Chương 9. Đạo Chăm Nom

Chương 9. Đạo Chăm Nom

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo – Cổng Vàng – Osho

(Tập 1)

Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng

Chương 9. Đạo Chăm Nom









Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 1)' ê


Thầy tôn kính nói:

Khi người ta đạt tới quyền năng để siêu việt lên cái thay đổi, trú ngụ trong thuần khiết và tĩnh lặng, đất và trời thống nhất trong người đó.

Linh hồn của con người yêu thuần khiết, nhưng tâm trí của người đó thường nổi dậy. Tâm trí của con người tĩnh lặng, nhưng ham muốn của người đó lôi người đó vào hoạt động. Khi một người thường xuyên có khả năng cai quản ham muốn của mình, tâm trí người đó trở nên tĩnh lặng tự phát. Khi tâm trí không bị che mờ, linh hồn được thấy là thuần khiết. Thế thì, với sự chắc chắn sáu ham muốn này sẽ không được sinh ra và ba chất độc sẽ bị khử bỏ và tan biến.

Lí do con người không có khả năng đạt tới điều này là vì tâm trí của họ không rõ ràng và ham muốn của họ là không bị kiềm chế.

Người có sức mạnh siêu việt lên trên ham muốn của mình, nhìn vào bên trong và suy tư về tâm trí, nhận ra rằng trong tâm trí mình, tâm trí không có; nhìn ra bên ngoài và suy tư về hình tướng, người đó nhận ra rằng trong hình tướng, hình tướng là không có; nhìn vào mọi thứ vẫn còn xa hơn và suy tư về vật chất, người đó nhận ra rằng trong vật chất, vật chất không có.

Đạo tin vào tự phát - không tin vào đức hạnh, không tin vào việc tạo ra tính cách, thậm chí không tin vào lương tâm, chúng tất cả đều là nỗ lực bản ngã, và bản ngã là chống lại Đạo. Đạo là trạng thái của buông bỏ: ở trong hoà điệu với sự tồn tại toàn bộ tới mức không có tách biệt chút nào. Bạn thậm chí không phải là một phần, bạn là cái toàn thể. Bạn không phải là sóng mà là bản thân đại dương. Do đó không có vấn đề về làm. Đạo ngụ ý hiện hữu.

Tất cả những cái gọi là tôn giáo đều nhấn mạnh vào làm. Họ tin vào lời răn: "Làm cái này, không làm cái kia." Họ có nhiều cái phải và cái không phải. Kinh sách Phật giáo có ba mươi ba nghìn qui tắc cho sư; ngay cả nhớ chúng cũng là không thể được. Mọi người thậm chí quên mất Mười lời răn là gì - làm sao họ có thể nhớ được ba mươi ba nghìn qui tắc? Cả đời họ sẽ bị phía hoài chỉ trong việc nhớ chúng. Khi nào họ sẽ rèn luyện theo các qui tắc này? Sẽ mất cả triệu kiếp.

Có thể bởi vì ý tưởng này mà nhiều nhiều kiếp sống trở thành có ý nghĩa thế ở phương Đông, bởi vì thời gian được cần để rèn luyện. Một kiếp là không đủ - ngay cả nghìn kiếp cũng sẽ không đủ - bạn cần hàng triệu kiếp để rèn luyện mọi điều này. Thực ra, toàn thể cách tiếp cận này giúp cho bạn cứ trì hoãn. Ngày mai trở thành ngày càng lớn hơn, gần như vô hạn, và hôm nay nhỏ tới mức bạn có thể tự lừa mình, bạn có thể tự nhủ mình, "Cứ để mình vẫn còn là bất kì cái gì mình đang là hôm nay đi; ngày mai mình sẽ thay đổi. Và hôm nay, bất kì cách nào, là nhỏ thế, chẳng cái gì mấy là có thể. Mình sẽ bắt đầu ngày mai." Tất nhiên ngày mai chẳng bao giờ tới; nó có đó chỉ trong tưởng tượng.

Đạo tin vào khoảnh khắc này; Đạo không có ý tưởng về tương lai. Nếu bạn có thể sống khoảnh khắc này trong thuần khiết, trong im lặng, trong tự phát, thế thì cuộc sống của bạn được biến đổi. Không phải là bạn biến đổi nó: Đạo biến đổi nó, cái toàn thể biến đổi nó. Bạn đơn giản cho phép sông đưa bạn ra đại dương; bạn không cần xô đẩy sông.

Nhưng khi chân lí lớn thế được đưa vào trong ngôn ngữ, khó khăn nảy sinh bởi vì ngôn ngữ của chúng ta do chúng ta làm ra. Nó không được làm ra bởi những người như Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Cát Hồng, nó được làm ra bởi những phàn nhân mà thế gian có đầy. Hiển nhiên, ngôn ngữ là phát minh của họ và nó mang nghĩa của họ, thái độ của họ hướng tới cuộc sống. Cho nên bất kì điều gì bạn nói cũng đều sẽ đi tới chỗ nào đó không thích hợp - không chỉ không thích hợp mà sâu bên dưới cũng sai.

Điều này phải được ghi nhớ, và thậm chí nhiều điều như vậy về những lời kinh này nữa bởi vì kinh này đã được viết nguyên gốc trong tiếng Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ khác toàn bộ với các ngôn ngữ khác, nó là ngôn ngữ khó nhất trên thế giới bởi lẽ đơn giản là nó không có bảng chữ cái, nó là ngôn ngữ hình ảnh. Ngôn ngữ hình ảnh là ngôn ngữ cổ đại nhất; chúng phải đã tới từ chính bình minh của tâm thức con người, bởi vì khi con người còn là trẻ con, người đó nghĩ theo hình ảnh, người đó không thể nghĩ bằng lời được, cho nên ngôn ngữ của người đó là hình ảnh. Đó là lí do tại sao sách của trẻ con có nhiều hình ảnh mầu; chữ không mấy nhưng tranh ảnh là nhiều. Trẻ con không quan tâm tới chữ, nó quan tâm tới hình ảnh. Nhìn vào ảnh quả xoài, quả xoài chín rục, nó có thể quan tâm để biết cái này được gọi là gì, làm sao viết chữ ấy ra, và nó có thể đọc chữ - chỉ vài từ về xoài. Dần dần dần dần xoài biến mất, nhường chỗ cho ngôn ngữ. Trong đại học sách ảnh biến mất hoàn toàn. Sách càng nhiều học vấn, càng ít khả năng của hình ảnh; mọi thứ đều là ngôn ngữ. Trong giấc ngủ của mình bạn vẫn mơ không theo cách ngôn ngữ mà theo cách hình ảnh vì trong giấc ngủ bạn lại trở thành đứa trẻ.

Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mơ - và chúng ta biết khó khăn với mơ. Bạn đã mơ cái gì đó, nhưng đến sáng bạn không thể hình dung ra được nó nghĩa là gì. Bạn sẽ cần một chuyên gia để diễn giải nó, và ngay cả chuyên gia cũng sẽ không đồng ý. Người theo Freud sẽ nói điều này, người theo Jung sẽ nói cái gì đó khác, người theo Adler có thể nói chính cái đối lập. Và bây giờ có nhiều xu hướng mới, trường phái mới của phân tâm, và tất cả họ đều có cách diễn giải của họ. Và bất kì ai bạn đọc đều sẽ có vẻ hợp thức, hợp lí, bởi vì họ có thể cung cấp những luận giải lớn lao. Giấc mơ là của bạn, nhưng bạn không biết nó ngụ ý gì bởi vì mơ có thể ngụ ý nhiều điều; mơ là đa chiều.

Và đó là khó khăn với tiếng Trung Quốc: nó là ngôn ngữ mơ, ngôn ngữ hình ảnh - từng bức tranh có thể ngụ ý nhiều điều. Do đó có việc dịch kinh sách Trung Quốc, nhiều bản dịch, và không có hai bản dịch nào đã bao giờ khớp nhau, bởi vì hình ảnh có thể được diễn giải theo nhiều cách như có nhiều người diễn giải nó. Tiếng Trung Quốc chỉ là kí hiệu; nó chỉ dẫn. Nó rất thơ ca, nó không giống số học.

Nếu bạn nhớ điều này, chỉ thế thì bạn sẽ không rơi vào trong cái bẫy trong đó hầu hết các học giả đã rơi vào.

Những kinh này đã không được viết ra trong ngôn ngữ có bảng chữ cho nên bất kì cái gì được nói trong những kinh này đều là diễn giải. Và bản thân tôi không đồng ý với nhiều chỗ; nếu mà tôi dịch nó, chắc là bản dịch khác toàn bộ. Tôi sẽ nói cho bạn chỗ tôi khác và tại sao.

Thầy tôn kính nói:

Khi người ta đạt tới quyền năng để siêu việt lên cái thay đổi, trú ngụ trong thuần khiết và tĩnh lặng, đất và trời thống nhất trong người đó.

Điều thứ nhất tuyệt đối sai là ý tưởng về đạt tới. Đạo không tin rằng bạn phải đạt tới cái gì hay rằng bạn có thể đạt tới cái gì. Bạn đã là cái bạn có thể là: không cái gì hơn có thể được đạt tới. Chính ý tưởng về đạt tới, của đạt tới là xa lạ với cách tiếp cận của Đạo. Không có gì để đạt tới, không có gì để thành đạt. Ý tưởng về đạt tới và thành đạt bắt rễ trong bản ngã của chúng ta. Bản ngã bao giờ cũng tham vọng; nó không thể khác được. Hoặc nó phải đạt tới những điều trần tục hoặc nó phải đạt tới quyền năng thế giới khác, siddhis, nhưng cái gì đó phải được đạt tới. Bản ngã sống bằng việc đạt tới.

Và Đạo nói bản ngã phải bị tan biến, bạn không thể được phép tham vọng - tham vọng là đi ngược lại Đạo.

Đạo dạy vô tham vọng. Bạn chỉ là bản thân bạn như bạn vậy. Bạn đã hoàn hảo rồi; bạn chưa bao giờ rời khỏi hoàn hảo của bạn trong một khoảnh khắc. Bạn đã trong Đạo; chỉ mỗi việc bạn đã bắt đầu mơ rằng bạn đã đánh mất nó, rằng bạn đã đi xa xôi.

Điều đó cũng giống như trong giấc ngủ của bạn, bạn vẫn còn trong phòng, trong giường bạn, nhưng bạn có thể mơ về cung điện xa xăm. Bạn có thể tới thăm mặt trăng và sao Hoả, bạn có thể đi tới các vì sao, nhưng đến sáng bạn sẽ thấy bạn đã không rời khỏi giường, thậm chí không rời một khoảnh khắc.

Khi người ta trở nên có ý thức người ta trở nên nhận biết về toàn thể điều nực cười của mọi thành đạt và thất bại. Chính ý tưởng thành đạt đem tới thất bại, thất vọng trong việc thức dậy của nó. Nếu bạn thành công nó đem tới bản ngã. Bản ngã là khổ bởi vì bạn càng có nhiều bản ngã bạn nghĩ rằng bạn là tách rời khỏi cái toàn thể, rằng bạn đã trở thành ai đó đặc biệt, duy nhất, cao siêu, cao hơn, linh thiêng hơn, rằng bạn không thuộc vào thế giới bình thường, rằng bạn là thánh nhân, mahatma. Nếu bạn thất bại, thế thì có thất vọng; điều đó đem tới đau đớn, điều đó đem tới phiền não. Bất kì cái gì xảy ra, thành công hay thất bại, bạn sẽ khổ. Bản ngã đem tới khổ; dù nó thành công hay thất bại cũng không tạo ra khác biệt. Do đó với cách tiếp cận của Đạo ý tưởng này về thành đạt là sai toàn bộ - nhớ điều đó.

Người dịch nói:

Khi người ta đạt tới quyền năng...

Lại từ "quyền năng" là không đúng vì Đạo không tin vào quyền năng. Thực sự, nó tin vào vô quyền năng, bởi vì khi bạn có quyền năng bạn tranh đấu chống lại cái toàn thể. Adolf Hitler có quyền năng, Alexander the Great có quyền năng, Ivan Khủng khiếp có quyền năng; Genghis Khan, Tamburlaine, đây là những người quyền năng, nhưng họ tranh đấu chống lại tự nhiên, tự phát.

Jesus là không có quyền năng. Khi Jesus bị đóng đinh các đệ tử của ông ấy đã chờ đợi: "Bây giờ là lúc ông ấy sẽ biểu lộ quyền năng của ông ấy." Kẻ thù chờ đợi, bạn bè chờ đợi cùng điều: "Bây giờ ông ấy sẽ biểu lộ quyền năng huyền bí của ông ấy, bây giờ ông ấy sẽ chứng tỏ rằng ông ấy là đứa con duy nhất của Thượng đế." Ông ấy đã không chứng minh cái gì cả, ông ấy đơn giản chết. Ông ấy chết như bất kì người hữu tử nào - ông ấy chết như hai kẻ trộm cũng bị đóng đinh cùng ông ấy. Ông ấy ở giữa; ở mỗi bên của ông ấy đều có một kẻ trộm. Kẻ thù thất vọng, bạn bè thất vọng thậm chí hơn. Cái gì đã xảy ra? Quyền năng của ông ấy đã đi đâu rồi? Và ông ấy bao giờ cũng nói về là con của Thượng đế... Nhưng là con của Thượng đế đơn giản có nghĩa là hoàn toàn vô quyền năng.

Làm sao chúng ta cứ hiểu lầm những người như Jesus, Lão Tử, Cát Hồng! Hiểu lầm của chúng ta gần như là vô hạn. Ông ấy đã buông xuôi theo Thượng đế. Vâng, trong một khoảnh khắc bản thân ông ấy đã trở nên nhận biết về mọi mong đợi. Gần một trăm nghìn người đã tụ tập để xem; bạn bè rất ít. Ông ấy phải đã thấy mong đợi trong mắt mọi người - họ đang mong đợi phép màu. Những điều vĩ đại sắp xảy ra - cái gì đó chỉ xảy ra một lần trong hàng nghìn năm. Trong một khoảng khắc ông ấy có thể đã bị ấn tượng, bị thôi miên bởi nhiều chú ý thế, bởi nhiều mong đợi thế. Toàn thể bầu không khí phải đã được tích đầy chỉ với một ham muốn: xem quyền năng của ông ấy.

Và ông ấy đã hỏi Thượng đế, "Ngài đã bỏ rơi con sao?" Nhưng thế rồi ngay lập tức ông ấy hiểu ra - ông ấy là con người của thông minh, cực kì thông minh. Ngay lập tức ông ấy đã hiểu rằng bất kì cái gì ông ấy đã nói đều sai. Làm sao Thượng đế có thể bỏ rơi ông ấy được? Chính ý tưởng rằng Thượng đế có thể bỏ rơi ông ấy là tiêu cực, là xấu; nó không phải là tin cậy.

Nếu Thượng đế biểu lộ phép màu, thế thì điều đó rất dễ dàng tin cậy. Nếu ngài chứng minh quyền năng của bạn thế thì rất dễ tin cậy; bất kì ai cũng sẽ có khả năng tin cậy. Không cần thông minh nào để tin cậy, không hiểu biết đặc biệt nào được cần để tin cậy; bất kì kẻ ngu nào cũng sẽ tin cậy.

Nhưng không cái gì xảy ra và khoảnh khắc cuối cùng đã tới. Jesus lập tức hiểu ra vấn đề - đây là lúc để hiểu. Ông ấy buông xuôi. Ông ấy nói: Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực hiện. Đừng nghe con, ngài đơn giản cứ làm bất kì điều gì ngài muốn làm. Con là ai mà gợi ý? Con không còn nữa, con ở trong tay ngài."

Đây là vô quyền năng thực sự. Đây là Đạo. Cát Hồng chắc đã hiểu điều đó; người Do Thái có thể không hiểu nó. Và toàn thể đám tụ tập đều là người Do Thái, bạn hay thù. Và họ bao giờ cũng tin vào thành đạt, vào quyền năng, vào tham vọng - mọi nhà tiên tri của họ đều đã từng làm các phép màu. Nếu họ giận Jesus lí do là ở chỗ ông ấy đã không đi tới dấu hiệu: ông ấy đã không tự chứng minh bản thân ông ấy thực sự là nhà tiên tri, bởi vì các nhà tiên tri cổ đại đã làm nhiều phép màu thế.

Và cảm giác của tôi là ở chỗ ông ấy chưa bao giờ làm phép màu nào cả. Nếu ông ấy đã làm phép màu nào, mọi người Do Thái chắc đã được cải tâm; họ chắc đã không đóng đinh ông ấy. Đó là đủ bằng chứng rằng ông ấy chưa bao giờ làm bất kì phép màu nào. Và tất cả các phép màu đã được người Ki tô giáo đề xuất đều là bịa đặt. Những người Ki tô giáo này cũng có cùng tâm trí, cùng ham muốn, cùng tham vọng: "Làm sao Chúa của chúng ta có thể không có phép màu được? Nếu các nhà tiên tri thường đã làm nhiều điều thế, làm sao Chúa của chúng ta có thể không có phép màu được?" Cho nên họ đã bịa ra thậm chí các phép màu còn hay hơn, phép màu vĩ đại hơn phép màu của mọi nhà tiên tri kia.

Nhưng cảm giác của tôi là ở chỗ Jesus là con người của Đạo. Ông ấy thực sự là người có thể được gọi là tôn giáo.

Tôi đã nghe một chuyện hay. Nó không được ghi lại ở đâu cả. Nó phải đã truyền từ thầy này sang thầy khác, chỉ bằng việc truyền khẩu: rằng Moses, Abraham, Ezekiel, ba nhà tiên tri cổ đại, đã ngồi dưới một cái cây trên trời nói chuyện về những điều lớn lao, nói về Cựu Ước. Thế rồi đột nhiên Abraham nói, "Chúng ta biết mọi điều về Cựu Ước. Giá mà Jesus có ở đây ông ấy chắc đã kể cho chúng ta cái gì đó về Tân Ước."

Moses cười và ông ấy gọi một cậu bé đang ngồi ngay bên cạnh cây và nói, "Jesus, đi và đem lại đây ba cốc cà phê cho chúng ta."

Abraham choáng. Đây là Jesus sao? Và Jesus đi đem ba cốc cà phê tới cho ba nhà tiên tri già.

Nhưng tôi thích chuyện này. Chỉ Jesus mới có thể làm được điều đó - vô quyền năng hoàn toàn thế. Vô quyền năng của ông ấy là phép màu của ông ấy: ông ấy đã triệt tiêu bản thân mình một cách toàn bộ. Họ thậm chí không nhận biết tới sự hiện diện của ông ấy, rằng ông ấy ngồi ngay bên cạnh cây. Ông ấy đã không nói lấy một lời: rằng "Tôi là Jesus Christ, đứa con duy nhất của Thượng đế đây. Và các ông đang nói gì vậy? Tôi sẽ đi và mang ba cốc cà phê cho các ông sao? Các ông tự mà đi lấy đi! Đây có phải là cách nói với đứa con của Thượng đế không?" Nhưng ông ấy đơn giản đi.

Chỉ Jesus mới có thể làm điều đó, hay Lão Tử hay Cát Hồng hay Bồ đề đạt ma hay Basho. Đây là những người đã vứt bỏ toàn thể trò quyền năng, toàn thể con số.

Cát Hồng không thể ngụ ý điều bản dịch sẽ tạo ra trong tâm trí bạn. Nó nói:

Khi người ta đạt tới quyền năng để siêu việt lên cái thay đổi,...

Không. Nếu tôi mà dịch nó... Tôi không biết tiếng Trung Quốc chút nào, nhưng ai bận tâm? Tôi có thể vẫn dịch, không biết một từ tiếng Trung Quốc, bởi vì tôi biết linh hồn của Đạo; đó là kinh nghiệm của tôi. Nếu tôi mà dịch nó, tôi sẽ nói:

Khi người ta buông xuôi theo quyền năng của Đạo, người đó siêu việt lên trên cái thay đổi.

Khi người ta trở nên hoàn toàn vô quyền năng như một thực thể tách rời, thế thì người đó siêu việt lên trên cái thay đổi. Thế thì người đó cư ngụ trong thuần khiết và tĩnh lặng. Thế thì thuần khiết tới với người đó không phải là cái gì đó được trau dồi từ bên ngoài.

Nó không phải là cái gì đó bạn phải duy trì liên tục, cái bạn phải canh chừng bởi vì bằng không bạn sẽ mất nó... Các thánh nhân của bạn liên tục phải canh chừng. Họ biết hoàn toàn rõ rằng cho dù họ được thảnh thơi một khoảnh khắc họ sẽ mất mọi sự thuần khiết của họ. Họ không cư ngụ trong nó, nó không là tự nhiên cho họ, nó là cái gì đó nhân tạo, tuỳ tiện; họ đã áp đặt nó lên bản thân họ.

Bạn không cần thở, bạn không cần nhớ thở; bằng không bạn chắc đã chết từ lâu trước bây giờ, bởi vì bất kì lúc nào bạn quên thở - một người đàn bà đẹp đi qua và bạn quên thở - và được kết thúc! Có dấu chấm hết. Thế thì bạn không thể thở lại được. Nhưng việc thở tiếp tục ngay cả khi bạn ngủ - không chỉ khi bạn đã ngủ say, cho dù bạn trong cơn mê việc thở vẫn tiếp tục; nó không phụ thuộc vào bạn.

Có lần tôi đi tới gặp một người đàn bà... Chồng cô ấy quí tôi lắm. Anh ta kêu và khóc và anh ta nói, "Đây là ước ao cuối cùng của vợ tôi, rằng cô ấy muốn gặp tôi. Nhưng trong chín tháng cô ấy đã ở trong cơn mê và bác sĩ nói không có khả năng nào cô ấy sẽ trở nên có ý thức. Nhưng xin thầy tới cùng tôi chỉ để hoàn thành ham muốn cuối cùng của cô ấy. Đó là ham muốn cuối cùng của cô ấy trước khi cô ấy trở nên vô ý thức."

Cho nên tôi tới thăm người đàn bà này. Trong chín tháng cô ấy đã trong cơn mê, nhưng cô ấy vẫn thở hoàn hảo. Ở trong cơn mê nghĩa là gần như chết. Và cô ấy đã chết sau ba tháng; sau khi vẫn còn sống một năm trong cơn mê cô ấy chết. Nhưng trong một năm cô ấy tiếp tục thở; việc thở của cô ấy là hoàn hảo, không có rối loạn trong nó.


Đạo chăm nom việc thở cho bạn; điều đó là tự nhiên. Máu bạn tuần hoàn liên tục, hết ngày nọ tới ngày kia, năm nọ tới năm kia. Trong hàng thế kỉ con người thường nghĩ rằng không có tuần hoàn máu trong thân thể; máu đơn giản rót đầy thân thể như nước rót đầy bình. Chính từ ba trăm năm trước người ta mới phát hiện ra rằng máu không chỉ rót đầy thân thể; nó liên tục tuần hoàn, nó cứ tuần hoàn với tốc độ rất lớn. Điều đó giữ cho thế giới bên trong của bạn sống động, năng động. Ai đang tuần hoàn máu của bạn? - chắc chắn không phải là bạn, bằng không bạn có thể quên mất điều đó. Ai tiêu hoá thức ăn của bạn? – chắc chắn không phải bạn. Thực ra, nếu bạn trở nên rất có ý thức về tiêu hoá bạn sẽ làm rối loạn dạ dầy của bạn.





Thử một thực nghiệm đơn giản trong hai mươi tư giờ: khi bạn ăn chỉ trở nên ý thức rằng thức ăn đang đi vào trong dạ dầy; bây giờ bạn phải tiêu hoá nó. Và các rắc rối sẽ bắt đầu: bạn sẽ cảm thấy nặng và bạn sẽ không biết phải làm gì, làm sao tiêu hoá nó. Vẫn còn ý thức rằng thức ăn ở trong dạ dầy và nó phải được tiêu hoá, và bạn gần như không có khả năng làm bất kì cái gì. Làm vài bài tập yoga, đứng lộn ngược đầu, đi lùi, nhảy, và trong vòng hai mươi bốn giờ bạn sẽ có dạ dầy tồi tệ; bạn sẽ làm rối loạn toàn thể quá trình này. Nó không cần bạn chút nào. Một khi thức ăn đã đi xuống dưới cổ, bạn không cần bận tâm về nó; Đạo chăm nom về nó.

Mọi điều là bản chất đều là tự nhiên, và sống cuộc sống của bạn theo cách tự nhiên là giáo huấn duy nhất của Đạo. Nó dạy bạn vô quyền năng, nhưng có quyền năng lớn trong vô quyền năng - quyền năng của Thượng đế, quyền năng của cái toàn thể, không phải quyền năng của bạn, không phải quyền năng của tôi, không phải quyền năng của bất kì ai.

Thế thì nảy sinh thuần khiết trong bạn. Bạn không phải là tác giả của nó, bạn không là kiến trúc sư của nó; bạn đơn giản là nhân chứng, người quan sát. Và có nảy sinh tĩnh lặng vô cùng, không phải là cái gì đó bị ép buộc từ bên ngoài. Đó là điều cái gọi là người tôn giáo của bạn đang làm trên khắp thế giới: họ đang áp đặt sự thuần khiết. Và bất kì khi nào bạn áp đặt sự thuần khiết lên bản thân mình, bất kì khi nào nó trở thành hiện tượng được trau dồi, nó là kìm nén và không gì khác. Và kìm nén chỉ tạo ra cái xấu; nó tạo ra chia chẻ trong bạn, nó làm cho bạn thành tâm thần phân liệt.

Một tu sĩ mời một tu sĩ khác tới ăn trưa tại nhà mình. Đến cuối bữa, vị khách đã ngà ngà say để ý tới cô hầu xinh đẹp làm sao.

Ông ta quay sang ông bạn đồng nghiệp và nói, "Ông là bạn cũ, ông có thể nói cho tôi - ông có ngủ cùng cô gái đó không?"

Chủ rất giận. "Làm sao ông dám nói điều như thế này ở nhà tôi?" ông ta kêu lên. "Mời ông đi ngay lập tức!"

Sau khi ông bạn đã đi rồi, tu sĩ để ý rằng một chiếc thìa bạc đẹp đã biến mất, thế là sáng hôm sau ông ta gửi một bức thư ngắn nói, "Bạn thánh thiện thân mến của tôi, tôi không nói rằng ông là kẻ trộm, nhưng nếu ông thấy chiếc thìa bạc của tôi, làm ơn gửi trả nó lại!"

Câu trả lời tới nhanh chóng:

"Bạn thánh thiện thân mến của tôi, tôi không nói rằng ông là kẻ dối trá, nhưng nếu ông đã ngủ trong giường riêng của ông đêm qua, ông chắc đã tìm thấy chiếc thìa bạc của ông rồi!"

Mọi thuần khiết được trau dồi đều tạo ra đạo đức giả, nó tạo ra nhị nguyên trong bạn. Nó nhất định tạo ra điều đó vì bạn đã không hiểu; bạn đã đơn giản phủ nhận cái gì đó. Nó đã không biến mất; nó có đó chờ đợi báo thù. Và nó sẽ tìm cách riêng của nó - nó sẽ tới từ cửa sau. Nếu bạn không cho phép nó tới từ cửa trước nó sẽ tới từ cửa sau.

Đạo không tin vào bất kì tính cách được trau dồi nào; nó tin vào sự thuần khiết tự nhiên, trong tĩnh lặng tự nhiên. Bạn phải đã quan sát nếu bạn thử trở nên im lặng thế thì từng và mọi thứ đều trở thành rối loạn, sao lãng làm sao. Chỉ một con chó sủa, kẻ chẳng nhận biết chút nào rằng bạn đang cố gắng thiền, kẻ chẳng có gì chống lại thiền, kẻ không phải là kẻ thù cũ, kẻ không lấy báo thù gì với bạn về nghiệp quá khứ nào đó... Nó đang tận hưởng việc sủa của nó; đó là thiền của nó. Có thể nó đang làm Thiền Động đấy! Nó dường như hiện đại hơn và cập nhật hơn bạn - bạn đang làm vipassana và nó làm Thiền Động! Nhưng bạn sẽ bị rối loạn. Nó không bị rối loạn bởi vipassana của bạn và bạn bị rối loạn bởi Thiền Động của nó bởi lẽ đơn giản là bạn đang áp đặt cái gì đó; điều đó không tự nhiên. Đó chỉ là một tầng rất mỏng của tĩnh lặng mà bằng cách nào đó bạn đã sơn vẽ lên bản thân bạn. Sâu bên dưới cả nghìn lẻ một con chó đang sủa, và chúng lập tức hiểu con chó này sủa và chúng bắt đầu cảm thấy thôi thúc lớn để sủa. Sao lãng tới từ những con chó bên trong của bạn, nó không tới từ con chó bên ngoài; chó bên ngoài không chịu trách nhiệm chút nào. Nếu im lặng của bạn là tự nhiên, việc sủa của chó sẽ không là sự sao lãng; nó thậm chí có thể tôn cao thêm tĩnh lặng của bạn, nó có thể trở thành bối cảnh cho tĩnh lặng của bạn. Đó là cách nó xảy ra.

Khi trong đêm bạn nhìn sao, sao đẹp, bạn có bao giờ nghĩ điều gì xảy ra cho những ngôi sao đó trong ngày không? Chúng không đi xa - chúng có thể đi đâu được? Chúng ở đây, nhưng bởi vì bối cảnh không còn đó, bóng tối không còn đó, bạn không thế thấy được chúng. Trong đêm bóng tối vận hành như bối cảnh: đêm càng tối, sao càng sáng. Chúng không sáng thế vào đêm trăng tròn, nhưng khi không có trăng chút nào sao thực sự đẹp.

Cùng điều đó là đúng về im lặng thực: mọi thứ bình thường tỏ ra là sao lãng lại trở thành bối cảnh. Chó sủa, tiếng ồn giao thông, ai đó la hét, trẻ con khóc, chạy, vợ nấu ăn trong bếp - mọi thứ trở thành bối cảnh và mọi thứ làm sâu sắc hơn im lặng của bạn vì bạn không tập trung, bạn không áp đặt cái gì; bạn đơn giản thảnh thơi. Mọi sự cứ xảy ra, bạn vẫn còn không bị động chạm; bạn vẫn còn tuyệt đối được định tâm, và định tâm một cách vô nỗ lực.

Việc này phải được nhớ: Đạo dạy bạn tự nhiên vô nỗ lực; nó không tin vào nỗ lực như Yoga tin. Yoga và Đạo là đối lập toàn bộ với nhau. Đó là lí do tại sao Yoga có thể không xuyên thấu vào Trung Quốc được. Phật đã gây ấn tượng cho Trung Quốc bởi lẽ đơn giản là ông ấy cũng nói rằng bạn phải tự nhiên, rằng thiền của bạn nên là vô nỗ lực, rằng nó phải không bị áp đặt từ bên ngoài, rằng nó phải nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nó không nên là hoa nhựa, nó nên là hoa thực.

Khi người ta đạt tới quyền năng để siêu việt lên cái thay đổi, trú ngụ trong thuần khiết và tĩnh lặng, đất và trời thống nhất trong người đó.

Đó là điều tôi gọi là gặp gỡ của Đông và Tây, gặp gỡ của duy vật và duy linh. Đó là ý tưởng của tôi về Phật Zorba: đất và trời thống nhất trong người đó.

Đạo không phải là thế giới khác như Jaina giáo; nó không phải là thế giới này như Charvakas. Nó tin vào thống nhất của sự tồn tại; nó không phân chia sự tồn tại theo bất kì cách nào. Toàn thể cái nhìn của nó là cái nhìn về sự thống nhất toàn bộ, thống nhất hữu cơ.

Trời và đất là một; trong bạn chúng đã gặp gỡ. Thân thể bạn là một phần của đất, linh hồn bạn là một phần của trời. Gặp gỡ đã xảy ra - bạn không nhận biết về nó. Nếu bạn thản thơi bạn sẽ trở nên nhận biết về nó, và cuộc gặp gỡ này là cực kì đẹp. Một mình đất là chết. Đó là lí do tại sao triết lí duy vật về cuộc sống sớm hay muộn đều đi tới nhận ra rằng cuộc sống là vô nghĩa.

Đó là điều đã xảy ra ở phương Tây. Mọi nhà tư tưởng lớn của thế kỉ này ở phương Tây đều bị ám ảnh chỉ với một vấn đề: ý nghĩa của cuộc sống. Và tất cả họ đều đồng ý ở một điểm: rằng cuộc sống là vô nghĩa.

Trong tiểu thuyết nổi tiếng của Dostoevsky, một trong những tiểu thuyết quan trọng nhất đã từng được viết ra... Nếu tôi được yêu cầu nêu tên của mười tiểu thuyết hay nhất thế giới, thế thì cuốn này sẽ là một trong mười cuốn đó - không chỉ một trong chúng mà là thứ nhất trong mười cuốn đó: Anh em nhà Karamazov.

Trong Anh em nhà Karamazov một nhân vật nói với Thượng đế, "Ngài ở đâu? Con muốn gặp ngài – không phải là con quan tâm tới việc gặp ngài, không phải là con muốn biết về ngài; con đơn giản muốn trả lại cho ngài chiếc vé mà ngài đã cho con để vào thế giới này. Xin ngài nhận lại nó! Toàn thế giới này tuyệt đối là vô nghĩa."

Marcel nói trong một bài viết của ông ấy rằng tự tử dường như là vấn đề siêu hình quan trọng nhất. Nếu cuộc sống là vô nghĩa thế thì tất nhiên tự tử dường như là vấn đề siêu hình quan trọng nhất. Tại sao cứ sống? Trong quá khứ mọi người thường nghĩ rằng chỉ kẻ hèn mới tự tử; bây giờ con lắc dường như đã chuyển sang cực đoan kia. Người duy vật đang cảm thấy vô nghĩa tới mức ý tưởng này đang nảy sinh dần dần và thu lấy lực rằng chỉ người hèn mới cứ sống; chính người bạo dạn mới cố tự tử. Tại sao cứ sống nếu không có nghĩa gì?

Nhưng điều này đã xảy ra bởi vì chỉ đất được chấp nhận, không phải trời, cõi trời. Đất là vô nghĩa, cằn cỗi; không có trời không có linh hồn - bạn chỉ là thân thể, cái xác. Và cái xác có thể có nghĩa nào? Khi linh hồn rời khỏi thân thể, nghĩa đã rời khỏi thân thể. Và nếu bạn không tin vào linh hồn thế thì sớm hay muộn bạn nhất định cảm thấy rằng cuộc sống không có nghĩa. Phương Tây đang cảm thấy cái vô nghĩa lớn lao này.

Và phương Đông tin chỉ vào trời, chỉ vào linh hồn, nhưng cái đó là trừu tượng. Thân thể là cụ thể, linh hồn chỉ là trừu tượng; nó là không thể thấy được. Và khi bạn bắt đầu chạy theo cái không thể thấy được, theo cái vô hình, bạn mất dấu vết của cái cụ thể. Đó là lí do tại sao phương Đông nghèo, đói, ốm, nặng gánh với cả nghìn vấn đề và dường như không có cách nào giải quyết chúng bởi lẽ đơn giản là trong nhiều thế kỉ chúng ta chưa bao giờ bận tâm về đất; mắt chúng ta dán lên trời.

Một chuyện ngụ ngôn Hi Lạp cổ đại kể:

Một nhà chiêm tinh rất nổi tiếng nhìn lên trời trong đêm, quan sát sao, nghiên cứu sao. Ông ta lạc đường, cũng là tự nhiên, vì ông ta không nhìn vào đất nơi ông ta bước đi, và ông ta ngã xuống giếng. Thế rồi ông ta trở nên nhận biết, nhưng thế thì quá trễ rồi. Ông ta bắt đầu kêu lên,"Cứu tôi với!" Ông ta đang ở ngoài làng.

Một bà già sống gần đó bằng cách nào đó xoay xở cứu ông ta. Khi ông ta lên được ông ta bảo người bà ấy, "Bà có thể không biết tôi, bà có thể không nhận ra tôi trong đêm tối này, nhưng tôi phải nói với bà tôi là ai: Tôi là nhà chiêm tinh đặc biệt của nhà vua! Rất khó cho mọi người thậm chí tới chỗ tôi, nhưng bà có thể tới tôi. Tôi sẽ nói cho bà về tương lai của bà."

Bà già cười. Bà ấy nói, "Ông ngốc vừa vừa thôi! Ông thậm chí không biết cái giếng này ở đâu và con đường này ở đâu, và ông sẽ nói cho tôi về tương lai của tôi sao!"

Đó là điều đã xảy ra ở phương Đông: phương Đông đã rơi xuống giếng, mất dấu vết của cái cụ thể, trở nên quá siêu hình.

Đạo dường như là cách nhìn cuộc sống duy nhất mà là toàn bộ. Nó không phủ nhận đất, nó không phủ nhận trời. Nó chấp nhận cả hai, nó chấp nhận sự thống nhất của cả hai. Nó nói: Người đã đi tới biết thuần khiết tự phát và tĩnh lặng, người đã trở nên thảnh thơi với cái toàn thể, với luật của điều tốt thượng - trong người đó trời và đất được hợp nhất.

Đó là quan niệm của tôi về sannyasin nữa. Trong bạn tôi muốn gặp gỡ này xảy ra. Bạn sẽ bị hiểu lầm trên khắp thế giới: ở phương Đông mọi người sẽ nghĩ bạn là người duy vật, ở phương Tây mọi người sẽ nghĩ bạn đã trở thành siêu hình. Điều đó nghĩa là bạn đã phát điên, phát khùng, nghĩa là bạn đang nói điều lố lăng. Họ sẽ nói, "Thôi mọi thứ vô nghĩa này đi! Thực tế vào, thực chứng vào." Bạn sẽ bị hiểu lầm ở mọi nơi bởi vì phương Đông đã tin chỉ một nửa và phương Tây đã tin chỉ một nửa.

Tôi tin vào cái toàn thể. Với tôi tin cậy vào cái toàn thể là cách duy nhất để là linh thiêng, và tin cậy vào cái toàn thể là cách duy nhất để là cái toàn thể. Và khi bạn là toàn thể, cuộc sống là phúc lạc, cuộc sống là phúc lành, cuộc sống là lễ hội.

Linh hồn của con người yêu sự thuần khiết... nhưng ham muốn của người đó lôi người đó vào hoạt động.

Con người có ba tầng; ba tầng đó phải được hiểu. Tầng thứ nhất, cốt lõi sâu nhất, là linh hồn; linh hồn nghĩa là trung tâm của bản thể bạn. Và chu vi bên ngoài nhất bao gồm các ham muốn. Và ở giữa hai điều này là vòng tròn đồng tâm khác, nửa đường từ cả hai, từ bên ngoài và từ bên trong. Nó không bên ngoài không bên trong - đó là tâm trí bạn.

Linh hồn của con người yêu sự thuần khiết...

Với thuần khiết Cát Hồng bao giờ cũng ngụ hồn nhiên, cho nên đừng hiểu lầm nó với bất kì nghĩa đạo đức nào của thuần khiết bởi vì Đạo không tin vào bất kì đạo đức nào hay bất kì vô đạo đức nào: chỉ hồn nhiên. Đó là lí do tại sao đứa trẻ là hồn nhiên, bởi vì khi nó được sinh ra, nó chỉ là trung tâm bản chất; hai vòng tròn kia còn chưa được tụ tập quanh trung tâm. Đó là lí do tại sao mọi đứa trẻ trông đẹp thế. Bạn đã bao giờ bắt gặp đứa trẻ xấu nào chưa? Điều đó là không thể được. Và điều gì xảy ra cho tất cả những đứa trẻ đẹp đó? - bởi vì nếu mọi trẻ con là đẹp thế thì mọi người cũng phải đẹp chứ vì đó là cùng đứa trẻ trở thành người lớn. Nhưng ở đâu đó trên đường tất cả chúng đã biến mất; cái gì đó xấu chen vào. Chúng ta cho chúng những chu vi sai; chúng ta cho chúng tâm trí sai, ham muốn sai. Chúng ta tạo ra lưỡng phân trong bản thể của chúng tới mức chúng trở thành đám đông, không là sự thống nhất. Chúng không còn là người được hợp nhất chúng trở thành phân mảnh. Và thành phân mảnh là xấu bởi vì bạn mất mọi hài hoà, và không có hài hoà không có cái đẹp, không có duyên dáng.

Linh hồn của con người yêu sự thuần khiết...

Nếu bạn đạt tới cốt lõi bên trong nhất của mình, đột nhiên bạn sẽ thấy hồn nhiên nảy sinh trong bạn, hoa hồng của hồn nhiên nở ra.

...nhưng tâm trí của người đó thường nổi dậy.

Nhưng tâm trí không sẵn lòng chỉ là hồn nhiên. Hồn nhiên nói có, đó là tin cậy; tâm trí nói không, đó là hoài nghi. Tâm trí bao giờ cũng sống qua cái không, nó có tính phủ định; linh hồn bao giờ cũng khẳng định. Linh hồn không có ý tưởng về nói không, nó không biết gì về không; và tâm trí không biết gì về có. Nếu tâm trí thỉnh thoảng nói có, nó chỉ nói điều đó một cách không sẵn lòng. Bạn có thể quan sát nó trong bản thân bạn: bất kì khi nào tâm trí bạn nói có, nó đều không sẵn lòng vì nó không thể tìm được cách nào để nói không, đó là lí do tại sao nó nói có. Có là không tự phát cho tâm trí; không là tự phát.

Quan sát chân lí của phát biểu này. Không có lí thuyết, giả thuyết, đây là những sự kiện đơn giản. Bạn có thể chỉ quan sát nó trong bản thân bạn: điều đầu tiên xảy ra cho tâm trí bạn là không; nó lập tức nói không - cho dù không có lí do nào để nói không.

Mới hôm nọ tôi đã nhận được một bức thư từ một sannyasin: "Osho ơi, khi thầy nói về việc quay lại của Prem Chinmaya, việc chết của anh ấy ở trung tâm thứ sáu và rằng anh ấy sẽ phải sống chỉ một kiếp sống nữa, tôi không thể tin được thầy hay tin cậy vào thầy."

Bạn có thể không biết gì về đầu thai; bạn có thể đơn giản nói, "Tôi không biết về nó, cho nên làm sao tôi có thể tin hay không tin được?" Bạn có thể vẫn còn để mở. Nhưng bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội nào của việc nói không. Bây giờ, sannyasin này phải đang chờ đợi cái gì đó để nói không với nó. Bạn có biết chết từ trung tâm thứ sáu có nghĩa gì không? Bạn có ý tưởng nào về tâm lí bên trong của con người không?

Hỏi Puja và Sheela điều gì đã xảy ra khi Chinmaya chết. Họ đã ngạc nhiên - họ không thể tin được vào điều đã xảy ra: toàn thân anh ấy trở nên lạnh, đầu anh ấy trở nên rất nóng. Anh ấy cũng phàn nàn rằng cái gì đó đang xảy ra "... dường như toàn thể năng lượng của tôi đang dồn lên đầu. Thân thể tôi lạnh và êm ả, nhưng đầu tôi cảm thấy dường như nó đang sốt."

Bất kì khi nào linh hồn rời khỏi thân thể, trung tâm trở thành trung tâm ra đi của nó sẽ trở nên nóng - một cách tự nhiên, bởi vì toàn thể năng lượng tập trung tại đó. Năng lượng đang lan toả khắp thân thể tụ tập lại ở một điểm; điểm đó trở nên tuyệt đối sốt.

Bạn không biết gì về sinh lí bên trong. Nếu bạn không biết, tôi không bảo bạn tin vào điều đó - tôi là người cuối cùng bảo bạn tin vào bất kì cái gì - nhưng không cần nói không; bạn có thể đơn giản vẫn còn mở, bạn có thể nói, "Tôi sẽ xem điều gì xảy ra khi tôi chết."

Và thế rồi anh ta nói, "Tôi không tin thầy, tôi không tin cậy thầy. Điều đó có thành vấn đề không?" Với tôi nó không thành vấn đề, không chút nào, bởi vì tôi không phụ thuộc vào niềm tin của bạn, nhưng nó thành vấn đề mênh mông cho bạn. Tôi không buộc bản thân bạn phải nói có với tôi, bởi vì cái có bị ép buộc sẽ chỉ là cái không trá hình, tôi đơn giản ở đây để mở. Không cần nói có hay không, bạn có thể đơn giản nói, "Tôi không biết." Vận hành từ trạng thái của không biết để cho bạn vẫn còn sẵn có để thực nghiệm, để kinh nghiệm. Nếu bạn nói không bạn đã trở nên bị đóng, và có bạn có thể nói chỉ khi bạn đã kinh nghiệm. Cho nên tôi không yêu cầu bạn tin vào nó, nhưng tôi chắc chắn sẽ yêu cầu bạn không hoài nghi. Không cần tin và không cần không tin. Nhưng tâm trí của sannyasin này phải đã từng chờ đợi cho cơ hội nào đó.

Điều đó là rất hiếm ở đây bởi vì tôi không nói về những điều mà bạn sẽ thấy khó tin - tôi hiếm khi nói về những điều mà bên ngoài bạn. Tôi để chúng lại; tôi chuẩn bị cho bạn để cho bạn có thể kinh nghiệm chúng một ngày nào đó. Nhưng thỉnh thoảng cái gì đó xảy ra. Chẳng hạn, cái chết của Prem Chinmaya là cơ hội tới mức tôi phải nói cái gì đó về cái chết, cái gì đó về trung tâm nào mà anh ấy chết từ đó. Tôi phải nói điều này, rằng anh ấy sẽ quay lại đây sớm thôi. Và những điều này không ở bên ngoài việc hiểu của bạn nếu bạn đi sâu hơn vào thiền, nhưng nếu bạn không đi vào trong thiền sâu, chúng ở ngoài hiểu biết.

Tâm trí muốn nói không và nếu bạn nghe tâm trí, bạn dừng nghe thầy. Nếu bạn muốn nghe thầy, đầu tiên bạn phải mở để cho một ngày nào đó cái có có thể trào lên bề mặt trong bạn một cách tự phát. Điều đó thành vấn đề nhiều khi có liên quan tới bạn.

Ở đây và nói không theo cách nào đó đơn giản nghĩa là bạn sẽ ở đây về mặt vật lí và vắng mặt về tâm linh. Điều đó sẽ là phí hoài cực kì thời gian của bạn; thế thì không có nhu cầu ở đây.

Toàn thể nỗ lực của Phật trường này, toàn thể mục đích của nó, là để giúp bạn đi ra ngoài tâm trí, đi ra ngoài cái không.

Lời kinh của Cát Hồng:

Linh hồn của con người yêu thuần khiết, nhưng tâm trí của người đó thường nổi dậy. Tâm trí của con người tĩnh lặng, nhưng ham muốn của người đó lôi người đó vào hoạt động.

Linh hồn yêu thuần khiết, hồn nhiên; đó là niềm vui tự nhiên. Tâm trí không quan tâm tới thuần khiết, tới hồn nhiên, bởi vì hồn nhiên cần có như nền tảng và tâm trí sống qua không. Nhưng bởi vì tâm trí liên tục nói không nên nó phải chịu nhiều rối loạn, do đó có nhu cầu lớn trong tâm trí để tĩnh lặng, để im lặng, để bình thản và yên tĩnh.

Linh hồn của con người yêu thuần khiết...

Nhưng thế rồi có vòng bên ngoài khác trong bản thể bạn - vòng của ham muốn mà thậm chí không cho phép bạn im lặng; chúng lôi bạn vào hoạt động. Tâm trí lôi bạn vào cái không, vào cái phủ định; điều đó làm rối loại sự thuần khiết của bạn. Có là hồn nhiên của bạn, không nghĩa là bạn đã mất hồn nhiên của bạn. Thế rồi có ham muốn, điều không để bạn tại tâm trí, chúng muốn hoạt động nào đó, chỉ cái không sẽ không có tác dụng. Chúng lôi bạn vào trong cả nghìn lẻ một hoạt động - cách diễn đạt Trung Quốc là trong "mười nghìn thứ"; chúng giữ bạn thường xuyên bận bịu - tiền, quyền, danh; chúng cứ kích thích bạn, "Làm cái này. Đạt tới cái này. Không đạt tới cái này bạn không là người thực. Chứng minh rằng bạn là mạnh mẽ, chứng minh rằng bạn là vĩ đại, chứng minh rằng bạn là đặc biệt." Và để chứng minh điều đó bạn phải đi gần như vào trạng thái không lành mạnh. Đó là điều chính trị là gì.

Chính trị là cực kia, đích xác cực đối lập với tôn giáo. Tôn giáo đưa bạn tới điều bản chất của bản thể bạn và chính trị đưa bạn tới những ngẫu nhiên của ham muốn của bạn. Ham muốn giữ bạn bận bịu với những cái tầm thường, với cái vô dụng, những cái làm bạn bắt đầu quên đi mọi thứ là bản chất, mọi thứ là thực sự có giá trị. Chạy theo tiền, bạn quên tất cả về kho báu bên trong. Chạy theo quyền, bạn quên tất cả về quyền năng của Đạo, cái là sức mạnh tối cao. Chạy theo tên tuổi và danh vọng, bạn quên hoàn toàn rằng danh vọng chỉ là nhất thời. Nhưng chúng cứ kích thích bạn; chúng sẽ không bỏ bạn đến một khoảng khắc. Ban đêm bạn sẽ mơ về ham muốn, ban ngày bạn sẽ chạy theo ham muốn. Và mọi ham muốn đều là ảo ảnh, như đường chân trời trông gần tới mức nếu bạn đi, trong vòng một giờ bạn sẽ có khả năng đạt tới nó. Nhưng bạn chưa bao giờ đạt tới nó bởi vì nó không thực sự tồn tại.

Bạn cứ quên mọi thứ: bạn quên linh hồn, trời; bạn quên thân thể, đất. Bạn trở thành gần điên. Mọi chính khách của bạn đều điên. Người chạy theo tiền là điên, người chạy theo danh là điên. Nhưng bởi vì họ có đa số, họ dường như tuyệt đối đúng. Thực ra, người không quan tâm tới tên tuổi và danh vọng, quyền lực và uy tín dường như là có chút ít ra ngoài ý thức của họ. Điều gì đã xảy ra cho người này?

Bạn sẽ được hỏi đi hỏi lại, "Điều gì đã xảy ra cho bạn? Tại sao bạn không quan tâm tới việc tích luỹ nhiều tiền hơn? Bạn làm gì chỉ bởi ngồi im lặng nhìn vào trong?" Bạn sẽ bị kết án bởi thế giới bởi vì thế giới bao gồm những người hướng ngoại. Họ sẽ gọi bạn là người hướng nội, họ sẽ bảo bạn rằng hướng nội là một loại suy đồi, họ sẽ bảo bạn rằng bạn ích kỉ, rằng bạn tự yêu mình, rằng bạn chỉ quan tâm tới niềm vui riêng của bạn, rằng bạn nên quan tâm tới người khác, rằng bạn nên sống như mọi người khác, rằng bạn nên là một phần của đám đông. Tất nhiên, họ là nhiều và bạn sẽ rất một mình.

Jesus đã nói với đệ tử của ông ấy, "Ta đang phái ông vào giữa sói." Và tôi biết ông ấy ngụ ý gì. Khi tôi phái bạn vào thế giới tôi cũng biết tôi đang phái bạn vào giữa sói. Bạn đang cố gắng im lặng, hồn nhiên, như trẻ con, và thế giới đang cố đạt tới chính mục đích đối lập.

Khi một người thường xuyên có khả năng cai quản ham muốn của mình, tâm trí người đó trở nên tĩnh lặng tự phát.

Lại từ sai đã được dùng.

Khi một người thường xuyên có khả năng cai quản ham muốn của mình...

Không, Cát Hồng không thể nói "cai quản ham muốn của mình" bởi vì điều đó nghĩa là kìm nén, điều đó nghĩa là kiểm soát. Ông ấy chỉ có thể nói: Khi một người thường xuyên có khả năng hiểu ham muốn của mình, tâm trí người đó trở nên tĩnh lặng tự phát.

Chỉ hiểu biết là cần; không cái gì khác sẽ có ích. Nếu bạn hiểu ham muốn, nó biến mất. Ham muốn giống như bóng tối: bạn đem ánh sáng vào và bóng tối biến mất. Bạn không cần ném nó ra, bạn không cần kìm nén nó, bạn không cần đóng cửa để giữ nó - bạn không thể làm gì trực tiếp với bóng tối được - bạn chỉ phải đem ánh sáng vào. Một chiếc nến nhỏ sẽ có tác dụng, và mọi bóng tối biến mất. Cũng như chút ánh sáng của hiểu biết và ham muốn bắt đầu biến mất. Thế thì nảy sinh tĩnh lặng tự phát.

Nhớ từ này "tự phát"; đó là từ then chốt khi có liên quan tới Đạo.

Khi tâm trí không bị che mờ, linh hồn được thấy là thuần khiết.

Và khi không có ham muốn, ý nghĩ tự động biến mất, bởi vì ý nghĩ là kẻ hầu của ham muốn. Khi có ham muốn, tâm trí bạn đầy ý nghĩ, đầy kế hoạch - làm gì, làm thế nào, làm sao hoàn thành các ham muốn này. Khi ham muốn biến mất bạn đã chặt cây từ chính gốc. Thế thì lá bắt đầu biến mất, cành biến mất, bản thân cây biến mất theo cách riêng của nó, và tâm trí không bị che mờ. Trong trạng thái không bị che mờ đó của tâm trí, trong trạng thái vô ý nghĩ của tâm trí, bạn sẽ có khả năng thấy sự thuần khiết của bản thể bên trong của bạn.

Vậy thì, với sự chắc chắn sáu ham muốn này sẽ không được sinh ra và ba chất độc sẽ bị khử bỏ và tan biến.

Đây là cái gì đó rất có ý nghĩa cần nhớ.

Mọi tôn giáo đều nói về năm giác quan, chỉ duy nhất Đạo nói về sáu giác quan. Mọi tôn giáo đều nói về năm ham muốn bởi vì con người bao gồm năm giác quan; Đạo nói về sáu ham muốn. Sáng suốt này là vô cùng vì chỉ mới gần đây, ngay trong thế kỉ này, khoa học đã khám phá ra giác quan thứ sáu; bằng không giác quan thứ sáu đã không được biết tới. Tai bạn có hai giác quan; tai bạn không phải là một giác quan - ẩn bên trong nó là giác quan khác: giác quan giữ cho thân thể bạn được cân bằng.

Đó là lí do tại sao khi bạn thấy người say bước bạn có thể thấy rằng người đó không thể bước thẳng được; đi liêu xiêu, người đó đi dật dẹo. Bước chân người đó không trong hài hoà bởi lẽ đơn giản là rượu đã ảnh hưởng tới giác quan thứ sáu, cái giữ cho thân thể bạn thăng bằng. Điều đó đã là sáng suốt của Đạo trong năm nghìn năm rằng có sáu giác quan. Từ mắt ham muốn về cái đẹp nảy sinh, từ tai ham muốn về âm nhạc nảy sinh, từ mũi ham muốn về mùi thơm nảy sinh, từ lưỡi ham muốn về vị, và từ da ham muốn về sờ - đây là năm giác quan truyền thống - và từ giác quan thứ sáu ham muốn vẫn còn trong kiểm soát, cân bằng. Nếu ai đó đánh mạnh vào tai bạn bạn sẽ mất cân bằng; bạn sẽ thấy sao giữa ban ngày.

Sáu ham muốn này không còn nảy sinh. Không phải là mắt sẽ mù đâu; thực ra, bây giờ chúng có thể thấy cái đẹp một cách thực hơn, nhưng không có ham muốn sở hữu cái đẹp. Không phải là bạn trở nên điếc với âm nhạc, nhưng bây giờ không có ham muốn sở hữu cái gì. Bạn tận hưởng nhiều hơn vì năng lượng của bạn là tự do và giác quan của bạn là rõ ràng hơn, trong suốt hơn.

Không ai có thể thấy cái đẹp rõ ràng hơn vị Phật, không ai có thể nghe âm nhạc sâu sắc hơn Lão Tử, không ai có thể nếm giỏi hơn Jesus. Mọi giác quan của họ đều trở thành nhạy cảm thực sự, chúng là giác quan thực. Giác quan của bạn đờ đẫn. Xã hội của bạn giúp cho bạn giữ chúng đờ đẫn bởi vì xã hội sợ: nếu giác quan cuả bạn thực sự rất sắc sảo và rất nhạy cảm thế thì bạn có thể là người nguy hiểm vì ham muốn sở hữu của bạn. Bạn thấy người đàn bà đẹp: cô ấy là vợ của ai đó khác, và nếu mắt bạn thực sự có khả năng thấy cái đẹp và bạn có ham muốn sở hữu nữa thế thì bạn sẽ vồ lấy người đàn bà đó, bạn sẽ cưỡng hiếp người đàn bà. Cái gì đó tội phạm nhất định xảy ra.

Tự nhiên cho phép nhạy cảm toàn bộ của bạn chỉ khi bạn trở nên có khả năng vứt bỏ mọi sở hữu, mọi ý tưởng về sở hữu. Thế thì bạn có thể sờ, và thế thì ngay cả đá cũng cảm thấy mềm như nhung. Thế thì mọi thứ bắt đầu có phẩm chất thiêng liêng, mọi thứ được biến đổi.

...và ba chất độc sẽ bị khử bỏ và tan biến.

Ba chấc độc này là gì? Thứ nhất là dục vọng - không phải dục, nhớ lấy, dục vọng. Dục là tự nhiên. Đạo không chống lại dục, nó là cách tiếp cận tôn giáo duy nhất mà đồng ý toàn bộ với dục. Đạo có khoa học riêng của nó về dục, nó có Mật tông riêng của nó, điều thực sự đi sâu hơn nhiều so với Mật tông Ấn Độ. Nhưng dục vọng là hiện tượng hoàn toàn khác; dục vọng nghĩa là trạng thái suy đồi của năng lượng dục. Thế thì nó trở thành độc.

Chất độc thứ hai là giận dữ và chất độc thứ ba là tham lam. Dục vọng, giận dữ, tham lam: ba chất độc này tổ hợp với nhau, ba ngôi xấu xa này, tạo ra bản ngã của bạn. Và tất cả ba chấc độc này có thể bị làm tan biến, bị khử bỏ. Nếu dục vọng biến mất bạn sẽ ngạc nhiên là giận biến mất - không có nỗ lực nào về phần bạn. Giận đơn giản nghĩa là dục vọng của bạn bị cản trở. Bất kì ai cản trở dục vọng của bạn đều tạo ra giận trong bạn; người đó là kẻ thù của bạn. Và dục vọng tạo ra tham; tham là một hình tướng của dục vọng, nó là một hình tướng suy đồi. Tiền trở thành đối thể yêu của bạn vì xã hội không cho phép bất kì loại tình yêu nào khác. Nó cho phép tiền, quyền; chúng có thể trở thành đối thể yêu của bạn. Nó giúp thay đổi đối thể yêu của bạn. Đầu tiên nó thay đổi dục của bạn thành dục vọng...

Thấy khác biệt đi. Dục là hiện tượng tự nhiên; nó là năng lực của bạn để sinh sản. Dục vọng nghĩa là tâm trí bạn liên tục bị dục xâm chiếm; nó không còn là hiện tượng tự nhiên, nó đã trở thành hoạt động não. Nó không còn bị giới hạn vào trung tâm dục, nó đã đi lên đầu. Bây giờ bạn thường xuyên nghĩ.

Quan sát trong một giờ bao nhiêu lần bạn nghĩ về dục - bạn sẽ ngạc nhiên. Các nhà tâm lí nói rằng bạn sẽ trong ngạc nhiên lớn nếu bạn quan sát tâm trí bạn để xem bao nhiêu lần trong một giờ bạn nghĩ về dục. Đàn ông nghĩ về nó gấp đôi đàn bà; điều đó có thể là một trong những nguyên nhân của xung đột giữa họ. Họ có các loại dục vọng khác nhau. Dục vọng của đàn ông bị kìm nén nhiều hơn đàn bà bởi lẽ đơn giản là đàn ông phải kiếm tiền, phải trở nên nổi tiếng, phải là thủ tướng hay chính khách. Một cách tự nhiên, anh ta lấy tất cả năng lượng này từ đâu để trở thành tổng thống? Chỉ có một năng lượng; bạn không có nhiều năng lượng trong bạn, lưu tâm vào, bạn chỉ có một loại năng lượng. Bất kì cái tên nào bạn muốn cho nó bạn đều có thể cho nó, "xyz", nhưng bạn chỉ có một loại năng lượng thôi. Sigmund Freud đã gọi nó là libido - dục tình, nhưng nó đơn giản nghĩa là dục. Bây giờ nếu bạn muốn có nhiều tiền hơn hay nhiều quyền hơn, bạn muốn là tổng thống của một nước hay thủ tướng của một nước, thế thì bạn phải lấy dục vọng của bạn và chuyển kênh nó đi.

Tôi đã nghe:

Một hôm Carter và Brezhnev họp trong cuộc họp dài. Hai bà vợ đợi bên ngoài phòng họp trong nhiều giờ thế, họ cuối cùng nảy ra cuộc trò chuyện. Chẳng mấy chốc họ thấy thích nhau và chia sẻ những điều thầm kín.

Rosalyn Carter thú nhận, "Chị chắc không tin điều này, chị Brezhnova thân mến, nhưng Jimmy không phải là cùng loại đàn ông em đã cưới. Trong một thời gian dài thế bây giờ anh ấy thậm chí không thèm nhìn tới em. Anh ấy về nhà mệt mỏi và anh ấy lập tức lên giường và rơi vào giấc ngủ."

"Với em nó cũng vậy à," Brezhnova nói. "Em chỉ không biết phải làm gì."

"Đêm hôm nọ," Rosalyn Carter giải thích, "cuối cùng em quyết định cám dỗ Jimmy. Em mặc bộ áo quần ở nhà mầu đen trong suốt và có mùi hương đắt tiền, vặn bé đèn đi, bật nhạc Pháp gợi tình trên máy nghe nhạc nổi và xếp chồng gối trên giường. Và thế rồi em đợi anh ấy vào phòng ngủ.

"Anh ấy vào phòng ngủ toàn nói về các vấn đề Trung Đông, đồng đô la xuống giá, vân vân, vân vân, và em ném lên anh ấy chồng gối, cởi áo anh ấy ra, cởi bộ quần áo mặc nhà của em ra để cho anh ấy xem cặp vú trần của em và hỏi anh ấy, 'Jimmy, cái này có nhắc nhở anh về cái gì không?'

"Anh ấy nhìn vú em, đưa tay lên trán và nói, 'Tất nhiên... Anh phải gọi điện cho Moshe Dayan!'"

"Cái đó chưa là gì cả," Brezhnova nói. "Với em tình hình còn tồi tệ hơn. Em đã làm mọi thứ như chị làm, ngoại trừ em đã không bận tâm tới bộ quần áo mặc nhà. Ngay khi anh ấy nằm xuống trên giường em đã nhảy lên anh ấy và để kề bướm và trước mặt anh ấy và nói, 'Nhìn cái này này, Brezy... nó có gợi cho anh nhớ tới cái gì không?' Và anh ấy đáp, 'Ồ có chứ! Anh quên mất không gọi điện cho Fidel Castro!'"

Điều đó nhất định xảy ra. Bạn phải làm trệch năng lượng dục của bạn; thế thì tiền, quyền, danh, chúng trở thành đối thể dục của bạn. Và những người này có thể nói về đạo đức và kỉ luật dễ dàng; họ có thể dạy người khác cách kiểm soát dục vọng của họ rất dễ dàng, nhưng thực ra điều họ làm không là gì ngoài hư hỏng của dục. Và những người này trở nên rất bạo lực; họ là bạo lực - họ giữ toàn thế giới bao giờ cũng trên bờ vực chiến tranh.

Khi dục trở nên bị hư hỏng, yêu trở thành hận thù. Không cái gì sai với dục, nhưng mọi thứ là sai với dục vọng. Dục nên được phép là luồng chảy tự nhiên. Vâng, một ngày nào đó, nếu bạn sống nó một cách tự nhiên, sự siêu việt xảy ra; nhưng nó là tự phát, nó không phải là vô dục. Nó tới qua mở hội.

Cũng như ở độ tuổi mười bốn bạn trở nên trưởng thành về dục, vào độ tuổi bốn mươi hai, nếu bạn đã sống cuộc sống dục của bạn một cách tự nhiên, bạn sẽ đi ra ngoài nó. Nhưng thế giới này là kì lạ. Trẻ con trở nên có tính dục, trẻ con còn chưa trưởng thành dục, bởi vì toàn thể bầu không khí bị đầu độc. Trẻ nhỏ bắt đầu nghĩ tới dục. Xem phim, đọc tiểu thuyết, xem các tạp chí khiêu dâm, chúng bắt đầu nghĩ về dục.

Piero người Italy đi tới một làng. Anh ta hỏi một nông dân, "Bác có biết trẻ con tới-a từ đâu không?"

"Chúng lớn lên từ bắp cải!" nông dân trả lời.

Piero bước đi xa thêm chút ít và gặp người bán sữa. "Này!" Piero nói. "Bác-a có biết trẻ nhỏ tới-a từ đâu không!"

"Chắc chắn," người bán sữa trả lời, "cò đem chúng tới."

Piero tiếp tục trên đường hơi chút nản lòng, thế rồi..."À!" anh ta nghĩ, "ở đây tới-a đúng-a người để hỏi-a! Giáo hoàng! Ông-a có biết trẻ nhỏ tới-a từ đâu không?"

"Có, con ta," giáo hoàng đáp. "Thượng đế phái chúng xuống từ cõi trời."

"Cứt-a!' Piero kêu lên. "Không có người nào trong làng này-a biết đéo-a?"

Trẻ con trở nên có tính dục trước thời điểm của chúng, và thế rồi bạn sẽ thấy ông già tám mươi tuổi theo đuổi đàn bà. Cả hai đều trong trạng thái phi tự nhiên.

Đạo tin vào tính tự nhiên toàn bộ. Nó không chống dục, nó chống dục vọng, bởi vì nó biết rằng nếu dục vọng không đi vào trong cuộc sống của bạn - điều đó nghĩa là nếu suy đồi không đi vào trong cuộc sống của bạn - nếu không ai dạy bạn chống lại dục sẽ không có suy đồi. Chính bởi vì các thánh nhân và các nhà đạo đức và các nhà thuần đạo đức mà tất cả các bạn đã trở nên bị suy đồi - trẻ con và người già, tất cả. Nếu dục được bỏ lại một mình không có can nhiễu từ bất kì giáo lí đạo đức nào, thế thì một ngày nào đó đứa trẻ sẽ trở nên trưởng thành về dục quãng mười bốn tuổi, và một ngày nào đó quãng bốn hai tuổi người đó sẽ siêu việt lên trên dục. Người đó sẽ thấy vào lúc đó rằng đó là trò chơi trẻ con và thế là đủ rồi. Và siêu việt đó là đẹp. Bất kì cái gì xảy ra theo cách riêng của nó đều đẹp bởi vì nó tới qua Đạo. Và thế thì giận sẽ không có đó trong tâm trí bạn, tham cũng sẽ không có.

Lí do con người không có khả năng đạt tới điều này là vì tâm trí của họ không rõ ràng và ham muốn của họ là không bị kiềm chế.

Thiền đem tới cả sáng tỏ và kỉ luật bên trong nào đó. Và với "thiền" Đạo đơn giản nghĩa là quan sát tâm trí bạn và vận hành của nó.

Người có sức mạnh siêu việt lên trên ham muốn của mình, nhìn vào bên trong và suy tư về tâm trí...

Đó là định nghĩa về thiền theo Cát Hồng:

... Nhìn vào bên trong và suy tư về tâm trí...

Chỉ quan sát im lặng mọi quá trình của tâm trí - ý nghĩ, kí ức, tưởng tượng, mơ, ham muốn - việc nhận ra xảy ra, việc nhận ra rằng:

... trong tâm trí mình, tâm trí không có;

Kinh này có ý nghĩa mênh mông. Khi bạn quan sát tâm trí một cách rõ ràng, im lặng, tâm trí bắt đầu biến mất. Càng quan sát, tâm trí càng ít. Một phần trăm quan sát, chín mươi chín phần trăm tâm trí. Chín mươi chín phần trăm quan sát, một phần trăm tâm trí. Một trăm phần trăm quan sát và không có tâm trí trong tâm trí. Mọi ý nghĩ đã mất đi, tâm trí là tuyệt đối trống rỗng. Và trong cái trống rỗng đó Đạo đi vào, xô vào. Bạn đã tạo ra không gian đúng cho nó.

...nhìn ra bên ngoài và suy tư về hình tướng...

Thế thì bạn có năng lực nhìn ra ngoài. Đầu tiên nhìn vào bên trong, để tâm trí biến mất, đạt tới sáng tỏ, thế rồi nhìn ra ngoài.

... Nhìn ra bên ngoài và suy tư về hình tướng...

Thế rồi thiền về hình tướng bên ngoài: cây, mây, sao, trăng...

... nhận ra rằng trong hình tướng, hình tướng là không có;

Thế thì bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng sóng không có đó, chỉ có đại dương. Trong hình tướng không có hình tướng. Cây không có đó nhưng chỉ có cuộc sống diễn đạt bản thân nó trong hàng triệu hình tướng nhưng không bị giới hạn vào bất kì hình tướng nào; nó là vô hình tướng.

... nhìn vào mọi thứ vẫn còn xa hơn và suy tư về vật chất, người đó nhận ra rằng trong vật chất, vật chất không có.

Điều đó nữa cũng có ý nghĩa lớn lao. Chính là chỉ bây giờ mà các nhà vật lí hiện đại đã nói rằng vật chất không tồn tại, nhưng Đạo đã từng nói trong năm nghìn năm rằng:

...trong vật chất, vật chất không có.

Nếu bạn có thể thiền, bắt đầu từ bên trong, thế rồi nhìn quanh và thế rồi nhìn vào mọi thứ tại cốt lõi sâu nhất của chúng. Đầu tiên tâm trí biến mất, thế rồi hình tướng biến mất, thế rồi vật chất biến mất. Thế thì cái gì còn lại? Cái còn lại là Đạo, là tự nhiên. Và sống trong tự nhiên đó là sống trong tự do, là sống trong phúc lạc vĩnh hằng.

"Đạo" là từ của Cát Hồng dành cho Thượng đế. "Pháp - Dhamma" là từ của Phật dành cho Đạo. Phật nói: Ais dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng. Một khi bạn đã thấy luật vĩnh hằng bạn trở thành một phần của vĩnh hằng. Thời gian được siêu việt lên, không gian được siêu việt lên. Bạn không còn nữa và lần đầu tiên bạn hiện hữu. Bạn không còn như một thực thể tách rời, nhưng lần đầu tiên bạn là cái toàn thể.

Đây là cách nhìn của tôi nữa. Tán thành của tôi với Đạo là tuyệt đối. Tôi không thể nói điều đó về các tôn giáo khác được; với Đạo tôi có thể nói nó mà không ngần ngại gì. Đạo là sáng suốt sâu lắng nhất mà đã từng được đạt tới trên trái đất.

Xem Tiếp Chương 10Quay Về Mục Lục Tập 1

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post