Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Đạo – Cổng Vàng – Osho
(Tập 2)
Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng
Chương 7. Tôi Đã Nghe
Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê
Thầy tôn kính đã nói:
Điều hiển lộ ra của
tâm trí con người dẫn người đó tới chân lí không đổi.
Trong tĩnh lặng không
đổi, thuần khiết không đổi và nghỉ ngơi được tìm thấy.
Người đạt tới thuần
khiết và tĩnh lặng đi vào trong Đạo không biến đổi.
Đi vào trong Đạo
không biến đổi người đó được gọi là người sở hữu Đạo.
Mặc dầu người đó được
gọi là người sở hữu Đạo, người đó biết rằng mình không sở hữu nó.
Chỉ khi người đó có
thể chuyển hoá mọi vật sống thì người đó mới có thể thực sự được gọi là người sở
hữu Đạo.
Người mà có khả năng
hiểu điều này có thể dẫn người khác tới Đạo thiêng liêng.
Lời kinh của Cát Hồng
bao giờ cũng bắt đầu bằng phát biểu có ý nghĩa này:
Thầy tôn kính đã
nói:...
Nhưng dường như là việc
dịch là đúng từng từ, nhưng không đúng tinh thần của lời kinh này. Mọi kinh Phật
đều bắt đầu theo cùng cách - chỉ với chút ít khác biệt, nhưng khác biệt này tạo
ra khác biệt lớn. Kinh phật bắt đầu: "Tôi đã nghe thầy nói..." Và bạn
có thể thấy được khác biệt. Thầy có thể đã nói nó vì một lí do khác, thầy có thể
đã ngụ ý cái gì đó khác toàn bộ. Thầy tồn tại ở bình diện khác; thầy nói từ đỉnh,
đỉnh tối thượng của tâm thức. Và đệ tử nghe từ thung lũng tối tăm của sự tồn tại
của người đó. Vào lúc lời đạt tới đệ tử chúng nhất định bị bóp méo, chúng nhất
định mang nhiều mầu sắc mà đã bị đệ tử này áp đặt và phóng chiếu.
Do đó, cảm giác của
tôi là ở chỗ Cát Hồng không thể phạm phải sai lầm này được. Phải là người dịch
đã bỏ lỡ vấn đề; vấn đề này rất tinh tế. Dường như tâm trí bình thường đơn giản
thấy chẳng có gì khác biệt liệu một người nói, "Tôi đã nghe thầy
nói," hay "Thầy tôn kính đã nói." Nhưng khi bạn nói, "Thầy
tôn kính đã nói," bạn đang làm một tường trình thành chắc chắn tuyệt đối cứ
dường như bạn có thể phát biểu nó một cách đích thực. Điều đó là không thể được:
bạn có thể tường trình chỉ cái bạn đã nghe được.
Bây giờ, ở đây bạn
đang nghe tôi, gần quãng ba nghìn sannyasins. Từng sannyasin sẽ lắng nghe theo
ước định riêng của người đó, tương ứng theo trạng thái tâm trí riêng của người
đó, theo định kiến riêng của người đó, theo khái niệm, ý thức hệ, triết lí,
tương ứng với bối cảnh riêng của người đó. Nếu bạn không có bối cảnh nào, nếu bạn
đã siêu việt lên trên mọi khái niệm, triết lí, tôn giáo, nếu bạn không còn
trong tâm trí nữa, thế thì bạn có thể nghe đích xác điều được nói. Nhưng thế
thì không có nhu cầu nghe nó; thế thì bản thân bạn biết nó. Thế thì Cát Hồng sẽ
không nói, "Thầy tôn kính đã nói," ông ấy có thể đơn giản phát biểu lời
kinh. Thế thì nó sẽ là kinh nghiệm riêng của ông ấy. Ông ấy ở rất gần với đỉnh
và chung cuộc ông ấy đã đạt tới đỉnh, nhưng những ghi chép này đã được làm trước
khi bản thân ông ấy trở thành thầy chứng ngộ. Những ghi chép này là của đệ tử,
và bạn nên nhớ nó.
Bất kì khi nào bạn
phát biểu về tôi, bao giờ cũng nhớ rằng bạn đã nghe. Bạn không thể chắc chắn được
liệu nó đã được nói đúng như cách bạn đã nghe hay không.
Ở Italy, trên xe bus
ngay bên cạnh lái xe có dòng chữ sau: "Không nói chuyện với lái xe."
Ở Đức có: "CẤM
nói chuyện với lái xe."
Ở Anh: "Nói chuyện
với lái xe là không lịch sự."
Ở Scotland: "Bạn
được gì khi nói chuyện với lái xe?"
Khoảnh khắc thầy nói
cái gì đó, nó tới từ cốt lõi bên trong nhất của thầy. Khi bạn nghe nó, nó được
nghe ở chu vi của bạn. Đến lúc nó đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bạn - nếu
nó đạt tới chút nào, nếu bạn còn đủ may mắn để cho phép nó chìm vào tới chính cốt
lõi của bản thể bạn - thế nữa nghĩa sẽ không còn như cũ. Nó không thể còn như
cũ được; nó không phải là trong bản chất của mọi sự. Nó sẽ thay đổi đi: nó có
thể đã trở nên bị bóp méo, nó có thể đã mất cái gì đó, tâm trí bạn có thể đã
thêm cái gì đó vào nó.
Các nhà khoa học rất
gần đâu đã phát hiện ra... Mãi cho tới giờ người ta cứ tưởng là tâm trí chúng
ta và giác quan chúng ta tồn tại chỉ cho phép chúng ta được bắc cầu với sự tồn
tại bao quanh chúng ta. Nhưng nghiên cứu mới nhất là ở chỗ các giác quan và tâm
trí có chức năng kép. Một chức năng là để nối chúng ta với sự tồn tại, nhưng điều
thậm chí còn quan trọng hơn là chức năng thứ hai: không cho phép cái có thể quấy
rối chúng ta. Chúng vận hành như tác nhân che chắn cho tâm trí chúng ta, cho
thái độ của chúng ta, cho phong cách sống của chúng ta, cho các ước định của
chúng ta. Chỉ hai phần trăm thực tại là được phép đi vào; chín mươi tám phần
trăm bị ngăn lại ở ngoài, ở cổng, vì nếu tất cả những gì sẵn có đều được phép
vào trong, bạn sẽ nổi đoá, bạn sẽ không có khả năng bao quát nó.
Chỉ trong tính thiền
tuyệt đối người ta mới có khả năng thảnh thơi toàn bộ, cho phép mọi thứ vào,
mong manh mà không điều kiện nào, sẵn có với sự tồn tại mà không có dây nào gắn
vào.
Tôi muốn đổi lại phát
biểu này. Tôi muốn làm cho nó đích xác như lời kinh Phật bắt đầu. Chúng được viết
ra bởi đệ tử thân cận nhất của Phật, Ananda. Ông ấy đã sống cùng Phật trong bốn
mươi hai năm; thậm chí không một khoảnh khắc nào ông ấy rời khỏi Phật. Ngày tới
ngày đi, năm tới năm đi ông ấy ở cùng Phật như cái bóng. Ngay cả bóng đôi khi
cũng rời bỏ bạn, nhưng ông ấy sẽ không rời khỏi Phật chút nào. Ông ấy nghe mọi
điều Phật đã nói và khi ông ấy được yêu cầu tường trình lại nó sau cái chết của
Phật ông ấy nói, "Tôi đã nghe Phật nói." Từng lời kinh đều bắt đầu với
"Tôi đã nghe..." đó. Một sáng suốt lớn có đó trong nó.
Cát Hồng không thể
làm điều này được: ông ấy không thể nói, "Thầy tôn kính đã nói;" ông ấy
chỉ có thể nói, "Tôi đã nghe nói..." Người dịch phải đã đổi nó để nó
có vẻ chắc chắn hơn, để làm cho nó khẳng định hơn, nhấn mạnh hơn, rõ ràng hơn,
toán học hơn. Nhưng thầy chứng ngộ là điều huyền bí; lời của họ là huyền bí,
không toán học. Họ có thể có cả nghìn lẻ một nghĩa và mọi người nghe họ tương ứng
theo năng lực riêng của mình.
Kẻ bản ngã sẽ nghe
cùng lời nhưng sẽ không nghe thấy cùng nghĩa. Người vô ngã cũng sẽ nghe cùng lời,
nhưng những lời đó sẽ bao hàm một nghĩa khác toàn bộ; chúng sẽ vang vọng người
đó với giai điệu khác toàn bộ. Khi trời mưa, mưa trên núi, mưa trong thung lũng,
mưa ở mọi nơi; nhưng núi vẫn còn khô như bao giờ - chúng đã quá đầy. Nhưng khi
trời mưa trong thung lũng, thung lũng trở thành hồ. Chúng trống rỗng: chúng có
thể hấp thu, chúng có thể chứa. Thung lũng mang nữ tính; núi là quá nam tính.
Núi quá bản ngã; thung lũng là khiêm tốn.
Khi thầy nói, có nhiều
loại người nghe. Loại thứ nhất là loại người tò mò, người đã chỉ tới từ tò mò;
người đó sẽ nghe chỉ cái gì đó rất bình thường, cái gì đó rất không bản chất,
cái gì đó thậm chí vô nghĩa, và cái đó sẽ trở thành quan trọng nhất cho người
đó. Người đó có đó vì lí do sai. Người đó sẽ thu thập đủ loại dữ liệu, nhưng
chúng tất cả sẽ thuộc về bề mặt.
Thế rồi có học sinh
người đã tới để thu thập nhiều tri thức hơn, nhiều thông tin hơn. Người đó sẽ
nghe tốt hơn chút ít so với loại người thứ nhất, người tò mò, nhưng dầu vậy mối
quan tâm của người đó là vào thông tin. Người đó không sẵn sàng được biến đổi,
được cải tâm; người đó không sẵn sàng đi xa chừng đó. Người đó có giới hạn nào
đó mà bên ngoài nó người đó sẽ không thể đi thêm lấy một li. Người đó sẽ đi với
chút ít tri thức, với chút ít tích luỹ thêm, cứ tưởng rằng bây giờ người đó biết
nhiều hơn. Người đó chẳng biết gì; người đó đơn giản đã trở thành có thông tin
hơn - và thông tin không phải là tri thức. Biến đổi là tri thức duy nhất, tri
thức thực; thông tin là giả.
Thế rồi có đệ tử người
lắng nghe theo cách sâu sắc hơn hai loại đầu. Người đó lắng nghe không để thu
thập tri thức; người đó muốn được thay đổi, nhưng người đó có ý tưởng nào đó về
thay đổi nghĩa là gì. Người đó muốn đi vào cõi bên kia, nhưng người đó có chiều
hướng nào đó, một kết luận mà người đó đã quyết định. Người đó tới với một quyết
định, một quyết định tiên thiên rằng đây là điều cải tâm là gì. Người đó không
mở tất cả - chỉ mở một phía, chỉ mở một chiều.
Có những người ở đây
viết cho tôi rằng, "Chúng tôi muốn thầy nói nhiều hơn về những người yêu
vĩ đại của Thượng đế như Meera, Chaitanya, Kabir, vì khi thầy nói về Kabir,
Meera, Chaitanya, trái tim chúng tôi đã xúc động, mắt chúng tôi bắt đầu trào ra
những giọt nước mắt của niềm vui, của phúc lạc; chúng tôi cảm động tới tận cốt
lõi bản thể chúng tôi. Nhưng khi thầy nói về lời kinh Phật chúng có vẻ khô
khan, logic, nhưng dường như hấp dẫn hơn với thông minh hơn là với thế giới của
tình cảm." Bây giờ, họ là mở chỉ một phía.
Khi tôi nói về Meera,
Kabir, Rumi, thế thì có những người là người yêu Phật và họ bắt đầu viết thư
cho tôi, rằng "Đây là những lời tuyệt vời, nhưng không sâu lắng như kinh
Phật. Từng lời kinh đều có chiều sâu thế! Bạn có thể cứ đào sâu nó; bạn không
bao giờ đi tới đá đáy." Họ cũng mở chỉ một phía.
Đây là các đệ tử. Người
này mở về yêu, người kia mở về nhận biết, nhưng họ không mở toàn bộ. Họ sẽ
nghe, nhưng họ sẽ nghe thấy với kết luận tiên thiên này. Họ sẽ nghe theo một
cách tốt hơn học sinh, họ sẽ nghe sâu sắc, nhưng nó sẽ là việc học bộ phận. Họ
sẽ biết nhiều hơn học sinh, nhưng điều đó không thể là việc biết toàn bộ được.
Thế rồi có loại thứ
tư, người thành tâm, người mở từ mọi phía, người đã tới mà không có kết luận
tiên thiên, người đã tới chỉ để ở cùng với thầy trong mọi mùa vụ, trong mọi khí
hậu. Người đó không ra điều kiện gì, người đó không có điều kiện. Người đó sẽ
nghe toàn bộ hơn, việc nghe của người đó sẽ là đa chiều, nhưng dầu vậy người đó
sẽ không nghe đích xác điều thầy đang nói. Người đó sẽ là người nghe tốt nhất
trong mọi người khác, nhưng dầu vậy người đó vẫn không ở cùng bình diện như thầy.
Đó là loại thứ năm,
loại vô danh... Thế thì thậm chí không cần nói, không cần nghe. Người ta ngồi
cùng thầy và điều đó là đủ. Liệu thầy nói hay không không còn là vấn đề, chỉ hiện
hữu cùng thầy là đủ, chỉ ở cùng thầy là đủ. Và có chuyển động nào đó giữa hai
trung tâm - vô hình, không sờ mó được. Cái gì đó xảy ra, điều không thể nói ra
được, không thể diễn đạt được. Chỉ kiểu người thứ năm này mới có khả năng tường
trình, nhưng người đó sẽ rất ý thức trong việc tường trình. Người đó bao giờ
cũng nói, "Tôi đã nghe..."
Và cảm giác của tôi
là Cát Hồng không thể nói, "Thầy tôn kính đã nói;" ông ấy chỉ có thể
nói, "Tôi đã nghe thầy tôn kính nói."
Một bác sĩ thú y tới
một nông trại Italy nhỏ để cho thụ tinh nhân tạo cho vài con bò cái.
"Thưa bà,"
ông ta nói, "bà có mọi thứ sẵn sàng chưa? Khăn, xà phòng, một thùng nước
nóng?"
"Tất nhiên, mọi
thứ đều ở đây, và trên cái móc này ông có thể treo quần của ông," người
đàn bà đáp.
Thầy giáo yêu cầu cả
lớp nói tên một vật tròn và có lông. Một trẻ giơ tay và nói, "Quả dừa!"
"Rất tốt!"
thầy giáo nói.
Thế rồi Pierino giơ
tay và nói says, "Hòn của Bida!"
"Không,
Pierino," thầy đáp. "Quả bida trơn nhẵn không có lông."
"Không, điều đó
không đúng - em đã thấy chúng rồi!" Pierino kêu lên. "Trông
đây!" và quay sang cậu bé bên cạnh mình nó nói, "Bida, cậu cho thầy
xem hòn của cậu đi!"
Một sĩ quan trẻ vừa
gia nhập trung đoàn thứ nhất thì được đại tá phỏng vấn. Cuộc đối thoại liên
quan tới kết nối gia đình đang tiếp diễn.
"Vậy tên anh là
Fortescue," đại tá nói. "Kể cho tôi, anh thanh niên, ông của anh có
phải là Fortescue của trung đoàn Leicestershire Rifles 68 không?"
"Dạ có, thưa
ngài, thực tế vậy," viên sĩ quan trẻ đáp.
"Tuyệt vời! Vậy
bố của anh là một Fortescue - tôi có thể đoán đó là thiếu tá Fortescue của
trung đoàn bộ binh Cumberland số 9?"
"Sao vậy, vâng,
thưa ngài!"
"Anh có vợ
chưa?" đại tá hỏi.
"Dạ, có rồi ạ,
thưa ngài. Nhưng vợ tôi gia nhập với tôi muộn - cô ấy đang trong giường bị chuột
rút."
"Không phải Chuột
rút của trung đoàn 33 chứ?"
Một cậu bé và bố cậu
ta đang nghe loa phóng thanh.
"Các đồng
chí!" loa bắt đầu nói.
"Bố ơi 'đồng
chí' là gì ạ?" đứa bé hỏi.
"'Đồng chí là chỉ
tất cả những người nghĩ và hành động như nhau," ông bố trả lời.
"Chính phủ của
chúng ta..." cái loa tiếp tục, và đứa bé lại hỏi, "Bố ơi 'chính phủ'
là gì?"
"'Chính phủ' là
những người chịu trách nhiệm về sự khoẻ mạnh của mọi người và ra quyết định
tương ứng. Ở nhà chẳng hạn, mẹ con là chính phủ."
"... và nhân
dân..." cái loa tiếp tục.
"'Nhân dân' là
gì?" đứa bé lại hỏi.
"'Nhân dân' là
người được cần cho tổ chức và phòng thủ. Ở nhà, em bé mới đẻ của con là nhân
dân."
Đêm đó người bố bị đứa
con nhỏ đánh thức dậy thì thào, "Nghe đây, đồng chí, nói cho chính phủ rằng
nhân dân đầy cứt ở đây rồi!"
Con người sống trong
trạng thái chưa trưởng thành; con người còn ngây thơ. Con người cứ lớn lên về mặt
vật lí nhưng không lớn về mặt tâm lí. Nói gì tới trưởng thành tâm linh của người
đó - ngay cả trưởng thành tâm linh của người đó cũng chậm tiến, rất chậm phát
triển.
Chỉ trong thế chiến
thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta trở nên nhận biết rằng
tuổi tinh thần trung bình của con người không quá mười ba, bởi vì lần đầu tiên
trong quân đội mọi người được kiểm tra tâm lí. Điều đó gây choáng trên toàn thế
giới. Những người nghĩ nhân loại và tiến bộ của nó đã thực sự bị choáng lớn: mười
ba tuổi chỉ là tuổi tâm lí trung bình sao...?
Người này có thể bẩy
mươi tuổi hay tám mươi tuổi và tuổi của người đó, tuổi tâm lí, là mười ba. Linh
hồn người đó thì sao? Chẳng cái gì có thể được nói về trưởng thành tâm linh của
người đó vì chỉ khi thân thể và tâm trí cùng trưởng thành trong sự đồng bộ, khi
tuổi thời gian và tuổi tâm lí đi đồng thời cùng nhau, chỉ thế thì mới có khả
năng của tăng trưởng tâm linh, chưa bao giờ trước đó.
Mọi người chưa chín chắn, mọi người còn trẻ con. Và họ nói về Thượng đế và họ nói về niết bàn, chứng ngộ, và họ nói về Đạo, Pháp, họ nói về chân lí - họ nói về những điều lớn lao mà không nhận biết chút nào rằng tuổi tâm lí của họ là tuổi của đứa trẻ. Mọi điều họ cần là đồ chơi để chơi. Và đó là điều họ đã làm với tôn giáo của họ: nhà thờ của họ, đền chùa của họ, nhà thờ Hồi giáo của họ không là gì ngoài những đồ chơi lớn; giáo hoàng của họ, shankaracharyas của họ, ayatollahs của họ không là gì ngoài những người cứ cho họ những trò chơi mới để chơi. Mọi điều họ cần là trò chơi mới nào đó để cho họ có thể vẫn còn được tham gia và bận bịu.
Các nhà khoa học cũng
cứ cho họ các vật dụng mới, đôi khi là vật dụng tuyệt đối vô dụng, nhưng mọi
người sẵn sàng mua bất kì cái gì để lấp đầy cái trống rỗng bên trong của họ. Và
có trống rỗng lớn lao bởi vì lỗ hổng này. Tuổi tâm lí mười ba và tuổi sinh lí bẩy
mươi - lỗ hổng này là lớn. Làm sao rót đầy lỗ hổng đó? Làm sao bắc cầu qua lỗ hổng
đó? Trên bề mặt họ trông rất trưởng thành, nhưng chỉ cào họ chút xíu thôi và bạn
sẽ thấy đứa trẻ bên trong, và ngay lập tức họ trải qua cơn cáu kỉnh.
Bạn nhìn mọi người
khi họ đang giận, và bạn sẽ không thấy khác gì giữa họ và trẻ con. Bạn nhìn mọi
người khi họ đánh nhau - chồng đánh vợ, vợ đánh chồng, ném gối và mọi thứ - bạn
đơn giản quan sát. Bạn có thể làm cùng điều đó với bản thân bạn, vậy quan sát
xem. Thỉnh thoảng quan sát thử xem - bạn đang làm gì? Hành động này có phải là
hành động của người lớn không? Bạn có thể đã già rồi, nhưng bạn không trưởng
thành, và già đi không có giá trị gì: già đi đơn giản nghĩa là bạn đang lại gần
cái chết hơn. Trưởng thành là hiện tượng khác toàn bộ: nó ngụ ý bạn đang lại gần
với tính bất tử hơn, tới không chết. Già đi nghĩa là tới gần nấm mồ của bạn hơn
và trưởng thành nghĩa là tới gần Thượng đế, Đạo, cái vĩnh hằng hơn. Chúng là
không đồng nghĩa; không chỉ là việc chúng không đồng nghĩa, chúng là đối lập
toàn bộ với nhau.
Và khi có nhịp điệu
sâu sắc giữa phức hợp thân tâm của bạn, thế thì linh hồn của bạn có thể bắt đầu
trưởng thành lần đầu tiên. Thân thể bạn và tâm trí bạn trong hoà điệu trở thành
mảnh đất trong đó linh hồn bạn lần đầu tiên bắt đầu đi lên. Bằng không bạn sẽ
treo quanh hiện tượng thân tâm; bạn sẽ không bao giờ đi ra ngoài nó.
Không phải là ngẫu
nhiên mà các nhà tâm lí không tin vào linh hồn - bởi lẽ đơn giản họ không có
thoáng nhìn về linh hồn. Bản thân Sigmund Freud là rất trẻ con trong hành vi của
ông ấy, hoàn toàn trẻ con, rất sợ hãi, hệt như đứa trẻ nhỏ. Ông ấy sợ ma, ông ấy
sợ chết, bóng tối - thậm chí từ "chết" là không được phép thốt ra
trong sự hiện diện của ông ấy. Hai lần điều đó xảy ra trong đời ông ấy rằng ai
đó bắt đầu nói về chết và ông ấy ngất xỉu. Chỉ nói về chết thôi và ông ấy ngất
xỉu! Bây giờ, người này trở thành nhà tiên tri của thế kỉ hai mươi.
Thế kỉ hai mươi đã bị
chi phối bởi ba nhà tiên tri. Một là Friedrich Nietzsche, người đã hoàn toàn
điên. Adolf Hitler và chủ nghĩa nazi của ông ta và mọi ý thức hệ phát xít trên
thế giới là khơi xa của người điên đó.
Nhà tiên tri khác là
Karl Marx, người tuyệt đối vô thần. Ông ấy chưa bao giờ tin vào bất kì tâm thức
nào, ông ấy chưa bao giờ tin vào bất kì khả năng nào của trưởng thành của tâm
thức, bởi vì ông ấy không có thoáng nhìn về nó. Ông ấy gọi nó là một hiện tượng
phụ - nó chẳng là gì ngoài sản phẩm phụ của vật chất. Cũng như đồng hồ vận hành
một cách máy móc, cùng điều đó là cách con người vận hành: con người chỉ là cái
máy. Ông ấy thu con người về thành máy.
Bản thân ông ấy đã sống
cuộc sống rất máy móc, cuộc sống hoàn toàn máy móc. Không có niềm vui trong cuộc
sống của ông ấy, không tiếng cười, không bài ca trong tim ông ấy. Ông ấy chưa
bao giờ đi tới biết bất kì kinh nghiệm nào về thiền; ông ấy đã sống chỉ ở ngoại
vi. Nhưng ông ấy đã trở thành nhà tiên tri. Chủ nghĩa cộng sản, Joseph Stalin
và Mao Trạch Đông, Tito và Fidel Castro - đây là những sản phẩm phụ. Joseph
Stalin có thể giết cả triệu người vì lí do đơn giản rằng "Con người là
máy. Cái gì sai...?" Nếu bạn giết xe đạp hay nếu bạn giết đồng hồ hay nếu
bạn giết quạt điện, chẳng có hại gì; không ai có thể trách móc bạn được, rằng bạn
là kẻ giết người. Ông ta có thể giết cả triệu người. Nghĩ mà xem không ai trước
ông ấy đã có khả năng giết nhiều người thế mà thậm chí không có day dứt nào
trong lương tâm. Không có vấn đề về lương tâm nào - không có ý thức, không có
lương tâm nữa. Con người là sản phẩm phụ của vật chất, cho nên khi bạn giết ai
đó, vật chất biến mất trong vật chất.
Và nhà tiên tri thứ
ba của thế kỉ này là Sigmund Freud, bản thân ông ấy là bệnh hoạn, và ông ấy đã
phóng chiếu bệnh hoạn của ông ấy vào triết lí của ông ấy.
Bây giờ, ba người này
đã trở thành bối cảnh của bạn. Bạn có thể nhận biết về điều đó, bạn có thể
không nhận biết về nó, nhưng đằng sau bạn ba người này bao giờ cũng đứng đó. Ba
người này chịu trách nhiệm theo nhiều cách về sự suy đồi của ý thức con người
trong thời đại này. Bởi vì ba người này, chư Phật đã gần như biến mất. Những
người như Lão Tử là không còn có thể có thêm nữa ngay cả ở Trung Quốc; chủ
nghĩa cộng sản sẽ không cho phép họ. Các Đạo viện đã bị phá huỷ, bị chuyển
thành trường học và bệnh viện. Thiền nhân Đạo đã bị buộc phải làm việc trên
cánh đồng hay trong xưởng máy. Ngay cả những nhà huyền môn già, bẩy mươi tuổi,
những nhà huyền môn tám mươi tuổi, đã bị buộc làm công việc bình thường chỉ bởi
vì chính phủ không thể cho phép bất kì ai sống mà không làm việc; bạn có quyền
được bánh mì chỉ nếu bạn làm việc. Phật tử đã biến mất.
Ở Nga, Jesus không
còn có thể nữa, và cùng điều đó đang sắp xảy ra gần như ở mọi nơi sớm hay muộn.
Với bối cảnh này bất
kì cái gì tôi nói đều sẽ được diễn giải bên trong bạn mà bạn không trở nên nhận
biết, bởi vì bạn không có tính quan sát đó; bạn gần như trong trạng thái say. Từng
ý thức hệ đều gây ngất ngây; và người có ý thức thực gạt bỏ mọi ý thức hệ, chỉ
thế thì người có mới đi ra ngoài ngây ngất.
Một hôm một anh chàng
quyết định anh ta là người uống quá nhiều rượu. Cho nên anh ta đi tới bác sĩ và
bác sĩ nói với anh ta, "Việc điều trị phải dựa trên tự kiểm soát. Anh về
nhà và thử không uống rượu. Nếu tình cờ anh không thể kìm được bản thân mình,
ngày hôm sau anh tới văn phòng của tôi và thông báo cho tôi. Điều này là nền tảng."
"Được ạ,"
anh chàng nói.
Sau vài ngày anh
chàng tới văn phòng của bác sĩ đã rất say xỉn.
"Bác sĩ ơi, tôi
tới đây để thông báo với ông rằng hôm qua tôi đã uống rất say."
"Nhưng anh bây
giờ đang say!" bác sĩ nói.
"Vâng," người
say nói, "nhưng điều này tôi sẽ thông báo với ông vào ngày mai!"
Người say này có
logic riêng của anh ta và với anh ta điều đó dường như hoàn toàn đúng.
Hai người say đang đi
dọc đường tầu hoả. Người này nói với người kia, "Tôi hi vọng những bậc
thang này sớm đi tới chấm dứt!"
Người kia đáp,
"Rồi! chiều cao của lan can làm hại lưng tôi!"
Một người Texas đi tới
Las Vegas để xả hơi theo phong cách Texas. Anh ta bắt đầu tại sòng bạc hào
nhoáng nhất anh ta có thể tìm thấy và chẳng mấy chốc bắt đầu thắng với trò đánh
bạc.
Sau một chốc anh ta
nhắm tới bàn lăn nơi anh ta lại được vận thắng. Chẳng mấy chốc một đám đông tụ
lại để xem anh ta lục soát nó trong khi uống rượu uýt ki ngô kép.
Cuối cùng anh ta thắng
nhiều tiền tới mức anh ta và đám đông đi xa tới một dãy phòng trên chóp mái để
tiếp tục tiệc tùng.
Ngày hôm sau anh ta
thức dậy với nhức đầu váng vất, nằm cạnh một cô da đen lộng lẫy có nụ cười
thanh thản trên khuôn mặt.
"Bò
thiêng!" anh ta kêu lên với chính mình. "Đó là bữa tiệc nào đó!"
Anh ta nhẹ nhàng nhét
đôi tờ trăm đô la dưới gối và nhón chân đi ra khỏi phòng. Khi anh ta đi qua
phòng khách, anh dừng lại chút ít vì anh ta thấy hai cô gái lộng lẫy nữa mệt mỏi
chút ít hơn với cùng nụ cười thanh thản.
"Đồ mặt dầy!"
anh ta nói khi thả thêm và tờ tiền bên cạnh họ.
Khi một trong những tờ
tiền rơi xuống nó cọ vào má của cô gái cuối cùng. Cô này từ từ mở mắt ra và
nói, "Ông không phải cho tiền boa với cô phù dâu!"
Bạn cứ làm mọi thứ...
Bạn sẽ xây dựng gia đình, bạn sẽ đi vào nghề nghiệp, bạn sẽ trở nên được giáo dục,
bạn sẽ trở thành người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo - bạn sẽ
làm cả nghìn lẻ một thứ tuyệt đối trong trạng thái vô ý thức. Nếu tình cờ bạn bắt
gặp một thầy bạn sẽ nghe ông ấy từ vô ý thức của bạn.
Do đó, trước khi tôi
bắt đầu câu kinh cuối cùng này tôi muốn bạn bao giờ cũng nhớ: đừng bao giờ nói
điều thầy đã nói; bao giờ cũng nói rằng đó là điều bạn đã nghe thầy nói. Và điều
đó không phải chỉ là thói cầu kì; nó có chân lí vô cùng trong nó.
Điều hiển lộ ra của
tâm trí con người dẫn người đó tới chân lí không đổi.
Người dịch cứ đi sai ở
nhiều điểm. Và tôi có thể hiểu được tại sao người đó đi sai, đặc biệt ở các điểm
rất có ý nghĩa. Ông ấy không thể đừng được; ông ấy không có hiểu biết về thiền.
Ông ấy nói:
Điều hiển lộ ra của
tâm trí con người...
Cát Hồng phải đã nói:
Điều hiển lộ ra của tâm thức con người, không phải tâm trí. Tâm trí phải bị dừng
lại, không hiển lộ ra. Thực ra, khoảnh khắc bạn vứt bỏ tâm trí, sự hiển lộ tâm
thức của bạn bắt đầu. Nhưng chúng ta tin vào tâm trí - chúng ta không biết gì
khác hơn tâm trí - chúng ta bị nghiện với tâm trí.
Trong ngôn ngữ phương
tây không có nhiều từ dành cho tâm trí, nhưng ở các ngôn ngữ phương đông có nhiều
từ cho tâm trí, cho các mục đích khác nhau, bởi vì tâm trí có thể vận hành theo
nhiều cách. Và phương Đông đã đi rất sâu vào trong hiện tượng của tâm trí, và
đi ra ngoài nó.
Nó cũng giống như nếu
bạn nhìn vào trong ngôn ngữ của người Eskimos bạn sẽ ngạc nhiên: có hàng tá từ
cho băng; không ngôn ngữ nào khác có một tá từ cho băng. Chỉ người Eskimos mới
có một tá từ dành cho băng, bởi vì họ đã sống cùng băng trong hàng nghìn năm và
họ đã biết mọi khả năng của nó; và họ biết rằng có những khác biệt, khác biệt
nhỏ mà không thấ được cho những người đã không sống trong thế giới của người
Eskimo. Không ngôn ngữ nào khác có nhiều từ thế.
Tiếng Phạn có ít nhất
một tá từ dành cho tâm trí, bởi vì khi bạn đi sâu hơn vào trong tâm trí bạn đi
tới các tầng khác nhau. Chúng khác biệt tới mức không thể nào gọi tất cả chúng
bằng cùng một tên; chúng là khác biệt về chất. Và khi bạn cứ đi ngày càng sâu
hơn, một điểm sẽ tới khi tâm trí bị bỏ lại đằng sau và tâm thức thuần khiết còn
lại. Tâm thức đó biết tới sự hiển lộ. Tâm trí không thể hiển lộ được; nó chỉ có
thể đóng. Bạn càng trở nên bị nghiện với tâm trí, bạn càng trở nên đóng hơn.
Tâm trí thực ra là nhà tù, và tâm trí càng mạnh, người đó càng không may hơn,
vì thế thì sẽ rất khó cho người đó thoát khỏi nó. Và toàn thể hệ thống giáo dục
của chúng ta làm tăng cường tâm trí, làm mạnh cho tâm trí.
Do đó tôi có thể hiểu
khó khăn của người dịch. Nhưng bạn phải nhớ, bởi vì bạn đang làm việc về thiền ở
đây bạn có thể hiểu theo cách tốt hơn nhiều.
Điều hiển lộ ra của
tâm trí con người dẫn người đó tới chân lí không đổi.
Mọi thứ đều thay đổi
trong thế giới; bạn không thể tìm ra cái gì trong thế giới mà không đổi trừ phi
bạn đi sâu vào bên trong bản thân mình và đạt tới chính trung tâm của bản thể bạn.
Ở đó chỉ bạn mới thấy trung tâm, trung tâm của cơn xoáy lốc, cái vẫn còn tuyệt
đối không thay đổi. Trên chính trung tâm đó mà toàn thể thay đổi tuỳ thuộc vào,
toàn thể bánh xe của sống và chết chuyển động. Không có trung tâm đó, thế giới
sẽ biến mất. Trung tâm đó, chân lí không thay đổi đó là chính nền tảng của thế
giới thay đổi này; nó được bắt rễ ở đó. Không biết nó là sống điều dối trá mà
không đáng gọi là sống. Không biết nó bạn sẽ phải cứ làm những điều ngu xuẩn mọi
điều dối trá của bạn để cho bản thân bạn ảo tưởng nào đó về chân lí không thay
đổi.
Chẳng hạn, tại sao mọi
người quan tâm nhiều thế tới tiền thay vì tình bạn? Nếu đó là vấn đề chọn lựa bạn
sẽ chọn tiền hơn là tình bạn; tại sao? Bởi vì tiền dường như là không thay đổi
nhiều hơn. Bạn có thể tuỳ thuộc vào nó, nó là tin cậy hơn. Nếu bạn có số dư
ngân hàng nhiều điều đó là tin cậy hơn nhiều. Ai biết về bạn bè? Hôm nay anh ta
là bạn, ngày mai anh ta có thể trở thành thù.
Machiavelli, trong
công trình lớn của ông ta, Hoàng tử, viết: Đừng nói cái gì, ngay cả với bạn của
bạn, điều bạn không muốn kẻ thù của mình biết. Tại sao? Vì bạn của bạn có thể
trở thành kẻ thù bất kì ngày nào. Và ông ta cũng nói: Đừng nói cái gì chống lại
kẻ thù của bạn điều bạn không muốn nói chống lại bạn của bạn, bởi vì kẻ thù có
thể trở thành bạn của bạn bất kì ngày nào. Mọi sự cứ thay đổi: bạn thành thù,
thù thành bạn.
Bạn có thể tuỳ thuộc
vào tiền. Mọi người yêu tiền hơn bất kì cái gì khác; hơn tình yêu, tiền dường
như là có ý nghĩa. Bạn có thể mua tình yêu; nếu không tình yêu, ít nhất bạn có
thể mua dục. Nhưng tiền, nếu bạn không có bạn đơn giản không có: bạn là kẻ ăn
xin. Có tiền mọi thứ tới. Tiền dường như có tính vĩnh hằng nào đó, sự ổn định
nào đó.
Mọi người quan tâm
nhiều tới đồ vật hơn tới con người. Người chết; vật không chết. Người cứ tích
luỹ mọi thứ bởi lẽ đơn giản là đồ đạc tốt, tranh vẽ tốt, nhà tốt kéo dài lâu
hơn nhiều - chúng có thể kéo dài lâu hơn cả bạn - nhưng bạn không thể nói cùng
điều đó về con người. Bạn yêu ai đó, và ngày mai người này chết. Thế thì bạn bị
bỏ lại trống rỗng, với vết thương lớn sẽ phải mất nhiều năm để chữa lành hay có
thể không lành bao giờ, và nó bao giờ cũng làm đau.
Do đó mọi người sợ
yêu, mọi người sợ mọi người. Mọi người làm bạn với con vật thay vì với con người.
Họ muốn có chó tốt - dự đoán được nhiều hơn, tin cậy hơn. Bất kì khi nào bạn về
nhà nó đều có đó để đón chào bạn, vẫy đuôi. Bạn có thể đánh nó, bạn có thể quát
nó, bạn có thể la nó, bạn có thể chửi rủa nó, nhưng nó không bao giờ thay đổi sự
trung thành với bạn, sự vâng lời của nó với bạn. Bạn không thể làm cùng điều đó
với người được - người là nguy hiểm. Do đó bạn thấy ngày càng nhiều người trở
nên quan tâm tới chim, chó, ngựa bởi lẽ đơn giản là chúng cho cảm giác thường hằng
nào đó.
Carlo và Elena đang
trong tình yêu và muốn dành một đêm với nhau.
"Anh có hiểu
không, tình yêu của em?" Elena nói. "Khi bố mẹ em ngủ rồi em sẽ ném một
xu và đó sẽ là tín hiệu. Em sẽ để cửa mở và anh có thể lên."
Carlo đợi dưới cửa sổ.
Cuối cùng Elena ném đồng xu xuống, thế rồi hăm hở nằm ra trong giường mặc bộ đồ
ngủ mỏng tang, và chờ đợi... và chờ đợi... và chờ đợi...
Sau nửa giờ cô ấy đi
ra cửa sổ và kêu lên một cách bồn chồn, "Nhưng anh Carlo ơi, anh đã lên
hay chưa?"
"Có, tình yêu của
anh," Carlo đáp, "ngay khi anh tìm ra đồng xu."
Vào ngày sinh thứ mười
của con, Abraham gọi con trai tới.
"Bây giờ, con
ơi," anh ta nói, "đây là lúc cho bố giải thích sự kiện của cuộc sống.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ tay. Phải rất cẩn thận và đừng quên.
"Thế rồi, ngón cái
được dùng để ra dấu rằng việc mặc cả là tốt. Ngón trỏ được dùng để chỉ ra cái
gì là tốt nhất trong mặc cả. Ngón giữa được dùng để biểu lộ quyền lực. Ngón đeo
nhẫn được dùng cho nhẫn đám cưới. Ngón út được dùng để ngoáy tai. Con có hiểu
không?"
"Có ạ, bố,"
con trai đáp lại, "nhưng con muốn biết cách dùng ngón giữa - cái bố gọi là
ngón quyền lực."
Abraham nghiêng người
sang phía đứa con và thì thào, "Ngón quyền lực, con này, con dùng nó trong
đêm dưới chăn... khi con đếm tiền!"
Tại sao mọi người
quan tâm nhiều thế tới tiền? Bởi lẽ đơn giản họ đang cần tìm cái gì đó thường hằng
trong cuộc sống này nơi mọi thứ cứ thay đổi mọi khoảnh khắc; họ muốn cái gì đó
để dựa vào. Chừng nào họ chưa tìm được trung tâm riêng của họ, họ sẽ cứ tìm những
điều ngu xuẩn này. Đây là những cái thay thế nghèo nàn.
Điều thực là sự hiển
lộ của tâm thức, bởi vì điều đó dẫn bạn tới chân lí không thay đổi.
Trong tĩnh lặng không
đổi, thuần khiết không đổi và nghỉ ngơi được tìm thấy.
Và khi bạn đã tìm ra
cốt lõi bên trong nhất của bạn, khi hoa sen tâm thức của bạn đã nở ra - các nhà
huyền môn Ấn Độ đã gọi nó là hoa sen một nghìn cánh - khi mọi cánh hoa đã mở ra
và bạn đã tìm thấy lối vào của hoa sen, có tĩnh lặng lớn lao, cái tĩnh lặng
không thay đổi, có thuần khiết lớn lao, hồn nhiên lớn lao và nghỉ ngơi sâu sắc.
Bạn đã về tới nhà. Cuộc hành hương qua rồi. Trong việc tìm thấy bản thân mình,
bạn đã tìm thấy Thượng đế. Trong việc đạt tới trung tâm riêng của bạn, bạn đã đạt
tới trung tâm của toàn thể vũ trụ. Bây giờ không cần đi đâu nữa; bạn đã tìm ra
kho báu vô hạn - điều Jesus gọi là vương quốc của Thượng đế.
Mọi người đã cố tạo
ra những cái thay thế. Bạn có thể tạo ra sự tĩnh lặng nào đó bằng việc học tư
thế yoga nào đó. Nếu thân thể bạn tĩnh lặng bạn sẽ cảm thấy cái tĩnh lặng nào
đó, nhưng cái đó không phải là tĩnh lặng thực; nó sẽ bị quấy rối. Nó có thể bị
quấy rối rất dễ dàng bởi bất kì cái gì - chỉ một con kiến bò lên thân thể bạn
là đủ quấy rối nó. Bất kì cái gì cũng có thể làm sao lãng nó: chỉ con chim hót
và bạn sẽ bị sao lãng. Đứa trẻ bắt đầu khóc, bé gái nhỏ bắt đầu khúc khích, chó
bắt đầu sủa, và thế là đủ. Và thế giới đầy dẫy điều thế liên tục xảy ra. Bạn
không thể vẫn còn tĩnh lặng lâu được; sớm hay muộn nó sẽ bị quấy rối. Bởi vì điều
này, mọi người đã đi lên các tu viện, mọi người đã trốn lên núi non, lên hang động.
Nhưng ở đó nữa cái gì đó này khác sẽ quấy rối bạn.
Thay vì trốn khỏi thế
giới, trốn vào bản thân bạn đi: Vẫn còn trong thế giới bởi vì thế giới là cơ hội
lớn; nó là bãi thử thường xuyên. Nó cho bạn cả nghìn lẻ một cơ hội để xem liệu
bạn có đạt tới tĩnh lặng thực hay nó chỉ là hiện tượng bị áp đặt, chỉ sâu như
làn da và có thể bị quấy rối bởi bất kì cái gì.
Cái gọi là người tôn
giáo của bạn chỉ tĩnh lặng hời hợt; bất kì cái gì cũng có thể quấy rối họ. Thực
ra, mọi sự quấy rối họ nhiều hơn những người khác. Cho dù một người trong nhà bạn
trở thành có tính tôn giáo, người đó trở thành sự hành hạ cho cả gia đình - bởi
vì trẻ con không được chơi vì người đó đang làm Thiền siêu việt, người đó đang
"làm TM". Trẻ con không được chơi, vợ không được làm - mọi thứ phải dừng
lại vì người đó. Và ngay cả thế thì người đó sẽ bị quấy rối bởi bất kì điều nhỏ
bé nào. Chỉ chiếc đồng hồ tích tắc là đủ, và TM biến mất, bởi vì điều người đó
đang làm chỉ là áp đặt một mật chú, sự lặp lại thường xuyên của âm thanh hay lời
nào đó. Bất kì cái gì đáng quan tâm nhiều hơn nhất định sẽ hấp dẫn người đó. Nếu
ai đó chơi nhạc hay hay ai đó bắt đầu chơi ghi ta, người đó sẽ bị quấy rối, người
đó sẽ bị quấy rối ngay lập tức. Lí do thực không phải ở đàn ghi ta, lí do thực
là điều người đó đang làm là chán và đàn ghi ta hấp dẫn hơn nhiều. Một cách tự
nhiên tâm trí đi tới cái có nhiều hấp dẫn hơn. Người đó đang tập trung vào
Jesus Christ, và người đàn bà đẹp đi qua... Bây giờ, nhìn vào người bị đóng
đinh này... Ai muốn nhìn vào người trên cây thập tự? Người ta muốn tránh những
điều như thế. Và người đàn bà đẹp đi qua lập tức hấp dẫn; điều đó trở thành sự
sao lãng.
Đó là lí do tại sao
cái gọi là thánh nhân của bạn bao giờ cũng chống lại đàn bà; điều đó đơn giản
chỉ ra đàn bà đã từng quấy rối thiền của họ. Thực ra, nó đơn giản chỉ ra thiền
của họ chán tới mức bất kì đàn bà nào cũng có thể quấy rối được nó.
Một người trong gia
đình trở nên có tính tôn giáo, bắt đầu cầu nguyện hay thiền hay làm cái gì đó
ngu xuẩn, và cả gia đình trở nên sợ hãi vì người đó đang làm cái gì đó lớn lao.
Thực ra, nếu người đó thực sự là thiền nhân thì không có vấn đề bị sao lãng.
Bạn không thể làm sao
lãng thiền nhân của tôi được - họ sẽ làm bạn sao lãng! Toàn thể gia đình sẽ bị
làm sao lãng. Cứ bắt đầu làm Thiền Động hay Kundalini, và không chỉ gia đình mà
toàn thể hàng xóm bị sao lãng: họ bắt đầu điện thoại cho cảnh sát. Đây là cái
gì đó! Thay vì bị sao lãng bởi bất kì vật nhỏ bé nào, họ tất cả bị sao lãng bởi
thiền của bạn.
Nghỉ ngơi thực - thảnh
thơi thực, thuần khiết và tĩnh lặng thực - không bị áp đặt bởi bất kì phương tiện
nhân tạo nào; nó là việc hiển lộ tự phát. Thế thì nó xảy ra thế nào? Nó xảy ra
qua hiểu biết. Đạo tin vào hiểu biết. Cố hiểu đi. Không ai muốn hiểu - chúng ta
muốn né tránh, chúng ta muốn bằng cách nào đó bỏ qua vấn đề của mình. Bạn có vấn
đề - bạn đi tới ai đó như Maharishi Mahesh Yogi và bạn hỏi ông ta rằng,
"Tôi rất lo nghĩ, lo âu, căng thẳng. Tôi phải làm gì?"
Và ông ta nói,
"Bạn làm TM đi. Bạn lặp lại câu mật chú này: Coca Cola, Coca-Cola,
Coca-Cola. Cứ lặp lại chúng mười lăm phút buổi sáng, mười lăm phút buổi tối. Nó
sẽ giúp đỡ." Nó sẽ giúp bạn kìm nén vấn đề, nhưng chỉ để kìm nén thôi; vấn
đề là không được giải quyết. Làm sao vấn đề có thể được giải quyết bằng việc lặp
lại "Coca-Cola"? Hay có thể "Aum", thì cũng cùng là một cả
thôi; chả tạo ra khác biệt gì. Thực ra, "Coca-Cola" dường như còn dịu
ngọt hơn nhiều, hấp dẫn hơn nhiều! Cả hai là như nhau - bất kì lời nào cũng có
tác dụng. Nó sẽ giải quyết vấn đề của bạn thế nào? Vấn đề của bạn sẽ vẫn còn
đó; bạn vẫn sẽ phải giải chúng. Sớm hay muộn chúng sẽ lại trồi lên bề mặt. Và
kìm nén chúng là nguy hiểm vì chúng sẽ thu được nhiều năng lượng hơn, và thời
gian bị mất đi trong lúc ấy là bị phí hoài.
Đạo tuỳ thuộc vào hiểu
biết. Bây giờ trong thế giới chỉ có hai điều tràn ngập. Một là phân tích, phân
tích của Freud, và nhiều khơi xa của nó: phân tích vấn đề, cứ phân tích nó. Điều
đó giống như việc bóc hành: tầng này bị loại bỏ, tầng khác có đó, tươi hơn nhiều.
Bỏ nó đi, tầng khác lại có đó. Và mọi lúc nước mắt sẽ trào ra mắt bạn. Mặc cả
nào đó! Và vấn đề của bạn không nhỏ thế như củ hành đâu, bởi vì sớm hay muộn củ
hành sẽ bị kết thúc, bạn sẽ đi tới chính chỗ cuối cùng tầng cuối cùng, và thế rồi...
trống rỗng ở trong tay bạn. Nhưng vấn đề của bạn không dễ dàng thế. Do đó phân
tâm học cần bẩy năm, mười năm; dầu vậy nó chẳng bao giờ hoàn tất.
Tôi chưa bao giờ bắt
gặp một người nào - và tôi có hàng trăm sannyasin là nhà phân tâm, nhà trị liệu,
nhà trị liệu nổi tiếng - nhưng tôi chưa bao giờ bắt gặp một người có phân tích
là hoàn thành. Nó không thể hoàn thành được; nó là quá trình không kết thúc. Bạn
cứ làm tiếp, làm tiếp, và từng tầng sẽ lộ ra tầng khác.
Sigmund Freud thường
đạt tới thời thơ ấu của bạn. Vào bốn hay ba tuổi bạn bắt đầu thu thập kí ức,
cho nên ông ấy sẽ đạt tới điểm đó. Thế rồi Arthur Janov thấy rằng điều đó không
có ích, bạn phải đi ra ngoài điều đó, cho nên Trị liệu Nguyên thuỷ đi vào sự tồn
tại. Bây giờ bạn phải đi ra ngoài điều đó.
Một cách tự nhiên, đứa
trẻ ba tuổi hay đứa trẻ hai tuổi không thể nói được vấn đề của nó; nó chỉ có thể
la hét và đá, kêu, thét. Và Janov nghĩ rằng sẽ có tiếng kêu cuối cùng - tiếng
kêu nguyên thuỷ, tiếng kêu đầu tiên.
Khi đứa trẻ được sinh
ra điều đầu tiên nó làm là kêu lên; đó là sự cần thiết sinh lí. Bằng việc kêu
lên nó lau sạch toàn thể hệ thống thở; bằng việc kêu lên nó ném nước nhầy ra.
Đó là lí do tại sao nước mũi của trẻ con cứ chảy... bởi vì khi nó ở trong bụng
mẹ mọi hệ thống thở của nó đều có đầy nước nhầy - một cách tự nhiên, nó không
thở; nó sống theo việc thở của mẹ. Và khi nó ra khỏi bụng mẹ nó phải thở theo
cách riêng của nó, và, hệ thống này chưa bao giờ làm việc và cơ chế thở đầy nước
nhầy; nước nhầy đó phải đi ra. Các bác sĩ treo lộn ngược đứa trẻ xuống; họ làm
cho nó thực hiện sirshasan, đứng trên đầu, để cho nước nhầy bắt đầu chảy xuống
vì trọng lực. Và một cách tự nhiên khi bạn treo ai đó lộn ngược người đó kêu
lên, và chính việc kêu đó giúp đỡ: nước nhầy được tống ra và nó bắt đầu thở. Đó
là việc kêu nguyên thuỷ.
Janov nghĩ, "Nếu
chúng ta có thể đạt tới tiếng kêu nguyên thuỷ chúng ta đã đi tới chính đáy của
nó; thế thì, vấn đề sẽ được giải quyết." Nhưng bây giờ có các nhà trị liệu
khác nói, "Điều đó sẽ không ích gì, bởi vì sẽ vẫn còn ước định của chín
tháng trong bụng người mẹ. Bây giờ chúng ta phải đi vào trong điều đó - thế
thì, vấn đề có thể được giải quyết."
Nhưng tôi muốn nói với
bạn, vấn đề sẽ không được giải quyết đâu, vì sau chín tháng bạn sẽ bắt gặp tầng
khác mà sẽ là tầng của kiếp sống trước. Thế thì lại bắt đầu phân tâm của Freud
và rồi trị liệu nguyên thuỷ, và cứ thế, cứ thế mãi.
Các nhà huyền môn Ấn
Độ người đã thử đi vào trong toàn thể cõi giới của tâm thức nói đã có ít nhất
tám mươi tư triệu kiếp trước khi bạn trở thành người. Bây giờ, nếu bằng cách
nào đó bạn kết thúc tám mươi tư triệu kiếp được phân tích, thế thì bạn sẽ thấy
bạn đã đi vào trong thế giới của khỉ... Cho nên phân tích khỉ! Và thế thì cứ tiếp
diễn mãi... Thế thì chung cuộc bạn sẽ thấy bạn đã từng là cá trong đại dương;
đó là chỗ bắt đầu của cuộc sống. Thế thì cá và vấn đề của cá... tôi không nghĩ
rằng có thể có bất kì mục đích nào cho phân tâm học - nó là bài tập trong vô
tích sự hoàn toàn. Đó là một điều, điều phương tây.
Và cách tiếp cận
phương đông đã là: thấy rằng điều này là quá dài và sẽ không bao giờ chấm dứt,
bỏ qua nó. Chỉ lặp lại mật chú và quên tất cả về nó. Nhưng bằng việc quên tất cả
về nó bạn không thể giải quyết được cái gì.
Đạo là tuyệt đối
đúng: không phân tích nào sẽ giúp ích, không quên nào giúp ích, nhưng chứng kiến,
hiểu biết, thấy - thấy rõ ràng. Nó không là phân tích không lặp lại mật chú. Đạo
không tin vào cả hai; cách tiếp cận của nó là mới toàn bộ. Và chỉ thế thì bạn sẽ
tìm thấy, trong hiểu biết đó việc biến đổi xảy ra. Bạn sẽ thấy tĩnh lặng, thuần
khiết và nghỉ ngơi.
Người đạt tới thuần
khiết và tĩnh lặng đi vào trong Đạo không biến đổi.
Và qua chứng kiến đó,
qua hiểu biết, nhận biết đó, bạn đi vào trong Đạo vĩnh hằng. Đạo nghĩa là luật
tối thượng của tự nhiên, điều Phật gọi là dhammo sanantano. Đây là luật tối thượng
của sự tồn tại, Đạo.
Đi vào trong Đạo
không biến đổi người đó được gọi là người sở hữu Đạo.
Người đó chỉ được gọi
tên, Cát Hồng nói, nhớ lấy. Chúng ta phải nói cái gì đó, chúng ta phải cho kinh
nghiệm đó một cái tên nào đó. Nhưng ông ấy lập tức thêm vào:
Mặc dầu người đó được
gọi là người sở hữu Đạo, người đó biết rằng mình không sở hữu nó.
Bởi vì ông ấy không
còn là một bản ngã, làm sao ông ấy có thể sở hữu được cái gì? Tôi ở đây không
có ai bên trong, chỉ là tấm gương, tấm gương thuần khiết phản chiếu; tấm gương
không thể sở hữu cái gì. Bạn có cho rằng gương có thể sở hữu cái gì không? Bạn
nhìn vào gương: nó phản xạ khuôn mặt của bạn, nhưng nó không sở hữu khuôn mặt
đó. Trong một khoảnh khắc dường như nó sở hữu, nhưng đó chỉ là hình tướng; nó
không sở hữu bạn. Bạn đi xa, phản xạ mất đi và gương vẫn còn trong tĩnh lặng của
nó, trong thuần khiết của nó. Dù nó phản xạ hay không, thuần khiết của nó vẫn
còn không bị ảnh hưởng.
Nhị nguyên tựa tấm
gương của tâm thức không thể, ông ấy nói, sở hữu cái gì - không có bản ngã để sở
hữu ngay chỗ đầu tiên. Thứ hai, không có gì để sở hữu - chính ý tưởng về sở hữu
phân chia sự tồn tại thành hai: người sở hữu và vật bị sở hữu, chủ thể và đối
thể, người có và vật bị có, người quan sát và vật được quan sát. Nhưng khi bạn
đi vào trong nghỉ ngơi tối thượng, tĩnh lặng, mọi nhị nguyên được siêu việt
lên; chỉ có người ta.
Thực ra, nói rằng người
ta sở hữu Đạo... sẽ tốt hơn nhiều và đúng hơn nhiều để nói rằng người ta bị sở
hữu bởi Đạo. Đạo rót đầy bạn, đầy toàn bộ bạn; bạn trở thành một phần của nó.
Không phải là Đạo ở trong tay bạn, nhưng mà bạn ở trong tay Đạo. Nhưng ngôn ngữ
của chúng ta thế đấy... ngôn ngữ của chúng ta được tạo ra bởi những người quan
tâm tới sở hữu mọi thứ.
Mới hôm nọ ai đó đã hỏi
rằng, "Osho ơi, toàn thể tâm trí của tôi bao giờ cũng cứ nghĩ làm sao sở hữu
nhiều hơn, những thứ lớn hơn, làm sao có nhà to, cung điện, làm sao có số dư
ngân hàng lớn hơn, làm sao có cuộc sống lâu hơn."
Nếu bạn hỏi Freud, nếu
bạn hỏi cách tiếp cận phương tây họ sẽ nói, "Đây không là gì cả. Đây chỉ
là ham muốn có bộ phận dục lớn hơn, có vậy thôi." Freud thu mọi thứ về dục
vọng; ông ấy dường như bị ám ảnh bởi nó. Thực ra, đó là sự nổi dậy chống lại ám
ảnh Ki tô giáo với dục. Hai nghìn năm của Ki tô giáo đã làm cho mọi người bị kìm
nén dục tới mức ai đó phải nổi dậy chống lại nó, và Sigmund Freud đã nổi dậy chống
lại nó. Nhưng việc nổi dậy đi sang cực đoan kia; lần nữa mọi thứ bị tô mầu bởi
dục vọng. Ông ấy nghĩ mọi người thích những thứ lớn hơn - nhà lớn hơn, tên lớn,
danh vọng, thân thể cao to - nhưng đây tất cả chỉ là những cái thay thế cho việc
có cơ quan dục lớn hơn. Theo một cách nào đó điều đó là đúng, nhưng chỉ theo một
cách nào đó thôi. Nó là đúng đặc biệt cho con người phương tây thế kỉ mười tám;
đạo đức Victorian đã được bắt rễ trong nó.
Nhưng phương Đông có
cách tiếp cận khác mà đúng hơn nhiều. Phương Đông nói mọi người quan tâm tới những
thứ lớn hơn vì họ thấy hổng hoác trong bản thân họ, trống rỗng trong bản thân họ
tới mức họ muốn rót đầy nó bằng cách nào đó. Và họ cứ để các thứ vào trong nó
nhưng chúng biến mất - những thứ đó biến mất và ngày càng nhiều thứ được cần tới.
Do đó ham muốn đi tới việc có những thứ lớn tới mức bằng cách nào đó cái trống
rỗng bên trong có thể được rót đầy.
Nhưng nó không thể được
rót đầy: cái trống rỗng bên trong đó là bản tính của bạn. Nó phải được yêu, được
sống, được hiểu. Một khi được hiểu, bạn sẽ bắt đầu hân hoan trong nó; không có
nhu cầu rót đầy nó. Nó là đẹp, nó là cực kì đẹp; không có gì đẹp hơn cái trống
rỗng bên trong đó. Bạn chỉ sợ lời, ý tưởng về trống rỗng, và chỉ bởi vì ý tưởng
này mà bạn cứ đòi hỏi những cái lớn hơn. Thực ra, ham muốn có cơ quan dục lớn
hơn có thể không là gì ngoài việc rót đầy cái trống rỗng bên trong!
Freud bị ám ảnh với
nó tới mức ông ấy bắt đầu nghĩ rằng đàn bà khổ rất nhiều từ ghen tị dương vật!
Điều đó hoàn toàn sai. Nếu họ khổ từ ghen tị dương vật thế thì điều phải được
nói ra, để giữ cân bằng đúng, rằng đàn ông chịu khổ từ ghen tị về vú. Nhưng điều
đó Freud chưa bao giờ nói; ông ấy vẫn còn là kẻ bẩn thỉu gia trưởng đàn ông.
Ông ấy chắc đã thích chuyện này:
Vua Hà Lan và vua Thuỵ
Điển và hoàng tử Philip, quận công xứ Edinburgh, đang ngồi trong một quán rượu
uống vài cốc bia với nhau. Bằng cách nào đó họ chấm dứt với việc làm cuộc thi
xem chim ai dài nhất.
Vua Hà Lan đặt chim
lên bàn. Ba mươi sáu phân! Mọi người vỗ tay và ca hùng dũng quốc ca Hà lan.
Thế rồi tới vua Thuỵ
Điển đặt chim lên bàn. Bốn mươi tám phân! Mọi người hò la và hét vang và nhảy
quanh và ca quốc ca Thuỵ Điển.
Cuối cùng, hoàng tử
Philip để chim lên bàn. Dài bẩy mươi nhăm phân! Và mọi người bắt đầu hát:
"Thượng đế cứu
Hoàng hậu!"
Chỉ khi người đó có
thể chuyển hoá mọi vật sống thì người đó mới có thể thực sự được gọi là người sở
hữu Đạo.
Ai có thể được gọi là
người sở hữu Đạo? Người biết rằng người đó không sở hữu - đó là điều kiện thứ
nhất cần được đáp ứng - người biết rằng mình bị Đạo sở hữu, rằng người đó không
còn nữa, chỉ Đạo hiện hữu. Nhưng chỉ dẫn sẽ là gì? Làm sao chúng ta nhận ra rằng
người đó sở hữu Đạo? Ông ấy cho một biểu tượng đẹp để nhận ra con người của Đạo.
Cát Hồng nói:
Chỉ khi người đó có
thể chuyển hoá mọi vật sống thì người đó mới có thể thực sự được gọi là người sở
hữu Đạo.
Việc dịch lại có chút
ít sai. Cát Hồng phải đã ngụ ý mọi hiện hữu sống, không phải mọi vật sống. Vật
không sống, đó là lí do tại sao chúng được gọi là vật. Hiện hữu sống... Nhưng tại
sao gọi là hiện hữu sống? - vì hiện hữu sống là bản chất. Nhưng vật là phức tạp:
mọi hiện hữu sống không sống mà cũng không là hiện hữu. Nhiều người hiện hữu sống
là chết - dường như sống, chỉ dường như thôi, không thực sự sống.
Bà Carrot bị tai nạn
xe hơi rất trầm trọng và được đưa vào bệnh viện.
Ông chồng lo âu của
bà ấy, ông Carrot, hỏi bác sĩ số phận bà ấy sẽ thế nào.
Bác sĩ nói cho yên
lòng, "Đừng lo nghĩ, bà ấy sẽ sống, nhưng bà ấy có lẽ sẽ sống thực vật cho
phần còn lại đời bà ấy!"
Nhiều người chỉ sống
thực vật... và bạn biết ba người ở đây: Chuối, Khoai tây, Cà chua! Những người
này không thể được gọi là sống. Và cho dù mọi người sống, họ không hiện hữu. Hiện
hữu có chỉ khi bạn đã đạt tới việc hiển lộ của tâm thức của bạn. Hiện hữu nghĩa
là khi việc trở thành được kết thúc, khi việc trở thành không còn được cần tới
nữa, khi bạn đã về tới nhà.
Con người của Đạo là
người có cái chạm làm biến đổi mọi người trong việc sống, thứ nhất, và thế rồi
vào trong hiện hữu. Đó là phép màu của thầy: Nếu bạn cho phép thầy chạm vào bạn,
nếu bạn trở thành sẵn có cho thầy, thầy có thể khuấy động cuộc sống trong bạn
và, chung cuộc, thầy có thể làm cho bạn nhận biết về bản thể riêng của bạn.
Bằng chứng duy nhất của
ai đó là con người của Đạo là ở chỗ ở gần người đó, mọi người bắt đầu sống trên
bình diện khác toàn bộ, trở nên ngày một sinh động hơn, bắt đầu đạt tới sự kết
tinh nào đó của bản thể. Con người của Đạo là người có thể truyền đạt Đạo của
mình cho người khác, người có thể vận hành như tác nhân xúc tác, rằng nếu bạn
rơi vào hoà hợp với thầy bạn đi qua biến đổi, chuyển hoá.
Người mà có khả năng
hiểu điều này có thể dẫn người khác tới Đạo thiêng liêng.
Người hiểu giả kim
thuật của cách biến đổi người chết thành người sống và cách giúp việc trở thành
thành việc hiện hữu, người biết nghệ thuật giả kim thuật này, có thể đưa mọi
người tới Đạo thiêng liêng.
Từ "thiêng
liêng" được dùng chỉ trong lời kinh cuối. Điều này rất có ý nghĩa bởi vì
khi bạn dùng từ "Đạo thiêng liêng" nó trở thành đồng nghĩa với Thượng
đế. Nhưng ông ấy đã không nhắc tới nó trước bởi vì nhắc tới nó trước sẽ làm cho
bạn thành người tôn thờ. Và mọi người tôn thờ đã đi sai: họ đã trở thành người
Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo. Họ không được chuyển hoá. Do đó
ông ấy đã giữ từ đẹp "thiêng liêng" này tới chính tận cùng; đây là lời
cuối của ông ấy: "Đạo thiêng liêng". Điều này có thể được nói chỉ khi
bạn đã hiểu mọi lời kinh; bây giờ bạn sẽ không trở thành người tôn thờ.
Tôn thờ sẽ không ích
gì, cầu nguyện sẽ không ích gì - chỉ thiền, chỉ hiểu biết, chỉ nhận biết. Và gọi
Đạo thiêng liêng nghĩa là mọi thứ đều thiêng liêng, bởi vì Đạo rót đầy mọi thứ.
Toàn thể sự tồn tại là biểu lộ của Đạo. Không có Thượng đế khác hơn vũ trụ này.
Không có Thượng đế khác hơn chính cuộc sống này. Không có Thượng đế khác hơn
khoảnh khắc này, bây giờ này, ở đây này.
Xem Tiếp Chương 8 – Quay Về Mục Lục Tập 2
0 Đánh giá