Chương 9. Chỉ Đi Dạo Buổi Sáng

Chương 9. Chỉ Đi Dạo Buổi Sáng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Nam Tuyền (Nansen)

Điểm Khởi Hành – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 9. Chỉ Đi Dạo Buổi Sáng









Nghe hoặc Tải MP3 'Nam Tuyền (Nansen) – Điểm Khởi Hànhê


Osho ơi,

Nam Tuyền có lần đi vào vườn và, thấy một sư ở đó, liền ném một mảnh ngói vỡ vào ông ta và đánh ông ta.

Khi sư này quay đầu lại, Nam Tuyền giơ một chân lên. Sư không đáp ứng lại. Nam Tuyền quay về chùa và sư này đi theo ông ấy và xin được học, nói "Thầy vừa ném mảnh ngói vào tôi và đánh tôi. Thầy đã không làm điều này như cách thức khuấy động tôi chứ?"

Nam Tuyền nói, "Thế việc giơ chân lên thì sao?"

Sư im.

Một lần khác, một sư tới và đứng trước Nam Tuyền chắp tay. Nam Tuyền nói, "Một thường dân vĩ đại đây!"

Sư vỗ tay.

Nam Tuyền nói, "Một sư vĩ đại!"

Maneesha, không có gì trong tài liệu thế giới sánh được với giai thoại thiền. Chúng hàm chứa thế với nghĩa mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể hiểu được, mặc dầu ngay cả người già nhất có thể không hiểu được chúng. Để hiểu những giai thoại này bạn phải học toàn bộ ngôn ngữ của Thiền. Nó có thế giới riêng của nó.

Tất nhiên nó nói ngôn ngữ của bạn nhưng nó cho mầu sắc hoàn toàn mới, nghĩa mới hoàn toàn cho cùng những từ hay cử chỉ cũ. Thông thường nhất nó nói theo cử chỉ. Những người ở bên ngoài dòng Thiền sẽ thấy nó có hơi chút lập dị, quái chiêu, nhưng nó hoàn toàn lành mạnh; chỉ ý nghĩa của nó là phải được giải thích cho bạn. Những người đã nghiên cứu và thiền trong giới Thiền không cần giải thích nào; họ lập tức bắt lấy cử chỉ. Nhưng điều đó không đúng cho người bên ngoài giới Thiền. Giai thoại này là minh hoạ hay.

Nam Tuyền có lần đi vào vườn và, thấy một sư ở đó, liền ném một mảnh ngói vỡ vào ông ta và đánh ông ta. Khi sư này quay đầu lại, Nam Tuyền giơ một chân lên.

Bây giờ có điều gì đó Nam Tuyền muốn truyền đạt qua cử chỉ này, nhưng sư này bị lỡ.

Khi sư này quay đầu lại, Nam Tuyền giơ một chân lên. Sư không đáp ứng lại. Nam Tuyền quay về chùa và sư này đi theo ông ấy và xin được học, nói "Thầy vừa ném mảnh ngói vào tôi và đánh tôi. Thầy đã không làm điều này như cách thức khuấy động tôi chứ?"

Nam Tuyền nói, "Thế việc giơ chân lên thì sao?"

Sư im.

Cử chỉ này là cổ điển. Sư này chỉ mới quay lại được nửa chừng khi ông ta bị đánh, ông ta quay lại nửa chừng và nhìn vào thầy. Đó là lí do tại sao thầy lại giơ một chân lên. Thầy đang nói, "Quay một cách toàn bộ; nửa chừng sẽ không có tác dụng. Làm không tận tâm ông không thể đi vào trong bản thân bạn được. Quay toàn bộ đi." Đó là ý nghĩa của việc giơ một chân lên: "Ông đang làm điều đó, nhưng rất miễn cưỡng."

Có những điều có thể được làm một cách miễn cưỡng. Trên cả thế giới bất kì điều gì chúng ta đang làm, chẳng có gì đòi hỏi toàn bộ con người bạn phải tham gia vào trong đó. Nhưng khi có liên quan tới cuộc hành hương bên trong, toàn bộ con người của bạn được cần tới. Không cái gì phải bị bỏ lại đằng sau. Bạn phải tập hợp toàn thể tâm thức của mình lại. Trong chính việc tập hợp đó bạn lại gần hơn với trung tâm.

Ngay bây giờ chúng ta đang sống ở chu vi, hoàn toàn quên mất về trung tâm, vậy mà trung tâm là cội nguồn và trung tâm là mục đích. Tại chính trung tâm của con người bạn là mối nối với vũ trụ. Tại đó bạn không là bạn. Tại chính trung tâm bạn biến mất, chỉ còn lại tâm thức thuần khiết, hương thơm.

Mọi người sợ đi vào trong, bởi lí do đơn giản họ có thể cảm thấy, tất nhiên một cách vô ý thức, rằng họ có thể tồn tại chỉ như nhân cách trên chu vi. Nếu họ đi sâu hơn vào con người riêng của mình, họ sẽ phải bỏ lại các nhân cách của mình, bản ngã của mình, sự kính trọng của mình; tất cả những cái họ đã thu thập được sẽ phải bị bỏ lại. Họ sẽ phải đi một mình như tâm thức, tâm thức thuần khiết.

Và nỗi sợ tối thượng về việc tan biến cái ta vào trong vũ trụ... Khi dòng sông tới đại dương, họ nói rằng nó dừng lại một khoảnh khắc, nghĩ hai lần, nhìn lại sau - tất cả những thung lũng và núi non đẹp đẽ kia - ngần ngại, mong manh, sợ việc lấy bước nhảy vào trong đại dương, bởi vì việc nhảy đó nghĩa là bạn sẽ không còn nữa. Nhưng đó mới chỉ là một nửa chân lí. Việc nhảy đó cũng có nghĩa là bạn sẽ trở thành đại dương.

Tôi đã kể cho bạn về nhà huyền môn Ấn Độ vĩ đại, Kabir. Vào thời trẻ của mình, ông ấy đã viết một bài thơ nhỏ trong đó ông ấy nói, "Khi tôi đạt tới chính trung tâm của mình tôi cảm thấy dường như giọt sương đã trượt khỏi lá sen vào trong đại dương." Đó là một phát biểu hay. Nhưng vào lúc ông ấy chết, ông ấy gọi con trai mình tới và bảo anh ta, "Đổi nó đi bởi vì bây giờ ta biết nhiều hơn. Đó đã quen biết đầu tiên của ta với đại dương. Và ta đã cảm thấy vào lúc đó rằng rằng giọt sương đã biến mất vào trong đại dương. Đổi nó đi; viết rằng đại dương đã biến mất vào trong giọt sương. Bây giờ ta có thể nói với thẩm quyền."

Nỗi sợ là một mặt. Bạn đã không tính tới toàn thể việc nhận biết ra.

Nam Tuyền ném sư này bằng viên ngói. Nam Tuyền là người bắt đầu ném, tát, đánh, chỉ để đánh thức bạn. Chúng ta nửa thức nửa tỉnh theo quan niệm của Thiền. Việc thức của chúng ta không phải là đích thực và toàn bộ. Chúng ta gần như người mộng du, ngủ, và cũng làm việc với mắt nhắm, và nếu bạn trở nên mang tính quan sát nhiều hơn, bạn sẽ thấy điều đó trong bản thân bạn rằng nhiều hành động bạn đang làm giống như người máy, bạn đã làm chúng biết bao nhiêu lần.

George Gurdjieff hay nói rằng tâm trí con người có chức năng của robot. Ngay ban đầu bạn phải học, bạn có chút ít nhận biết. Một khi bạn đã học được điều gì đó rồi, bạn không cần nhận biết nào nữa; một khi bạn đã học được điều gì đó, điều đó được chuyển thành phần người máy của tâm trí bạn. Thế thì điều đó trở thành được máy tính hoá; thế thì bạn có thể ngủ và tâm trí sẽ làm việc.

Việc bắt đầu ném sư này của Nam Tuyền là rất biểu tượng; bởi vì nếu ai đó bị đánh mà chẳng có lí do nào, thì một cách tự nhiên trong một khoảnh khắc người đó tỉnh dậy. Một khoảnh khắc người đó thoát ra khỏi đám đông dầy đặc những ý nghĩ, bởi vì điều đó vô lí thế. Nếu điều đó đã là có lí thì nó đã không gây rối; người này đã hợp lí hoá tại sao Nam Tuyền lại làm điều đó.

Nhưng bởi vì người đó không thể hợp lí hoá được - không có lí do, người đó đã chẳng làm gì sai; người đó đơn giản làm việc trong vườn, và thầy bỗng nhiên lấy viên ngói vỡ và ném mạnh vào người đó - tâm trí dừng lại một khoảnh khắc.

Người đó quay sang nhìn vào thầy; vào khoảnh khắc đó thầy giơ một chân lên. Điều đó người đó có thể không hiểu được. Thầy đang nói, "Ông đã quay chỉ lưng chừng; quay toàn bộ đi, và quay vào trong, không hướng tới ta. Ta chỉ là một đối tượng bên ngoài."

Không thầy đích thực nào muốn đệ tử của mình hướng về thầy, bởi vì điều đó đem họ đi xa khỏi bản thân họ. Chỉ thầy giả, thầy rởm, mới cố gắng làm mọi người nhìn vào ông ta, buông xuôi theo ông ta, tận tâm với ông ta, hết lòng với ông ta; toàn bộ mối quan tâm của ông ta là ở chỗ tâm thức của đệ tử phải nhằm tới ông ta.

Đây là cách duy nhất để phát hiện ra liệu thầy có phải là đích thực hay rởm. Thầy đích thực cố gắng theo mọi cách có thể để quay bạn vào bên trong. Mọi thứ bên ngoài đều khách quan: nó sẽ chẳng bao giờ cho phép bạn biết thực tại chủ quan của mình; nó sẽ chẳng bao giờ cho phép bạn biết tới lãnh thổ bên trong của bạn, nơi là ngôi đền của bạn, nơi đang ẩn giấu phật của bạn, nơi bạn sẽ đạt tới điểm cao nhất của tâm thức.

Một lần khác, một sư tới và đứng trước Nam Tuyền chắp tay. Nam Tuyền nói, "Một thường dân vĩ đại đây!"

Một thường dân không phải là đệ tử nhưng có lòng biết ơn sâu sắc, sự kính trọng đối với những người đã đạt tới, người đã đi tới điểm bùng nổ tối thượng. Chắp tay ở phương Đông là biểu tượng của sự kính trọng. Nó cũng biểu thị cho sự khiêm tốn.

Nam Tuyền nói, "Một thường dân vĩ đại đây!"

Sư vỗ tay.

Nam Tuyền nói, "Một sư vĩ đại!"

Trên bề mặt tất cả những phát biểu này có vẻ phi lí, ngớ ngẩn. Điều sư này nói bằng việc vỗ tay là, "Tay tôi không chết, chúng không giống như tượng. Tình yêu của tôi và lòng biết ơn của tôi là sống động. Thầy không nên gọi tôi là thường dân, tôi là kẻ lữ hành." Chuyển động của đôi bàn tay nghĩa là tay không được làm bằng đá hay gỗ, chúng sống động.

Và Thiền là tôn giáo của những người tôn thờ duy nhất cuộc sống, không thượng đế đá, không tượng, không Thượng đế trên trời. Tất cả những cái đó đều là hư cấu đối với Thiền. Thiền yêu cuộc sống này trong sự khẳng định toàn bộ. Với Thiền không có gì nhiều hơn cuộc sống này đối với sự tồn tại; bạn chỉ phải đi sâu hơn vào trong nó, nơi không gian và thời gian cả hai đều bị bỏ lại đằng sau, nơi bạn đi vào trong sự siêu việt. Thiền không có thượng đế, Thiền không có lời cầu nguyện; không có ai để mà cầu cả. Thiền tuyệt đối liên quan tới cõi bên trong, không với bên ngoài.

Tất cả các tôn giáo đều quan tâm tới cái bên ngoài: thượng đế ở đâu đó trên các tầng mây. Thiền cười vào những thượng đế như vậy. Con người đã tạo ra chúng từ nỗi sợ: con người cần sự bảo vệ, con người cảm thấy đơn độc, con người cảm thấy sợ chết, con người cần một thượng đế bảo vệ. Tất cả mọi thượng đế đều là hư cấu; nhưng họ có sự tiện dụng nào đó: họ an ủi. Thiền không tin vào sự an ủi, nó tin vào việc nhận biết.

Và nếu bạn muốn biết cuộc sống là gì... từ bên ngoài bạn chỉ có thể biết tới bề mặt. Chỉ đào sâu vào trong con người riêng của mình bạn mới có khả năng biết cuộc sống từ bên trong và khoảnh khắc bạn biết cuộc sống từ bên trong thì toàn thể sự tồn tại của bạn trở thành điệu vũ, niềm vui, phúc lạc, biết ơn với sự tồn tại. Thiền có cách tiếp cận hoàn toàn khác với bất kì tôn giáo nào. Khi có liên quan tới tôi thì Thiền là tôn giáo duy nhất, các tôn giáo khác là đổ thay thế rởm.

Nam Tuyền có hàng nghìn đệ tử. Một trong các đệ tử, Sekiso, đã viết bài thơ nhỏ:

Cơn bão mạnh đập vào nó

nhưng nó chẳng hề di chuyển chút nào.

hoang vu và đơn độc,

sắc bén và tràn đầy sức mạnh,

nó bay vút lên như lông chim.

Tôi trao việc vắng mặt của mình cho người

đã lên đến thượng đỉnh.

việc bước, ngồi, nằm,

người đó làm mọi thứ cứ dường như

người đó ra ngoài để tản bộ.

Một bài thơ hay, mô tả đích xác trạng thái của người đã đạt tới những đỉnh cao ánh sáng của tâm thức. Mọi thứ với người đó chỉ là vui đùa, cứ dường như người đó đã đi dạo vào buổi sáng, khi mặt trời đang mọc; chỉ đi dạo buổi sáng: không mục đích, người đó có thể rẽ ở bất kì đâu, người đó không định đi đâu cả, không chủ định, chỉ niềm vui tột đỉnh của buổi sáng và làn gió mát, và mặt trời lên, và chim hót, và hoa nở, và không khí hương thơm ngát. Nhưng không chủ định nào về phần của người đó, không mục đích của riêng người đó, chỉ là niềm vui tột đỉnh.


Thật không may cho những người chưa bao giờ nhìn mặt trời mọc, mặt trời lặn, nhìn đêm đầy sao. Đây tất cả đều là những điều không tiện dụng, và những người như vậy quá quan tâm tới tiền bạc, quyền lực. Toàn bộ mối quan tâm của họ là với những điều nhỏ nhặt tầm thường. Trong Thiền, tự nhiên ở trong tất cả mọi dạng của nó: dù đó là trời mưa, hay có mây giông, hay sét, dù đó là buổi sáng, hay buổi tối, hay đêm khuya khi mọi thứ trở nên im lặng... Thiền liên tục quan sát tất cả những điều này, chứng kiến mọi điều này. Với người đã tìm thấy nhân chứng, toàn thể sự tồn tại này trở thành điều kì diệu mênh mông.






Sekiso nói, Cơn bão mạnh đập vào nó, đập vào nhân chứng, nhưng nó chẳng hề di chuyển chút nào; nhân chứng không bao giờ di chuyển. Nó là phần bất động trên thế giới. Mọi thứ đều di chuyển và thay đổi; chỉ một thứ không bao giờ thay đổi, đó là cái ẩn bên trong bạn tại trung tâm.

Heraclitus nói, "Bạn không thể bước hai lần vào một dòng sông." Nhưng không may là ở phương Tây, các triết gia, các nhà thần học, cái gọi là những người tôn giáo lại chưa bao giờ truy vấn về nhân chứng đó. Nếu mà tôi gặp Heraclitus ở đâu đó - và người ta chẳng bao giờ biết được, trong vũ trụ mênh mông này tôi có thể gặp ông ấy lắm chứ - thì tôi muốn bảo ông ấy, "Đúng là ông không thể bước hai lần vào cùng một dòng sông vì dòng sông liên tục chuyển động. Nhưng ông đã quên mất một điều, ông đã quên mất bản thân ông."

Cùng nhân chứng đó có thể bước vào hàng nghìn dòng sông. Các dòng sông thay đổi không làm thay đổi nhân chứng. Gương có thể phản xạ hàng nghìn thứ; những thứ phản xạ đó không làm thay đổi gương. Việc phản xạ tới rồi đi mà không để lại dấu vết gì đằng sau, không dấu chân, chỉ có mỗi gương. Và gương này đã là việc tìm kiếm của phương Đông. Khi tôi nói 'nhân chứng', tôi ngụ ý phẩm chất của tâm thức bạn tựa gương, đơn giản phản xạ.

Cơn bão mạnh đập vào nó

nhưng nó chẳng hề di chuyển chút nào.

hoang vu và đơn độc,

sắc bén và tràn đầy sức mạnh,

nó bay vút lên như lông chim.

Tôi trao việc vắng mặt của mình cho người

đã lên đến thượng đỉnh.

việc bước, ngồi, nằm,

người đó làm mọi thứ cứ dường như

người đó ra ngoài để tản bộ.

Maneesha đã hỏi:

Osho ơi,

Những bài thơ hay kệ mà thầy nói tới cho từng buổi tối có vẻ đương đại thế - cứ dường như chúng đã được viết về thầy và đệ tử của thầy. Vậy mà chúng đã tới với chúng tôi từ nhiều thế kỉ trước.

Có phải đó là một thuộc tính của chân lí, mà nó vang vọng cho mọi người ở mọi nơi, vào mọi thời đại, những người đang tìm kiến nó?

Maneesha, mọi nghệ thuật đều có thể được mô tả hoặc như nghệ thuật khách quan hoặc như nghệ thuật chủ quan. Nghệ thuật chủ quan bạn sẽ tìm thấy ở mọi nơi; nó tới từ cảm giác của bạn, từ trái tim bạn, từ tâm trí bạn trong những bức tranh, trong thơ ca, trong âm nhạc.

Nhưng nghệ thuật khách quan tới từ sự trống rỗng của trái tim bạn; bạn chỉ trở thành ống sáo, cây tre hổng và vũ trụ ca hát qua bạn. Công trạng duy nhất của bạn là ở chỗ bạn không tạo ra bất kì chướng ngại nào, bạn đơn giản cho phép vũ trụ thổi qua bạn. Với con người bạn trong sự buông bỏ và cho phép vũ trụ thổi qua bạn, tính khách quan được tạo ra.

Không có nhiều nghệ thuật khách quan trên thế giới này, bởi vì trước khi nghệ thuật khách quan có thể được tạo ra thì bạn phải trở thành cây tre hổng; mà bạn lại cứng rắn thế, bản ngã của bạn ương ngạnh thế. Trước khi tạo ra nghệ thuật khách quan, bạn phải khiêm tốn thế, gần như không ai cả. Trong sự vắng bóng của bạn trận hồng thuỷ vũ trụ vĩ đại kéo tới. Trận hồng thuỷ đó có thể trở thành bài thơ, bức tranh, âm nhạc, điệu vũ, tác phẩm điêu khắc. Hàng nghìn chiều hướng đều có sẵn, bạn chỉ cho phép nó.

Những bài kệ này đều là nghệ thuật khách quan; chúng không được soạn ra, chúng đã bay ra qua trái tim im lặng, trống rỗng.

Tôi đã kể cho bạn về nhà thơ Anh vĩ đại Coleridge. Khi ông ấy chết ông ấy để lại bốn mươi nghìn bài thơ dang dở. Cả đời ông ấy bạn bè ông ấy đều nài nỉ, "Sao ông không hoàn thành chúng đi? Chỉ thiếu mỗi một dòng thôi, bằng không thì đây sẽ là một bài thơ lớn."

Ông ấy nói "Các ông không hiểu tôi. Tôi không viết, tôi không soạn, tôi ở trong tay của vũ trụ. Khi nó tới, thì nó tới. Khi nó dừng, thì nó dừng. Tôi chẳng có cách nào thêm cái gì hay soạn ra cái gì."

Một sự việc kì lạ xảy ra khi Rabindranath Tagore được trao giải thưởng Nobel. Ông ấy đã được tặng giải thưởng Nobel vì một cuốn sách thơ nhỏ, Gitanjali, 'Cúng dường bài ca'. Nguyên gốc cuốn sách này đã được viết trong tiếng Bengali là tiếng mẹ đẻ của ông ấy; thế rồi ông ấy dịch nó sang tiếng Anh. Nhưng ông ấy lại ngần ngại bởi vì nó không hay như trong tiếng mẹ đẻ của ông ấy.

Thế là ông ấy đi hỏi một nhà truyền giáo lớn đang ở đây ở Ấn Độ, Andrews, "Xin ông đọc qua và nếu ông tìm thấy cái gì sai về văn phạm, ngôn ngữ trong đó, xin giúp tôi để tôi có thể thay đổi nó được không?"

Andrews là một nhà truyền giáo rất có học. Ông ấy đọc qua cả bài thơ và ông ấy cảm động lắm. Nhưng tại bốn điểm ông ấy nói, "Nếu ông đổi bốn từ này, nó sẽ đầy đủ như nó có thể vậy." Rabindranath đổi lại bốn từ đó.

Bạn của Rabindranath, bản thân ông ấy cũng là nhà thơ lớn, Yeats, đã tổ chức một buổi họp mặt các nhà thơ, tại đó Rabindranath được mời đọc cuốn Gitanjali lần đầu tiên ở London. Mọi người đều cảm động lắm. Đó là cuốn sách cực hay; chỉ có vài cuốn sách trên văn đàn thế giới mới có thể được sánh với nó.

Nhưng bản thân Yeats lại có vẻ đôi chút quan tâm. Ông ấy nói với Rabindranath, "Mọi thứ đều có vẻ phải cả, chỉ có mỗi bốn từ là có cái gì đó đi sai."

Và bốn từ đó là bốn từ mà Andrews đã đưa vào. Yeats lấy ra đích xác bốn từ này và bảo ông ấy rằng, "Mạch thơ dường như bị ngắt lại, ai đó khác đã đi vào, hiểu biết đấy... có lẽ từ riêng của ông có thể đã không có tính văn phạm. Điều đó không thành vấn đề, điều đó là tự do của nhà thơ để cởi mở trái tim mình, không bận tâm tới văn phạm và không bận tâm tới qui tắc ngôn ngữ. Ông đặt lại từ của ông vào đi."

Và Rabindranath đổi lại những từ của mình vào chỗ mà Andrews đã đổi, và Yeats nói, "Bây giờ tôi cảm thấy mạch thơ mới đầy đủ, không có các chỗ vấp váp."

Điều đó cũng là kinh nghiệm riêng của Yeat, rằng bất kì khi nào một bài thơ giáng xuống từ cõi bên kia, và bạn chỉ ở đầu nhận, nếu bạn cố cải tiến nó, nó mất đi cái bí ẩn, cái huyền bí của nó. Nó trở thành mang tính con người; nó mất đi phẩm chất của điều thiêng liêng.

Maneesha, kệ không thuộc vào thời gian. Không nghệ thuật khách quan nào thuộc vào thời gian cả; nó là vĩnh viễn, bởi vì nó tới từ bên ngoài tâm trí, từ bản thân vĩnh hằng. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy dường như những bài kệ này được viết cho bạn. Những sự việc này đã xảy ra cho bạn. Điều này sẽ vĩnh viễn như vậy; khi mà con người cứ tìm kiếm chân lí bên trong thì những bài kệ này sẽ vẫn còn đương đại, những giai thoại này sẽ không trở nên lạc hậu

Trước khi bạn đi dạo buổi sáng... chỉ để bạn biết rằng bạn phải quay lại... Tôi đã bị lên án trên khắp thế giới - cũng là tốt cho tôi - bởi vì tôi buộc bạn đi vào, đi vào. Và nếu bạn thực sự đi vào, bạn mất tiêu! Khi có liên quan tới tôi, tôi sẽ bảo bạn đi chậm thôi, và nhớ quay lại. Tôi đang phái bạn đi với vé khứ hồi!

Hôm nay là ngày nghỉ của các y tá, cho nên bác sĩ Bones ngó đầu vào phòng đợi và nói, "Ai tiếp đây?"

"Tôi ạ, thưa bác sĩ," Kowalski nói, đứng dậy.

"Anh bị gì vậy?" Bones hỏi.

"Tôi bị đau ở chim," Kowalski đáp. Bones tóm lấy tay Kowalski và lôi anh ta vào phòng mình.

"Đừng bao giờ nói như thế nữa nhé!" ông ta kêu lên. "Đặc biệt là khi phòng đợi của tôi đầy người. Lần sau, nói rằng mũi anh hay mắt anh đau là được!"

Vài tuần sau, Kowalski lại tới. Đó lại là ngày y tá nghỉ, cho nên Bones lại thò đầu ra khỏi phòng khám bệnh của mình, và hỏi, "Ai tiếp đây?"

"Tôi ạ, thưa bác sĩ," Kowalski nói, đứng dậy.

"Đau gì vậy?" Bones hỏi. "Mũi tôi lại làm phiền tôi, bác sĩ," Kowalski đáp.

"Có chuyện gì với nó?" Bones hỏi.

"Thế này, bác sĩ," Kowalski nói, "tôi không thể đi đái từ đó được!"

Chuyện cười này bao giờ cũng làm tôi nhớ tới một ông shankaracharya đang thuyết giáo ở Bombay. Một quí bà ngồi ngay hàng đầu, rất giầu có, cùng đứa con nhỏ. Và đứa con thì liên tục bảo mẹ nó, "Con buồn đái! Con buồn đái cơ!" Còn ông shankaracharya bị phiền phức lắm vì ông ấy đang nói về những điều lớn lao. Và mọi người đều cười và phải kìm tiếng cười của mình lại, nhưng đứa bé thì cứ nhai nhải: "Mẹ phải cho phép con, nếu không con sẽ đái ra đây đấy! Buồn đái quá rồi!"

Cuối cùng ông shankaracharya phải chấm dứt buổi thuyết pháp nhanh chóng hơn. Ông ấy lôi quí bà này sang bên và bảo bà ấy, "Bà phải dạy văn hoá nào đó cho đứa trẻ chứ. Nó phá rối cả buổi thuyết giáo tâm linh."

Người đàn bà này hỏi, "Tôi có thể làm được gì? Nó cứ nheo nhẻo đòi đi với tôi. Và nó không thể ngồi quá lâu được. Cho nên vấn đề này về, 'Con buồn đái!' bao giờ cũng tới."

Ông shankaracharya nói, "Bà phải bảo nó rằng bất kì khi nào nó cảm thấy buồn đái, thì đừng dùng từ 'đái'. nói 'Mẹ ơi, con muốn hát.' Và thế rồi bà có thể đem nó đi ra phòng vệ sinh; chẳng ai sẽ biết 'hát' là gì."

Vài tháng sau ông shankaracharya đến ở trong chính ngôi nhà của quí bà nọ. Và cũng là tình cờ bà này nói với ông shankaracharya, "Người nhà tôi mới mất. Tôi và chồng tôi phải đi ngay và chúng tôi có thể không về trước buổi sáng. Mà đứa trẻ này lại quen ngủ với tôi hay bố nó. Cho nên nếu ông không thấy phiền, ông có thể ngủ cùng nó được không?"

Ông shankaracharya nói, "Không có vấn đề gì, nó có thể ngủ cùng tôi được."

Nhưng nửa đêm vấn đề mới xảy tới. Đứa trẻ huých ông shankaracharya và nói, "Cháu muốn hát!"

Ông shankaracharya nói, "Cháu ngốc lắm, giữa đêm hôm thế này, cháu lại muốn hát sao?! Cháu quấy rối giấc ngủ của ông và cháu sẽ quấy rối giấc ngủ của người khác nữa. Im đi và ngủ đi!"

Nhưng sau vài phút đứa bé lại huých ông shankaracharya, và nó nói, "Cháu cố hết sức rồi, nhưng cơn hát đang tới nhanh lắm!"

Ông shankaracharya nói, "Ông chưa bao giờ thấy cơn hát lại tới nhanh tới mức cháu không thể đợi được đến sáng mai."

Nó nói, "Lạy trời, mãi đến sáng cơ! Cháu không thể đợi thêm được một phút nữa! Ông bảo cháu, cháu có thể hát hay không?!"

Ông shankaracharya nghĩ một chốc. Chẳng có ai khác để hỏi làm cái gì, cho nên ông ấy nói, "Cháu làm một việc thôi. Cháu hát rất khẽ vào tai ông đây, để cho không ai bị quấy rầy. Thế rồi được thoả mãn đi!"

Đứa bé nói, "Nếu ông nói thế thì cháu sẽ làm điều đó! Nhưng ông đừng nói gì về điều đó với ai nhé! Không nói cả với mẹ cháu, không nói với bố cháu. Nếu không thì cháu bị đánh đấy!"

Ông ấy nói, "Sao cháu lại bị đánh? Cháu chỉ hát hay còn làm cái gì khác?"

Nó nói "Mỗi hát thôi!"

Thế là ông shankaracharya chìa tai mình ra cho nó, và đứa bé 'hát' vào tai ông ấy! Ông shankaracharya nhảy dựng lên! Ông ấy nói, "Cháu ngốc thế! Đây mà là hát à?!"

Nó nói "Ông đã quên rồi. Chính ông đã gợi ý cho mẹ cháu rằng thay vì nói 'Con buồn đái', thì cháu phải nói 'Con muốn hát'. Và bây giờ ông lại thay đổi."

Thế là ông shankaracharya nhớ lại, và ông ấy nói, "Lạy trời, mình sẽ chẳng bao giờ thay đổi từ của bất kì ai nữa."

Đổi từ là nguy hiểm!

Một nhóm du khách Mĩ sắp sửa vào khách sạn Limerick ở Ireland, thì bỗng nhiên cửa xoay quay vòng và phóng ra ông già O'Grady.

O'Grady đi ra, phóng nhanh quanh chỗ đậu xe của khách sạn, tạo ra tiếng ồn như động cơ ô tô. Ông ấy chạy quanh đổi số, bấm còi, làm tín hiệu tay, và rồi đi ra phố.

Một trong những khách du lịch Mĩ buông chiếc máy ảnh của mình và quay sang Seamus, người đang nghiêng sang phía khách sạn.

"Tất cả những cái đó là gì vậy?" ông khách du lịch hỏi.

"Ồ," Seamus đáp, "đó là ông già O'Grady. Ông ấy có chút lập dị, và ông ấy bao giờ cũng 'lái' vòng quanh như thế khi ông ấy đã uống vài cốc rượu."

"Được đấy," ông khách khụt khịt, "sao ông không thử dừng ông ấy lại?"

"Bây giờ tại sao tôi lại phải muốn làm điều đó," Seamus hỏi, "khi mà ông ấy trả cho tôi năm đô la mỗi tuần để rửa xe?!"

Bé Alice đang bước đi trên bãi biển thì nó thấy Chester Cheese nằm trên cát với mỗi tờ báo che máy của mình.

Bé Alice nhìn Chester đang ngáy một lúc, rất tò mò. Cuối cùng không thể cưỡng lại được, nó lay Chester dậy và nói, "Này, thưa ông. Cái gì chuyển động dưới tờ báo của ông thế?"

Chester, còn ngái ngủ nhấp nháy mắt, nhìn vào Bé Alice và lẩm bẩm, "Ô, đấy là con chim quí của tôi đấy."

Chester lại rơi vào giấc ngủ trong khi Alice đứng đó và quan sát tờ báo bí ẩn, chuyển động.

Cuối cùng, nó không thể đợi lâu hơn được, cho nên nó đi tới Chester và nhìn trộm vào phía dưới tờ báo. Điều tiếp mà Chester biết là anh ta tỉnh dậy trong bệnh viện với cái máy của mình bị băng bó, và đau khủng khiếp.

"Chuyện gì xảy ra vậy?" anh ta rền rĩ với cô y tá.

"Có lẽ," cô y tá đáp, "anh nên hỏi cô bé này. Cô ấy tới cùng anh."

Chester nhìn vào Bé Alice. "Vậy sao?" anh ta hỏi. "Có chuyện gì vậy?"

"Thế này," Alice nói một cách kiên quyết. "Cháu quyết định nhìn con chim quí của bác, nhưng ngay khi cháu nâng tờ báo lên và bắt đầu chơi với nó, thì nó ngóc lên và nhổ vào cháu.

"Thế là cháu tóm lấy nó, vặn cổ nó, bóp nát trứng của nó và dẫm lên tổ nó!"

Bây giờ Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại, và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Bây giờ, nhìn vào bên trong. Thu mọi tâm thức của bạn như mũi giáo. Đi tới trung tâm của con người bạn. Tại trung tâm là tất cả mọi bí mật của cuộc sống. Trung tâm là ở ngoài sinh và bên ngoài chết.

Một cách biểu dụ chúng ta gọi trung tâm này là phật, người đã thức tỉnh. Tại khoảnh khắc này, tất cả các bạn đều là chư phật. Và nhớ, là phật không có nghĩa là phật tử.

Vấn đề không phải là theo ai cả. Vấn đề không phải là cải đạo. Vấn đề là đánh thức chiều sâu riêng của bạn, trung tâm riêng của bạn.

Cuộc sống bình thường của bạn được sống ở chu vi. Thiền nghĩa là đi từ chu vi vào trung tâm. Và trung tâm này không phải chỉ là của bạn. Nó là trung tâm của toàn thể vũ trụ.

Chúng ta tách biệt ở chu vi, tại trung tâm chúng ta là một, một thực tại đại dương. Cái một này đem tới phúc lành vô cùng, im lặng lớn, phúc lạc sâu sắc.

Đi ngày một sâu hơn đi. Bạn càng đi sâu hơn, bạn càng tới gần hơn với trung tâm vũ trụ. Không sợ hãi gì cứ đi tiếp, cho tới khi bạn cảm thấy phật nảy sinh trong bạn.

Người ta phải không trở thành phật; phật là chính bản tính của chúng ta. Chúng ta được sinh ra cùng nó. Chúng ta đem nó bên trong chính linh hồn mình. Mọi người đều thai nghén phật. Vấn đề chỉ là khám phá ra, chỉ là vấn đề nhớ lại, bạn là ai.

Để làm điều đó rõ ràng hơn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi. Chỉ quan sát thân thể nằm đó. Bạn không là thân thể không là tâm trí mà chỉ là nhân chứng, việc quan sát tựa tấm gương, phản xạ. Việc chứng kiến này là đóng góp vĩ đại nhất mà phương Đông đã làm cho thế giới. Mọi thứ đều chết đi, mọi thứ đều thay đổi, chỉ việc chứng kiến này còn lại.

Hàng nghìn đoá hoa, hàng nghìn mầu sắc, các vì sao đang mưa rào lên bạn.

Buổi tối nay thật đẹp trong chính nó. Nhưng mười nghìn chư phật đã làm cho nó thành tráng lệ, huy hoàng, phép màu.

Đặc biệt trong những ngày này, việc đạt tới trung tâm riêng của bạn đã trở thành rất khó vì không ai nói cho bạn, không ai giáo dục bạn, rằng kho báu thực của bạn là ở bên trong bạn không ở bên ngoài bạn. Thượng đế không ở trên những đám mây, thượng đế ẩn trong tâm thức của bạn.

Tâm thức của bạn là bản thân thượng đế.

Uống từ nguồn này nhiều nhất có thể được, uống thoả thích với niềm vui và hương thơm bởi vì bạn phải mang nó trở lại.

Thiền không phải là cái gì đó mà bạn làm trong vài phút, nó là cái gì đó bạn phải tiếp tục cả ngày. Làm mọi thứ, phật tính của bạn nên vẫn còn là dòng chảy ngầm, nhận biết sâu sắc, tỉnh táo, có ý thức trong cử chỉ của bạn, trong hành động của bạn, trong im lặng của bạn.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại. Nhưng ngay trong việc quay lại này, biểu lộ phẩm chất của phật duyên dáng.

Dần dần, một cách an bình, vui sướng, với trái tim nhảy múa bạn ngồi xuống chốc lát, chỉ để hồi tưởng lại nơi bạn đã từng ở, con đường bạn đã từng bước qua. Bạn phải đi trên con đường này mọi ngày, ngày một sâu sắc hơn. Bạn phải trở nên hết sức quen thuộc với phật của mình, để cho bạn có thể mang ông ấy từ trung tâm ra chu vi.

Khi tất cả mọi hành động của bạn và mọi cử chỉ, lời nói và sự im lặng của bạn trở thành cử chỉ, lời nói và sự im lặng của phật, thì bạn đã về tới nhà.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, thưa Osho.

Xem Tiếp Chương 10Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post