Chương 3. Mận Chín

Chương 3. Mận Chín

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Mã Tổ (Ma Tsu)

Gương Rỗng – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 3. Mận Chín













Nghe hoặc Tải MP3 'Mã Tổ (Ma Tsu) – Gương Rỗngê


Thầy kính yêu của chúng tôi,

Một hôm, khi Mã Tổ đang trên đường về nhà từ Giang Tây, ông ấy dừng lại để thăm thầy cũ của mình, Nam Nhạc Hoài Nhượng. Khi Mã Tổ đã thắp hương và cúi lạy Nam Nhạc Hoài Nhượng, Nam Nhạc Hoài Nhượng cho ông ấy bài thơ này:

"Ta khuyên ông đừng về nhà.

Nếu ông về, Đạo bất động.

Và bà già

hàng xóm

sẽ nói về tên huý của ông."

Mã Tổ cung kính lĩnh hội và tự thề không bao giờ về nhà nữa, dù ông ấy có thể được tái sinh. Chỉ ở tại Giang Tây, đệ tử từ khắp Trung Quốc vẫn kéo tới.

Một hôm một sư tên là Đại Mai4 tới nhập nhóm tu tập với Mã Tổ. Đại Mai hỏi thầy: "Phật là gì?"

Mã Tổ đáp: "Nó là tâm hiện tại."

Nghe thấy điều này, Đại Mai liền đại ngộ. Ông ấy lui về ở núi, nhiều năm không để ý tới thời gian trôi; ông ấy chỉ thấy núi quanh mình hết xanh lại tới vàng.

Một hôm, Mã Tổ phái một sư tới để thử ông ta. Sư này hỏi Đại Mai, "Khi hoà thượng gặp Mã Tổ hồi trước, được nghe lời nào mà ông ấy đã chứng ngộ?"

Đại Mai đáp, "Chính lời của Mã Tổ, 'Tâm hiện tại là Phật.'"

"Bây giờ cách thức của thầy khác rồi," sư bảo Đại Mai.

"Vậy thế nó là gì?" Đại Mai hỏi.

"Mã Tổ bây giờ nói rằng chính tâm này là Phật lại không là tâm cũng không là Phật," sư đáp.

"Lão già này!" Đại Mai nói. "khi nào thì lão mới thôi làm tâm trí mọi người khỏi lẫn lộn đây? Kệ lão với cái 'không là tâm không là Phật'. Ta vẫn cứ 'Tâm hiện tại này tự nó là Phật.'"

Khi sứ giả này kể cho Mã Tổ về cuộc trao đổi, Mã Tổ bình luận: "Mai đã chín rồi."

Maneesha, một trong những điều quan trọng nhất cần được ghi nhớ là ở chỗ Thiền sư không phải triết gia. Ông ấy không dựa trên lí lẽ. Về cơ bản ông ấy rất phi lí và ngớ ngẩn, nhưng ông ấy đảm đương một cách nhiệm màu - từ cái ngớ ngẩn, từ những phát biểu mâu thuẫn của mình - để tạo ra thông điệp rõ ràng cho bạn. Hôm nay ông ấy có thể nói điều gì đó rồi mai lại điều gì đó khác. Nếu bạn đem tâm trí logic của mình vào trong nó, bạn sẽ nghĩ rằng bạn bị làm cho lẫn lộn. Nhưng có những cách khác nhau để nói lên cùng một điều. Thực tế ngay cả trong việc tạo ra mâu thuẫn thì vẫn có thể trao được cùng một thông điệp.

Đây là một trong những đóng góp lớn lao của Thiền, rằng không có mâu thuẫn. Mọi thứ đều đang diễn đạt cùng chân lí, cùng thực tại. Nhành cỏ nhỏ nhất và ngôi sao lớn nhất không đem lại cho bạn thông điệp khác nhau. Không ai thấp hơn và không ai cao hơn trong sự tồn tại. Không có cấp bậc. Và khi có liên quan tới chân lí, về cơ bản nó là không diễn đạt được. Nhưng nếu bạn muốn diễn đạt cái không diễn đạt được, thế thì bạn có thể dùng ngay cả các từ mâu thuẫn để chỉ ra cùng một điều.

Hai ngón tay khác nhau, bắt nguồn từ hai góc độ khác nhau, có thể trỏ tới cùng một mặt trăng. Tâm trí có thể thấy điều đó là khó. Thực tế toàn bộ công việc của các Thiền sư là làm cho mọi thứ thành khó với tâm trí tới mức bạn trở nên mệt mỏi với tâm trí, mệt mỏi với suy nghĩ, và bạn đẩy nó sang bên. Vào khoảnh khắc nghỉ ngơi đó, khi bạn đã đẩy tâm trí sang bên, nó lại đem bạn tới cánh cửa của sự tồn tại. Giai thoại nhỏ này là rất có ý nghĩa.

Mã Tổ ở với thầy mình, Nam Nhạc Hoài Nhượng, trong hơn mười năm.

Khi ra đi, ông ấy đã trở thành sư trụ trì của chùa Kai-yuan tại Giang Tây.

Trong buổi lễ, Mã Tổ tuân theo sát sao sự sáng suốt cơ sở của tổ thứ sáu, Huệ Năng - một cách đặc biệt, rằng không có phật bên ngoài tâm trí riêng của người ta.

Từ 'tâm' này có thể được hiểu như tâm trí bình thường, đầy những ý nghĩ, xúc động, tình cảm và gắn bó. Và cũng tâm này cũng có thể được coi như trống rỗng. Bạn có thể làm trống rỗng nó hết mọi ý nghĩ, hết mọi xúc động. Và khoảnh khắc tâm trí này trống rỗng, không có khác biệt giữa tâm trí và vô trí. Cho nên không cần phải bị lẫn lộn.

Vài thầy sẽ dùng: "Tâm trí hiện tại chứa mọi thứ, ngay cả phật." Nhưng điều kiện là ở chỗ tâm trí phải trống rỗng. Thế thì bản thân nó là phật.

Phát biểu riêng của Phật là có ý nghĩa. Ông ấy nói, "Chính thân thể này, là phật; chính tâm trí này, là thiên đường hoa sen." Nhưng ông ấy cũng liên tục nói rằng bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí. Thế thì ông ấy ngụ ý gì với mâu thuẫn này? Ông ấy đơn giản nói rằng nếu bạn không bị đồng nhất với thân thể này, thì chính thân thể này là phật như bất kì cái gì trong thế giới. Nếu bạn không bị chất đầy những ý nghĩ, chính tâm trí này cũng mênh mang như toàn thể bầu trời. Ông ấy không tự mâu thuẫn mình, ông ấy đơn giản dùng cách thức mâu thuẫn để chỉ ra chân lí.

Huệ Năng là người đã giới thiệu Mã Tổ cho Nam Nhạc Hoài Nhượng. Huệ Năng đã già và Mã Tổ còn rất trẻ, cho nên ông ấy không nhận trách nhiệm hướng dẫn Mã Tổ vào thiền. Ông ấy trao trách nhiệm này cho Nam Nhạc Hoài Nhượng người sẽ là kế tục của ông ấy khi ông ấy chết. Nhưng cách thức mà Huệ Năng giới thiệu Mã Tổ cho Nam Nhạc Hoài Nhượng sáng suốt thế: "Rất cẩn thận với chàng thanh niên này. Anh ta sẽ là phật, và anh ta sẽ là người kế tục ông, cũng như ông là người kế tục ta. Rất tôn kính, biết ơn, rằng ông đã có được một người đang mấp mé trở thành phật trong tay ông."

Mã Tổ gần với giáo huấn của Huệ Năng hơn mặc dầu Huệ Năng không phải là thầy của ông ấy, nhưng Huệ Năng đã thấy tiềm năng của ông ấy - khả năng, tương lai chưa thấy được. Và đồng thời ông ấy đã thấy rằng cái chết của mình đang tới gần hơn, cho nên nhận trách nhiệm với đệ tử vào khoảnh khắc này sẽ là sai, và đặc biệt đối với một đệ tử cần sự chăm nom vô cùng vì người đó đang mấp mé của sự bùng nổ. Vì quá già rồi nên ông ấy nghĩ tốt hơn cả là nên trao Mã Tổ vào tay người kế tục mình, Nam Nhạc Hoài Nhượng.

Nam Nhạc Hoài Nhượng là thầy theo nghĩa riêng của ông ấy. Giáo huấn của ông ấy không chỉ là việc tuân theo Huệ Năng. Trong thế giới của Thiền không nhất thiết đệ tử phải theo thầy đến từng chi tiết. Tất cả mọi điều cần thiết là ở chỗ đệ tử nên hiểu sự hiện diện của thầy, nhận thức nền tảng của thầy. Không nên còn mãi niềm tin trong đệ tử mà nên trở thành sự từng trải thực tế. Học thuyết và niềm tin không thành vấn đề gì cả. Điều thành vấn đề là sự hiện diện của thầy và nhận thức của thầy, và sự huy hoàng mà nhận thức đó đem lại cùng nó.

Huệ Năng chưa bao giờ yêu cầu Nam Nhạc Hoài Nhượng phải tuân theo mình - Nam Nhạc Hoài Nhượng có cách tiếp cận riêng của ông ấy - nhưng Huệ Năng đã chọn Nam Nhạc Hoài Nhượng là người kế tục mình. Điều này rất lạ. Nó không xảy ra ở bất kì chỗ nào khác trên toàn thế giới. Người ta chọn người kế tục theo họ tới từng chi tiết. Nhưng Thiền là duy nhất theo đủ mọi cách. Vấn đề không phải là tuân theo, nó là ở chỗ con người này cũng đã nhận thức ra. Phương pháp của người đó có thể khác, phương cách của người đó có thể khác, cách tiếp cận của người đó có thể khác, người đó vẫn có thể là người kế tục.

Nhưng thật kì lạ, mặc dầu Huệ Năng đã trao trách nhiệm khai tâm cho Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ về cơ bản vẫn gần với giáo huấn của Huệ Năng hơn, gần với phương pháp của Huệ Năng về việc chỉ ra chân lí. Huệ Năng đã bắt được thoáng nhìn về tương lai của anh ta. Nam Nhạc Hoài Nhượng làm mọi sự chăm nom và giúp anh ta để trở thành thầy chứng ngộ. Nhưng anh ta bao giờ cũng dành lòng biết ơn nhiều hơn tới Huệ Năng bởi chính lí do này: rằng ông ấy đã từ chối khai tâm cho anh ta, bởi vì cái chết của ông ấy đã rất gần; và ông ấy đã đặt anh ta vào bàn tay của người đúng, người sẽ chăm nom anh ta, bởi vì mùa xuân của anh ta đang sắp tới rồi. Anh ta sẽ nở hoa, và Huệ Năng sẽ không có đó.

Chắc chắn Mã Tổ và Huệ Năng, không có mối quan hệ thầy đệ tử nào, đã tới rất gần nhau trong trái tim. Trái tim họ bắt đầu đập theo cùng nhịp. Giáo huấn của thầy anh ta là khác theo nhiều cách, đặc biệt từ giáo huấn của Huệ Năng là không có phật bên ngoài tâm trí riêng của người ta.

Nhưng nhớ điều đó, khi Huệ Năng nói 'tâm', bạn cũng có thể dịch nó là 'vô trí'. Điều ông ấy ngụ ý là 'tâm trí trống rỗng' tương đương với 'vô trí'. Cái gì còn lại trong tâm trí trống rỗng? - chỉ không gian thuần khiết. Vấn đề là tuỳ bạn thích gọi nó là tâm trí trống rỗng hay vô trí. Nhưng cả hai đều tương đương, không có trong từ điển, nhưng có trong kinh nghiệm mang tính tồn tại.

Một hôm, khi Mã Tổ đang trên đường về nhà từ Giang Tây, ông ấy dừng lại để thăm thầy cũ của mình, Nam Nhạc Hoài Nhượng.

Ông ấy bây giờ là một thầy theo quyền riêng của mình. Ông ấy đã đi tới Giang Tây và đã về nhà từ đó, và ông ấy dừng lại để thăm thầy cũ của mình, Nam Nhạc Hoài Nhượng. Khi Mã Tổ đã thắp hương và cúi lạy Nam Nhạc Hoài Nhượng, Nam Nhạc Hoài Nhượng cho ông ấy bài thơ này...

Điều này nữa cũng phải được hiểu. Ngay cả khi đệ tử trở nên chứng ngộ, điều đó không thành vấn đề, lòng biết ơn của người đó thậm chí còn trở nên đầy hơn. Không phải là bây giờ không cần tới thầy nữa. Không phải là "Bây giờ ta đã ngang hàng với thầy rồi, bây giờ ta kinh nghiệm cùng phật tính như thầy." Không, người ta không nghĩ theo cách đó, bởi vì đó là cách thức của bản ngã. Bản ngã đã bị mất từ lâu rồi. Cách thức của biết ơn, cách thức của khiêm tốn là ở chỗ "Mặc dầu ta có thể đã trở thành phật, thầy ta đã là người chỉ lối hướng tới con đường đúng, và ta sẽ vẫn còn mãi mãi trong lòng biết ơn sâu sắc với thầy."

Xá Lợi Phất, một trong những đại đệ tử của Phật, đã trở nên chứng ngộ. Với nước mắt lưng tròng ông ấy tới Phật và ông ấy nói, "Tôi đã lẩn tránh chứng ngộ, nhưng thầy cứ nhẫn nại mãi. Bây giờ tôi chứng ngộ và mắt tôi đầy nước mắt bởi vì tôi biết thầy sẽ phái tôi đi xa thầy, chỉ để lan toả ngọn lửa. Và tôi hiểu từ bi của thầy, rằng thầy liên tục nhận biết về nhiều người có thể trở thành chư phật; chỉ cần một chút ít hỗ trợ. Những người còn chưa đi rất xa khỏi bản thân mình có thể được gọi lại rất dễ dàng."

Phật nói, "Thế sao ông khóc?"

Ông ấy nói, "Tôi khóc vì tôi sẽ không thể nào chạm chân thầy hàng ngày như tôi đã làm trong hai mươi năm qua."

Phật nói, "Làm một điều này. Mang theo cùng ông một chiếc bản đồ, và nhớ hướng ta đang ngụ. Cúi lạy theo hướng đó. Chạm chân chỉ là biểu tượng, chạm đất đi - bởi vì sau rốt thân thể này được làm bằng đất, và một ngày nào đó nó sẽ quay trở về với đất. Cho nên chạm đất không chỉ là chạm chân ta, mà còn là chạm chân của mọi chư phật đã từng xuất hiện. Họ tất cả đều đã tan biến thân thể mình trong đất. Cho nên không cần đâu, và điều có vẻ không phải là việc người chứng ngộ kêu khóc."

Xá Lợi Phất nói, "Tôi không quan tâm điều mọi người nghĩ, nhưng thực tế là nước mắt cứ chảy ra. Và theo giáo huấn của thầy, tôi phải tự phát và chân thực. Cho dù thầy nói, 'Đừng khóc,' thì tôi cũng không định nghe theo. Nước mắt cứ trào ra, tôi làm gì được? Tôi không thể là người đạo đức giả, cứ mỉm cười khi mắt đầy nước mắt."

Tương truyền rằng Xá Lợi Phất, dù ở bất kì đâu, vào buổi sáng đều nhìn vào bản đồ, tìm ra đích xác nơi Phật ở, và theo hướng đó ông ấy cúi lạy và chạm chân của Phật. Rồi ông ấy có tới hàng nghìn đệ tử của riêng mình và họ nói, "Điều đó có vẻ không phải. Thầy không cần làm cử chỉ như vậy. Bản thân thầy đã là phật rồi."

Ông ấy nói, "Điều đó đúng, bản thân ta là phật, nhưng ta sẽ không phải là phật nếu ta không gặp Phật Gautam. Chính việc gặp gỡ với con người này đã làm lẩy cò cái gì đó trong ta, đã thiêu đốt đi mọi cái giả và đem tới mọi cái thật trong sự thuần khiết và sáng tỏ tinh khôi. Ta mang nợ con người này nhiều lắm đến mức không có cách nào trả được cho ông ấy cả. Mọi điều ta có thể làm là chạm chân ông ấy từ xa hàng dặm đường."

Ông ấy tiếp tục thế cho tới tận hơi thở cuối cùng. Trước khi chết - ông ấy chết trước Phật Gautam - điều cuối cùng ông ấy đã nói cho các đệ tử của mình là, "Tha thứ cho ta vì các ông không thể thấy được những bàn chân vô hình đó. Để ta chạm chân thầy ta lần cuối cùng." Và ông ấy cúi lạy, nước mắt chảy dài từ đôi mắt, và ông ấy chết trong tư thế đó. Ông ấy đã không đứng dậy nữa. Đây mới là tính nhân bản thực - khiêm tốn, thành tâm, yêu thương, tin cậy.

Mã Tổ, đến thăm thầy cũ của mình, đã thắp hương trước ông ấy như các bạn thắp hương trước tượng phật và cúi lạy Nam Nhạc Hoài Nhượng. Nam Nhạc Hoài Nhượng cho ông ta bài kệ, bài thơ này:

"Ta khuyên ông đừng về nhà.

Nếu ông về, Đạo bất động.

Và bà già

hàng xóm

sẽ nói về tên huý của ông."

Mã Tổ cung kính lĩnh hội và tự thề không bao giờ về nhà nữa, dù ông ấy có thể được tái sinh. Chỉ ở tại Giang Tây, đệ tử từ khắp Trung Quốc vẫn kéo tới.

Lời khuyên rất kì lạ nhưng có nghĩa. Nam Nhạc Hoài Nhượng bảo ông ấy đừng về nhà nữa. Nó ngụ ý nhiều điều. Nó ngụ ý rằng bây giờ bạn vô gia cư. Khoảnh khắc bạn trở nên chứng ngộ thì bạn không có nhà, thậm chí thân thể bạn cũng không phải là nhà bạn. Bây giờ toàn thể sự tồn tại là nhà bạn, cho nên chấm dứt thói quen cũ thỉnh thoảng lại đi về nhà. Không có nhà cho bạn nữa. Bạn là đám mây vô gia cư bồng bềnh trên trời, trong tự do toàn bộ, không gắn bó vào cái gì cả.

Nếu ông về, Đạo bất động.

Nam Nhạc Hoài Nhượng đang nói, "Nếu ông không nghe lời khuyên của ta và cứ về nhà, nhớ rằng Đạo của ông, phật trống rỗng bên trong của ông, không bao giờ đi đâu cả. Cho nên ông chỉ đang hành động; chỉ là thân thể chết, cái xác đang đi. Bản thể thực của ông là bất động; nó chưa bao giờ đi đâu cả, nó bao giờ cũng ở đây và bây giờ." Và ông ấy nói, "Và bà già hàng xóm sẽ nói về tên huý của ông."

Tên thời trẻ con của Mã Tổ là Baso. Nam Nhạc Hoài Nhượng đang làm trò đùa về tên ông ấy, rằng bà già hàng xóm nhà ông ấy sẽ gọi ông ấy là Baso. Họ sẽ không thừa nhận rằng ông ấy không còn là Baso nữa, rằng ông ấy là Mã Tổ, rằng ông ấy là thầy lớn. Trong mắt họ ông ấy sẽ vẫn như cũ; họ đã thấy ông ấy được sinh ra, và họ đã thấy ông ấy lớn lên. Rất khó cho họ nhận ra rằng ông ấy đã trở thành phật, và họ sẽ nghĩ điều đó rất xúc phạm tới Phật.


Mã Tổ cung kính lĩnh hội và tự thề không bao giờ về nhà nữa, dù ông ấy có thể được tái sinh. Ông ấy đang nói rằng cho dù ông ấy có được tái sinh lần nữa - mặc dầu người chứng ngộ không bao giờ tái sinh lại - ông ấy đã đưa ra lời hứa là cho dù ông ấy có được tái sinh đi tái sinh lại, thì ông ấy sẽ không bao giờ về nhà cả. Ông ấy đã hiểu việc vô gia cư, tính một mình của mình.






Chỉ ở tại Giang Tây, đệ tử từ khắp Trung Quốc vẫn kéo tới.

Một hôm một sư tên là Đại Mai tới nhập nhóm tu tập với Mã Tổ. Đại Mai hỏi thầy: "Phật là gì?"

Mã Tổ đáp: "Nó là tâm hiện tại." - giáo huấn của Huệ Năng mà ông ấy theo cả đời.

Nhưng nhớ rằng tâm trí không bao giờ trong hiện tại cả; nó hoặc ở trong quá khứ hoặc trong tương lai. Trong hiện tại là tâm trí trống rỗng. Bạn có thể gọi nó là tâm trí hiện tại nếu bạn quan tâm tới việc dùng các từ khẳng định hay bạn có thể gọi nó là vô trí, nếu bạn muốn dùng sự phủ định. Chân lí có thể được diễn đạt theo hai cách, phủ định hay khẳng định. Tâm trí hiện tại thực tế nghĩa là vô trí. Với những người hiểu tính hiện tại, mọi tâm trí đều biến mất. Tâm trí có thể trong quá khứ, tâm trí có thể trong tương lai, nhưng không bao giờ trong hiện tại. Do đó ở trong hiện tại đơn giản nghĩa là thoát ra ngoài sự nắm giữ của tâm trí.

Mã Tổ đáp: "Nó là tâm hiện tại."

Nghe thấy điều này, Đại Mai liền đại ngộ. Ông ấy lui về ở núi, nhiều năm không để ý tới thời gian trôi; ông ấy chỉ thấy núi quanh mình hết xanh lại tới vàng.

Một hôm, Mã Tổ phái một sư tới để thử ông ta. Sư này hỏi Đại Mai, "Khi hoà thượng gặp Mã Tổ hồi trước, được nghe lời nào mà ông ấy đã chứng ngộ?"

Đại Mai đáp, "Chính lời của Mã Tổ, 'Tâm hiện tại là Phật.'"

"Bây giờ cách thức của thầy khác rồi," sư bảo Đại Mai.

"Vậy thế nó là gì?" Đại Mai hỏi.

"Mã Tổ bây giờ nói rằng chính tâm này là Phật lại không là tâm cũng không là Phật," sư đáp.

Chính tâm trí này không là phật không là tâm trí. Bây giờ Mã Tổ đang dạy theo cách này.

"Lão già này!" Đại Mai nói. "khi nào thì lão mới thôi làm tâm trí mọi người khỏi lẫn lộn đây? Kệ lão với cái 'không là tâm không là Phật'. Ta vẫn cứ 'Tâm hiện tại này tự nó là Phật.'"

Ông ấy đã hiểu rõ ràng rằng Mã Tổ đã đổi cách diễn đạt của mình từ khẳng định sang phủ định. Ông ấy có thể gây lẫn lộn cho người thường, nhưng ông ấy không thể làm lẫn lộn người đã chứng ngộ.

"Lão già này!" Đại Mai nói. "khi nào thì lão mới thôi làm tâm trí mọi người khỏi lẫn lộn đây?

Không cần phải thay đổi, cách diễn đạt cũ vẫn hoàn hảo.

Kệ lão với cái 'không là tâm không là Phật'. Ta vẫn cứ 'Tâm hiện tại này tự nó là Phật.'"

Bạn có thể nghĩ rằng ông ấy không đồng ý với thầy mình, Mã Tổ, nhưng thế thì bạn đã không hiểu được nó. Ông ấy đồng ý hoàn toàn. Ông ấy hiểu rằng điều đó là cùng nghĩa. Thầy chỉ thay đổi cách diễn đạt từ khẳng định sang phủ định. Chỉ cách diễn đạt là thay đổi, không phải là cái được diễn đạt. Cho nên ông ấy nói, "Cứ để cho lão già làm bất kì điều gì lão muốn, nhưng ta cứ nhấn mạnh rằng bản thân tâm trí hiện tại này là phật."

Khi sứ giả này kể cho Mã Tổ về cuộc trao đổi, Mã Tổ bình luận: "Mai đã chín rồi."

Mã Tổ đã hiểu rất rõ rằng Đại Mai đã trở nên chứng ngộ. Bất kì người không chứng ngộ nào cũng sẽ bị lẫn lộn bởi vì tâm trí không chứng ngộ không bao giờ có thể nghĩ được rằng khẳng định và phủ định lại có thể có cùng ý nghĩa và có cùng nghĩa. Có chỗ mà có và không không phải là mâu thuẫn.

Mã Tổ nói, "Mai đã chín rồi."

Tên của Đại Mai, trong tiếng Trung Quốc, nghĩa là 'quả mai lớn'.

Takuan đã viết:

Mặt trăng không định nhìn

bóng nó ở khắp mọi nơi,

Vũng nước cũng không định

cho trăng cư ngụ.

Nước hồ Hirosawa trong xanh làm sao!

Tu viện của Takuan ở gần hồ Hirosawa. Trong bài thơ nhỏ này hàm chứa toàn bộ điều tinh tuý của Thiền. Mặt trăng không định nhìn bóng nó ở khắp mọi nơi...

Bạn có cho rằng trăng có ý định nào để nhìn bóng nó và phản chiếu nó trong hàng nghìn biển và hồ không? Nó không có ý định nào hết cả. Và mặt khác, Vũng nước cũng không định cho trăng cư ngụ.

Vũng nước, hồ hay đại dương đều ham muốn cho trăng cư ngụ, hay đều có ý định phản xạ trăng.

Nước hồ Hirosawa trong xanh làm sao!

Nó thậm chí không bị quấy rối bởi việc phản xạ của trăng. Nó không bận tâm. Bài thơ của ông ấy đang nói bạn sống mà không có ý định, không có mục đích, không có ham muốn thành đạt nào, tham vọng nào. Chỉ sống tự phát, khoảnh khắc tiếp khoảnh khắc. Bất kì cái gì xảy ra, chấp nhận nó một cách hân hoan, vui mừng, không phàn nàn hay miễn cưỡng gì.

Cho dù chết có tới, cứ để nó được đón chào đi. Nhảy múa, hát bài ca. Đó đã là truyền thống trong Thiền. Người ta trông đợi ở từng thầy - và họ tất cả đều đã làm điều đó - rằng trước khi chết họ nên viết ra một bài kệ nhỏ hàm chứa toàn thể giáo huấn của họ.

Nó chỉ ra hai điều: rằng họ hoàn toàn nhận biết về chết, và rằng thậm chí trong chết họ cũng không buồn gì. Bài kệ của họ nói lên niềm vui của họ, sự hoàn thành của họ. Không đòi hỏi bạn điều gì, sự tồn tại đã đem mọi thứ cho bạn.

Người sống với ý định thì nhất định cảm thấy thất vọng. Người sống với trông đợi nhất định cảm thấy thất vọng vì sự tồn tại không có nghĩa vụ gì với bạn cả. Nhưng nếu bạn sống mà không có ý định, không trông đợi, thì điều màu nhiệm là bạn lại thấy rằng mọi thứ mà bạn đã từng mơ ước tới đều được đáp ứng. Mặt trăng được phản xạ trong hồ - hồ chưa bao giờ đòi hỏi về điều đó, trăng chưa bao giờ dự định về điều đó. Đừng đem ham muốn của bạn, tham vọng của bạn và trông đợi của bạn vào; chúng là những thứ phá rối. Chúng tạo ra hỗn loạn trong tâm trí của bạn. Nhưng nếu không có ý định về cái gì, Nước hồ Hirosawa trong xanh làm sao!

Trăng được phản xạ nhưng nước thậm chí không xúc động. Trăng đẹp thế và hồ Hirosawa phản xạ một cách tự nhiên, tự phát. Nếu nó không được phản xạ, chắc sẽ không có thất vọng gì. Có trăng hay không trăng, không có vấn đề gì. Hồ Hirosawa im lặng. Và điều đó nên là tâm thức bên trong của bạn - chỉ là hồ im lặng.

Maneesha đã hỏi:

Thầy kính yêu của chúng tôi,

Thầy ngạc nhiên lắm nếu một buổi tối thầy xuất hiện trong Thính phòng Phật Gautam và mọi điều thầy có thể thấy là một căn phòng bao la toàn những gương rỗng, hay hàng hàng lớp lớp những quả mai chín, mọng nước.

Thầy có thực nghĩ điều đó là có thể không? Có gì xảy ra không? Hay tốt hơn: không có gì xảy ra sao?

Maneesha, điều đó đang xảy ra hàng ngày. Cả căn phòng này đầy những gương và đầy những quả mai lớn. Bạn nhìn Avirbhava, quả mai đang múa.

Bây giờ đã tới điểm của tiếng cười và Gurudayal Singh đang ngồi rất gần hôm nay. Bây giờ đây là loạt chuyện dành cho anh ấy.

Luscious Miss Willing gặp rắc rối với việc ngủ. Giấc mơ của cô ấy và thực tại của cô ấy toàn những hoạt động dục mà cô ấy không thể biết được cái gì là thực cái gì không. Thế là cô ấy tới gặp bác sĩ Feelgood để xin giúp đỡ chuyên môn.

Đó là lần tới khám đầu tiên, cho nên Feelgood nghe mọi vấn đề của cô ấy, thế rồi bắt đầu huyên thuyên về đủ mọi loại thuật ngữ dục của phái Freud. "Xin ông đợi cho một phút," Miss Willing ngắt lời. "Biểu tượng dương vật là gì vậy?"

"Biểu tượng dương vật," Feelgood giải thích, "biểu thị cho dương vật."

"Được," cô gái nói, "dương vật là gì?"

"Tôi đoán," Feelgood nói, một cái cười toe toét hiện trên khuôn mặt anh ta, "cách tốt nhất để giải thích nó là chỉ cho cô." Thế là Feelgood đứng dậy, cởi quần ra, và kéo máy của mình ra. "Cái này, thưa bà trẻ," Feelgood nói một cách tự hào, "là dương vật!"

"Ồ!" Miss Willing nói và mỉm cười. "Ông ngụ ý nó giống như chim chứ gì, chỉ nhỏ hơn!"

Ông tổng thống lôi thôi, có tuổi, Ronald Reagan, đang đợi lên máy bay của tổng thống sang châu Âu.

Thư kí riêng của ông ta Reginald, người tới chia tay ông ta, nghiêng mình về phía Ronnie và thì thào, "Thông báo của ông cho ông Bill đồng dục là gì?"

"Ồ, vâng," Reagan nói. "bảo ông ấy rằng tôi sẽ trả tiền cho ông ấy khi tôi quay về!"

"Tôi không thấy ông ở buổi giao hợp nhiều người nữa," Marvyn nói, Thiên thần của địa ngục, với ông bạn già, Pigpen. "Có chuyện gì vậy?"

"Tôi mới xây dựng gia đình," Pigpen nói.

"Đừng bậy bạ, ông bạn!" Marvyn nói. "Giao cấu hợp pháp có tốt hơn loại chuyên nghiệp không?"

"Nó không tốt được thế," Pigpen đáp, "nhưng ít nhất ông không phải đứng xếp hàng đợi nó!"

Fergus và Funky bị lạc trong sa mạc thiêu đốt của Sahara cháy bỏng. Họ đã bò bằng tay và đầu gối hàng ngày để tìm nước. Gần như vào cuối sự cố gắng của họ, thì họ bỗng nhiên phát hiện ra một người ở nơi xa với một khán đài nhỏ, đang bán cái gì đó.

Fergus và Funky lăn lộn và bò theo cách của mình tới người kia, và với lưỡi thè cả ra họ kêu lên, "Nước! Xin cho chúng tôi nước với!"

"Rất tiếc, các anh bạn," người này nói, "Tôi muốn cho lắm, nhưng tôi lại không có nước. Tôi đang bán cravat. Lấy cái nào đẹp đi nếu các ông thích cravat bảnh!"

"Cravat sao?" Funky la lên, và anh ta ngất xỉu. "Không," Fergus nói, "chúng tôi không cần cravat nguyền rủa nào - chúng tôi cần nước!" Và cả hai người khát lại lê thân mình đi.

Ba ngày sau, từ chỗ xa, một toà nhà lớn hiện lên trên đường chân trời. Hứng khởi, bộ đôi mòn mỏi tả tơi lê thân mình tới nó. Đó là Khách sạn cát giao cấu.

Fergus bò lên tới người gác cổng, đang đứng cứng nhắc trong bộ quân phục ba mảnh.

"Nước đâu!" Fergus, với đôi môi nứt nẻ run rảy. "Chúng tôi cần đi vào và kiếm nước!"

"Rất tiếc thưa ông ấy," người gác cổng đáp. "Nhưng tôi sợ là các ông ấy không vào được nếu không có cravat!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể hoàn toàn đông cứng. Nhìn vào bên trong thật sâu nhất có thể được.

Đây là con đường. Tại chính đầu của con đường này, bạn là phật. Và cuộc hành trình rất ngắn - chỉ môt bước thôi.

Cần sự thôi thúc toàn bộ và sự chân thực tuyệt đối để nhìn thẳng vào trong bản thể riêng của bạn. Có gương chúng ta đã nói tới. Gương là phật. Nó là bản tính vĩnh hằng của bạn.

Đi ngày một sâu hơn. Bạn phải đi vào trong cho tới khi bạn tìm ra bản thân mình. Đừng ngần ngại. Không có nỗi sợ. Tất nhiên bạn một mình, nhưng tính một mình này là kinh nghiệm đẹp đẽ, lớn lao. Và trên con đường này bạn sẽ không gặp ai ngoại trừ bản thân bạn.

Để làm điều đó thành rõ ràng rằng bạn chỉ là gương, nhân chứng cho thân thể mình, cho tâm trí mình, cho mọi thứ,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, và chỉ là gương chứng kiến, quan sát, phản xạ mọi thứ. Làm những điều này mà không có ý định nào để được phản xạ, mà bạn cũng không có ý định nào để bắt giữ các phản xạ của chúng.

Là cái hồ im lặng Hirosawa, và tất cả mọi phúc lạc đều là của bạn, và buổi tối nay trở thành phúc lành. Khoảnh khắc hiện tại này trở thành vô trí, vô thời gian, chỉ là sự thuần khiết, một không gian vô biên.

Đây là tự do của bạn. Và chừng nào bạn còn chưa là phật, thì bạn không tự do. Bạn không biết gì về tự do.

Để kinh nghiệm này chìm sâu trong mọi thớ thịt của bản thể bạn. Được thấm đẫm, được uống thoả thích.

Khi bạn quay lại, quay lại được ướt sũng bằng màn sương của bản tính phật của bạn. Và nhớ không gian này, con đường này, bởi vì bạn phải mang nó hai mươi bốn giờ trong mọi hành động của mình. Ngồi, đứng, đi, ngủ, bạn phải vẫn còn là phật. Thế thì toàn thể sự tồn tại trở thành niềm cực lạc.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng đem cùng bạn mọi kinh nghiệm này, từ từ, im lặng, duyên dáng. Ngồi xuống vài khoảnh khắc, hồi tưởng lại nơi bạn đã từng tới, nhớ lại niềm hân hoan và im lặng của việc chỉ là gương, tự do mênh mông tới khi bạn chỉ là gương không bị gắn bó vào cái gì, vô gia cư, một mình.

Bạn trở thành đỉnh Everest của tâm thức.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 4Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post