Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo Nguyên Thiền Sư (Dogel)
Tìm Kiếm Và Hoàn Thành – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 4. Lặn Sâu Chút Ít
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo Nguyên Thiền Sư (Dogel) - Tìm Kiếm Và Hoàn Thành' ê
Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,
Đạo Nguyên nói:
Trong công phu trí huệ tối thượng, điều khó nhất là gặp các thầy
lỗi lạc. Dù là đàn ông hay đàn bà họ phải là những người đã hiểu ra điều gì đó
không thể mô tả nổi... Đây là việc hiểu ra điều tinh tuý của Đạo. Do đó, họ dẫn
dắt và làm lợi cho người khác, không gạt sang bên nhân quả hay không tạo phân
biệt giữa cái ta và người khác.
Khi chúng ta đã gặp thầy, chúng ta phải công phu Đạo, tách rời
khỏi các mối quan hệ trần gian và sự miễn cưỡng thời gian rỗi, ngay cả trong
suy nghĩ, vô suy nghĩ và suy nghĩ trung lập. Do đó, chúng ta nên tự huấn luyện
mình một cách chân thật dường như chúng ta đang cứu đầu mình khỏi lửa cháy. Một
Thiền sư đã vứt bỏ thân thể và tâm trí mình thì không khác hơn bản thân chúng
ta.
Bằng sự chân thành và lòng thương cảm điều không tránh khỏi là
chúng ta hiểu ra và nhận lấy điều tinh tuý trong luật của thầy. Những phẩm hạnh
này không tới từ bên ngoài cũng không tới từ bên trong, mà tới từ việc gắn tầm
quan trọng vào luật nhiều hơn vào thân thể chúng ta, hay từ việc từ bỏ thế giới
và đi vào Đạo. Nếu chúng ta gắn thêm chút ít tầm quan trọng vào thân thể mình
hơn vào luật, thì chúng ta sẽ không có khả năng hiểu và nhận ra Đạo... Khi ai
đó đã nhận ra luật lớn và điều tinh tuý của chư phật và các tổ, chúng ta phục vụ
người đó, chúng ta phủ phục tôn kính...
Thích ca mâu ni Phật đã nói: "Khi các ông gặp thầy, người
biểu lộ trí huệ tối thượng, đừng nhìn việc sinh của thầy, nhìn vào dáng vẻ của
thầy, đừng không thích những lầm lỗi của thầy hay lo nghĩ về hành vi của thầy.
Thay vì thế, từ sự kính trọng trí huệ vĩ đại của thầy, đối xử với thầy bằng mọi
tiền bạc hay những bữa ăn tuyệt vời và hoa, hay phủ phục mình tôn kính trước thầy
ba lần mỗi ngày, không gây điều gì lo nghĩ cho thầy; và các ông chắc chắn sẽ
tìm thấy trí huệ tối thượng."
Đạo Nguyên tiếp tục,.. cả đàn ông và đàn bà đều có thể hiểu được
Đạo. Trong mọi trường hợp, việc hiểu ra Đạo phải được kính trọng, bất kể tới giới
tính. Đây là qui tắc cực kì tuyệt vời trong Đạo... ngay cả một bé gái nhỏ bảy
tuổi cũng có thể trở thành thầy của bốn lớp phật tử... nếu cô bé công phu và hiểu
ra luật... Chúng ta nên cung kính cúng dường cho cô bé cũng như cho chư phật.
Đây là cách thức truyền thống trong Phật giáo. Ta cảm thấy tiếc
cho những người tự cá nhân mình chưa bao giờ biết hay nhận được nó.
Maneesha, đó là một
trong những vấn để cổ đại nhất - làm sao nhận ra thầy? Bởi vì không có thầy thì
gần như không có đường nào cả. Tôi nói gần như, bởi vì có lẽ một người trong cả
triệu người có thể đạt tới chân lí mà không cần thầy. Nhưng điều đó chỉ ngẫu
nhiên, nó không thể được làm thành qui tắc, nó chỉ là ngoại lệ đơn giản chứng
minh cho qui tắc này.
Và mối bận tâm lớn về
thầy là để giải thích cho mọi người cách thức nhận ra thầy, bởi vì thầy là Đạo.
Chừng nào bạn còn chưa thấy ai đó tự hiểu được mình, thì bạn sẽ không tin vào
mình rằng bạn có thể cũng hiểu được. Một khi bạn đã thấy phật, người chứng ngộ,
ngọn lửa khác thường bỗng nhiên bắt đầu cháy bùng trong bạn, "Nếu cái đẹp
này, duyên dáng này, trí huệ này, phúc lạc này có thể xảy ra cho bất kì người
nào, thế thì sao nó không xảy ra cho mình?"
Khi có liên quan tới
con người, chúng ta có cùng hạt mầm và cùng tiềm năng. Nhưng hạt mầm có thể vẫn
còn là hạt mầm và có thể chẳng bao giờ trở thành hoa, mặc dầu mọi khả năng đều
có sẵn. Nhưng thay vì biến mất vào trong đất, hạt mầm có thể vẫn còn an toàn, ẩn
trong hang đá, cứ nghĩ rằng bên ngoài mưa quá nhiều, cứ lo lắng rằng bên ngoài
quá nắng, sợ cái không biết. Nó cảm thấy ấm cúng ở chỗ im lặng gần gũi trong
hang, nhưng tại đó nó không thể nào trưởng thành được, tại đó nó đơn giản bị mục
ruỗng đi. Tại đó nó đơn giản sẽ vẫn còn là cái gì đó... nó có thể là sự hiển lộ
đẹp, nó đơn giản vẫn còn chưa được hiển lộ, bài ca chưa được hát lên, bài thơ
chưa được viết ra, cuộc sống chưa được sống qua.
Điều rất bản chất là
tìm ra một người có thể gợi trong bạn thách thức để đạt tới những chiều cao của
mình. Thầy không là gì ngoài thách thức - nếu điều đó đã xảy ra cho tôi, nó có
thể xảy ra cho bạn. Và thầy đích thực - có biết bao nhiêu thầy giáo đề xuất ra
các học thuyết, đức tin, triết học - thầy đích thực không bận tâm tới lời;
không bận tâm tới các đức tin, vô thần hay hữu thần; không bận tâm ngay cả tới
Thượng đế, hay thiên đường và địa ngục. Thầy đích thực bận tâm tới mỗi một điều
- khích bạn để thấy tiềm năng của bạn, để nhìn vào bên trong. Sự hiện diện của
thầy làm cho bạn im lặng, lời của thầy làm sâu sắc thêm cho im lặng của bạn,
chính con người thầy dần bắt đầu làm tan chảy cái giả tạo của bạn, mặt nạ của bạn,
cá tính của bạn.
Cái gì là vấn đề của hạt
mầm? Nó cũng là vấn đề của bạn nữa đấy. Vấn đề của hạt mầm là ở chỗ lớp vỏ mang
tính bảo vệ. Nếu mất lớp vỏ nó trở nên mong manh. Hạt mầm hoàn toàn hạnh phúc
khi được che chở, nhưng nó không biết rằng còn có nhiều bầu trời bên ngoài các
bầu trời đã biết để được khám phá, rằng chừng nào nó còn chưa sang cõi bên kia
thì nó vẫn chưa sống; bởi vì nó không biết thế giới các vì sao, và nó đã không
sống như bông hoa nhảy múa trong mưa và trong nắng và trong gió, nó đã không
nghe thấy âm nhạc của sự tồn tại. Nó vẫn còn đóng trong sự an toàn và an ninh của
nó.
Và đích xác cũng cùng vấn
đề đó với con người. Mọi người đều là bồ tát. Từ 'bồ tát' - 'bodhisattva' nghĩa
là mang tinh tuý của phật. Khoảng cách giữa bồ tát và phật là khoảng cách giữa
hạt mầm và hoa. Nó không nhiều mấy, chỉ cần lấy chút ít dũng cảm để bắc cầu qua
khoảng cách này.
Nhưng ẩn trong bóng tối
của hang, ai sẽ cho bạn dũng cảm? Ai sẽ kéo bạn ra khỏi chỗ an ninh? Chức năng
của thầy là để cho bạn mùi vị của bất an, để cho bạn mùi vị của tính mở. Và một
khi bạn biết tính mở đó, bất an đó... Chúng là chất liệu cơ sở của tự do, không
có chúng bạn không thể giang đôi cánh và bay vào bầu trời vô hạn.
Điều tuyệt đối bản chất
là tránh xa các thầy giáo, họ là các thầy giả. Điều đó là rất khó, bởi vì họ
nói cùng ngôn ngữ. Cho nên bạn phải không nghe các lời, bạn phải nghe trái tim;
bạn phải không nghe các học thuyết của họ, logic và biện luận của họ, bạn phải
nghe duyên dáng của họ, cái đẹp của họ, đôi mắt của họ; bạn phải nghe và cảm thấy
hào quang bao quanh thầy. Cũng giống như làn gió mát, nó chạm vào bạn. Một khi
bạn đã tìm thấy thầy, bạn đã tìm thấy chìa khoá để mở kho báu các tiềm năng của
bạn.
Đạo Nguyên đang nói về
vấn đề cổ đại và vĩnh hằng này. Đạo Nguyên nói:
Trong công phu trí huệ
tối thượng, điều khó nhất là gặp các thầy lỗi lạc.
Điều đó khó, và nếu nó
khó vào thời của Đạo Nguyên thì nó lại còn trở nên khó hơn vào thời nay. Thế giới
đã trở nên trần tục hơn, giáo dục đã trở thành phi tôn giáo, khoa học vượt trội
- và khoa học không tin vào sáng suốt của con người bạn. Toàn bộ nền văn hoá của
chúng ta lần đầu tiên trong lịch sử tuyệt đối mang tính vật chất. Chẳng thành vấn
đề liệu bạn ở phương Đông hay phương Tây, cùng hình mẫu giáo dục đó đã lan tràn
khắp nơi trên hoàn cầu.
Mặc dầu bạn có thể theo
truyền thống, một cách chính thức - như việc tuân thủ xã hội - đi tới đền chùa,
tới nhà thờ Mô ha mét giáo, từ sâu bên dưới bạn vẫn chẳng có sự tin cậy nào, từ
sâu bên dưới chỉ có hoài nghi. Sâu bên dưới bạn đang đi vào đền chùa không phải
bởi vì bất kì hiểu biết nào, không phải bởi vì bạn phải bày tỏ lòng biết ơn của
mình với Thượng đế. Bạn đi tới đó vì sợ hãi của xã hội mà bạn đang sống trong -
bạn không muốn là người bị xã hội ruồng bỏ. Điều đó đơn giản là sự tuân thủ xã
hội mà thôi.
Điều đó đã trở nên rất
rõ ràng vào năm 1917 khi Liên Xô trải qua cuộc cách mạng. Trước cách mạng nước
Nga là một trong những nước chính thống nhất trên thế giới. Đủ mọi loại mê tín
được người ta tin, có nhiều thánh nhân, một hệ thống phân cấp lớn trong nhà thờ.
Nó tuyệt đối độc lập với Vatican, nó có nhà thờ riêng của nó. Nhưng sau cách mạng,
chỉ trong vòng năm năm, tất cả mọi niềm tin đó, được vun đắp hàng thế kỉ, đã biến
mất. Chẳng ai bận tâm thêm về Thượng đế.
Điều đó không có nghĩa
là mọi người đã hiểu rằng không có Thượng đế. Điều đó đơn giản nghĩa là xã hội
đã thay đổi và bạn phải thay đổi cùng xã hội - tuân thủ xã hội khác. Tôi không
tin vào những người vô thần Nga, cũng như tôi không tin vào bất kì người hữu thần
nào, Hindu, Ki tô giáo hay Mô ha mét giáo; bởi lí do đơn giản là tôn giáo của họ
không phải là kinh nghiệm riêng của họ, không phải là chuyện tình riêng của họ,
nó chỉ là sự tuân thủ để vẫn còn được kính trọng trong đám đông.
Tôn giáo của bạn là gì
ngoại trừ sự tuân thủ?
Bằng việc tuân thủ
không ai đã tạo ra tôn giáo. Ngày nay điều đó đã trở thành gần như sự tuân thủ
phổ dụng, bởi vì khoa học thống trị tâm trí, logic thịnh hành trong suy nghĩ của
chúng ta, logic phủ nhận mọi thứ gì phi lí, khoa học phủ nhận mọi cái vĩnh hằng.
Hiển nhiên việc tìm ra thầy đích thực đã trở thành ngày một khó. Ngay cả việc
tìm ra thầy giáo cũng đã khó bởi vì điều đó nữa đã trở thành lạc hậu. Thầy giáo
sẽ nói về Upanishads, sẽ nói về Kinh Thánh, sẽ nói về Torah, sẽ nói về Koran -
toàn những thứ lạc hậu.
Bạn có cho rằng báo chí
hai mươi thế kỉ sau sẽ có ý nghĩa gì không? Chỉ trong một ngày ý nghĩa của nó
đã chấm hết rồi. Buổi sáng bạn còn chờ đợi báo chí tò mò thế, đến tối nó đã bị
vứt đi rồi. Nó đã phục vụ cho chủ định của nó: sự tò mò biết điều gì đang xảy
ra xung quanh, chỉ là cách nói chuyện tầm phào mới và nhiều kĩ thuật hơn.
Bây giờ không thể nào
tiếp tục kiểu nói chuyện tầm phào nữa bởi vì mọi người đều sống xa nhau. Báo
chí, đài và ti vi là các dạng nói chuyện tầm phào mới. Chúng loan đi đủ mọi thứ
vô nghĩa và ngu xuẩn cho mọi người. Đây thường là công việc của các tu sĩ, của
thầy giáo.
Ngay cả trong quá khứ,
như Đạo Nguyên nói, rất khó gặp các thầy lỗi lạc. Nhưng họ chưa bao giờ dừng hiện
hữu cả. Ngay cả ngày nay điều đó vẫn là có thể, mặc dầu việc tìm ra thầy đã trở
thành khó khăn hơn. Bởi vì toàn thế giới và bầu khí hậu của nó, tâm trí của nó,
đã ngoảnh mặt đi với việc tìm kiếm bên trong. Người đi vào việc tìm kiếm bên
trong ngày nay thường đi một mình, không có sự hỗ trợ gì từ xã hội. Thực ra xã
hội tạo ra đủ mọi loại vấn đề cho người đi vào tìm kiếm bản thân mình.
Mọi người đơn giản cười,
"Đừng ngu xuẩn. Kiếm tiền đi. Kiếm đàn bà đẹp đi. Kiếm việc trở thành người
giầu nhất trên thế giới. Kiếm việc là thủ tướng của đất nước. Anh định đi đâu
và anh sẽ làm gì cho dù anh có tìm thấy bản thân anh? Anh đơn giản sẽ bị mắc kẹt.
Một khi anh đã tìm thấy bản thân mình rồi thì anh định làm gì? Anh không thể ăn
nó được. Nó chỉ là đồ vô dụng." Toàn thể nỗ lực của hàng thế kỉ bỗng nhiên
đã trở thành hoàn toàn vô dụng, bởi vì ít người thế dám bước qua lằn ranh, biên
giới mà xã hội tạo ra quanh bạn.
Vài người này đã tìm thấy
chính cội nguồn của cuộc sống, họ đã tìm thấy rằng chúng ta không được sinh ra
bằng việc sinh của mình, và chúng ta sẽ không chết đi với cái chết của mình.
Không sinh không chết... điều bản chất của chúng ta là vĩnh hằng, vô thuỷ, vô
chung. Sinh và chết đã xảy ra cả nghìn lẻ một lần, chúng chỉ là chương hồi, những
điều rất nhỏ bé nếu so với cái vĩnh hằng của chúng ta.
Bất kì khi nào bất kì
ai tìm thấy cái vĩnh hằng này, nó bắt đầu biến đổi người đó. Người đó trở thành
một người mới theo nghĩa là cái nhìn của người đó rõ ràng. Người đó không thuộc
vào đám đông nào nữa, người đó không thể là người Ki tô giáo hay người Hindu
giáo hay người Mô ha mét giáo; bởi vì người đó biết từ cốt lõi bên trong nhất của
mình rằng tất cả chúng ta đều là một phần của sự tồn tại. Tất cả mọi phân chia
đều ngu xuẩn. Làm sao một người đã nhận ra bản thân mình lại có thể thuộc vào
đám đông được, lại có thể là thành viên của đám đông được? Người đó trở thành đỉnh
cao của tâm thức, đứng một mình như đỉnh Everest. Người đó là đủ với chính
mình, và tìm ra người đó chắc chắn là khó, nhưng không phải là không thể được.
Bạn có thể làm điều đó thành không thể được nếu bạn đi vào cuộc tìm kiếm của
mình với định kiến nào đó, với tiêu chuẩn nào đó đã được tâm trí bạn quyết định.
Chẳng hạn, một người
Jaina, cho dù người đó có bắt gặp phật, sẽ không có khả năng thấy phật. Mắt người
đó bị che phủ bằng cái gọi là Jaina giáo. Người đó có thể tôn kính chỉ người
như Mahavira, đó là tiêu chuẩn của người đó. Và rắc rối là, mọi linh hồn đã chứng
ngộ đều duy nhất đến mức bạn không thể làm ra tiêu chuẩn nào được cả. Bạn sẽ phải
tinh tế hơn, thông minh hơn. Người Jaina không thể chấp nhận được Phật là người
đã chứng ngộ bởi vì ông ấy vẫn còn mặc quần áo. Ý tưởng của người đó về chứng
ngộ là ở chỗ người ta từ bỏ mọi thứ, ngay cả quần áo; người ta đứng trần trụi.
Nhưng xin nhớ, ngay cả
nghệ sĩ cũng có thể đứng trần trụi, đừng làm điều đó thành tiêu chuẩn. Mahavira
là duy nhất - ông ấy thích trần trụi, trong không khí, dưới bầu trời và các vì
sao. Điều đó là đẹp nhưng điều đó không phải là tiêu chuẩn. Phật Gautam ăn một
lần mỗi ngày. Bây giờ điều đó không phải là tiêu chuẩn, rằng nếu ai đó ăn hai lần
một ngày thì người này không thể được hiểu là phật. Nhưng ngay cả những cái gọi
là người thông minh và cái gọi là người tôn giáo của chúng ta như Mahatma
Gandhi cũng làm ra những tiêu chuẩn ngu xuẩn như vậy.
Theo ông ấy con người của
nhận biết không thể uống trà. Tất cả các thầy Phật giáo đều đã uống trà, nó đã
là phát minh của họ. Chính Bồ đề đạt ma đã phát hiện ra trà. Cái tên 'trà' bắt
nguồn từ dãy núi Tha ở Trung Quốc, nơi Bồ đề đạt ma thiền. Và cái tên này đã
còn lại như vậy trong các ngôn ngữ khác... chỉ hơi chút thay đổi. Trong tiếng
Hindi nó là chai, trong tiếng Marathi nó là cha, trong tiếng Trung Quốc nó là
tha, trong tiếng Anh nó trở thành tea. Nhưng cả nghìn thầy chưa bao giờ phủ nhận
trà là cái gì đó không tâm linh.
Ngược lại, Thiền có
trong các thiền viện của mình một nhà trà đặc biệt, và khi họ đi uống trà điều
đó được gọi là lễ trà. Họ đã biến đổi hành động uống trà đơn giản thành việc
thiền đẹp. Bạn phải cởi giầy để ở bên ngoài khi bạn bước vào trong nhà trà. Và
có thầy đứng ra làm chủ buổi lễ. Rồi mọi người ngồi xuống trong im lặng của thiền
viện, trà được pha trên ấm và mọi người lắng nghe tiếng reo của nước sôi trong ấm
trà. Điều đó trở thành thiền. Quan sát là thiền, cái bạn quan sát không thành vấn
đề.
Thế rồi thầy với vẻ nho
nhã thanh cao đem trà tới cho mọi người; rót trà ra với nhận biết vô cùng, với
ý thức, cẩn thận, kính trọng, và mọi người đón nhận chén trà cứ dường như đang
đón nhận điều gì đó thiêng liêng. Trong việc nhấm nháp im lặng chén trà đó...
và cái việc rất bình thường này đã trở thành kinh nghiệm tâm linh. Không ai có
thể nói trong nhà trà, im lặng là qui tắc. Khi bạn đặt chén trà vào đĩa trà bạn
cũng cúi mình với lòng biết ơn sự tồn tại. Trà chỉ là biểu tượng.
Nhưng trong trang trại
của Mahatma Gandhi bạn không thể uống trà được, bạn không thể đi vào tình yêu với
người đàn bà. Mọi ngày bạn phải ăn cùng với bữa ăn của mình lá cây neem, là loại
lá đắng nhất trên thế giới, chỉ để diệt đi vị giác của bạn; bởi vì các kinh
sách nói rằng vô vị là tiêu chuẩn cho tính tâm linh. Nó có thể là tiêu chuẩn
cho sự ngu xuẩn, nó không thể là tiêu chuẩn cho tính tâm linh được; bằng không
thì mọi con trâu đều mang tính tâm linh tuốt.
Bạn đã quan sát trâu
chưa? Chúng bao giờ cũng nhai cùng loại cỏ, chẳng biểu lộ theo bất kì cách nào
liệu chúng đang hạnh phúc hay bất hạnh, cứ bằng lòng và cách biệt thế. Và cả
ngày nó liên tục, nhai và nhai. Món đó không thể rất ngon được. Bạn có thể thử,
thỉnh thoảng cũng hay mà thử cái các loài khác trên khắp thế giới đang ăn.
Nhưng tôi sẽ không nói rằng vô vị giác có liên quan gì tới tôn giáo. Ngược lại,
bạn càng trở nên mang tính thiền, vị giác của bạn càng trở nên sâu sắc hơn. Mọi
giác quan đều trở nên cảm nhận hơn, bạn nghe rõ hơn, bạn thấy rõ hơn, cái chạm
của bạn bắt đầu trở nên nồng ấm hơn.
Cứ chạm vào tay vài người
và bạn sẽ thấy sự khác biệt. Tay một số người ấm. Tay ấm chỉ ra rằng họ sẵn
sàng cho, chia sẻ; hơi ấm là năng lượng của họ đi tới bạn, nó thực sự là biểu
tượng tình yêu. Nhưng cầm tay một số người lại giống như cần cành cây khô, chẳng
cái gì chuyển động trong tay họ cả. Nhưng những người này trong quá khứ đã được
gọi là tâm linh. Bạn càng chết thì bạn càng tâm linh. Đừng ăn chỉ vì vị giác!
Bạn không thể tin được
rằng kinh sách Phật giáo có ba mươi ba nghìn qui tắc cho người tâm linh. Ít nhất
tôi cũng không thể trở thành tâm linh được, chỉ bởi vì tôi không thể đếm được
những qui tắc đó. Tôi không thể nhớ được chúng mấy - ba mươi ba nghìn qui tắc!
Bất kì khi nào tôi đếm, tôi đếm trên đầu ngón tay và sau ngón tay thứ ba tôi
bao giờ cũng bị lẫn. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không thể mang tính
tâm linh, số học chẳng liên quan gì tới tâm linh cả. Và những qui tắc đó là gì?
Một ví dụ tôi sẽ nêu
cho bạn. Một sư trẻ sắp đi quảng bá lời Phật cho quần chúng. Trước khi ra đi
anh ta tới chạm chân Phật và hỏi ông ấy liệu ông ấy có điều gì cần nói với anh
ta không, bởi vì anh ta sẽ không thể gặp lại ông ấy chừng nào mùa mưa thứ hai
chưa tới.
Phật nói, "Có, ta
có vài hướng dẫn cho ông. Một điều là, đừng bao giờ nhìn quá một mét phía trước
ông."
Người này nói,
"Nhưng sao vậy?"
Phật nói, "Thế là
để tránh đàn bà. Và nhiều nhất ông có thể nhìn thấy bàn chân họ. Thế rồi đi tiếp,
đừng nhìn vào mặt họ. Cứ dán mắt vào đất ấy."
Bây giờ một người như
thế thì chẳng thể nào thấy được sao, một người như thế chẳng thể nào thấy được
mặt trời lặn hay mặt trời mọc, một người như thế hoàn toàn bị cắt rời khỏi sự tồn
tại, cảm giác của người đó đã bị giết chết. Người đó có mắt nhưng người đó gần
như mù - mắt chỉ có thể thấy được một mét phía trước. Khả năng vô biên của người
đó bị thu lại chỉ có một mét thôi.
Sư trẻ hỏi, "Nếu
thỉnh thoảng tôi quên mất, hay nếu có tình huống đặc biệt mà tôi phải nhìn đàn
bà, thì tôi phải làm gì?"
Phật nói, "Phải nhắm
mắt lại. Ta đặc biệt quan ngại, bởi vì một khi ông đã thấy đàn bà đẹp thì ông
có thể nhắm mắt nhưng ông không thể quên được khuôn mặt đó." Thực ra với mắt
nhắm cô ấy trở thành đẹp hơn.
Nếu như tôi mà ở vào chỗ
của Phật Gautam tôi sẽ cho mọi người kính lúp! Mang nó đi! Bất kì khi nào bạn bắt
gặp người đàn bà đẹp, nhìn và rồi mắt cô ấy sẽ trông giống như quỉ; mũi cô ấy sẽ
to đến mức không người Do Thái nào đọ nổi. Nhưng đây không phải là tâm linh,
mang chiếc kính lúp...
Hạn chế của ông ấy chẳng
là gì ngoài sự kìm nén, và người kìm nén không bao giờ có thể đi vào trong con
người riêng của mình được. Những cảm giác và ý nghĩ bị kìm nén trở thành cái vỏ
cứng phân chia người đó với bản thân mình, với cội nguồn riêng của mình. Chỉ
người không kìm nén, vô suy nghĩ, im lặng mới có thể phá bỏ mọi rào chắn và đạt
tới cội nguồn sống của mình. Và khoảnh khắc bạn đạt tới cội nguồn sống của
mình... bạn không phải làm gì cả, điều đó làm ra phép màu. Nó bắt đầu thay đổi
thái độ của bạn, cách tiếp cận của bạn, nó bắt đầu thay đổi mọi thứ mà bạn đã
biết về bản thân mình. Nó đem tới cho bạn tính tồn tại mới.
Tìm ra thầy là dễ nếu bạn sẵn có không chỉ cho lời, mà cho im lặng nữa; không chỉ cho lời bởi vì chân lí chưa bao giờ tới qua lời cả, nhưng lại tới ở giữa các lời, giữa các dòng, trong chỗ im lặng. Nếu bạn tìm kiếm thầy thì đừng mang tiêu chuẩn nào, đừng mang định kiến nào. Tuyệt đối sẵn có, để cho khi bạn bắt gặp thầy, bạn có thể cảm thấy năng lượng của thầy. Thầy mang toàn thể thế giới năng lượng quanh mình. Kinh nghiệm riêng của thầy toả ra khắp xung quanh thầy. Nếu bạn cởi mở và không sợ sệt việc kinh nghiệm điều mới, việc nếm trải cái gì đó nguyên bản, thì tìm ra thầy không phải là rất khó. Cái khó có đó, là ở phần bạn.
Nhưng phát biểu của Đạo
Nguyên là phải: ... Điều khó nhất là gặp các thầy lỗi lạc. Dù là đàn ông hay
đàn bà họ phải là những người đã hiểu ra điều gì đó không thể mô tả nổi.
Đó là điều làm cho họ
thành thầy: nếu họ biết cái gì đó mà không thể mô tả được, nếu họ có kinh nghiệm
nào đó mà không thể giải thích được. Thầy là điều bí ẩn. Thầy biết nó nhưng thầy
không thể nói nó được. Thầy có thể chia sẻ nó nếu bạn sẵn sàng. Thầy có thể mời
bạn vào chính con người riêng của mình. Nếu bạn không sợ hãi và bạo dạn, đủ
dũng cảm để thám hiểm phần không biết nhất của sự tồn tại, thì bạn có thể trở
thành khách trong nhà thầy. Nhưng nhớ, khoảnh khắc bạn đi vào trong nhà thầy
thì thầy đi vào trong bạn. Hai tâm thức không thể còn tách biệt. Một khi hai
tâm thức lại gần chúng trở thành một.
Và đây là điều duy nhất
phải được ghi nhớ: nếu với ai đó bạn cảm thấy lôi cuốn sâu sắc, đồng bộ sâu sắc,
cứ dường như một linh hồn trong hai thân thể, thế thì đừng bỏ lỡ người này. Người
đó sẽ đưa bạn tới kinh nghiệm không thể tin được, không thể mô tả được, không
thể diễn đạt được.
Đây là việc nhận ra điều
tinh tuý của Đạo.
Tìm ra thầy là tìm ra Đạo.
Do đó, họ dẫn dắt và
làm lợi cho người khác, không gạt sang bên nhân quả hay không tạo phân biệt giữa
cái ta và người khác.
Một nhà huyền môn Sufi
rất nổi tiếng hay tới chỗ tôi ở, nơi tôi đã sống trong mười hai năm, và đệ tử của
ông ấy bao giờ cũng muốn tôi gặp thầy họ. Tôi nói, "Cách duy nhất là: lần
sau thầy của các bạn có thể ở lại với tôi."
Thế là lần sau vị thầy
Sufi đó tới, ông ấy ở lại với tôi, và tôi hỏi ông ấy điều đầu tiên, "Ông vẫn
là người Mô ha mét giáo chứ?"
Ông ấy có vẻ ngạc nhiên
và bị sốc. Ông ấy nói, "Tất nhiên rồi."
Tôi nói, "Thế thì
ông không biết điều không thể mô tả được. Những sự phân chia này giữa người Mô
ha mét giáo và người Hindu giáo và người Jaina giáo và Phật tử là những phân
chia của người xoàng xĩnh và chậm phát triển."
Nhưng ông ấy nói,
"Tôi đã nhận ra Thượng đế. Tôi thấy ngài."
Tôi nói, "Điều đó
toàn là điều vô nghĩa cả."
Anando vừa mới đem đến
cho tôi... Ở Mĩ có một loài linh mục mới, linh mục ti vi, điều chưa bao giờ có
trước đây. Một linh mục ti vi rất nổi tiếng đã trở nên nổi tiếng hơn vì ông ấy
đã tuyên bố rằng đêm nào ông ấy cũng thấy Thượng đế. Thượng đế dài chín trăm bộ!
Tôi bảo Anando, "Viết bức thư từ tôi gửi cho ông ấy, 'Xin ông cho tôi biết,
ông có mang thước tỉ lệ và cái gì đó để đo không? hay đấy chỉ là việc đoán
mò?'" Chín trăm bộ, đích xác!
Chúng ta nghĩ chúng ta
đang ở thế kỉ hai mươi. Ngay cả ở Mĩ người ta cũng không sống trong thế kỉ hai
mươi, còn nói gì tới những nước như Ấn Độ. Hàng triệu người tôn thờ con người
đó mà không ai thậm chí bận tâm rằng điều này ngu xuẩn thế.
Thấy điều này, một nhà
truyền giáo khác bắt đầu tuyên bố rằng ông ấy cũng thấy Thượng đế và ngài có bộ
râu trắng dài. Thế là tôi đã gửi cho ông ấy bức ảnh của mình, "Ông đừng bị
lừa nhé, chính tôi đã tới thăm ông trong giấc mơ của ông đấy! Ngay chỗ đầu
tiên, nếu Thượng đế là vĩnh hằng thì ngài không thể có tóc trắng được. Ngài bao
giờ cũng trẻ trung. Chỉ con người mới trở nên già đi."
Ông ấy thậm chí đã xuất
bản bức tranh của mình, bức tranh đó cũng tương tự như bức tranh của tôi, cho
nên tôi đã bảo ông ấy, "Nhìn bức tranh của tôi đây. Chỉ đừng bị mọi người
khác nhận ra tôi đang đeo kính thôi. Nhưng chính tôi là người ông đã thấy trong
giấc mơ của ông. Đừng khai thác người khác bằng việc nói rằng ông thấy Thượng đế."
Thượng đế không phải là
vật. Bạn không thể thấy được Thượng đế. Thượng đế là chính tâm thức bạn. Nó là
người thấy, không phải là vật thấy. Nó là bạn, không phải vật nào đó ở đâu đó.
Nó là trung tâm bên trong nhất của bạn, chính là điểm vĩnh hằng duy nhất, không
đổi, bất tử, thiêng liêng trong cái đẹp của nó, trong phúc lành của nó.
Khi bạn tới gần thầy nhớ
một điều: Bỏ mọi phòng thủ. Trống rỗng nhất có thể được, để cho năng lượng của
thầy có thể thấm vào bạn, có thể thấm vào con người bạn, có thể chạm tới trái
tim bạn. Và đó là việc nhận ra ngay tức khắc. Cũng như khi bạn đi vào yêu, bạn
không nghĩ về yêu, bạn không tư vấn các thủ thư về yêu, bạn không hỏi người lớn
hơn bạn làm sao vào yêu. Không có trường nào dạy cách vào yêu. Nhưng mọi người
vẫn cứ đi vào tyêu, nó bất thần xảy ra.
Cũng như yêu bất thần xảy
ra ở mức độ thấp hơn, ở mức độ vật lí và sinh học... việc tìm thấy thầy là một
dạng của yêu cao nhất. Khoảnh khắc bạn đi tới vùng ảnh hưởng của thầy - cái vẫn
được gọi là phật trường, trường của thầy - bạn bỗng nhiên bắt đầu rung động với
năng lượng mới, bạn bỗng nhiên cảm thấy sự tươi tắn mới, làn gió mới thoảng qua
bạn, bài ca mới không tạo ra âm thanh. Tất cả mọi điều còn lại cho bạn là thảnh
thơi trong sự biết ơn sâu lắng. Thậm chí bạn không thốt ra lời 'cám ơn', bởi vì
điều đó làm phân tách ra. Đây không phải là lúc để thốt ra lời... chỉ cần cử chỉ
biết ơn.
Khi chúng ta đã gặp thầy,
chúng ta phải công phu Đạo. Nếu bản thân thầy là Đạo, thì bạn công phu thế nào?
Bạn đơn giản quan sát cách thầy đi, thầy làm cử chỉ gì, thầy đáp ứng ra sao với
các tình huống. Bởi vì thầy là mọi khoảnh khắc và sự nhận biết tuyệt đối. Chính
hành động của thầy là chỉ dẫn về con người bên trong nhất của thầy. Quan sát thầy!
Quan sát thầy khi thầy ngủ, quan sát thầy khi thầy thức, quan sát thầy khi thầy
nói, quan sát thầy khi thầy ngồi im lặng, không làm gì.
Quan sát thầy với lòng
biết ơn và tình yêu sâu sắc, hấp thu năng lượng của thầy một cách im lặng... Điều
đó gần giống như uống nước khi bạn khát, một cảm giác mãn nguyện sâu lắng tới với
bạn.
... tách rời khỏi các mối
quan hệ trần gian và sự miễn cưỡng thời gian rỗi, ngay cả trong suy nghĩ, vô
suy nghĩ và suy nghĩ trung lập. Do đó, chúng ta nên tự huấn luyện mình một cách
chân thật dường như chúng ta đang cứu đầu mình khỏi lửa cháy. Một Thiền sư đã vứt
bỏ thân thể và tâm trí mình thì không khác hơn bản thân chúng ta.
Phật và bạn trong tâm
thức sâu nhất của bạn là một. Upanishads tuyên bố: aham brahmasmi - Ta là Thượng
đế. Điều đó không phải là từ bất kì thái độ bản ngã nào - những người đã viết
ra Upanishads thậm chí đã không kí vào nó. Chúng ta không biết ai đã viết những
Upanishads đó. Những phát biểu của họ rõ ràng thế - người có bản ngã không thể
nào đưa ra được những phát biểu sắc nét thế về chân lí. Và khi họ tuyên bố,
"Aham brahmasmi," họ đã không tuyên bố nó chỉ cho bản thân họ; họ đã
tuyên bố cho mọi người, "Bạn là Thượng đế." Đừng đi tìm ngài ở bất kì
đâu khác. Bạn sẽ không thấy ngài ở bất kì nơi linh thiêng nào cả. Nếu bạn không
thể tìm thấy ngài bên trong mình, bạn không thể tìm thấy ngài ở bất kì đâu
khác. Khoảnh khắc bạn tìm thấy ngài trong mình, ngài ở mọi nơi. Thế thì bạn sẽ
thấy ngài trong tiếng hót của con chim cu cu hay tiếng ríu rít của bầy chim hay
tiếng sấm hay trong im lặng này. Thế thì ngài ở mọi nơi.
Một khi bạn biết ngài
bên trong mình, bạn biết ngài ở khắp nơi. Toàn thể sự tồn tại này trở thành một
lục địa. Bản ngã làm bạn thành hòn đảo nhỏ. Và nhớ, không người nào là hòn đảo
cả, bởi vì ngay cả hòn đảo nhỏ thì sâu bên dưới vẫn được nối với lục địa. Người
ta chỉ phải đi sâu thêm một chút, chìm sâu thêm một chút.
Bằng sự chân thành và
lòng thương cảm điều không tránh khỏi là chúng ta hiểu ra và nhận lấy điều tinh
tuý trong luật của thầy.
Từ 'luật' này là việc dịch
rất khiên cưỡng của từ dhamma - pháp. Nó cho cái nhìn bị bóp méo; khoảnh khắc bạn
nghe thấy từ 'luật' thì bạn nhớ tới toà án và hiến pháp, các nhà chức trách
pháp lí; bạn không nhớ tới từ 'pháp'.
Pháp - Dhamma là việc dịch
sang tiếng Pali của từ tiếng Phạn dharma. Và 'dharma' nghĩa là: lửa mang tính
nóng - nóng là pháp của lửa; băng mang tính lạnh, nó là pháp của băng. Và bạn
là phật, đó là pháp của bạn. Dịch tốt hơn, thì luật không nên được dùng như bản
dịch của dhamma, mà thay vì thế là từ 'bản tính'. Chính bản tính của bạn là phật.
Chẳng thành vấn đề gì đôi khi bạn quên. Bạn có thể vẫn còn trong quên lãng cả đời
hay nhiều kiếp. Dầu vậy, như dòng chảy ngầm cùng pháp đó, cùng phật đó, cùng
tâm thức đó vẫn tiếp tục.
Có lần chuyện xảy ra...
George Bernard Shaw du hành tới nơi nào đó ở London. Người soát vé tới và
George Bernard Shaw nhìn vào mọi thứ, tìm trong cả va li, vã mồ hôi. Chẳng thấy
vé đâu, mặc dầu ông ấy biết hoàn toàn rõ là mình đã mua vé. Người soát vé nói,
"Ông đừng lo. Tôi biết ông, mọi người đều biết ông. Ông phải đã để nó ở
đâu rồi. Đừng lo. Tôi sẽ chăm nom không ai làm phiền ông đâu."
Bernard Shaw nói,
"Đấy không phải là vấn đề, anh bạn. Vé không phải là vấn đề. Vấn đề là làm
sao biết được tôi đang đi đâu. Anh tưởng tôi tìm vé cho anh chắc?"
Bạn không thể quên được.
Quên lãng là một phần của bản tính chúng ta, cũng như nhớ lại là một phần của bản
tính chúng ta. Thỉnh thoảng tất cả các bạn đều đi tới một điểm mà bạn cố gắng
nhớ một cái tên quen thuộc cũ. Bạn nói nó chỉ ngay trên đầu lưỡi. Bạn ngụ ý gì?
Nếu nó ngay trên đầu lưỡi, thì nhổ nó ra đi! Bạn biết hoàn toàn rõ rằng bạn biết,
nhưng nó lại không đi tới cách diễn đạt. Bạn càng cố gắng vất vả nó lại càng trở
nên khó khăn hơn, bởi vì bạn càng cố gắng vất vả, thì lối chuyển qua càng trở
nên hẹp hơn. Tâm trí trở nên căng thẳng và kí ức cũ không thể đi qua sự căng thẳng
đó. Cuối cùng bạn từ bỏ và bắt đầu hút thuốc, và trong khi hút thuốc bỗng nhiên
nó tới. Bạn không thể tin được, bạn đã cố gắng vất vả thế, bạn biết nó chỉ ngay
trên đầu lưỡi thôi, vậy mà bạn không thể diễn đạt nó ra được. Tôi nói với bạn
phật cũng ở ngay đầu lưỡi bạn. Vấn đề chỉ là hút thuốc một chút. Một chút ít thảnh
thơi, đó là điều việc hút thuốc đem lại.
Những người hút thuốc
lá và xì gà không biết rằng về mặt tâm lí nó đơn giản là đầu vú mẹ họ. Đó là lí
do tại sao điều đó cho họ thảnh thơi nhiều thế. Từ đầu vú mẹ sữa ấm tới đứa trẻ;
từ điều thuốc lá khói ấm đi vào - và bạn đã quên hết mọi thứ, bạn lại trở thành
đứa trẻ, hồn nhiên, thảnh thơi. Không chính phủ nào có thể làm cho mọi người dừng
hút thuốc, bởi vì việc hút thuốc không thực là vấn đề. Nó có tâm lí sâu đằng
sau nó.
Bạn có thể thấy tâm lí
này mà không cần học thức uyên bác gì. Các nhà thơ ca ngợi mãi về vú đàn bà còn
hơn bất kì cái gì khác. Có vài hoạ sĩ chỉ vẽ vú đàn bà chứ không cái gì khác. Họ
cứ hoàn thiện thêm...
Sao có ám ảnh này? Sao
có sự dính chặt này? Thực tại là ở chỗ ngày càng nhiều bà mẹ không sẵn lòng cho
con bú, bởi vì nuôi con theo cách này làm méo mó vú đi. Đứa con cứ kéo nó xuống,
nó làm cho vú xệ xuống, và mọi đàn bà đều muốn vú phải có hình dáng quyến rũ,
tròn, như trăng tròn, còn những con quỉ nhỏ này sẽ không cho phép điều đó.
Chúng quan tâm tới công việc của chúng, bởi vì vú tròn, ý tưởng của nhà điêu khắc
về vú đàn bà, sẽ giết chết đứa trẻ. Nếu vú tròn thì đứa trẻ không thể có được
chất nuôi dưỡng, mũi nó sẽ bị bịt lại. Hoặc là nó có thể thở hoặc nó có thể uống;
nó không thể làm cả hai việc cùng lúc được. Cho nên tất cả các bức tranh và tượng
ở Khajuraho đó, tất cả các hoạ sĩ lớn, đều không hiểu rằng cuộc sống của đứa trẻ
đáng thương bị lâm nguy!
Mọi người đàn bà đều trở
nên quan tâm, và bây giờ điều đó thậm chí còn được thảo luận trong nghị viện
trên khắp thế giới, "Đàn bà có nên bị buộc phải nuôi con không, hay họ nên
được cho tự do chọn lựa?" Không đàn bà nào muốn làm xệ vú mình. Chừng nào
họ còn chưa tìm ra phương thức kĩ thuật nào đó... và điều đó có thể được thực
hiện. Chỉ cần nối vú và mồm đứa bé bằng một ống tuýp nhỏ. Và đứa trẻ gần như ngậm
xì gà ngay từ ban đầu!
Tôi bao giờ cũng thấy
những giải pháp đơn giản cho những vấn đề rất lớn lao! Chỉ một ống nhựa nhỏ
thôi... đứa trẻ sẽ tận hưởng nó và đứa trẻ có thể tiếp tục tận hưởng nó về sau
nữa bởi vì nó sẽ cùng đồng hành với đàn bà.
Không ai có thể bằng luật
pháp mà ngăn cản điều gì đó có căn nguyên tâm lí. Và không ai có thể ngăn cản bạn
trở thành phật, bởi vì đó là chính bản tính của bạn. Đó là vấn đề khác khi bạn
dính líu vào những thứ nhỏ bé của thế giới này - quyền lực, danh vọng, kính trọng
- và bạn quên mất dành ra một số thời gian cho mình. Chỉ chút ít thời gian cho
mình, quên đi cả thế giới... không có nhu cầu từ bỏ nó. Tôi chống lại việc từ bỏ
bất kì cái gì.
Mọi tôn giáo của thế giới
đều đã là tôn giáo của từ bỏ. Họ muốn mọi người thiền, từ bỏ thế giới, đi lên
núi non, vào rừng rậm, tới sa mạc nơi không ai tới cả. Nhưng điều đó đã không
có tác dụng, điều đó không tác dụng. Cho dù bạn đi lên núi thì đám đông vẫn đi
theo bạn ở đó - trong tâm trí bạn, không ở ngoài. Bên ngoài bạn sẽ không thấy
ai cả, nhưng với mắt nhắm bạn sẽ nghĩ về biết bao nhiêu thứ: vợ bạn, con bạn, bố
mẹ già của bạn, bạn bè bạn và đủ mọi thứ ngu xuẩn - Câu lạc bộ Lions và Câu lạc
bộ Rotary. Những thứ bạn chưa bao giờ nghĩ tới trước đây sẽ bắt đầu tới trong
tâm trí bạn, bởi vì chẳng có gì khác để nhai... ngay cả nhai kẹo cao su cũng
không có sẵn, bạn phải nhai cái gì đó. Mọi người bắt đầu nghĩ tới những thứ kì
lạ.
Nhưng đây không phải là
việc nhận ra bản thân mình. Tôi chống lại việc từ bỏ thế giới này, tôi muốn bạn
vẫn trong thế giới một cách toàn bộ nhất có thể được. Cho nên chỉ thỉnh thoảng
vào ngày nghỉ, vào sáng sớm trong vài khoảnh khắc, từ bỏ mọi thứ, quên đi mọi
thứ, và chỉ là bản thân mình. Trong đêm tối khi mọi người ngủ rồi ngồi trên giường
và chỉ là bản thân bạn.
Điều này thành công nhiều
lắm. Việc từ bỏ cũ gần như bạo hành. Không ai đã nêu ra điều đó bởi vì không ai
muốn bị kết án, nhưng tôi bị kết án nhiều tới mức bây giờ tôi cũng cóc cần nữa.
Tất cả các tôn giáo đều phải chịu trách nhiệm với hàng triệu đàn bà đã trở
thành goá phụ ngay cả khi chồng họ vẫn còn sống; những đứa con trở thành con
côi mặc dầu bố chúng vẫn còn sống; cha mẹ già trở thành kẻ ăn xin vì con trai
trẻ của họ, người họ phải dựa vào, đã từ bỏ thế giới này. Không ai đã đếm xem
cái ý tưởng từ bỏ này đã gây hại nhiều thế nào, và thu được cái gì? Cứ đo cả
hai, dường như chẳng thu được gì cả. Tất cả những người đã từ bỏ đều đơn giản
đang mơ về cùng những điều, níu bám theo cùng cách, ghen tị theo cùng cách.
Tôi đã ở trên Himalayas
và tôi vừa mới ngồi xuống dưới một cái cây, thì từ một cây khác một sư, sư
Hindu, kêu to, "Đừng ngồi đó. Chỗ đó của thầy tôi."
Tôi nói, "Trời,
ngay cả ở đây trong khu rừng này... Ông đã từ bỏ cả thế giới rồi, nhưng ông lại
chưa từ bỏ cái cây này. Và cây chẳng thuộc vào ai cả."
Ông ta nói, "Tôi cảnh
cáo ông, ông là con người nguy hiểm."
Tôi nói, "Ông mới
là nguy hiểm, bởi vì từ bỏ thế giới này chỉ có thể được những người bạo hành
làm."
Làm sao bạn có thể từ bỏ
được thế giới? Đây chính là biển của bạn, trong đó bạn là cá. Bỏ nó bạn sẽ chết.
Làm sao chim có thể rời bỏ được bầu trời? Đó chính là thế giới của nó. Nếu nó rời
bỏ bầu trời nó sẽ chết. Bạn không thể rời bỏ được thế giới này, chỉ bên lề bạn
có thể lấy vài ngày nghỉ, vài khoảnh khắc cho riêng mình... và chẳng ai thậm
chí biết tới điều đó.
Những khoảnh khắc nhỏ
bé này mà bạn vứt bỏ đi toàn thể thế giới cứ dường như nó là giấc mơ - và con
người riêng của bạn vẫn còn là thực tại duy nhất - và những khoảnh khắc lớn lao
nhất của niềm vui, an bình, im lặng, phúc lạc. Những khoảnh khắc này là thiêng
liêng. Trong những khoảnh khắc này bạn không còn là con người bình thường, bạn
bỗng nhiên đã siêu việt lên trên tính người, bạn đã siêu việt lên trên mọi hình
dạng, bạn đã đi vào trong sự tồn tại vô dạng. Trái tim bạn đã trở thành nhịp
tim đập của toàn thể sự tồn tại.
Đây là công phu duy nhất
có thể có, mọi thứ khác đều không bản chất và nguy hiểm. Là bình thường theo mọi
cách đi, chỉ giữ vài không gian nhỏ đây đó. Thế giới cứ diễn ra, bạn không can
thiệp vào nó, mà bạn cũng không trốn chạy khỏi nó. Bạn tham gia vào nó, và với
sự tham gia này bạn liên tục trưởng thành bên trong vài khoảnh khắc này. Vẫn
còn trong thế giới và trở thành phật, đó là thông điệp của tôi.
Khi ai đó đã nhận ra luật
lớn và điều tinh tuý của chư phật và các tổ, chúng ta phục vụ người đó, chúng
ta phủ phục tôn kính...
Chúng ta có thể làm gì
khi ai đó toả ra tâm thức, toả ra điệu vũ của sự tồn tại? Chúng ta phải cúng dường
cái gì? Ở phương Tây mọi người bao giờ cũng quan tâm tới tại sao mọi người ở
phương Đông lại chạm chân thầy mình. Họ không biết điều đó đã trở thành truyền
thống. Không may là mọi thứ đều trở thành truyền thống; nhưng về cơ bản, về bản
chất, điều đó có cái đẹp lớn lao. Vấn đề không phải là bàn chân. Đấy đơn giản
là vấn đề về lòng biết ơn mà không thể được nói ra, mà chỉ được diễn đạt bằng
việc chạm chân thầy.
Thích ca mâu ni Phật đã
nói: "Khi các ông gặp thầy, người biểu lộ trí huệ tối thượng, đừng nhìn việc
sinh của thầy."
Đừng hỏi ông ấy thuộc về
đẳng cấp nào, đừng hỏi về dáng vẻ của ông ấy. Ông ấy có thể trông không đẹp
theo các ý tưởng của bạn, ông ấy có thể không tới từ đẳng cấp cao, từ những người
Brahmins; ông ấy có thể là tiện dân như Kabir hay Dadu. Ông ấy có thể đã không
từ bỏ vương quốc như Phật và Mahavira.
Nhưng mọi người không
có vương quốc để từ bỏ. Tôi thường biết tới một ông trưởng phòng bưu điện, một
người rất nghèo. Ông ấy sống ngay gần nhà tôi, cho nên chúng tôi thỉnh thoảng
có nói chuyện. Khi vợ ông ấy chết - ông ấy không có con - ông ấy đã từ bỏ thế
giới. Cùng những người chưa bao giờ chú ý gì tới người nghèo này lại bắt đầu tới
chạm chân ông ấy, và chẳng mấy chốc ông ấy trở nên rất nổi tiếng. Sau hai mươi
năm tôi gặp ông ấy qua một trong những đệ tử của ông ấy, người này nói,
"Thầy nên gặp ông ấy."
Tôi nói, "Tôi biết
ông ấy."
Nhưng họ nói, "Ông
ấy đã thay đổi, ông ấy là con người được biến đổi. Ông ấy đã từ bỏ hàng triệu
ru pi."
Tôi nói, "Tôi biết
rằng trong tài khoản văn phòng bưu điện ông ấy chỉ giữ có ba mươi sáu ru pi.
Ông ấy kiếm đâu ra hàng triệu?" Nhưng tin đồn... và ông ấy tận hưởng tin đồn
đó. Tôi nói, "Tôi sẽ tới để đưa ông ấy về nhận biết đúng của mình."
Tôi hỏi ông ấy,
"Xin ông nói cho các đệ tử của ông ông đã bỏ lại trong tài khoản văn phòng
bưu điện của ông bao nhiêu ru pi."
Ông ấy nhìn tôi buồn bã
thế. Ông ấy nói, "Tốt hơn cả là chúng ta nên gặp riêng nhau, một mình,
không có tất cả những người này."
Tôi nói, "Tôi phải
tới gặp ở đây ngay trước mọi người, bởi vì những người này nghĩ ông đã từ bỏ
hàng triệu ru pi. Bây giờ ông nói rõ ràng bao nhiêu ru pi!"
Ông ấy nói, "Ba
mươi sáu."
Các đệ tử nói, "Ba
mươi sáu thôi sao? Và thầy chưa bao giờ nói với chúng tôi trước đây?"
Ông ấy nói, "Tôi tận
hưởng ý tưởng là tôi đã từ bỏ hàng triệu. Và tôi chưa hề nói gì cả... Tôi đơn
giản không phủ nhận điều đó. Cho nên các ông không thể trách tôi được."
Còn tôi nói, "Nói
cho những người này điều thực đi."
Ông ấy nói, "Điều
thực gì?"
Điều thực là ở chỗ trước
khi ông ấy quyết định từ bỏ ông ấy đã yêu cầu tôi viết ba bài nói cho ông ấy, một
bài mười phút, một bài hai mươi phút và một bài ba mươi phút. Ông ấy nói,
"Tôi sẽ ghi nhớ chúng đầy đủ và với cơ hội mười phút tôi sẽ dùng một cái;
nếu có sẵn hai mươi phút tôi sẽ dùng cái kia. Tôi nghĩ hơn ba mươi phút sẽ
không sẵn có cho tôi đâu tại cuộc hội thảo."
Tôi nói, "Tôi đang
hỏi về ba bài nói đó. Ông vẫn dùng chúng hay không?"
Ông ấy nói, "Trời
ơi, ông đã tới đây để giết tôi hoàn toàn! Những người này nghĩ tôi là người chứng
ngộ!"
Tôi nói, "Nói cho
những người này rằng ba bài nói đó do tôi viết ra."
Ông ấy nói, "Tôi
phải thừa nhận điều đó." Nhưng ông ấy mất mọi danh tiếng. Bỗng nhiên các đệ
tử biến mất, mọi người bắt đầu cười vào toàn bộ sự việc này. Nhưng trong hai
mươi năm liên tục ông ấy đã duy trì sự thông thái lớn lao của mình với ba bài
nói đó.
Tôi đem ông ấy trở về
nhà tôi. Tôi nói, "Tôi cần một người làm vườn. Ông làm vườn đi và thiền với
cây cối, với hoa hồng." Và Ấn Độ có nhiều hoa đẹp, vô song, bởi khí hậu.
Hoa hồng Ấn Độ có hương thơm mà ở các nước lạnh không thể có được; hương thơm
không phát tiết ra, nó cần mặt trời. Ấn Độ có nhiều hoa đẹp thế, chưa được thế
giới biết tới. Tôi có một cái vườn đẹp, cho nên tôi đưa ông ấy vào làm việc.
Ông ấy nói, "Tôi
đã tận hưởng là người chứng ngộ, và không may ai đó đã đưa ông tới đó. Vào tuổi
già này bây giờ tôi lại phải trở thành người làm vườn."
Tôi nói, "Điều này
đích thực hơn nhiều. Là người làm vườn đi. Đó là việc đơn giản. Ông có thể thiền
và ông có thể tưới cây. Việc tưới cây không quấy rầy việc thiền của ông. Hoa
không quấy nhiễu, cây rất đáng yêu và rất an bình. Tôi đang cho ông ngôi đền sống
thực."
Đạo Nguyên đang nói rằng
khi bạn gặp thầy thì đừng nghĩ tới việc sinh của thầy, đừng bận tâm về dáng vẻ
của thầy. Tất cả mọi điều cần thiết là việc nhận ra rằng đây là người đã hiểu
chính mình; mọi thứ khác đều không bản chất. Tất cả mọi điều cần thiết bây giờ
là lòng biết ơn sâu sắc Tìm ra một người như vậy là phép màu đó, và bạn đã tìm
thấy thầy.
Lòng biết ơn của bạn sẽ
đem mùa xuân tới cho con người bạn. Kinh nghiệm của thầy sẽ bắt đầu tuôn chảy
xuống bạn như những dòng sông chảy xuôi ra đại dương. Lòng biết ơn của bạn trở
thành giống như đại dương: bao la, sẵn có. Và những chiều cao của thầy giống
như núi non, từ đó sông Hằng và hàng nghìn dòng sông đổ tới, xô tới, nhảy từ tảng
đá này sang tảng đá khác, từ thung lũng này sang thung lũng khác, hướng tới đại
dương. Nếu bạn ở cùng thầy thì mọi điều bạn cần là sự khiêm tốn, lòng biết ơn.
Và thầy nhất định rót bản thân mình vào bạn.
Đạo Nguyên tiếp tục,...
cả đàn ông và đàn bà đều có thể hiểu được Đạo. Trong mọi trường hợp, việc hiểu
ra Đạo phải được kính trọng, bất kể tới giới tính. Đây là qui tắc cực kì tuyệt
vời trong Đạo... ngay cả một bé gái nhỏ bảy tuổi cũng có thể trở thành thầy của
bốn lớp phật tử... nếu cô bé công phu và hiểu ra luật... Chúng ta nên cung kính
cúng dường cho cô bé cũng như cho chư phật.
Tuổi tác không thành vấn
đề mà việc sinh cũng không thành vấn đề, quốc gia nòi giống cũng không thành vấn
đề. Điều thành vấn đề là nhận biết của bạn, và nhận biết thì không mang tính
Hindu, không mang tính Ki tô giáo không mang tính Mô ha mét giáo. Nó chỉ là ngọn
lửa, ngọn lửa vĩnh hằng, vô hình với con mắt bên ngoài nhưng thấy được khi bạn
nhắm mắt lại và đi vào trong.
Một bài cú:
Núi màu lục
Núi màu lam nảy sinh:
Lòng biết ơn trào ra
và tràn đầy mắt tôi.
Ryokan đã viết:
Kẻ trộm
bỏ nó lại sau -
trăng ngoài cửa sổ.
Đây chính là điều
Ryokan đã viết sau khi kẻ trộm đã đi. Toàn bộ câu chuyện thực hay. Một đêm một
kẻ trộm lẻn vào chiếc lều nhỏ của Ryokan. Ryokan chỉ có một chiếc chăn mà ông ấy
thường dùng cả ngày và đêm để đắp lên thân mình. Đó là tài sản duy nhất của ông
ấy. Ông ấy đang nằm nhưng ông ấy không ngủ, cho nên ông ấy mở mắt và thấy kẻ trộm
vào. Ông ấy cảm thấy thương hại nó bởi vì ông ấy biết chẳng có gì trong nhà cả.
"Giá mà anh chàng đáng thương này báo trước cho mình, thì mình có thể đã
đi xin cái gì đó của hàng xóm và để nó ở đây cho anh ta lấy cắp. Nhưng bây giờ
thì mình có thể làm gì được?"
Thấy rằng chẳng có gì cả,
rằng mình đã vào trong lều của một sư, kẻ trộm bắt đầu đi ra. Ryokan không thể
đừng được. Ông ấy cho kẻ trộm chiếc chăn của mình. Kẻ trộm nói, "Ông làm
gì thế? Ông đang đứng trần. Đêm lại rất lạnh!"
Ông ấy nói, "Đừng
lo cho ta. Nhưng đừng đi mà trắng tay. Ta đã tận hưởng khoảnh khắc này, ông đã
làm cho ta cảm thấy như người giầu. Kẻ trộm thường vào các cung điện của hoàng
đế. Bằng việc vào của ông chiếc lều của ta đã trở thành cung điện, ta cũng đã
trở thành hoàng đế. Trong niềm vui của ta đây chỉ là món quà."
Ngay cả kẻ trộm cũng cảm
thấy thương hại ông ấy và nó nói, "Không, tôi không thể nhận được món quà
này bởi vì ông chẳng có gì cả. Làm sao ông trải qua đêm được? Trời lạnh thế, và
lại ngày một lạnh hơn!"
Ryokan nói với nước mắt
lưng tròng, "Ông cứ nhắc đi nhắc lại cho tôi về cái nghèo của tôi. Nếu như
tôi có quyền năng thì tôi đã lấy cả trăng tròn này và đem nó cho ông."
Khi kẻ trộm đi ông ấy
đã viết vào nhật kí của mình:
Kẻ trộm
bỏ nó lại sau -
trăng ngoài cửa sổ.
Những bài cú này không
phải là những bài thơ thường. Đây là những phát biểu mang tính thiền sâu sắc.
Maneesha đã hỏi:
Thưa Thầy kính yêu của
chúng tôi,
Điều bản chất của luật
của thầy chúng ta là gì?
Maneesha, tôi không ở
đây - chỉ một không gian trống rỗng, một cây tre hổng. Nếu bạn muốn nhập với
tôi, không cái gì khác được cần. Chỉ trống rỗng hoàn toàn và im lặng. Đây là
pháp của thầy bạn. Và thực ra, đây là tất cả pháp của thầy. Trở thành cây tre hổng
để cho bạn có thể được hài hoà trong chiếc sáo và những bài ca của cái đẹp vô
cùng có thể đi qua bạn. Chúng sẽ không là bài ca của bạn, chúng sẽ là bài ca của
sự tồn tại.
Trước khi chúng ta đi
vào việc thiền hôm nay... cây tre rất im lặng và chờ đợi tiếng cười của bạn.
Người làm vườn của tôi đã thông báo cho tôi rằng họ chưa bao giờ thấy tre mọc
nhanh thế. Đặc biệt khi tối tới chúng tất cả bắt đầu vươn lên. Chúng là những
người tham gia, chúng thiền cùng bạn. Chúng không thể nói điều gì, nhưng việc
nói không thành vấn đề. Chắc chắn chúng hiểu tiếng cười của bạn.
Bruno Meatball, người
lái xe tải, đang cố thay chiếc lốp bẹp bên cạnh đường. Anh ta nện búa bằng tất
cả mọi sức mạnh, nguyền rủa và chửi thề với từng cú đập không thành công.
Ông linh mục của làng đi
qua và quyết định giúp anh ta. Ông ấy ngồi xuống bên cạnh phía Bruno và nói với
anh ta, "Tôi sẽ cầu nguyện Thượng đế; mọi phép màu đều có thể." Rồi
ông ta cho Bruno một bài giảng nhỏ về việc đưa ra lời cầu nguyện thay vì nguyền
rủa khi phải đương đầu với rắc rối.
Cuối cùng chàng
"Meatball" nói rằng anh ta sẵn lòng thử bất kì cái gì, miễn là lấy được
lốp ra khỏi bánh xe. Thế là họ cả hai quì bên cạnh xe tải và cầu nguyện.
Khi Bruno trở lại công
việc anh ta giáng cho chiếc lốp một cú đánh, và nó gần như tự bật ra.
Ông linh mục nhìn một
cách ngạc nhiên, và kêu lên, "Đấy, mẹ kiếp!"
Ông và bà Polite sống
trong một ngôi nhà lớn xinh ở Propertown, Mĩ. Và họ thực lịch sự. Khi bà Polite
đưa ông Polite đi ăn tối, ông ấy nói, "Cám ơn em nhiều lắm, em yêu."
Và bà Polite nói,
"Ồ có gì đâu mà cám ơn, cưng. Thực tại, em phải cám ơn anh bởi vì là người
chồng đáng yêu thế để phục vụ."
Thế rồi ông Polite nói,
"Không, anh phải cám ơn em gấp đôi vì là người vợ đáng yêu thế..." và
cứ thế mãi.
Dẫu sao đi chăng nữa, họ
tất cả đều lịch sự tới mức một tối ông Polite thấy một anh chàng cỡ trung tuần
cô đơn đang đứng trong mưa. Một cách lịch sự, ông ấy mời người lạ vào nhà dùng
bữa ăn vui vẻ, thú vị. Hai giờ sau, ông Polite tình cờ bắt gặp người lạ làm
tình ở hành lang với con gái yêu của họ, Pussy Polite.
Thấy điều này, ông
Polite nói, rất lịch sự, "Pussy, con, cách xử sự của con ở đâu? Khom lưng
lại và giúp cho quí ông này kéo hòn của anh ta lên khỏi nền đá lạnh này!"
Sau nhiều nỗ lực,
Gilbert Goldditch cuối cùng cũng xoay xở làm cho Gorgeous Gloria lên căn hộ
cùng mình. Sau vài chầu rượu, Gilbert bật nhạc nhẹ lên, và họ ngồi xuống tràng
kỷ.
Vài phút sau Gloria
nói, "Anh biết đấy, Gilbert, anh là người đầu tiên em đã gặp có cái hôn
làm cho em ngồi dậy và mở mắt ra."
"Thật thế à?"
Gilbert nói một cách sung sướng.
"Vâng,"
Gloria đáp. "Thông thường chúng có hiệu quả ngược lại!"
Mikhail Gorbachev dậy
buổi sáng và đi ra ban công để hít thở khí trong lành. Mặt trời lên. "Chào
buổi sáng, mặt trời hồng!" ông ta kêu lên.
"Mikhail Gorbachev
muôn năm!" mặt trời đáp.
Rất sung sướng với điều
này, Gorbachev vào công việc của mình. Sau buổi sáng bận rộn ông ta lại đi ra
ban công, và thấy mặt trời trên đỉnh đầu.
"Chào buổi chiều,
mặt trời!" ông ta kêu to.
"Đồng chí
Gorbachev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, muôn năm!" mặt trời đáp.
Rất hài lòng, Gorbachev
trở về công việc mình.
Tối đó, sau một ngày vất
vả, ông ta lại bước ra ban công yêu thích. Ông ta thấy mặt trời đang lặn, và với
nụ cười ông ta kêu lên, "Chào buổi tối, mặt trời bé nhỏ của ta!"
"Bây giờ ta ở
phương Tây rồi," mặt trời đáp, "đéo cần mày!"
Bây giờ, Nivedano, cho
tiếng trống đi...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn đông cứng, và đi vào trong... ngày một sâu hơn. Tại chỗ
sâu nhất là cái ta bất tử của bạn. Đừng sợ cái không biết, lao tới trung tâm
như mũi tên. Chỉ đừng dừng lại ở ngoại vi, vì chỉ ở trung tâm, nơi không cái gì
chuyển động, bạn là phật. Để làm điều đó rõ ràng hơn,
Nivedano
(tiếng trống)
Thảnh thơi, buông bỏ,
quên thân thể, quên tâm trí, chỉ nhớ rằng bạn là tâm thức thuần khiết, chỉ là
nhận biết. Và không đi một bước tới đâu cả bạn đã tới nhà.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại, nhưng quay lại
như chư phật và ngồi xuống vài khoảnh khắc... nhớ lại, hân hoan, tạo tiếp
xúc... rằng trong mọi hoạt động của bạn tâm thức này bao giờ cũng sẽ giống như
dòng chảy ngầm. Một khi kinh nghiệm này về phật tính trở thành kinh nghiệm vững
chãi, nó diễn đạt trong mọi hoạt động của bạn - trong lời của bạn, trong im lặng
của bạn, trong ngày của bạn, trong đêm của bạn. Nó trở thành bạn đồng hành thường
xuyên của bạn. Chung cuộc bạn xứng đáng với sự biến mất cuối cùng và chỉ phật
còn lại. Nhận biết thuần khiết là hoa sen đẹp nhất đã từng nở ra.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội
mười nghìn chư phật chứ?
Vâng, thưa Thầy kính
yêu.
Xem Tiếp Chương 5 –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá