Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Nam Tuyền (Nansen)
Điểm Khởi Hành – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 8. Bạn Cần Hoa Hồng, Chỉ Bột Mì Không Đủ
Nghe hoặc Tải MP3 'Nam Tuyền (Nansen) – Điểm Khởi Hành' ê
Osho ơi,
Nam Tuyền nói với các sư đang tụ hội, "Ông thầy già O ('O'
là tên tục riêng của Nam Tuyền) định đi bán chính mình. Có ai mua ông ấy
không?"
Một sư bước ra và nói, "Tôi mua!"
Nam Tuyền nói, "Đừng làm ta đắt; đừng làm ta rẻ. Ông sẽ mua
ta thế nào?"
Sư im.
Một lần khác một sư hỏi Nam Tuyền, "Thầy sẽ đi đâu trong thời
gian một trăm năm?"
Nam Tuyền nói, "Ta sẽ là con bò vẽ mầu nước."
Sư nói, "Tôi có được theo thầy hay không?"
Nam Tuyền nói, "Được, nếu ông muốn, đem một miếng cỏ cùng
ông!"
Maneesha, cuộc sống
có thể được coi như vở kịch, trò chơi, hay có thể được coi như rất nghiêm chỉnh.
Những người coi nó rất nghiêm chỉnh bị khổ vô cùng, không cần thiết. Họ khổ nếu
họ thất bại, họ khổ nếu họ thành công, họ khổ nếu họ nghèo, họ khổ nếu họ giầu.
Một trong những người
giầu nhất ở Ấn Độ đã bảo tôi rằng ông ta cảm thấy rất mặc cảm. Đất nước đang chết
trong nghèo nàn còn việc giầu có của ông ấy lại cứ tăng mãi. Và ông ấy không đủ
dũng cảm để chấm dứt việc tăng lên này; sâu bên dưới ông ấy vẫn còn muốn nữa. Một
mặt ông ấy có thể thấy đất nước đang khổ bởi nghèo nàn, mặt khác ham muốn của
ông ấy là có ngày một nhiều hơn nữa; giữa hai điều này ông ấy bị nghiền nát.
Người nghèo khổ, người
giầu khổ. Dường như là những người coi cuộc sống nghiêm chỉnh, dù nghề nghiệp của
họ là gì và dù họ lấy đường nào trong cuộc sống, đều nhất định bị khổ, lo âu,
thất vọng, tại từng bước, bởi vì sự tồn tại không có nghĩa vụ phải hoàn thành
các ham muốn của bạn.
Và ham muốn của bạn
là mênh mông, gần như vô hạn. Bởi vì ham muốn của bạn mà cuộc sống trở thành cạnh
tranh, và bất kì nơi đâu có cạnh tranh, nơi đó đều có lo âu và khắc khoải; và đến
cuối mọi người đều nhận biết sâu bên dưới là cái chết. Sống là khổ, là cuộc vật
lộn, là phiền não và nó chung cuộc chấm dứt trong chết, đơn giản là bóng tối.
Không ai biết điều gì xảy ra sau chết.
Thiền không dành cho
những người nghiêm chỉnh. Thiền chỉ dành cho những người có thể coi cuộc sống
như vui đùa. Điều này có vẻ kì lạ bởi vì tôn giáo bao giờ cũng được coi là hiện
tượng nghiêm chỉnh. Thiền đã khởi hành từ thái độ đó. Nó coi sống như trò đùa,
và không chỉ sống mà cả chết nữa.
Khoảnh khắc bạn bắt đầu
nhìn cuộc sống như cái vô nghĩa, trò chơi, mọi gánh nặng trên tim bạn biến mất.
Tất cả mọi sợ chết, sợ sống, sợ yêu - mọi thứ đều biến mất. Người ta bắt đầu sống
với trọng lượng rất nhỏ hay gần như không trọng lượng. Cho nên khi người ta trở
thành vô trọng lượng, người ta có thể bay trong bầu trời rộng mở.
Đóng góp lớn lao nhất
của Thiền là cho bạn một phương án với con người nghiêm chỉnh. Người nghiêm chỉnh
đã làm ra thế giới, người nghiêm chỉnh đã làm ra mọi tôn giáo. Người đó đã tạo
ra mọi triết lí, mọi văn hoá, mọi đạo đức, mọi thứ tồn tại quanh bạn đều là bịa
đặt của người nghiêm chỉnh. Thiền đã vứt bỏ thế giới nghiêm chỉnh đó. Nó đã tạo
ra thế giới của riêng nó, rất vui đùa, đầy tiếng cười, nơi các thầy vĩ đại hành
xử như trẻ con. Bạn có thể thấy điều này trong lời kinh mà Maneesha đã đem tới.
Nam Tuyền nói với các
sư đang tụ hội... Họ đã tới để nghe về chân lí tối thượng, còn Nam Tuyền nói với
các sư đang tụ hội, "Ông thầy già O ('O' là tên tục riêng của Nam Tuyền) định
đi bán chính mình. Có ai mua ông ấy không?"
Bắt đầu buổi thuyết
pháp kì lạ thế! Bạn không thể nghĩ được giáo sĩ sẽ làm điều đó trong giáo đường
Do Thái - mặc dầu mua và bán là mối quan tâm của chính người Do Thái. Không đền
chùa, không đền thờ Hồi giáo, không nhà thờ nào mà thuyết pháp bắt đầu theo
cách này, thầy tới trên bục và nói: "Ông thầy già O." và O là tên thời
còn trẻ con của Nam Tuyền, định đi bán chính mình. Có ai mua ông ấy
không?"
Trước khi chúng ta đi
vào thảo luận, nhớ rằng Nam Tuyền dùng tên tục của mình thời trẻ con, O. Ông ấy
có thể dùng 'Nam Tuyền', ông ấy có thể đã nói, "Ta muốn bán bản thân ta đấy."
Ông ấy không thể nói 'tôi' bởi vì người ở trạng thái của Nam Tuyền biết không
có cái tôi. Ông ấy không thể dùng từ 'Nam Tuyền', bởi vì đó là tên của tuổi già
của ông ấy khi ông ấy đã trở thành sư, tên của sự chín chắn của ông ấy. Ông ấy
dùng từ O, tên tục thời trẻ con của ông ấy. Ông ấy đã trở thành đứa trẻ; ông ấy
lại hồn nhiên và dốt nát như đứa trẻ, ông ấy chẳng biết gì. Việc dùng cái tên O
này là có ý nghĩa.
Và việc nói của ông ấy
rằng ông ấy định bán mình nhắc bạn rằng nếu bạn định bán bản thân bạn, bạn có
nghĩ bạn được giá nào không? Có lẽ con người là sinh vật chẳng đáng giá nào nhất.
Con bò, con ngựa, con voi... thậm chí voi chết cũng có giá hàng nghìn đồng
rupees, chỉ bộ xương của nó thôi. Con người trong cái chết của mình vô dụng thế
và ghê tởm tới mức mọi người đều vội vã đem người đó lên dàn hoả thiêu.
Gia đình người đó
đang kêu khóc và hàng xóm đang chuẩn bị cáng để mang người đó ra bãi hoả thiêu
đang cháy. Họ vội vã; càng kết thúc sớm càng tốt. Nếu không việc kêu khóc này
và tất cả mọi sự ồn ào này sẽ cứ tiếp tục. Và nếu người này còn để đó lâu, người
đó sẽ bắt đầu hôi thối. Chẳng có giá trị nào trong người đó cả; nếu bạn đem người
đó ra chợ bạn sẽ bị đánh.
Tôi lại nhớ tới
Diogenesn: ông ấy hay sống trần trụi; ông ấy là con người rất mạnh khoẻ và đẹp
đẽ. Ngay cả Alexander Đại đế cũng cảm thấy chút ít ghen tị. Ông ta có mọi thứ,
nhưng cái đẹp này của Diogenes, thân thể như đá cẩm thạch của ông ấy, sự vững
chãi như tượng của ông ấy...
Ông ấy ngày nào cũng
nằm cạnh con sông, vẫn là chỗ nghỉ ngơi của ông ấy. Bốn tên cướp, mà công việc
của chúng là ... bởi vì vào những ngày đó gần như khắp thế giới người đều bị
bán và mua. Đặc biệt đàn bà có giá hời, và người mạnh khoẻ cũng có giá hời. Nô
lệ là sự kiện được chấp nhận gần khắp thế giới. Cho nên bốn tên cướp này đã
tham gia vào việc bắt người và đem họ ra chợ. Chúng thấy người này và thảo luận
với nhau: "Người này sẽ có giá hời đây, có khi được giá nhất đấy. Nhưng
ông ta dường như quá mạnh so với bốn chúng ta. Ông ta sẽ giết chết chúng ta nếu
chúng ta định bắt ông ấy; ông ấy có vẻ nguy hiểm."
Và Diogenes đang lắng
nghe bởi vì chúng thảo luận điều đó ngay sau bụi cây. Diogenes nói, "Các
anh đều là đồ ngốc cả! Các anh không phải làm gì cả! Bước ra đi! Theo ta!"
Chúng nói,
"Nhưng đi đâu?"
Ông ấy nói, "Ra
chợ nơi các anh định bán ta chứ còn gì nữa! Không cần phải bắt ta. Ta tới theo
cách của ta. Để điều này cũng là một kinh nghiệm. Đằng nào thì ta cũng có giá
chẳng về cái gì."
Lũ cướp rất sợ hãi
khi thấy sự kì lạ của con người này. "Ngay cả theo ông ta cũng nguy hiểm;
ông ta có thể quay lại, hay nhảy tới và đánh ai đó." Chúng giữ một khoảng
cách.
Diogenes nói, "Đừng
sợ! Lại gần đi! Các anh đem ta tới chợ hay ta đem các anh đi đây?"
Với sợ hãi hết mức
chúng tới gần ông ấy. Và ở chợ nơi mọi người, đàn ông và đàn bà, đều bị đem ra
bán đấu giá, Diogenes nhảy lên bàn và nói to với đám đông tới để mua người,
"Đây là một thầy đem đi bán! Có nô lệ nào sẵn sàng mua ông ấy không?"
Một sự im lặn lớn
lao, người này chắc chắn là người cao quí trong bản thân ông ấy. Ngay cả các
vua cũng phải tới mua nhưng họ phải nghĩ gấp đôi liệu có mua con người này hay
không. Người đó có thể nguy hiểm, người đó có có thể dữ tợn nếu người đó nhảy
lên bàn và tự mình tuyên bố, "Đây là thầy! Có ai sẵn sàng mua ông ấy
không?"
Cuối cùng một ông vua
dám mua ông ấy, và ông ta nói, "Trả tiền cho ai đây?" Diogenes chỉ bốn
người đang ẩn trong đám đông. "Đưa tiền cho bốn người này. Họ đã đem ta tới
đây. Và đem xe của ông tới gần hơn để ta có thể vào trong xe."
Bây giờ các nô lệ
không được giả thiết ra lệnh cho vua, nhưng ngay cả nhà vua cũng cảm thấy yếu
đuối trong tim. Ông ta bảo người đánh xe đưa xe tới gần. Diogenes nhảy vào xe
và ngồi bên cạnh nhà vua, nhà vua run rẩy. Ông ấy đã mua một rắc rối không cần
thiết. Con người này đơn giản có thể tóm cổ ông ấy và tống ông ấy ra khỏi xe.
"Thay vì mua nô lệ thì ta đã mua một thầy; ông ấy đúng."
Nhưng Diogenes nói,
"Đừng sợ; ta không định làm những điều ông đang nghĩ đâu. Ta là người yêu
an bình. Chúng ta thoả thuận: ta sẽ không quấy rầy ông, ông sẽ không quấy rầy
ta."
Nhà vua rất sẵn lòng.
Ông ta nói "Ta tuyệt đối sẵn sàng, ta sẽ không quấy rầy ông. Ông có thể có
một phần lâu đài, và bất kì cái gì ông cần đều sẽ được cung cấp. Nhưng xin giữ
lấy thoả thuận này, chớ có quấy rầy ta. Ta là người có trái tim yếu đuối, còn
ông dường như rất nguy hiểm."
Diogenes nói, "Đừng
lo. Khi có liên quan tới giết chóc ta tuyệt đối chống lại điều đó; làm phiền
nhiễu bất kì ai là điều ta tuyệt đối chống lại. Ông sẽ thấy trong ta một thầy lớn;
ông có thể học nhiều. Ông đã mua được một thầy duy nhất đã từng được đem bán,
và ta đã bán bản thân bạn. Trong thực tế ta cần một số đệ tử. Bây giờ ông, vợ
ông, anh em ông, con cái ông, tất cả đều là đệ tử của ta - đồng ý không?!"
Trong rừng chiếc xe
đi về vương quốc. Không đồng ý với con người này là rất nguy hiểm bởi vì chỉ có
mỗi người đánh xe và nhà vua, và ông ấy là đủ cho cả hai. Cho nên bất kì điều
gì ông ấy nói nhà vua đều nói, "Vâng, hoàn toàn đồng ý."
Và khi họ vào vương
quốc, Diogenes nhảy ra khỏi xe, nói lời tạm biệt nhà vua và nói, "Ta chỉ
đùa thôi! Với bốn người nghèo kia ta phải đóng vai này. Con sông của ta đã tới.
Nếu thỉnh thoảng ông muốn có lời khuyên thì ông đều được đón chào. Ghi lấy địa
chỉ của ta: con sông này, và ông có thấy con chó kia không?"
Ông ấy chỉ có một con
chó làm bạn. Bởi vì con chó này là bạn, tên của nó trở thành "Diogenes the
Cynic."
Tình bạn với con chó
này cũng tới theo cách rất đặc biệt. Một hôm ông ấy đang chạy ra sông với bình
bát xin ăn, cũng như Phật có bình bát xin ăn. Ông ấy đang khát, nhưng ngay khi
ông ấy tới chỗ nước, con chó chạy tới, phóng qua ông ấy và bắt đầu uống nước.
Ông ấy nói, "Lạy
trời! Sao mình đem mãi bình bát này? Con chó này còn ở vị thế tốt hơn!"
Ông ấy ném bình bát đi và học cách uống nước giống như con chó.
Con chó này chắc chắn
trở nên rất thân thiện với con người này, cho nên ông ta đã mời con chó cùng
chia sẻ với mình bất kì cái gì ông ta kiếm được để ăn. Con chó là người bạn đồng
hành duy nhất của ông ấy, và ông ấy sẽ nói với nó. Ngay cả khi Alexander đứng
bên cạnh ông ấy, ông ấy cũng làm ra chuyện cười từ đó. Alexander nói, "Ta
định chinh phục thế giới." Thay vì trả lời ông ta, ông ấy nhìn con chó và nói,
"Ông có nghe thấy không? Anh chàng này cũng định chinh phục thế giới đấy!"
Rồi với Alexander: "Trước khi chinh phục được thế giới ông sẽ bị kết thúc.
Nếu ông còn khôn ngoan như con chó này, ông sẽ nghỉ lại đây, bởi vì ông sẽ làm
gì sau khi chinh phục thế giới?"
Alexander phải nhân
nhượng: "Sau khi chinh phục thế giới ta chắc chắn sẽ nghỉ ngơi và thảnh
thơi."
Diogenes nói,
"Nhìn con chó của ta đây, thảnh thơi làm sao! Ông có thể tới bên này, ta
không phản đối; ta không sở hữu con sông này. Ta không biết ai sở hữu con sông
này, nhưng cả hai chúng ta sống ở đây và chúng ta đón chào ông. Không cần phải
lấy nhiều rắc rối để chinh phục thế giới làm gì và rồi mới nghỉ ngơi; sao không
bắt đầu nghỉ ngay bây giờ đi?"
Alexander nói,
"Ta có thể hiểu logic của ông, và ta không có khả năng trả lời nó. Nhưng bởi
vì ta đã bắt đầu cuộc hành trình chinh phục của mình, ta sẽ phải đi và hoàn
thành ham muốn của mình."
Diogenes nói,
"Điều đó là tuỳ ở ông thôi, nhưng nhớ vào ngày ông chết rằng ta đã nói cuộc
sống của ông rất ngắn ngủi còn thế giới này lại rất lớn. Điều có thể nhất là
ông sẽ chết trước khi ông chinh phục xong thế giới."
Và Diogenes đúng,
Alexander chết vào độ tuổi ba mươi ba, và điều nhớ cuối cùng trong tâm trí ông ấy
là về Diogenes: "Con người trí huệ đó đã nói điều đúng. Ngay cả con chó của
ông ấy cũng đồng ý bằng cách vẫy đuôi, 'Ông phải đấy. Nếu ông ấy muốn nghỉ thì
ông ấy nên nghỉ ngay bây giờ đi.'"
Diogenes về mặt lịch
sử không cùng hàng với các triết gia Hi Lạp vĩ đại: Socrates, Pythagoras,
Anaxagoras, Plato,
Aristotle,
Heraclitus. Không ai nhắc tới Diogenes nhiều bởi lẽ đơn giản ông ấy không phải
là con người coi thế giới này là nghiêm chỉnh.
Ông ấy tìm thấy ở đâu
đó một chiếc đèn, một chiếc đèn cổ lỗ sĩ, ai đó có thể đã vứt đi. Thế là ông ấy
thắp chiếc đèn đó lên và, vẫn cùng với con chó của mình, mang chiếc đèn cả ngày
lẫn đêm bao giờ cũng thắp sáng ngay cả giữa ban ngày và mọi người sẽ nói,
"Lạ thật đấy, ông Diogenes; sao ông đem chiếc đèn này ngay giữa trời sáng
vậy?"
Và ông ấy sẽ nói,
"Tôi đang đi tìm con người đích thực. Chỉ nhìn vào mắt người đó, tôi giữ
chiếc đèn này. Mãi cho tới giờ tôi vẫn không gặp."
Cái ngày ông ấy chết ở
Athens, con chó ngồi cạnh ông ấy và ngọn đèn vẫn đó, và ai đó hỏi,
"Diogenes, ông sắp chết rồi; ông có thể nói điều gì đó về điều đã xảy ra
cho con người đích thực không? Ông có tìm ra người đích thực nào không?"
Và lời nói cuối cùng
của ông ấy là, "Không may là tôi đã không tìm ra con người đích thực nào,
nhưng điều may mắn là không ai đã ăn cắp chiếc đèn của tôi; chừng đó tôi có thể
nói về nhân loại. Tôi là người sống trần trụi, tôi ngủ và không ai ăn cắp
nó." Ông ấy chưa bao giờ coi cuộc sống là nghiêm chỉnh mà đã sống với nhiều
niềm vui và niềm vinh quang như bất kì phật nào.
Con người này Nam Tuyền
đang nói rằng
"Ông thầy già O
định đi bán chính mình. Có ai mua ông ấy không?"
Một sư bước ra và
nói, "Tôi mua!"
Nam Tuyền nói,
"Đừng làm ta đắt; đừng làm ta rẻ. Ông sẽ mua ta thế nào?"
Ông ấy đang đặt ra một
câu hỏi rất trung tâm với toàn thể kinh nghiệm của Phật Gautam: hiện hữu đích
xác ở giữa. Hiện hữu đích xác ở giữa là siêu việt lên trên các cực đoan, đúng
và sai, tối và sáng, ngày và đêm, sống và chết, tốt và xấu. Chỉ hiện hữu ở giữa,
đích xác ở giữa và bạn đã bay sang cõi bên kia. Cõi bên kia bắt đầu từ chỗ giữa,
chưa bao giờ từ cực đoan. Đó là điểm ông ấy đang cố gắng nêu ra. Ông ấy đang
nói, "Tốt, nếu các ông muốn mua ta, đừng làm ta đắt và đừng làm ta rẻ. Ông
sẽ mua ta thế nào?"
Sư im. Ông ấy không
tìm ra câu trả lời cho điều đó. Một người như Nam Tuyền có thể được mua nếu bạn
được cân bằng toàn bộ ở giữa. Nếu bạn có thể biểu lộ rằng bạn định tâm vào giữa,
không thế này cũng chẳng thế nọ mà chính ở điểm giữa của mọi thứ trên thế giới,
thì Nam Tuyền là của bạn. Sư im. Im lặng của ông ấy không phải là câu trả lời,
im lặng của ông ấy là thất bại; trong trò chơi này ông ấy không thể xoay xở trả
lời được thầy một cách đúng đắn. Ông ấy có thể đã mua Nam Tuyền chỉ bằng cách
chạm chân thầy, với lòng biết ơn, với tình yêu. Nhưng vẫn còn im lặng như cây
chết thì ông ấy bỏ lỡ vấn đề.
Thầy bao giờ cũng để
bán, bạn chỉ cần có trái tim trống rỗng. Bằng không bạn sẽ cho phép thầy sống ở
đâu? Không chỉ là Nam Tuyền, mọi thầy đều để bán. Nhưng bạn cần trái tim, cảm
nhận, nhạy cảm, cân bằng, chỗ để chứa thầy.
Bằng việc nhận thầy
vào trong tim mình, bạn sẽ được biến đổi toàn bộ. Trên bề mặt dường như là bạn
đang mua thầy, nhưng trong thực tế đấy bao giờ cũng là thầy mua bạn. Bao giờ thầy
cũng là người thắng; đệ tử phải thua, thua trong bản ngã của mình, thua trong
nhân cách của mình, thua trong cái giả của mình. Thua của đệ tử là thắng của thầy.
Chúng cả hai đều là hai mặt của cùng đồng tiền.
Một lần khác một sư hỏi
Nam Tuyền, "Thầy sẽ đi đâu trong thời gian một trăm năm?"
Một câu hỏi ngu xuẩn,
bởi vì Thiền không ra khỏi khoảnh khắc này, cái này. Một trăm năm sao? Câu hỏi
này là ngu xuẩn nhưng từ lòng từ bi thầy vẫn trả lời cho dù nó thế. Nhưng bạn
có thể thấy sự đùa cợt.
"Thầy sẽ đi đâu
trong thời gian một trăm năm?"
Thầy không đi đâu cả,
chưa bao giờ có chỗ nào khác hơn ở đây. Bây giờ và ở đây là chỗ trú ngụ của thầy.
Hỏi thầy, "Thầy sẽ ở đâu?" là ngớ ngẩn. Bạn không hiểu sự kiện đơn giản
về Thiền là nó chỉ thuộc vào vĩnh hằng. Và vĩnh hằng là trong chính khoảnh khắc
này, nó không phải là quá khứ hay tương lai. Nếu bạn có thể ở đây không lang
thang vào quá khứ hay tương lai, bí ẩn của sự tồn tại mở cánh cửa của nó ra.
Nhưng hỏi thầy một câu hỏi như thế này... có thể làm được gì? Gần như cả thế giới
đều đầy những người tầm thường.
Nam Tuyền nói,
"Ta sẽ là con bò vẽ bằng mầu nước." Ông ấy đang làm trò đùa, biểu lộ
cảm giác hài hước của mình, không nói với người đó rằng, "Ông ngu lắm!"
Nhưng kết quả cuối cùng là ở chỗ, mà không nói điều đó ra, ông ấy đã nói điều
đó.
Sư nói, "Tôi có
được theo thầy hay không?"
Nam Tuyền nói,
"Được, nếu ông muốn, đem một miếng cỏ cùng ông!"
Sự đùa rỡn này, thậm
chí không coi câu hỏi ngu xuẩn là quan trọng, biểu lộ sáng suốt vô cùng trong sự
tồn tại. Bạn có thể hiểu chỉ như đứa trẻ. Khi không có ý nghĩ mà chỉ có hồn
nhiên thuần khiết ánh lên như tấm gương, thế thì mọi thứ đều trong trẻo như nó
có thể vậy. Không câu hỏi nào nảy sinh, không câu trả lời nào được cần tới. Hồn
nhiên này của đứa trẻ trở thành bùng nổ của chứng ngộ. Chứng ngộ không phải là
câu trả lời cho bất kì cái gì, nó đơn giản đem bạn về khoảnh khắc này với toàn
thể tâm thức của bạn. Nó không phải là câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào, nó
đơn giản là đi về nhà. Bạn đã đi lạc lối; mọi người đã đi xa khỏi ngôi nhà riêng
của mình, đi tìm ngôi nhà đó đi.
Trong các ngôn ngữ Ấn
Độ những người lang thang, không ở một chỗ, người cứ di chuyển, được gọi là dân
gypsy... Những dân gypsy đó bạn thấy ở châu Âu có nguồn gốc từ Rajputan, từ
Rajasthan. Họ là những người Ấn Độ; nhưng bởi vì họ không thể còn ở một chỗ, họ
kết thúc ở Ai Cập. Vì tiếng Ai Cập họ được cái tên 'gypsy.' 'Egypsy' đó phải là
ở lúc bắt đầu, thế rồi 'e' bị bỏ đi trong châu Âu và họ trở thành 'gypsies.'
'Gypsies' ở Ấn Độ là
từ hay: nó là khanabados. Nghĩa của nó là người mang ngôi nhà của mình trên đôi
vai mình. Khana nghĩa là 'nhà', bados nghĩa là 'trên đôi vai.'
Chúng ta đang mang
nhà mình trên đôi vai mình, nhưng chúng ta tìm kiếm nó một cách không cần thiết
ở đây đó, cứ chạy hoài... không nhìn trong khoảnh khắc này nơi chúng ta đang hiện
hữu. Nếu bạn chỉ dừng lại một giây thôi, bạn bỗng nhiên sẽ thấy đây là nơi bạn
bao giờ cũng đang hiện hữu, nhưng bạn chưa bao giờ nhìn vào nó cả.
Thiền lấy đi tất cả mọi mục đích khỏi cuộc sống của bạn, mọi vấn đề khỏi cuộc sống của bạn, mọi câu hỏi từ cuộc sống của bạn bởi vì chúng làm cho bạn thành nghiêm chỉnh. Nó cho bạn khoảnh khắc này, và niềm vui nảy sinh khi bạn định tâm vào khoảnh khắc này… vui sướng, nhảy múa, ca hát!
Sống là hiện hữu giống như bông sen.
Nghiêm chỉnh phá huỷ mọi đoá hoa.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà
biết rằng trong đạo tràng của Mahatma Gandhi - và ông ấy là một trong những người
nghiêm chỉnh nhất trên thế giới, nghiêm chỉnh tới mức ngay cả trà cũng là tội lỗi
- ông ấy có vài bình hoa, nhưng ông ấy đã bỏ hoa hồng và bắt đầu trồng lúa mì.
Nghiêm chỉnh thế! Đất nước còn nghèo, cho nên ông ấy trồng lúa mì trong bình của
mình cứ dường như là lúa mì sẽ phá huỷ đi nghèo nàn. Và ông ấy đã phá huỷ hoa hồng.
Không ai đã nêu lên câu hỏi trong đạo tràng của ông ấy rằng, "Điều này là
ngu xuẩn. Những bình lúa mì này sẽ chẳng thoả mãn được cái gì cả; điều duy nhất
ông đã phá đi vài cây hồng đẹp."
Nhưng đó là điều người
nghiêm chỉnh bao giờ cũng làm. Ông ấy dẹp đi nụ cười, tiếng cười của bạn, bởi
vì "Biết bao nhiêu người đang ốm, làm sao bạn có thể cười được? Biết bao
nhiêu người đang nghèo và bạn cười! Biết bao nhiêu người đang trong nhà thương
điên, và bạn cười. Biết bao nhiêu người đang là tội nhân và bạn cười. Chiến
tranh thế giới thứ ba đang treo lơ lửng trên bạn và bạn lại đi kể chuyện tiếu
lâm!" Người nghiêm chỉnh phá huỷ đi mọi thứ, lấy đi mọi niềm vui, mọi nụ
cười, mọi tình yêu, mọi hoa hồng và làm cho mọi người thành một trọng lượng chết,
làm cho cuộc sống của mọi người thành vô nghĩa. Nơi hoa hồng không mọc cuộc sống
không thể là niềm vui được.
Jesus là phải khi ông
ấy nói, "Người ta không thể sống chỉ bằng mỗi bánh mì." Còn Mahatma
Gandhi hay đọc Jesus liên tục. Ít nhất ba lần trong đời mình ông ấy suýt được cải
đạo sang Ki tô giáo. Nhưng có lẽ ông ấy diễn giải phát biểu của Jesus theo cách
các nhà truyền giáo Ki tô giáo đã làm trong hai nghìn năm. 'Bạn không thể sống
bằng mỗi bánh mì,' họ đã diễn giải là, 'Bạn cần Thượng đế, chỉ bánh mì sẽ không
đủ.'
Diễn giải của tôi là
'Bạn cần hoa hồng, chỉ bột mì sẽ không đủ.' Và với bánh mì, với bột mì, hoa hồng
dường như chỉ là thứ phụ, bên cạnh. Với bột mì và Thượng đế, khoảng cách lớn đến
mức bất kì ai diễn giải nó là 'Bạn cần Thượng đế', đều quên mất hoàn toàn rằng
Thượng đế là hư cấu. Hoa hồng không phải là hư cấu. Thượng đế chỉ là khái niệm,
hoa hồng là thực tại. Cho nên tôi nói bạn không thể sống chỉ bằng mỗi bánh mì,
bạn cần cả hoa hồng nữa. Trong thực tế, bạn cần bánh mì chỉ để có hoa hồng; bằng
không phỏng có ích gì cứ ăn mãi nếu bạn khôngcó hoa hồng nào?
Chỉ hoa hồng mới có
thể đem lại nụ cười cho khuôn mặt bạn, và niềm vui trong trái tim bạn. Nhưng
người nghiêm chỉnh đã là người tạo ra toàn bộ xã hội này từ trước tới nay. Điều
đó phải được thay đổi. Cuộc sống phải được làm thành trò đùa, trò chơi, vở kịch
hay. Và người có thể làm cho cuộc sống thành vở kịch, câu chuyện hay, chuyện hư
cấu thì cũng sẽ có khả năng làm cho cái chết thành hư cấu. Cuộc sống của người
đó sẽ đơn giản là điệu vũ của tình yêu, của lòng biết ơn, của an bình, của im lặng.
Đó là toàn bộ công việc
của Thiền, điểm khởi hành vĩ đại từ các tôn giáo truyền thống cổ.
Một nhà thơ thiền,
Sekiso, đã viết:
Cầm cây thiền trượng leng keng bằng vàng, dài,
Thầy đã tới tất cả mọi con đường đi xuống.
Nói cả ngày về những điều không thuộc thế giới này,
Lời của thầy tất cả chúng tôi đều cần.
Mầu sắc lộng lẫy của các đại sảnh và khu đền,
xum xuê và rậm rạp quanh chúng
là cái đẹp thanh thản của khu rừng
và những đường đi dạo cây phủ.
Đáng yêu sao! Trái tim chúng tôi mở ra,
không một hạt cát trong tình bằng hữu của chúng tôi.
Cầu cho nó cứ diễn ra như thế này!
trong thế giới bập bềnh của mọi thứ
kim lẫn trong thảm.
kí ức về cuộc thăm viếng này nên được truyền mãi mãi.
Có cái gì đó vượt ra ngoài hạnh phúc
bên trong cánh cửa của núi non này.
Nam Tuyền thường sống
trên núi. Sekiso là một trong những người đi theo của ông ấy.
Ông ấy đang nói rằng
có cái gì đó bên ngoài sung sướng. Sung sướng là của thân thể, của tâm lí.
Nhưng có cái gì đó bên ngoài sung sướng, không phải là của thân thể chút nào,
cũng không của tâm trí mà của trái tim trống rỗng bên trong nhất của bạn. Phúc
lạc nảy sinh từ đó, bí ẩn và mầu nhiệm.
Nhưng nó làm cho mọi
thứ trong sự tồn tại thành trong trẻo, lần đầu tiên cho bạn đôi mắt. Trước đó bạn
đã từng bị mù và trong bóng tối. Trong thực tế lần đầu tiên nó cho bạn cuộc sống;
trước đó bạn chỉ sống hời hợt. Bây giờ bạn đang sống trong chiều sâu của vĩnh hằng,
trái tim trống rỗng của bạn. Đó là giáo huấn của Nam Tuyền. Bên trong cánh cửa
của núi non này... Có một cánh cửa vẫn đứng đó trên núi nơi Nam Tuyền sống. Bây
giờ ngay cả ngọn núi này cũng được gọi là Nam Tuyền để kỉ niệm ông ấy. Sekiso
đang nói rằng nếu bạn đang truy tìm cái gì đó bên ngoài sung sướng thì đây là
đúng cánh cửa. Tại đây một người đã sống, người có thể trỏ cho bạn con đường của
phúc lạc, của niềm vui vốn không phải của thế giới này.
Maneesha đã hỏi:
Osho ơi,
Chúng tôi nghe thầy nói mỗi đêm, "đi vào bên trong - đừng sợ.
Bạn sẽ không gặp ai khác ngoài chính bản thân bạn." Sao có sợ việc gặp với
cái ta của mình?
Maneesha, đó là câu hỏi
có ý nghĩa. Không ai muốn gặp chính mình bởi vì có nhiều nguy cơ thế trong việc
đó. Bạn đã tô vẽ khuôn mặt mình, bạn có mặt nạ đẹp che lên mặt mình. Bạn sẽ sợ
thấy khuôn mặt thật của mình, khuôn mặt nguyên thuỷ của mình. Mặt nạ giúp bạn
theo ý kiến người khác về cái gì là đẹp. Bạn đã thu được nhân cách cũng là cái
đi theo ý kiến mọi người: bạn phải ngồi thế nào, bạn phải hành xử thế nào, bạn
phải mặc gì, mọi thứ xã hội đã áp đặt lên bạn.
Và đó là trò tống tiền
lớn vì nếu bạn theo xã hội họ sẽ cho bạn sự kính trọng, bạn sẽ được tôn vinh. Nếu
bạn không theo xã hội, bạn sẽ mất sự kính trọng, bạn sẽ bị đối xử như một kẻ bị
xã hội ruồng bỏ. Đây là nỗi sợ của việc gặp với chính mình, bởi vì xã hội đã
bao phủ cái ta của bạn trong nhiều tầng tương ứng với sự thuận tiện riêng của
nó. Bất kì cái gì nó muốn từ bạn, nó đã làm ra bạn.
Bạn đã trở thành món
hàng, hữu dụng, hiệu quả, phục vụ được. Bạn đã trở thành nô lệ. Nỗi sợ là ở chỗ
nếu bạn tìm ra bản thân bạn, con người đích thực, thì bạn sẽ trong rắc rối. Bạn
sẽ phải vứt bỏ tất cả những cái là giả. Và tất cả những cái bạn có ngay bây giờ
đều giả cả.
Và con người đích thực
của bạn sẽ không được xã hội kính trọng: nó sẽ bị kết án, nó sẽ bị đóng đinh,
nó sẽ bị đầu độc. Xã hội không thích con người nguyên bản; xã hội muốn có những
nô lệ, không phải những người chủ, và người biết tới bản thân bạn không bao giờ
có thể bị làm thành nô lệ.
Cho nên sợ của bạn là
ở chỗ việc thuộc vào đám đông là ấm cúng và thoải mái; bạn được kính trọng, bạn
được tôn vinh. Tìm thấy bản thân mình, bạn không biết bạn sẽ tìm thấy gì; đó sẽ
là cái gì đó tuyệt đối không biết. Xã hội đã tạo ra khoảng cách giữa con người
thực của bạn và nhân cách giả tạo không thật nhiều đến độ nó che phủ con người
thực của bạn.
Bạn được huấn luyện
như một nhân cách, bạn được sinh ra như một cá nhân. Bây giờ việc huấn luyện của
bạn là đầu tư của bạn. Bạn có thể bốn mươi tuổi, bạn có thể năm mươi tuổi.
Trong năm mươi năm bạn đã tự huấn luyện mình như một nhân cách. Nếu bạn tìm ra
cái ta thực của mình, thì năm mươi năm này tàn tạ đi. Bạn phải bắt đầu từ ABC
và chống lại cả xã hội. Cá nhân bao giờ cũng mang tính nổi dậy, và nhân cách
bao giờ cũng là nô lệ ngoan. Ẩn đằng sau kẻ nô lệ ngoan đó là một thực tại xấu
xí. Đó là nỗi sợ.
Bạn sẽ phải đứng một
mình. Bạn sẽ phải đương đầu với cả xã hội bao quanh bạn. Không ai muốn bạn là bản
thân bạn, mọi người đều muốn bạn thuận theo sự thuận tiện của họ. Và họ đã
thành công, bằng giáo dục, bằng việc thay đổi bạn từ hồi thơ ấu thành con người
có văn minh, văn hoá. Và bạn đã bỏ thực tại của mình trong thời thơ ấu, năm
mươi năm trước, sáu mươi năm trước.
Bây giờ đó là khoảng
cách quá dài và quá nguy hiểm, quá mạo hiểm; bạn có sự kính trọng, bạn có sự
tôn kính, tất cả đều sẽ mất đi. Cho nên tốt hơn cả là cứ giữ cái giả ấy và bỏ
quên đi cái thực. Nhưng một điều cần được ghi nhớ, qua cái giả bạn không bao giờ
có thể phúc lạc được. Cái không là đích thực thì không thể cho bạn an bình được.
Bạn sẽ thấy mặc cảm trong con mắt riêng của mình.
Một người được bạn bè
mình vây quanh vào ngày sinh lần thứ sáu mươi. Và họ tất cả đều uống rượu và ca
hát và nhảy múa thì bỗng nhiên người này biến mất. Cho nên một trong những người
bạn đi ra vườn để tìm anh ta. "Chuyện gì xảy ra vậy, sao anh ấy lại đi ra
ngoài thế? Anh ấy đáng không được làm thế chứ, anh ấy phải ở đây, đây là ngày
sinh của anh ấy."
Và người này đang ngồi
đó dưới gốc cây. Người bạn lại gần anh ta và hỏi anh ta, "Sao anh buồn thế?"
Anh ta nói, "Anh
là nguyên nhân của việc đó đấy!"
Người này nói,
"Tôi á? Tôi đã làm gì anh nào?"
Anh ta nói,
"Không phải hôm nay đâu, nhớ lại hai mươi nhăm năm trước?"
Người này nói,
"Hai mươi nhăm năm trước sao? Nói cho tôi về bản thân anh đi, vấn đề là gì
vậy?" Người này là một luật sư tội phạm rất nổi tiếng.
Anh ta nói với người
này, "Hai mươi nhăm năm trước tôi đã tới anh để hỏi rằng nếu tôi giết vợ
tôi, thì bị tù bao lâu...? Và anh đã bảo tôi, 'Ít nhất là hai mươi nhăm năm.
Cho dù tôi có cố gắng hết sức, thì anh vẫn sẽ phải đi tù hai mươi nhăm năm, cho
nên đừng làm điều như vậy.' Bây giờ hai mươi nhăm năm đã trôi qua, và tôi cảm
thấy rằng hôm nay tôi sẽ được tự do. Giá như tôi không nghe lời anh, anh ngốc ạ,
thì hôm nay tôi đã được ra tù. Bây giờ thì chẳng còn hi vọng nào cả. Tôi đã sống
với người đàn bà kia trong hai mươi nhăm năm này, cái người tôi đã muốn giết chết."
Nhưng mọi người đều
đang sống với những thứ họ muốn vứt bỏ đi. Vấn đề không chỉ là người đàn bà hay
đàn ông. Nhưng họ cứ sống với chúng; vứt hết mọi điều đi dường như mạo hiểm.
Xã hội muốn bạn mang
tính chính thống, truyền thống. "Cứ theo con đường nhỏ của bố mẹ bạn đi, đừng
thử làm ra con đường của riêng bạn. Đừng thử trở thành chính mình." Điều
đó được nói cho bạn từ mọi phía và mọi góc của xã hội. Thầy giáo của bạn sẽ nói
điều đó, tu sĩ của bạn sẽ nói điều đó, bố mẹ bạn sẽ nói điều đó, bạn bè bạn sẽ
nói điều đó.
Nhưng nỗ lực của tôi ở
đây, Maneesha này, đích xác là điều bạn phải đi vào bên trong. Và không cần phải
sợ. Bạn sẽ không gặp ai khác ngoài bản thân bạn.
Và bạn càng làm điều
đó sớm càng tốt hơn. Bởi vì không ai biết được về ngày mai cả. Ít nhất bạn biết
tới chính mình trong sự đích thực.
Sống, cho dù vài năm
còn lại, trong chân lí của bạn, dù bất kì hậu quả nào. Ít nhất bạn sẽ là người
phúc lạc. Bạn có thể không được kính trọng, có thể bị kết án, nhưng ai để ý tới
kết án? Đó là ý kiến của họ, và họ được tự do có ý kiến của họ.
Bạn nên chăm nom duy
nhất tới một điều thôi, là bạn hạnh phúc, là bạn phúc lạc, là bạn im lặng, là bạn
thấy thoải mái với sự tồn tại. Đừng bận tâm tới bất kì ai, bất kì tôn giáo nào,
bất kì xã hội nào, bất kì văn hoá nào, bất kì giáo dục nào. Chúng tất cả đều là
chiến lược để tạo ra các nhân cách từ các cá nhân.
Công việc của tôi là
hoàn tác lại công việc của họ, và đem ra cá nhân trong cái đẹp thuần khiết của
nó. Hiện hữu đích thực của bạn có liên quan tới vĩnh hằng của cuộc sống, hiện hữu
giả của bạn không liên quan tới cái gì cả. Nó chỉ là cái vỏ mà xã hội đã trùm
lên bạn.
Nỗi sợ nảy sinh,
Maneesha này, bởi vì người ta sợ một mình. Nhưng kinh nghiệm của tôi là, phúc lạc
duy nhất trong cuộc sống là được một mình, không phải để ý tới bất kì cái gì thế
giới nói. Họ được tự do nói điều đó, bạn không cần phải bị quấy rối. Bạn tận hưởng
cuộc sống của bạn theo sáng suốt riêng của bạn, bạn sống cuộc sống của bạn theo
trực giác riêng của bạn.
Và bạn sẽ có khả năng
chết. Một cuộc sống của sự hoàn thành bao giờ cũng kết thúc trong cái chết cách
mạng vô cùng. Cái chết không có đó, bạn đi vào trong cái vĩnh hằng; cái chết trở
thành cánh cửa, không phải là chỗ chấm hết. Nhưng nó là cánh cửa chỉ cho cái thực;
với cái không thực nó là chấm hết.
Trước khi bạn đi vào
cuộc đua đi bộ đường trường để tìm ra bản thân bạn, chỉ vì cuộc hành trình này,
nhớ rằng nó là kinh nghiệm vui vẻ và vui đùa, nó không phải là điều nghiêm chỉnh....
Cecil B. Baloney, đạo
diễn phim Hollywood nổi tiếng, đang quay bộ phim mới của mình ở một nơi tại
Ireland.
Cảnh tiếp là đánh
nhau trên phố, và Cecil nảy ra một ý tưởng sáng chói để làm cho nó thật là thực.
Anh ta vẫy tay ra hiệu
cho Rock Hunk, ngôi sao điện ảnh, và anh ta nói, "Bây giờ, với việc đánh
nhau trên phố này, tôi muốn thử điều gì đó mới. Anh có thấy đôi dân địa phương
kia đang đi trên phố không? Tới và xúc phạm cô vợ đi. Thế rồi, khi người đàn
ông lao vào đánh anh, chúng ta sẽ bắt đầu quay phim. Đó sẽ là thực thuần khiết!"
Hunk nhún vai và bước
tới đôi kia, lại hoá ra là Paddy và Maureen O'Murphy, đi mua sắm. "Này,
anh bạn, bà này là vợ anh phải không?" Hunk hỏi một cách lạnh lùng.
"Đúng đấy,"
Paddy trả lời. "Sao?"
"Thế này,"
Rock nói, "bà ấy là một trong những người đàn bà xấu nhất mà tôi đã từng
thấy!"
Paddy quay sang nhìn
vào Maureen. "Em thấy chưa," Paddy nói, "anh ấy cũng nghĩ như vậy
đấy!"
Farmer O'Reilly tới
bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ hàng năm.
Sau khi kiểm tra bác
sĩ nói, "Anh có sức khoẻ tốt và mạnh khoẻ, nhưng một điều tôi phải nói cho
anh. Anh phải bắt đầu mặc đồ lót, bởi hai lí do. Thứ nhất, nó vệ sinh hơn, và
thứ hai, nó ấm hơn."
Thế là Farmer
O'Reilly mua cho mình bộ lót rồi mặc vào. Hôm sau anh đi ra cánh đồng thì anh
ta cần đi ỉa. Thế là anh ta trèo ra khỏi máy kéo, tụt quần dài ra, nhưng tất
nhiên lại quên mất không tụt bộ quần lót ra.
Khi anh ta đã đi
xong, anh ta kéo quần dài lên, nhìn lại đằng sau, và lẩm bẩm, "Ông bác sĩ
này nói phải, nó vệ sinh hơn."
Thế rồi anh ta trèo
vào máy kéo, ngồi xuống. "Lại phải nữa!" O'Reilly kêu lên ngạc nhiên.
"Nó ấm nữa!"
Trên chuyến đi đại
dương ở miền nam Thái bình dương con tầu bị chìm, để lại chỉ mỗi mười hai người
sống sót, những người đủ may mắn bơi được tới hòn đảo nhỏ gần đó.
Họ là hai doanh nhân
Pháp và thư kí của họ, hai doanh nhân Italia và thư kí của họ, hai giám đốc điều
hành dầu khí Mĩ và thư kí của họ, và hai doanh nhân Anh cùng thư kí của họ.
Sau một tuần, hai người
Pháp đi tới thoả thuận. Người này nhận cô thư kí vào thứ hai, thứ tư và thứ
sáu, còn người kia nhận cô thứ kí vào ngày còn lại. Vào chủ nhật, một cách tự
nhiên, cô ấy nhận cả hai người.
Sau một tuần, một
doanh nhân Italia bắn chết người Italia kia để cho anh có thể chiếm cô thư kí
toàn bộ cho mình.
Sau một tuần, hai
giám đốc điều hành Mĩ và thư kí của họ vẫn chờ đợi hướng dẫn từ văn phòng đầu
não ở Texas.
Nhưng sau hai ngày,
hai doanh nhân Anh bắn chết cô thư kí, để cho họ có thể có nhau!
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể hoàn toàn bị đông cứng. Bây giờ, nhìn vào bên trong, với toàn
bộ thôi thúc, cứ dường như đây là khoảnh khắc cuối của bạn.
Đi sâu hơn bằng mọi
tâm thức của bạn như mũi giáo xuyên vào trung tâm con người bạn. Trung tâm này
thuộc vào vĩnh hằng. Tại trung tâm này bạn bỗng nhiên trở thành phật, bởi vì bạn
cũng trở thành vĩnh hằng.
Phật là đỉnh cao nhất
của tâm thức bạn, chính đỉnh Everest. Và chừng nào bạn còn chưa đạt tới đỉnh
Everest này, bạn vẫn không hoàn thành tiềm năng của mình.
Bạn khôngđược sinh ra
chỉ là con người tầm thường. Định mệnh của bạn là thượng đế. Ít hơn thế sẽ
không có tác dụng. Và vấn đề không phải là trở thành phật, vấn đề đơn giản là
việc nhớ lại. Đó chính là bản tính của bạn.
Để làm cho điều đó
thành tuyệt đối rõ ràng,
Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi. Vẫn còn
là nhân chứng cho thân thể và tâm trí, chỉ là nhân chứng bởi vì đó là phẩm chất
duy nhất thuộc vào vĩnh hằng. Đó là phẩm chất duy nhất, đó là bản tính của bạn.
Điều đó không được trao cho bạn. Điều đó là chính cái ta của bạn. Chỉ quan sát
im lặng và an bình. Bạn không là thân thể không là tâm trí. Và thế rồi bỗng
nhiên vụ nổ lớn xảy ra, nhân chứng của bạn lấy dạng phật.
Tối này đã đẹp theo
cách riêng của nó. Nhưng hàng nghìn ngôi sao đã được bổ sung thêm cho nó bởi việc
chứng kiến cái ta của bạn. Tại khoảnh khắc này không có mười nghìn chư phật mà
chỉ một đại dương tâm thức. Tất cả mọi phân tách biến mất. Đây là sự huy hoàng
vĩ đại nhất có sẵn cho bạn, và chỉ cho bạn thôi.
Ngoại trừ con người
không con vật nào khác có thể đạt tới điểm này của phật tính. Đó là đặc quyền của
bạn. Hàng nghìn đoá hoa đang mưa rào lên bạn, của an bình, của im lặng, của
tình yêu, của niềm vui. (Tiếng sấm rền phá tan sự im lặng…) Những đám nây đã tới
để xác nhận điều đó.
Trước khi Nivedano gọi
các bạn quay lại, thu lấy thật nhiều hoa, thật nhiều hương thơm mà bạn có thể
làm được, bởi vì bạn phải sống phật hai mươi bốn tiếng. Đấy không phải là vấn đề
thiền trong vài phút. Vài phút của thiền chỉ là việc hồi tưởng, mọi ngày làm
sâu sắc hơn vào trong bản tính của con người bạn. Nhưng bạn phải sống nó hai
mươi bốn tiếng trong mọi hành động, trong mọi lời nói, trong mọi im lặng, trong
mọi cử chỉ. Nếu bạn có thể sống cách thức phật được giả thiết sống, thì cuộc sống
của bạn sẽ trở thành điệu vũ, bài thơ, âm nhạc.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại. Nhưng quay
lại như chư phật. Ngay cả trong việc tới của bạn, biểu lộ sự duyên dáng của phật,
im lặng, an bình. Ngồi xuống vài phút, để hồi tưởng lại kinh nghiệm ấy, không
gian bạn đã tới thăm, con đường bạn đã theo
Và làm cho nó thành
điểm ghi nhớ trong cuộc sống thường ngày của bạn rằng bạn đang mang phật bên
trong mình, rằng bạn đang mang thai phật. Và bạn phải cẩn thận về điều đó. Nó
là việc rất tinh tế.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội
mười nghìn chư phật chứ?
Vâng, thưa Osho.
Xem Tiếp Chương 9 –
Quay Về Mục Lục
Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF
Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê
0 Đánh giá