Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo – Cổng Vàng – Osho
(Tập 1)
Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng
Chương 5. Thế Giới Bên Trong Bạn
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 1)' ê
Thầy tôn kính nói:
Đạo biểu lộ cả như trong và đục, cả như động và tĩnh.
Trời trong, đất đục.
Trời động, đất tĩnh.
Nam trong, nữ đục.
Nam chủ động, nữ thụ động.
Biểu lộ từ bản chất gốc rễ, Đạo chảy mãi tới điều cuối cùng của
mọi sự, đem tới trời và đất và mọi thứ ở giữa.
Trong là nhân của đục, và động là nhân của tĩnh.
Đạo giáo không phải là
tôn giáo theo nghĩa thường của từ này, nó không phải là cái gọi là tôn giáo; nó
đích thực là tôn giáo. Nhưng để đích thực là tôn giáo về căn bản nó phải có
tính khoa học. Khoa học và tôn giáo là tách rời chỉ khi có liên quan tới chiều
hướng của chúng,
nhưng không tách rời
trong cách tiếp cận của chúng. Tôn giáo có thể có tính khoa học mà không là
khoa học; khoa học có thể có tính tôn giáo mà không là tôn giáo. Đạo có tính
khoa học mà không là khoa học.
Khoa học nghĩa là cố biết
thế giới khách thể mà không có định kiến nào, không có kết luận tiên thiên nào.
Cùng điều đó là đúng về thế giới bên trong, thế giới chủ thể. Người ta phải tiếp
cận tới nó cũng không có kết luận nào. Nhà khoa học không thể là người Hindu
hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo; nếu người đó có đó thì người đó
không có tính khoa học. Ít nhất trong nỗ lực khoa học của mình, người đó phải gạt
sang bên mọi định kiến của mình.
Nếu Galileo vẫn còn là
người Ki tô giáo, thế thì ông ấy không thể khám phá ra chân lí rằng mặt trời
không quay quanh trái đất. Nếu Copernicus vẫn còn là người Ki tô giáo ngay cả
khi ông ấy đang làm nghiên cứu khoa học, thế thì ông ấy không thể đi ra ngoài
Kinh Thánh được. Và Kinh Thánh đã cổ nhiều nghìn năm rồi; nó chứa khoa học của
thời đó. Nó rất nguyên thuỷ - nó nhất định là vậy.
Mọi kinh sách tôn giáo
đều chứa những điều thực nào đó mà chúng không nên chứa. Những điều đó không phải
là sự kiện tôn giáo; chúng liên quan tới thế giới khách thể. Nhưng vào những
ngày xưa ấy mọi thứ đã được soạn vào kinh sách tôn giáo - chúng là kinh sách
duy nhất. Kinh sách tôn giáo đã vận hành trong thế giới trong hàng nghìn năm
như từ điển bách khoa: mọi thứ được biết, được khám phá, được lí thuyết hoá, được
thu thập trong chúng.
Veda ở Ấn Độ có tên là
samhitas; samhita nghĩa là biên soạn, tuyển tập. Chức năng của chúng đích xác là
chức năng của từ điển bách khoa Britannica. Mọi thứ được biên soạn trong chúng:
văn học của thời đó, khoa học của thời đó, thiên văn học của thời đó, địa lí, lịch
sử, nghệ thuật; mọi thứ mà có thể biết được đều được biên vào. Khi con người tiến
bộ lên, mọi thứ đã trở nên ngày càng chuyên môn hoá.
Khoa học nghĩa là việc
tìm kiếm chân lí trong thế giới khách thể; tôn giáo nghĩa là việc tìm kiếm chân
lí trong thế giới chủ thể. Cũng như có thế giới bên ngoài bạn, có thế giới bên
trong bạn nữa. Và, tất nhiên, thế giới bên trong là có ý nghĩa nhiều hơn vì nó
là bên trong của bạn, nó là chính bản thể bạn, nó là tính chủ thể của bạn.
Nhưng về thế giới bên trong chúng ta vẫn rất không khoa học - chúng ta vẫn sống
qua niềm tin. Về thế giới bên ngoài chúng ta đã trở nên chín chắn thêm chút ít;
chúng ta sẵn sàng vứt bỏ bất kì niềm tin nào. Nếu sự kiện nào đó được khám phá
mà đi ngược lại các lí thuyết cũ hơn của chúng ta, chúng ta vứt bỏ lí thuyết cũ
hơn để thiên về lí thuyết mới. Nhưng cùng điều này là không đúng về cái bên
trong; với cái bên trong chúng ta có níu bám rất sâu.
Đạo theo cách đó là
cách tiếp cận khoa học vào cái bên trong - bạn có thể gọi nó là khoa học về chủ
thể, khoa học về bản thể. Đây là một trong những điều có ý nghĩa nhất cần nhớ
trong khi chúng ta sẽ thiền về những lời kinh này của Cát Hồng.
Điều thứ hai cần nhớ là
ở chỗ Đạo là khải lộ đầu tiên, việc nhận ra, về sự kiện là sự tồn tại là phân cực.
Không tôn giáo nào khác đã từng rõ ràng thế về sự kiện cực kì có ý nghĩa này.
"Sự tồn tại là phân cực" nghĩa là sự tồn tại là không logic, nó là biện
chứng, nó không có tính Aristotel, nó có tính Hegel.
Logic là đơn giản,
logic là tuyến tính; biện chứng là phức tạp hơn chút ít. Nó không đơn giản bởi
vì biện chứng là có thể chỉ nếu cái đối lập cũng được tham gia trong nó; nếu
cái đối lập không có đó, sẽ không có biện chứng. Không thể có điện nếu không có
hai cực, cực dương và cực âm. Điện là không logic, nó là phi logic hoàn toàn -
nó là biện chứng. Không thể có nhân loại nếu không có năng lượng nam và năng lượng
nữ. Cứ nghĩ về một nhân loại chỉ gồm đàn ông hay đàn bà mà xem: nó sẽ chết, nó
sẽ không có khả năng sống - nó sẽ không có năng lượng nào để sống. Năng lượng
được tạo ra bởi sự cọ sát với cái đối lập.
Ý kiến của Hegel là:
chính đề cần phản đề. Chừng nào không có chính đề bị đối lập bởi phản đề, không
có tính năng động; cuộc sống trở thành tù đọng. Vật chất là có thể chỉ nếu có
tâm thức, và ngược lại. Trời và đất, Thượng đế và sự tồn tại, ngày và đêm, mùa
hè và mùa đông, sinh và tử, đây là các cực đối lập nhau. Nhưng đối lập chỉ là
biểu hiện bề ngoài; sâu bên dưới chúng là phần bù.
Điều Hegel đã phát hiện
ra chỉ mới hai trăm năm trước, Đạo nhân đã phát hiện ra gần năm nghìn năm trước.
Họ là người tiên phong của biện chứng; họ là những nhà biện chứng học đầu tiên
của thế giới. Họ đã đóng góp một trong những sáng suốt lớn lao nhất cho sự tồn
tại: bạn sẽ thấy nó ở mọi nơi.
Cuộc sống không thể tồn
tại cho dù một khoảnh khắc mà không có cái đối lập của nó bởi vì nó phụ thuộc
vào cái đối lập. Đối lập chỉ là biểu hiện bề ngoài; sâu bên dưới chúng là những
phần bù. Chúng phải vậy - chúng phụ thuộc vào nhau. Đàn ông không là đàn ông nếu
không có đàn bà, đàn bà không là đàn bà nếu không có đàn ông; họ phụ thuộc vào
nhau.
Đó là lí do tại sao có
cái gì đó thiếu trong mối quan hệ đồng dục nam hay đồng dục nữ - không có biện
chứng. Mối quan hệ đồng dục nam là logic hơn nhiều, nhớ lấy, và bởi vì nó là
logic nó là đơn giản; bởi vì nó là logic ít có phức tạp về nó, ít xung đột trong
nó. Không phải ngẫu nhiên mà những người đồng dục nam được gọi là người
"gay-vui vẻ" - họ vui vẻ! Họ hạnh phúc hơn người dị dục vì không có
xung đột. Đàn ông có thể hiểu được đàn ông khác dễ dàng hơn anh ta có thể hiểu
đàn bà. Đàn bà có thể hiểu đàn bà khác dễ dàng hơn nhiều việc cô ấy có thể hiểu
đàn ông vì đàn ông là sự tồn tại khác toàn bộ. Cách thức của họ khác: họ vận
hành từ các trung tâm khác nhau. Với nhau họ trông ngớ ngẩn.
Đàn ông vận hành qua
trí tuệ; đàn bà vận hành qua trực giác. Đàn ông đi vào mọi thứ qua lập luận;
đàn bà đơn giản nhảy vào kết luận mà không đi qua lập luận nào. Đàn ông đơn giản
chưng hửng! Anh ta không thể tìm được manh mối nào. Anh ta có thể đã sống với
người đàn bà trong cả đời mình, dầu vậy đàn bà vẫn còn là điều huyền bí. Và
cùng điều đó là đúng cho đàn bà: đàn ông vẫn còn là điều huyền bí. Anh ta không
thể nào hiểu được những điều đơn giản mà cô ấy có thể thấy rõ ràng: rằng hút
thuốc có thể đem lại ung thư. "Sao anh cứ hút thuốc? Uống rượu sẽ giết chết
anh sớm hơn. Thế thì tại sao anh đang tự đầu độc mình?"
Vợ của Mulla Nasruddin
nói với anh ta... Một đêm khi anh ta đang uống whisky, cô ấy bảo anh ta,
"Em đã bảo anh cả nghìn lẻ một lần, thôi mọi điều vô nghĩa này đi! Đây là
đầu độc chậm chạp! Đây là tự tử dần!"
Nasruddin nhìn cô ấy và
nói, "Em đừng cường điệu lên! Em có bảo anh cả nghìn lẻ một lần đâu - có
thể vài chục lần thôi. Đừng phóng đại lên thế. Hơn nữa, anh không vội vàng gì,
cho nên cứ để nó đầu độc chậm đi! Anh không vội chết."
Đàn ông và đàn bà thường
xuyên tranh cãi về từng và mọi thứ; họ chưa bao giờ đồng ý về bất kì cái gì. Họ
không thể đồng ý được: bởi chính bản chất của họ đồng ý là không thể được. Bao
giờ cũng có căng thẳng. Do đó người vui vẻ là vui vẻ thực sự. Khi bạn thấy hai
người đồng dục nam tay trong tay đi dạo buổi sáng bạn có thể thấy niềm vui này!
Bạn chưa bao giờ thấy niềm vui đó giữa chồng và vợ - không thể được. Mối quan hệ
đồng dục nam là đơn giản; nhưng bởi vì nó đơn giản, bởi vì không có căng thẳng
trong nó, không xung đột trong nó, cũng không có trưởng thành nữa. Không có đau
đớn trong nó, do đó nó tù đọng. Không có nhiều ngạc nhiên trong nó.
Đàn bà bao giờ cũng vẫn
còn được khám phá bởi đàn ông, và ngược lại. Bạn không thể vét cạn việc khám
phá đàn ông hay đàn bà. Nếu bạn thuộc về cực đối lập đó là khám phá vô tận; bạn
sẽ không bao giờ đi tới kết luận.
Sự tồn tại là không
logic, và điều đó là tốt, bằng không chắc đã chỉ có chết và không có sống. Nếu
Thượng đế có tính Aristotel thì chắc đã không có cuộc sống chút nào. Chắc đã
không có an bình đâu cả - không ai biết nó, không ai kinh nghiệm nó. Điều tốt
là Thượng đế có tính Hegel, rằng ngài đã tạo ra các cực.
Đạo nói về âm và dương:
đó là cách tiếp cận nền tảng nhất tới việc hiểu sự tồn tại. Và bạn phải đi sâu
vào trong nó.
Có hấp dẫn lớn giữa đàn
ông và đàn bà bởi lẽ đơn giản là họ là huyền bí cho nhau. Cùng một điều tạo ra
xung đột và cùng một điều tạo ra hấp dẫn. Họ càng xa nhau, khoảng cách giữa họ
càng lớn, hấp dẫn giữa họ càng nhiều.
Trong xã hội hiện đại,
đặc biệt trong các nước tiên tiến, sự hấp dẫn này đang biến mất bởi lẽ đơn giản
là đàn ông và đàn bà đang tới gần nhau thế, họ đang trở thành gần tương tự. Họ
ăn mặc như nhau, họ cả hai đều bắt đầu hút thuốc, họ cả hai cùng uống rượu, họ
cả hai đều cư xử theo cùng cách, họ cả hai dùng cùng ngôn ngữ. Phong trào giải
phóng phụ nữ đã đóng góp nhiều cho điều vô nghĩa này.
Phong trào giải phóng
phụ nữ đang dạy đàn bà trên khắp thế giới là giống đàn ông - mạnh mẽ, thô bạo,
hùng hổ. Họ có thể hùng hổ và họ có thể thô bạo, nhưng họ sẽ đánh mất cái gì đó
có giá trị mênh mông: họ sẽ đánh mất nữ tính của họ. Và khoảnh khắc họ trở
thành giống như đàn ông, họ sẽ không còn huyền bí gì nữa. Đây là cái gì đó mới
xảy ra trên thế giới; nó chưa bao giờ xảy ra trước đây.
Hiền nhân trí huệ của thời cổ đại bao giờ cũng làm điều đó rõ ràng cho các xã hội cổ: làm đàn ông và đàn bà phân biệt nhất có thể được. Tự nhiên làm cho họ phân biệt, nhưng văn hoá cũng nên giúp cho họ phân biệt. Điều đó không có nghĩa là họ không bình đẳng; họ là bình đẳng nhưng họ là khác nhau, họ là duy nhất. Bình đẳng không có nghĩa là tương tự; bình đẳng không nên bị hiểu lầm là tương tự. Tương tự không phải là bình đẳng. Và nếu đàn bà bắt đầu trở nên giống như đàn ông họ sẽ không bao giờ bình đẳng với đàn ông, nhớ lấy.
Phong trào giải phóng
phụ nữ đang làm điều hại nào đó rất sâu cho sự nghiệp của phụ nữ trên thế giới,
và điều này sẽ là điều hại: họ sẽ trở thành bản sao giấy than của đàn ông, họ sẽ
có loại tồn tại phụ. Họ sẽ không là đàn ông thực bởi vì họ không thể hùng hổ một
cách tự nhiên được. Họ có thể giả vờ, họ có thể trau dồi hùng hổ, họ có thể thô
bạo, nhưng điều đó sẽ chỉ là mẽ ngoài; sâu bên dưới họ sẽ vẫn còn mềm yếu. Và
điều đó sẽ tạo ra chia chẻ trong bản thể họ, điều đó sẽ tạo ra tinh thần phân
liệt trong bản thể họ. Họ sẽ chịu đựng từ nhân cách kép và họ sẽ mất điều huyền
bí của họ. Họ sẽ tranh cãi với đàn ông bằng cùng logic. Nhưng họ sẽ giống đàn
ông và họ sẽ trở thành xấu. Phi tự nhiên là xấu; tự nhiên là đẹp.
Tôi muốn họ bình đẳng với
đàn ông, nhưng ý tưởng về tương tự nên được bỏ đi. Thực ra, họ nên trở nên
không tương tự nhiều nhất có thể được; họ nên giữ tính duy nhất của họ không bị
động chạm tới. Họ nên trở thành nữ tính ngày một nhiều hơn, thế thì điều huyền
bí được làm sâu sắc lên. Và đó là cách thức của sự tồn tại, cách thức của Đạo.
Chỉ một nhà tâm lí hiện
đại, Carl Gustav Jung, có sáng suốt nào đó về cách tiếp cận Đạo này. Ông ấy là
người duy nhất ở phương Tây đã suy tư và học tập về Đạo giáo sâu sắc; ông ấy đã
đưa Đạo giáo vào trong tâm lí của ông ấy, và ông ấy đã mang Đạo giáo về thời
nay. Nếu bạn muốn hiểu Đạo giáo điều tốt là hiểu Carl Gustav Jung và hiểu biết
của ông ấy về Đạo giáo; ông ấy đã đi theo đường đúng. Nhưng sau cái chết của
ông ấy công việc đó đã dừng lại. Ông ấy đã lấy chỉ một vài bước - bởi vì Đạo giáo
là đại dương bao la - ông ấy đã đi theo hướng đúng, nhưng công việc này đã dừng
lại. Nó phải được làm sâu sắc hơn. Nhiều người nữa phải làm việc để làm cho
sáng suốt này thành hiện đại vì ngôn ngữ là cổ và đôi khi ngôn ngữ cổ là rào chắn.
Chẳng hạn, đọc những lời
kinh này nhiều đàn bà sẽ cảm thấy chút ít bị xúc phạm. Nhưng Cát Hồng không ngụ
ý xúc phạm; ông ấy đơn giản dùng cách thức cổ. Ông ấy có thể làm gì được? Đó là
cách thức trong những ngày đó. Không có đánh giá - ông ấy không nói rằng nam là
cao hơn và nữ là thấp hơn - điều đó phải được nhớ thường xuyên, bằng không bạn
sẽ lập tức trở nên bị đóng. Đặc biệt đàn bà sẽ trở nên bị đóng với lời kinh
này; họ sẽ không có khả năng hiểu. Và những đàn bà đó người, không may, đã bị gắn
với Phong trào giải phóng phụ nữ, sẽ lập tức trở nên bị đóng; họ sẽ không có khả
năng hiểu cái hay của kinh này. Cho nên đặc biệt với họ tôi đã nhắc bạn rằng đó
không phải là nam tính và nữ tính sinh học được ngụ ý, mà là tâm lí học.
Đàn ông không nhất thiết
mang nam tính, đàn bà không nhất thiết mang nữ tính. Đàn bà có thể mang nam
tính, chẳng hạn, Joan of Are hay, ở Ấn Độ, Laxmibhai. Những đàn bà này đều là
chiến binh, người lính lớn; họ không nữ tính chút nào. Về sinh học, tất nhiên,
họ là nữ, thân thể họ là thân thể của đàn bà, nhưng chính linh hồn họ là linh hồn
đàn ông. Họ phải được coi là nam. Và có những đàn ông - nhà thơ, vũ công, nhạc
sĩ, ca sĩ, hoạ sĩ - những người rất nữ tính. Bản thể họ mềm dịu, tròn trĩnh tới
mức về tâm lí họ là đàn bà. Họ có thể có khả năng sinh con, họ có thể có khả
năng trở thành bố và chồng, nhưng sâu bên dưới họ không mang nam tính; tâm lí của
họ chỉ có thể được gọi là nữ tính. Điều đó xảy ra - thực ra, nó xảy ra thường
xuyên hơn là bạn vẫn nghĩ.
Thứ hai, mọi đàn ông và
mọi đàn bà cũng là cái đối lập. Mọi đàn ông, để sống động, đều mang trong vô thức
nguyên lí nữ tính, bằng không sẽ không có tính năng động trong bản thể người
đó, sẽ không có độ căng, không đủ độ căng để giữ cho người đó sống động. Người
đó sẽ đơn giản chết; sẽ không có lí do cho người đó sống. Căng thẳng nào đó được
cần trong bản thể người đó. Nếu căng thẳng trở thành quá nhiều người đó phát
điên; nếu căng thẳng trở nên quá ít người đó sẽ chết.
Có câu chuyện hay trong
đời Phật:
Một hoàng tử lớn trở
nên được điểm đạo, trở thành một sannyasin của Phật. Anh ta đã sống trong xa
hoa lớn lao cả đời, anh ta đã từng là một nghệ sĩ lớn chơi đàn sitar, tên anh
ta đã nổi tiếng khắp nước như là một nhạc sĩ lớn. Nhưng anh ta trở nên bị ấn tượng
bởi âm nhạc bên trong của Phật - có thể sáng suốt của anh ta trong âm nhạc đã
giúp cho anh ta hiểu Phật.
Khi Phật tới thăm kinh
đô của anh ta, anh ta nghe nói tới Phật lần đầu tiên, rơi vào tình yêu ngay
thoáng nhìn đầu, từ bỏ vương quốc của mình. Ngay cả Phật cũng muốn anh ta không
làm hành động lớn lao một cách hấp tấp đến vậy. Phật bảo anh ta, "Đợi đã.
Nghĩ đi. Ta sẽ ở đây trong bốn tháng" - bởi vì trong cả mùa mưa Phật không
bao giờ di chuyển, trong mùa mưa ông ấy sẽ ở một chỗ. "Cho nên ta sẽ ở
đây; không có vội gì. Ông nghĩ về điều đó đi. Trong thời gian bốn tháng và thế
rồi ông có thể nhận tính chất sannyas, ông có thể trở thành người được điểm đạo."
Nhưng anh thanh niên
nói, "Quyết định này đã xảy ra rồi; không có gì thêm để nghĩ nữa. Nó là
bây giờ hay không bao giờ! Và ai biết được ngày mai? Và thầy bao giờ cũng nói,
'Sống trong hiện tại,' cho nên tại sao thầy bảo tôi chờ trong bốn tháng? Tôi có
thể chết, thầy có thể chết, cái gì đó có thể xảy ra. Ai biết về tương lai? Tôi
không muốn chờ đợi cho dù một ngày!"
Sự khăng khăng của anh
ta tới mức Phật phải nhượng bộ; anh ta được điểm đạo. Phật có chút ít không chắc
về anh ta, liệu anh ta có khả năng sống cuộc sống này của người ăn xin không.
Phật đã biết điều đó từ kinh nghiệm riêng của mình; bản thân ông ấy đã có thời
là hoàng tử lớn. Ông ấy biết sống trong xa hoa là gì, sống trong tiện nghi là
gì, và là kẻ ăn xin trên phố là gì. Đó là hiện tượng lớn lao, gian nan, nhưng
Phật đã để thời gian. Ông ấy phải mất sáu năm để trở nên chứng ngộ, và dần dần
ông ấy đã trở nên quen với việc sống không chỗ trú ngụ, đôi khi không thức ăn,
không bạn bè, kẻ thù ở khắp nơi chẳng bởi lí do gì chút nào, bởi vì ông ấy
không làm hại bất kì ai. Nhưng mọi người ngu xuẩn thế, họ sống trong dối trá tới
mức bất kì khi nào họ thấy một người của chân lí họ bị tổn thương theo cách riêng
của họ - họ cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm.
Phật biết toàn thể việc
này sẽ diễn ra là quá nhiều cho anh thanh niên này. Ông ấy cảm thấy tiếc cho
anh ta, nhưng ông ấy đã điểm đạo cho anh ta. Và ông ấy đã ngạc nhiên và tất cả
các sannyasin khác cũng bị ngạc nhiên, bởi vì người này đơn giản đi sang cực
đoan khác. Mọi sư Phật giáo thường ăn chỉ một lần một ngày; sư mới kia, cựu
hoàng tử, bắt đầu chỉ ăn một lần trong hai ngày. Mọi sư Phật giáo thường ngủ dưới
gốc cây; anh ta sẽ ngủ dưới trời quang. Các sư thường bước đi trên đường; anh
ta sẽ bước đi không trên đường mà bao giờ cũng ở lề đường nơi có gai nhọn, đá sỏi.
Anh ta là người đẹp trai; trong vòng vài tháng thân thể anh ta trở thành đen nhẻm.
Anh ta đã rất mạnh khoẻ; anh ta trở nên ốm yếu, anh ta trở nên gầy còm. Chân
anh ta trở nên bị thương.
Nhiều sannyasin tới Phật
và nói, "Phải làm cái gì thôi. Người kia đã đi sang cực đoan đối lập: anh
ta đang tự hành hạ mình! Anh ta đã trở thành tự phá huỷ."
Một đêm Phật đi tới anh
ta và hỏi anh ta, "Shrona" - Shrona là tên anh ta - "ta có thể hỏi
ông một câu hỏi được không?"
Anh ta nói, "Vâng
tất nhiên rồi, thưa thầy. Thầy có thể hỏi bất kì câu hỏi nào. Tôi là đệ tử của
thầy. Tôi ở đây để nói cho thầy bất kì điều gì thầy muốn biết về tôi."
Phật nói, "Ta nghe
nói rằng khi ông còn là hoàng tử ông đã là nhạc sĩ lớn, ông thường chơi đàn
sitar."
Anh ta nói, "Vâng,
nhưng điều đó chấm dứt rồi. Tôi đã quên hoàn toàn về nó. Nhưng điều đó đúng,
tôi thường chơi đàn sitar. Đó là sở thích của tôi, sở thích duy nhất của tôi. Tôi
thường thực hành ít nhất tám giờ một ngày và tôi đã trở nên nổi tiếng khắp nước
vì điều đó."
Phật nói, "Ta phải
hỏi một câu hỏi. Nếu dây đàn sitar của ông quá căng, điều gì sẽ xảy ra?"
Anh ta nói, "Điều
gì sẽ xảy ra sao? Điều đó là đơn giản! Thầy không thể chơi nó được - chúng sẽ bị
đứt."
Phật nói, "Câu hỏi
khác: nếu chúng quá chùng, điều gì sẽ xảy ra?"
Shrona nói, "Điều
đó nữa cũng đơn giản. Nếu chúng quá chùng không âm nhạc nào sẽ được tạo ra trên
chúng vì sẽ không có độ căng của dây."
Phật nói, "Ông là
người thông minh - ta không cần nói điều gì thêm với ông. Nhớ lấy, cuộc sống
cũng là nhạc cụ. Nó cần độ căng nào đó nhưng chỉ độ căng nào đó thôi. Kém hơn
điều đó và cuộc sống của ông quá chùng và không có âm nhạc. Nếu căng quá nhiều
ông bắt đầu suy nhược, ông bắt đầu phát điên. Nhớ điều đó. Đầu tiên ông đã sống
cuộc sống rất chùng và ông đã bỏ lỡ âm nhạc bên trong; bây giờ ông đang sống cuộc
sống rất căng thẳng, bồn chồn - ông vẫn bỏ lỡ âm nhạc. Không có cách nào để điều
chỉnh dây đàn theo cách mà chúng là đích xác ở giữa sao, không chùng không
căng, chính giữa độ căng, để cho âm nhạc có thể nảy sinh?"
Anh ta nói, "Có chứ,
có cách."
Phật nói, "Đó
chính là giáo huấn của ta là gì: đích xác ở giữa hai cực. Việc căng phải không
biến mất hoàn toàn, bằng không ông sẽ chết; việc căng phải không quá nhiều, bằng
không ông sẽ phát điên."
Và đó là điều đã xảy ra
ở trên toàn thế giới. Phương Đông đã trở nên quá chùng, do đó có cái chết, chết
đói. Và phương Tây đã trở nên quá căng, do đó có điên khùng, loạn thần kinh.
Phương Tây bị suy nhược dưới trọng lượng của nó. Phương Đông đã trở nên lười biếng
thế và phát sinh từ đó tính chùng lỏng của nó.
Một độ căng nào đó là cần,
nhưng có trạng thái của căng mà cũng là trạng thái của cân bằng. Và đó là toàn thể
nghệ thuật của Đạo. Xung cân bằng của cuộc sống huyền môn, bí mật...
Lời trong kinh này đừng
hiểu theo sinh học, sinh lí. Từng đàn ông và từng đàn bà cũng có cái đối lập
bên trong họ. Nếu bạn là đàn ông một cách có ý thức, thế thì một cách vô ý thức
có đàn bà trong bạn; nếu bạn là đàn bà, thế thì có người đàn ông một cách vô ý
thức trong bạn. Ý thức của bạn và vô ý thức của bạn là các cực đối lập và có độ
căng giữa hai điều này. Độ căng đó phải trở nên không quá chùng không quá chặt.
Đây là toàn thể nghệ thuật của tôn giáo, hay toàn thể khoa học của tôn giáo.
Đạo không tin vào phép
mầu; nó tin vào phương pháp khoa học để biến đổi cuộc sống của bạn.
Một hôm Lão Tử, Trang Tử
và Liệt Tử đang đi cùng nhau dọc qua con đường rừng thì họ bắt gặp một dòng
sông chảy xiết chắn đường họ. Lập tức Liệt Tử ngồi xuống bên bờ sông và thiền về
Đạo vĩnh hằng. Mười phút sau ông ấy đứng dậy và bước trên nước sang bờ bên kia.
Tiếp đó, Trang Tử ngồi
trong tư thế hoa sen trong hai mươi phút, rồi ông ấy đứng dậy và cũng bước qua
sông.
Lão Tử, nhìn việc này hết
sức ngỡ ngàng, nhún vai, ngồi xuống trên bờ sông giống như những người kia và
thiền trong một giờ. Cuối cùng, với tin cậy hoàn toàn vào Đạo, ông ấy nhắm mắt,
bước một bước vào sông và lộn nhào xuống sông.
Bên bờ bên kia, Trang Tử
cười ngặt nghẽo, quay sang Liệt Tử và nói, "Đáng ra chúng ta phải bảo ông ấy
chỗ có đá chứ?"
Đạo không tin vào bất
kì cái vô nghĩa nào. Nó rất thực chứng, thực hành, xuống đất.
Một người bán dạo đang
cố bán sản phẩm. Cả ngày anh ta rao, "Nước cam lồ đây - nước trường sinh
đây!"
Có một cậu bé giúp anh
ta đưa lọ thuốc và thu tiền.
Người bán dạo rao,
"Xin quí vị xem đây! Nước trường sinh đây! Rất đáng ngạc nhiên, thưa quí vị!
Phép màu thực! Mọi sáng tôi uống một chai, và trông tôi đây - tôi trông không
trẻ sao? Tôi đã hơn bẩy trăm tuổi rồi!"
Mọi người hiếu kì và
nghi ngại. Cuối cùng một trong những khách hàng gọi cậu bé và hỏi, "Ông chủ
của cháu có thực sự bẩy trăm tuổi không?"
"Cháu không thể đảm
bảo được điều đó," cậu bé trả lời.
Mọi người quay sang cậu
bé để nghe câu trả lời.
"Sao cháu không thể
đảm bảo được điều đó?" khách hàng hỏi.
"Bởi vì cháu chỉ mới
làm việc với bác ấy có ba trăm năm," cậu bé trả lời.
Mọi tôn giáo khác đều
quan tâm nhiều tới những cái ngu xuẩn thế - phép màu, phép thần. Đạo thì không.
Đạo rất thẳng thắn, do đó có tương lai lớn cho Đạo. Khi mọi tôn giáo khác đã đi
vào suy kiệt, Đạo sẽ vẫn còn mãi bởi lẽ đơn giản là nó sẽ khớp với bầu khí hậu
khoa học mà đang lớn lên mọi ngày trên trái đất. Nó sẽ không chỉ khớp với bầu
khí hậu khoa học, nó sẽ giúp đỡ và nuôi dưỡng bầu khí hậu đó. Nó sẽ đem cách nhìn
mới tới khoa học bởi vì nó không đòi bạn tin vào bất kì cái gì, nó đơn giản muốn
bạn hiểu.
Những lời kinh này
không phải để tin vào. Xin cố hiểu chúng, và cố hiểu chúng bằng việc gạt sang
bên mọi định kiến của bạn như đàn ông và đàn bà.
Thầy tôn kính nói:
Đạo biểu lộ cả như
trong và đục, cả như động và tĩnh.
Đừng bị xúc phạm bởi từ
"đục"; nó đơn giản nghĩa là lộn xộn, không rõ ràng, mơ hồ. Cả hai đều
là những biểu lộ của Đạo.
Đạo biểu lộ cả như
trong và đục...
Và từ "trong"
không có nghĩa cái gì đạo đức, đức hạnh, vân vân; nó không liên quan gì tới đạo
đức. "Trong" đơn giản nghĩa ra trong trẻo, trong suốt; và "đục"
nghĩa là lộn xộn, không rõ ràng, mơ hồ. Đây là hai cách biểu lộ của Đạo.
Người thường là đục; vị
Phật là trong. Người ngủ là lộn xộn, mây mù; người đó bị bao quanh bởi nhiều
làn khói của bịa đặt riêng của mình. Người đã thức tỉnh ra khỏi mọi giấc mơ và
ham muốn, có sáng tỏ; người đó không có khói quanh mình, không mây mù. Người đó
giống như ngày nắng: mặt trời có đó không mây.
Đạo biểu lộ cả như...
Và nhớ, cả hai đều là đạo.
Đừng bao giờ quên điều đó. Người ngủ là thiêng liêng như người thức, có tính
thượng đế như người đã thức tỉnh. Không có khác biệt bản chất; khác biệt chỉ là
ở trong biểu lộ. Người này đầy mơ, ham muốn, do đó người này đục; và người kia
được kết thúc với mơ, đã trở nên mệt mỏi về mơ, đã đi tới biết rằng chúng là
mơ, và trong chính việc biết đó những giấc mơ đó đã rơi rụng theo cách riêng của
chúng. Bây giờ mắt của người đó là trong trẻo, người đó có thể nhìn thấu suốt.
Đạo biểu lộ...
cả như động và tĩnh.
Cho nên không có nhu cầu
cứ khăng khăng rằng bạn phải tĩnh; ngay cả trong động bạn vẫn có thể kinh nghiệm
Đạo. Bạn có thể kinh nghiệm Đạo trong tĩnh.
Có hai khả năng. Phật
ngồi nhiều năm trong im lặng và thế rồi ông ấy kinh nghiệm Đạo. Ông ấy gọi nó
là niết bàn; đó là cái tên của ông ấy đặt cho Đạo. Và Jalaluddin Rumi đã nhảy
múa trong nhiều năm, và thế rồi một hôm nào đó nó xảy ra trong khi ông ấy nhảy
múa: qua nhảy múa ông ấy đã đạt tới Đạo. Ông ấy gọi nó là Thượng đế; đó là cái
tên của ông ấy đặt cho Đạo. Người ta có thể tiếp cận hoặc qua tĩnh hoặc qua động.
Chính bởi vì sự kiện
này mà trong công xã của tôi cả hai loại thiền đều được dùng. Mọi người nhảy
múa, mọi người ngồi, và thiền. Mọi người ngồi trong im lặng - zazen, vipassana
- và thiền. Và người ta có thể chuyển từ chỗ này sang chỗ khác vì cả hai đều là
những khả năng của bạn: bạn có thể thấy nó trong nhảy múa và bạn có thể thấy nó
trong im lặng, tĩnh lặng.
Thực ra, kinh nghiệm của
bạn sẽ giầu có hơn nhiều nếu bạn có thể tìm thấy nó theo cả hai cách. Nếu bạn
có khả năng tìm ra nó trong nhảy múa và cũng có khả năng tìm ra nó trong khi ngồi
im lặng không làm gì, kinh nghiệm của bạn sẽ giầu có hơn nhiều so với kinh nghiệm
của Phật Gautam và Jalaluddin Rumi, cả hai - một cách tự nhiên, bởi vì bạn sẽ
đi vào ngôi đền của Thượng đế từ hai cực đoan đối lập, từ hai con đường khác
nhau. Bạn sẽ linh động hơn và bạn sẽ biết cái đẹp của cả hai con đường - bởi vì
trên con đường này bạn có thể bắt gặp vài điều này và trên con đường kia bạn có
thể bắt gặp vài điều khác. Cả hai con đường đều đầy những điều ngạc nhiên khác
nhau. Vũ công sẽ đi tới biết đôi điều mà người ngồi im lặng sẽ không bao giờ biết.
Người đó sẽ đạt tới đỉnh tối thượng, nhưng người đó sẽ không biết đôi điều xảy
ra trên con đường của nhảy múa. Và cùng điều đó là đúng về vũ công: người đó sẽ
không biết đôi điều xảy ra chỉ trên con đường của tĩnh lặng.
Nhấn mạnh của tôi là điều
này: tại sao bỏ lỡ bất kì giầu có nào mà có thể có. Sao không đa chiều? Tại sao
không kinh nghiệm Thượng đế qua nhiều cách có thể để cho bạn biết mọi khía cạnh
của Thượng đế? Và trong chính việc biết đó bạn sẽ biết rằng mọi tôn giáo đang
tranh cãi một cách không cần thiết chống lại nhau. Biện luận của họ là tuyệt đối
vô nghĩa - họ đang nói về cùng Thượng đế. Nhưng bởi vì họ đã biết các khía cạnh
khác nhau, họ đang nhấn mạnh về khía cạnh riêng của họ: rằng "Đây là chân
lí." Và người khác nói chính điều đối lập là chân lí.
Nếu bạn hỏi một Phật tử,
"Người ta có thể trở nên chứng ngộ qua nhảy múa không?" ông ấy sẽ nói
ngay, "Không," và cái "không" của ông ấy sẽ có tính khẳng định.
Ông ấy sẽ nói, "Điều đó là không thể được, bởi vì nếu người ta có thể biết
qua nhảy múa, sao Phật đã ngồi trong nhiều năm? Ông ấy ngu chắc? Ông ấy chắc đã
nhảy múa rồi!"
Nếu bạn hỏi một thầy tu
đạo Hồi đang quay tít, một tín đồ của Jalaluddin Rumi, "Người ta có thể
tìm thấy Thượng đế chỉ bằng việc ngồi im lặng không làm gì không?" ông ấy
sẽ nói, "Không: Không thể được - tuyệt đối không. Bằng không, sao
Jalaluddin đã nhảy múa? Sao ông ấy phải làm việc nhảy múa chuyên cần hết ngày nọ
tới ngày kia?"
Khi việc nở hoa tối thượng
đã xảy ra ông ấy đã nhảy múa trong ba mươi sáu giờ liên tục. Cũng như Phật đã
ngồi bẩy ngày liên tục không cử động, thậm chí không liếc mắt, Jalaluddin đã nhảy
múa, thậm chí không chờ đợi một khoảnh khắc, thậm chí không nghỉ một khoảnh khắc
- nhảy múa điên cuồng trong ba mươi sáu giờ cho tới khi ông ấy ngã lăn ra đất.
Nhưng khi ông ấy mở mắt ra, con người cũ đã biến mất, con người mới đã sinh ra.
Con người mới đã có đó; người đó là người mới toàn bộ.
Người Sufi sẽ không đồng
ý rằng chỉ bởi việc ngồi bạn có thể tìm ra nó.
Nhưng tôi nói với bạn
tôi đã tìm thấy người đó qua cả hai cách: tôi đã tìm ra người đó qua động và
tôi đã tìm ra người đó qua tĩnh. Và tôi hoàn toàn đồng ý với Cát Hồng rằng:
Đạo biểu lộ cả như
trong và đục, cả như động và tĩnh.
Trời trong, đất đục.
Trời động, đất tĩnh.
Hiển nhiên. Trời nghĩa
là sáng sủa tuyệt đối. Trời là trong; không có gì trong nó cả. Cái không là điều
thuần khiết nhất. Đất đầy nhiều thứ, do đó nó đục.
Và mới hôm nọ tôi đã
nói với các bạn rằng bạn phải là cả phàm tục và siêu phàm. Bởi vì, thực ra, bạn
được làm từ cả hai: cái gì đó trong bạn được đóng góp bởi đất, bởi cái đục, và
cái gì đó trong bạn được đóng góp bởi trời, bởi cái thuần khiết, cái trong trẻo.
Bạn là tổng hợp của đất và trời.
Mãi cho tới giờ, ngoại
trừ Đạo, mọi tôn giáo đều đã chọn. Hoặc họ đã chọn rất phàm tục... Chẳng hạn,
Do Thái giáo là rất phàm tục và Jaina giáo là rất siêu phàm. Jaina giáo đã chọn
cấu phần trời của bản thể bạn và Do Thái giáo đã chọn cấu phần đất của bản thể
bạn, nhưng cả hai là một nửa. Họ không phải là toàn thể; cái gì đó bị thiếu
trong cả hai. Đạo là toàn thể.
Và theo kinh nghiệm của
tôi, theo việc nhận ra của tôi, Đạo là kinh nghiệm duy nhất có tính linh
thiêng, bởi vì nó là toàn thể.
Trời trong, đất đục.
Đó là lí do tại sao tôi
nói bạn là một Zorba - nhưng không phải là Zorba người Hi Lạp vì bạn chỉ là đục,
chỉ là đất, chỉ là bùn. Tôi nói bạn là Phật Zorba - không phải là Phật Gautam bởi
vì là Phật Gautam nghĩa là bạn chỉ là trời, không là đất, tuyệt đối thế giới
khác, thuộc vào bờ xa hơn. Tại sao không là cả hai? Khi nó có thể là cả hai, tại
sao bỏ lỡ cái gì? Tại sao không dùng mọi cơ hội để trưởng thành và hiện hữu?
Trời động, đất tĩnh.
Đây chỉ là biểu dụ.
Nam trong...
"Nam" nghĩa
là, ở mức thấp nhất, về mặt trí tuệ, ở mức cao nhất đó là thông minh. Nó là rõ
ràng - trí tuệ là rõ ràng. Hai cộng hai là bốn, nó là rõ ràng như vậy. Và dạng
cao nhất là thông minh. Phật nghĩa là người đã đạt tới dạng cao nhất của thông
minh. Lời của ông ấy là rất rõ ràng; lời của ông ấy không đục chút nào theo bất
kì cách nào. Bạn không thể tìm được phát biểu nào rõ ràng hơn phát biểu của Phật;
phát biểu của ông ấy không có tính huyền môn, không bí truyền.
Thực ra, ông ấy thường
nói với các đệ tử, "Xin đừng hỏi ta bất kì câu hỏi siêu hình nào bởi vì
chúng là không cần thiết, chúng sẽ không ích gì. Hỏi câu hỏi thực, đích thức,
câu hỏi là vấn đề của ông trong cuộc sống, để cho ta có thể giúp ông giải quyết
chúng."
Ông ấy thường kể đi kể
lại chuyện này:
Có lần một người bị
trúng tên... Ông ta là triết gia, một nhà siêu hình lớn. Mọi người chạy xô tới
ông ta; họ muốn rút mũi tên ra, nhưng ông ta nói, "Đợi đã! Trước hết nói
cho tôi liệu mũi tên này là thực hay ảo tưởng."
Bây giờ, điều đó đã từng
là một trong những câu hỏi siêu hình quan trọng nhất, đặc biệt ở Ấn Độ: liệu thế
giới là thực hay ảo tưởng, thực hay maya, liệu nó tồn tại hay nó chỉ có vẻ tồn
tại.
Nhà siêu hình này đang
hỏi từ thói quen cũ của ông ta. "Nếu điều đó là không thực, sao bận tâm? Nếu
nó chỉ có vẻ như có đó, phỏng có ích gì mà rút nó ra? Nó không tồn tại. Nó giống
như con rắn mà không tồn tại. Thực sự nó chỉ là chiếc dây thừng, nhưng trong
bóng tôi ông đã hiểu lầm nó là con rắn. Cho nên không cần giết nó. Làm sao ông
có thể giết chết con rắn mà không tồn tại ngay chỗ đầu tiên?"
Ông ta làm cho mọi người
phân vân nhiều thế với mọi lập luận siêu hình của ông ta tới mức họ đâm ra lúng
túng chả biết phải làm gì. Khó mà chứng minh...
Thực ra, khó mà chứng
minh được: không ai đã từng có khả năng chứng minh một cách thuyết phục rằng thế
giới tồn tại; không có cách nào để chứng minh nó. Điều đó có thể toàn là ảo tưởng.
Chẳng hạn, tôi đang nói
với bạn, nhưng làm sao bạn có thể chứng minh được rằng bạn không mơ? Nhiều lần
bạn mơ.
Asang viết cho tôi,
"Osho ơi, tôi rất biết ơn - thầy tới trong mơ của tôi." Bây giờ sẽ
khó cho Asang quyết định ngay bây giờ đấy là mơ hay tôi thực sự ở đây! Không có
cách nào để quyết định.
Trong triết học phương
tây, người đại diện cho triết lí này là Berkeley. Ông ấy nói toàn thế giới là ý
tưởng của bạn, nó chỉ là ý tưởng thôi. Nó là ở trong tâm trí bạn; nó không tồn
tại thực. Nó chỉ giống như hiện tượng mơ. Nó được làm từ cùng chất liệu như mơ
được làm.
Ông ấy đi dạo buổi sáng
cùng người bạn, Ts. Johnson. Và Ts. Johnson là kiểu người rất thực tế. Khi
Berkeley bảo ông ấy rằng thế giới này chỉ là ý tưởng, nó không thực tồn tại,
Johnson phát khùng lên - khùng bởi vì ông ấy không thể chứng minh điều khác được
- tới mức ông ấy đơn giản cầm hòn đá lớn và ném vào chân của Berkeley. Berkeley
thét lên trong đau đớn, gào lên, máu bắt đầu chảy ra từ chân ông ấy.
Và Johnson nói,
"Bây giờ ông nói gì?"
Và Berkeley cười và ông
ấy nói, "Đây toàn là ý tưởng thôi! Việc gào lên của tôi, việc ném đá của
ông, ngay cả ông, Ts. Johnson, cũng chỉ là ý tưởng của tôi. Tôi là ý tưởng của
ông, ông là ý tưởng của tôi. Chúng ta toàn là các ý tưởng. Đá của ông không thể
chứng minh được rằng nó là thực, bởi vì thỉnh thoảng tôi đã gào lên trong mơ.
Thỉnh thoảng đá đã bị ném vào tôi trong mơ của tôi, máu đã chảy ra trong mơ của
tôi. Vậy thì sao? Khác biệt ở đâu?"
Không thể nào bác bỏ được
triết lí như vậy. Shankara ở Ấn Độ đại diện cho loại triết lí này và Berkeley đại
diện cho nó ở phương Tây; họ cả hai vẫn còn chưa bị bác bỏ. Không ai tin vào họ.
Tôi cho rằng ngay cả họ cũng không tin vào bản thân họ, bằng không họ chắc đã
thôi ăn, làm tình, ngủ, bởi vì nếu tất cả những điều đó là chất liệu mơ thì sao
phải bận tâm? Berkeley liên tục làm tình và sinh con. Vô nghĩa làm sao! Ông ấy
tiếp tục ăn, và khi ông ấy bị ốm ông ấy sẽ uống thuốc. Bây giờ, giết ý tưởng
này bằng ý tưởng khác! Tôi nghĩ họ chắc chẳng hề tin vào bản thân họ.
Shankara nói rằng thế
giới là ảo tưởng và vậy mà ông ấy nói: Từ bỏ nó đi. Nếu nó là ảo tưởng, sao từ
bỏ nó? Bạn có thể từ bỏ cái gì? Nếu nó không có đó ngay chỗ đầu tiên, làm sao bạn
có thể từ bỏ nó được? Cái gì đó mà không thể bị từ bỏ sao? Và nếu thế giới này
là không có, nếu cái được thấy là không có, thế thì người thấy ở đâu? Không có
cái được thấy, bản thân người thấy trở thành ảo tưởng. Nếu không có gì để từ bỏ,
bản thân người từ bỏ trở thành ảo tưởng.
Họ không tin vào các
triết lí riêng của họ nhưng dầu vậy chúng không thể bị bác bỏ; không có cách
nào để bác bẻ chúng. Cả nghìn cách đã được thử, nhưng không cái gì có thể bác bẻ
chúng. Chẳng hạn, Berkeley thường nói khi bạn đi ra khỏi phòng, đồ đạc trong
phòng bạn, sách của bạn trong phòng tất cả đều biến mất bởi vì không có ai để
phóng chiếu ý tưởng này. Hiển nhiên, nếu bạn lấy đi máy chiếu, phim sẽ biến mất
khỏi tường; sẽ không có hình ảnh trên tường. Bây giờ làm sao bạn có thể chứng
minh được điều đó? Bạn có thể nói, "Tôi có thể nhìn qua lỗ khoá." Người
đó sẽ nói, "Vậy là bạn đã quay lại qua lỗ khoá. Chúng lại sẽ xuất hiện bởi
vì ý tưởng được phóng chiếu qua lỗ khoá."
Một người đã làm việc
trong nhiều năm để tìm ra cách nào đó và người đó cứ tới Berkeley lặp đi lặp lại.
Một hôm người đó đi cùng ý tưởng rằng "Bây giờ tôi nghĩ ông không thể phủ
nhận được điều này. Khi ông ngồi trong xe ông không thấy bánh xe của chiếc xe,
nhưng xe đang chuyển động - bánh xe có đó. Ông không phóng chiếu chúng vì ông
không thấy chúng, nhưng chiếc xe chuyển động. Chuyển động của xe chứng tỏ rằng
bánh xe có đó."
Berkeley nói, "Ông
không biết đấy thôi. Đó sẽ là ý tưởng của Thượng đế. Thế giới này không chỉ là
ý tưởng của tôi; chung cuộc nó là ý tưởng của Thượng đế, nó là giấc mơ của Thượng
đế. Thực ra, ngài đang mơ chúng ta nữa - người lái xe và hành khách và chiếc xe
và bánh xe."
Không thể phủ nhận được
những triết lí như vậy. Chúng là ngớ ngẩn, nhưng chúng không thể bị bác bẻ.
Phật hay nói...
Mọi người, những người
nghèo, dân làng tụ tập lại và họ nhìn nhau. "Làm gì với người này?"
Phật đi qua; ông ấy
nghe toàn thể câu chuyện này. Ông ấy đi tới triết gia kia và ông ấy nói,
"Những câu hỏi này có thể được trả lời về sau, chúng ta có thể thảo luận
chúng về sau vào lúc thoải mái. Trước hết để chúng tôi rút mũi tên ra đã bởi vì
mũi tên này có thể giết chết ông, và nếu ông còn sống chúng ta có thể thảo luận
nó về sau. Và bất kì điều gì ông quyết định về sau, rằng mũi tên là thực hay
không thực, sẽ là tuỳ ở ông. Nhưng ngay bây giờ ông không cần thảo luận triết
lí, ông cần thầy chữa, người có thể rút mũi tên ra, người có thể lấy chất độc
ra, người có thể cho ông thuốc nào đó như việc bảo vệ. Ngay bây giờ không siêu
hình nào sẽ giúp cho ông. Được rồi, cho dù nó là không thực, cứ để nó là không
thực đi! Nhưng về sau chúng ta sẽ thảo luận về nó."
Phật thường nói rằng
tình huống của con người, mọi người, cũng là cùng điều này. Bạn khổ, cho nên
toàn thế vấn đề là làm sao rút được mũi tên đang tạo ra đau đớn cho bạn. Đó
không phải là câu hỏi siêu hình. Lời của ông ấy là rất rõ ràng, hợp lí, thông
minh, hiểu được bằng tâm trí. Ông ấy nói chỉ những điều có thể hiểu được bởi bất
kì người thông minh nào. Đó là lí do tại sao Phật đã trở thành rất quan trọng
ngày nay - bởi vì cách tiếp cận của ông ấy dường như là trí tuệ thế.
Nam trong...
Điều đó nghĩa là dạng
thấp nhất là trí tuệ, trí năng, và dạng cao nhất là thông minh.
... nữ đục.
"Đục" ở đây sẽ
có nghĩa là ở mức thấp nhất, bản năng và, ở mức cao nhất, trực giác. Bây giờ
các nhà huyền môn, người Sufi nói theo cách khác toàn bộ. Lời của họ không rõ
ràng thế, lời của họ mơ hồ. Lời của họ không dễ hiểu; bạn phải hình dung ra
nghĩa đích xác của họ là gì. Và đó là trạng thái của tâm trí nữ tính. Nhưng nhớ,
tôi không ngụ ý nó theo sinh học. Tất nhiên, về sinh học đàn bà cũng vận hành
nhiều qua bản năng hơn là qua trí tuệ...
Nhiều người hỏi tôi,
"Tại sao mọi chư Phật thầy nói tới đều là đàn ông? Sao không là đàn
bà?" Bởi lẽ đơn giản là cách tiếp cận của tâm trí nữ tính sẽ khác toàn bộ.
Họ không thể là chư Phật được. Họ có thể là Meeras, Magdalenes, Lallas, Rabias,
nhưng họ không thể là chư Phật. Cách tiếp cận của họ nhất định khác. Meera sẽ không
nói theo cách trí tuệ; cô ấy sẽ hát. Việc hát của cô ấy, việc múa của cô ấy có
hương vị khác toàn bộ. Cô ấy sẽ không tranh cãi - biện luận không phải là cách
thức của tâm trí nữ tính; biện luận của cô ấy sẽ là điệu vũ của cô ấy, điệu vũ
cực lạc của cô ấy... Tôi sẽ không nói liệu bạn có thể hiểu được điệu vũ của cô ấy
không bởi vì vũ công không thể được hiểu, họ chỉ có thể được cảm, họ chỉ có thể
được kinh nghiệm. Lời của cô ấy sẽ rất bản năng.
Chẳng hạn, Freud đã kết
án rất nhiều tất cả các nhà huyền môn phụ nữ mà ông ấy biết. Ông ấy chưa bao giờ
biết về Meera, bằng không ông ấy đã kết án cô ấy nhiều nhất. Ông ấy biết về
thánh Theresa; ông ấy đã kết án bà ấy vì bà ấy nói về việc lấy Christ. Bây giờ
điều đó là đủ cho Freud đem toàn thể lí thuyết dục của ông ấy vào. Điều đó là đủ
- chẳng còn cần gì hơn nữa. Lấy sao? Điều đó có nghĩa là người đàn bà này đang
khổ từ hư hỏng dục nào đó. Cô ấy phải đã kìm nén dục vọng của mình; và bởi vì
cô ấy không thể có quan hệ dục với đàn ông thực, bây giờ cô ấy đang suy nghĩ về
người không thực trên trời - ai đó có tên là Christ, con trai của Thượng đế.
Bây giờ cô ấy đang cố tạo ra chuyện tình với Christ.
Điều thực sự không may
là Freud chưa bao giờ biết tới Meera. Giá như ông ấy mà biết ông ấy chắc đã nhảy
múa vì mừng! Bởi vì Meera dùng ngụ ngôn thế: "Lạy Trời, người yêu của con,
khi nào anh sẽ tới? Em đã chuẩn bị giường rồi! Em đã chuẩn bị giường có hoa và
em đang đợi! Và đêm đang qua đi mà anh vẫn chưa tới. Và em đang khóc lóc vì
anh! Khi nào anh tới và làm tình với em?"
Bây giờ, cô ấy thậm chí
không nói theo cách gián tiếp, cô ấy đang nói trực tiếp. Freud chắc đã lấy toàn
thể việc này theo đúng từng từ; đó là kĩ thuật của ông ấy. Ông ấy có thể chứng
minh rằng mọi nhà huyền môn đều hư hỏng. Thực ra, bản thân ông ấy là người hư hỏng
bởi vì ông ấy không thể hiểu được tâm trí nữ tính chút nào.
Đó là một trong những
lí do tại sao Jung phải rời bỏ ông ấy, bởi lẽ đơn giản là toàn thể hiểu biết của
ông ấy chỉ đơn giản trí tuệ; không có gì trực giác trong nó. Và Jung có tâm trí
nữ tính nhiều hơn, năng lực sâu hơn để cảm.
Mọi đàn ông người đã đi
tới tiếp xúc với đàn bà đều biết điều đó, rằng họ vận hành theo cách rất khác
nhau. Bạn không thể nói với đàn bà một cách logic được; điều đó là không thể được
- cứ dường như cô ấy thuộc về thế giới khác nào đó, hành tinh khác nào đó. Và
cùng điều đó phải là kinh nghiệm của đàn bà. Họ không thể hiểu được đàn ông -
liên tục trong đầu đàn ông, trong trí tuệ của họ, họ chưa bao giờ hiểu cái gì của
trái tim. Đàn ông cố gắng biện minh, cố gắng thuyết phục đàn bà một cách logic,
nhưng cô ấy không thể được thuyết phục. Đó không phải là cách thức của cô ấy;
logic không hấp dẫn với cô ấy.
Dần dần, dần dần chồng
học được rằng hoa hồng là quan trọng hơn logic nhiều. Nếu bạn mang hoa hồng tới
vợ bạn cô ấy sẽ hiểu nó nhiều hơn mọi biện luận của bạn. Bạn có thể tranh cãi cả
tháng, "anh yêu em", và điều đó sẽ không thuyết phục cô ấy. Chỉ đem
bông hồng tới và điều đó sẽ là đủ. Cách tiếp cận của cô ấy mang tính bản năng.
Đàn ông không thể hiểu được cô ấy bởi vì bất kì cái gì cô ấy nói cũng dường như
phi logic và ngớ ngẩn.
Dần dần, dần dần chồng
bắt đầu duy trì im lặng, họ trở thành điếc. Họ cho phép đàn bà nói: "Cô ấy
muốn nói bất kì cái gì vô nghĩa cứ để cho cô ấy nói. Ai nghe?"
Bạn có biết tại sao Thượng
đế tạo ra đàn ông trước rồi mới đến đàn bà không?
Để cho phép anh chàng
đáng thương nói ít nhất hai từ!
Tình cờ nghe được ở
Vrindavan... Một sannyasin nói với sannyasin khác, "Phải dùng nhiều sức mạnh
ý chí, nhưng chung cuộc tôi đã từ bỏ được việc thử ăn kiêng."
Nhiều sức mạnh ý chí...
"Rob bảo em, em là
kì quan thứ tám của thế giới!" Shirl nói.
"Em nói gì?"
Pearl hỏi.
"Đừng để em bắt được
anh ta với bất kì bẩy kì quan kia!"
"Cô có thể làm việc
đánh máy chữ không?" ông chủ hỏi cô thư kí.
"Dạ có ạ. Em dùng
hệ thống kinh thánh."
"Tôi chưa bao giờ
nghe nói về điều đó."
"Tìm và ông sẽ thấy,"
cô thư kí đáp.
Tại sao chồng trở nên sợ
vợ? Mọi ông chồng đều trở nên sợ vợ. Thực ra, là chồng có nghĩa là chồng sợ vợ
rồi; không có loại khác bởi lẽ đơn giản rằng người ta có thể tranh cãi được bao
lâu? Và điều đó không tạo ra nghĩa gì cả. Bạn trông ngu xuẩn với bản thân mình
- bạn đang nói với tường! Bạn tranh cãi và người đàn bà khóc! Bạn bảo cô ấy,
"Bình tĩnh đi em, và chúng ta ngồi xuống và nói điều đó trên bàn," và
cô ấy ném mọi thứ! Cô ấy đóng sầm cửa, cô ấy đập chén đĩa. Bây giờ phỏng có ích
gì? Bạn không thể tranh cãi được. Không có cách có thể nào để kết nối, để quan
hệ với người đàn bà lãnh đạm. Điều đó là không thể được; nó bao giờ cũng nóng.
Hoặc bạn theo cô ấy hoặc cô ấy sẽ tạo ra rắc rối. Và từ phía cô ấy mọi luận cứ
của bạn chỉ là vô nghĩa!
Thế rồi có anh chàng sợ
vợ tới mức khi họ ở trong toán khoả thân, cô ấy bảo anh ta cái gì không được mặc.
Người đàn ông nói với
luật sư, "Tôi định xin li dị."
"Tại sao?" luật
sư hỏi.
"Vì vợ tôi bao giờ
cũng đan!"
"Nhưng, lạy Trời,
đó không phải là lí do để xin li dị! Nhiều đàn bà đan lắm."
"Cả trong khi họ
làm tình sao?"
Anh chồng thường xuyên
du hành trong công việc. Một hôm anh ta trở về nhà bất ngờ và thấy vợ mình đang
trên giường với người đàn ông khác. Phát rồ, anh ta vớ lấy súng và chĩa vào người
này.
Chị vợ la lên, "Đừng
bắn! Anh định giết bố của con anh sao?"
Một bà trẻ bước vào
trong hiệu thuốc và hỏi, "Ông có thuốc khử mùi bạn tình không?"
"Có, chúng tôi có
đấy," người bán thuốc trả lời. "Bà cần loại nào?"
"Chlorophyll
"
"Không có, rất tiếc,
chúng tôi sẽ nhập nó ngày mai."
"Mai tôi không tới
được. Ông có thể đưa nó cho chồng tôi không?"
"Làm sao tôi biết
chồng bà là ai?" người bán thuốc hỏi.
"Ồ, rất đơn giản.
Ông ấy là anh chàng cao, tóc sẫm với ria xanh."
Nam chủ động, nữ thụ động.
Biểu lộ từ bản chất gốc
rễ, Đạo chảy mãi tới điều cuối cùng của mọi sự, đem tới trời và đất và mọi thứ ở
giữa.
Trong là nhân của đục,
và động là nhân của tĩnh.
Nhưng đừng quên bởi vì
những giai thoại này mà Cát Hồng không ngụ ý rằng nam và nữ sinh học là đích
xác đồng nghĩa với nam và nữ tối thượng. Theo cách nào đó thì có, họ có quan hệ,
nhưng không đồng nghĩa toàn bộ.
[Ở điểm này con chim cúc
cu bắt đầu hót, to dần và cứ hót mãi ...]
Đây là nữ tính đấy! Bây
giờ nó đang nó, "Tất cả Đạo này là vô nghĩa!" Đây chính là phản đối!
Xem Tiếp Chương 6 – Quay Về Mục Lục Tập 1
0 Đánh giá