Chương 4. Chỉ Đùa Quanh

Chương 4. Chỉ Đùa Quanh

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo – Cổng Vàng – Osho

(Tập 2)

Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng

Chương 4. Chỉ Đùa Quanh









Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê


Câu hỏi thứ nhất:

Osho ơi,

Thầy có thể nói cái gì đó về hồn nhiên và dốt nát không?

Chitprem,

Khác biệt giữa hai điều này là mênh mông; nó là bao la nhất có thể được. Nó là khác biệt giữa tối và sáng, khác biệt giữa chết và sống, khác biệt giữa vô ý thức và có ý thức, khác biệt giữa địa ngục và cõi trời.

Dốt nát là bóng tối. Nó là trạng thái của phủ định toàn bộ; nó là trạng thái của tri thức - trạng thái thấp nhất của tri thức, trạng thái số không của tri thức. Nhưng nó không khác với tâm trí tri thức; chúng thuộc về cùng một phân loại. Người dốt nát và người thông thái, họ không khác về chất, chỉ khác về lượng. Khác biệt là ở mức độ: người thông thái biết nhiều, người dốt nát biết ít. Và bạn có thể là thông thái trong so sánh với người này và dốt nát trong so sánh với người khác. Do đó vấn đề là tương đối. Ngay cả người dốt nát nhất cũng có thể là thông thái trong so sánh với ai đó khác, hay thậm chí người thông thái nhất có thể là dốt nát ngoại trừ tri thức chuyên gia riêng của ông ta. Nhà toán học là dốt khi có liên qua tới vật lí, nhà vật lí học là dốt khi có liên quan tới hoá học, nhà hoá học là dốt khi có liên quan tới toán học vân vân và vân vân. Mọi chuyên gia đều là thông thái chỉ theo một hướng và trong mọi hướng khác họ là dốt hoàn toàn.

Đó là lí do tại sao một hiện tượng rất lạ được biết rõ là người rất logic, rất biện luận, hợp lí trong lĩnh vực đặc thù của họ lại tỏ ra rất khờ dại trong lĩnh vực khác. Bạn có thể tìm thấy nhà khoa học lớn tin vào Satya Sai Baba. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó không ngớ ngẩn vậy đâu. Sâu bên dưới nhà khoa học lớn đó chẳng biết gì về tôn giáo. Ông ấy dốt hay thậm chí còn dốt hơn người thường. Người thường biết nhiều về tôn giáo hơn nhà khoa học lớn. Nhà khoa học lớn đã đổ toàn thể năng lượng của ông ta vào một lĩnh vực tập trung, loại trừ mọi thứ khác.

Bạn có thể lừa một nhà khoa học rất dễ dàng; sẽ không dễ thế để lừa nông dân. Nông dân không phải là nhà logic lớn nhưng người đó biết nhiều điều. Người đó không phải là chuyên gia trong bất kì lĩnh vực chuyên môn nào, nhưng tri thức chung của người đó là lớn hơn nhiều, bao la hơn nhiều so với chuyên gia. Nhiều nhà khoa học lớn rơi thành nạn nhân của đủ loại mê tín.

Tôi đã nghe câu chuyện về một nhà khoa học được giải thưởng Nobel. Ông ấy treo đằng sau ghế của mình trong phòng nghiên cứu một chiếc móng ngựa. Một nhà khoa học khác đã tới thăm ông ấy; ông này không thể tin được vào mắt mình, bởi vì chỉ quần chúng dốt nát mới tin rằng giữ chiếc móng ngựa treo trong phòng bạn là rất tốt. Nó bảo vệ bạn; nó là một loại bảo vệ siêu nhiên. Ông bạn khách hỏi nhà khoa học, "Tôi không thể tin được vào mắt mình! Rằng ông là nhà khoa học được giải thưởng Nobel... Ông vẫn tin vào điều vô nghĩa này, vào mê tín này rằng móng ngựa có tính bảo vệ sao?"

Người được giải Nobel cười. Ông ấy nói, "Không, không tin chút nào đâu - đây toàn là vô nghĩa. Tôi chưa bao giờ tin vào điều ngu xuẩn thế!"

Người bạn thậm chí còn phân vân hơn. "Thế sao ông treo cái móng ngựa xấu xí này đằng sau ghế ông?"

Nhà khoa học nói, "Nhưng người đã cho tôi cái đó có nói với tôi rằng dù tôi có tin vào điều đó hay không, đằng nào nó cũng vẫn cứ bảo vệ tôi như nhau thôi!"

Người ta xác định rằng khoa học là nỗ lực để biết ngày càng nhiều hơn về cái ngày càng ít hơn. Đó đích xác là điều đặc biệt hoá là gì. Nếu bạn theo logic này, thế thì khoa học tối thượng sẽ là để biết tất cả về cái không có gì; đó sẽ là kết luận logic. Nếu khoa học biết ngày càng nhiều hơn về cái ngày càng ít hơn, thế thì nó sẽ kết thúc ở đâu? Nó sẽ chấm dứt ở việc biết tất cả về cái không có gì.

Các nhà khoa học là những người rất khờ dại, và tu sĩ và cái gọi là thánh nhân khai thác cơ hội này nhiều lắm. Và thế rồi họ ba hoa về điều đó, "Trông đây, nhà khoa học lớn thế là tín đồ của tôi!" Thực ra, không phải là nhà khoa học là tín đồ của ông ta đâu, đó là phần còn lại trong ông ta, phần không là khoa học, và là phần lớn hơn nhiều so với nhà khoa học. Chỉ một mảnh nhỏ của bản thể ông ta đã trở nên khoa học - có thể chỉ một phần trăm bản thể ông ta - chín mươi chín phần trăm là ngu xuẩn hay thậm chí còn ngu hơn người thường, bởi vì người thường không biết ngày càng nhiều về cái ngày càng ít; họ biết cái gì đó về mọi thứ. Bạn không thể khai thác họ dễ dàng thế.

Dốt đơn giản nghĩa là bạn thiếu tính hiểu biết. Một chút ít giáo dục, và dốt nát của bạn có thể trở thành tri thức. Chỉ chút ít ước định, tới trường, và dốt nát của bạn có thể được đổi thành tri thức. Không có khác biệt giữa dốt nát và tri thức; chúng là đổi lẫn cho nhau được.

Nhưng hồn nhiên là hiện tượng khác toàn bộ. Nó không liên quan gì tới tri thức và không liên quan gì tới dốt nát. Nó là trạng thái của tự do toàn bộ - khỏi cả dốt nát lẫn tri thức. Nó là trạng thái của ngạc nhiên. Nó là chính trạng thái rất tích cực của kính nể vô cùng. Khi bạn đầy ngạc nhiên và kính nể; khi trái tim bạn bắt đầu đập rộn ràng với từng khoảnh khắc đẹp trôi qua - với hoa hồng, với cúc vạn thọ, với hoa sen, với sao, với mặt trời, với trăng, với người, với sông, núi; khi bạn có thể kinh nghiệm và cảm thấy điều huyền bí của cuộc sống; khi bạn nhạy cảm, mong manh, cởi mở tới mức điều huyền bí có thể xuyên thấu vào chính cốt lõi của bản thể bạn, thế thì bạn là hồn nhiên.

Người thông thái không thể hồn nhiên được. Chính là vì ý tưởng của người đó rằng người đó biết, ngạc nhiên của người đó chết. Mọi câu trả lời của người đó đều là vay mượn. Mọi điều người đó biết người đó thực sự không biết, nhưng người đó mang đủ loại câu trả lời, câu trả lời được làm sẵn. Bởi vì những câu trả lời được làm sẵn này mà không cái gì gây ngạc nhiên cho người đó, không cái gì hết cả. Người đó có thể cứ ở giữa sự tồn tại đẹp đẽ này mà không cảm thấy niềm vui nào, ngạc nhiên nào, bàng hoàng nào, xúc động nào, kích động nào, cực lạc nào. Người đó gần như điếc. Người đó không thể nghe được âm nhạc của chim hót buổi sáng, người đó không thể nghe thấy âm nhạc của gió luồn qua rặng thông. Người đó không thể thấy được cuộc sống của cây, của cỏ. Người đó không thể thấy được cái đẹp của chim tung cánh trong bầu trời vô hạn im lặng. Người đó bước đi mà không kinh nghiệm được vẻ huy hoàng của các vì sao. Người đó vẫn còn mù. Người đó không biết thơ ca. Cách tiếp cận của người đó tới cuộc sống là bị chặn hoàn toàn bởi tri thức thu nhận của người đó, bởi những câu trả lời được tích luỹ của người đó. Người đó có câu trả lời làm sẵn cho mọi thứ. Trước khi câu hỏi nảy sinh, câu trả lời đã có đó rồi; thậm chí trước khi có câu hỏi, câu trả lời đã có đó rồi. Người thông thái không bao giờ nghe câu hỏi. Người đó không bao giờ thử đi sâu vào trong bản thân câu hỏi. Người đó nghe câu hỏi và một quá trình của nhiều câu trả lời được lẩy cò trong người đó và người đó bắt đầu trả lời.

Nhưng con người của hồn nhiên không có câu trả lời. Người đó lắng nghe cuộc sống trong im lặng. Người đó lắng nghe, người đó nhìn, người đó nếm, người đó ngửi, người đó chạm. Người đó rất sống động. Người thông thái là chết, đóng hoàn toàn. Người đó sống trong nấm mồ riêng của mình, đó là lí do người đó kéo lê. Người đó phải mang gánh nặng thế.

Con người của hồn nhiên nhảy múa; người đó thậm chí không bước. Người đó rất nhẹ. Và từng điều nhỏ bé đều làm đầy người đó với sự hiện diện của điều bí ẩn.

Một con bướm và mọi mầu sắc của nó, cầu vồng trên trời, là đủ ném người đó vào trong tính thiền sâu. Người đó không có câu trả lời, người đó chỉ quan sát cầu vồng. Người đó không có gì để nói, người đó chỉ có thể nhìn - việc nhìn của người đó là rõ ràng - người đó chỉ có thể nghe.

Tôi có biết một người rất thông thái khi tôi còn là trẻ con. Thỉnh thoảng ông ấy đến ở với gia đình tôi. Ông ấy là một học giả lớn. Ông ấy rất quan tâm tới mọi loại chi tiết. Chẳng hạn ông ấy biết tên của mọi cây có thể có. Ông ấy thường đưa tôi đi dạo buổi sáng và ông ấy sẽ nói cho tôi tên của từng cây. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người biết các tên của mọi cây, bụi cây nhỏ, bụi rậm, đủ loại thực vật; mà không chỉ tên - cả lịch sử của chúng, chúng từ đâu tới, nơi nguyên gốc của chúng ở nước nào.

Nhưng một điều tôi trở nên nhận biết: rằng ông ấy không hề nhìn vào cây; ông ấy không thể nhìn được. Thấy hoa hồng ông ấy lập tức nói rằng, "Hoa hồng này tới từ Iran. Từ Ấn Độ cho hoa hồng là gulab; từ này bắt nguồn từ tiếng vùng vịnh Persia. Điều đó nghĩa là hoa đã tới từ Persia; nó không phải là nguyên gốc Ấn Độ. Không có từ tiếng Phạn cho gulab - cũng là tự nhiên, hoa này chưa bao giờ tồn tại ở Ấn Độ vào thời Veda; nó phải đã tới muộn về sau. Ai lần đầu tiên đem nó tới? Nó tới thế nào?" Và ông ấy sẽ cứ nói mãi; ông ấy không nhìn vào hoa hồng này. Và ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang dạy tôi.

Tôi bảo ông ấy "Bác đang phá huỷ cái gì đó cực kì đẹp trong cháu. Xin bác thôi nói mọi thứ vô nghĩa này đi!"

Ông ấy nói, "Cháu muốn nói gì? Điều này mà vô nghĩa sao? Bác đã thu nhận được nó qua cả đời bác đấy!"

Tôi nói, "Bác làm phí đời bác, vì bác không cho phép cháu nhìn cây nào, thực vật nào, hoa nào. Nếu điều này còn tiếp diễn như vậy thì từ mai cháu sẽ không tới cùng bác đâu. Bác đi một mình đi, và bác có thể nói cho bản thân bác bất kì cái gì bác muốn nói. Cháu không định là một phần của đối thoại ngu xuẩn này. Cháu hoàn toàn hạnh phúc với hoa hồng, cháu không muốn biết nó tới từ đâu. Ai quan tâm? Cháu không quan tâm tới nguồn gốc của nó. Cháu không quan tâm tới lời. Có thành vấn đề gì việc liệu nó tới từ Persia hay không? Hoa hồng đang tận hưởng mặt trời buổi sáng, làn gió thoảng buổi sáng; nó đang nhảy múa - và bác nói về Persia và ngôn ngữ và văn phạm và cách lời đã đi vào sử dụng và khi nào lần đầu tiên nó đi vào văn học Ấn Độ, khi nào nó đi vào sách báo Ấn Độ lần đầu tiên. Hoặc là bác phải giữ im lặng hoàn toàn nếu bác muốn cháu đi cùng bác..."

Và ông ấy chắc chắn là muốn tôi đi cùng ông ấy vì ông ấy không quen thuộc địa hình của thị trấn của tôi cùng đường sá và phố phường và các con đường dẫn bạn ra khỏi thị trấn. Và ông ấy muốn mọi ngày đi theo một hướng mới.

Tôi nói, "Nếu bác muốn giữ cháu đi cùng bác thì bác phải im lặng; nếu bác không muốn cháu đi cùng thì bác có thể giữ tri thức của bác. Thế thì bất kì điều gì bác muốn làm bác đều có thể làm - cháu không quan tâm tới nó mà hoa hồng cũng không quan tâm tới nó."

Ông ấy rất choáng. Ông ấy bảo với bố tôi rằng, "Con trai ông dường như chống lại tri thức và điều này là dấu hiệu không tốt. Nó nên quan tâm tới tri thức. Đây là lúc người ta phải học."

Bố tôi nói rằng, "Nó là đứa trẻ có chút ít khó khăn và tôi biết điều đó từ trước rồi, rằng ông đem nó đi dạo buổi sáng - khó khăn nào đó sẽ nảy sinh."

Và ông ấy nói, "Nó đã cho tôi tối hậu thư: hoặc tôi phải giữ yên tĩnh hoặc nó sẽ không đi cùng tôi."

Bố tôi bảo ông ấy rằng, "Khi nó nói cái gì đó nó ngụ ý điều đó đấy! Ông quyết định đi."

Ông ấy biết mọi tên của mọi chim chóc và ông ấy cố phô ra tri thức của ông ấy. Tôi nói, "Bác thôi mọi trò phô trương này đi!"

Nhưng ông ấy nói, "Bất kì khi nào bác đi tới chỗ khác và bác nói với người khác, tất cả họ đều tán thưởng rằng bác biết nhiều thế."

Tôi nói "Họ chỉ là người ngu như bác thôi! Nhưng cháu không ngu. Cháu không quan tâm tới các tên của chim. Cháu muốn tận hưởng cái đẹp của chúng, đương nhiên. Cháu muốn xem chúng tung cánh, theo gió, đi tới mặt trời. Vui vô cùng làm sao! Tự do làm sao! Nếu cháu có cánh cháu chắc đã theo chúng rồi. Nhưng cháu không thể theo bác được - bác sẽ phá huỷ cháu."

Rất khó cho ông ấy giữ im lặng, nhưng ông ấy phải giữ im lặng vì không ai khác đưa ông ấy đi, không ai khác quen thuộc với lãnh thổ quanh thị trấn này. Tôi quen với từng phân của cả vùng đất này vì tôi bao giờ cũng lang thang khắp chốn, bỏ học ở trường. Tôi biết mọi gò đống và tôi đã đi theo dòng sông xa nhất có thể được. Tôi đã đi khắp vùng núi bao quanh. Tôi là người dẫn đường tốt nhất cho ông ấy. Ngay cả trong đêm tôi vẫn có thể lấy bất kì hướng nào, tới bất kì đâu. Nhưng tôi nói rằng, "Bác phải hoàn thành lời hứa: bác giữ hoàn toàn im lặng."

Sau hai ngày ông ấy nói, "Thế này thì quá thể! Nhiều lần bác muốn nói cái gì đó cho cháu bởi vì cháu còn dốt nát!"

Tôi nói, "Bác cứ kệ cháu như vậy đi. Cháu có thể trông dốt nát với bác; cháu không dốt vì cháu không khao khát tri thức. Nếu cháu khao khát tri thức thì cháu dốt. Cháu không khao khát tri thức; cháu không quan tâm chút xíu nào về tri thức. Cháu hoàn toàn hạnh phúc với hồn nhiên của cháu và cháu muốn nó được để nguyên vẹn."

Hồn nhiên là trạng thái tích cực của ngạc nhiên, của kính nể. Không xã hội nào cho phép hồn nhiên vì xã hội cần tri thức, nó phụ thuộc vào tri thức. Và tôi có thể hiểu rằng người thông thái sẽ được cần tới; toàn thể công nghệ, khoa học, mọi thứ đều phụ thuộc vào họ. Cho nên là thông thái cũng là tốt khi bạn làm việc, nhưng bỏ nó ở đó đi. Đừng mang nó cả hai mươi bốn giờ. Mọi người đều mang các thứ cả hai mươi bốn giờ, điều không nên được mang trong hai mươi bốn giờ.

Khi bạn là bác sĩ, là bác sĩ đi. Nhưng khi bạn rời khỏi bệnh viện, quên mọi chuyện về ngành y đi, quên mọi chuyện về bạn biết gì đi, quên mọi chuyện về M.D. của bạn và F.R.C.S. và mọi thứ. Chỉ hồn nhiên để cho bạn có thể lại ở trong trạng thái đẹp vô cùng của tính như trẻ con.

Jesus nói: Được ân huệ là những người giống như trẻ nhỏ vì vương quốc của chúng là vương quốc của Thượng đế.

Chitprem, đừng bao giờ dù một khoảnh khắc bị lẫn lộn giữa hồn nhiên và dốt nát. Nhiều lần chúng dường như là như nhau nhưng chúng không là như nhau; chúng không bao giờ có thể là như nhau được. Hồn nhiên là trạng thái của tính thiền. Khi bạn im lặng, nhận biết, cởi mở, trong tiếp xúc với cái toàn thể, trong hài hoà với Đạo, thế thì bạn là hồn nhiên.


Lão Tử là hồn nhiên, Phật là hồn nhiên, Krishna là hồn nhiên, Jesus là hồn nhiên. Đây không phải là những người thông thái. Tất nhiên điều họ đã nói về việc biết của họ chúng ta đã thay đổi nó thành tri thức; điều họ đã nói về ngạc nhiên của họ, chúng ta đã thu nó lại thành triết lí, thượng đế học. Đó là công việc của chúng ta; chúng ta đã phá huỷ mọi cái đẹp trong nó. Chúng ta đã cho nó hình dạng nào đó, hình mẫu và cấu trúc nào đó. Chúng ta đã diễn giải nó, bình luận nó, vứt đi nhiều điều từ nó. Và điều này bao giờ cũng xảy ra.





Mới hôm nọ tôi nhận được một lưu ý từ Arup, rằng Sarjano đang dịch sách của thầy sang tiếng Italy; nhưng anh ấy thay đổi nhiều điều. Anh ấy bỏ vài điều, anh ấy thêm vào vài điều từ tri thức riêng của anh ấy."

Tất nhiên anh ấy đang cố làm công việc tốt nào đó, ý định của anh ấy là tốt! Anh ấy muốn làm cho nó logic hơn, trí tuệ hơn, phức tạp hơn. Và tôi là kiểu người có chút ít hoang dã! Anh ấy muốn tỉa tót tôi đây đó. Bạn nhìn râu tôi đây này! Nếu Sarjano được phép anh ấy sẽ tỉa nó như Nikolai Lenin, nhưng thế thì nó sẽ không phải là râu tôi nữa rồi. Anh ấy đang cố làm cho nó hấp dẫn hơn. Không có hoài nghi gì về ý định của anh ấy, nhưng đây là những ý định bao giờ cũng phá huỷ.

Khi anh ấy được nói cho về thông điệp của tôi rằng anh ấy phải làm đích xác như nó vậy: "Đừng cố cải tiến nó. Để nó như nó vậy đi. Thô sơ, hoang dã, phi logic, ngược đời, lặp lại, dù nó là bất kì cái gì, cứ để nó như nó vậy đi!" Điều đó sao khó thế với anh ấy. Anh ấy nói, "Thế thì tôi sẽ không dịch nữa. Tôi sẽ thà làm việc lau dọn còn hơn."

Bạn thấy cách tâm trí vận hành chưa? Anh ấy không sẵn sàng nghe tôi, anh ấy thà làm việc lau dọn còn hơn. Bằng không anh ấy phải được phép tự ý thêm từ vào, thay đổi, tô mầu mọi thứ theo ý tưởng của anh ấy.

Bây giờ, bất kì cái gì bạn sẽ làm bạn sẽ làm sai, bởi vì điều tôi đang nói là từ một bình diện hoàn toàn khác và điều bạn sẽ làm sẽ là một nỗ lực khác toàn bộ - nó sẽ không thuộc vào bình diện của tôi, nó sẽ không thuộc vào chiều hướng của tôi. Nó có thể có tính học thuật, nhưng tôi không phải là học giả. Nó có thể là thông thái, nhưng tôi không phải là người thông thái.

Người thông thái có cách riêng của họ. Ngay những điều nhỏ bé họ sẽ làm...

Chẳng hạn, tôi đã nói rằng Saraha là người sáng lập ra Phật giáo Tây Tạng. Bây giờ, không học giả nào sẽ nói như vậy một cách dứt khoát. Chỉ người điên mới có thể nói một cách dứt khoát như vậy vì bạn phải đưa ra bằng chứng, bạn phải cho cước chú và bạn phải viết phụ lục lớn trong đó bạn phải đưa ra bằng chứng. Tôi chưa bao giờ đưa ra bằng chứng nào, tôi chưa bao giờ cho cước chú nào, tôi chưa bao giờ cho bạn bất kì nguồn nào từ đâu... tôi chỉ biết một nguồn - hồ sơ Akashic!

Cho nên chỉ để làm cho nó hấp dẫn hơn, dễ tiêu hoá hơn, anh ấy đã thay đổi chỉ chút ít, không mấy: rằng "Saraha có thể được nói là người sáng lập ra Mật tông Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng, có thể được nói. Bây giờ đây là cách thức học thuật, cách thức hợp thức, nhưng nó phá huỷ đi toàn thể cái đẹp của câu chuyện. Nó phá huỷ toàn thế sự chắc chắn, tính cả quyết của nó, phẩm nhất như búa của nó. Và búa không được giả định là tiêu hoá được!

Sarjano, đó không phải là món mì ống đâu! Anh ấy là người nấu bếp giỏi và làm món mì ống ngon. Tôi không biết gì về mì ống, nhưng tôi biết Saraha là người sáng lập của Phật giáo Tây Tạng. Và tôi sẽ không cho bất kì bằng chứng nào về nó - tôi không tin vào bằng chứng, tôi đơn giản biết. Tôi biết Saraha; đó là tình bạn cá nhân với Saraha. Cho dù các nhà lịch sử có chứng minh cái gì đó khác, tôi vẫn không nghe. Tôi sẽ không chú ý gì tới họ, bởi vì tôi biết Saraha.

Mới hôm nọ tôi đã đọc một báo cáo hay của Nhà thờ Tin lành ở Đức - họ đã công bố một báo cáo! Bây giờ, dường như người đã viết bài báo này về tôi và công việc của tôi đã trở nên rất lẫn lộn, cũng đã rơi vào một loại tình yêu nào đó với tôi. Bây giờ anh ta vẩn vơ. Anh ta không thể bác bẻ được tôi một cách toàn bộ - dường như là một người có tính nhạy cảm nào đó - anh ta không thể nói được rằng tôi hoàn toàn sai, cho nên anh ta đã tìm ra cách trung dung. Anh ta ủng hộ tôi trên mọi thứ trừ mỗi về Jesus. Và anh ta nói về Jesus: Bất kì điều gì tôi đang nói đều có vẻ hấp dẫn, nhưng nó không tới từ nguồn Ki tô giáo.

Ai quan tâm tới nguồn Ki tô giáo? Đốt hết cả chúng đi! Tôi quan tâm tới Christ, tôi không quan tâm tới nguồn Ki tô giáo. Và tôi biết Christ một cách trực tiếp. Và khi tôi nói tôi biết Christ hay Phật hay Saraha một cách trực tiếp, tôi đơn giản ngụ ý rằng tôi biết trạng thái của hiện hữu. Tôi biết Christ chỉ có thể nói điều này bởi vì từ trạng thái của samadhi như thế không phát biểu nào khác là có thể. Đây là cái gì đó bên trong mà không cần bằng chứng; nó là trực giác. Sự chắc chắn của tôi nảy sinh trong tôi. Liệu Jesus có nói điều đó hay không, không phải là vấn đề chút nào. Khi tôi trích dẫn Jesus... Anh ấy nói tôi trích dẫn Jesus và tôi diễn giải Jesus hay nhưng diễn giải của tôi là rất xa lạ với thượng đế học Ki tô giáo. Chúng nhất định là vậy: bản thân Christ là rất xa lạ với thượng đế học Ki tô giáo - tôi có thể làm gì về điều đó được?

Nếu Christ quay lại ông ấy sẽ không có khả năng nhận ra các nhà thượng đế học Ki tô giáo. Ông ấy sẽ không có khả năng chút nào để hiểu sự ồn ào này tất cả là gì. Ông ấy là người đơn giản đưa ra những phát biểu đơn giản, rất trực tiếp, tức khắc. Và những người này đang tạo ra phức tạp lớn quanh điều đó. Trong hai nghìn năm họ đã cứ đi lòng vòng, lòng vòng.

Nhưng người đã viết ra nó - anh ta là một tiến sĩ Ph.D., một tiến sĩ thần học D.D., và là chuyên gia quan trọng nhất trong toàn thể nước Đức về thượng đế học Tin lành, nhưng cách anh ta đã viết báo cáo này... Anh ta đã rơi vào tình yêu với tôi! Mặc dầu anh ta được giả định bác bẻ tôi, nhưng anh ta cứ hỗ trợ cho tôi theo nhiều cách. Tất nhiên một điều anh ta phải làm là giữ cho lương và nghề của anh ta không bị suy suyển, bằng không anh ta sẽ bị ném ra khỏi nhà thời ngay lập tức, cho nên anh ta nói mọi thứ là được ngoại trừ điều tôi nói về Jesus. Và lí do anh ta đưa ra là ở chỗ nó dường như không tới từ nguồn Ki tô giáo.

Nhưng Jesus chưa bao giờ tới từ nguồn Ki tô giáo nào cả! Không có nguồn Ki tô giáo khi Jesus ở đây. Ông ấy ở trong tiếp xúc với những người xa lạ; những người không phải là người Ki tô giáo. Ông ấy ở trong tiếp xúc với người Essenes; những người là những nhà huyền môn vĩ đại. Ông ấy đã du hành khắp châu Á, ông ấy đã du hành tới Ấn Độ, tới Tây Tạng, để trở nên quen với cách tiếp cận phương đông.

Phật vẫn còn sống động rất nhiều trong không khí - Phật mới chết chỉ năm trăm năm trước. Và Phật đã nói rằng, "Tôn giáo của ta sẽ còn sống trong năm trăm năm." Nó vẫn còn sống; ngọn lửa cuối cùng sắp chết. Ông ấy phải đã cảm thấy hơi ấm. Ông ấy phải đã tiếp xúc với các nhà huyền môn Phật giáo.

Ông ấy đã tới Ai Cập trong việc tìm những huyền bí bí mật. Đó là lí do tại sao các nguồn Ki tô giáo bỏ lỡ hoàn toàn nhiều năm cuộc đời của ông ấy. Họ nói về ông ấy khi ông ấy mười hai tuổi và thế rồi đột nhiên họ bắt đầu nói khi ông ấy ba mươi tuổi, và điều gì đã xảy ra ở giữa? Giữa mười hai tuổi và ba mươi tuổi có một khoảng cách dài, và trong cuộc sống chỉ kéo dài ba mươi ba năm đó gần như là toàn thể cuộc sống. Các nguồn Ki tô giáo không có tham chiếu về nó, nhưng có các nguồn khác.

Ở Ladakh có những kinh sách Phật giáo cổ hai nghìn năm nói và bàn về cuộc viếng thăm của Jesus Christ. Và họ mô tả người này chính xác hơn nhiều bởi vì những người viết những điều đó bản thân họ là các nhà huyền môn.

Nhưng điều này bao giờ cũng xảy ra. Hồn nhiên bao giờ cũng được diễn giải bởi những người thông thái và sẽ bị phá huỷ - và với mọi ước muốn tốt, với mọi ý định tốt họ sẽ làm điều hại lớn. Họ bao giờ cũng phải làm điều đó.

Chitprem, nhớ lấy, tôi không bảo bạn vẫn còn dốt nát; tôi bảo bạn gạt bỏ dốt nát và tri thức cả hai. Chúng là không khác nhau - hai mặt của cùng một đồng tiền. Vứt cả đồng tiền đi, và thế thì bạn là hồn nhiên.

Câu hỏi thứ hai:

Osho ơi, tham vọng là gì? Sống không tham vọng dường như đáng sợ, như bắt đầu cuộc sống mới từ chỗ bắt đầu.

Latifa,

Tham vọng là chất độc lớn nhất có đó. Nó đem vào mọi chất độc khác: tham lam, bạo hành, cạnh tranh, vật lộn, trạng thái chiến tranh thường xuyên với mọi người khác. Nó không cho phép bạn có không gian nào cho tình yêu phát triển, và bản thể thực của bạn nở hoa chỉ cùng tình yêu. Tham vọng là chống lại tình yêu. Bất kì cái gì chống lại tình yêu đều là chống lại bạn và cuộc sống thực của bạn, định mệnh thực của bạn. Và không cái gì giết chết tình yêu nhiều hơn tham vọng.

Tham vọng nghĩa là bạn muốn ở trước người khác. Tham vọng phụ thuộc vào việc tạo ra phức cảm tự ti trong bạn. Nó tạo ra trạng thái ốm yếu của công việc; nó phụ thuộc vào điều đó. Chừng nào phức cảm tự ti chưa bắt đầu tồn tại trong bạn, chừng nào bạn còn chưa đầy nó, tham vọng không thể vận hành được.

Cho nên từng đứa trẻ đều phải bị làm bị thương theo cách nó bắt đầu cảm thấy tự ti sâu sắc: rằng người khác là cao siêu và nó phải vượt hơn họ, bằng không nó là không ai cả. Từng đứa trẻ đều được dạy phải tạo ra tên tuổi trên thế giới, nổi tiếng trong thế giới. Từng đứa trẻ đều được bảo, "Cách cháu đang vậy là không đúng. Cháu phải chứng tỏ khí khái của cháu, cháu phải trở thành "ai đó" - dường như cháu còn chưa là ai cả!"

Bạn được sinh ra với hương vị nào đó của riêng bạn, với tính duy nhất, với tính cá nhân. Không ai khác là giống bạn - không ai khác đã bao giờ giống bạn - và không ai khác sẽ bao giờ giống bạn. Nhưng chân lí này chưa bao giờ được nói cho bạn. Bạn được bảo, "Trở thành ai đó đi; dường nhu cháu là cái không. Cho nên cháu phải trở thành, cháu phải cạnh tranh để trở thành. Và tất nhiên thế thì cuộc vật lộn bắt đầu, bởi vì mọi người đều được bảo trở thành ai đó, mọi người đều được bảo trở thành tổng thống hay thủ tướng. Bây giờ bao nhiêu người có thể là tổng thống và thủ tướng? Thế thì một cách tự nhiên nảy sinh cạnh tranh cắt cổ. Mọi người đều chống lại mọi người khác. Cuộc sống trở thành cuộc chiến, cuộc chiến thường xuyên. Trong trạng thái này không có khả năng nào của an bình, tình yêu, im lặng, niềm vui, lễ hội. Tất cả đều bị mất.

John Lennon, trong tâm trạng sáng tạo của mình, ngồi một mình trong phòng bập bùng gẩy ghi ta. Trong khi chơi đàn anh ta thấy một con gián rón rén chạy qua sàn.

"Xin chào, anh gián nhỏ," John nói, "Tớ đặt tên nhóm tớ theo bạn nhé."

Con gián dừng lại, quay vòng và nói, "Anh gọi nhóm của anh là Eric à?"

Đó là tên của nó. Bạn nghĩ chỉ con người mới có tính cạnh tranh sao? Ngay cả gián cũng cạnh tranh!

Latifa, tính cạnh tranh này trong các cá nhân trở thành tính cạnh tranh trên nhiều bình diện, trên nhiều mức. Các xã hội cạnh tranh với nhau, các quốc gia cạnh tranh với nhau. Mọi người đều cố gắng rằng "Tôi cao siêu hơn anh" và một cách tự nhiên không ai sẽ cho phép rằng "Anh cao siêu hơn tôi" - điều đó gây tổn thương.

Do đó mới có nhiều cuộc chiến thế. Trong ba nghìn năm đã có năm nghìn cuộc chiến tranh. Nếu ai đó tới từ hành tinh khác và nhìn vào chúng ta và lịch sử của chúng ta, người đó sẽ nghĩ trái đất này là nhà thương điên. Năm nghìn cuộc chiến tranh trong ba nghìn năm! Chúng ta đã làm gì ngoại trừ đánh nhau? Bẩy mươi phần trăm năng lượng đi vào trong chiến tranh; chúng ta có thể đã biến đổi toàn thể trái đất thành thiên đường và chúng ta đã làm ra địa ngục từ nó.

Nhưng về mọi thứ đều có tính cạnh tranh.

Lực lượng NATO đang thao diễn ở châu Âu và từng nước đều có trại tách biệt ở xấp xỉ gần nhau.

Một hôm trại Anh nhận được một thông điệp từ trại Mĩ viết: "Xin gửi ba tá bao cao su, vì chúng tôi đã dùng hết trong kho. Kích cỡ: ba mươi sáu xăng ti mét chiều dài và chín xăng ti mét chiều dầy."

Thông điệp này được đưa tới sĩ quan chỉ huy, ông này không biết phải làm gì với nó, cho nên ông ấy gửi cho sĩ quan tình báo. "Vấn đề danh dự đây, ông bạn thân," sĩ quan chỉ huy nói. "Phải làm cái gì đi!"

Sĩ quan tình báo trở lại trong vòng một giờ. "Mọi việc đã được chăm lo, thưa ngài. Xưởng ô tô đang làm cái gì đó từ săm bên trong cũ và bộ phận in lụa đang làm chi tiết nhỏ cuối cùng."

"Chi tiết nhỏ cuối cùng là gì?" sĩ quan chỉ huy hỏi.

"Thế này, thưa ngài," sĩ quan tình báo nói, "trên bao bì sẽ được in: 'Bao cao su, Made in England, Cỡ - Trung bình'."

Ngu xuẩn này, về mọi thứ! Nhưng chúng ta được nuôi dưỡng theo cách này; toàn thể hệ thống giáo dục của chúng ta tuỳ thuộc vào nền tảng này - và chúng ta đang tạo ra thông minh. Nếu ngu xuẩn này là nền tảng của hệ thống giáo dục của chúng ta, làm sao chúng ta có thể tạo ra được thông minh từ nó? Chúng ta có thể phá huỷ thông minh, nhưng chúng ta không thể tạo ra được thông minh từ nó.

Người thông minh là người đi tới thấy rằng không cần cạnh tranh chút nào. "Tôi là bản thân tôi, bạn là bản thân bạn. Tôi không cần là bạn, bạn không cần là tôi." Hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng; nó không cần là hoa sen. Hoa sen không cần lo âu, lo nghĩ về việc trở thành hoa hồng.

Toàn thể tự nhiên ở sâu trong an bình bởi lẽ đơn giản cạnh tranh đã không đầu độc nó. Không có cạnh tranh chút nào. Cây tuyết tùng Li băng lớn nhất không có bản ngã về điều đó, rằng "Mình là lớn lơn kẻ khác." Ngay bụi hồng nhỏ cũng không có phức cảm tự ti rằng, "Mình sao nhỏ thế." Không cái gì của cao siêu, không cái gì của thấp kém, nhưng từng người đều duy nhất. Cái ngu xuẩn này đã đi vào ý thức con người - ý thức con người bị ước định cho nó.

Latifa, bạn hỏi tôi: Tham vọng là gì?

Nó là trạng thái sốt, nó là trạng thái điên khùng. Nó là trạng thái không lành mạnh.

Bạn nói: Sống không tham vọng dường như đáng sợ...

Tất nhiên, bởi vì bạn đã sống với tham vọng lâu thế rồi, nó đã trở thành chính phong cách sống của bạn. Bạn đã trở nên bị đồng nhất với nó; bạn không biết bất kì cách sống khác nào. Từ bỏ nó có nghĩa dường như bạn đang chết.

Và thực ra đó là điều phải được thực hiện bởi sannyasin: người đó phải chết đi theo nhiều cách trước khi người đó có thể được tái sinh. Và đây là điều phải có: rằng bạn phải chết đi như người tham vọng, bạn phải chết đi như tâm trí tham vọng một cách hoàn toàn, toàn bộ. Thậm chí không một dấu vết nào của tham vọng được còn lại trong bạn bởi vì cho dù một dấu vết nhỏ có đó, nó sẽ bắt đầu phát triển trở lại. Nó giống như rễ: nó sẽ lại mọc ra, lần nữa lá sẽ phát triển, lần nữa sẽ có tán lá. Nó phải bị vứt đi hoàn toàn khỏi bản thể của bạn.

Vâng, điều đó có cảm giác là khó, Latifa này, rất gian nan, gần như không thể nào được lúc ban đầu, bởi vì chúng ta không biết cách nào khác để sống.

Mọi người hỏi tôi, "Nếu chúng tôi vứt bỏ tính cạnh tranh, nếu chúng tôi vứt bỏ tính tham vọng, thế thì chúng tôi sẽ phát triển thế nào?" và cây đang phát triển và con vật đang phát triển, và toàn thể sự tồn tại đang di chuyển và phát triển - chỉ bạn không thể phát triển được nếu không có tham vọng...

Và với tính tham vọng cái gì đã xảy ra? Bạn có trưởng thành không? Cái gì đó sai đã phát triển trong bạn; cái gì đó như ung thư trong bản thể bạn đã phát triển. Vâng, ung thư đó sẽ không phát triển nữa. Nếu bạn vứt bỏ mọi tham vọng, thế thì một quá trình mới toàn bộ được tạo ra: trưởng thành tự nhiên của bạn tiếp quản. Thế thì bạn không cạnh tranh với người khác; bạn đơn giản tiến hoá từng khoảng khắc bên trong bản thân bạn, không so sánh. Nếu bạn đang chơi nhạc và nó là hay trong khoảnh khắc này, khoảnh khắc tiếp sẽ còn hay hơn, bởi vì từ khoảnh khắc này khoảnh khắc tiếp sẽ được sinh ra - nó sẽ tới từ đâu khác được? - khoảnh khắc tiếp bạn sẽ có âm nhạc sâu sắc hơn nảy sinh, và cứ thế, cứ thế. Bạn không cần cạnh tranh với các nhạc sĩ khác; thực ra, nếu bạn có tính cạnh tranh với nhạc sĩ khác, âm nhạc bên trong của bạn sẽ không bao giờ phát triển. Bạn có thể học nhiều thủ đoạn, chiến lược, kĩ thuật, cách để đánh bại họ, cách đi lên trước họ bằng phương tiện đúng hay sai - bởi vì tính cạnh tranh là mù quáng tới mức nó không bận tâm chút nào tới cái gì là đúng và cái gì là sai.

Tính cạnh tranh tin rằng bất kì cái gì thành công đều đúng và bất kì cái gì thất bại đều sai. Đó là tiêu chí duy nhất cho tâm trí tham vọng: mục đích làm cho phương tiện thành đúng. Với tâm trí không cạnh tranh không có vấn đề suy nghĩ về người khác; bạn đơn giản cứ phát triển cái riêng của bạn. Rễ của bạn đi sâu hơn vào trong Đạo, vào trong tự nhiên. Không phải là cây khác đã đạt tới sâu hơn cho nên bạn phải đạt tới - bạn đạt tới sâu hơn vì việc nuôi dưỡng riêng của bạn, bạn đạt tới sâu hơn vì sự giầu có riêng của bạn, bạn đạt tới sâu hơn vì các nhánh của bạn có thể lên cao hơn. Chỉ rễ càng đi sâu hơn, cành mới càng vươn lên cao hơn - nhưng điều đó không liên quan gì tới người khác; người khác được chấp nhận như họ vậy. Không ai chú ý gì tới người khác.

Latifa, đó là việc bắt đầu chắc chắn một cuộc sống mới từ chính lúc bắt đầu. Đó là lí do tại sao Christ nói: Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa ông sẽ không vào trong vương quốc Thượng đế của ta. Việc tái sinh là cần.

Cuộc thi vô địch được tổ chức để xem ai có chim to nhất thế giới. Rạp hát chật cứng người và những người đồng dục nam la hét kích động. Giám khảo ngồi ở ngay hàng đầu.

Đầu tiên một người Nga lên sân khấu. Anh ta lực lưỡng và tiếng vỗ tay rào rào. Giám khảo đo anh ta và lại có vỗ tay nhiều hơn.

Tiếp đó là một người da đen tiến lên sân khấu. Anh ta khổng lồ và tiếng vỗ tay ầm khắp rạp hát.

Thế rồi một người Italy và một người Nhật Bản tiến tới. Cả hai được đo và nhận được tung hô lâu.

Sự kích động của đám đông lên cao khi một người lùn đột nhiên xuất hiện trên sân khấu. Mọi người huýt sáo và la hét đòi anh ta xuống. Nhưng người lùn giơ một cánh tay lên không trung và yêu cầu im lặng. Thế rồi khi tất cả đã yên lặng, anh ta mở vạt cúc áo và lấy ra một con rùa, kêu to lên, "một phút nữa các cậu ... đây chỉ mới là cua!"

Câu hỏi thứ ba:

Osho ơi,

Thầy ngụ ý gì bởi "sống trong nguy hiểm"? Con người có phải bất cẩn cho tương lai không? Xin thầy giải thích điều đó.

Brahma Deo Bharti,

Sống trong nguy hiểm đơn giản nghĩa là không níu bám vào quá khứ, bởi vì quá khứ cho bạn một loại an ninh nào đó - bởi vì nó là quen thuộc, đã biết rõ. Có thể nó chỉ toàn khổ thôi, toàn phiền não, nhưng dầu vậy, vì nó được biết rồi và bạn đã sống qua nó đủ lâu, bạn đã quá quen với nó. Bạn biết cả lên lẫn xuống và bạn đã trở nên quen với nó. Thực ra, bạn đã trở nên được điều chỉnh theo nó; bây giờ không còn ngạc nhiên nữa trong nó. Nó cho bạn sự thoải mái nào đó, cảm giác ấm cúng. Nó có thể bẩn, nó có thể bị bao quanh như nhà tù, nhưng dầu vậy nó vẫn có cảm giác như nhà bạn vì bạn đã sống lâu thế trong nó. Ngay cả xà lim nhà tù cũng trở thành nhà của mọi người.

Tôi thường tới thăm các nhà tù, một trong các thống đốc của một trong các bang ở Ấn Độ là bạn tôi cho nên ông ấy cho phép tôi đi thăm mọi nhà tù trong bang đó. Tôi thường đi tới nhà các nhà tù. Tôi ngạc nhiên khi thấy rằng mọi người đã hoàn toàn hạnh phúc. Thực ra, họ đã bắt đầu trở nên lo nghĩ khi thời gian thả họ ra đang tới gần hơn bởi vì thế giới bên ngoài có vẻ lạ lẫm thế. Ai đó đã sống mười lăm năm trong tù; bây giờ trong mười lăm năm không lo nghĩ về thức ăn, chỗ ở, không có vấn đề về bất kì loại nào. Người đó đã được chăm nom; bây giờ người đó sẽ phải tìm việc làm, liệu người đó có tìm được việc làm hay không. Cái không biết là ở bên ngoài cổng. Một khi người đó ở bên ngoài cổng, người đó sẽ bị tống vào trong thế giới không biết. Mười lăm năm là một thời gian dài.

Tôi hỏi nhiều tù nhân rằng, "Tại sao anh cứ vào đi vào lại? Anh đã không học được bài học rằng anh không nên làm những điều như vậy lần nữa sao?"

Họ nói, "Thực ra, chúng tôi đã học được bài học rồi. Bên trong có nhiều an ninh thế và bên ngoài nhiều bất an thế - thất nghiệp, nghèo, đói và đủ mọi loại vấn đề. Và một khi ông đã bị ở tù rồi, vấn đề lại tăng lên thêm vì không ai muốn giữ kẻ trộm làm người hầu. Mọi người hỏi, 'Sao anh đã bị bắt vào tù?' Mọi người đòi hỏi, 'Đem giấy xác nhận lại đây, giấy xác nhân nhân cách.' Chúng tôi đào đâu ra giấy xác nhận nhân cách? Mười lăm năm chúng tôi đã ở tù! Chúng tôi có thể có giấy xác nhận nhân cách từ người coi tù rằng, 'Người này đã cư xử tốt, đã không làm gì sai,' nhưng điều đó sẽ là từ người coi tù và điều đó là đủ bằng chứng rằng không ai sẽ cho chúng tôi việc làm, không ai sẽ tin cậy chúng tôi. Cái không biết bao la đối diện, ở bên ngoài, cho nên điều duy nhất còn lại cho chúng tôi là lại làm cái gì đó để cho chúng tôi bị tống lại vào tù."

Toàn thể hệ thống trừng phạt của chúng ta là ngu xuẩn; nó là phản tâm lí hoàn toàn. Bất kì người nào vào tù một lần là nhất định sẽ còn quay lại lặp đi lặp lại mãi. Người đó tạo ra tình bạn ở đó, bạn của người đó có đó, phòng của người đó có đó, chỗ của người đó có đó. Ngay cả trong các tù nhân một cấp bậc nào đó nảy sinh: có những người quan trọng và có những người không quan trọng thế và có những người chỉ là không ai cả. Và đó là một thế giới gọn nhỏ. Có những anh hùng, người nói về điều "Người này đã giết bẩy người, và anh mới giết một người, mỗi một thôi sao? Và anh ba hoa nhiều thế sao? Và ai đó đã từng ăn cắp trong nhiều năm còn anh mới làm việc ăn cắp đầu tiên và bị bắt? Anh là loại kẻ cắp gì vậy?" Có những kẻ trộm bậc thầy; và mọi người bắt đầu học từ những người thông thái, và khi họ đi ra họ dùng tri thức của họ...

Khi tôi nói sống trong nguy hiểm, Brahma Deo Bharti này, tôi bao giờ cũng ngụ ý vẫn còn được chuẩn bị để đi vào trong cái không biết. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên chăm lo về tương lai, nhưng chăm lo tốt nhất mà bạn có thể làm về tương lai là: trước hết gạt bỏ quá khứ. Chính quá khứ không cho phép bạn chăm nom tới tương lai. Chính quá khứ cứ lặp lại bản thân nó một cách máy móc và bạn không thể cải tiến tương lai của bạn được. Nếu bạn vứt bỏ quá khứ, toàn thể tương lai của bạn sẽ khác toàn bộ và bạn sẽ bắt đầu trưởng thành. Đó là chăm sóc thứ nhất bạn nên làm.

Chăm sóc thứ hai có thể được làm là sống trong hiện tại một cách toàn bộ nhất có thể được, bởi vì chính là từ hiện tại mà tương lai phát triển ra. Và bạn không bao giờ bận tâm về hiện tại; bạn chỉ nghĩ tới tương lai. Bạn thường xuyên nghĩ về tương lai. Hoặc bạn nghĩ về quá khứ hoặc bạn nghĩ về tương lai, và cả hai đều ngu xuẩn. Sống trong hiện tại đi. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói sống một cách nguy hiểm.

Tôi đã bắt gặp một câu chuyện. Ai đó như bạn phải đã bịa ra nó vì không có tham chiếu về nó ở đâu cả - không theo nguồn Ki tô giáo không theo nguồn phi Ki tô giáo.

Hai người đàn bà đang kêu và khóc dưới cây thập tự của Jesus. Người này nói với người kia, "Tôi sẽ cho mọi thứ để có thể lấy chiếc đinh này ra khỏi tay của ông ấy!"

Sau vài phút, người kia đáp, "Vâng, tôi cũng thế! Tôi sẽ cho mọi thứ để cho ông ấy có khả năng rút chiếc đinh kia ra khỏi tay của ông ấy!"

Jesus nhìn xuống và lầm bầm với bản thân mình, "Chết tiệt! Hai mụ lẳng lơ này muốn mình rơi khỏi cây thập tự đây!"

Bạn thậm chí trở nên được điều chỉnh theo cây thập tự của bạn. Bạn thậm chí không muốn rơi khỏi cây thập tự của bạn. Ngay cả cây thập tự cũng trở thành ấm cúng, thoải mái - nó là cây thập tự của bạn. Bạn bắt đầu tôn thờ nó, bạn bắt đầu ba hoa về nó.

Quan sát mọi người, lắng nghe những câu chuyện của họ. Tất cả họ đều ba hoa về khổ của họ. Họ cứ khuếch đại khổ của họ lên, phóng đại khổ của họ, cứ dường như họ không được thoả mãn với những khổ nhỏ mà họ đang chịu đựng; họ muốn khổ lớn hơn. Họ đã trở nên được điều chỉnh theo cây thập tự của họ.

Tôi bảo bạn: Bỏ cây thập tự của bạn lại đằng sau đi. Jesus nói: vác cây thập tự của ông trên vai ông. Tôi nói vứt nó đi, sao vác nó? Quên tất cả về nó đi! Và làm sao bạn có thể nhảy múa nếu bạn vác cây thập tự trên vai bạn? Không có gì đáng ngạc nhiên là người Ki tô giáo nói Jesus chưa bao giờ cười. Làm sao bạn có thể cười được khi bạn đang vác cây thập tự trên vai bạn? Bạn chỉ có thể khóc, bạn không thể cười.

Khi tôi nói sống một cách nguy hiểm, tôi nói đừng trở nên bị điều chỉnh theo cái đã chết, vì nếu bạn trở nên bị điều chỉnh theo cái đã chết bạn sẽ chết. Vẫn còn sống động, chuyển động, tuôn chảy, đi vào trong cái không biết mọi khoảnh khắc, đối diện với cái không biết dù nó đem tới bất kì cái gì. Không có cách khác để trưởng thành, và cho dù thỉnh thoáng nó là đau đớn - và nó thỉnh thoảng là đau đớn đấy, thỉnh thoảng nó là nhọc nhằn, thỉnh thoảng nó rất nhọc nhằn - nhưng từ nỗi đau này mà cực lạc lớn lao được sinh ra. Đó là cái giá chúng ta trả cho cực lạc.

Câu hỏi thứ tư:

Osho ơi, sau bài nói hôm qua một đôi với tên "ma" tới tôi và hỏi liệu chúng tôi có đi cùng nhau và kể chuyện đùa được không. Tôi phải nói không, rằng tôi chỉ đùa với một người và rằng tôi không đùa quanh. Phải làm gì?

Premgeet,

Đó là việc dùng hay của từ "chuyện đùa"; nó nhắc tôi về một chuyện đùa.

Một thanh niên đang lái xe cùng cô bạn gái trên con đường đơn độc thì một bánh xe bị thủng. Cho nên họ nâng và nâng và nâng - và thế rồi đi ra để đổi bánh xe.

Bạn đang dùng "chuyện đùa" theo cùng nghĩa như "họ nâng và nâng và nâng"... bên trong xe! Điều hay là tìm ra nghĩa mới cho những từ cũ, nhưng bạn dường như hơi chút lạc mốt rồi.

Nếu bạn đùa với một người, bạn sẽ đùa được bao lâu? Bạn sẽ phát chán. Và nghĩ về người kia nữa: anh ta cũng sẽ phát chán, hay cô ta sẽ phát chán. Chút ít kết quả của đùa quanh sẽ không có đâu! Nó giữ cho nước chảy. Và đùa không phải là chuyện một chiều. Khi bạn đùa với ai đó, ai đó đùa với bạn; bạn không thể cứ đùa một mình được. Hay bạn nghĩ bạn có thể làm điều đó được? - rằng bạn đơn giản nằm ra và "mình sẽ đùa một mình." Bạn sẽ trông rất đần độn. Người kia cũng phải đùa chứ. Cho nên lắng nghe chuyện đùa cũ của nhau đi... tốt hơn cả là đùa quanh một chút để cho bạn sẽ học được vài chuyện đùa mới! Thế rồi đi tới người cũ và đùa theo cách mới, và cô ấy sẽ được xúc động! Và đến lúc đó cô ấy phải đã đùa ở đâu đó khác, cho nên cô ấy sẽ đem tới chuyện đùa mới nào đó. Và nhớ, từng người đùa theo cách riêng của người đó.

Đừng lạc mốt thế - và không ở trong công xã của tôi!

Đó là vào kì lễ Phục sinh và chú gà trống tò mò, nghe tất cả mọi người nói về quả trứng Phục sinh.

Khi ngày đó tới nó bước vào trong nhà để ngó nhìn quả trứng nổi tiếng. Choáng váng, nó thấy trứng lam, trứng vàng, trứng lục và trứng đỏ.

Không dừng nghĩ, nó trở ra ngoài và đá liên hồi con công!

Bây giờ đừng là cái loại gà trống truyền thống đó! Điều tốt là có mọi loại trứng, mọi mầu sắc, đa mầu. Thế thì cuộc sống giống như cầu vồng hơn. Bằng không nó trở thành kéo lê và đờ đẫn.

Và đùa với một người đã tạo ra đơn điệu - mọi người gọi nó là "một vợ một chồng". Và thế thì dần dần, dần dần họ dừng chuyện đùa vì phỏng có ích gì? - cùng chuyện đùa lặp đi lặp lại mãi... Và đàn bà là rất nhạy cảm; khoảnh khắc bạn muốn đùa với họ, họ nói họ đau đầu, hay con đang mọc răng và cả ngày họ đã mệt rồi, hay bếp còn bỏ đó, hay người phục vụ còn chưa quay lên, hay không có điện trong nhà cả ngày. Có cả nghìn lẻ một vấn đề. Đơn giản đàn bà nói, "Xin đủ rồi, không thêm những chuyện đùa đó. Quá đủ rồi!" Cô ấy biết bạn, rằng bạn sẽ lại đùa theo cùng chuyện đùa cũ.

Một người lạ bước vào trong quán rượu địa phương. Người đứng quầy đón chào anh ta và nói, "A, chào ông, một cốc bia chứ? Hay ông thích uýt ki hơn? Ông là khách của tôi - đây là nhà."

"Không, cám ơn ông," người lạ đáp. "Tôi không uống rượu. Tôi thử nó một lần và nó làm cho tôi cảm thấy chóng mặt."

"Vậy thế thì tôi chắc ông sẽ thích xì gà ngon nhất của tôi," người đứng quầy vui vẻ nói, đưa ra cho ông ta một chiếc xì gà.

"Không, cám ơn ông. Tôi không hút thuốc. Tôi đã thử nó một lần và nó làm cho tôi cảm thấy ốm."

Người đứng quầy, vẫn mỉm cười, tiếp tục, "Vâng, vậy lại đây, chúng ta chơi bài!"

"Không, cám ơn ông. Tôi không chơi bài. Tôi đã thử nó một lần và mất tiền," là lời đáp khô khan của người lạ.

Và lúc này một thanh niên bước vào trong quán và ngồi cạnh người lạ. Người lạ quay sang người đứng quầy và nói, "Tôi có thể giới thiệu với ông con tôi chứ?"

"Xin chào," người đứng quầy nói, "tôi giả định anh là đứa con duy nhất của ông ấy, đúng không?"

Trở nên đương đại hơn chút ít đi, Premgeet. Bạn đang sống ít nhất hai nghìn năm sau rồi. Và đừng nghĩ đây là cách bạn sẽ vào thiên đường - trong khi đó thiên đường đã hoàn toàn thay đổi rồi; nó hoàn toàn hiện đại. Bạn sẽ trông như kẻ ngu ở đó, bạn sẽ trông lỗi thời thế. Bạn sẽ không khớp đâu. Nếu bạn không thể khớp được ở đây với công xã của tôi, điều đơn giản là đại diện cho thiên đường trên trái đất... Chúng ta đang thử diễn tập cho thiên đường đấy!

Bốn người đàn bà tới thiên đường; ba người trong số họ là người Anh và một người là người Italy. Thánh Peter hỏi người thứ nhất, "Cô có là người đàn bà chân thật không?"

"Ồ có chứ, thưa ông," cô ấy đáp. "Tôi đã từng chân thực cả đời tôi."

Thế là thánh Peter bảo với một thiên thần, "Đem cô này vào phòng hồng!"

Cùng điều này xảy ra cho hai người đàn bà kia: họ cả hai đều được đưa vào phòng hồng.

Thế rồi thánh Peter hỏi người đàn bà Italy, "Còn cô, cô có chân thực không?"

"Tôi chưa bao giờ làm-a hại-a bất kì ai, Peter ơi!" cô ấy đáp. "Tôi có thể-a nói tôi là-a người chân thực. Tôi yêu tình yêu, tôi yêu tình yêu hơn bất kì cái gì-a khác!"

Thánh Peter nói với thiên thần, "Đem cô này vào phòng ta!"

Xem Tiếp Chương 5Quay Về Mục Lục Tập 2

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post