cả. Và ông ấy mê mải và dấn thân vào các thực nghiệm của mình, ông ấy không có thời gian để gặp mọi người, để nói với mọi người. Ông ấy là một người tuyệt đối một mình trong đám đông. Ông ấy đã quên mất tên riêng của mình - năm mươi năm là một khoảng thời gian dài.

Nếu không ai dùng tên bạn, bạn cũng sẽ quên, hay bạn có thể nghĩ, "Có lẽ mình đã nghe thấy cái tên này ở đâu đó xa xôi rồi, xa lâu rồi, như tiếng vọng, nhưng mình không thể đảm bảo được điều đó. Mình phải tìm nhân chứng."

Bây giờ, nếu cái tên của bạn không được những người khác dùng do sự kính trọng và tình yêu, thì chính bản thân bạn cũng sẽ không dùng nó. Một cách tự nhiên, không được dùng tới trong năm mươi năm - và tên là một phương thức tuỳ tiện - Edison đã quên mất tên mình.

Nhưng bạn đã quên mất bản thể bên trong nhất của mình. Mất mát của ông ấy không hẳn đã là mất mát, chỉ là cái nhãn. Mất mát của bạn còn sâu sắc và lớn lao hơn nhiều. Hàng thế kỉ bạn đã sống, nhưng bạn không biết mình là ai.

Bùng nổ của chứng ngộ là: Bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết về bản thể vĩnh hằng của mình.

Về sau, khi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch tự mình đã trở thành thầy, Qui Sơn Linh Hựu gửi cho ông ấy một tấm gương làm quà tặng. Khi ông ấy vào phòng các sư đang tụ hội, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch giơ chiếc gương lên và nói với hội chúng, "nói cho ta biết liệu đây là gương của Qui Sơn Linh Hựu hay gương của Kyizan. Nếu người nào nêu câu trả lời đúng, thì ta sẽ không đập vỡ chiếc gương này."

Đây là cách thức trong Thiền những vấn đề rất tinh tế và rắc rối trở thành quan trọng vô biên. Với người ngoài nó có vẻ là câu hỏi ngu xuẩn.

Ngay chỗ đầu tiên, bạn nên nhớ rằng gửi gương như món quà - ông ấy mới khai trương thiền viện mới, ông ấy sẽ là thầy - việc gửi tấm gương cho ông ấy là để nhắc ông ấy: "Chớ quên nhé. Gương này sẽ nhắc nhở ông rằng bất kì điều gì gương phản chiếu đều không phải là ông. Nhưng bất kì ai chứng kiến sự phản chiếu trong tấm gương, đó là phật tính của ông."

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đã vươn tới những đỉnh cao này. Ông ấy nói với hội chúng các sư:

"nói cho ta biết liệu đây là gương của Qui Sơn Linh Hựu hay gương của Kyizan. Nếu người nào nêu câu trả lời đúng, thì ta sẽ không đập vỡ chiếc gương này."

Chẳng ai trả lời, và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đập vỡ chiếc gương.

Để trả lời câu hỏi này cần có con người của chứng ngộ. Một cách tự phát ông ấy sẽ đáp ứng - hàng nghìn cách thức được mở ra - nhưng vẫn còn im lặng, câm bặt, đơn giản bầy tỏ dốt nát của bạn, vô nhận biết của bạn. Và việc đập vỡ gương của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch chỉ để làm ra việc bắt đầu cho điều sẽ xảy ra trong thiền viện của ông ấy.

Nếu bất kì ai đã chứng ngộ, người đó có thể đã làm bất kì điều gì. Người đó có thể tới và tát Ngưỡng Sơn Huệ Tịch và giằng lấy tấm gương từ ông ấy, và nói với hội chúng, "Gương này là của ta! Không cần phải đập vỡ nó." Hay bất kì cái gì!

Gương không của ai cả. Và việc dùng món quà của thầy vào ngày đầu tiên của buổi lễ khai trương... việc đập vỡ tấm gương là điều không hay. Cần có ai đó đập vào mặt Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, điều sẽ cứu được tấm gương! Nhưng không ai đủ chứng ngộ cả.

Bạn sẽ bắt gặp nhiều sự vụ, và khi bạn nghe nói về chúng, nghĩ rằng bạn đã ở đó; nhắm mắt lại và cảm thấy năng lượng đã tụ hội trong thiền viện của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch; bạn đã làm gì?

Điều đó làm tôi nhớ tới:

Một thiền sư vĩ đại có hai cánh trong thiền viện của mình, và ông ấy có một con mèo đẹp. Mọi người đều yêu con mèo đó, và mọi người đều công bố rằng, "Tất nhiên thầy không thể sở hữu thứ gì được, cho nên nó phải thuộc về cánh phải," hay "nó thuộc về cánh trái."

Mọi sự trở nên nóng bỏng đến mức một hôm thầy phải gọi toàn thể hội chúng của cả hai cánh, để nói, vừa chỉ vào con mèo và chiếc kiếm, "Các ông có thấy con mèo này và chiếc kiếm này không? Nếu bất kì ai có thể trả lời được - đây là câu hỏi về con mèo này và chiếc kiếm này - nếu bất kì ai có thể trả lời được, thì con mèo sẽ thuộc về người đó. Nếu không ai trả lời thế thì chỉ có một khả năng cho ta giải quyết sự tranh cãi và tranh chấp nóng bỏng này là chặt con mèo làm đôi và chia nó cho cánh phải và cánh trái."

Sự ớn lạnh lớn len vào mọi người, nhưng câu trả lời đúng là gì?

Thấy sự im lặng của họ, thầy chặt con mèo làm đôi. Thầy đem nửa con mèo đầy máu cho mỗi bên. Vừa lúc đó Liệt Tử, người sẽ là người kế tục của của thầy và vừa đi làm vài việc từ chợ về, đi vào và tát thầy, và nói với thầy, "Lão già ngu xuẩn! Lão đã giết con mèo đẹp một cách không cần thiết."

Thầy cười và nói, "Liệt Tử, nếu như ông mà ở đây thì con mèo đáng thương này vẫn còn sống."

Thiền có ngôn ngữ riêng của nó. Đặc biệt nhất, nó cần dũng cảm, tự phát, sáng tỏ, và rồi từ sáng tỏ đó bất kì điều gì bạn làm cũng đều phải cả.

Isa đã viết:

Cây mận nở hoa:

Mùa xuân của ta

là cực lạc

Bạn quán tưởng.

Cây mận nở hoa:

Mùa xuân của ta

là cực lạc

Nếu bạn bắt đầu nhìn một cách im lặng vào mọi thứ, hoa hồng sẽ trở thành cực lạc của bạn, núi non sẽ trở thành cực lạc của bạn, cây trần trụi không lá sẽ trở thành cực lạc của bạn. Cực lạc là im lặng hoàn toàn, quan sát, chứng kiến cái đẹp vô biên bao quanh bạn. Cái đẹp này mang chất rượu. Trải nghiệm cái đẹp này quanh mình, bạn quên mất những điều nhỏ bé. Cuộc sống của bạn trở thành cuộc sống vàng.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Mặt nguyên thuỷ của chúng tôi có phải là mặt của nhân chứng không? Có phải là chúng tôi sống như kẻ quên lãng, quên mất rằng chúng tôi đã chấp nhận một cách tuỳ tiện thân thể và tâm trí, và rằng chứng ngộ đơn giản là việc lấy lại kí ức của chúng tôi không?

Đúng đấy, Maneesha. Bạn đã cô đọng trong câu hỏi của mình toàn bộ câu trả lời.

Nhưng cô ấy lại viết tiếp:

T.b Sao Thầy gọi tôi là Maneesha "nghèo nàn"?

Thạch Đầu Niskriya, cho Maneesha nghèo nàn một cú đánh ra trò.

(Niskriya gõ nhẹ lên đầu Maneesha bằng chiếc thiền trượng của mình.)

Tôi gọi bạn là "Maneesha nghèo nàn" bởi vì có nghèo của thế giới bên ngoài, và có nghèo của thế giới bên trong. Tôi chống lại nghèo của thế giới bên ngoài, nhưng tôi không chống lại nghèo của thế giới bên trong. Nghèo của thế giới bên trong nghĩa là: không bản ngã, không tự hào, không kiêu ngạo, khiêm tốn thuần khiết, cứ dường như bạn không có đó. Và điều bắt đầu 'dường như' chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy nó là vậy. Không có nhu cầu gọi nó là 'dường như'.

Bất kì khi nào tôi gọi bạn, Maneesha, "Maneesha nghèo nàn," đó là để đánh thức trong bạn im lặng, an bình, nở hoa, mùa xuân.

Bởi vì điều này, Phật hay gọi các sannyasins của mình - ngược với toàn thể truyền thống của Ấn Độ - là bhikkshu - khất sĩ, người ăn xin. Nhưng người đó là kẻ ăn xin ở bên ngoài. Người đó càng trở thành mang tính ăn xin ở bên ngoài, bản thể bên trong của người đó càng trở nên phong phú.

Cái nghèo của người khiêm tốn, cái nghèo nàn của người hồn nhiên, cái nghèo nàn của thiền nhân im lặng không phải là nghèo nàn. Qua cái nghèo này bạn đang hấp dẫn toàn thể thế giới. Toàn thể bầu trời xanh trở thành nhỏ hơn bạn.

Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.

Vào ngày định mệnh đó trên Đồi Calvary, Jesus đã bị treo trên cây thánh giá bốn tiếng rồi, và ông ấy ngày một yếu hơn.

Bỗng nhiên ông ấy thấy Moseki, đệ tử người Ba Lan của mình, trong số những khuôn mặt trong đám đông ở dưới.

"Moseki, Moseki," Jesus hổn hển nói với người Polack. "Moseki, lại đây; ta có thông điệp cho ông và dân tộc ông."

Moseki nhảy điệu simmi tới cây thánh giá, đưa tai lên sát cạnh Jesus và nói, "Dạ vâng, thưa ngài, thông điệp cho chúng tôi người Polacks là gì?"

"Thời nay là nguy hiểm cho các đệ tử Ba Lan của ta," Jesus thì thào, "cho nên chừng nào ta còn chưa quay lại, thì cứ câm đi!"

Bé Ernie bước vào phòng ngủ của bố mẹ và thấy bố nó đang đeo bao cao su.

"Này, bố," Bé Ernie nói. "Bố làm gì thế?"

"Úi, e hèm... Bố đang định đi săn thỏ đây," ông bố ngượng ngùng lắp bắp.

"Thật à?" Ernie nói. "Bố định làm gì khi tới chúng, Bố? Đéo chúng à?"

Bé Ernie và Bé Sally đang thảo luận con trai lớn và con gái lớn làm gì với nhau khi họ một mình trong đêm.

"Đằng ấy nghĩ họ làm gì?" Sally hỏi.

"Tớ không chắc," Ernie đáp. "Nhưng tớ biết cách để tìm ra. Đêm nay, khi chị tớ Suzy đem bạn trai vào phòng khách, tớ sẽ trốn sau rèm và xem họ."

"Ý hay đấy!" Bé Sally nói. "Rồi mai cậu kể lại cho tớ về điều đó nhé." Sáng hôm sau, hai đứa bé gặp nhau.

"Sally!" Bé Ernie kêu lên đầy kích động. "Cậu không thể tin được điều đã xảy ra đêm qua đâu. Tớ đang chơi sau tràng kỉ, thì chị tớ, Suzy, và bạn trai của chị, Herbert, về nhà. Họ ngồi lên ghế tràng kỉ và không biết tớ có đó.

"Họ nói một lúc, rồi Herbert tắt gần hết đèn. Suzy phải bị lạnh, bởi vì anh ấy quàng tay quanh lưng chị ấy và thổi hơi thở nóng lên cổ chị ấy.

"Tớ đoán chị ấy phải đã cảm thấy ốm, bởi vì mặt chị ấy trong buồn cười lắm. Anh ấy phải cũng nghĩ như vậy nữa, bởi vì anh ấy cho tay vào trong áo lót của chị ấy để xem tim - hệt như bác sĩ ấy. Trừ mỗi việc anh ấy thì không thạo như bác sĩ, vì anh ấy dường như khó tìm thấy nó!

"Tớ đoán anh ấy cũng bị ốm nữa, vì ngay khi đó cả hai bắt đầu thở hổn hển và thở hết sức. Tay kia của anh ấy phải khá lạnh bởi vì anh ấy đặt nó vào dưới quần lót của chị ấy.

"Vào lúc này, Suzy lại còn trầm trọng hơn và bắt đầu rên rỉ và bắt đầu quằn quại và trượt dần đến đầu tràng kỉ.

"Đây là lúc cơn sốt bắt đầu! Tớ biết nó là cơn sốt bởi vì Suzy bảo Herbert chị ấy đang thực sự nóng.

"Cuối cùng, tớ thấy điều làm cho họ bị ốm. Một con rắn lớn nhảy ra từ quần của Herbert, và đứng đó - nó phải dài tới ba mươi centimet! Không thể nào tin nổi! Suzy thực sự sợ. Mắt chị ấy mở to và mồm chị ấy há ra và chị ấy bắt đầu kêu, 'Lạy Chúa!' hay cái gì như vậy. Chị ấy nói nó là cái lớn nhất mà chị ấy đã từng trông thấy!

"Dẫu sao đi chăng nữa, Suzy cũng mạnh bạo hơn và cố gắng giết nó bằng việc cắn đứt đầu nó! Tớ đoán nó cắn vào lưng chị ấy, bởi vì bỗng nhiên chị ấy làm tiếng động và bỏ ra. Thế rồi chị ấy nắm lấy nó bằng cả hai tay và giữ chặt nó trong khi Herbert lấy cái bịt mõm bằng nhựa từ túi quần và trùm lên đầu con rắn để giữ cho nó khỏi cắn lần nữa.

"Thế rồi Suzy và Herbert nằm lên tràng kỉ và cố gắng kẹp con rắn ở giữa họ. Nhưng con rắn tạo nên một cuộc vật lộn dữ dội. Họ cả hai bắt đầu rên rỉ và kêu ré và gần như lật cả chiếc tràng kỉ! Và sau trận vật lộn lâu dài họ cuối cùng đã dừng lại và thở dài.

"Khi Herbert đứng dậy, tớ có thể nói rằng con rắn đã chết. Nó mềm rũ và chỉ treo ở đó.

"Cậu biết đấy, Sally, tớ nghĩ họ là những người bạo dạn nhất mà tớ biết."

"Sao lại thế?" Sally hỏi.

"Bởi vì," Ernie đáp, "khi Herbert ra về, anh ấy và Sally quyết định lại làm cùng việc đó vào tuần sau!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào bên trong bằng toàn bộ tâm thức của bạn, với sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng, và xuyên vào chính trung tâm của bản thể bạn.

Trung tâm của bạn cũng là trung tâm của vũ trụ. Chúng ta tất cả đều được nối ở trung tâm. Trên chu vi chúng ta là những nhân cách khác nhau.

Đi ngày một sâu hơn.

Đây là chính cội nguồn cuộc sống của bạn. Đi sâu vào trong nó, nó sẽ làm tươi lại bạn, làm trẻ trung lại bạn. Nó sẽ đem tự do tới cho bạn thoát khỏi mọi cái vô nghĩa mà xã hội đã rót vào tâm trí bạn.

Khoảnh khắc này bạn là phật. Chỉ chứng kiến, không làm gì - cùng chiếc gương mà Qui Sơn Linh Hựu đã gửi cho Ngưỡng Sơn Huệ Tịch làm quà tặng. Gương chỉ chứng kiến.

Để làm điều đó được rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi và chứng kiến thân thể tách rời khỏi bạn, tâm trí tách rời khỏi bạn. Sự đồng nhất duy nhất của bạn là việc chứng kiến. Từ tiếng Phạn cho chứng kiến là phật.

Các bạn là vài người được ân huệ trên trái đất hôm nay, người đang đi vào con đường vàng cổ đại dẫn bạn tới cái vĩnh hằng, cái bất tử. Dần dần các bạn bắt đầu tan chảy, và Thính phòng Phật Gautam trở thành cái hồ tâm thức thuần khiết: tất cả các bạn chia sẻ một phật.

Các bạn có thấy thay đổi trong bầu khí hậu bên trong của mình không?

Mùa xuân chưa tới sao?

Hoa của niềm vui còn chưa mưa rào lên bạn sao?

Khoảnh khắc này không phải là khoảnh khắc quí báu nhất sao, bởi vì bạn đang ở nhà? Là phật đơn giản nghĩa là ở nhà.

Chẳng mấy chốc Nivedano sẽ gọi các bạn dậy. Trước khi anh ấy đánh tiếng trống, thu lấy thật nhiều nhất kinh nghiệm này. Đem tất cả những hoa đó ra chu vi của bạn.

Điều tối thượng trong việc tìm kiếm chân lí là đem phật ẩn kín vào những hành động thường ngày của bạn, các cử chỉ, lời nói, im lặng.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng nhớ bạn đang tới với duyên dáng của phật, với im lặng và niềm vui của phật.

Ngồi vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng, để nhớ lại nơi bạn đã ở, con đường vàng bạn đã đi; và bạn đã quay lại trên cùng con đường đó. Người ta phải cứ lặp lại - đi vào, đi ra, đi vào, đi ra - và dần dần việc đi này trở thành sâu sắc tới mức bạn không cần quay lại, bạn có thể vẫn còn là phật trong thế giới.

Tôi chống lại mọi sự từ bỏ. Triết lí của tôi là sống trong thế giới đẹp đẽ này với duyên dáng và tình yêu và phúc lạc.

Đó là cơ hội lớn cho việc nở hoa. Đừng bỏ lỡ nó.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục

Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post