Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo – Cổng Vàng – Osho
(Tập 1)
Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng
Chương 6. Hương Vị Của Vĩnh Hằng
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 1)' ê
Câu hỏi thứ nhất:
Osho ơi,
Xin thầy giải thích làm sao tôi có thể thiền về cái gì đó mà
không dùng tâm trí của tôi.
Dinesh,
Thiền chẳng liên quan
gì tới tâm trí; thiền đơn giản nghĩa là trạng thái của vô trí. Vận hành của tâm
trí là sao lãng duy nhất trong thiền. Nếu bạn cố đạt tới thiền qua tâm trí bạn
nhất định thất bại, mang định mệnh thất bại rồi. Bạn đang cố đạt tới điều không
thể được.
Một người mới điểm đạo
vào Thiền đã thiền trong nhiều năm và bất kì khi nào anh ta tới thầy, bất kì
kinh nghiệm nào anh ta đem tới thầy, thầy đơn giản bác bỏ: "Nó toàn là vô
nghĩa. Ông về và thiền lại đi."
Một hôm thầy tới lều của
đệ tử này - anh ta đang ngồi trong tư thế Phật. Thầy lay anh ta và bảo anh ta,
"Ông làm gì ở đây? Nếu chúng ta cần Phật đá chúng ta có đầy trong đền rồi!
Chỉ bằng việc ngồi như Phật đá ông sẽ không đạt tới thiền đâu. Làm điều ta đã từng
bảo ông làm ấy. Chỉ bằng việc làm tĩnh lặng thân thể, tâm trí ông sẽ không biến
mất đâu, bởi vì chính là qua tâm trí mà ông đang ép buộc kỉ luật nào đó lên
thân thể. Bất kì cái gì được làm bởi tâm trí đều sẽ làm mạnh thêm cho tâm trí.
Nó là chất nuôi dưỡng cho tâm trí."
Một năm trôi qua. Thầy
lại tới. Đệ tử này vẫn ngồi gần như trong trạng thái phởn phơ, tận hưởng gió
sáng và mặt trời với mắt nhắm, cứ tưởng rằng mình đang thiền. Thầy lấy viên gạch
và bắt đầu cọ nó vào đá ngay trước đệ tử này. Điều đó gây rối loạn tới mức
chung cuộc đệ tử này phải quát lên, "Ông làm gì thế? Ông định làm cho tôi
phát khùng sao?"
Thầy nói, "Ta đang
thử làm ra chiếc gương từ viên gạch này. Nếu người ta cứ mài nó cho đủ ta nghĩ
nó sẽ trở thành gương."
Đệ tử này cười. Anh ta
nói, "Tôi bao giờ cũng ngờ rằng thầy có điên chút ít - bây giờ điều đó được
chứng minh! Gạch không bao giờ có thể trở thành gương được. Ông có thể cứ mài
nó lên đá hàng kiếp sống; gạch sẽ vẫn còn là gạch."
Thầy nói, "Điều đó
chỉ ra thông minh nào đó. Thế thì ông đang làm gì đấy? Trong nhiều năm ông đã cố
làm ra thiền từ tâm trí; nó giống như thử làm ra gương từ gạch."
Và thầy ném viên gạch
xuống ao bên cạnh cây mà đệ tử đang ngồi dưới gốc. Viên gạch bắn toé nước trong
ao, và chính âm thanh của nó là đủ tạo ra phép màu. Cái gì đó thức tỉnh trong đệ
tử này. Giấc ngủ bị phá vỡ, giấc mơ bị tan tành: anh ta trở nên tỉnh táo. Lần đầu
tiên anh ta nếm trải cái gì đó của thiền.
Và thầy lập tức nói,
"Nó đấy!"
Chuyện xảy ra bất ngờ
thế - đệ tử này đã bị vô nhận biết nắm giữ. Anh ta đã không chờ đợi điều này xảy
ra, rằng thầy bất thần ném viên gạch xuống ao, và nước bắn toé lên...
Basho có bài kệ hay:
Ao xưa.
Ếch nhảy.
Tõm...
Có vậy thôi. Âm thanh
này có thể đánh thức bạn.
Thiền không phải là vấn
đề của nỗ lực vì mọi nỗ lực đều sẽ là đi qua tâm trí, của tâm trí, bởi tâm trí.
Làm sao nó có thể đưa bạn ra ngoài tâm trí được? Bạn sẽ đi lòng vòng lòng vòng
trong tâm trí. Bạn phải thức dậy! Tâm trí là giấc ngủ. Tâm trí là quá trình thường
xuyên của mơ, ham muốn, ý nghĩ, kí ức.
Dinesh, bạn hỏi tôi:
Xin thầy giải thích làm sao tôi có thể thiền về cái gì đó mà không dùng tâm trí
của tôi.
Bạn không thể thấy được
cái gì đó chỉ bằng mắt bạn sao? Bạn không thể quan sát cái gì đó mà không mang
tâm trí bạn vào sao? Chim líu lo, im lặng này... Cần gì tâm trí? Đó là vấn đề về
quan sát chứ không tập trung.
Nhưng đấy không chỉ là
vấn đề của bạn, đấy là vấn đề của hàng triệu người, những người trở nên quan
tâm tới thiền trên khắp thế giới. Tất cả họ đều sai lầm coi tập trung là thiền.
Tập trung là cái gì đó của tâm trí. Nó được dạy trong trường phổ thông, cao đẳng,
đại học. Nó có hữu dụng của nó - tôi không nói nó là vô dụng. Nó hội tụ vào đối
thể nào đó.
Trong khoa học nó là được
cần. Bạn phải hội tụ tâm trí bạn vào đối thể đặc biệt một cách toàn bộ để cho bạn
có thể theo dõi được sâu. Bạn phải loại trừ mọi thứ khác, bạn phải chia cắt nó
ra khỏi mọi thứ khác. Bạn phải làm hẹp tâm thức bạn lại; bạn gần như phải làm
ra một chấm điểm từ nó. Đó là cách thức khoa học khi có liên quan tới thế giới
khách thể.
Nhưng khi có liên quan
tới thế giới chủ thể điều đó không ích gì, không ích chút nào. Ở đó bạn không hội
tụ tâm trí bạn vào bất kì cái gì - vào ý tưởng về Thượng đế hay vào ánh sáng
bên trong, ngọn lửa, tình yêu, từ bi - bạn không tập trung chút nào; bạn phải
đơn giản nhận biết về mọi cái đang đó.
Con người của tập trung
có thể bị làm sao lãng dễ dàng; bất kì cái gì cũng có thể là sự sao lãng bởi vì
người đó đang cố làm cái gì đó phi tự nhiên. Chỉ đứa trẻ khóc, và người đó sẽ bị
sao lãng; tiếng ồn giao thông, và người đó sẽ bị sao lãng; máy bay bay qua, và
người đó sẽ bị sao lãng; chó sủa và người đó sẽ bị sao lãng. Bất kì cái gì cũng
có thể làm sao lãng người đó. Và tất nhiên, khi người đó bị sao lãng người đó sẽ
cảm thấy khổ, thất vọng - người đó đã sa ngã lần nữa. Con người của thiền không
thể bị sao lãng bởi lẽ đơn giản là người đó không tập trung ngay chỗ đầu tiên.
Sự tồn tại không theo một
đường, nó là đồng thời. Chẳng hạn, tôi đang nói ở đây, chim chóc líu lo, tiếng ồn
giao thông có đó, tầu hoả chạy qua - tất cả những điều này đang xảy ra cùng
nhau. Bạn phải đơn giản, im lặng, quan sát, chứng kiến tất cả những cái đang đó
- không cần loại trừ bất kì cái gì bởi vì những thứ bị loại trừ sẽ cố làm sao
lãng bạn. Nếu không cái gì bị loại trừ, nếu nhận biết của bạn là bao hàm tất cả,
thế thì cái gì có thể làm sao lãng bạn được? Con chim này có thể làm sao lãng bạn
được không? Thực ra, nó sẽ tôn cao im lặng của bạn. Không cái gì có thể sao
lãng được bạn vì bạn không trong trạng thái căng thẳng.
Concentration - tập
trung là căng thẳng, do đó mới có từ "attention - chú ý". Nó bắt nguồn
từ cùng gốc, "tension - căng thẳng". Nhận biết không phải là chú ý;
nhận biết là thảnh thơi, nó là nghỉ ngơi.
Cho nên nghỉ ngơi im lặng
đi. Ý nghĩ sẽ trôi qua; không cần phải lo lắng - chúng có thể làm gì được? Ham
muốn sẽ tới và đi. Quan sát chúng tới và đi. Đừng có đánh giá nào. Đừng nói,
"Cái này tốt; cái này xấu." Đừng nói, "Aha! Đây là cái gì đó vĩ
đại, tâm linh, kì lạ!" Cảm giác nào đó trong xương sống - nó có thể chỉ là
con kiến bò lên và bạn bắt đầu cảm thấy kundalini của bạn dâng lên, hay chỉ tưởng
tượng - bạn thấy ánh sáng nào đó bên trong, điều không khó gì mấy... Bạn có thể
thấy ánh sáng, bạn có thể thấy mầu sắc, mầu sắc phiêu diêu. Bạn có thể kinh
nghiệm những điều đẹp đẽ, nhưng nó tất cả chỉ là tưởng tượng, dù mầu sắc tới
đâu, dù đẹp tới đâu.
Đừng bắt đầu nói rằng
điều này là tốt rằng Jesus đang đứng trước bạn hay Krishna hay Phật và rằng bây
giờ bạn bắt đầu cảm thấy bạn đang tới ngày càng gần hơn với nhận biết tối thượng.
Phật nói, "Nếu ông gặt ta trên đường, giết ta ngay lập tức!" Ông ấy
ngụ ý: Nếu ta tới trong thiền của ông, đừng bắt đầu cảm thấy rất sung sướng về
điều đó, bởi vì nếu ông bắt đầu cảm thấy sung sướng về nó ông sẽ bắt đầu níu
bám lấy ý tưởng này - và nó chỉ là ý tưởng thôi. Cứ quan sát nó mà không ưa
thích, không chọn lựa nào. Nếu bạn có thể là nhận biết vô chọn lựa về mọi thứ
bên ngoài và bên trong, thiền sẽ xảy ra một ngày nào đó. Nó không phải là cái bạn
phải làm.
Bạn có thể làm chỉ một điều và đó là học nghệ thuật quan sát, quan sát không phán xét nào. Thế rồi một ngày nào đó bạn đơn giản thảnh thơi, và trong thảnh thơi toàn bộ đó có nhận biết thuần khiết. Mọi ý nghĩ biến mất, mọi ham muốn biến mất; tâm trí không được tìm thấy nữa. Khi tâm trí không được tìm thấy, đây là thiền. Trạng thái của vô trí là thiền.
Cho nên bạn đã hiểu lầm
tôi rồi. Khi tôi nói "Thiền", tôi ngụ ý "Quan sát". Tôi
không nói "tập trung" - tôi chống lại tập trung. Và bởi vì tôi ủng họ
quan sát bạn có thể quan sát bất kì cái gì. Bạn có thể ngồi trong bãi chợ và
quan sát mọi người và điều đó sẽ là thiền. Bạn có thể ngồi trên ga tầu hoả và bạn
có thể quan sát đủ mọi loại tiếng ồn: tầu hoả tới và hành khách lên xuống và
công nhân la lối và người bán hàng, và thế rồi tầu hoả đi mất và im lặng trùm
lên khắp ga. Bạn đơn giản quan sát, bạn không làm gì cả.
Và dần dần, dần dần bạn
bắt đầu thảnh thơi, căng thẳng của bạn biến mất. Thế thì sáng suốt mở ra như
cái nụ nở ra và trở thành hoa. Hương thơm ngào ngạt thoảng ra. Trong im lặng đó
là chân lí, là phúc lạc, là phúc lành.
Câu hỏi thứ hai:
Osho ơi,
Tri thức có tuyệt đối vô dụng không?
Dharma,
Tri thức có cái dụng của
nó, nó không tuyệt đối là vô dụng đâu. Nhưng nếu bạn đi vào bên trong, nó trở
thành ngày một vô dụng hơn; bạn đi càng sâu nó càng vô dụng hơn. Nếu bạn đi ra
bên ngoài, bạn đi càng xa vào trong thế giới nó càng trở nên hữu dụng hơn. Thế
giới kính trọng người thông thái. Nó cần chuyên gia; nó cần đủ loại người mang
thông tin, tri thức, tri chức chuyên gia. Nhưng trong thế giới bên trong vấn đề
này không nảy sinh: trong thế giới bên trong cùng tri thức đó trở thành cản trở.
Cái là hữu dụng ở thế giới bên ngoài trở thành rào chắn cho cái bên trong. Nó
là cây cầu với thế giới; nó là rào chắn cho thám hiểm bên trong.
Bất kì khi nào tôi nói
cái gì chống lại tri thức tôi đơn giản ngụ ý rằng với những người là người hành
hương, người thám hiểu tính chủ thể của họ, nó là tuyệt đối vô dụng. Ở đó, cái
gì đó khác được cần tới: không phải tri thức mà là trí huệ. Tri thức là thông
tin; trí huệ là biến đổi. Tri thức được vay mượn; trí huệ là của riêng của bạn.
Tri thức là đáp ứng cho bản ngã; trí huệ xảy ra chỉ khi bản ngã bị vứt bỏ, vứt
bỏ hoàn toàn, vứt bỏ toàn bộ. Tri thức cho bạn cảm giác rằng bạn là cao hơn người
khác; nó lại một loại quyền lực nào đó, cũng hệt như tiền. Tri thức là quyền lực.
Cho nên nếu bạn có bằng sau đại học bạn cảm thấy oai hơn là những người không
có bằng sau đại học. Nếu bạn có bằng tiến sĩ Ph.D. bạn cảm thấy chút ít bản ngã
hơn. Nếu bạn có thể mang bằng tiến sĩ văn chương D. Litt. tất nhiên bạn trở nên
rất đặc biệt. Nếu bạn có nhiều bằng cấp, thế thì bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn
không phải là người thường.
Có thời ở Varanasi một
người tới gặp tôi; ông ta nổi tiếng trên khắp thế giới bởi vì ông ta có hai
mươi bằng thạc sĩ văn chương. Ông ta là người duy nhất trên toàn thế giới có
hai mươi bằng cấp sau đại học, nhưng tôi chưa bao giờ bắt gặp một người ngu như
thế. Ông ta hoàn toàn ngu, hiển nhiên; ông ta đã phí hoài cả đời mình trong thu
thập tri thức. Và ông ta chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác; toàn thể nỗ lực
của ông ta là có nhiều nhất có thể được các bằng thạc sĩ văn chương. Khi ông ta
tới tôi ông ta đã gần sáu mươi nhăm tuổi; ông ta đang chuẩn bị cho kì thi khác.
Khi ông ta chết ông ta đã thu được ba mươi bằng thạc sĩ văn chương. Nhưng khi
tôi nói chuyện với người này ông ta rất trẻ con, rất tầm thường - chẳng có dấu
hiệu thông minh nào, nhưng rất bản ngã.
Thực ra, người thông
minh không thể bản ngã được; điều đó là không thể được. Nếu thông minh của bạn
không thể biểu lộ cho bạn điều đơn giản bản ngã là hiện tượng giả, thế thì bạn
không có thông minh nào cả. Nhưng mọi người thích khoe khoang về tri thức của họ.
Trong thế giới bên
trong khiêm tốn giúp đỡ, giản dị giúp đỡ. Trong thế giới bên ngoài những chứng
chỉ và bằng cấp này chắc chắn có cái dụng nào đó.
Một người đạo mạo vào cửa
hàng sang trọng Harrod ở London hỏi về hà mã và khăng khăng rằng con vật này phải
được chuyển tới cùng trưa đó.
"Ông thấy đấy,"
ông ta giải thích, "tôi cực kì cần con vật này... nếu tôi không có nó vào
trưa nay, tôi phát điên đấy!"
Tò mò, nhân viên bán
hàng hỏi, "Và chúng tôi phải để nó ở đâu?"
"Trong bồn tắm nhà
tôi," người này đáp.
Thậm chí còn tò mò hơn,
người bán hàng kêu lên, "Thưa ông, ông ngụ ý rằng ông muốn con hà mã ở
trong bồn tắm nhà ông sao?"
"Vâng! Ông thấy đấy,
nó dành cho vợ tôi. Bất kì khi nào tôi nói cái gì đó cô ấy luôn luôn đáp,
'Vâng, em đã biết nó rồi.' Và do vậy đêm nay khi cô ấy tới tôi nói, 'Có con hà
mã trong bồn tắm!' cuối cùng tôi sẽ có khả năng đáp, 'Vâng, anh đã biết nó rồi!'"
Dharma, nếu bạn muốn loại
bản ngã ngu xuẩn đó được đáp ứng, tri thức có cái dụng; bằng không nó là vô dụng.
Nhưng tri thức bên ngoài thậm chí đã làm biến chất tôn giáo. Tôi có thể hiểu
nhà khoa học thu nhận tri thức, bởi vì ông ấy không thể làm việc mà không có nó
được. Khoa học phụ thuộc vào truyền thống, nhớ lấy. Tôn giáo không phụ thuộc
vào truyền thống, mặc dầu mọi người nghĩ điều ngược lại. Họ nghĩ tôn giáo phụ
thuộc vào truyền thống và khoa học là nổi dậy chống lại truyền thống. Điều đó
không phải vậy, không đúng chút nào.
Khoa học là truyền thống.
Không có Newton sẽ không có Edison. Không có Edison sẽ không có Albert
Einstein. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói khoa học phụ thuộc vào truyền thống:
nó phụ thuộc vào quá khứ, và bạn phải được thông tin tốt về quá khứ, bằng không
thì không công việc nào là có thể trong truy tìm khoa học. Đầu tiên bạn phải biết
bất kì cái gì đã được biết rồi, chỉ thế thì bạn mới có thể tiến hành khám phá
cái gì đó mà còn chưa được biết. Nếu bạn không biết cái gì đã được biết bạn có
thể cố khám phá ra cái gì đó mà đã được khám phá rồi và bạn có thể đi tới biết
điều đó chỉ mãi về sau. Thế thì mọi nỗ lực của bạn đã là phí hoài.
Nhưng tôn giáo là phi
truyền thống. Nó là nổi dậy, nó là nổi dậy thuần khiết! Không cần có Krishna để
cho Phật xảy ra; Phật có thể xảy ra mà không có Krishna. Christ có thể xảy ra
mà không có Moses, Mohammed có thể xảy ra mà không có Christ, Ramakrishna có thể
xảy ra mà không có Phật. Tôn giáo có tính cá nhân; khoa học có tính tập thể. Vì
khoa học là tập thể nó phụ thuộc vào tri thức. Tôn giáo có tính cá nhân; bạn phải
làm lại toàn thể việc khám phá. Bạn không thể lệ thuộc vào Phật, bạn không thể
lệ thuộc vào Christ, bạn không thể lệ thuộc vào bất kì người nào khác. Bạn bao
giờ cũng phải bắt đầu từ abc; bạn không thể coi mọi sự là đương nhiên. Bạn
không thể nói, "Điều này đã được Phật khám phá cho nên cần gì để tôi phải
khám phá lại nó lần nữa?" Vâng, Columbus đã khám phá ra châu Mĩ, bây giờ
không cần bạn khám phá ra nó. Cho dù bạn đi Mĩ bạn cũng không thể gọi nó là
khám phá của bạn được. Mọi người đã lên tới mặt trăng; bây giờ cho dù bạn đi
lên mặt trăng điều đó sẽ không có giá trị lớn nào - bạn sẽ không là người tiên
phong. Nhưng cùng điều đó là không đúng về bản thể bên trong của bạn.
Bản thể bên trong của bạn
vẫn chưa được khám phá ra. Phật đã khám phá bản thể của ông ấy; điều đó không
phải là bản thể của bạn. Nếu bạn tin vào ông ấy bạn sẽ vẫn còn chỉ thông thái,
và người thông thái bao giờ cũng là giả khi có liên quan tới bên trong.
Và toàn thể mối bận tâm
của tôi là với cái bên trong. Tôi không dạy bạn về hoá học, vật lí hay toán học
ở đây, tôi đang dạy bạn chỉ một điều: cách tự khám phá ra bản thân bạn. Đó là
lí do tại sao tôi kết án tri thức.
Một giáo sĩ và một người
điều khiển ca đoàn đang cầu nguyện cùng nhau trong giáo đường, vừa đấm ngực và
kêu, "Lạy Chúa, con là cái không, cái không, cái không!"
Người trông giáo đường,
nghe thấy họ, để cái chổi của mình xuống và gia nhập với họ, vừa đấm ngực vừa
kêu, "Lạy Chúa, con là cái không, cái không, cái không"
Người điều khiển ca
đoàn quay sang giáo sĩ và nói, "Trông xem, ai nghĩ ông ta là cái
không!"
Người trông nhà cửa,
người không ai cả - và nghĩ người đó là cái không sao? Ngay cả để là cái không
bạn vẫn phải là ai đó đặc biệt. Bạn thấy cái ngu xuẩn của nó chưa?
Tri thức vay mượn chẳng
giúp ích chút nào.
Một kẻ trộm và một nhà
thượng đế học quyết định trốn khỏi nhà tù.
Khi kẻ trộm trèo qua tường
rồi, lính gác nghe thấy tiếng động nào đó.
"Ai đấy?"
"Meo," kẻ trộm
nói, bắt chước tiếng mèo, và qua một cách an toàn.
Đến lượt nhà thượng đế
học và lính gác lại nghe thấy tiếng ồn nào đó.
"Ai đó?"
"Không gì cả,"
nhà thượng đế học nói. "Chỉ là con mèo khác thôi!"
Tri thức không có ích
chút nào trong thế giới bên trong. Bạn sẽ phải biết bản thân mình. Chừng nào bạn
chưa biết tới bản thân bạn, mọi niềm tin của bạn sẽ tạo ra gánh nặng; chúng sẽ
không giúp bạn làm nhẹ gánh nặng, chúng sẽ không giúp bạn được giải thoát.
Chúng sẽ tạo ra các tù túng mới, tù túng đẹp.
Cô dâu tương lai được mẹ
đưa tới chuồng gà tại đó cô ấy được chỉ cho xem gà trống "đang làm việc của
nó".
"Việc đó sẽ là cái
gì đó ít nhiều giống cái đó, con à!" bà mẹ kêu lên.
Vào đêm tân hôn anh chồng
trẻ vào phòng ngủ với bộ đồ ngủ và ngạc nhiên với cảnh tượng mình trông thấy:
cô dâu trẻ nằm trên giường trần truồng, với mũ bảo hiểm đội trên đầu.
"Cái này tất cả là
gì vậy, bé?" anh ta hỏi.
"Anh muốn làm gì
anh thích làm với em thì làm, nhưng anh đừng có mổ vào đầu em!" cô ấy trả
lời.
Tri thức vay mượn bao
giờ cũng tạo ra loại trạng thái đó trong bạn. Bạn có thể lặp lại Jesus, bạn có
thể lặp lại Krishna, bạn có thể lặp lại Moses, Zarathustra, Lão Tử, nhưng việc
lặp lại sẽ không có ích; bạn phải học theo cách riêng của bạn. Vâng, thấm đẫm
linh hồn của các thầy, của những người đã thức tỉnh, nhưng nhớ không phải là
tri thức sẽ giúp cho bạn mà là trí huệ. Và trí huệ tới khi mọi tri thức đã bị gạt
sang bên. Gọi nó là tri thức hay gọi nó là tâm trí, đó là cùng một điều. Tâm
trí là tri thức. Khi bạn đã gạt sang bên mọi tri thức bạn đã gạt sang bên bản
thân tâm trí; bạn ở vào trạng thái không biết. Và ở trong trạng thái không biết
là kinh nghiệm hay nhất vì nó hồn nhiên. Bạn sẽ đầy ngạc nhiên và kính nể. Bạn
sẽ lại là đứa trẻ. Đây sẽ là tái sinh. Chỉ việc sinh này mới có thể làm thoát
ra vẻ huy hoàng ẩn kín của bản thể bạn.
Bạn đang mang bên trong
bạn một ánh sáng lớn, kho báu lớn, chính vương quốc của Thượng đế, nhưng bạn
đang níu bám lấy những thứ vay mượn, Dharma, đi vào và khám phá ra trung tâm
riêng của bạn đi. Tri thức giữ bạn ở chu vi. Nhảy từ chu vi đi. Từ bỏ tri thức
là từ bỏ vĩ đại nhất.
Tôi không bảo bạn từ bỏ
tiền của bạn, nhà bạn, gia đình bạn, bởi vì chúng không phải là vấn đề. Từ bỏ
tri thức của bạn, tâm trí của bạn đi; đó là vấn đề thực, bởi vì đó là cái gì đó
đang cản trở con đường. Nó chắn đường bạn trong việc đạt tới trung tâm riêng của
bạn.
Từ bỏ tri thức và hân
hoan trong trạng thái của không biết, và trí huệ lớn sẽ thoát ra trong bạn. Vị
Phật bên trong bạn sẽ thức tỉnh. Chỉ điều đó mới có thể cho bạn hương vị của
vĩnh hằng - không lời, không kinh sách, không niềm tin, không tri thức.
Câu hỏi thứ ba:
Osho ơi,
Thầy đã nói rằng để sống cùng nhau người ta phải biết cách sống
một mình. Nhưng tôi có thể một mình được: vấn đề tới với việc ở cùng nhau, bởi
vì thế thì việc muốn và mong đợi tới. Có phải là người ta phải biết cách sống một
mình cùng nhau không?
Dường như con đường của tình yêu phải được lấy với nhận biết vô
cùng.
Krishna Gopa,
Vâng, tôi đã từng bảo bạn
lặp đi lặp lại rằng bạn có thể ở cùng nhau chỉ khi bạn biết cách ở một mình,
nhưng với "một mình" tôi không ngụ ý "cô đơn". Bạn phải đã
hiểu lầm tôi rồi. Mọi người có thể sống cô độc, nhưng sống một mình là thành tựu
vô cùng, nó là việc nhận ra vĩ đại. Cô đơn là rất bình thường. Mọi người khổ vì
cô đơn. Bạn có thể xoay xở không khổ: bạn có thể dựng lên khuôn mặt, mẽ ngoài,
bạn có thể trau dồi những điều nào đó để cho bạn không cảm thấy đau đớn của cô
đơn, nhưng điều đó không phải là nghệ thuật của sống một mình.
Vấn đề không chỉ là
tránh khổ khi bạn cô đơn. Một mình nghĩa là tận hưởng tích cực điều đó, là cực
lạc tích cực về nó, là phúc lạc tích cực về nó, nhiều tới mức nếu bạn không bao
giờ ở cùng với bất kì ai lần nữa thì cũng không có vấn đề gì nảy sinh, không có
vấn đề nào nảy sinh, thậm chí không có ham muốn, thậm chí không có ham muốn ẩn
kín nào ở đâu đó trong vô thức. Khi bạn mãn nguyện thế - không chỉ được thoả
mãn, nhớ lấy... những lời này là khác toàn bộ. Người ta có thể tạo ra thoả mãn
mà không được mãn nguyện.
Thoả mãn là một loại
"chấp nhận điều không tránh khỏi". Người ta còn có thể làm được cái
gì khác? Nếu người ta cô đơn thì người ta cô đơn; người ta phải sống với nó. Và
con người có khả năng điều chỉnh theo bất kì tình huống nào. Cho dù bạn bị ném
vào một mình ở đâu đó trong sa mạc hay trên đảo hoang, bạn sẽ điều chỉnh với cuộc
sống ở đó; bạn sẽ vẫn sống sót. Bạn thậm chí có thể tạo ra sự thoả mãn ở đó.
Tôi đã nghe nói về một
người, một linh mục Ki tô giáo. Tầu của ông ấy bị chìm; bằng cách nào đó ông ấy
sống sót. Ông ấy lên một hòn đảo nhỏ - không có ai trên đảo. Sau hai mươi năm một
con tầu khác đi qua. Ông ấy vẫy tay, hò hét - viên thuyền trưởng nghe thấy.
Thuyền trưởng nhìn thấy người này; ông ta dừng tầu và thu xếp để đem người này
lên tầu. Bản thân ông ấy xuống chiếc xuồng nhỏ để đưa ông này lên tầu.
Ông linh mục cô đơn nói
với thuyền trưởng, "Trước khi chúng ta rời khỏi đảo này tôi muốn chỉ cho
ông công việc trong hai mươi năm của tôi."
Ông ấy cũng là một kiến
trúc sư; trước khi trở thành linh mục ông ấy đã từng là kiến trúc sư. Ông ấy đã
làm qui hoạch cho hầu hết một thành phố nhỏ, một thành phố thu nhỏ.
Viên thuyền trưởng vui
mừng. Ông ta nói, "Đợi đã! Để cho mọi hành khách trên con tầu của tôi tới
và xem đã. Đây là phép màu! Ông đã làm cái gì đó tuyệt vời. Nhà nhỏ, giống như
đồ chơi, nhưng được thiết kế đẹp. Làm sao ông xoay xở làm điều này?"
Ông ấy nói, "Tôi
phải làm cái gì đó để giữ cho tôi được dính líu, bận rộn, để vẫn còn được thoả
mãn. Và tôi thực sự được thoả mãn. Sau vài năm tôi hoàn toàn quên mất về thế giới.
Ngay cả ham muốn đạt tới thế giới lần nữa cũng rời bỏ tôi - ít nhất tôi nghĩ nó
đã rời bỏ tôi. Nhìn thấy tầu của ông, đột nhiên tôi nhận ra rằng không, nó đã
không rời bỏ tôi; bằng không tôi đã rất được thoả mãn. Hòn đảo này có mọi thứ
mà tôi cần để tạo ra những ngôi nhà nhỏ này." Đủ loại nhà...
Và thế rồi ông ấy nói,
"Cái đẹp nhất là... tôi sẽ chỉ cho ông xem." Ông ấy đưa thuyền trưởng
tới nhà thờ, ông ấy chỉ cho thuyền trưởng nhà thờ, nhà thờ Cơ đốc giáo. Ông ấy
đã làm nó to hơn một chút - bạn có thể vào trong nó - bởi vì ông ấy thường tôn
thờ ở đó. Tất nhiên, ông ấy một mình, nhưng thói quen cũ...
Khi họ bước ra thuyền
trưởng phân vân và mọi hành khách khác cũng phân vân, vì ngay trước nhà thờ có
một nhà thờ khác, nhà thờ Tin lành.
Họ hỏi ông linh mục,
"Chẳng phải một nhà thờ là đủ cho một người sao? Sao ông đã làm nhà thờ
khác?" Ông ấy nói, "Đó là nhà thờ tôi không tới, và đây là nhà thờ
tôi tới!"
Thói quen cũ... nhưng
ông ấy hoàn toàn được thoả mãn. Ông ấy nói, "Không ai đến đó cả; nó bao giờ
cũng để trống. Tôi chưa bao giờ thấy bất kì ai tới đó."
Không có ai ở đó ngay
chỗ đầu tiên ngoại trừ ông ấy và ông ấy đi tới nhà thờ Cơ đốc giáo vì ông ấy là
linh mục Cơ đốc giáo, nhưng ông ấy rất hạnh phúc và được thoả mãn rằng nhà thờ
Tin lành gần như bỏ trống. Ông ấy đã làm nó rất xấu nữa, nhưng ông ấy đã làm nó
- bản thân ông ấy đã làm nó.
Người ta có thể được
thoả mãn với bất kì tình huống nào. Con người có tính thích nghi vô cùng; đó là
một trong những phẩm chất lớn của con người. Đó là lí do tại sao con người có
thể sống sót trong bất kì bầu khí hậu nào, bất kì nhiệt độ nào: cực lạnh, cực
nóng, mưa quá nhiều, không mưa. Con người có thể sống sót ở mọi nơi, bất kì chỗ
nào. Tại sao? - bởi vì con người có khả năng về điều đó; con người là linh động.
Cho nên bạn có thể cô
đơn và bạn có thể nghĩ bản thân bạn được thoả mãn, nhưng khi bạn ở cùng nhau đó
là phép thử liệu bạn có thực sự được mãn nguyện không. Nếu bạn được mãn nguyện
trong tính cô đơn của mình, nó không phải là cô đơn, nó là một mình. Nếu ở cùng
nhau không đem tới rối loạn nào, không mong muốn, không ham muốn, không mong đợi,
không ghen tị, không sở hữu, không khao khát vô ý thức chi phối người khác, thế
thì đó là một mình. Bằng không nó chỉ là cô đơn được che đậy, trá hình bởi cảm
giác giả tạo về thoả mãn.
Krishna Gopa, bạn còn
chưa có khả năng một mình đâu, bởi vì nếu bạn một mình thế thì câu hỏi này sẽ
không nảy sinh chút nào. Thế thì dù bạn một mình hay ở cùng nhau bạn vẫn một
mình, và tính một mình của bạn là đẹp mênh mông tới mức ai bận tâm tới chi phối?
Tại sao? Để làm gì? Bạn tràn đầy vui vẻ tới mức không có nhu cầu sở hữu bất kì
ai; nó sẽ xấu thế. Bạn sẽ có khả năng thấy cái xấu của nó.
Nhưng nếu khi bạn ở
cùng nhau tất cả những ham muốn xấu này bắt đầu lại chuyển động, lại nảy sinh,
lại dâng lên đầu bạn, nếu tất cả những con rắn này và những con bò cạp này bắt
đầu bò lên hướng tới ý thức từ vô thức, điều đó đơn giản có nghĩa là chúng đã
chờ đợi tới cơ hội đúng. Bây giờ cơ hội có đó. Chỉ cơ hội mới chứng minh bạn
đang ở đâu.
Đó là lí do tại sao tôi
không bảo các sannyasin của tôi bỏ thế giới và đi lên núi, bởi vì ở đó bạn đơn
giản sẽ bỏ lại cơ hội đằng sau. Bạn sẽ bắt đầu sống trong hang động, và bạn có
thể tự lừa bản thân bạn cả đời bạn khi nghĩ rằng bạn đã biết một mình là gì, cô
đơn là gì. Bạn sẽ chỉ cô đơn và cô đơn và bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng bạn hài lòng
và phúc lạc. Và bạn sẽ chỉ được thoả mãn và không khổ, nhưng không phúc lạc. Chỉ
không khổ là không tương đương với việc phúc lạc.
Không ốm là không tương
đương với lành mạnh và toàn thể. Lành mạnh có cái gì đó nhiều hơn chỉ không ốm:
nó có mạnh khoẻ nào đó. Có nhiều người không ốm, nhưng họ không lành mạnh. Thỉnh
thoảng chuyện có thể xảy ra là một người có thể ốm và vậy mà vẫn lành mạnh vì
lành mạnh có nghĩa rộng khác toàn bộ. Lành mạnh không chỉ là khái niệm y học,
nó là cái gì đó lớn hơn nhiều, toàn diện hơn nhiều so với y học.
Chẳng hạn, Prem
Chinmaya ốm hoàn toàn. Bạn còn có thể ốm gì hơn nữa được? Anh ấy đang bị ung
thư. Ung thư lan rộng mọi ngày, nhưng anh ấy lành mạnh; anh ấy có lành mạnh nào
đó. Ốm của anh ấy chỉ là trong thân thể, nó không đạt tới tâm thức của anh ấy;
anh ấy vẫn còn nổi trên nó.
Y tá của anh ấy, Puja,
đã viết mới hôm nọ: "Osho ơi, tôi được ân huệ mênh mông là tôi đã phục vụ
Chinmaya. Tôi đã quan sát nhiều người chết trong đời tôi, nhưng cái chết này là
khác toàn bộ, khác về chất.
Tôi chưa bao giờ thấy
người nào chết mà đẹp thế, im lặng thế, với tính thiền thế."
Vào khoảnh khắc cuối,
khi anh ấy nghe bài nói cuối của tôi... Puja đã viết cho tôi - cô ấy đã ở đó:
"Anh ấy đang trong đau đớn sâu sắc khi có liên quan tới thân thể. Cái đau
lớn tới mức ngay cả tiêm morphia cũng không giúp gì. Ngay cả liều morphia gấp
đôi, gấp ba cũng không giúp ích chút nào. Cái đau lớn tới mức không cái gì dường
như giúp được cho anh ấy. Nhưng khi anh ấy nghe chuyện cười về Jesus và bệnh
nhân ung thư," Puja viết cho tôi, "anh ấy mỉm cười."
Và cô ấy cũng viết:
"Tôi có thể thấy rằng nụ cười đó không chỉ là của thân thể, bởi vì thân thể
không trong trạng thái của mỉm cười chút nào; nó tới từ đâu đó sâu xa. Và tôi
có thể thấy và cảm thấy rằng sâu bên dưới anh ấy đang cười. Nụ cười đó chỉ là
chút ít của tiếng cười to đã lên tới thân thể."
Anh ấy lành mạnh theo
nghĩa khác toàn bộ, không theo nghĩa y học. Có nhiều người lành mạnh theo nghĩa
nào đó, hoàn toàn khớp về y học, nhưng hoàn toàn không lành mạnh. Sâu bên dưới
không có gì ngoài rối loạn, trống rỗng, phiền não. Người ta có thể che giấu nó,
người ta có thể kìm nén nó, và người ta có thể không chỉ lừa dối người khác,
con người có khả năng tinh ranh tới mức người đó có thể tự lừa dối bản thân
mình.
Krishna Gopa, bạn nói:
Thầy đã nói rằng để sống cùng nhau người ta phải biết cách sống một mình.
Tôi lặp lại nó lần nữa:
vâng, chừng nào bạn chưa biết cách sống một mình thì việc ở cùng nhau của bạn sẽ
trở thành rắc rối, việc cùng nhau của bạn sẽ tạo ra khổ, bởi vì việc cùng nhau
của bạn sẽ lôi ra mọi thứ còn ngủ trong bạn khi bạn cô đơn. Khi bạn ở cùng nhau
người khác gợi nó ra, người khác trở thành thách thức. Bạn trở thành thách thức
cho người khác, người khác trở thành thách thức cho bạn.
Mối quan hệ đàn ông/đàn
bà đem vô thức lên bề mặt; họ đi vào trong mầu sắc đúng của họ. Tất nhiên, lúc
ban đầu nó không phải như vậy. Lúc ban đầu nó không thể như vậy bởi vì lúc ban
đầu bạn giữ vẻ ngoài. Khi bạn gặp chỉ vài giờ trên bãi biển hay trong đêm trăng
tròn bạn giữ vẻ ngoài bởi vì bạn vẫn không chắc chắn, người kia cũng chưa chắc
chắn liệu người đó có thể phô ra thực tại cho bạn không. Nhưng một khi tuần
trăng mật qua rồi mọi thứ cũng qua đi.
Thực ra, gần như mọi
hôn nhân đều chấm dứt với chấm dứt của tuần trăng mật; thế thì thực tại bắt đầu.
Thế thì ảo tưởng về hôn nhân qua rồi. Bây giờ cả hai coi là đương nhiên rằng
người kia không thể thoát được dễ dàng. Bây giờ bạn không cần phải sợ; bây giờ
bạn có thể đi vào trong mầu sắc thực của mình. Và cả hai bắt đầu bùng nổ. Họ đã
từng kìm nén lâu tới mức tất cả những kìm nén của họ bắt đầu kéo tới và ở cùng
nhau trở thành xấu.
Đó là lí do tại sao
trong hàng thế kỉ mọi người đã trốn vào rừng, vào tu viện, lên núi non, chỉ để
trốn khỏi việc ở cùng nhau. Nhưng đó không phải là con đường tâm linh đúng, đó
không phải là con đường trưởng thành đúng. Đó là trốn chạy, đó là do sợ, đó là
hèn nhát.
Tôi muốn bạn ở trong thế
giới. Tôi nhấn mạnh: Ở trong thế giới và vậy mà vẫn còn tỉnh táo, nhận biết,
quan sát. Đừng kìm nén. Nếu bạn không kìm nén trong sự một mình của bạn, sự một
mình của bạn sẽ trở thành kinh nghiệm đẹp, phúc lạc. Gặp gỡ với người khác từ
phúc lạc của bạn đi, đừng từ khổ của bạn. Và thế thì ở cùng nhau không chỉ làm
gấp đôi phúc lạc của bạn, nó nhân lên nhiều. Ở cùng nhau bao giờ cũng nhân lên
bất kì cái gì bạn đem tới cho nó. Nếu bạn đem khổ tới cho nó, nó nhân khổ lên.
Hai người khổ ở cùng nhau chỉ là cái khổ gấp đôi, nó được nhân lên. Hai người
phúc lạc cùng nhau, phúc lạc không chỉ nhân đôi, nó nhân lên nhiều lần. Thế thì
ở cùng nhau là đẹp, nhưng người ta nên học việc ở một mình trước hết.
Và nếu bạn biết cách ở
một mình bạn sẽ biết cách ở một mình cùng nhau, bởi vì vấn đề không phải là học
nó lần nữa theo cách khác; nó là cùng một hiện tượng. Nếu bạn biết cách ở một
mình bạn sẽ biết nó ở mọi nơi, dù trong quan hệ hay không trong quan hệ. Ở một
mình... Thế thì ở cùng nhau giúp cho trưởng thành tâm linh, toàn vẹn, vô cùng,
bởi vì nó cho bạn cơ hội, thách thức lớn lao. Nó phơi bạn ra ánh sáng tràn đầy
và bạn có thể thấy bản thân mình. Người khác trở thành tấm gương.
Quan hệ là tấm gương. Bạn
không thể thấy khuôn mặt mình mà không có gương. Bạn không thể thấy thực tại của
bạn mà không có người khác. Người khác trở thành tấm gương - gương là tốt.
Tôi đã nghe nói về một
người đàn bà xấu, người chống lại gương - cũng là tự nhiên - bởi vì ý tưởng của
cô ấy là ở chỗ gương làm cho cô ấy trông xấu, gương đó đang âm mưu chống lại cô
ấy. Bởi vì đây là logic của cô ấy: "Bất kì khi nào không có gương mình không
cảm thấy xấu, mình hoàn hảo, được. Chỉ khi có gương mà mình lập tức trở thành xấu.
Gương phải làm cái gì đó."
Cô ấy chống đối gương tới
mức cô ấy thường đập vỡ gương. Bất kì khi nào cô ấy bắt gặp gương cô ấy lập tức
phá huỷ nó vì gương là kẻ thù.
Logic của cô ấy là
không khác với các sư và các ni đâu; họ đang làm cùng điều. Đi vào tu viện
nghĩa là trốn khỏi các tấm gương - kết án mối quan hệ, kết án tình yêu, kết án
thế giới. Mọi thánh nhân của bạn đều sợ gương, có vậy thôi. Nhưng sợ gương đơn
giản chỉ ra bạn sợ cái xấu riêng của bạn; bạn không muốn nhìn nó. Và không có
gương tất nhiên bạn sẽ không thấy điều đó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó
đã biến mất - nó có đó. Bất kì lúc nào, bất kì cái gì... nếu không phải là
gương thế thì có thể chỉ là mặt hồ im lặng, và bạn sẽ thấy điều đó. Và dù bạn
có thấy hay không, người khác sẽ thấy nó.
Bạn có thể thấy khuôn mặt
của thánh nhân của bạn, cái gọi là mahatmas. Họ tất cả đều buồn bã, họ dường
như không phúc lạc. Họ dường như không giống hoa sen, họ giống tảng đá - gần
như chết, hoàn toàn đờ đẫn, tầm thường.
Dường như không có sắc
bén của thông minh, bởi vì họ đã trốn khỏi nơi họ có thể mài sắc thông minh của
họ. Thông minh của họ cứ tụ thêm bụi, nhưng họ nghĩ họ đã đạt tới thoả mãn, họ
đã đạt tới điều Thượng đế được ngụ ý cho họ đạt tới. Họ đã đơn giản bỏ lỡ mất
cơ hội.
Thượng đế sẽ hỏi họ,
"Ta đã cho con cuộc sống và con đã trốn khỏi cuộc sống. Con bác bỏ cuộc sống
của ta, con bác bỏ món quà của ta. Con đã chống lại ta."
George Gurdjieff thường
đưa ra một phát biểu rất kì lạ - nhưng chỉ người như Gurdjieff mới có thể nói
ra chân lí hoàn toàn trần trụi - ông ấy hay nói rằng "Mọi thánh nhân của
các ông đều chống lại Thượng đế." Khi bạn bắt gặp một phát biểu như vậy lần
đầu tiên, bạn không thể tin được vào nó. Thánh nhân mà chống lại Thượng đế sao?
Nhưng Gurdjieff là đúng. Ông ấy thực sự ngụ ý điều đó, ông ấy không đùa đâu!
Thánh nhân của bạn chống lại Thượng đế bởi vì họ chống lại cuộc sống.
Tôi không chống lại cuộc
sống. Tôi cực kì yêu cuộc sống.
Krishna Gopa, học ở một
mình đi - và điều đó sẽ xảy ra chỉ qua thiền thôi - và thế rồi cho phép các tấm
gương trong cuộc sống của bạn để cho bạn có thể thấy bạn đang ở đâu, bạn là gì,
bạn đã trưởng thành thế nào.
Trong công xã này chúng
ta đang làm cái gì đó mới mẻ mà chưa bao giờ xảy ra trước đây. Có các trung tâm
trưởng thành trên thế giới, đặc biệt ở phương Tây, nơi các nhóm trị liệu đang
được tiến hành. Có các trung tâm thiền, đặc biệt ở phương Đông, nơi mọi người
thiền. Đây là chỗ duy nhất nơi mọi người thiền và đi qua các nhóm, đi qua các
nhóm và thiền - cùng nhau. Trên bề mặt nó sẽ có vẻ mâu thuẫn bởi vì thiền nghĩa
là học cách một mình và trị liệu nhóm nghĩa là học cách ở cùng nhau. Nhưng đây
là cách tiếp cận nền tảng của tôi; bạn phải học cả hai.
Và bạn đúng đấy, Gopa,
rằng: Con đường của tình yêu phải được lấy với nhận biết vô cùng.
Và cùng điều đó là đúng
về con đường của nhận biết: nó phải được lấy với tình yêu vô cùng. Thực ra,
tình yêu và nhận biết là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Câu hỏi thứ tư:
Osho ơi,
Thay vì cho bài học triết lí, tại sao thầy không chỉ kể chuyện
đùa một chốc thôi? Tôi nghĩ các sannyasin của thầy sẽ đánh giá cao điều đó.
Swami Buddhaprem,
Câu hỏi này chỉ ra rằng
bạn không là sannyasin của tôi.
Bạn nói: Tôi nghĩ các
sannyasin của thầy sẽ đánh giá cao điều đó.
Bạn đã rơi vào toán sai
rồi, dường như vậy. Bạn không được ngụ ý ở đây. Bạn phải đã tới với khái niệm
sai. Bạn phải đã tới đây để học triết lí. Bạn phải là người nghiêm chỉnh - và
nghiêm chỉnh là bệnh hoạn đấy.
Triết lí toàn là thứ nhảm
nhí! Tôi không quan tâm tới triết lí; tất nhiên các sannyasin của tôi cũng
không quan tâm tới triết lí. Những người thuộc về tôi đều quan tâm tới cuộc sống,
không tới triết lí. Cuộc sống là thứ thực; triết lí là thứ giả. Nhưng triết lí
đã từng được ca ngợi trong hàng thế kỉ và chúng ta sống với ước định này. Không
ai bảo bạn rằng triết lí là thứ giả.
Phật không phải là triết
gia: ông ấy thích kể chuyện ngụ ngôn. Jesus không phải là triết gia: ông ấy
dùng nhiều chuyện ngụ ngôn thế.
Chuyện đùa của tôi là
chuyện ngụ ngôn Thời đại mới - bởi vì với tôi tiếng cười là một trong những điều
có ý nghĩa nhất trong cuộc sống. Những người không có khả năng cười trở nên
không có khả năng sống.
Nhưng điều đó xảy ra.
Nhiều lần - thực ra, còn nhiều hơn là không có - bạn tới đây với lí do sai, cứ
tưởng rằng bạn đang đi tới triết gia phương đông nào đó. Tôi không phương đông
cũng không triết gia! Tôi thậm chí không tôn giáo theo nghĩa cũ: tôi không là
thánh nhân không là mahatma. Thực ra, bạn không để cho tôi vào bất kì phân loại
nào được. Bạn sẽ phải tạo ra một phân loại mới cho tôi bởi vì phân loại đã có sẽ
không thích hợp. Tôi sẽ không khớp trong nó, và tôi không muốn khớp với bất kì
phân loại nào. Mọi thứ khớp trong các phân loại, không theo người, không theo
người thực.
Một quí bà đi vào cửa
hiệu quần áo và hỏi liệu họ có bán vú giả không.
"Chắc chắn có chứ
thưa bà," người bán hàng chính thức trả lời.
"Điều tôi muốn biết,"
bà ấy tiếp tục, "là liệu ông có vú giả chất lượng tốt nhất không."
"Tất nhiên
có!" người bán hàng kêu lên "trong cửa hàng này chúng tôi không bán
thứ giả!"
Mọi triết lí đều là giả
và mọi triết lí đều là mô phỏng. Tôi mang tính tồn tại. Nhưng bạn chắc chắn ở
chỗ sai rồi. Hoặc bạn sẽ phải thay đổi hoặc bạn sẽ phải ra đi - tôi không để lại
bất kì phương án nào khác. Nếu bạn muốn ở cùng tôi bạn phải hiểu điều đang xảy
ra ở đây và bạn phải trở thành một phần của nó. Nếu bạn cảm thấy rằng điều đó
là không thể được, rằng bạn đã biết cái gì là đúng, thế thì đây không phải là
chỗ cho bạn, thế thì đây không phải là toán đúng cho bạn.
Bạn có biết về hai nhà
khoa học người đầu tiên phát hiện ra máy biết bay bay, máy bay, mà không thể rời
khỏi đất được không? Bạn có biết tên họ không? Tên của họ là anh em nhà Wrong
(Sai).
Và đây là anh em nhà
Wrong, và bạn dường như là người rất phải, rất đúng. Hoặc bạn phải trở thành một
phần của toán kì lạ này... Đây là con thuyền của Noah - đủ mọi loại con vật có
đây! Trong công xã mới tôi sẽ không gọi nó là phòng Phật lần nữa đâu, nó sẽ là
con thuyền của Noah!
Nhưng nếu bạn quan tâm
tới triết lí bạn có thể tới bất kì đại học nào; có hàng nghìn đại học trên thế
giới. Nếu bạn quan tâm tới cái gì đó giả điều đó là rất rẻ. Nhưng nhớ, mọi thời
gian bạn làm phí hoài sẽ đơn giản bị phí hoài và một ngày nào đó bạn sẽ hối hận.
Một du khách ném một đồng
tiền vào cái giếng ước tại khu giải trí Disneyland. Anh ta vừa mới bầy tổ một ước
muốn tội lỗi thì một cô gái đẹp vỗ vai anh ta và bảo anh ta đi theo cô ấy. Cô ấy
đưa anh ta tới một căn phòng xa hoa, cho anh ta bộ quần áo ngủ lụa, và sau đó
cô ta bật nhạc và thắp nến lên, cô ấy đưa cho anh ta một cốc rượu martini. Thế
rồi cô ấy bắt đầu cởi quần áo ra.
Cô ấy tháo bộ tóc vàng
dài ra, chính là bộ tóc giả, cô ấy tháo đôi mi giả ra, và thế rồi tháo cặp vú
giả đẹp ra. Thế rồi du khách thấy rằng cô ấy thậm chí không phải là đàn bà, và
trong thất vọng anh ta kêu lên, "Tất cả điều này nghĩa là gì?"
Và cậu con trai đáp,
"Bây giờ ông sẽ học đừng ném đồng tiền giả vào giếng ước nữa, ông lừa đảo
thân mến ạ!"
Buddhaprem, bạn hỏi
tôi: Thay vì cho bài học triết lí, tại sao thầy không chỉ kể chuyện đùa một chốc
thôi?
Và điều gì tôi đã từng
làm tất cả ở đây sao? Bạn nghĩ rằng tôi đã cho các bài học triết lí sao? Thế
thì bạn đã không nghe tôi chút nào. Không phải là tôi quan tâm tới bài học triết
lí đâu, tôi quan tâm tới chuyện đùa. Nó không để minh hoạ cho triết lí mà tôi
thường đùa, chính điều ngược lại: để minh hoạ cho chuyện đùa tôi dùng triết lí!
Bạn nghĩ rằng tôi nhìn
vào câu hỏi của bạn sao? Vô nghĩa! Đầu tiên tôi nhìn vào chuyện đùa của tôi và
thế rồi nhìn vào câu hỏi của bạn. Nếu câu hỏi của bạn khớp với chuyện đùa của
tôi, tốt, bằng không nó sẽ đi vào thùng phế thải. Những người thực sự muốn câu
hỏi của họ được trả lời, họ đã học được thủ đoạn: đầu tiên họ gửi chuyện đùa tới,
thế rồi họ gửi câu hỏi. Thế thì họ có thể chắc chắn câu hỏi của họ sẽ được trả
lời. Nhưng trước hết, chuyện đùa!
Tôi quan tâm nhiều hơn
tới tiếng cười của bạn...
Bạn nói: Tôi nghĩ các
sannyasin của thầy sẽ đánh giá cao điều đó.
Họ thích điều đó! Nhưng
để được điều đó họ phải là sannyasin của tôi. Bạn còn chưa là sannyasin, bằng
không bạn chắc đã nói, "Chúng tôi sẽ đánh giá cao điều đó." Bạn nói
"các sannyasin của thầy". Bạn đang giữ bản thân bạn tách rời, bạn
đang loại trừ bản thân bạn khỏi các sannyasin của tôi.
Thực ra, triết lí là
gì? Nó là nghĩ về mọi thứ mà không thể nghĩ được. Nó là cố hiểu cái gì đó mà
không thể hiểu được. Nó là hoạt động ngớ ngẩn. Triết gia biết nó, nhưng họ tận
hưởng hoạt động này. Nó giống như trò chơi, giống như cờ vua. Cũng như mọi người
thích chơi cờ có những người thích triết lí.
Một triết gia muốn thay
đổi thế giới. Ông ấy nghĩ rằng Thượng đế đã phạm phải nhiều sai lầm và rằng
ngài nên nghĩ lâu hơn chút ít trước khi tạo ra thế giới trong bẩy ngày.
Một hôm, khi ông ta
đang nằm trong cỏ nghiền ngẫm, chim bay qua đầu, một con bò thả rông đi từ từ
qua bên cạnh ông ta.
"Trông đấy,"
ông ta tự nhủ mình, "lại một sai lầm khác của tự nhiên! Bò, một thứ tiện dụng
cho nhân loại, phải kéo lê bản thân chúng trên đường, trong khi chim, chẳng có
tiện dụng nào cả, có thể bay và di chuyển rất dễ dàng!"
Vào đúng lúc đó, một
con chim bay trên đầu ông ta ỉa lên đầu ông ta.
Triết gia này, choáng
váng, suy tư vài khoảnh khắc và rồi nói to, "Xin lỗi Thượng đế, con thực sự
không ngụ ý rằng con bò đó nên bay!"
Triết lí là gì? Nó chỉ
là suy tư về những thứ vô dụng. Chẳng hạn, mới hôm nọ tôi đã nói với bạn,
"Lúc ban đầu có bóng tối và mì ống." Bây giờ, nếu bạn là triết gia bạn
sẽ tự hành hạ bạn bằng câu hỏi: Ai đã làm ra mì ống? Nó tới từ đâu? Và tôi biết
điều này là đúng bởi vì các sannyasins Italy của tôi. Tôi biết người trung gian
của tôi, Radha. Bất kì khi nào tôi chạm vào con mắt thứ ba của cô ấy, đều không
có mắt thứ ba... Hết tầng nọ tới tầng kia toàn mì ống. Tôi cứ làm mãi, làm
mãi... Bây giờ đã hàng năm rồi! Nhưng dầu vậy tôi vẫn thích và yêu việc chạm
vào mắt thứ ba của cô ấy - nó rất mềm! Cho nên tôi biết câu chuyện này là đúng.
Nhưng các triết gia đã
từng hỏi các câu hỏi như thế: "Thượng đế đã tạo ra thế giới. Thế thì ai tạo
ra Thượng đế?" Và bất kì câu trả lời nào bạn đưa ra cũng sẽ tạo ra câu hỏi
khác. Nếu bạn nói xyz, hay bất kì ai, thế thì họ sẽ hỏi, "Ai tạo ra x? Ai
tạo ra y? Ai tạo ra z?" Nó sẽ tiếp diễn mãi; ở đâu có nó phải dừng lại.
Cho nên khi Kuthumi
quát tôi và nói, "Câm đi!" tôi lập tức hiểu ra - ông ấy đúng, bởi vì ở
đâu đó người ta phải câm đi!
Tôi rất có tính tồn tại.
Thay vì chán về người đã tạo ra mì ống, tôi nhìn vào Radha và thấy rằng điều đó
là đúng. Hồ sơ Akashic nói cái gì đó tuyệt đối đúng. Và mọi người nên ghen tị với
nó vì tràn đầy mì ống là tốt hơn nhiều so với đầy phân bò. Người Ấn Độ đầy phân
bò thiêng! Họ thường uống nước đái bò, và bây giờ nhiều tiến bộ đã xảy ra:
Morarji Desai uống nước đái của ông ấy. Đây là tiến bộ đấy! Đây là tiến hoá!
Không ai có thể phủ nhận tiến hoá này, đi từ nước đái bò sang nước đái riêng của
mình. Nó là bài học về tính độc lập.
Buddhaprem, một cách
hình thức bạn là sannyasin của tôi - thực sự trở thành sannyasin của tôi đi. Tận
hưởng cơ hội lớn lao này của việc không nghiêm chỉnh, của việc coi cuộc sống
như vui đùa, của việc tận hưởng nó. Cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé, nhưng
nếu bạn học cách tận hưởng những điều nhỏ bé thì điều bình thường trở thành phi
thường, cái tầm thường trở thành thiêng liêng, cái báng bổ trở thành sâu lắng.
Tôn giáo không phải là
cái gì đó làm gián đoạn bạn với cuộc sống và niềm vui của nó, điều đó làm sâu sắc
niềm vui của bạn. Thực ra, chỉ người tôn giáo thực sự mới có thể ăn, uống và
vui vẻ. Điều đó đã được nói là chống lại, là phi tôn giáo; nó đã được nói rằng
đó là triết lí duy vật, ăn, uống và vui vẻ. Nhưng tôi bảo bạn rằng người duy vật
không thể ăn, uống và vui vẻ được, chỉ người tâm linh mới làm được, vì người đó
có thể nghĩ sâu hơn. Thế thì mì ống trở thành tâm linh. Ai bận tâm về con mắt
thứ ba? Cần gì tới con mắt thứ ba? Ngay cả hai mắt cũng đang tạo ra nhiều rắc rối
thế rồi! Và mắt thứ ba sẽ tạo ra nhiều rắc rối hơn; chúng sẽ tạo ra tam giác
trong bạn!
Nhưng bạn phải ở đây gần
như vô ý thức.
Một triết gia vào quán
rượu và gọi mười cốc whisky.
"Mười à?" người
đứng quầy ngạc nhiên kêu lên.
"Mười!" triết
gia trả lời.
Thế là người đứng quầy
đem lên cho ông ta cả mười cốc, và trước sự ngạc nhiên của anh ta, triết gia nốc
hết.
Tiếp đó ông ta gọi chín
cốc whisky. Sau khi uống chúng ông ta gọi tám cốc, rồi bẩy, và cứ thế cho tới
khi cuối cùng ông ta gọi chỉ một cốc whisky.
Sau khi kết thúc cốc cuối
cùng ông ta bằng cách nào đó xoay xở lẩm bẩm với người đứng quầy, "Nói-nói
cho tôi, anh-anh trai, tại-tại sao có-có chuyện tôi càng uống-uống ít đi, tôi
càng-càng bị say-say hơn?"
Câu hỏi cuối cùng:
Osho ơi,
Khi nhiều thứ của sự tồn tại xảy ra trong một người hơn là có thể
được hấp thu và tiêu hoá một lúc, chẳng phải là thông minh để kìm nén cho tới
khi tin cậy và hồn nhiên trưởng thành sao? Thân thể tôi đang trong hình dạng tồi
tệ bởi vì kìm nén nhưng có cảm giác dường như tôi đã trả giá nhiều, thời gian
được cần tới.
Anand Tilopa,
Kìm nén và chống cự,
làm sao kìm nén và chống cự có thể làm cho tin cậy và hồn nhiên phát triển được?
Bạn sẽ làm cho nó ngày một không thể được hơn. Hồn nhiên nghĩa là trạng thái của
trần trụi toàn bộ, của không kìm nén hoàn toàn. Người kìm nén trở thành phức cảm,
họ không thể trở thành hồn nhiên được. Mọi thứ trong họ trở nên què quặt, tê liệt,
xảo quyệt. Họ bắt đầu trở nên chia chẻ; thực ra họ trở thành nhiều người, không
chỉ hai. Họ có một cửa để bầy tỏ bản thân họ cho thế giới và cửa khác, cửa sau,
qua đó họ sống. Họ nói cái gì đó, họ làm cái gì đó - và họ nghĩ cái gì đó khác.
Họ bao giờ cũng trong hỗn độn, họ không thể hồn nhiên được.
Hồn nhiên không cần kìm
nén, nó cần tự phát, nó cần tính tự nhiên. Bất kì cái gì bạn kìm nén sẽ trở
thành vấn đề của bạn. Nếu bạn kìm nén giận, giận sẽ trở thành vấn đề của bạn.
Thế thì trong mọi thứ giận dữ sẽ bị che giấu. Thực ra, nếu có quá nhiều giận dữ
bị kìm nén, bạn sẽ trở nên giận dữ hai mươi tư giờ một ngày chẳng bởi lí do nào
cả, bởi vì bây giờ nó không phải là vấn đề có lí do hợp thức để giận nữa, bạn
đang sôi bên trong - bất kì cái cớ nào cũng sẽ có tác dụng, hay nếu không có cớ
nào được tìm ra, bạn sẽ bắt đầu bịa ra cớ.
Một nhóm các ni cô đang
đi tới một nữ tu viện ở lãnh thổ châu Phi thì họ bị một bộ lạc châu Phi tàn bạo
bắt. Liên hợp quốc lập tức được thông báo và vài ngày sau một lực lượng quân sự
được phái bằng máy bay tới trung tâm của lục địa đen.
Đó là chiến dịch thành
công. Lính tráng bao vây bộ lạc này, giải cứu các ni cô, và đem họ lên máy bay.
Mọi ni cô lên máy bay với
quần áo bị xé rách, môi sưng phồng, tóc rối, và với vú phơi ra.
"Thật tốt là các
anh đã tới!" họ nói, "Chúng tôi không thể chịu đựng được thêm nữa. Tất
cả cái bọn da đen kia với cái "thứ' to tướng đó và suốt cả ngày toàn đéo,
đéo, đéo!"
Lính tráng cố gắng an ủi
họ, từng người một. Chung cuộc ni cô cuối cùng lên máy bay. Cô ta rất xinh, với
thói quen trong hoàn cảnh hoàn hảo. Cô ta sạch sẽ, chải chuốt và điềm tĩnh.
Một lính nói với cô ấy,
"Đáng thương sao, chị; các chị phải chịu đựng làm sao... tất cả lũ da đen
với những "thứ' to tướng đó cả ngày đéo, đéo, đéo."
Và ni cô xinh trả lời, "Không,
không với tôi."
"Sao không?"
anh ta hỏi.
"Tôi không trong
điều đó!" cô ấy nói.
Nếu bạn kìm nén bạn sẽ
thấy ra cách nào đó. Nếu bạn kìm nén dục bạn sẽ thấy cách nào đó để được hiếp để
cho trách nhiệm không dồn vào bạn, để cho bạn có thể cảm thấy hoàn toàn tự do
khỏi trách nhiệm. Chính là từ kìm nén mà có tội ác đủ loại. Nó không thể dẫn bạn
vào hồn nhiên được.
Không, Tilopa, nếu bạn
muốn hồn nhiên bạn không cần thời gian, bạn cần hiểu biết, bạn cần sáng suốt.
Thời gian sẽ không ích gì, bởi vì trong khi đó bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ tiếp tục
thói quen cũ của bạn: bạn sẽ cứ kìm nén. Bạn cần sáng suốt ngay lập tức. Bạn đã
kìm nén trong nhiều kiếp rồi - quá đủ rồi. Bây giờ thấy ra vấn đề và bỏ mọi kìm
nén của bạn đi. Và đây là chỗ! Nếu bạn không thể bỏ được kìm nén của bạn ở đây
bạn không thể bỏ được chúng ở bất kì đâu trên toàn thế giới.
Đó là lí do tại sao tôi
kết án nhiều thế - hiển nhiên, bởi vì mọi xã hội trên thế giới đều tồn tại trên
kìm nén. Và toàn thể cách tiếp cận của tôi là tiếp cận của tự phát không kìm
nén; chỉ thế thì hồn nhiên mới có thể quay lại cho bạn. Nó là bản tính của bạn.
Hồn nhiên không phải là cái gì đó phải được đạt tới; nó chỉ bị kìm nén sâu bên
dưới trong bạn. Nếu mọi kìm nén được loại bỏ nó sẽ bắt đầu trồi lên bề mặt. Bạn
sẽ lại trở thành đứa trẻ lần nữa.
Và Jesus là đúng khi
ông ấy nói: Chừng nào ông chưa lại là đứa trẻ lần nữa, chừng nào ông chưa được
tái sinh, ông sẽ không vào trong vương quốc Thượng đế của ta.
Xem Tiếp Chương 7 – Quay Về Mục Lục Tập 1
0 Đánh giá