Chương 3. Giao Cảm Rất Tươi

Chương 3. Giao Cảm Rất Tươi

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (Kyozan)

Người Thực Của Thiền – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 3. Giao Cảm Rất Tươi











Nghe hoặc Tải MP3 'Ngưỡng Sơn Huệ Tịch - Người Thực Của Thiền' ê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Khi ở cùng với Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, Ryusen là sư nấu bếp. Một hôm một sư lạ tới và xin ăn, Ryusen cho ông ta một phần thức ăn của mình. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch biết điều này nhưng gọi Ryusen lại và hỏi, "Sư chứng ngộ kia, người vừa tới bây giờ - ông ấy có cho ông thức ăn gì không?"

Ryusen nói, "Ông ấy phủ nhận bản thân mình và lờ luôn của bố thí của mình."

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình: "Ông được món hời rồi."

Maneesha, hiểu biết của Thiền không phải là hiểu biết thông thường, bởi lẽ đơn giản là Thiền không chú tâm tới ngôn ngữ, không chú tâm tới trao đổi thông thường. Nó đã tiến hoá theo cách riêng của nó, cách thức duy nhất. Cho nên những người là khán giả và sợ đi vào trong dòng chảy sẽ cảm thấy làn gió mát nhưng sẽ không hiểu trái tim của Thiền. Nói tóm lại, Thiền đã đóng góp cho thế giới một ngôn ngữ hoàn toàn mới, một cách trao đổi hoàn toàn mới, một giao cảm rất tươi tắn.

Chỉ buổi sáng hoa sen mới nở,

tính mới thế là tính mới của Thiền.

Mặt trời mọc, sen nở,

và giọt sương trên lá sen ánh lên,

còn đẹp hơn ngọc thực.

Đó là vấn đề rất tinh tế, và còn hơn việc đặt Thiền vào bất kì phân loại nào... Tôn giáo quá chặt chẽ và cứng rắn, và trong chính cứng rắn đó trái tim bị nghiền chết. Triết lí mơ hồ thế, xây lâu đài trong không khí, những lâu đài đẹp nhưng nó không đem cho thế giới này hương thơm mới nào, hình dạng biến đổi mới nào.

Thiền theo cách nào đó tích luỹ tất cả những cái mà con người đã tạo ra, nhưng cách tiếp cận của nó thẩm mĩ hơn. Mọi tôn giáo đều nói về chân lí, về cái đẹp. Trong thực tế, chân lí, cái đẹp và Thượng đế - satyam, shivam, sunderam - đã là việc tìm kiếm cổ đại. Đây là ba cánh cửa: satyam, chân lí - nhưng chân lí có hơi chút nghiêm khắc, đòi hỏi quá nhiều ở bạn. Do đó nhiều người chưa bao giờ bận tâm hỏi chân lí là gì. Tính thượng đế dường như ở xa xăm bên ngoài bầu trời; khoảng cách lớn tới mức nó làm nản lòng lữ khách. Cái đẹp rất gần, trong đoá hoa, trong tiếng chim hót, tiếng cúc cu đơn độc sâu trong rừng đưa ra lời gọi tình yêu.

Cách tiếp cận của Thiền là tìm ra chân lí, nhưng không nghiêm khắc như các triết gia có vẻ vậy - an bình hơn và duyên dáng hơn. Đó là lí do tại sao triết gia trong toàn thể lịch sử của con người đã không nâng tâm thức của mình lên tới điểm bạn có thể gọi ông ấy là phật. Ông ấy nói quá nhiều về những thứ ở cõi bên kia, nhưng nếu bạn nhìn vào cuộc sống thường ngày của ông ấy thì ông ấy cũng chỉ như bạn thôi. Tất cả mọi chuyến bay tư tưởng của ông ấy, mảnh đất mơ của ông ấy là việc viết trên nước. Viết trên giấy không khác gì với viết trên nước đâu. Khác biệt duy nhất là: nước nhanh chóng và chấm dứt việc viết; giấy, sách, kinh sách mất thời gian lâu hơn.

Thiền có cách tiếp cận mang tính rất âm nhạc, cách tiếp cận mang tính rất thơ ca, cách tiếp cận của vũ công, cách tiếp cận của người yêu. Bạn phải đối xử với sự tồn tại bằng bàn tay đáng yêu. Bạn đã nảy sinh ra từ nó, bạn sẽ tan biến vào trong nó một ngày nào đó. Nó là cuộc sống của bạn, nó là cái chết của bạn. Nhưng dù trong sống hay trong chết, bạn sẽ vẫn còn là một phần của vũ trụ.

Thiền không nói về Thượng đế, bởi lẽ đơn giản không có người nào như Thượng đế cả. Cái gì có đó? - phẩm chất vô biên của cuộc sống vĩnh hằng tất cả bao quanh. Không cái gì chết đi; nếu con sóng này biến đi thì con sóng khác lại tới, và con sóng biến đi đơn giản sẽ đi ngủ để nghỉ ngơi, và sẽ nhanh chóng quay trở lại.

Do đó, tôi sẽ không nói gì về Thượng đế cả. Thiền không nói về điều đó; nhưng nó chắc chắn ngụ ý tính thượng đế. Thế thì Thượng đế trở thành tảng băng tan. Thế thì nhân cách của Thượng đế biến mất trong mọi sinh linh sống. Thế thì Thượng đế không phải là một người mà là chính sự tồn tại.

Tôn giáo đã từng quan tâm tới Thượng đế và họ đã tạo ra các giáo điều hoá thạch. Và họ thậm chí không sẵn lòng thay đổi chút xíu, mặc dầu bất kì ai cũng đều có thể thấy cái ngu xuẩn đó. Cái ngu xuẩn không phải là của Thượng đế. Anh chàng đáng thương đau khổ trong tay chúng ta.

Ai đó đã làm con voi thành thượng đế. Ai đó đã làm con khỉ thành thượng đế - thậm chí chẳng được phép của chúng. Có những người tôn thờ cây cối, và cây cối phải cười khúc khích, "Sao những kẻ ngốc này lại phí thời gian của mình để đem hoa và dừa tới đây?"

Quả dừa riêng của chúng ta đã đi theo chuyến đi truyền giáo. Anh ấy đã ở đây và thật là sự trùng hợp hay là khi anh ấy ở đây, thì Thạch Đầu Niskriya, thiền sư Đức đầu tiên, lại không ở đây. Chỉ một cú đánh vào quả dừa đáng thương, người hay đi tới Goa và quay lại...

Và các bạn có biết tại sao mọi người lại cúng dừa không? Đã có thời vào quãng năm nghìn năm trước, khi đầu người thực tế được đem đi cúng - người sống, trẻ, mạnh khoẻ, đó là điều kiện. Nhưng bởi vì đó là nghi lễ lớn và bất kì ai tự cúng dường mình thì đều được cả xã hội trở nên yêu mến vô cùng. Và đặc biệt, ý tưởng gặp gỡ Thượng đế... Nhưng dần dần, mọi người bắt đầu nghĩ rằng điều này rất ngu xuẩn: chẳng ai quay lại, chẳng ai đã từng viết ra tờ bưu thiếp nói, "Chúng tôi đã tới nơi," hay bất kì loại tin tức nào. Và điều đó có vẻ vô nhân đạo thế. Quả dừa là vật thay thế, bởi vì nó có ít râu, hai mắt, tóc.

Nếu bạn đi vào những điều ẩn ý của nghi lễ tôn giáo của mình, bạn sẽ thấy những điều kì lạ giấu đằng sau chúng. Bạn sẽ thấy các bức tượng của thần voi, Ganesh. Bạn có thể làm bất kì hòn đá nào thành bức tượng chỉ bằng cách sơn vẽ lên hòn đá đó màu đỏ, và chẳng mấy chốc mọi người sẽ bắt đầu tôn thờ nó.

Khi lần đầu tiên vương quốc Anh bắt đầu đặt đường ray xe hoả, họ đã ở vào tình thế rất khó khăn, bởi vì họ không thể đặt đá được lên hàng dặm đường. Bất kì chỗ nào họ đặt đá họ đều làm cho nó thành màu đỏ chói, bởi vì màu đỏ chói dễ thấy hơn bất kì màu nào khác. Dân làng sẽ tới, sẽ đem bánh trái, hoa tới. Thần đã tới thị trấn của họ.

Các quan chức Anh cố gắng vất vả: "Các ông bà làm gì thế này? Đây chỉ là hòn đá."

Và dân làng cười. Họ nói, "Các ông không hiểu. Đây không phải là hòn đá; đây là biểu tượng của thần Ganesh."

Sao màu đỏ lại trở thành quan trọng thế? Nó là biểu tượng của máu. Bạn không thể đổ máu lên thần, nhưng bạn có thể vẽ. Và không ai nghĩ tới sự liên hệ, rằng máu phải đổ ra đã, rồi về sau mới... Trong hàng nghìn năm con người đã từng chặt đầu con người, đem những chiếc đầu đó cùng máu rỉ ra từ chúng đi cúng dường. Khi chút ít thông minh phát sinh, họ thay thế trái dừa cho cái đầu, và họ thay thế mầu đỏ cho máu.

Nhưng nếu bạn nói với họ, bạn bị nguy đấy; bạn đã làm tổn thương tình cảm tôn giáo của họ. Tôi nghe thấy cụm từ này "tình cảm tôn giáo" chỉ khi họ bị tổn thương, bằng không thì chẳng ai biết tình cảm tôn giáo là gì.

Thiền là tôn giáo thuần khiết nhất, không có sự bứt rứt.

Trước khi tôi vào lời kinh, một chút ít ghi chép tiểu sử:

Ryusen là đệ tử của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Ông ấy đã trở thành sư khi bẩy tuổi và học Thiền theo Daiji, đệ tử của Hyakujo và rồi tới Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, dưới thầy này ông ấy đã trở nên chứng ngộ.

Khi Ryusen sắp chết, vào giữa đêm ông ấy nói với các sư của mình, "Nếu các ông dùng tâm trí của ba thế giới, đó là niết bàn." Nói xong điều này ông ấy ngồi thẳng, và qua đời.

Người đã đi sâu hơn vào thiền đều đi qua cánh cửa của chết nhiều lần. Bất kì khi nào người đó đi, người đó đều đi qua nó, bất kì khi nào người đó quay lại... Điều đơn giản cần hiểu là chết không liên quan gì tới sống. Chết là cánh cửa. Nếu bạn đi vào bên trong cánh cửa, bạn đi vào trong vũ trụ. Nếu bạn đi ra ngoài cánh cửa, bạn đi vào sự tồn tại hữu tử. Và bởi vì chúng ta cứ sống ở bên ngoài cả dời mình, nên sợ chết nảy sinh.

Và từ sợ - đó là một dây chuyền - những thứ khác sẽ nảy sinh: từ sợ bạn sẽ tin vào Thượng đế; từ sợ bạn sẽ tin vào tu sĩ; từ sợ bạn sẽ đi vào đền chùa, vào đền thờ Mô ha mét giáo, vào nhà thờ. Từ sợ bạn sẽ nhịn ăn, từ sợ bạn sẽ tôn thờ; từ sợ bạn sẽ làm đủ mọi loại việc. Nhưng bất kì cái gì được làm từ sợ đều không mang tính tôn giáo. Điểm đó là tuyệt đối. Bất kì cái gì nảy sinh từ sợ đều không thể đưa bạn tới chân lí được.

Chân lí cần bạo dạn và lòng dũng cảm. Nó bắt nguồn từ việc tìm kiếm việc yêu. Người truy tìm là người yêu; người đó cố gắng tìm ra người yêu tối thượng. Ngay cả chuyện tình thông thường cũng chỉ là bậc đá kê bước. Tôi không chống lại yêu, bởi lí do đơn giản đó là cách bạn sẽ học được cái gì đó, từng mảnh một. Mỗi chuyện tình sẽ cho bạn sự chín muồi nào đó, sự toàn vẹn nào đó.

Nhưng yêu là tù túng. Xã hội đã gắn xi mọi tình yêu. Bất kì cái gì trở thành luật đều trở nên chết. Khi tình yêu trở thành hôn nhân, bạn đang tự tử rồi. Nếu yêu vẫn còn là tự do, từng bước một bạn sẽ có khả năng đạt tới bản thể bên trong nhất của bạn. Và bạn sẽ có tiếng cười vui, rằng việc tìm kiếm là cho bản thân bạn; người yêu và người được yêu không phải là hai. Các tình yêu khác đều thất bại bởi vì bạn phụ thuộc vào người kia. Chừng nào bạn còn chưa tìm được trong tâm thức bên trong của mình cả hai cùng nhau, tình yêu và người yêu...

Chúng ta có ở Ấn Độ một trong những bức tượng đẹp nhất. Nó cổ đại, bởi vì người ta đã tìm ra các tượng tương đương trong những khai quật ở Harappa và Mohenjo Daro. Bức tượng này là tượng ardhanarishwar; nửa nó là nam, và nửa bức tượng là nữ - sự sáng suốt vô cùng.

Chỉ mỗi Carl Gustav Jung trong thế kỉ này mới nêu lại vấn đề nó ngụ ý gì. Là nhà tâm lí tất nhiên ông ấy có sáng suốt nào đó, nhưng sáng suốt của ông ấy là thấp nhất có thể có. Ông ấy đã diễn giải ardhanarishwar nghĩa là mọi đàn ông và đàn bà đều có dục đối lập với mình bên trong mình. Điều đó đúng, bởi vì bạn được sinh ra từ bố và mẹ và cả hai đều đóng góp vào. Làm sao bạn chỉ có thể là nam được? Làm sao bạn chỉ có thể là nữ được? Nhưng ông ấy đã dừng lại ở đó, và bức tượng kia cần việc thăm dò sâu sắc hơn nhiều.

Nó nói rằng nếu bạn đi sâu vào trong thiền, một khoảnh khắc sẽ tới khi người yêu tìm thấy người được yêu - không như một thực thể tách biệt, mà như là một với bản thân mình. Một là cả hai: người yêu và người được yêu. Tính bất nhị này, tính không phân đôi này đưa bạn tới đỉnh cao nhất của tâm thức nơi mọi thứ bắt đầu nở hoa.

Ryusen đã chuyển từ thầy nọ sang thầy kia với trái tim cởi mở, với sự cảm nhận, với bình bát xin ăn, và cuối cùng ông ấy đã tìm thấy Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Và đó là một kinh nghiệm kì lạ, khi bạn tìm thấy thầy mình; sâu trong tim bạn biết bao nhiêu chuông bắt đầu ngân lên, biết bao nhiêu điệu vũ, mọi tế bào của con người bạn... Nó trở thành lễ hội; bạn đã tìm ra thầy.

Và khi ông ấy tìm thấy Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, con đường đi tới kết thúc. Thế rồi ông ấy ở lại với Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, và đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã thiết lập thiền viện mới trên núi. Và ban đêm khi cái chết sắp tới, ông ấy đã bảo các đệ tử đợi, "bởi vì vào giữa đêm ta sẽ rời khỏi thân thể."

Điều này đã từng là truyền thống Thiền, rằng vào khoảnh khắc cuối cùng các đệ tử hỏi thầy bất kì cái gì là câu hỏi nổi bật nhất trong tâm trí họ, bởi vì thầy sẽ không còn sẵn có đó nữa.

Ryusen nói, "Nếu các ông dùng tâm trí của ba thế giới, đó là niết bàn." Nói xong điều này ông ấy ngồi thẳng, - đó là tư thế hoa sen - và qua đời.

Ông ấy ngụ ý gì?

Theo Phật Gautam - và được mọi người đã thức tỉnh xác nhận - chúng ta bị chia thành ba phần: thân thể, tâm trí, bản thể. Và mọi phần đều có tâm trí riêng của nó.

Ngay cả thân thể cũng có tâm trí riêng của nó. Thân thể mà không có tâm trí riêng của nó, bạn sẽ không có khả năng sống được một khoảnh khắc, bởi vì biết bao nhiêu công việc đang diễn ra bên trong bạn. Máu đang tuần hoàn, thức ăn được biến đổi thành các phần tử cơ sở, và các phần khác của thân thể cần các loại nuôi dưỡng khác nhau. Máu liên tục chảy, phân phối... chẳng hạn, nếu não bạn không có đủ ô xi trong sáu phút, nó sẽ chết, và bạn sẽ chết cùng nó.

Và trí huệ của thân thể là độc lập, bởi vì bạn phải ngủ nữa. Trong giấc ngủ bạn có thể quên mất việc thở. Thực tế, ngay cả khi thức bạn cũng chẳng thể nhớ tới việc thở của mình. Nếu bạn có thể nhớ việc thở của mình trong một phút, bạn đang trên con đường phải đấy. Bạn sẽ ngạc nhiên là bạn không thể nhớ được cho dù là một phút thôi; có nhiều phân tán thế.

Để đồng hồ đeo tay của bạn ra trước mặt. Bắt đầu nhìn vào nó, và bỗng nhiên bạn quên mất. Bạn nói, "Aha! Thế là Thạch Đầu lại đi đâu rồi cùng cây thiền trượng của anh ấy," và bạn đã quên mất công việc của bạn là gì. Và thế rồi bạn nhớ, và thế rồi bạn cảm thấy đầy ăn năn. Thế rồi bạn lại bỏ phí thời gian. Quay lại và nhớ đi.

Phải mất hàng tháng để nhớ điều gì đó trong một phút liên tục mà không bị phân tán. Tất cả mọi loại phân tán đều có đó: quả chuối... bạn không thể cưỡng lại được bị phân tán.

Tâm trí có tâm trí riêng của nó nữa. Đó là lí do tại sao nó không được cần tới trong thân thể. Nếu cần giải phẫu, toàn thể bộ não của bạn có thể được lấy ra và đặt vào trong những điều kiện đúng để nó có được chất nuôi dưỡng cần thiết. Điều đáng ngạc nhiên là bạn sẽ không biết rằng nó được lấy ra khỏi thân thể, và bạn sẽ không biết rằng có cái gì khác. Bạn sẽ vẫn chơi xổ số, "Ta xem điều gì xảy ra lúc này. Ngày mai sổ xố sẽ mở." Và đủ mọi loại việc, đang diễn ra ở bên trong tâm trí bạn, sẽ tiếp tục.

Tôi nghe nói về một chính khách. Họ phải lấy não của ông ấy ra để làm sạch nó; có nhiều bụi bặm quá, nhiều rác rưởi quá. Thế là họ đem bộ não sang phòng khác và bỏ chính khách đó lại.

Một người bỗng nhiên chạy vào và đánh thức chính khách này. "Ông làm cái gì ở đây thế này? Người ta vừa công bố ông là tổng thống đất nước đấy!"

Mọi sự có vẻ hơi khác đi. Khi một người trở thành tổng thống, một cách tự nhiên điều đó sẽ có vẻ khác đi. Và ông ấy đi ra cùng người bạn thì các bác sĩ gọi với lại, "Ông đi đâu thế? Não của ông vẫn còn trong phòng thí nghiệm."

Ông ta nói, "Ít nhất trong năm năm nữa tôi sẽ không cần tới nó."

Điều đó là có thể, và nó đang trở thành thực tế rồi - chúng ta đã bỏ phí biết bao nhiêu năng lượng bộ não - não của Einstein hay não của Bertrand Russell có thể đã được giữ lại. Nếu họ muốn đi, thì cứ để họ ra đi. Bộ não của họ cần việc nuôi dưỡng nào đó mà có thể được thực hiện một cách nhân tạo; não có thể được giữ sống lâu tùy ý bạn, và có thể tiếp tục làm việc. Chúng ta đã bỏ phí biết bao nhiêu bộ não. Cái ngày đó không còn xa nữa khi những bộ não vĩ đại sẽ được gìn giữ cho tiến bộ của khoa học, cho tiến bộ của tâm thức.

Khi thầy sắp chết nói, "Nếu các ông dùng tâm trí của ba thế giới, đó là niết bàn... Nếu bạn có thể tạo ra sự đồng bộ giữa tâm trí bạn, bản thể bạn và thân thể bạn, thì bạn đã đi tới sự hoàn thành của bạn. Bây giờ không có gì thêm nữa. Tôi thường rời bỏ thân thể vào nửa đêm; nếu không thì vào buổi sáng khi tin này được loan ra nhiều người sẽ tới ngăn cản tôi, từ tình yêu của họ, từ sự kính trọng của họ. Cho nên tôi rời bỏ thân thể như một tên trộm. Nhớ lấy lời tôi như lời cuối cùng của người biết."

Bây giờ đến lời kinh:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Khi ở cùng với Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, Ryusen là sư nấu bếp. Một hôm một sư lạ tới và xin ăn, Ryusen cho ông ta một phần thức ăn của mình. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch biết điều này nhưng gọi Ryusen lại và hỏi, "Sư chứng ngộ kia, người vừa tới bây giờ - ông ấy có cho ông thức ăn gì không?"

Ryusen nói, "Ông ấy phủ nhận bản thân mình và lờ luôn của bố thí của mình."

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình: "Ông được món hời rồi."

Có những điều bạn có thể thấy, và có những điều cao siêu hơn nhiều, quí giá hơn nhiều, mà bạn không thể thấy được.

Trong sự vụ này một sư lạ đã hỏi Ryusen - người phụ trách chuyện ăn của thiền viện, nhưng không có gì thừa cả; chỉ còn lại mỗi thức ăn riêng của ông ấy, cho nên ông ấy đã đem nó cho người lạ. Đây là phần thấy được, bất kì ai cũng đều có thể thấy được nó. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, thầy, có thể thấy điều đang xảy ra. Ông ấy cũng thấy điều bình thường không thấy được. Ông ấy gọi Ryusen tới và hỏi, "Sư chứng ngộ kia, người vừa tới bây giờ - ông ấy có cho ông thức ăn gì không?"

Ông ấy đang hỏi ông này, "Ông ấy có cho lại ông cái gì không?"

Ryusen nói, "Ông ấy phủ nhận bản thân mình và lờ luôn của bố thí của mình."

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình: "Ông được món hời rồi."

Ryusen chỉ cho một phần nhỏ thức ăn của mình, nhưng sư lại kia bày tỏ cho ông ấy tất cả mọi niềm vui và phúc lạc của mình, với tất cả ánh sáng và tình yêu của mình - điều không thấy được đối với mắt người thường, nhưng là thấy được cho người có cùng trạng thái và chiều cao tâm thức. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đã thấy mọi thứ, nhưng ông ấy muốn biết liệu Ryusen có tiếp nhận một cách có ý thức với lòng biết ơn điều mà sư lạ này đã trao cho ông ấy không.

Ông ấy không gọi ông này là "sư lạ." Ngay chỗ bắt đầu giai thoại này nói "một sư lạ," nhưng Ngưỡng Sơn Huệ Tịch lại gọi ông ấy là sư chứng ngộ. Ông ấy đơn giản quan sát bất kì cái gì diễn ra, sự trao đổi.

Cái mà Ryusen cho là vật chất, bất kì ai cũng đều có thể thấy được nó. Nhưng cái mà ông ấy nhận là phi vật chất, nó là tâm linh. Bạn có thể thấy nó chỉ nếu con mắt bên trong của bạn mở. Nghe câu trả lời của Ryusen, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình: "Ông được món hời rồi. Ông cho ông ấy thức ăn thường còn ông ấy lại làm mưa rào biết bao nhiêu nuôi dưỡng lên ông mà ông không hề đòi hỏi. Ông được món hời rồi."

Phật đã tạo ra dòng truyền thừa đi xa khỏi Hindu giáo trên mọi điểm, ngay cả ở những điểm phi vật chất nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn, sannyasin Hindu trong hàng thế kỉ đã được gọi là swami, thầy. Có lí do riêng của nó. Điều đó là để nhắc nhở ông ấy rằng ông ấy là thầy, không bị chinh phục bởi tâm trí của mình hay của bất kì ai khác. Nhưng cũng có nguy hiểm. Và nguy hiểm là bởi việc gọi ai đó là swami thì người đó bắt đầu nghĩ rằng mình là swami thật. Và điều đó đơn giản đem tới nuôi dưỡng, sức mạnh cho bản ngã của người đó; mục tiêu bị bỏ lỡ. Phật đã thay đổi điều đó. Ông ấy đã không gọi các sannyasins của mình là swami; ông ấy đã gọi họ chính điều đối lập lại: Bhikkshu, khất sĩ. Sao ông ấy thay đổi nó? Có các lí do đấy.


Bạn nên là người khiêm tốn như kẻ ăn xin. Bạn nên khiêm tốn để xem sự tồn tại đang rót bao nhiêu thứ vào sự trưởng thành của bạn. Bạn phải khiêm tốn tới mức bạn có thể tìm ra thầy của mình. Đó là cực tuyệt đối từ swami tới bhikkshu. Nhưng Phật đã cho khất sĩ một nghĩa lớn lao. Ông ấy đã làm cho nó thành vàng. Có những ngón tay làm cho mọi thứ thành vàng. Có những người có lời nói đem cái vô lời vào thế giới này.





Isa đã viết:

Tiếng cúc cu -

chẳng có gì đặc biệt để làm,

chẳng có cây quả gai.

Toàn thể cái nhìn của Thiền là: mọi thứ đều đích xác ở đúng chỗ của nó. Bạn chỉ phải thảnh thơi. Bạn không phải làm gì để làm cho thế giới tốt hơn; chính hoạt động của bạn đang làm cho nó xấu đi mọi ngày. Người lười biếng chắc chắn có một phẩm chất: họ chưa bao giờ quấy nhiễu bất kì ai.

Người lười không thể là Genghis Khan giết ba mươi triệu người. Họ không thể là Tamerlane giết bốn mươi triệu người. Họ không thể là Nadirshah, họ không thể là Alexander Đại Đế, họ không thể là Napoleon; họ không thể là Ivan Khủng khiếp, họ không thể là Stalins, Mussolinis, Adolf Hitlers. Người lười có một điều tốt: bởi vì họ không thể bị bận tâm, nên họ vẫn còn ở ngoài mọi rắc rối.

Bạn có thể không thấy người lười đích thực, nhưng người đó đang ngồi trước bạn. Tôi chưa bao giờ làm gì cả, cho nên câu hỏi về tốt và xấu không nảy sinh.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Thôi thúc để hiểu có bao giờ trở thành bạo hành với bí ẩn của cuộc sống không?

Maneesha, không cái gì có thể là bạo hành với bí ẩn của cuộc sống, bởi lẽ đơn giản là không có giải pháp. Cho nên bạn có thể làm như tập thể dục vậy, điều mọi người gọi là luyện trí, tuỳ bạn thích, nhưng bí ẩn vẫn còn là bí ẩn.

Cũng tốt là tới thời gian dành cho Sardar Gurudayal Singh.

George đang xem buổi chiếu phim TV, thì việc đó bị ngắt bởi một bản tin đặc biệt.

"Xin chào buổi tối," phát thanh viên nói. "Các giám đốc Viện quốc gia về sức khoẻ đã công bố ngày hôm nay rằng họ sẽ không dùng chuột trong các thực nghiệm nữa. Thay vì vậy họ sẽ dùng các luật sư. Ông giám đốc trưởng đã nêu ba lí do cho sự thay đổi này:

Thứ nhất - có nhiều luật sư hơn chuột.

Thứ hai - các nhân viên kĩ thuật phòng thí nghiệm không bị gắn bó với các luật sư như họ vẫn bị gắn bó với chuột.

Và thứ ba - có những điều nào đó mà chuột không làm được!"

Mary trở về Mĩ sau cuộc hôn nhân với một người Polack. Cô ấy gặp bạn mình, Susan, trên phố.

"Mình nghe nói cậu đã lấy chồng ở Ba Lan rồi!" Susan kêu.

"Vâng," Mary nói, "và sau đám cưới chồng mình cho mình một thứ dài nhất, cứng nhất mà mình chưa từng thấy!"

"Ô, thật thế à!" Susan thét lên thất thanh. "Cái đó gì vậy?"

Mary đáp, "Tên anh ấy!"

Fred và Bill, là nhà sử học, đang so sánh lịch sử cổ đại và hiện đại.

"Anh có nhớ khẩu hiệu chiến tranh của Julius Caesar không?" Bill hỏi.

"Có," Fred đáp. "Trong tiếng Latin nó là: 'Veni, Vidi, Vici.' Nghĩa là: 'Ta đã tới, ta đã thấy, ta đã chinh phục.'"

"Đúng," Bill nói. "Và ngày nay, tất cả các 'Caesars' trẻ đều có một khẩu hiệu khác - 'Vidi, Vici, Veni' - `Ta đã thấy, ta đã chinh phục, ta đã tới!'"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại, và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn bị đông cứng.

Bây giờ nhìn vào bên trong bằng toàn bộ tâm thức của bạn, toàn bộ sinh lực của bạn, và với thôi thúc dường như đó là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống của bạn.

Bạn phải đạt tới trung tâm của bản thể bạn.

Chính từ trung tâm này bạn được nối với vũ trụ.

Những người đã đạt tới điểm này được gọi là phật, người thức tỉnh, bởi vì họ biết rằng điều họ có vẻ là vậy thì họ lại không phải vậy, còn điều bị ẩn kín chỉ có thể được chính họ biết tới.

Nhân cách bên ngoài của họ bắt đầu tan chảy tựa như băng.

Khoảnh khắc này các bạn tất cả đều là phật. Và Thính phòng Phật đã trở thành cái hồ tâm thức đầy hoa sen, hoàn toàn im lặng.

Chứng kiến mọi điều này, bởi vì việc chứng kiến là bản tính duy nhất của bạn. Mọi thứ đều được thêm vào cho bạn; việc chứng kiến của bạn là vĩnh hằng.

Để làm cho nó rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, và vẫn còn là nhân chứng. Thân thể có đó, tâm trí có đó, nhưng bạn không là cả hai. Bạn chỉ là nhân chứng. Nhân chứng thuần khiết không tì vết nào là mục đích của mọi chư phật.

Tan chảy, tan chảy. Lần đầu tiên bạn biết tới bản tính thực của bạn. Buổi tối nay đẹp theo cách riêng của nó, nhưng mười nghìn chư phật đã làm cho nó chưa từng được thấy trong hàng thế kỉ. Có hân hoan... Hoa đang trút lên các bạn.

Thu lấy thật nhiều hoa, và thuyết phục phật từ chỗ ẩn kín tới chu vi. Và nhớ cả ngày nhiều lần nhất có thể được rằng bạn là phật.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng quay lại như chư phật. Đó là chân giá trị của bạn và đặc quyền của bạn. Một cách an bình, duyên dáng, ngồi vài khoảng khắc chỉ để hồi tưởng lại chiều sâu bạn đã đạt tới - bởi vì mọi ngày bạn đều phải đi sâu hơn. Bạn càng đi sâu hơn, bạn càng tới gần phật hơn. Nếu bạn tiến một bước về phía phật, ông ấy tiến một nghìn bước.

Và nhớ tới phúc lành, an bình, chân thành, trong các hành động của bạn, trong hành vi của bạn, trong cử chỉ của bạn, trong lời nói của bạn, trong im lặng của bạn. Rót đầy toàn thể cuộc sống của bạn bằng hoa hồng.

Được chứ, Maneesha?

Vâng thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 4Quay Về Mục Lục

Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post