Chương 3. Hoặc Trải Nghiệm Hoặc Về Nhà

Chương 3. Hoặc Trải Nghiệm Hoặc Về Nhà

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Lâm Tế (Rinzai)

Thầy Của Tiếng Hét – Osho

Chương 3. Hoặc Trải Nghiệm Hoặc Về Nhà








Nghe hoặc Tải MP3 'Lâm Tế (Rinzai) – Thầy Của Điều Phi Líê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Một lần Lâm Tế nói, "Những người đi theo đạo, các ông chộp lấy lời từ miệng thầy cũ và coi chúng là đạo đúng, cứ nói, 'Những thầy giỏi này là phi thường, còn mình, một kẻ yếu đuối, không dám vượt qua các danh nhân cổ như thế.'"

"Đồ ngốc mù quáng!" Lâm Tế bình luận. "Các ông đi qua toàn bộ cuộc sống ôm giữ cái nhìn như vậy, phản bội lại hai mắt riêng của mình. Chính chỉ những thầy lớn mới dám chê bai chư phật và các tổ. Từ ngày xưa những vị tiền bối của chúng ta chưa bao giờ có người nào ở bất kì đâu mà tin vào họ. Chỉ khi họ đã bị đuổi đi thì giá trị của họ mới trở nên được thừa nhận. Nếu như họ đã được chấp nhận toàn bộ bởi mọi người ở mọi nơi, thì họ còn tốt cho cái gì nữa? Do đó người ta nói, 'Tiếng gầm của sư tử làm vỡ sọ chó rừng.'"

Maneesha, có vài điều tinh tuý làm cho Thiền tuyệt đối khác với bất kì tôn giáo nào, bất kì giáo phái nào, bất kì loại kỉ luật, giáo huấn nào. Điều quan trọng nhất của những tinh tuý này là ở chỗ Thiền là cuộc cách mạng. Tất cả các tôn giáo khác đều là kẻ hầu cho những quyền lợi được đầu tư.

Người giầu và người có quyền, các chính khách, đã chi phối tất cả các tôn giáo. Các tu sĩ đã không là gì ngoài kẻ hầu cho những tội phạm này. Đó là âm mưu cỡ thế giới mà không ai nhận ra nó. Nó hiển nhiên và đơn giản tới mức chúng từ ngay ban đầu, từ ngay thời thơ ấu của mình, đã bị lập trình.

Việc lập trình này được thực hiện bằng tất cả mọi ý định tốt trên thế giới. Bố mẹ yêu bạn, nhưng tình yêu của họ cũng vô ý thức như họ vậy. Bố mẹ muốn bạn theo cùng con đường như họ và ông bà họ đã theo. Họ không đi tới biết về chân lí và cả ông bà họ cũng không biết. Họ chỉ liên tục thuyết giảng những lời cũ cho trẻ nhỏ, những người tuyệt đối trong hoàn cảnh bất lực.

Trẻ con không thể ngăn cản được họ. Thứ nhất, chúng phụ thuộc vào bố mẹ về thức ăn, về quần áo - toàn bộ việc sinh sống của chúng. Và thứ hai, chúng không biết cái gì đang được làm cho chúng. Đưa chúng tới đền chùa, tới tu viện, tới nhà thờ, tới giáo đường... chúng cảm thấy hạnh phúc. Chúng không biết rằng chúng đang bị nô lệ hoá theo cách rất tinh tế. Chúng hân hoan bởi vì tất cả bố mẹ chúng, hàng xóm chúng, xã hội chúng đều hân hoan. Chúng thậm chí không hỏi cái gì đang được nhét vào tâm trí chúng. Chúng đã tới với một tấm bảng sạch, nhưng mọi khoảnh khắc cái gì đó lại được viết lên tấm bảng sạch đó.

Các đại học cũng là nô lệ, các trường cao dẳng cũng là nô lệ - bởi vì sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào tiền của chính phủ. Cho nên các chính khách chi phối...

Ngay bây giờ, bởi vì Ronald Reagan chống lại thuyết tiến hoá của Charles Darwin... Là một người Ki tô giáo chính thống, phát xít, ông ta chỉ có thể thấy rằng thế giới này đã được tạo ra - tức là theo quan điểm của Ki tô giáo - rằng thế giới này đã được tạo ra trong tính toàn thể của nó, không có vấn đề tiến hoá. Nhưng việc truy tìm vô biên của Charles Darwin lại chỉ ra rằng có tiến hoá; thế giới này không được tạo ra đầy đủ, nó bao giờ cũng không đầy đủ và tiến hoá. Việc ngăn cản các ý tưởng mới được đặt trước các sinh viên không phải là việc của bất kì chính phủ nào.

Bây giờ Ronald Reagan đang cố gắng cấm Charles Darwin tại Mĩ. Cuốn sách của ông ấy về tiến hoá đã bị cấm không cho để trong thư viện, trong đại học. Bây giờ thậm chí việc dùng tên ông ấy cũng là tội.

Galileo lần đầu tiên đã viết trong cuốn sách của mình rằng ý tưởng cũ về mặt trời quay quanh trái đất chỉ là giả định; điều đó không phải là chân lí, điều đó chỉ có vẻ là như vậy. Chân lí là chính điều ngược lại: trái đất quay quanh mặt trời.

Bây giờ, điều đó là đi ngược lại với Kinh Thánh, và Kinh Thánh là lời của Thượng đế, và Thượng đế thì không bao giờ có thể phạm phải sai lầm. Nói gì đến Thượng đế - ngay cả giáo hoàng cũng không thể sai lầm được, và ông ấy thì có họ hàng xa xôi với Thượng đế; ông ấy không phạm, không thể phạm sai lầm được. Và đặc biệt khi bản thân Thượng đế đã làm ra thế giới này - ngài biết còn rõ hơn Galileo liệu mặt trời quay quanh trái đất hay trái đất quay quanh mặt trời.

Galileo già rồi, gần trên giường chết. Ông ấy bị lôi tới toà án của giáo hoàng và ông ấy bị buộc phải thay đổi lời phát biểu. Ông ấy đã cố gắng thuyết phục toà án, nói rằng, "Tôi cũng là người Ki tô giáo đây; tôi không phải là kẻ vô thần. Tôi tin vào Thượng đế, tôi tin vào Jesus - nhưng đây là sự kiện khoa học và một sự kiện nhỏ thì không liên quan gì tới tôn giáo cả."

Giáo hoàng nói, "Điều đó liên quan nhiều tới tôn giáo lắm. Nếu một điều là sai trong Kinh Thánh, thì mọi người có thể bắt đầu nghĩ, 'Ai mà biết được, những điều khác cũng có thể sai chứ.' Chúng ta không thể cho phép điều gì bị sai trong Kinh Thánh. Nó là chính chân lí. Ông phải thay đổi điều đó; bằng không đối diện với cái chết."

Galileo nói, "Chết thì đằng nào tôi cũng đối diện với nó rồi, nhưng chỉ để làm vui lòng ông tôi sẽ thay đổi lời phát biểu. Nhưng nhớ, tôi sẽ phải làm lời chú thích..."

Giáo hoàng đã không hỏi lời chú thích gì; ông ta nói, "Ông chỉ việc thay đổi lời phát biểu còn bất kì chú thích gì ông muốn viết thì cứ viết ra."

Galileo đã làm một việc lớn. Ông ấy đã thay đổi lời phát biểu, và ở dưới phần chú thích ông ấy nói, "Dù tôi có nói điều gì, điều đó cũng không có nghĩa gì cả. Trái đất vẫn cứ quay quanh mặt trời. Tôi là ai mà quyết định được?"

Bây giờ, nỗi sợ của đủ mọi loại tâm trí nguyên thuỷ - các thượng đế của họ, tham của họ về thiên đường, sợ địa ngục của họ - đang được áp đặt liên tục lên đứa trẻ. Điều đó được tiếp tục trong hệ thống giáo dục. Không hệ thống giáo dục nào tồn tại trên thế giới này vào lúc này mà có thể được gọi là tạo ra người nổi dậy, không tạo ra nô lệ. Thế giới này đầy những kẻ nô lệ.

Bạn sẽ có thể hiểu được Thiền và Lâm Tế, nỗ lực vô biên của họ để đem người nổi dậy vào thế giới này, để tạo ra tôn giáo cũng là nổi dậy. Tất nhiên, mọi sự nổi dậy đều phải chống lại quá khứ.

Quần chúng thông thường nghĩ rằng kinh sách càng cổ đại, thì càng đúng. Họ tranh biện, các học giả của họ liên tục biện minh rằng "kinh sách của chúng ta là cổ đại hơn," và họ không hiểu một điều đơn giản: rằng kinh sách càng cổ đại, thì nó càng nguyên thuỷ hơn, càng dễ sai hơn, và càng ngu xuẩn hơn, bởi vì tâm thức con người đã liên tục trưởng thành - theo đối thể trong khoa học, theo chủ thể trong các trường năng lượng như Thiền.

Phát biểu này sẽ gây sốc cho các tu sĩ và cái gọi là những người tôn giáo, nhưng điều đó tuyệt đối đúng.

Lâm Tế một lần nói, "Những người đi theo đạo, các ông chộp lấy lời từ miệng thầy cũ và coi chúng là đạo đúng, cứ nói, 'Những thầy giỏi này là phi thường, còn mình, một kẻ yếu đuối, không dám vượt qua các danh nhân cổ như thế.'"

Người ta liên tục nghĩ rằng tất cả những cái cổ đều là vàng. Điều này không phải bao giờ cũng đúng. Nó có thể chỉ là mạ vàng thôi, đơn giản được đánh bóng để trông như vàng.

Chân lí không liên quan gì với việc cũ hay mới. Trong thực tế nó bao giờ cũng mới, bởi vì tâm thức trưởng thành liên tục và ngày một tìm ra nhiều không gian và bí ẩn mới.

Cùng thái độ này đã tồn tại với các nhà khoa học trong những ngày đầu của sự phát triển khoa học, ba trăm năm trước đây, khi nó bắt đầu phát triển như một thế giới tách rời với tôn giáo. Họ đã có một tâm trí cuồng tín và họ bắt đầu dùng cùng tâm trí đó cho chân lí khoa học - rằng những chân lí này là vĩnh viễn.

Chỉ trong thế kỉ này, với Albert Einstein, sự việc mới trở nên rõ ràng rằng thậm chí chân lí khoa học cũng không vĩnh viễn. Những chân lí đó chỉ nêu ra giới hạn của chúng ta. Nếu chúng ta có con mắt tốt hơn và công cụ tốt hơn chúng ta sẽ thấy nhiều hơn, điều sẽ phá huỷ đi các nguyên lí.

Bây giờ tình huống là ở chỗ khoa học đang phát triển với sự bao la, với tốc độ đến mức bạn không thể viết ra một cuốn sách lớn nghiên cứu khoa học, bởi vì vào lúc cuốn sách lớn của bạn hoàn thành thì nó đã lạc hậu rồi. Cho nên bây giờ khoa học phải phụ thuộc vào bài báo, tạp chí thường kì. Khoảnh khắc bạn tìm thấy cái gì đó bạn phải lập tức công bố nó trong các tạp chí khoa học hay bài báo, bởi vì tháng sau không ai biết được - ai đó có thể tìm ra cái gì đó khác và làm cho bạn thành lạc hậu.

Lâm Tế đang nói, "Mọi người coi bất kì cái gì bắt nguồn từ mồm các thầy cũ..." Ngay chỗ đầu tiên bạn không thể quyết định được ai là thầy chừng nào bạn còn chưa gặp người đó. Các thầy cũ có thể chỉ là hư cấu, chỉ là một ý tưởng đã được ghi khắc vào bạn và đã đi sâu vào tâm thức của bạn tới mức bạn không hỏi về nó.

Hàng triệu người đang tôn thờ những thứ mê tín như vậy, và họ không hỏi câu hỏi nào. Nếu bạn đưa ra một câu hỏi, bạn sẽ bị lôi ra toà án: bạn đã làm tổn thương tới tình cảm tôn giáo của ai đó. Chân lí không quan trọng, nhưng tình cảm tôn giáo của kẻ ngốc nào đó mới quan trọng. Kẻ ngốc đó không thể mang tính tôn giáo được ngay chỗ đầu tiên; làm sao kẻ đó có thể có tình cảm tôn giáo được?

Nhưng quần chúng liên tục mang người chết. Bây giờ không có cách nào để chứng minh nó, không có bằng chứng nào rằng những người này đã chứng ngộ, rằng điều họ nói là đúng. Họ có thể chỉ là nhà thơ, họ có thể chỉ là nhà văn giỏi, họ có thể là triết gia tài, láu lỉnh và bẻm mép. Nhưng bởi vì người đó không hiện diện, nên rất khó để thấy hào quang của người đó, rất khó để cảm thấy sự hiện diện của người đó.

Rất khó, nếu thầy đã mất, để tìm ra trong lời của người đó cái gì sống. Lời mang tính sống khi chúng vừa mới tới tươi tắn từ trái tim trống rỗng của thầy, và cuộc sống của chúng lại rất ngắn ngủi. Chỉ một khoảnh khắc, nếu bạn nhạy cảm, chúng có thể đi vào trong bản thể bạn. Nếu bạn bắt đầu nghĩ về chúng, vào lúc đó chúng sẽ chết. Nó là việc truyền trao lập tức.

Cho nên những thầy cũ... chỉ bởi vì họ cũ và được nhiều người tôn thờ trong nhiều thế kỉ, cũng không tạo ra ý nghĩa gì.

Lâm Tế đang nói cho những người đi theo mình, "Những người đi theo đạo, các ông chộp lấy lời từ miệng thầy cũ và coi chúng là đạo đúng, cứ nói, 'Những thầy giỏi này là phi thường, còn tôi, một kẻ yếu đuối, không dám vượt qua các danh nhân cổ như thế.'"

Làm sao tôi có thể hỏi được? Làm sao tôi có thể so được? Tôi là người bình thường còn đây là những người phi thường. Một số người đã công bố rằng họ là nhà tiên tri của Thượng đế, một số đã công bố họ là đấng cứu thế của Thượng đế, một số đã công bố rằng, giống như Jesus, họ là đứa con duy nhất của Thượng đế. Họ là những người rất hiếm hoi; làm sao bạn có thể hỏi họ? Bạn là người bình thường.

Nhưng sự thực là, tất cả mọi nhà tiên tri và đấng cứu thế của ai đó không tồn tại đều đang lợi dụng mọi người. Điều họ nói chỉ là lời, nhưng họ che giấu đằng sau những mặt nạ của việc là nhà tiên tri.

Những người lên tiếng công bố mình là nhà tiên tri đều ốm yếu về tâm lí. Chỉ là con người, hoàn toàn thông minh và thuần khiết, với trái tim rỗng để kinh nghiệm thế giới, là đủ. Bạn không phải là nhà tiên tri làm gì, bạn không phải là sứ giả làm gì, một paigambara, một vị cứu thế làm gì.

Nhưng phương thức này của việc là nhà tiên tri, là đấng cứu thế, là sứ giả, chỉ để làm cho các phát biểu riêng của họ thành có thẩm quyền. Họ đang nói nhân danh Thượng đế, và không may Thượng đế lại không tồn tại.

Tôi không đồng ý với Friedrich Nietzsche, người đã nói rằng Thượng đế chết rồi. Ông ấy đã thực sự nói một điều lớn lao, nhưng tôi không đồng ý bởi vì Thượng đế chưa bao giờ được sinh ra, vậy làm sao ngài có thể chết được? Thượng đế chỉ là nỗi sợ được tích luỹ của nhân loại.


Con người cảm thấy bất an thế, bị bao quanh bởi cái chết, bị bao quanh bởi đủ mọi loại lo âu và phiền não của thế giới, con người cần một người bảo vệ về mặt tâm lí, ai đó có đó mà con người có thể cầu nguyện vào những lúc khó khăn, người mà con người có thể dựa dẫm vào, người có thể công bằng và từ bi và nhân từ. Con người đã phóng chiếu mọi ý tưởng này lên một giả tưởng về Thượng đế.





Có những người bản ngã có thể công bố, "Ta là nhà tiên tri. Ta đã được Thượng đế đặc biệt phái xuống để chuyển giao thông điệp." Nhưng thông điệp lại cũ rích đến mức nó chứng tỏ nó thậm chí không được một nhà văn sạch nước cản viết ra.

Bạn nhìn vào các chuyện cổ tích Ấn Độ mà xem: chúng sao mà thô tục thế, khiêu dâm thế. Nhưng không người Hindu nào đã từng điều tra, "Thượng đế mà viết chuyện khiêu dâm sao?" Chúng toàn chuyện khiêu dâm. Koran hay Kinh Thánh hay chuyện cổ tích Hindu, chúng có vẻ trẻ con thế. Chúng không có cái vẻ được trau chuốt, được làm tinh tế của một nhà văn lớn như Leo Tolstoy hay Fyodor Dostoevsky. Chúng được viết ra bởi những người vô giáo dục.

Mohammed không thể viết được, ông ấy tuyệt đối vô giáo dục, cho nên bất kì điều gì ông ấy đã nói đều đã được những người đi theo ông ấy ghi lại. Jesus là người vô giáo dục, con của thợ mộc, người nghèo nhất trong những người nghèo. Ông ấy không thể đọc hay viết được, nhưng ông ấy đã đến các cuộc họp của các giáo sĩ, nghe các giáo sĩ trong giáo đường. Bản thân ông ấy phải đã là người hoang tưởng, tự tuyên bố mình là đứa con duy nhất của Thượng đế. Không một phát biểu nào chỉ ra bất kì cái bình thường nào. Nó đơn giản là sự lặp lại của cái cũ.

Nhưng mọi người cứ tin vào họ, không hỏi giấy uỷ nhiệm của họ, cũng không bận tâm rằng các công bố của họ chỉ ra cái ốm yếu tâm lí nào đó của họ, rằng họ muốn được biết tới như đấng tối cao với con người khi hành động của họ lại chỉ ra họ thậm chí không là con người.

Mohammed đã lấy chín đàn bà. Bây giờ điều đó sẽ tạo ra hỗn độn trên thế giới, và ông ấy đã đưa vào kinh Koran rằng quyền tập ấm của mọi người Hồi giáo là lấy ít nhất bốn đàn bà. Bây giờ, trong tự nhiên tỉ lệ đàn ông và đàn bà là bằng nhau; tự nhiên biết cách giữ cân bằng.

Các nhà tâm lí trở nên nhận biết sau chiến tranh thế giới thứ nhất, và còn nhận biết hơn sau chiến tranh thế giới thứ hai, rằng tự nhiên không phải là không thông minh; có thông minh lớn lao vận hành đằng sau nó. Bởi vì trong chiến tranh nhiều đàn ông chết đi, nên tỉ lệ, sự cân bằng bị rối loạn; đã có nhiều đàn bà hơn đàn ông. Sau cả hai cuộc chiến tranh nhiều con trai được sinh ra hơn trước đó.

Thông thường, nếu một trăm con gái được sinh ra, thì một trăm mười bốn con trai được sinh ra, bởi vì con trai không khoẻ hơn con gái, như bạn vẫn nghĩ. Chúng mong manh hơn, chúng dễ bị ốm hơn, cho nên đến lúc chúng lấy vợ, mười bốn con trai đã chết và sự cân bằng thành như nhau - một trăm con gái, một trăm con trai.

Nhưng sau chiến tranh thế giới, bỗng nhiên - điều đó cho chỉ dẫn rằng tự nhiên muốn giữ cân bằng - các thế kỉ cũ tỉ lệ một trăm con gái, một trăm mười bốn con trai đơn giản thay đổi. Sau chiến tranh nó trở thành một trăm bốn mươi, một trăm năm mươi con trai với một trăm con gái, bởi vì tỉ lệ cũ phải được khôi phục lại.

Nếu mọi đàn ông đều bắt đầu lấy bốn đàn bà, thì giải quyết ra sao với ba đàn ông bị bỏ lại không có đàn bà? Bạn cho rằng họ chỉ ngồi im lặng không làm gì và để cho cỏ tự nó mọc lên sao? Họ sẽ làm biến chất toàn xã hội. Với họ bạn sẽ phải quản lí mãi dâm. Họ sẽ tạo ra đủ mọi loại đồi bại dục và bạn sẽ phải quá bảo vệ vợ bạn nữa, bởi vì nỗi sợ sẽ có đó rằng có ba người xung quanh chưa có gia đình.

Thế rồi có mọi nguy hiểm rằng bạn không thể nào yêu bốn vợ một cách bình đẳng; bạn phải có một vợ bạn yêu hơn. Bốn vợ sẽ không đẹp ngang nhau. Sẽ có âm mưu thường xuyên và ghen tuông thường xuyên và đánh lộn thường xuyên giữa bốn vợ để sở hữu chồng, cho nên toàn bộ cuộc sống sẽ là cuộc tranh đấu liên tục - và bên ngoài bạn đã để ba người trong việc tìm kiếm đàn bà. Bây giờ, Thượng đế sẽ gửi loại thông điệp nào đây?

Và nếu bạn nói với người Hồi giáo rằng điều này là tuyệt đối ngu xuẩn, Thượng đế không thể phạm phải sai lầm như vậy... Bản thân ngài đã tạo ra một đàn ông, một đàn bà, và đó là bằng chứng chắc chắn ngài muốn giữ cân bằng. Ngài đã tạo ra Adam và Eve, ngài đã không tạo ra bốn Eve. Một là đủ để phá vỡ an bình của Adam. Một là đủ để lôi anh ta ra khỏi thiên đường.

Trong một trường nhỏ, thầy giáo trường đang hỏi các cậu bé, "Các con có thể kể lại câu chuyện về Thượng đế trở nên giận dữ bởi vì việc không vâng lời của Adam và Eve không?"

Một cậu bé đứng dậy và nói, "Mọi thứ đều rõ ràng. Chỉ một điều con không biết làm sao ngài xoay xở được, bởi vì trong sách không viết gì về nó cả. Sách nói Thượng đế lái họ ra khỏi thiên đường..." Đứa bé này đang hỏi trong loại xe nào. Nó phải là xe Ford - nhưng có xe trong những ngày đó không, trong vườn Eden? Ngài đã lái họ ra, và việc lái chắc chắn ngụ ý rằng có xe cộ nào đó. Cậu bé này đang hỏi về loại xe gì.

Nhưng ngài đã tạo ra chỉ một đàn bà và một đàn ông; điều đó là đủ bằng chứng rằng sự tồn tại cần sự cân bằng nào đó. Ý tưởng này của Mohammed chỉ là một trường hợp khẩn cấp. Nó không phải là chỉ thị từ Thượng đế và nó không phải đúng mãi mãi. Đó chỉ là trong tình huống đặc biệt ở Saudi Arabia nơi có nhiều đàn bà và ít đàn ông, bởi vì đàn ông liên tục đánh nhau, cho nên tỉ lệ đã đi tới tình huống là chừng nào một đàn ông không lấy bốn đàn bà, thì ba đàn bà sẽ còn không có gia đình, và điều đó sẽ tạo ra rắc rối. Cho nên nó đơn giản là vấn đề của tình huống nào đó; nó không thể được làm thành nguyên tắc cho vĩnh viễn.

Nhưng ngay cả bây giờ, xa hẳn với Arabia, ở Ấn Độ, ngay cả hiến pháp Ấn Độ cũng chấp nhận rằng một người Hồi giáo có thể lấy bốn đàn bà. Bây giờ, người Hồi giáo không thể tìm được bốn đàn bà cho họ, cho nên họ phải bắt cóc vợ, con gái người khác. Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng cho dù họ có được quốc gia tách biệt bằng cách nói rằng họ không thể sống với người Hindus, thì dầu vậy ở Ấn Độ họ vẫn muốn một mảnh đất tách rời của riêng họ. Bây giờ quốc gia nguyên gốc đã bị chia thành ba quốc gia, Bangladesh, Pakistan, Hindustan, và vẫn Ấn Độ có dân số Hồi giáo đông nhất trên toàn thế giới. Không nước nào có dân số Hồi giáo đông thế này. Điều đó tới từ đâu?

Nếu một người lấy bốn đàn bà, một cách tự nhiên người đó có thể tạo ra bốn đứa con trong một năm. Nếu bốn đàn bà lấy một đàn ông, điều đó sẽ không có tác dụng...

Tôi muốn nói, nếu bốn đàn ông lấy một đàn bà, vẫn sẽ chỉ có một đứa trẻ. Điều đối lập sẽ không có tác dụng. Tôi phạm phải sai lầm! Tôi không phải là người không sai, bạn nên nhớ điều đó. Tôi không là nhà tiên tri, không là đấng cứu thế; tôi không chấp nhận thượng đế nào. Tôi chỉ là bản thân mình - sao tôi lại phải là nhà tiên tri hay đấng cứu thế trong việc phục vụ cho một thượng đế giả tưởng nào đó? Tôi không phải là người đưa thư. Tất cả các nhà tiên tri đều nhà người đưa thư thôi, nhưng họ nghĩ họ rất vĩ đại.

Lâm Tế đang nói rằng cái ý tưởng mê tín này phải bị vứt bỏ. Ông ấy rất rõ ràng.

Ông ấy nói, "Đồ ngốc mù quáng!" Lâm Tế bình luận. "Các ông đi qua toàn bộ cuộc sống ôm giữ cái nhìn như vậy, phản bội lại hai mắt riêng của mình. Chính chỉ những thầy lớn mới dám chê bai chư phật và các tổ. Từ ngày xưa những vị tiền bối của chúng ta chưa bao giờ có người nào ở bất kì đâu mà tin vào họ. Chỉ khi họ đã bị đuổi đi thì giá trị của họ mới trở nên được thừa nhận. Nếu như họ đã được chấp nhận toàn bộ bởi mọi người ở mọi nơi, thì họ còn tốt cho cái gì nữa? Do đó người ta nói, 'Tiếng gầm của sư tử làm vỡ sọ chó rừng.'"

Một phát biểu rất có ý nghĩa, rất độc đáo. Ông ấy đang nói rằng nếu bạn được mọi người chấp nhận, điều đó đơn giản nghĩa là bạn thuộc vào đám đông xoàng xoàng - bạn là một Mahatma Gandhi, bạn không phải là một Socrates.

Con người của chân lí nhất định bị thiêu sống hay bị ném đá hay bị đầu độc hay bị đóng đinh, bởi vì người đó đứng lên chống lại đám đông và sự an ủi của họ. Người đó sẽ nói những điều không có trong kinh sách của họ. Người đó thậm chí còn phủ nhận kinh sách của họ.

Bạn có thể thấy, như một ví dụ mang tính tồn tại... Tôi đã không làm hại bất kì ai trong đời mình nhưng tôi bị kết án trên khắp thế giới bởi sự kiện đơn giản là tôi sẽ không chấp nhận bất kì dối trá nào như sự an ủi. An ủi chỉ dành cho những kẻ hèn nhát. Nó là tốt cho người tầm thường.

Con người của chân lí nhất định phủ nhận nhiều điều mê tín đã treo quanh bạn trong nhiều thế kỉ, và khi thời gian đã trôi qua họ đã trở thành quí giá hơn. Con người của chân lí, con người của kinh nghiệm, của chứng ngộ, nhất định phủ nhận nhiều trong những cái gọi là nhà lãnh đạo tôn giáo của bạn.

Lâm Tế đang nói, "Nếu bất kì điều gì Phật nói" - ngay cả Phật, và ông ấy là người theo Phật - "cho dù Phật nói điều gì đó không khớp với kinh nghiệm của tôi, tôi sẽ phủ nhận ông ấy."

Đây đã là truyền thống của Thiền, một truyền thống rất sống. Họ sẽ tôn thờ Phật, họ sẽ cúng dường bài ca và hoa cho tượng Phật, nhưng khi có liên quan tới kinh nghiệm của họ, nếu Phật đi ngược lại nó, thế thì họ không quan tâm. Họ tin cậy vào tâm thức riêng của họ, và nếu sự việc đi tới điểm này, họ sẽ phải phủ nhận ngay cả Phật Gautam.

Điều này, người thường không thể hiểu nổi. Họ nghĩ rằng hoặc bạn tôn thờ Phật, hoặc bạn không. Nhưng Lâm Tế đang nói rằng bạn có thể yêu cho dù bạn có thể không đồng ý.

Phật là một nhân cách thực sự đáng yêu. Không người nào khác với sự vĩ đại như vậy đã từng bước đi trên trái đất - nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy không thể sai được. Ông ấy đã phạm phải nhiều sai lầm, và con người của kinh nghiệm sẽ vạch trần ông ấy mặc dầu người đó theo ông ấy và yêu ông ấy, kính trọng ông ấy, có lòng biết ơn vô cùng. Điều đó không có nghĩa là cái gì không phải cũng nên được bỏ qua.

Lâm Tế đang nói, "Chính chỉ những thầy lớn mới dám chê bai chư phật và các tổ. Từ ngày xưa những vị tiền bối của chúng ta chưa bao giờ có người nào ở bất kì đâu mà tin vào họ."

Thiền không muốn bất kì ai là người tin cả. Hoặc là kinh nghiệm hoặc đi về nhà. Ngoại trừ kinh nghiệm, không niềm tin nào sẽ có ích.

Cho nên những người đã theo các Thiền sư không phải là người theo, họ là những bạn lữ hành. Họ hân hoan trong chứng ngộ của thầy. Họ say sưa với trí huệ của thầy, và họ tìm thấy con đường để cho họ cũng có thể kinh nghiệm cùng kinh nghiệm tia chớp làm tan biến mọi câu hỏi, mọi câu trả lời, và để bạn đơn giản hồn nhiên, định tâm - vĩnh hằng trong tay bạn. Nhưng họ không phải là người theo, và điều này là rất khó hiểu cho đám đông bình thường.

Một sư Hindu đã du hành cùng tôi trong tàu hoả ba mươi năm trước đây và ông ấy rất nổi tiếng ở Bắc Ấn Độ. Ông ấy hỏi tôi, "Ông đã có được bao nhiêu người đi theo?"

Tôi nói, "Không, tôi không có người đi theo."

Ôn ấy nói, "Ông không có người đi theo nào sao? Thế thì mọi người nghĩ rằng ông là thầy theo cách nào?"

Tôi nói, "Tính thầy không liên quan gì tới người đi theo cả; bằng không thì ông càng có nhiều người đi theo ông sẽ càng là thầy vĩ đại hơn. Thế thì không ai có thể cạnh tranh với giáo hoàng được. Ông ấy có sáu trăm triệu người Cơ đốc giáo: ông ấy là thầy lớn nhất."

Tôi bảo ông ấy, "Tôi có bạn đồng hành. Tôi có bạn… Tình bạn trao sự kính trọng cho con người, trao chân giá trị cho con người. Đi theo làm nhục con người."

Đừng bao giờ là người đi theo, bởi vì điều đó có nghĩa là bạn chỉ là cái bóng, chỉ đi theo dấu chân của ai đó khác, không thử tìm ra con đường riêng của mình và bản thể riêng của mình. Người đi theo là kẻ yếu đuối.

Con người của dũng cảm tìm con đường riêng của mình. Người đó có thể hân hoan trong chứng ngộ của ai đó. Người đó có thể yêu ai đó tới mức mà người đó có thể gọi người này là thầy mình, nhưng thầy không bao giờ có thể gọi người đó là người đi theo, chỉ là người bạn đi sau chút ít - thêm vài bước nữa và người đó cũng sẽ trở thành phật. Thu người đó về người đi theo là điều rất sỉ nhục và bẽ bàng. Nhưng tất cả các tôn giáo đều đã làm điều đó; họ đã thu toàn thể nhân loại thành nô lệ.

"Từ ngày xưa," Lâm Tế nói, "những vị tiền bối của chúng ta chưa bao giờ có người nào ở bất kì đâu mà tin vào họ."

Họ đã làm nản lòng mọi người bởi việc tin vào họ; họ động viên mọi người tin cậy vào chính mình. Và đó là nơi con đường của mọi tôn giáo trở nên tách biệt với Thiền. Họ tất cả đều cố gắng tụ tập nhiều người chuyển đạo, nhiều người Hindu giáo, nhiều người Cơ đốc giáo, nhiều người Hồi giáo. Đó là trò chơi chính trị; nó không phải là tôn giáo.

Bạn có thấy khi giáo hoàng tới Ấn Độ không? - tổng thống và thủ tướng Ấn Độ đều có mặt để nghêng đón ông ấy. Họ không tới nghênh đón bất kì Shankaracharya nào, họ không tới nghênh đón bất kì Acharya Tulsi nào, họ không tới nghênh đón bất kì Sufi Hồi giáo nào. Cái gì đặc biệt ở giáo hoàng vậy? Ông ấy có sáu trăm triệu người đằng sau mình; ông ấy có quyền lực chính trị cực lớn.

Nhưng Thiền không quan tâm tới quyền lực chính trị. Nó có một loại quyền lực hoàn toàn khác - quyền lực của tình yêu. Điều đó không thu bạn thành nô lệ, thành cái bóng, mà nâng bạn lên cùng trạng thái của người là thầy.

Phật tương truyền đã nói, "Ta sẽ không được thoả mãn chừng nào tất cả những người đã cùng sống với ta còn chưa trở thành phật. Kém hơn thế sẽ không thoả mãn ta. Nếu các ông muốn ta hân hoan và mở hội, thì đừng phí thời gian - trở thành phật đi." Đây là cách tiếp cận rất nhân bản, rất kính trọng. Và điều khác rất quan trọng ông ấy nói...

Trước khi tôi nói điều đó... đã có một nhà tư tưởng lớn ở Ấn Độ, Mahatma Bhagwandin. Chỉ hai người nổi tiếng là Mahatma, Mahatma Gandhi và Mahatma Bhagwandin. Mahatma Gandhi là chính khách; mọi cử chỉ của ông ấy đều chỉ để lôi kéo cử tri. Nhưng Mahatma Bhagwandin là nhà tư tưởng độc lập. Cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng thỉnh thoảng tôi lại gặp ông ấy ở hội thảo nào đó hay ở đâu đó. Ông ấy yêu tôi, và cái ngày ông ấy chết tôi đã có mặt ở Nagpur. Chỉ là ngẫu nhiên, tôi đã tới trong chuyến đi giảng bài, từ Chanda và Wardha, tới Nagpur, và ngay khi tôi vào Đại học Nagpur để nói, thì ai đó bảo tôi rằng Mahatma Bhagwandin sắp chết rồi. Thế là tôi bỏ bài giảng và tôi tới gặp ông ấy.

Ông ấy đã trở thành hoàn toàn như một bộ xương. Ông ấy cầm tay tôi và ông ấy bảo tôi, "Tốt quá anh đã tới, và bất ngờ thế. Chỉ một điều tôi bao giờ cũng muốn nói với anh và tôi lại chưa bao giờ nói điều đó. Bây giờ không còn nhiều thời gian nữa, tôi phải nói điều đó. Anh sẽ phải sống cuộc sống bị ngược đãi. Anh sẽ bị hàng triệu người kết án, bởi vì bất kì điều gì anh nói cũng chống lại tâm trí đám đông. Nhưng," ông ấy nói, "đừng thay đổi con đường của anh. Bất kì điều gì xảy ra - cho dù là việc đóng đinh xảy ra thì điều đó cũng không thành vấn đề gì. Điều thành vấn đề là ở chỗ chân lí phải được tuyên bố ra."

Lâm Tế đang nói rằng chỉ khi những thầy cũ này đã bị đuổi đi thì giá trị của họ mới được thừa nhận. Khi đám đông đã ném đá vào họ, tống họ ra khỏi đám đông, truyền bá đủ mọi loại dối trá và tin đồn về họ, chỉ thế thì họ mới được thừa nhận.

Nếu như họ đã được chấp nhận toàn bộ bởi mọi người ở mọi nơi, thì họ còn tốt cho cái gì nữa?

Lâm Tế đang tạo ra một phát biểu rất hàm súc. Nếu bạn được chấp nhận ở mọi nơi, được kính trọng ở mọi nơi, điều đó đơn giản nghĩa là bạn là tốt không vì cái gì cả. Điều đó đơn giản nghĩa là bạn là một nhà ngoại giao tinh ranh, nghĩa là bạn cứ nói những điều hấp dẫn mọi người, nghĩa là bạn chưa bao giờ nói ra điều gì có thể làm tổn thương tâm trí đám đông, những người chậm tiến. Bạn không nói từ trái tim mình và kinh nghiệm của mình, bạn đơn giản nhìn vào mọi người và bạn nói điều họ muốn nghe.

Đó là điều các tu sĩ và các mahatma của bạn đang làm. Bất kì điều gì bạn muốn nghe họ đều lặp lại như con vẹt. Đó là cái vòng rất luẩn quẩn. Bạn muốn nghe điều đó, họ lặp lại điều đó. Họ trở nên rất kính trọng bạn bởi vì họ đã xác nhận việc nói dối của bạn là chân lí, họ đã giúp cho sự an ủi của bạn. Bạn sẽ nâng họ lên thành các mahatma và thánh nhân vĩ đại. Nhưng thánh nhân chưa bao giờ mang tính nổi dậy cả.

Tôi phải làm rõ ràng rằng tất cả mọi thánh nhân của bạn đều là các nhà ngoại giao, tinh khôn và ranh mãnh. Bất kì điều gì bạn muốn họ đều làm. Họ xác nhận niềm tin của bạn, dù ngu xuẩn đến đâu, và họ trở thành vĩ đại trong mắt bạn.

Những người vĩ đại thực sự là những người bạn đã đem đi đóng đinh. Lỗi của họ là ở chỗ họ đã không an ủi bạn; họ đơn giản phát biểu sự kiện, chân lí. Chân lí đó là tiếng gầm của sư tử.

Lâm Tế là phải khi ông ấy nói, "Do đó người ta nói, 'Tiếng gầm của sư tử làm vỡ sọ chó rừng.'"

Nhân loại bình thường, chậm tiến tôi gọi là chậm tiến bởi vì điều đó đã được tìm ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất... Vào thời đó các nhà tâm lí đã phát hiện ra cách đo trí thông minh. Cho nên họ đã đo trí thông minh của lính và họ ngạc nhiên: họ tất cả đều dưới mười bốn phần trăm. Bạn có thể có một trăm phần trăm thông minh; mười bốn phần trăm là thông minh rất chậm tiến.

Chủ tịch hạ viện của nghị viện Ấn Độ, Lok Sabha, bực mình với phát biểu của tôi khi tôi nói rằng tất cả những chính khách này đều chậm tiến. Ông ấy đã viết một bức thư cho tôi nói, "Ông đã sỉ nhục nghị viện. Ông sẽ phải trả lời, bằng không ông sẽ bị đưa ra pháp lí."

Tôi bảo Neelam, thư kí của tôi, viết thư trả lời cho ông chủ tịch hạ viện, về bất kì câu hỏi nào ông ấy đã hỏi. Trong những câu trả lời đó, như lời mở đầu, tôi bảo cô ấy viết rằng tôi đã sẵn sàng đem một nhóm nhà phân tâm tới nghị viện để kiểm tra trí thông minh của các nghị viên"... và nếu chứng minh được rằng tỉ lệ dưới mười bốn phần trăm, thì tất cả các ông phải từ chức. Nếu việc này chứng tỏ rằng tỉ lệ đó không phải là chân lí, họ có tỉ số trung bình trên mười bốn phần trăm, thì tôi sẵn sàng chịu bất kì sự trừng phạt nào về điều đó.

"Một phán quyết pháp lí sẽ không mang tính quyết định. Cách duy nhất để chứng minh liệu tôi là phải hay trái là trước hết làm một phép kiểm tra tâm lí cho tất cả các thành viên Lok Sabha. Hoặc họ tất cả sẽ phải từ chức, kể cả ông, hoặc tôi sẵn sàng chịu bất kì trừng phạt nào. Không cần phải ra toà; bản thân Lok Sabha có thể quyết định bất kì sự trừng phạt nào. Tôi hoàn toàn sẵn sàng cho việc đó."

Ông ấy trở nên im lặng, và tôi đã đợi trong gần hai năm cho tới giờ. Ông ấyđã thấy ra vấn đề, rằng tôi sẽ tạo ra rắc rối. Những chính khách đó được đám đông bình thường chọn ra; họ đại diện cho người bình thường. Họ không phải là các nhà trí thức lớn, giới trí thức.

Nhưng ông ấy phải đã nhìn vào tình huống này. Ông ấy biết trong nghị viện này mọi người ném giầy vào nhau trong tranh cãi, họ đánh người, họ phải bị cảnh sát lôi ra ngoài nhà nghị viện. Tất cả mọi hành động của họ đều chứng tỏ rằng họ là những người chậm tiến, nhưng vẫn đủ tinh ranh để thuyết phục đám đông, bởi vì đám đông thậm chí còn thấp hơn.

Nhưng im lặng của ông ấy là lớn lao. Im lặng của ông ấy chứng minh ông ấy đã hiểu ra vấn đề - rằng điều đó sẽ gây ra sự om sòm toàn thế giới nếu cả nghị viện được chứng tỏ toàn là bọn chậm tiến. Và có mọi khả năng... Ông ấy biết điều vẫn xảy ra hàng ngày trong nghị viện.

Lâm Tế đang nói, "Chỉ khi họ đã bị đuổi đi thì giá trị của họ mới trở nên được thừa nhận. Nếu như họ đã được chấp nhận toàn bộ bởi mọi người ở mọi nơi, thì họ còn tốt cho cái gì nữa? Do đó người ta nói, 'Tiếng gầm của sư tử làm vỡ sọ chó rừng.'"

Một người của thông minh tối thượng là đủ làm cho cả nhân loại chống lại người đó. Hai mươi mốt nước đã cấm tôi vào. Thật kì lạ... tôi có thể làm gì với visa du lịch ba tuần? Tôi không phải là kẻ khủng bố, tôi không mang bom; tôi chống lại bất kì loại bạo hành nào. Nhưng cả nghị viện không một người phản đối nào đã quyết định rằng tôi không chỉ không được vào nước họ mà tôi không được tiếp dầu cho máy bay của mình tại các sân bay quốc tế, tôi thậm chí không thể hạ cánh máy bay của tôi trên sân bay của họ. Họ nói rằng sự hiện diện của tôi sẽ làm quấy rối cho nền đạo đức của họ. Chỉ trên sân bay, cách xa thành phố hàng dặm đường, sự hiện diện của tôi sẽ làm hỏng nền đạo đức, tôn giáo, cách sống của họ, truyền thống của họ, chính thống của họ. Chỉ đứng ở sân bay trong máy bay của tôi...

Ở Anh, nơi được coi là một trong những quốc gia thông minh nhất, tôi đã phải ở lại trong sáu giờ và tôi muốn chỉ ở phòng đợi sân bay. Tôi có cả hai điều - tôi có máy bay riêng của mình, phi công riêng của mình, và tôi đã mua vé hạng nhất, cho nên họ không thể nói rằng phòng đợi chỉ dành cho người có vé hạng nhất.

Viên chỉ huy sân bay bị ở vào tình thế rất lúng túng. Ông ta nói, "Tôi có thể làm gì đây? Bộ nội vụ nói qua điện thoại rằng con người này thậm chí không được phép vào phòng đợi. Ông ta là người nguy hiểm."

Tôi nói, "Các ông có thể kiểm tra hành lí của tôi. Tôi không mang bom nào. Bằng cách nào tôi có thể quấy rối nền đạo đức của nước Anh được? Và nếu tôn giáo và nền đạo đức của họ có thể bị phá huỷ dễ dàng thế, thì chúng có đáng giữ lại không?"

Ông ấy gọi điện thoại lại cho Bộ nội vụ và câu trả lời lại vẫn như cũ - rằng nếu tôi muốn ở lại tôi có thể ở sáu giờ chỉ trong nhà giam, nhưng không được ở ngoài nhà giam. Và tôi phải ở sáu giờ trong nhà giam bởi vì thời gian bay của phi công tôi đã hết. Mọi phi công đều có thời gian bay - đó là khó khăn - và sẽ là chống lại luật bay nếu bay quá giờ, cho nên phi công phải nghỉ trong sáu giờ. Tôi và vài người bạn của mình cùng đi phải nghỉ trong nhà giam. Cùng điều đó đã xảy ra ở nhiều nơi. Bây giờ gần như là một người chống lại cả thế giới.

Ông tổng giám mục của Nhà thờ Chính thống Hi Lạp, nhà thờ cổ nhất của Ki tô giáo, đã đe doạ ông thủ tướng và ông tổng thống rằng nếu họ không đuổi tôi đi ngay lập tức thì ông ấy sẽ đặt chất nổ vào ngôi nhà mà tôi và các bạn tôi đang sống. Chúng tôi sống trên một hòn đảo trong thời hạn của visa bốn tuần; chúng tôi không định ở lại đó. Tôi đã không bước ra vườn của chiếc nhà gỗ một tầng mà tôi ở trong đó.

Nhưng ông tổng giám mục nhà thờ Ki tô giáo, nhà thờ cổ nhất, đã quên mất hoàn toàn về các giáo huấn của Jesus, rằng bạn phải yêu kẻ thù của mình. Tôi thậm chí không phải là người bạn... Nhưng đây là thế giới chúng ta đang sống. Một thế giới đầy những nô lệ với những thương hiệu khác nhau - người Hindu giáo, người Hồi giáo, người Ki tô giáo.

Thiền là phát biểu cách mạng về tính tôn giáo.

Một nhà thơ Thiền, Ikkyu, đã viết:

Mưa đã rơi từ chạng vạng tối,

rền rĩ trên sông Hsiang.

Vậy mà lữ khách vô gia cư

vẫn hát bằng toàn bộ linh hồn mình.

Biển xanh và trời xanh này

giữ tinh tuý của nhịp tim tôi.

Thiền là tôn giáo của cái đẹp.

Bạn biết mô tả của Upanishad về thực tại tối thượng, satyam, shivam, sunderam. Hoặc con người có thể đạt tới điều tối thượng bằng việc tìm ra chân lí của bản thể mình, satyam, hoặc người đó có thể đạt tới bằng việc tìm ra tính thiêng liêng của bản thể mình, lòng tốt, hoặc người đó có thể đạt tới điều tối thượng bằng việc tìm ra cái đẹp vĩnh hằng của bản thể mình.

Thiền là tôn giáo của cái đẹp. Sự kiện kì lạ là ở chỗ nếu bạn có thể có được một điều này, thì hai điều kia tự động theo sau. Nếu bạn đạt tới chân lí, satyam, thì shivam và sunderam sẽ tự động theo sau. Chúng là một điều được nhìn từ ba quan điểm.

Bởi vì cái đẹp là nhịp đập của Thiền nên nó có tính sáng tạo hơn. Nó đã tạo ra thơ ca vĩ đại, hội hoạ vĩ đại. Nó đã biến đổi điều bình thường như cung thuật hay kiếm thuật thành thiền. Nó không phải là tôn giáo không sáng tạo; nó đã tạo ra và đã thêm cái đẹp của sự tồn tại.

Maneesha đã hỏi một câu hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Chỉ người chứng ngộ khác, hay người còn chưa tới, mới có thể là người đương đại của một thầy?

Vâng, Maneesha, bởi vì chứng ngộ là bên ngoài thời gian, cho nên mọi người chứng ngộ đều đương đại. Khoảng cách theo thời gian giữa họ không thành vấn đề chút nào tại đỉnh đó, vươn lên vượt ra ngoài thời gian.

Bất kì ai đạt tới... khoảng cách giữa hai người có thể là hai mươi nhăm thế kỉ hay năm nghìn năm, nhưng khoảng cách đó là trong thời gian. Khoảng cách đó là cách đo của tâm trí, và chứng ngộ thì vượt cả ra ngoài thời gian và tâm trí. Do đó, chỉ người chứng ngộ mới có thể đương đại.

Người chưa chứng ngộ có tiềm năng bùng nổ vào chứng ngộ, và chính khoảnh khắc này người đó sẽ đi vào thế giới của chư phật. Chính khoảnh khắc này người đó sẽ thấy mình đứng bên cạnh Phật Gautam và Lâm Tế. Tôi nhớ tới một giai thoại nhỏ.

Trong nhà hàng Phật Zorba Rajneesh trên trời, Phật Gautam, Khổng Tử, và Lão Tử đang ngồi quanh bàn, và một cô sannyasin trẻ rất đẹp mang một chiếc vò rất đẹp tới và hỏi, "Các ông có muốn nếm cuộc sống không?"

Khổng Tử lập tức nhắm mắt lại và ông ấy nói, "Thôi đủ rồi. Ta đã sống cuộc sống và ta không muốn làm gì với cuộc sống chút nào."

Phật nói, "Ta muốn nhấm nháp trước để xem nó mang vị gì" - Phật bao giờ cũng trên trung đạo. Cho nên ông ấy nhấm nháp rồi ông ấy nói, "Đắng quá."

Cô gái định hỏi cùng câu hỏi đó với Lão Tử, nhưng trước khi cô ấy có thể nói được gì thì ông ấy đã giằng lấy cả vò và uống hết, rồi ông ấy nói, "Chừng nào các ông còn chưa uống nó một cách toàn bộ và toàn thể, thì làm sao các ông biết nó được? Khổng Tử này cư xử y hệt kẻ ngốc như ông ấy vẫn cư xử trên trái đất - nhắm tịt mắt lại. Phật cư xử theo cùng cách ông ấy đã quen cư xử trên trái đất - bao giờ cũng trung đạo. Chừng nào ông còn chưa biết cái toàn thể, ông vẫn không biết."

Cho nên khi các bạn trở thành chư phật, các bạn sẽ gặp đủ mọi loại bè bạn, các bạn sẽ đương đại với mọi chư phật của quá khứ. Nhưng các bạn mang tiềm năng đó ngay chính khoảnh khắc này.

Maneesha đã hỏi một câu hỏi khác nữa:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Thầy không phải là người vĩ đại nhất, người bài trừ thánh tượng bạo dạn nhất của mọi thời đại sao?

Không may, Maneesha, tôi là người đó đấy.

Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.

Baron Fuzz-butt, một quí tộc tại triều đình của Vua Arthur của Merry England, có danh tiếng là người rất hoà hoa phong nhã với phụ nữ. "Không có chuyện như vậy," một hôm ông ta công bố, "là người đàn bà xấu."

Ông ấy nghe lỏm việc nói điều này từ một người đàn bà có cái mũi tẹt gần như phẳng trên khuôn mặt, và bà ấy giáp mặt với Fuzz-butt.

"Thú nhận sự thật đi!" bà ấy kêu lên. "Ông bây giờ đang đối mặt với người đàn bà xấu!"

"Không xấu chút nào đâu, thưa bà," Baron Fuzz-butt nói một cách hào hoa. "Bà giống như mọi người đàn bà khác, một thiên thần rơi xuống từ thiên đường. Bà chỉ không may là bà bị ngã lên mũi mình thôi!"

Gorgeous Gloria bắt đầu hẹn hò với Rock Hunk, ngôi sao điện ảnh, và chẳng mấy chốc chuyển vào căn hộ trên tầng mái của anh ta, ở cao trên màn sương khói của San Francisco.

Một buổi tối, Gloria đi mua bán về thấy rằng Rock không có nhà. Cảm thấy đói, cô ấy nhìn vào tủ lạnh và thấy rằng nó trống rỗng, thế là cô ấy đi ăn ở nhà hàng.

Tình cờ, cô ấy vào cùng nhà hàng nơi Rock đang ăn tối dưới ánh nến im lặng cùng Luscious Lucy, một cô bạn gái khác của anh ta.

Gloria nhìn thấy cảnh tượng này và nhanh chóng đi tới bàn của họ.

Rock Hunk nhìn lên khi Gloria lao qua nhà hàng tới, và rồi nhanh chóng nhìn ra xa dường như anh ta không biết cô ấy.

"Có chuyện gì vậy, cưng?" Gloria cằn nhằn, khi cô ấy tới bàn. "Anh không nhận ra em khi có quần áo sao?"

Leroy, chàng bảnh da đen, một hôm ngồi trên cây trong công viên Trung tâm, New York, thích thú ngắm cảnh. Anh ta lơ mơ ngủ khi một đôi thanh niên da trắng tới và ngồi trên ghế dài của công viên phía dưới mình. Đôi này bắt đầu âu yếm vuốt ve và hôn hít, và chẳng lâu mấy họ đã nằm ra trên ghế, làm tình.

Vừa lúc đó một cảnh sát bước tới và bắt đôi thanh niên này vì tội loã lồ không hợp phép. Viên cảnh sát thấy Leroy ngồi trên cây và lôi anh ta xuống làm nhân chứng.

Ngày hôm sau, tại toà án, Leroy đứng ở chỗ nhân chứng và quan toà nói, "Bây giờ, Leroy, anh nói cho toà anh đã thấy điều gì?"

"Vâng, thưa quí toà!" Leroy kêu. "Họ đéo nhau!"

"Này trông đây!" quan toà gắt gỏng. "Anh không được dùng ngôn ngữ kiểu đó, bằng không tôi sẽ giam anh vì tội khinh miệt toà án! Bây giờ, nói lại cho tôi: họ đã làm gì?"

"Họ đéo nhau!" Leroy kêu lên.

"Được!" quan toà nói. "Tôi tuyên án anh một tháng giam vì tội khinh miệt."

Một tháng sau Leroy trở lại chỗ làm nhân chứng và quan toà lại hỏi anh ta đã thấy gì.

"Thưa quí toà!" Leroy kêu. "Họ đéo nhau!"

"Một tháng tù giam vì tội khinh miệt!" quan toàn kêu lên, và Leroy bị đem đi.

Việc này cứ tiếp diễn, hết tháng nọ tới tháng kia, mãi vài năm sau. Cuối cùng, khi Leroy quay lại lần thứ hai trăm, quan toà nói, "Trông đây, Leroy, tôi hoàn toàn chán ngán với vụ án này rồi. Chúng ta bây giờ tất cả đều đã già hơn; chắc chắn anh có thể nói cho tôi, trong ngôn ngữ hợp khuôn phép, điều gì đã xảy ra vào ngày đó ở công viên!"

"Thôi được, thưa quí toà," Leroy nói, "để tôi nói lại nó như thế này:

Quần anh ta tụt xuống

Dưới mắt cá chân,

Hòn bi của anh ta đung đưa

Trong gió thoảng.

Cái mà các ngài biết của anh ta,

ở nơi các ngài biết,

và nếu điều đó không phải là đéo nhau,

Thì cho tôi chiếc ghế điện!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng, nhắm mắt lại, và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào bên trong bằng toàn bộ năng lượng sống của bạn, bằng toàn bộ tâm thức của bạn và bằng sự khẩn thiết lớn lao, dường như khoảnh khắc này là khoảnh khắc cuối cùng. Thấm sâu vào trung tâm bản thể bạn như một mũi tên. Tại đó, tại trung tâm này, bạn là phật và là người đương đại với mọi chư phật. Chính khoảnh khắc này thời gian đã biến mất... tâm trí đã bị bỏ lại đằng sau. Bạn đã vượt ra ngoài cả hai. Im lặng này, phúc lạc này, sự chân thành hoàn toàn này... Chỉ một điều còn lại, chứng kiến, bởi vì chứng kiến là cái tên khác của phật. Giữ lấy việc chứng kiến khi Nivedano sẽ cho bạn tín hiệu thảnh thơi.

Nivedano...

(tiếng trống)

Giữ lấy việc chứng kiến. Bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí, bạn chỉ là tâm thức thuần khiết, nhận biết. Khi bạn trở nên nhận biết sâu sắc, thực thể cá nhân của bạn biến mất. Thính phòng Phật này thực sự trở thành cái hồ phật. Tôi có thể thấy tâm thức bạn tan chẩy và hội nhập vào cái hồ không gợn sóng.

Tại khoảnh khắc này chỗ này là thiêng liêng nhất, bởi vì không ở đâu khác trên thế giới mười nghìn người đang cố gắng đạt tới trung tâm. Trung tâm này phải được mang dần dần, dần dần tới hoạt động thường ngày của bạn. Cùng việc chứng kiến, cùng cái im lặng, cùng sự duyên dáng, cùng niềm vui - bất kì điều gì bạn làm cả ngày, nhớ bạn là phật và bạn phải giữ chân giá trị của phật, và toàn thể cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi. Bây giờ, thu lấy thật nhiều nhận biết, thật nhiều hoa đã mưa rào lên bạn... Cái đẹp, chân lí, cái thiện, bạn phải đem chúng trở lại.

Tối nay thật đẹp theo cách riêng của nó, nhưng mười nghìn chư phật tan chẩảy vào đại dương làm cho nó thành khoảnh khắc lịch sử. Đã có những ngày này trong quá khứ khi mà tại nhiều nơi khoảnh khắc vàng này đã xảy ra. Bây giờ tất cả những nơi này đã biến mất. Tôi đang cố gắng làm sống lại ngôn ngữ đã bị lãng quên.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại... nhưng đừng quên rằng bạn là phật. Im lặng, an bình, mang nhận biết lớn lao cùng bạn, còn trong nhận biết này hai mươi bốn giờ một ngày. Dần dần điều đó sẽ trở thành chính nhịp đập của bạn. Bạn sẽ không phải nhớ nó; nó sẽ có đó như dòng chảy ngầm trong tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói, im lặng của bạn. Thu lấy kinh nghiệm này. Nhớ con đường vàng bạn đã đi qua, và đã đi ra từ cùng con đường đó.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 4 – Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê


0 Đánh giá

Ads Belove Post