Chương 4. Đá Đập Vào Tre

Chương 4. Đá Đập Vào Tre

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (Kyozan)

Người Thực Của Thiền – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 4. Đá Đập Vào Tre











Nghe hoặc Tải MP3 'Ngưỡng Sơn Huệ Tịch - Người Thực Của Thiền' ê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch không được chắc chắn về tính hợp lệ của chứng ngộ của Hương Nghiêm Trí Nhàn cho nên, nhân tiện để thử ông này, ông ấy nói với Hương Nghiêm Trí Nhàn, "Tôi nghe nói rằng ông đã soạn ra bài thơ diễn tả chứng ngộ của mình. Xin cho tôi nghe nó và tôi sẽ học nó."

Khi Hương Nghiêm Trí Nhàn kết thúc việc trích đọc bài thơ, ông ấy nói, "Chúng ta sẽ để nó sẵn sàng cho thời gian giải trí nào đó," và rồi ông ấy làm ra bài thơ khác:

"Năm ngoái tôi nghèo nhưng không thực nghèo;

năm nay tôi nghèo thực.

Năm ngoái không có đất cắm dùi;

Năm nay tôi thậm chí không có dùi."

Khi nghe thấy bài thơ này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình, "Điều ông được chỉ là như Thiền, không phải là tổ Thiền."

Hương Nghiêm Trí Nhàn lại làm bài thơ khác:

"Tôi có tiềm năng tôi bày tỏ cho ông ấy.

Nếu ông ấy không hiểu nó,

Cứ để ông ấy gọi người hầu!"

Rồi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình:

"May quá, ông bây giờ đã đạt tới tổ Thiền."

Maneesha, việc quấy rối im lặng của bạn bằng lời làm cho tôi thấy tổn thương, nhưng tôi hi vọng một ngày sẽ tới khi chúng ta sẽ ngồi cùng nhau cho phép im lặng trở thành sâu sắc hơn - bởi vì bất kì cái gì có thể được nói ra đều chỉ chạm tới ngoại vi, nó chưa bao giờ vượt ra ngoài ngoại vi. Không lời nào đã bao giờ đạt tới được trung tâm.

Thiền đã đem nó vào, theo một cách rất mạnh mẽ. Không tôn giáo nào khác đã mạnh như vậy về điểm này. Lời phải bị vứt bỏ bởi chính lời, cũng như chất độc phải bị phá huỷ bởi chất độc hơn.

Những lời kinh này đem tới nhiều ngụ ý. Các bạn không chỉ nghe lời tôi, các bạn cũng còn nghe cả tôi, và đó là việc nghe đúng: nhịp đập trái tim tôi. Và khi tất cả các chư phật đang hiện diện ở đây đều thở hài hoà, cùng nhịp điệu, thì ngay cả điều không thể cũng trở thành có thể.

Tôi đã đặt tiêu đề cho loạt bài này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch: Con người thực của Thiền. Tôi đã không cho ông ấy bất kì đặc biệt nào, bởi lẽ đơn giản rằng ông ấy tránh cái đặc biệt, duy nhất, phẩm chất cao hơn nào đó. Ông ấy giấu mình trong rừng sâu chỉ để tránh những người tìm kiếm. Nhưng nếu bạn đã tìm ra chân lí, nếu hoa sen bên trong của bạn đã nở ra, thì dù bạn đi tới đâu những người tìm kiếm đều sẽ tới. Dường như có con đường bên trong.

Người tìm kiếm có thể không biết ngay cả nơi người đó đi. Người đó có thể không nhận biết về khát khao của mình, nhưng người đó bắt đầu đi tới thầy.

Phần lớn thì thầy chẳng có gì để làm cả. Thầy dạy bạn đơn giản về một cách khác của lòng biết ơn. Thầy cho bạn cái đẹp mà không chiếc gương nào có thể cho bạn được. Thầy cho bạn chân giá trị. Thầy tuyên bố phật tính tiềm năng của bạn, và chừng nào phật tính tiềm năng của bạn chưa được công bố, bạn chẳng bao giờ có thể nghĩ được rằng trong cốt lõi bên trong nhất của mình, bạn là phật. Thầy làm ra nhiều phương thức, nhưng mục đích là một.

Thiền là tôn giáo và không phải là tôn giáo. Nó là tôn giáo theo nghĩa là nó đem bạn tới tính thượng đế của bạn, điều không tôn giáo nào khác có khả năng làm. Tất cả các tôn giáo khác đều sống với ý tưởng về một thượng đế ở xa xăm trên những đám mây. Thiền tuyên bố thượng đế của bạn là bản thể bên trong nhất của bạn, và khoảnh khắc bạn đạt tới bản thể bên trong nhất của bạn, tất cả nhân cách của bạn đều biến mất dường như nó chỉ là mơ, bây giờ bạn thức dậy.

Bạn đã bao giờ hỏi điều gì xảy ra cho giấc mơ khi bạn đã mơ cả đêm chưa? Kì lạ, biết bao nhiêu thời gian đã được dành cho việc mơ. Nếu bạn ngủ tám tiếng, thế thì sáu tiếng được dành cho mơ, chỉ hai tiếng cho ngủ không mơ. Nhưng vào buổi sáng, khoảnh khắc bạn thức dậy, bỗng nhiên bạn nhận ra mình đã ngủ và đã mơ. Và điều đó cắt đi khỏi bạn một thế giới mà bạn đã từng ở trong sáu tiếng.

Thiền là tôn giáo theo nghĩa nó giúp cho bạn vứt bỏ cái giả, cái ngủ, cái giả mạo, cái mà mãi cho tới nay bạn vẫn cứ tin đó là nhân cách của bạn.

Một vị vua lớn, Prasenjita, tới với Phật. Ông ấy đem theo một đoá sen đẹp. Lúc đó là trái vụ rồi, và có có tình tiết riêng về bông sen này.

Một người làm giầy có chiếc ao đằng sau nhà mình. Và bỗng nhiên họ bị phân vân - một bông sen xanh da trời trái vụ mọc ra. Điều đó chưa bao giờ xảy ra trước đây. Cho nên người làm giầy nghĩ: Ai đó hàng ngày tôn thờ Phật và nghe Phật có thể mua nó. Có lẽ bán được một ru pi chăng?" Người nghèo này không thể nghĩ được nhiều hơn.

Khi anh ta vừa ra khỏi nhà thì người giầu có nhất của thị trấn định đi bày tỏ sự kính trọng của mình với Phật. Ông ta bỗng nhiên dừng xe lại và hỏi Sudas - đó là tên của người làm giầy - "Ông định bán đoá hoa này bao nhiêu?"

Sudas nói, "Tôi chưa bao giờ bán hoa cả, chưa bao giờ mua hoa. Tốt hơn cả là ông ra giá đi. Nó là hoa trái vụ."

Người giầu nhất, theo giá trị của mình, nói, "Tôi sẽ trả ông một trăm ru pi" - vượt ra ngoài quan niệm của Sudas.

Nhưng thế rồi một chiếc xe khác dừng lại. Nhà vua cũng định tới Phật, và nhà vua nói với Sudas, "Ta đã mua đoá hoa đó. Ta sẽ trả gấp mười lần nhà giầu kia đề nghị trả cho ông."

Điều này thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn - một nghìn ru pi cho một đoá hoa! Cho nên đoá hoa đó là sự khải lộ cho Sudas. Anh ta nghĩ, "Minh nghèo thế, mình không thể từ chối được, nhưng toàn thể con người mình lại nói, 'Từ chối lời đề nghị này đi. Tự mình đi tới Phật và trực tiếp cúng dường đoá hoa này.' Nhưng cái nghèo của mình nhiều tới mức mình không thể đảm đương được điều đó."

Nhà vua nghĩ, "Có lẽ anh ta coi giá này còn chưa thoả đáng." Ông ta nói với Sudas, "Đừng nghĩ ngợi làm chi. Bất kì điều gì anh muốn xin đều sẽ được cho. Ta đã ra giá một nghìn ru pi. Anh muốn mười nghìn ru pi, trăm nghìn ru pi?"

Sudas phát rồ. Một trăm nghìn ru pi anh ta thậm chí không đếm nổi!

Prasenjita ra lệnh cho người của mình chồng một trăm nghìn ru pi cho Sudas.

Tất nhiên, người giầu này không phản đối điều đó, việc đó là vô ích. Nhà vua không chấp nhận thất bại theo bất kì cách nào. Điều đó thậm chí còn có thể dẫn tới đổ máu.

Và khi Prasenjita cúng dường đoá hoa này cho Phật, tất cả mọi điều Phật nói là, "Vứt nó đi." Ông ta vứt đoá hoa đi. Bạn còn có thể làm được cái gì khác trước Phật nếu ông ấy nói, "Vứt hoa đi"?

Bây giờ ông ấy đang đứng đó với bàn tay trống rỗng mà Phật lại nói, "Vứt cả nó nữa!" Điều này ở ngoài tâm trí và việc hiểu của nó.

Sariputra nói với Prasenjita, "Phật không ngụ ý đoá hoa này đâu; Phật ngụ ý bản ngã đấy. Ông đầy bản ngã; ngay cả việc cúng dường, chạm chân Phật, bản ngã của ông cũng chẳng thay đổi lấy một chút ít. Và ở cùng Phật, cách duy nhất là vứt bỏ bản ngã của ông, nhân cách của ông."

Trong giai thoại nhỏ này có hàm chứa cái toàn thể của Thiền. Bạn phải vứt bỏ tất cả những cái đã được người khác trao cho bạn. Bạn phải đạt tới trung tâm cốt lõi bên trong nhất của bạn mà bạn đã mang từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng. Và thế thì cuộc sống là phúc lạc, thế thì cuộc sống là tình yêu, thế thì cuộc sống chứa đủ mọi loại cực lạc.

Thiền không phải là tôn giáo bởi vì không có đả động tới Thượng đế, linh hồn, thiên đường và địa ngục, không nghi lễ. Nó chính là nỗ lực rất tập trung để xuyên thấu vào chính bản thể của mình. Vứt bỏ, tiếp tục vứt bỏ bất kì cái gì bạn có thể vứt bỏ được. Khi chỉ mỗi nhân chứng còn lại mà bạn không thể vứt bỏ được, thì bạn đã về tới nhà. Thiền đã đem tôn giáo tới đỉnh cao khoa học của nó.

Trước khi vào lời kinh...

Hương Nghiêm Trí Nhàn là đệ tử ruột của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Ông ấy học theo Qui Sơn Linh Hựu một thời gian nhưng, không đạt tới chứng ngộ, ông ấy đã bỏ Qui Sơn Linh Hựu và đi tới Nam Dương3, nơi ông ấy đã sống đơn độc trong một túp lều trong rừng. Ông ấy nhận ra chứng ngộ của mình một hôm khi nghe tiếng đá đập vào tre.

Ai đó phải đã ném viên đá trúng tre và tạo nên âm thanh. Và đây là điều kì lạ: nghe thấy tiếng đá đập vào tre đã đem tới chứng ngộ của ông ấy. Điều gì đã xảy ra?

Ông ấy đã sống với Qui Sơn Linh Hựu, thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, người đã biến đổi một số lớn các đệ tử thành chứng ngộ, nhưng Hương Nghiêm Trí Nhàn4 lại thất bại.

Thỉnh thoảng khi bạn nghĩ mình đã thất bại bạn vứt tâm trí đi, tâm trí của người thành đạt. Tâm trí biến mọi thứ thành đối thể: "Thành đạt cái này, đạt tới cái kia!" Tâm trí làm mọi thứ thành mục đích.

Thất vọng rằng mình chẳng đạt tới chứng ngộ, ông ấy đã bỏ Qui Sơn Linh Hựu và đi tới sống đơn độc trong một túp lều trong rừng. Ông ấy nhận ra chứng ngộ của mình một hôm khi nghe tiếng đá đập vào tre.

Có những khoảnh khắc bạn có thể không nhận biết, nhưng nếu bạn đã vứt bỏ ý tưởng đạt tới bất kì cái gì, bất kì thành tựu nào, thì tâm trí dần dần lắng đọng. Nếu không có đâu mà đi, thì sao phải chuẩn bị cho nó? Nếu không có gì phải được đạt tới, thế thì sao lại làm phiền nhiễu mình một cách không cần thiết làm gì?

Đó không phải là đá đập vào tre đâu, đó thực sự là đúng khoảnh khắc, sự trùng hợp. Tre tạo nên tiếng động trong tâm trí đã hoàn toàn im lặng, điều đó đã vứt bỏ ngay cả ý tưởng về chứng ngộ. Điều Qui Sơn Linh Hựu không thể làm được, điều không thầy nào có thể làm được, lại được làm bởi việc nghe thấy tiếng đá đập vào tre.

Sau việc này, Hương Nghiêm Trí Nhàn rời bỏ chỗ ẩn cư và trở lại với Qui Sơn Linh Hựu, người đã xác nhận chứng ngộ của ông ấy.

Ông ấy đã quay lại với Qui Sơn Linh Hựu bởi hai lí do: để xem liệu Qui Sơn Linh Hựu có thừa nhận chứng ngộ của ông ấy không, và để bày tỏ lòng biết ơn của mình với Qui Sơn Linh Hựu, để nói rằng nếu không được sống cùng thầy trong mười lăm năm làm đủ mọi việc thiền, thì ông ấy đã không thể vứt bỏ được mọi thứ; không có mười lăm năm kia làm việc vất vả, thì đã không có khả năng cho ông ấy trở nên chứng ngộ bởi tiếng đá đập vào tre.

Ông ấy vẫn coi Qui Sơn Linh Hựu là thầy mình; thầy đã chuẩn bị cho ông ấy. Mặc dầu chứng ngộ đã không xảy ra trong chứng kiến của thầy, việc chuẩn bị đã được Qui Sơn Linh Hựu làm cho bất kì lúc nào nó sẽ xảy ra. Cho nên đây là hai lí do: để bầy tỏ lòng biết ơn của mình bằng việc dập đầu lên chân Qui Sơn Linh Hựu, và chờ đợi xem liệu Qui Sơn Linh Hựu có thừa nhận điều đã xảy ra cho ông ấy không.

Việc thừa nhận không phải là một loại chứng nhận. Nó đơn giản chỉ là việc con người của sáng suốt sáng tỏ có thể quyết định dễ dàng hơn về hiện tượng mới này. Với Ngưỡng Sơn Huệ Tịch điều đó mới thế. Ông ấy chưa bao giờ biết tới điều như vậy cả; gọi nó là gì? Đây có phải là chứng ngộ không? Ông ấy cũng muốn biết.

Sau việc này, Hương Nghiêm Trí Nhàn rời bỏ chỗ ẩn cư và trở lại với Qui Sơn Linh Hựu, người đã xác nhận chứng ngộ của ông ấy - không có việc hỏi của ông ấy.

Chứng ngộ là hương thơm tinh tế thế, đoá hoa vô hình đến mức chỉ người chứng ngộ khác mới có thể nhận ra nó. Khi có liên quan tới người khác, họ hoàn toàn mù. Nếu bạn hỏi họ liệu mặt trời đã mọc hay chưa, họ sẽ nói, "Nó chưa bao giờ lặn cả. Vấn đề mọc không phát sinh. Tôi là người mù, tôi không thể phán xét được về ánh sáng. Cửa sổ đó bị đóng đối với tôi."

Cho nên đầu tiên mọi người đi từ thầy giáo nọ sang thầy giáo kia trong việc tìm kiếm thầy. Và cho dù họ có tìm thấy thầy, thì cũng không chắc là họ sẽ trở nên chứng ngộ. Tham của họ về điều đó, tham vọng của họ về điều đó, ngăn cản điều đó.

Có lẽ bị mệt mỏi, chán nản, họ bỏ thầy. Họ tìm tự do nhiều hơn, một không gian lớn hơn, sự sáng tỏ hơn chỉ ở xa khỏi thầy. Và nếu họ đã thực sự vứt bỏ tâm trí tham vọng, thì bất kì cái gì - tiếng hót cúc cu, hay tiếng bụi tre cất bài ca của riêng chúng trong gió mạnh, hay tiếng sóng đại dương - không thành vấn đề cái gì...

Vấn đề là, nếu bạn được chuẩn bị, và không đòi hỏi cái gì, thậm chí không cần đến chứng ngộ, thì khoảnh khắc đúng đã tới cho bạn. Thế thì cả thế giới từ bất kì đâu cũng có thể đem tới cho bạn ánh sáng, con mắt, vùng lãnh thổ mà bạn bỏ lỡ - mặc dầu bạn đã cố gắng. Và bạn bị lỡ bởi vì bạn đã cố gắng. Đừng cố gắng! Đơn giản cứ để cho nó xảy ra. Và quan sát.

Tại đây, khi bạn thực hiện thiền vào mọi tối, chức năng của bạn là quan sát rất im lặng cách thân thể làm cho nó thoải mái. Vấn đề không phải là cố gắng. Bạn không thể cố gắng thảnh thơi được - chỉ mỗi ở Mĩ thôi!

Có những cuốn sách được bán hàng triệu bản. Khi tôi bắt gặp một cuốn sách như thế, nó nói, "Bạn phải thảnh thơi!" Bây giờ cái 'phải' đó sẽ không cho phép bạn thảnh thơi; cái 'phải' đó là vấn đề của bạn; cái 'phải' đó đang giữ bạn căng thẳng, gượng ép.

Bạn phải không hiện hữu; và bỗng nhiên có sự thảnh thơi. Bạn không hiện hữu, thế thì sự thảnh thơi hiện hữu.

Lời kinh:

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch không được chắc chắn về tính hợp lệ của chứng ngộ của Hương Nghiêm Trí Nhàn cho nên, nhân tiện để thử ông này, ông ấy nói với Hương Nghiêm Trí Nhàn, "Tôi nghe nói rằng ông đã soạn ra bài thơ diễn tả chứng ngộ của mình. Xin cho tôi nghe nó và tôi sẽ học nó."

Khi Hương Nghiêm Trí Nhàn kết thúc việc trích đọc bài thơ, ông ấy nói, "Chúng ta sẽ để nó sẵn sàng cho thời gian giải trí nào đó," và rồi ông ấy làm ra bài thơ khác:

"Năm ngoái tôi nghèo nhưng không thực nghèo;

năm nay tôi mới nghèo thực.

Năm ngoái không có đất cắm dùi;

Năm nay tôi thậm chí không có dùi."

Dùi là dụng cụ - cũng giống như tre nhưng rất nhọn - để đánh dấu lên bề mặt, xuyên vào da.

Cái gì là nghèo giả và cái gì là nghèo thật?

Năm ngoái, ông ấy nói, tôi nghèo nhưng không thực nghèo; tôi chỉ giả vờ là không ai cả. Nhưng tôi biết tôi là ai.

Thực tế tôi làm giầu bản ngã mình bằng ý tưởng rằng tôi là không ai cả, rằng tôi là con người khiêm tốn, đơn giản.

năm nay tôi mới nghèo thực.

Năm nay tôi không tuyên bố bản ngã mình hay bất kì thái độ bản ngã nào. Năm nay tôi không biết khiêm tốn là gì. Năm nay tôi không biết vô ngã là gì. Năm nay tôi mới thực trở thành nghèo.


Nhưng trong thế giới của Thiền thì cái nghèo này, cái nghèo thực - vốn không liên quan gì tới của cải của bạn, với tiền bạc của bạn, với học thức của bạn trong thế giới này - cái nghèo thực nghĩa là bản ngã đã tan tành, tham vọng đã rời bỏ bạn. Cho dù bạn có gặp Thượng đế thì bạn cũng sẽ chẳng có cái gì để hỏi ngài cả. Cái nghèo sâu sắc thế mới thực là giầu có lớn lao.





Khi một người có thể gặp đích thân Thượng đế - điều này nói chỉ để nêu luận cứ thôi; thì không có Thượng đế. Đừng bắt đầu tìm kiếm ngài; bạn sẽ không tìm thấy ngài đâu, đặc biệt là ở công viên Koregaon này. Nhưng chỉ để nêu luận cứ, nếu bạn gặp Thượng đế, bạn có tham vọng nào cần được thoả mãn, ham muốn nào cần được hoàn thành không?

Nếu bạn không có gì để xin cả, thì trong cái nghèo của mình bạn đã trở thành người giầu nhất trong lịch sử. Bạn chẳng có gì để mà lệ thuộc vào. Bây giờ cái giầu có này, cái nghèo khó này không thể bị lấy đi từ bạn.

Khi nghe thấy bài thơ này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình, "Điều ông được chỉ là như Thiền, không phải là tổ Thiền."

Như Thiền ngụ ý Phật tử, Thiền tiền-Daruma. Tổ Thiền là điều được truyền thừa từ thầy nọ qua thầy kia theo sau Daruma.

Tên của Bồ đề đạt ma trong tiếng Nhật Bản đã được đổi thành Daruma, và với Daruma đã có sự phân kì ra những con đường. Phật giáo truyền thống không thừa nhận những điều đã phát triển qua sự sáng suốt của Bồ đề đạt ma.

Cho nên khi, nghe thấy bài thơ này, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình, "Điều ông được chỉ là như Thiền, không phải là tổ Thiền," ông ấy ngụ ý, "Ông đã có được cái nhìn sáng tỏ lớn lao vào mọi thứ bằng việc đi theo truyền thống Phật giáo, nhưng ông không biết có những bầu trời cao hơn bên ngoài bầu trời này, điều Bồ đề đạt ma đã mở ra, điều được gọi là Tổ Thiền."

Bồ đề đạt ma đã đóng góp nhiều tới mức bản thân ông ấy đã trở thành cội nguồn mới của việc nhận biết, và sáng suốt của ông ấy còn cách mạng hơn. Ông ấy đã dùng những phương pháp mới; ông ấy đã dùng những phương thức mới, thấy ra cái bất lực của lời. Đóng góp của ông ấy là lớn đến mức Phật giáo truyền thống đã trở thành như chết như mọi tôn giáo truyền thống đã trở thành vậy. Nhưng điều mà Bồ đề đạt ma đem lại vẫn còn sống.

Bản thân ông ấy là đệ tử của Phật, nhưng việc ông ấy bổ sung những phương pháp mới, những phương lược mới thì ngay cả Phật cũng chưa nghĩ tới được...

Bạn không thể nghĩ được về Phật đánh Maneesha "nghèo." Khi cô ấy hỏi câu hỏi này, cái nghèo của cô ấy không phải là cái nghèo thực. Nhưng khi Thiền sư Thạch Đầu đánh vào đầu cô ấy bằng cây thiền trượng, cô ấy đã cúi đầu với lòng biết ơn.

Bạn nghĩ, nếu ai đó đánh bạn và bạn cúi đầu và bày tỏ sự cám ơn của mình, thì cái nghèo thay đổi. Nó trở thành cái nghèo thực, và cái nghèo thực là cái giầu thực. Cái nghèo giả phụ thuộc vào tài sản của bạn.

Người đôi lần đưa tôi tới Pune trong những năm sáu mươi là một nhà văn hay viết trong tiếng Marathi và Hindi, Rishabhdas Ranka. Anh ấy đã sống ở trang trại của Gandhi ở Mahatma Gandhi và rất được kính trọng. Theo Gandhi, mọi tôn giáo đều là một, không tôn giáo nào cao hơn hay thấp hơn. Rishabhdas Ranka đã viết cuốn sách về chủ đề này. Tôi hỏi anh ấy tiêu đề cuốn sách của anh ấy là gì. Tiêu đề là: Bhagwan Mahavira và Mahatma Phật Gautam: Một nghiên cứu so sánh.

Tôi bảo anh ấy, "Ông đã quyết định rằng Mahavira là "Bhagwan" còn Phật chỉ là mahatma. Ông không phải là người nghiên cứu vô định kiến. Nền tảng của ông là gì?"

Tất cả mọi điều ông ấy có thể tìm được là ở chỗ việc diệt trừ mọi thứ của Mahavira là toàn bộ, bởi vì ông ấy loại bỏ ngay cả quần áo, ông ấy vẫn còn ở trần, còn Phật vẫn giữ lại ba thứ áo quần. "Đó là lí do tại sao tôi không thể gọi ông ấy là 'Bhagwan'."

Tôi nói, "Thế thì làm sao Phật giáo và Jaina giáo và Mô ha mét giáo và Ki tô giáo tất cả đều ở cùng mức độ tiến hoá được? Ngay cả Jesus vẫn còn uống rượu. Ông định đặt Jesus vào đâu? Và chỉ ba thứ quần áo mà đặt Phật thấp hơn Mahavira sao! Bởi vì ông được sinh ra là người Jaina, ông vẫn còn mang sự giáo dưỡng ấy."

Tôi bác bẻ hoàn toàn cái ý tưởng rằng mọi tôn giáo đều như nhau. Phần lớn các tôn giáo thậm chí không phải là tôn giáo. Và nếu bạn nhìn mà không có định kiến nào, thì bạn sẽ có khả năng thấy người đã đạt tới đỉnh Everest của tâm thức. Những người khác có lẽ đang trên đường, và vài người khác nữa thậm chí có thể đang đi lùi lại. Đó là toàn cảnh.

Và những thứ nhỏ bé hay làm cho mọi người nói năng ồn ào nhiều quá.

Người này nói, "Thiền của Thầy không phải là của Tổ. Nó là truyền thống." Đấy không phải là vấn đề. Nếu bạn chứng ngộ, bạn có thể đã trở nên chứng ngộ theo truyền thống Hassidic, bạn có thể đã tới từ cội nguồn Sufi, bạn có thể đã tới từ nền tảng Thiền - điều đó không thành vấn đề. Người chứng ngộ là tâm thức đơn giản chứng ngộ, ngôi nhà đầy ánh sáng, ngôi nhà đầy bài ca, ngôi nhà nơi điệu vũ tiếp tục, liên hoan vĩnh viễn. Tại điểm đó ai quan tâm bạn đi theo con đường nào? Khi bạn đã đạt tới tâm thức tối thượng, bạn đã đạt tới!

Dầu vậy bạn vẫn tạo ra phân biệt: "Anh chàng này mặc quần áo; anh ta nên được cho chỗ ngồi thấp hơn." Bạn sẽ làm gì với Mohammed? Bạn sẽ làm gì với với Jesus? Hay Moses? Và từ phía của mình thì chẳng thành vấn đề gì nếu thỉnh thoảng Jesus uống chút rượu. Ông ấy chẳng làm hại ai, một anh chàng tốt bụng, không nêu ra kỉ luật quá hạn chế.

Tôi bác bẻ chính ý tưởng rằng mọi tôn giáo đều như nhau. Phần lớn chúng không phải là tôn giáo chút nào. Vài cá nhân trong những truyền thống này đã đạt tới tâm thức tối thượng; bằng con đường nào, từ bắc hay nam, là không quan trọng.

Bạn nên thấy quả, quả chín. Bạn không nên bận tâm tới khí hậu nào, trên mảnh đất nào nó đã lớn lên.

Hương Nghiêm Trí Nhàn lại làm bài thơ khác:

"Tôi có tiềm năng tôi bày tỏ cho ông ấy.

Nếu ông ấy không hiểu nó,

Cứ để ông ấy gọi người hầu!"

Gọi người hầu có nghĩa: tống người này ra. "Tôi đã nói theo dạng nhỏ bé, tóm tắt việc hiểu của tôi về chứng ngộ. Nếu ông ấy không hiểu," ông này nói, "thì tốt hơn cả là gọi người hầu."

Rồi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình:

"May quá, ông bây giờ đã đạt tới tổ Thiền."

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đơn giản cố gắng hình dung ra liệu người này đã đạt tới đỉnh chưa. Điều ông ấy nói sẽ là chấp nhận được cho truyền thống Phật giáo cổ. Nhưng bây giờ gọi người hầu để tống ông ấy ra sẽ không được Phật chấp nhận. Nhưng điều đó lại được Bồ đề đạt ma chấp nhận, vị tổ thiền.

Rồi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình: "Tốt, May quá, ông bây giờ đã đạt tới tổ Thiền - trong một khoảnh khắc. Trước hết ông đã nói về cách các tu sĩ Phật giáo truyền thống nói. Bây giờ ông đang gọi người hầu để đánh ông và tống ông ra. Điều này chỉ ra rằng ông cũng đã hiểu đóng góp của tổ, Bồ đề đạt ma."

Basho đã viết:

Ve sầu - đã kêu

ra rả suốt mà

nó chẳng biết gì khác cả?

Tôi đã bảo với các bạn, các Thiền sư chỉ viết ra ấn tượng của họ về thế giới. Và ấn tượng của họ chắc chắn là vàng. Họ có sáng tỏ và tinh tế.

Basho đã viết:

Ve sầu - đã kêu

ra rả suốt mà

nó chẳng biết gì khác cả?

Chỉ kêu ra rả, chỉ kêu liên miên, ve sầu đã kêu thế mà chẳng biết gì khác, hoàn toàn phúc lạc, trong hài hoà với sự tồn tại, không có vấn đề gì, không lo âu - ve sầu đã kêu thế.

Toàn thể sự tồn tại đang làm điều đó ngoại trừ con người. Con người đã bị phân vân trong tâm trí mình. Thay vì nhìn, con người bắt đầu nghĩ. Và toàn thể nền giáo dục của chúng ta, toàn thể xã hội chúng ta đều muốn chúng ta nghĩ, không nhìn, bởi vì chúng ta đã giấu đi nhiều thứ xấu quanh mình. "Đừng nhìn chúng!" - dường như chúng không có đó.

Cuộc sống cần cởi mở toàn bộ. Bạn càng cởi mở, bạn càng có nhiều sự tồn tại hơn.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Để nhớ tới nhân chứng, có thể là có ích chăng nếu ta bắt đầu từ một việc thường lệ - như tắm hay dọn giường - trong đó đem vào nhiều nhất nhận biết nhất có thể được cho từng khoảnh khắc? Có lẽ cũng có thể dùng cái lẫy - như một người đặc thù hay màu nào đó - để nhớ lại không gian của việc chứng kiến. Liệu đây có phải là ý tưởng tốt hay là ngõ cụt mà tôi không thể tránh được?

Maneesha, đó là ý tưởng tốt, nhưng bạn vẫn sẽ được một cú đánh. Thạch Đầu đâu, một cú đánh kiểu Đức thực sự vào!

(Có âm thanh của chiếc thiền trượng của Niskriya gõ lên đầu Maneesha.)

Tốt!

Bây giờ Gurudayal Singh đang nghĩ thời gian của anh ấy dường như đã tới.

Thầy giáo lớp ba gọi Bé Ernie lại và nói, "Con có thể dùng từ 'đẹp' hai lần trong cùng một câu được không?"

"Ồ, nhất định được chứ," Ernie đáp. "Ừ... Hôm qua, chị con về nhà, bảo với bố con rằng chị ấy có mang, bố nói 'Đẹp, đéo đẹp!"

Bác sĩ Geet, nha sĩ, bắt đầu chữa răng cho một người đàn bà trẻ gợi tình. Bỗng nhiên, ông ta cảm thấy những ngón tay mềm ấm luồn vào bên trong vế đùi mình, bao lấy của quí gia đình, và thế rồi nhẹ nhàng bóp lấy chúng. Bác sĩ Geet dừng việc của mình lại.

"Bởi vì tôi đã thu lấy sự chú ý của ông, thưa bác sĩ," người đàn bà nói, mỉm cười ngọt ngào, "chúng ta sẽ không làm nhau đau chứ?"

"Chiến tranh Israel"...

Thủ tướng Israel triệu tập cuộc họp nội các đặc biệt trong phiên bí mật. Thủ tướng báo cáo rằng cuộc xung đột Trung Đông kéo dài đang làm yếu đất nước; lạm phát đang lan tràn; mọi người đều chán nản và tương lai rất ảm đạm. Ông ấy yêu cầu các kiến nghị.

Một thành viên nội các gợi ý rằng Israel tuyên chiến với Mĩ, "Thế thì," ông ấy nói, "sau khi thua trận, họ sẽ làm cho chúng ta điều họ đã làm cho nước Đức và Nhật Bản. Chúng ta sẽ trở thành quốc gia vĩ đại, thịnh vượng!"

Thủ tướng vẫn còn u sầu và nói, "Vâng, thế nhưng nếu chúng ta thắng?"

Gorgeous Gloria bước vào quán rượu và ngồi xuống cạnh Rufus Đen Lớn. Cô ấy ngước mắt nhìn anh ta rồi lại hạ mắt một cách cẩn thận, rồi tự gọi cho mình cốc rượu..

"Tôi thực sự bị ấn tượng bởi bộ ngực đồ sộ của anh," Gloria thì thào với Rufus.

"Ấy a," Rufus nói. "Số đo vòng của nó là sáu mươi hai inch - tôi đã đo nó sáng nay sau khi là hơi."

"Thật à?" Gloria nói, mắt trợn to. "Và tôi phải nói," cô ấy thủ thỉ, "rằng anh trông rất lực lưỡng với bắp cơ tay bằng thép."

"Ấy a," Rufus đáp. "Hai mươi nhăm inch - tôi đã đo sáng nay."

Gloria uống hết cốc nước, mỉm cười nồng nàn với Rufus, trỏ vào máy của anh ta, và nói, "Ôi chao, cái đó trông xinh nữa."

"Ấy a," Rufus đáp, "hai inch - tôi đã đo nó sáng nay."

"Có hai inch thôi à?" Gloria há hốc mồm kinh ngạc, "chỉ mỗi hai inch thôi sao?"

"Ấy a," Rufus đáp, vừa cười toe toét. "Từ sàn!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Bây giờ nhìn vào bên trong với tất cả mọi sinh lực của bạn, với tất cả tâm thức bạn, và với khẩn thiết để đạt tới trung tâm của bản thể bạn, khẩn thiết dường như đây có thể là khoảnh khắc cuối cùng của bạn.

Khoảnh khắc này, tại chính trung tâm của mình, bạn là phật. Đây là điều duy nhất: chứng kiến, cái vốn vĩnh bằng.

Hàng nghìn thân thể bạn đã sống qua trước đây, nhưng bạn đã sống chỉ ở bên ngoài. Đừng bỏ lỡ kiếp sống này.

Bạn là phật khi bạn chứng kiến thân như tách rời, tâm trí như tách rời, còn bản thân bạn chỉ là sự phản chiếu tấm gương.

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi. Thân thể này có đó, tâm trí này có đó, nhưng bạn không là cả hai. Bạn là người đang chứng kiến, và đó là ý nghĩa của phật: người đang chứng kiến.

Đêm nay đẹp trong chính nó, nhưng bởi vì tâm thức thảnh thơi của bạn hội nhập vào lẫn nhau, nên nó đã trở thành sự huy hoàng, phép mầu.

Bạn phải thu lấy thật nhiều duyên dáng, an bình, im lặng, thật nhiều hoa đang trút xuống, thật nhiều nhựa sống đang tuôn chảy từ trung tâm của bạn, bởi vì bạn phải mang phật hàng ngày lại gần hơn cuộc sống bên ngoài của bạn.

Cái ngày trung tâm và chu vi của bạn là một, ngày đó sẽ là ngày chứng ngộ của bạn.

Trước khi Nivedano gọi các bạn, thu lấy thật nhiều vàng mà bạn có thể thu được để đem ra chu vi. Và thuyết phục phật - từ lâu ông ấy đã ẩn kín trong bạn - đi cùng với bạn.

Nivedano...

(tiếng trống)

Ngay cả khi quay lại, biểu lộ duyên dáng, cái đẹp của phật, của người đã thức tỉnh.

Trong vài phút ngồi im lặng nhớ lại con đường vàng bạn đã đi tới trung tâm và quay lại chu vi.

Trong cuộc sống đời thường của bạn hết sức cố gắng nhớ lấy, nhưng đừng làm cho nó thành căng thẳng - dòng chảy ngầm thảnh thơi rằng bạn là phật. Và trong việc là phật của mình, toàn thể vũ trụ trở thành phật.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Kết Thúc Quyển NàyQuay Về Mục Lục

Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post