Chương 7. Bạn Quên Mất Đôi Cánh

Chương 7. Bạn Quên Mất Đôi Cánh

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Nam Tuyền (Nansen)

Điểm Khởi Hành – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 7. Bạn Quên Mất Đôi Cánh









Nghe hoặc Tải MP3 'Nam Tuyền (Nansen) – Điểm Khởi Hànhê


Osho ơi,

Có một lần, khi Hoàng Bá đang ngồi trong phòng khách của Nam Tuyền, Nam Tuyền đã hỏi ông ấy, "Người ta nói rằng bản tính phật có thể được thấy rõ ràng bởi những người nghiên cứu cả samadhi và prajna ngang nhau. Điều này nghĩa là gì?"

Hoàng Bá trả lời, "Điều đó nghĩa là chúng ta không nên phụ thuộc vào bất kì cái gì ở bất kì lúc nào."

Rồi Nam Tuyền lại hỏi, "Ta tự hỏi liệu ý kiến ông vừa bầy tỏ có thực là ý kiến riêng của ông không."

"Tất nhiên là không!" Hoàng Bá nói.

Nam Tuyền lại nói, "Cứ gạt vấn đề trả tiền nước ra một chốc đã, để ta hỏi ông định lấy tiền từ ai trả cho chiếc dép rơm này?"

Với câu hỏi này, Hoàng Bá chẳng trả lời.

Maneesha, mặc dầu giai thoại này dường như rất đơn giản, nó không đơn giản vậy đâu. Trong vài lời này một câu hỏi cực kì quan trọng đã được nêu ra. Và không may là đã chẳng ai thảo luận về câu hỏi đó cho tới giờ. Tôi muốn đi vào chi tiết điều tôi định ngụ ý.

Có một lần, khi Hoàng Bá đang ngồi trong phòng khách của Nam Tuyền, Nam Tuyền đã hỏi ông ấy, "Người ta nói rằng bản tính phật có thể được thấy rõ ràng bởi những người nghiên cứu cả samadhi và prajna ngang nhau. Điều này nghĩa là gì?"

Trước khi chúng ta đi vào câu trả lời của Hoàng Bá6, bạn phải hiểu ý nghĩa của samadhi (đại định) và prajna (nhận biết). Đó là một câu hỏi rất rắc rối và phức tạp. Samadhi có thể được hiểu bằng việc quan sát Ramakrishna. Điều đó sẽ cho bạn những dấu hiệu cơ sở có thể được quan sát từ bên ngoài.

Ramakrishna hay đi vào trong samadhi hàng giờ. Có lần trong sáu ngày ông ấy đã trong samadhi. Và samadhi với ông ấy và với các người đi theo của ông ấy - và có một truyền thống lớn từ Patanjali, cổ xưa năm nghìn năm, tin vào samadhi - nghĩa là trở thành vô ý thức hoàn hảo. Với mọi người bên ngoài ông ấy gần như trong cơn mê; với nhà tâm lí ông ấy đã đi sâu hơn vào trong các tầng vô ý thức của tâm trí. Và không có cách nào đem ông ấy trở lại.

Một cách tự động, bất kì khi nào tâm thức của ông ấy nổi lên bề mặt, ông ấy sẽ trở nên nhận biết. Và bất kì khi nào ông ấy ra khỏi samadhi này, trạng thái vô ý thức sâu tựa cơn mê này, ông ấy sẽ kêu khóc, "Sao các ông lại lôi ta ra khỏi cái đẹp vĩ đại đó, phúc lạc lớn lao đó, im lặng lớn lao đó mà ta đang trải nghiệm. Thời gian đã dừng lại, thế giới đã bị lãng quên, ta một mình và mọi thứ đều ở sự hoàn hảo của nó. Cho nên tại sao các ông đã lấy nó đi mất?" Ông ấy đang hỏi câu hỏi này với sự tồn tại. "Sao các ông không để cho tôi tiếp tục nó?"

Bây giờ, bản thân Phật sẽ không coi điều đó là samadhi. Samadhi của ông ấy nghĩa là prajna, và prajna nghĩa là nhận biết. Bạn phải trở nên ngày một ý thức hơn, không vô ý thức; chỉ hai cực, samadhi (đại định) và prajna (nhận biết). Prajna là nhận biết hoàn hảo về con người bạn. Còn samadhi trong trường hợp của Ramakrishna nghĩa là quên lãng tuyệt đối. Không ai đã đi vào việc tìm kiếm sâu hơn về điều gì đích xác là sự khác biệt sâu bên trong.

Cả hai đều nói tới phúc lạc lớn, cả hai đều nói về vĩnh hằng, chân lí, cái đẹp, cái tinh tuý như kinh nghiệm tối thượng của họ. Nhưng người hoàn toàn vô ý thức - bạn có thể chặt tay người đó và người đó sẽ không biết - vô ý thức đến mức đó; còn Phật có ý thức tới mức trước khi ngồi lên sàn, trước hết ông ấy sẽ nhìn để xem có con kiến hay cái gì có thể bị giết chết bởi việc ngồi của ông ấy vào đó không. Trong mọi hành động của mình ông ấy đều biểu lộ nhận biết mênh mông.

Tôi đã kể cho bạn câu chuyện là một hôm đi qua một phố ở Vaishali, một con ruồi bay tới và đậu lên đầu Phật. Ông ấy đang nói với Ananda về cái gì đó. Cho nên một cách tự động như cách bạn vẫn làm, ông ấy đơn giản vẫy tay đuổi ruồi. Thế rồi ông ấy bỗng nhiên dừng nói với Ananda và lại vẫy tay mình. Bây giờ thì không còn ruồi nữa rồi.

Ananda nói, "Thầy làm gì vậy? Ruồi bay rồi còn đâu."

Ông ấy nói, "Con ruồi ấy bay rồi, nhưng ta đã hành động một cách vô ý thức. Ta đã vẫy tay một cách tự động như người máy. Ta đáng phải đưa tay với đầy nhận biết, ý thức."

Cho nên dường như có hai cực. Cả hai đã trở thành một điểm tranh luận lớn xem ai là phải, bởi vì kinh nghiệm họ nói tới là một. Kinh nghiệm riêng của tôi là ở chỗ tâm trí có thể được bắt chéo từ cả hai đầu. Một phần mười tâm trí là ý thức, chín phần mười tâm trí là vô ý thức. Nghĩ về tâm trí mà xem: tầng trên là ý thức và chín tầng khác là vô ý thức. Bây giờ tâm trí có thể được đi qua từ cả hai đầu. Bạn không thể đi qua từ giữa được, bạn sẽ phải đi tới đầu mút.

Ramakrishna đã đi qua tâm trí bằng việc đi ngày một sâu hơn vào các tầng vô ý thức. Và khi tới tầng vô ý thức cuối cùng, ông ấy nhảy ra khỏi tâm trí. Với thế giới bên ngoài ông ấy có vẻ như đang trong cơn mê. Nhưng ông ấy đã đạt tới cùng bầu trời trong trẻo mặc dầu ông ấy đã chọn con đường tối, tăm tối; ông ấy đã chọn phần đêm của ý thức. Nhưng ông ấy đã đạt tới cùng một kinh nghiệm.

Phật chưa bao giờ trở nên vô ý thức theo cách này. Ngay cả khi bước đi ông ấy cũng bước mọi bước một cách hoàn toàn có ý thức và duyên dáng, mọi cử chỉ đều đầy ý thức, duyên dáng. Ông ấy đã biến đổi ý thức của mình tới điểm các tầng vô ý thức bắt đầu trở thành có ý thức. Chứng ngộ cuối cùng là khi tất cả các tầng vô ý thức của tâm trí đã trở thành có ý thức. Ông ấy cũng nhảy ra ngoài tâm trí.

Cả samadhi và prajna là trạng thái vô trí, đi ra ngoài tâm trí. Cho nên kinh nghiệm là như nhau nhưng con đường là khác nhau, rất khác. Một con đường là con đường trắng đầy ánh sáng mà Phật theo; một con đường là con đường tối mà Ramakrishna theo. Và hiển nhiên là những người không thể hiểu được cả hai, những người đã không theo cả hai con đường này và đi tới cùng kinh nghiệm, cứ tranh luận và thảo luận không đến đích.

Người này sẽ nói rằng samadhi của Ramakrishna là cơn mê, rằng ông ấy đã mất ý thức. Người khác sẽ nói rằng bởi vì Phật chưa bao giờ đi vào samadhi như Ramakrishna, nên ông ấy không biết về samadhi. Nhưng kinh nghiệm của tôi là, cả hai đều biết về samadhi, cả hai đều biết về prajna. Ramakrishna trước hết biết tới samadhi và từ samadhi mà prajna được sinh ra. Phật trước hết biết prajna và thế rồi từ prajna mà samadhi được sinh ra. Vấn đề chỉ là hiểu biết rằng sự tồn tại bao giờ cũng mâu thuẫn, được làm từ các cái đối lập - đêm và ngày, sống và chết.

Con đường của Ramakrishna là của vô ý thức. Không ai đã xem xét một cách có chủ ý về điểm này. Và con đường của Phật là của ánh sáng thuần khiết, của nhận biết liên tục. Ngay cả trong giấc ngủ Phật cũng ngủ có ý thức.

Cho nên Nam Tuyền đã nêu ra một câu hỏi rất có nghĩa.

"Người ta nói rằng bản tính phật có thể được thấy rõ ràng bởi những người nghiên cứu cả samadhi và prajna ngang nhau. Điều này nghĩa là gì?"

Hoàng Bá trả lời, "Điều đó nghĩa là chúng ta không nên phụ thuộc vào bất kì cái gì ở bất kì lúc nào."

Hoàng Bá không phải là thầy, Hoàng Bá là học giả. Và câu hỏi này không thể được bất kì học giả nào quyết định; không trí tuệ nào làm được, chỉ mỗi kinh nghiệm. Cho nên điều ông ta trả lời là tuyệt đối không có liên quan. Ông ta nói, "Điều đó nghĩa là chúng ta không nên phụ thuộc vào bất kì cái gì ở bất kì lúc nào." Bạn có thể thấy có liên quan nào với câu hỏi này không? Nó chẳng liên quan gì với samadhi cả, chẳng liên quan gì tới prajna cả. Ông ta không chỉ mà một thầy giáo, mà còn là một thầy giáo mù. Câu hỏi này đã đi trên đầu ông ấy.

Rồi Nam Tuyền lại hỏi - ngay lập tức, chỉ ra điều tôi đang nói đây - "Ta tự hỏi liệu ý kiến ông vừa bầy tỏ có thực là ý kiến riêng của ông không." Bất kì ai cũng có thể thấy rằng điều này ngu xuẩn thế, nó chẳng liên quan gì tới câu hỏi này cả. Ông ta có thể đã nói, "Tôi không biết, tôi còn chưa kinh nghiệm cả samadhi lẫn prajna. Tôi không biết liệu chúng kết thúc trong cùng một kinh nghiệm hay không, cho nên tôi chẳng thể nói được gì." Điều đó chắc là thực thà nhất. Nhưng nhìn vào câu trả lời của ông ta, Nam Tuyền lập tức hỏi, "Ta tự hỏi liệu ý kiến ông vừa bầy tỏ có thực là ý kiến riêng của ông không." Ngay cả cái ý kiến ngớ ngẩn này mà ông vừa diễn đạt ấy, ta nghĩ thậm chí ý kiến này cũng chẳng phải của riêng ông." "Tất nhiên là không!" Hoàng Bá nói.

Thấy tình huống này ông ấy phải cảm thấy tốt hơn cả là nói rằng đây không phải là ý kiến của mình. Nam Tuyền lại nói, "Cứ gạt vấn đề trả tiền nước ra một chốc đã... Nam Tuyền sống trên đỉnh núi cao trong ba mươi năm. Đem nước lên chiều cao đó, ông ấy đã phải đi hàng dặm đường xuống núi để đem nước lên. Với chúng ta điều đó có vẻ như có chút ít kì lạ là ông ấy đã hỏi về giá nước. Ông ấy nói, "Cứ gạt vấn đề trả tiền nước ra một chốc đã, để ta hỏi ông định lấy tiền từ ai trả cho chiếc dép rơm này?"

Các thiền sư hay dùng dép rơm, cùng hình dạng như chiếc dép của tôi, nhưng chúng được làm bằng rơm, rất đẹp, rất thẩm mĩ và rất rẻ. Nam Tuyền đang nói, "Ai đã trả tiền cho chiếc dép rơm của ông? Chúng trông mới thế. Ông không xứng với những chiếc dép rơm này; chúng được đặc biệt ngụ ý cho các thiền sư. Và như đối với việc cho ông nước, tôi sẽ không đòi hỏi gì về điều đó, nhưng nó đã bị phí hoài với người thậm chí không biết tới samadhi là gì, prajna là gì, ấy vậy mà vẫn liều lĩnh và thần kinh để đưa ra câu trả lời hoàn toàn không liên quan gì cả; mà ngay câu trả lời đó nữa, cũng chẳng phải của riêng ông." Trạng thái vay mượn như vậy là hoàn cảnh của tất cả các học giả, bác học, các giáo sĩ.

Nam Tuyền đã phơi bày Hoàng Bá hoàn toàn tới chính cốt lõi bên trong nhất của con người ông ấy chỉ bằng việc hỏi một câu hỏi nhỏ. Nhưng câu hỏi này lại không nhỏ, và nó là câu hỏi không ai đã giải thích theo cách tôi đang nói cho các bạn, rằng những kinh nghiệm này không phải là hai. Đúng ra, những con đường này dẫn tới những kinh nghiệm rất khác nhau, những con đường mâu thuẫn.

Một con đường đi theo bóng tối, đi ngày một sâu hơn vào trong bóng tối của tâm trí và vô thức, đạt tới chính đầu cuối của tâm trí và nhảy ra khỏi nó. Và con đường kia cố gắng bằng đủ mọi cách để làm cho vô thức cũng là ý thức. Và khi mọi thứ trở thành có ý thức trong người đó, thì người đó cũng lấy bước nhảy.

Có lẽ phương pháp của Phật khoa học hơn. Không có vấn đề đúng hay sai. Cả hai đều dẫn tới cùng không gian, nhưng phương pháp của Phật về prajna - nhận biết - thì khoa học hơn theo cách là bạn không thể bị lỡ được bởi vì bạn nhận biết. Con đường của Ramakrishna là dò dẫm trong bóng tối. Ông ấy có thể đạt tới bình minh, ông ấy có thể không đạt tới. Và một khi ông ấy đã đi vào trong vô ý thức, tất cả đều là bóng tối, ông ấy không thể thấy mình đang đi đâu. Chỉ bởi ngẫu nhiên mà ông ấy tìm ra cánh cửa thoát ra khỏi tâm trí, chỉ ngẫu nhiên mà thôi.

Khoa học không tin vào ngẫu nhiên, nó phải là chắc chắn. Đó là lí do tại sao bạn sẽ không tìm thấy nhiều Ramakrishnas trên thế giới, bởi vì chỉ ngẫu nhiên bằng việc dò dẫm trong bóng tối bạn tìm ra cánh cửa và thoát ra ngoài tâm trí. Điều đó đã xảy ra cho Ramakrishna nhưng bạn sẽ không thấy điều tương tự khác trong toàn bộ lịch sử nhân loại.

Hàng nghìn nhà huyền môn đã đạt tới cùng điểm đó. Nhưng họ tất cả đều đi theo con đường của prajna, bởi vì khi bạn có ánh sáng cùng mình, bạn không cần dò dẫm. Khi bạn có ánh sáng cùng mình, có tâm thức, giống như ngọn đuốc soi rọi con đường, việc đạt tới đích của bạn có nhiều chắc chắn hơn.

Và một khi bạn đã biết tới con đường đó rồi, điều đó rất dễ dàng. Chỉ lần đầu tiên bạn đi vào trong cái không biết. Nhưng cái không biết không phải là bóng tối; bạn cầm ngọn đuốc trong tay. Ramakrishna đi vào trong cái không biết mà không có ngọn đuốc nào. Samadhi của Ramakrishna theo một cách nào đó là rất đặc biệt. Ông ấy mang kiểu cách đó một mình. Ông ấy là loại người hiếm hoi đi vào trong chiều sâu của mình mà không đem một ngọn nến nào theo. Nhiều khả năng hơn cả là bạn sẽ không tìm ra cánh cửa.

Khi Phật được hỏi về điều đó, ông ấy nói, "Có một lâu đài với một nghìn cửa ra vào; chỉ một cửa là thực, phần còn lại là giả; chúng dường như cửa, nhưng khi các ông tới gần chúng, chúng chỉ là cửa vẽ, có bức tường phẳng không lối vào.

"Một người mù bị lạc trong lâu đài này. Anh ta dò dẫm đi quanh. Anh ta chạm vào nhiều cửa vẽ, nhưng chúng không phải là cửa thực và lúc anh ta đi tới cửa thực, chỉ mỗi một cửa thực, thì một con ruồi bay tới đậu lên đầu anh ta. Thế là anh ta trở nên phát rồ khi xua đuổi nó đi và đi qua cửa đó."

Chín trăm chín mươi chín cửa, và một vận may tới; vận may đó rất mỏng manh, nó có thể bị bỏ lỡ bởi bất kì cái gì: đầu bạn bắt đầu ngứa ngáy hay bạn trở nên mệt mỏi quá vì việc dò dẫm và sờ soạng tới mức bạn nói, "Lấy may thôi, bỏ béng cái cửa này đi, đi tiếp."

Cho nên Phật nói, "Con đường của ta không phải là dò dẫm như vậy. Trong lâu đài của ta tất cả mọi cánh cửa đều thực. Và không cần phải dò dẫm bởi vì ta cho các ông đôi mắt của thiền và ngọn đèn cháy sáng như ngọn lửa bên trong các ông, chính là cuộc sống của các ông. Với ngọn đèn đó và im lặng của thiền các ông có thể tìm ra cánh cửa. Có hàng nghìn cánh cửa, mọi cánh cửa đều có khả năng đưa các ông ra."

Tôi tuyệt đối chắc chắn rằng Phật là đúng; điều đó không có nghĩa là Ramakrishna sai. Nhưng Ramakrishna không thể là qui tắc được, ông ấy chỉ có thể là ngoại lệ. Phật đang trao cho mọi người, không cho các ngoại lệ. Qui tắc phải dành cho mọi người. Bạn không thể làm ra được qui tắc từ một ngoại lệ. Từ những người đi theo của Ramakrishna thậm chí không có lấy một người đạt tới được samadhi. Nhưng những người đi theo của Phật ngay cả ngày nay cũng vẫn tiếp tục như một dây chuyền, thầy tới đệ tử ở nhiều nước khác nhau, vẫn đang đạt tới prajna. Dù bạn gọi nó là samadhi hay bạn gọi nó là prajna, nó cũng là một mà thôi; nghĩa của cả hai từ này là trí huệ tối thượng.

Các phật tử không tin Ramakrishna đã chứng ngộ. Một sư phật giáo rất già... ông ấy là người Anh, và khi ông ấy còn là đứa trẻ, bố ông ấy đã được bổ nhiệm và chức vụ nào đó ở Kalimpong nơi đứa con được tiếp xúc với các thầy Phật giáo. Ông ấy trở thành phật tử vào tuổi mười tám. Toàn bộ gia đình của ông ấy đều chống lại; họ là những người Ki tô giáo và nói, "Con làm gì khi nghe các thầy Phật giáo đó?"

Ông ấy có thể thấy rằng Ki tô giáo rất ngây thơ. Nó chẳng có gì nhiều để cho bạn. Bạn có thể làm được gì ngay cả khi Jesus đã đi trên nước? Cho dù bạn có học đi trên nước, thì bạn có thể đạt được tâm linh gì qua điều đó? Cho dù bạn có biến nước thành rượu, điều là một tội lỗi, thì việc đó cũng chẳng giúp cho ai mang tính tâm linh cả. Cái gì là giáo huấn của người Ki tô giáo có thể so sánh được với Phật Gautam? Không ai tới gần ông ấy cả. Ông ấy chắc chắn là đỉnh Everest của rặng Himalayas.

Cho nên phật tử sẽ không chấp nhận Ramakrishna là chứng ngộ. Nhưng khi nói với các sư Phật giáo và đặc biệt là sư Anh này, tôi đã hỏi ông ta, "Ông đã bao giờ thử quên phương pháp của Phật đi và để chút thời gian cho việc dùng phương pháp của Ramakrishna chưa?"

Ông ấy nói, "Không, tôi chưa bao giờ thử điều đó cả."

Tôi nói, "Thế thì việc nói rằng Ramakrishna chưa bao giờ đạt tới samadhi là vượt ra ngoài giới hạn của kinh nghiệm của ông."

Tôi đã thử cả hai con đường, đi trên con đường của ánh sáng và đi trên con đường của bóng tối tuyệt đối. Không ai làm điều đó bởi vì một khi bạn đã đạt tới con đường này, thế thì sao bạn phải bận tâm về con đường kia? Bạn đã tới ga trong chiếc xe kéo tay, bây giờ bạn định tới lại và thử đi taxi sao? Mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Bạn đã đạt tới, bây giờ không có nhu cầu để thử liệu chiếc taxi có tới ga hay không.

Nhưng tôi là người có chút ít điên khùng. Thấy việc biện luận cứ kéo dài hàng thế kỉ, tôi quyết định rằng cách duy nhất để đi tới kết luận là, đi theo cả hai con đường này: lúc này đi theo con đường của ánh sáng và lúc khác đi theo con đường của bóng tối. Khi tôi theo con đường của bóng tối, hầu hết bạn bè tôi, các thầy giáo của tôi đều cho là tôi đã điên. "Cần gì làm thế nếu cậu đã đạt tới ánh sáng trong ngày, cần gì tiếp tục đi trong đêm sau khi đã đạt tới?"

Tôi nói, "Có nhu cầu bởi vì không có cách khác để kết luận liệu Ramakrishna có ở cùng trạng thái tâm thức như Phật không."

Nhưng đã chẳng có Phật tử nào thử mà cũng chẳng có đệ tử nào của Ramakrishna thử cả. Còn tôi không là đệ tử của ai cả, tôi chỉ là người ngoài; tôi không thuộc vào bất kì tôn giáo hay tổ chức nào. Nhưng đi tới một kết luận, thấy rằng trong hàng thế kỉ mọi người đã thảo luận về nó, tôi không thể quan niệm được bằng cách nào điều đó có thể được quyết định bởi lí luận; cách duy nhất để quyết định nó là đi theo cả hai con đường.


Và bây giờ thiền mà tôi vẫn đang dạy cho các bạn là sự tổ hợp của cả hai con đường này. Thiền không chỉ tuỳ thuộc vào prajna, chỉ nhận biết; thiền cũng không chỉ là quên đi tất cả và nhấn chìm bản thân bạn vào nghỉ ngơi và bóng tối sâu sắc. Tôi đang dùng cả hai. Tôi đang bảo bạn quên đi thân thể, quên đi tâm trí, bạn không là những thứ này, nhưng gìn giữ ánh sáng của bạn sống động như một nhân chứng. Cho nên bạn đi cả hai con đường cùng nhau.






Không có vấn đề gì. Trong thực tế điều đó còn có ý nghĩa hơn, bởi vì bạn sẽ đạt tới không gian mà Ramakrishna đã đạt tới và không gian mà Phật đã đạt tới. Và bạn sẽ có tiếng cười sảng khoái rằng trong hàng thế kỉ các học giả đã phí hoài không cần thiết thời gian của họ. Thực nghiệm bao giờ cũng tốt bởi vì đây không phải là vấn đề triết lí. Đây là vấn đề thực nghiệm bên trong; nó là khoa học như bất kì khoa học nào.

Nhưng theo một cách rất hay Nam Tuyền đã nói, "Cứ gạt vấn đề trả tiền nước ra một chốc đã, bởi vì ta phải mang nước uống đi hàng dặm đường, để ta hỏi ông định lấy tiền từ ai trả cho chiếc dép rơm này? Ai đã trả tiền cho chiếc dép rơm của ông? trả lại tiền đi. Ông chỉ là một thầy giáo; đừng giả vờ là thầy. Với câu hỏi này, Hoàng Bá chẳng trả lời.

Sekiso viết:

Chỉ một người chân thật xuất hiện trên thế giới

và tất cả mọi cái giả đều tan biến.

không cần lo nghĩ rằng con đường

của các tổ sư

dường như tàn lụi.

Thời nay chiếc rìu trí huệ của bạn

đã tìm được cánh.

Chắc chắn một ngày nào đó

nó sẽ cất cánh bay lên.

Cũng như khí hậu thay đổi và mùa vụ thay đổi, kiểu sống của mọi người thay đổi, đối tượng và mục đích của mọi người thay đổi. Cho nên thời gian đang diễn ra dường như là chúng ta đã quên mất con đường của chư phật, Sekiso nói, nhưng không cần phải lo nghĩ. Cho dù chỉ một người chân thật xuất hiện trên thế giới và tất cả mọi cái giả đều tan biến. Đừng lo nghĩ.

Con đường cổ đại đã tàn lụi. Bây giờ không ai nghĩ về việc kinh nghiệm samadhi hay prajna, không ai nghĩ về việc đi vào cái ta của mình, trung tâm của mình, không ai thậm chí còn bận tâm tới cách trở thành một với vũ trụ. Nhưng vẫn không có nhu cầu phải lo nghĩ.

Thời nay chiếc rìu trí huệ của bạn đã tìm được cánh. Chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ cất cánh bay lên. Không phải bao giờ trời cũng là đêm tối. Trời càng trở nên tối hơn thì nó lại càng gần hơn tới bình minh. Bạn cũng sẽ bay trong cùng bầu trời của tự do như chư phật cổ đại; được chuẩn bị để cho bạn không bỏ lỡ cơ hội này đi. Nếu bạn đi tới tiếp xúc với một thầy, một người đích thực, thế thì đừng trì hoãn vì bất kì lí do gì. Bất kì cái gì bạn nhận được từ thầy, để điều đó chìm vào trong bạn sâu nhất có thể được. Chừng nào bạn còn có thể là một người bạn lữ hành, là người bạn lữ hành đó đi, đừng đi lạc lối.

Mặc dầu không có nhiều chư phật trên thế giới, chỉ một phật cũng có thể tạo ra hàng nghìn phật. Cho nên Sekiso rất lạc quan: đêm tối đấy và ngày một tối hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là bình minh đang tới gần hơn, và chẳng mấy chốc sẽ có mặt trời lên, và hoa sẽ nở và chim sẽ bay.

Maneesha đã hỏi:

Osho ơi,

Chiếc rìu trí huệ của thấy có tìm thấy đôi cánh trong chúng tôi không?

Tất cả các bạn đều có cánh, các bạn chỉ phải được nhắc nhở. Bạn đã quên mất rằng bạn có cánh để đi vào bầu trời bên trong và bay tới đỉnh cao nhất của tâm thức. Ai đó phải nhắc bạn rằng bạn có cánh.

Bạn phải đã thấy - điều đó cũng đáng để xem - khi con chim được sinh ra, nó không biết rằng nó có cánh. Mẹ nó bay quanh cây và nó tự hỏi không biết nó có làm được điều đó hay không. Nó chỉ nghêng ngó bên cạnh tổ, ngần ngại; điều đó có vẻ nguy hiểm: nếu nó ngã, nó sẽ bị kết thúc. Nhưng mẹ nó đang bay, và mẹ nó bay với mục đích đặc biệt để tạo ra niềm thôi thúc trong đứa con để bay. Và thế rồi nó bay sang cây khác và từ cây khác đó nó cất tiếng gọi. Con chim nhỏ vẫy cánh, nhưng nó vẫn không thể thu được dũng cảm; nó chưa bao giờ bay cả. Hiển nhiên nó sợ; nó chỉ mới ra khỏi trứng. Nó chưa bao giờ biết tới tự do của bầu trời; bầu trời bao la thế còn nó nhỏ bé thế. Nhưng mẹ đang gọi và có lẽ mẹ nó biết rõ hơn.

Vài con chim tỏ ra dũng cảm và nhảy. Ban đầu điều ấy có vẻ có chút nguy hiểm, nhưng chẳng mấy chốc chúng bắt đầu bay và sang tới cây kia. Những con chim khác thận trọng hơn cũng vẫy đôi cánh của chúng và vẫn còn trong tổ; điều đó an toàn hơn. Mẹ gọi, điều đó đúng, nhưng nguy hiểm. Thế rồi mẹ phải đẩy những con chim này vào bầu trời.

Một khi đã trong bầu trời đôi cánh của chúng giang ra. Có vài khoảnh khắc lo nghĩ và căng thẳng, cũng hệt như khi bạn học bơi vậy. Vài ngày đầu tiên điều đó là khó, bạn cần ai đó giúp bạn, động viên bạn và bạn phải học trong vùng nước nông. Nhưng một khi bạn đã học rồi, bạn có bao giờ nghĩ, bạn có thể quên bơi được không?

Một thầy giáo Nhật Bản tin rằng mọi đứa trẻ đều biết bơi cũng như mọi con chim biết bay; chúng chỉ phải được nhắc nhở. Cho nên ông ấy đã làm việc với trẻ con. Trước hết ông ấy bắt đầu với đưa trẻ chín tháng tuổi và thành công. Thế rồi ông ấy bắt đầu với đứa trẻ sáu tháng tuổi và thành công. Báo cáo cuối cùng là ông ấy đã thành công với đứa trẻ ba tháng tuổi.

Bây giờ điều đó chứng minh chắc chắn rằng việc bơi là cái gì đó bản năng. Bạn chỉ phải được động viên và cho cơ hội. Và một khi đã được học rồi, làm sao bạn không quên nó? Mọi thứ khác bạn có thể quên; địa lí, lịch sử, bạn có thể quên mọi thứ, nhưng bạn không thể quên được việc bơi một khi bạn đã biết nó, bởi vì nó là bản năng của bản tính của bạn. Chim không thể quên được việc bay một khi nó đã giang đôi cánh của nó ra.

Nỗ lực của tôi là làm cho bạn nhận biết rằng bạn có cánh. Và bầu trời sạch sẽ và trong trẻo đang chờ đợi bạn lấy bước nhảy lượng tử, giang đôi cánh ra và đi tới đỉnh cao nhất của tâm thức. Đó là điều tôi đã gọi là thiền.

Sardar Gurudayal Singh đã đợi quá lâu rồi.

Cha Finger tới nhà thổ và nói với bà chủ, "Tôi muốn ngủ với Sleazy Sally."

Bà chủ đi vào nói với Sally và rồi trở ra nói, "Được đấy, nhưng cô ấy đòi hai trăm đô la."

"Nhưng hôm qua mới chỉ năm mươi đô thôi!" Finger phản đối.

"Đồng ý hay là ra đi tuỳ đấy," bà chủ nhún vai.

Thế là ông linh mục trả tiền, và theo Sleazy Sally lên cầu thang.

Sau đó, cha Finger tụt quần lót ra và hỏi cô gái, "Thế nào, tôi ra sao?"

Sally đáp, "Ông là bạn tình tệ nhất mà tôi đã từng có trong đời. Và tôi đã bảo ông điều đó ngay hôm qua rồi! Tôi không thể hiểu sao ông vẫn tới nữa!"

"Thế này," linh mục nói, "tôi chỉ muốn có ý kiến thứ hai!"

Đó là đêm Noel, và gia đình Babblebrain đã mời Cha Fumble, linh mục địa phương, tới vui cùng họ. Họ tất cả ngồi quanh bàn ăn sắp sửa bắt đầu bữa ăn tối Noel.

Bỗng nhiên, ông Babblebrain vỗ tay lên mồm và buột ra tiếng hắt hơi khủng khiếp. Mọi người kinh hãi khi họ thấy bụi đờm dãi bay ra từ mũi của ông ấy và phủ lên thức ăn đã chuẩn bị đẹp đẽ. Có im lặng lạnh lùng, nhưng chẳng ai nói gì cả, trừ mỗi Cha Fumble, lầm rầm cầu nguyện nhỏ.

Năm phút sau, ông lại giữ chặt lấy mồm và bật ra tiếng hắt hơi rất to khác. Bụi đờm dãi mới lại phủ lên đầy bàn làm mọi người đều kinh tởm và Cha Fumble làm dấu thánh giá.

"Ông ơi!" Boris thì thào to với ông. "Xin ông che mũi lại khi ông hắt hơi."

"Được rồi," ông lầm bầm, "nếu đấy là điều các người muốn."

Lần thứ hai sau đó, ông lại cảm thấy một cơn hắt hơi khủng khiếp khác đang kéo tới, nên lần này, ông lấy tay giữ mũi lại.

Mọi người đều thấy cơn hắt hơi sắp tới và họ nhắm mắt lại thấy trước. Ông hắt hơi bằng một tiếng nổ to.

Khi mọi người mở mắt ra, họ thấy một cảnh tượng kinh khủng. Đằng kia, cắm sâu trong bát khoai tây nghiền nhừ vỡ toang là cái răng giả của ông!

Chàng thanh niên Freddy Fallick mua một đôi giầy da sơn mầu đen, bóng loáng, anh ta đánh cho nó bóng tới mức anh ta có thể thấy mặt mình phản xạ trong chúng. Đêm đó, Freddy đi nhảy disco với đôi giầy mới.

Anh chàng thấy ba cô gái ngồi cùng nhau tại một chiếc bàn, thế là anh chàng lại đó và mời một cô ra nhảy. Họ nhảy với nhau một lúc thì Freddy nhìn xuống hình phản xạ trong đôi giầy bóng loáng của mình và nói, "Anh thích cái xi líp đỏ của em lắm!"

Cô gái la lên sượng sùng và chẳng mấy chốc Freddy đưa cô ấy trở về bàn. Rồi anh ta mời cô gái tiếp ra nhảy.

Họ đã ra sàn được vài phút thì Freddy nói, "Anh yêu cái xi líp đăng ten trắng của em lắm!"

Cô gái đỏ mặt và chạy về với bạn mình. Ba cô gái kể cho nhau về điều xảy ra và cô thứ ba nói, "Tí nữa anh chàng sẽ tới mời tớ nhảy đây, nhưng tớ đã có cách sửa cho anh chàng."

Quả vậy, vài phút sau, Freddy Fallick tới và mời cô ấy ra nhảy. Họ lên sàn nhảy và chẳng mấy chốc Freddy lại nhìn xuống đôi giầy mình. Bỗng nhiên mặt anh ta lộ rõ vẻ lo lắng. Anh ta cứ nhìn chằm chằm xuống, vào chiếc giầy này rồi lại nhìn sang chiếc kia.

"Nhìn giầy là không tốt đâu nhé, Freddy," cô gái nói, tự cười khúc khích, "vì em đã cởi quần lót ra rồi!"

"Ôi trời, nhờ trời vì điều đó đấy!" Freddy nói nhẹ nhõm cả người. "Anh cứ tưởng đôi giầy mới của anh bị rạn nứt rồi!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại; cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ thu lấy tất cả mọi tâm thức của bạn và nhìn vào bên trong với thôi thúc sâu sắc dường như đây là khoảng khắc cuối cùng của cuộc đời bạn. Bạn phải đạt tới trung tâm.

Đi ngày một sâu hơn, không sợ hãi gì, đi tiếp. Tại chính trung tâm của con người mình, bạn là phật. Và việc kinh nghiệm phật như chính con người bạn là niềm vui tối thượng. Toàn bộ cuộc sống của bạn trở thành bài thơ, bài ca, điệu nhạc, điệu vũ. Tất cả hoa xung quanh bắt đầu nở ra.

Nhớ lấy kinh nghiệm là phật này. Người ta không trở thành phật, người ta là phật. Chỉ có hai phương án: hoặc bạn có thể quên điều đó hoặc bạn có thể nhớ điều đó. Những người quên điều đó sống trong khổ sở, đau đớn, lo âu; những người nhớ tới điều đó, toàn bộ cuộc sống của họ trở thành điệu vũ thiêng liêng.

Để làm cho điều đó thành rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi. Chỉ là người quan sát thân thể và tâm trí. Bạn không phải làm gì cả. Bạn không phải phán xét. Chỉ là nhân chứng thuần khiết như tấm gương. Đây là chính bản chất của việc là phật, chỉ là tấm gương trống rỗng.

Thu lấy thật nhiều hương thơm, thật nhiều ánh sáng, thật nhiều ân huệ nhất có thể được, bởi vì bạn phải sống phật của mình hai mươi bốn tiếng một ngày.

Mọi khoảnh khắc bạn đều phải nhớ và bạn phải hành động tương ứng với duyên dáng, với cái đẹp, với sáng tỏ mà chỉ phật mới có thể có.

Tối nay đẹp theo cách riêng của nó, nhưng bạn đã bổ sung thêm hàng nghìn ngôi sao cho nó, chỉ bởi việc im lặng, chỉ bởi việc là nhân chứng; chỉ bởi vì việc là chư phật bạn đã làm cho chỗ này trở thành nơi linh thiêng nhất trên thế giới.

Quan sát của các bạn, chứng kiến của các bạn cuối cùng sẽ tan biến vào lẫn nhau. Không có một nghìn hay mười nghìn chư phật trong thính phòng này. Chỉ có một đại dương phật tính. Chúng ta tất cả chỉ là sóng của nó. Thật là thảnh thơi thế khi không hiện hữu, thảnh thơi chỉ để là một phần của đại dương.

Trước khi Nivedano gọi các bạn quay lại, nhìn vào nơi bạn đã tới, nhìn vào con đường bạn đã đi qua. Con đường này sẽ được đi lại nhiều lần, đi đi rồi đi lại cho tới khi phật tính của bạn phát triển từ trung tâm tới chu vi. Tại trung tâm nó là hạt mầm, tại chu vi nó sẽ trở thành phật chính thức.

Nivedano...

(tiếng trống)

Bây giờ, quay lại. Nhưng quay lại như chư phật, tràn đầy niềm vui mới, căn cước mới, tính cá nhân mới.

Ngồi xuống trong vài phút, nhớ lại rằng bạn là phật. Chính việc hồi tưởng này và toàn bộ cuộc sống của bạn trải qua biến đổi. Và cả ngày bất kì khi nào bạn thấy nó, nhớ lấy.

Đôi khi bạn có thể quên bởi vì thói quen cũ. Đừng cảm thấy buồn về điều đó, điều đó là tự nhiên. Nhưng dần dần những khoảnh khắc của quên sẽ trở thành ít dần, và những khoảnh khắc nhớ sẽ trở nên sâu sắc hơn, dài hơn; và cuối cùng một ngày sẽ tới khi toàn thể cuộc sống của bạn trở thành không là gì ngoài việc nhớ lại niềm vinh quanh lớn lao của bạn như phật.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, thưa Osho.

Xem Tiếp Chương 8Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post