Chương 6. Mọi Nghiêm Chỉnh Đều Tựa Lâu Đài Cát

Chương 6. Mọi Nghiêm Chỉnh Đều Tựa Lâu Đài Cát

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Nam Tuyền (Nansen)

Điểm Khởi Hành – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 6. Mọi Nghiêm Chỉnh Đều Tựa Lâu Đài Cát









Nghe hoặc Tải MP3 'Nam Tuyền (Nansen) – Điểm Khởi Hànhê


Osho ơi,

Có một lần, Nam Tuyền nói với Triệu Châu, "Thời nay, tốt nhất là sống và làm việc giữa các thành viên các loài khác với chúng ta."

Triệu Châu đáp, "Bỏ sang bên vấn để về 'khác' để ta hỏi ông, ông ngụ ý gì bởi 'loài'?"

Nam Tuyền đặt hai tay lên đất. Triệu Châu bước tới Nam Tuyền từ phía sau, dẫm ông ấy xuống đất, và rồi chạy vào phòng niết bàn, kêu lên, "Ta ăn năn quá! Ta ăn năn quá!"

Nam Tuyền phái người phục vụ tới hỏi Triệu Châu anh ta ăn năn về cái gì.

Triệu Châu đáp, "Ta ăn năn rằng ta đã không giẫm lên ông ấy hai lần."

Maneesha, một mình Thiền có cách tiếp cận tôn giáo tới vui đùa, tới tiếng cười. Ngay cả những thầy vĩ đại cũng đùa với nhau, bằng lời của mình, bằng hành động và cử chỉ của mình. Nhưng tất cả những trò đùa này bao giờ cũng mang tính chỉ báo tới cái vĩnh hằng và cái tối thượng. Đằng sau tiếng cười của họ bạn sẽ thấy chân thực lớn, an bình vô biên. Tiếng cười của họ không phải là cuồng loạn.

Và bạn phải hiểu khác biệt giữa hai tiếng cười này. Tiếng cười cuồng loạn là khi bạn không thể dừng nó lại được, khi nó đã nắm quyền sở hữu bạn; còn tiếng cười không cuồng loạn là... nó là ý muốn của bạn, nó đi cùng với sự đồng ý của bạn. Khoảnh khắc tiếng trống của Nivedano cho bạn một tín hiệu rằng đó là lúc dừng lại, bạn dừng nó lại. Người cuồng loạn sẽ không có khả năng dừng lại; nó ở bên ngoài khả năng của người đó. Tiếng cười lành mạnh bao giờ cũng trong tay bạn.

Điểm thứ hai, các thiền sư bằng việc đùa lẫn nhau chỉ ra điều gì đó không thể được nói ra. Các đệ tử của họ trong hàng thế kỉ vẫn thảo luận về những giai thoại nhỏ này nhưng cực kì hay và cao thượng. Chúng không phải là chuyện cười. Phương Tây, khi lần đầu tiên tới tiếp xúc với Thiền qua các nhà truyền giáo Ki tô giáo, cứ tưởng rằng đây là loại chuyện cười nào đó. Họ không thể quan niệm nổi rằng những giai thoại nhỏ này có thể mang kinh sách.

Đây là một giai thoại giữa Nam Tuyền và Triệu Châu, cả hai đều được thừa nhận là phật với hàng nghìn đệ tử. Và điều đó không phải là biến cố phi thường, nó là chuyện hàng ngày. Các đạo tràng của họ đều ở trên núi, rất gần nhau và các thầy sẽ tới gặp nhau.

Chính tính vui đùa của họ hoàn toàn chỉ ra một điều, rằng sự tồn tại phải không được coi là nghiêm chỉnh. Những người coi nó là nghiêm chỉnh thì là ốm yếu về tâm lí. Sự tồn tại phải được coi như vui đùa, với niềm vui. Chỉ những người

coi nó như niềm vui và vui đùa thì sự tồn tại mới mở những bí ẩn của nó ra.

Trong giai thoại này: Có một lần, Nam Tuyền nói với Triệu Châu, "Thời nay, tốt nhất là sống và làm việc giữa các thành viên các loài khác với chúng ta," ông ấy đang nói rằng con người đã trở nên quá nghiêm chỉnh, đã đánh mất vui đùa của mình, đã trở thành hiểu biết tới mức người đó đã làm mất hồn nhiên của mình. Do đó tốt hơn cả là trộn lẫn với các loài khác: chim và cá, các động vật và cây cối, làm toàn thể vũ trụ là cộng đồng của bạn, không chỉ con người vốn đã đi quá lạc lối.

Hoa hồng đích xác là như nhau như nó bao giờ cũng vậy; thay đổi thời gian không ảnh hưởng tới nó. Nam Tuyền đang nói rằng bây giờ là lúc các đệ tử thiền nên dành ngày càng nhiều thời gian của mình cho tiếp xúc với con vật, chim chóc, cây cối.

Đó là một phát biểu rất có ý nghĩa. Ông ấy đang nói rằng có lẽ bạn có thể học được bí mật của sự tồn tại qua các loài khác loài người, chúng vẫn trong hài hoà với sự tồn tại, chúng vẫn là một phần của sự tồn tại, chúng chưa bao giờ tách biệt.

Con người trong nỗ lực bản ngã của mình đã tách rời khỏi sự tồn tại. Ngay cả một người như Bertrand Russell đã viết ra một cuốn sách tên là, The Conquest Of Nature - Chinh phục tự nhiên. Chính ý tưởng chinh phục tự nhiên làm tách bạn ra, làm cho tự nhiên và bạn thành kẻ thù. Và một điều là chắc chắn, rằng tự nhiên bao la thế...

Thứ hai, bạn là một phần của tự nhiên; nếu tự nhiên chấm dứt hợp tác với bạn, bạn đơn giản sẽ chết. Tự nhiên đang đáp ứng cho bạn vào mọi khoảnh khắc: thở, thức ăn, mọi thứ bạn cần. Làm sao bạn có thể nghĩ dưới dạng chinh phục được? Nhưng không ai đã phản đối lại cuốn sách của Bertrand Russell, bởi vì nó là đại diện của toàn bộ tâm trí hiện đại: chinh phục. Chinh phục mặt trăng, chinh phục sao Hoả, chinh phục cái này, chinh phục cái nọ.

Nhưng chẳng ai nghĩ rằng chúng ta là một phần của tự nhiên: sao không thảnh thơi cùng nó, sao không thoải mái với nó, cần gì tạo ra xung đột? Mọi xung đột đều sẽ làm bạn thất bại bởi vì bạn quá nhỏ bé còn tự nhiên bao la thế. Bạn định sống bao nhiêu năm - bẩy mươi năm, tám mươi năm? Và bạn nghĩ tới việc chinh phục sự tồn tại đã từng có ở đây từ vĩnh hằng và sẽ ở đây đến vĩnh hằng sao? Hàng triệu người như bạn đã tới và đi qua, thậm chí chẳng vết chân để lại, thậm chí chẳng còn cái bóng của họ.

Một lần tôi hỏi bố tôi, "Con không biết tên của bố của bố và tên của ông của bố, bố biết được thêm bao nhiêu?"

Bố tôi nói, "Chỉ thêm mỗi một người, ngoài người đó chúng ta không biết ai là người có dòng máu đang chạy trong huyết quản của chúng ta."

Nhiều nhất chúng ta nhớ được bốn hay năm thế hệ, và thế rồi có im lặng bao la. Tất cả những người đã ở đây với biết bao nhiêu bận tâm và lo âu và rắc rối và tranh đấu đơn giản đã biến mất cứ dường như là họ chưa bao giờ hiện hữu cả.


Thiền không coi cuộc sống của bạn là rất nghiêm trang, nó coi cuộc sống là vui đùa dường như chúng ta là trẻ con nô đùa bên bãi biển, nhặt vỏ sò, đá cuội mầu sắc, làm nhà bằng cát. Cuộc sống của chúng ta cũng chẳng nhiều nhặn gì hơn thế, chẳng có gì để mà nghiêm trang về nó cả. Tôi nhớ tới một trường hợp: Phật Gautam vào một làng. Ngay tại bìa làng có một con sông, và trên bãi cát vài đứa trẻ đang nô đùa, làm lâu đài cát, và chúng rất nghiêm chỉnh. Nếu ai đó - có nhiều trẻ con - nếu ai đó mà phá rối lâu dài của ai đó khác... Rất dễ phá lâu đài cát, chỉ ném hòn đá vào đó và nó đi đời. Chúng đã la hét và giận dữ với nhau, và Phật đứng đó, quan sát. Thế rồi đến lúc mặt trời lặn và mẹ chúng gọi chúng từ nhà gần đó, 'Về nhà ngay, đến giờ ăn cơm rồi.' Và chúng tất cả đều nhảy vào những lâu đài của mình, cái lâu đài chúng đã làm và vì nó mà chúng đánh lại để không ai phá rối chúng. Chúng đã nhảy lên những lâu đài ấy và chẳng bao giờ nhìn lại, chỉ chạy thẳng về nhà. Phật nói với các đệ tử đang đi cùng mình, "Cuộc sống cũng chẳng nhiều hơn thế này đâu." Mọi cái nghiêm chỉnh của bạn đều về các lâu đài cát cả. Và bản thân bạn sẽ bỏ chúng một ngày nào đó, giẫm chúng xuống, và bạn sẽ không nhìn lại. Những người coi nó nghiêm chỉnh bỏ lỡ mất cái đẹp của vui đùa.






Sự việc này: Có một lần, Nam Tuyền nói với Triệu Châu, "Thời nay…"

Điều đó cũng không phải là thời rất cổ đại như vậy đâu.

Có nhiều câu chuyện mà với chúng không có cách nào thu thập được bằng chứng, ủng hộ hay chống đối: rằng con người hiểu ngôn ngữ của loài vật, rằng con người hiểu ngôn ngữ của cây cối, rằng con người không ở ngoài thế giới, mà chỉ là một phần đã trở nên có ý thức một chút hơn các phần khác. Con người không trong xung đột. Con người sống vui vẻ, con người chết vui vẻ, bởi vì con người chỉ là một cơn sóng - một đợt thuỷ triều, nhưng ngay cả thuỷ triều cũng phải biến mất; bất kì cái gì được sinh ra đều sẽ phải mất đi. Cho nên cái gì có đó để mà nghiêm chỉnh? Và điều đó được chứng minh bởi nhiều kinh sách như Chuyện ngụ ngôn của Aesop trong đó con người không có đó chút nào, chỉ toàn loài vật. Nhưng những con vật này lại rất tiêu biểu.

Trong một giai thoại nhỏ một con dê rất non đang uống nước suối trên núi. Một con sư tử tới và nghĩ đây là món ăn sáng ngon lành. Nhưng phải có sự hợp lí gì đó chứ, bạn không thể nhảy xổ vào và bắt lấy con dê non được; trước hết bạn phải làm hợp lí cho hành động của mình.

Cho nên nó nói, "Dê con nghe đây, bố mày rất hỗn xược với tao."

Con dê nhỏ hỏi, "Chuyện ấy xảy ra khi nào vậy?"

Nó nói, "Mới hôm qua thôi."

Con dê nhỏ nói, "Chắc bác lầm đấy, bố cháu đã chết từ sáu tháng trước rồi."

Con sư tử trở nên rất bực tức, lí do của nó bị vô hiệu hoá. Thế rồi nó nói, "Mày làm bẩn nước tao đang uống! Mày không kính trọng vua của các loài vật!"

Con dê đáng thương nói, "Bác nhìn dòng suối mà xem. Cháu đứng ở phía dưới, bác đứng ở phía trên. Làm sao cháu có thể làm bẩn nước được? Nước chảy xuôi không hướng tới chỗ bác. Bác đang làm bẩn nước của cháu thì có, nhưng bác cũng phải, bác có thể làm điều đó."

Thấy rằng mình bị làm thành trò cười - con dê này phải - nó nhảy chồm lên con dê và nói, "Mày không biết cách cư xử gì cả, chẳng biết nghi lễ gì cả! Mày nói to quá trước người lớn!" và nó biến con dê đáng thương thành bữa điểm tâm sáng ngon lành. Nhưng tất cả những lí do ấy....

Trong chuyện ngụ ngôn của Aesop, mọi chuyện ngụ ngôn đều chỉ ra điều gì đó về con người. Chúng không phải là về loài vật đâu, chúng tất cả đều nói về con người đấy. Bất kì điều gì bạn muốn làm, trước hết bạn cố gắng tìm lí do cho nó, và nếu lí do được tìm ra mà chẳng có quan hệ gì thì bạn trở nêu giận lắm. Bạn thử lí do khác và nếu thậm chí lí do này cũng không hợp lệ thì bạn hành động hoàn toàn phi lí, bạn quên phắt mọi thứ về logic và lí do. Những cái đó chỉ là những cách thức để đánh người yếu hơn bạn.

Mãi cho tới nay chưa từng có bằng chứng nào; các câu chuyện đã trôi nổi qua nhiều thời đại, nhưng chúng đã được coi như biểu dụ, biểu tượng, bởi vì không có cách nào chứng minh được rằng con vật hiểu ngôn ngữ của con người và con người hiểu ngôn ngữ của con vật. Ngay cả cây cối người ta cũng nói rằng chúng đang nói các thuật ngữ, có sự trao đổi. Nhưng bây giờ bằng chứng đang lộ ra qua nghiên cứu khoa học, ít nhất về cây cối, bởi vì rất ít người đã bắt đầu làm việc với con vật.

Nhưng con vật chắc chắn thông minh hơn cây cối, và người ta có thể chứng minh được rằng cây cối hiểu ngôn ngữ của con người - không chỉ hiểu mà điều đang được khoa học làm lộ ra là chúng thậm chí còn đọc được tâm trí của bạn; bạn chẳng phải nói ra điều gì.

Điều này đã trở thành việc nghiên cứu lớn thế. Họ có những máy móc đặc biệt; họ gắn các máy này vào cây. Nó là loại máy cũng tựa như máy điện tâm đồ ghi lại nhịp tim của bạn và kiểm tra xem liệu tim có đang vận hành một cách mạnh khoẻ hay điều gì đó bị thiếu. Máy này tạo ra đồ thị; nếu tim không hài hoà, đồ thị này đôi khi đi lên, đôi khi đi xuống quá nhiều; nó không hài hoà, có rối loạn.

Họ dùng cùng đồ thị đó và cùng máy điện tâm đồ cho cây. Và họ đã ngạc nhiên là nếu không có gì xảy ra thì đồ thị là hài hoà. Thế rồi họ đưa một tiều phu tới với ý tưởng rằng bạn phải chặt cái cây đó. Và khi tiều phu tới gần hơn và cây có thể thấy tiều phu đó, ngay lập tức đồ thị chỉ ra nó trở nên lo âu. Sự hài hoà của đồ thị này bị rối loạn. Nó đã thấy… điều này rất bí ẩn bởi vì mắt không phải là một phần của cây. Nó đã thấy thế nào? Có lẽ có những cách khác, có lẽ chúng ta không phải là người duy nhất có mắt.

Chúng ta có loại mắt nào đó; cây phải có cách khác nào đó để thấy rằng tiều phu đang tới - và không chỉ thấy, chúng có khả năng đọc tâm trí của người đó, rằng người đó sắp phá huỷ cuộc sống của nó. Người ta cũng đã thấy rằng nếu tiều phu được bảo, 'Anh đừng đốn cây đó, chỉ đi qua có cầm cái cưa trong tay, cứ dường như anh định đốn cây đó thôi,' nếu tâm trí không được ấn định đốn cây đó, thì đồ thị vẫn còn hài hoà. Đó là bằng chứng vững chãi rằng cây có khả năng đọc tâm trí mà con người lại không có khả năng đó.

Người ta cũng đã tìm thấy rằng không chỉ một cây mà tiều phu đó đi tới đốn là bị ảnh hưởng, mà những cây lân cận cũng bị ảnh hưởng. Đồ thị của chúng cũng trở nên mất hài hoà. Người bạn nào đó, hàng xóm nào đó mà chúng đã lớn lên cùng, đã sống cùng trong thời tốt đẹp hay khó khăn, trong mưa và trong hè và trong đông, người bạn cũ nào đó sắp bị đốn. Cho nên không chỉ cái cây sắp bị đốn đọc tâm trí của tiều phu, mà các cây khác xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nếu tiều phu cầm cưa đi vào nhưng không có tâm trí đốn cây, thì các đồ thị vẫn còn hài hoà.

Điều này đã là một kinh nghiệm vô cùng. Nó chỉ ra rằng cây bằng cách nào đó thấy được; chúng ta chưa biết chúng thấy bằng cách nào. Bằng cách nào đó chúng có thể đọc được tâm trí. Cực kì khó cho chúng ta hiểu ý tưởng này bởi vì chúng ta không thể đọc được tâm trí. Một ngày nào đó nghiên cứu này sẽ thành sâu sắc hơn và chúng ta có thể có khả năng thấy rằng chúng có thể hiểu tiếng nói nếu chúng có thể hiểu được tâm trí. Tâm trí là gì? Bạn đang nói bên trong, 'Mình sẽ đốn cây này.' Nếu chúng có thể hiểu chính ý tưởng trong tâm trí, thì chẳng có lí do gì tại sao chúng không thể hiểu được lời.

Và điều thứ hai, nếu chúng có thể hiểu được tâm trí, và có thể biểu lộ nỗi sợ và nỗi lo lắng của chúng, thì chúng có thể bằng cách nào đó nói nữa, nhưng chúng ta không biết ngôn ngữ của chúng. Có lẽ miền âm thanh ngôn ngữ của chúng ở dưới thấp hay trên chúng ta.

Chúng ta chỉ có thể nghe được miền âm thanh nào đó, và chúng ta cũng chỉ có thể thấy trong miền nào đó. Chẳng hạn, con cú có thể thấy trong đêm, chỗ chúng ta không thể thấy được. Mắt nó có miền thấy lớn hơn mắt chúng ta.

Người ta đã biết rõ, và bạn có thể thấy điều đó ở khắp nơi, đặc biệt ở Ấn Độ, rằng rắn múa theo tiếng sáo. Vấn đề là ở chỗ khoa học đã không thể tìm ra tai ở rắn. Vậy làm sao chúng đáp ứng lại được với âm thanh? Chúng không thể nghe được! Nhưng việc nghiên cứu vẫn tiến hành tiếp và bây giờ họ đã đi tới ý tưởng mới thoả đáng. Rắn nghe qua toàn thể da của nó.

Vấn đề không phải ở tai: tai cũng là da, chúng chẳng là gì ngoài một loại da đặc biệt; mắt cũng là một loại da chuyên biệt hoá. Rắn nghe qua toàn bộ thân thể nó, đó là lí do tại sao việc múa của nó có cái đẹp, bởi vì tiếng sáo không chỉ chỉ ảnh hưởng tới tai rắn, nó ảnh hưởng tới toàn bộ thân thể rắn. Và bởi vì nó không có xương, nên nó có mềm dẻo. Nhưng khám phá rằng rắn có thể nghe bằng cả bộ da lại gợi ý có lẽ nó có thể nói bằng cách nào đó. Chúng ta chỉ phải làm việc tiếp theo những cách ghép nối khác nhau.

Cá heo đã được nghiên cứu gần đây rất sâu sắc. Và người ta đã thấy rằng cá heo có cách nói nào đó. Chúng dùng một hệ thống hoàn toàn khác với điều con người dùng, chúng dùng sóng siêu âm. Chúng ta không thể nghe được chúng, nhưng hàng triệu con cá heo trong đại dương... Một con cá heo có thể nói với những con cá heo ở cách xa vài dặm vì siêu âm đi như sóng trong nước, như sóng radio.

Bạn không thể nghe được sóng radio vì bạn không có cơ chế thu nhận nào. Nhưng nếu bạn có chiếc radio... Radio là gì? Một cái máy thu. Vào khoảnh khắc này, hàng nghìn sóng radio đang truyền đi từ tất cả các đài phát thanh trên thế giới quanh bạn nhưng bạn không thể nghe thấy chúng. Chỉ cần có một chiếc radio nhỏ sẽ làm cho miền nghe thấy trở nên lớn hơn và bạn có thể bắt được các đài phát.

Trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua chuyện xảy ra là một người bị bắn vào tai. Viên đạn được lấy ra, nhưng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên lớn: tai anh ta được chưa lành nhưng anh ta bắt đầu nghe thấy đài phát thanh địa phương.

Ban đầu chẳng ai tin anh ta cả. Mọi người đều cười: "Anh có điên không đấy? Có ai trên phố đã từng nghe thấy sóng radio từ tai mình không?"

Nhưng anh này cứ khăng khăng và nói, "Tôi sẵn sàng chứng minh điều đó."

Cuối cùng các bác sĩ nghĩ rằng cần phải làm thực nghiệm nào đó ít nhất cũng để thoả mãn cho anh ta. Chẳng ai tin rằng điều đó là có thể. Cho nên họ đặt một chiếc radio vào phòng thứ hai, bật nó vào đài phát thanh địa phương và người đánh máy gõ lại bất kì cái gì phát ra từ chiếc radio đó. Và trong phòng kia nơi không có radio thì người kia đã bắt đầu nghe điều nói trong tai mình và viết ra mọi điều vọng tới. Khi họ đem hai bản ghi ra so sánh thì chúng đích xác như nhau. Người này nói đúng.

Nhưng anh ta phát điên vì chẳng có cách nào tắt được chiếc radio đó đi. Sáng sớm từ sáu giờ mãi tận tới mười hai giờ đêm, anh ta phải nghe mọi lời quảng cáo, mọi tin tức. Và anh ta bị dinh líu với tâm trí mình nhiều tới mức anh ta không làm được cái gì khác. Anh ta không thể nói được với bạn; bởi vì có quá nhiều điều đang diễn ra bên trong. Cuối cùng họ phải làm giải phẫu cả tai và cắt nó đi.

Nhưng điều đó nghĩa là có khả năng rất lớn là một ngày nào đó chúng ta có thể không cần mang theo radio nữa. Chỉ thay đổi nhỏ trong chính cái tai, sự thay đổi giải phẫu nào đó, có lẽ với một cái nút gắn vào thuỳ não để bạn có thể tắt bật - điều đó là tuỳ bạn... Chẳng cần phải đem theo radio.

Tôi đang nói điều này bởi vì cá heo nói ở bước sóng hoàn toàn khác cho nên chúng ta không thể hiểu được điều gì đang xảy ra, không tiếng động, nhưng xa nhiều dặm các ông cá heo khác vẫn nhận được thông báo. Cá heo đã được nghiên cứu rất sâu sắc bởi vì dường như là chúng là loài vật duy nhất trên cả thế giới có bộ não lớn hơn con người. Chắc chắn nó phải siêu đẳng hơn não người, nhưng theo một hướng khác, theo một chiều khác. Hoạt động của nó không bắt chéo với tâm trí con người.

Cho nên điều Nam Tuyền đang nói là ở chỗ vào thời cổ đã có những người có thể nói với các loài vật khác. Ngày nay, tất cả những điều đó bị quên lãng hoàn toàn. Ngày nay, đặc biệt đối với những người tìm kiếm, ông ấy gợi ý tốt nhất là sống và làm việc giữa các thành viên các loài khác với chúng ta. Bạn có thể thấy sự khác biệt này.

Trong Upanishads có câu chuyện về một thanh niên, Svetketu. Anh ta đã học trong một đại học trong rừng cạnh đó, đã tốt nghiệp danh dự, quay trở về nhà với một bản ngã rất to bởi vì anh ta đã đứng đầu đại học. Bố anh ta nhìn qua cửa sổ khi anh ta trở về.

Và ông ấy bảo vợ mình, "Nó đã thu được tri thức; người ta có thể thấy ngay cả trong dáng đi của nó bản ngã của nó, sự tự cao. Nhưng chúng ta đã không gửi nó đi học về điều đó. Tôi sẽ phải gửi nó đi nữa. Cho nên đừng có chen vào giữa, đừng có bắt đầu khóc lóc và rền rĩ, 'Ông lại tống con chúng ta đi.'"

Shwetketu về tới. Người bố nói, "Đừng vào nhà vội! Bố biết con đã học hết tất cả mọi kinh sách. Nhưng con có biết con là ai không?"

Shwetketu nói, "Đấy không phải là một phần của bài học. Con đã học bốn cuốn kinh Vedas, tất cả mọi kinh Upanishads. Nhưng câu hỏi 'Ta là ai?' không phải là một phần của chương trình học ở đại học."

Người bố nói, "Thế thì quay lại với nhà tiên tri già trưởng đại học rừng sâu và hỏi ông ấy câu hỏi này. Và chừng nào con còn chưa học được điều đó thì đừng có quay về; bởi vì chẳng ích gì mà quay về. Ta sống chỉ để thấy rằng con đã biết tới bản thân con."

Ông ấy quay vào từ ngay bên ngoài cửa nhà. Shwetketu rất bối rối, choáng váng. Anh ta đã hi vọng được đón nhận với đón chào lớn và đây là việc đón chào kì lạ. Anh ta quay trở về với thầy mình và bảo ông ấy, "Bố con nói điều thầy đã dạy cho con là tuyệt đối vô dụng. Thầy đã không dạy cho con điều thực, 'Ta là ai?'"

Thầy nói, "Điều đó đúng, nhưng đó là nhiệm vụ khó, rất khó."

Anh ta nói, "Dù khó thế nào - con cũng phải làm được điều đó vì không làm được điều đó con không thể vào nhà mình được!"

Thế là thầy nói, "Con làm điều này: đem một trăm con bò cái này đi, và khi chúng đã trở thành một nghìn con qua việc sinh sôi ra bê con... cứ ở trong rừng sâu nơi không ai tới cả. Cho dù con có thấy ai đó thì ẩn trốn đi! Không nói ngôn ngữ con người, chỉ vẫn còn với những con bò này. Và khi chúng đã trở thành một nghìn con, đem chúng về."

Một ý tưởng kì lạ, Shwetketu nghĩ. "Khi nào chúng mới thành một nghìn con được? Dễ mất đến nửa đời mình mất."

Nhưng thầy đã bảo anh ta, cho nên anh ta đem một trăm con bò cái đó đi vào rừng sâu nơi không ai tới được. Trong vài ngày, ý tưởng cứ liên tục diễn ra trong tâm trí anh ta.

Nhưng bạn có thể tiếp tục suy nghĩ về cùng một điều mọi ngày được không? Và chẳng có ai để mà nói cả.

Cuối cùng anh ta trở nên im lặng. Nhiều năm trôi qua, anh ta trở thành gần giống như con bò cái. Chỉ sống với bò, ngủ với bò, chăm nom bò, thế giới bò là thế giới của anh ta. Anh ta quên mất nhân loại hoàn toàn.

Câu chuyện này hay thế, là anh ta thậm chí cũng quên luôn ngay cả ý tưởng là khi chúng trở thành một nghìn thì anh ta phải quay về, bởi vì ý tưởng là ngôn ngữ. Và anh ta đã quên ngay cả việc đếm. Và mọi sự đều diễn ra tốt đẹp trong im lặng hoàn toàn.

Câu chuyện này nói rằng cuối cùng một con bò cái phải nói, "Tôi không thể không nói được bởi vì chúng ta bây giờ đã thành một nghìn rồi. Và dường như là anh đã quên mất mọi điều rồi. Bây giờ là lúc đưa chúng ta trở về với thầy."

Shwetketu đem một nghìn con bò về. Các đệ tử thấy từ xa một nghìn con bò và họ bảo với thầy, "Shwetketu đang về sau nhiều, nhiều năm. Và anh ấy đang đem về một nghìn con bò."

Thầy nói, "Đừng dùng từ 'Shwetketu' nữa. Nói một nghìn lẻ một con bò đang quay về!"

Và điều đó quả thực như vậy. Shwetketu đã về và đứng đó hệt như những con bò khác đang đứng đó. Anh ta không nói lấy một lời. Và mắt anh ta đã trở thành thuần khiết, im lặng tới mức thầy phải lay anh ta, "Này, thoát ra khỏi tính chất bò đi! Bây giờ con có khả năng gặp bố con rồi. Trở về nhà đi."

Thế là chẳng nói điều gì anh ta đơn giản đi về nhà bố mình. Bố anh ta lại nhìn ra từ cửa sổ. Ông ấy nói, "Lạy trời!

Nó đã thực sự biết được rồi. Và bản thân mình còn chẳng biết mình là ai!"

Thế là ông ấy chạy ra theo lối cửa sau nói với vợ, "Nó mà về chạm chân tôi thì không phải quá. Người đã biết ra mà lại đi chạm chân người còn dốt nát thì không phải quá. Điều đó làm tôi bối rối lắm. Tôi phải đi thôi. Em chăm sóc lấy con. Có thể tôi phải mất vài năm, tôi già rồi, nhưng tôi sẽ cố gắng và tôi sẽ không quay về chừng nào tôi còn chưa biết tôi là ai. Tôi không thể đối diện được với con mình; nó đang sắp về tới nơi một cách đẹp đẽ thế, khiêm tốn thế, chẳng biết gì thế, không hãnh diện, không bản ngã - chỉ im lặng thuần khiết, làn gió mát."

Điều đó là có thể đấy, nếu bạn sống cùng cây cối... Tôi đã trao cho Mukta việc chăm nom khu vườn của tôi. Cho nên trong gần hai mươi năm cô ấy đã chăm sóc khu vườn này. Và cô ấy đã trở thành im lặng thế. Cô ấy chỉ tranh đấu với ai đó quấy nhiễu cây cối của cô ấy; thế thì cô ấy dữ tợn. Và đặc biệt Nivedano này là kẻ thù không đội trời chung của cô ấy, vì anh ta cứ làm ra những thác đổ làm rối loạn cây cối vì anh ta phải tạo ra không gian cho thác đổ của mình. Ngoài điều đó, cô ấy ở trong đạo tràng, nhưng gần như vắng bóng.

Sống cùng cây, người ta trở thành cây. Trong con người bên trong nhất cùng cái im lặng đó....

Điều Nam Tuyền đang nói là ở chỗ, "Thời nay, tốt nhất là sống và làm việc giữa các thành viên các loài khác với chúng ta."

Triệu Châu đáp, "Bỏ sang bên vấn đề về 'khác'..." Đây là cách thức các thầy chơi trò chơi. Thầy nói, "Bỏ sang bên vấn đề về 'khác'" bởi vì trước hết bạn sẽ phải chứng minh rằng bất kì ai cũng đều khác. Tất cả đều là một; ai là khác? Toàn thể vũ trụ này một thể thống nhất, cái gì là khác biệt?

Nhưng đối với hiện tại "Bỏ sang bên vấn để về 'khác' để ta hỏi ông, ông ngụ ý gì bởi 'loài'?" Ông đang tạo ra các chủng loại. Trong im lặng bên trong nhất không có chủng loại, không có giống loài. Ông là ai trong sự im lặng của mình - bò, người, sư tử? Tại cốt lõi bên trong nhất ông chỉ là cái như vậy. Không cái tên nào có thể được cho cái như vậy đó.

Bản thân Triệu Châu là một thầy lớn. Ông ấy nói, "Bỏ sang bên vấn để về 'khác' để ta hỏi ông, ông ngụ ý gì bởi 'loài'?" Ông đang tạo ra phân chia trong sự tồn tại nơi không có sự phân chia nào tồn tại cả. Ông ấy hoàn toàn đúng về mặt triết lí.

Nam Tuyền đặt hai tay lên đất, cứ dường như ông ấy đang bước đi bằng bốn chi giống loài vật. Ông ấy đã không trả lời câu hỏi này theo cách triết lí, ông ấy đã không thảo luận về 'loài'. Ông ấy đơn giản đặt hai tay lên đất, biểu lộ rằng về mặt tồn tại, về mặt triết lí, không có vấn đề chủng loại. Nhưng một cách bề ngoài, vẫn có sự khác biệt. Vài con vật đi bằng bốn chân, vài con vật đi bằng hai chân; vài con vật bước đi trên mặt đất, vài con vật nhảy từ cây nọ sang cây kia. Nhưng ông ấy không nói gì; thay vì việc nói thì ông ấy hiện hữu. Ông ấy đặt tay mình lên đất và trở thành con bò, cùng con bò tôi đã nói tới trong câu chuyện về Shwetketu.

Triệu Châu bước tới Nam Tuyền từ phía sau, dẫm ông ấy xuống đất, và rồi chạy vào phòng niết bàn, kêu lên, "Ta ăn năn quá! Ta ăn năn quá!"

Ông ấy bước lên tay Nam Tuyền, dẫm dí ông này xuống và rồi chạy về phòng niết bàn, vừa kêu "Ta ăn năn quá! Ta ăn năn quá!"

Nam Tuyền phái người phục vụ tới hỏi Triệu Châu ông ta ăn năn về cái gì. Triệu Châu đáp, "Ta ăn năn rằng ta đã không giẫm lên ông ấy hai lần."

Một câu trả lời kì lạ. Ngay chỗ đầu tiên, hành vi của ông ấy đã kì lạ là ông ấy dẫm lên Nam Tuyền. Nhưng trong thiền điều đó là chấp nhận được. Điều ông ấy nói bằng việc dẫm lên là, "Ta là tâm thức cao cấp hơn nhiều so với con vật. Ta đã đạt tới đỉnh cao nhất của tâm thức. Và chúng chỉ bước đi trên cả bốn chân trên đất một cách vô ý thức. Ta dẫm lên vô ý thức."

Ông ấy không dẫm dí Nam Tuyền xuống, ông ấy dẫm vào cử chỉ làm con bò. Và ông ấy là đúng về mặt tồn tại. Nhưng thế rồi ông ấy chạy về phòng niết bàn, vừa kêu lên, "Ta ăn năn quá! Ta ăn năn quá!"

Điều ông ấy đã làm với Nam Tuyền có hiểu biết hoàn toàn rõ; ông ấy đã nói rằng con người của ý thức, nhận biết, chứng ngộ, không thể có trao đổi nào với con vật. Rất khó trao đổi ngay cả với con người, còn nói gì tới con vật? Khác biệt quá lớn, dễ đến cả năm ánh sáng.

Cho nên Nam Tuyền đã không phản đối bị dẫm lên, ông ấy đã hiểu rằng Triệu Châu là phải. Nhưng sao ông này lại kêu lên, "Ta ăn năn quá, ta ăn năn quá"? Chẳng có gì để ăn năn cả, ông ấy đã trả lời đúng. Cho nên Nam Tuyền đã phái người phục vụ tới hỏi Triệu Châu ông ấy ăn năn cái gì. "Chẳng có lí do gì mà ăn năn cả. Ông đã làm đích xác điều là sự đáp ứng đúng trong tình huống như vậy."

Triệu Châu đáp, "Ta ăn năn rằng ta đã không giẫm lên ông ấy hai lần," bởi vì một lần có thể không đủ để thay đổi thái độ, rằng đệ tử nên làm việc cùng tự nhiên, cùng con vật, cùng chim chóc. "Chỉ một lần dẫm lên có thể không đủ, đó là lí do tại sao ta lại ăn năn. Có lẽ hai lần có thể mới đúng." Nam Tuyền đã không đưa ra lời bình luận nào về điều đó, có nghĩa là ông ấy đã chấp nhận rằng cho dù ông ấy có bị dẫm lên hai lần, thì cũng chẳng có gì sai trong việc đó cả.

Triệu Châu là thầy vĩ đại cũng như Nam Tuyền, nhưng họ đang đùa nhau như trẻ nhỏ. Đó là đặc thù của Thiền, điểm khởi hành từ mọi hệ thống triết lí khác nhau.

Một bài thơ của Sekiso:

Hàng trăm đoá hoa nở

tất cả trên một cành.

Nhìn xem,

mọi mầu sắc

xuất hiện trong vườn tôi.

Tôi mở cánh cổng ken két,

và trong gió

tôi thấy

ánh mặt trời mùa xuân.

Đã vươn tới

các thế giới không số.

Phẩm chất của thơ thiền, điều bao giờ cũng cần ghi nhớ là ở chỗ nó mang tính hình tượng. Đừng cố hiểu, cố nhìn nó. Hàng trăm đoá hoa nở, cố thấy nó, đừng cố hiểu. Quán tưởng đi, Hàng trăm đoá hoa nở tất cả trên một cành. Nhìn xem, mọi mầu sắc xuất hiện trong vườn tôi. Tôi mở cánh cổng ken két, và trong gió tôi thấy ánh mặt trời mùa xuân. Đã vươn tới các thế giới không số.

Trong mọi ngôn ngữ khác của thế giới, thơ ca phải được hiểu. Thơ thiền phải được thấy, được quán tưởng; nó đơn giản tạo ra thế giới hoa, mầu sắc, ánh mặt trời. Nếu bạn có thể im lặng quán tưởng nó, bạn thậm chí có thể cảm thấy hơi ấm của ánh mặt trời. Vấn đề duy nhất chỉ là với cường độ nào, với sự toàn bộ nào mà bạn tạo ra thế giới tương ứng với thơ thiền.

Bỏ ý tưởng cũ rích về việc cố gắng nói bằng lời mọi thứ đi; đó là việc quán tưởng, đó là cách thức hoàn toàn khác. Bằng không thì thơ ca cũng chẳng nhiều nhặn gì; nếu bạn nói ra lời điều đó, thì cũng chẳng nhiều nhặn gì. Có những nhà thơ lớn trên khắp thế giới; so với những nhà thơ đó thì những nhà thơ này có vẻ nghèo nàn. Nhưng không so sánh nào là có thể được bởi vì những nhà thơ lớn có chiều hướng khác, ý nghĩa khác; họ đang trí tuệ hoá. Bạn không phải quán tưởng Shelley hay Byron, bạn phải hiểu. Đó chính là cách quan niệm. Và đó là cách thức trên khắp thế giới.

Chỉ Thiền là khác theo mọi cách. Tính thơ ca này không để được hiểu. Vấn đề không phải là trí tuệ, nó là vấn đề cảm giác, vấn đề tạo ra quán tưởng; trong im lặng của bạn với mắt nhắm, cả thế giới mà ông ấy đang nói tới: hoa, bạn phải thấy chúng; mầu sắc và hoa và cổng ken két - khi bạn mở nó ra, nó kêu răng rắc - và ánh mặt trời tràn vào qua cánh cửa vươn tới đoá hoa, bạn có thể ngửi thấy hương thơm, bạn thậm chí có thể hái vài đoá hoa. Đây chính là cách thức diễn đạt mang tính tồn tại.

Maneesha đã hỏi:

Osho ơi,

Thầy không cam kết ngay cả với chân lí, với tự do sao? Nếu Thầy không cam kết thì đó là vì chân lí và tự do là phần bản chất cố hữu của Thầy tới mức không có khả năng nào cho mối quan hệ - mà một cam kết mà là vậy - với chúng?

Maneesha, hiểu biết của bạn là phải. Tôi không được nối gì với chân lí cả. Chân lí không phải là cái gì đó tách rời mà tôi phải cam kết với. Nó chính là con người của tôi. Tình yêu hay tự do, từ bi hay niềm vui, chúng tất cả đều là mọi khía cạnh của tâm thức riêng của tôi. Chúng không tách rời, cho nên không có vấn đề về cam kết.

Bạn chỉ cam kết với cái gì đó khác bạn. Và nỗ lực của tôi ở đây là để làm cho bạn nhận biết rằng khi bạn thấm sâu hơn vào trong tâm thức của bạn, tất cả những điều này đều trở thành sẵn có. Không phải là bạn phải trau dồi chúng. Chỉ bằng việc thấm ngày một sâu hơn vào trong tâm thức, bạn bắt gặp tình yêu, bạn bắt gặp từ bi, bạn bắt gặp chân lí, bạn bắt gặp tự do. Bạn không phải làm gì cả. Nỗ lực duy nhất của bạn là thấm sâu hơn vào trong tâm thức và mọi thứ khác sẽ tới theo cách của nó. Có những đoá hoa của tâm thức.

Bây giờ cái gì đó nghiêm chỉnh nhé...

Đài BBC ngắt quãng buổi chiếu hình giờ cao điểm chương trình Thế vận hội Olympic với quảng cáo sau đây:

"Thưa các quí bà và quí ông, trái đất vừa mới nhận được một số tin xấu và một số tin lành. Tin xấu là trái đất vừa mới bị người Sao Hoả xâm lăng. Tin lành là họ ăn chính khách và đái ra dầu!"

Rock Hunk, một ngôi sao điện ảnh Hollywood nổi tiếng, đi quanh quán rượu vừa đi vừa mặc chiếc áo sơ mi mở toang tới thắt lưng, và uốn éo cơ bắp. Anh ta thấy Gorgeous Gloria đang đứng một mình tại quầy, nhấm nháp rượu martini.

Anh ta sải bước tới cô ta, ngả người gần lại và thì thào vào tai cô ta, "Này, cưng, anh thực sự muốn vào trong hơi thở của em đấy!"

"Xin lỗi anh," Gloria nói, với một nụ cười, "nhưng em nghĩ rằng không được đâu."

"Sao không?" Rock hỏi.

"Vì," Gloria nói, đứng dậy bỏ đi, "chỉ có đủ chỗ đằng kia cho một lỗ đít!

Hồng y Catsass bị bắt quả tang ăn cắp gà lạnh tại siêu thị Vatican bằng cách giấu nó trong áo thụng của mình. Khi Giáo hoàng Polack nghe thấy tin này, ông ta giận lắm.

"Ông có biết," giáo hoàng Polack quát tướng lên, "rằng khi ông ăn cắp gà tại siêu thị của ta, là ông đang vi phạm một trong những lời răn của Thượng đế không?"

"Dạ có ạ," Catsass đáp, với đôi mắt cụp xuống, "nhưng tôi không muốn lấy gà cho tôi. Tôi muốn lấy nó cho cô thư kí mới vừa mới tuyển đấy ạ."

"Cái gì? Thư kí mới của ta à?" giáo hoàng Polack lại quát lên, gần phát cuồng. "Ông sẽ đánh mất linh hồn bất tử cho một con thư kí trẻ sao?" Giáo hoàng Polack vung tay lên không trung và thực sự đê mê. "Đéo con thư kí!" ông ta quát lên.

"Dạ tôi đã làm rồi," hồng y đáp, "nhưng cô ấy còn muốn cả gà nữa!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại.

Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Bây giờ, nhìn vào bên trong, với thôi thúc hoàn toàn dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời bạn.

Thấm sâu vào chính cội nguồn cuộc sống ở trung tâm của bạn và cũng là ở trung tâm của toàn thể sự tồn tại.

Sự gặp gỡ của trung tâm của bạn và trung tâm của toàn thể sự tồn tại được biểu diễn một cách tượng trưng bởi phật. Tại điểm này bạn trở thành phật, người thức tỉnh.

Bạn đã đi vào thế giới mới của chân lí, của cái đẹp, của phúc lạc. Thấm đẫm với tất cả những phẩm chất này đi. Uống no nê nhận biết về việc là phật; bởi vì bạn phải sống phật này trong mọi hoạt động của mình, mọi cử chỉ, lời nói, im lặng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Chỉ thế thì mới có khả năng đạt tới đỉnh cao nhất của tâm thức.

Để làm điều đó rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, và chỉ quan sát thân thể, tâm trí.

Bạn không là cả hai, bạn là nhân chứng.

Định tâm vào nhân chứng. Mọi thứ tới rồi đi, chỉ nhân chứng là bất tử. Nó không bao giờ sinh và không bao giờ diệt. Tên khác cho nhân chứng này là phật.

Tối nay đẹp theo cách riêng của nó. Nhưng sự hiện diện của bạn, việc chứng kiến của bạn đã làm cho nó trở thành vinh quang huy hoàng, rực rỡ vô song. Hàng nghìn đoá hoa đang mưa rào lên bạn. Thu lấy thật nhiều hoa vào. Chẳng mấy chốc Nivedano sẽ gọi bạn quay lại. Thu lấy thật nhiều kinh nghiệm có thể được. Bạn phải đem nó từ trung tâm ra chu vi.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng đem phật cùng bạn.

Duyên dáng. Nhớ cách Phật sẽ đứng lên và ngồi xuống. Cùng vẻ duyên dáng ấy, cùng cái đẹp ấy và trái tim nhảy múa theo cùng cách...

Vui sướng và nhớ bạn là người may mắn đấy; bởi vì bên ngoài Thính phòng Phật này, không ai quan tâm tới lãnh địa bên trong của mình cả. Mọi người đều lo nghĩ về những điều tầm thường, trần tục. Bạn cảm thấy may mắn là bạn đã tìm ra một nơi mà hàng nghìn người khác cũng đang đi qua cùng cây cầu, đi qua cùng con đường, đạt tới cùng một trung tâm.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Chúng ta có thể mở hội cho sự tụ hội của mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, thưa Osho.

Xem Tiếp Chương 7Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post