Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo – Cổng Vàng – Osho
(Tập 2)
Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng
Chương 3. Siêu Việt Cái Siêu Việt
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê
Thầy tôn kính nói:
Khi người đó có ý
nghĩ sáng tỏ về ba điều này người đó cảm nhận chỉ cái trống rỗng, nhưng khi người
đó suy tư về cái trống rỗng, người đó nhận ra rằng cái trống rỗng cũng là trống
rỗng và đã trở thành cái không. Cái trống rỗng đã tan biến vào trong cái không,
người đó nhận ra rằng cái không của không có gì cũng là không có gì, và khi cái
không dưới cùng được đạt tới, có cái thực nhất được tìm thấy là cái tĩnh lặng
sâu sắc và không đổi.
Trong tĩnh lặng sâu lắng
này làm sao ham muốn có thể được sinh ra? Khi ham muốn không còn được sinh ra,
thế thì có cái tĩnh lặng bản chất và không đổi.
Chân lí là không đổi
về bản chất.
Mọi thứ trong trời và
đất là trong không đổi bản chất.
Phương Đông đã kính
trọng thầy vô cùng. Phương Tây tuyệt đối vô nhận biết về hiện tượng thầy. Nó biết
thầy giáo, nó hoàn toàn nhận biết về thầy giáo, nhưng không biết về thầy. Ngay
cả những người viết về Jesus đều là như thầy giáo vĩ đại - các học giả phương
tây viết về Phật như thầy giáo vĩ đại - không biết sự khác biệt. Khác biệt là
mênh mông; khác biệt là mênh mông tới mức nó không thể bắc cầu qua được. Thầy
là thế giới khác toàn bộ.
Thầy là một phần của
sự tồn tại bình thường, ngày qua ngày. Thầy biết nhiều hơn bạn biết: khác biệt
là về chất lượng, không về số lượng. Bạn có thể biết nhiều bởi nỗ lực thêm chút
ít. Thầy giáo chỉ đi trước bạn chút ít khi có liên quan tới học hành, tri thức,
thông tin, nhưng bản thể ông ấy là hệt như bản thể của bạn.
Thầy có thể không biết
nhiều hơn bạn, thầy có thể thậm chí không biết nhiều như bạn biết, nhưng thầy
hiện hữu hơn - thầy có nhiều hiện hữu hơn. Khác biệt là về chất: thầy tồn tại
trên bình diện khác. Thầy đã đi vào một chiều hướng khác toàn bộ mà về điều đó
bạn hoàn toàn quên lãng. Thầy chỉ biết một điều, đó là hiện hữu bên trong riêng
của thầy. Và việc biết đó không thể được gọi là tri thức bởi lẽ đơn giản vì tri
thức cần ba điều: người biết, cái được biết và giữa hai điều này là tri thức. Mối
quan hệ giữa người biết và cái được biết: đó là tri thức. Nhưng khi bạn biết bản
thân bạn; người biết là cái được biết, người biết là tri thức; không có phân biệt
chút nào. Không có chủ thể và không có đối thể. Có sự thống nhất, không phân
chia.
Thầy là người đã trở
nên được thống nhất theo nghĩa nền tảng của tâm thức tối thượng. Thầy đơn giản
là ý thức. Ý thức này cho thầy một thế giới quan khác toàn bộ; với ý thức này mọi
thứ khác thay đổi. Thầy nhìn mọi sự trong ánh sáng mới, thầy không bị che mờ.
Thầy có sự sáng tỏ, thầy là trong suốt, thầy là tấm gương thuần khiết, trong
như pha lê - thậm chí không một ý nghĩ thoáng qua tâm thức thầy. Do đó không có
màn che nào, không có chướng ngại nào.
Thầy giáo đầy những ý
nghĩ tới mức thầy giáo chính là đầu đối lập của thầy. Đừng bao giờ gọi Phật là
thầy giáo hay gọi Jesus là thầy giáo hay gọi Lão Tử là thầy giáo - họ là thầy.
Hơn nữa, họ không dạy chút nào - tại sao gọi họ là thầy giáo? Họ không truyền đạt
bất kì tri thức nào mới cho thế giới. Albert Einstein có thể được gọi là thầy
giáo vĩ đại, Newton có thể là được gọi là thầy giáo vĩ đại. Darwin có thể được
gọi là thầy giáo vĩ đại, Marx, Freud - những người này có thể được gọi là thầy
giáo vĩ đại: họ đã dạy nhiều thứ. Lão Tử đã dạy cái gì? Phật đã dạy gì?
Zarathustra đã dạy gì? Chẳng dạy gì hết cả! Nhưng họ đã truyền đạt cách nhìn mới,
phong cách sống mới. Họ đã chạm tới trái tim mọi người, và họ đã biến đổi các
trái tim đó. Họ không cho bạn thông tin, họ cho bạn biến đổi. Điều họ nói là
không quan trọng, điều họ là mới là quan trọng. Điều họ nói chỉ là phương cách;
im lặng của họ là quan trọng.
Nếu bạn muốn hiểu Phật,
Lão Tử, Cát Hồng, Kabir, Nanak, bạn sẽ phải học cách đọc giữa các dòng. Bạn sẽ
phải học cách hiểu im lặng và âm nhạc của im lặng. Bạn sẽ phải im lặng. Nó là một
loại học khác toàn bộ - thực ra, nó là việc dỡ bỏ. Bất kì cái gì bạn biết bạn sẽ
phải vứt bỏ. Bạn sẽ phải vứt bỏ mọi niềm tin của bạn, các ý thức hệ, triết lí.
Tất cả những điều đã được trao cho bạn bởi thầy giáo của bạn từ mức phổ thông tới
mức đại học, bạn sẽ phải gạt bỏ nó, bạn sẽ phải siêu việt lên trên nó. Bạn sẽ
phải siêu việt lên trên mọi thầy giáo của bạn, chỉ thế thì bạn mới có khả năng
hiểu thầy. Thầy là ngược lại mọi thầy giáo.
Phương Đông đã không
kính trọng thầy giáo; toàn bộ kính trọng của nó dồn vào thầy. Thầy giáo là tiện
dụng; họ là chuyên gia. Nếu cái gì đó không ổn trong buồng tắm nhà bạn, bạn gọi
thợ nước. Ông ấy biết nhiều hơn bạn khi có liên quan tới cấp nước, nhưng đó
không phải là lí do để bầy tỏ kính trọng lớn với ông ấy và gọi ông ấy là
"tôn kính". Cái gì đó không ổn với thân thể bạn, bạn gọi bác sĩ. Ông ấy
là một loại thợ ống nước khác: ông ấy sửa thân thể bạn. Nếu bạn muốn học toán học,
bạn đi tới thầy giáo.
Bạn đi tới thầy chỉ
khi bạn mệt mỏi với mọi sự tồn tại tiện dụng này. Khi bạn đã đi tới thấy rằng
có cái gì đó hơn, khi bạn đã cảm thấy một thôi thúc sâu sắc, khao khát lớn lao,
để biết cái không tiện dụng, cái có giá trị bản chất, cái không thể bị bán hay
mua, cái không có giá cả mà có giá trị mênh mông, khi bạn đã đi tới cảm thấy sự
tồn tại của điều bí ẩn, của điều huyền bí, chỉ thế thì bạn mới có khả năng tiếp
xúc với thầy.
Thực ra, kinh sách Ai
Cập cổ đại nói: Khi đệ tử sẵn sàng, đích thân thầy xuất hiện. Và khi nào đệ tử
sẵn sàng? Khi người đó mệt mỏi với thế giới tiện dụng. Trong thế giới này mọi
thứ đều có tiện dụng; nhưng Thượng đế không có tiện dụng, chân lí không có tiện
dụng, tình yêu không có tiện dụng, phúc lạc không có tiện dụng, cái đẹp không
có tiện dụng. Tiện dụng gì của đoá hoa hồng? Bom nguyên tử có tiện dụng, lưỡi
kiếm có tiện dụng. Tiện dụng gì của mặt trời lặn đẹp? Không có tiện dụng trong
nó. Chỉ khi bạn bắt đầu cảm thấy khao khát về cái không tiện dụng bạn mới có khả
năng ở cùng thầy; bằng không bạn sẽ cứ đi từ thầy này sang thầy khác.
Ở cùng thầy cần việc
chuẩn bị vô cùng. Và điều lớn nhất được cần tới là khao khát về cái không biết,
khao khát về cái không phải của thế giới này. Khao khát này dường như là điên với
những người quan tâm tới tiền, quyền, danh. Họ sẽ nghĩ bạn điên khùng nếu bạn
trở nên quan tâm tới thiền, nếu bạn trở nên quan tâm tới im lặng, nếu bạn trở
nên quan tâm tới thầy. Nhưng phương Đông đã bày tỏ cực kì kính trọng với thầy.
Cát Hồng bắt đầu từng
lời kinh bằng những lời hay này:
Thầy tôn kính nói...
Ông ấy không nhắc tới
tên của thầy. Thực ra, các cái tên không hữu dụng khi có liên quan tới thầy bởi
vì một thầy đại diện cho mọi thầy của quá khứ, của hiện tại, và của tương lai nữa,
bởi vì hương vị của thầy là như nhau. Dù bạn tới gần vị Phật hay gần một
Mahavira hay gần một Moses hay Mohammed, điều đó không tạo ra khác biệt. Bạn sẽ
có cùng hương vị, cùng cực lạc, cùng hương thơm. Cùng niềm vui đó sẽ tràn ngập
khắp bạn; cùng điệu vũ đó sẽ bắt đầu xảy ra trong trái tim bạn.
Phật đã nói đi nói lại
rằng bạn có thể nếm biển từ bất kì chỗ nào: bạn bao giờ cũng thấy nó mặn. Thầy
cũng vậy - cái tên là không liên quan.
Cát Hồng không nhắc tới
tên thầy - tên là thứ tiện dụng. Thầy đại diện cho điều tối thượng, vô danh. Thầy
là người phát ngôn của kinh nghiệm vô danh - để thầy cũng là vô danh đi. Đó là
thông điệp của ông ấy.
Thầy tôn kính nói...
Nhớ vài điều trước
khi chúng ta đi vào lời kinh này. Tại sao phương Đông kính trọng thầy mà không
thầy giáo? Tại sao thầy mà không kẻ sĩ? Tại sao thầy mà không bác học? Bởi vì
phương Đông đã biết rằng bác học chỉ là vẹt: ông ấy lặp lại điều người khác đã
biết; ông ấy đã không kinh nghiệm bản thân mình. Và bởi vì ông ấy đã không đích
thân kinh nghiệm nó, nó không có tính hợp thức. Ông ấy có thể có khả năng tranh
cãi giỏi, ông ấy có thể có khả năng thuyết phục bạn, ông ấy có thể có khả năng
che mặt nạ nhiều bằng chứng về điều ông ấy nói, nhưng dầu vậy điều ông ấy nói vẫn
là vay mượn; nó không có gốc rễ trong bản thể riêng của ông ấy. Ông ấy chỉ nói
với bạn từ kí ức của ông ấy, không từ tâm thức của ông ấy.
Và chân lí không ở
trong kinh sách. Chân lí là chính trung tâm bản thể của bạn, nó là cốt lõi bản
chất của bạn. Bạn có thể trở thành rất láu cá với lời - nó không khó - nhưng những
lời đó là bất lực, những lời đó là trống rỗng, những lời đó thực sự không có
nghĩa nào. Nghĩa tới qua kinh nghiệm.
Khi Jesus nói điều gì
đó nó có nghĩa. Bạn có thể nhắc lại cùng lời đó; nó không thể có cùng nghĩa bởi
vì kinh nghiệm của bạn không phải là kinh nghiệm ở mức đó, ở bình diện đó. Bạn sẽ
cho nghĩa riêng của bạn vào trong nó, bạn sẽ đổ kinh nghiệm riêng của bạn vào
trong nó. Bạn sẽ dùng lời của Jesus làm bình chứa, nhưng nội dung sẽ là của bạn.
Cái chai sẽ là của Jesus, nhưng rượu sẽ là của bạn.
Và bạn đã được gì? Bạn
chẳng biết cái gì quan trọng. Mọi điều bạn biết đơn giản là rác rưởi - có thể hữu
dụng trong thế giới, thậm chí có thể được cần tới trong thế giới để kiếm sống,
nhưng bạn không biết cuộc sống là gì. Bạn biết cách kiếm tiền và bạn chỉ biết
cách làm phí hoài cuộc sống.
Có một giáo sư già của
Darjeeling
Đi từ London tới
Ealing.
Chữ viết trên cửa,
"Xin đừng nhổ ra
sàn,"
Thế là ông ấy cẩn thận
nhổ lên trần.
"Triết gia đó thực
sự khổ từ niềm tin của ông ta," một hôm Mulla Nasruddin nói với tôi.
"Sao, ông ấy tin
vào cái gì?" tôi hỏi anh ta.
"Rằng ông ấy có
thể đi giầy cỡ 8 vào chân cỡ 11!"
Mọi niềm tin của bạn
đều giống điều đó. Bạn đang mặc quần áo vừa hoàn hảo cho vị Phật nhưng không vừa
cho bạn. Bạn đang đi đôi giầy hoàn toàn vừa cho Lão Tử nhưng không vừa cho bạn.
Bạn đang sống trong nhà được người khác làm cho một mục đích khác toàn bộ, điều
không phải là mục đích của bạn. Toàn thể cuộc đời bạn là nỗi khổ dài, dài bởi lẽ
đơn giản là nếu bạn có chân cỡ 11 và bạn đi giầy cỡ 8, dù bạn tin vào bất kì
cái gì, niềm tin của bạn sẽ không giúp ích gì được; nó sẽ tạo ra khổ cho bạn.
Nhìn vào kiếp sống của
mọi người mà xem - không vui vẻ, không bài ca, không lễ hội. Và đây là người Ki
tô giáo: họ tin vào Christ. Và đây là người Hindus: họ tin vào Krishna. Và đây
là Phật tử: họ tin vào Phật. Cái gì đó rất nền tảng đã đi sai. Họ có thể nói họ
tin vào Phật, nhưng chỉ lời có thể là của Phật. Ai sẽ để nghĩa vào trong những
lời đó? Bạn sẽ để nghĩa riêng của bạn vào - và chừng nào kinh nghiệm của bạn
chưa thay đổi, nghĩa của bạn sẽ vẫn còn rất bình thường.
Một người và con anh
ta đang đi trong xe taxi với một học giả lớn gần Cung điện Madeleine. Họ đi qua
phố đầy gái mãi dâm trên hè phố. Xe taxi gần như bị dừng lại bởi giao thông.
"Bố ơi, bố ơi, tất
cả những người đàn bà kia đang đứng ở đó làm gì vậy?"
"Hừm... hmm...
những đàn bà đó phải đang đợi chồng của họ. Con nhìn đấy, sáu giờ rồi và văn
phòng đang đóng cửa."
"Đừng nghe bố
cháu! Họ là đĩ cả đấy!" học giả nói, người là người tin nhiệt thành vào việc
nói thẳng với trẻ con.
"Bố ơi, đĩ là
gì?"
"Hừm,... hmm...
con thấy đấy... nó nghĩa là họ có nhiều chồng."
"Bố muốn nói như
tài tử điện ảnh chứ gì?"
"Đúng, nhưng nhiều
hơn - nhiều, cả trăm, nghìn chồng!"
"Được! Nhưng cả
nghìn chồng đó... thế thì họ phải có nhiều con nữa!"
"Điều đó thì rất
hiếm, nhưng nó tất nhiên có xảy ra."
"Và những đứa
con này, bố ơi, họ trở thành cái gì?"
"Họ trở thành...
học giả!"
Phương Đông chưa bao
giờ bầy tỏ kính trọng nào với các kẻ sĩ. Họ là người lao động trí thức, họ
không phải là giới trí thức thực - phương Tây bao giờ cũng hiểu lầm họ là giới
trí thức thực. Họ là trí thức, nhưng họ không là người thông minh. Thỉnh thoảng
bạn sẽ thấy cái gọi là người trí thức còn ngu xuẩn hơn nông dân và người làm vườn
và người đánh cá, bởi lẽ đơn giản vì nông dân và người làm vườn và người đánh
cá và thợ mộc, họ sống gần tự nhiên, gần cuộc sống, gần sự tồn tại. Họ có kinh
nghiệm thực hơn nhiều, tiếp xúc thân thiết, gần hơn nhiều với thực tại so với
cái gọi là các giáo sư, bác học và học giả. Họ sống được bao quanh bằng lời -
những lời đao to búa lớn, những lời khoa trương - nhưng họ sống trong nhà tù của
lời. Bạn có thể rất dễ dàng bị họ lừa bởi vì họ nói theo cùng cách như các thầy.
Họ là rởm, họ là kẻ giả vờ. Nhận biết về điều đó đi và cảnh giác về cái ngu xuẩn
của họ.
Một người Anh đang đi
lên núi thì thấy một giáo sư triết học nổi tiếng đi qua trong xe, lái lùi đi
lên núi.
"Này, giáo
sư!" người Anh kinh ngạc gọi với. "Ông làm gì thế?"
"Thế này,"
giáo sư trả lời, "Tôi phải chuyển một gói đồ lên núi và tôi được dặn là
không thể nào quay đầu xe ở đó được."
Sau việc này cả hai
tiếp tục chuyến đi lên núi của mình. Mười lăm phút sau người Anh thấy chiếc xe
đi xuống núi nhưng lại đi lùi.
"Này, giáo sư, dừng
lại!" ông ta nói, "Có chuyện gì vậy?"
"Ồ!" giáo
sư đáp vừa mỉm cười. "Tôi nhầm - đằng nào tôi cũng có thể quay đầu được!"
Thầy là người sống chân lí. Không phải là thầy biết về nó, không phải là thầy đã nghe nói về nó, không phải là thầy triết lí về nó, mà thầy sống nó, thầy biết nó - thầy đã trở thành bản thân chân lí. Hiện hữu của thầy là giáo huấn của thầy; mọi thứ khác chỉ là phương cách để đem thức tỉnh tới cho người ngủ. Nếu thầy dùng lời, nó không phải để truyền đạt chân lí, thầy dùng lời như đồng hồ báo thức để đánh thức bạn. Thầy giáo dùng lời để truyền đạt chân lí. Và chân lí không bao giờ có thể được truyền đạt bằng lời. Thầy cũng dùng lời, nhưng không bao giờ truyền dạt chân lí. Thầy biết hoàn toàn rõ chân lí không thể được truyền đạt; nó là không truyền được. Nó không thể được trao đổi bằng bất kì phương tiện nào, nhưng bạn có thể được thức tỉnh theo nó.
Điều thực là không
nói cho bạn chân lí; điều thực là làm cho bạn nhận biết. Khoảnh khắc bạn nhận
biết bạn biết chân lí vì chân lí đã ở bên trong bạn rồi. Nó không phải là cái
gì đó tới từ bên ngoài; nó là cái gì đó ngủ bên trong bạn và phải được đánh thức.
Thầy dùng lời và vì
thầy dùng lời, học giả cứ lặp lại cùng lời trong nhiều thế kỉ, cứ tưởng rằng
chúng là những lời quan trọng, những lời rất quan trọng. Chúng phải chứa chân
lí bởi vì Phật đã dùng chúng, Cát Hồng đã dùng chúng, Bồ đề đạt ma đã dùng
chúng, Rinzai đã dùng chúng, Bahauddin đã dùng chúng. Những thầy vĩ đại đều đã
dùng chúng - những lời đó phải chứa cái gì đó có giá trị mênh mông. Chúng không
chứa gì cả. Chúng được dùng với mục đích khác toàn bộ. Mục đích là để đánh thức
người ngủ.
Brigitte Bardot được
cho một con vẹt như món quà và cô ấy để nó trong phòng ngủ của mình. Mọi đêm cô
ấy mang người yêu mới tới giường và từ trong chuồng, vẹt ta sẽ khuyến khích việc
làm tình của cô ấy với những lời như , "Làm tới đi! Làm tới đi! Bạn đang tới!"
Sau vài ngày Brigitte
Bardot thấy bực mình với nó và một sáng, khi cô ấy đang đi dạo khoả thân, con vẹt
kêu lên, "Lại đây, người yêu, anh muốn làm tình với em!" cô ấy điên
tiết và đập cho con vẹt một cái.
Trong khi rỉa lại
lông con vẹt buồn bã nói, "Nhưng em đã không đối xử với các anh chàng khác
như thế này!"
Bác học là vẹt. Ông
ta nghĩ Phật đã ảnh hưởng tới hàng triệu người bởi những lời này, Krishna đã biến
đổi hàng nghìn người bằng những lời này, Bhagavad Gita, và Mohammed đã gây hứng
khởi cho hàng nghìn linh hồn trong nhiều thế kỉ bằng Koran và lời nó chứa đựng
- những lời này phải có tiềm năng lớn lao. Cho nên ông ấy cứ lặp lại những lời
đó. Nhưng những lời đó chẳng chứa gì cả. Ông ấy đơn giản bắt chước một phương
cách mà không biết mục đích đích xác của nó.
Một hạ sĩ đang hướng
dẫn trung đội của mình. Anh ta gọi một lính mới ra và hỏi, "Anh, Gino! Với
anh lá cờ là gì?"
"Cờ," người
lính trả lời, "là mảnh vải có mầu sắc khác nhau."
"Cái gì! Anh nói
gì? Anh ngốc vừa vừa chứ! Cờ là mọi thứ. Cờ là mẹ anh, nhớ lấy, mẹ anh!"
Thế rồi anh ta quay
sang người lính tiếp và hỏi, "Nói cho tôi cờ là gì?"
"Mẹ của
Gino," người lính đáp.
Cảnh giác với học giả;
họ là những người ngu nhất xung quanh. Nhưng họ nói hay, và nếu bạn không tỉnh
táo bạn có thể rất dễ dàng bị họ lừa. Họ trích dẫn Koran, họ trích dẫn Bhagavad
Gita, họ trích dẫn Veda, Upanishad, họ bình chú và họ diễn giải, và theo một
cách rất logic, theo cách thuyết phục - nó sẽ hấp dẫn tâm trí bạn. Nhưng, thực
ra, Phật chưa bao giờ muốn hấp dẫn tâm trí bạn, Krishna không muốn hấp dẫn tâm
trí bạn. Họ muốn giúp bạn đi ra ngoài tâm trí. Họ không định thuyết phục tâm
trí bạn, bởi vì nếu bạn được thuyết phục về ý tưởng nào đó bạn sẽ vẫn còn trong
tâm trí. Họ đã cố gắng làm rối trí bạn từ tâm trí.
Bạn có thể thấy mục
đích khác toàn bộ này không? Mục đích của thầy là đẩy bạn ra ngoài biên giới của
tâm trí, và mục đích của học giả là thuyết phục bạn về mặt trí tuệ về cái đúng,
về cái hợp thức của ý thức hệ, triết lí nào đó. Ông ấy làm cho tâm trí bạn được
mạnh hơn, ông ấy cho bạn nhiều tâm trí hơn. Thầy lấy đi tâm trí của bạn, thầy
phá huỷ tâm trí của bạn. Thầy giáo nuôi dưỡng tâm trí của bạn. Cho nên nhiều lần
thầy giáo sẽ có vẻ hấp dẫn với bạn hơn, thuyết phục với bạn hơn.
Bạn có thể bỏ lỡ thầy
rất dễ dàng vì thầy sẽ dường như là người nguy hiểm ở quanh. Thầy giáo dường
như rất đáp ứng; ông ấy nâng cao bản ngã của bạn. Không phải ngẫu nhiên mà
phương Tây đã kính trọng thầy giáo bởi vì phương Tây đã tin trong hàng nghìn
năm rằng bản ngã phải được làm mạnh, rằng bản ngã mạnh là được cần; không có bản
ngã mạnh con người không có cá tính. Điều đó là đúng: không có bản ngã mạnh con
người không có cá tính; nhưng bản ngã là giả, cá tính cũng vậy.
Từ "personality-
cá tính" bắt nguồn từ từ Hi Lạp persona; persona nghĩa là mặt nạ. Trong những
ngày cổ đại các diễn viên Hi Lạp thường đeo mặt nạ. Những personas đó, những mặt
nạ, tất cả chúng ta đều đeo. Bản ngã mạnh chắc chắn cho bạn cá tính mạnh theo
nghĩa nguyên thuỷ của từ này, nhưng cá tính không phải là cá nhân và bản ngã
không phải là linh hồn - chính cái ngược lại.
Thầy phá huỷ cá tính
của bạn để cho cá nhân tính của bạn có thể được phát hiện ra. Thầy triệt phá cá
tính của bạn, thầy lấy đi mọi mặt nạ của bạn, để cho bạn có thể biết khuôn mặt
nguyên thuỷ của bạn. Công việc của thầy là khó khăn và chỉ những người rất dũng
cảm mới có thể ở cùng thầy vì đó là cuộc giải phẫu. Mặt nạ của bạn phải đã trở
thành gần như một phần của sự tồn tại của bạn; lấy nó ra bây giờ cần cuộc giải
phẫu. Không dễ mà lấy nó ra được, điều đó gây đau đớn. Duy nhất thầy được cần để
lấy nó đi. Dần dần dần dần, từng khoanh một, thầy cứ lấy đi mặt nạ của bạn.
Chung cuộc, khi mặt nạ đã hoàn toàn biến mất, bạn khám phá ra thực tại của bạn,
khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn.
Thầy giáo cho bạn
nghĩ nhiều; thầy chỉ cho bạn tính thiền. Thầy giáo cho bạn nhiều thứ để mơ mộng,
để ham muốn; thầy nện búa vào mọi giấc mơ của bạn và phá huỷ chúng. Thầy chống
lại việc ngủ của bạn; thầy giáo là thuốc giảm đau, thuốc an thần. Thầy không là
an ủi, không là vỗ về, không là ru ngủ. Thầy gây đau, vết thương, nhưng thầy biến
đổi.
Một người thấy mình ở
nơi chuộc tội. Thiên thần chịu trách nhiệm tới đón người đó vào.
"Chưa đến lượt
ông hôm nay," thiên thần nói. "Ông vẫn còn nhiều thời gian để đi qua
trần thế. Đi cùng ta đi."
Thiên thần đưa ông ấy
vào một phòng cực lớn gồm toàn những chai đầy dầu. "Điều này chỉ ra ông đã
bỏ lại bao nhiêu cuộc sống," thiên thần nói. Cái chai của ông ấy gần như
trống rỗng.
"Tôi có thể xem
chai của vợ và con tôi không?" ông ấy hỏi.
"Được chứ,"
thiên thần nói, vừa trỏ vào ba cái chai ngay cạnh chai của ông ấy. Người này
không thể tin được vào mắt mình. Với trẻ con, số lượng dường như bình thường,
nhưng vợ ông ấy dường như có số lượng lớn phi thường trong chai của bà ấy.
Bị bỏ lại một mình và
suy nghĩ, vì thiên thần đi làm việc với người mới tới, ông ấy chủ định ngoáy
ngón tay vào chai của vợ, lấy ra một ít dầu và đưa nó vào trong chai của mình.
Ông ấy cứ làm thế cho tới khi hai chai nhiều ít như nhau. Ông ấy muốn làm nữa,
nhưng đột nhiên bị thức dậy bởi cái tát đau và giọng bà vợ ông ấy nói,
"Lão già dơ dáy, lúc nào ngón tay cũng sờ ngoáy, ngay cả khi tôi ngủ!"
Con người đang ngủ
say, mơ, ham muốn, về địa ngục, về cõi trời, về cả nghìn lẻ một thứ. Chức năng
của thầy là đánh bạn thật mạnh đến mức bạn không thể tránh được việc thức dậy.
Cát Hồng nói:
Thầy tôn kính nói:
Khi người đó có ý
nghĩ sáng tỏ về ba điều này người đó cảm nhận chỉ cái trống rỗng, nhưng khi người
đó suy tư về cái trống rỗng, người đó nhận ra rằng cái trống rỗng cũng là trống
rỗng và đã trở thành cái không.
Đây là lời kinh rất
có ý nghĩa, nhưng vài từ đầu tiên phải được sửa cho đúng. Bản dịch được một học
giả làm và hơn nữa lại là một học giả phương tây. Ông ấy nói:
Khi người đó có ý
nghĩ sáng tỏ...
Bây giờ bản gốc không
thể ngụ ý rằng ông ấy có "ý nghĩ sáng tỏ" được, bởi vì sáng tỏ và ý
nghĩ không thể cùng tồn tại được. Điều đó là không thể được; sự cùng tồn tại của
chúng là không thể được. Nếu có sáng tỏ sẽ không có ý nghĩ; nếu có suy nghĩ
không có sáng tỏ. Nó cũng giống như là nói, "Trời đầy mây và rất sáng rõ.
Trời đầy mây và trời rất nắng." Điều đó là không thể được. Hoặc trời nắng
và bầu trời sáng tỏ, thế thì không có mây... Nếu có mây, và nhiều mây, thế thì
mặt trời sẽ bị che khuất đằng sau mây và không có thể có trời sáng tỏ được. Bạn
không thể thấy được trời vì mây.
Sáng tỏ là sản phẩm
phụ của tính thiền, không của ý nghĩ. Nhưng đây là điều đang xảy ra khi học giả
làm những điều này. Theo cách riêng của họ, họ đang làm việc phục vụ lớn, không
biết khác biệt thực. Và người ta không thể mong đợi rằng họ sẽ có khả năng biết
được - họ đã không kinh nghiệm sự sáng tỏ. Họ đã nghĩ về nó, nhưng nghĩ về sáng
tỏ là một điều; biết sáng tỏ là điều khác toàn bộ.
Tôi biết sự sáng tỏ,
nhưng trong sự sáng tỏ không có ý nghĩ chút nào. Và tôi đã biết ý nghĩ: khi có
ý nghĩ không có sự sáng tỏ. Do đó, cần đọc câu này theo cách khác đi một chút:
Khi người đó đã thiền
một cách sáng tỏ ba điều này người đó cảm nhận chỉ cái trống rỗng...
Trong lời kinh trước
chúng ta đã nói về ba điều này: dục vọng... Ở Ấn Độ nó được gọi là kamma; nó là
nguồn của mọi ham muốn. Nhớ điều đó: dục vọng không phải là nguồn duy nhất của
dục, nó là cội nguồn của mọi ham muốn. Do đó bạn có thể đổi ham muốn của bạn, bạn
có thể quên dục hoàn toàn, nhưng nếu ham muốn vẫn còn dai dẳng nó vẫn là dục vọng.
Và bạn có thể quan sát nó...
Có những người bị ám ảnh
với tiền. Bạn có thể thấy một điều: họ không còn quan tâm tới dục; toàn thể
quan tâm của họ đã đi vào trong tiền. Nhưng bây giờ tiền đã trở thành đối thể dục
của họ. Khi họ chạm tới tiền họ chạm cứ như họ đang chạm vào người yêu của họ.
Tôi đã thấy những người chạm vào tờ một trăm ru pi với sự trìu mến thế - không
thể tin nổi.
Tôi có biết một người
mà niềm vui duy nhất là tiền, cho dù là tiền của ai đó khác. Cũng như bạn quan
tâm tới đàn bà đẹp chả thành vấn đề đó là vợ của ai. Nếu người đàn bà đẹp đi
qua, bạn lập tức trở nên quan tâm; một ham muốn lớn nảy sinh trong bạn. Văn
minh ngăn cản bạn; cảnh sát có đó, luật pháp có đó, cho nên bạn không làm gì, bạn
không hành động - đó là một điều - nhưng ý nghĩ bắt đầu tưởng tượng. Tâm trí bắt
đầu xoay vòng, thêu dệt mơ ước.
Cùng điều đó là đúng
về người này. Ông ấy là người họ hàng của tôi. Tiền của ai đó khác... nếu ông ấy
thấy rằng bạn có nhiều tờ bạc trong túi bạn, ông ấy sẽ lấy tiền ra, sẽ đếm nó,
với sự trìu mến thế - và nó không phải là tiền của ông ấy! Ông ấy sẽ trả lại nó
cho bạn, nhưng khi ông ấy trả, bạn có thể thấy nỗi buồn nảy sinh trong mắt ông ấy,
bạn có thể thấy sự không sẵn lòng.
Ông ấy bao giờ cũng hỏi
về tiền, và ông ấy có đủ tiền. Ông ấy bao giờ cũng vay tiền từ người khác.
Tôi hay hỏi ông ấy,
"Bác có tiền - sao bác cứ vay thế?"
Và dần dần, dần dần
ông ấy trở nên rất thành thực với tôi và ông ấy nói, "Bác không thể dùng
được tiền riêng của bác theo bất kì cách nào. Lấy tiền ra từ túi của bác làm
đau lắm - nó làm đau. Bác cảm thấy gần như bị tê liệt! Bác có thể vay nó từ ai
đó không?"
Và ông ấy không bao
giờ trả lại. Ông ấy nổi tiếng khắp thành phố, rằng một khi ông ấy lấy tiền từ bạn
ông ấy sẽ không bao giờ trả lại - ông ấy không thể trả được. Mọi người thường cảm
thấy thương hại ông ấy. Ông ấy có mười nhà gỗ một tầng, nhưng bản thân ông ấy sống
trong một phòng rất nhỏ, trong một trong những khu phố người hầu của khu nhà của
ông ấy. Ông ấy có thể đảm đương được việc có xe hơi đẹp, nhưng ông ấy thường đi
xe đẹp cổ và cũ tới mức tôi chưa bao giờ thấy cái gì cổ hơn chiếc xe đạp đó.
Và tôi bảo ông ấy,
"Ít nhất bác cũng có thể mua một chiếc xe đạp mới chứ!"
Ông ấy nói,
"Nhưng xe này đã phục vụ bác lâu thế rồi. Hơn nữa, nó là món quà của bố
bác. Bây giờ bố bác mất rồi và xe này bao giờ cũng nhắc nhở bác về bố bác. Và một
điều rất tốt về chiếc xe đạp này - không ai khác có thể đi nó được!"
Thực sự là rất khó đi
nó; ông ấy là chuyên gia duy nhất đi nó. Nó có những thứ rất bản chất trong nó
- không chắn xích, không chắn bùn, không chuông, không cái gì, không phanh - và
thường gây tiếng động nghe được từ xa ít nhất là nửa dặm. Và ông ấy sẽ để nó ở
bất kì đâu. Ông ấy nói, "Chẳng ai thèm ăn cắp nó. Ai sẽ ăn cắp nó?" -
cả thành phố đều biết nó là xe của ai - "Ông sẽ bị bắt ngay lập tức. Và dù
ông đi bất kì chỗ nào ông sẽ làm cho toàn thể hàng xóm biết rằng chiếc xe là của
ai."
Ông ấy sẽ đi vào rạp
chiếu phim, nhưng ông ấy sẽ không để xe đạp ở chỗ để xe vì ở đó ông ấy phải trả
mười hay hai mươi xu hay cái gì đó. Ông ấy sẽ để nó ở bất kì chỗ nào bên ngoài
rạp chiếu phim và ông ấy bao giờ cũng thấy xe của mình ở chỗ của nó, ông ấy
chưa bao giờ mất nó. Đến tận ngày cuối đời mình ông ấy vẫn dùng chiếc xe đạp của
ông ấy.
Ông ấy sống cuộc sống
của người nghèo, cuộc sống của người rất nghèo - cuộc sống của kẻ ăn xin. Và
ông ấy thu thập nhiều tiền thế... Ông ấy không có con trai, không con gái.
Điều gần như bao giờ
cũng xảy ra là người keo kiệt không có con; phải có lí do tâm lí nào đó trong
nó. Ở Ấn Độ chính người keo kiệt bao giờ cũng nhận con nuôi - họ là người giầu.
Người nghèo có nhiều con, quá nhiều, thực ra họ cần kiểm soát sinh đẻ. Và người
giầu, rất giầu, những người keo kiệt, không có con. Họ keo kiệt tới mức cái gì
đó sâu xảy ra ngay cả cho hoá chất của họ. Toàn thể dục vọng của họ trở nên bị
ám ảnh bởi tiền.
Do đó, nhớ lấy, chất
độc đầu tiên Cát Hồng gọi là dục vọng. Nó không có nghĩa chỉ là dục, nó có
nghĩa là mọi ham muốn.
Một người Scot tới cổng
thu tiền qua cầu, đưa ra một xu cho người phục vụ, và đi tiếp.
"Này, anh thanh
niên!" người phục vụ kêu lên. "Tiền đi qua là hai xu!"
"Tôi biết, tôi
biết," anh thanh niên đáp lại với giọng mệt mỏi, "nhưng tôi sẽ chỉ đi
nửa đường thôi và rồi tôi sẽ nhảy!"
Coroner: "Lời cuối
cùng của chồng bà là gì, bà Boccafucci?"
Bà Boccafucci:
"Emilio nói, 'Tôi không thấy làm sao họ kiếm được lời về rượu vang này với
giá một đô la một thùng.'"
Lời cuối cùng! Lời cuối
cùng bao giờ cũng rất quan trọng; chúng là bản chất của cả đời bạn. Có những
người thậm chí vào chính lúc cuối của cuộc đời của họ vẫn chỉ nghĩ về tiền.
Khi Thượng đế tạo ra
nước Thuỵ Sĩ, ngài hỏi người Thuỵ Sĩ, "Con muốn gì?"
Không chần chừ người
Thuỵ Sĩ đáp, "Con muốn nhiều sữa!"
Và Thuỵ Sĩ được vậy.
Sau vài ngày, Thượng
đế tò mò hỏi người Thuỵ Sĩ, "Sữa của con có tốt không?"
"Dạ tốt nhất ạ,
thưa Trời," người Thuỵ Sĩ đáp. "Ngài thử xem sao!"
Thượng đế nếm nó và
thấy thực sự ngon. Thế rồi ngài hỏi người Thuỵ Sĩ, "Con có muốn cái gì
khác không?"
Lần nữa, không ngần
ngại, người Thuỵ Sĩ đáp, "Dạ có ạ, thưa Trời. Bốn francs cho chỗ sữa ngài
uống!"
Cho dù bạn có bắt gặp
Thượng đế, nếu bạn bị ám ảnh bởi tiền bạn sẽ không thấy Thượng đế chút nào; bạn
sẽ làm điều bạn đã từng làm cả đời bạn. Bạn sẽ không thay đổi chỉ bởi việc thấy
Thượng đế - chẳng cái gì có thể thay đổi được bạn trừ phi tự bản thân bạn vứt bỏ
chất độc này. Và việc này xảy ra chỉ khi một người trở thành có tính thiền thực
sự, khi mọi ý nghĩ biến mất và người đó có sáng tỏ để thấy, khi người đó trở
thành người thấy.
Chất độc thứ nhất là
dục vọng. Và khi bạn nghĩ dưới dạng dục vọng, bất kì hình dạng nào mà dục vọng
của bạn lấy - nó có thể đã trở thành ám ảnh tiền, nó có thể đã trở thành ám ảnh
quyền, không thành vấn đề - khi bạn nghĩ dưới dạng dục vọng, mọi thứ sâu bên
trong bạn trở thành dục. Cả đời bạn vận hành như cái máy biến đổi mọi thứ, để tạo
ra ngày một nhiều dục vọng hơn. Bất kì cái gì bạn nhìn, bạn nhìn dục vọng riêng
của bạn được phóng chiếu ra - bạn không thể thấy được cái gì khác. Bạn mất mọi
sáng tỏ. Bạn trở nên được bao quanh bởi những chất độc bên trong riêng của bạn;
nó cứ bốc lên như khói quanh bạn và bạn có thể thấy chỉ qua làn khói đó, và khổ
bóp méo mọi thứ mà bạn nhìn.
Một binh nhì da đen
và một trung sĩ da trắng sẵn sàng đi phép thì vào phút cuối, mệnh lệnh đưa tới
rằng việc đi phép của binh nhì bị cắt bỏ. Người da đen nói với người da trắng,
"Trung sĩ ơi, xin anh nói với cô bạn gái của tôi điều đã xảy ra để cô ấy
không nghĩ là tôi chạy theo quí bà khác được không? Cô ấy sẽ tin anh vì anh là
trung sĩ của tôi."
Viên trung sĩ đồng ý
và lấy địa chỉ. Khi anh ta tới thị trấn anh ta nhìn vào số nhà và hoá ra đấy là
nhà thổ trong khu nhà thổ của thị trấn. Anh ta lên nhà và gõ cửa.
Một bà da đen to lớn
ra mở cửa. Bà ta ngó nhìn viên trung sĩ và nói, "Tôi cực kì tiếc thưa
trung sĩ, nhưng chúng tôi không phục vụ đàn ông da trắng ở đây, chỉ đàn ông da
đen thôi."
Viên trung sĩ trả lời,
"Bà không hiểu, thưa bà! Bà thấy đấy, tôi có lời nhờ của anh binh nhì da
đen..."
Bà này mỉm cười và
nói, "Vậy à, anh không phải là người khác thường đấy chứ."
Chất độc thứ hai, giận,
nảy sinh bất kì khi nào dục vọng của bạn bị ngăn cản. Bất kì cái gì tới như một
chướng ngại cho ham muốn của bạn đều tạo nên giận dữ. Bạn không thể vứt bỏ giận
dữ được chừng nào ham muốn chưa biến mất.
Nhiều người đã hỏi
tôi cách vứt bỏ giận dữ, và họ không hiểu rằng họ đang nói về vứt bỏ triệu chứng.
Giận chỉ là triệu chứng. Nó đơn giản nói ở đâu đó ham muốn của bạn đã bị cản trở:
cái gì đó len vào giữa bạn, ham muốn của bạn, và đối thể của ham muốn của bạn -
do đó mới có giận. Giận nghĩa là, "Mình sẽ phá huỷ vật cản!" Bạn
không thể vứt bỏ được giận dữ trừ phi dục vọng của bạn biến mất.
Không phải ngẫu nhiên
mà chồng và vợ liên tục cãi nhau, bởi lẽ đơn giản... dục vọng. Họ là đối thể dục
của nhau, và bất kì khi nào có dục vọng đều có giận. Giận giống như khói. Nhà
logic nói, "Hễ có khói ắt có lửa." Bạn cũng có thể nói, "Hễ có
giận ắt có dục vọng." Khi giận biến mất, điều đó nghĩa là dục vọng đã biến
mất.
Biến mất của giận chỉ
xảy ra, là có thể chỉ khi gốc rễ không còn đó. Bạn không thể bỏ được giận của bạn;
bạn sẽ phải đi tới chính gốc rễ. Cố vứt bỏ giận sẽ chỉ tạo ra loại giận mới: bạn
sẽ kìm nén nó từ phía bên này, nó sẽ tới từ phía bên kia.
Chính bởi vì sự kiện
nổi tiếng này mà trong nhiều thế kỉ không nước nào đã cho phép quân nhân được
có dục vọng tự do, bởi vì nếu người lính được phép có tự do về dục vọng của họ,
nếu dục của họ không bị cản trở, thế thì họ mất tính phá huỷ, thế thì họ mất giận
dữ, thế thì họ không còn giận nữa.
Dục của họ phải bị cản
trở theo nhiều cách. Họ phải bị tách rời vợ họ, họ phải bị giữ xa khỏi vợ họ.
Không chỉ điều đó: họ phải được phép xem mọi loại phim khiêu dâm, mọi loại tạp
chí khiêu dâm; họ phải được phép có tiếp xúc với các nữ nghệ sĩ. Khi hai nước
lâm chiến, các nữ nghệ sĩ đi tới gặp gỡ và thăm lính tráng để động viên họ. Và
động viên của họ là gì? Động viên là thế này: rằng khi một nữ nghệ sĩ tới, một
Sophia Loren tới, mọi lính đều trở nên bị khuấy động về dục. Tất nhiên, họ
không thể làm gì được về điều đó; năng lượng bị khuấy động đó biến thành giận dữ,
nó trở thành cuồng nộ. Thế thì họ bắt đầu tiêu diệt kẻ thù, thế thì họ điên lên
trong huỷ diệt. Nếu họ được phép có vợ của họ đi cùng họ ở mặt trận, bạn gái của
họ, thế thì họ sẽ mất mối quan tâm vào chiến tranh.
Đó là một trong các
lí do tại sao người Mĩ cứ thua mọi cuộc chiến: lính của họ là những người ít
kìm nén dục nhất; họ sẽ không thắng cuộc chiến nào. Kìm nén dục là điều phải có
- nó tạo ra giận. Và khi có nhiều giận thế và không có lối ra khác, thế thì lối
ra duy nhất có thể là tiêu diệt kẻ thù.
Và bạn có quan sát
không? Bao giờ chuyện cũng xảy ra bất kì khi nào một quân đội chinh phục một nước:
nạn nhân đầu tiên là đàn bà của nước đó; họ bị hiếp ngay lập tức. Bạn không thể
thấy ra mối quan hệ sao? Lính có đánh nhau vì đàn bà không? Tại sao ngay lập tức,
khoảnh khắc người lính vào một thành phố như kẻ chinh phục, họ bắt đầu hãm hiếp
quanh đó cứ dường như họ chỉ chờ đợi cơ hội? Đã không có cơ hội nào sẵn có; bây
giờ nó sẵn có. Điều đầu tiên là: hiếp đàn bà. Và điều thứ hai là: cướp tiền của
mọi người. Điều thứ nhất bắt nguồn từ giận và điều thứ hai bắt nguồn từ tham,
nhưng nguyên nhân của cả hai nằm ở điều thứ nhất. Dục bị kìm nén sẽ tạo ra giận
và tham.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà
biết rằng bất kì tôn giáo nào đã từng dạy cho các tín đồ của nó một loại kìm
nén nào đó bao giờ cũng giúp cho tín đồ của nó trở nên giầu. Ở Ấn Độ, người
Jain đã trở nên rất giầu; họ là những người kìm nén nhất. Và cái gì đó có ý
nghĩa phải được hiểu về tâm lí của họ. Tôn giáo của họ nói: Kìm nén dục;
brahmacharya, vô dục là mục đích của họ. Và điều thứ hai: Không bạo hành; cho
nên giận không được phép. Dục không được phép, giận không được phép. Bây giờ
năng lượng này đi đâu? Bây giờ chỉ khả năng thứ ba còn lại - tham. Cho nên mọi
người Jain đã trở thành những người tham nhất trên nước này. Họ là cộng đồng nhỏ,
cộng đồng rất nhỏ - trong một nước bao la, lớn thế, họ không là gì - nhưng dầu
vậy họ rất mạnh vì họ có mọi tiền bạc. Bạn sẽ không bắt gặp một người ăn xin
Jain đâu; không cái gì giống như điều đó tồn tại. Họ không phải là người nghèo
- họ không thể nghèo được; tôn giáo của họ đã làm cho họ tuyệt đối chắc chắn rằng
họ sẽ giầu. Dục phải bị kìm nén và giận phải bị kìm nén. Bây giờ chỉ một lối ra
còn lại - tham. Trở nên tham đi.
Bạn có biết không? Từ
tiếng Anh "love" bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn lobha. Lobha nghĩa là
tham; nó là tham thân thể người khác. Cho nên bất kì khi nào một người nhìn một
cách dâm dục vào ai đó khác bạn có thể thấy tham trong mắt người đó: người đó
muốn sở hữu thân thể của người khác. Đó là lí do tại sao mọi nền văn minh đều
cho phép chỉ một giới hạn thời gian nào đó để nhìn; nhiều hơn điều đó bị coi là
xúc phạm. Bằng cách nào đó một thoả thuận tinh vi đã xảy ra, một hợp đồng sâu sắc:
ba giây là được phép. Nếu bạn quan sát người đàn bà trong ba giây, không xúc phạm
nào sẽ xảy ra; điều đó được coi là tình cờ. Nhưng nếu bạn nhìn nhiều hơn, thế
thì cô ấy sẽ trở nên bực mình. Nếu bạn cứ nhìn vào cô ấy, thế thì cô ấy sẽ giận;
thế thì bạn đang cư xử theo cách vô văn minh. Bạn đang nhìn vào thân thể cô ấy
với tham lam để sở hữu, để khai thác, để dùng như một phương tiện. Và tất
nhiên, không ai muốn bị thu lại thành phương tiện, thành đồ vật, thành tài sản.
Từ tiếng Anh
"greed-tham" cũng bắt nguồn từ từ tiếng Phạn, griddha; griddha nghĩa
là chim kền kền. Người tham có phẩm chất tựa chim kền kền, dường như người đó
muốn ăn người khác. Và cách diễn đạt đó đã đi vào nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là
tiếng Pháp.
Tôi đã nghe:
Một con tầu bị đắm,
và một người đàn bà Pháp bơi lên một hòn đảo. Cô ấy tuyệt đối trần truồng; mọi
quần áo của cô ấy đã mất trong biển. Nhưng bờ biển đẹp, và cô ấy nằm trên bãi
biển trần truồng, tắm nắng, vừa nghĩ "Làm gì tiếp đây?" - liệu có ai
sống trên hòn đảo này hay không. Dường như chẳng có dấu hiệu có ai sống...
Và thế rồi bất ngờ cô
ấy nghe thấy tiếng động; ai đó đang tới, một người đàn ông rất to lớn, gần như
con khỉ đột khổng lồ. Một bộ lạc rất nhỏ sống ở đó. Bộ lạc này là gồm những kẻ
ăn thịt người, do đó rất nhỏ, vì kẻ ăn thịt người không thể tăng trưởng được -
họ bắt đầu ăn lẫn nhau. Và kẻ ăn thịt người này rất sung sướng khi thấy thức ăn
mới - cô ấy trông ngon lành thế!
Anh ta tới, nhìn cô ấy
và nói, "Tôi muốn ăn cô!"
Và người đàn bà Pháp
nói, "Thế thì anh còn đợi gì nữa?"
Kẻ ăn thịt đâm phân
vân. Đây là lần đầu tiên ai đó đã nói, "Sao anh còn đợi? Để làm gì? Bắt đầu
đi!" - bởi vì trong tiếng Pháp "ăn" nghĩa là "Tôi muốn làm
tình với cô."
Ngôn ngữ cho chỉ dẫn
lớn lao. Thực ra, khi bạn nhìn vào người đàn bà với con mắt tham lam bạn muốn
ăn cô ấy - hay đàn bà nhìn vào đàn ông... Bình thường họ không nhìn vì họ đã được
dạy trong nhiều thế kỉ không nhìn vào đàn ông; điều đó đã trở thành cái duyên
dáng nữ tính của họ. Khi ai đó nói với người đàn bà, "Anh yêu em," cô
ấy nhìn xuống - chỉ để chắc chắn liệu anh ta có thực ngụ ý điều đó hay chỉ nói
điều vô nghĩa! Cô ấy không tin vào lời, cô ấy tin vào thân thể, cô ấy tin vào
sinh lí - và thân thể không bao giờ nói dối.
Khi người ta đã đi tới
thiền sâu, có sáng tỏ. Trong sáng tỏ này cả ba chất độc này biến mất không để lại
dấu vết nào đằng sau. Và thế thì người đó cảm nhận chỉ cái trống rỗng.
Kinh nghiệm đầu tiên
về thiền là kinh nghiệm về cái trống rỗng, nhưng nhớ nó là kinh nghiệm đầu
tiên, satory - tỏ ngộ đầu tiên: người ta kinh nghiệm cái trống rỗng. Nhưng nhớ,
kinh nghiệm này vẫn có đó; đó là lí do tại sao nó ở chỗ bắt đầu, không ở chỗ cuối.
Bạn kinh nghiệm cái trống rỗng, nhưng bản thân cái trống rỗng được kinh nghiệm
trở thành cái gì đó; nó không phải là cái không.
Đó là lí do tại sao bạn
sẽ bắt gặp nhiều chuyện Thiền...
Đệ tử tới thầy và
nói, "Tôi đã kinh nghiệm được cái không," và thầy đánh anh ta và nói,
"Vậy quay về và thiền lại đi! Ông lỡ rồi!"
"Nhưng,"
anh ta nói, "tôi đã kinh nghiệm cái không! Và đó là điều thầy đã nói - rằng
kinh nghiệm cái không là điều thiền tất cả là gì. Và tôi đã kinh nghiệm
nó!"
Nhưng thầy vẫn kiên
trì: "Ông đi và thiền lại đi - ông đã lỡ rồi." Bởi vì nếu cái không
trở thành kinh nghiệm, thế thì nó là cái gì đó. Bạn có thể kinh nghiệm chỉ vật
nào đó. Bạn đã kinh nghiệm cái không, nhưng một khi được kinh nghiệm, nó trở
thành đối thể, và có phân chia: người biết và cái được biết. Do đó nó là satory
- tỏ ngộ đầu tiên.
Lời kinh của Cát Hồng
là cực kì hay. Ông ấy nói:
... người đó cảm nhận
chỉ cái trống rỗng, nhưng khi người đó suy tư về cái trống rỗng,
nhưng khi người đó đi
sâu hơn vào trong thiền.
... người đó nhận ra
rằng cái trống rỗng cũng là trống rỗng và đã trở thành cái không.
Khi người đó đi sâu
hơn, tỏ ngộ thứ hai mở ra. Đi sâu hơn, người đó biến mất như người kinh nghiệm.
Đâu tiên đối thể biến mất, cái trống rỗng có đó; nhưng vì thói quen cũ mà cái
trống rỗng trở thành đối thể. Bây giờ người kinh nghiệm cũng đã mất rồi. Bây giờ
chỉ còn cái không - không ai kinh nghiệm, không cái gì được kinh nghiệm. Đây là
tỏ ngộ thứ hai.
Cái trống rỗng đã tan
biến vào trong cái không, người đó nhận ra rằng cái không của không có gì cũng
là không có gì...
Đây là khả năng cuối
cùng của việc vẫn bị móc vào trong kinh nghiệm. Bạn có thể bắt đầu hân hoan, rẳng
"Mình đã kinh nghiệm cái không;" thế thì bạn vẫn còn bị móc với tỏ ngộ
thứ nhất. Bạn có thể bắt đầu hân hoan, rằng "Mình đã kinh nghiệm rằng
không có kinh nghiệm và không có người kinh nghiệm. Mình đã kinh nghiệm cả hai
cái đó là trống rỗng." Điều đó là tốt hơn kinh nghiệm đầu, nhưng bằng cách
nào đó người kinh nghiệm vẫn tự cứu mình theo cách tinh vi. Nó đã đi sâu hơn
chút ít - bây giờ nó nói, "Mình đã kinh nghiệm rằng không có kinh nghiệm
và không có người kinh nghiệm." Bạn sẽ bị móc vào tỏ ngộ thứ hai.
Tỏ ngộ thứ ba xảy ra
khi:
...người đó nhận ra rằng
tính không của không có gì cũng là không có gì, và khi tính không dưới cùng được
đạt tới...
Và đây là tính không
tối thượng; thế thì người đó không tuyên bố chút nào. Bây giờ nếu bạn hỏi người
đó, "Ông đã kinh nghiệm cái gì?" người đó sẽ mỉm cười. Người đó không
thể nói, "Tôi đã kinh nghiệm cái không." Đây là samadhi - tỏ ngộ thứ
ba, việc nở hoa tối thượng. Bây giờ chẳng cái gì còn lại, không như đối thể
không như chủ thể không như chủ thể siêu việt mà siêu việt lên trên cả hai. Chẳng
cái gì còn lại. Phật đã gọi nó là anata, vô ngã - trạng thái của tính không
toàn bộ, tính không tuyệt đối. Do đó, người đó có thể nói được gì về nó?
Bất kì khi nào bất kì
ai hỏi Phật về kinh nghiệm tối thượng ông ấy sẽ nói, "Đừng hỏi câu hỏi ngớ
ngẩn, hỏi câu hỏi thực tế vào. Hỏi cách đạt tới nó, đừng hỏi cái gì đã xảy ra.
Cái đó không thể truyền đạt được."
Lão Tử nói: Chân lí
được nói ra trở thành giả. Chân lí không được nói ra vẫn còn thật: được thốt
ra, trở thành giả.
Upanishads nói: Những
người nói rằng "Chúng tôi biết," đều không biết.
Socrates trong giai
đoạn cuối cùng của cuộc đời đã nói, "Tôi chỉ biết một điều, rằng tôi không
biết gì cả." Nhưng Cát Hồng thậm chí sẽ nói điều đó là không đúng: đó là tỏ
ngộ thứ hai thôi, bởi vì ông ấy vẫn nói, "Tôi chỉ biết một điều, rằng tôi
không biết gì cả." Dầu vậy phát biểu này vẫn có đó, người biết vẫn có đó.
Theo Cát Hồng, ít nhất, phát biểu này là sai. Socrates đã đạt tới samadhi tối
thượng, nhưng Socrates là người Hi Lạp, ông ấy không là người Trung Quốc - ông ấy
nói theo cách người Hi Lạp có thể đã hiểu. Ông ấy không thể nói theo kiểu ngược
đời, ông ấy nói một cách logic. Do đó ông ấy nói, "Tôi chỉ biết một điều,
rằng tôi không biết gì cả."
Cát Hồng thậm chí sẽ
không nói điều đó; Phật thậm chí sẽ không nói điều đó; Lão Tử thậm chí sẽ không
nói điều đó.
khi tính không dưới
cùng được đạt tới, có cái thực nhất được tìm thấy là cái tĩnh lặng sâu sắc và
không đổi.
Bây giờ lần đầu tiên
cái tĩnh lặng sâu sắc, không đổi ngự trị. Vĩnh hằng đã mở cánh cửa của nó cho bạn.
Bây giờ không còn rơi lại nữa. Bạn đã đi ra ngoài cõi bên kia. Bạn đã siêu việt
lên trên ngay cả điều siêu việt.
Trong tĩnh lặng sâu lắng
này làm sao ham muốn có thể được sinh ra? Khi ham muốn không còn được sinh ra,
thế thì có cái tĩnh lặng bản chất và không đổi.
Chân lí là không đổi
về bản chất.
Mọi thứ trong trời và
đất là trong không đổi bản chất.
Cho nên bất kì cái gì
thay đổi đều chỉ là hình tướng, điều ở Ấn Độ các nhà huyền môn đã gọi mà maya.
Nó chỉ là hình tướng.
Hình dạng thay đổi;
chân lí bản chất vẫn còn như vậy. Sóng thay đổi; đại dương vẫn còn như vậy mãi
mãi. Một khi bạn đã thấy điều này bạn không còn trong khổ nào bởi vì bạn không
còn trong bất kì ham muốn nào, không còn trong bất kì mơ nào. Một khi bạn đã
kinh nghiệm điều này bạn đã trở thành một phần của cái toàn thể hữu cơ. Bạn đã
biến mất; bạn đã trở thành chính đại dương. Bạn không còn là một con sóng nữa,
bạn không còn là một giọt sương, bạn là đại dương.
Kinh nghiệm tính bao
la đại dương này là kinh nghiệm về Đạo. Và bí mật là trong thiền. Và người ta
phải trải qua ba giai đoạn: tỏ ngộ thứ nhất, kinh nghiệm về trống rỗng; tỏ ngộ
thứ hai, kinh nghiệm rằng cái trống rỗng là trống rỗng; và tỏ ngộ thứ ba... bây
giờ không cái gì có thể được nói thêm nữa. Bây giờ mọi thứ đều là im lặng và
tĩnh lặng, tuyệt đối im lặng và tĩnh lặng.
Thầy là người đã đạt
tới cái thứ ba này, người đã siêu việt lên trên cái siêu việt, người đã đi ra
ngoài cõi bên kia. Thế thì thầy có bản thể của cái toàn thể. Trong hoà điệu với
thầy là trong hoà điệu với Thượng đế, với Đạo, với chân lí. Trong hoà điệu với
thầy là trong hoà điệu với phúc lạc, với cái đẹp, với phúc lành.
Xem Tiếp Chương 4 – Quay Về Mục Lục Tập 2
0 Đánh giá