Chương 2. Trái Tim Rỗng, Tâm Trí Rỗng

Chương 2. Trái Tim Rỗng, Tâm Trí Rỗng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Lâm Tế (Rinzai)

Thầy Của Tiếng Hét – Osho

Chương 2. Trái Tim Rỗng, Tâm Trí Rỗng








Nghe hoặc Tải MP3 'Lâm Tế (Rinzai) – Thầy Của Điều Phi Líê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Một lần Lâm Tế nói, "Bất kì ai tới ta, ta không sai về người đó: ta biết đích xác nơi người đó tới. Nếu người đó tới theo cách đặc biệt, người đó sẽ dường như đã đánh mất mình. Nếu người đó không tới theo cách đặc biệt, người đó đã tự trói mình không dây.

Đừng bao giờ đồn đoán lung tung. Hiểu và không hiểu cả hai đều sai. Ta nói thẳng điều này. Bất kì ai trên thế giới đều tự do phản đối ta như người đó muốn."

Thầy còn nói thêm, "Từng phát biểu đều phải bao gồm Cánh cổng của Ba Bí ẩn, và cánh cổng của từng Bí ẩn phải bao gồm Ba điều Bản chất. Có những thủ đoạn tạm thời, và có việc vận hành. Làm sao tất cả các ông hiểu được điều này?"

Rồi thầy bước xuống.

Maneesha, Lâm Tế phải đấy. Cách bạn bước, cách bạn nói, cách bạn nhìn - tất cả mọi cử chỉ của bạn đều chỉ ra thực tại bên trong của bạn. Nó không thể khác được, bởi vì bất kì cái gì được biểu lộ ra ở chu vi đều phải tới từ trung tâm.

Lâm Tế đang nói, "Ta có thể thấy một người trong tính toàn thể của người đó, và liệu người đó có chứng ngộ hay không, chỉ bằng cách người đó đi hay cách người đó nói." Phát biểu này là có ý nghĩa theo nghĩa chứng ngộ không phải là hiện tượng trí tuệ; nó mang tính tồn tại. Nó biến đổi toàn bộ con người bạn.

Cho nên bất kì điều gì bạn làm, không thành vấn đề nó là gì - cho dù bạn không làm gì mà đơn giản ngồi xuống một cách im lặng - bạn không thể lừa được người của chứng ngộ. Người đó sẽ có khả năng thấy thấu suốt, thẳng vào bản thể bạn. Bạn im lặng hay nói không thành vấn đề. Ngay cả lúc bạn ngủ... người chứng ngộ ngủ theo một cách khác hơn người chưa chứng ngộ. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng tất cả mọi hành động của chúng ta, mọi cử chỉ, lời nói, im lặng, đều phát sinh qua bản thể chúng ta. Tất cả những con sóng này đều tới từ chính trung tâm.

Người chưa chứng ngộ tạo ra một hào quang khác quanh mình. Người đó không có sự hiện diện; người đó gần như vắng mặt. Người đó là kẻ mộng du, dường như bước trong khi ngủ, loạng choạng trong bóng tối.

Người chứng ngộ đơn giản là người có bản thể bên trong tràn đầy ánh sáng. Người đó không loạng choạng, người đó không dò dẫm.

Người đó không có gì để chọn cả.

Điều này tôi phải nhấn mạnh: người chứng ngộ là vô chọn lựa. Người đó phải không chọn cái gì tốt và cái gì xấu. Bất kì cái gì tới từ sự tự phát của người đó đều nhất định là tốt, đều nhất định là đẹp, đều nhất định là duyên dáng vô cùng. Mọi hành động hay vô hành động của người đó đều không chỉ là phúc lành cho người đó - người đó có nhiều phúc lành đến mức người đó có thể ban phúc lành cho toàn thế giới.

Người chứng ngộ đã trở thành phần dư thừa của thực tại vũ trụ. Người đó không còn là kẻ keo kiệt, hòn đảo nhỏ. Người đó đã trở thành lục địa bao la. Người đó không còn là cá nhân nữa... Trước hết người đó vứt bỏ nhân cách của mình và đạt tới cá nhân; thế rồi người đó vứt bỏ cá nhân của mình để đạt tới thực tại vũ trụ. Tại điểm đó, người đó là ở mọi nơi và không đâu cả. Mọi thứ quanh người đó đều thay đổi.

Cho nên nếu bạn thấy một người như vậy và nếu cái nhìn của bạn là rõ ràng, không cần người đó phải nói với bạn rằng người đó đã chứng ngộ.

Có một sự vụ nhỏ:

Một trong các đệ tử của Phật Gautam, Manjushree9, đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã thiền trong gần hai mươi năm, và những người đã trở nên chứng ngộ lập tức nhận ra ông ấy. Sariputra bảo ông ấy, "Sao ông không đi và nói với thầy?"

Manjushree cười to. Ông ấy nói, "Tôi phải đi tới thầy để được thừa nhận sao? Tôi biết rằng bất kì khi nào thầy bắt gặp tôi, thầy sẽ thấy điều đó. Tôi không phải nói về điều đó." Và đó là cách mọi sự đã xảy ra.

Sáng hôm sau, khi Phật Gautam đi dạo buổi sáng, ông ấy tới cạnh cây nơi Manjushree thường thiền. Ông ấy dừng lại, ông ấy nhìn quanh, và ông ấy nói, "Manjushree, ông phải tới và công bố việc chứng ngộ của mình. Ông cho rằng ông có thể giấu được ngọn lửa sao? Khắp xung quanh ông đều có lửa công bố sự chứng ngộ của ông. Khắp xung quanh ông hoa đã nở, điều có thể không thấy được với kẻ dốt nát, nhưng bất kì ai đã chứng ngộ đều sẽ nhận ra dù ông có nói điều đó hay không."

Manjushree chạm chân Phật Gautam và ông ấy nói, "Đây là lí do mà tôi đã không đến thầy. Nếu nó là đích thực, nếu tôi không trong ảo giác, nếu tôi không tưởng tượng rằng tôi đã trở nên chứng ngộ, thế thì tốt hơn cả là bản thân Phật Gautam nhận ra điều đó, thay vì việc tôi đi tới thầy. Thầy biết hàng trăm người đã trở nên chứng ngộ dưới thầy. Nếu thầy đi qua tôi mà không nhận ra điều đó, điều đó đơn giản có nghĩa là thời gian còn chưa tới, tôi đơn giản đang tưởng tượng."

Và điều đó không chỉ là một sự vụ - bởi vì dưới Phật Gautam nhiều người đã trở nên chứng ngộ hơn dưới bất kì người nào khác trong lịch sử. Mười nghìn sư đã liên tục theo ông ấy, và tất cả mọi điều họ làm cả ngày đơn giản là thiền, chỉ chứng kiến tâm trí họ. Đúng thời, đúng vụ, đúng khí hậu, đúng khoảnh khắc... từng người một họ bắt đầu bùng nổ.

Kinh nghiệm của tôi là ở chỗ đó là một quá trình làm lẩy cò rất nhiều. Nếu một người trở nên chứng ngộ và bạn đang ngồi gần người đó, thì cái gì đó có thể lẩy cò trong bạn. Chỉ năng lượng đã thay đổi của người đó có thể tạo ra sức đẩy cho năng lượng riêng của bạn.

Chứng ngộ của chúng ta không là cái gì đó phải được đạt tới; nó đã có đấy rồi, nó là chính bản tính của chúng ta. Nó là điều đơn giản nhất trên thế giới, và điều đó lại làm cho nó thành khó nhất.

Đi vào bên trong bản thân mình chỉ cần một lực đẩy nhỏ, và lực đẩy đó không cần mang tính vật lí. Nó không phải là vật lí; nó là cái gì đó giống nhiều với năng lượng từ, hay cái gì đó giống nhiều với điện hơn. Bạn không thấy nó, nhưng nó có thể đi từ người này sang người khác, nếu người khác đủ sẵn sàng. Người đó sẽ bị ngạc nhiên bởi sự bùng nổ.

Phật Gautam đã cho phép mười nghìn người bao giờ cũng sống cùng mình đơn giản để tạo ra trường năng lượng. Ai đó đi trước bạn một bước, ai đó đi trước bạn hai bước, ai đó ở rất gần sự bùng nổ. Nếu người đó nổ, người đó có thể tạo ra phản ứng dây chuyền và những người ở ngay sau người đó có thể bắt lửa. Do đó trong Thiền điều đó được gọi là việc truyền trao ngọn đèn, hay việc truyền trao ánh sáng.

Nhưng không ai có thể hành động như người đã chứng ngộ; điều đó là không thể được, bởi vì chứng ngộ không có hình dạng đặc biệt. Từng người chứng ngộ là duy nhất tới mức bạn không thể bắt chước được. Và việc bắt chước đem bạn đi xa khỏi bản thân mình. Bạn càng bắt chước, càng ít khả năng cho việc bạn trở nên chứng ngộ.

Cho nên người ta phải học cách sống cùng với người đã chứng ngộ. Đấy không phải là cái gì đó để được học; đấy không phải là cái gì đó giống như việc dạy hay như một kỉ luật. Đấy là cách cảm nhận, cởi mở, cho phép thầy đi vào trong bạn.

Chúng ta thường rất sợ hãi. Chúng ta giữ khoảng cách lẫn nhau, và chúng ta giữ việc phòng thủ của mình. Chúng ta sợ rằng ai đó có thể xúc phạm tới mình. Phòng thủ là cần thiết. Ai đó có thể làm nhục chúng ta, ai đó có thể làm tổn thương chúng ta, cho nên chúng ta liên tục tạo ra các biện pháp phòng thủ quanh con người mình, và chúng ta bao giờ cũng giữ một khoảng cách tí chút với những người chúng ta yêu mến.

Adolf Hitler chưa bao giờ xây dựng gia đình bởi một lẽ đơn giản là ông ta không thể cho phép bất kì ai vào phòng mình trong khi ông ta ngủ, bởi vì ai mà biết được, mọi người đều là người lạ... Ông ta đã lấy vợ chỉ ba giờ trước cái chết của mình, khi đối phương đang ném bom Berlin và đã trở thành tuyệt đối chắc chắn rằng bây giờ không còn khả năng nào ngoại trừ thất trận. Vấn đề chỉ còn là vài giờ.

Vào giữa đêm ông ta cho gọi một linh mục vào boong ke của mình và lấy vợ. Bạn ông ta nói với ông ta, "Bây giờ thì phỏng có ích gì mà ông chuẩn bị thuốc độc?"

Ông ta nói, "Bây giờ không có nguy hiểm; ta sẽ chết mà đã lấy vợ. Người đàn bà này bao giờ cũng khao khát được lấy chồng, và ta đã trì hoãn điều đó." Bây giờ không còn vấn đề phòng thủ nữa. Ông ta đã lấy vợ và điều tiếp sau họ làm là cả hai uống thuốc độc và đi tiếp vào tuần trăng mật tâm linh.

Nhưng nỗi sợ về việc giữ mọi người ở một khoảng cách bao giờ cũng có đó. Người ta phải trở nên nhận biết về việc sống với thầy. Bạn phải vứt bỏ sự phòng thủ của mình, có thế thôi. Bạn đơn giản phải cởi mở và sẵn có. để cánh cửa của mình mở ra. Vào đúng khoảnh khắc thầy sẽ bước vào - không phải về mặt vật lí, mà chỉ năng lượng tâm linh của thầy sẽ cho một điệu vũ mới cho bản thể bạn.

Phát biểu của Lâm Tế là có ý nghĩa.

Một lần Lâm Tế nói, "Bất kì ai tới ta, ta không sai về người đó: ta biết đích xác nơi người đó tới."

Ông ấy không ngụ ý chỗ người đó tới, mà là không gian từ đó người đó tới, người đó ở không gian nào, trong trạng thái nào của tâm thức.

Nếu người đó tới theo cách đặc biệt, người đó sẽ dường như đã đánh mất mình.

Người đó sẽ tới một cách dò dẫm, lần mò. Người đó sẽ nhìn... trong mắt người đó bạn sẽ thấy rằng người đó đơn giản bị lạc. Người đó không biết nơi mình đi hay tại sao mình đi. Gần như đích xác đó là tình huống cho đại đa số nhân loại. Không ai có cảm giác về hướng đi; họ tất cả đều dò dẫm.

Lâm Tế đang nói, "Ta chưa bao giờ sai về bất kì ai. Ta đơn giản nhìn thẳng vào nơi người này tới, vào không gian người đó đang ở. Ta thấy liệu người đó có ngần ngại, hoài nghi, không chắc chắn, đang tìm sự hướng dẫn, hay đầy hiểu biết vay mượn, và có bản ngã to cứ dường như người đó biết."

Nếu người đó không tới theo cách đặc biệt, người đó đã tự trói mình không dây.

Mọi người đều trông có vẻ như họ tự do; không ai bị cùm tay, không ai bị trói bằng dây thừng. Nhưng nhìn kĩ hơn một chút: bạn đang bị trói bằng quá nhiều dây, các dây này kéo bạn đi theo những hướng nào đó, và có lẽ theo các hướng mâu thuẫn nhau. Điều đó tạo ra nhân cách chia chẻ, điều đó tạo ra nhân cách phân mảnh.


Bạn có thể gọi những chiếc dây này là tình yêu, bạn có thể gọi những chiếc dây này là hoài bão, ham muốn, ghen tị, giận dữ - không thành vấn đề bạn gọi chúng là gì, chúng tất cả đều là dây buộc. Nhưng nếu tâm trí bạn có bất kì nội dung nào trong nó, thì nội dung đó trở thành chiếc dây của bạn. Chỉ tâm trí vô dây mới biết tự do là gì. Từ bên ngoài mọi người đều trông có vẻ tự do, nhưng Lâm Tế đang nói về những chiếc dây vô hình. Và bạn có thể hiểu, bạn có thể thấy những chiếc dây riêng của mình - việc dính chặt của bạn với mẹ, với bố, với vợ, với chồng, với con cái, với bạn bè bạn, với kẻ thù của bạn.





Chuyện đã xảy ra khi Mahatma Gandhi bị bắn vào năm 1948. Jinnah là người đã tranh đấu với Gandhi cả đời mình để tách đất nước ra làm hai phần - một quốc gia tách biệt và có chủ quyền cho người Hồi giáo. Ông ấy đang ngồi trong vườn đọc báo thì thư kí của ông ấy chạy tới và bảo ông ấy rằng Gandhi đã bị bắn, ông ấy đã chết. Viên thư kí không thể tin được rằng Jinnah đã ứa nước mắt. Ông ấy không nói gì, ông ấy đơn giản trở lại phòng mình. Trong thực tế, vào cùng khoảnh khắc đó Jinnah đã chết. Ông ấy trở nên ốm yếu và ông ấy không bao giờ bước ra khỏi phòng mình.

Nhiều lần ông ấy được hỏi, "Sao ông lại phải bận tâm nhiều thế? Ông hoàn toàn mạnh khoẻ. Tin này về Gandhi..."

Jinnah nói, "Bây giờ tôi có thể thấy rằng ngay cả với kẻ thù cũng có mối quan hệ nào đó. Không có Gandhi tôi cũng không còn nữa. Và nếu Gandhi có thể bị một người Hindu bắn, thì tôi cũng có thể bị một người Hồi giáo bắn vào bất kì lúc nào." Ông ấy không hề có lính gác quanh nhà trước khi Gandhi bị bắn. Ông ấy đã từ chối, nói rằng "Ngay cả quan niệm rằng người Hồi giáo nào sẽ gây hại cho cuộc sống tôi cũng là điều ngớ ngẩn. Tôi đã tranh đấu cho họ, tôi đã trao cho họ đất nước của họ." Nhưng cái ngày Gandhi chết, ông ấy lập tức ra lệnh rằng phải bố trí lính gác quanh nhà ông ấy.

Không ai có thể hiểu được điều đó là cú sốc đến thế cho ông ấy. Bản thân ông ấy cũng không thể hiểu được điều đó: "Tôi đáng ra phải sung sướng là Gandhi chết rồi, nhưng mắt tôi lại đầy nước mắt. Không có Gandhi tôi đánh mất luôn mình. Tranh đấu với ông ấy đã là cả đời tôi. Một nửa đời tôi đã kết thúc. Bây giờ tôi phải sống cuộc sống què quặt" - và ông ấy không bao giờ trở nên mạnh khoẻ nữa, ông ấy đã chết chỉ vài tháng sau đó.

Nếu bạn nhìn quanh mình bạn sẽ thấy nhiều dây dợ - gần như cái lưới. Và nếu chỉ có một dây thôi, thì đã dễ mà cắt nó ra để được tự do. Có biết bao nhiêu là dây... toàn thể nhân cách của bạn chỉ gồm toàn dây dợ thôi. Thậm chí những dây đó làm bạn thành tù nhân - chúng không cho bạn cái gì ngoài khổ và rắc rối, chúng không cho phép bạn có chân giá trị của mình và quyền làm chủ của mình - bằng cách nào đó chúng là sự quen thuộc thời gian dài và việc vứt bỏ chúng đi có cảm giác giống như bạn đang cắt bỏ cái gì đó của chính con người riêng của bạn. Chúng đã trở thành bản tính thứ hai của bạn.

Chuyện xảy ra trong thời Cách mạng Pháp rằng các nhà cách mạng đã mở cửa của một nhà tù lớn, cứ đinh ninh rằng họ đã làm điều gì đó lớn lao. Nhà tù đó được dự định để dành cho những người bị tù chung thân, những kẻ tội phạm rất nguy hiểm, cho nên các còng tay đều không có khoá, bởi vì cũng không cần, họ không bao giờ được tự do. Cho nên sau khi còng tay được đặt vào và xiềng xích được buộc vào chân họ, thì khoá bị ném xuống giếng ở chính giữa nhà tù.

Các nhà cách mạng đã cố gắng chặt còng tay và xích chân, và họ không thể tin được rằng các tù nhân chống lại đến thế. Ai đó đã sống bốn mươi năm, ai đó năm mươi năm - thậm chí có người đã ở đó bẩy mươi năm, và người đó nói, "Bây giờ ngay cả mắt cũng không chịu nổi khi bước ra ánh sáng. Chúng tôi đã sống trong xà lim tối tăm, và sau bẩy mươi năm thế giới phải đã thay đổi quá nhiều. Ngay cả bạn bè và vợ con riêng của chúng tôi, phần lớn họ đã chết rồi. Ngay cả con cái chúng tôi cũng không nhận chúng tôi.

"Ở đây ấm cùng và thoải mái thế - không phải làm việc, thức ăn thì được chu cấp. Nó mục nát, nhưng ít nhất thì nó cũng được cho vào mọi ngày, ông không phải làm việc vì nó; ông không phải đi tìm việc. Và chúng tôi đã trở nên quen với cái xà lim chật hẹp tăm tối này đến mức chúng tôi không thể quan niệm nổi bây giờ về một loại cuộc sống khác." Nhưng các nhà cách mạng là nhà cách mạng; họ là những người bướng bỉnh. Họ cứ ép buộc các tù nhân. Họ chặt xích và còng tay và buộc các tù nhân ra khỏi nhà tù. Nhưng họ ngạc nhiên là đến tối tất cả họ đều quay lại.

Điều đó là cái gì đó quan trọng thế, điều đó còn quan trọng hơn cả bản thân cuộc cách mạng Pháp. Các tù nhân cầu xin họ, "Xin đừng ép buộc chúng tôi. Bên ngoài không tồn tại cho chúng tôi. Lỗ hổng quá lớn - bẩy mươi năm - và chúng tôi đang sống rất hạnh phúc." Vài người trong họ nói, "Chúng tôi không thể ngủ được nếu thiếu xiềng xích." Chúng đã trở thành con gấu nhồi bông.

Cùng điều đó là tình huống cho hầu hết mọi người: xiềng xích của bạn đã trở thành con gấu nhồi bông. Dù bẩn đến mấy, bốc mùi đến mấy, dính mỡ và mùi Italia, nhưng trên mọi sân bay, trên mọi ga tầu hoả bạn sẽ thấy những đứa trẻ lôi sềnh sệch con gấu nhồi bông của chúng. Chúng sẽ không bỏ những con gấu này vì chúng không thể ngủ được nếu thiếu chúng. Với những con gấu đó chúng cảm thấy ấm áp và chúng đã bạn bè với nhau thế, không cãi cọ gì. Chúng ta tất cả đều quen thuộc với nhiều dây dợ.

Lâm Tế đang nói, "Nếu người đó không tới theo cách đặc biệt, người đó đã tự trói mình không dây."

Chỉ nếu người đó tới như sư tử gầm, một mình, không phải là một phần của đám đông, không còn phụ thuộc vào đám đông, không còn là người Ki tô giáo, không còn là người Hindu giáo, không còn là Phật tử - nếu người đó đã vứt đi mọi kinh sách và mọi huấn luyện, người đó sẽ tới trong niềm vinh quang trọn vẹn, con người trong toàn bộ chân giá trị của mình.

Chân giá trị này không phải là thứ so sánh được. Nó không liên quan gì tới bất kì ai khác; nó không tương đối. Nó là bản tính riêng của người đó đi tới việc nở hoa hoàn toàn. Người đó đã vứt đi mọi cản trở.

Nếu bạn bắt gặp một người không có dây dợ, không xiềng xích, không huấn luyện, bạn lập tức sẽ thấy khác biệt giữa bản thân mình và người đó. Tự do của người đó sẽ gần như thấy được và bạn sẽ thấy tính nô lệ của mình một cách rõ ràng trong so sánh với người đó. Bạn là nô lệ của biết bao nhiêu thứ! Tính nô lệ của bạn là đa chiều. Nhưng bạn cứ sống bởi vì mọi người khác cũng sống theo cùng cách. Bạn nghĩ có lẽ đây là cách sống duy nhất.

Đây không phải là cách sống duy nhất. Trong thực tế, nó không phải là cách sống chút nào. Nó là cách bỏ lỡ cuộc sống. Không có việc nở hoa trong tiềm năng đầy đủ của bạn, bạn đã kéo lê bản thân mình từ cái nôi tới nấm mồ, nhưng bạn đã không sống.

Tôi nghe nói về một người sắp chết, thế rồi người đó mới nhận ra rằng "Trời, mình đã sống!" - nhưng bây giờ thì quá trễ rồi.

Phần lớn mọi người sẽ nhận ra chỉ khi cái chết điểm, "Mình đã sống mà không có việc sống. Mình đã không nhảy múa, mình đã không nở hoa, mình đã không biết tới bản thân mình, và chết đã tới." Và chết nghĩa là tất cả mọi cánh cửa đều đóng lại. Bây giờ người ta không biết gì về điều sắp xảy ra. Không còn tương lai nữa. Bạn không thể lập kế hoạch cho ngày mai được, và tất cả những ngày hôm qua đều đã qua rồi - những cơ hội lớn để trở nên thức tỉnh, những cơ hội lớn để trở thành phật. Bạn đã bỏ lỡ.

Lâm Tế tiếp tục, "Đừng bao giờ đồn đoán lung tung. Hiểu và không hiểu cả hai đều sai."

Đây là phát biểu cực kì quan trọng: Hiểu và không hiểu cả hai đều sai. Thông thường bạn sẽ nói, "Hiểu là đúng còn không hiểu là sai." Nhưng tôi sẽ ủng hộ Lâm Tế. Ông ấy là phải. Vấn đề không phải là hiểu hay không hiểu, vấn đề là nhận ra.

Chẳng hạn, người mù có thể hiểu ánh sáng là gì một cách trí tuệ, nhưng hiểu biết đó là gì? Người mù có thể viết một luận giải về ánh sáng, về màu sắc, và có thể rất đúng về mặt logic. Nhưng hiểu biết đó là gì? Người đó chưa bao giờ thấy màu sắc... Và đây là tình huống.

Mọi người đang viết về Thượng đế, mô tả chi tiết cứ dường như họ đã thấy Thượng đế, cãi lộn với người khác bởi vì họ có quan niệm khác về Thượng đế. Trong hàng nghìn năm mọi người đã tranh đấu về Thượng đế, về thiên đường và địa ngục, và không ai dường như nhận ra sự kiện tất cả đây toàn là giả tưởng. Không ai đã từng thấy Thượng đế. Cho nên nếu ai đó nói, "Tôi hiểu về Thượng đế," thì điều đó cũng vô tích sự như không hiểu về Thượng đế.

Vấn đề là việc biết - trực tiếp, thẳng thắn. Vấn đề là thành một với chân lí, không phải biết chân lí từ chỗ xa xăm, từ kinh nghiệm của người khác, từ kinh sách. Bạn không thể vay mượn chân lí được; nó không phải là món hàng. Bạn phải trở thành chân lí.

Cho dù một người nói, "Tôi đã thấy chân lí," điều đó là sai, bởi vì bạn không thể thấy chân lí được - chân lí không phải là cái gì đó vật chất - bạn không thể thấy được Thượng đế. Nếu bạn thấy, đó là ảo giác.

Đó là lí do tại sao Phật đã nói với các đệ tử của mình, "Nếu ta gặp các ông trên đường, chớ có ngần ngại, chặt ngay đầu ta và ném ta ra khỏi đường. Đi qua ta mà không nhìn lại" - bởi vì trong thiền bao giờ cũng có khả năng rào chắn cuối cùng sẽ là thầy. Đó là tình yêu cuối cùng của bạn, chuyện tình lớn của bạn. Bạn có thể bỏ qua tất cả những vấn đề nhỏ khác, những dính líu tâm lí, nhưng bạn sẽ làm gì với chiếc dây cuối cùng?

Chuyện xảy ra trong cuộc đời của Ramakrishna:

Ramakrishna là một người sùng kính lớn, và con đường của sùng kính đầy những tưởng tượng. Tâm trí có khả năng tự thôi miên mình và có thể thấy đối thể của tưởng tượng đang đứng ngay trước nó.

Bạn nên chú ý tới sự kiện là không người Hồi giáo hay Ki tô giáo nào đã kinh nghiệm Krishna, không người Hindu nào đã từng kinh nghiệm Jesus. Họ tất cả đều thấy điều họ tưởng tượng, điều họ tin vào, điều là giả tưởng của họ. Nếu bạn tiếp tục nhấn mạnh vào khái niệm giả thiết nào đó về Thượng đế, một ngày nào đó bạn sẽ thấy giả thiết đó trở thành thực tại.

Ramakrishna là một người sùng kính về Nữ thần Mẹ của Calcutta. Một người chứng ngộ, Totapuri, vừa lúc đi qua đó. Ông ta nhìn vào Ramakrishna và ông ta cảm thấy từ bi lớn lao cho anh chàng đáng thương này. Ông ta bảo Ramakrishna, "Ông nghĩ rằng ông đã rải nghiệm Nữ thần Mẹ."

Ramakrishna nói, "Thấy chứ, tôi đã nói với bà ấy, và không chỉ một ngày đâu, hàng ngày đấy." Ông ấy là người trung thực, và điều ông ấy đang nói là tuyệt đối đúng.

Totapuri cười lớn và ông ấy nói, "Nghe đây, Nữ thần Mẹ đó không là gì ngoài tưởng tượng thuần khiết. Chừng nào ông chưa vứt bỏ cái đó, ông sẽ không bao giờ trở nên chứng ngộ được. Cho nên ngồi xuống đây. Tôi sẽ còn ở đây trong ba hay bốn ngày, chỉ vì ông thôi. Tôi phải giúp ông bằng cách nào đó vứt bỏ Nữ thần Mẹ đi."

Bây giờ đó là việc rất khó. Ramakrishna yêu Nữ thần Mẹ cả đời mình, đã nhảy múa trước bà ấy. Và ông ấy không phải là người truyền thống; ông ấy rất phi truyền thống, rất đáng yêu, rất hồn nhiên - nhiều tới mức hai lần người trông coi ngôi đền mà ông ấy hay tới tôn thờ, nơi ông ấy đã là tu sĩ, phải gọi ông ấy bằng việc nói, "Đây là điều kì lạ mà ông đang làm đấy..."

Trước hết ông ấy sẽ nếm thức ăn được cúng dường cho nữ thần, và thế rồi ông ấy sẽ cúng dường nó. Bây giờ điều này là tuyệt đối sai nếu theo truyền thống Hindu. Trước hết bạn phải cúng dường nó cho thần rồi bạn mới có thể phân phát nó, bạn có thể ăn nó.

Nhưng Ramakrishna nói, "Mẹ tôi bao giờ cũng quen nếm nó trước và rồi bà ấy sẽ đưa nó cho tôi. Tôi không bận tâm tới bất kì ai, tôi biết lí do là gì. Lí do là liệu điều đó có xứng đáng cho không. Hương vị có phải không? Có ngọt không hay quá nhiều hay quá ít? Tôi không thể cúng dường nó mà không nếm nó trước."

Ông ta hay tranh chấp với Nữ thần Mẹ. Không ai có thể hiểu được điều gì đã xảy ra. Ông ấy sẽ khoá ngôi đền lại trong ba hay bốn ngày và sẽ nói với Nữ thần Mẹ, "Ở trong đền nhé, bởi vì ngài không làm gì cho người sùng kính cả. Biết bao nhiêu người tới và họ hỏi ngài và lời cầu nguyện của họ không được trả lời. Tôi là tu sĩ ở đây; bổn phận của tôi là chăm nom. Bây giờ cứ bị khoá lại ở trong nhé. Sau ba hay bốn ngày nữa tôi sẽ thăm lại ngài."

Người coi đền nói, "Ông ở đây như một tu sĩ ăn lương. Công việc của ông là tôn thờ mọi ngày."

Ông ấy nói, "Đấy không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ Nữ thần Mẹ phải nghe tôi. Khi bà ấy nghe thì tôi chuẩn bị những thức ăn ngon cho bà ấy và đem biết bao nhiêu hoa hồng và biết bao nhiêu hoa tới. Khi bà ấy thực sự nghe lời cầu nguyện thì tôi nhảy múa cả ngày. Nhưng khi bà ấy không nghe, trở thành cứng rắn, thì tôi cũng là con người có chân giá trị nào đó..."

Totapuri nói với Ramakrishna, "Ông ngồi im lặng. Ông không có bất kì dây buộc nào mà tôi có thể thấy, chỉ mỗi chiếc dây này thôi. Cho nên khi ông thấy Nữ thần Mẹ phát sinh trong trí tưởng tượng của ông, lấy lưỡi kiếm và chém mẹ thành hai mảnh. Chúng sẽ sụp đổ, và với chúng rào chắn cuối cùng sẽ sụp đổ."

Ramakrishna nói, "Tôi sẽ kiếm lưỡi kiếm từ đâu được?"

Totapuri nói, "Từ đâu ông đã có được Nữ thần Mẹ này? - từ cùng chỗ đó đấy. Nó là tưởng tượng của ông. Đó cũng là tưởng tượng của ông; chỉ tưởng tượng là cần để chặt nó."

Phải mất ba ngày, bởi vì ông ấy sẽ đi vào thiền và Nữ thần Mẹ sẽ đứng đó, và ông ấy lại quên mất tất cả về Totapuri. Ông ấy sẽ quên tất cả về kiếm, và nước mắt lại bắt đầu chảy ra từ mắt ông ấy, còn Totapuri sẽ lay ông ấy mà nói, "Ông đang làm gì thế?"

Ramakrishna nói, "Làm gì á? - bởi vì một khi tôi thấy bà ấy, bà ấy đẹp thế… Đừng buộc tôi phải chém bà ấy."

Totapuri nói, "Nghe đây, tôi có thể thấy ngay cả từ bên ngoài: khuôn mặt ông lập tức thay đổi khi ông thấy mẹ. Tôi đã đem một mẩu kính, và khoảnh khắc tôi thấy rằng ông đang thấy mẹ - bởi vì nước mắt ông bắt đầu chảy, khuôn mặt ông trở nên đẹp thế - tôi sẽ rạch một nhát vào con mắt thứ ba của ông bằng miếng kính này. Tôi phải làm điều này bởi vì ngày mai tôi đi rồi. Tôi không thể phí thời gian thêm nữa. Đây là cơ hội cuối cùng: hoặc ông làm điều đó hoặc tôi bị kết thúc cùng ông."

Và Totapuri nói, "Khi tôi rạch vào trán ông và máu bắt đầu chảy ra, đừng ngần ngại, lấy lưỡi kiếm và chém mẹ đi."

Ramakrishna chém mẹ và ông ấy vẫn còn im lặng trong sáu ngày. Totapuri ở lại trong sáu ngày, và khi Ramakrishna mở mắt ra ông ấy cám ơn Totapuri và nói, "Nếu ông mà không tới, thì tôi đã sống cả đời mình với ảo giác. Rào chắn cuối cùng của tôi đã sụp đổ rồi."

Ramakrishna trở nên chứng ngộ sau khi ông ấy đã chém rào chắn cuối cùng. Nhưng ngay cả những người đi theo Ramakrishna cũng không nhắc nhở gì tới sự vụ này, bởi vì sự vụ này làm cho toàn bộ nỗ lực tôn thờ trở thành vô tích sự. Nếu cuối cùng bạn phải chém nó đi, thì sao lại bắt đầu nó ở ngay lúc đầu tiên?

Cả việc hiểu cũng là không cần - bởi vì việc hiểu là trí tuệ - việc không hiểu cũng không cần, vì điều đó nữa cũng là trí tuệ. Bạn có thể là kẻ hữu thần, bạn có thể là kẻ vô thần, điều đó không thành vấn đề; cả hai đều là những quan điểm trí tuệ. Bạn phải vứt bỏ cả hai và bạn phải thấy mà không có định kiến nào, không có giả thiết nào, không có bất kì hệ thống niềm tin nào. Chỉ thế thì... thế thì bạn mới không thấy chân lí, bạn trở thành chân lí. Và chừng nào bạn còn chưa trở thành chân lí thì bạn còn chưa chứng ngộ.

Cho nên thấy khác biệt này: vấn đề không phải là thấy Thượng đế, vấn đề không phải là thấy Phật. Vấn đề là thành phật. Không có ba, người thấy, người được thấy, và quá trình thấy; chỉ có một. Bạn là nó. Đây là hiểu biết vĩ đại nhất mà Phật Gautam đã đem vào thế giới này.

Lâm Tế đang nói,

Ta nói thẳng điều này. Bất kì ai trên thế giới đều tự do phản đối ta như người đó muốn."

Thầy còn nói thêm, "Từng phát biểu đều phải bao gồm Cánh cổng của Ba Bí ẩn, và cánh cổng của từng Bí ẩn phải bao gồm Ba điều Bản chất. Có những thủ đoạn tạm thời, và có việc vận hành. Làm sao tất cả các ông hiểu được điều này?"

Rồi thầy bước xuống.

Ba Bí ẩn là gì? Mọi kinh nghiệm của chúng ta đều được chia thành ba: người quan sát, cái được quan sát và quá trình quan sát. Bạn có thể xét nó theo chiều hướng khác - người biết, tri thức, và quá trình biết. Chừng nào ba bí ẩn này còn chưa trở thành một, khi người quan sát cũng là vật được quan sát...

Khi bạn là thượng đế, tất cả mọi bí ẩn đều biến mất, thế thì toàn thể sự tồn tại là rõ ràng sẵn có cho bạn. Tất cả mọi cánh cửa đều mở, không cái gì bị che giấu. Toàn thể sự huy hoàng của sự tồn tại là sẵn có, nhưng nó là sẵn có cho tâm thức đã đi tới đỉnh nơi không có chủ thể và không có đối thể và không có gì đặt quan hệ với chúng, nơi ba đã trở thành một. Cái một này là Phật tính, là bản tính Phật của bạn.

Trong cái một này bạn trở thành một phần của toàn thể vũ trụ - và không chỉ một phần. Nó là kinh nghiệm kì lạ nhất: khi giọt sương biến mất trong đại dương, bạn có thể nói rằng giọt sương đã trở thành một phần của đại dương, nhưng thực tế là ở chỗ giọt sương đã trở thành đại dương. Không có vấn đề là một phần. Một phần vẫn là tách rời, có khoảng cách. Chỉ cái một thuần khiết...

William James đã cho kinh nghiệm này một từ đúng: kinh nghiệm đại dương. Bạn đã trở thành toàn thể đại dương.

Lâm Tế đang nói rằng ông ấy sẽ bị phản đối - bị phản đối bởi tất cả mọi người sùng kính, bị phản đối bởi tất cả những người vẫn giữ một khoảng cách giữa bạn và Thượng đế. Ông ấy sẽ bị phản đối bởi tất cả những người không thể quan niệm được rằng bạn trong thực tại bản chất của mình không là gì ngoài lực thiêng liêng, và toàn thể sự tồn tại là điệu vũ thiêng liêng. "Nhưng," ông ấy nói, "không thành vấn đề gì nếu ta bị phản đối. Ta phải nói chân lí."

Thiền là cách duy nhất để thấy chân lí mà không có đức tin nào. Nếu bạn đã có đức tin, thì đức tin của bạn sẽ trở thành rào chắn. Người ta phải hoàn toàn phi đức tin. Tôi không nói rằng bạn phải là người không tin, đó lại là một đức tin. Tin hay không tin, cả hai đều là hệ thống đức tin. Hữu thần và vô thần cả hai đều là cực đoan của cùng một khái niệm, của cùng một giả tưởng. Một người nói có, người kia nói không, nhưng cả hai trong họ đều tuyệt đối không nhận biết về chân lí.

Chân lí đó không thể bị phủ nhận, và không thể đưa ra được bằng chứng hay chứng minh nào cả. Người ta phải sống nó; chỉ cuộc sống mới là bằng chứng. Khi ai đó đã đạt tới điểm mình là chân lí, hiển nhiên tất cả mọi hành động của người đó đều nhất định thay đổi. Tất cả mọi hình mẫu cuộc sống của người đó sẽ khác đi.

Lâm Tế là phải rằng ông ấy có thể thấy khoảnh khắc ai đó đi vào trong ngồi chùa của mình thì người đó đang trong không gian nào, dây buộc của người đó là gì: Người đó có chiều hướng nào trong cuộc sống hay người đó chỉ đi một cách ngẫu nhiên như khúc gỗ mục nổi trên sông? Người đó có ý thức là từng khoảnh khắc người đó đang bỏ lỡ ý nghĩa và nghĩa của cuộc sống hay người đó chỉ ngủ, giữ cho bản thân mình bận bịu đến mức câu hỏi, câu hỏi tối thượng không nảy sinh?

Ikkyu, một nhà thơ Thiền, viết:

Rừng và đồng cỏ,

đá và bãi cỏ

đều là đồng hành của ta.

"Đường sai" của "mây khùng" này

sẽ không thay đổi.

Người thường gọi ta là ngu

Nhưng ta không bận tâm.

Vì ta đã được dán nhãn

"Dị giáo" và "quỉ,"

Không có trừng phạt mới

để lại cho kiếp sau của ta!

Con người của chân lí nhất định bị kết án, bởi vì toàn bộ các kiếp sống của chúng ta được sống trên an ủi, toàn là dối trá. Chúng ta tất cả đều chịu ảnh hưởng của thuốc phiện mà các tôn giáo đã cung cấp cho. Khoảnh khắc một người bước ra ngoài trạng thái ngủ này, toàn thể đám đông sẽ chống lại người đó, bởi vì hành vi của người đó sẽ thay đổi toàn bộ thế so với hành vi của đám đông.

Đám đông không thể dung thứ cho bất kì ai cư xử khác đi. Lí do là nỗi sợ lớn rằng có lẽ người này có thể đúng. Và người đó có vẻ đúng thật: cái đẹp của người đó được thay đổi, duyên dáng của người đó đã thay đổi, lời nói của người đó có thẩm quyền mà chúng chưa bao giờ có trước đây. Im lặng của người đó là sâu sắc. Người đó được bao quanh bởi hào quang của năng lượng mới.

Điều này làm cho mọi người rất sợ - sợ rằng "người này có thể đúng; thế thì chúng ta đã bỏ lỡ toàn bộ cuộc sống của mình. Người này bằng cách nào đó phải bị tiêu diệt." Không phải là không có lí do mà Socrates và Anagoras đã bị đầu độc và al-Hillaj Mansoor bị đóng đinh. Sarmad và Jesus... Và có hàng trăm người khác đã bị ném đá đến chết hay bị thiêu sống, và tội lỗi duy nhất của họ là ở chỗ họ đã đạt tới chân lí.

Bây giờ điều này làm tôi nhớ tới rằng ở Nam Mĩ vào đầu thế kỉ này người ta đã phát hiện ra một bộ lạc nhỏ sống trong rừng sâu - chỉ ba trăm người, nhưng tất cả đều mù. Họ không có ý tưởng rằng họ bị mù bởi vì họ chưa bao giờ thấy bất kì ai có mắt - và không có vấn đề về việc thấy bởi vì họ không có mắt.

Một nhà nghiên cứu khoa học nghe nói về bộ lạc này, cho nên anh ta đi vào rừng, sống cùng với bộ lạc đó để hiểu họ, không xúc phạm họ bằng việc nói rằng họ bị mù, cứ giả vờ rằng anh ta cũng giống như họ. Anh ta thấy rằng lí do tại sao họ tất cả đều bị mù là do con ruồi nào đó. Khi đứa trẻ còn chưa đầy sáu tháng, nếu con ruồi đó đốt đứa trẻ, nó sẽ trở nên bị mù.

Cho nên đã có những đứa trẻ có mắt, nhưng ruồi này là ruồi phổ biến trong mọi nhà ở mọi nơi, cho nên không có khả năng nào cho bất kì đứa trẻ nào thoát. Và không ai có thể nhớ được quá khứ trước bốn tuổi hay ba tuổi là nhiều nhất; không ai có thể nhớ điều đã xảy ra khi họ mới sáu tháng tuổi.

Cho nên cả bộ lạc đã sống và họ sống hoàn toàn thoải mái. Họ xoay xở làm ruộng thế nào đó, họ xoay xở đem gỗ về cho mùa đông. Họ xoay xở đem nước từ giếng lên. Họ trở nên thích nghi với cuộc sống của người mù. Và bởi vì toàn bộ xã hội đều mù, mỗi nhà nghiên cứu trẻ này mới có thể tìm thấy ruồi. Nếu sau khi bạn đã sáu tháng tuổi mà con ruồi này đốt bạn, thì bạn sẽ không bị mù, cho nên chỉ trong sáu tháng đứa trẻ phải được bảo vệ. Nhưng không có vấn đề bảo vệ trong bộ lạc này; họ không có ý tưởng điều gì đang xảy ra. Đứa trẻ sáu tháng tuổi không thể nói, "Xin bảo vệ con khỏi ruồi."

Anh ta ở lại lâu ở đó đến mức anh ta yêu một người đàn bà. Anh ta muốn cưới cô ấy, nhưng dần dần bộ lạc trở nên nghi ngờ người này. Mặc dầu họ mù, họ bắt đầu thấy rằng người này bước đi theo cách khác, nói theo cách khác, biết những điều mà họ không biết. Anh ta nói, "Bây giờ mặt trời lên"; anh ta nói, "Bây giờ cả bầu trời đầy sao" - và những con mắt mù loà đó không thể thấy vì sao nào.

Dần dần, họ thấy rằng người này có cách thức nào đó khác với họ. Họ ép buộc anh ta, nói, "Anh phải thành thật với chúng tôi. Cái gì là khác biệt giữa chúng tôi và anh? - bởi vì chúng tôi không thấy mặt trời nào, còn anh thì nói về hoa và mầu sắc, và anh nói về các vì sao. Những thứ này ở đâu? Phải có khác biệt gì đó giữa chúng tôi và anh."

Anh ta phải thành thật với những người mù đáng thương đó. Anh ta nói, "Tôi có mắt còn các bác không có mắt. Mặc dầu các bác sinh ra đều có mắt, con ruồi thông thường ở đây đã phá huỷ đôi mắt trước khi đứa trẻ vượt qua giới hạn sáu tháng tuổi. Tôi có thể giúp được nhiều; tôi có thể đem thuốc tới giúp để giết chết những con ruồi này và có lẽ bằng cách nào đó chữa được cho các bác nữa, để cho các bác có thể nhìn được."

Nhưng họ từ chối. Họ nói, "Chúng tôi đang hạnh phúc như chúng tôi đang vậy, chúng tôi không muốn bất kì rối loạn nào. Còn liên quan tới đám cưới của anh - điều kiện là ở chỗ chúng tôi sẽ phải phá huỷ đôi mắt của anh đi; bằng không chúng tôi không thể tin được một người có mắt... Anh có thể làm bất kì điều hại nào cho chúng tôi và chúng tôi sẽ tuyệt đối dễ bị tổn thương."

Thế là họ cho anh thời gian: "Anh có thể nghĩ trong mười hai giờ. Nếu anh muốn cưới người đàn bà này, chúng tôi sẽ phá huỷ đôi mắt của anh. Chúng tôi sẽ tìm thấy chúng. Còn nếu anh muốn giữ đôi mắt của mình, thế thì anh không thể sống cùng chúng tôi được và anh không thể cưới người đàn bà đó."

Đêm đó anh ta nghĩ nhiều lần, "Làm gì đây? Những kẻ ngốc này không muốn được giúp đỡ. Họ hoàn toàn hạnh phúc trong mù của họ." Người ta có thể hiểu rằng sẽ có rắc rối nếu ba trăm người mù bỗng nhiên có mắt...Bạn nhìn vợ mình và bạn nói, "Lạy Trời! Con trâu này mà là vợ mình sao?!" Và bạn thấy khuôn mặt riêng của mình trong gương và bạn không thể tin được rằng đây là bạn, bởi vì bạn chưa bao giờ thấy khuôn mặt mình. Mọi thứ đều sẽ bị rối loạn.

Nhà nghiên cứu đó trốn đi trong đêm, vứt bỏ toàn bộ ý tưởng về việc giúp đỡ họ, vứt luôn ý tưởng cưới người đàn bà đó. Ý định ban đầu của anh ta đã là anh sẽ cưới vợ rồi đem người đàn bà đó về thế giới văn minh nơi cô ấy có thể được điều trị, và nếu anh ta thành công trong việc trị liệu cho cô ấy, thì anh ta có thể đem một tổ y tế tới điều trị cho cả ba trăm người đó.

Cũng điều đó là tình huống với mọi phật. Ông ấy đem ánh sáng mới tới, cuộc sống mới, con mắt mới. Nhưng bạn bắt đầu ném đá vào những người như vậy đấy. Tội duy nhất của Socrates là ở chỗ ông ấy muốn dạy cho mọi người cách tìm ra chân lí. Tội duy nhất của al-Hillaj Mansoor là ở chỗ ông ấy đã tuyên bố, "Ana'l haq! Bản thân ta là Thượng đế" - nhưng ông ấy đã không tuyên bố điều đó như một phần của trò bản ngã, bởi vì ông ấy đã nói, "Các ngài cũng là Thượng đế, các ngài chỉ đơn giản không biết điều đó. Tôi biết điều đó."

Trường hợp của Al-Hillaj Mansoor là rất đặc biệt. Thầy của ông ấy là Junnaid, và Junnaid nói, "Mansoor, ta cũng biết ta là Thượng đế, nhưng ta cũng biết đám đông sẽ không dung tha cho một tuyên bố như vậy đâu. Ông giữ điều đó bên trong mình đi; ông giúp mọi người nhận ra rằng họ là thượng đế, nhưng đừng bắt đầu tuyên bố rằng ông là Thượng đế. Ông sẽ không được dung tha đâu."

Nhưng Mansoor còn trẻ. Junnaid già rồi và ông ấy đã thấy loại người nào tất cả đang bao quanh. Mansoor đã không nghe lời ông ấy và bắt đầu tuyên bố, "Ta là Thượng đế, và các ngài cũng là Thượng đế; sự khác biệt chỉ là ở chỗ các ngài không nhận biết còn ta nhận biết." Ông ấy đã bị băm vằm ra, điều đó không thể được gọi là đóng đinh. Việc đóng đinh của Jesus là đơn giản. Mansoor bị chặt ra thành từng miếng, chân, bàn chân, tay, mắt, lưỡi, đầu - ông ấy bị phá huỷ từng miếng một.

Tại sao điều đó lại xảy ra? Những người này trở thành mối nguy cho sự an ủi của chúng ta. Họ bắt đầu tuyên bố những điều mà chúng ta sợ biết tới. Chúng ta không muốn biết chúng ta là ai, bởi vì điều đó có thể làm rối loạn mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã định cư ở chu vi; nếu chúng ta biết trung tâm, chúng ta sẽ phải thay đổi mọi thứ ở chu vi. Điều đó là hiểm nguy. Và chúng ta đang sống trong khổ của mình và trong đau khổ của mình, nhưng nó đã trở thành cách sống quen thuộc thế. Mọi người đều sống theo cùng cách - sao chúng ta phải nhận hiểm nguy?

Nhưng sự hiện diện của người như al-Hillaj Mansoor kích thích bạn thay đổi cuộc sống của bạn. Điều đó chọc giận mọi người, nó làm phiền nhiễu tới mọi người rằng ai đó còn biết nhiều hơn họ biết. Họ không thể dung thứ một người như vậy. Nghĩ trong thế giới này là hành động tội phạm nhất; biết trong thế giới này là chuẩn bị cho việc đóng đinh riêng của bạn.

Giáo sư Coleman Barks đã hỏi một câu hỏi:

Tôi cảm thấy rất biết ơn vì chứng ngộ của thầy, trí huệ của thầy, thực nghiệm táo bạo của thầy, cuộc sống của thầy. Xin cám ơn! Rumi đã nói, "Tôi muốn bùng cháy, bùng cháy..." Việc bùng cháy đó là gì vậy? Shams đã nói, "Tôi là đám cháy." Thầy có lời nào về Shams không? Từ Shams? Việc bùng cháy và đám cháy đó có liên quan gì tới chứng ngộ riêng của tôi không?

Coleman, bạn đã hỏi một câu hỏi rất nguy hiểm! - bởi vì bùng cháy không liên quan gì tới chứng ngộ của bạn cả. Trên con đường của chứng ngộ không có vấn đề về việc bùng cháy.

Nhưng bởi vì bạn đang trong yêu với Mevlana Jalaluddin Rumi... Tôi cũng yêu con người này. Nhưng bạn phải hiểu rằng Sufi giáo vẫn còn phụ thuộc vào Thượng đế giả tưởng. Nó không tự do với giả tưởng về Thượng đế. Và đặc biệt Sufi giáo có khái niệm về Thượng đế là đàn bà.

Yêu là phương pháp của họ - yêu Thượng đế toàn bộ nhất có thể được. Bây giờ bạn đang yêu một giả tưởng không thể được, và tính toàn bộ được đòi hỏi. Bạn sẽ cảm thấy cùng một loại bùng cháy, theo một cách mãnh liệt hơn, như những người yêu cảm thấy trên qui mô nhỏ hơn.

Những người yêu cảm thấy sự bùng cháy nào đó trong trái tim họ. Niềm khao khát và ham muốn sâu sắc gặp người mình yêu tạo ra sự bùng cháy đó. Yêu Thượng đế nhất định tạo ra đám cháy rất lớn trong bạn. Bạn sẽ ở trên ngọn lửa đó bởi vì bạn đã chọn đối tượng yêu của mình là cái gì đó không thể được; đối tượng yêu của bạn là giả tưởng. Bạn sẽ phải kêu và khóc, và bạn sẽ phải cầu nguyện, và bạn sẽ phải nhịn ăn, và tâm trí bạn phải liên tục lặp lại và nhớ tới người yêu.

Tâm trí có khả năng tưởng tượng bất kì cái gì và cũng có khả năng tự thôi miên nó. Sau việc lặp lại lâu dài bạn thậm chí có thể trông thấy Thượng đế, giống như cách bạn đã tưởng tượng. Đó là một sản phẩm phụ của tâm trí bạn. Nó sẽ làm cho bạn rất hạnh phúc, bạn sẽ nhảy múa với niềm vui.

Tôi đã ở cùng người Sufis và tôi đã yêu những người đó. Nhưng họ vẫn còn ở một bước xa với việc là phật. Cho dù thơ ca của họ có hay - nó phải hay, bởi vì nó tới từ tình yêu của bạn - kinh nghiệm của họ là ảo giác do tâm trí riêng của họ tạo ra. Trong Sufi giáo, tâm trí được căng ra tới điểm bạn trở thành gần điên vì người yêu. Những ngày của sự chia cách với người yêu đã tạo ra cảm giác bùng cháy.

Trên con đường của Thiền, không có việc bùng cháy chút nào bởi vì không có giả tưởng, không có Thượng đế. Và vấn đề không phải là yêu. Con người của Thiền rất đáng yêu, nhưng người đó không thực hành yêu; nó tới như sản phẩm phụ của việc nhận biết của người đó. Người đó đơn giản nhận ra phật tính riêng của mình. Không có vấn đề về người khác, một Thượng đế ở đâu đó khác trên trời. Người đó đơn giản đạt tới trung tâm riêng của cuộc sống của mình, và ở đó người đó bùng nổ thành tình yêu, thành từ bi. Tình yêu của người đó tới sau chứng ngộ, nó không phải là phương pháp cho chứng ngộ.

Nhưng với người Sufis, yêu là phương pháp. Bởi vì yêu là phương pháp, nên nó còn là một phần của tâm trí.

Nỗ lực trên con đường của dhyan, của Thiền là để vượt ra ngoài tâm trí, đạt tới vô trí, để hoàn toàn trống rỗng tất cả mọi ý nghĩ, kể cả yêu. Thiền là con đường của trống rỗng - không Thượng đế, không yêu, không cái gì được phép cả; chỉ cái không thuần khiết mà trong đó bạn cũng biến mất. Ai có đó để mà cảm thấy bùng cháy? Ai có đó để cảm thấy đám cháy?

Cho nên mặc dầu tôi yêu người Sufis... tôi không muốn, Coleman này, làm tổn thương tới tình cảm của bạn, nhưng tôi chắc chắn sẽ nói rằng bạn sẽ có một ngày nào đó để đổi từ Sufis sang Thiền. Sufis vẫn còn sống trong tưởng tượng; họ còn chưa biết tới trạng thái của vô trí. Và bởi vì họ đã không biết tới trạng thái của vô trí, thì dù các nhân cách của họ có thể trở nên đẹp đến đâu, họ vẫn chỉ ở gần với chứng ngộ mà không chứng ngộ. Nhớ lấy lấy, cho dù là ở rất gần thì cũng vẫn không phải là được chứng ngộ.

Và lí do là rõ ràng: Sufi giáo là một nhánh, một bộ phận của Hồi giáo. Nó mang gần như tất cả những cái tốt trong Hồi giáo. Nhưng Hồi giáo là loại tôn giáo thấp nhất. Hồi giáo, Do Thái giáo, Ki tô giáo - tất cả đều là giả tưởng.

Chỉ có hai tôn giáo không giả tưởng, Phật giáo và Đạo giáo. Thiền là con lai của hai tôn giáo này, và con lai thì bao giờ cũng tốt hơn cả hai bố mẹ. Đó là sự gặp gỡ của Phật và Lão Tử; từ sự gặp gỡ này mà Thiền được sinh ra. Nó không phải là Phật giáo, nó không phải là Đạo giáo; nó có tính cá nhân riêng của nó. Nó mang mọi thứ đẹp tới từ Phật và mọi thứ vĩ đại tới từ Lão Tử. Nó là đỉnh cao nhất mà con người đã từng đạt tới.

Hindu giáo là một đống lộn xộn: ba mươi ba triệu thần! - bạn trông đợi cái gì? Hindu giáo vẫn còn là một tôn giáo triết lí, tranh luận, giả tưởng. Nó đã không có khả năng đạt tới những tầm cao của Phật. Phật được sinh ra là người Hindu nhưng đã nổi dậy chống lại đống lộn xộn này, một mình tìm kiếm chứ không tin. Đó là một trong những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ. Bất kì tôn giáo nào bắt đầu bằng niềm tin đều sẽ cho bạn kinh nghiệm tự thôi miên.

Chỉ Đạo giáo và Phật giáo không bắt đầu bằng niềm tin. Toàn thể nỗ lực của họ là ở chỗ bạn phải đi vào bản thân mình mà không có khái niệm gì về điều bạn đang đi tìm ở đó. Chỉ cởi mở, sẵn có, không định kiến nào, không triết lí và kinh sách - chỉ đi vào trong, cởi mở, và khi bạn đạt tới điểm mà tâm trí im lặng, không một ý nghĩ thoáng qua...

Theo Đạo và Phật, ngay cả Thượng đế cũng là một ý nghĩ. Khi không có ý nghĩ, bạn đạt tới đỉnh Everest cao nhất của tâm thức. Tại điểm đó bạn biết rằng mọi sinh linh sống đều có tiềm năng là thượng đế.

Phật tương truyền đã nói, "Khoảnh khắc ta trở nên chứng ngộ, ta đã ngạc nhiên: toàn thể sự tồn tại này đều chứng ngộ, chỉ mỗi con người là không hiểu. Họ đang mang chứng ngộ của mình bên trong mình và họ không nhìn vào nó."

Phật đã thuật lại kinh nghiệm về kiếp sống quá khứ của mình. Khi ông ấy còn là người chưa chứng ngộ mà chỉ là người tìm kiếm, ông ấy nghe nói về một người đã trở nên chứng ngộ, cho nên ông ấy tới gặp người đó. Ông ấy không có ý tưởng chứng ngộ là gì, và ông ấy không đến với bất kì định kiến ủng hộ hay chống đối. Nhưng khi ông ấy tới gần con người này, ngày tự thấy mình cúi lạy và chạm chân người đó. Ông ấy đã ngạc nhiên! Ông ấy đã không quyết định làm việc đó - mặc cho bản thân mình ông ấy vẫn cứ chạm chân người này. Đó là một điều ngạc nhiên. Và khi ông ấy đứng dậy, điều ngạc nhiên thứ hai thậm chí lại còn lớn hơn: người đã chứng ngộ chạm chân ông ấy. Ông ấy nói, "Thầy đang làm gì vậy? Thầy đã chứng ngộ, điều hoàn toàn phải với tôi là chạm chân thầy. Nhưng sao thầy lại chạm chân tôi?"

Và người đó cười phá lên. Người đó nói, "Thời gian trước đây ta cũng không chứng ngộ. Bây giờ ta chứng ngộ. Ông bây giờ chưa chứng ngộ. Một ngày nào đó ông sẽ trở nên chứng ngộ. Cho nên vấn đề chỉ là thời gian thôi. Khi có liên quan tới ta, ông có thể không biết nhưng ta có thể thấy kho báu ẩn kín của ông."

Cho nên mọi người đều là phật, dù có nhận biết về điều đó hay không nhận biết về điều đó. Không giả tưởng nào tới trên con đường của Thiền.

Điều Rumi đang nói - "Tôi muốn bùng cháy, bùng cháy..." - là tâm trí đang hội tụ vào người yêu giả tưởng, và ham muốn bùng cháy để gặp ngài, để tan chảy trong ngài. Nhưng đó là một thượng đế đối thể - điều đó có thể là đàn bà hay đàn ông, điều đó không thành vấn đề.

Ở Bengal, ở India, có một giáo phái nhỏ tin rằng chỉ mỗi Krishna là nam còn mọi người đều là nữ. Bởi vì mọi người đều là nữ và có sự bùng cháy lớn để gặp người yêu, thượng đế, nên họ ngủ cùng tượng của Krishna trong giường.

Nhưng đây tất cả đều là trò chơi tâm trí. Ngoại trừ Phật Gautam và Lão Tử, và những người đã trở nên chứng ngộ theo dòng truyền thừa của họ, toàn thể nhân loại đang sống trong giả tưởng. Tôi ca ngợi tính thơ ca của Rumi, tôi ca ngợi cái đẹp của nhiều nhà huyền môn Sufi, nhưng tôi không thể nói rằng họ đã chứng ngộ. Họ vẫn đang dò dẫm, và việc dò dẫm của họ sẽ chấm dứt chỉ khi họ vứt bỏ giả tưởng này về Thượng đế.

Việc tìm kiếm phải đi vào trong, không đi ra ngoài. Bất kì việc tìm kiếm nào đi ra ngoài đều sẽ thay đổi nhân cách bạn. Nó có thể làm cho nhân cách đẹp hơn, đáng yêu hơn, nhưng nó chỉ là tưởng tượng.

Chuyện xảy ra là một thầy Sufi được nhiều người yêu mến... đệ tử của ông ấy hay tới tôi và nói, "Khi thầy chúng tôi tới, chúng tôi muốn cả hai thầy gặp gỡ."

Tôi nói, "Với một điều kiện: thầy của các bạn phải là khách của tôi trong ba ngày, và các bạn phải không tới trong ba ngày."

Thế là vị thầy đó tới, vì ông ấy thường tới chỗ đó mọi năm trong một hay tháng. Ông ấy là người đáng yêu, rất thơm ngát, rất rạng rỡ, rất vui đùa. Ông ấy hay nhảy múa và ca hát và chơi nhạc cụ. Khi ông ấy tới nhà tôi, tôi đóng cửa lại và bảo với các đệ tử, "Bây giờ các bạn biến đi, và trong ba ngày để ông ấy ở với tôi."

Vị thầy này hỏi, "Ông muốn gì?"

Tôi nói, "Ông cất nhạc cụ đi, và trong ba ngày đừng nghĩ về Thượng đế yêu mến của ông."

Ông ấy nói, "Mục đích của việc này là gì?"

Tôi nói, "Mục đích sẽ được biết tới sau ba ngày. Chỉ trong ba ngày sẽ bình thường. Ông đang bất bình thường."

Ông ấy nói, "Ông thật là người kì lạ! Tôi mà bất bình thường sao?"

Tôi nói, "Vứt cái ý tưởng này về Thượng đế giả tưởng đi. Ông đã trông thấy Thượng đế chưa?"

Ông ấy nói, "Tôi thấy Thượng đế ở mọi nơi."

Tôi nói, "Điều đó bắt đầu xảy ra từ bao giờ?"

Ông ấy nói, "Phải mất hai mươi năm cho tôi thấy Thượng đế trong mọi người. Cuối cùng, tôi đã bắt đầu thấy."

Tôi nói, "Đó là lí do tại sao tôi lại nói trong ba ngày, ông đừng làm điều gì ông đã từng làm. Trong ba ngày này coi như là ngày nghỉ khỏi việc công phu nhìn Thượng đế trong mọi người."

Chỉ một ngày điều đó đã chấm dứt! Ngày hôm sau ông ấy giận tôi lắm. Ông ấy nói, "Để tôi đi. Ông đã phá huỷ nỗ lực hai mươi năm trời của tôi. Chỉ có một đêm tôi theo ý tưởng của ông, và bây giờ vào buổi sáng tôi không thấy Thượng đế nào ở đâu nữa."

Tôi nói, "Một Thượng đế mà ông đã thấy trong hai mươi năm lại biến mất trong một đêm - thì có giá trị gì? Ông không thể thấy rằng đó là một giả tưởng mà ông đã áp đặt đó sao? Và hai mươi năm không cần thiết cho việc lập trình như vậy - việc lập trình có thể được làm trong vài giờ."

Một người có thể bị thôi miên chỉ trong bảy ngày liên tục và được bảo như lời gợi ý sau thôi miên rằng người đó sẽ thấy Thượng đế ở mọi nơi, trong mọi người, và người đó sẽ rất vui vẻ, rất đáng yêu. Trong vòng bẩy ngày người đó có thể được lập trình giống như máy tính, và người đó sẽ bắt đầu thấy Thượng đế. Nhưng đây không phải là con đường của chân lí.

Coleman, điều đó là hoàn toàn tốt: tận hưởng những bài thơ hay của Rumi, tận hưởng những câu chuyện Sufi hay. Nhưng tôi cảnh báo bạn, đừng bị lạc vào chúng. Chúng chỉ là trò chơi của tâm trí, một phương thức của việc tự thôi miên.

Tôi đã nói rằng bạn đã hỏi một câu hỏi nguy hiểm. Tôi không muốn làm tổn thương tình cảm của bạn và tình yêu của bạn, nhưng tôi phải nói chân lí cho dù nó gây đau đớn. Một ngày nào đó bạn sẽ biết ơn tôi.

Sufi giáo không là gì cả. Bạn có thể tìm thấy bài thơ hay ở mọi nơi. Và nếu bạn muốn, đem bất kì người Sufi nào tới tôi và tôi sẽ lấy đi mọi kinh nghiệm của người đó trong vòng một giờ. Đây là những người bất bình thường, tự thôi miên mình.

Việc thực tế là đi tới điểm bạn tự giải thôi miên cho mình, bởi vì mọi xã hội đều đã thôi miên bạn. Người Hindu coi Krishna là thượng đế, và không bao giờ bận tâm rằng Krishna đã đánh cắp mười sáu nghìn đàn bà từ những người khác. Ông ấy đã cưới chỉ mỗi một người đàn bà. Nhưng mười sáu nghìn đàn bà kia - toàn là đàn bà đẹp, và lính của ông ấy sẽ bắt giữ cô ấy; ông ấy chỉ làm một dấu hiệu là họ bắt cô ấy đưa vào cung điện.

Krishna cư xử với đàn bà như họ là súc vật, và ông ấy chưa bao giờ nghĩ rằng họ có con, họ có chồng, họ có bố mẹ già riêng của mình, hay bố mẹ chồng, và ông ấy đang phá huỷ toàn bộ cuộc sống gia đình của họ. Và ông ấy định làm gì với mười sáu nghìn đàn bà kia? Ông ấy không phải là con bò đực. Ngay cả bò đực cũng phải mệt mỏi. Mười sáu nghìn - đó là một kỉ lục. Dầu vậy, không người Hindu nào hỏi điểm này.

Rama là Thượng đế của người Hindu, và không ai đặt câu hỏi rằng ông ấy đã giết một tiện dân nghèo, một thanh niên, chỉ bởi vì anh ta nghe ai đó trích đọc kinh Vedas. Xã hội Hindu đã duy trì hệ thống đẳng cấp trong năm nghìn năm, và tiện dân, sudra, đẳng cấp cuối, không được phép đọc bất kì kinh sách tôn giáo nào. Người đó không được phép có giáo dục nữa. Tiện dân không được phép sống trong thành phố; họ phải sống bên ngoài thành phố. Họ làm mọi công việc bẩn thỉu của thành phố và họ sống cuộc sống nghèo nàn nhất trên thế giới. Toàn bộ nhân phẩm và tính người của họ đã bị lấy đi.

Và anh thanh niên này đã không đọc gì, anh ta đơn giản nghe một brahmin nào đó trích đọc Rig Veda. Chỉ trốn đằng sau cây cối vì tò mò, anh ta đã bị bắt, và khi anh ta bị đem tới Rama vì anh ta đã phạm tội lớn lao này, Rama bảo mọi người, "Đun chảy chì ra và đổ vào tai nó, bởi vì nó đã nghe Veda, điều bị cấm."

Người này chắc chắn chết. Khi bạn đổ chì lỏng vào tai, bạn không thể trông mong gì người này còn sống được. Anh ta ngã chết tại chỗ đó. Và không người Hindu nào hỏi về điều đó. Ngay cả người như Mahatma Gandhi cũng cứ lặp lại cái tên của Rama; ông ấy là thượng đế.

Và đây là tình huống trên khắp thế giới, với mọi tôn giáo. Tôi đã nhìn vào mọi góc và xó xỉnh, và ngoại trừ Thiền tôi không tìm thấy hiện tượng tôn giáo nào tuyệt đối thuần khiết và đã không phạm phải một tội lỗi chống lại nhân loại. Nó chỉ đóng góp nhiều cái đẹp hơn và nhiều duyên dáng hơn và nhiều tình yêu hơn và nhiều tính thiền hơn.

Cho nên điều đó là hoàn toàn tốt, Coleman; tận hưởng bài thơ, nhưng đừng nghĩ rằng những bài thơ này tới từ chứng ngộ. Họ thậm chí đã không biết tới từ chứng ngộ. Không từ nào có trong tiếng Persian, tiếng Urdu, tiếng Arabic, tương đương với chứng ngộ. Họ có "nhận ra Thượng đế," nhận ra người yêu - nhưng người yêu là tách biệt với bạn.

Toàn bộ vấn đề là ở chỗ cho dù bạn có tìm ra thượng đế tách rời với bạn, thì hàng triệu người khác phải đã tìm ra ngài từ trước rồi. Bạn sẽ trong đám đông. Và bạn định làm gì khi bạn gặp Thượng đế? - nói, "Xin chào, khoẻ chứ?" Không có gì nhiều trong cuộc gặp gỡ này - bạn sẽ có vẻ lúng túng và Thượng đế sẽ có vẻ lúng túng: Bây giờ phải làm gì với Giáo sư Coleman này?" Điều đó là rất tốt... bạn đang làm việc phiên dịch tốt, nhưng sao bạn tới đây?"

Bây giờ đừng làm điều gì như vậy, tạo ra sự lúng túng cho Thượng đế. Thượng đế không tồn tại. Cái tồn tại là tính thượng đế, và tính thượng đế đó bao quanh bạn. Chúng ta tất cả đều trong cùng một đại dương.

Một câu chuyện cổ là: một con cá trẻ, có đầu óc rất hay triết lí hỏi một con cá khác, "Chúng ta đã nghe nói nhiều về đại dương; nó ở đâu vậy? Tôi muốn gặp đại dương."

Mọi người đều nhún vai; họ nói, "Chúng ta cũng đã nghe nói về đại dương, nhưng chúng ta không biết nó ở đâu cả."

Một con cá già lôi con cá trẻ sang bên và bảo nó, "Không có đại dương khác ở đâu cả. Chúng ta đang trong nó. Chúng ta được sinh ra trong nó, chúng ta sống trong nó, chúng ta chết trong nó. Đây là đại dương."

Và tôi nói với bạn, cùng điều đó là đúng với chúng ta. Chúng ta được sinh ra trong tính thượng đế, chúng ta sống trong tính thượng đế, chúng ta chết trong tính thượng đế. Chỉ một điều phải được ghi nhớ: hoặc bạn có thể đi qua kinh nghiệm vô cùng này của cuộc sống trong khi ngủ, hoặc hoàn toàn thức tỉnh.

Thiền là cách duy nhất làm cho bạn nhận biết. Và một khi bạn tràn đầy nhận biết, thì tất cả bao quanh đều là đại dương của tính thượng đế. Chính cuộc sống này, chính tâm thức này là điều thiêng liêng. Nó diễn đạt trong tất cả các hình dạng - trong hoa hồng và trong hoa sen và trong chim chóc và trong cây cối. Bất kì nơi đâu có cuộc sống, nó không là gì ngoài tính thượng đế. Chúng ta đang sống trong đại dương của tính thượng đế. Cho nên đừng tìm kiếm ở đâu cả. Nhìn vào bên trong đi, bởi vì đó là điểm gần nhất bạn có thể tìm thấy.

Sufi giáo là đẹp nhưng nó không phải là câu trả lời tối thượng, và bạn không nên dừng lại tại Sufi giáo. Nó là huấn luyện tốt để bắt đầu. Kết thúc với Thiền đi.

Và chính điều vĩ đại, đáng ngạc nhiên là từ những đỉnh cao của Thiền bạn sẽ có khả năng hiểu Sufi giáo nhiều hơn bạn có thể hiểu bằng việc sống trong giới Sufi. Một khoảng cách nào đó là cần thiết, và Thiền cho bạn khoảng cách đó. Từ khoảng cách đó bạn có thể chứng kiến mọi tôn giáo. Họ đang làm gì? - chơi trò chơi, trò chơi hay, nhưng trò chơi sau rốt vẫn cứ là trò chơi mà thôi.

Bạn đang hỏi, "Việc bùng cháy và đám cháy đó có liên quan gì tới chứng ngộ riêng của tôi không?" Không liên quan gì cả. Bạn đã chứng ngộ trong chính khoảnh khắc này; chỉ im lặng đi vào trong bản thể riêng của mình. Tìm ra trung tâm của bản thể bạn và bạn đã tìm thấy trung tâm của toàn thể vũ trụ. Chúng ta tách rời ở ngoại vi nhưng chúng ta là một ở trung tâm. Tôi gọi điều này là kinh nghiệm phật.

Chừng nào bạn còn chưa trở thành phật - và nhớ, chính cái nghèo nàn của ngôn ngữ mà tôi phải nói "Chừng nào bạn còn chưa trở thành..." Bạn đã chứng ngộ rồi. Cho nên tôi phải nói, chừng nào bạn còn chưa nhận ra, chừng nào bạn còn chưa nhớ điều bạn đã quên mất...

Mọi đứa trẻ trong sự hồn nhiên của nó đều biết, và mọi đứa trẻ đều đi lạc lối bởi vì biết bao nhiêu tri thức đã được rót vào từ bố mẹ, từ tu sĩ, từ thầy giáo. Chẳng mấy chốc hồn nhiên của đứa trẻ hoàn toàn bị bao phủ bằng đủ mọi loại chuyện nhảm nhí.

Toàn thể nỗ lực của thiền là để cắt bỏ đi mọi bụi bặm mà xã hội đã rót vào bạn và chỉ để tìm ra bản tính phật nhỏ bé đó mà bạn đã được sinh ra cùng. Cái ngày bạn tìm thấy bản tính phật mà bạn được sinh ra cùng, vòng tròn là hoàn chỉnh. Bạn lại đã trở thành hồn nhiên.

Socrates trong ngày cuối của mình đã nói, "Khi tôi còn trẻ tôi cho là tôi biết nhiều. Khi tôi trở nên già hơn tôi bắt đầu nghĩ tôi biết mọi thứ. Nhưng khi tôi trở nên già hơn nữa và tâm thức tôi trở nên sắc bén hơn, tôi đột nhiên nhận ra tôi không biết gì cả."

Một câu chuyện hay nói rằng ở Hi Lạp có - đã có, bây giờ nó chỉ còn là tàn tích - ngôi đền Delphi. Và nhà tiên tri của ngôi đền Delphi đã tuyên bố rằng Socrates là người trí huệ nhất trên toàn thế giới. Những người đã biết Socrates chạy xô về bảo ông ấy, "Nhà tiên tri đã tuyên bố ông là người trí huệ nhất trên thế giới!"

Socrates nói, "Nhà tiên tri này nhầm lần đầu tiên đấy. Tôi không biết gì cả."

Mọi người rất phân vân. Họ quay lại Delphi và bảo nhà tiên tri, "Ông nói ông ấy là người trí huệ nhất còn ông ấy lại nói ông ấy không biết gì."

Nhà tiên tri nói, "Đó là lí do tại sao ông ấy là người trí huệ nhất trên thế giới. Ông ấy lại đã trở thành đứa trẻ. Ông ấy đã về nhà."

Maneesha cũng đã hỏi một câu hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Thầy đã nói về trái tim trống rỗng của Thiền. Đêm qua chúng tôi đã dành cả tối để nghe cách diễn đạt của Rumi về trái tim Sufi.

Thầy có thể nói về khác biệt giữa hai trái tim này không?

Thực tế là ở chỗ điều người Sufis gọi là trái tim thì lại chỉ là một phần của tâm trí họ. Tâm trí có nhiều khả năng: suy nghĩ, cảm động, tưởng tượng, mơ mộng, tự thôi miên - đây tất cả là những phẩm chất của tâm trí. Trong thực tế không có trái tim như vậy; mọi thứ đều được làm bởi tâm trí.

Chúng ta đã sống với sự phân chia truyền thống này, rằng tưởng tượng và cảm động và tình cảm là của trái tim. Nhưng trái tim bạn chỉ là hệ thống bơm thôi. Mọi thứ bạn nghĩ hay tưởng tượng hay cảm động đều được chứa trong tâm trí. Tâm trí bạn có bẩy trăm trung tâm và chúng kiểm soát mọi thứ.

Khi Thiền nói trái tim rỗng nó đơn giản ngụ ý tâm trí rỗng. Với Thiền, trái tim hay tâm trí là đồng nghĩa. Nhấn mạnh là vào trống rỗng. Tâm trí rỗng trở thành cánh cửa tới điều thiêng liêng đang bao quanh tất cả - nhưng trước hết phải là trống rỗng.

Sufi giáo là việc tưởng tượng đẹp. Thiền không liên quan gì tới tưởng tượng cả. Mọi thứ đều phải được làm trống rỗng hết. Tên Rumi là hay theo nghĩa: không trong tiếng Persian mà trong tiếng Anh, `roomy' nghĩa là trống rỗng. Căn phòng hoặc có thể đầy đồ đạc hoặc nó có thể không có đồ đạc nào, đơn giản là căn phòng. Căn phòng trống rỗng đó chứa toàn thể không gian, toàn thể sự tồn tại.

Sardar Gurudayal Singh phải đợi. Coleman đã hỏi một câu hỏi rất nghiêm chỉnh, còn Sardar Gurudayal Singh đang nghĩ, chuyện gì xảy ra cho thời gian của anh ấy?

Betty Cheese, vợ của Chester, và cô Goodbody, cô giáo chưa chồng, đi nghỉ cùng nhau ở Jamaica. Họ nằm trên bãi biển, tận hưởng vui thú, thì cô Goodbody nói, "Tôi nghĩ tôi sẽ gửi một bưu thiếp cho bạn trai của tôi, Herbert."

"Ý hay đấy," Betty nói. "Tôi sẽ gửi một bưu thiếp cho Chester." Thế là hai cô gái chạy đi và mua hai cái bưu thiếp.

Cô Goodbody viết cho bạn mình, "Herbert yêu mến nhất, Chỗ này thật đẹp, ước là có bạn ở đây."

Betty Cheese viết, "Chester yêu mến nhất, Chỗ là đây, ước bạn thật đẹp!"

Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev đang cau có nhìn nhau qua bàn hội thảo tại Geneva. Họ đang ngồi trên bờ miệng cuộc chiến hạt nhân, trong tranh cãi ai có quyền kiểm soát một quốc gia sản xuất dầu hoả nhỏ, Abu Dhabi.

"Trông đây, Reagan," ông Gorbachev nói. "Tại sao chúng ta lại phải phá huỷ cả thế giới chỉ bởi một mẩu bất động sản nhỏ?"

"Ông phải đấy," Reagan đáp. "Nhưng làm sao chúng ta có thể giải quyết cuộc tranh cãi này mà không bằng chiến tranh?"

"Đơn giản," Gorbachev nói. "Ông và tôi có thể có cuộc thi dũng cảm ngay bây giờ - người với người."

"Được đấy!" vị tổng thống lão suy của Mĩ nói. "Chúng ta sẽ làm gì?"

"Thế này, ở Nga," Gorbachev nói, "chúng tôi giải quyết mọi sự như thế này: chúng tôi đứng đối diện nhau, và mỗi một trong chúng tôi nhận một cú đá đích đáng của người kia, ngay vào giữa hai chân. Bất kì ai có thể đứng dậy nhanh nhất sau đó là người thắng cuộc."

"Ý hay đấy!" Reagan nói. "Ta bắt đầu đi."

Hai người đứng dậy, và Gorbachev đi trước. Ông ta lên gân và tung ra một cú đá mạnh ghim thẳng vào đầu Ronald. Reagan la lên, ngã sập xuống, lăn lộn trên đất với đôi mắt lồi ra. Sau năm phút lăn lộn, ông ta xoay xở kéo lê thân mình đứng dậy trên hai chân. "Được rồi," Ronnie nói hổn hển, "bây giờ đến lượt tôi."

"Ô!" Gorbachev nói. "Đừng bận tâm - ông có thể có Abu Dhabi!"

Herbert Hoop đã tới tuổi chín mươi hai và quyết định lấy ra tiền bảo hiểm nhân thọ. Ông ấy tới hãng bảo hiểm Ripoff Insurance Agency và được chỉ vào văn phòng của bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ toàn diện. Sau khi thử kĩ càng, bác sĩ bảo Herbert cởi quần áo ra.

"Mọi phép thử đều có kết quả tốt," bác sĩ Bandaid nói. "Nhưng nếu ông không phiền hà tôi sẽ làm việc bình phẩm cá nhân, ông có chim bé nhất mà tôi đã từng thấy. Ông có vấn đề gì với nó không?"

"Thế này," Herbert nói, "Tôi đã lấy vợ từ mười năm nay và chúng tôi có hai đứa con đáng yêu và cuộc sống tình dục tốt. Vấn đề duy nhất tôi có với chim của tôi là ở chỗ tôi khó tìm thấy nó vào ban ngày."

"Thật thế à?" Bandaid nói. "Thế đêm thì sao?"

"Đêm thì không có vấn đề gì," Herbert đáp. "Thế thì có hai chúng tôi đi tìm nó."

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng... Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào bên trong với toàn thể tâm thức của bạn và với sự khẩn thiết lớn lao dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống của bạn. Xuyên thẳng vào trung tâm như mũi giáo. Nó không xa xăm gì, chỉ một bước thôi.

Khoảnh khắc bạn đạt tới trung tâm của mình bạn sẽ thấy im lặng vô cùng, thanh thản lớn lao và niềm vui mà bạn chưa từng biết tới trước đây. Hoa sẽ bắt đầu mưa rào lên bạn, bởi vì sự tồn tại vui mừng nhiều lắm. Mọi tiến hoá của tâm thức - khi mười nghìn chư phật đều ở tại trung tâm, đó là biến cố trọng đại nhất. Khoảnh khắc này bạn là phật. Bạn không phải trở thành, bạn bao giờ cũng vậy rồi. Công việc của bạn bao gồm việc đem phật này từ trung tâm ẩn kín của bạn tới ngoại vi của cuộc sống của bạn, tới các hoạt động của bạn tới mối quan hệ của bạn. Dần dần, dần dần đem phật từ trung tâm ra chu vi... và bạn đã trải qua cuộc cách mạng lớn nhất có thể được Tôi không biết cuộc cách mạng nào đích thực hơn cuộc cách mạng này. Chứng kiến cẩn thận. Phật không ở trước bạn, bạn là phật. cẩn thận về điều đó. Nếu bạn thấy phật bên ngoài, chặt đầu phật ngay lập tức. Việc chứng kiến của bạn là phật. Chính hiện hữu của bạn, chính cuộc sống bạn, chính bản thể bạn là phật. Để làm điều đó rõ ràng hơn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Bây giờ chứng kiến. Bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí, bạn chỉ là nhân chứng, nhân chứng về cái trống rỗng, nhân chứng về cái không, và bỗng nhiên từ chính trung tâm của bản thể bạn nảy sinh niềm lạc lớn, cực lạc lớn. Vào khoảnh khắc này thính phòng Phật đã trở thành cái hồ tâm thức im lặng. Các bạn đã tan chẩy vào lẫn nhau. Các bạn chỉ là một phần của đại dương. Đừng hỏi đại dương ở đâu. Cái này, như thế này là đại dương. Ở đây bây giờ là đại dương, và tâm thức đại dương là tự do tối thượng. Trước khi Nivedano gọi các bạn lại, thu lấy thật nhiều kinh nghiệm và hoa và hương thơm và thuyết phục phật đi cùng bạn.

Ông ấy tới... ông ấy là bản tính cố hữu của bạn. Như ông ấy có thể ở trung tâm, ông ấy có thể ở chu vi. Ngày may mắn đó chắc chắn tới một ngày nào đó mà toàn thể cuộc sống của bạn trở thành được rót đầy. Tất cả mọi hoạt động của bạn, tất cả mọi cử chỉ của bạn trở thành duyên dáng thế, thiêng liêng thế. Chính im lặng của bạn trở thành bài ca thế. Trung tâm bất động của bạn trở thành điệu vũ thế. Và người biết tới trung tâm của mình, cũng biết cái vĩnh hằng của mình, cái bất tử của mình. Chư phật không chết, họ không sinh. Họ đơn giản xuất hiện và biến mất vào trong cùng đại dương giống như sóng.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng như chư phật, an bình, im lặng, duyên dáng. Ngồi vài phút để thu thập không gian bạn đã từng ở, con đường bạn đã từng bước đi. Bạn phải đi ngày một sâu hơn, bạn phải mang phật ra chu vi cuộc sống của bạn ngày một nhiều.Điều đó xảy ra, chắc chắn - tôi nói điều đó với thẩm quyền tuyệt đối bởi vì điều đó đã xảy ra cho tôi. Sao điều đó không thể xảy ra cho bạn được? Đó là quyền tập ấm của chúng ta, bạn chỉ phải đòi lấy nó.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 3 – Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê


0 Đánh giá

Ads Belove Post