Chương 6. Thợ Săn

Chương 6. Thợ Săn

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Mã Tổ (Ma Tsu)

Gương Rỗng – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 6. Thợ Săn













Nghe hoặc Tải MP3 'Mã Tổ (Ma Tsu) – Gương Rỗngê


Thầy kính yêu của chúng tôi,

Mã Tổ được người đời ghi nhớ về tài tháo vát của ông ấy trong việc tìm ra phương tiện thiết thực để làm việc với đệ tử của mình. Điều này được minh hoạ bằng cuộc đối thoại với Thạch Củng10, vốn gốc là thợ săn, rất ghét thấy sư. Một hôm, khi ông ấy đang đuổi theo một con nai, ông ấy chạy qua đạo tràng của Mã Tổ. Mã Tổ bước tới gặp ông ấy. Thạch Củng hỏi Mã Tổ có thấy con nai nào chạy qua không.

Mã Tổ hỏi, "Ông là ai?"

"Thợ săn," ông ấy đáp.

"Ông có biết bắn không?" Mã Tổ hỏi.

"Tất nhiên là biết," thợ săn đáp.

"Bắn một tên được mấy con?" Mã Tổ hỏi.

"Một tên chỉ bắn được một nai thôi," Thạch Củng nói.

"Bắn thế thì ông thực sự không biết bắn rồi," Mã Tổ bình luận.

Thợ săn lại hỏi Mã Tổ, "Hoà thượng biết bắn không?"

Mã Tổ đáp, "Tất nhiên là ta biết."

"Hoà thượng có thể giết được bao nhiêu con với một mũi tên?" Thợ săn hỏi.

"Ta có thể giết cả bầy bằng một mũi tên," thầy trả lời.

Tới chỗ này, Thạch Củng nói, "Con thú cũng có mạng sống như thầy: sao hoà thượng lại bắn chết cả bầy?"

Mã Tổ nói, "Vì ông biết điều này rõ thế, sao không tự bắn mình đi?"

Thạch Củng trả lời, "Cho dù tôi có muốn tự bắn mình, tôi cũng không biết cách làm điều đó."

Tại điểm này, Mã Tổ nhận xét, "Gã này đã tích luỹ klesha, phiền não, từ vô minh bao nhiêu thời nay. Hôm nay toàn thể quá trình này đã đi tới chỗ chấm dứt bất ngờ."

Quăng tên và cung xuống đất, Thạch Củng trở thành sư và là đệ tử của Mã Tổ.

Một thời gian sau đó, khi Thạch Củng đang làm việc trong bếp, Mã Tổ hỏi ông ấy đang làm gì.

"Tôi đang chăn trâu," đệ tử trả lời.

"Ông chăn nó thế nào?" Mã Tổ hỏi.

Thạch Củng đáp, "Khi nó quay sang bãi cỏ, tôi liên tục kéo mũi nó lại."

Điều này được thầy chấp thuận hoàn toàn, thầy lưu ý, "Ông chắc chắn biết cách chăn trâu đúng!"

Maneesha, có hai loại thầy, không khác gì nhau về kinh nghiệm, nhưng khác về cách truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác.

Một loại đơn giản dùng phương pháp cũ, đã được thử kĩ càng, cho kết quả chắc chắn. Loại kia là người sáng tạo, người không tuân theo bất kì phương pháp hay phương cách truyền thống nào để biến đổi con người, mà đáp ứng cho từng người theo nhu cầu của người đó.

Mã Tổ thuộc vào loại thứ hai, các thầy rất sáng tạo và phát minh. Ông ấy tự mình chưa bao giờ lặp lại. Trong mọi tình huống ông ấy sẽ đem tới phương cách mới; ông ấy sẽ vận hành như gương. Và bất kì cái gì tới một cách tự phát từ trái tim trống rỗng của ông ấy, ông ấy sẽ dùng nó như phương tiện của pháp.

Kiểu thầy này rất hiếm, bởi vì bạn không biết liệu một phương pháp sẽ thành công hay không; bạn không biết kết quả sẽ là cái gì. Bạn đơn giản tin cậy vào trái tim riêng của mình, rằng trái tim của bạn không thể để bạn gục xuống. Đây là tin cậy mênh mông vào chứng ngộ và thức tỉnh của riêng người ta - rằng bất kì cái gì bắt nguồn từ việc bừng sáng của bạn đều sẽ thành công, không có vấn đề gì về nó. Do đó một người như Mã Tổ có tự do mênh mông.

Các thầy khác có hàng nghìn phương pháp do truyền thống trao cho, và họ chọn một trong chúng; nhưng đấy là phương cách chết, cho dù thành công dường như còn chắc chắn hơn.

Với Mã Tổ thành công không phải là vấn đề; thành công là điểm cuối cùng trong cuộc hành trình. Tất cả những thầy thuộc loại thứ nhất đều nhìn vào thành công - phương pháp này phải thành công. Và bởi vì phương pháp này đã được dùng đi dùng lại, và đã thành công, thì sao phải bận tâm đi tìm phương pháp mới? Nhấn mạnh của họ là vào mục đích, vào thành công.

Phương pháp của Mã Tổ, cách tiếp cận của ông ấy, là hoàn toàn khác. Điều đó phụ thuộc vào điểm đầu tiên của cuộc hành trình, từ nơi mũi tên tới. Nếu nó tới từ trái tim trống rỗng của bạn, không có nhu cầu phải bận tâm tới thành công. Điều đó không còn là vấn đề với Mã Tổ. Trong toàn bộ cuộc sống của mình, ông ấy đã phát minh ra hàng nghìn phương pháp, tương ứng theo người giáp mặt với ông ấy. Và ông ấy đã có thành công cực lớn.

Nhưng thành công của ông ấy là thành công của gương rỗng. Ông ấy phản xạ lại con người chính xác tới mức không cần phải quay lại phương pháp cũ. Ông ấy có thể đi thẳng với người đang giáp mặt ông ấy, và tạo ra tình huống để việc truyền trao xảy ra; trong đó, từ tim sang tim, cái gì đó di chuyển, cái gì đó được cảm hứng, cái gì đó đem ánh sáng từ trái tim này sang trái tim kia.

Người ta nói về ông ấy:

Với Mã Tổ, Thiền mang hương vị Trung Quốc thực sự - cởi mở và không bị kiểm soát. Dưới ảnh hưởng của Mã Tổ, thiền bí ẩn và từ bỏ để công phu zazen trên núi bị bãi bỏ. Đặc thù của Thiền sau Mã Tổ là không có gì ngoài hương thơm ngát của việc sống mãnh liệt.

Ông ấy đã thu mọi thứ về việc hỏi mãnh liệt, sống mãnh liệt. Mãnh liệt trở thành hội tụ của toàn thể giáo huấn của ông ấy.

Một trăm ba mươi người đã trở nên chứng ngộ dưới Mã Tổ. Lấy một ví dụ về công việc của ông ấy...

Mã Tổ được người đời ghi nhớ về tài tháo vát của ông ấy trong việc tìm ra phương tiện thiết thực để làm việc với đệ tử của mình. Điều này được minh hoạ bằng cuộc đối thoại với Thạch Củng, vốn gốc là thợ săn, rất ghét thấy sư. Một hôm, khi ông ấy đang đuổi theo một con nai, ông ấy chạy qua đạo tràng của Mã Tổ. Mã Tổ bước tới gặp ông ấy. Thạch Củng hỏi Mã Tổ có thấy con nai nào chạy qua không.

Mã Tổ hỏi, "Ông là ai?"

Bây giờ, hoàn toàn bất ngờ... Thạch Củng đang hỏi về nai, còn Mã Tổ thay đổi toàn bộ tình huống sang một chiều hướng hoàn toàn mới. Tính tháo vát của ông ấy như thế đấy.

Mã Tổ hỏi, "Ông là ai?"

Đây không phải là câu trả lời, chắc chắn, cho câu hỏi đã được hỏi.

"Thợ săn," ông ấy đáp.

"Ông có biết bắn không?" Mã Tổ hỏi.

Ông ấy đã đổi toàn bộ chủ đề.

"Tất nhiên là biết chứ," thợ săn đáp.

"Bắn một tên được mấy con?" Mã Tổ hỏi.

"Một tên chỉ bắn được một con thôi," Thạch Củng nói.

"Bắn thế thì ông thực sự không biết bắn rồi."

Bạn có thấy việc dịch chuyển của tình huống không? Dần dần ông ấy đem ông này tới một việc hoàn toàn khác. Thạch Củng đơn giản hỏi, "Ông có thấy con nai nào chạy qua không?" Ông này đã không tới để từ bỏ, ông này đã không tới để khai tâm, ông này đã không ở đó vì bất kì việc truy tìm chân lí nào. Nhưng điều đó không thành vấn đề - một khi bạn đã tới trước Mã Tổ, bạn sẽ không có khả năng rời khỏi chỗ đó mà không đổi. Chỉ việc chạm vào không khí của Mã Tổ cũng đủ tạo ra khác biệt.

Ông ấy nói với Thạch Củng:

"Bắn thế thì ông thực sự không biết bắn rồi."

Thợ săn lại hỏi Mã Tổ, "Hoà thượng biết bắn không?"

Mã Tổ đáp, "Tất nhiên là ta biết."

"Hoà thượng có thể giết được bao nhiêu con với một mũi tên?" Thợ săn hỏi.

"Ta có thể giết cả bầy bằng một mũi tên," thầy trả lời.

Tới chỗ này, Thạch Củng nói…

Bây giờ bạn thấy việc đổi khí hậu - ông này đã quên mất nai và việc săn.

Tới chỗ này, Thạch Củng nói, "Con thú cũng có mạng sống như thầy…" Giết cả bầy, điều đó sao phủ định cuộc sống thế - mà lại với một thầy như ông… "sao hoà thượng lại bắn chết cả bầy?"

Mã Tổ nói, "Vì ông biết điều này rõ thế, sao không tự bắn mình đi?"

Tìm nai để bắn… nai có cuộc sống, ông có cuộc sống - sao đi xa thế, sao ông không tự bắn mình đi? Ông đủ thông minh để hiểu rằng không nên bắn cả bầy. Nhưng nếu ông đã hiểu nhiều đến mức ấy - rằng không nên bắn cả bầy - tại sao ông bắn một con nai? Nguyên tắc là như nhau: đừng phá huỷ cuộc sống. Và nếu ông định phá huỷ cuộc sống...

"Vì ông biết điều này rõ thế," Mã Tổ nói, "sao không tự bắn mình đi?"

Có thành vấn đề gì cuộc sống của ai bị mất - dù đó là cuộc sống của nai hay cuộc sống của ông?

Thạch Củng trả lời, "Cho dù tôi có muốn tự bắn mình, tôi cũng không biết cách làm điều đó."

Tự bắn mình bằng một mũi tên là không thể được. Với khẩu súng, đấy lại là chuyện khác: bạn có thể kề súng cạnh đầu mình, và bạn đi đời! Nhưng với mũi tên, cần có không gian; bạn không thể xoay xở tự bắn mình bằng mũi tên được, điều đó gần như là điều không thể được.

Tại điểm này, Mã Tổ nhận xét, "Gã này đã tích luỹ klesha, phiền não từ vô minh bao nhiêu thời nay. Hôm nay toàn thể quá trình này đã đi tới chỗ chấm dứt bất ngờ."

Klesha là từ tiếng Phạn; nó có nghĩa, nguyên gốc, là ác, khổ, phiền não, hành hạ người khác và chính mình.

Mã Tổ nói, "Gã này đã tích luỹ klesha, phiền não từ vô minh bao nhiêu thời nay. Hôm nay toàn thể quá trình này đã đi tới chỗ chấm dứt bất ngờ."

Ông ấy không thể tự bắn mình, và ông ấy đã từng bắn cả đời mình - có lẽ trong nhiều kiếp rồi.

Quăng tên và cung xuống đất, Thạch Củng trở thành sư và là đệ tử của Mã Tổ.

Bạn có thấy rằng không phương cách nào đã được dùng không? Đó không phải là phương cách nào cả; chỉ là cuộc đối thoại đơn giản trong đó thầy chuyển toàn bộ chủ đề sang một điểm mà người thợ săn trở nên nhận biết rằng giết hại cuộc sống là xấu.


Mãi cho tới nay ông ấy đã khoe khoang rằng ông ấy là thợ săn kì tài. Để phá huỷ bản ngã của ông ấy là thợ săn, Mã Tổ đang nói với ông ấy, "Cách tốt nhất để chứng minh rằng ông là thợ săn là: tự bắn mình đi!" Người thợ săn đáng thương này đi tới chỗ dừng hoàn toàn, bởi vì bạn không thể tự bắn mình bằng một mũi tên được. Trong im lặng đó, trong điều ông ấy bắt đầu suy nghĩ làm sao để tự bắn mình, ông ấy đã quên mất nai, ông ấy đã quên mất rằng mình là thợ săn. Trong lỗ hổng im lặng nhỏ đó, Mã Tổ đã đi vào trong trái tim ông ấy. Điều này không thấy được trong câu chuyện này, nó không thể thấy được trong lời.






Trong việc dừng lại hoàn toàn đó, tâm trí của ông ấy không thể vận hành được nữa; và việc không vận hành của tâm trí là đúng lúc cho thầy đi vào trong chính trái tim của đệ tử. Điều đó không cần nỗ lực nào về phần thầy - nó đơn giản và tự phát xảy ra. Một khi kẽ hở này có đó, cùng ánh sáng, cùng thức tỉnh, đi vào trong người đang đối diện với thầy.

Thợ săn đã không trả lời. Ông ấy vứt cung và tên xuống đất, sụp lạy dưới chân Mã Tổ, và xin được khai tâm. Ông ấy đã tới với mục đích khác, và bị mắc vào cái lưới của Mã Tổ.

Điều đó thậm chí không phải là phương cách, nhưng đây là tháo vát của Mã Tổ. Ông ấy sẽ xoay chuyển mọi tình huống theo cách tinh tế đến mức mà người đó thậm chí không nhận biết được rằng mình đã được đem tới một không gian mới.

Thạch Củng đã thấy toàn bộ tình huống: rằng ông ấy đã từng phá huỷ cuộc sống, và phá huỷ cuộc sống là tuyệt đối sai. Ông ấy vứt cung, vứt tên… và thức tỉnh đột nhiên, đó là lúc để tìm kiếm, không phải tìm nai, mà tìm bản thân mình, tìm cội nguồn của bản thân cuộc sống. Ông ấy đã trở thành đệ tử của Mã Tổ. Ông ấy bắt đầu làm việc trong chùa của Mã Tổ. Mã Tổ một hôm hỏi ông ấy đang làm gì.

"Tôi đang chăn trâu," đệ tử trả lời.

Tôi phải giải thích cho bạn rằng "Tôi đang chăn trâu" không có nghĩa đích xác điều nó nói. Đấy là cách nói tượng trưng trong Thiền.

Có mười bức hình trong Đạo, cũng giống như con bài bói. Những bức hình này được gọi là "chăn trâu." Trâu là biểu tượng cho cái ta riêng của bạn. Việc tìm cái ta là ý nghĩa của những hình tượng trưng này.

Khi những bức hình này được đem từ Trung Quốc sang Nhật Bản, hình cuối cùng đã bị bỏ đi bởi một lí do đặc biệt: cần tới hiểu biết cực kì lớn cho hình thứ mười. Những hình này đã được tạo ra theo mô tả riêng của Phật.

Trong hình thứ nhất con trâu đã trốn vào rừng rậm. Một người, người chủ, đang đứng nhìn quanh, và không có dấu hiệu nào về con trâu đó cả.

Trong hình thứ hai, người đó tìm thấy những vết chân trên đất. Người đó lần theo những vết chân này.

Trong hình thứ ba, người đó thấy phần sau trâu, đuôi trâu. Nó đang nấp đằng sau một cây lớn. Trong hình thứ tư, người đó thấy toàn bộ con trâu. Trong hình thứ năm, người đó bắt được trâu. Trong hình thứ sáu, người đó tranh đấu vất vả để lôi trâu về nhà. Trong hình thứ bẩy, người đó chiến thắng. Trong hình thứ tám, người đó cưỡi trâu, quay về nhà.

Trong hình thứ chín, trâu đang ở trong chuồng, còn người này đang thổi sáo.

Chín bức hình này được rút ra từ bộ mười hình. Nguyên bản ở Trung Quốc, và cũng trong phát biểu của Phật, có mô tả mười hình. Nhưng thực sự cần dũng cảm để hiểu hình thứ mười. Ngay cả các thiền sư Nhật Bản cũng nghĩ tốt hơn cả là bỏ nó đi, bởi vì rất khó làm cho mọi người hiểu được nó. Ngay cả Phật cũng nói, "Ta mới ở hình thứ chín" - bởi vì hình thứ mười chắc chắn là khó.

Hình thứ mười vẽ rằng người này, cảm thấy sung sướng là mình đã tìm được trâu, cắp bầu rượu và đi tới quán rượu.

Bây giờ điều này là rất khó - phật cắp bầu rượu đi tới quán rượu!

Nhưng tôi không muốn bỏ bức tranh thứ mười này, bởi vì nó cũng tượng trưng như các hình khác. Bạn chấp nhận trâu là bản thân mình; bạn chấp nhận việc tìm kiếm và truy tìm là thiền của mình. Cứ từng phần một bạn trở nên nhận biết về cõi bên trong của mình.

Bức tranh thứ mười là điểm tối thượng, khi bạn trở nên ngất ngây với vũ trụ. Bầu rượu đó không phải là bầu rượu - cũng như trâu không phải là trâu - chúng tất cả đều là biểu tượng.

Những thầy đó, người đã bỏ đi bức hình này có yếu kém chút ít. Giải thích điều này thực đơn giản: rằng khi bạn đã tìm thấy bản thân mình, bạn đã tìm thấy nước cam lồ tối thượng; bạn sẽ bị ngất ngây hai mươi bốn giờ một ngày. Bạn không cần rượu cồn bình thường, bạn không cần ma tuý nào - chính kinh nghiệm của bạn sẽ là ma tuý.

Và tất cả các bạn đều biết sau thiền của bạn, khi bạn bắt đầu đi tới căng tin - tôi đã từng quan sát đấy - mọi người trông đều có vẻ say. Vài người dậy sớm hơn, nhưng rất ngần ngại; vài người vẫn còn ngồi, hoàn toàn say, cuối cùng nhớ lại rằng họ phải đi tới căng tin. Việc ngất ngây này...

Nhân tiện, tôi muốn nói với các bạn rằng đó là khả năng duy nhất cho nhân loại để gạt bỏ mọi ma tuý, mọi rượu cồn, bởi vì chúng là rất tầm thường nếu so với sự thuần khiết của việc ngất ngây xảy ra tại chính cội nguồn của cuộc sống. Không cái gì so sánh được với nó. Nó đưa bạn lên cao hơn, nó cho bạn sự phơi phới vô cùng - không phải là ảo giác - và nó kéo dài. Không phải là việc cứ mỗi ngày lại phải uống lượng thuốc nhiều hơn, rồi trở nên nghiện về nó. Bạn trở thành chính nước cam lồ, bạn trở thành chính niềm phơi phới, bản thân niềm cực lạc. Bạn không cần gì; chỉ nhớ tới phật tính của mình là đủ để sống với niềm cực lạc mênh mông trong cuộc sống đời thường của mình.

Cho nên việc "chăn trâu" này, bạn nên ghi nhớ, là một biểu dụ cổ cho việc tìm kiếm cái ta. Bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu giai thoại này. Đệ tử này trả lời, "Tôi đang chăn trâu."

"Ông chăn nó thế nào?" Mã Tổ hỏi.

Thạch Củng đáp, "Khi nó quay sang bãi cỏ, tôi liên tục kéo mũi nó lại."

Điều này được thầy chấp thuận hoàn toàn, thầy lưu ý, "Tôi chắc chắn biết cách chăn trâu đúng!"

Như một giai thoại trong chính nó, nếu bạn không biết nghĩa rộng của nó, thì nó là ngớ ngẩn. Nhưng nếu bạn hiểu nó với mọi biểu dụ… bởi vì những giai thoại này mang truyền thống mênh mông.

Thạch Củng đáp, "Khi nó quay sang bãi cỏ…" Bạn có hiểu không? Chúng ta dùng từ 'cỏ' cho điều trần tục nữa; cho cái thô sơ, cho cái nguyên thuỷ, cho cái vô văn minh, vô văn hoá.

Thạch Củng nói, "Khi nó quay sang bãi cỏ - quay sang điều trần tục - tôi liên tục kéo mũi nó lại." Ông ấy đang nói rằng ông ấy không cho phép bản thân mình bị hấp dẫn bởi cỏ. Ông ấy tự kéo mình ra xa khỏi cỏ, hướng tới điều vĩ đại, hướng tới điều cao thượng, hướng tới điều huy hoàng bên trong.

Nếu bạn hiểu nghĩa rộng này, thì bạn sẽ có khả năng hiểu tại sao thầy lại chấp thuận điều đó.

Điều này được thầy chấp thuận hoàn toàn, thầy lưu ý, "Ông chắc chắn biết cách chăn trâu đúng!"

Soseki đã viết:

Khi thầy không một lời

ngước đôi lông mày lên,

cột chống và rui,

xà ngang và gỗ mái,

bắt đầu mỉm cười.

Có chỗ khác cho

trái tim nói với trái tim:

trăng tròn và gió thoảng

tại cửa sổ mở hé.

Soseki là nhà thơ và thầy huyền môn nổi tiếng. Điều ông ấy đang nói không thể được nói trong văn xuôi.

Khi thầy không một lời

ngước đôi lông mày lên,

cột chống và rui,

xà ngang và gỗ mái,

bắt đầu mỉm cười.

Có chỗ khác cho

trái tim nói với trái tim:

trăng tròn và gió thoảng

tại cửa sổ mở hé.

Chỉ đứng tại cửa sổ mở hé, gió mát và trăng tròn, và im lặng hoàn toàn ở giữa...

Thầy là cánh cửa mở ra vũ trụ; thầy trong bản thân mình là trái tim trống rỗng. Bạn có thể thấy toàn bộ vũ trụ qua đó. Lại gần thầy hơn trong tình yêu sâu sắc và sự tin cậy, ngay cả việc ngước đôi lông mày của thầy cũng làm lẩy cò cái gì đó trong bạn.

... cột chống và rui, xà ngang và gỗ mái, bắt đầu mỉm cười..

Ngay cả cột chống và rui, trong sự hiện diện của thầy, bắt đầu mỉm cười. Toàn thể sự tồn tại mỉm cười trong sự hiện diện của thầy, bởi lẽ đơn giản ít nhất một phần của chúng ta đã đạt tới cách diễn đạt tối thượng của tiềm năng chúng ta. Và thầy là biểu tượng rằng chúng ta cũng có thể đạt tới cùng tầm cao đó, cùng chiều sâu đó.

Trái tim đệ tử lập tức hân hoan trong sự hiện diện của thầy - chỉ sự hiện diện của thầy thôi. Thầy có thể không nói một lời nào, thầy có thể vẫn còn im lặng, nhưng chỉ sự hiện diện của thầy cũng đưa bạn sang thế giới khác của im lặng và an bình, của tình yêu và niềm vui, của phúc lành mà bạn thậm chí không mơ tới.

Maneesha đã hỏi một câu hỏi:

Thầy kính yêu của chúng tôi,

Không bao giờ có thể có một thầy tháo vát hơn trong việc tìm ra những biện pháp thiết thực để làm việc với đệ tử như Thầy.

Còn ai khác có thể tạo ra việc pha trộn của những giai thoại đùa, những lời kinh nghiêm chỉnh, việc nhảy loạn xạ, những con vật tự động, những chuyện đùa, tiếng nói lắp bắp và im lặng như Thầy đã làm vào mọi tối?

Trong khung cảnh có Thầy, bằng cách nào đó mọi thứ đều cho cảm giác tuyệt đối phải.

Maneesha này, điều đó là tuyệt đối đúng đấy, chính là trong khung cảnh có tôi mà bạn trở nên nhận biết về điều đó. Dường như là mọi ngọn đèn đều tắt đi: mười nghìn phật này sẽ ngồi đây, nhưng bạn sẽ không thể thấy được họ. Thế rồi đèn bật lên, và bỗng nhiên bạn thấy mười nghìn người ngồi quanh bạn. Bạn không một mình trong bóng tối.

Khung cảnh có thầy đơn giản là ngọn đèn trong bóng tối của bạn. Mọi thứ dường như đúng, mọi thứ dường như đẹp - nhưng không phải ngọn đèn của thầy làm cho chúng đẹp. Chúng đẹp trong chính chúng, nhưng ngọn đèn lại cần để thấy chúng.

Nếu bạn trở thành ngọn đèn riêng của mình, khung cảnh của thầy sẽ không được cần tới nữa.

Toàn thể nỗ lực của thầy là để làm cho thầy không còn được cần tới nữa; là để bạn đủ cho chính mình; là để ngọn đèn riêng của bạn phải phát sáng và toả sáng; là để sự tồn tại phải mỉm cười cùng trái tim mỉm cười của bạn.

Đúng là tôi có chút ít kì quái. (Tiếng cười quen thuộc của Sardarji lại vang to từ phía sau của thính phòng.) Bây giờ, Sardarji, tôi chưa kể chuyện đùa đâu, đừng tin cậy vào tôi nhiều quá!

Tôi dùng mọi thứ, đó là lí do tại sao tôi đã nói rằng các thầy Nhật Bản, người đã mang mười bức tranh này và đã bỏ đi một bức trên con đường, không phải dũng cảm lắm. Họ thông minh, nhưng không thiên tài. Họ không thể tìm ra cách giải thích cho bức hình thứ mười.

Còn với tôi, không có bức hình thứ mười thì chín bức kia là vô dụng. Phỏng có ích gì mà đi tìm kiếm cho bản thân bạn? Toàn bộ vấn đề là trở thành người say! Bức hình thứ mười là bản chất nhất, nhưng ngay cả Phật Gautam cũng sợ. Mặc dầu ông ấy đã mô tả bức hình thứ mười, ông ấy đã nói, "Bản thân ta mới ở hình thứ chín," chỉ để tránh sự phức tạp của bức hình thứ mười. Bầu rượu trong tay phật đơn giản trông có vẻ không phải. Ngay cả ông ấy cũng tránh bức hình thứ mười - nhưng tôi sẽ không tránh nó.

Trong nhiều nước, các sannyasins đều muốn chụp ảnh tôi với một cái chai, để làm bức hình thứ mười. Tôi nói, "Điều đó hoàn toàn được, nhưng rót đầy chai bằng Coca-Cola! Việc đó đơn giản thế, bởi vì trong ảnh chụp không biểu lộ ra được có Coca-Cola, và chủ định của các bạn sẽ được đáp ứng."

Tôi chỉ hơi chút kì quái, cũng không nhiều lắm.

Bạn phải đấy, rằng không ai đã làm việc theo cách tôi đã làm. Và tôi thích làm việc theo mọi cách có thể - không phủ định cái gì - chấp thuận toàn bộ cuộc sống và tất cả mọi chiều hướng của nó, mọi con đường của nó. Tôi đã chấp nhận nó trong tính toàn bộ của nó, cho nên tôi có thể dùng bất kì cái gì làm chỉ báo. Và từ bất kì quan điểm nào tôi có thể mang bạn tới việc tìm kiếm con trâu trốn.

Bây giờ, cuối cùng thì thời gian của Sardarji cũng đã tới!

Trước khi bạn đi vào trong thiền, trong việc tìm trâu, tốt nhất là đi vào tâm trạng vui sướng; không nghiêm chỉnh, mà mỉm cười. Nhớ điều đó: sự tồn tại mỉm cười khi bạn mỉm cười, và khi bạn nghiêm chỉnh, bạn một mình. Sự tồn tại không bận tâm về nghiêm chỉnh của bạn. Nếu bạn muốn toàn thể thế giới cùng bạn, thì mỉm cười, và nhìn quanh và bạn sẽ thấy cây cối mỉm cười, hoa mỉm cười. Và ít nhất khi bạn đi vào trong thiền, cũng tốt là đi vào với trái tim mỉm cười.

Tôi đã dùng trò đùa lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử nhân loại, bởi những chuyện đùa hay đó... và không ai đã dùng chúng cho thiền. Và chúng tạo ra cảm giác thoải mái khắp xung quanh đến mức người ta trở thành đủ dũng cảm. Trái tim cười dũng cảm hơn trái tim nghiêm chỉnh. Trái tim nghiêm chỉnh hoài nghi, ngần ngại, nghĩ hai lần. Trái tim cười là trái tim của người bạo dạn, người đó đơn giản nhảy vào. Và thiền là vấn đề nhảy vào trong cái không biết.

Friar Fruck, nhà truyền giáo Do Thái, ở châu Phi để tìm vài người Ki tô giáo cải đạo. Ông ta đi bộ qua vùng đồng bằng với dấu thập ác và Kinh Thánh thiêng liêng trong tay, thì bỗng nhiên ông ta đối diện với một con sư tử to lớn, dữ tợn.

Mắt Friar Fruck đảo ra sau đầu, và ông ta gục xuống đầu gối gần ngất xỉu.

"Cầu Thượng đế toàn năng, vua của mọi vua, Cha biết tất, thấy tất của thế giới," Friar Fruck cầu xin, cầu nguyện luýnh quýnh, "xin cứu giúp lấy con lừa may mắn này!"

Con sư tử quan sát người Ki tô giáo này kĩ hơn, và thế rồi nó cúi đầu xuống, bắt chéo móng vuốt, và lẩm bẩm tiếng gầm gừ nhẹ nhàng, "Cầu Thượng đế toàn năng, vua của mọi loài vật và chúa tể của rừng rậm, xin ban phúc cho thức ăn đáng thương này mà com định ăn đây!"

Angela Angelovitch, vũ công ba lê vĩ đại nhất trong kí ức sống, định làm buổi trình diễn cuối cùng của mình.

"Angela," Petrov, người quản lí của cô ta, nói, "để làm buổi biểu diễn này, cô phải cho mọi thứ, mọi thứ!"

Đêm đó, khi bức màn kéo lên, Angela đang đứng trên nền, cao trên sân khấu, đeo một đôi cánh nhỏ. Dàn nhạc đang chơi và Angela nhảy lên không trung và tiếp đất duyên dáng trên sân khấu, trước tiếng reo hò ầm ĩ.

Ngay lập tức, Angela nhảy lên và trèo một cách duyên dáng lên chiếc thang, đi lên cao hơn hẳn trước đây. Dàn nhạc chơi to lên, và Angela nhảy vào không trung. Cô ấy xoay mình trong không trung và tiếp đất trên đầu ngón chân.

Chiếc dây thừng hạ xuống và, với tiếng vỗ tay vang như sấm, Angela được kéo thẳng lên mái. Tiếng trống vang rền và thế rồi có một sự im lặng chết người.

Angela nhảy. Cô ấy bay, xoay mình trong không trung, và tiếp đất ở giữa sân khấu bằng đôi chân xoạc ra, trong việc xoạc hoàn hảo. Khán giả như điên cuồng.

Cuối cùng, bức màn đóng lại và khán giả bắt đầu về nhà. Angela đang nghỉ bất động trên sân khấu. Chân cô ấy vẫn xoạc rộng ra.

"Hoan hô! Vẫn còn thế à!" Petrov, người quản lí của cô ấy, kêu lên, vừa bước lên sân khấu, vừa vỗ tay.

"Petrov," Angela nói, "anh giúp tôi một ân huệ chứ?"

"Vâng, cô bạn yêu dấu," Petrov đáp, "sau buổi biểu diễn như thế này, thì bất kì điều gì cũng được!"

"Được," Angela nói, "thế thì lay tôi một chút, và thôi bú đi!"

Để thời gian chút đi! Mọi người có hiểu nó không?

Haridas đâu rồi? - bởi vì anh ấy là cực đối lập với Sardarji. Cả hai họ đều là những người bạn lớn, và tình bạn của họ tuỳ thuộc vào một điều: Sardarji có thể đùa bất kì trò nào, Haridas chưa bao giờ đùa gì cả! Cho nên anh ấy cười - còn gì khác mà làm nữa? Hiểu biết không phải là việc của anh ấy.

Swami Deva Dừa đang đứng trong ngôi nhà tre của mình quan sát nước dâng lên tới quanh mắt cá chân. Mưa đã tầm tã suốt bốn ngày nay và trời vẫn còn xám xịt và ẩm ướt.

Khi nước lên tới mắt cá chân, Dừa trèo lên chiếc va li của mình, và khi nước lên tới đầu gối, anh ta chui ra ngoài và trèo lên mái ngôi nhà tre. Vừa lúc đó, Ma Sữa trộn xoài đi qua trên chiếc mảng nhỏ.

"Lại đây, Dừa!" cô ấy gọi, "lại đây mà bồng bềnh!"

"Không đâu, cám ơn," anh ta đáp. "Tớ chỉ định đợi ở đây, và quan sát."

Dần dần, nước lên tới mấp mé ngôi nhà tre, và bắt đầu lại ngập tới mắt cá chân Dừa.

Swami Đầu láu cá, trưởng nhóm, chèo một chiếc thuyền nhỏ tới. Chiếc thuyền bị nước rỉ vào khá nhanh, nhưng Đầu láu cá dường như vẫn xoay xở được.

"Lại đây, Dừa!" Đầu láu cá gọi. "Chúng ta ra khỏi đây!"

"Không, cám ơn," Dừa đáp. "Tớ đang đợi ở đây và quan sát."

Một nửa giờ sau, nước đã ngập tới cổ Dừa, anh ta thì đứng trên nóc ngôi nhà tre của mình.

Vừa lúc đó, Đại uý Cliffski và Đại uý Kurtski, các phi công Polack nổi tiếng, bay qua trên chiếc trực thăng đi mượn.

Đại uý Cliffski thấy Coconut, và nghiêng người ra ngoài cửa sổ.

"Bây giờ lại đây đi, Dừa!" anh ta hét to, "nếu không anh sẽ bị chết đuối đấy!"

Dừa xua tay, "Tớ đang đợi ở đây và quan sát!" anh ta hét lên.

Về sau, ở đâu đó trong các cõi của vũ trụ, Swami Deva Dừa gặp Osho Rajneesh, và anh ta dường như thực sự bực mình về điều gì đó.

"Tôi đã đợi và tôi đã đợi, tôi đã quan sát, tôi đã chứng kiến," Dừa than, "mà thầy thì không bao giờ tới cứu tôi!"

"Trời!" Osho Rajneesh nói, "Tôi đã phái đến cho bạn hai chiếc thuyền và một chiếc trực thăng!"

Big Rock Hunk, ngôi sao điện ảnh Hollywood nổi tiếng, bước vào tiền sảnh khách sạn dành riêng Screwing Sands, và ngẫu nhiên đụng khuỷu tay vào vú Gorgeous Gloria.

"Tôi rất xin lỗi," Rock nói, một cách duyên dáng, "nhưng nếu trái tim em cũng mềm dịu như vú em, thì anh đoan chắc em sẽ tha thứ cho anh."

"Phải rồi," Gloria đáp, "và nếu phần còn lại của anh cũng cứng như khuỷu tay anh, thì phòng em là số ba ba đấy!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Nhìn vào bên trong với khẩn thiết tuyệt đối. Khoảnh khắc này có thể là khoảnh khắc cuối cùng. Bao giờ cũng nhớ rằng mọi khoảnh khắc đều có thể là khoảnh khắc cuối cùng. Thế thì khẩn thiết của bạn vẫn còn toàn bộ.

Đi sâu hơn, sâu nhất có thể được, bởi vì đó là không gian riêng của bạn, chính cội nguồn cuộc sống của bạn - không gì phải sợ.

Tại chính trung tâm của bản thể mình bạn được nối với trái tim của vũ trụ. Trái tim trống rỗng của bạn trở thành cánh cửa mở tới trái tim tối thượng của vũ trụ. Và khoảnh khắc bạn cảm thấy mình được nối và được bắt rễ vào điều tối thượng, thì mọi thứ trong sự tồn tại trở thành đẹp đẽ, phúc lạc. Không chỉ sống, mà cả chết nữa cũng trở thành điệu vũ, lễ hội. Chỉ quan sát, chứng kiến.

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi. Để thân thể nằm dài ra. Nhớ bạn không là thân thể, không là tâm trí. Bạn là nhân chứng, ở nơi xa xôi - ngay cả bầu trời cũng ở dưới nó. Đó là người quan sát trên núi. Thân thể bạn ở trong thung lũng tối tăm phía dưới.

Khoảng cách giữa nhân chứng của bạn và cấu trúc thân-tâm là về phẩm chất. Nó không thể được bắc cầu. Và mọi người sống trong dốt nát, bởi vì họ nghĩ rằng họ là thân thể, họ là tâm trí. Và bởi vì đồng nhất này với thân thể và tâm trí, họ đã quên mất ngôn ngữ của bản thể bên trong của họ, bản tính bên trong của họ, tính vũ trụ của họ, cái vĩnh hằng của họ - phật.

Buổi tối nay đẹp. Điệu vũ này của cơn mưa quanh Thính phòng Phật, và mười nghìn chư phật trong im lặng hoàn toàn, được thảnh thơi, được định tâm... Nó trở thành phép màu. Đó là khoảnh khắc kì diệu. Tôi có thể thấy không có cá nhân, mà chỉ một đại dương tâm thức.

Đây là điểm mà người ta trở nên say tối thượng, say mà không có ma tuý nào. Để cái say này chìm vào trong mọi thớ thịt của con người bạn. Không mấy chốc bạn sẽ quay lại.

Múc đầy gầu bạn bằng nước cam lồ của dòng suối sống của cuộc đời, và đem nó đi cùng bạn.

Nivedano...

(tiếng trống)

Bây giờ, quay lại như phật. Im lặng, an bình, với duyên dáng. Nhớ cách phật ngồi, và việc nhớ này phải trở thành chính môi trường hai mươi bốn giờ quanh bạn. Bất kì điều gì bạn làm, nhớ rằng hành động đó phải biểu lộ tự tính của bạn, mặt nguyên thuỷ của bạn, phật tính của bạn.

Mọi cử chỉ, mọi lời nói, mọi im lặng phải nảy sinh từ sự tự phát của bạn. Đây là tôn giáo đích thực.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 7Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post