Chương 1. Đất Trời Không Tách Rời

Chương 1. Đất Trời Không Tách Rời

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Nam Tuyền (Nansen)

Điểm Khởi Hành – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 1. Đất Trời Không Tách Rời









Nghe hoặc Tải MP3 'Nam Tuyền (Nansen) – Điểm Khởi Hànhê


Osho ơi,

Vào một ngày nào đó, tất cả các sư trong đạo tràng của Nam Tuyền đều tham gia vào việc chuẩn bị cho ngày hôm sau - ngày giỗ của Mã Tổ.

Nam Tuyền nói với các đệ tử của mình, "Mai chúng ta sẽ cúng đồ chay cho thầy Mã Tổ. Các ông có cho rằng thầy sẽ tới không?"

Không ai trả lời cả. Nhưng trong nhóm đó có một thanh niên, một sư lang thang, tên là Động Sơn. Anh ta bước ra và nói, "Thầy sẽ đợi người đồng hành tới."

Nam Tuyền bình, "Mặc dầu người này còn trẻ, anh ta đủ phẩm chất cho việc rèn luyện."

Động Sơn đáp, "Thầy tôn kính không nên chèn ép người tốt bằng việc coi người đó là kẻ không có giá trị gì."

Maneesha, trong lịch sử dài lâu của Thiền có những cột mốc. Mahakashyapa là cột mốc đầu, nhưng không mấy điều được biết về ông ấy - trong kinh sách Phật giáo ông ấy chỉ được nhắc tới mỗi một lần. Chỉ mỗi một lần nhắc tới vậy mà ông ấy vẫn được coi là đệ tử vĩ đại nhất của Phật Gautam.

Trong hai mươi năm ông ấy đã không nói lấy một lời, không câu hỏi, chỉ ngồi bên cạnh Phật Gautam. Ngay cả Phật Gautam cũng băn khoăn: "Đây là anh chàng lạ kì - anh ta thậm chí chẳng nói lấy lời chào; có hàng nghìn sư, họ tất cả đều tới với câu hỏi, vấn đề, nhưng người này dường như chẳng có câu hỏi nào." Nhưng trong im lặng hoàn toàn đó, mọi sự đã xảy ra.

Mahakashyapa dũng cảm vô cùng để hoàn toàn im lặng trong hai mươi năm, thậm chí không hỏi thầy, mà chỉ đợi: "Bất kì khi nào thời gian chín muồi, thầy sẽ chuyển trao chân lí." Và điều đó đã xảy ra, và điều đó đã xảy ra theo cách kì lạ.

Hoàng đế Prasenjita đã tới cúng dường cho Phật Gautam vài đoá hoa trái vụ. Và đồng thời một triết gia vĩ đại, người mà mãi cho tới lúc đó Prasenjita vẫn tin là thầy giáo của mình, đã tới cùng với Prasenjita.

Prasenjita giới thiệu thầy của mình, Maulingaputta, và nói với Phật Gautam, "Ta xin bày tỏ lòng biết ơn là thầy đã ở trong vương quốc của ta; cho ta biết liệu có cần gì cho hội đoàn lớn các sư ở đây không. Một điều nữa ta muốn hỏi thầy: Ta đã đưa thầy giáo của ta tới, Maulingaputta, và thầy đã tới với năm trăm người đi theo của mình. Thầy là một triết gia vĩ đại, một con người với hiểu biết vô biên, rất lưu loát trong thảo luận về mọi điều. Ta cầu xin thầy cho ông ấy một cơ hội thảo luận về những vấn đề tối thượng với thầy."

Phật Gautam quay sang Maulingaputta và nói, "Ta sẵn sàng. Nhưng ông có sẵn sàng không?" Maulingaputta không thể hiểu được sự sẵn sàng nào được cần vậy.

Phật Gautam nói, "Sẵn sàng nghĩa là ông liệu có khả năng im lặng, im lặng hoàn toàn, không một ý nghĩ thoáng qua tâm trí ông không?"

Ông ấy nói, "Ý nghĩ là cuộc sống của tôi, tôi là nhà tư tưởng; triết lí là nghề của tôi. Tất cả những điều tôi biết về tâm trí là ở chỗ nó là tiến trình suy nghĩ. Bên ngoài điều đó tôi không biết im lặng gì mà ông đang nói tới."

Thế rồi Phật nói, "Ông không sẵn sàng rồi. Và điều đó sẽ là cuộc đối thoại rất kì lạ. Từ trên đỉnh đồi ta nói to với ông, còn từ thung lũng tối tăm ông sẽ trả lời ta - không có hiểu biết về ta. Cho nên trước hết, chúng ta đi tới điểm nơi tâm thức chúng ta ở cùng một mức đi."

Điều đó thật thuyết phục và ngay cả Prasenjita cũng nói, "Phật Gautam phải đấy. Nhưng phải làm gì đây?"

Phật Gautam nói, "Chẳng phải làm gì cả. Chỉ ngồi im lặng bên cạnh ta trong hai năm. Nhiều người sẽ tới rồi đi, và hỏi - ông đừng bận tâm về bất kì cái gì. Công việc của ông đơn giản là quan sát và im lặng. Không một lời trong hai năm."

Vào lúc đó Mahakashyapa, đang ngồi dưới gốc cây, bắt đầu cười phá lên, không thể dừng được... Cả hội chúng sửng sốt - họ thậm chí chưa bao giờ nghe ông ấy nói, ông ấy đã chẳng nói gì với ai cả. Bạn có thể nói điều gì đó, ông ấy sẽ không trả lời; ông ấy sẽ không chú ý tới ai cả. Mọi người đã chấp nhận ông ấy như một anh chàng kì lạ. Nhưng điều gì đã xảy ra vậy? Đột nhiên, chẳng từ đâu cả... Và ông ấy cười, tiếng cười giòn tan thế, âm vang trong im lặng đó của cả hội chúng. Maulingaputta nói, "Sao đệ tử của ông lại cười?" Phật nói, "Ông có thể đích thân hỏi ông ấy." Đây là duy nhất việc nhắc tới Mahakashyapa.

Mahakashyapa nói, "Tôi cười bởi vì anh chàng này bị mắc mẹo rồi. Ông ấy cũng bày mẹo cho cả tôi nữa, theo hệt cách ông ấy đang làm điều đó với ông. Nhưng bây giờ ông ấy đã già rồi, cho nên ông ấy nói chỉ hai năm; tôi đã phải im lặng trong hai mươi năm. Nếu ông thực sự muốn hỏi các câu hỏi, hỏi ngay bây giờ đi. Sau hai năm nữa thì điều đó thành quá trễ." Đây là việc nhắc tới duy nhất.

Và khi Prasenjita cúng dường hoa, Phật đã gọi Mahakashyapa và trao những đoá hoa này cho ông ấy. Và ông ấy nói, "Điều có thể được nói qua lời, ta đã nói cho mọi người. Điều không thể được nói qua lời, nhưng chỉ qua im lặng, ta đã truyền cho Mahakashyapa."

Điều này làm cho ông ấy trở thành thiền sư thứ nhất. Nhưng bên cạnh điều này, không có nhắc nhở gì về ông ấy cả. Có lẽ im lặng vẫn còn là phương pháp của ông ấy. Nhiều người phải đã trở nên chứng ngộ khi ngồi cạnh ông ấy, nhưng chẳng có gì được nói ra. Ông ấy là thầy im lặng. Cho nên không ghi chép nào còn lại.

Thế rồi tới việc khởi hành thứ hai - đã có nhiều người khác - nhưng việc khởi hành vĩ đại thứ hai trong quá khứ là Bồ đề đạt ma. Ông ấy thậm chí còn kì lạ hơn cả Mahakashyapa. Ông ấy là tổ thứ sáu trong dòng truyền thừa Thiền.

Sau Bồ đề đạt ma, Nam Tuyền là điểm khởi hành mới. Ông ấy mở cho Thiền sang sự đa dạng rộng lớn hơn, ông ấy cho Thiền nhiều chiều hướng hơn. Nó không còn là dòng suối nhỏ nữa, mà trở thành đại dương.

Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài về Nam Tuyền. Một chút ít giới thiệu về tiểu sử:

Nam Tuyền, cũng còn được biết dưới cái tên Nan-ch'uan, sinh ra ở miền bắc Trung Quốc vào năm 748. Bắt đầu học thiền khi còn là thanh niên, Nam Tuyền trở thành tu sĩ Phật giáo vào tuổi ba mươi và đi du hành tới nhiều đạo tràng nổi tiếng. Khi tới Giang Tây và gặp Mã Tổ, Nam Tuyền lập tức trở thành một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Mã Tổ.

Chúng ta đã thảo luận về Mã Tổ. Không có gì ngạc nhiên là con người đầy sáng suốt Nam Tuyền này ngay lập tức trở thành... ông ấy đã không bỏ lỡ một khoảnh khắc khi ông ấy tới đạo tràng của Mã Tổ, khi ông ấy gặp thầy, ông ấy lập tức chạm chân thầy.

Và kính trọng này không phải là một phía, tình yêu này không phải là một phía; Mã Tổ đã trút tình yêu và kính trọng lớn lao lên Nam Tuyền. Cả hai đều nhìn vào nhau, cái gì đó lập tức trở nên được nối liền. Mã Tổ hiểu sự khẩn thiết và mãnh liệt của việc tìm kiếm của Nam Tuyền, và Nam Tuyền đã hiểu, "Đây là chính người ấy. Nếu mình không thể làm điều đó với người này, mình sẽ không làm điều đó chút nào cả."

Đây là cách đệ tử và thầy gặp nhau. Đây không phải là điều hời hợt; nó là cái gì đó bản chất bên trong, trực giác, và ngay lập tức. Bạn phải hiểu từ 'ngay lập tức'. Không phải bởi vì cái gì đó, mà Nam Tuyền mới trở thành đệ tử thân tín của Mã Tổ. Không có nguyên nhân thấy được. Không có cái gì làm trung gian cho ông ta để trở thành đệ tử - đó là lí do tại sao nó mới là ‘ngay lập tức’. Không nguyên nhân, không lí do thấy được, không cái gì được hiểu bằng tâm trí... nhưng từ trái tim sang trái tim cái gì đó đã xảy ra. Họ đã đi vào tình yêu sâu sắc, tình yêu vĩ đại.

Ông ấy đã nhận ra chứng ngộ và sau đó rời khỏi đạo tràng của Mã Tổ.

Đó là lí do tại sao tôi đã gọi loạt bài này là "Điểm khởi hành". Mã Tổ có phương pháp riêng của mình; ông ấy đã đưa phương pháp của Bồ đề đạt ma tới đỉnh tối thượng. Nam Tuyền yêu Mã Tổ, nhưng không sẵn sàng trở thành người kế tục Mã Tổ. Nếu như ông ấy còn ở lại đó, ông ấy sẽ là người kế tục của Mã Tổ. Chỉ để tránh sự bối rối - bởi vì ông ấy sẽ đi vượt ra xa ra ngoài theo chiều hướng khác - nên tốt hơn cả là ra đi trước khi thầy đề nghị rằng, "Ông là người kế tục ta." Thế thì việc ra đi sẽ không thể được.

Ông ấy đã trở nên chứng ngộ... Tiến trình thông thường sẽ là ở chỗ khi bạn trở nên chứng ngộ với thầy, bạn có thể đi đâu được? Tình yêu này, chỗ trú ẩn này, bạn sẽ không tìm thấy ở đâu cả. Không cần đi đâu hết cả. Bây giờ bạn có thể hiểu bài ca vĩ đại của thầy, và âm nhạc vô hình. Đây không phải là lúc khởi hành.

Nhưng lí do cho việc khởi hành của ông ấy khỏi đạo tràng của Mã Tổ là ở chỗ nếu ông ấy không ra đi bây giờ, ông ấy sẽ không bao giờ có khả năng ra đi được nữa. Một khi Mã Tổ đã đề nghị rằng, "Ông trở thành người kế tục ta," thì ông ấy không thể nói không với thầy được.

Nhưng ông ấy muốn đưa nhiều điều mới vào Thiền. Đôi khi chúng có thể mâu thuẫn với Mã Tổ, đôi khi chúng là mới với phương pháp thuyết giảng của Mã Tổ, và ông ấy không muốn bất kì ai nói rằng ông ấy đang phản lại thầy mình. Thay vì phản bội, ông ta đơn giản rời bỏ đạo tràng vào tuổi năm mươi.

Nam Tuyền tìm ra cộng đồng riêng của mình và thu hút hàng nghìn đệ tử.

Maneesha đã đem tới lời kinh:

Osho ơi,

Vào một ngày nào đó, tất cả các sư trong đạo tràng của Nam Tuyền đều tham gia vào việc chuẩn bị cho ngày hôm sau - ngày giỗ của Mã Tổ.

Nam Tuyền nói với các đệ tử của mình, "Mai chúng ta sẽ cúng đồ chay cho thầy Mã Tổ. Các ông có cho rằng thầy sẽ tới không?"

Trước khi chúng ta đi xa thêm nữa - đây là một một điều trong số nhiều điều - Mã Tổ vẫn nhấn đi nhấn lại về đồ ăn chay. Trong đạo tràng của ông ấy đồ ăn mặn bị tuyệt đối cấm. Điều này phải quay về với Phật Gautam.

Phật Gautam là người ăn chay, ăn chay trường. Và tất cả mọi người đi theo ông ấy đều là người ăn chay. Đó là cuộc cách mạng theo một cách nào đó, vì con người đã sống như người ăn mặn cả triệu năm. Và theo Phật, người ta vẫn còn là người man rợ trừ phi người đó trở thành người ăn chay. Giết hại cuộc sống là phá huỷ đi khả năng trưởng thành riêng của bạn. Bạn phải kính trọng cuộc sống; tôn kính cuộc sống sẽ giúp cho trưởng thành tâm thức của bạn. Và ông ấy tuyệt đối đúng.

Nhưng một sự việc kì lạ đã xảy ra, và điều này sẽ chỉ ra cho bạn cách thức tâm trí tinh ranh của con người lấn lướt thế nào, ngay cả với các thầy như Phật Gautam.

Ông ấy đã làm rõ ràng cho mọi người là , "Bất kì cái gì được trao cho các ông trong bình bát khất thực, nhận nó với lòng biết ơn."

Và mọi người đều biết rằng họ đều là những người ăn chay, cho nên mọi người đã chuẩn bị thức ăn chay.

"Nhưng đừng vứt đi cái gì đã được trao cho các ông bằng tình yêu và lòng kính trọng. Ăn mọi thứ rơi vào bình bát khất thực của các ông."

Một hôm một sư tới với dáng vẻ rất khó xử. Ông ta nói, "Tôi đang trong khó xử kì lạ. Một con chim bay ngang qua làm rơi một miếng thịt vào bình bát khất thực của tôi. Tôi vừa mới đi khất thực trong thành phố về, nghỉ dưới gốc cây" - trong khu vườn nơi họ đang ngụ - "để ăn thức ăn. Bây giờ vấn đề là, nếu tôi vứt miếng thịt này đi thì tôi đang làm ngược lại lời dạy của thầy rằng, 'Phải ăn mọi thức rơi vào bình bát khất thực của các ông.' Còn nếu tôi ăn nó, tôi vẫn làm ngược lại lời dạy của thầy về, 'Bao giờ cũng là người ăn chay.' Bây giờ tôi được giả định phải làm sao?"

Toàn thể hội chúng các sư cũng lâm vào tình thế kì lạ: Phật định giải quyết điều đó như thế nào? Phật nghĩ, "Nếu ta nói 'vứt nó đi', thì điều đó sẽ trở thành một điều phổ biến. Mọi người sẽ bắt đầu chọn lựa: bất kì cái gì tốt, ngon họ sẽ ăn và cái còn lại họ sẽ vứt. Đất nước nuôi dưỡng các sư. Điều này sẽ đi ngược lại những người đang nuôi dưỡng các ông. Phải vất vả lắm họ mới kiếm được, còn các ông lại đem vứt thức ăn đi. Cho nên ta không thể nói vứt nó đi được.

"Còn nếu liên can tới con chim kia, gần như chắc, trong hàng thế kỉ tiếp sau, không con chim nào sẽ lặp lại điều này. Cho nên chẳng có gì nguy hiểm cả, nếu chỉ một người ăn vào một ngày một mẩu thịt." Ông ấy nói, "ăn mọi thứ đã rơi vào bình bát khất thực của ông."

Và điều này đã trở thành kẽ hở cho tâm trí tinh ranh của con người, rằng, "Phật không chống lại việc ăn thịt; mình chỉ phải đừng giết hại thôi, ông ấy chống lại việc giết hại. Nếu thịt được đem cho mình, được cúng dường cho mình, mình phải tiếp nhận nó một cách kính trọng."

Cho nên bây giờ ở Trung Quốc và Nhật Bản, tất cả các phật tử đều là người ăn mặn. Không một phật tử nào là người ăn chay. Và trong mọi cửa hàng thức ăn, nhà hàng họ nói rõ rằng ở đây có sẵn thức ăn mặn nhưng không phải là của con vật bị giết - nó là từ con vật tự chết.

Bây giờ, biết bao nhiêu con vật không chết theo cách riêng của chúng. Và trong thực tế, vài con vật quả có vậy; bạn sẽ chẳng bao giờ biết làm sao chúng chết. Bạn có thấy con bò hay con quạ sắp chết, đã chết không? Có lẽ thỉnh thoảng có thấy vì dây điện… bằng không thì trước khi chết, bằng cách nào đó chúng biến mất. Chúng biến đi ở sâu trong rừng, chúng biến đi trong núi non, để tìm nấm mồ an bình.

Ngay cạnh đây, có một trong những công viên hươu quốc gia với hàng nghìn con hươu. Tôi thường hay tới đó lắm. Nó ở sâu trong rừng, chỉ một ngôi nhà nghỉ nhỏ và một cái hồ lớn, và trong đêm hàng nghìn con hươu sẽ tới uống nước. Và trong đêm mắt chúng ánh lên như sao. Bạn thấy một hàng các ngôi sao đi quanh hồ, được phản xạ vào hồ. Đó là một trong những cảnh đẹp nhất mà tôi đã từng thấy.

Tôi đã quan sát những con hươu đó. Tôi hỏi thăm người làm công cho ngôi nhà nghỉ, người chăm nom ngôi nhà nghỉ, "Ông có thấy con hươu nào chết không?"

Ông ấy nói, "Hàng triệu người phải đã tới thăm công viên này; chẳng ai hỏi câu hỏi như vậy cả. Không, tôi chưa bao giờ thấy một con hươu nào chết cả." Và tôi đã hỏi ông ta, "Ông thậm chí không tự hỏi chúng biến đi đâu sao?" Ông ta nói, "Chính câu hỏi này chưa hề nảy sinh trong tôi."

Từ đâu mà ở Trung Quốc, ở Hàn Quốc, ở Đài Loan, ở Myamar, ở Nhật bản - ở mọi nước phật giáo... Dường như con vật có một niềm vui đặc biệt: chúng tới nhà hàng và chết theo cách của chúng - tự phát. Và không một phật tử nào đã bao giờ nêu ra câu hỏi rằng, "Điều này tuyệt đối ngớ ngẩn, điều này không thể có được. Con vật phải bị săn bắt và bị giết, chỉ thế thì bạn mới có thể có thức ăn mặn."

Nhưng Mã Tổ tuyệt đối hài hoà với Phật Gautam.

Cho nên khi Nam Tuyền dọn dẹp đạo tràng của mình để chuẩn bị cho buổi giỗ Mã Tổ, ông ấy đã nói với các đệ tử - cảm động thế -

"Mai chúng ta sẽ cúng đồ chay cho thầy Mã Tổ. Các ông có cho rằng thầy sẽ tới không?"

Không ai trả lời cả. Nhưng trong nhóm đó có một thanh niên, một sư lang thang, tên là Động Sơn. Anh ta bước ra và nói, "Thầy sẽ đợi người đồng hành tới."

Nam Tuyền bình, "Mặc dầu người này còn trẻ, anh ta xứng đáng với việc huấn luyện."

Động Sơn đáp, "Thầy tôn kính không nên chèn ép người tốt bằng việc coi người đó là kẻ không có giá trị gì."

Động Sơn cuối cùng tự mình đã trở thành một thầy lớn. Anh ta đang nói rằng thầy sẽ tới - Mã Tổ sẽ tới - và thầy sẽ không tới một mình.

Đó chính thói quen của Mã Tổ mà anh ta đang nói tới. Mã Tổ bao giờ cũng đi cùng một đệ tử đã chứng ngộ, bởi vì phương pháp thuyết giảng của ông ấy kì lạ đến mức nhiều người bị mê hoặc.

Cho nên trước hết ông ấy sẽ phái người đồng hành đã chứng ngộ tới, người có thể thảo luận, người có thể làm cho họ nhận biết về tất cả các khả năng, và người cũng có thể làm cho họ nhận biết rằng, “Nếu ông muốn có trao đổi nào với Mã Tổ, ông phải sẵn sàng với những điều này - bất kì cái gì cũng đều có thể cả. Thầy có thể đánh ông, thầy có thể nhảy lên người ông, thầy có thể ngồi lên ngực ông và hỏi, ‘Đã nhận ra điều đó chưa?’”

Thầy bao giờ cũng có cách thức riêng của mình, và chúng ta không thể nói rằng thầy sai theo cách của thầy bởi vì hàng trăm đệ tử đã trở nên chứng ngộ qua thầy. Cho nên phương tiện nào thầy dùng không thành vấn đề, mục đích lớn lao thế.

Nếu bạn phân tích vấn đề, bạn sẽ hiểu có sáng suốt tâm lí lớn. Một người lạ tới - ngay cả trong mơ người đó cũng không thể nghĩ được rằng thầy sẽ nhảy lên mình. Người đó tới để hỏi, "Chân lí là gì?" Bây giờ câu hỏi này theo bất kì cách nào cũng không xứng với việc thầy phải nhảy xổ vào người đó, và ngồi lên ngực người đó với cây thiền trượng trong tay. Hiển nhiên, vào khoảnh khắc này, tất cả mọi suy nghĩ của người lạ kia sẽ dừng lại. Bạn có thể nghĩ được gì trong tình huống như vậy? Trong một khoảnh khắc toàn bộ tâm trí đi tới điểm dừng hoàn toàn, phanh két lại.

Mã Tổ từ bi vô cùng. Việc dừng lại của tâm trí này phải mất nhiều năm - ông ấy đã đảm đương việc đó trong chỉ một phút. Nhưng phương pháp của ông ấy làm cho ông ấy thành người rất kì quái. Và người bỗng nhiên trở nên nhận biết về trạng thái của im lặng mới có khả năng thấy điều đó. Nhiều người đã trở nên chứng ngộ.

Có lần một sư đi vào cửa - anh ta mới vào tới lưng chừng, nửa bên trong cửa nửa bên ngoài - và Mã Tổ thấy thế liền đóng cửa lại, thế là anh ta bị kẹp ở giữa, la hét ầm ĩ, trong khi Mã Tổ hỏi, "Đã nhận ra điều đó chưa?" Anh ta thậm chí còn chưa đi vào hết trong đền. Và điều có vẻ kì lạ là những người đó đã nhận ra điều đó - họ chẳng bao giờ hỏi lại nữa.

Có lần ông ấy ném một người ra khỏi cửa sổ, thế rồi nhảy lên người đó từ cửa sổ, và hỏi anh ta… Anh ta bị gẫy xương nhưng Mã Tổ chẳng bận tâm tới xương gãy; ông ấy nói, "Quên chuyện gãy xương đi! Trước hết nói cho ta, anh đã nhận ra nó chưa?" Và tương truyền rằng người này hổn hển nói, "Dạ vâng, con đã nhận ra nó."

Cho nên chàng thanh niên này đang nói tới thói quen của Mã Tổ bao giờ cũng có người đồng hành đi cùng, người sẽ giải thích ông ấy cho bất kì người lạ nào, việc trao đổi qua lời, và cũng sẽ giải thích rằng, "Nếu anh muốn Mã Tổ làm việc với anh, anh phải sẵn sàng với tất cả những điều này - bất kì cái gì cũng đều có thể xảy ra. Ông ấy là thầy không đoán trước được."

Chàng thanh niên này, Động Sơn, không phải là đệ tử của Nam Tuyền, anh ta chỉ đi qua... Điều đó nữa cũng phải được hiểu: ở Trung Quốc và ở Nhật Bản và các nước phật giáo khác các sư liên tục đi lang thang từ đạo tràng này sang đạo tràng khác, cho tới khi họ tìm thấy trái tim làm cho nhịp tim họ hoà cùng điệu vũ. Họ được nhận vào trong mọi đạo tràng với sự kính trọng. Họ ở lại đó vài ngày và nếu không có gì xảy ra ở đó, họ đi tiếp với lòng biết ơn rằng, "Các ông đã cho phép chúng tôi ở lại đây trong bốn ngày."

Chàng thanh niên này, Động Sơn, không là sư thường trú trong đạo tràng của Nam Tuyền.

Anh ta bước ra và nói, "Thầy sẽ đợi người bạn đồng hành tới." Nhưng thầy sẽ tới; đó là ngụ ý: thầy sẽ tới. Khi biết bao nhiêu người trong các bạn kỉ niệm ngày giỗ của thầy, làm sao thầy có thể không tới được? Vấn đề duy nhất là, nếu thầy không thể kiếm được người bạn đồng hành, thế thì sẽ rất khó cho thầy tới. Nhưng thầy sẽ kiếm được bạn đồng hành - có biết bao nhiêu người chứng ngộ đã chết. Và với một người như Mã Tổ, khi ông ấy nói với ai đó, "Đi theo ta," người đó phải đi.

Nhưng các đệ tử riêng của Nam Tuyền vẫn cứ trơ ra đấy mà chẳng có câu trả lời nào; họ bỏ lỡ mất vấn đề.

Và Nam Tuyền đã biểu lộ cái đẹp thế của trái tim mình; mặc dầu ông ấy không phải là người kế tục của Mã Tổ, ông ấy đã trở nên chứng ngộ dưới Mã Tổ.

Mai chúng ta sẽ cúng đồ chay cho thầy Mã Tổ. Các ông có cho rằng thầy sẽ tới không?

Người đã chứng ngộ có thể tới thăm. Có hàng trăm trường hợp người đã chứng ngộ đã tới thăm. Điều kiện duy nhất cần được thoả mãn là lời mời yêu mến của bạn.

Và đó là điều Nam Tuyền đang nói, "Chúng ta gửi lời mời yêu mến tới Mã Tổ, và chúng ta hứa với thầy ..." bởi vì Nam Tuyền đã đi xa khỏi phái ăn chay, ông ấy đã cho phép người ăn mặn vào đạo tràng của mình. Thái độ của ông ấy là ở chỗ nếu toàn thể nhân loại - và luận cứ này cũng đáng xem xét - nếu toàn thể nhân loại trở thành người ăn chay, thì sẽ không thể nào cung cấp được thức ăn cho mọi người. Gần chín mươi chín phần trăm nhân loại ăn mặn. Bạn có thể kiếm đâu ra nhiều thức ăn chay thế?

Cho nên xem xét của ông ấy là rất thực tế và thực dụng. Ông ấy nói, "Chỉ bởi vì thức ăn, đừng ngăn cản sự trưởng thành tâm linh của họ. Vâng, đúng là với thức ăn chay họ có thể đi vào trong trạng thái thiền dễ dàng hơn, nhưng đó là vấn đề của họ. Với thức ăn mặn việc đi của họ vào những tâm thức cao hơn là khó khăn hơn, nhưng không phải là không thể được."

Các thầy ăn mặn đơn giản đã theo con đường khó khăn hơn, nhưng tình huống của thế giới lại là ở chỗ chúng ta không thể cung cấp được đồ ăn chay cho mọi người.

Đó là lí do tại sao ông ấy nói rằng, "Chúng ta đang gửi lời mời tới linh hồn đã chứng ngộ của Mã Tổ, được tự do với thân thể. Chúng ta sẽ cúng dường thức ăn chay - chúng ta hứa. Các ông có cho rằng thầy sẽ tới không? Ta nghĩ thầy sẽ tới, thầy phải tới chứ."


Người chứng ngộ đơn giản sống trong tự do toàn bộ khỏi thân thể, nổi như đám mây trắng, không bắt rễ vào đất, và không có đích nào. Chỉ từ tự do - đi về phương bắc, về phương tây, về phương đông - bất kì nơi đâu sự chuyển động tự phát xuất hiện, người đó đều đi theo. Nếu ông ấy được mời với tình yêu, với lời cầu nguyện, với thiền sâu sắc, có lẽ bạn sẽ không thấy ông ấy, nhưng bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện của ông ấy - đặc biệt với những người đã biết tới sự hiện diện của ông ấy.






Nam Tuyền sẽ cảm thấy ông ấy nếu ông ấy tới. Ông ấy biết hương thơm của ông ấy, ông ấy biết cái chạm của ông ấy, ông ấy biết bầu không khí tới cùng ông ấy.

Ông ấy đã hỏi một câu hỏi rất hay, nhưng không đệ tử nào có khả năng hiểu được một hiện tượng bí ẩn.

Và Động Sơn, người mang định mệnh bản thân bạn trở thành một thầy chứng ngộ, chắc chắn đã biểu lộ hiểu biết sâu sắc. Anh ta nói, "Thầy sẽ đợi người bạn đồng hành tới. Tôi biết thầy, thầy sẽ không tới một mình đâu - đấy không phải là thói quen của thầy. Nếu thầy tới, thầy sẽ tới với một người chứng ngộ khác."

Thấy hiểu biết của con người này, Nam Tuyền bình, "Mặc dầu người này còn trẻ, anh ta xứng đáng với việc huấn luyện."

Ông ấy đã không ca ngợi nhiều câu trả lời của Động Sơn, bởi vì đó là có điều kiện. Và khi để Mã Tổ tới buổi giỗ, ông ấy sẽ không tuân theo thói quen cũ của việc có người đồng hành đi theo.

Thầy không tới đây để dạy ai cả, sao thầy phải đợi bạn đồng hành nào? Bạn đồng hành được chọn chỉ để tránh bất kì hiểu lầm nào với mọi người. Tại đây thầy sẽ là khách; không cần thầy phải đợi bạn đồng hành.

Đó là lí do tại sao Nam Tuyền đã không coi anh ta có nhiều công trạng, mặc dầu Động Sơn đã tỏ ra có chút ít hiểu biết. Cho nên ông ấy nói,

"Mặc dầu người này còn trẻ, anh ta xứng đáng với việc huấn luyện."

Động Sơn đáp, "Thầy tôn kính không nên chèn ép người tốt bằng việc coi người đó là kẻ không có giá trị gì."

Anh ta cảm thấy bị xúc phạm. Anh ta phải đã nghĩ rằng anh ta đáng được ca ngợi.

Nhưng tôi đồng ý với Nam Tuyền... có chút ít chân lí trong hiểu biết của anh ta rằng 'Thầy sẽ tới, nhưng thầy sẽ đợi bạn đồng hành'. Nhưng cái 'đợi bạn đồng hành đó', đã phá đi toàn bộ sự hiểu biết. Đó là lí do tại sao Nam Tuyền lại nói, "anh ta xứng đáng với việc huấn luyện."

Nhưng Động Sơn sâu bên dưới cảm thấy bị xúc phạm. Anh ta đã nghĩ mình đáng được ca ngợi, rằng trong khi chẳng đệ tử nào đáp ứng, thì anh ta, một sư lang thang, đã nói rằng thầy sẽ tới. Anh ta đã biểu lộ hiểu biết sâu sắc của mình, nhưng Nam Tuyền không ca ngợi hiểu biết của anh ta, ông ấy nhiều nhất chỉ nói rằng anh ta xứng đáng được huấn luyện.

Động Sơn đáp, "Thầy tôn kính không nên chèn ép người tốt bằng việc coi người đó là kẻ không có giá trị gì."

Điều này đã phá huỷ đi chân lí nhỏ bé mà anh ta vừa biểu lộ trong việc nói, 'thầy sẽ tới, nhưng thầy sẽ đợi người bạn đồng hành.' Bạn không giả thiết mình bị thầy xúc phạm, bởi lí do đơn giản là có lẽ bạn xứng đáng với điều bạn có. Còn thầy theo bất kì cách nào không quan tâm tới việc xúc phạm ai cả. Thầy sẽ được gì bằng việc xúc phạm? nhưng thầy không thể ca ngợi bên ngoài giới hạn, bởi vì điều đó sẽ cho bạn bản ngã một cách không cần thiết. Và theo cách đó thầy sẽ trở thành cản trở cho tiến bộ của bạn.

Động Sơn đã không thể hiểu được tại điểm đó.

Những giai thoại nhỏ này là có ích nhiều lắm, nếu bạn hiểu rằng chúng ta không nghiên cứu chúng chỉ với mục đích nghiên cứu. Chúng ta là những người đang trên đường, chúng ta đang đi theo cùng hướng. Cho nên chúng ta nên lưu ý tới mọi hiện tượng có thể xảy ra trên con đường: sai lầm, đi lạc lối vì những điều tầm thường nhỏ nhặt, trở nên giận dỗi với thầy, còn thầy tát bạn chỉ từ lòng từ bi và tình yêu, việc tát chẳng cho thầy niềm vui gì.

Tất cả những giai thoại này, nếu được hiểu đúng, sẽ giúp cho tiến hoá của bạn, cho việc định tâm của bạn. Một bài thơ của Sekiso:

Điều linh thiêng và trần tục về nguồn gốc

cùng sống trong một ngôi nhà.

Với bàn tay từ bi

Thầy vĩ đại lần đầu tiên

đã mở ra cánh cửa.

Chớ hỏi ai hay bao nhiêu người

đang trong phòng.

Những miếng ngói và rui xà này

chứa cả trời và đất.

Sáng suốt lớn lao của Sekiso.

Ông ấy đang nói, điều linh thiêng và trần tục - vật chất và tâm linh - về nguồn gốc sống trong cùng một ngôi nhà. Với bàn tay từ bi thầy vĩ đại lần đầu tiên đã mở ra cánh cửa.

Phát biểu này, rằng điều trần tục và linh thiêng sống trong cùng một ngôi nhà, là việc mở ra, việc mới mở ra cánh cổng bởi vì tất cả các thầy bao giờ cũng lên án vật chất, cái trần tục, và ca ngợi cái linh thiêng, tâm linh. Họ bao giờ cũng phân chia zorba và phật. Trong hiểu biết của họ, zorba phải chết đi - chỉ thế thì phật mới có thể đi vào sự tồn tại. Đó là là lịch sử của mọi tôn giáo.

Nam Tuyền đã mở ra một cánh cửa mới bằng việc nói rằng, Điều linh thiêng và trần tục về nguồn gốc sống trong cùng một ngôi nhà. Sekiso là đệ tử của Nam Tuyền.

Với bàn tay từ bi thầy vĩ đại lần đầu tiên mở ra cánh cửa. Chớ hỏi ai hay bao nhiêu người đang trong phòng.

Số không thành vấn đề, chớ hỏi bao nhiêu người đã vào qua cổng. Điểm có ý nghĩa là ở chỗ Nam Tuyền đã mở cánh cổng, ở chỗ điều trần tục và điều linh thiêng có thể ở cùng nhau. Không cần chúng phải bị tách rời. Đó đã là sự khởi hành triệt để vô cùng từ quá khứ.

Chớ hỏi ai hay bao nhiêu ngườ đang trong phòng. Những miếng ngói và rui xà này chứa cả trời và đất.

Khi một người như Nam Tuyền sống trong một ngôi đền, thì rui xà và ngói lát cũng trở thành cái gì đó thiêng liêng, cái gì đó linh thiêng, nhưng không phải là linh thiêng chống lại trần tục. Nam Tuyền đã nối đất với trời.

Tình yêu của tôi với Nam Tuyền là mênh mông bởi vì từ hiểu biết này mà đất và trời không tách biệt - không thể tách biệt nổi. Và bạn nên tận hưởng cả hai.

Maneesha đã hỏi:

Osho ơi,

Sao thầy đã gọi loạt bài này là Nam Tuyền: Điểm khởi hành?

Bởi vì ông ấy đã mở ra cánh cổng lần đầu tiên, làm rõ ràng rằng điều linh thiêng và điều trần tục đều là một, chỉ cách thấy là khác nhau. Không cần phải hành hạ thân thể để làm thuần khiết linh hồn. Chúng cả hai có thể cùng nhảy múa với nhau, cũng thiêng liêng như điệu vũ có thể vậy. Và chừng nào tâm linh chưa làm biến đổi thân thể bạn, nó còn chưa mang tính tâm linh nhiều lắm đâu.

Zorba phải không bị giết, zorba phải được biến đổi. Zorba là phật, chỉ trong hình thái hạt mầm. Bạn không phải phá huỷ hạt mầm, bạn phải tìm ra mảnh đất hợp, khí hậu hợp cho hạt mầm, và chờ đợi đến mùa vụ khi mây đem tới những giọt mưa đầu tiên, và hạt mầm của bạn sẽ bắt đầu nảy mầm. Hạt mầm và hoa là không tách rời - hạt mầm là hoa ẩn kín, hoa là hạt mầm đi tới việc nở ra.

Đó là lí do tại sao, Maneesha này, tôi đã gọi loạt bài này là Nam Tuyền: Điểm khởi hành. Từ tâm linh quá khứ, Nam Tuyền là việc khởi hành vô cùng, chấp nhận cả cái trần tục và cái linh thiêng, cái một - hai khía cạnh của một thực tại.

Bạn có thể hiểu tình yêu của tôi với Nam Tuyền, bởi vì Nam Tuyền đã bị quên lãng, ngay cả với người kế tục của ông ấy. Lần nữa lại cùng phân chia ấy len vào giáo huấn của họ: "Đây là vật chất, đây là điều tầm thường, đây không phải là tâm linh." Điều Nam Tuyền đã làm, ngay cả người kế tục ông ấy đã hoàn tác lại. Và không ai đã lưu ý tới việc khởi hành vĩ đại này.

Tôi phải đưa ra lưu ý về việc khởi hành vĩ đại này, bởi vì hiểu biết riêng của tôi cũng là như vậy. Tôi muốn đất và trời là cùng nhau. Chỉ trong cùng nhau của chúng mới là cái toàn thể; chỉ trong cùng nhau của chúng mới là niềm vui, mới là trọn vẹn. Phật một mình là một nửa, Zorba một mình là một nửa, và chừng nào họ chưa cùng với nhau thì họ không thể nào là cái toàn thể được.

Tôi muốn mọi người của tôi là con người toàn thể, không phủ nhận điều gì mà biến đổi mọi thứ, bao hàm mọi thứ trong trưởng thành tâm linh của họ.

Bây giờ điều gì đó nghiêm chỉnh nhé...

Đó là ngày hè thứ bảy đẹp trời, cho nên Zabriski quyết định đi tắm nắng truồng lần đầu tiên trong đời. Anh ta leo lên mái toà nhà căn hộ của mình, và anh ta quên mất thời gian. Năm giờ sau, anh ta thấy mình thực tế đã bị cháy nắng phỏng rộp - đặc biệt là chim.

Sau đó vào ban đêm, Zabriski vào giường với cô bạn gái Polack mới, Carmen Klopski, và anh ta đau lắm. Cho nên anh ta bật dậy, đi nhón chân tới nhà bếp, rót một cốc cao đầy sữa kem lạnh, và dìm cái chim đỏ au của mình vào đó. Zabriski thở dài sau sự giảm nhẹ mát mẻ này, thì bỗng nhiên Carmen xuất hiện ở lối cửa.

"Ôi, trời!" cô ấy hổn hển. "Vậy đó là cách bọn con trai các anh nạp các thứ vào à!"

Lucifer, quỉ, đang nướng bánh mì cho bữa trà trưa trên ngọn lửa vĩnh hằng của địa ngục. Bỗng nhiên, có tiếng đổ vỡ loảng xoảng ầm ĩ ở cổng.

Quỉ nhìn quanh cảnh giác và thấy một chiếc xe Rolls Royce dài mầu bạc lái qua ngọn lửa hừng hực. Chiếc Rolls Royce có một cô gái trẻ đang cười phá lên vì sung sướng phía trước chiếc xe, và một người to lớn, quấn khăn xếp, đứng trên cái chắn sốc - cười hết cỡ.

Bám theo người này ở đằng sau xe là một hàng người dài, ca hát tưng bừng.

Những người mới tới chẳng mấy chốc làm họ thành gia đình, và quỉ thấy rằng địa ngục không còn giống như nó vẫn thế nữa.

Cho nên Lucifer gọi điện mời Thượng đế tới và giúp làm ngăn nắp lại mọi sự. Khi Thượng đế tới, ông ta ngạc nhiên bởi những điều mình trông thấy.

"Chuyện gì xảy ra cho tất cả ngọn lửa vĩnh hằng và việc đày địa ngục thế này?" Thượng đế hỏi. "Chỗ này chẳng có gì giống như cách chúng ta thông báo về nó trên trái đất!"

"Tôi biết, thật là khủng khiếp!" quỉ khụt khịt. "Từ lúc Osho lái xe tới đây với các sannyasin của ông ấy, toàn thể chỗ này đã được làm điều hoà nhiệt độ rồi!"

Vua Carlos của Tây Ban Nha, Hoàng tử Bernhard của Hà Lan và Hoàng tử Philip của Anh Quốc đang ngồi cùng nhau uống rượu trong tiệm rượu. Họ có chút hơi say và bắt đầu ba hoa về chim ai dài nhất.

Một đám đông tụ tập khi Vua Carlos thò máy của mình ra và đặt nó lên bàn. Hai mươi centimet! Mọi người vỗ tay và hát bài thánh ca Tây Ban Nha.

Thế rồi Hoàng tử Bernhard để cái của mình lên bàn. Hai mươi nhăm centimet! Mọi người la hét, và rồi ca bài thánh ca Hà lan.

Cuối cùng, Hoàng tử Philip tụt quần mình ra và đặt chim lên bàn. Ba mươi centimet! Đám đông há hốc miệng kinh ngạc, và mọi người bắt đầu hát "Thượng đế cứu hoàng hậu"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng.

Nhắm mắt lại; cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Bây giờ nhìn vào bên trong.

Thu lấy mọi tâm thức của bạn và đi thẳng vào trung tâm con người bạn.

Trung tâm này là cánh cửa tới vĩnh hằng; trung tâm này đi ra ngoài cái chết.

Đi sâu hơn vào trong nó.

Đây là phật của bạn.

Bạn phải sống nó ngay trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Tôi không thích là sư.

Tôi muốn chư phật ở mọi chỗ, trong mọi hoạt động.

Tôi muốn toàn thể thế giới đầy chư phật. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể biến đổi thế giới này thành thiên đường.

Làm điều đó rõ hơn đi,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, và chỉ là nhân chứng cho thân thể bạn, cho tâm trí bạn, và im lặng lớn lan toả khắp...

Tại khoảnh khắc này, ai bận tâm tới con số?

Tại khoảnh khắc này mọi thứ đều trở thành thiêng liêng; mọi thứ đều trở thành kho báu vĩnh hằng: chân lí, cái thiện, cái đẹp.

Giữ chặt lấy phật; bạn phải đem ông ấy quay lại.

Và bạn phải sống ông ấy trong cuộc sống của mình, khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia.

Tối nay thật đẹp theo cách riêng của nó, nhưng bạn đã làm cho nó thành kinh nghiệm rực rỡ, oai nghiêm, thành bí ẩn, khoảnh khắc của phép màu.

Đem phép màu này đi cùng bạn.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng quay lại như chư phật, im lặng, duyên dáng.

Ngồi xuống và hồi tưởng lại trong vài phút nơi bạn đã tới, ngôi đền bạn đã thăm, và con đường tới ngôi đến đó.

Con đường trên đó bạn đã đi vào, cũng là con đường bạn đã đi ra. Dần dần con đường này sẽ trở thành tuyệt đối rõ ràng. Và phật tính sẽ không phải là vấn đề, nó sẽ là kinh nghiệm của bạn.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, thưa Osho!

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post