Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo – Cổng Vàng – Osho
(Tập 2)
Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng
Chương 2. Bao Giờ Cũng Hôm Nay
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê
Câu hỏi thứ nhất:
Osho ơi,
Tại sao lại khó tha thứ, chấm dứt níu bám vào những nỗi đau lâu
dài từ quá khứ?
Anand Katyayani,
Bản ngã tồn tại theo
khổ - càng nhiều khổ càng nhiều nuôi dưỡng cho nó. Trong những khoảnh khắc phúc
lạc bản ngã biến mất hoàn toàn, và ngược lại: nếu bản ngã biến mất, phúc lạc bắt
đầu mưa rào lên bạn. Nếu bạn muốn bản ngã, bạn không thể tha thứ được, bạn
không thể quên được - đặc biệt những nỗi đau, những vết thương, sự xúc phạm, sự
mất mặt, cơn ác mộng. Không phải là bạn không thể quên được, bạn sẽ cứ phóng đại
chúng lên, bạn sẽ nhấn mạnh vào chúng. Bạn sẽ có xu hướng quên đi mọi điều đã từng
là đẹp trong cuộc đời bạn, bạn sẽ không nhớ các khoảng cách vui vẻ; chúng không
phục vụ mục đích nào khi có liên quan tới bản ngã. Vui vẻ giống như chất độc
cho bản ngã, và khổ là giống như vitamin.
Bạn sẽ phải hiểu toàn
thể cơ chế của bản ngã. Nếu bạn cố gắng tha thứ, điều đó không phải là tha thứ
thực. Với nỗ lực, bạn sẽ chỉ kìm nén. Bạn có thể tha thứ chỉ khi bạn hiểu cái
ngu xuẩn của toàn thể trò chơi mà cứ diễn ra bên trong tâm trí bạn. Toàn bộ cái
ngớ ngẩn của nó, tất cả đều phải được nhìn kĩ lật đi lật lại, bằng không bạn sẽ
kìm nén từ phía này và nó sẽ bắt đầu tới từ phía khác. Bạn sẽ kìm nén trong
hình dạng này; nó sẽ khẳng định trong hình dạng khác - thỉnh thoảng tinh vi tới
mức gần như không thể nhận ra được nó, rằng đó là cùng cấu trúc cũ, được làm mới
lại, được tân trang, được trang hoàng tới mức nó trông gần như mới.
Bản ngã sống theo cái
phủ định, bởi vì bản ngã về căn bản là hiện tượng phủ định; nó tồn tại trên nói
không. Không là linh hồn của bản ngã. Và làm sao bạn có thể nói không với phúc
lạc được? Bạn có thể nói không với khổ, bạn có thể nói không với đau đớn của cuộc
sống. Làm sao bạn có thể nói không với hoa và sao và mặt trời lặn và mọi điều đẹp
đẽ, thiêng liêng? Và toàn thể sự tồn tại là đầy điều đó - nó đầy hoa hồng -
nhưng bạn cứ hái gai; bạn có đầu tư lớn vào những gai đó. Một mặt bạn cứ nói,
"Không, tôi không muốn khổ này," và mặt khác bạn cứ níu bám lấy nó.
Và trong hàng thế kỉ bạn đã từng được bảo tha thứ.
Nhưng bản ngã có thể
sống qua việc tha thứ, nó có thể bắt đầu có chất nuôi dưỡng mới qua ý tưởng rằng,
"Mình đã tha thứ. Mình thậm chí đã tha thứ cho kẻ thù của mình. Mình không
phải là người thường." Và, nhớ hoàn toàn rõ, một trong những nền tảng của
cuộc sống là ở chỗ người bình thường là người nghĩ rằng mình không có; người
trung bình là người nghĩ rằng người đó không có. Khoảnh khắc bạn chấp nhận cái
bình thường của mình, bạn trở thành phi thường. Khoảnh khắc bạn chấp nhận dốt
nát của bạn, tia sáng đầu tiên đã đi vào trong bản thể bạn, đoá hoa đầu tiên đã
nở ra. Mùa xuân không còn xa xôi.
Jesus nói: Tha thứ
cho kẻ thù của ông, yêu kẻ thù của ông. Và ông ấy đúng, bởi vì nếu bạn có thể
tha thứ cho kẻ thù của bạn, bạn sẽ tự do với họ, bằng không họ sẽ cứ ám ảnh bạn.
Thù địch là một loại quan hệ; nó đi sâu hơn cái gọi là yêu của bạn.
Savita đã hỏi một câu
hỏi rằng, "Osho ơi, tại sao chuyện tình hài hoà dường như đờ đẫn và chết?"
Bởi lẽ đơn giản vì nó
là hài hoà; nó mất mọi hấp dẫn cho bản ngã; nó dường như là không có. Nếu nó là
tuyệt đối hài hoà bạn sẽ hoàn toàn quên về nó. Xung đột nào đó là cần, vật lộn
nào đó là cần, bạo hành nào đó là cần, hận thù nào đó là cần. Yêu - cái gọi là
yêu của bạn - không đi rất sâu đâu; nó chỉ là sâu như làn da, hay thậm chí có
thể không sâu được đến thế. Nhưng ghét của bạn đi rất sâu; nó đi sâu như bản
ngã của bạn.
Jesus là đúng khi ông
ấy nói, "Tha thứ," nhưng ông ấy đã từng bị hiểu lầm trong hàng thế kỉ.
Phật nói cùng điều - mọi người thức tỉnh nhất định nói cùng điều. Ngôn ngữ của
họ có thể khác, cũng là tự nhiên - thời đại khác, thời gian khác, con người
khác - họ phải nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng cốt lõi bản chất không thể khác.
Nếu bạn không thể tha thứ được, điều đó nghĩa là bạn sẽ sống với kẻ thù của bạn,
với nỗi đau của bạn, với đau đớn của bạn.
Cho nên một mặt bạn
muốn quên đi và tha thứ, bởi vì cách duy nhất để quên đi là tha thứ - nếu bạn
không tha thứ bạn không thể quên được - nhưng mặt khác có sự tham gia sâu sắc
hơn. Chừng nào bạn còn chưa thấy sự tham gia đó, Jesus và Phật sẽ không ích gì.
Những phát biểu hay của họ sẽ được bạn nhớ, nhưng chúng sẽ không là một phần của
phong cách sống của bạn, chúng sẽ không tuần hoàn trong máu bạn, trong xương bạn,
trong tuỷ bạn. Chúng sẽ không phải là một phần của bầu khí hậu tâm linh của bạn;
chúng sẽ vẫn còn xa lạ, cái gì đó bị áp đặt từ bên ngoài; đẹp đấy, ít nhất nó
cũng hấp dẫn về mặt trí tuệ, nhưng về mặt tồn tại bạn sẽ cứ sống theo cùng cách
cũ.
Điều đầu tiên cần nhớ
là: bản ngã là hiện tượng phủ định nhất trong sự tồn tại. Nó giống như bóng tối.
Bóng tối không có sự tồn tại khẳng định nào; nó đơn giản là thiếu vắng ánh
sáng. Ánh sáng có sự tồn tại khẳng định; đó là lí do tại sao bạn không thể làm
được gì một cách trực tiếp với bóng tối. Nếu phòng của bạn đầy bóng tối, bạn
không thể để bóng tối ra khỏi phòng được, bạn không thể ném nó ra, bạn không thể
phá huỷ được nó bằng bất kì phương tiện nào. Nếu bạn cố đánh nhau với nó, bạn sẽ
bị thất bại. Bóng tối không thể bị đánh bại bởi việc đánh nhau. Bạn có thể là lực
sĩ vĩ đại nhưng bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng bạn không thể đánh bại được bóng
tối. Điều đó là không thể được, bởi lẽ đơn giản là bóng tối không tồn tại. Nếu
bạn muốn làm cái gì đó với bóng tối bạn sẽ phải làm thông qua ánh sáng. Nếu bạn
không muốn bóng tối, đem ánh sáng vào. Nếu bạn muốn bóng tối, thế thì tắt đèn
đi. Nhưng làm cái gì đó với ánh sáng; không cái gì có thể được làm với bóng tối
một cách trực tiếp. Cái phủ định không tồn tại - bản ngã cũng vậy.
Đó là lí do tại sao
tôi không nói với bạn: Tha thứ. Tôi không nói với bạn: Đừng ghét; yêu đi. Tôi
không nói với bạn rằng bỏ mọi tội lỗi của bạn và trở nên đức hạnh. Con người đã
cố gắng theo mọi cách và điều đó đã thất bại hoàn toàn. Công việc của tôi là
khác toàn bộ. Tôi nói: Đem ánh sáng vào bản thể bạn. Đừng bị bận tâm bởi mọi mảnh
mẩu này của bóng tối.
Và ở chính trung tâm
của bóng tối là bản ngã. Bản ngã là trung tâm của bóng tối. Bạn đem ánh sáng
vào - phương pháp là thiền - bạn trở nên nhận biết hơn, bạn trở nên tỉnh táo
hơn. Bằng không bạn sẽ cứ kìm nén, và bất kì cái gì bị kìm nén đều phải được diễn
đạt lặp đi lặp lại mãi. Và nó là luyện tập trong vô tích sự, vô tích sự hoàn
toàn. Nó sẽ bắt đầu đi tới từ chỗ nào đó khác. Nó sẽ tìm thấy cái khác nào đó,
điểm yếu hơn trong bạn.
Tôi bắt gặp mọi ngày
nhiều câu hỏi chỉ ra cách điều phủ định khẳng định, theo biết bao nhiêu cách thức
tinh vi. Mới hôm nọ tôi đã đùa rằng Mukta đã hỏi tôi: Cô ấy có thể đem chiếc
Rolls Royce mô đen 1939 tới cho tôi được không? Tôi đã nói, "Tôi không
quan tâm nữa tới bất kì cái gì cũ và hư hỏng. Bạn có thể gọi nó là xe cổ điển,
bạn có thể gọi nó là đồ cổ, và bạn có thể gọi nó bằng cái tên hay, nhưng sự thực
là: trong bốn mươi năm nhiều người đồi bại thế đã dùng nó... Tôi không muốn
dùng nó nữa."
Yatra lập tức viết một
câu hỏi cho tôi: "Osho ơi, thầy không có khiếu thẩm mĩ nào sao? Đồ cổ cũng
có cái đẹp của chúng chứ." Yatra có thể không biết, có thể không nhận biết
rằng đây là một dạng của phủ định. Tôi đơn giản đùa, bằng không sao tôi phải
nói về Cát Hồng? Cũ hai mươi nhăm thế kỉ rồi...
Nhưng ngay lập tức...
Cơ hội không thể bị bỏ lỡ. Nếu bạn có thể nói cái gì đó chống lại tôi, bạn sẽ
không bỏ lỡ cơ hội này.
Ngay hôm nay tôi vừa
nhận được câu hỏi khác từ Atta, rằng "Thầy dùng nhiều lần từ 'tôi', 'của
tôi', 'sannyasins của tôi' thế. Thầy dường như là người bản ngã lớn nhất quanh
đây."
Tôi có thể dừng việc
dùng "tôi", "của tôi", "sannyasins của tôi" - điều
đó chẳng giúp gì. Đây chỉ là từ, và là thứ tiện dụng hoàn hảo. Tôi cũng dùng từ
"bóng tối", mặc dầu nó không tồn tại. Nó chưa bao giờ tồn tại, nó
không thể tồn tại được. Chỉ bằng việc dùng từ "bóng tối", bóng tối
không bắt đầu tồn tại. Nhưng Atta phải chờ đợi cơ hội nào đó để nói cái gì đó
công kích tôi, để bằng cách nào đó có tính bạo hành với tôi. Điều này là tự
nhiên, bởi vì tính chất sannyas nghĩa là buông xuôi, và khi bạn buông xuôi thế
thì điều thường hơn việc không buông xuôi là bạn kìm nén bản ngã của mình. Nó sẽ
tìm ra cách của nó từ đâu đó để khẳng định.
Không phải là trùng hợp
ngẫu nhiên mà anh riêng của Phật, Devadatta, đã nhiều lần cố giết ông ấy. Anh họ
riêng của ông ấy... Tại sao? Tại sao ông ta đối nghịch thế với Phật? Và ông ta
cũng là đệ tử của Phật. Nhưng họ là những người đương đại, cùng tuổi. Họ được
nuôi lớn trong cùng cung điện, được giáo dục bởi cùng thầy giáo theo cùng trường,
chơi cùng nhau. Và thế rồi Phật trở nên chứng ngộ, và có ghen tị sâu sắc trong
Devadatta. Đầu tiên ông ta cố theo cách riêng của mình để trở nên chứng ngộ;
ông ta đã không thể làm được. Cho nên, một cách không sẵn lòng, ngần ngại, ông
ta đã buông xuôi theo Phật. Ông ta phải đã nói với sự chống đối sâu sắc,
"Buddham sharanam gachchhami; tôi qui y nơi Phật, dưới chân thầy."
Nhưng sâu bên dưới ở đâu đó ông ta phải đã nghĩ rằng, "Chúng ta thuộc vào
cùng hoàng gia, cùng dòng máu, cùng giáo dục. Chúng ta đã chơi cùng nhau. Cho
nên tại sao mình phải buông xuôi theo người này?" Và thế rồi, có lần ông ta
đã bắt đầu đi chút ít vào thiền, chỉ chút ít, vài kinh nghiệm về thiền, và ông
ta bắt đầu thu thập người đi theo quanh bản thân ông ta. Ông ta bắt đầu lan
truyền tin đồn rằng ông ta cũng đã trở nên chứng ngộ.
Phật triệu ông ấy, rằng
"Ông sẽ trở nên chứng ngộ; không có vấn đề về điều đó. Nhưng ngay bây giờ
ông mới trên đường. Đừng bỏ lỡ cơ hội này." Điều này xúc phạm ông ta nhiều
lắm. Ngay lập tức mọi chống đối bị kìm nén khẳng định - ông ta nổi dậy. Ông ta
đem đi vài người, những người đã trở thành bạn bè và tín đồ của ông ta, xa khỏi
Phật. Và toàn thể nỗ lực của họ là: Làm sao giết chết người này?
Judas là nguyên nhân
cái chết của Jesus, và Judas là đệ tử trí thức nhất của Jesus. Nhớ điều đó. Đừng
bao giờ quên điều đó, rằng ông ta là đệ tử của Jesus. Mọi người khác đều là những
người đơn giản, không rất trí thức, gần như người nguyên thuỷ: dân làng, ngư phủ,
thợ mộc, thợ gốm, thợ dệt; ngoại trừ Judas không ai có giáo dục. Judas thực sự
được giáo dục nhiều hơn bản thân Jesus, hiểu biết hơn nhiều. Và ông ta đã chờ đợi
rằng sớm hay muộn, ông ta sẽ là người đứng đầu. Một khi Jesus bị loại ra khỏi
khung cảnh, ông ta sẽ là người đứng đầu của toàn thể công xã. Và dường như
không có khả năng nào Jesus chết trước ông ta. Chung cuộc ông ta đã quyết định
rằng đó là lúc con người này phải bắt buộc bị loại bỏ.
Judas là thủ phạm, kẻ
sát hại thực. Ông ta đã bán Jesus chỉ lấy ba mươi đồng bạc. Ông ta đã nghĩ rằng
đây là cách duy nhất để loại bỏ Jesus khỏi khung cảnh, thế thì ông ta có thể nắm
quyền lãnh đạo của nhóm, của công xã. Phải đã có một bản ngã đau đớn sâu bên dưới.
Điều đó bao giờ cũng
xảy ra theo cách đó. Đệ tử riêng của Mahavira, Makkhali Ghosal, đã nổi dậy chống
lại ông ấy và ông ta đã bắt đầu lan truyền tin đồn rằng "Mahavira không phải
là người chứng ngộ thực, ta mới là người chứng ngộ thực." Khi Mahavira
nghe thấy điều đó ông ấy cười. Khi Mahavira tới chỗ mà Ghosal đang ở, ông ấy tới
để gặp ông ta và ông ấy nói, "Makkhali Ghosal, ông có phát điên không? Ông
làm gì vậy?"
Và người này phải đã
tinh ranh vô cùng. Ông ta nói, "Tôi không phải là đệ tử của ông, nhớ lấy;
người đã từng là đệ tử của ông chết rồi. Thân thể là của Makkhali Ghosal, nhưng
linh hồn vĩ đại đã vào trong thân thể này. Linh hồn của Makkhali Ghosal đã ra
đi. Tôi là người khác toàn bộ, ông không thể thấy được sao?"
Mahavira cười và ông ấy
nói, "Ta có thể thấy hoàn toàn rõ. Ông là cùng thằng cha ngu xuẩn đó, và
ông vẫn còn đang làm những điều ngu xuẩn. Đừng phí thời gian! Đưa toàn thể năng
lượng của ông vào việc trở nên chứng ngộ bản thân ông đi. Tại sao lo nghĩ về ta
- liệu ta chứng ngộ thực hay không. Nếu ông không phải là đệ tử của ta, Makkhali
Ghosal, nếu ông là linh hồn khác toàn bộ đã đi vào, ta chấp nhận. Nếu ông nói,
ta chấp nhận điều đó. Nhưng thế thì sao ông còn bận tâm tới ta? Hai mươi bốn giờ
ông đều nói chống lại ta. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng ông vẫn còn đang mang đố
kị nào đó chống lại ta."
Điều đó là rất bản chất
cần hiểu vì tất cả các bạn đều là đệ tử ở đây, và các bạn sẽ mang đố kị nào đó
này khác chống lại tôi, bởi lẽ đơn giản vì tôi đang cố phá huỷ bản ngã của bạn.
Điều đó tôi phải làm; đó là chức năng của thầy, phá huỷ bản ngã của bạn. Và bạn
có thể trở nên rất thù hằn, và bạn có thể mang vết thương sâu qua nó.
Katyayani, bạn hỏi
tôi: Tại sao lại khó tha thứ, chấm dứt níu bám vào những nỗi đau lâu dài từ quá
khứ?
Bởi lẽ đơn giản là
chúng là tất cả những điều bạn đã có. Và bạn cứ chơi với vết thương cũ của bạn
để cho chúng vẫn còn tươi trong trí nhớ của bạn. Bạn chưa bao giờ cho phép
chúng chữa lành.
Một người ngồi trong
khoang tầu hoả. Đối diện với người đó là một linh mục Cơ đốc giáo người có một
cái rổ cắm trại bên cạnh mình. Người này chẳng có gì khác để làm cho nên anh ta
chỉ ngắm nhìn linh mục.
Sau một chốc linh mục
mở cái rổ cắm trại ra và lấy ra một miếng vải nhỏ mà ông ấy đã đặt cẩn thận lên
đầu gối. Thế rồi ông ấy lấy ra một cái bát kính và để nó lên trên miếng vải. Thế
rồi ông ấy lấy ra một con dao và một quả táo, bóc quả táo, cắt nó ra, đặt từng
miếng táo vào bát. Thế rồi ông ta cầm bát lên, nghiêng người qua và đổ táo ra
ngoài cửa sổ.
Thế rồi ông ấy lấy ra
quả chuối, bóc nó ra, cắt nó ra, để vào bát, và đổ nó ra ngoài cửa sổ. Cùng điều
đó làm cho quả lê và hộp anh đào và dứa, và một hộp kem - ông ấy đổ chúng tất cả
ra ngoài cửa sổ sau khi đã chuẩn bị chúng cẩn thận. Thế rồi ông ta lau sạch cái
bát khỏi bụi bặm bằng miếng vải, và để chúng lại vào trong rổ cắm trại.
Người này đã quan sát
linh mục trong ngạc nhiên, cuối cùng hỏi, "Tôi xin lỗi, thưa cha, nhưng
cha đang làm gì ở đó vậy?"
Linh mục bình thảnh
đáp lại "Làm món sa lát mà."
"Nhưng cha đổ tất
cả chúng ra ngoài cửa sổ rồi," người này nói.
"Đúng,"
linh mục nói. "ta ghét món sa lát hoa quả."
Mọi người cứ mang mọi
điều mà họ ghét. Họ sống trong hận thù của họ. Họ cứ sờ mó vào vết thương của họ
để cho chúng không lành; họ không cho phép chúng được lành - cả đời họ phụ thuộc
vào quá khứ của họ.
Chừng nào bạn còn
chưa bắt đầu sống trong hiện tại, bạn sẽ không có khả năng, Katyayani này, quên
và tha thứ cho quá khứ đâu. Tôi không nói với bạn: Quên đi và tha thứ cho mọi
điều đã xảy ra trong quá khứ; đó không phải là cách tiếp cận của tôi. Tôi nói:
Sống trong hiện tại đó là cách khẳng định để tiếp cận tới sự tồn tại. Sống
trong hiện tại. Đó là cách khác để nói: Có tính thiền nhiều hơn, nhận biết nhiều
hơn, tỉnh táo hơn bởi vì khi bạn tỉnh táo, nhận biết, bạn ở trong hiện tại.
Nhận biết không thể ở trong quá khứ và không thể ở trong tương lai. Nhận biết chỉ biết hiện tại. Nhận biết biết không quá khứ, không tương lai; nó chỉ có một thời, thời hiện tại. Nhận biết, và khi bạn bắt đầu tận hưởng hiện tại ngày một nhiều hơn, khi bạn cảm thấy phúc lạc của việc ở trong hiện tại, bạn sẽ dừng làm điều ngu xuẩn này mà mọi người cứ làm. Bạn sẽ dừng việc đi vào quá khứ. Bạn sẽ không phải quên và tha thứ, nó sẽ đơn giản biến mất theo cách riêng của nó. Bạn sẽ ngạc nhiên - nó đã đi đâu rồi? Và một khi quá khứ không còn đó, tương lai cũng biến mất vì tương lai chỉ là phóng chiếu của quá khứ. Được tự do với quá khứ và tương lai là nếm trải tự do lần đầu tiên, là nếm trải Thượng đế. Và trong kinh nghiệm đó người ta trở thành toàn thể, mạnh khoẻ; mọi vết thương được chữa lành. Đột nhiên không còn vết thương nào nữa; bạn bắt đầu cảm thấy sự khoẻ mạnh nảy sinh trong bạn. Khoẻ mạnh đó là bắt đầu của biến đổi.
Câu hỏi thứ hai:
Osho ơi, giáo huấn nền tảng của thầy cho các sannyasin của thầy
là gì?
Gourishankar Mehta,
Dường như bạn phải là
người lạ toàn bộ với chỗ này, bằng không câu hỏi như vậy là không thể được, bởi
vì tôi có giáo huấn nào đâu. Tôi không phải là thầy giáo chút nào; tôi không dạy
bạn cái gì.
Dạy nghĩa là truyền đạt
thông tin. Dạy về căn bản là truyền bá, cho bạn niềm tin nào đó, ước định tâm
trí bạn về ý thức hệ nào đó. Tôi chống lại mọi ý thức hệ, tôi chống lại mọi học
thuyết, bởi vì tất cả chúng đều giúp đỡ và làm mạnh thêm cho tâm trí bạn. Công
việc của tôi ở đây bao gồm việc giúp bạn đi ra ngoài tâm trí. Bạn không được giả
định học cái gì đó ở đây mà phải dỡ bỏ; bạn phải trải qua quá trình hoá giải ước
định.
Và tôi không tái ước
định bạn. Đó là điều đang được làm bởi người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô
ha mét giáo và mọi người khác. Nếu người Hindu muốn trở thành người Ki tô giáo
người đó sẽ phải trải qua hai quá trình: quá trình thứ nhất sẽ là người đó phải
được hoá giải ước định là người Hindu và thế rồi được tái ước định như người Ki
tô giáo. Nhưng chỉ ước định thay đổi, không gì khác. Vật dụng của bạn thay đổi,
tâm thức của bạn vẫn còn như cũ.
Tâm thức được kinh
nghiệm chỉ khi bạn được hoá giải ước định và không bị tái ước định lần nữa, khi
bạn được bỏ lại một mình với bản thân bạn, hoàn toàn hồn nhiên. Tôi gọi điều đó
là thuần khiết.
Đó là điều bản chất về
Đạo của Cát Hồng. Những lời kinh này của Cát Hồng được gọi là Kinh điển về thuần
khiết. Đạo không có học thuyết, không giáo huấn. Nó tin vào cái trống rỗng tuyệt
đối của tâm trí, vào cái không. Khi bạn hoàn toàn trống rỗng bạn đi vào tiếp
xúc với cõi bên kia. Cõi bên kia là không xa xôi gì, nhưng bạn đầy rác rưởi, đầy
những đồ đồng nát tới mức không còn chỗ nào cho cõi bên kia đi vào trong bạn.
Nó giống như căn phòng đầy đồ đạc. Làm rỗng căn phòng đầy đồ đạc: một mặt căn
phòng được làm trống rỗng, mọi đồ đạc bị loại bỏ khỏi phòng; mặt khác căn phòng
trở nên đầy sự trống rỗng, bầu trời đi vào, không gian đi vào - phòng trở nên
ngày một thoáng đãng hơn. Đó là điều xảy ra khi bản thể bạn được giải ước định
và bỏ lại một mình.
Tôi không muốn dạy bạn
điều gì chút nào. Tôi không muốn bạn tin vào Thượng đế bởi vì cần gì tin vào Thượng
đế? Khi Thượng đế có thể được kinh nghiệm, sao lại tin? Niềm tin là cái thay thế
nghèo nàn. Khi bạn có thể có thứ thực sao đi tìm hoa nhựa? Khi bạn có thể trồng
hoa hồng đỏ, sao khao khát cái gì đó không thực và tổng hợp?
Mọi niềm tin đều
không thực. Tôi muốn bạn là người biết, không là người tin. Tôi muốn bạn là người
thấy, không là người Hindu, không là người Ki tô giáo, không là Phật tử. Vâng,
tôi muốn bạn là vị Phật, người thức tỉnh. Tôi muốn bạn là một Christ, nhưng
không là người Ki tô giáo. Và khác biệt là vô cùng. Friedrich Nietzsche hay nói
rằng người Ki tô giáo đầu tiên và cuối cùng chết từ hai nghìn năm trước trên
cây thập tự. Để tôi nhắc lại: người Ki tô giáo đầu tiên và cuối cùng. Bản thân
Friedrich Nietzsche là người điên, nhưng thỉnh thoảng người điên có sáng suốt lớn
mà cái gọi là người lành cứ bỏ lỡ. Nietzsche có nhiều sáng suốt. Đây là một
trong những phát biểu rất có ý nghĩa mà ông ấy đã đưa ra.
Là một Christ đi. Sao
không được lên ngôi bằng kinh nghiệm đích thân Thượng đế? Tôi không dạy bạn về
Thượng đế bởi vì mọi giáo huấn đều là về. Từ "về" có nghĩa là xung
quanh. Mọi giáo huấn đều là về và về các thứ xung quanh và xung quanh; chúng đi
theo vòng tròn. Chúng làm cho bạn thành thông thái nhưng chúng không làm bạn
thành người biết.
Gourishankar Mehta,
tôi không có giáo huấn nào để dạy. Tôi chắc chắn có chân lí nhưng nó không thể
được dạy. Chân lí chỉ có thể được bắt lấy, nó không bao giờ có thể được dạy. Đó
là toàn thể nghĩa của satsanga, của việc ở cùng trong toán của thầy. Đó là toàn
thể mục đích của tính chất sannyas: trong hoà điệu với tôi.
Chân lí là việc truyền
bên ngoài lời. Lời chuyển từ tâm trí này sang tâm trí khác. Điều tôi đang nói với
bạn là từ tâm trí này sang tâm trí khác. Điều không được nói còn quan trọng hơn
nhiều. Lắng nghe im lặng của tôi đi, những chỗ dừng ở giữa. Lắng nghe các lỗ hổng.
Khi bạn trong hoà điệu với tôi, trong hài hoà sâu với tôi, khi không có tranh đấu
diễn ra giữa bạn và tôi - không chống cự, không xung đột, không biện luận... Và
không có nhu cầu về bất kì biện luận nào bởi vì tôi không cố thuyết phục bạn về
bất kì cái gì, tôi không cố thuyết phục bạn trở thành tín đồ, trở thành người bắt
chước. Nỗ lực của tôi là khác toàn bộ: nó là nỗ lực của giao cảm, không phải của
trao đổi.
Khi hai trái tim đang
đập cùng nhau theo nhịp, trong một loại đồng bộ, khi chúng đang nhảy múa cùng
nhau tay trong tay, trong ôm choàng yêu thương sâu sắc, thế thì cái gì đó được
truyền qua, cái gì đó nhảy từ trái tim này sang trái tim kia. Nó giống như đem
cây nến chưa thắp sáng lại gần cây nến đã cháy sáng. Khi bạn đem cây nến chưa
thắp lại rất gần cây nến đã thắp; ngọn lửa nhảy từ cây nến đã sáng sang cây nến
chưa sáng. Cây nến đã sáng không mất gì, nhưng cây nến chưa sáng được lợi vô hạn.
Tôi không có giáo huấn.
Tôi không cho bất kì kỉ luật nào cho sannyasin của tôi. Tôi muốn họ là những cá
nhân, tôi không muốn làm họ thành những bản sao giấy than. Tôi muốn họ là bản
thân họ, bản thân họ đích thực. Toàn thể khao khát của tôi là để tạo ra tính cá
nhân trong bạn, không phải là tâm trí tập thể. Ki tô giáo đang tạo ra tâm trí tập
thể. Mô ha mét giáo đang tạo ra tính tập thể khác, Hindu giáo lại tính tập thể
khác, vân vân và vân vân.
Tin cậy của tôi không
phải vào tâm trí tập thể, tin cậy của tôi là vào cá nhân. Tôi là một cá nhân;
tôi tin vào giá trị tối cao của cá nhân. Không có gì cao hơn cá nhân.
Có một câu ngạn ngữ
hay của một nhà huyền môn Baul, Chandidas: Sahar upar manusatya. Tahar upar nahin.
Chandidas nói: Chân lí cao nhất là con người cá nhân, không có gì cao hơn điều
đó, không có gì giá trị hơn điều đó.
Cá nhân không phải là
phương tiện cho bất kì cái gì - cho chủ nghĩa cộng sản, cho chủ nghĩa xã hội,
cho Hindu giáo, cho Jaina giáo, cho Phật giáo, cho chủ nghĩa phát xít. Và mãi
cho tới giờ, cho tới nay, trong hàng nghìn năm con người đã từng bị đối xử bao
giờ cũng như phương tiện cho mục đích nào đó - bất kì mục đích ngu xuẩn nào đủ
là cớ để hi sinh hàng triệu cá nhân.
Tôi không muốn hi sinh
cá nhân nào, bởi vì không có gì cao hơn cá nhân. Kính trọng của tôi đối với cá
nhân là tuyệt đối, vô điều kiện. Cá nhân là mục đích lên bản thân người đó. Tôi
muốn giúp bạn để hỗ trợ cho bạn, để cho bạn có thể là bản thân bạn.
Bạn hỏi tôi: Giáo huấn
nền tảng của thầy là gì...
Có cái gì đó nền tảng,
nhưng nó không phải là giáo huấn. Đó là tình yêu của tôi, không phải là ý thức
hệ của tôi. Đó là sự say sưa của tôi, điều muốn truyền đạt cho bạn, tia lửa mà
tôi muốn làm bốc lửa linh hồn bạn bằng nó, ngọn lửa.
Một thầy tu đạo Hồi,
một linh mục Cơ đốc giáo và một sannyasin Osho gặp nhau tại ga xe hoả và đi
vòng quanh nói chuyện về tôn giáo.
"Này," thầy
tu đạo Hồi nói, "Người Sufi chúng tôi là sinh lực trong Hồi giáo. Chúng
tôi là nhựa cây giữ cho cây xanh. Chúng tôi thường xuyên truyền cho truyền thống
cũ những sáng suốt và năng lượng tươi mới. Nhưng, tất nhiên, Hồi giáo là tôn
giáo rất bảo thủ, và do vậy chúng tôi phải đưa rượu mới và trong bình cũ để làm
cho nó chấp nhận được."
Linh mục, người dòng
Jesuit Mĩ, nói, "Tôi có thể chắc hiểu được điều đó. Chúng tôi những người
Jesuits là lực năng động trong nhà thờ Cơ đốc giáo. Chúng tôi là những người
cho nó sự bão hoà trí tuệ và giữ cho đức tin được cập nhật với thế giới thay đổi
nhanh chóng. Một cách tự nhiên giáo huấn của Chúa chúng tôi vẫn còn đúng và hợp
thức vĩnh hằng, nhưng chúng tôi phải cho Nhà thờ những dạng mới để giải quyết với
các nhu cầu hiện đại. Các ông có thể nói rằng chúng tôi để rượu cũ vào bình cũ
để làm cho nó có thể chấp nhận được."
Sannyasin vẫn còn im
lặng cho tới khi thầy tu đạo Hồi thúc khuỷu tay vào anh ta và hỏi, "Thế
ông làm gì, bạn tôi và cái ông guru của các ông?"
Sannyasin này đáp lại
một cách bình thường, "Ồ, chúng tôi uống rượu và đập vỡ bình."
Câu hỏi thứ ba:
Osho ơi,
Tôi là Michael Potato-Singh người đã viết thư cho thầy từ
Amritsar. Bây giờ tôi đã tới. Đây là vài câu hỏi của tôi.
Chỗ này đang thực sự trở thành ngày càng đẹp hơn!
Bạn được đón chào,
Michael Potato-Singh. Đức Chuối Tôn kính đang ở đây. Bạn đã tới, và tôi hi vọng
bạn của bạn Michael Tomato, người đã viết thư cho tôi từ Bangalore, cũng sẽ tới
sớm thôi.
Dường như là Michael
Potato và Michael Tomato không phải là hai người. Chữ viết tay của họ đích xác
như nhau. Nếu đấy là chuyện đùa, nó là hay. Tôi thích chuyện đùa. Nhwg nó có thể
không là chuyện đùa, nó có thể là chuyện nghiêm chỉnh. Bạn có thể là một cá
tính chia chẻ, bạn có thể là tinh thần phân liệt - hôm nay Michael Potato, hôm
khác Michael Tomato. Và ai biết bạn sẽ còn để lộ ra cho chúng tôi cái gì khác
trong tương lai!
Nhưng dẫu sao đi
chăng nữa, các sannyasin của tôi toàn là người ăn chay. Chúng tôi cần mọi khoai
tây và cà chua và chuối. Cho nên xin vẫn còn lại đây đi, và gọi các bạn của bạn
tới nữa. Chúng tôi không phải là loài ăn thịt - ăn chay thuần khiết. Cho nên
chúng tôi sẽ ăn chỉ phần đó của bạn thôi - phần bắp cải, phần sup lơ, phần chuối.
Tôi không nghĩ rằng có bất kì ai ở đây giống Idi Amin người muốn ăn bạn toàn bộ.
Tôi đã nghe:
Idi Amin ở trong chuyến
bay, và cô tiếp viên đem thực đơn tới. Anh ta nhìn vào menu, ném nó đi, và nói,
"Xin đem lại cho tôi danh sách hành khách."
Điều tốt là bạn đã
không ở đó. Thực ra, bản thân tôi thỉnh thoảng cũng thích khoai tây chiên. Điều
tốt là bạn đã tới. Bạn được đón chào.
Câu hỏi thứ nhất của
Michael Potato là: Thầy có biết tại sao người Do Thái giận Moses không?
Tôi đã từng là người
Do Thái trong kiếp sống quá khứ của tôi, cho nên tôi biết. Họ giận vì nếu Moses
mà đưa họ sang bên trái thay vì bên phải, họ chắc đã có dầu hoả.
Và Michael Potato hỏi
- câu hỏi thứ hai:
Thầy có thể nói cho
tôi cò làm gì vào ngày nghỉ của chúng?
Vâng, Michael Potato.
Tôi cực kì quan tâm tới câu hỏi siêu hình như thế... Chúng vây quanh nữ tu viện
và làm cho các ni loạn thần kinh.
Và câu hỏi thứ ba của Michael Potato là:
Câu hỏi nào không bao giờ có thể được trả lời bằng có hay không?
Chỉ một câu hỏi này
thôi, Michael Potato: Bạn có ngủ không?
Và câu hỏi thứ tư:
Osho ơi, Michael Potato hỏi, Việc lên xuống của cuộc sống có làm
thầy bận tâm không?
Không, chỉ người xuẩn
ngốc như bạn thôi!
Câu hỏi thứ tư:
Osho ơi,
Tôi đã tới đây trong việc tìm kiếm niết bàn nhưng bây giờ mọi điều
tôi muốn là hiện hữu như một phần của Phật trường của thầy, tôi không quan tâm
chút ít gì tới niết bàn thêm nữa. Xin thầy chấp nhận tôi, mặc dầu tôi không xứng
đáng với điều đó.
Aruna Bharti,
Một trong những điều
có ý nghĩa nhất là hiểu rằng chính ham muốn về niết bàn là rào chắn duy nhất. Bạn
có thể ham muốn tiền, bạn có thể ham muốn quyền, bạn có thể ham muốn danh,
nhưng bạn không thể ham muốn niết bàn được; điều đó là mâu thuẫn ngay trong thuật
ngữ. Niết bàn đơn giản nghĩa là hiểu biết rằng mọi ham muốn đều là vô tích sự -
kể cả ham muốn về niết bàn.
Ham muốn như nó vậy
là ngớ ngẩn. Ở trong trạng thái vô ham muốn là điều niết bàn tất cả là gì. Mọi
người đến đây đều đến với ham muốn nào đó. Những người tới bao giờ cũng tới với
một nền tảng. Nếu họ đã được nuôi lớn để tin vào Thượng đế, họ tới trong việc
tìm Thượng đế. Nếu họ đã từng được nuôi lớn với niềm tin vào tự nhận biết, nếu
họ đã từng được dạy rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống là biết tới bản
thân mình, họ tới đây để biết bản thể bên trong nhất của họ, cái ta tối thượng
của họ. Nếu họ đã từng được nuôi lớn và được ước định rằng tìm kiếm tối thượng
là về moksha, niết bàn, chứng ngộ, thế thì họ tới với ham muốn đó.
Mọi người tới đều nhất
định tới với ham muốn nào đó. Đó là tự nhiên, bằng không bạn chắc đã không ở
đây rồi. Nhưng một khi bạn ở đây rồi, khi bạn bắt đầu vào ngày một sâu hơn
trong việc hiểu tôi và điều đang xảy ra ở đây, bạn bắt đầu thấy rằng việc ham
muốn là căn nguyên của mọi khổ. Không có khổ nào khác hơn việc ham muốn. Chính
việc ham muốn che kín mắt bạn như tấm màn. Nó không cho phép bạn thấy cái đang
đó vì bạn bao giờ cũng quan tâm về cái đáng phải vậy. Ham muốn dẫn bạn vào
tương lai, và tương lai là chưa có. Và bất kì cái gì bạn ham muốn cũng đều tới
từ quá khứ.
Aruna Bharti, bạn phải
đã được nuôi lớn với ước định Phật giáo, bằng không tại sao niết bàn? Sao không
Thượng đế? Sao không moksha? Sao không chân lí? Bạn đã tới đây để tìm và kiếm
niết bàn bởi lẽ đơn giản là bạn đã từng được bảo từ chính lúc ban đầu rằng chừng
nào bạn chưa tìm ra niết bàn, không có hoàn thành, không có phúc lạc, không có
niềm vui, cuộc sống vẫn còn là khổ.
Nhưng đó là hiểu lầm
cơ bản. Toàn thể nỗ lực của Phật là để giúp mọi người thấy việc ham muốn đó...
vấn đề không phải là bạn ham muốn cái gì, vấn đề là bạn ham muốn. Bản thân việc
ham muốn là nguyên nhân của khổ bởi vì nó đem bạn đi xa khỏi hiện tại, khỏi bây
giờ, khỏi ở đây. Chính từ niết bàn nghĩa là dừng ham muốn, cho nên làm sao bạn
có thể ham muốn niết bàn? Điều đó là không thể được; điều đó là lâm vào mâu thuẫn.
Nhiều sư Phật giáo đã
tới tôi, và họ đã hỏi cách đạt tới niết bàn. Và tôi phải nói với họ rằng đừng
ngu xuẩn. Chính ý tưởng về đạt tới là bản ngã, chính ý tưởng về đạt tới bất kì
mục đích nào dù là bất kì cái gì, đạt tới bất kì mục đích nào dù là bất kì cái
gì cũng đều là trò chơi tâm trí; nó là trò tâm trí, nó là thứ bản ngã. Và niết
bàn đơn giản nghĩa là thấy tất cả những điều này và qua việc thấy nó, nó rơi rụng
đi. Không phải là bạn phải vứt bỏ nó... Nhớ điều này: nếu bạn vứt bỏ, bạn bao
giờ cũng vứt bỏ ham muốn khác nào đó. Bạn có thể vứt bỏ, nhưng thế rồi lập tức
tâm trí bạn sẽ nói, "Sao mình vứt bỏ cái này?" Nó sẽ yêu cầu ham muốn
khác để được thay thế.
Nhiều lần điều đó đã
xảy ra: Mọi người tới đây để thiền, để đạt tới an bình của tâm trí, và họ không
biết rằng chính ý tưởng về đạt tới bất kì cái gì đều là nguyên nhân của việc vẫn
còn trong rối loạn. An bình của tâm trí đơn giản nghĩa là bạn đã vứt bỏ toàn thể
cái vô nghĩa của việc thành đạt, đạt tới, bạn đã vứt bỏ chính ý tưởng về việc
tham vọng về bất kì cái gì, trần tục hay thế giới khác. Và tất nhiên, ham muốn
bao giờ cũng nóng vội.
Họ muốn điều đó nhanh
chóng, như cà phê uống liền, bởi vì sao phí thời gian? Cho nên họ tới tôi và họ
hỏi, "Phải mất bao lâu để đạt tới an bình tâm trí?"
Tôi nói, "Nếu bạn
hỏi bao lâu, thế thì bạn sẽ làm cho nó thành rất khó khăn; nó sẽ trở thành gần
như không thể nào đạt tới được. Bạn quên thời gian đi. Thời gian là tâm trí. Bạn
quên thời gian đi." Hiện tại không phải là một phần của thời gian - thời
gian chỉ bao gồm quá khứ và tương lai; hiện tại ở bên ngoài thời gian. "Bạn
quên thời gian đi," tôi bảo họ, "và đừng nóng vội."
Họ nói, "Thôi được.
Nếu chúng tôi không nóng vội, nếu chúng tôi quên thời gian, sẽ mất bao lâu để đạt
tới?"
Bạn có thấy mâu thuẫn
không? Họ cứ lặp lại cùng lối mòn; từ cửa sau... Bây giờ người như vậy không thể
thiền được bởi vì người đó sẽ thường xuyên nghĩ, "Khi nào nó sẽ xảy ra?
Khi nào? Một giờ đã qua rồi và nó vẫn chưa xảy ra. Hai ngày đã qua và nó vẫn
chưa xảy ra. Bẩy ngày đã qua và nó chưa xảy ra." Người đó sẽ thường xuyên
nhìn đồng hồ. Lặp đi lặp lại, "Khi nào? Bao nhiêu thời gian đã trôi qua rồi."
Người đó sẽ vẫn còn căng thẳng, người đó sẽ không thảnh thơi. Ham muốn không
cho phép bạn thảnh thơi; chúng giữ bạn căng thẳng, chúng giữ bạn lo lắng.
Điều tốt, Aruna
Bharti này, là bạn nói:
Tôi đã tới đây trong
việc tìm kiếm niết bàn nhưng bây giờ mọi điều tôi muốn là hiện hữu như một phần
của Phật trường của thầy...
Điều tốt là ham muốn
về niết bàn đã biến mất. Nhưng nhớ, cái muốn này để là một phần của Phật trường
có thể chỉ là cách khác của cùng một ham muốn - cái tên mới, với nhãn mới. Để
điều này cũng ra đi đi. Bạn ở đây. Trong khi bạn ở đây, cứ ở đây một cách toàn
bộ. Tại sao bận tâm về ngày mai? Ngày mai chưa bao giờ tới, nó bao giờ cũng là
hôm nay. Bạn đã không kinh nghiệm nó sao? Ngày mai không bao giờ tới. Cả đời bạn
là kinh nghiệm rằng ngày mai là không tồn tại. Nó bao giờ cũng là hôm nay. Ở
đây bây giờ đi, và bạn là một phần của Phật trường. Bây giờ đừng tạo ra ham muốn
mới, bằng không nó sẽ tạo ra cùng cái khổ thôi.
Bạn nói: Tôi không
quan tâm chút ít gì tới niết bàn thêm nữa...
Không, bạn phải đang
mang một chút ít, bằng không tại sao bạn nói, "Tôi không quan tâm chút ít
gì tới niết bàn thêm nữa"?
Khi người ta được kết
thúc với cái gì đó, người được kết thúc toàn bộ tới mức người ta quên tất cả về
nó; người ta không đi tới cực đoan đối lập. Cực đoan đối lập cũng là một phần của
cùng ham muốn. Ban đầu bạn bị gắn bó quá nhiều, thế rồi bạn bắt đầu trở nên bị
tách rời quá nhiều - cực đoan khác. Một người chạy theo tiền, thế rồi một ngày
nào đó người đó phát mệt mỏi, thế rồi người đó bắt đầu chạy trốn khỏi tiền. Người
đó nói, "Tôi thậm chí không muốn nhìn thấy tiền, tôi thậm chí không muốn
chạm tới tiền." Nhưng đây là cùng người đó.
Đại đệ tử của Mahatma
Gandhi, Vinoba Bhave, không nhìn vào tiền. Nếu bạn cầm tiền ra trước ông ấy, ông
ấy lập tức nhắm mắt lại. Điều đó có nghĩa gì? Nó đơn giản nghĩa là ở đâu đó gắn
bó vẫn cứ lơ lửng. Bây giờ, đằng sau mọi tách rời này đó là cùng gắn bó. Bây giờ
gắn bó đang đứng trên đầu nó, nó đang làm sirshasan, đứng lộn đầu xuống đất.
Nhưng nó là cùng gắn bó.
Cách tiếp cận của tôi
không gắn bó không tách rời, nhưng đơn giản là hiểu biết.
Bạn nói: Xin thầy chấp
nhận tôi, mặc dầu tôi không xứng đáng với điều đó.
Ai đã nói với bạn rằng
bạn không xứng đáng với điều đó? Thượng đế chưa bao giờ tạo ra người vô giá trị
nào - ngài không thể làm thế được: sự tồn tại bao giờ cũng tạo ra những người đẹp
nhất có thể được. Tội nhân cũng đẹp như thánh nhân. Họ có cái đẹp riêng của họ.
Tôi đã từng ở cùng các thánh nhân, tôi đã từng ở cùng các tội nhân, và kinh
nghiệm của tôi đã là tội nhân hồn nhiên hơn cái gọi là thánh nhân của bạn. Tội
nhân là người giản dị hơn, người hồn nhiên hơn cái gọi là thánh nhân của bạn.
Thánh nhân của bạn
tinh ranh, láu cá; thực ra, tính thánh thiện của họ không là gì ngoài tinh ranh
và láu cá. Họ rất tính toán; họ lấy từng bước đi với tính toán sâu sắc. Họ rất
tham lam - tất nhiên, họ tham về thế giới khác, nhưng tham là tham; họ tham Thượng
đế, họ tham hoan lạc cõi trời. Nhưng hoan lạc nào họ đang tưởng tượng ở cõi trời?
Cùng những hoan lạc đó; nó sẽ không khác gì mấy. Mọi tôn giáo đều nói rằng có
đàn bà đẹp, rất trẻ, và họ bao giờ cũng còn trẻ. Bây giờ kinh sách cổ năm nghìn
năm, nhưng đàn bà ở đó vẫn trẻ.
Có các tôn giáo tin rằng
có suối rượu trên cõi trời, cây bằng vàng, và hoa kim cương và ngọc lục bảo.
Cho nên cái gì sai với thế giới này? Ở đây họ dạy: Từ bỏ gia đình bạn, vợ bạn,
chồng bạn, con bạn. Ở đây họ dạy từ bỏ, và ở đó họ cho phép bạn cùng phần thưởng
gấp triệu lần. Có cây thoả ước, kalpavrikshas: bạn chỉ ngồi dưới cây này và bất
kì ham muốn nào, bất kì ao ước nào, và lập tức nó được hoàn thành - thậm chí
không một khoảnh khắc bị mất. Thế thì dường như là không có khác biệt chút nào.
Tội nhân là những người
giản dị hơn nhiều.
Một chàng lên tới cổng
cõi trời và hỏi xin thánh Peter cho vào.
"Ông có thực sự
muốn vào không?" thánh Peter hỏi.
"Vâng," người
này trả lời.
"Tên ông?"
"Aristotle."
"Aristotle
Onassis?" thánh Peter truy vấn.
"Đúng đấy,"
là câu trả lời.
"À," thánh
Peter nói, "ông là người chủ tàu nổi tiếng từ Hi Lạp, người có chiếc du
thuyền tuyệt diệu đi qua Địa Trung Hải, và người tổ chức các bữa tiệc lạ thường
với nhiều rượu sâm banh và trứng cá muối?"
"Vâng, đó là
tôi," Onassis nói.
"Ông là người có
người đàn bà đẹp tên là Jacqueline, người có thời đã là Phu nhân đệ nhất của
Mĩ?" thánh Peter tiếp tục.
"Vâng, đó là
tôi."
"Được, được. Vậy
ông là người có hòn đảo lạ thường với cả bọn người hầu, bể bơi, hoa và mọi thứ?"
"Vâng, đó là
tôi."
"Ông là người có
toàn quyền hành động trong các nhà hàng tốt nhất của thế giới, và bao giờ cũng
được những người đàn bà đẹp nhất ngắm nhìn?"
"Vâng, đó là
tôi."
"Được rồi, được
rồi," thánh Peter nói. "Ông có thể vào, nhưng ông sẽ thấy chỗ này là
đống cứt, ông ạ!"
Cho nên sao không là
Aristotle Onassis ở đây? Sao bận tâm về thiên đường và đàn bà đẹp và suối rượu
và cây thoả ước? Tất cả những thứ này là có thể ở đây.
Tội nhân được thoả
mãn với những thứ nhất thời, và thánh nhân muốn điều thường hằng. Thế thì ai
tham?
Điều đó là tốt, Aruna
Bharti, nhưng vứt bỏ ý tưởng này đi, rằng bạn không xứng đáng. Tôi chưa bao giờ
bắt gặp người nào không xứng đáng được phúc lạc. Điều đó là tuỳ ở bạn. Nếu bạn
muốn được phúc lạc, không cái gì cản trở bạn ngoại trừ cái không thông minh
riêng của bạn. Và cái không thông minh đó có thể bị bỏ đi rất dễ dàng. Ngoại trừ
bản ngã của bạn, không cái gì cản trở bạn và bản ngã đó là không tồn tại. Và bản
ngã đó không cho phép bạn được thông minh bởi vì nó sống trên ngu xuẩn, nó sống
trên khổ sở, nó sống trên phiền não. Mọi người đều xứng đáng, bằng không bạn chắc
đã không hiện hữu.
Món quà cuộc sống đẹp
thế đã được trao cho bạn. Làm sao bạn có thể không xứng đáng? Và tôi chấp nhận
bạn một cách toàn bộ như bạn vậy: xứng đáng, không xứng đáng, tốt, xấu, thánh
nhân, tội nhân. Tôi chưa bao giờ hỏi bất kì ai, "Bạn là ai? Phẩm chất của
bạn là gì? Đức hạnh của bạn là gì?" Tôi chưa bao giờ hỏi. Dù bạn là bất kì
ai, nếu Thượng đế chấp nhận bạn, nếu sự tồn tại chấp nhận bạn, tôi là ai mà bác
bỏ bạn?
Mọi người nói với
tôi, "Thầy cứ cho tính chất sannyas cho mọi người sao?" Tôi nói với họ,
"Nếu Thượng đế cứ cho cuộc sống cho mọi người, thế thì cái gì sai trong việc
cho tính chất sannyas cho mọi người?" Cuộc sống có giá trị nhiều hơn nhiều.
Và nếu Thượng đế một ngày nào đó hỏi tôi, thế thì đó là giữa tôi và ngài. Sẽ có
tranh biện lớn, rằng "Ngài cứ cho cuộc sống cho mọi người, vậy cái gì sai
trong việc cho họ tính chất sannyas? Tính chất sannyas đơn giản nghĩa là giúp
cho họ sống cuộc sống một cách toàn bộ. Ngài đã cho cuộc sống, tôi đang cho họ
nghệ thuật về cách sống nó một cách toàn bộ, mãnh liệt, đam mê."
Câu hỏi thứ năm:
Osho ơi, tôi cực kì yêu bàn tay thầy, cử động, cử chỉ, nhảy múa
cùng bài ca mà thầy hát mọi ngày.
Anubhuti,
Không có gì đặc biệt
về điều đó cả. Tôi mới kể cho bạn một trong các kiếp của tôi, kiếp sống quá khứ,
tôi đã từng là người Do Thái, và người Do Thái không thể nói mà không cử động
tay họ - không thể được.
Một nghìn dặm xa bờ
biển Brazil, một con thuyền đầy các sannyasin bị chìm. Không may không có thuyền
cứu sinh và không ai trên tàu biết bơi. Bởi lí do huyền bí nào đó, người Do
Thái đã có khả năng ở trên nước, và chỉ họ sống sót.
Khi người Do Thái tiến
vào bờ, dân làng, hầu hết là ngư dân, không thể tin được vào mắt họ. Họ thấy những
người lạ trong nước tiến lên bờ, tất cả họ đều ra cử chỉ cánh tay kì lạ. Là người
mê tín dân dàng nghĩ rằng người Do Thái phải là các thầy phù thuỷ đen do biển
ném lên. Khi những người Do Thái bước lên bờ tu sĩ của làng thận trọng tiến lại
gần họ và hỏi, "Làm sao tất cả các ông tới đây mà không có thuyền cứu
sinh?"
Và người Do Thái trả
lời với cử chỉ cánh tay chèo thuyền, "Nói, nói thôi."
Câu hỏi thứ sáu:
Osho ơi,
Tôi không thể quyết định được liệu có trở thành một sannyasin
hay không. Bất kì gợi ý nào từ thầy cũng đều được đón chào.
Jaganath Prasad,
Bạn có thực sự ngụ ý
điều đó sẽ được đón chào, hay đó chỉ là xã giao? Nếu bạn không thể quyết định
được, làm sao bạn có thể đón chào cái gì đó mà tôi thậm chí còn chưa thốt ra?
Tôi có thể nói với bạn, "Lấy cú nhảy và trở thành một sannyasin."
Nhưng tôi biết bạn từ mười năm rồi: do dự là chính linh hồn bạn - bạn chưa bao
giờ có khả năng quyết định cái gì về bản thân bạn. Tôi đã thấy bạn quyết định
nhiều thứ, và vào lúc bạn quyết định cơ hội qua mất rồi. Bạn muốn cưới người
đàn bà và vào lúc bạn quyết định, cô ấy đã đi lấy chồng rồi.
Bạn là một chính khách
và chính khách của tâm trí vẩn vơ, bằng không họ sẽ không là chính khách. Chính
khách có chút ít dở hơi; họ không tập trung, do đó họ không thể quyết định được.
Và điều này không phải là lần đầu tiên mà bạn đã hỏi tôi về tính chất sannyas.
Điều này phải ít nhất là lần thứ bẩy trong mười năm này - bạn cứ hỏi đi hỏi lại,
điều bạn không thể quyết định được.
Nhớ một điều: cái chết
đang tới gần hơn mọi ngày và cái chết sẽ không hỏi bạn liệu bạn có muốn chết
hay không - nó sẽ không để việc quyết định cho bạn đâu - nó đơn giản sẽ đem bạn
đi. Trước khi điều đó xảy ra để cái gì đó bản chất nảy sinh trong cuộc sống của
bạn đi.
Và bạn có thể mất cái
gì bởi việc trở thành sannyasin? Bạn không có gì để mất cả. Bạn không thể mất
được cái gì bởi vì, ngay chỗ đầu tiên, để mất bạn phải có nó đã. Tôi biết bạn
tuyệt đối nghèo. Với "nghèo" tôi không ngụ ý rằng bạn không có tiền;
với "nghèo" tôi ngụ ý bạn không có giầu có bên trong nào.
Sâu bên dưới, mọi
chính khách đều chịu chứng phức cảm tự ti, ông ta chịu nghèo nàn bên trong. Ông
ta chịu đựng từ trống rỗng bên trong, cái vô nghĩa, điều ông ta muốn rót đầy nó
bằng quyền nào đó, danh nào đó, tên tuổi nào đó. Và bạn đã thử cả đời bạn rồi.
Và không phải là bạn đã không thành công - bạn đã thành công theo cách riêng của
bạn - nhưng điều này là tuyệt đối được lưu ý là dù bạn thất bại hay thành công
trong chính trị, bạn bao giờ cũng thất bại. Những người thất bại, dĩ nhiên, họ
thất bại. Và những người thành công, họ cũng thất bại.
Bạn đã nghe nói tới
câu ngạn ngữ: "Không cái gì thành công như thành công." Tôi không tin
vào nó. Tôi đã đổi nó đi. Tôi nói, "Không cái gì thất bại như thành
công," bởi vì một khi bạn đã thành công trong cái gì đó thế thì đột nhiên
bạn trở nên nhận biết rằng thành công có đó nhưng trống rỗng bên trong của bạn
vẫn còn như cũ. Thực ra, bây giờ bạn cảm thấy nó nhiều hơn - bạn cảm thấy nó
nhiều hơn vì ngay cả ham muốn về thành công mà đã rót đầy nó bằng cách nào đó,
giữ cho bạn bận bịu, là không còn đó nữa. Bạn đã thành công: bạn có tiền, bạn
có quyền, bạn có tên, bạn có danh, và trống rỗng bên trong vẫn có đó, không suy
suyển. Không cái gì đã thay đổi ở đó.
Nếu bạn hỏi tôi,
Jaganath Prasad này, thế thì đó là lúc lấy cú nhảy. Đủ rồi - mười năm bạn đã từng
suy nghĩ. Người ta sẽ nghĩ về nó được bao lâu? Hoặc lấy cú nhảy và trở thành
sannyasin hoặc quên tất cả về nó đi. Đừng bao giờ hỏi lại câu hỏi này nữa.
Một người trong bộ
com lê ca rô xanh sờn cũ và bờm xờm tới một nông dân để xin việc làm.
"Tôi sẽ làm bất
kì cái gì," người đó nói, "lâu chừng nào ông còn nuôi được tôi."
Bây giờ người nông
dân thực sự không cần sự giúp đỡ nào, nhưng anh ta nhớ tới số lớn phân bò trong
chuồng cần được rải ra cánh đồng. Anh ta cười khẩy với bản thân mình về nhiệm vụ
kinh tởm này, và nói, "Đi theo tôi. Anh thấy đống cứt khổng lồ này không?
Được, tôi muốn nó rải ra sâu và dầy và thậm chí cho lên cánh đồng bốn mươi phía
đông."
Người trong bộ com lê
ca rô mỉm cười một cách tử tế và bắt tay vào làm việc. Đó là một đống cứt khổng
lồ. Người nông dân nghĩ chắc anh ta mất ít nhất một tuần để hoàn thàn việc làm
này, cho nên ông ta rất ngạc nhiên vào cuối ngày thứ nhất thấy đống phân đã
hoàn toàn biến mất và cánh đồng bốn mươi phía đông đã được phủ hoàn hảo trong tầng
cứt sâu, dầy.
"Chao, anh là
công nhân tuyệt vời," ông ta hớn hở. "Vào ăn miếng bí tết, đậu đóng hộp,
khoai tây nghiền và nước thịt." Họ có một buổi tối thoải mái và đi lên giường
sớm.
Ngày hôm sau người
nông dân đưa người này ra một cái lán nhỏ nơi ông ta trữ khoai tây. "Anh
có một việc dễ dàng hôm nay," ông ta nói. "Mọi điều ông phải làm là
duyệt qua đống khoai tây này từng củ một và để củ lớn ra đây và củ nhỏ là đống
đằng kia. Làm việc thoải mái nhé, và tôi sẽ gặp anh trước thời gian bữa tối."
Và người nông dân đi.
Trở lại quãng năm giờ
ba mươi người nông dân thấy anh chàng tả tơi ngồi sụp trên đống khoai tây ban đầu,
nức nở không kiểm soát được.
"Có chuyện gì thế?"
người nông dân hỏi. "Hôm qua anh chuyển cả núi cứt một mình, và hôm nay
anh thậm chí không bắt đầu được công việc của anh!"
"Thế này, ông thấy
đấy, tôi đã là chính khách trước khi sụp đổ," người này nói, "và ông
biết chính khách là thế nào rồi - chúng tôi ưa thích rải cứt ra xung quanh,
nhưng khi phải ra quyết định..."
Câu hỏi cuối cùng:
Osho ơi,
Tôi không có ý tưởng thầy đang nói về cái gì. Thầy nói à?
Prem Soma,
Tôi không nói. Tôi là
người điên.
Nhưng bạn không điên.
Bạn nên có khả năng hình dung ra nó. Cái gì sai với bạn? Bạn là người Do Thái,
hay người Polack, hay người Italy?
Một người đề nghị ông
chủ Do Thái cho tăng lương. Ông chủ nói, "Ông ngụ ý gì về cho ông tăng
lương? Ông không làm việc ở đây chút nào. Nghe đây. Có ba trăm sáu mươi lăm
ngày trong năm, ba trăm sáu mươi sáu ngày năm nay vì nó là năm nhuận. Ngày làm
việc là tám giờ. Đó là một phần ba ngày. Cho nên qua một năm đó là một trăm hai
mươi hai ngày. Văn phòng đóng cửa vào chủ nhật, cho nên năm mươi hai ngày nghỉ,
làm bẩy mươi ngày thôi. Thế rồi ông có hai tuần nghỉ lễ. Mất đi mười bốn ngày nữa,
vậy còn lại năm mươi sáu ngày. Có bốn kì nghỉ ngân hàng, còn lại năm mươi hai
ngày. Thế rồi văn phòng đóng cửa vào thứ bẩy, phải không? Vậy có năm mươi hai
ngày thứ bẩy trong năm, cho nên ông chẳng làm gì ở đây chút nào. Vậy mà ông đòi
tôi cho tăng lương sao?"
Người Do Thái có cách
riêng của họ để tính toán mọi thứ. Nếu bạn là người Do Thái, rất tính toán,
tinh ranh, láu cá, thế thì sẽ khó cho bạn hiểu điều tôi đang nói, bởi vì điều
tôi đang nói là không hiểu được cho tâm trí tinh ranh. Bằng không nó rất đơn giản.
Nó là hiểu được chỉ qua hồn nhiên. Nếu bạn không hồn nhiên thế thì sự việc trở
thành khó, thế thì sự việc trở thành gần như không thể hiểu được điều tôi đang
nói. Bằng không mọi sự là đơn giản tới mức tôi đang nói, tới mức chúng chưa bao
giờ được nói theo cách đơn giản như thế.
Hay có thể bạn là người
Polack?
Ba người châu Âu, một
người Anh, một người Pháp và một người Polack, bị bắt trong cuộc cách mạng Nam
Mĩ, và sau phiên toà xét xử nhanh chóng, cả ba đều bị kết án tử hình trước tổ bắn.
Ba người này đồng ý rằng để trốn cái chết từng người sẽ làm cho tổ bắn hoảng sợ
bằng việc hô lên thảm hoạ tự nhiên nào đó.
Người Anh là người đầu
tiên, và khi lính gác nhắm bắn anh ta, anh ta hô lên, "Động đất!"
Lính gác hoảng hồn và anh ta thoát trong đống hỗn độn.
Tương tự ngưới Pháp,
khi đứng vào bức tường, la lên "Sóng thần!" Lính gác cúi đầu và anh
cũng chạy mất.
Cuối cùng, đến lượt
người Polack. Viên sĩ quan chịu trách nhiệm ra lệnh, "Sẵn sàng! Nhắm bắn!"
và người Polack hô lên, "Khai hoả!"
Hay, Prem Soma, nếu
điều tồi nhất đi tới điều tồi nhất bạn có thể là người Italy.
Arturo đang thất vọng.
"Thảm kịch làm sao!" anh ta kêu lên. "Tôi về nhà-a đêm qua-a và
thấy-a vợ tôi trong-a giường-a với người Trung Quốc."
"Anh nói-a cái
gì-a?" bạn anh ta hỏi.
"Tôi có thể-a
nói cái gì-a?" Arturo nói. "Tôi không-a biết-a tiếng Trung Quốc
nào-a!"
Xem Tiếp Chương 3 – Quay Về Mục Lục Tập 2
0 Đánh giá