Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo – Cổng Vàng – Osho
(Tập 2)
Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng
Chương 6. Tôi Thực Sự Ngụ Ý Kinh Doanh
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê
Câu hỏi thứ nhất:
Osho ơi,
Đạo là lớn hơn tâm trí. Thế thì tại sao chúng ta cứ chọn tâm trí
thay vì tuôn chảy cùng Đạo?
Prem Radha,
Nó đích xác bởi vì điều
đó. Đạo là bao la tới mức người ta sợ mất căn cước của mình trong nó. Chúng ta
giống như giọt sương và Đạo giống như đại dương. Giọt sương sợ, rất kinh hoàng
khi lại gần đại dương hơn - một bước vào đại dương và nó sẽ mất mãi mãi. Nó muốn
níu bám lấy căn cước của nó; dù nhỏ đến đâu, dù tí hon đến đâu, dù tầm thường đến
đâu, nhưng đó là căn cước của nó, đó là cá tính của nó. Nó chỉ hiện hữu bởi vì
nó tách rời khỏi đại dương.
Đó là cách thức của bản
ngã: bản ngã có thể tồn tại chỉ trong tách rời. Tách rời tạo ra khổ bởi vì bạn
trở nên bị bật rễ khỏi cái toàn thể, nhưng người ta sẵn sàng chịu khổ thay vì
chết đi và biến mất trong phúc lạc tuyệt đối. Mọi người chỉ nói về phúc lạc,
không ai thực sự muốn phúc lạc. Họ nói về phúc lạc cứ dường như họ có thể vẫn
còn như cũ và phúc lạc có thể được thêm vào cho họ như họ vậy. Họ muốn phúc lạc
cũng như một loại của cải mới để cho bản ngã của họ có thể cảm thấy được tôn
cao hơn, được xác định hơn, quí giá hơn, được làm giầu hơn.
Nhưng khi bản ngã trở
thành ngày càng được xác định, bạn trở thành ngày càng nhỏ hơn. Khi bạn trở
thành ngày càng nhỏ hơn bạn trở thành khổ vì bạn bắt đầu cảm thấy ngột ngạt, bạn
bắt đầu cảm thấy bị đóng từ mọi phía. Xà lim nhà tù của bạn trở nên ngày càng
nhỏ hơn - thậm chí tồn tại trong nó trở thành không thể được. Nhưng mọi người sẵn
sàng chịu đủ loại khổ, họ sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì bản ngã.
Đó là lí do tại sao,
Prem Radha này, chúng ta níu bám lấy tâm trí. Tâm trí không là gì ngoài quá
trình của bản ngã, vận hành của bản ngã. Tâm trí là biên giới giữa bạn và cái
toàn thể. Nó là bức tường, không phải là cây cầu - vô trí là cây cầu. Do đó nhấn
mạnh của mọi người thức tỉnh là đi từ tâm trí tới vô trí. Bản ngã có thể tồn tại
chỉ nếu bạn vẫn còn trong tranh đấu thường xuyên; vật lộn liên tục là cần, bởi
vì nó là thực thể giả. Bạn phải duy trì nó; nó không phải là cái gì đó tự phát,
nó không phải là cái gì đó tự nhiên mà có thể tồn tại theo cách riêng của nó.
Nó cần tính cạnh tranh, nó cần xung đột; nó cần đủ loại ghen tị, sở hữu, hận
thù, chiến tranh. Nó có thể tồn tại chỉ với mọi điều sai.
Bản ngã đại diện cho
trạng thái không lành mạnh của bản thể chúng ta. Nó là tính khẳng định. Thảnh
thơi là ngược với bản ngã, không tham vọng là ngược với bản ngã. Chỉ một khoảnh
khắc của thảnh thơi là đủ và bạn sẽ có hương vị của Đạo, bởi vì Đạo bao giờ
cũng có đó, nó không bao giờ bị mất. Bạn cứ tạo ra những bức tường, nhưng mọi bức
tường đều sụp đổ trong một phần giây. Do đó, bất kì chỗ nào điều đó xảy ra,
trong bất kì tình huống nào nó xảy ra, bạn đều trở nên kinh hoàng về tình huống
đó.
Mọi người đã trở nên
sợ tình yêu bởi lí do đơn giản vì tình yêu là lực tiềm năng nhất trong sự tồn tại
- khi cánh cửa trong Đạo mở ra theo cách riêng của nó. Yêu nghĩa là tường biến
mất, tường không còn nữa, và cầu nảy sinh. Tất nhiên nó xảy ra chỉ giữa hai người,
nhưng ngay cả để nó xảy ra giữa hai người cũng cho bạn niềm vui, rạng ngời cực
thích, kinh nghiệm vô cùng của sự huy hoàng của cuộc sống tới mức bản ngã sợ
hãi.
Bản ngã đã tạo ra cái
thay thế giả cho tình yêu. Bản ngã hoàn toàn sẵn sàng cho hôn nhân, nhưng không
cho tình yêu. Bản ngã là thể chế pháp lí, thể chế xã hội được tạo ra bởi tâm
trí tinh ranh, bởi các tu sĩ tinh ranh, bởi những quyền lợi được đầu tư. Tình
yêu là tự nhiên. Tình yêu là nguy hiểm cho bản ngã. Nếu tình yêu được phép bạn
sẽ bắt đầu nếm trải chút ít của Đạo, nhưng nếm trải đó sẽ tạo ra trong bạn niềm
khao khát có nhiều nó hơn. Nó dịu ngọt thế, nó tuyệt vời thế, nó đẹp thế! Thế
thì bạn sẽ sẵn sàng hi sinh mọi cái vô nghĩa cứ đi cùng bản ngã. Bạn sẽ sẵn
sàng biến mất vào trong cái toàn thể.
Chính tình yêu sẽ cho
bạn dũng cảm để lấy cú nhảy tối thượng - đầu tiên với một người... Nhưng một
khi kinh nghiệm này có đó, bạn không thể bước lùi được, bạn sẽ phải đi lên trước;
bạn không thể đi lùi lại. Đầu tiên nó sẽ là với một người, nhưng bạn không thể
dừng được quá trình này bây giờ. Nó là cực lạc tới mức nếu nó là đẹp thế với một
người, nó sẽ đẹp nhiều đến đâu với cái toàn thể...!
Vị Phật là người
trong mối quan hệ cực thích với cái toàn thể. Đạo là cực thích tối thượng,
không phải giữa hai cá nhân mà giữa bộ phận và toàn thể, giữa giọt sương và đại
dương. Nhưng giọt sương phải biến mất, nhưng nó không mất cái gì.
Mọi nỗi sợ của chúng
ta đều vô căn cứ; chúng bắt rễ trong dốt nát, nhưng bản ngã khai thác dốt nát.
Do đó mọi xã hội đã bóp méo luồng chảy tự nhiên của tình yêu, bởi vì nó có thể
mở ra cửa cống và thế thì nó sẽ không thể kiểm soát được. Tốt hơn cả là cho mọi
người cái thay thế giả. Hôn nhân là cái thay thế đó. Cho đến nay, trong năm
nghìn năm, con người đã sống với hôn nhân và khổ.
Bạn không được phép
kinh nghiệm cái đẹp. Tâm trí của bạn từ chính lúc ban đầu đã bị bóp méo, bị
chuyển kênh tới các mục đích tiện dụng. Bạn được dạy toán học, bạn được dạy địa
lí, lịch sử. Bây giờ lịch sử là toàn chuyện nói nhảm, hoàn toàn vô dụng. Tại
sao cứ đọc về những kẻ ngốc cổ đại? Với mục đích gì? Tốt hơn cả là quên tất cả
họ đi. Sao bận tâm về Genghis Khan, Tamburlaine, Nadir Shah, Alexander,
Napoleon? Để làm gì? Những người này đã đem cái gì cho tâm thức con người? Họ
giống như chất độc; họ đã dừng lại trong mọi khả năng tiến bộ con người, tiến
hoá con người.
Và trong các sách sử,
bạn sẽ không tìm thấy tên của Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Cát Hồng - thậm chí
không có trong cả cước chú. Và đây là những người thực sự là nền tảng của tâm
thức con người, đây là những người là hi vọng thực. Nhưng bạn sẽ không tìm thấy
tên của họ thậm chí được nhắc tới; ngược lại, các nhà lịch sử bao giờ cũng tạo
ra nghi ngờ trong bạn liệu Jesus có bao giờ tồn tại không, liệu Krishna là nhân
vật lịch sử hay chỉ huyền thoại, liệu Mahavira là thực tại hay chỉ hư cấu; Phật
có thực bước đi trên trái đất này hay đã là phóng chiếu của giấc mơ của chúng
ta, của ham muốn của chúng ta?
Sigmund Freud nói rằng
những người này là người hoàn thành ước vọng. Chúng ta muốn rằng phải có những
người như thế này, nhưng họ đã không thực sự tồn tại theo cách chúng ta đã mô tả
họ. Đó là nguyên nhân của bất hoà giữa Freud và đệ tử của ông ấy Carl Gustav
Jung; mối bất hoà là cực kì có ý nghĩa. Freud là rất thực chứng; Jung có tính
thơ ca hơn nhiều. Jung có tin cậy vô cùng vào huyền học và không tin cậy vào lịch
sử. Và tôi tuyệt đối đồng ý với Jung về điều này.
Mọi huyền thoại của
thế giới đều gần với chân lí hơn cái gọi là lịch sử của bạn. Nhưng chúng ta dạy
con cái chúng ta về lịch sử, không về huyền thoại. Chúng ta dạy chúng số học,
không dạy thơ ca. Và cách chúng ta dạy có chút ít của thơ ca - chúng ta dạy
theo cách mà chúng trở nên chán và ngán với thơ ca tới mức một khi sinh viên rời
khỏi đại học người đó sẽ không bao giờ đọc lại Shakespeare, người đó sẽ không
bao giờ nhìn vào công trình của Milton lần nữa. Chính những cái tên
Shakespeare, Milton, Kalidas, Baubhuti sẽ tạo ra một loại buồn nôn trong người
đó. Các giáo sư đã hành hạ sinh viên nhiều tới mức đằng những cái tên này người
đó được kết thúc vĩnh viễn. Mối quan tâm của người đó đã không được khuyến
khích, người đó đã không trở nên thơ ca hơn; người đó đã đánh mất mọi quan tâm
vào thơ ca. Người đó đã không được hỗ trợ để có tính sáng tạo, người đó đã
không được giúp để học cách thơ ca hoá.
Các học giả láu cá thế
trong việc phá huỷ mọi điều đẹp bằng những lời bình chú, diễn giải của họ, bằng
cái gọi là kiến thức của họ. Họ làm mọi thứ thành nặng nề tới mức ngay cả thơ
ca với họ cũng trở thành phi thơ ca.
Bản thân tôi chưa bao
giờ tham dự bất kì lớp thơ nào trong đại học. Tôi cứ bị thầy trưởng khoa gọi đi
gọi lại, rằng 'Em dự lớp khác, sao em không tới lớp thơ?"
Tôi nói, "Bởi vì
em muốn giữ cho mối quan tâm về thơ ca của em còn sống động. Em yêu thơ, đó là
lí do tại sao. Và em biết hoàn toàn rõ rằng các giáo sư của thầy là tuyệt đối
phi thơ ca; họ chưa bao giờ biết thơ ca nào trong cuộc sống của họ. Em biết họ
rất rõ. Người dạy thơ ở đại học vẫn đi dạo buổi sáng với tôi mọi ngày. Tôi chưa
bao giờ thấy ông ấy nhìn vào cây, lắng nghe chim, nhìn mặt trời mọc đẹp."
Và trong đại học nơi
tôi ở, mặt trời lên và mặt trời lặn là cái gì đó đẹp vô cùng. Đại học ở trên một
quả đồi nhỏ được bao quanh bởi những đồi nhỏ tứ phía. Tôi chưa bao giờ bắt gặp...
Tôi đã đi du hành khắp nước này; tôi chưa bao giờ thấy mặt trời lặn và mặt trời
mọc đẹp hơn ở bất kì đâu. Với lí do huyền bí không biết nào đó Đại học Saugar
dường như có một tình thế mà mây trở thành nhiều mầu sắc vào lúc mặt trời mọc
và mặt trời lặn tới mức ngay cả người mù cũng sẽ trở nên nhận biết rằng cái gì
đó đẹp vô cùng đang xảy ra.
Nhưng tôi chưa bao giờ
thấy vị giáo sư dạy thơ trong đại học ngắm mặt trời lặn, dừng lại dù chỉ một
khoảnh khắc. Và bất kì khi nào ông ấy thấy tôi đang ngắm mặt trời lặn hay cây cối
hay chim chóc, ông ấy đều hỏi tôi, "Sao em ngồi đây? Em đã tới đi dạo buổi
sáng rồi - làm bài tập của em đi!"
Tôi bảo ông ấy rằng,
"Đây không phải là bài tập cho em. Thầy đang làm bài tập chứ; với em nó là
chuyện tình."
Và khi trời mưa ông ấy
không bao giờ tới. Và bất kì khi nào trời mưa tôi sẽ đi và gõ cửa nhà ông ấy và
bảo ông ấy, "Đi đi!"
Ông ấy nói,
"Nhưng trời đang mưa!"
Tôi nói, "Đó là
thời gian đẹp nhất để đi dạo, bởi vì phố xá tuyệt đối trống rỗng. Và đi dạo
không mang theo ô trong khi trời mưa hay làm sao, thơ ca làm sao!"
Ông ấy nghĩ tôi điên,
nhưng người chưa bao giờ đi trong mưa dưới cây không thể hiểu được thơ ca. Tôi
nói với thầy trưởng khoa rằng, "Thầy này không có tính thơ; thầy ấy phá huỷ
mọi thứ. Thầy ấy uyên thâm thế và thơ ca là hiện tượng không uyên thâm tới mức
không có gặp gỡ giữa hai điều này."
Các đại học phá huỷ mối
quan tâm của mọi người và tình yêu với thơ ca. Họ phá huỷ toàn thể ý tưởng về
cách cuộc sống nên vậy; họ làm nó thành ngày một là thứ hàng hoá hơn. Họ dạy bạn
cách kiếm tiền nhiều hơn, nhưng họ không dạy bạn cách sống sâu sắc, cách sống
toàn bộ. Và đây là cách mà từ đó bạn có thể có thoáng nhìn về Đạo. Đây là cách
từ những cánh cửa và cửa sổ nhỏ mở vào trong điều tối thượng. Bạn được nói cho
về giá trị của tiền nhưng không về giá trị của đoá hồng. Bạn được nói cho về
giá trị của việc là thủ tướng hay tổng thống nhưng không được nói về giá trị của
việc là nhà thơ, hoạ sĩ, ca sĩ, vũ công. Những thứ đó bị coi là dành cho người
gàn. Và chúng là cách từ đó người ta trượt dần vào trong Đạo.
Prem Radha, Đạo chắc
chắn là vĩ đại hơn tâm trí - Đạo là vĩ đại hơn mọi thứ. Đạo là Thượng đế, Đạo
là cái toàn thể. Nhưng chúng ta rất sợ mất bản thân mình, và chúng ta cứ cảm thấy
bản ngã của mình theo cả nghìn lẻ một cách.
Chúng ta đang làm hai
điều trong cuộc sống của mình: đóng mọi cửa sổ và cửa ra vào với mặt trời, với
mặt trăng, với sao, với gió, với mưa, với chim, với cây, với tình yêu, với cái
đẹp, với chân lí. Chúng ta đang đóng mọi cánh cửa, chúng ta đang tạo ra nấm mồ
quanh bản thân mình mà không có cửa ra vào và không cửa sổ. Chúng ta đang trở
thành đơn tử của Leibnitz, bao nang không cửa sổ. Cuộc sống của chúng ta bị bao
bọc trong kén. Đó là một phần mà chúng ta vẫn đang làm. Và phần thứ hai là cứ
làm cho các bức tường ngày càng dầy hơn. Điều đó được thực hiện bằng cạnh
tranh, tham vọng: có ngày càng nhiều hơn; dù bạn cần hay không, đó không phải
là vấn đề chút nào. Bạn có nghĩ người giầu nhất trên thế giới cần nhiều tiền
hơn bây giờ không? Họ có nhiều hơn họ có thể dùng, nhiều hơn nhiều. Nhưng ham
muốn về nhiều hơn không dừng lại, vì vấn đề không phải là họ cần tiền; vấn đề
là cứ làm ra những bức tường của bản ngã ngày một dầy hơn. Họ liên tục trong cạnh
tranh với nhau. Cạnh tranh tạo ra xung đột. Xung đột giữ cho bản ngã của bạn sống
động.
Một kẻ lập dị nhảy
theo điệu rock trên hè phố vừa gảy ngón tay và cảm thấy thoải mái, thì một chiếc
xe Jaguar dừng lại ở chỗ giao đường.
"Này, bố hiền,
muốn kéo không?" kẻ lập dị nói.
"Chắc chắn,"
người lái xe thể thao cười, thích thú.
Đèn xanh bật lên rồi
tắt, kẻ lập dị đi trước, chạy hết sức. Tài xế kinh hoàng! Anh ta nhìn đồng hồ
đo tốc độ: hai mươi, ba mươi, mãi tới bốn mươi dặm một giờ cuối cùng anh ta mới
vượt được kẻ lập dị.
Thế rồi anh ta nhìn
và gương chiếu hậu và để ý rằng kẻ lập dị đã đột nhiên biến mất. Bận tâm, anh
ta đi lại thì thấy người này đang nằm trong rãnh khắp người thâm tím và méo mó.
"Này," người
này nói, "anh làm khá lắm: tôi không thể tin được vào điều đó - cái gì đã
xảy ra?"
"Như con người
thôi," kẻ lập dị rên rỉ, "Tôi ngụ ý, ông đã bao giờ bị giầy bay khỏi
ông khi ông đi với tốc độ bốn mươi nhăm dặm một giờ không?"
Prem Radha, người ta
phải quyết định một điều cho mãi mãi: liệu người ta muốn sống cuộc sống của bản
ngã, điều giống cái chết nhiều hơn cuộc sống, hay người ta muốn sống cuộc sống
của Đạo, điều là cái chết theo một nghĩa nào đó và phục sinh theo nghĩa khác.
Nó là cả đóng đinh và phục sinh. Giọt sương biến mất, nhưng nó trở thành đại
dương. Nó không mất gì cả, nó chỉ được.
Tính chất sannyas
nghĩa là bạn đã quyết định sống cuộc sống của Đạo, nghĩa là bạn sẽ không níu
bám lấy tâm trí, nghĩa là bạn sẽ buông bỏ nó, nghĩa là bạn sẽ không nuôi dưỡng
nó thêm nữa, nghĩa là bạn sẽ không hỗ trợ cho nó theo bất kì cách nào có thể được,
nghĩa là bạn sẽ sẽ cứ tìm ra cách bạn đã từng hỗ trợ cho nó và rút bỏ hỗ trợ của
bạn. Khi mọi hỗ trợ bị rút đi, nó sụp đổ theo cách riêng của nó. Và khoảnh khắc
bản ngã sụp đổ và biến mất là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong cuộc sống. Đó là
khoảnh khắc của chứng ngộ, khoảnh khắc của thức tỉnh, khoảnh khắc khi bạn trở
thành một Christ hay vị Phật hay một Krishna.
Câu hỏi thứ hai:
Osho ơi, thầy có tuyệt đối chống lại trí tuệ không? Người ta có
nên không bao giờ dùng cái đầu chút nào không?
Rajendra,
Tôi không tuyệt đối
chống lại trí tuệ. Nó có những hữu dụng của nó nhưng chúng là rất giới hạn, và
bạn phải hiểu các giới hạn của chúng. Nếu bạn làm việc như nhà khoa học bạn sẽ
phải dùng trí tuệ của bạn. Nó là cái máy hay, nhưng nó hay chỉ nếu nó vẫn còn là
nô lệ và không trở thành người chủ. Nếu nó trở thành người chủ và áp đảo bạn thế
thì nó là nguy hiểm. Tâm trí như nô lệ cho tâm thức là người hầu hay. Tâm trí
như người chủ của tâm thức là người chủ rất nguy hiểm.
Toàn thể vấn đề là sự nhấn mạnh. Tôi không tuyệt đối chống lại trí tuệ - bản thân tôi dùng trí tuệ, làm sao tôi có thể chống nó được? Ngay bây giờ, nói với các bạn, tôi đang dùng nó. Nhưng tôi là chủ; nó không là chủ của tôi. Nếu tôi muốn dùng nó, tôi dùng nó. Nếu tôi không muốn dùng nó, nó không có quyền nào lên tôi. Nhưng trí tuệ của bạn, tâm trí của bạn, quá trình tư duy của bạn vẫn tiếp tục dù bạn muốn hay không. Nó không bận tâm tới bạn - dường như bạn không là ai cả chút nào - nó cứ diễn ra mãi; ngay cả khi bạn đang ngủ nó vẫn đang làm việc. Nó không nghe bạn chút nào. Nó vẫn còn trong quyền lực lâu tới mức nó đã quên hoàn toàn rằng nó chỉ là người hầu.
Khi bạn đi dạo bạn
dùng chân. Nhưng khi bạn ngồi đó không có nhu cầu di chuyển chân bạn. Mọi người
hỏi tôi, "Osho ơi, trong hai giờ liên tục thầy cứ ngồi trong cùng một tư
thế. Thầy thậm chí không di chuyển chân lấy một lần." Sao tôi phải chuyển
chân? Tôi không bước đi! Tôi biết bạn, bởi vì ngay cả bạn đang ngồi trên ghế, bạn
không thực sự ngồi. Bạn đang di chuyển chân, đổi vị trí, tư thế, làm cả nghìn lẻ
một thứ, xoay người, vặn người - một sự bất ổn lớn.
Cùng điều đó là đúng
về tâm trí bạn. Nếu tôi nói với bạn tôi dùng tâm trí. Khoảnh khắc tôi dừng nói
tâm trí của tôi cũng dừng lại, ngay lập tức! Nếu tôi không nói với bạn, tâm trí
của tôi không có nhu cầu cứ làm việc, nó đơn giản đi vào trong im lặng. Đó là
cách nó phải vậy. Nó phải tự nhiên. Trong khi ngủ tôi không mơ; không có nhu cầu.
Bạn mơ chỉ bởi vì nhiều việc thế đã bị bỏ lại không được hoàn thành vào ban
ngày tới mức tâm trí phải làm nó. Nó là việc ngoài giờ - bạn đã không có khả
năng kết thúc nó trong ngày.
Và làm sao bạn có thể
kết thúc được bất kì cái gì? Bạn đang làm cả nghìn lẻ một thứ đồng thời. Không
cái gì đã bao giờ được kết thúc; mọi thứ vẫn còn không đầy đủ - và vẫn còn không
đầy đủ mãi mãi. Bạn sẽ chết, nhưng không cái gì sẽ đầy đủ. Thậm chí không một
chiều hướng nào công việc của bạn sẽ đầy đủ, bởi vì bạn đang chạy theo mọi hướng,
bạn đã trở thành nhiều phân mảnh, bạn không được tích hợp. Tâm trí lôi bạn vào
trong điều này, trái tim lôi bạn vào điều khác, thân thể muốn bạn đi đâu đó
khác, và bạn bao giờ cũng lúng túng chả biết nghe ai. Và tâm trí cũng không phải
chỉ có một, bạn có nhiều tâm trí - bạn là người đa linh hồn. Có đám đông tâm
trí trong bạn. Không có thống nhất, không có hài hoà. Bạn không phải là một dàn
nhạc - không cái gì trong hoà điệu; mọi thứ đều diễn ra theo cách riêng của nó;
không ai lắng nghe bất kì ai khác - bạn đơn giản tạo ra tiếng ồn chứ không phải
là âm nhạc.
Trí tuệ là tốt nếu nó
vận hành như người phục vụ của cái toàn thể. Không cái gì là xấu nếu nó ở vào
đúng chỗ của nó và mọi thứ là sai nếu nó ở sai chỗ. Cái đầu của bạn là tốt hoàn
hảo nếu nó ở trên vai bạn. Nếu nó ở đâu đó khác thế thì nó là sai.
Làm việc như nhà khoa
học, trí tuệ là được cần. Làm việc ở bãi chợ, trí tuệ là được cần. Trao đổi bằng
lời, nói với mọi người, trí tuệ được cần. Nhưng nó là việc dùng rất giới hạn.
Có những điều vĩ đại hơn nhiều nơi trí tuệ không được cần tới chút nào. Và nơi
nó không được cần tới nó cứ hoạt động ở đó nữa; đó mới là vấn đề. Bạn nên có khả
năng... thiền nhân trở thành có khả năng, người đó trở thành rất linh động,
linh hoạt, người đó không trở thành ngu ngốc. Người đó dùng trí tuệ của mình,
nhưng người đó dùng cả trực giác của mình nữa - người đó biết rằng chức năng của
chúng là khác. Người đó dùng cái đầu của mình người đó dùng cả trái tim của
mình nữa.
Tôi thường ở tại
Calcutta trong nhà của viên chánh án toà Thượng thẩm. Vợ ông ấy bảo tôi rằng,
"Thầy là người duy nhất chồng tôi kính trọng. Nếu thầy nói cái gì đó anh ấy
sẽ nghe, bằng không anh ấy sẽ không nghe ai cả. Tôi đã cố hết sức nhưng tôi đã
thất bại. Đó là lí do tại sao tôi nói điều đó cho thầy."
Tôi nói, "Vấn đề
là gì?"
Cô ấy nói, "Vấn
đề đang trở nên ngày càng lớn hơn mọi ngày. Anh ấy vẫn còn là chánh án cả hai
mươi bốn giờ. Ngay cả trên giường anh ấy vẫn là chánh án - cứ dường như anh ấy
mong tôi cũng nói 'Thưa quí toà'. Với con cái anh ấy cũng cư xử như chúng như tội
phạm. Với mọi người! Chúng tôi mệt quá. Anh ấy chưa bao giờ đi xuống! Anh ấy
mang liên tục qui tắc này; anh ấy chưa bao giờ quên. Nó đã đi vào trong đầu anh
ấy."
Và cô ấy đúng - tôi
biết chồng cô ấy.
Điều tốt bạn là chánh
án tại toà án, nhưng lúc bạn rời khỏi toà án... Là chánh án chỉ là một chức
năng, bạn là một công chức; bạn không trở thành chánh án - cái đó không phải là
bản thể của bạn! Nhưng chúng ta bị lẫn lộn; nó trở thành bản thể bạn.
Anh ấy mang nó về
nhà, thế rồi anh ta bắt đầu cư xử theo cùng cách với vợ, với con, với mọi người.
Vợ sợ anh ta, con sợ anh ta. Khoảnh khắc anh ta bước vào nhà có sợ ở khắp nơi.
Mới một khoảnh khắc trước, trẻ con đã rất sung sướng chơi đùa, tận hưởng. Chúng
sẽ đột nhiên dừng lại, vợ sẽ trở nên nghiêm nghị. Nhà lập tức biến thành toà
án.
Đây là trạng thái của
hàng triệu người: họ vẫn còn như cũ, họ mang văn phòng của họ về nhà.
Trí tuệ của bạn được
cần đấy, Rajendra; cái đầu của bạn có chức năng riêng của nó. Thượng đế chưa
bao giờ cho bạn cái gì mà không có lí do. Cái đầu có cái đẹp riêng của nó,
nhưng nó nên được đặt đúng chỗ của nó. Có những điều lớn lao hơn nhiều ở bên
ngoài tầm với của cái đầu, và khi bạn đi vào trong những cõi giới đó, bạn nên gạt
cái đầu sang bên. Bạn nên có khả năng về điều đó. Đó là tính linh hoạt, đó là
thông minh. Và nhớ đừng bao giờ bị lẫn lộn giữa trí tuệ và thông minh.
Trí tuệ chỉ là một phần
của thông minh. Thông minh là hiện tượng lớn hơn nhiều, nó chứa nhiều điều hơn
là trí tuệ, bởi vì cuộc sống không chỉ là trí tuệ, cuộc sống là trực giác nữa.
Thông minh chứa trực giác.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà
biết rằng nhiều phát hiện lớn lao đã được thực hiện không phải bởi trí tuệ mà bởi
trực giác. Thực ra, mọi khám phá lớn đều đã được thực hiện bởi trực giác.
Cái gì đó sâu sắc hơn
nhiều tồn tại trong bạn. Bạn không nên quên nó. Trí tuệ chỉ là ngoại vi, chu
vi, nó không phải là trung tâm của bản thể bạn; trung tâm của bản thể bạn là trực
giác.
Từ "trực
giác" cũng đáng hiểu. Trí tuệ cần trực giác, nó phải được dạy. Do đó các
trường phổ thông, cao đẳng, đại học, tất cả họ đều cho bạn việc dạy. Trực giác
không cần dạy, nó là thế giới bên trong của bạn; nó là cái gì đó được Thượng đế
cho như món quà - bạn mang nó đi cùng bản thân bạn.
Khi bạn gạt trí tuệ của
bạn sang bên, cái đầu của bạn sang bên, thế thì cái gì đó sâu hơn bên trong bạn
bắt đầu vận hành, cái không thể nào hiểu được từ ngoại vi. Trung tâm của bạn bắt
đầu vận hành, và trung tâm của bạn bao giờ cũng hoà điệu với Đạo. Chu vi của bạn
là bản ngã của bạn, trung tâm của bạn là hoà điệu với Đạo. Trung tâm của bạn
không phải là của bạn, nó không phải là của tôi; trung tâm là vũ trụ. Chu vi là
cá nhân - chu vi của bạn là chu vi của bạn, chu vi của tôi là chu vi của tôi -
nhưng trung tâm của tôi và trung tâm của bạn không phải là hai thứ; tại trung
tâm chúng ta tất cả đều gặp gỡ và là một.
Đó là lí do tại sao
tôn giáo đi tới nhận ra về tính một của sự tồn tại - bởi vì nó tuỳ thuộc vào trực
giác. Khoa học cứ phân chia, chia chẻ. Nó đạt tới hạt nhỏ nhất, được gọi là điện
tử. Thế giới trở thành vô số, nó không còn là một vũ trụ nữa. Thực ra, các nhà
khoa học nên dừng việc dùng từ "universe - vũ trụ", họ nên bắt đầu
dùng một từ mới "multiverse - đa trụ". "Universe" có âm hưởng
tôn giáo - "universe" nghĩa là một. Tôn giáo đạt tới một; đó là kinh
nghiệm về trung tâm. Nhưng trung tâm có thể vận hành chỉ khi bạn đi từ chu vi
vào trung tâm. Nó cần bước nhảy lượng tử.
Rajendra, bạn nói:
Người ta có nên không bao giờ dùng cái đầu chút nào không??
Tôi đã không nói điều
đó. Tôi đang nói chống lại cái đầu chỉ bởi vì công việc của tôi mang tính tôn
giáo.
Có một quí bà cuồng
dâm mà không ai có thể thoả mãn được. Đàn ông từ khắp thế giới làm hết sức của
họ, vậy mà vẫn thất bại. Khi Machista tới, hai người đi vào trong phòng trong
năm giờ... nhưng khi cuối cùng đi ra, anh ta kiệt sức toàn bộ, gần như suy nhược
tuyệt đối. Anh ta phải thú nhận thất bại.
Tarzan nữa đã làm nỗ
lực. Anh ta được đưa bằng mọi cách từ rừng rậm tới để thử. Nhiều người đợi bên
ngoài hàng giờ, cứ tưởng rằng anh ta chắc chắn làm được nó, nhưng khi anh ta bước
ra anh ta chỉ còn thì thào được: "Người đàn bà đó là điều kì diệu! Không
ai có thể làm được điều đó!" và biến mất.
Ngày càng nhiều đàn
ông tham vọng tới với hi vọng - dầu vậy, chuyện vẫn không xảy ra. Thế rồi một
hôm anh thợ may Do Thái nhỏ bé này, người có cửa hàng trên góc phố, đi qua. Anh
ta tò mò muốn biết tất cả những cái này là gì, và mặc cho phần lớn người trong
đám đông nghĩ chuyện như vậy không dành cho anh ta, họ kể cho anh ta. Với ngạc
nhiên lớn của họ anh ta nói ngay lập tức, "Tôi sẽ làm điều đó!" Thế
là chỉ để làm trò cười, họ cho anh ta vào.
Mười lăm phút sau anh
và quí bà bước ra, tay trong tay, rạng rỡ, mỉm cười tới tận mang tai. Chẳng cần
phải nói gì cả. Nó đã là thành công.
"Thủ đoạn gì thế,
anh làm điều đó thế nào?" mọi người đều muốn biết.
"Ôi dào, có những
tình huống các ông phải dùng đầu của mình chứ," anh ta nói một cách lãnh đạm.
Hiểu ra chưa?
Câu hỏi thứ ba:
Osho ơi,
Đạo có là tổng hợp của con đường tình yêu và nhận biết không?
Yoga Bhakti,
Đạo không phải là tổng
hợp theo nghĩa bạn hiểu từ này. Nó không phải là tổng hợp theo nghĩa Assagioli
dùng từ "tổng hợp tâm lí".
Nghĩa thông thường của
từ "tổng hợp" là làm cho hai cái đối lập gặp gỡ, tạo ra nền tảng gặp
gỡ nào đó giữa hai cái đối lập. Đạo không phải là tổng hợp theo nghĩa đó. Nó
không làm nỗ lực nào để tạo ra loại thống nhất đó. Nhưng nó là tổng hợp theo
nghĩa rất khác, theo nghĩa rất cao hơn, theo chiều khác toàn bộ. Nó là siêu việt
lên trên các con đường của tình yêu và nhận biết, nó là siêu việt của các cái đối
lập. Và bất kì khi nào các cái đối lập được siêu việt lên thì tổng hợp xảy ra
theo cách riêng của nó. Nhưng bạn phải hiểu sự khác biệt này.
Tổng hợp của
Assagioli là rất nghèo nàn; nó không có chiều sâu, nó không thể có được - nó là
nỗ lực tâm trí. Nó còn nghèo hơn nhiều so với phân tích của Sigmund Freud bởi lẽ
đơn giản vì tâm trí là rất hiệu quả trong phân tích mọi thứ; tâm trí không có
khả năng tổng hợp các thứ. Đó là lí do tại sao, mặc dầu Assagioli đang cố làm
cái gì đó quan trọng hơn Sigmund Freud... nhưng ông ấy thất bại. Nếu bạn nghiên
cứu cả hai, Sigmund Freud có vẻ là một thiên tài. Assagioli có vẻ chỉ là người
lùn bên cạnh ông ấy.
Và, để tôi nhấn mạnh
lần nữa, ông ấy đang cố làm cái gì đó lớn hơn nhiều, quan trọng hơn nhiều so với
Sigmund Freud, nhưng Freud thành công vì ông ấy đang làm loại công việc đúng mà
tâm trí có khả năng làm. Assagioli đang cố làm cùng điều như Đạo nhưng qua tâm
trí. Tâm trí không có năng lực tổng hợp. Đạo có nó từ chiều hướng khác toàn bộ:
nó đi ra ngoài tâm trí, nó đi vào trong vô trí. Và khi bạn đạt tới vô trí, tổng
hợp xảy ra - không phải là bạn phải làm cái gì về nó.
Tổng hợp của
Assagioli là nhân tạo, do con người chế tạo. Do đó nó giống nhiều với món hổ lốn,
bằng cách nào đó cố làm cho hai cái đối lập gặp gỡ, nhưng chúng không sẵn lòng gặp
gỡ; buộc chúng phải gặp gỡ, nhưng về căn bản, bởi vì chúng là đối lập, chúng
không thể gặp gỡ được. Và ông ấy dùng tâm trí, cái không thể tạo ra tổng hợp được,
cái chỉ có năng lực phân tích.
Đạo dùng thiền, không
dùng tâm trí. Nó không quan tâm tới tổng hợp chút nào. Nó đơn giản đi ra bên
ngoài tâm trí, và thế thì tổng hợp tới như cái bóng. Bạn có thể thấy nó đang xảy
ra ở đây.
Chẳng hạn... Lấy một
thí dụ đương đại hơn. Mới vài năm trước Mahatma Gandhi đã thử một thực nghiệm lớn
về tổng hợp mọi tôn giáo. Ông ấy đã hoàn toàn thất bại. Nó nhất định xảy ra bởi
vì ông ấy đã thử chế tạo ra tổng hợp, và tổng hợp không thể được chế tạo. Ông ấy
đã thử làm điều đó qua tâm trí. Ông ấy chẳng biết gì về thiền, ông ấy chưa bao
giờ thử thiền. Nhân danh tôn giáo, mọi điều ông ấy biết là lời cầu nguyện - và
lời cầu nguyện là của tâm trí; nó không phải là thiền, nó đang nói với Thượng đế.
Cũng như bạn nói với người khác, bạn có thể nói với Thượng đế, người có thể chỉ
là tưởng tượng, người thực ra là tưởng tượng thôi, bởi vì không có người ở đó.
Lời cầu nguyện là đối
thoại, đối thoại giữa bạn và một Thượng đế tưởng tượng. Thiền là im lặng -
không đối thoại, không độc thoại nữa.
Gandhi chẳng biết gì
về thiền, nhưng ông ấy cố gắng vất vả để tạo ra mẽ ngoài nào đó của tổng hợp. Bạn
có thể làm gì qua trí tuệ?
Về căn bản ông ấy là
người Hindu và ông ấy vẫn còn là người Hindu cả đời ông ấy, tới chính tận cùng.
Ông ấy gọi Bhagavad Gita là mẹ của ông ấy, nhưng ông ấy chưa bao giờ gọi Koran
là bố của ông ấy - thậm chí không phải là bác. Mặc dầu ông ấy nói rằng giáo lí
này là như nhau, nhưng cách thức ông ấy xoay xở là tuyệt đối chính trị - láu
cá, tinh ranh, nhưng không đích thực. Nó là nỗ lực của tâm trí, nó không thể là
đích thực được. Ông ấy đã làm điều đó giỏi giang. Điều ông ấy làm là: bất kì
cái gì ông ấy thấy trong Koran, trong Kinh Thánh, trong Dhammapada, điều thuận
với Gita, ông ấy lập tức nhặt lấy nó, và ông ấy nói, "Trông đây! Mọi tôn
giáo đều dạy cùng điều."
Nhưng có nhiều điều
đi ngược lại Gita trong Kinh Thánh, điều đi ngược lại Gita trong Koran, trong
Dhammapada. Ông ấy không chú ý gì về chúng, ông ấy bỏ qua chúng; ông ấy biết
ông ấy sẽ không có khả năng xoay xở, đối phó với chúng, cho nên tổng hợp của
ông ấy là hư huyễn. Thực ra, ông ấy đọc Gita ở mọi nơi; bất kì chỗ nào ông ấy
có thể tìm thấy Gita được vọng ra, ông ấy lập tức nói, "Trông đấy! Chúng
đang nói về cùng điều."
Nhưng về khác biệt
thì sao? Những quan điểm đối lập toàn bộ thì sao? Chẳng hạn, Koran không tin
vào bất bạo lực. Mohammed chưa bao giờ tin vào bất bạo lực; bản thân ông ấy bao
giờ cũng mang kiếm, ông ấy đánh nhau trong nhiều cuộc chiến. Và Gandhi tin vào
bất bạo lực. Nhưng Koran là cuốn sách lớn; bạn có thể tìm thấy vài mảnh từ đây,
từ kia mà có thể hỗ trợ cho tình yêu, từ bi, lòng tốt, thông cảm, và bạn có thể
dùng chúng dường như Mohammed đang hỗ trợ cho bất bạo lực.
Mahavira hỗ trợ cho bất
bạo lực, Phật hỗ trợ cho bất bạo lực; ngay cả Krishna trong Gita không hỗ trợ
cho bất bạo lực. Thế thì Gandhi làm thủ đoạn chính trị lần nữa. Ông ấy nói chiến
tranh mà trong đó Gita được nhắc tới lần đầu tiên, cuộc chiến lớn có tên
Mahabharat, trong đó Arjuna trở nên nhận biết về sự kiện rằng hàng triệu người
sẽ chết và toàn thể sự việc dường như là vô dụng - chỉ vì quyền lực, vì kho
báu, vì vương quốc, mà giết nhiều người thế... Một ham muốn lớn để từ bỏ thế giới
đã nảy sinh trong anh ta. Và anh ta muốn từ bỏ, và anh ta nói, "Tốt hơn cả
là ta nên đi lên núi, trở thành một sannyasin," và Krishna đã thuyết phục
anh ta đánh nhau bởi vì "Đó là bổn phận của anh. Thượng đế muốn anh đánh
nhau. Buông xuôi theo ý chí của Thượng đế đi; đừng đem ý chí riêng của anh vào,
đừng đem tâm trí của anh vào. Anh ở trong buông bỏ và để Thượng đế vận hành qua
anh."
Arjuna cãi theo nhiều
cách, nhưng chung cuộc Krishna thắng anh ta, thuyết phục anh ta về sự cần thiết
của chiến tranh, bởi vì, ông ấy nói, "Đây là cuộc chiến của đúng chống lại
sai, của tôn giáo chống lại phi tôn giáo, của ánh sáng chống lại bóng tối, của
lực thiêng liêng chống lại lực ác."
Bây giờ Gandhi dùng
thủ đoạn. Ông ấy nói rằng cuộc chiến này chỉ là biểu dụ, nó chưa bao giờ xảy ra
trong thực tế, nó không phải có tính lịch sử. Nó thực sự là cuộc chiến bên
trong trong con người giữa các lực của quỉ và lực của Thượng đế, nó là cuộc chiến
bên trong giữa bóng tối và ánh sáng. Và Krishna đang nói với Arjuna, "Đừng
trốn khỏi cuộc chiến bên trong - chiến đấu với nó đi và chiến thắng bóng tối."
Bây giờ đây là chiến
lược rất tinh ranh. Không ai trước Gandhi đã từng nói rằng cuộc chiến giữa người
Pandavas và người Korvas chỉ là biểu dụ. Trong năm nghìn năm, hàng nghìn bình
chú đã được viết ra về Gita; không ai đã nói rằng nó là biểu dụ, nó bao giờ
cũng được biết tới như thực tại. Nhưng Gandhi phải gọi nó là biểu dụ, bằng
không ông ấy sẽ không có khả năng tổng hợp các tôn giáo. Và Jaina giáo và Phật
giáo là hai trong những tôn giáo quan trọng nhất - họ phải được tổ hợp lại.
Và Jesus cũng tạo ra
nhiều rắc rối, bởi vì Jesus đi vào trong đền thờ của Jerusalem, trở nên rất giận
dữ, cầm roi, đánh những người đổi tiền, lật tung bàn của họ, tống họ ra khỏi đền.
Bây giờ, người bất bạo lực không thể giận dữ như thế được. Nếu Gandhi được hỏi,
ông ấy sẽ nói, "Nhịn ăn đi. Ngồi trước người đổi tiền và nhịn ăn cho tới
chết chừng nào họ còn chưa dừng việc đổi tiền trong đền. Đó sẽ là cách thức bất
bạo lực để biến đổi trái tim họ." Nhưng cầm roi trong tay và đánh họ và lật
tung bàn của họ và tống họ ra khỏi đền dường như không phải là rất bất bạo lực.
Ông ấy chưa bao giờ
nói về điều đó. Ông ấy vứt toàn thể vấn đề đi. Ông ấy chỉ nói về phúc lớn:
"Được ân huệ là người nhu mì vì vương quốc của họ là vương quốc của Thượng
đế." Nhưng Jesus dường như không phải là người nhu mì như vậy. Người lật
tung bàn của người đổi tiền và tống họ ra khỏi đền mà là người nhu mì sao? Người
đó mà nhu mì? Bạn có thể gọi người đó là nhu mì không? Ông ấy là chiến binh.
Ông ấy không thể dung thứ được điều vô nghĩa thế trong đền. Ông ấy nói,
"Các ông đã làm ô nhiễm ngôi nhà của cha ta. Cút ngay ra khỏi đây!"
Gandhi chọn chỉ mảnh
mẩu và thế rồi làm ra món hẩu lốn mà ông ấy gọi là tổng hợp của mọi tôn giáo.
Nó chưa bao giờ xảy ra. Chẳng người Mô ha mét giáo nào được thuyết phục với ông
ấy, cũng chẳng người Hindu nào. Ông ấy thậm chí không thể thuyết phục được người
Hindus - ông ấy là người Hindu - và ông ấy đã bị giết bởi người Hindu. Ông ấy
đã không thể thuyết phục được người Hindus. Ông ấy cũng không thể thuyết phục
được người Jains, bởi vì họ liên tục tin rằng Krishna không phải là người tốt.
Trong huyền thoại
Jain, Krishna bị tống vào địa ngục thứ bẩy bởi lẽ đơn giản vì ông ấy đã làm sao
lãng Arjuna, người định từ bỏ chiến tranh. Ông ấy đã ép buộc anh ta, thuyết phục
anh ta, khuyên nhủ anh ta, dụ dỗ anh ta bằng logic hay - làm im lặng anh ta bằng
cách nào đó - để đánh nhau. Và hàng triệu người đã chết. Ai chịu trách nhiệm
cho tất cả những bạo hành này, cho tất cả những đổ máu này? Ông ấy chịu trách
nhiệm - còn nhiều trách nhiệm hơn là Arjuna. Người Jains chưa bao giờ tha thứ
cho ông ấy; thậm chí sau Gandhi không một người Jain nào đã viết sách mà trong
đó Krishna được tha thứ hay chấp nhận. Nói gì tới Krishna? Người Jains thậm chí
không đồng ý với Phật tử và sự bất bạo lực của họ, Phật tử không đồng ý với bất
bạo lực của người Jains. Họ cả hai đều bất bạo lực đấy, nhưng bất bạo lực của họ
là khác nhau.
Người Jains nói,
"Không giết hại. Không ăn thịt." Phật đã nói, "Không giết hại,
nhưng thịt ông có thể ăn nếu con vật đã chết theo cách riêng của nó - thế thì
cái gì sai trong việc ăn thịt con vật?"
Bây giờ đó là vấn đề
lớn giữa người Jains và Phật tử. Và tôi nghĩ rằng người Jains là đúng theo một
cách nào đó. Về logic Phật là đúng, rằng giết hại là xấu - "Không giết con
vật. Chúng có cuộc sống, nhiều cuộc sống như ông có vậy, và chúng muốn sống lâu
như ông muốn sống. Không giết chúng. Nhưng khi con vật đã chết, tại sao phí
hoài thịt của nó? Nó có thể được dùng làm thức ăn. Da của nó có thể được dùng,
thịt của nó có thể được dùng, xương của nó có thể được dùng. Chúng nên được
dùng. Sao phí hoài chúng?" Ông ấy dường như rất thực chứng; ông ấy là người
thực chứng.
Nhưng người Jains
cũng đúng. Họ nói rằng một khi bạn cho phép rằng ăn thịt là không xấu, thế thì
ai sẽ quyết định liệu con vật đã chết theo cách riêng của nó hay không?
Và điều đó đích xác
là điều đã xảy ra: ở Trung Quốc, ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc, ở Miến Điện, ở toàn thể
châu Á, Phật tử ăn thịt. Cho nên nhiều con vật không chết mọi ngày theo cách
riêng của chúng! Mọi khách sạn năm sao trên toàn thể châu Á, họ kiếm thịt từ
đâu ra? Và nếu thịt này tới từ cái chết tự nhiên của con vật, thế thì sao nhiều
hàng thịt thế tồn tại ở các nước Phật giáo và nhiều nơi mổ thịt thế? - vì lí do
gì? Mọi khách sạn ở nước Phật giáo đều để tấm biển ghi, "Ở đây thịt được
dùng chỉ tới từ con vật chết tự nhiên - con vật đã chết cái chết tự
nhiên."
Con người thủ đoạn tới
mức con người sẽ tìm ra cách thức; nếu bạn cho anh ta chút ít lỗ hổng anh ta sẽ
tìm được cách ra. Không lỗ hổng nào được cho, đó là nhấn mạnh của Mahavira.
Gandhi không thể thuyết
phục được ai, nhưng ở đây bạn thấy sự tổng hợp đang xảy ra theo cách riêng của
nó. Và tôi không quan tâm tới tổng hợp cái gì. Tôi chưa bao giờ nói về tổng hợp
tôn giáo - nhưng nó đang xảy ra. Ở đây bạn sẽ thấy mọi tôn giáo, mọi người thuộc
về các tôn giáo khác nhau. Không ai bận tâm ai là người Do Thái, ai là người Mô
ha mét giáo, ai là người Hindu, ai là người Jain, ai là Phật tử, ai là người
Parsee; không ai để ý tới điều đó.
Sự tổng hợp đang xảy
ra. Nó không được chế tạo; nó đang xảy ra qua thiền không qua tâm trạng. Đây là
tổng hợp đúng. Nó đang xảy ra qua siêu việt. Khi bạn thiền bạn đi ra ngoài tâm
trí. Khi bạn đi ra ngoài tâm trí bạn không còn là người Ki tô giáo, không còn
là người Hindu, không còn là người Jain, không còn là người Do Thái. Bạn đơn giản
là tâm thức, tâm thức thuần khiết, sáng tỏ tựa tấm gương. Sáng tỏ đó là tổng hợp
đúng.
Yoga Bhakti, bạn hỏi:
Đạo có phải là tổng hợp của con đường tình yêu và nhận biết không?
Theo một nghĩa nào
đó, không; theo một nghĩa nào đó, có.
Câu hỏi thứ tư:
Osho ơi,
Tôi quan tâm sâu sắc tới công việc của thầy, nhưng dầu vậy tôi vẫn
sợ nhận tính chất sannyas - tại sao?
Bavasimhan,
Thưa ngài, ngài chưa
bao giờ ở đây - câu hỏi này đã tới qua bưu điện - bạn biết gì về công việc của
tôi? Bạn chưa bao giờ tham dự vào điều đang diễn ra ở đây; bạn không có kinh
nghiệm trực tiếp nào. Và điều đang xảy ra ở đây không phải là triết lí trừu tượng,
nó là kinh nghiệm rất cụ thể. Do đó bạn phải quan tâm tới lời của tôi, không với
công việp của tôi. Bạn phải đã đọc lời của tôi - và lời của tôi không chứa tôi,
hay công việc của tôi. Chúng chỉ chứa lời mời tới đây, ở đây. Chúng chỉ là lời mời,
không gì khác. Chúng không thể mang chân lí của tôi cho bạn. Bạn phải ở đây để ở
cùng tôi, sống cùng tôi. Và bạn vẫn còn chưa tới đây.
Tôi đã nhận được nhiều
câu hỏi từ Bavasimhan, nhiều lần. Đây là lần đầu tiên tôi trả lời anh ta. Nhưng
mọi câu hỏi của anh ta đã tới qua bưu điện - anh ta sống đâu đó ở Madras; nó
không xa xôi gì mấy. Nhưng chắc cái sợ phải đang ngăn cản bạn - sợ việc ở đây,
sợ rằng nếu bạn ở đây có mọi khả năng là bạn có thể lấy cú nhảy vào tính chất
sannyas. Gần như không thể nào ở đây và không trở thành một sannyasin, trừ phi
bạn tuyệt đối điếc, không nhạy cảm, đờ đẫn; trừ phi bạn có tâm trí xoàng xĩnh tới
mức bạn không thể hiểu được; trừ phi bạn đã có nhiều định kiến tới mức bạn đã
đi tới mọi kết luận; trừ phi bạn nhiều thông thái tới mức bạn nghĩ chẳng có gì
còn lại nữa để mà biết và học, tính chất sannyas nhất định xảy ra. Nỗi sợ đó
đang ngăn cản bạn không tới đây.
Và trong câu hỏi này
nỗi sợ đã ló ra. Điều tốt là bạn đã nhận ra nó, bởi vì trong các câu hỏi khác bạn
đã cố gắng né tránh nó - không chỉ cố né tránh nó, bạn đã từng cố gắng hợp lí
hoá nó. Trong một câu hỏi bạn đã viết: "Cần gì tính chất sannyas bên
ngoài? Tôi đã là một sannyasin bên trong rồi." Thế thì cần gì viết thư gửi
đi cho tôi? Cứ viết thư bên trong đi, thế là đủ. Thế thì cần gì đọc sách của
tôi? Chúng là những thứ rất bên ngoài. Đây là các cách hợp lí hoá tinh ranh.
Trong một câu hỏi
khác, Bavasimhan, bạn đã viết rằng bạn muốn nhận tính chất sannyas, nhưng từ
chính tay tôi. Và bạn đã viết rằng, "Tôi đã nghe nói rằng bây giờ người Ấn
Độ đang được cho tính chất sannyas bởi một số trong các đệ tử của thầy. Tôi có
thể nhận tính chất sannyas chỉ từ thầy thôi."
Tôi đã từng cho tính
chất sannyas trong mười năm rồi. Bạn chưa bao giờ viết điều đó trước đây. Bây
giờ, nghe nói rằng bây giờ người Ấn Độ đang nhận tính chất sannyas từ đệ tử nào
đó, bạn phải đã nghĩ, "Đây là chiến lược tốt, sự bảo vệ tốt - để làm ra điều
kiện." Tới đây đi. Tôi sẽ cho bạn tính chất sannyas! Đừng lo nghĩ về điều
đó.
Bây giờ bạn hỏi... và
điều này là đích thực hơn, đó là lí do tại sao tôi trả lời:
Tôi quan tâm sâu sắc
tới công việc của thầy, đọc nó là "lời" đi, nhưng dầu vậy tôi vẫn sợ
nhận tính chất sannyas - tại sao?
Bởi vì lời là lời, và
tính chất sannyas nghĩa là biến đổi thực. Và bạn phải láu cá với lời. Khi nhìn
vào bao nhiêu thư và câu hỏi của bạn, điều rất rõ ràng là bạn đã rất quen thuộc
với thuật ngữ triết lí, với ý tưởng trừu tượng, với cách nói bí truyền.
Angelo và anh bạn
thân Frank đi tản bộ dọc theo phố Pittsburgh. Sau một hồi im lặng lâu Angelo
nói, "E hèm, làm sao anh trầm thế?"
"A, a, cái rì
đó' đã làm phiền tôi trong nhiều ngày," Frank nói. "Có thể nó chẳng
liên quan gì tới tôi, nhưng anh và tôi đã là bạn thân từ nhiều năm và tôi chỉ
muốn nói với anh-a."
"Lói đi, phun ra
đi!" Angelo nói.
"Đêm thứ bảy vừa
rồi tôi đã ở trong nhà thổ và người tôi thấy ở đó là vợ anh, Betty. Tôi ghét
nói điều đó ra, Angelo, nhưng Betty là đĩ đấy!"
"Hông! Betty
không là đĩ đâu!" Angelo đáp. "Cô ấy chỉ là thế tạm thôi. Cô ấy chỉ ở
đó vào cuối tuần thôi!"
Những người láu cá với
lời bị lạc trong rừng rậm lời. Bạn dường như rất láu cá với lời.
Đó là lí do tại sao mọi
người cứ đọc Gita, Veda, Kinh Thánh, Koran - bởi vì bây giờ Mohammed không có
đó cho nên không có nguy hiểm; Jesus không có đó, cho nên không có nguy hiểm về
gặp ông ấy; Krishna không có đó, cho nên bạn có thể chơi với lời một cách thoải
mái, với sự hài lòng của bạn - bạn có thể xoay xở đặt bất kì nghĩa nào vào
trong chúng tuỳ bạn muốn. Nhưng tôi vẫn ở đây. Bạn không thể cứ chơi đùa với lời
của tôi được. Nếu bạn trở nên quan tâm tới lời của tôi, ham muốn nhất định nảy
sinh để tới đây. Và thế rồi nỗi sợ - sợ rằng nếu bạn thực sự quan tâm tới lời,
ai biết được? - bạn có thể quan tâm tới bản thân người này nữa. Và thế thì
không có quay lại.
Dễ dàng chơi với lời;
nó không quấy rối giấc ngủ của bạn, nó không quấy rối vô ý thức của bạn, nó
không quấy rối giấc mơ của bạn. Nhưng ở cùng thầy là xáo trộn, xáo trộn lớn
lao.
Một người say loạng
choạng đi vào bãi chợ phiên, đi tới chỗ tập bắn súng. "Cho tôi bắn mười phát,"
anh ta chửi rủa.
"Điều đó sẽ mất
hai mươi xu," người phục vụ nói, cười giả tạo.
Người say bắn và mỗi
phát đều hoàn toàn trúng điểm đen.
Người phục vụ ngạc
nhiên và cho người này giải thưởng - một con rùa lớn.
Một thời gian sau đó
người say quay lại, bắn mười phát, từng phát đều trúng điểm đen.
"Anh có thể có bất
kì giải thưởng nào tuỳ anh chọn," người phục vụ ngạc nhiên nói.
"Tôi sẽ ăn một
cái khác trong những cái bánh kẹp thịt giòn đó!" người say nói.
Rất dễ dàng với lời -
bạn có thể tự lừa mình. Nhưng ở đây tôi định đánh mạnh bạn, tôi định đập vỡ sọ
bạn. Và thế thì, một cách tự nhiên, mơ trốn đi. Tôi làm ra cửa sổ trong sọ mọi
người, và mọi giấc mơ trốn đi.
Mọi người bị giữ
trong nhà thương điên đi bơi trong bể bơi mới của họ.
"Được," cô
y tá nói, "thế là đủ cho hôm nay! Ngày mai chúng ta gặp lại, cùng thời
gian, cùng vị trí, và thế rồi chúng ta sẽ làm nó lần nữa với nước trong bể
bơi!"
Bạn sợ nước. Trong bể
bơi trống rỗng, với một mình lời, bạn có thể tận hưởng.
Trở về ý thức của bạn
đi! Mọi người cảm thấy sợ tính chất sannyas, bởi vì tính chất sannyas nghĩa là
cam kết, tính chất sannyas nghĩa là chuyện tình. Tính chất sannyas không phải
là của cái đầu, nó là của trái tim. Nó đi vào trong nước sâu, và bạn đã trở nên
quen thuộc với việc ngồi trên bờ mà mơ mộng, suy nghĩ, nghiền ngẫm.
Hai người say lái xe
dọc đường với tốc độ cao, thì đột nhiên người này kêu to với người kia, "Cẩn
thận, đường vòng nguy hiểm phía trước."
"Sao anh quát
tôi?" người kia đáp. "Tôi cứ tưởng anh lái xe!"
Tôi ngụ ý công việc. Tôi
không phải là triết gia - chính điều đối lập - tôi tuyệt đối mang tính tồn tại;
do đó nhấn mạnh của tôi là vào tính chất sannyas, vì tôi biết chừng nào bạn còn
chưa cam kết, chừng nào bạn còn chưa được tham dự, chừng nào bạn còn chưa mạo
hiểm cái gì đó, bạn không thể trưởng thành được.
Lời bạn có thể tích
luỹ - nhiều tuỳ thích; rất dễ dàng có những lời lớn lao. Và bạn sống,
Bavasimhan này, ở Madras. Adhyar rất cận kề bên - chỉ vài phút lái xe trên ngoại
ô của Madras. Bạn có thể tới đó. Adhyar có thư viện bí truyền hay nhất trên
toàn thế giới vì nó là tổng hành dinh của phong trào Thông thiên học - tổng
hành dinh thế giới. Nó chứa đủ mọi loại vô nghĩa. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy
chỗ nào khác nhiều cái vô nghĩa được tích luỹ tại một chỗ như thế.
Khi tôi ở Madras những
người Adhyar mời tôi tới, ít nhất trong vài phút. Tôi nói, "Tôi sẽ tới."
Tôi tới đó. Họ cho
tôi xem quanh - đó là một chỗ đẹp - họ cho xem thư viện đẹp của họ. Và họ hỏi
tôi, "Thầy nghĩ gì về thư viện của chúng tôi?"
Tôi nói, "Cái
này hiếm đây. Tôi đã thấy nhiều thư viện rồi, nhưng không thư viện nào chứa nhiều
thứ vô nghĩa thế."
Họ choáng. Họ nói,
"Cái gì...?"
Tôi nói, "Vâng.
Thông thiên học là điều ngu xuẩn nhất mà đã từng xảy ra trong thế kỉ này."
Bavasimhan, bạn có thể
đi tới Adhyar - thực ra, bạn phải đi chứ - bạn có thể tìm thấy mọi kinh sách cổ
được tuyển chọn ở đó, bạn có thể đọc những điều hay và bạn có thể vẫn còn như
cũ. Không thay đổi nào được mong đợi từ bạn. Nhưng tới đây là việc khác toàn bộ
đấy. Tôi không phải là người vô nghĩa đâu.
Cậu bé đang đái ngay
giữa trung tâm mua bán thì người gác khôi hài đi qua và nói, "Đừng đái ở
đó, cậu bé, nếu không bác sẽ tới và cắt chim đấy!"
Cậu bé chạy bán sống
bán chết, và khi nó sang phía bên kia của trung tâm mua bán, nó thấy một bé gái
cùng tuổi nó, cũng đang đái. Nó nhìn đứa con gái và kêu lên, "Ối giời ơi!
Ông gác này thực sự làm việc ấy rồi!"
Đó là điều bạn sợ -
tôi thực sự làm điều tôi nói đấy. Lại và xem đi, và nếm hương vị của nó. Đừng bỏ
lỡ cơ hội này. Lời bao giờ cũng sẵn có cho bạn, nhưng ở trong giao cảm với thầy
sống là cơ hội hiếm hoi; nó xảy ra chỉ thỉnh thoảng thôi. Đừng cứ viết ra những
câu hỏi ngu xuẩn từ Madras, tới đây đi. Khi mọi người có thể tới từ Mexico...
Madras không xa xôi gì, không quá một giờ bay.
Sợ là vì bạn đã trở
nên nhận biết qua lời rằng có cái gì đó hơn lời đang xảy ra ở đây. Bạn không sợ
tôi, bạn không sợ tính chất sannyas, bạn sợ niềm khao khát riêng của bạn - rằng
bạn có thể lấy cú nhảy. Bạn sợ tiềm năng riêng của bạn, điều đang khao khát trưởng
thành, điều cần cơ hội, điều cần bầu khí hậu, điều cầng trường năng lượng nào
đó. Trường đó là sẵn sàng bây giờ, ở đây. Lại đây, uống nó đi, và cơn khát của
bạn sẽ được dịu đi mãi mãi. Nhưng bạn sẽ phải trả giá.
Tính chất sannyas đơn
giản là cái giá. Tôi biết chỉ bằng việc mặc quần áo cam bạn không thể trở nên
chứng ngộ được, nhưng nó là phương cách. Chỉ mặc quần áo cam bạn sẽ được mọi
người biết là người điên. Đó là điều tôi muốn tất cả các bạn được biết tới trên
toàn thế giới: những người điên của tôi.
Thượng đế chỉ dành
cho những người đủ điên, chỉ dành cho những người điên vì Thượng đế. Cũng như mọi
người điên vì tiền và điên vì quyền, chừng nào bạn còn chưa điên vì Thượng đế,
không có hi vọng nào cho bạn. Bạn sợ bởi vì cái gì đó có thể xảy ra. Và bạn biết
rằng có ham muốn và khát khao lớn trong bạn cho điều đó xảy ra. Hạt mầm có đó,
và bạn biết nó chỉ cần khí hậu đúng và đất đúng. Và một khi bạn có mảnh đất
đúng hạt mầm sẽ bắt đầu phát triển.
Bạn sợ cái không biết.
Tính chất sannyas là cuộc hành hương tới cái không biết. Nó là cuộc hành trình
vào nơi chưa từng được thám hiểm. Thượng đế là cái không biết - không chỉ cái
không biết mà là không thể nào biết được.
Tới đi! Jalaluddin
Rumi nói, "Tới đi, tới đi, tới đi..." Tôi nói đi nói lại, "Tới
đi," bởi vì tôi có thể không ở đây lâu đâu.
Câu hỏi thứ năm:
Osho ơi,
Thầy có phải bao giờ cũng nói sự thực không?
Đức Chuối ơi,
Vâng thưa ngài, tôi
bao giờ cũng nói sự thực, cho dù tôi phải nói dối chút ít.
Câu hỏi thứ sáu:
Osho ơi,
Tôi muốn gặp một người đàn bà và cưới cô ấy, người không tán tỉnh,
cười khúc khích, tán gẫu, hút thuốc, uống rượu, âu yếm hay hôn. Điều này là có
thể không?
Michael Potato-Singh,
Thưa ngài, chỉ một
câu hỏi thôi: Tại sao? Để làm gì?
Câu hỏi thứ bẩy và là câu hỏi cuối cùng:
Osho ơi,
Thầy có thực sự chờ đợi tôi không? Tôi đã tới bây giờ. Tôi muốn
hỏi thầy có thể ôm ghì, hôn các sannyasin bất kì lúc nào vào cõi trời không?
Michael Tomato,
Tôi sung sướng là bạn
đã tới. Chào mừng bạn về nhà. Cho nên bây giờ toàn thể ba ngôi đều ở đây: Chuối,
Khoai tây, Cà chua. Điều này có vẻ còn ngon lành hơn cả Thượng đế cha, và Jesus
con và thánh thần linh thiêng. Văn bản về cả ba người này là đích xác như nhau.
Cho nên nó có thể giống như ba ngôi hơn, ba khuôn mặt của một Thượng đế, hơn là
ba ngôi tam thể, hơn là ba người. Đó không phải là ba người mà một người với ba
khuôn mặt. Hơn nữa, văn bản này không phải là văn bản về đàn ông mà về đàn bà,
điều làm cho nó thậm chí còn huyền bí hơn.
Mới sáng nay tôi đã đề
nghị Vivek đem tới một quả chuối, một quả cà chua và củ khoai tây, cho nên tôi
có thể xác định được giới tính - liệu họ là đàn ông hay đàn bà. Tôi đã thử đủ mọi
cách: Patanjali Yoga, đủ mọi tư thế yoga, đứng trên đầu - điều tôi đã không làm
trong hai mươi nhăm năm; tôi đã nhìn từ mọi góc độ có thể - tôi thậm chí đã thử
xoay tít chút ít. Nhưng khi tôi bắt đầu xoay vòng tôi thậm chí trở nên còn lẫn
lộn hơn: chuối bắt đầu trông như khoai tây, khoai tây bắt đầu trông như cà
chua, cà chua bắt đầu trông như chuối... Thế rồi tôi nhớ ra, có thể nó là dư âm
của việc uống say. Đêm qua một người bạn trai của Arup, Niranjan, đã quay về với
bia ngon cho tôi, cho nên tôi đã uống quá nhiều.
Khi không cái gì có
tác dụng và tôi không thể xoay xở được những người này là gì, đàn ông hay đàn
bà, tôi trở nên mệt với mọi nỗ lực tâm linh lớn lao tới mức tôi bảo họ cút xéo
đi. Vào chính lúc đó Vivek bước ra từ nhà tắm, bị choáng. Cô ấy nói với tôi,
"Osho ơi, chẳng ích gì mà nói với những người hồn nhiên như chuối, khoa
tây và cà chua đâu. Cứ bảo họ cút đi và họ sẽ xéo đi thôi!"
Bạn đang hỏi, Michael
Tomato, rằng thầy có thể hôn và ôm ghì các sannyasin bất kì lúc nào vào cõi trời
không?
Tôi nghĩ bạn không biết
gì cập nhật về cõi trời. Bạn phải có ý tưởng rất cổ. Vâng, ngày xưa điều đó là
khó, nhưng Thượng đế bao giờ cũng vẫn còn cập nhật. Ngài bao giờ cũng đương đại.
Ai khác có thể đương đại hơn Thượng đế? Thực ra, bây giờ cái gọi là các thánh
nhân của bạn không thể vào được cõi trời, chỉ mỗi sannyasin của tôi thôi.
Giáo hoàng tới New
York và muốn gặp tổng giám mục. Ông ấy được bảo rằng tổng giám mục dành cả ngày
ở bãi biển, cho nên giáo hoàng, vì tò mò, quyết định đi và gặp ông ấy ở đó.
Ông ấy được gặp một
người đàn ông cực kì điển trai, lực lưỡng với mầu da rám nắng đẹp, mặc bộ đồ tắm
đỏ, người, có nụ cười lớn, hỏi giáo hoàng, "Có gì mới từ Rome không?"
Trong khi giáo hoàng
quá ngỡ ngàng chưa kịp đáp lại, tổng giám mục quay sang một quí bà trẻ đẹp đang
mặc bộ bikini trắng, và gọi bà ấy, "Mary, lại xem ai ở đây!"
Giáo hoàng, trong
kinh hoàng, hỏi, "Ai... ai... ai là bà đó?"
"Ồ," tổng
giám mục nói, "bà ấy là Mẹ bề trên của nữ tu viện Trái tim thiêng
liêng!"
Mọi sự thay đổi rồi,
ông Cà chua ơi. Ý tưởng cổ về cõi trời của ông chỉ tồn tại trong kinh sách của
ông, trong đầu ông thôi. Nó đã biến mất khỏi sự tồn tại rồi. Tôi đang chuẩn bị
cho người của tôi theo cách có thể được mới nhất. Họ sẽ là người đầu tiên đi
vào.
Ba ni chết đi và họ gặp
nhau tại cổng chính của cõi trời.
Thánh Peter bước ra
và nói, "Con gái thế! Trước khi các cô vào ta phải hỏi các cô một câu hỏi:
các cô dùng bướm để làm gì khi các cô còn trong thế giới?"
"Chỉ để đái
thôi!" cô thứ nhất trả lời.
"Tốt, thế cô thì
sao?" ông ấy hỏi cô thứ hai.
"Chỉ để
đái," ni thứ hai trả lời.
"Tốt," ông ấy
nói và ông ấy quay sang cô thứ ba.
"Thế
này..." cô ấy bắt đầu và thế rồi ngần ngại. "E hèm... thế là... ông
biết đấy... Tôi gặp anh linh mục trẻ xinh này và... anh ấy xinh tới mức... thế
là, tôi không thể cưỡng được, cho nên tôi đã cho anh ấy bướm của tôi!"
"Được,"
thánh Peter nói với cô cuối cùng, "cô có thể vào được. Nhưng hai cô kia,
tôi rất tiếc, các cô không được phép!"
Hai ni, rất bực mình,
hỏi, "Tại sao?" và thánh Peter trả lời, "Cõi trời không phải là
hố đái công cộng!"
Xem Tiếp Chương 7 – Quay Về Mục Lục Tập 2
0 Đánh giá