Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Nam Tuyền (Nansen)
Điểm Khởi Hành – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 4. Ngay cả Himalayas Cũng Tới Và Đi
Nghe hoặc Tải MP3 'Nam Tuyền (Nansen) – Điểm Khởi Hành' ê
Osho ơi,
Có lần, Nam Tuyền quyết định tới thăm một làng, nhưng đã rất ngạc
nhiên mà thấy rằng người ta đã chuẩn bị để đón chào ông ấy. Nam Tuyền nói với
lí trưởng, "Thói quen của ta là không bao giờ để bất kì ai biết trước về
nơi ta sẽ tới. Làm sao ông có thể biết rằng ta đã tới thăm làng ông hôm
nay?"
Lí trưởng đáp, "Đêm qua, trong giấc mơ, thổ địa đã báo mộng
cho tôi rằng ông sẽ tới thăm hôm nay."
Nam Tuyền đáp, "Điều này chỉ ra cuộc sống tâm linh của ta yếu
đuối và nông cạn tới mức nó có thể được người ta thấy trước bằng linh ảnh!"
Maneesha, trước khi
thảo luận vào lời kinh của bạn tôi phải thảo luận đôi điều về cách Nam Tuyền giải
quyết mọi thứ, phương pháp luận của ông ấy. Đôi khi ông ấy có vẻ rất thách đố,
sẽ đưa ra những phát biểu mâu thuẫn theo chủ định. Chừng nào bạn chưa hiểu điều
đó, sẽ khó mà tìm ra bất kì sự hợp lí nào trong những lời kinh bạn đã đem tới
cho tôi. Và lí do cái mạch duy nhất mà theo đó, cho tới hiện tại, bạn có thể nắm
bắt được cái gì đó là ở cõi bên kia.
Một lần, viên tri phủ,
Lu Hsuan, nói với Nam Tuyền, "Sẽ có chuyện gì nếu tôi bảo ông rằng một người
đã cho một con ngỗng vào trong cái chai, ngắm nhìn nó lớn dần lên rồi đến một
ngày anh ta nhận ra rằng nó đã quá lớn không thể chui qua nổi cái cổ chai? Vì ông
ta không muốn đập vỡ chai hay làm chết con ngỗng, làm sao ông ấy lấy được con
ngỗng ra?"
Một câu đố kìa lạ
không thể giải được một cách hợp lí. Dù bạn làm bất kì cái gì - hoặc bạn sẽ phải
phá huỷ cái chai hoặc con ngỗng - bạn không thể cứu được cả hai. Nhưng con ngỗng
và cái chai chỉ là biểu dụ của bản thân việc chứng kiến và thân thể bạn.
Thân thể bạn là cái
chai còn tâm thức bạn là con ngỗng. Nhưng chưa bao giờ có ai tự hỏi làm sao tâm
thức đã đi vào trong thân thể và làm sao tâm thức có thể đi ra khỏi nó. Tâm thức
là phổ dụng, bao la, vô hạn theo mọi chiều. Còn thân thể nhỏ bé thế, chỉ giống
như cái chai nhỏ. Làm sao điều này được sự tồn tại điều khiển? Chính phép màu
là cái vật lí, cái vật chất lại chứa bên trong nó cái phi vật chất, cái tâm
linh.
Viên tri phủ này đang
hỏi câu hỏi theo truyền thống Thiền. Đây là câu chuyện cổ; có lẽ mọi thầy đều
phải làm việc về nó.
Nam Tuyền hét lên,
"Ông tri phủ!" Trong thoáng chốc viên tri phủ hoàn toàn quên mất rằng
mình là tri phủ và Nam Tuyền chỉ là kẻ ăn xin khi có liên quan tới của cải. Và
không ai hét tri phủ như cách ông ấy đã hét. Câu hỏi mà ông ta vừa hỏi không
đòi hỏi... Ông ta quên ráo. Tiếng hét sắc như lưỡi kiếm.
Trong một cú đánh,
khi ông ấy hét lên, "Ông tri phủ!" và viên tri phủ nói, "Dạ,
thưa thầy," Nam Tuyền nói, "Ngỗng ở ngoài!"
Một cách thức rất lạ
để giải quyết vấn đề. Viên tri phủ bầy tỏ tâm thức mình, diễn đạt tâm thức
mình. Tâm thức này không bị cản trở bởi thân thể; nó có thể đi ra, nó có thể đi
vào. Thân thể không phải là rào chắn; thân thể là rào chắn chỉ với những thứ vật
chất. Nhưng cái phi vật chất tồn tại trong một chiều hướng khác. Nó có thể đi
vào thân thể mà không khuấy động cái gì trong thân thể, thậm chí không chạm vào
thân thể. Chẳng có đâu trong cuộc sống của bạn mà tâm thức bạn lại chạm vào
thân thể bạn, dù bạn làm bất kì cái gì. Tâm thức bạn đơn giản vẫn còn là nhân
chứng, xa xa trên núi dường như ....
Nghĩ bạn đang đứng
trước một tấm gương. Vấn đề là làm sao hình phản xạ của bạn đi vào trong gương.
Tấm gương không có không gian chứa bạn, nhưng chắc chắn bạn đang đứng trong
gương. Nhưng nếu bạn quan sát cẩn thận, bạn đang đứng trước tấm gương và quan
sát sự phản xạ của mình trong tấm gương. Tấm gương hoàn toàn có khả năng phản xạ,
nhưng nó không thể chứa được bạn.
Thân thể không chứa yếu
tố tâm linh trong bạn, mà yếu tố tâm linh cũng không chứa thân thể. Yếu tố tâm
linh chỉ là tấm gương. Nhiều nhất nó có thể phản xạ thân thể, tâm trí; nhưng nó
bao giờ cũng ở bên ngoài, nó bao giờ cũng ở ngoài. Đó là điều Nam Tuyền ngụ ý,
"Ngỗng ở ngoài!" Ông ấy hét, "Ông tri phủ!" và viên tri phủ
nói, "Dạ, thưa thầy!" Viên tri phủ không ngủ, ông ta hoàn toàn tỉnh.
Trong nhận biết này bạn
không là thân thể và bạn không trong thân thể. Bạn ở bên ngoài, bạn ở ngoài. Ngỗng
ở ngoài. Các thầy khác nhau đã làm việc trên giai thoại nhỏ này về con ngỗng.
Nhưng Nam Tuyền dường như là người giỏi nhất.
Maneesha đã đem tới lời
kinh:
Osho ơi,
Có lần, Nam Tuyền quyết định tới thăm một làng, nhưng đã rất ngạc
nhiên mà thấy rằng người ta đã chuẩn bị để đón chào ông ấy. Nam Tuyền nói với
lí trưởng, "Thói quen của ta là không bao giờ để bất kì ai biết trước về
nơi ta sẽ tới. Làm sao ông có thể biết rằng ta đã tới thăm làng ông hôm
nay?"
Lí trưởng đáp, "Đêm qua, trong giấc mơ, thổ địa đã báo mộng
cho tôi rằng ông sẽ tới thăm hôm nay."
Nam Tuyền đáp, "Điều này chỉ ra cuộc sống tâm linh của ta yếu
đuối và nông cạn tới mức nó có thể được người ta thấy trước bằng linh ảnh!"
Sao ông ấy lại nhấn mạnh
rằng không ai được biết trước? Lí do là ở chỗ ông ấy muốn mọi người nhận ra điều
đã xảy ra cho Nam Tuyền, sự bừng sáng.
Chừng nào họ còn chưa
tự bản thân họ nhận ra điều đó, ông ấy sẽ đi qua làng này. Ông ấy sẽ không dừng
lại ở làng đó; nó còn chưa sẵn sàng cho phật. Mọi người đều đang ngủ say. Họ
không thể thấy được cái vô hình và họ không thể hiểu được cái vĩnh hằng. Mũi họ
tịt, mắt họ nhắm, tai họ bị bịt lại. Họ không có nhạy cảm với điều tinh tế, với
cái bên trong. Họ không thể kinh nghiệm được hương thơm của người đã về tới
nhà.
Đó là lí do ông ấy sẽ
không bao giờ cho phép bất kì ai biết nơi ông ấy sẽ đi. Ngay cả bạn đồng hành của
ông ấy cũng không biết nơi ông ấy đi; bỗng nhiên ông ấy rẽ ngoặt. Họ có thể
hình dung rằng con đường này đưa tới lâu đài kia, và trước khi đạt tới lâu đài
đó ông ấy sẽ rẽ.
Toàn bộ nỗ lực của
ông ấy là để tìm ra những người có thể chỉ với sự hiện diện của ông ấy cảm thấy
điều gì đó ngân lên trong tim họ. Ông ấy muốn nói chuyện thân thiết với những
người dễ tiếp thu. Thế giới này bao la, đầy những người tuyệt đối không dễ tiếp
thu, những người có trái tim đã trở thành cứng rắn tới mức chẳng cái gì có thể ảnh
hưởng tới họ cả. Họ nghe ấy vậy mà họ lỡ bởi vì họ không thể lắng nghe được.
Trong khi họ nghe, tâm trí của họ đang làm cả nghìn lẻ một thứ.
Cho dù phật có đi qua
trước họ, không chắc họ sẽ nhận ra. Nhận ra phật là có nhạy cảm nào đó, nhạy
bén nào đó. Cũng như để nhận ra mặt trời bạn cần có mắt, để nhận ra phật bạn cần
phẩm chất nào đó, sự sáng tỏ, sự trong suốt.
Và chừng nào bạn chưa
nhận ra, chẳng có ích gì trong việc thầy phí hoài thời gian chờ đợi cho những
người không cảm nhận. Có lẽ kiếp tới họ có thể có khả năng cảm nhận; có lẽ đây
không phải là đúng lúc cho họ - chưa chín muồi, mùa vụ của họ còn chưa tới. Phật
có thể ảnh hưởng tới chỉ rất ít người được chọn lựa, bởi lẽ đơn giản ảnh hưởng
của ông ấy không là của tâm trí; không phải là luận cứ thuyết phục bạn. Ông ấy
thậm chí sẽ không nói, "Ta là phật đây." Ông ấy muốn bạn nhận ra. Từ
đó cuộc hành trình mới bắt đầu, điểm khởi hành đúng.
Đó là lí do tại sao
Nam Tuyền đã không muốn bất kì ai biết rằng mình đang tới chỗ của họ. Nếu họ đã
biết mà không có nhận biết về phật tính của họ, chỉ theo thông lệ bởi vì ông ấy
nổi tiếng - hàng nghìn sư theo ông ấy - thì họ như máy móc, như người máy mà
tôn sùng ông ấy. Đây sẽ là phí hoài không cần thiết thời gian của Nam Tuyền và
làm kéo dài mãi cách thức mù quáng, chính thống, truyền thống.
Ông ấy muốn vào một
làng như người lạ và xem liệu người nào có thể nhận ra mình không. Và mọi người
thường nhận ra ông ấy, người thậm chí còn chưa bao giờ gặp ông ấy. Chỉ nhìn ông
ấy là cái gì đó sẽ đi qua họ như tia sét. Trái tim sẽ bắt đầu nhảy múa theo sự
hài hoà mới. Họ sẽ biết rằng, "Người này mặc dầu người đó trông giống như
mọi người khác, rất xa xôi với chúng ta."
Tâm thức của người đó
tràn ngập. Nó mưa rào lên mọi người, nếu mà họ có cảm nhận, như đám mây mưa.
Nhưng người đó không sẵn sàng trút mưa một cách mù quáng, cách thức của các đám
mây mưa trút mưa rào xuống. Nó chẳng quan tâm liệu nó đang mưa rào lên tảng đá,
lên cánh đồng, lên mảnh đất tốt; nó không quan tâm. Đám mây là mù, nó đơn giản
trĩu nặng với mưa và muốn trút bỏ gánh nặng đó bất kì khi nào cơ hội nảy sinh.
Khi có đủ mức lạnh, hơi nước của nó bắt đầu trở thành nước, nó mưa rào xuống.
Nam Tuyền muốn mưa rào như đám mây mưa, nhưng không giống như đám mây mưa mù
quáng. Ông ấy không muốn mưa rào lên tảng đá nơi chẳng cái gì sẽ mọc ra. Ông ấy
sẽ mưa rào lên đúng mảnh đất nơi có khả năng để cái gì đó xảy ra.
Một mình ông ấy dùng
phương pháp này trong toàn bộ lịch sử của Thiền. Các thầy thường báo cho làng
nơi họ tới, để cho mọi người được chuẩn bị. Nhưng Nam Tuyền có nhân cách duy nhất
của riêng ông ấy. Nếu mọi người được chuẩn bị, sẽ có mọi nguy cơ là theo truyền
thống họ sẽ bày tỏ sự kính trọng và sẽ không hiểu gì về người tới thăm họ. Ông ấy
không bao giờ cho phép bất kì ai biết cả.
Nhưng lần này điều đó
đã đã xảy ra.
Lí trưởng đáp,
"Đêm qua, trong giấc mơ, thổ địa đã báo mộng cho tôi rằng ông sẽ tới thăm
hôm nay."
Nam Tuyền đáp,
"Điều này chỉ ra cuộc sống tâm linh của ta yếu đuối và nông cạn tới mức nó
có thể được người ta thấy trước bằng linh ảnh!"
Ông ấy là một người rất
chân thật. Bất kì ai ở vào vị trí của ông ấy sẽ cảm thấy bản ngã lắm,
"Ngay cả các thần cũng tuyên bố về việc tới của mình." Nhưng ngược lại
ông ấy nói, "Điều này chỉ ra cuộc sống tâm linh của ta yếu đuối và nông cạn
tới mức nó có thể được người ta thấy trước bằng linh ảnh, bằng các thần tưởng
tượng mà là sự bịa đặt của ông, điều ông đã thấy trong giấc mơ của ông rằng ta
sẽ tới." Cảm nhận này qua linh ảnh hay giấc mơ có thể làm cho bất kì người
nào không phải là người tâm linh đích thực thấy tự hào và tuyên bố, "Trông
đây này! Ngay cả các thần cũng tuyên bố và tiên đoán về ta." Nhưng Nam Tuyền
nói, "Điều này chỉ ra tâm linh của ta yếu đuối và nông cạn tới mức ông có
thể đọc được nó ngay cả trong giấc mơ của ông."
Một trong những phẩm
chất quan trọng nhất của người tôn giáo là sự chân thật của người đó về bản
thân bạn, khiêm tốn của người đó, vô ngã của người đó. Người đó có đấy mà dường
như là người đó không có đấy. Người đó không cảm thấy bất kì cao siêu nào trong
tâm linh của mình. Nhưng người tôn giáo bình thường tìm điều tầm thường để thoả
mãn cho bản ngã của họ.
Tôi đã nghe nói có ba
viện thuộc về người Ki tô giáo của các giáo phái khác nhau. Một hôm ba giáo sĩ,
đi dạo buổi sáng, ngẫu nhiên gặp nhau ở chỗ giao đường. Họ chào lẫn nhau và họ
khoác lác. Một người thuộc dòng đại học Baptist nói, "Các tu viện của các
ông đều tốt, nhưng các ông không thể đánh bại được chúng tôi về uyên bác đâu.
Sinh viên của chúng tôi là những người uyên bác nhất." Người thứ hai là
người Cơ đốc giáo. Ông ta nói, "Ông phải đấy; đúng là sinh viên của các
ông rất uyên bác. Nhưng uyên bác chẳng liên quan gì tới tâm linh cả. Tâm linh
thực là kỉ luật, khổ hạnh; tại điểm đó thì các ông không thể đánh bại chúng tôi
được. Các tu sĩ của chúng tôi là những người khổ hạnh nhất, kỉ luật nhất."
Người thứ ba là từ tu
viện Tin lành nói, "Thế thì chưa là gì cả nhé. Hễ nói tới khiêm tốn thì
chúng tôi là nhất."
Ngay cả khiêm tốn
cũng có thể được dùng để thoả mãn cho bản ngã. Và nhân danh tôn giáo đủ mọi loại
ngu xuẩn vẫn cứ được kéo dài bởi vì chúng thoả mãn cho bản ngã. Chẳng hạn, cha
trưởng tu viện Cơ đốc giáo đã nói rằng không ai có thể đánh bại được các tu sĩ
của họ - cứ dường như đó là trò chơi bản ngã! Không ai có thể thắng được về kỉ
luật khổ hạnh. Nhưng điều đó đúng đấy; so với bất kì ai khác thì tu sĩ Cơ đốc
giáo là kẻ tự bạo hành nhất. Ông ta hành hạ bản thân mình nhiều thế, chỉ để được
mọi người ca ngợi.
Tôi nhớ tới một câu
chuyện. Một thanh niên vào một tu viện Cơ đốc giáo. Anh ta được ông giáo sĩ trưởng
tu viện bảo, "Ta phải báo trước cho anh đây là tu viện Cơ đốc giáo. Kỉ luật
lớn là cần thiết; chẳng hạn, anh được phép nói chỉ một lần trong bẩy năm."
Người này nói,
"Tôi đã tới với một quyết định lớn lao. Mọi kỉ luật tôi đều sẵn sàng tuân
theo." Nhưng anh ta lại không biết điều sẽ là định mệnh của mình. Anh ta
vào phòng của mình và thấy rằng không có đệm. Bây giờ anh ta không thể nói được.
Trong bẩy năm anh ta phải đợi cái đệm. Anh ta nói, "Lạy chúa, mình không sống
được bẩy năm trong thời tiết lạnh này. Bên ngoài tuyết đang rơi. Không có đệm,
chỉ mỗi chiếc chăn nhỏ." Nhưng anh ta đã hứa và điều đã đã trở thành vấn đề
bản ngã. Anh ở lại đó trong bẩy năm, chịu đựng.
Khi bẩy năm đã trôi
qua anh ta rất sung sướng; anh ta tới ông trưởng tu viện và anh ta nói,
"Nhờ ân điển của Thượng đế tôi vẫn còn sống sót đây. Không có đệm trong
phòng của tôi." Ông trưởng tu viện nói, "Đệm sẽ được đem tới. Anh
quay về đi, và trong bẩy năm đừng có phàn nàn gì nữa nhé." Anh chàng đáng
thương đã không phàn nàn trong bẩy năm!
Tấm đệm tới, nhưng tấm
đệm lại quá lớn; căn phòng không lớn đến thế, và cửa lại quá nhỏ, cho nên trong
khi đẩy tấm đệm vào, các công nhân đã làm vỡ kính cửa sổ. Bằng cách nào đó họ
cũng ấn được cái đệm vào, nhưng cửa sổ lại bị vỡ.
Anh ta đã chịu đựng
qua cái lạnh, bây giờ anh ta bắt đầu chịu đựng mưa. Nước rơi thẳng vào phòng
nơi anh ta ngồi che mình bằng chiếc chăn rách. Bẩy năm nữa trước khi kính có thể
được gắn vào cửa sổ! Sau bẩy năm anh ta tới ông trưởng tu viện, và ông trưởng
tu viện nói, "Lại anh nữa à? Anh lại phàn nàn nữa chứ gì?"
Anh ta nói, "Đây
không phải là phàn nàn. Nhưng trong bẩy năm tôi đã chịu đựng mưa rồi. Nhưng
công nhân kia đã làm vỡ cửa kính chỗ tôi. Tốt hơn cả là không có đệm - tôi đã
quen rồi - nhưng bao giờ cũng vẫn còn sợ mưa.... Ông trưởng tu viện nói,
"Cửa sổ của anh sẽ được sửa, nhưng đừng có tới với lời phàn nàn nào trong
đời này nữa nhé."
Nhưng tình huống vẫn
còn như cũ: công nhân tới gắn kính; anh ta không thể nói, và những kẻ ngốc này
lại kéo tấm đệm ra, để cho họ có thể làm việc thoải mái trên cửa sổ và gắn kính
vào. Họ chữa xong kính và bỏ tấm đệm ở ngoài. Lần nữa tình huống lại như cũ -
thực tế, còn tồi tệ hơn.
Bây giờ bẩy năm có vẻ
thực... kiếp tiếp có lẽ anh ta sẽ có khả năng nói, "Tấm đệm của tôi bị bỏ ở
ngoài." Anh ta cố gắng kéo nó vào, nhưng chẳng có cách nào cả, nó quá lớn.
Và ông trưởng tu viện đã nói, "Bây giờ trong cuộc đời này anh phàn nàn đã
đủ rồi. Anh chẳng làm cái gì khác từ khi anh tới - toàn phàn nàn với phàn
nàn."
Những người này nghĩ
rằng họ đang làm điều gì đó tâm linh. Ngu xuẩn có nhiều cái tên; một trong
chúng là tâm linh. Thiền không quan tâm chút nào tới việc trang điểm cho bản
ngã. Ngược lại toàn bộ nỗ lực của nó là làm sao làm trống rỗng bạn, làm sao làm
ra cái không từ bạn, không phải cái gì đó.
Từ chính thời thơ ấu
của mình, họ hàng tôi, hàng xóm tôi, người thiện chí nhất đều hay nói,
"Cách cháu đang lớn lên, cháu sẽ kết thúc chẳng là cái gì cả," bởi vì
tôi hay ngồi im lặng hàng giờ bên cạnh con sông. Và mọi người trở nên quen thế,
họ thậm chí sẽ không hỏi tôi đang làm gì, bởi vì tôi chẳng làm gì hết cả.
Nhưng lời tiên tri của
họ lại đúng. Tôi đã kết thúc trong cái không. Nhưng đó là phúc lành lớn nhất nếu
bạn có thể kết thúc là cái không. Tốt vì cái không… chỉ từ cái không đó mới nở
ra hàng nghìn bông hồng.
Khiêm tốn không được
Thiền thực hành và trau dồi. Nó đơn giản là kết quả, sản phẩm phụ của việc thiền
sâu sắc. Khi bạn đi càng sâu hơn, bạn bắt đầu quên mất rằng toàn thể thế giới đang
tranh đấu để trở thành cái gì đó, ai đó đặc biệt - giầu có hơn, quyền lực hơn.
Mọi người đều đang cố gắng làm ra lịch sử còn bạn lại đang biến mất gần như làn
khói trên trời. Nhưng những người có thể biến mất như làn khói trên trời không
để lại dấu vết gì đằng sau cả, không dấu chân đằng sau, họ là người duy nhất đi
tới biết cái huy hoàng của sự tồn tại, cái đẹp của vũ trụ này, và chân lí và
chân giá trị; đấy mới chỉ là cái bắt đầu của những bí ẩn lớn.
Cửa tiếp cửa cứ mở ra mãi cho người khiêm tốn. Và người đó vẫn còn đơn giản là người quan sát. Đó là điều tối thượng. Bạn không sở hữu cái gì theo một nghĩa nào đó, và theo nghĩa khác bạn sở hữu toàn thể vũ trụ; nhưng không có tính sở hữu. Bạn đã đi vào trong cái tinh tuý, vào trong bí ẩn vĩnh hằng của cuộc sống và cái chết, và bạn đã tìm thấy một điều, rằng mọi thứ thay đổi ngoại trừ nhân chứng bên trong bạn. Nhân chứng này là hiện tượng vĩnh cửu duy nhất.
Ngay cả Himalayas
cũng tới và sẽ biến mất. Ngày nào đó đã không có Himalaya; nó không phải già lắm
đâu; nó là ngọn núi rất mới. Trong Rig Veda cuốn sách cổ đại nhất của người
Hindus, Himalaya còn chưa được nhắc tới. Không thể không nhắc tới Himalaya được.
Dường như là Himalaya đã lớn lên sau Rig Veda, bởi vì Himalaya đã không được nhắc
tới chút nào trong Rig Veda khi các ngọn núi nhỏ hơn khác lại được nhắc tới -
Vindhyachal, Satpura - sông nữa, nhỏ trong so sánh với núi trong Himalayas.
Lokmanya Tilak, một học
giả Hindu ở thành phố này, Pune, đã biện minh chống lại tất cả các học giả những
người đang cố chứng minh rằng Rig Veda chỉ mới năm nghìn tuổi. Ông ấy biện minh
rằng Rig Veda ít nhất cũng chín mười nghìn tuổi với hai luận cứ: một là ở chỗ
Himalaya không được nhắc tới chút nào trong khi những ngọn núi nhỏ lại được nhắc
tới. Không có lí do để không nhắc tới Himalaya. Himalaya phải đã lớn lên sau
Rig Veda.
Và những người đã viết
Rig Veda đã tới từ Mông cổ. Tất cả các quốc gia văn minh của thế giới đều bắt
nguồn từ Mông Cổ; Mông Cổ là cội nguồn, đặc biệt là giống người Aryan. Người
Negroes đã không bắt nguồn từ người Mông Cổ, người Nam Ấn Độ cũng không. Nhưng
người Đức, người bắc Ấn Độ, người Anh, người Pháp, người Italia, người Na Uy,
người Thuỵ Điển, người Thuỵ Sĩ, người Hi Lạp, tất cả họ đều bắt nguồn từ cùng một
nguồn gốc, người Mông Cổ, bởi vì tất cả các ngôn ngữ của họ đều có phần trăm
nào đó tiếng Phạn.
Tới từ Mông Cổ bạn phải
đi qua Himalaya. Và vượt qua Himalaya không phải là việc nhỏ đâu. Điều đó dường
như là không thể được, nếu Himalaya mà có đó và người Aryans vượt qua Himalaya,
vì họ không nhắc gì tới nó cả.
Luận cứ của Lokmanya
Tilak có tính hợp lệ. Nhưng còn hợp lệ hơn là mô tả của ông ấy về chòm sao đã
được nhắc tới trong Rig Veda cũng đã xuất hiện từ chín mươi nghìn năm trước
đây. Chòm sao đó được mô tả tuyệt đối chi tiết, cho nên nó không phải là cái gì
đó bạn không thể hình dung ra được. Nó đã không xuất hiện từ thời đó tới giờ,
nhưng nó có thể xuất hiện lại lúc nào đó - mặc dầu có lẽ hàng triệu năm sẽ trôi
qua trước khi những ngôi sao này sẽ đi vào chòm sao đó lần nữa.
Hai luận cứ này hợp lệ
đến mức bất kì nhà truyền giáo Ki tô giáo nào cũng không trả lời nổi, bởi vì mọi
nhà truyền giáo Ki tô giáo đều cố gắng đẩy Rig Veda về gần chúng ta nhiều nhất
có thể được. Lí do là bởi vì theo Kinh Thánh Ki tô giáo thì thế giới mới được tạo
ra chỉ bốn nghìn linh bốn năm trước Jesus Christ. Nó phải đã chắc chắn ngày thứ
hai và tháng giêng, nhưng không xa chúng ta lắm, chỉ mới sáu nghìn năm. Cho nên
họ phải gắn mọi thứ lại trong cái khuôn khổ đó của sáu nghìn năm. Họ cho nhiều
nhất Rig Veda có thể có là năm nghìn năm. Họ không thể chấp nhận được rằng Rig
Veda đã được viết ra từ chín mươi nghìn năm trước, bởi vì điều đó sẽ làm nhiễu
loạn toàn bộ Kinh Thánh của họ.
Nhưng Kinh Thánh
không phải là luận cứ; có hàng nghìn bằng chứng khác rằng Kinh Thánh là sai. Bản
thân trái đất này theo các cách đo khoa học thì đã từng có trong sự tồn tại bốn
triệu năm. Trên Himalayas bộ xương của động vật biển đã được tìm thấy, sáu mươi
nghìn năm. Điều đó chỉ ra rằng vào lúc nào đó giữa sáu mươi nghìn và chín mươi
nghìn năm trước đây Himalaya đã bắt nguồn từ đại dương; bằng không thì động vật
đại dương không thể lên tới đỉnh Hymalayas bằng bất kì cách nào được, chúng
không thể đi từ Ấn Độ dương, là chỗ gần nhất. Không có cách nào cho động vật biển
cả; chúng không có chân, chúng không thể đạt tới đỉnh chỉ để chết ở đó và tạo
ra rắc rối cho các nhà lịch sử.
Tôn giáo đích thực
không bận tâm với những vấn đề như vậy; những vấn đề đó thuộc vào khoa học. Bất
kì cái gì khách quan đều thuộc vào khoa học. Tính tôn giáo là tuyệt đối chủ
quan; nó thuộc về chiều sâu bên trong của bạn, và bạn càng đi sâu vào những chiều
sâu bên trong của mình, thì bạn sẽ càng tìm thấy bầu trời trống rỗng hơn. Nhưng
bầu trời trống rỗng này của con người bạn là kinh nghiệm tối thượng của bạn.
Không ai đã vượt ra ngoài nó, phúc lành của nó, ân điển của nó. Sự thoải mái vô
cùng với sự tồn tại… bạn đã về tới nhà.
Nam Tuyền nói,
"Cuộc sống tâm linh của ta phải nông cạn và yếu ớt đến mức mọi người có thể
thấy được nó trong linh ảnh của họ, trong giấc mơ của họ!" Rất chân thực,
đầy nhận biết về những khả năng lớn của việc rơi vào con đường của bản ngã...
điều này làm cho ông ấy là thầy vĩ đại. Những người theo ông ấy, ông ấy chưa
bao giờ gọi là 'người đi theo' bởi vì đó lại là con đường bản ngã.
Thầy giáo, người có
nhiều người đi theo, nghĩ họ là những thầy giáo vĩ đại, chỉ bởi vì con số này.
Con số là quan trọng trong chính trị nhưng không quan trọng trong trưởng thành
tâm linh của bạn. Có thể phật không có người đi theo nào; điều đó đơn giản chỉ
ra tầm cao của ông ấy đã tới mức không ai có thể thấy được cái xa đó. Còn học
giả láu lỉnh, nói như vẹt, hay bác học hay giáo sĩ có thể có đám người theo sau
lớn, bởi vì mọi người có thể hiểu bất kì điều gì ông ta nói. Điều đó không tới
từ cõi bên kia; nó tới từ tâm trí ông ta, do đó tâm trí bạn có thể hiểu nó rất
dễ dàng.
Nam Tuyền không có
người đi theo nhưng có bạn đồng hành. Ông ấy là người đầu tiên dùng từ 'bạn đồng
hành', cùng đi hướng tới một trung tâm của cuộc sống. Không có vấn đề thầy và đệ
tử.
Điều đó không có
nghĩa là các đệ tử không kính trọng Nam Tuyền. Ngược lại họ có nhiều kính trọng
hơn bởi vì ông ấy không bao giờ đòi hỏi kính trọng. Có những điều, nếu bạn hỏi,
bạn sẽ không bao giờ được, còn nếu bạn không hỏi, bạn sẽ được mưa rào lên bằng
nó. Ông ấy không bao giờ đòi hỏi bất kì sự biết ơn nào hay bất kì sự kính trọng
nào. Ông ấy không bao giờ nói, "Ta là thầy và các ông là đệ tử." Điều
đó tạo ra một loại cộng đồng hoàn toàn khác. Và ông ấy đã được yêu mến và kính
trọng còn hơn bất kì thầy nào bởi lẽ đơn giản ông ấy khiêm tốn thế, không đòi hỏi
gì thế và chia sẻ đến thế trái tim trống rỗng của mình. Và tự do của sự khiêm tốn…
bạn có thể đã không nghĩ về nó nhưng bản ngã không bao giờ có thể có bất kì tự
do nào, nó phụ thuộc vào người khác.
Ngồi trên đỉnh
Himalayas một mình, bạn có thể nghĩ mình là người vĩ đại không? Nhưng Giáo
hoàng có thể nghĩ ông ấy là người vĩ đại bởi vì ông ấy có sáu trăm triệu người
đi theo Cơ đốc giáo. Không người lãnh đạo tôn giáo nào có nhiều người đi theo
như vậy. Đây là cách thức của chính trị, không phải của tôn giáo.
Và con đường của bản
ngã tinh vi tới mức... tôi đã nghe nói về một thánh nhân sống một mình trong
núi sâu. Một lữ khách tới ông ấy. Chỉ đi ngang qua, lữ khách nghĩ nên vào thăm
ông ta. Anh ta nghĩ chắc phải có nhiều người đi theo, nhưng chẳng có ai cả; mỗi
mình ông ấy.
Người lạ nói với ông ấy,
"Những người trong thế giới có nhiều người đi theo, họ cứ tưởng mình vĩ đại.
Nhưng tôi cho bọn họ tất cả chỉ là kẻ bản ngã, họ đang dùng con số thay vì đồng
tiền làm cái hỗ trợ cho bản ngã của họ."
Vị thánh nhân già mỉm
cười và ông ta nói, "Tôi là người duy nhất không có người đi theo. Tôi là
người duy nhất, nhớ lấy!" Cho nên sự tinh vi đó là những con đường của bản
ngã. Ngay cả điều này cũng trở thành cùng một trò bản ngã; không khác biệt. Sự
khiêm tốn phải ghi nhớ rằng bản ngã bao giờ cũng tới từ cửa sau nếu bạn ném nó
đi từ cửa trước. Và trong cuộc sống của bạn có nhiều cửa lắm, nhiều trong số đó
bạn thậm chí còn không nhận biết tới chúng. Khi bạn tràn đầy nhận biết và ngôi
nhà của bạn đầy ánh sáng, cái bóng của bản ngã sẽ không có khả năng bước vào được.
Nhưng đấy không phải
là vấn đề về việc trau dồi. Tôi đã thấy trong những đền đài có ghi những dòng
chữ vàng rằng nếu bạn khiêm tốn, bạn sẽ được tất cả mọi người kính trọng. Lời
khuyên lạ đời! Thế thì người ta trở nên khiêm tốn chỉ để được sự kính trọng của
mọi người. Bạn không thể trau dồi những phẩm chất này bởi vì trau dồi bất kì phẩm
chất nào bạn cần mục tiêu nào đó, tham nào đó. Khiêm tốn tới như sản phẩm phụ,
không phải như mục tiêu. Khi bạn ở sâu trong thiền, tuyệt đối không cảm thấy
gì, chỉ chứng kiến sự trống rỗng, khiêm tốn tới theo cách riêng của nó.
Nam Tuyền chắc chắn
là con người của hiểu biết lớn, nhưng hiểu biết này không phải là kinh sách, học
thuật; hiểu biết này đã trưởng thành qua việc thiền của ông ấy. Trong ba mươi
năm ông ấy đã liên tục thiền; trong ba mươi năm ông ấy chỉ ngồi và quan sát bên
trong. Dần dần các ý nghĩ biến mất, giấc mơ biến mất. Tất cả bụi bặm đều lắng
xuống. Bầu trời bên trong trở nên tuyệt đối trong trẻo và rõ ràng. Trong ba
mươi năm ông ấy đã không ra khỏi núi.
Chính viên tri phủ Lu
Hsuan đã thuyết phục ông ấy, "Thế là đủ rồi. Ba mươi năm thầy đã thiền.
Bây giờ là lúc thầy nên xuống đồng bằng và chia sẻ kinh nghiệm của thầy."
Thuyết phục của Hsuan đã có tác dụng bởi vì điều đó nhắc nhở Nam Tuyền về kho
báu lớn lao biết bao mà ông ấy đã thu được trong cái trống rỗng của mình. Có
hàng triệu người đang sống như kẻ ăn xin mặc dầu bên trong họ có những kho báu
oai nghiêm thế, bí ẩn thế. Ông ấy đã đồng ý với Hsuan và xuống vùng đồng bằng.
Lập tức hàng nghìn người quan tâm sau sắc tới việc tìm kiếm của ông ấy về cái
ta của họ đã tới vây lấy ông ấy. Đạo tràng của ông ấy là một trong những đạo
tràng lớn nhất ở Nhật Bản.
Sekiso, nhà thơ thiền,
đã viết:
Bạn lên đỉnh Hiei vắt vẻo lưng chừng mây;
Tôi bước đi từ Kyoyo với chiếc gậy trúc -
xa ngàn dặm như ngôi sao phương Bắc.
Đây là cơ hội để nhắc nhau rằng chúng ta là bạn bè.
Ông ấy nói, bạn trở
nên chứng ngộ vào thế kỉ nào, ở bất kì đâu cũng không thành vấn đề. Khoảnh khắc
bạn trở nên chứng ngộ, bạn trở thành đồng đại với tất cả những người đã chứng
ngộ của quá khứ và tương lai. Có một loại tình huynh đệ của những người đạt tới
đỉnh cao tối thượng của thức tỉnh.
Maneesha có câu hỏi:
Osho ơi,
Trong cuộc sống của đệ tử có điểm nào không quay lại không?
Maneesha, tôi sẽ phải
giải thích cho bạn. Có ba loại người bạn có thể tìm thấy quanh thầy: học sinh,
người nông cạn nhất - anh ta tới để tích luỹ tri thức nào đó; trở thành học giả
lớn, người có hiểu biết - loại thứ hai là đệ tử, người không tích luỹ tri thức
mà thực hành nó, tìm xem liệu có chân lí nào trong nó hay không - "Đây chỉ
là triết lí hay kinh nghiệm tâm linh đích thực?" - và loại thứ ba là người
sùng kính, người đã trở thành một với thầy.
Câu hỏi của bạn là,
Trong cuộc sống của đệ tử có điểm nào không quay lại không? Trong cuộc sống của
người sùng kính có điểm không quay lại, nhưng đệ tử có thể quay lại được. Đệ tử
vẫn còn tách khỏi thầy. Đệ tử vẫn còn giữ một khoảng cách nào đó; trong thực tế
người đó sợ tới gần nữa. Tới quá gần có nghĩa là bị thiêu cháy, bị thiêu cháy
cách bạn vẫn đang vậy; tất cả những cái giả tạo sẽ bị đốt cháy và chỉ vàng ròng
mới còn lại. Đệ từ giữ mình ở xa xa chút ít.
Học sinh thì tuyệt đối
thật xa. Anh ta chẳng liên quan gì tới thầy cả; anh ta chỉ phải thu thập từng mảnh
mẩu tri thức rồi đi theo đường của mình. Đệ tử là ở giữa học sinh và người sùng
kính.
Đệ tử có thể đi xa,
nhưng người sùng kính đã hội nhập bản thân mình vào trong ngọn lửa. Upanishads
nói rằng thầy là cái chết: tới quá gần thầy bạn sẽ phải chết như bạn đang đấy.
Tất nhiên bạn sẽ được tái sinh; phát biểu của Upanishad mới chỉ được một nửa,
thầy là cái chết và phục sinh. Nhưng người ta phải có nhiều dũng cảm để chết. Bạn
chưa bao giờ biết liệu bạn có được phục sinh hay không. Tin cậy lớn lao là cần,
rằng cái chết này là cái chết của điều hời hợt và giả tạo, và khi cái giả tạo
và hời hợt đó đã chết rồi, sẽ có nảy sinh tính cá nhân thực sự của bạn, vàng
hai mươi bốn cara của bạn. Cho nên câu hỏi của bạn là đúng với người sùng kính,
Maneesha, nhưng không đúng với đệ tử. Bây giờ đôi điều nghiêm chỉnh đây...
Fred Frump bước vào
quán rượu và gọi một cốc bia và cốc uytki. Anh ta uống bia, rồi đổ rượu uytki
vào túi trên áo khoác của mình. "Cho tôi thêm cốc bia nữa, và cốc uytki nữa,"
Fred nói, chùi môi mình.
Người phục vụ quán
đem ra, và cùng điều đó lại xảy ra. Fred uống cốc bia, và đổ rượu uytki vào túi
áo khoác. Điều này diễn ra nhiều lần, và cuối cùng người phục vụ quầy không hiểu
nổi đành hỏi, "Này anh bạn, có ý tưởng gì lớn lao vậy?"
"Không phải việc
của mày," Fred nói giọng say bét nhè. "Và đừng có chõ mũi vào như vậy
- bằng không tao cho quả đấm vào mũi đấy!"
Vừa lúc đó, một con
chuột thò đầu ra khỏi túi áo khoác của Fred và hét lên, "Và điều đó cho cả
con mèo đáng nguyền rủa của mày!"
Chester và Betty
Cheese gặp trục trặc trong cuộc sống tình dục. Betty bao giờ cũng đau đầu khi
Chester muốn làm tình. Cho nên Chester đưa cô ấy tới bác sĩ Feelgood, nhà phân
tâm để điều trị.
"Chữa đơn giản
thôi," bác sĩ tâm thần nói. "Bất kì khi nào cô cảm thấy cơn đau đầu tới,
ngồi lên mép giường và lặp lại mãi câu này, 'Tôi không bị đau đầu, tôi không bị
đau đầu.'"
Betty nghi ngờ về điều
này, nhưng ngay chính đêm hôm sau, cô ấy ngồi lên mép giường, và thử điều đó. Và
có tác dụng thật. Cho nên vài tuần sau đó đã có sự hài hoà tình dục của Betty
Cheese.
Nhưng kể từ đó,
Chester lại có vấn đề. Anh ta không thể làm cho máy của mình cứng lên được. Thế
là Betty lại đưa anh ta tới bác sĩ Feelgood.
Và không nghi ngờ gì,
trong vài tuần tiếp không có gì dừng Chester được - anh ta thu được sức mạnh
như trâu.
Nhưng anh ta có một
thói quen mới, lại làm phiền Betty. Mọi đêm, anh ta đòi lên giường mười phút
trước cô ấy.
Cho nên, một đêm, cô ấy
lén lên cầu thang sau Chester, và nhòm qua lỗ khoá. Chester kia, đang ngồi trên
mép giường, cứ lẩm nhẩm mãi, "Nó không phải là vợ ta...."
Giáo hoàng Polack và
Hồng y giáo chủ Rump có cuộc tranh cãi khủng khiếp trong phòng riêng của giáo
hoàng. Tiếng ầm ĩ và la hét lớn tới mức cả nửa Vatican phải tới ghé tai vào cửa
để nghe xem cái gì đang xảy ra.
"Chết đi cho rồi!"
Hồng y giáo chủ Rump nói.
"Đồ chết tiệt!"
giáo hoàng Polack kêu hết cỡ.
"Hôn đít
tao!" Hồng y giáo chủ quát lại.
"Ô!" giáo
hoàng Polack nói một cách ngạc nhiên. "Vậy bây giờ ông muốn là bạn
bè!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại,
cảm thấy người bạn hoàn toàn đông cứng. Và bây giờ nhìn vào bên trong với thôi
thúc tuyệt đối dường như khoảnh khắc này là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời
bạn. Đi sâu hơn - trung tâm không còn xa nữa - chỉ một bước nữa thôi. Đi ngày một
sâu hơn vì tại trung tâm bạn là phật. Tại trung tâm hoa sen của bạn nở ra, lần
đầu tiên bạn cảm thấy được hạnh phúc, hạnh phúc chỉ để hiện hữu, không vì lí do
nào cả.
Kinh nghiệm vĩ đại nhất
của cuộc sống là kinh nghiệm phật tính của bạn, và phật tính đơn giản nghĩa là
việc chứng kiến. Quan sát thân thể bạn, quan sát tâm trí bạn và nhớ bạn không
là cả hai. Bạn chỉ là nhân chứng thuần khiết, tấm gương trong đó mọi thứ phản
chiếu.
Mây tới rồi đi, tháng
tới rồi đi. Cái vĩnh hằng là bản tính của bạn, chỉ bạn còn lại; mọi thứ đi từ tử
tới sinh, từ sinh tới tử - chỉ là vòng tròn chuyển động, nhưng bên trong vòng
tròn này trung tâm tuyệt đối bất động.
Làm cho điều đó rõ
ràng hơn đi, Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi. Chỉ quan
sát thân thể, tâm trí và chỉ là nhân chứng. Bạn không phải làm gì cả. Chỉ là
nhân chứng. Tấm gương không làm gì cả khi nó phản xạ bạn. Là nhân chứng tựa tấm
gương đi.
Buổi tối nay đẹp theo
cách riêng của nó. Nhưng mười nghìn chư phật đang biến vào trong việc chứng kiến
im lặng đã làm cho nó thành vàng. Cho nên nhiều hoa bắt đầu mưa rào lên bạn, biết
bao nhiêu niềm vui mà bạn chưa từng biết tới trước đây. Sự chân thành như vậy,
cái đẹp như vậy bạn chưa bao giờ mơ tới cả. Nhưng nó là bản tính của bạn.
Bạn thu lấy thật nhiều
hoa, thật nhiều hương thơm trước khi Nivedano gọi các bạn quay trở lại. Các bạn
phải đem theo mình phật tính từ trung tâm ra chu vi. Bạn phải thường xuyên ghi
nhớ trong hành động, lời nói, im lặng của bạn rằng bạn là phật. Và điều này sẽ
trở thành khả năng lớn lao nhất cho việc biến đổi, từ hữu tử sang bất tử, từ giả
sang thật.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại. Nhưng quay
lại như chư phật, với cùng duyên dáng đó, với cùng im lặng đó, không vội vàng.
Ngồi vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng lại không gian bạn đã từng ở, con đường bạn
đã từng qua. Đây là con đường bạn phải di chuyển liên tục. Con đường này càng
trở nên sâu sắc, phật tính của bạn càng trở nên trong trẻo hơn. Tôi không muốn
bất kì ai là phật tử. Tôi muốn mọi người đều là phật.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội
mười nghìn chư phật chứ?
Vâng, thưa Osho.
Xem Tiếp Chương 5 –
Quay Về Mục Lục
Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF
Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê
0 Đánh giá