Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (Kyozan)
Người Thực Của Thiền – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 2. Thiền Giống Như Hoa Dại
Nghe hoặc Tải MP3 'Ngưỡng Sơn Huệ Tịch - Người Thực Của Thiền' ê
Thưa Thầy kính yêu của
chúng tôi,
Một lần, thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch hỏi ông ấy, "Niết bàn
Kinh có bốn mươi chương về giáo huấncủa Phật. Bao nhiêu chương trong số này là
giáo huấn quỉ?"
"Tất cả chúng," Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đáp.
Thầy bình: "Từ giờ trở đi không ai sẽ có khả năng làm điều
người đó muốn với ông."
Rồi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch hỏi: "Từ giờ trở đi, kiểu sống của
tôi phải là gì?"
Thầy ông ấy đáp, "Ta ngưỡng mộ mỗi con mắt ông; ta không
quan tâm tới phía thực hành của vấn đề."
Một lần một sư hỏi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, "Thầy có thể giải
thích thân luật được không?"
"Ta không thể giải thích được," Ngưỡng Sơn Huệ Tịch
nói, "nhưng có một người có thể giải thích được."
Rồi sư này nói, "Người có thể giải thích được điều đó ở đâu
vậy?"
Bằng cách đáp ứng, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch ném ra chiếc gối.
Thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, khi nghe thấy cuộc trao đổi này,
nói, "Ngưỡng Sơn Huệ Tịch dùng lưỡi kiếm."
Maneesha, Thiền vừa là
tôn giáo vừa là cách mạng chống lại tôn giáo; điều này làm cho mọi người lẫn lộn.
Nhưng việc này không gây lẫn lộn. Cái gọi là các tôn giáo đã trở thành bị hoá
thạch - chúng không còn thở nữa, chúng không còn ca hát nữa, chúng không còn nhảy
múa nữa. Chúng đã trở thành chính trị có tổ chức ẩn kín.
Chống lại tất cả những
điều này Thiền là cuộc cách mạng, và bằng cuộc cách mạng này Thiền nghĩ tôn
giáo có thể được làm thuần khiết, được nâng lên tới những ngôi sao cao nhất của
khả năng của nó. Do đó mới có sự kì lạ của Thiền. Nó là tôn giáo nhưng không giống
bất kì tôn giáo nào khác. Ngay cả Phật tử cũng không chấp nhận Thiền là Phật
giáo đích thực.
Khoảnh khắc kinh nghiệm
trở thành việc giải thích, thành triết lí, thành lí thuyết, nó mất sức sống. Nó
có thể bắt giữ nhiều người vào trong toán của nó nhưng những người này sẽ là những
người muốn có tôn giáo với giá rất rẻ mạt.
Tôn giáo cần bạn mạo hiểm
tất cả, không cái gì còn lại mà có tác dụng. Do đó tôn giáo có tổ chức - Ki tô
giáo, Do Thái giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Jaina giáo, Phật giáo - chúng
không chỉ cho bạn ý tưởng giả về tính tôn giáo, chúng còn ngăn cản bạn tìm kiếm
tính tôn giáo đúng. Khi bạn nghĩ rằng mình đã có tôn giáo đúng trong tay, không
cần tìm kiếm vì nó nữa.
Tôi đồng ý với Karl
Marx về điểm này, khi ông ấy nói: "Tôn giáo là thuốc phiện cho mọi người."
Họ đã an ủi... hàng thế kỉ. Họ đã không làm bất kì công việc sáng tạo nào cho
tâm thức, mà họ cũng chẳng làm giầu có cho trái đất này, cái đẹp của nó và tính
sản xuất của nó. Ngược lại họ đã dạy mọi người từ bỏ thế giới này - và đây là
thế giới duy nhất chúng ta biết.
Ai đó với tầm cỡ như Phật
Gautam là tuyệt đối cần thiết vào thời của ông ấy để tuyên chiến thường xuyên với
những người có thái độ tiêu cực đối với cuộc sống. Họ chỉ đếm gai trong bụi hồng
và, trong số bao nhiêu gai đó, một cách tự nhiên họ quên mất những bông hồng đẹp.
Nhìn một cách tích cực, khẳng định, nhìn với tình yêu thì họ trước hết phải đếm
hoa chứ; họ phải trở nên được chìm ngập bởi hương thơm của hoa.
Và thế thì những cái
gai kia sẽ xuất hiện trong hoàn cảnh hoàn toàn khác. Những gai kia sẽ xuất hiện
như các vệ sĩ, như lớp giáp bảo vệ quanh hoa hồng; đó là chức năng của chúng.
Cùng dòng nhựa sống trở thành hoa hồng cũng trở thành gai. Tại cội nguồn chúng
tới từ cùng gốc; chúng không thể là kẻ thù được. Nhưng tất cả các tôn giáo đều
sợ một điều: rằng tôn giáo có thể trở thành dòng sông sống động, thay đổi, biến
đổi. Nỗi sợ là ở chỗ nếu tôn giáo vẫn còn là dòng sông tuôn chảy... ai mà biết
được, mọi người ngày mai có thể thay đổi.
Mahavira đóng cửa không
cho bất kì cái gì khác được thêm vào. Ông ấy là tirthankara thứ hai mươi bốn.
Đó là con số cuối cùng; bây giờ không cái gì có thể được thêm vào cho Jaina
giáo nữa. Đó là trò chơi rất thủ đoạn.
Mohammed là nhà tiên
tri cuối cùng. Sao cứ phải nhấn mạnh mãi vào việc là người cuối cùng? Sao không
là người đầu tiên? Nhưng là người cuối cùng có nghĩa là bạn gần với cánh cửa.
Bây giờ Koran linh thiêng sẽ còn lại, mãi mãi và mãi mãi, là hướng dẫn và chỉ bảo
duy nhất cho các tín đồ. Điều đó không thể tính tới thay đổi hoàn cảnh; điều đó
không thể tính tới thay đổi tâm thức của con người, cái nhìn thay đổi và sâu sắc
vào thực tại. Người Ki tô giáo vẫn đang đợi Christ. Đây là những thủ đoạn - một
ngày nào đó Christ sẽ tới và ông ấy đã hứa với họ rồi, "Chẳng mấy chốc."
Cái "chẳng mấy chốc" này dường như rất dài... Ông ấy không thể quay lại
được. Ông ấy chỉ có thể tới trong cùng hoàn cảnh đó đã tồn tại ở Judea hai
nghìn năm trước. Bây giờ, chỉ tuyên bố bản thân mình là đứa con duy nhất của
Thượng đế... bất kì đứa trẻ nào cũng cười.
Hai đứa trẻ đang ngồi
trên bậu cửa nhà. Đứa nhỏ hỏi, "Em tự hỏi sao những giám mục và hồng y Ki
tô giáo này lại được gọi là 'cha'. Họ có con nào đâu."
Nhưng câu hỏi này, mặc
dầu nó bắt nguồn từ trẻ nhỏ - và điều bao giờ cũng được làm cho những câu hỏi của
trẻ con là, "Đợi đó. Vào đúng lúc, khi con chín chắn, con sẽ biết" -
ngay cả Jesus cũng chưa bao giờ hỏi điều đó. Và nếu bạn là đứa con duy nhất của
Thượng đế... thì Thượng đế khốn khổ thế sao? Và vào lúc đó tôi cho rằng chưa có
các phương pháp kiểm soát sinh đẻ đâu.
Sao ngài lại dừng lại ở
mỗi đứa con? Cùng vấn đề này nhìn ở góc khác. Ngài phải dừng lại ở Jesus bởi vì
ai đó về sau có thể tuyên bố, "Ta là con khác của Thượng đế." Nhưng vấn
đề là gì? Jesus không có bằng chứng hiển nhiên mà không thể bị hỏi. Bất kì kẻ
ngu nào... mà kẻ ngu thì đầy rẫy ra đấy, bạn cứ thử tìm một người và bạn sẽ thấy
cả nghìn!
Chuyện xảy ra ở
Baghdad, thủ đô của Mô ha mét giáo, là một người được đưa tới Khalif Omar. Ông
ta tuyên bố mình là sứ giả mới nhất từ Thượng đế. "Mohammed hoàn toàn phải
nhưng mọi sự đã thay đổi và hệ thống tôn giáo mới từ trực tiếp cội nguồn là cần
thiết."
Mohammed không thể bị
phớt lờ theo cách này.
Omar nói, "Nghe
đây. Ông sẽ bị đánh trong bẩy ngày - không thức ăn, không nước uống - và thế rồi
ta sẽ tới gặp ông trong ngục. Ta hi vọng vào lúc đó ông đã đổi ý mình."
Người này cười to. Ông
ta nói, "Đây đích xác là hướng dẫn cuối cùng của Thượng đế cho ta: 'Mọi
người sẽ không tin ông đâu. Ngay cả con người sáng suốt như Omar cũng sẽ thử
ông trước hết.' Cho nên ta sẵn đây cho ông thử." Ông ta bị tống vào ngục,
bị trói vào cột, bị lột trần truồng và bị đánh - không thức ăn, không nước uống,
không ngủ. Đấy là việc tra tấn thực.
Sau bẩy ngày khi Omar tới,
ông ta hỏi người này, người toàn thân rỉ máu, nhưng mắt người này vẫn lấp lánh,
chói sáng, "Ông đã đổi ý chưa?"
Người này nói, "Ta
đã nghĩ tới thay đổi nhưng bẩy ngày này đã chứng minh cho ta rằng ta là nhà
tiên tri. Đó là điều Thượng đế đã nói với ta, 'Ông sẽ bị tra tấn. Ông sẽ bị quấy
rối. Ông có thể bị giết.' Ông đã hoàn thành tất cả những điều này và đã làm cho
ta còn chắc chắn hơn. Ta đã có chút ít ngần ngại và cảm thấy chút ít bối rối để
tự gọi mình là sứ giả của Thượng đế."
Và ngay lúc đó tại cọc
bên cạnh một người khác cũng bị trói. Ông ta đã tới từ một tháng trước và ông
ta đã không tới cùng Koran nào, cùng bất kì thông điệp nào từ Thượng đế. Ông ta
tuyên bố rằng, "Bởi vì tất cả các nhà tiên tri đều đã thất bại - kể luôn cả
Mohammed - nên chung cuộc ta quyết định tự mình tới." Bây giờ điều này còn
quá thể hơn cả những nhà chính thống cuồng tín, phát xít. Người này từ chiếc cọc
của mình hét lên, "Omar, đừng bị kẻ kia lừa gạt. Sau Mohammed ta đã không
bổ nhiệm bất kì sứ giả nào đâu."
Tất cả các tôn giáo này
đều tóm ngang cổ mọi người. Tự do có nghĩa là không vâng lời. Quyết định lấy cuộc
sống riêng của bạn nghĩa là đi ngược lại tôn giáo có tổ chức, đạo đức, nét
riêng biệt của chủng tộc. Thiền có những đặc thù của riêng nó. Có lẽ nó là tôn
giáo duy nhất có thể được gọi là mang tính tôn giáo. Tôn giáo trở thành cứng nhắc
và định tâm, và thế rồi có đẳng cấp: giáo hoàng, hồng y giáo chủ, giám mục,
linh mục.
Thiền không có giáo huấn
cố định bởi vì mọi giáo huấn cố định sẽ trở thành lạc hậu vào ngày mai. Ngày
mai hoa mới sẽ tới trên bụi cây. Ngày mai lá mới sẽ mọc ra. Ngày mai nước mới sẽ
tuôn chảy từ Himalayas. Ngày mai chẳng cái gì sẽ có đấy mà bạn đã biết. Mọi
bình minh mới đều đem tới một thế giới hoàn toàn mới quanh bạn. Nếu nó trông
không mới thì đấy là vì bạn tiếp tục bám vào con mắt cũ.
Thiền mang tính nổi dậy
tại mọi điểm có thể. Nó làm tràn đầy trái tim tôi lòng biết ơn lớn lao vì những
con sư tử này. Ít nhất vài người đã từ chối lời mời, lời rủ rê trở thành nô lệ.
Ít nhất vài người đã gầm lên và tuyên bố tự do của họ với tù túng. Và đây là những
người thực sự duy nhất. Không may là họ không có nhiều.
Nhưng ngay cả vài người
đó đã chứng minh một điều là chắc chắn, rằng bạn cũng mang cùng tâm thức, đang
ngủ. Bạn đã không dám đi vào bên trong bản thân mình để tìm ra viên kim cương,
cái sẽ cho bạn toàn bộ vũ trụ như của bạn.
Giai thoại này... Và
Thiền không rất nghiêm chỉnh về mọi thứ. Nó có thể đã rất học thức; nó có thể
đã rất triết lí - như Bertrand Russell người đã viết một cuốn sách về toán học
và mất hai trăm năm mươi trang để biện minh rằng hai cộng với hai thực sự là bốn.
Thiền giống như hoa dại; nó mọc ở khắp nơi. Nó không cần nhiều nỗ lực; tất cả mọi
điều nó cần là việc đi sâu vào tâm thức bạn để cho bạn có thể thấy thế giới
quanh bạn rõ ràng hơn.
Bây giờ cái nhìn của bạn
về thế giới là rất nông cạn, rất tăm tối, và thế giới của bạn có vẻ rất nhỏ.
Khi bạn đi sâu vào bên trong bạn sẽ ngạc nhiên rằng thế giới cứ ngày một lớn
hơn, lớn hơn và lớn hơn, và một điểm xuất hiện khi bạn biết không có kết thúc,
không có đường biên của sự tồn tại. Việc được sinh ra trong sự tồn tại vô hạn
này đem tới phúc lạc vô biên và cực lạc lớn lao và cảm giác về vĩnh hằng.
Và Thiền đã tìm ra đúng
cách bằng những giai thoại nhỏ mà thậm chí trẻ con cũng có thể hiểu được, mặc dầu
cũng có thể là ngay cả người già lại không hiểu được. Một người càng già đi,
người đó càng trở nên hiểu biết - người đó biết mọi thứ. Đứa trẻ cởi mở và sạch
sẽ. Chức năng của thiền - và đó là ý nghĩa của Thiền - là đem thời thơ ấu lại
cho bạn, và từ đó trở đi đem tới việc nhìn vào cái đẹp, tính thượng đế, chân
lí, những điều bao giờ cũng có đó mà bạn chưa bao giờ nhìn vào nó.
Một lần, thầy của Ngưỡng
Sơn Huệ Tịch hỏi ông ấy, "Niết bàn Kinh có bốn mươi chương về giáo huấn của
Phật. Bao nhiêu chương trong số này là giáo huấn quỉ?"
Câu hỏi kì lạ, điều chỉ
có thể được hỏi trong bầu không khí Thiền. Bạn không thể hỏi trong tu viện Ki
tô giáo, "Bao nhiêu giáo huấn trong Kinh Thánh là giáo huấn của quỉ?"
Ý tưởng này đơn giản có vẻ vụng về. Nhưng trong Thiền bạn có thể hỏi bất kì cái
gì bởi vì chẳng cái gì thành vấn đề cả. Nó không phải là hệ thống nghiêm chỉnh,
triết lí. Hỏi câu hỏi như vậy... Niết bàn Kinh là một trong những kinh được
kính trọng nhất trong thế giới Phật giáo và nó chứa gần như mọi thứ bản chất mà
Phật đã nói. Nó được gọi là Niết bàn Kinh bởi vì nó kết thúc tại điểm bạn biến
mất. Toàn thể tiến trình của nó là cách giúp bạn biến mất.
Trước hết bạn trở nên
im lặng. Và khi im lặng này đi sâu hơn thì bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn không
phải là thân thể, rằng bạn không phải là tâm trí. Bạn đang sống trong thân thể
nhưng bạn không phải là nó. Bạn đang dùng tâm trí nhưng bạn không là nó. Khi im
lặng đi tới thanh thản, bạn bỗng nhiên trở nên nhận biết rằng, "Mình chỉ
là nhân chứng, nhân chứng của toàn thể thế giới và nhân chứng của thân thể mình
và tâm trí nữa." Chỉ một nhân chứng thuần khiết, một làn gió mát, một làn
gió thơm ngát.
Từ 'niết bàn' có nghĩa là thổi tắt ngọn nến. Phật đã chọn một từ thật hay cho điều tối thượng. Khi bạn biến mất vào đại dương tối thượng, giọt sương biến mất. Hay bạn có thể nói theo cách khác, giọt sương trở thành đại dương. Hay, bạn thậm chí có thể nói đại dương biến mất vào trong giọt sương. Nhưng cái gì đó biến mất, hệt như bạn đã thổi tắt ngọn nến cháy và có im lặng tuyệt đối và bóng tối.
Qui Sơn Linh Hựu hỏi,
"Niết bàn Kinh có
bốn mươi chương về giáo huấn của Phật. Bao nhiêu chương trong số này là giáo huấn
quỉ?"
Một câu hỏi như vậy
không thể được hỏi trong bất kì tôn giáo nào khác. Nhưng câu trả lời thậm chí
còn vĩ đại hơn.
"Tất cả
chúng," Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đáp.
Qui Sơn Linh Hựu đã
không trông đợi đến mức ấy. Lời của Phật, và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đang nói tất cả
chúng đều là lời quỉ! Và điều đó là hoàn hảo theo cùng cách tiếp cận của Phật tới
cuộc sống. Điều đó không qua sách vở, điều đó không qua lời.
Cho nên Qui Sơn Linh Hựu
sẽ cứ thuyết giảng Niết bàn Kinh, và đồng thời sẽ nhắc nhở các đệ tử của mình,
"Đừng níu bám vào bất kì kinh nào - Niết bàn Kinh hay Kim Cương Kinh - đừng
níu bám. Đây đơn giản là những bước chân đưa các ông tới sự biến mất tối thượng."
"Nếu các ông bắt đầu
nghĩ rằng những lời này của Phật... Các ông có thể bắt đầu yêu mến chúng, các
ông có thể trở nên gắn bó với chúng. Gắn bó là rất dễ dàng khi các ông yêu sách
vở. Và Niết bàn Kinh đầy những điều rực rỡ thế, với biết bao nhiêu cái đẹp; từng
lời đều ngụ ý nhiều thế. Dường như với con người không thể nào làm cho các lời
thành nhảy múa như thế này; người ta nhất định rơi vào yêu. Và tất nhiên Niết
bàn Kinh sẽ không nói không với các ông; nó chỉ là cuốn sách chết, giấy và mực
và chẳng cái gì khác."
Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nói
với thầy mình, "Tất cả chúng."
Điều đó đơn giản nghĩa
là: tất cả mọi lời đều chỉ là tiếng vọng của chân lí xa xăm. Đừng níu bám lấy
tiếng vọng đó; bằng không, ai sẽ khám phá chân lí? Tránh tiếng vọng đó đi.
Tất cả chư phật là gì?
- chỉ là tiếng vọng của chân lí tối thượng, chỉ là việc vọng lại tính vĩnh hằng
của bản thể bạn. Trải nghiệm điều họ nói, nhưng đừng níu bám lấy giải thích.
Có khó khăn nhiều thế.
Thứ nhất, người đã đi tới hiểu ra tâm thức tối thượng của mình gặp khó khăn về
cách truyền đạt nó. Không lời nào có khả năng truyền đạt nó. Bất kì điều gì người
đó nói, người đó lập tức nhìn và thấy nó không phải là đúng như nó đã có trong
kinh nghiệm. Việc giải thích đã rơi ra xa; nó đã phản bội.
Và thế rồi việc giải
thích lại được đệ tử đón bắt, lại là một thảm kịch khác, bởi vì đệ tử này sẽ
bình luận theo ước định của mình. Điều đó sẽ làm đổi nghĩa lần nữa. Và nếu đệ tử
này cũng bắt đầu dạy mọi người, thế thì chân lí đã bị bỏ lại xa đằng sau rồi.
Thậm chí không một tia sáng nào đi tới được chỗ xa xôi đó. Hàng trăm nhà huyền
môn vẫn còn im lặng chỉ bởi lí do này.
Cho nên khi Ngưỡng Sơn
Huệ Tịch nói, "Tất cả chúng," ông ấy không chỉ nói về Niết bàn Kinh
đâu. Ông ấy đang nói về tất cả các lời. Lời không có khả năng hàm chứa chân lí;
cách khác nào đó phải được tìm ra. Cách khác nào đó trở thành thiền.
Tâm trí phải bị gạt
sang bên, để cho nó không bắt đầu diễn giải. Và bạn phải đi sâu tới nơi cuộc sống
của bạn nảy sinh, dường như hoa hồng đi sâu hơn vào gốc rễ nơi mà nhựa sống nảy
sinh, biểu lộ thành tán lá lớn, thành hoa. Một khi bạn biết cội nguồn nguyên
thuỷ của mình, bạn cũng biết định mệnh tối thượng của mình.
Thầy bình: "Từ giờ
trở đi không ai sẽ có khả năng làm điều người đó muốn với ông."
Hiển nhiên, nếu tất cả
mọi lời đều vô dụng và mọi lời đều từ quỉ, thế thì chẳng có khả năng nào cho
trao đổi nữa, chẳng có đối thoại nào.
Một trong những triết
gia Do Thái nổi tiếng nhất, Martin Buber, đã làm việc cả đời mình trên mỗi chủ
đề: đối thoại. Tôi đã viết cho ông ấy một bức thư - tôi lúc đó còn rất trẻ -
nói, "Trong đối thoại của ông cái hai vẫn còn, và đối thoại là không xứng
đáng nếu nó không lên cao điểm thành một. Hai thân thể có thể có đó, nhưng một
tâm thức thôi." Tôi được tin báo rằng ông ấy đã chết. Tôi nói, "Thế
là may cho ông ấy. Nếu ông ấy còn sống thì tôi đã hành hạ ông ấy rồi. Bây giờ
ông ấy có thể nghỉ ngơi, trở và lật mình trong nấm mồ."
Nhưng người này trong cả
đời mình vẫn còn bận tâm tới một điều: rằng phải phát sinh đối thoại giữa các
tôn giáo, giữa các chính trị, giữa các ý thức hệ, giữa con người và con người.
Nỗ lực của ông ấy là phải, chiều hướng của ông ấy là phải, nhưng ông ấy đã
không đi tới điểm trở thành niết bàn. Hai chung cuộc phải trở thành một, bởi vì
chung cuộc chúng ta là một.
Thiền không phải là đối
thoại. Thiền là thoát ra khỏi tâm trí và dần dần đi vào trong thực tại đại
dương.
Rồi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch
hỏi: "Từ giờ trở đi, kiểu sống của tôi phải là gì?"
"Tôi phải làm gì
bây giờ? Nếu thầy nói ngay cả lời của Phật Gautam cũng là lời của quỉ, thế tôi
thì sao? Tôi đang thuyết giảng cho mọi người." Tất nhiên, bạn không thể
thuyết giảng mà không có lời.
Thầy ông ấy đáp,
"Ta ngưỡng mộ mỗi con mắt ông; ta không quan tâm tới phía thực hành của vấn
đề."
Không con người nào của
sức mạnh, sự toàn vẹn, tính cá nhân, đã bao giờ quan tâm tới phía thực hành của
sự việc. Nếu tâm thức bạn mà đúng thì nó sẽ xoay xở bằng cách nào đó cho phía
thực hành của bạn.
Một tâm thức hài hoà với
sự tồn tại là ở trong việc chăm nom của sự tồn tại. Bạn đã nói với sự tồn tại,
"Bây giờ điều đó là tuỳ ở ngài. Nếu ngài muốn tôi thở, tôi sẽ thở. Nếu
ngài không muốn tôi thở, tôi sẽ không thở. Mãi cho tới giờ tôi đã là một con
người tách biệt, bây giờ tôi làm tan biến cái tách biệt của mình."
Đó là điều Qui Sơn Linh
Hựu ngụ ý, "Ta ngưỡng mộ mỗi con mắt ông. Ông đã hiểu điều ta nói, nhưng
ta không quan tâm tới phía thực hành của vấn đề."
Sao ông ấy lại không
quan tâm tới phía thực hành của vấn đề? Không ai cần phải quan tâm cả. Trong bản
thể chứng ngộ của mình bạn đã trở thành một với vũ trụ. Bạn không còn nữa.
Sự tồn tại chăm sóc cây
cối và chim chóc và con vật, sao sự tồn tại lại không chăm sóc bạn? Trong thực
tế, bạn là đoá hoa vĩ đại nhất của sự tồn tại. Và khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn
đã đạt tới định mệnh của mình. Bây giờ mọi thứ đều do sự tồn tại chăm sóc; bạn
không cần lo nghĩ về nó.
Một lần một sư hỏi Ngưỡng
Sơn Huệ Tịch, "Thầy có thể giải thích thân luật được không?"
"Ta không thể giải
thích được," Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nói, "nhưng có một người có thể giải
thích được."
Rồi sư này nói,
"Người có thể giải thích được điều đó ở đâu vậy?"
Bằng cách đáp ứng, Ngưỡng
Sơn Huệ Tịch ném ra chiếc gối.
Thầy của Ngưỡng Sơn Huệ
Tịch, khi nghe thấy cuộc trao đổi này, nói, "Ngưỡng Sơn Huệ Tịch dùng lưỡi
kiếm."
Đã có mưu đồ gì đây?
Câu hỏi vừa được hỏi là có liên quan, bởi vì Phật nói bạn có nhiều thân, nhưng
thân tối thượng, cái là bất tử, ông ấy gọi là Thân của Luật. 'Luật' cho một ý
niệm khác với từ này. Ông ấy gọi nó là Pháp Thân - Body of Dhamma, thân của tự
nhiên. Bạn đã thu thập nhiều thân quanh nó; chúng tất cả sẽ phai nhoà đi. Duy
nhất thân đã di chuyển qua vĩnh hằng tới vĩnh hằng ông ấy gọi là thân đích thực
của bạn.
Và người đã hỏi Ngưỡng
Sơn Huệ Tịch lại hỏi chính điểm bản chất:
"Thầy có thể giải
thích thân luật được không?"
"Ta không thể giải
thích được," Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nói...
Những điểm này chỉ ra
khiêm tốn, những điểm này chỉ ra giản dị. Nếu ông ấy không thể giải thích được,
thì ông ấy sẽ không cố giải thích một cách tuỳ tiện. Ông ấy sẽ đơn giản chấp nhận
rằng, "Ta không thể giải thích nổi, nhưng có một người có thể giải thích
được."
Rồi sư này nói,
"Người có thể giải thích được điều đó ở đâu vậy?"
Bằng cách đáp ứng, Ngưỡng
Sơn Huệ Tịch ném ra chiếc gối.
Trong bất kì tham khảo
nào, trong bất kì hoàn cảnh nào, điều đó sẽ có vẻ ngớ ngẩn. Người này đang hỏi
một câu hỏi và bạn ném cho người đó chiếc gối của mình! Và đây là người có thể
cho bạn câu trả lời.
Cái gối đại diện cho
nghỉ ngơi toàn bộ, thảnh thơi toàn bộ, đi vào trong sâu tới mức thế giới bên
ngoài gần như giấc mơ thỉnh thoảng bạn thấy. Khi thế giới bên ngoài bắt đầu có
vẻ như ảo tưởng, bạn đã đi tới điểm trung tâm của bản thể mình. Có câu trả lời.
Câu trả lời là trong kinh nghiệm của bạn về sự nghỉ ngơi hoàn toàn.
Thầy của Ngưỡng Sơn Huệ
Tịch, khi nghe thấy cuộc trao đổi này, nói, "Ngưỡng Sơn Huệ Tịch dùng lưỡi
kiếm."
Người thường sẽ không
hiểu cái gì cả. Chỉ người có trí thông minh sắc bén như lưỡi kiếm mới có khả
năng hiểu.
Một câu trả lời hay ông
ấy đã đưa ra, nhưng bạn bị phân vân. Bạn chắc đã nhìn vào chiếc gối. Và làm sao
chiếc gối này giải thích được cho câu hỏi, "Thân tự nhiên tối thượng của
Phật là gì?" Nó chắc chắn truyền đạt cái gì đó.
Thiền rất hướng đất, rất
thực dụng. Bằng cách đưa ra chiếc gối của mình cho sư này, ông ấy nói, "Điều
không thể được nói ra thì có thể được kinh nghiệm. Nghỉ ngơi đi, và nghỉ với sự
toàn bộ."
Đó là điều chúng ta
đang làm ở đây mọi ngày. Việc thiền của bạn là nghỉ ngơi tối thượng.
Nhưng Qui Sơn Linh Hựu
bình, "Ngưỡng Sơn Huệ Tịch dùng lưỡi kiếm."
Người này có thể không
hiểu điều đó, điều có thể nhất là người này sẽ không hiểu điều đó và sẽ nghĩ rằng
Thiền này tất cả là vô nghĩa, hay người này có thể nghĩ rằng cái gối thực tế là
câu trả lời; cho nên, "liên tục giữ lấy chiếc gối cùng ông đi và ông đã
tìm thấy thân của phật." Bây giờ điều người này làm với sự đổi chác đó có
thể thành nguy hiểm.
Nhưng các thầy đều nhìn
sâu vào đệ tử và chỉ nói những điều hay chỉ dẫn những điều mà họ có khả năng hiểu.
Không thầy nào nghiệt ngã như việc cho trẻ con chiếc kiếm.
Basho đã viết:
Giọt sương –
làm sao gột sạch hơn
bụi trần gian?
Kinh nghiệm về chân lí
là việc gột sạch đi bụi bặm cứ tụ lên tâm thức tựa tấm gương của bạn.
Basho nói:
Giọt sương –
làm sao gột sạch hơn
bụi trần gian?
Giọt sương có thể nhỏ
bé nhưng chúng có thể lau sạch con mắt bên trong của bạn, gương của bạn, nơi đã
bị biết bao nhiêu bụi bặm đọng lại. Và bụi bặm đó phải được lau sạch. Chỉ thế
thì bạn mới có thể thấy chiều sâu trong mọi thứ, cuộc sống trong mọi thứ; một
thế giới đầy tình yêu, một thế giới đầy phúc lành, một thế giới có thể là nơi
nhảy múa nhưng đã bị các chính khách ngu xuẩn biến thành bãi chiến trường.
Khi nhiều người hơn trở
thành phật - họ đã là phật rồi - khi nhiều người hơn nhớ tới việc là phật của
mình, thế giới này sẽ có hương thơm hoàn toàn khác, hương vị hoàn toàn khác, cực
lạc hoàn toàn khác.
Ngay bây giờ, điều
chúng ta đã làm, chúng ta đã làm cho thế giới thành thảm kịch. Mỗi bước chúng
ta lại đi xa hơn vào thảm kịch, và tại cuối đường hầm là cái chết.
Maneesha đã hỏi một câu
hỏi.
Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,
Dường như đối với tôi các tôn giáo chính thức đã dùng ý thức về
bí ẩn một cách tiêu cực - để lừa mị và cản trở mọi người. Mặt khác, chừng nào
khoa học còn chưa có ý thức về bí ẩn này, thì dường như là nó bao giờ cũng mang
tính huỷ diệt. Có phải như vậy không?
Maneesha, câu hỏi của bạn
là hai câu hỏi.
Câu thứ nhất hoàn toàn
đúng. Tất cả các tôn giáo đã làm cho thế giới này thành xấu; họ đã làm cho thế
giới này thành không thể sống nổi; toàn thể giáo lí của họ đã là từ bỏ.
Người từ bỏ thế giới
này chắc chắn sẽ không sáng tạo ra bức tranh hay bài thơ hay tác phẩm điêu khắc
nào. Người đó sẽ trở thành không sáng tạo. Và toàn bộ năng lượng không sáng tạo
này sẽ đi đâu?
Năng lượng là trung lập.
Nếu bạn không di chuyển năng lượng của mình theo cách sáng tạo, nó sẽ là thảm
hoạ cho bạn và cho thế giới. Nhưng bởi vì tất cả các tôn giáo đều lên án thế giới
này và những mối quan hệ trần tục, nên họ đã làm cho thế giới này thành nghèo
nàn. Họ có lí do, việc đầu tư để làm cho thế giới thành nghèo.
Họ đã cắt thế giới ra
làm nhiều mảnh, và bảy mươi phần trăm năng lượng của con người đưa vào chiến
tranh. Chiến tranh dường như là thượng đế duy nhất. Con người chỉ là vật hi
sinh, hoặc nhân danh quốc gia hoặc nhân danh tôn giáo. Cái tên có thể là bất kì
cái gì, con người phải bị tàn sát.
Xuống dốc từ trên núi
đúng là dễ dàng. Tính huỷ diệt là đi xuống từ lòng nhân đạo của bạn, trở thành
con vật. Do đó, nó là dễ dàng. Và bạn có thể tìm ra bất kì cái cớ nào, bất kì
cái cớ nào cũng có tác dụng.
Nhưng phần thứ hai của
câu hỏi của bạn:
Mặt khác, chừng nào
khoa học còn chưa có ý thức về bí ẩn này, thì dường như là nó bao giờ cũng mang
tính huỷ diệt. Có phải như vậy không?
Không, Maneesha. Khoa học
ngày một tới gần hơn với bí ẩn. Khoa học còn chưa hơn ba trăm tuổi, nhưng nó đã
tiến hoá trong ba trăm năm qua và đi xa khỏi tính huỷ diệt và tâm trí tiêu cực
của tôn giáo.
Như tôi đã nói với bạn,
năng lượng là trung lập. Khoa học tạo ra năng lượng, phát hiện ra năng lượng,
nhưng nó lại rơi vào trong tay của các chính khách, và chính khách dùng nó theo
các chủ định tiêu cực. Mục đích của họ là chiến tranh. Và bản thân khoa học đã
trở thành phức tạp đến mức bạn phải phụ thuộc vào chính phủ hay công ti nào đó.
Bởi vì phải cần biết bao nhiêu là tiền, bạn không thể là nhà khoa học chỉ bởi
chính mình được.
Những ngày đó đã qua rồi
khi Galileo có thể là nhà khoa học, chỉ dùng các dụng cụ thông thường, dễ có sẵn.
Ông ấy đã không cần tới hàng tỉ đô la. Bây giờ tình huống khác rồi.
Anh em nhà Wright có thể
xoay xở làm ra được chếc máy bay đầu tiên với những bộ phận phế thải của xe đạp.
Bây giờ bạn không thể tạo ra được máy bay dễ dàng như vậy.
Nhưng một điều là chắc
chắn: rằng nếu Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới - không cam kết phục vụ bất kì
chính phủ hay ý thức hệ nào - có thể được tạo ra... theo ý kiến của tôi thì phải
có lí do toàn thể và duy nhất cho sự tồn tại của những tổ chức kiểu như Liên hợp
quốc.
Tạo ra viện hàn lâm thế
giới đi. Mọi quốc gia đóng góp cho nó, nhưng năng lượng này ở trong tay của tổ
chức thế giới. Và tổ chức thế giới này có quyền dùng nó theo bất kì cách nào mà
nó thấy thích hợp.
Khoa học bản thân nó
không mang tính phá huỷ. Phá huỷ tới từ chính trị, và bởi vì chính trị có tiền...
Lời nói cuối cùng trước
khi chết của Albert Einstein - ông ấy phải đã đau khổ sâu sắc. Ông ấy là con
người của lương tâm lớn, và ông ấy có thể thấy rằng mình đã trao vũ khí nguy hiểm
vào trong tay của các chính khách. Ông ấy đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử,
và vội vàng...
Ông ấy được nước Đức sử
dụng trước, nhưng bởi vì ông ấy là người Do Thái nên ông ấy phải trốn thoát khỏi
nước Đức. Nhưng ông ấy biết rằng cho dù không có mình thì tất cả những sự kiện
cơ bản đều ở trong tay người Đức. "Có thể mất một hay hai năm, nhưng nước
Đức sẽ khai thác năng lượng nguyên tử. Trước khi nước Đức làm điều đó, ai đó
khác nên có khả năng làm điều đó, bằng không thì thế giới sẽ rơi vào trong tay
của bọn phát xít." Nhưng ông ấy ngây thơ; ông ấy đã viết bức thư cho
Roosevelt. Roosevelt rất sung sướng và cho ông ấy tất cả mọi tiện nghi để phát
triển năng lượng nguyên tử, cái có thể huỷ diệt hàng triệu người trong vài
giây.
Einstein chưa bao giờ
nghĩ rằng nó sẽ được dùng. Ông ấy nghĩ chỉ sự hiện diện của nó cũng đủ cho nước
Đức và Nhật Bản phải đầu hàng. Nước Đức đã đầu hàng và Nhật Bản cũng đầu hàng
trong vòng một tuần là nhiều nhất. Không có nước Đức, Nhật Bản không thể đứng một
mình chống lại cả thế giới được. Nó là một hòn đảo nhỏ, nhưng đầy những người
vĩ đại. Và Roosevelt đã mất vào lúc đó. Truman là Tổng thống và các tướng lĩnh
của ông ấy cũng nhấn mạnh với ông ấy, "Đừng dùng lực huỷ diệt như vậy, điều
sẽ còn gây ảnh hưởng tới mọi người; và không chỉ mọi người - còn cây cối, cá,
con vật. Và không có thời gian để tạo ra cách chữa trị phòng ngừa. Và không có
nhu cầu ngay chỗ đầu tiên. Nước Đức đang sụp đổ vào mọi khoảnh khắc. Lực lượng
của chúng ta đã vào Berlin."
Bạn có thể không tin
vào điều đó... Adolf Hitler ẩn dưới toà nhà của mình trong boong ke, và bởi vì
ông ta chưa bao giờ thích ý tưởng là, "Chúng ta đang bị đánh bại,"
nên người ta đưa cho ông ấy một chiếc radio để ông ấy nghe một đài phát nhỏ
luôn luôn cung cấp cho ông ấy tin tức rằng, "Chúng ta đang tiến triển,"
rằng, "Chúng ta đang thắng." Sự lừa dối như vậy chưa bao giờ xảy ra
trước đây. Lực lượng kẻ thù đã vào trong Berlin mà chiếc radio này cứ tuyên bố,
"Chúng ta đã tới London."
Và Adolf Hitler khốn khổ
bị giữ cho tới khoảnh khắc cuối... Khi bom bắt đầu rơi vào Berlin, ông ta không
thể tin được điều đó, "Ta có thể nghe thấy, dù ẩn trong boong ke này, nhà
đổ ở London sao?" Ông ấy gọi tướng của mình tới và hỏi, "Có chuyện gì
vậy?"
Viên tướng nói,
"Xin lỗi ngài. Như vậy là để làm cho ngài khỏi bị căng thẳng, đây là sự
thu xếp đặc biệt để cung cấp cho ngài tin tức tốt lành, bao giờ cũng tin tốt."
Ông ta đã bị giữ trong bóng tối gần cả năm.
Và các tướng lĩnh Mĩ
thuyết phục Truman đừng vội vàng: "Trong vòng bẩy ngày với vũ khí thông
thường nước Nhật sẽ hạ vũ khí." Nhưng Truman vội, bởi vì nếu nước Nhật hạ
vũ khí và đầu hàng thế thì sẽ không còn cơ hội nào để thử nghiệm bom nguyên tử.
Ông ấy đã không nghe lời các tướng lĩnh và đã ra lệnh huỷ diệt hai thành phố,
Hiroshima và Nagasaki, hơn hai trăm nghìn người. Và bụi phóng xạ vẫn còn giết
chết người, vẫn còn có ảnh hưởng và sẽ vẫn còn gây ảnh hưởng mà người ta chẳng
biết đến bao giờ; bởi vì đã có nhiều người không ở trong vùng mà mọi người đều
chết, nhưng bụi phóng xạ vẫn tới họ qua gió, qua nước, qua sông ngòi, trong quả
cây, trong rau cỏ. Không còn cách nào nói rằng, "Bạn đang ăn cái chết
riêng của mình."
Khoa học có thể có đóng
góp năng lượng mênh mông cho chủ định sáng tạo, Maneesha, và những nhà khoa học
lớn hiện đang sống tất cả đều đi tới gần hơn với điều bí ẩn. Một ngày nào đó
người ta có thể hi vọng khoa học và tôn giáo sẽ hội nhập vào lẫn nhau. Tôn giáo
sẽ trở thành khoa học bên trong còn khoa học sẽ trở thành tôn giáo bên ngoài.
Và điểm gặp gỡ của chúng là khi cả hai đối diện với điều huyền bí.
Bây giờ là lúc cho
Sardar Gurudayal Singh. Đôi khi tôi nghĩ rằng tôi nên bắt đầu với thời gian cho
Sardar Gurudayal Singh nhưng điều đó sẽ phá huỷ đi sự chăm chú nghiêm chỉnh.
Cho nên tôi giữ anh ấy đến lúc cuối. Và điều đó cũng là kính trọng nữa.
Sally và Joan đang uống
trà tán gẫu. Joan nói, "Khi tớ cưới George, tớ tìm cả dục lẫn người khôi
hài, và tớ đã tìm thấy cả hai trong anh ấy."
"Ô, thật thế
à?" Sally hỏi.
"Đúng," Joan
nói, "mọi lúc chúng tớ làm tình, đấy đều là trò cười!"
Chàng công tử bột da
đen trong bộ áo choàng lông chồn trùm kín người bước vào phòng trưng bày xe
Rolls-Royce. Anh ta đi qua mô đen đắt tiền nhất và tiến tới đá vào bánh xe và
chắn sốc. Người bán hàng trầm tính chạy tới và kêu lên, "Tôi xin lỗi, thưa
ngài, nhưng ngài có định mua xe Rolls-Royce không?"
Chàng công tử bột da
đen cau có nhìn vào mình và đáp: "Tôi không nghĩ tới việc mua xe
Rolls-Royce. Tôi đang mua một chiếc Rolls-Royce. Tôi đang nghĩ về bướm của
nó!"
Jesus đang bị treo trên
cây thánh giá. Mary, mẹ ông ấy, ngồi ở một khoảng cách xa. Bỗng nhiên Jesus bắt
đầu khóc không kìm lại được. Thấy điều này, Mary lộ nét đau đớn trên khuôn mặt
mình.
"Con tiếc là làm mẹ
giận, mẹ ơi," Jesus nức nở. "Con không thể đừng mà nghĩ - cách chết
tiệt nào dùng cho lễ phục sinh đây!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại.
cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ nhìn vào bên
trong với toàn bộ tâm thức của bạn, và với sự khẩn thiết, dường như đây sắp là
khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời bạn.
Đi ngày một sâu hơn, đạt
tới trung tâm bản thể bạn.
Tại khoảnh khắc này bạn
là phật, không bị động chạm bởi hàng nghìn kiếp sống. Bạn càng có thể đi sâu
hơn thì nó lại càng trở nên huy hoàng hơn, huyền bí hơn. Thính phòng Phật đã đổi
thành cái hồ im lặng không gợn sóng.
Thêm chút ít nữa... Bởi
vì phật là điều vĩnh hằng của bạn, và phật là cái vô hạn của bạn, bạn có thể đi
sâu, nhưng bạn không bao giờ có thể tìm thấy đáy. Đó là lí do tại sao nó cho bạn
tự do tối thượng.
Để làm cho nó rõ ràng
hơn,
Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi. Chỉ chứng
kiến thân thể - bạn không là nó. Chứng kiến tâm trí - bạn không là nó. Bạn chỉ
là tâm thức chứng kiến.
Hàng nghìn hoa sen đã nở.
Buổi tối nay đủ đẹp theo cách của nó, nhưng các bạn đã rót thêm chứng kiến của
mình, tâm thức của mình và làm cho nó thành oai nghiêm, thành phép màu.
Phúc lạc thế. Phúc lành
thế. Cực lạc thế.
Thu lấy thật nhiều hoa
và nhiều nhựa sống từ trung tâm của mình, bởi vì bạn phải đem chúng ra chu vi.
Bạn phải nhớ trong cuộc sống đời thường của mình, bất kì cái gì bạn làm, bạn đều
là phật. Việc nhớ lại nhỏ bé này chung cuộc sẽ trở thành việc biến đổi của bản
thể.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại. Nhưng quay lại
như phật, im lặng, duyên dáng, thoải mái. Ngồi lại vài khoảnh khắc, nhớ lại nơi
bạn đã từng ở, phép màu nào bạn đã đạt tới. Và con đường vàng bạn đã đi qua đi
lại mọi ngày sẽ trở nên ngắn dần lại... bởi vì phật của bạn phải đi từ chỗ ẩn tới
cuộc sống đời thường của bạn.
Thiền là cách duy nhất
để biết bản thân mình và để biết chính ý nghĩa của cuộc sống. Nó không thể được
nói ra, nhưng nó có thể được truyền trao.
Khi bạn trong thiền sâu
ở đây, hoàn toàn cảm nhận, điều đó dễ đi vào trái tim bạn thế. Điều đó dễ trở
thành bài ca thế, điều đó dễ trở thành âm nhạc tinh tế thế.
Bạn sẽ cảm thấy nó
trong vài khoảnh khắc về sau, nhưng người say. Bạn đã say sưa với điều thiêng
liêng.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính
yêu.
Xem Tiếp Chương 3 –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá