Chương 5. Trăng Chưa Hề Làm Vỡ Nước

Chương 5. Trăng Chưa Hề Làm Vỡ Nước

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo Nguyên Thiền Sư (Dogel)

Tìm Kiếm Và Hoàn Thành – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 5. Trăng Chưa Hề Làm Vỡ Nước








Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo Nguyên Thiền Sư (Dogel) - Tìm Kiếm Và Hoàn Thành' ê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Đạo Nguyên viết:

Khi chúng ta đạt tới chứng ngộ, điều đó cũng giống như trăng phản chiếu nó trên nước. Trăng sẽ không bị ướt, mà nước cũng không bị tan vỡ. Ánh trăng, dù bao la đến đâu, vẫn phản chiếu bản thân nó trên một lượng nước nhỏ. Cả toàn bộ trăng và toàn bộ trời đều phản chiếu bản thân chúng ngay trong một giọt sương trên cỏ, hay trong một giọt nước.

Như trăng chưa hề làm vỡ nước, chứng ngộ chưa bao giờ phá huỷ con người. Như giọt sương không hề cản trở việc phản chiếu của trăng, con người không hề cản trở việc đi tới chứng ngộ. Trăng càng phản chiếu sâu bản thân nó trong nước, thì trăng càng ở cao hơn. Chúng ta nên hiểu rằng việc dài và ngắn của thời gian hoàn toàn là một với lớn và nhỏ của nước, và rộng và hẹp của trăng.

Maneesha, Đạo Nguyên đang làm ra điều rất đặc biệt. Điều đó xứng đáng chú ý và quan tâm tuyệt đối, bởi vì ông ấy đang nói không ai cản trở chứng ngộ của bạn cả. Thế thì tại sao bạn không được chứng ngộ? Không ai trong toàn thể sự tồn tại quan tâm tới việc trở thành chướng ngại cho bạn cả. Điều đó có ý nghĩa chính cần được hiểu.

Khi chúng ta đi vào lời kinh, tôi muốn làm rõ ràng cho bạn cái gì là cái gây cản trở. Chắc chắn bạn không cản trở nó. Và sự tồn tại yêu nó, hân hoan trong nó. Toàn thể vũ trụ nhảy múa trong chứng ngộ của mọi con người. Một phần của nó, đã từng loạng choạng trong bóng tối, nay đã về nhà trong niềm vinh quang đầy đủ của nó. Toàn thể sự tồn tại đón nhận người đó bằng việc mưa rào hoa xuống. Cho nên không có vấn đề về bất kì chướng ngại nào từ sự tồn tại. Và không có vấn đề về bản thân bạn. Thế thì ai đang cản trở? Chắc chắn có những cản trở; bằng không thì đã không cần trở nên chứng ngộ - bạn sẽ được chứng ngộ. Sẽ không cần bất kì thầy nào bảo bạn cả. Điều đó có chút ít phức tạp, nhưng cũng không phức tạp đến mức bạn không thể hiểu nổi và vượt qua nó.

Đạo Nguyên nói:

Khi chúng ta đạt tới chứng ngộ, điều đó cũng giống như trăng phản chiếu nó trên nước...

An bình thế, im lặng thế. Trăng phản chiếu trên mặt nước. Thực ra, chẳng cái gì xảy ra cả. Trăng vẫn ở chỗ riêng của nó, nó thậm chí không đi lấy một li về phía nước; mà nước cũng không bị nhiễu loạn cho dù chút ít.

Nhưng trong hồ im lặng việc phản chiếu của trăng thậm chí trở nên đẹp hơn bản thân trăng, bởi vì hồ bổ sung thêm cái đẹp nào đó cho nó. Hồ làm cho nó sống động hơn và mong manh hơn.

Chứng ngộ - theo Đạo Nguyên, và tôi cũng đồng ý tuyệt đối với ông ấy - điều đó cũng giống như trăng phản chiếu nó trên nước. Không có nỗ lực về phần nước, rằng trăng phải được phản chiếu. Không có mệnh lệnh nào phải theo, không học thuyết nào phải được thực hành, không động tác yoga nào... để cho trăng có thể phản chiếu nó trong nước. Thậm chí không có ham muốn, thậm chí không có khao khát... thậm chí không có khao khát mờ nhạt. Và cùng điều đó là tình huống về phần trăng - trăng không có ham muốn được phản chiếu. Cả hai đều vô ham muốn, nhưng việc phản chiếu xảy ra theo cách riêng của nó. Chứng ngộ cũng vậy. Chỉ trong im lặng, tâm thức an bình nó bỗng nhiên phản xạ phật tính của bạn.

Nhưng hồ phải im lặng. Nếu có quá nhiều sóng trên hồ việc phản xạ sẽ bị phá vỡ. Việc phản xạ có thể bị phá vỡ thành nhiều phần và bạn sẽ không thể thấy được trăng, mà chỉ đường bàng bạc lan khắp hồ. Đó sẽ không phải là sự phản chiếu đúng; đó sẽ không là đại diện cho trăng. Hồ, khi im lặng và tĩnh lặng, không làm gì cả... thậm chí không con sóng nào... và trăng phản chiếu.

Tâm thức của bạn có cách riêng của nó để tạo ra sóng, gợn sóng. Ý nghĩ của bạn là gì nếu không là những gợn sóng trên hồ? Xúc động, tâm trạng, tình cảm của bạn là gì? Toàn thể tâm trí bạn là gì? - chỉ là rối loạn. Và bởi vì rối loạn này mà bạn không thể thấy được bản tính riêng của bạn. Bạn liên tục bỏ lỡ bản thân bạn. Bạn gặp mọi người trên thế giới này và bạn chẳng bao giờ gặp bản thân mình cả.

Trăng sẽ không bị ướt...

Hiển nhiên, không có vấn đề trăng bị ướt bởi vì nó được phản xạ trong hồ... mà nước cũng không bị tan vỡ - bởi trăng.

Trăng không giống như đá bị ném vào nước, nó chỉ là sự phản chiếu. Khi bạn đứng trước gương bạn không quấy rối gương. Bạn tới và đi; gương vẫn còn đích xác ở vị trí của nó, không bị quấy rối.

Ánh trăng, dù bao la đến đâu, vẫn phản chiếu bản thân nó trên một lượng nước nhỏ. Cả toàn bộ trăng và toàn bộ trời đều phản chiếu bản thân chúng ngay trong một giọt sương trên cỏ, hay trong một giọt nước.

Như trăng chưa hề làm vỡ nước, chứng ngộ chưa bao giờ phá huỷ con người.

Đây là phát biểu rất vĩ đại. Nó không phá huỷ con người nhưng nó phá huỷ cái bóng của con người, cái mà bạn bị đồng nhất với. Nó lấy đi tất cả những cái giả và để lại sau chỉ cái thật, cái đích thực, cái chân thật.

Như giọt sương không hề cản trở việc phản chiếu của trăng, con người không hề cản trở việc đi tới chứng ngộ. Trăng càng phản chiếu sâu bản thân nó trong nước, thì trăng càng ở cao hơn. Chúng ta nên hiểu rằng việc dài và ngắn của thời gian hoàn toàn là một với lớn và nhỏ của nước, và rộng và hẹp của trăng.

Cái bóng của bạn là gì mà cản trở thực tại của bạn? Cái bóng của bạn phải được hiểu hoàn toàn rõ: nó là nhân cách của bạn. Nó là cái bạn đã được đề nghị là vậy, nó là cái bạn đã được nuôi lớn lên để là vậy. Nó là tất cả những tiếng nói của mẹ bạn và bố bạn, thầy giáo bạn. Họ làm ra nhân cách của bạn; họ tạo ra cái giả tạo quanh bạn. Tri thức của bạn... không ai đã bao giờ hỏi liệu nó có là của bạn không.

Tôi đã bị đuổi khỏi nhiều trường cao đẳng. Thầy hiệu trưởng gọi tôi lên và bảo tôi, "Em không được làm phiền nhiễu giáo sư của tôi."

Tôi nói, "Các giáo sư của thầy đã đưa ra một số phát biểu, và em đơn giản hỏi ông ấy, 'Đấy có phải là kinh nghiệm riêng của thầy không?' Thầy gọi đó là làm phiền nhiễu sao? Thầy muốn đuổi em, hay thầy nên đuổi người dạy cái gì đó không phải là kinh nghiệm riêng của người đó?"

Tôi bảo thầy hiệu trưởng, "Xin thầy triệu thầy giáo đã trù em tới. Thầy ấy phải đối chất với em. Em không quan tâm về bất kì kì thi nào hay bất kì bằng cấp nào, và em không quan tâm về trường của thầy. Nhưng mọi sự phải được đặt cho đúng."

Ngay cả thầy hiệu trưởng cũng nói với tôi, "Em phải, nhưng em không hiểu vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi tất cả đều mang tri thức vay mượn. Chúng tôi không biết đích xác chân lí là gì, nhưng chúng tôi vẫn nói về nó. Em là mối phiền hà. Không ai khác hỏi những câu hỏi như vậy. Bây giờ vị giáo sư này - người thậm chí đã đe doạ từ nhiệm nếu em không bị đuổi ngay lập tức khỏi trường - là một người già cả, rất cao cấp. Ông ấy đã gần về hưu rồi, và ông ấy chưa bao giờ bạo hành hay giận dữ. Chẳng có gì chống lại ông ấy trong suốt hai mươi năm phục vụ ở trường cao đẳng. Và bỗng nhiên em đã làm cho ông ấy gần như phát cuồng. Ông ấy đã không tới trường ba ngày rồi, ông ấy đóng cửa nhà lại, ông ấy không muốn nói với ai trong trường, ông ấy không trả lời điện thoại. Ông ấy đơn giản viết ra một thông báo, 'Chừng nào các ông còn chưa đuổi cổ cái thằng sinh viên kia, thì tôi không định tới trường đâu.'"

Tôi nói, "Không có vấn đề gì. Thầy có thể đuổi cả trường của thầy, thầy không cần phải lo nghĩ về điều đó. Nhưng em sẽ theo người đó - dù đại học hay không đại học. Em biết nhà ông ấy. Em có thể không là sinh viên trong trường thầy, điều đó không có nghĩa... Ông ấy định sống ở đâu? Em sẽ gõ cửa nhà ông ấy. Hoặc là ông ấy phải thừa nhận sự kiện rằng tri thức của ông ấy là vay mượn hoặc ông ấy phải nói một cách thực thà từ kinh nghiệm của ông ấy. Em đơn giản muốn chọc tức ông ấy."

Tôi ngạc nhiên mà biết các giáo sư vĩ đại đó... bởi vì tôi đã từng ở nhiều trường đại học, đó là cơ hội lớn. Thông thường, người ta kết thúc với chỉ một đại học. Tôi đã bị đuổi hết trường cao đẳng nọ tới trường cao đẳng kia, rồi về sau hết đại học nọ tới đại học kia. Đại học thứ hai chấp nhận tôi với điều kiện là tôi sẽ không gây rắc rối cho các giáo sư.

Tôi nói, "Đây là loại nghèo nàn gì thế này? Nếu các thầy không biết câu trả lời, các thầy có thể đơn giản nói, 'Tôi không biết'. Nhưng điều đó làm ổn thương bản ngã các thầy."

Họ yêu cầu tôi viết ra rằng họ chấp nhận tôi với điều kiện là tôi sẽ không đến dự lớp học nào cả. Thật kì lạ! Tôi cho rằng điều này chẳng xảy ra cho ai khác trên toàn thế giới. "Nếu em không đến dự lớp, thế thì tại sao các thầy lại nhận em? Và làm sao em sẽ xoay xở về phần dự lớp để em có thể dự thi được?"

Thầy hiệu phó nói, "Tôi sẽ lo về phần em. Em có mặt - một trăm phần trăm! Đó là lời hứa của tôi với em. Nhưng xin đừng tới bất kì lớp nào, vì tôi đã nghe nói về em quá nhiều từ các thầy giáo khác, từ các hiệu trưởng. Thầy hiệu phó người đã đuổi em có điện thoại cho tôi, 'cẩn thận với cậu này.' Tôi chấp nhận em bởi vì tôi có thể thấy vấn đề rằng em không sai; chỉ mỗi toàn bộ hệ thống của chúng tôi là sai. Lỗi lầm duy nhất của em là ở chỗ em trỏ thẳng vào vết thương của chúng tôi. Tôi có thể hiểu em; đó là lí do tại sao tôi lại nhận em.

"Nhưng các thầy giáo sẽ không thể hiểu được. Em chính xác thế khi đánh vào điểm yếu nhất là những thầy giáo bình thường này... sau rốt họ chỉ làm việc vì tiền; không có vấn đề chân lí hay cái đúng hay cái đẹp. Họ không quan tâm tới những thứ này; họ quan tâm tới lương của họ, họ quan tâm tới địa vị của họ. Đó là chính trị: phụ giảng muốn được là giảng viên, giảng viên muốn được là giáo sư, giáo sư muốn được là tổ trưởng bộ môn, tổ trưởng bộ môn muốn được là trưởng khoa, trưởng khoa muốn được là phó hiệu trưởng - chẳng ai quan tâm đến điều em đang hỏi. Cho nên sự hiện diện của em đã tạo ra sợ hãi."

Tôi phải chấp nhận điều này, nhưng tôi đã kí bản thoả thuận và ông ấy đã kí nhận tôi, tôi bảo ông ấy, "Ít nhất thì em cũng có thể gặp các giáo sư trên đường, em có thể gõ cửa nhà họ chứ. Lời hứa này chỉ là cho trên lớp thôi. Em có thể tới thư viện - những điều này không được bao gồm."

Ông ấy nói, "Điều này khó đây."

Và tôi vẫn thường làm điều đó - gõ cửa nhà các giáo sư. Và họ sẽ nói, "Để cho chúng tôi yên đi. Chúng tôi mệt mỏi rồi. Câu hỏi mà em hỏi là không trả lời được. Chúng tôi không biết, chúng tôi không phải là người tìm kiếm; chúng tôi chỉ là các nhà giáo dục. Chúng tôi đã học từ người khác, họ đã học từ những người khác nữa. Chúng tôi không biết chúng tôi đang dạy gì, liệu có đúng là chúng tôi đơn giản lặp lại những điều mê tín không." Tôi vẫn hay bắt gặp họ trong thư viện.

Và thầy hiệu phó bảo tôi, "Trông đấy, em dừng các giáo sư lại trên đường khi họ sắp vào lớp, và em hỏi họ, 'Xin trả lời câu hỏi này trước khi thầy vào lớp, bởi vì em không thể vào lớp được.' Đấy không phải là một phần của thoả thuận của chúng ta, cho nên tôi không thể nhấn mạnh vào nó được, nhưng đừng làm phiền."

Tôi nói, "Nhưng em có thể đứng ngoài lớp và từ cửa sổ em sẽ kêu lên câu hỏi. Cho nên tốt hơn cả là chúng ta giải quyết nó ở đây. Em sẽ không bao giờ vào trong lớp, nhưng phần còn lại không phải là một phần của thoả thuận." Thầy hiệu phó đã quên mất rằng mọi lớp học đều có cửa sổ. "Em có thể đứng ngoài trời còn hơn là trong không khí tù đọng bên trong và em có thể hỏi bất kì điều gì em muốn.

"Và thầy cũng nên hiểu điều đó một cách rõ ràng, rằng nếu em hỏi một câu hỏi và thầy giáo ấy không trả lời nó, thế thì cả lớp sẽ hỏi cùng câu hỏi đó. Điều thầy yêu cầu không phải là một phần của thoả thuận."

Tôi thường phân phát câu hỏi của mình cho cả lớp, "Nếu thầy không trả lời tớ, thì từng người một các cậu đứng dậy và hỏi câu hỏi đó... cho tới khi thầy hết giờ!"

Nhưng ai đang ngăn cản tất cả những người này, những người có tri thức để không thấy được rằng chính tri thức của họ là rào chắn?


Đạo Nguyên là đúng rằng chứng ngộ là con người tự nhiên của bạn, là tự nhiên như trăng phản chiếu trên hồ im lặng. Không nỗ lực của bất kì bên nào, không ham muốn của bất kì bên nào... nó là việc xảy ra. Nhưng bạn đã không để cho cái hồ im lặng, trong sạch. Biết bao nhiêu là rác rưởi - nhân danh tôn giáo, nhân danh chính trị, nhân danh xã hội - đã bị áp đặt lên bạn: đó là cái tạo ra rào chắn. Và trăng đáng thương không thể phản chiếu lên bạn được. Bạn phải phá đi toàn thể bức tường đang ngăn cản bạn khỏi nhìn vào những điều này như chúng đang đấy - không như bạn đã được bảo. Bạn phải gạt đi mọi ý thức hệ đã được cấy vào trong bạn, tất cả mọi ước định của bạn.





Ngay cả những người rất thông minh tôi đã gặp cũng cư xử mê tín thế - bạn không thể nào tin nổi. Có những quốc gia mà số mười ba bị coi là con số nguy hiểm. Có lẽ ai đó chết đi hay tự tử vào ngày mười ba một thời gian trước nào đó; có lẽ ai đó nhảy từ tầng thứ mười ba của khách sạn, và bây giờ mọi người đã trở nên chắc chắn nó là vận xấu. Có những khách sạn không có phòng số mười ba; sau mười hai nó nhảy tới mười bốn. Họ không có tầng mười ba; sau tầng mười hai là đến tầng mười bốn. Đó là tầng mười ba đấy, nhưng khách sạn không thừa nhận nó là tầng mười ba.

Mọi người không lấy nhau vào ngày thứ mười ba, vì sợ rằng cuộc sống sẽ khốn khổ; và họ không nhìn quanh để xem liệu bạn lấy nhau vào ngày mười ba hay ngày mười bốn hay mười lăm, thì hôn nhân có là khổ sở không. Đừng đổ tại ngày tháng, đừng đổ tại ngày. Bản thân hôn nhân là ham muốn để bị khổ sở, ham muốn sâu bên dưới... chung phần trong khổ sở. "Em trông đẹp thế" nghĩa là, "Em trông khổ thế. Anh cũng rất khổ đây... chúng ta sống cùng nhau đi" - cứ dường như bởi việc sống cùng nhau thì khổ sẽ biến mất. Nhưng nó sẽ không biến mất, nó sẽ chỉ gấp đôi lên, nó sẽ tăng lên còn nhiều hơn gấp đôi nữa.

Toàn thế giới đều biết điều đó, nhưng chúng ta đi cùng những sự ước định của mình. Nếu bạn không có gia đình, mọi người có gia đình mà bạn biết đều rất thương bạn, "Anh chàng đáng thương, anh ta vẫn còn không gia đình; anh ta không biết hạnh phúc của khổ sở."

Khi tôi trở về từ đại học, một cách tự nhiên bố mẹ tôi quan tâm rằng tôi phải lấy vợ. Nhưng họ sợ ngay cả việc yêu cầu tôi bởi vì họ biết rằng một khi tôi nói không, thế thì điều đó là vĩnh viễn. Thế thì không có cách nào lôi tôi vào việc nói có. Họ biết tôi rõ lắm, rằng tuyệt đối không thể nào tôi sẽ nói có. Cho nên làm sao để hỏi? Đó là vấn đề của họ.

Tôi bảo họ, "Dường như là mọi người đều muốn hỏi con điều gì đó, và con sẵn sàng đây. Cho nên sao bố mẹ không hỏi điều đó đi? Bố mẹ cứ thì thào mãi với nhau."

Cuối cùng bố tôi tìm một người bạn, một luật sư toà thượng thẩm, một người rất thành công trong nghề của mình. Bố tôi yêu cầu ông này, "Chúng tôi thậm chí không ở vào vị thế để hỏi được. Bây giờ anh phải làm điều gì đó đi."

Ông ấy nói, "Đừng lo. Cả nước đều biết rằng khi tôi nhận vụ kiện trong tay..."

Bố tôi nói, "Đây không phải là toà thượng thẩm, và đây không phải là vụ kiện thường. Tôi phải báo trước cho anh - nếu bất kì rắc rối nào nảy sinh cho anh, tôi sẽ không chịu trách nhiệm đâu."

Ông ấy nói, "Rắc rối gì? Ngày nghỉ cuối tuần này tôi sẽ tới và tôi sẽ nói với con bác, và tôi sẽ chăm nom chuyện đó. Đấy chỉ là vấn đề tranh cãi."

Bố tôi nói, "Bác không biết nó, nhưng cứ tới đi. Chúng ta tất cả sẽ thích thú điều đó."

Thế là mọi người đều sẵn sàng. Ông ấy tới. Tôi chạm chân ông ấy bởi vì ông ấy là bạn bố tôi, và tôi bao giờ cũng kính trọng. Tôi nói với ông ấy, "Trước khi tranh luận bắt đầu..."

Ông ấy nói, "Tranh luận gì?"

Tôi nói, "Bác biết điều đó, cháu biết điều đó, và mọi người khác có mặt đây cũng biết điều đó. Nhưng trước khi nó bắt đầu, cháu muốn bác chân thành trả lời cho một câu hỏi: Bác có thoả mãn với hôn nhân của bác không? Cháu đã thông báo cho vợ bác, và nếu bác nói điều gì đó sai... bác gái đang ngồi ngay phòng bên."

Ông ấy nói, "Cái gì? Bà ấy ở đây à? Trời, bác không muốn dính vào chuyện này đây."

Tôi nói, "Nó đã bắt đầu đâu."

Ông ấy nói, "Bác không muốn nhận vụ này."

Tôi nói, "Đây không phải là toà án. Bác đã tới với bộ ngực ưỡn ra thế mà bây giờ bác bỗng nhiên trở thành con chuột. Cháu sẽ phải rửa tay... cháu đã chạm chân bác."

Đấy chỉ là chuyện bịa, tôi chẳng hỏi gì vợ ông ấy cả. Nhưng tôi biết rằng bà ấy thường đánh ông ấy.

Ông ấy nói, "Bố cháu nhờ bác."

Tôi nói, "Cháu hoàn toàn sẵn sàng. Nếu bác có thể thuyết phục cháu rằng hôn nhân là cách sống đúng, thì cháu sẽ lấy vợ. Nhưng nếu bác không thuyết phục được cháu thì bác sẽ phải li dị."

Ông ấy nói, "Lạy Trời, bố cháu nói đúng rằng đây sẽ là vụ khó khăn. Bác đơn giản rút lui! Bác không muốn nói một lời nào cả. Để bác nghĩ. Tuần tới bác sẽ đến."

Ông ấy chẳng bao giờ tới cả. Nhưng mọi tuần tôi lại tới nhà ông ấy và vợ ông ấy hỏi tôi, "Có chuyện gì vậy? Bất kì khi nào cháu tới là ông ấy lại trốn vào buồng tắm. Bác gõ cửa buồng tắm và ông ấy nói, 'Không, tôi không thể ra ngay lúc này được. Bảo nó để tôi một mình. Tôi đã trở nên sợ nó đến nỗi tôi không thể đi ra chợ được, bởi vì - ai mà biết được? - nó có thể dừng tôi ngay giữa phố và bắt đầu tranh luận. Mà tôi thì không thể đảm đương được...'"

Cho nên bà vợ nói với tôi, "Nhưng vấn đề là gì? Sao ông ấy lại sợ thế?"

Tôi nói to lên cho ông luật sư nghe thấy, "Bác ra đi nếu không cháu sẽ kể cho vợ bác đấy."

Ông ấy lập tức ra ngay. Ông ấy nói, "Tha cho bác đi. Vì Trời, cháu vứt chuyện này đi. Bác sẽ không bao giờ nhắc tới chủ đề này với cháu hay bất kì ai..."

Bà vợ nói, "Nhưng câu chuyện là thế nào mà ông sợ thế vậy? Ông vã mồ hôi mà nhà thì đang bật điều hoà. Ông trốn tránh và ông bảo tôi nói dối rằng ông không ở nhà. Và nó lại là người ương ngạnh lắm, nó cứ tới mãi."

Tôi nói, "Đây là vấn đề, bác phải làm quan toà. Người này, chồng bác, muốn cháu kết hôn. Ý kiến của bác là gì?"

Bà ấy nói, "Kết hôn à? Nếu cháu muốn khổ, thì kết hôn. Nhìn người này đi. Bác đã cải tạo ông ấy từ cái ngày chúng ta lấy nhau. Bác gần như đã kết thúc ông ấy. Ông ấy tranh cãi ở toà thượng thẩm như con sư tử, còn ở nhà ông ấy chỉ là con chó lạc. Ngay cả trẻ con cũng hiểu điều đó. Ngay cả trẻ con cũng doạ tống tiền được ông ấy, 'Bác cho chúng con năm ru pi, nếu không chúng con sẽ mách mẹ.' Và ông ấy thậm chí không thể hỏi được chúng sẽ mách cái gì; nhưng thế là đủ rằng ông ấy đã nói chuyện với vợ nhà hàng xóm một cách tình tứ thế." Bởi vì thế thì vợ sẽ thực sự nguy hiểm, bà ấy sẽ đánh ông ấy. Bây giờ anh chàng đáng thương kia chết.

Tôi bảo với bố mẹ tôi và gia đình tôi, "Đừng đem người khác vào một cách không cần thiết, bởi vì về nền tảng là con chống lại hôn nhân. Không có vấn đề hôn nhân của con, chính điều nền tảng với con là hôn nhân là khái niệm sai."

Hai người có thể yêu nhau và sống cùng nhau và khoảnh khắc yêu của họ biến mất - như mọi thứ biến mất trên thế giới này - họ nên ra đi với lòng biết ơn lẫn nhau, với tình bạn, với kỉ niệm vui vẻ về những ngày của quá khứ. Hôn nhân tuyệt đối là phi tự nhiên. Đó là lí do tại sao bạn không thấy con vật nào trong bệnh viện tâm thần. Bạn không thấy chúng nằm trên tràng kỷ của nhà phân tâm, chúng không phát điên.

Con người đã có biết bao nhiêu tầng bị áp đặt lên mình về mọi thứ; người đó nghĩ tất cả những ý nghĩ này đều là của riêng mình. Là người tìm kiếm bạn phải phân biệt rất cẩn thận giữa cái gì là của bạn và cái gì đã được trao cho bạn. Và khoảnh khắc bạn bắt đầu phân loại nó ra, bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng bạn chẳng có gì là của riêng mình cả. Bạn chỉ là cái hồ im lặng. Và trong cái hồ im lặng đó phật tính của bạn phát sinh. Bản tính của bạn hiện hữu, trong thuần khiết của nó, trong huy hoàng của nó, trong phúc lạc của nó.

Và không ai định ngăn cản bạn khỏi trở nên chứng ngộ. Những người kia - các thầy giáo kia, các bố mẹ kia - họ không nhận biết; họ đều vô ý thức... Họ cũng là nạn nhân của bố mẹ họ, của thầy giáo họ, của các giáo sĩ, các học giả, các shankaracharyas và các giáo hoàng của họ. Họ cũng là những nạn nhân, và họ đã trao cho bạn như của thừa kế của họ tất cả mọi đau khổ của họ và mọi khốn khổ của họ. Bây giờ bạn phải trút tải trọng đó sang bên. Phật tính là cái ta tự nhiên của bạn. Gạt sang bên mọi thứ không nảy sinh bên trong bạn, không nở hoa bên trong bạn.

Theo một cách nào đó, lúc đầu bạn sẽ cảm thấy nghèo nàn. Mọi tri thức của bạn đều mất đi, mọi điều mê tín của bạn đều mất đi, tôn giáo của bạn mất đi, các ý thức hệ chính trị của bạn mất đi - bạn sẽ cảm thấy rất nghèo nàn. Nhưng nghèo nàn này lại cực kì có giá trị, bởi vì chỉ trong nghèo nàn này mới nảy sinh ra giầu có của bạn, những bông hoa tự nhiên của bạn, niềm cực lạc tự nhiên của bạn. Con người tự nhiên không bị phá huỷ bởi chứng ngộ. Nhưng bạn lại không tự nhiên, bạn bị ô nhiễm.

Và mọi người đều đang làm hại mọi người khác bằng việc tạo ra những ước định này. Trong một xã hội tốt hơn trẻ con sẽ không được dạy theo bất kì tôn giáo nào, bất kì chính trị nào. Chúng sẽ được dạy cách nghĩ, cách hoài nghi; không dạy cách tin tưởng. Chúng sẽ được dạy để nhiều thông minh hơn, để nhiều suy nghĩ hơn. Và toàn thế giới sẽ đầy những người chứng ngộ.

Chứng ngộ chính là bản tính tự nhiên của bạn. Đây là đóng góp vĩ đại của Thiền. Tất cả các tôn giáo khác đều là những hệ thống đức tin, Thiền không phải vậy. Tất cả các tôn giáo khác sẽ yêu cầu bạn tin vào Thượng đế, vào thiên đường, vào địa ngục. Tất cả các tôn giáo khác sẽ có cả nghìn lẻ một đức tin. Thiền không có hệ thống đức tin nào. Toàn thể nỗ lực của nó là để khám phá cái ta tự nhiên của bạn, cái bị che phủ bởi bụi bặm của đủ mọi loại ý định tốt, của những ý nghĩ đẹp, của những đức tin lớn. Tất cả những bụi bặm đó đều phải bị lau sạch đi. Và thế thì bạn được bỏ lại một mình trong bản tính của bạn.

Bài cú của Hoitsu:

Phật:

Hoa anh đào

trong ánh trăng.

Đơn giản thế. Đẹp thế.

Phật:

Hoa anh đào

trong ánh trăng.

Ryota viết:

Ánh trăng vằng vặc:

Giá như tôi được sinh lại -

là cây thông trên đỉnh đồi!

Ông ấy đang hỏi rằng nếu ông ấy sẽ được sinh ra lần nữa, thì ông ấy muốn là cây thông trên đỉnh đồi. Trăng đẹp thế, treo trên cây thông đỉnh đồi...

Những người này không phải là các nhà thơ thường. Họ đang diễn đạt niềm khao khát đích thực được tự nhiên, an bình, im lặng... Cây thông trên đỉnh đồi!... bởi vì con người dường như điên rồ thế.

Bài thơ Thiền khác:

Việc tìm ngài

lấy đi sức mạnh của tôi

Một đêm tôi theo

ngón tay trỏ của mình -

Trăng chưa bao giờ như vậy!

Những người này là các nhà thơ tự nhiên. Họ đã vứt bỏ mọi ý thức hệ. Họ đã bắt đầu có mối quan hệ với cây thông và mây và sét; với đồi núi, với dòng sông, với đại dương. Họ đã vứt bỏ thế giới loài người tuyệt đối giả tạm và họ thu lại căn nguyên của mình trong tự nhiên.

Theo cái nhìn của tôi, đây là tôn giáo duy nhất trên thế giới xứng đáng gọi là tôn giáo. Tất cả mọi tôn giáo khác đều chỉ là sự khai thác con người và khai thác sự tìm kiếm bản thân người ta. Chúng đều là việc chệch hướng, việc sao lãng. Chúng đưa bạn xa khỏi bản thân bạn, chúng không đem bạn về nhà.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Đạo Nguyên dường như nói rằng chứng ngộ càng chạm sâu vào con người người ta, thì chứng ngộ càng có hiệu lực. Có đúng là không có mức độ của chứng ngộ không - có đúng là người ta hoặc chứng ngộ hoặc không - nhưng chứng ngộ đó, như rượu vậy, trở nên ngày một chín muồi không?

Maneesha, hiểu biết của bạn là đúng. Không có mức độ của chứng ngộ - hoặc bạn chứng ngộ hoặc không chứng ngộ. Nhưng chắc chắn, khi chứng ngộ sâu sắc thêm, chín muồi, đạt tới chính gốc rễ của bạn... Đó là biểu tượng đúng: như rượu, càng lâu càng tốt hơn.

Có những người tuyển chọn rượu... Bạn có thể thấy rượu năm mươi năm, rượu một trăm năm - chúng tất cả đều là rượu. Rượu tươi vừa mới được cất ra từ vườn cũng là rượu. Nhưng rượu một trăm năm đã đạt tới phẩm chất nào đó của mạnh mẽ, đậm đặc, điều vốn thiếu trong rượu mới cất. Có những chuyên gia trên thế giới có thể nói đích xác, chỉ bằng việc nhấm nháp, rượu đó lâu bao nhiêu năm.

Chuyện xảy ra trong quán rượu rằng một người nói với người phục vụ quầy, "Đây là một trăm đô la. Nếu anh thực sự đánh bạc với tôi, tôi sẽ nếm bất kì rượu nào anh muốn tôi nếm và tôi sẽ nói cho anh đích xác năm cất của nó." Điều đó không thể nào tin được, bởi vì việc thử rượu là nghệ thuật rất tinh tế. Lời đề nghị được chấp thuận. Mỗi lần anh ta nói đúng năm rượu được chế tạo, người phục vụ quầy sẽ trả cho anh ta một trăm đô la.

Anh ta cứ nếm và nói đích xác năm chế tạo. Điều đó đáng ngạc nhiên thế, tất cả mọi người uống và người say đang ngồi đó ở các ghế khác đều tụ tập lại xung quanh; ngay cả những người đã hoàn toàn say cũng trở nên tỉnh, "Chuyện gì xảy ra vậy?" Và người này cũng ngạc nhiên.

Thế rồi bỗng nhiên một người từ đằng sau nói, "Tôi cũng muốn tham gia vào cuộc thi này bởi vì tôi có rượu đây. Nếu ông có thể nói được cho tôi..."

Thế là anh ta đem tới một cốc đầy. Người này nếm nó, nhổ ra, và anh ta nói, "Anh ngốc. Đây là nước đái người!"

Nhưng người này nói, "Của ai? Tôi biết nó là nước đái người - nhưng của ai? Chừng nào ông chưa thể nói được cho tôi của ai, thì ông vẫn không phải là người nếm vĩ đại."

Chứng ngộ chắc chắn không có cấp bậc, nhưng khi thời gian trôi qua nó sâu sắc thêm, sắc nét thêm, chín muồi, trở nên ngày một phong phú hơn.

Trước khi chúng ta đi vào việc thiền hàng ngày của mình... Tre im lặng thế, chỉ chờ đợi tiếng cười của bạn. Và nhớ một điều, khi bạn cười, đừng cười theo.

Thứ hai là, khi bạn cười, cười một cách toàn bộ, không cân nhắc gì. Đừng giữ lại cái gì. Học cách cười của Sardar Gurudayal Singh đi, người cười cho chính mình - trò cười thực sự. Anh ấy là người duy nhất trên toàn thế giới mà tôi đã bắt gặp cười trước chuyện cười. Có những người cười ở giữa chuyện cười bởi vì họ bỗng nhiên hiểu ra điều sắp xảy ra. Nhưng từ ngay ban đầu, khi tôi thậm chí còn chưa bắt đầu... đó mới là con người thực và đích thực của tiếng cười. Và tôi biết... anh ấy có đệ tử của mình. Anh ấy là sannyasin già, rất đáng kính trọng. Mọi người ngồi quanh anh ấy chỉ để có tiếng cười sảng khoái.

Joe Speak-Easy, luật sư thành công, lấy một người đàn bà thường xuyên làm tình làm tội anh ta. Cô ấy cằn nhằn anh ta về dáng vẻ anh ta, về anh ta uống rượu nhiều, về anh ta yêu cô ấy ít thế - về gần như mọi thứ. Cho nên Joe bắt đầu ở lại văn phòng mình về sau để tránh cô ấy.

Một hôm, sau nhiều tuần cãi hộ cho khách hàng có tên William Wright người đang bị xử về tội giết người, Joe về nhà rất thất vọng. Anh ta đã thua vụ kiện, và Wright sắp bị hành hình đêm đó trừ phi có lệnh ân xá của thống đốc cho anh ta.

Khi Joe vào nhà, vợ anh ta bắt đầu, "Anh đã ở đâu? Bây giờ là quá mười giờ rồi."

"A, cằn nhằn, cằn nhằn, cằn nhằn," anh ta nói một cách phẫn nộ, và đi vào uống rượu.

"Ngay khi anh về nhà," chị vợ cằn nhằn, "anh bắt đầu uống rượu. Thậm chí chẳng thèm chào em nữa!"

"A, cằn nhằn, cằn nhằn, cằn nhằn," Joe thở dài. Thế rồi anh ta lên tầng đi tắm, bảo vợ rằng anh ta đang đợi cú điện thoại của thống đốc.

Trong khi anh ta đang trong nhà tắm, thì có điện thoại - Wright đã được ân xá. Vợ Joe quyết định đích thân báo cho anh ta tin tốt lành này. Khi cô ấy vào phòng tắm Joe đang đứng trần truồng, uốn theo bồn tắm.

"Này, Joe," vợ anh ta nói. "Họ không treo cổ Wright đêm nay đâu."

Joe càu nhàu lại, "A, cằn nhằn, cằn nhằn, cằn nhằn!"

Già Zeb, bác nông dân nông thôn Virginia, đã giao cấu với một trong những con lợn ưa thích của mình trong nhiều năm. Bỗng nhiên, Zeb bị dằn vặt bởi mặc cảm và lương tâm, điều đã hành hạ bác ta nhiều đến mức bác ta quyết định đi tới nói cho linh mục về điều đó trong buổi thú tội. Cha Fungus bị choáng và ông ta thực sự không biết làm sao giải quyết chuyện này.

"Này," linh mục nói với già Zeb," nói cho tôi, đấy là con lợn đực hay lợn cái?"

"Nó là con cái, tất nhiên," Zeb khụt khịt. "Cha nghĩ tôi là cái gì - loại đồi bại gì?"

Giáo hoàng Polack đang ngồi trên tầu hoả bên cạnh Ronald Reagan trên đường trở về Washington từ Killjews, Alabama. Giáo hoàng khơi mào cuộc đối thoại với hai anh chàng da đen to lớn, Rufus và Leroy, trong khoang.

"Xin chào các quí ông," giáo hoàng nói. "Các anh đi đâu?"

"DC" Rufus nói.

"Anh ấy nói gì vậy?" ông tổng thống hơi điếc hỏi.

"Anh ta nói họ đang đi tới Washington, DC - cũng giống như chúng ta," giáo hoàng nói. "Nói cho tôi," Polack tiếp tục, "điều gì đem các anh tất cả đều tới Washington vậy?"

"Chúng tôi biết một chíp thực ở đó," Leroy mỉm cười.

"Anh ta nói gì vậy?" Ronnie nặng tai hỏi.

"Anh ta nói có bạn gái ở đó," giáo hoàng quát to cho tổng thống. Thế rồi quay sang các anh chàng da đen, Giáo hoàng Polack nói, "Cô ấy phải là cô gái cho các ông tất đều theo đường đi tới gặp cô ấy."

"Con người, tôi sẽ nói," Rufus mỉm cười.

"Chắc chắn," Leroy nói. "Cô ấy là mụ lẳng lơ thực sự trơ tráo. Cô ấy đi đôi bốt đen có cựa, mang chiếc roi và mê trong mọi khoái cảm được biết tới cho đàn ông!"

"Anh ta nói gì?" ông tổng thống điếc hét lên.

Giáo hoàng Polack quay sang Ronnie và la lên, "Anh ta nói họ biết Nancy!"

Bây giờ...

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng... nhắm mắt lại... không chuyển động thân thể. Thu tâm thức bạn vào bên trong. Đi sâu hơn... và sâu hơn... giống như mũi tên xuyên qua mọi tầng rác rưởi. Đi vào trong trung tâm bạn. Trong khoảnh khắc im lặng này, trong khoảnh khắc hồn nhiên này, bạn không còn là cái bóng của mình. Bạn là bản thân mình. Việc là bản thân mình này được gọi là "trăng lên," hay "phật phát sinh." Từng người trong bản tính mình đều là phật... người chứng ngộ, người thức tỉnh. Mọi người đều chỉ là hạt mầm... người đó chỉ cần tìm thấy mảnh đất tốt để biến mất trong đó, để tản mát nhân cách mình, hiểu biết của mình, tâm trí mình... Và bỗng nhiên trăng được phản chiếu trong hồ. Và bỗng nhiên thông trên đỉnh đồi chạm vào trăng. Và bỗng nhiên từ không đâu cả nảy sinh phật tính của bạn. Nhớ điều này - hai mươi bốn giờ - không một ý nghĩ, nhưng như cơn đau tim, để cho nó trở thành dòng chảy ngầm. Bất kì điều gì bạn đang làm đều trở nên khác bởi vì bạn khác. Cái chạm của bạn bây giờ có vẻ duyên dáng; nụ cười của bạn có sự chân thành; mắt bạn trở thành như hồ im lặng. Hành động của bạn phản chiếu trái tim bạn, con người bạn, niềm vui của bạn, điệu vũ của bạn. Không có thượng đế nào khác. Không có đền chùa nào khác. Ngoại trừ bạn - được thức tỉnh tới vinh quang tràn đầy của bạn, tới huy hoàng tràn đầy của bạn - không có tôn giáo nào.

Để làm điểm này được rõ ràng hơn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi... buông bỏ... chết đi... thân thể này, tâm trí này, mọi thứ của thế giới này. Cái còn lại chỉ là bầu trời thuần khiết, hoàn toàn phúc lạc, cực lạc vô cùng. Đây là ngôn ngữ đã bị lãng quên của bạn. Loại im lặng này, việc đi sâu vào bản thân bạn, có thể nối bạn với sự tồn tại. Và được nối với sự tồn tại, toàn thể cuộc sống trở thành liên hoan, lễ hội. Không chỉ sống, mà cả chết, bởi vì không có chết. Chỉ có sống và sống và sống, và những đỉnh cao hơn và những thung lũng sâu hơn. từ sự tồn tại vô thuỷ tới vô chung, bạn lan toả. Mọi thứ bằng cách nào đó ở trong bạn. Mặt trời lên bên trong bạn và mặt trăng treo bên trong bạn, và các vì sao là một phần của bầu trời bên trong bạn. Nhớ rằng bầu trời bên trong bao la hơn bên ngoài. Được phúc lành là những người đã nếm trải nước quả bên trong này của sự tồn tại thuần khiết.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại... nhưng đừng bỏ lại kinh nghiệm này đằng sau. Ngồi xuống và thu lấy kinh nghiệm này - niềm vui của nó, phúc lành của nó. Và nhớ đừng quên. Nó phải trở thành việc thở thường xuyên, thành nhịp tim đập. Chỉ thế thì bạn mới cảm thấy được hoàn thành. Chỉ thế thì bạn mới cảm thấy mình không vô nghĩa. Chỉ thế thì cuộc sống của bạn mới có vẻ hùng vĩ. Hùng vĩ này đã có đó rồi, bạn chỉ phải phát hiện ra nó. Chỉ vài tầng bụi bặm - loại bỏ chúng đi. Chúng ta thiền mọi tối đơn giản để cho bạn cứ làm sâu thêm ngày càng nhiều, để cho rượu trở thành ngày một lâu năm hơn. Để cho phật tính của bạn trở thành chắc chắn tuyệt đối. Nó không phải là luận cứ, nó là kinh nghiệm.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật và sự tụ hội của họ ở đây được chứ?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 6Quay Về Mục Lục

Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post