Chương 9. Cứu Ta Khỏi Cột Trụ!

Chương 9. Cứu Ta Khỏi Cột Trụ!

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo – Cổng Vàng – Osho

(Tập 2)

Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng

Chương 9. Cứu Ta Khỏi Cột Trụ!









Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê


Câu hỏi thứ nhất:

Osho ơi,

Cái gì sai với tôi mà tôi không thể thấy được điều thầy đang chỉ cho tôi?

Prem Vishva,

Chỉ có một thứ sai với mọi người, không phải chỉ với bạn đâu. Đó là vấn đề phổ quát; nó chẳng liên quan gì tới cá nhân. Đó là tâm trí - tâm trí giữ cho cái nhìn của bạn bị đóng. Tâm trí nghĩa là quá khứ của bạn, kí ức của bạn, định kiến của bạn, ước định của bạn; bất kì cái gì bạn đã từng được bảo, được dạy, được giáo dục - mọi cái đó vận hành như rào chắn. Nó không cho phép bạn thấy rõ ràng, nó không cho phép bạn thậm chí lắng nghe điều được nói. Khoảnh khắc bạn nghe cái gì đó, ngay lập tức nó biến thành cái gì đó khác; đi qua tâm trí bạn nó bị bóp méo. Chừng nào bạn chưa gạt tâm trí của mình sang bên bạn không thể thấy được. Và đó là vấn đề phổ quát: nó không thể tránh khỏi.

Từng xã hội đều phải cho trẻ em tâm trí nào đó. Trẻ em không thể bị bỏ đấy mà không có tâm trí, bằng không chúng sẽ không có khả năng đối phó với cuộc sống, chúng sẽ không có khả năng sống sót. Điều tuyệt đối cần thiết là một loại giáo dục nào đó nên được trao cho chúng, nhưng bất kì giáo dục nào được trao cho chúng đều trở thành rào chắn với cách nhìn bên trong của chúng. Đó là cái xấu cần thiết.

Chức năng của tôn giáo là hoàn tác điều xã hội phải làm do sự cần thiết vô cùng.

Tôi không bảo bạn không dùng tâm trí của bạn. Dùng nó khi nó được cần, nhưng vẫn còn có năng lực gạt nó sang bên khi nó không được cần tới. Ở đây cùng tôi, là một sannyasin, ở trong Phật trường này bạn có thể gạt tâm trí sang bên, bạn có thể đối diện với tôi trong trần trụi toàn bộ. Và chỉ thế thì mới có khả năng nghe được điều đang được nói và thấy cái đang được chỉ ra cho bạn.

Điều đó là khó khăn, gian nan, bởi vì chúng ta đã trở nên bị đồng nhất thế với tâm trí; chúng ở gần tâm trí tới mức dường như không có không gian giữa chúng ta và tâm trí. Chúng ta không biết cái gì là cái gì, tâm thức của chúng ta bắt đầu từ đâu và tâm trí chấm dứt ở đâu. Chúng đã bị trộn lẫn vào nhau, xoắn xuýt với nhau, hoà vào nhau; biên giới của chúng đã trở nên lẫn lộn. Không có phân tách xác định, rõ ràng giữa tâm thức và tâm trí.

Học quan sát các quá trình ý nghĩ của bạn sẽ giúp bạn tạo ra không gian. Quan sát tạo ra khoảng cách với tâm trí bạn. Người quan sát dần dần dần dần trở nên xa cách với vật được quan sát; người quan sát và vật được quan sát bắt đầu đi ngày càng xa khỏi nhau. Chẳng mấy chốc người quan sát ở trên đỉnh núi và vật được quan sát ở trong thung lũng tối xa bên dưới, và phân biệt này là rõ ràng thế, thế thì không có vấn đề chút nào.

Giáo dục là điều cần thiết, không tránh khỏi; tâm trí là điều cần thiết, không tránh khỏi. Nhưng sẽ tới một khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn khi cái gì đó cao hơn tâm trí được cần tới, khi bạn cần siêu việt lên trên tâm trí, khi bạn đi ra ngoài nó. Đó là toàn thể quá trình thiền.

Nghe tôi qua tâm trí nhất định tạo ra nhiều vấn đề cho bạn hơn là giải quyết chúng, bởi vì bất kì điều gì tôi nói đều sẽ được nghe với nhiều định kiến tới mức đến lúc nó đạt tới bạn nó không còn là điều được nói nữa.

Một cậu bé và bố cậu đang ở trước chuồng sư tử tại vườn thú. Đột nhiên cậu bé lại quá gần chuồng và con sư tử gần như ở trên cậu bé.

Một người đứng cạnh đó với một chuyển động mau lẹ vồ lấy cậu bé và cứu nó.

Một nhà báo tình cờ ở trong đám động, cho nên ông ta quyết định viết một bài báo về điều đó. Trong số những câu hỏi khác ông ta hỏi người này, "Ông thuộc vào đảng phái nào?"

"Tôi là người Nazi," người này đáp.

Hôm sau tờ báo này đăng dòng tít: "Một tên Nazi bẩn thỉu vồ lấy bữa trưa của kẻ di dân chân Phi đang đói."

Đó là cách định kiến vận hành. Định kiến tạo ra diễn giải ngay lâp tức trong bạn, và chúng nhanh thế, chúng không cho bạn thời gian nào để cân nhắc. Bạn hiểu chỉ điều bạn có thể hiểu, nhưng đó không phải là hiểu chút nào; bạn đang đi trong vòng tròn.

Điều tôi đang nói với bạn là cái gì đó mà bạn chưa bao giờ biết tới trước đây, là cái gì đó tuyệt đối không được biết tới với bạn. Nó là điều huyền bí nào đó; bạn không thể hình dung ra được nó bằng tính toán riêng của bạn. Bạn phải nhận biết nhiều hơn để cho định kiến của bạn không can nhiễu, để cho các ý tưởng cũ của bạn không bước vào, bằng không bạn sẽ lập tức nhảy vào kết luận.

Và tâm trí rất ngu, nó chưa bao giờ thông minh. Tâm trí chưa bao giờ nguyên bản - nó không thể thế được bởi chính bản chất của nó - nó chỉ cứ lặp lại những đồ đồng nát cũ mà nó đã biết; nó không thể thấy được cái gì mới. Nếu bạn bắt gặp cái gì đó tuyệt đối mới bạn sẽ đơn giản bỏ lỡ nó; bạn sẽ không có khả năng thấy nó hay bạn sẽ thấy cái gì đó mà không có đó chút nào.

Gilliardi tới Mĩ và sau vài tuần thấy anh ta rất cần một người đàn bà. Anh ta cố tán tỉnh vài người ở quán rượu gần đó nhưng không thành công vì anh ta nói được rất ít tiếng Anh. Cuối cùng một đêm anh ta vớ được một cô đứng phố và cô ta đưa anh ta tới căn hộ của cô ấy. Họ ở trên giường làm tình mạnh mẽ thì đột nhiên Gilliardi nhận ra rằng anh ta đã không nói được lời nào với cô ấy.

"Cô-a," anh ta nói, "tôi tới-a từ-a phía bên kia."

"Ồ?" cô gái nói. "Điều này tôi thấy rồi!"

Vishva, bạn sẽ phải quên đi ngôn ngữ riêng của bạn nếu bạn muốn hiểu ngôn ngữ của tôi. Bạn sẽ phải quên đi bản thân bạn nếu bạn muốn hoà điệu với tôi. Bạn sẽ phải nhận mạo hiểm ngần đó.

Đó là lí do tại sao những người rất thông thái khi họ tới đây đều tuyệt đối không có khả năng hiểu cái gì, không phải bởi vì họ dốt nhưng vì họ thông thái. Người Hindu tới đây nghe tôi trích dẫn Veda; thay vì thế tôi trích dẫn chuyện đùa. Anh ta choáng. Anh ta muốn nghe richas được nhắc lại từ Veda và Upanishada: đó là điều anh ta đã từng mong đợi. Mong đợi của anh ta là nhiều tới mức anh ta không thể hiểu được điều đang xảy ra ở đây. Nếu như tôi đã trích dẫn từ kinh sách anh ta sẽ thảnh thơi, anh ta sẽ cảm thấy rằng anh ta đã hiểu, đơn giản bởi vì anh ta đã nghĩ rằng tôi ủng hộ cho ý tưởng của anh ta. Anh ta tới đây không để hiểu cái gì đó mới, anh ta tới đây để được làm mạnh thêm, để được hỗ trợ, được nuôi dưỡng trong niềm tin riêng của anh ta. Anh ta sẽ đi rất hạnh phúc nếu tôi hỗ trợ cho ý tưởng của anh ta. Và một điều tuyệt đối chắc chắn: ý tưởng của anh ta đã không giúp cho anh ta chút nào, bằng không đã không cần tới đây. Tới đây và vẫn còn khao khát được hỗ trợ đơn giản chỉ ra tính ngu xuẩn.

Nếu ý tưởng của bạn là đúng bạn không cần tới đây; bạn sống các ý tưởng của bạn, bạn thực hành chúng. Bạn đã sống theo ý tưởng của bạn và bạn đã chẳng đạt tới đâu cả. Veda của bạn đã thất bại. Upanishad của bạn đã trở thành hiện tượng như vẹt trong bạn. Bạn cứ lẩm nhẩm các từ hay. Nếu bạn đã tới đây để nhận hỗ trợ nào đó, ủng hộ nào đó cho bản ngã đang sụp đổ của bạn, cho bản ngã đang tan rã của bạn, thế thì bạn đã tới sai chỗ rồi. Thế thì nghe tôi người đó sẽ bị choáng; người đó sẽ lập tức đóng bản thân mình lại. Người đó sẽ trở thành gần như mù và điếc.

Jesus nói đi nói lại với đệ tử của ông ấy, "Nếu các ông có tai, nghe đi. Nếu các ông có mắt, nhìn đi." Ông ấy có nói cho người mù và người điếc không? Ông ấy đang nói cho người thường như bạn những người có khả năng nhìn và nghe hoàn toàn rõ. Thế thì ông ấy ngụ ý cái gì? Ông ấy đơn giản ngụ ý tai bạn đầy tiếng ồn và mắt bạn đã đầy các ý tưởng tới mức nó không thể nào đạt tới bạn được, chạm vào tim bạn được, làm cảm động trái tim bạn.

Mọi ngày tôi đều nhận được nhiều thư từ, nhiều câu hỏi từ những người Ki tô giáo, từ người Mô ha mét giáo, từ người Hindu, từ đủ loại người đã tới với ý tưởng nào đó. Nếu tình cờ họ cảm thấy rằng tôi đang nói những điều tương ứng với họ, họ hạnh phúc mênh mông và họ viết cho tôi những bức thư cám ơn lớn lao, biết ơn. Và tất cả những điều đó là vô nghĩa; nó không phải là biết ơn chẳng phải cám ơn, bởi vì trong thư của họ điều đó rất rõ ràng: họ không đồng ý với tôi, họ hạnh phúc là họ đang tìm thấy tôi đồng ý với họ. Nhưng đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Bây giờ, ở đây có ba nghìn người - tôi nhất định nói cái gì đó sẽ hỗ trợ cho ý tưởng của ai đó.

Và ngày hôm say cùng người đó viết bức thư giận dữ - bởi vì một khi tôi nhận được thư biết ơn của ai đó tôi biết cái gì đã là nguyên nhân; lập tức hôm khác tôi nhất định nói cái gì đó đặc biệt cho người đó. Và không sai người đó viết liền bức thư giận dữ, rằng "Tôi cứ tưởng là thầy chứng ngộ, nhưng thầy không chứng ngộ! Tôi tiếc phải nói, nhưng tôi phải nói sự thực." Mới hôm nọ chân lí là khác toàn bộ. Chân lí thay đổi dễ dàng thế; nếu nó khớp với bạn, bạn nói điều đó là tuyệt đối được.

Tôi không ở đây để hỗ trợ cho bạn đâu, tôi ở đây để triệt phá tâm trí bạn. Bạn cần bị nện búa vào theo nhiều cách.

Một tín đồ của Gurdjieff đã ở đây vài tháng trước đây, bố của Nirvana, một ông già, và ông ấy đã tới với tình yêu lớn lao và sự kính trọng lớn lao - và ông ấy đã từng viết thư cho tôi rằng "Tôi muốn tới trước khi tôi chết, tôi muốn gặp thầy. Tôi đã không thể gặp được Gurdjieff; ít nhất tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này để gặp thầy." Và thế rồi ông ấy đã tìm ra cơ hội - tiền nào đó tới và ông ấy lập tức xô tới... Và ông ấy đã rất hạnh phúc vì bất kì điều gì tôi nói đều hoàn thành cho mong đợi của ông ấy.

Và thế rồi Pradeepa đã quấy rối ông ấy. Cô ấy hỏi một câu hỏi với tôi về ông ấy, rằng "Sao ông ấy không nhận tính chất sannyas? Khi ông ấy hoà điệu nhiều thế với thầy, sao ông ấy không nhận tính chất sannyas?" Và chỉ vài lời tôi nói và mọi niềm vui của ông ấy biến mất. Ngày hôm sau trong giận dữ ông ấy ra đi - lập tức viết một lá thư rằng, "Tôi bị vỡ mộng rất nhiều. Tôi chưa bao giờ mong đợi rằng thầy sẽ nói những điều như thế."

Nếu tôi nói điều hay về Gurdjieff hay những điều khớp với ý tưởng của ông ấy về Gurdjieff - chúng có thể khớp với Gurdjieff hay không, điều đó không phải là vấn đề - nếu chúng khớp với ý tưởng của ông ấy về Gurdjieff... Ông ấy chưa bao giờ ở cùng Gurdjieff; nếu như ông ấy đã từng ở cùng với Gurdjieff cùng điều sẽ xảy ra ở đó thôi - ông ấy chắc đã nổi giận. Nếu như ông ấy đã không đến đây chắc ông ấy vẫn còn yêu mến và kính trọng với tôi cả đời ông ấy; ông ấy chắc đã chết đi với tình yêu lớn với tôi. Nhưng đây là loại tình yêu gì vậy? Đây không phải là tình yêu thực.

Tình yêu thực có đủ dũng cảm. Nó thậm chí sẵn sàng chết, nói gì tới việc vứt bỏ vài định kiến? Nhưng mọi người níu bám lấy định kiến của họ cứ dường như họ đang mang kho báu lớn lao.

Người thông thái là những người dốt nhất trên thế giới; người dốt không phải là dốt đến thế đâu.

Vishva, bạn phải đang mang tri thức nào đó bên trong bạn - vứt tri thức của bạn đi. Đây không phải là chỗ để mang tri thức của bạn. Đây không phải là chỗ bạn có thể thu thập nhiều thông tin, chỗ bạn có thể trở nên có học nhiều hơn. Đây là chỗ để trở nên hồn nhiên hơn, và thế thì mọi sự sẽ bắt đầu xảy ra rất dễ dàng. Nếu bạn đang mang ý tưởng tinh vi nào đó sâu bên dưới trong vô thức của bạn, thế thì bạn bao giờ cũng nhìn - có thể không có ý thức, có thể không rất chủ ý, nhưng bao giờ cũng nhìn - để được hỗ trợ, được nuôi dưỡng. Và nếu cái gì đó không hỗ trợ, nó gây đau, nó làm bị thương, và lập tức bạn co lại, bạn rút lui khỏi tôi.

Và điều này cứ xảy ra mọi ngày. Mọi người tới gần tôi, họ rút lui; họ tới gần tôi, họ lại rút lui. Trò chơi này cứ xảy ra cho tới chung cuộc họ nhận ra toàn thể sự ngu xuẩn và phí hoài thời gian.

Một thổ dân, làm việc ở chỗ nuôi cừu trong vùng xa xôi hẻo lánh Australia, cưỡi ngựa đi vào ấp, hiển nhiên tức giận, xuống ngựa và chạy về phía ông chủ. "Này, ông chủ, vợ tôi - cô ấy vừa mới sinh đứa con da trắng hoàn toàn!"

"Bình tĩnh ở đó đi, Jacky," ông chủ tự phụ đáp, "những điều này vẫn xảy ra. Anh biết chúng ta có một trăm cừu trắng và tình cờ chúng ta có một con đen... đó chỉ là một trong những điều đó."

Jacky cân nhắc có suy nghĩ một lúc và rồi nói, "Thôi được, ông chủ, tôi sẽ không gây rắc rối cho ông về đứa con da đen và ông không nói gì về chúng là cừu đen!"

Bạn hỏi tôi, Vishva: Cái gì sai với tôi mà tôi không thể thấy được điều thầy đang chỉ cho tôi?

Không cái gì đặc biệt với bạn cả, chỉ cùng vấn đề con người thôi: vấn đề của tâm trí. Nếu bạn thông minh bạn có thể gạt nó sang bên ngay lập tức, ngay bây giờ. Mọi điều được cần là hiểu thấu thông minh, chỉ một thoáng nhìn của khoảnh khắc, và bạn ở ngoài nó - bởi vì tâm trí không giữ bạn, bạn đang giữ tâm trí.

Chuyện xảy ra:

Một người tới Sheik Farid, nhà huyền môn Sufi, một nhà huyền môn Sufi vĩ đại và là người rất kì lạ. Người này nói, "Làm sao tôi có thể thoát ra khỏi xiềng xích của tôi, gắn bó của tôi, ý tưởng của tôi, định kiến của tôi?"

Farid có cách riêng của ông ấy để trả lời mọi thứ. Thay vì trả lời cho người này ông ấy chạy tới chiếc cột trụ ở gần đó, bám vào cột trụ này và bắt đầu kêu to, "Cứu ta khỏi cột trụ!"

Người này không thể nào tin được vào điều đang xảy ra - ông ấy điên hay cái gì? Và ông ấy đang kêu to tới mức mọi người bắt đầu tới từ trên phố. Một đám đông tụ lại và họ hỏi, "Có chuyện gì với ông thế? Ông có phát điên không? Ông đang ôm cột, cột có ôm ông đâu. Ông có thể bỏ nó ra!"

Và người này cũng nói, "Tôi cứ tưởng ông ấy có hiểu biết lớn lao gì và ông ấy dường như chỉ là người điên! Tôi đã hỏi một câu hỏi rất tinh vi, câu hỏi rất tâm linh mà bao giờ cũng được hỏi bởi người tìm kiếm: làm sao thoát ra khỏi gắn bó của tôi với ý tưởng, đồ vật, con người? Và thay vì trả lời tôi ông ấy đơn giản nhảy lên và bám vào cột trụ và bắt đầu kêu la, 'Cứu ta khỏi cột trụ!'"

Farid nhìn người này và ông ấy nói, "Nếu ông có thể hiểu được điều này, thế thì ông không cần câu trả lời nào cả. Về nhà và suy ngẫm về nó đi. Nếu cột trụ không ôm giữ ta, xiềng xích của ông cũng không ôm giữ ông - ông đang ôm giữ chúng. Ta có thể bỏ cột trụ ra - trông ta đang bỏ cột trụ và ta được cứu! Ông cũng bỏ ra..."

Người này phải đã thực sự thông minh - ông ấy đã hiểu. Đã có choáng trong một khoảnh khắc, cách thức câu hỏi này được trả lời, nhưng trong chính cú choáng đó người đó có thể thấy ra vấn đề. Nó xuyên thấu vào chính trái tim người đó.

Người đó chạm chân Farid và nói, "Xong rồi! Tôi đã hỏi cùng câu hỏi này với nhiều mahatma, với nhiều thánh nhân, và họ cho tôi những bài nói lớn lao về nó, và chẳng cái gì xảy ra cả. Và nỗ lực điên khùng của thầy để trả lời tôi đã lập tức làm biến đổi cái gì đó trong tôi. Bây giờ tôi không quay lại với thế giới cũ của tôi nữa, tôi sẽ đi cùng thầy. Tôi đã tìm ra người tôi đi tìm cả đời tôi. Tôi cần người như thầy người có thể đánh tôi thật mạnh, người có thể chỉ ra cho tôi cái ngu xuẩn của tôi."

Vishva, bạn có thể vứt bỏ tâm trí của bạn chính khoảnh khắc này bởi vì tâm trí không thể nắm giữ bạn được. Tâm trí chỉ là cái máy, bộ máy; bạn có thể thoát ra khỏi nó bất kì lúc nào. Nhưng bạn đã đầu tư nhiều vào nó tới mức bạn bám lấy nó, và thế rồi bạn cứ hỏi làm sao thoát ra khỏi nó. Cửa đang mở; chẳng ai ngăn cản bạn cả. Bạn có thể thoát ra khỏi nó! Nhưng thay vì thoát ra khỏi nó bạn đơn giản cứ hỏi, "Làm sao thoát ra khỏi nó?" Không có câu hỏi về "làm sao".

Bất kì khi nào bất kì ai hỏi Phật Gautam, "Làm sao thoát ra khỏi khổ của tôi?" ông ấy bao giờ cũng nói rằng, "Nếu nhà ông cháy, ông có hỏi ai về cách thoát ra khỏi nó không? Ông có đợi câu trả lời có học nào không? Ông có tư vấn kinh sách không? Hay ông sẽ nhảy? Nếu cửa không mở, nếu cửa cũng bắt lửa, ông sẽ nhảy qua cửa sổ. Ông thậm chí sẽ không bận tâm rằng việc nhảy ra khỏi cửa sổ đó có vẻ hơi chút kì lạ. Nếu ông đang trong nhà tắm để tắm và ông đang trần truồng, ông thậm chí sẽ không bận tâm quấn quanh mình chiếc khăn tắm; ông sẽ đơn giản nhảy ra vẫn trần trụi. Và ông sẽ không nghĩ rằng điều này là không lịch sự, là ngược với xã giao, chạy trần truồng; ông sẽ không bận tâm chút nào. Nếu ông hiểu rằng nhà cháy ông sẽ tìm cách. Nhưng ông đơn giản nói, nói về cách thoát ra khỏi khổ; ông không nhận biết về khổ."


Nếu người ta thực sự nhận biết về khổ, không ai có thể ngăn cản được bạn. Và không có nhu cầu trì hoãn. Trì hoãn nghĩa là bạn có tâm trí rất tầm thường. Người thông minh hành động ngay lập tức vì ai biết được về khoảnh khắc tiếp? Ngày mai chẳng bao giờ tới.





Câu hỏi thứ hai:

Osho ơi,

Cái gì sai với hôn nhân? Sao thầy nói chống lại nó thế?

Sunderam,

Hôn nhân là thể chế lớn. Không có hôn nhân cuộc sống sẽ rất trống rỗng. Không có hôn nhân các bạn tất cả sẽ là Phật! Chính hôn nhân giữ thế giới tiếp diễn; nó giữ mọi thứ vận hành. Nó giữ mọi thứ chuyển động, sống động. Thực ra, không có hôn nhân sẽ không có tôn giáo chút nào.

Tôn giáo tồn tại không phải bởi vì Thượng đế hay cho Thượng đế; nó là vì hôn nhân. Hôn nhân tạo ra nhiều khổ tới mức người ta phải thiền; thiền là sản phẩm phụ. Không có hôn nhân, ai bận tâm tới thiền? Để làm gì? Bạn sẽ phúc lạc rồi! Không có hôn nhân sẽ không có từ bỏ, Phật chắc đã không rời bỏ thế giới - để làm gì? Vợ ông ấy, Yashodhara, phải đã tạo ra tình huống này - Mahavira chắc đã không trốn lên núi. Không có hôn nhân chắc đã không có Phật, không có Mahavira. Nghĩ mà xem: lịch sử chắc đã rất bằng phẳng, không vị mặn nào, vô vị. Hôn nhân giữ cho toàn thể "nỗi buồn miệt mài" cứ tiếp diễn mãi. Mọi người gọi nó là "cuộc vui miệt mài"...

Tôi không chống lại hôn nhân - không có hôn nhân, chín mươi chín phần trăm chuyện đùa sẽ biến mất khỏi thế giới. Làm sao tôi có thể chống hôn nhân được? Tôi ủng hộ tất cả cho nó.

Sunderam, hôn nhân làm cho nhiều thứ thành có thể.

"Hôn nhân là quá trình tìm ra vợ bạn sẽ ưa chuộng loại đàn ông nào!" Nó là tấm gương.

Uống rượu trong quán rượu, hai người bạn tán gẫu về cuộc sống.

"Ai giới thiệu cậu với vợ cậu?" người này hỏi.

Người kia nói, "Chúng tôi gặp nhau tình cờ. Tôi không thể trách được ai khác."

Hai đàn bà đang tán gẫu ở hiệu làm đầu.

Một người nói, "Chồng tôi du hành nhiều lắm. Anh ấy dành một tháng ở nhà trong cả năm!"

"Một tháng à?" người kia kêu lên. "Điều đó chắc làm cho chị rất bực mình."

"Không... một tháng qua nhanh ấy mà!"

Bác sĩ và vợ ông ta đang đi trên phố thì họ đi qua một người đàn bà đẹp không thể tưởng được. Cô ấy có vú lớn, thân thể xinh và khuôn mặt đẹp. Cô ấy dường như có chút ít tự ý thức về vẻ đẹp của mình và khi cô ấy đi qua bên cạnh bác sĩ cô ấy mỉm nụ cười quen thuộc.

"Cô ấy là ai vậy?" vợ hỏi.

Hơi xấu hổ, bác sĩ trả lời, "Một khách hàng."

"Em biết," vợ đáp, "nhưng cô ấy là khách hàng của anh hay anh là khách hàng của cô ấy?"

Trong một thành phố nhỏ ở lãnh thổ Brazil, một đôi đang ngồi trên ghế dài bên ngoài nhà tận hưởng ánh trăng. Maria quay sang Ze và nói, "Ze, anh có biết cái gì đó không? Ngày mai sẽ là năm thứ hai mươi nhăm chúng ta kết hôn đấy!"

Và Ze trả lời, "Ừ!"

"Hai mươi nhăm năm... Úi giời! Ze, nó là nhiều đấy!"

"Ừ!"

"Trông đấy, Ze, sao chúng ta không bắt con gà nào đó trong sân và giết chúng cho ngày mai?"

"Sao vậy, Maria? Lũ gà đáng thương... đấy không phải là lỗi của chúng!"

"Này!" Satan kêu to với người mới tới. "Ông hành động cứ như ông làm chủ chỗ này."

"Tôi làm đấy," câu trả lời đưa tới. "Vợ tôi đã trao nó cho tôi trước khi tôi chết."

Bây giờ, không hôn nhân mọi chuyện đùa này sẽ biến mất. Không hôn nhân sẽ không có khổ - và không có tiếng cười nữa. Sẽ có nhiều im lặng thế... nó sẽ là niết bàn trên trái đất! Hôn nhân giữ cho hàng nghìn thứ tiếp diễn: tôn giáo, nhà nước, chiến tranh, văn học, phim ảnh, khoa học; mọi thứ, thực ra, tuỳ thuộc vào thể chế của hôn nhân.

Tôi không chống lại hôn nhân; tôi đơn giản muốn bạn nhận biết rằng có khả năng đi ra ngoài nó nữa. Nhưng khả năng đó cũng mở ra chỉ bởi vì hôn nhân tạo ra nhiều khổ cho bạn, nhiều phiền não và lo âu cho bạn tới mức bạn phải học cách siêu việt lên trên nó. Nó là lực đẩy lớn cho siêu việt. Hôn nhân không phải là không cần thiết; nó được cần để đem bạn về với ý thức của bạn, để đem bạn về lành mạnh của bạn. Hôn nhân là cần thiết và vậy mà có một điểm nơi bạn phải siêu việt lên trên nó nữa. Nó giống như chiếc thang. Bạn đi lên thang, nó đưa bạn lên, nhưng có một khoảnh khắc khi bạn phải bỏ lại chiếc thang đằng sau. Nếu bạn cứ bám lấy thang, thế thì có nguy hiểm.

Học cái gì đó từ hôn nhân đi. Hôn nhân đại diện cho toàn thế giới trong dạng thu nhỏ: nó dạy bạn nhiều điều. Duy nhất người tầm thường không học được gì. Bằng không nó sẽ dạy bạn rằng bạn không biết yêu là gì, rằng bạn không biết cách quan hệ, rằng bạn không biết cách trao đổi, rằng bạn không biết cách giao cảm, rằng bạn không biết cách sống với người khác. Nó là tấm gương: nó chỉ ra khuôn mặt của bạn cho bạn trong mọi khía cạnh khác nhau của nó. Và nó tất cả đều được cần cho trưởng thành của bạn. Nhưng người vẫn còn níu bám lấy nó mãi mãi vẫn còn chưa chín chắn. Người ta phải đi ra ngoài nó nữa.

Hôn nhân về căn bản nghĩa là bạn chưa có khả năng ở một mình; bạn cần người khác. Không có người khác bạn cảm thấy vô nghĩa và có người khác bạn cảm thấy khổ. Hôn nhân thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan! Nếu bạn một mình bạn khổ; nếu bạn ở cùng nhau bạn khổ.

Nó dạy cho bạn thực tại của bạn, rằng cái gì đó sâu bên trong bạn cần biến đổi để cho bạn có thể phúc lạc một mình và bạn có thể phúc lạc cùng nhau. Thế thì hôn nhân không còn là hôn nhân nữa vì thế thì nó không còn tù túng. Thế thì nó là chia sẻ, thế thì nó là tình yêu. Thế thì nó cho bạn tự do và bạn cho tự do được cần tới cho sự trưởng thành của người khác.

Hôn nhân bình thường là tù túng vô ý thức: bạn không thể sống một mình cho nên bạn trở nên phụ thuộc vào người khác; người khác không thể sống một mình cho nên người đó trở nên phụ thuộc vào bạn. Và chúng ta ghét người mà chúng ta phụ thuộc vào; không ai thích phụ thuộc vào bất kì ai. Ham muốn sâu nhất của chúng ta là có tự do, tự do toàn bộ - và phụ thuộc là chống lại tự do. Mọi người đều ghét phụ thuộc, và đó là lí do tại sao các đôi liên tục đánh nhau, không biết tại sao họ đánh nhau. Họ phải thiền về nó, họ phải suy tư về nó, tại sao họ đánh nhau. Mọi thứ chỉ là cái cớ cho đánh nhau. Nếu bạn đổi cớ này, cớ khác sẽ được tìm ra; nếu không cớ nào còn lại thế thì các cớ sẽ được bịa ra, nhưng bằng cách nào đó đánh nhau phải có đó.

Đánh nhau có lí do nền tảng mà chẳng liên quan gì tới bất kì cái gì khác. Lí do nền tảng là bạn ghét người bạn phải bị phụ thuộc vào. Bạn không muốn thừa nhận điều đó - bạn không muốn thừa nhận sự kiện rằng bạn ghét người bạn tin bạn yêu. Bạn ghét đơn giản bởi vì chính người kia cản trở, xác định lãnh thổ của bạn, giữ bạn bị giới hạn, làm cho bạn cảm thấy bị giới hạn từ mọi phía. Tự do của bạn bị làm què quặt và tê liệt. Làm sao bạn có thể yêu được người khác? Và cùng điều đó bạn đang làm cho người khác. Làm sao người khác có thể yêu bạn được?

Hôn nhân là giáo huấn lớn; nó là cơ hội để học cái gì đó: để học rằng phụ thuộc không phải là yêu, rằng phụ thuộc nghĩa là xung đột, giận dữ, cuồng nộ, hận thù, ghen tị, sở hữu, chi phối. Và người ta phải học không phụ thuộc. Nhưng với điều đó bạn sẽ cần tính thiền lớn lao để cho bạn có thể phúc lạc thế theo cách riêng của bạn mà bạn không cần tới người khác. Khi bạn không cần người khác, sự phụ thuộc biến mất. Một khi bạn không cần người khác bạn có thể chia sẻ niềm vui của bạn - và chia sẻ là đẹp.

Tôi muốn một loại quan hệ khác trong thế giới. Tôi gọi nó là nối quan hệ chỉ để làm cho nó khác với loại quan hệ cũ của bạn. Tôi muốn một loại hôn nhân khác trong thế giới. Tôi sẽ không gọi nó là hôn nhân bởi vì từ đó đã trở nên bị đầu độc. Tôi muốn gọi nó chỉ là tình bạn; không tù túng pháp lí, chỉ là sự cùng nhau đáng yêu; không hứa hẹn về ngày mai - khoảnh khắc này là đủ. Và nếu bạn yêu nhau khoảnh khắc này và nếu bạn tận hưởng nhau khoảnh khắc này, nếu bạn có thể chia sẻ với nhau khoảnh khắc này, khoảnh khắc tiếp sẽ được sinh ra từ nó; nó sẽ trở nên ngày một giầu có hơn. Khi thời gian qua đi, tình yêu của bạn sẽ trở nên sâu sắc hơn, nó sẽ bắt đầu có chiều hướng mới, nhưng nó sẽ không tạo ra bất kì tù túng nào.

Do đó cách nhìn của tôi về nhân loại mới không có chỗ nào cho loại hôn nhân cũ hay loại gia đình cũ bởi vì chúng ta đã chịu đựng đủ rồi. Tôi biết hoàn toàn rõ rằng đàn ông và đàn bà sẽ cần ở cùng nhau, nhưng không từ nhu cầu, mà từ niềm vui tràn ngập; không từ nghèo nàn mà từ giầu có - bởi vì bạn có nhiều tới mức bạn phải cho. Cũng như khi đoá hoa mở ra, hương thơm của nó được toả ra theo gió vì nó tràn đầy hương thơm thế nó phải toả ra thôi. Hay khi mây tới trên bầu trời nó mưa rào xuống; nó phải mưa rào thôi - nó tràn đầy nước mưa thế nó phải chia sẻ.

Mãi cho tới giờ chúng ta đã không giúp cho con người biết tình yêu là gì; ngược lại chúng ta đã ép buộc con người phải có hôn nhân. Hôn nhân phải là điều đầu tiên và thế rồi tình yêu sẽ tới theo cách riêng của nó. Đó là toàn thể ý tưởng đã được chứng tỏ sai toàn bộ. Con người đã sống trong địa ngục trong hàng thế kỉ. Con người đã trở nên quen, điều đó là đúng, thực ra quen thuộc nhiều tới mức chính ý tưởng về thế giới không hôn nhân gây choáng cho con người.

Mới hôm nọ tôi nhận được một bức thư viết, "Nếu hôn nhân biến mất và gia đình biến mất, điều gì sẽ xảy ra cho con cái?" Điều gì đã xảy ra cho con cái với hôn nhân và với gia đình? Mọi đứa trẻ được sinh ra đẹp thế, hồn nhiên thế, thông minh thế, và gia đình và hôn nhân phá huỷ chúng. Chúng bắt đầu thấy bố và mẹ chúng liên tục cãi nhau, chì chiết. Chúng trở nên quen với điều đó và chúng sẽ lặp lại cùng hình mẫu này trong đời chúng.

Tôi muốn hôn nhân được thay thế bằng đặt quan hệ và gia đình được thay thế bằng công xã nhỏ. Chẳng hạn, công xã này: vài trăm người sống cùng nhau, làm việc cùng nhau, sản xuất cùng nhau, sáng tạo cùng nhau. Trẻ con sẽ không bị giới hạn vào những gia đình nhỏ, trẻ con sẽ thuộc vào toàn thể công xã. Không phải là chúng sẽ không nhận được sự yêu mến từ bố và mẹ chúng - chúng sẽ nhận được nhiều yêu mến hơn từ bố và mẹ chúng, vì bố và mẹ cũng không bị nặng gánh với con cái, và chúng cũng nhận được yêu mến từ mọi người khác.

Toàn thể ý tưởng này về 'con tôi' cũng là có tính bản ngã. Trẻ con nên thuộc về công xã. Và công xã nên quyết định cần bao nhiều trẻ con; điều đó không thể được để lại bây giờ cho riêng từng gia đình, bằng không thế giới sẽ trở nên ngày một địa ngục hơn. Và công xã cũng nên quyết định rằng ai là người có quyền làm bố mẹ trẻ con, cho sinh ra trẻ con. Điều đó sẽ quyết định một cách khoa học người đàn ông có thể trở thành bố, người đàn bà có thể trở thành mẹ. Mọi đàn ông không nhất thiết là bố, mọi đàn bà không nhất thiết là mẹ, nhưng họ có thể là mẹ cho những đứa con của toàn thể công xã, họ có thể là bố cho những đứa con của toàn thể công xã.

Chúng ta có thể có trẻ con tốt hơn, mạnh khoẻ hơn, thông minh hơn, tài năng hơn, đẹp hơn, nếu chúng ta dùng chút ít khoa học, điều sẵn có bây giờ. Bây giờ, cứ sinh sản như con vật là rất nguyên thuỷ, điều đó là tuyệt đối ngớ ngẩn. Và cũng không có nhu cầu rằng hai người đang yêu phải sinh con, vì bây giờ có các cách thức khoa học. Nếu bạn có thể có con trai thông minh như Albert Einstein thế thì tại sao bận tâm rằng bạn nên cho sinh con từ nhiễm sắc thể riêng của bạn? Sao nó không thể được cho việc sinh qua tế bào của Albert Einstein? Cũng như người chết hiến mắt họ, họ có thể hiến nhiễm sắc thể của họ, điều sẽ là hay. Những nhiễm sắc thể đó có thể được gìn giữ hàng nghìn năm; không có vấn đề trong nó. Và chúng ta có thể cứ cải tiến giống nòi con người. Chúng ta đang làm điều đó khi có liên quan tới con vật; bạn có thể thấy sự khác biệt.

Ở Ấn Độ, bạn nhìn bò cái mà xem... và những người Ấn Độ ngu xuẩn nghĩ rằng họ kính trọng bò cái. Như họ gọi chúng là mẹ, có vậy thôi; bằng không con bò nghèo nhất trên thế giới là bò Ấn Độ, chết đói, ốm yếu, cho ít sữa tới mức việc giữ chúng là không kinh tế, tuyệt đối không kinh tế. Nhưng trên khắp thế giới bất kì chỗ nào khoa học bước vào, bò tốt hơn, bò đực tốt hơn, chó tốt hơn, con vật tốt hơn đã trở thành sẵn có.

Cùng điều đó là có thể với con người. Không có nhu cầu cứ vương vấn các ý tưởng cũ. Chúng ta có thể chấm dứt việc những người như Adolf Hitler, Genghis Khan, Nadir Shah được sinh ra vì tế bào đầu tiên của người bố là có tính quyết định, trứng của người mẹ có tính quyết định. Bây giờ có thể quyết định được loại trẻ con nào sẽ được sinh ra. Nó có là một Adolf Hitler hay một Albert Einstein? Toàn thể tương lai của nó có thể được đọc - điều đó gần như có thể được dự đoán.

Chỉ một điều sẽ còn lại không thể dự đoán được mãi mãi, đó là chứng ngộ của người đó; điều đó sẽ vẫn còn không thể dự đoán được. Bằng không mọi thứ sẽ là có thể dự đoán được. Nhưng chúng ta có thể cho sinh thành ra những người thông minh hơn, mạnh khoẻ hơn. Tất nhiên thế thì có nhiều khả năng của việc họ trở nên chứng ngộ, của việc họ trở thành chư Phật.

Chúng ta phải thay đổi toàn thể cấu trúc của nhân loại từ chính gốc rễ. Hôn nhân phải đi theo cách nó đã tồn tại mãi cho tới giờ và một khái niệm mới toàn bộ phải được đưa vào. Chỉ thế thì con người mới mới có thể được sinh ra trên trái đất.

Câu hỏi thứ tư:

Osho ơi,

Thầy có biết tiếng Italy không?

Michael Potato,

Tôi không biết nhiều tiếng Italy đâu, nhưng chút ít mà tôi biết là vừa hay tới mức tôi muốn biết nó thêm nữa. Nhưng tôi là người lười - tôi không thể học được cái gì. Thực ra, dù tôi là bất kì cái gì, tôi là vậy vì tôi đã học chỉ một điều: cách cứ dỡ bỏ đi. Dù tôi là bất kì cái gì, tôi là vậy qua quá trình dỡ bỏ. Tôi chắc đã yêu thích biết tiếng Italy; nó dường như hay. Nhưng bây giờ không có khả năng nào. Chỉ chút ít thôi - không nhiều gì mấy...

Một ông già Italy và một thanh niên Italy đang ngồi bên ngoài cửa hàng cà phê xem đàn bà đi qua.

Ông già Italy hỏi anh thanh niên, "Này, Giuseppe, anh thích mông-a béo-a to-a không?"

Anh thanh niên trả lời, "Không, tôi thích mông-a nhỏ-a xinh!"

Thời gian trôi qua và ông già Italy hỏi, "Anh thích núm vú-a tẹt to-a không?"

"Không," anh thanh niên Italy trả lời, "Tôi thích núm vú-a nhỏ xinh!"

Một thời gian lại trôi qua và ông già hỏi, "Anh thích hơi thở-a mùi tỏi-a không?"

"Không, tôi thích hơi thở-a ngọt-a dễ chịu."

Thế là ông già Italy nói, "Nếu anh không-a thích-a mông-a béo-a to-a, anh không-a thích-a núm vú-a tẹt-a lớn-a, và anh không-a thích-a hơi thở-a mùi tỏi-a, thế thì làm sao anh cứ-a đéo vợ tôi-a?"

Ngần ấy tiếng Italy... không nhiều hơn thế! Nhưng đây là đủ cho mục đích của tôi.

Câu hỏi thứ năm:

Osho ơi,

Điều thầy đang nói và làm ở đây dường như không phải là triết lí hay tôn giáo với tôi chút nào.

Đức Chuối tôn kính,

Một lần, để cho có sự thay đổi, bạn là đúng, thưa ngài. Nó không phải là triết lí, nó không phải là tôn giáo, nó là hiện tượng khác toàn bộ. Tôi không quan tâm tới triết lí chút nào vì triết lí đã không làm gì phục vụ cho nhân loại, nó chỉ rót đầy tâm trí mọi người với những huyên thuyên và tiếng ồn không cần thiết. Nó đã không cho con người biến đổi triệt để nào, nó cho bạn chỉ cảm giác giả về biết. Nó là hiện tượng giả và nó ngăn cản bạn tìm kiếm chân lí thực vì bạn trở nên nghiện với lời thế, bạn quên toàn bộ rằng chân lí không phải là lời, rằng Thượng đế không phải là lời, rằng tình yêu không phải là lời. Triết gia trở nên ngày một lắm lời hơn. Ông ấy trở thành đầy lời thế, ông ấy quên mất hoàn toàn bản thể của mình. Ông ấy bị bao quanh bởi lời, đám mây các lí thuyết, giả thuyết, tất cả đều giả vờ là có tính kết luận, nhưng không cái nào trong chúng có tính kết luận.

Triết lí đã không đạt tới bất kì kết luận nào và nó sẽ không bao giờ đạt tới - nó là bài tập trong vô tích sự hoàn toàn. Nó là cái tên hay nếu bạn muốn chơi trò chơi trí tuệ, và thể dục trí tuệ; nó là việc chẻ đôi sợi tóc.

Nhưng tôi không quan tâm tới nó chút nào - và tôi biết nó từ bên trong: tôi đã từng là sinh viên triết học và giáo sư triết học nữa. Tôi biết nó như người bên trong rằng hầu hết hoạt động vô dụng trong thế giới đều là triết lí, điều không sáng tạo nhất, điều giả vờ nhất - nhưng rất đáp ứng bản ngã, cho bạn những ý tưởng lớn lao về thông thái mà không làm bạn trí huệ chút nào.

Khi P.D. Ouspensky gặp George Gurdjieff lần đầu tiên ông ấy đã là một triết gia nổi tiếng thế giới, một nhà toán học. Ông ấy đã viết cuốn sách quan trọng nhất của ông ấy, Tertium Organum. Cuốn sách này thực sự là cực kì hay; nếu bạn quan tâm tới triết lí, thế thì nó là duy nhất. Người quan tâm tới triết lí, nếu người đó bỏ lỡ Tertium Organum của P.D. Ouspensky, người đó bỏ lỡ cái gì đó rất có ý nghĩa.

Ouspensky giới thiệu cuốn sách của mình, Tertium Organum, cho Gurdjieff. Ông này chỉ nhìn vào đây đó trong năm phút, ném cuốn sách đi và nói với Ouspensky, "Ông cầm lấy tờ giấy này, đi sang phòng bên. Trên một mặt ông viết điều ông đích xác biết và trên mặt kia ông viết điều ông đích xác không biết. Nếu ông biết Thượng đế, viết điều đó vào mặt này; nếu ông không biết Thượng đế, viết điều đó vào mặt kia. Và như vậy với chân lí, tình yêu, chứng ngộ, bất tử."

Ouspensky có chút ít phân vân, chút ít bị choáng, bị xúc phạm nữa, bởi vì cuốn sách vĩ đại của ông ấy bị quẳng đi cứ dường như nó chỉ là điều kinh tởm. Và tôi có thể hiểu được: ông ấy phải đã cảm thấy rất bị tổn thương. Nhưng bây giờ ông ấy đã tới để gặp con người kì lạ này, ông ấy muốn thử điều ông ấy được yêu cầu. Ông ấy đi sang phòng bên với cây bút chì và tờ giấy. Lần đầu tiên trong đời mình, ông ấy nói, "Tôi trở nên nhận biết rằng tôi không biết cái gì chút nào. Hôm đó là đêm nước Nga lạnh lẽo; tuyết rơi bên ngoài. Ngay cả bên trong phòng cũng là không độ..." Nhưng ông ấy bắt đầu vã mồ hôi. Một người nổi tiếng thế giới không thể viết ra được một lời - tình yêu, chứng ngộ, chân lí, Thượng đế - trên phía đó mà Gurdjieff đã bảo, "Viết trên mặt này nếu ông biết" - không một lời!

Sau một giờ ông ấy bước ra với tờ giấy trống rỗng, đưa nó lại cho Gurdjieff và nói, "Tôi rất tiếc, nhưng ông thực sự là người kì lạ! Ông đã làm phép màu! Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng tôi không biết gì."

Gurdjieff bắt đầu cười và ông ấy nói, "Làm sao ông đã viết ra cuốn sách hay thế? Dễ dàng viết ra cuốn sách hay, dễ dàng triết lí hoá; điều đó dễ dàng hơn nếu ông không biết. Nếu ông biết, nó trở thành khó hơn."

Ouspensky trở thành đệ tử của Gurdjieff, chấp nhận dốt nát của mình.

Gurdjieff nói đó là điều kiện đầu tiên phải được hoàn thành bởi đệ tử: rằng người đó phải chấp nhận dốt nát của mình; chỉ thế thì mọi sự mới có thể được làm, chỉ thế thì mới có khả năng của trưởng thành bên trong. Cái giả phải được biết là giả; chỉ thế thì cái thực mới có thể được hiểu là thực.

Tôi không phải là triết gia. Người của tôi ở đây không phải là triết gia. Vâng, thỉnh thoảng tôi đùa về triết lí, có vậy thôi...

Một người bước vào trong quán rượu, đi qua phòng, bước lên tường đằng xa, rồi đi qua trần, đi ngược xuống tường bên cạnh cửa sổ và bỏ đi không nói lấy một lời.

"Ông thấy điều đó không? Không thể nào tin được!" người đứng quầy sửng sốt nói với một triết gia địa phương.

"Chắc chắn, tôi đã thấy điều đó - điều đó thực sự khủng khiếp!" triết gia nói. "Ông ấy đi giầy vàng với tất hồng!"

Viên hạ sĩ triệu tập lính tới đứng nghiêm và yêu cầu một người tình nguyện để hoàn thành một sứ mệnh nguy hiểm.

Sau vài khoảnh khắc anh ta đi tới trước một lính và nói, "Chúc mừng, anh bạn bạo dạn! Tôi đã nghe nói về anh, rằng anh là triết gia lớn. Anh là người duy nhất đã bước ra! Bây giờ anh đã chứng tỏ lòng dũng cảm của anh và khí khái của anh với tôi."

Người lính triết gia nhìn quanh trong sự ngạc nhiên, rồi trả lời, "Này, hoá ra là những người khác tất cả đã bước lùi lại!"

Triết gia sống trong một loại giấc ngủ sâu, giấc ngủ. Ông ta không nhận biết rằng mọi người đã bước lùi. Ông ta phải đã không ở đó; ông ta phải đã ở đâu đó khác.

Wendel Holmes, một chánh án của toà thượng thẩm của Mĩ, rất nổi tiếng, nổi tiếng rất nhiều ở Mĩ vì thái độ triết lí của ông ấy với cuộc sống. Một hôm ông ấy rời khỏi phòng xử án và đi ra ga tầu hoả để lên chuyến tầu tốc hành. Một giờ sau, khi tầu hoả đi qua qua vùng quê Maryland, người soát vé vào khoang của ông ấy và đề nghị cho xem vé. Holmes tìm khắp mọi túi và ví, mà không thể nào tìm ra vé. Cái nhìn lo âu thoáng qua khuôn mặt ông ấy.

Người soát vé, người đã nhận ra Holmes từ bài tường thuật trên báo chí, nói, "Thôi được, không cần lo về vé, ông Holmes. Tôi chắc chắn ông quên mua vé ở ga rồi. Tôi có thể bán cho ông một vé bây giờ."

Cái nhìn lo lắng của Holmes đã trở nên sâu hơn. Trong giọng nói lúng túng ông ấy nói, "Vé không phải là điều làm tôi lo lắng. Tôi vừa mới nhận ra tôi không biết tôi đang đi đâu."

Triết gia chưa bao giờ biết nơi họ đi.

Chuối tôn kính, tôi có thể hiểu được mối quan tâm của bạn rằng mọi sự ở đây dường như không có tính triết lí - chúng không có đâu. Đó là công xã có tính tồn tại. Chúng tôi tin cậy vào sự tồn tại, không vào triết lí.

Và bạn nói nó dường như không tôn giáo nữa.

Điều đó nữa cũng đúng. Nó không phải là tôn giáo theo nghĩa Ki tô giáo đang vậy, nó không phải là tôn giáo theo nghĩa Hindu giáo đang vậy, nó không phải là tôn giáo theo nghĩa Mô ha mét giáo đang vậy. Nó không phải là chủ nghĩa cuồng tín: không có tín điều, không có niềm tin. Nó là tôn giáo theo nghĩa Phật là tôn giáo, nó là tôn giáo theo nghĩa Jesus là tôn giáo, nó là tôn giáo theo nghĩa Cát Hồng là tôn giáo. Nó không là tôn giáo mà là tính tôn giáo, không phải là vấn đề niềm tin mà là vấn đề về sống.

Tôn giáo với tôi không phải là nghi lễ. Nếu bạn tìm bất kì nghi lễ nào, không nghi lễ nào tồn tại ở đây. Với tôi tôn giáo là sáng suốt, sáng suốt trong cái đẹp của sự tồn tại, sáng suốt trong điều huyền bí vô cùng bao quanh chúng ta, sáng suốt trong bản thể riêng của bạn và trong bản thể của người khác. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì giáo điều nào, bất kì niềm tin nào, bất kì tín điều nào, bất kì sùng bái nào - nó không phải là sùng bái chút nào - nó chỉ là hiện tượng khác toàn bộ.

Chúng ta đang cố sống cuộc sống thiền, làm việc theo cách bình thường nhưng làm nó với phẩm chất khác.

Mọi người đang làm việc trong bếp, lau nhà vệ sinh, hay trong xưởng mộc hay trong cửa hiệu hay trong lò bánh hay trong vườn - chỉ loại hoạt động bình thường, nhưng với phẩm chất khác: với niềm vui, với im lặng, với tình yêu, với phúc lạc, với điệu vũ trong tim họ, với lễ hội.

Với tôi, đó là tôn giáo thực: có khả năng mở hội cuộc sống là tôn giáo. Trong chính việc mở hội đó bạn tới gần với Thượng đế. Nếu người ta có khả năng mở hội, Thượng đế là không xa xôi gì; nếu người ta không có khả năng mở hội cuộc sống, thế thì Thượng đế không tồn tại cho người đó. Thượng đế chỉ xuất hiện trong mở hội sâu sắc, khi bạn đầy niềm vui tới mức mọi khổ đã rời bỏ bạn, mọi bóng tối đã rời bỏ bạn. Khi bạn tràn đầy tới mức không có trống rỗng trong bạn, tới mức bạn đã bắt đầu cảm thấy ý nghĩa của điều bình thường, sự tồn tại thường ngày, khi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắp bạn sống một cách toàn bộ, mãnh liệt, đam mê, thế thì Thượng đế là sẵn có.

Thượng đế không phải là người nhưng chỉ là kinh nghiệm, kinh nghiệm về điều huyền bí tràn ngập, điều huyền bí không thể thăm dò được. Nó không phải là triết lí theo nghĩa bình thường, nó không phải là tôn giáo theo nghĩa bình thường. Nó là triết lí theo nghĩa thực nhất của từ này - triết lí nghĩa là tình yêu về trí huệ; thế thì nó là triết lí. Tôn giáo, từ này, chính từ này, nghĩa là trong hoà điệu. Nó bắt nguồn từ religere: ở trong hài hoà sâu sắc với cái toàn thể, ở trong hôn nhân với cái toàn thể, ở trong quan hệ với cái toàn thể, để quên đi bản ngã của bạn và sự tách rời của bạn. Thế thì nó là tôn giáo.

Câu hỏi cuối cùng:

Osho ơi,

Xin kể cho chúng tôi vài chuyện đùa về Jesus Christ mà chỉ được ghi lại trong hồ sơ Akashic.

Masta,

Được.

Một sự kiện ít được biết tới là Jesus Christ gần như được gọi là Manny ngay sau khi sinh. Ngay trước khi ông ấy có, tuy nhiên, ai đó bước qua chuồng ngựa ngó nhìn vào bên trong để xem điều diễn ra. Thọc ngón chân mình vào tảng đá sắc ông ta kêu lên, "Jesus!"

"Ồ, đó là cái tên hay," Mary nói. "Chúng ta sẽ gọi nó là thế."

Jesus bước vào trong một khách sạn, ném một số đinh lên quầy và nói, "Các ông có thể treo tôi lên trong đêm được không?"

Jesus đang nghỉ trên bờ hồ Galilee. Một nhóm trẻ con gần đó cười đùa, té nước vào ông ấy và gây ra nhiều tiếng ồn.

Peter, bực mình, quát chúng, nhưng Jesus bảo ông ấy thôi đi và nói, "Để lũ trẻ tới gần ta..."

Tiếng ồn, tiếng té nước, vân vân, tiếp tục thậm chí còn nhiều hơn trước. Chung cuộc, Peter, mệt mỏi và rất bực, cố gắng xô chúng đi, nhưng Jesus lại dừng ông ấy lại và nói, "Peter, ta bảo ông cứ để cho lũ trẻ tới gần ta - để cho ta có thể đá đít chúng!"

Xem Tiếp Chương 10Quay Về Mục Lục Tập 2

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post