Chương 7. Về Cội Nguồn

Chương 7. Về Cội Nguồn

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Mã Tổ (Ma Tsu)

Gương Rỗng – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 7. Về Cội Nguồn













Nghe hoặc Tải MP3 'Mã Tổ (Ma Tsu) – Gương Rỗngê


Thầy kính yêu của chúng tôi,

Dược Sơn bắt đầu học Phật tại trường bằng Vinaya cho nên ông ấy rất thạo trong học hành kinh sách và luyện khổ hạnh vào lúc ông ấy được giới thiệu với Thiền. Ông ấy bắt đầu cảm thấy rằng những điều này chưa phải là mục đích tối thượng của cuộc sống tâm linh. Ông ấy khao khát tự do thực sự và sự thuần khiết vượt ra ngoài hình tướng của pháp. Cho nên, đi tìm chỉ bảo, ông ấy tới Thạch Đầu.

Dược Sơn nói với thầy, "Tôi mới biết ít nhiều về tam thừa, và mười hai phần giáo điển kinh sách. Nhưng tôi biết ở miền Nam có giáo huấn về 'trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật.' Bây giờ, điều đó ngoài tầm hiểu biết của tôi. Cúi xin thầy từ bi làm sáng tỏ về điều này."

Thạch Đầu đáp, "Điều đó được tìm thấy không trong khẳng định không trong phủ định, không

trong khẳng định và phủ định cùng lúc. Vậy ông có thể làm gì?"

Dược Sơn ngơ ngác bởi những lời này.

Do đó, Thạch Đầu nói thẳng với ông ta, "Ông không có nhân duyên chứng ngộ ở đây tại chỗ này. Vậy ông nên tới thầy vĩ đại, Mã Tổ."

Theo lời gợi ý này, Dược Sơn tới lễ Mã Tổ, lại trình cho ông ấy cũng câu hỏi mà ông ta đã nói với Thạch Đầu.

Mã Tổ đáp, "Đôi khi ta làm cho ông ta nhướn mày và liếc mắt; lúc khác ta lại không làm cho ông ta nhướn mày và liếc mắt. Đôi khi thực sự ông ta nhướn mày và liếc mắt; lúc khác ông ta lại thực sự không nhướn mày và liếc mắt. Ông hiểu điều này thế nào?"

Lúc này, Dược Sơn nhìn thẳng vào mắt Mã Tổ và ngộ ra. Ông ta kính cẩn sụp lạy thầy, thầy hỏi, "Ông cảm nhận chân lí nào mà làm những nghi lễ này?"

Dược Sơn nói, "Khi tôi ở cùng Thạch Đầu, tôi như muỗi bò trên trâu đồng."

Mã Tổ, nhận rõ rằng người chứng ngộ này là một thiên tài, đã bảo ông ấy chăm nom tới sự hiểu thấu. Ông ấy phục vụ Mã Tổ ba năm. Một hôm, Mã Tổ lại hỏi, "Gần đây ông thấy ra cái gì?"

Dược Sơn đáp, "Da đã lột hết; chỉ còn lại cái một, thực tại đúng đắn."

Mã Tổ nói, "Điều ông đã đạt tới là hoàn toàn hài hoà với cốt lõi bên trong nhất của tâm, và từ đó nó đã lan toả vào bốn chi. Điều này đang xảy ra chính là lúc ông nên bó bụng bằng ba thanh tre, và tới bất kì ngọn núi nào tuỳ thích để trụ trì."

Dược Sơn đáp, "Tôi là ai mà dám đi lấy núi làm chỗ trụ trì?"

Mã Tổ nói, "Không phải vậy! Người ta không bao giờ đi mà không trụ, cũng không bao giờ trụ mà không đi. Để tới nơi ông không thể tiến, và để làm điều không thể làm, ông phải làm mình thành bè mảng cho người khác. Việc trụ lại đây mãi mãi không phải là dành cho ông."

Maneesha, rất cần phải nói đôi lời trước khi tôi thảo luận về lời kinh bạn đã đem tới cho tôi.

Thầy đích thực không bận tâm tới việc thu thập người đi theo, nhiều người đi theo hơn, và trở thành thầy lớn bởi vì người đi theo của mình. Thầy đích thực quan tâm tới đệ tử và tiềm năng của người đó. Và nếu thầy thấy rằng mình không phải là chỗ đúng cho đệ tử, không phải là bầu khí hậu đúng, thầy sẽ gửi đệ tử sang thầy khác. Điều đó trong quá khứ là hiện tượng rất thông thường. Không có kình địch giữa các thầy bởi vì họ tất cả đều làm việc vì cùng một chân lí, vì cùng một kinh nghiệm tối thượng.

Nhưng thầy giả là khác và họ đã chiếm cả thế giới. Thầy giả buộc đệ tử phải buông xuôi theo ông ta. Ông ta làm điều đó gần như thành cam kết và nếu đệ tử bỏ ông ta, đệ tử sẽ cảm thấy mặc cảm vì điều đó, điều đó sẽ được gọi là phản bội. Và thầy giả chưa bao giờ phái đệ tử của mình sang thầy khác bởi vì ông ấy thấy rằng bầu khí hậu này, bầu không khí này là không thích hợp cho sự trưởng thành của đệ tử.

Tôi muốn bạn thấy khác biệt này rõ ràng. Thầy giả quan tâm tới việc thoả mãn bản ngã riêng của mình, mình có bao nhiêu đệ tử. Ông ta không thực quan tâm tới chăm nom đệ tử hay trưởng thành của đệ tử. Mối quan tâm của ông ta là chính trị.

Người Hindu lo nghĩ rằng hiến pháp của Ấn Độ cho phép người Hồi giáo lấy bốn vợ. Bây giờ người Hindu lại lo rằng không chóng thì chầy người Hồi giáo sẽ tăng dân số. Người Hindu chỉ có một vợ. Cho dù người đó có đẻ con hàng năm, người đó cũng không thể cạnh tranh được với người Hồi giáo. Vấn đề là dân số, bởi vì chính trị - ai sẽ nắm quyền - sẽ phụ thuộc vào dân số.

Giáo hoàng Vatican có quyền gì về chân lí? Có kinh nghiệm nào, chứng ngộ nào? Nhưng ông ấy vẫn có sáu trăm triệu người Ki tô giáo trên khắp thế giới. Một cách tự nhiên ông ấy là người lãnh đạo tôn giáo lớn nhất. Cái lớn của ông ấy không ở trong kinh nghiệm của ông ấy, cái lớn của ông ấy là ở số người đi theo. Và trong nhiều thế kỉ mọi tôn giáo đã giết hại lẫn nhau và cải đạo tôn giáo khác sang tôn giáo mình. "Hoặc là vào tôn giáo của ta, hoặc mi không thể sống được." Điều đó đã là thái độ của người Hồi giáo, điều đó đã là thái độ của người Ki tô giáo. Không ai dường như quan tâm tới cá nhân. Họ tất cả đều trên cuộc hành trình quyền lực.

Thiền cho bạn bầu khí hậu hoàn toàn khác. Đôi khi thầy thậm chí đã phái đệ tử của mình sang thầy khác, người ngược với mình. Đó là điều rất kì lạ đối với con mắt hiện đại, phái ai đó sang người đối lập với bạn. Nhưng chúng ta phải nhìn sâu xuống dưới: nếu người này có thể trưởng thành dễ dàng hơn trong bầu khí hậu mà thầy đối lập đã tạo ra, thế thì không có ngần ngại trong việc gửi người đó tới thầy khác.

Đó là việc chuyển thường xuyên đệ tử từ thầy này sang thầy khác. Và đôi khi vấn đề thường là thầy này dường như quá cứng rắn còn thầy đối lập lại có vẻ hiền dịu hơn. Bản thân đệ tử sẽ trốn sang đạo tràng của thầy khác.

Tôi nhớ tới một trường hợp... Một đệ tử trốn khỏi đạo tràng của thầy mình vì thầy cứ liên tục đánh, tát. Và anh ta đã nghe nói về một thầy khác chỉ ở cách đó vài dặm đường trong núi, người rất hiền dịu và đáng yêu, rất tốt bụng. Thế là anh ta trốn đi. Khi anh ta tới thầy kia, thầy kia hỏi, "Sao ông đã bỏ thầy của ông?"

Anh ta nói lí do, "Thầy tôi quá nghiêm khắc. Thầy đánh, thầy tát. Và tôi đã nghe nói thầy ở đây tốt bụng và đáng yêu thế. Đó là lí do tại sao tôi đã tới đây."

Thầy này lập tức tát cho anh ta một cái và bảo anh ta, "Ông ngốc lắm, ông không hiểu từ bi của thầy ông. Quay lại đi! Ông đi tìm bạn đồng hành tốt sao? Ông có quan tâm, có khẩn thiết đi tìm chân lí không? Thầy ông là một người vĩ đại. Chúng ta không đồng ý về nguyên tắc, đấy là điều gì đó phụ. Còn khi có liên quan tới từ bi và tình yêu, ông ấy vĩ đại hơn ta nhiều. Ta chỉ có thể tốt với ông.

"Ông mù rồi. Ông không thể thấy khi ông ấy đánh ông, là với tình yêu nào, với chăm sóc nào... ông ấy chăm nom cho ông biết bao! Cho dù ông ấy đang già dần, và trong khi đánh ông, ông ấy còn làm ông ấy đau hơn là ông ấy làm ông đau, nhưng toàn bộ nỗ lực của ông ấy là để mang tới sự khẩn thiết. Ông ấy không sống được lâu nữa đâu. Một người như ông ấy vĩ đại hơn ta nhiều. Là người thầy từ bi thì không có gì sánh được với ông ấy đâu. Ông quay về đi. Ông ấy là người đúng khi có liên quan tới ông."

Đệ tử này không thể hiểu được. Anh ta đã nghe nói rằng người này chống lại thầy mình, và ông ấy nói, "Ta bất đồng với thầy ông ở nhiều điểm - nhưng điều đó không có nghĩa là từ bi của thầy ông kém, không có nghĩa là chứng ngộ của thầy ông là không đích thực. Ta không được từ bi như vậy đâu. Ta không đánh ông bởi vì ta không thấy sự khẩn thiết. Có lẽ trong kiếp khác ông có thể trở nên chứng ngộ. Chăm sóc của ta kém hơn chăm sóc của ông ấy. Ông ấy muốn ông trở nên chứng ngộ trong kiếp này, khoảnh khắc này. Ta thì ít để ý tới điều đó, ta không bận tâm, và ông nghĩ điều đó là tốt. Điều đó không phải là tốt, điều đó đơn giản là sự không chú ý của ta - ông có trở nên chứng ngộ hay không, đấy không phải là vấn đề của ta. Ông có thể tận hưởng cuộc sống của ông và luôn có vĩnh hằng đấy. Lúc nào đó, ở đâu đó ông có thể trở nên chứng ngộ. Sao ta phải bận tâm?"

Anh ta quay trở lại với thầy mình, chạm chân thầy, và nói điều đã xảy ra. Thầy nói, "Mặc dầu chúng ta là đối lập về tín ngưỡng - trường phái của chúng ta khác nhau, nguyên tắc của chúng ta, những điều không bản chất, là khác nhau - ta bao giờ cũng hiểu điều đó, rằng con người đó là vĩ đại, vĩ đại hơn mọi người nghĩ. Việc ông ấy bảo ông quay lại đây là dấu hiệu về vĩ đại của ông ấy. Ông ấy đã biểu lộ tình yêu với ông bằng việc tát ông. Ông ấy không tát một cách bình thường đâu, mà ông ấy biết rõ rằng một đệ tử đã ở với ta trong nhiều năm sẽ không hiểu cái gì khác hơn cái tát ra trò. Bây giờ đi vào am và bắt đầu thiền về tiếng vỗ tay của một bàn tay."

Đệ tử này đã thiền về công án này trong ba năm. Ngày nào anh ta cũng bị ăn tát, bị đánh, bởi vì anh ta cứ nghĩ về nó suốt mọi thời gian, hết ngày rồi đêm, ngồi đó. Anh ta nghe thấy điều gì đó trong đêm - tiếng dế kêu... tất cả đều im lặng chỉ mỗi tiếng dế - và anh ta có được ý tưởng rằng có lẽ đây là âm thanh ấy. Anh ta chạy tới thầy, gõ cửa, và thậm chí trước khi anh ta nói ra điều gì thầy đã tát cho một cái và đệ tử thì nói, "Ít nhất để tôi nói với thầy đã chứ...!"

Thầy nói, "Khoảnh khắc ông mở mồm ra, ông định nói điều gì đó là sai rồi. Cho nên không cần phải làm phí thời gian của ta thế. Khi ông biết được nó, ta sẽ biết mà không cần ông nói ra nó."

Vài ngày trôi qua và đệ tử này không tới báo cáo. Anh ta vẫn thường tới hàng ngày - đôi khi gió thổi qua rặng thông, đôi khi tiếng nước róc rách, bất kì cái gì... và anh ta lập tức nghĩ ngay, "Có lẽ đây là âm thanh mà thầy sẽ bằng lòng là câu trả lời cho câu hỏi ấy."

Nhưng thấy tình huống đó, rằng thầy đánh bạn mà thậm chí không thèm nghe câu trả lời của bạn... Một hôm thầy khoá cửa lại khi thầy thấy anh ta tới. Cái loại thầy gì thế này...? Thầy vừa nhìn thấy anh ta và đóng ngay cửa lại và nói với anh ta qua chiếc cửa đóng, "Về am mà thiền đi. Ta già rồi và ta không thể đánh ông mọi ngày một cách không cần thiết. Ta đã nhìn vào mặt ông, đó không phải là âm thanh mà ông nghĩ đâu. Đi đi."

Nhưng trong vài ngày anh ta đã không tới. Thầy hỏi, "Có chuyện gì vậy?" Mọi người nói, "Anh ấy vẫn đang thiền và anh ấy im lặng thế và an bình thế, anh ấy trông cứ như phật."

Thầy tới đó, chạm chân anh ta, lay anh ta dậy và bảo anh ta, "Ông đã nghe thấy nó rồi. Bây giờ thế là đủ. Quay về đạo tràng, đến giờ ăn trưa rồi."

Đệ tử này không thể tin được rằng thầy đã chạm chân mình. Còn thầy thì nói, "Ông đã có được nó rồi. Và ông đã ngồi đói mấy ngày rồi và ta lo lắng bởi vì ta đã đợi ông tới mọi ngày. Ta thích tát ông nhiều tới mức khi không có ông... Ta tự hỏi liên tục điều gì đã xảy ra cho đại đệ tử này? Nhưng ta đã được thoả mãn. Ông đã có nó rồi. Bây giờ là lúc ăn trưa. Lại đây, theo ta."

Đó là bầu khí hậu khác khi không có kình địch giữa các thầy bởi vì mục đích là một. Phương pháp của họ có thể khác, phương cách của họ có thể khác, nhưng một điều tuyệt đối chắc chắn, tất cả họ đều đồng ý ở một điểm: rằng việc tìm kiếm chân lí là ưu tiên thứ nhất, và mọi đệ tử đều phải được phái tới đúng chỗ, tới đúng thầy. Điều đó không có nghĩa là thầy gửi đệ tử đi là không đúng; điều đó đơn giản nghĩa là phương cách của ông ấy sẽ không phù hợp với loại người này. Thậm chí cũng không thành vấn đề nếu như đệ tử được gửi tới thầy đối lập.

Nhưng lời tôi đang nói đây là với mối quan tâm sâu sắc bởi vì toàn bộ khí hậu của sự khẩn thiết vì chân lí đã biến mất khỏi thế giới này. Bây giờ có hàng nghìn thầy giáo giả hiệu mà toàn bộ nỗ lực của họ là làm sao thu được người đi theo. Mọi tôn giáo đều đang làm cùng việc đó. Bạn đã bao giờ nghe nói về một shankaracharya Hindu nói với đệ tử của mình, "Ông tới nhà huyền môn Sufi Hồi giáo," hay ngược lại không? Bạn đã bao giờ nghe nói tới giáo hoàng Ki tô giáo nào phái ai đó tới Thiền sư để học thiền không?

Những tôn giáo có tổ chức này đều mang tính chính trị. Thiền là tính tôn giáo phi chính trị. Bạn thậm chí không thể gọi nó là tôn giáo được. Nó mang tính cá nhân thế và mối quan tâm chỉ nhấn mạnh vào tiềm năng của cá nhân. Nó không muốn điều gì từ cá nhân cả, nó đơn giản muốn người đó là bản thân mình.

Vào thời của Mã Tổ, đã có một thầy vĩ đại khác ở Trung Quốc. Tên ông ấy là Thạch Đầu Hi Thiên. Các bạn đã hoàn toàn quen thuộc với Thạch Đầu rồi; ông ấy được tái sinh ở đây. Thạch Đầu nghĩa là đầu đá, và lần này ông ấy được sinh ra là Swami Niskriya; tôi gọi anh ấy là Thạch Đầu Hi Thiên, đầu đá. Và tôi phải gửi anh ấy trở về Đức, chỉ trong vài tuần, bởi vì chỉ đầu đá mới có thể chọi lại với những đầu đá khác ở Đức, bạn không thể cử ai khác được. Cho nên anh ấy đi, và đập đầu anh ấy vào các cái đầu khác trong vài ngày. Khi anh ấy mệt về việc làm cho người khác chứng ngộ, anh ấy quay lại để nghỉ ngơi. Ngay bây giờ anh ấy đang ở Đức.

Thạch Đầu được thầy mình đặt cho cái tên đó bởi vì ông ấy thực sự là loại đầu đá. Không cái gì thấm được vào đầu ông ấy cả. Bạn có thể làm mọi thứ, cũng không tạo ra khác biệt gì, bởi vì ai nghe? Thầy của ông ấy hay đánh ông ấy còn ông ấy cứ cười và ông ấy sẽ nói, "Thầy cứ đánh nhiều tuỳ thích. Cũng như thầy nhất quyết làm cho tôi chứng ngộ, tôi nhất quyết không trở nên chứng ngộ. Đấy là vấn đề lòng tự trọng."

Bởi vì sự cứng đầu này - nhưng với biết bao nhiêu tình yêu, đã không có căm hận, không có giận dữ, điều đó chỉ để chỉ ra cho thầy - ông ấy sẽ nói, "Nếu thầy bướng bỉnh, thì chớ có nghĩ rằng mỗi mình thầy trên thế giới này bướng bỉnh đâu nhé; tôi cũng vào loại bướng đây. Thầy cứ đánh tôi tuỳ thích. Tôi cứ không định trở nên chứng ngộ đấy." Đó là lí do tại sao ông ấy lại mang tên Thạch Đầu. Nhưng anh chàng Thạch Đầu đáng thương rút cục vẫn phải trở nên chứng ngộ.

Bạn không thể thoát được thầy một khi bạn đã bị mắc vào trong lưới của thầy.

Mã Tổ và Thạch Đầu đã là những thầy vĩ đại đến mức người đời nói rằng họ đã chia cả thế giới ra. Phương pháp của họ và cách thức của họ và cách làm việc của họ tuyệt đối khác nhau. Họ hoàn toàn ở ngoài mọi cảm giác về kình định. Thậm chí trong những tình huống chỉ có hai người chứng ngộ ở đó và cả thế giới đều sẵn đó, thì cũng không có kình địch. Trong thực tế tương truyền là họ đã hợp tác lẫn nhau để đưa người khác tới chứng ngộ. Một trường hợp đó là Dược Sơn. Toàn bộ bầu không khí đó, thời đại vàng đó của việc tìm kiếm chân lí bây giờ chỉ còn là kí ức, tiếng vọng trong núi. Nhưng nó đã có cái đẹp cần phải được đem lại.

Toàn bộ sự tồn tại của con người nên chủ yếu quan tâm vào việc tìm kiếm cội nguồn cuộc sống riêng của mình. Nhưng tình huống hiện đại đối ngược lại. Người Hindus đã chia thế giới này theo cách rất hay. Họ đã chia thế giới làm bốn thời đại. Thời đại thứ nhất họ gọi là thời đại chân lí; mối quan tâm duy nhất của mọi người là chân lí, do đó cái tên của thời đại này là satyuga, thời đại của chân lí.

Thời đại thứ hai họ gọi là treta, ba chân. Thời đại thứ nhất có bốn chân, nó là cái bàn. Một chân bị mất, bây giờ nó thành ba chân. Vẫn có việc tìm kiếm chân lí, nhưng khẩn thiết kém đi, mãnh liệt kém đi, cân bằng kém đi. Trên bốn chân cân bằng là hoàn hảo; trên ba chân cân bằng không thể là đầy đủ, nhưng vẫn có cùng việc tìm kiếm.

Thời đại thứ ba họ gọi là dwapar, hai chân. Bây giờ thậm chí cân bằng của treta, thời đại thứ hai, cũng bị mất. Trên hai chân bạn không thể làm ra được cái bàn, nó sẽ không cân bằng, nhưng dầu sao thì một nửa sự thôi thúc vẫn còn đó.

Thời đại cuối cùng, mà chúng ta đang sống đây theo tính toán Hin du, được gọi là kaliyuga; thời đại của bóng tối, thời đại của mù quáng, thời đại của không đi tìm chân lí. Mọi người quan tâm tới những điều trần tục. Họ dành cả đời mình cho những điều mà cuối cùng chỉ chứng tỏ là thứ đồng nát.

Toàn bộ cuộc đời họ có thể đã là cuộc thực nghiệm lớn lao trong chứng ngộ, trong việc tìm kiếm gốc rễ của cuộc sống, trong việc được thoả mãn và mãn nguyện hoàn toàn. Họ có thể đã thu được mọi niềm vui mà vũ trụ làm thành sẵn có cho bạn. Họ có thể đã nhảy múa, họ có thể đã ca hát, họ có thể đã hân hoan trong mọi cái đẹp mà vũ trụ được tràn ngập bởi chúng. Nhưng bởi vì sự mù của mình mà họ vẫn còn chơi với những trò chơi; họ chưa bao giờ bận tâm rằng có gì nhiều hơn những trò chơi này.

Theo một cách nào đó thì phân chia biểu dụ này về thời gian có chân lí nào đó trong nó. Ngày nay rất khó tìm ra người - tôi đã tìm thấy các bạn, khi làm việc suốt ba mươi nhăm năm liên tục - rất khó tìm ra người thực sự sẵn sàng cất bước nhẩy vào vũ trụ với mọi giá. Và chỉ những người đó mới là vài người may mắn.

Maneesha đã đem tới lời kinh:

Dược Sơn bắt đầu học Phật tại trường bằng Vinaya.

Vinaya là kinh Phật. Tên đầy đủ của nó là Vinaya Pitak - Luật Tạng. Phật đã nói bốn mươi hai năm liên tục, sáng tới tối, cho nên một cách tự nhiên, một khối lượng sách vở cực lớn đã được các đệ tử thu thập lại. Ông ấy chưa bao giờ viết ra điều gì, đây toàn là những ghi chép từ các đệ tử. 'Vinaya' nghĩa là khiêm tốn, tuyệt đối vô ngã.

Cho nên các đệ tử đã thu thập Vinaya Pitak- Luật Tạng, kinh này, họ đã thấy giáo huấn của Phật Gautam là hoàn toàn khiêm tốn, vô ngã, hài hoà với vũ trụ, không có căng thẳng nào. Đó là một trong những cuốn sách hay nhất trong sự tồn tại. Tất cả mọi kinh đều đưa tới im lặng và an bình và từ bi.

Dược Sơn Duy Nghiễm bắt đầu học Phật theo trường phái Vinaya cho nên ông ấy rất thạo trong học hành kinh sách và luyện khổ hạnh vào lúc ông ấy được giới thiệu với Thiền. Ông ấy bắt đầu cảm thấy rằng những điều này chưa phải là mục đích tối thượng của cuộc sống tâm linh.

Ông ấy thuộc vào một trong các trường phái Phật giáo dựa trên Vinaya Pitak. Thế rồi bản thân vị thầy, người phải đã dạy cho ông ấy về Vinaya Pitak, về từ bi và tình yêu và vô ngã, giản dị, khiêm tốn, thầy phải đã giới thiệu cho ông ấy về Thiền.

Ông ấy bắt đầu cảm thấy rằng những điều này chưa phải là mục đích tối thượng của cuộc sống tâm linh.

Và khi ông ấy đã được giới thiệu về Thiền, ông ấy trở nên nhận biết rằng tất cả đều là tốt, nhưng đó chưa phải là là mục đích tối thượng của cuộc sống tâm linh. Ngược lại đó là một loại lập trình, tu tập những thói quen nào đó, cá tính nào đó, một phong cách sống - làm cái này và không làm cái kia. Điều đó là hời hợt.

Vừa hôm nay Amrito mới nói với tôi rằng một nhà khoa học lớn đã được hỏi, "Ông có tin vào Thượng đế không?" Dường như là nhà báo đã hỏi điều này là kẻ vô thần cánh tả. Ông ta đã không tin vào Thượng đế, và ông ta không thể nào quan niệm nổi rằng một con người với phẩm chất như vậy, một nhà khoa học lớn, lại sẽ nói rằng ông ta tin vào Thượng đế. Nhà khoa học này nói rằng ông ấy tin vào Thượng đế; nhà báo bị sốc. Ông ta nói, "Ông là nhà khoa học lớn mà ông vẫn tin vào Thượng đế sao?"

Nhà khoa học này nói, "Tôi đã bị lập trình, vấn đề không phải là việc tôi tin hay không tin. Tôi đã bị lập trình từ ngay thời thơ ấu của mình rằng có Thượng đế - cứ liên tục được bố mẹ, các tu sĩ, các thầy giáo nói vậy, ở mọi nơi, đến mức gần như là tôi biết rằng Thượng đế tồn tại. Nhưng đấy chỉ là việc huấn luyện mà thôi."


Tất cả mọi tôn giáo đều đã phụ thuộc vào việc lập trình, mà không biết đích xác việc lập trình là gì. Từ này là mới trong giới các nhà tâm lí, nhưng hoạt động đã được mọi tôn giáo làm từ hàng thế kỉ nay trên thế giới có thể được che đậy bởi từ này 'lập trình'. Từ này đi vào tồn tại cùng với máy tính. Bạn phải lập trình cho máy tính. Bất kì điều gì bạn muốn, bạn đều có thể đưa vào bộ nhớ máy tính. Và nó có bộ nhớ cực kì!






Tất cả mọi cuốn sách có trên thế giới này, trong mọi thư viện trên thế giới, đều có thể được đưa vào trong một máy tính. Không cần phải phí nhiều không gian thế. Chỉ một máy tính nhỏ có thể mang tất cả tri thức và bạn cũng có thể hỏi nó câu hỏi vào bất kì lúc nào, bất kì câu hỏi ngớ ngẩn nào - nếu điều đó đã được lập trình. Việc lập trình phải được ghi nhớ. Nếu nó được hỏi, "Socrates lấy vợ vào ngày nào?" - thì chắc chắn đó là ngày không may mắn, nhưng đó là ngày nào? - nếu máy tính đã được cho ngày tháng này và ngày này, thì lập tức lời đáp sẽ tới. Bởi vì máy tính mới đi vào sự tồn tại, nên từ 'lập trình' đã lấy nghĩa và tác dụng cực kì lớn.

Điều chúng ta đang làm với máy tính, đó là điều các tôn giáo đã làm với nhân loại. Ai đó là người Hindu, và ai đó là người Ki tô giáo; cái gì là khác biệt giữa hai người này? Chỉ lập trình khác biệt. Nếu bạn nuôi dưỡng một đứa trẻ Ki tô giáo ngay từ lúc bắt đầu trong một gia đình Hindu, bạn có cho rằng nó sẽ nghĩ về Jesus hay về Kinh Thánh linh thiêng không? Nó có hỏi những câu hỏi mà trẻ con Ki tô giáo nhất định sẽ hỏi không? Nó sẽ là người Hindu bởi vì việc lập trình cho nó sẽ là người Hindu. Nó thậm chí sẽ không bận tâm phí thời gian về Jesus. Cùng điều đó cũng đúng cho mọi tôn giáo; mọi tôn giáo đều lập trình cho trẻ con, cư xử với trẻ con cứ như đứa trẻ là máy tính. Đó là điều sỉ nhục lớn nhất cho nhân loại và là tội lỗi lớn nhất chống lại mọi con người.

Mọi đứa trẻ đều tới với tấm bảng sạch. Và thế rồi bạn bắt đầu viết mọi thứ lên đó, nào Kinh Thánh thiêng liêng, hay kinh Koran, hay Gita thiêng liêng, hay Das Kapital thiêng liêng - bất kì cái gì bạn muốn. Đứa trẻ đáng thương ở trong tay bạn, và nó còn chưa biết gì và nó thậm chí không thể nghĩ được rằng bố mẹ nó, người yêu nó nhiều thế, lại sẽ cho nó việc lập trình sai. Nhưng vào lúc nó trở nên nhận biết về từ 'lập trình', thì việc lập trình đã đi vào tận xương và tuỷ của đứa trẻ rồi. Nó không thể nghĩ khác được.

Bây giờ ở Châu Âu và Châu Mĩ, bởi vì nhiều người trẻ đã lánh xa các nhà thờ chính thống, nên một loại nghề mới đã hình thành, người gỡ bỏ chương trình.

Đứa trẻ không còn quan tâm tới Kinh Thánh cổ, nó không tới nhà thờ, nó trở thành kẻ hippie. Nó đi ngược lại mọi chuẩn mực mà Ki tô giáo đã từng theo đuổi. "Sạch sẽ là cạnh Thượng đế" - và kẻ hippie nói không có Thượng đế và không có sạch sẽ. Có thể cạnh đó, nhưng cả hai trong chúng đều không tồn tại. Chỉ bởi vì xã hội cũ cứ nhấn mạnh vào sự sạch sẽ, nên kẻ hippie đã phản ứng lại, thanh niên đã phản ứng chống lại điều đó.

Bây giờ với đủ mọi loại phản ứng trên khắp thế giới, các cha và các linh mục rất lo lắng, cho nên họ đã yêu cầu các nhà phân tâm tạo ra một hệ thống mà trong đó những người này có thể được gỡ bỏ chương trình trước nhất, một phương pháp liên tục của việc thôi miên, cứ bảo với họ, "Bạn đã đi lạc lối rồi. Thượng đế hiện hữu và Jesus là con trai ông ấy. Ông ấy là đứa con duy nhất. Và tôn giáo của bạn là tôn giáo cao cả nhất và vĩ đại nhất trên thế giới." Họ đưa người này vào giấc ngủ thôi miên và họ cứ lắp lại mãi điều này. Và đó là điều rất đơn giản để một người vào giấc ngủ thôi miên; cứ bảo cho người đó nhìn chăm chăm vào bất kì cái gì đang toả sáng. Cây nến cũng được; chỉ tập trung vào cây nến và đừng rơi vào giấc ngủ và đừng chớp mắt.

Một cách tự nhiên mắt muốn chớp. Chống lại khuynh hướng tự nhiên chớp mắt, tự buộc bản thân mình tập trung hết mức vào ngọn lửa hay cây nến hay bất kì cái gì đang toả sáng và hấp dẫn mắt bạn. Trong ba đến năm phút người ta phải rơi vào giấc ngủ, bởi vì bạn không thể giữ không chớp mắt quá ba phút; ba phút là tối đa.

Nhưng mắt bạn tự động nhắm lại bạn không thể làm được gì bởi vì chúng đã đủ mỏi và cả chán nữa. Chỉ quan sát ngọn lửa không thể là việc giải trí được, đấy không phải là kinh nghiệm thích thú gì. Không có phấn khởi gì trong nó, cho nên bạn chán, mắt mỏi, và bạn cứ buộc chúng phải mở. Còn nhà thôi miên bên cạnh bạn thì cứ nói mãi, "Bạn đang rơi vào trong giấc ngủ, bạn đang rơi vào trong giấc ngủ," theo một giọng rất buồn ngủ. Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy mắt mình đang nhắm lại và nhà thôi miên sẽ cứ tiếp tục, "Mắt bạn đang trở nên nặng, mi mắt đang nhắm lại. Bạn đang đi vào giấc ngủ sâu."

Đó là một phương pháp rất đơn giản, nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Một khi một người đang ở bên bờ việc rơi vào giấc ngủ, người thôi miên nói với người đó, "Bạn sẽ không nghe giọng nói của bất kì ai ngoại trừ tôi." Và thế rồi chủ thể này, người này, rơi vào giấc ngủ, và người đó sẽ không nghe thấy gì ngoại trừ tiếng nói của người thôi miên. Bây giờ người thôi miên bắt đầu gỡ bỏ chương trình cho người đó. Nếu người đó đã trở thành một "Hare Krishna, Hare Rama," thì người thôi miên phải nói với người đó, "Nó tất cả đều là chuyện nhảm nhí. Bạn đã đi xa khỏi tôn giáo vĩ đại nguyên thuỷ của mình. Bạn đã đi xa khỏi Jesus." Ông ta sẽ đem người đó trở về với Jesus.

Cho nên một quá trình kép đang diễn ra. Một mặt ông ta gỡ bỏ chương trình cho người đó khỏi Hare Krishna, Hare Rama, và mặt khác ông ta đang lập trình lại cho người đó theo lập trình thời trẻ cũ của mình. Ki tô giáo của ông ta vẫn có đó trong vô thức của ông ta, cho nên rất dễ dàng đem vô thức đó lên bề mặt. Sau vài phiên Hare Krishna, Hare Rama đã hoàn toàn bị quên mất. Bây giờ người đó biết tất cả những cái đó là vô nghĩa. Người đó bắt đầu đi tới nhà thờ, người đó đã quay lại tôn giáo đúng. Nhưng tất cả những điều đã xảy ra là ở chỗ việc lập trình của người đó đã bị thay đổi. Cũng như bất kì ai cũng đều có thể đưa Hare Krishna, Hare Rama trở lại.

Toàn bộ nỗ lực của tôi ở đây là chỉ để gỡ bỏ chương trình cho bạn và không lập trình lại; chỉ để cho bạn là tấm bảng sạch như khi bạn được sinh ra, trong bản tính nguyên thuỷ của bạn, trong mặt nguyên thuỷ của bạn. Không đâu khác đã làm điều đó. Những người này, người đang lập trình, gỡ bỏ chương trình, lập trình lại - họ tất cả đều là các nhà chuyên môn, và các bậc cha mẹ đang trả tiền cho họ để cho con họ được đem lại cho tôn giáo có tổ chức mà họ đã được sinh ra.

Hiểu biết của tôi là ở chỗ việc sinh không liên quan gì tới tôn giáo cả. Bố mẹ bạn có thể là người Hindu giáo hay Ki tô giáo, điều đó không có nghĩa là đứa trẻ phải là người Hindu giáo hay Ki tô giáo. Đứa trẻ không phải là sở hữu của bạn. Đứa trẻ tới thế giới này qua bạn. Nếu bạn có cảm giác nhân tính nào, bất kì cảm giác kính trọng nào, bạn sẽ kính trọng đứa trẻ này, và bạn sẽ để cho nó một mình và cho phép nó trưởng thành trong sáng tỏ, thông minh của nó, trong việc truy tìm chân lí của nó, cho dù nó đi ra khỏi nhóm người mà trong đó bạn đã được lập trình. Nếu bạn yêu con bạn, để cho nó đi theo bản tính của nó, dù điều đó đưa tới đâu.

Nhưng không bố mẹ nào, không tu sĩ nào sẵn lòng cho mọi người sự giải phóng đó, và mọi người đều cần việc giải phóng khỏi các tu sĩ. Họ tất cả đều chống lại tôi bởi một lẽ đơn giản là tôi không phải là tu sĩ và tôi không ủng hộ việc lập trình cho bất kì ai.

Toàn bộ nỗ lực của tôi là để gỡ bỏ chương trình cho bạn sâu sắc đến mức mọi thứ đã từng được đặt vào trong bạn từ thời thơ ấu đều được lấy ra và bạn được bỏ lại trong sự hồn nhiên thơ ấu của mình. Từ sự hồn nhiên đó cuộc hành trình trưởng thành thực của bạn mới bắt đầu.

Khi Dược Sơn đã đi tới hiểu Thiền, ông ấy lập tức thấy ra khác biệt. Ông ấy đã cho rằng khi mình học Vinaya thì đây là tôn giáo; nhưng khi tới thế giới của Thiền, ông ấy đã thấy rằng tất cả những điều đó là không bản chất. Đó không phải là mục đích tối thượng của cuộc sống. Điều đó thực sự chỉ là việc lập trình, để bảo bạn, "vô ngã, từ bi, yêu con người, yêu sinh vật." Trong Thiền tất cả những điều này sẽ xảy ra, không phải bởi vì việc lập trình, mà bởi vì chứng ngộ riêng của bạn, nhận biết riêng của bạn, sự mãnh liệt và sáng tỏ riêng của bạn. Từ bi sẽ tới, nhưng nó sẽ không phải là việc tu tập. Tình yêu sẽ tới, nhưng nó sẽ không phải là việc bắt chước như vẹt.

Tới với thế giới của Thiền ông ấy lập tức nhận ra rằng điều ông ấy đã từng học mãi cho tới giờ đều là lãng phí cực kì. Đấy không phải là mục đích tối thượng. Ông ấy khao khát tự do thực sự và sự thuần khiết vượt ra ngoài hình tướng của pháp. Đây đích xác điều gỡ bỏ chương trình nghĩa là gì.

Ông ấy khao khát tự do thực sự và sự thuần khiết vượt ra ngoài hình tướng của pháp. Cho nên, đi tìm chỉ bảo, ông ấy tới Thạch Đầu.

Dược Sơn nói với thầy, "Tôi mới biết ít nhiều về tam thừa" - có ba kinh sách và ba phái trong Phật giáo - "và mười hai phần giáo điển kinh sách. Nhưng tôi biết ở miền Nam có giáo huấn về 'trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật.' Bây giờ, điều đó ngoài tầm hiểu biết của tôi. Cúi xin thầy từ bi làm sáng tỏ về điều này."

Thạch Đầu Hi Thiên đáp, "Điều đó được tìm thấy không trong khẳng định không trong phủ định, không trong khẳng định và phủ định cùng lúc. Vậy ông có thể làm gì?"

Dược Sơn Duy Nghiễm ngơ ngác bởi những lời này.

Tôi sẽ phải nói với bạn đôi điều để cho bạn khỏi bị khó hiểu bởi những lời này. Ở phương Tây, Aristotle đã đưa ra logic chỉ có một quá trình biện chứng. Hoặc cái gì đó là phủ định hoặc cái gì đó là khẳng định. Nói cách khác, hoặc bạn tin vào Thượng đế hoặc bạn không tin vào Thượng đế. Có và không - hai từ này là nền tảng của logic của Aristotle.

Nhưng Phật tin - và ông ấy còn có ý nghĩa hơn Aristotle nhiều - ông ấy gọi điều này là logic hai chiều, "có và không." Nếu bạn hỏi Phật liệu có Thượng đế không, thì ông ấy sẽ nói, "Câu trả lời thứ nhất của ta là có, câu trả lời thứ hai của ta là không, câu trả lời thứ ba của ta là vừa có vừa không." Điều này ông ấy gọi là logic ba chiều.

Điều đó đơn giản làm bối rối mọi người - bởi vì bạn ngụ ý gì đây? Hoặc bạn tin vào Thượng đế hoặc bạn không tin vào Thượng đế; logic hai chiều dường như hoàn toàn phải. Phỏng có ích gì mà dùng logic ba chiều?

Nhưng ông ấy không một mình theo chiều hướng này. Mahavira đương đại với ông ấy có logic bẩy chiều, và đó là lời cuối cùng, bạn không thể vượt ra ngoài nó - mọi khả năng, mọi góc độ. Có và không chỉ là hai cực, nhưng bạn có thể ở chính giữa. Có và không cả hai, hay không có và không cả hai - bạn có thể ở giữa, không đi vào cực đoan nào. Và đó là cách thức của Phật, được biết tới là trung đạo.

Phật nói đi tới cực đoan là sai bởi vì bạn đang chọn chỉ một phần; đi tới cực kia đích xác cũng theo cùng cách sai. ở chính giữa. Cái thực là ở chính giữa. Nhưng ở giữa bạn không thể nói có, bạn không thể nói không. Hoặc là bạn phải nói cả hai, hoặc là bạn phải phủ nhận cả hai. Đó là điều Thạch Đầu đang nói. Bây giờ nghe lại nó, và bạn sẽ không bị bối rối bởi nó.

"Điều đó được tìm thấy," chân lí phải được tìm thấy, "không trong khẳng định," không trong việc nói có, "không trong phủ định," không trong việc nói không, "không trong khẳng định và phủ định cùng lúc." không trong việc nói có và không đồng thời. Chân lí không thể được tìm thấy trong cả ba phân loại này. Chân lí ở ngoài cả ba phân loại này, nó là cái thứ tư. Nó là ở ngoài logic, do đó nó không thể được diễn đạt qua bất kì cách diễn đạt logic nào.

Anh chàng Dược Sơn đáng thương đâm ra lúng túng. Ngay cả Thạch Đầu cũng hỏi ông ta, "Vậy ông có thể làm gì? Đây là ba khả năng, mà không khả năng nào diễn đạt được chân lí. Ông định làm sao đây?"

Dược Sơn ngơ ngác bởi những lời này. Dường như ông ta đã tới chỗ tận cùng của con đường rồi. Do đó, Thạch Đầu nói thẳng với ông ta - và đây là cái đẹp của chỗ giữa bằng vàng đó, điều đã biến mất khỏi thế giới này - "Ông không có nhân duyên chứng ngộ ở đây tại chỗ này. Vậy ông nên tới thầy vĩ đại, Mã Tổ."

Mã Tổ và Thạch Đầu là hai thầy chứng ngộ đối lập vào thời đó. Ông ấy đang bảo Dược Sơn tới Mã Tổ mặc dầu ông này là người đối lập. "Nhân cách của ông, cách nghĩ của ông… chỗ này và những phương cách được dùng ở đây sẽ không ích gì cho ông trong trưởng thành tới chỗ chín muồi. Thay vì vậy ông nên tới Mã Tổ. Ông ấy sẽ là bầu không khí thích hợp cho ông."

Bạn có thể thấy ra vấn đề. Phái một đệ tử sang người đối lập có nghĩa là mối quan tâm của ông ấy là ở đệ tử và sự trưởng thành của người đó, không phải vào việc tăng thêm người đi theo của riêng mình. Ông ấy nhìn vào con người này, cảm thấy mạch đập của người này, cảm thấy nhịp tim của người này, và một nhận biết rõ ràng là "Tại đây anh ta sẽ thấy rất khó khăn. Mã Tổ sẽ là bầu không khí thích hợp cho người này."

Theo lời gợi ý này, Dược Sơn Duy Nghiễm tới lễ Mã Tổ, lại trình cho ông ấy cũng câu hỏi mà ông ta đã nói với Thạch Đầu Hi Thiên.

Mã Tổ đáp, "Đôi khi ta làm cho ông ta nhướn mày và liếc mắt; lúc khác ta lại không làm cho ông ta nhướn mày và liếc mắt. Đôi khi thực sự ông ta nhướn mày và liếc mắt; lúc khác ông ta lại thực sự không nhướn mày và liếc mắt. Ông hiểu điều này thế nào?"

Dược Sơn phải đã cảm thấy mình gần phát cuồng. Thạch Đầu đã nói về logic và làm bối rối ông ấy, và bây giờ cái ông này lại nói những điều kì lạ nữa. Ông ấy đang nói về ai vậy?

Lúc này, Dược Sơn nhìn thẳng vào mắt Mã Tổ - việc thấy và nghe lời của thầy trở thành rõ ràng cho ông ấy rằng có cái gì đó bên ngoài lời. Thạch Đầu đã chỉ dẫn hướng về điều đó và bây giờ, nghe việc nói gần như điên khùng của người này, một điều là chắc chắn, rằng chân lí không thể được diễn đạt bằng lời. Cả hai thầy đã giúp cho ông ta gạt bỏ đi ngôn ngữ. Cho nên thay vì ngôn ngữ, ông ấy nhìn thẳng vào mắt Mã Tổ và ngộ ra. Ông ta kính cẩn sụp lạy thầy.

Bây giờ chỉ đọc những lời này sẽ không ích gì, bởi vì cái gì đó đã xảy ra mà không được viết ra và không thể được viết ra. Cái gì đó diễn ra khi đệ tử và thầy nhìn vào mắt nhau. Trong khoảnh khắc im lặng đó sự truyền trao nào đó, năng lượng nào đó... Ông ấy đã thấy trong mắt của thầy, "Đây là đôi mắt mình có thể cảm thấy thoải mái. Đây là đôi mắt mà qua đó mình có thể thấy được cái toàn thể." Điều đó tới như việc nhận ra ngay lập tức, tự phát, cho nên không có gì được nói ra. Đó là điều làm cho mọi người lo lắng về việc đọc Thiền.

Dược Sơn nhìn thẳng vào mắt Mã Tổ và ngộ ra. Bây giờ chỉ đọc câu này sẽ không giải thích được điều gì chừng nào bạn chưa nhìn vào trong mắt thầy, chừng nào bạn còn chưa ở trong sự thân thiết sâu sắc với thầy, chừng nào bạn còn chưa cảm thấy sự hiện diện và trường năng lượng của thầy. Đó là một vũ trụ hoàn toàn khác, một chiều hướng hoàn toàn khác của trao đổi, của giao cảm.

Ông ấy rơi vào trong tình yêu ngay lập tức. Hai con mắt kia đã thoả mãn ông ấy hoàn toàn: "Đây là người mình đã từng tìm kiếm trong nhiều kiếp rồi. Mình đã về nhà." Việc nhận ra lớn lao và mạnh mẽ tới mức ông ấy đã trở nên chứng ngộ.

Điều này trong Thiền gọi là "việc truyền trao ngọn đèn." Cứ dường như là bạn mang hai cây nến tới gần - một cây đã thắp sáng, còn cây kia chưa sáng. Nhưng đem chúng lại gần hơn, và có một điểm khi bỗng nhiên ngọn lửa từ cây nến này sẽ nhảy sang cây nến kia. Đích xác cái gì đó giống thế đã xảy ra giữa thầy và đệ tử, khi họ gặp nhau mắt đối mắt. Dược Sơn trở nên chứng ngộ. Không cái gì đã được làm.

Điều chúng ta đang cố gắng làm ở đây là đem trái tim bạn lại gần trái tim tôi, bởi vì đó là cách duy nhất tôi có thể đem trái tim bạn tới trái tim vũ trụ. Tôi chỉ là cánh cửa để đi qua, cây cầu để được vượt qua.

Thầy đích thực không phải là sự tù túng cho đệ tử theo bất kì cách nào. Thầy đơn giản là con đường, hoàn toàn mở và vô điều kiện; bạn đi vào trong thầy và qua thầy bạn đạt tới vũ trụ.

Ông ta kính cẩn sụp lạy thầy, thầy hỏi, "Ông cảm nhận chân lí nào mà làm những nghi lễ này?"

Dược Sơn nói, "Khi tôi ở cùng Thạch Đầu, tôi như muỗi bò trên trâu đồng."

Thạch Đầu là một người - đầu đá, cái vỏ rất cứng rắn. Dược Sơn nói, "Tôi cảm thấy mình giống như con muỗi nhỏ bò trên con trâu bằng đồng. Không có cách nào cho tôi; tôi không thể vào trong Thạch Đầu được, Thạch Đầu quá cứng rắn."

Mã Tổ, nhận rõ rằng người chứng ngộ này là một thiên tài, đã bảo ông ấy chăm nom tới sự hiểu thấu. Ông ấy phục vụ Mã Tổ ba năm. Một hôm, Mã Tổ lại hỏi, "Gần đây ông thấy ra cái gì?"

Dược Sơn đáp, "Da đã lột hết; chỉ còn lại cái một, thực tại đúng đắn."

Mã Tổ nói, "Điều ông đã đạt tới là hoàn toàn hài hoà với cốt lõi bên trong nhất của tâm, và từ đó nó đã lan toả vào bốn chi. Điều này đang xảy ra chính là lúc ông nên bó bụng bằng ba thanh tre, và tới bất kì ngọn núi nào tuỳ thích để trụ trì."

Dược Sơn đáp, "Tôi là ai mà dám đi lấy núi làm chỗ trụ trì?"

Mã Tổ nói, "Không phải vậy! Người ta không bao giờ đi mà không trụ, cũng không bao giờ trụ mà không đi. Để tới nơi ông không thể tiến, và để làm điều không thể làm, ông phải làm mình thành bè mảng cho người khác. Việc trụ lại đây mãi mãi không phải là dành cho ông."

Mã Tổ đã được thuyết phục rằng Dược Sơn đích thực đã trở nên chứng ngộ. Ba năm liền Mã Tổ đã quan sát ông ấy, đã cho phép ông ấy được ở cùng mình. Khi điều đó là chắc chắn, bằng tất cả mọi điệu bộ, hoạt động, sự đáp ứng của ông ấy, rằng ông ấy đã trở thành phật, Mã Tổ bảo ông ấy, "chọn lấy một ngọn núi quanh đây làm chỗ trú của ông."

Mã tổ đang bảo ông ấy, "Bây giờ ông tự mình đã là thầy rồi, ông không cần ở đây nữa. Ông phải trở thành chiếc bè, chiếc mảng cho người khác, những người muốn sang bờ bên kia. Cho nên làm một ngôi chùa, một đạo tràng trên núi nào đó, và những người đang khát sẽ tới ông. Ông không được thoả mãn với chứng ngộ của riêng mình. Đó chính là khổ. Ông phải lan toả ngọn lửa tới những người đang dò dẫm trong bóng tối. Ông phải trở thành thầy của nhiều người đang mù loà. Ông phải cho họ đôi mắt để nhìn."

Mã Tổ đang cư xử đích xác theo cách phật phải cư xử khi thấy rằng người khác đã trở thành phật. Giữ người đó cho mình là sự phí hoài. Người đó bây giờ phải đi theo cách riêng của mình, tuyệt đối tự do là chính mình, không dưới cái bóng của thầy lớn. Điều đó gần giống như người làm vườn. Người đó sẽ loại bỏ cây nhỏ khỏi cây lớn. Dưới bóng cây lớn cây nhỏ không thể phát triển được. Nó cần không gian riêng của nó. Nó cần mặt trời riêng của nó, bầu trời riêng của nó, và một khi người làm vườn thấy ra tiềm năng của cái cây này - rằng nó không phải là cỏ dại mà là cây hoa hồng - thì người đó đem nó tới nơi quang đãng có mặt trời, không khí trong lành, nước sẵn có.

Mọi thầy đều cố gắng hết sức để cho đệ tử mình sự độc lập, tính toàn vẹn, tính cá nhân và một thông điệp - điều gì bạn thu được, đừng giữ nó cho mình. Chia sẻ nó đi. Bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nó nhiều. Bạn càng chia sẻ ít, bạn càng có nó ít. Đó là kinh tế khác của thế giới bên trong. Trong thế giới bên ngoài bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có ít.

Tôi đã nghe nói về một người vừa mới được xổ số, một triệu đô la. Như thường lệ người đó thấy một người ăn xin đứng bên cạnh đường. Hôm nay người đó sung sướng thế, được một triệu đô la, người đó cho người ăn xin kia tờ một trăm đô la. Người ăn xin hết nhìn vào tờ bạc lại nhìn vào người đó, và anh ta nói với người đó, "Không mấy chốc mà ông sẽ đứng cạnh tôi thôi."

Người đó nói, "Ông ngụ ý gì vậy?"

Người ăn xin nói, "Đây là cách tôi đã đi tới tình trạng này đây. Tôi cứ hay đi cho mọi người. Bây giờ tôi ở tình trạng - tôi không có gì nữa, tôi phải đi ăn xin. Với cách ông đang cho, không mất mấy thời gian. Ông bao giờ cũng có thể tới tôi. Tôi là người ăn xin có kinh nghiệm bây giờ."

Ở bên ngoài, trong thế giới khách quan, có một kinh tế thôi. Bạn phải giữ bất kì cái gì bạn có, bạn phải bám lấy nó. Mà không chỉ bám lấy cái của riêng bạn, nếu bạn có thể xoay xở thì bám cả vào người khác nữa...

George Bernard Shaw có lần đã được hỏi, "Có ai sống được chỉ bằng việc cho tay vào túi không?"

George Bernard Shaw nói, "Tất nhiên người ta có thể chứ. Nhưng túi phải là của ai đó khác."

Trong túi riêng của mình bạn không thể sống mãi mãi được. Trong thế giới đối thể, nếu bạn chia sẻ, thì bạn mất. Nhưng tại thế giới bên trong, chính qui tắc về ý nghĩ đối lập lại áp dụng được. Bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nhiều; bạn càng chia sẻ ít, bạn càng có ít. Nếu bạn không chia sẻ gì, ngọn lửa nhỏ đó có thể biến mất. Bằng việc chia sẻ nó trở thành đám cháy lớn. Nó thiêu đốt bạn.

Một bài thơ của Soko:

Thở vào, thở ra

tới, lui

sống, chết:

các mũi tên, để chúng bay đi từng chiếc một,

gặp giữa đường và từng lát

cái trống rỗng trong chuyến bay vô nỗ lực -

Vậy ta trở lại cội nguồn.

Cứ ném đi và ném đi kinh nghiệm của bạn, trong cuộc sống, trong cái chết. Soko nói, Vậy ta trở lại cội nguồn. Tôi càng cho nhiều, tôi càng đạt tới cội nguồn sâu sắc hơn. Điều đó cũng giống như việc đào giếng. Nếu bạn không múc nước lên từ giếng, nước sẽ trở thành chết. Bạn càng lấy nhiều nước ra, dòng suối tươi mát lại mở ra và đem nước mới tới, nước tươi mát từ mọi phía.

Maneesha đã hỏi một câu hỏi:

Thầy kính yêu của chúng tôi,

Nếu người ta có sáng suốt đích thực - không chỉ hiểu biết trí tuệ - dường như là chỉ nắm lấy gốc rễ và ảnh hưởng tới cách người ta đang hiện hữu, theo cách riêng của nó: không cần làm cái gì để gìn giữ nó.

Điều này có phải vậy không? và tình huống có khác đi sau chứng ngộ không?

Maneesha, nó đích xác như bạn mô tả đấy. Nếu mọi sự bắt đầu xảy ra theo cách riêng của nó, nếu bạn đã tìm ra cội nguồn của bản thể mình, đó là cội nguồn của việc xảy ra tự phát. Thế thì bạn không cần phải giữ nó, bạn không cần phải canh nó, bạn không cần phải làm gì về nó cả. Nó liên tục xảy ra.

Chia sẻ tới như việc xảy ra: bởi vì bạn bị tràn ngập thế, bạn biết ơn vì được chia sẻ. Bạn cũng giống như đám mây mưa; nó cần phải mưa xuống. Mưa quá trĩu nặng, nó muốn tự làm nhẹ gánh mình. Cho nên việc giữ lại chưa bao giờ là vấn đề cả. Nếu bạn tìm thấy cội nguồn cuộc sống của mình về mặt tồn tại, không phải về mặt trí tuệ, bạn không phải gìn giữ nó.

Bạn đang hỏi, "Tình huống có khác đi sau chứng ngộ không?"

Sau chứng ngộ người ta không còn nữa. Người ta trở thành chỉ là chiếc sáo trên môi của sự tồn tại. Thế thì sự tồn tại chịu trách nhiệm cho mọi thứ, bài ca hay im lặng. Sau chứng ngộ bạn không còn nữa, chỉ sự tồn tại là còn. Bởi vì bạn không còn nữa, nên người khác cũng không còn nữa. Để người khác là người khác, bạn phải hiện diện. Nếu bạn vắng bóng, thì mọi người cũng vắng bóng. Đó là lí do tại sao tôi nói, khi một người trở nên chứng ngộ, với người đó toàn thể sự tồn tại trở nên chứng ngộ. Bây giờ không có vấn đề làm cái gì cả, thậm chí không có việc chia sẻ, bởi vì đó cũng là việc làm. Tự nó chia sẻ. Tự nó mưa xuống. Mọi thứ bây giờ đều tự nó.

Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.

Chó Blackie bước vào trong nhà hàng Sizzling Salami, và gọi món bánh kẹp đậu phụ.

"Đằng ấy thích nấu thế nào?" Sardar Gurudayal Singh, người phục vụ hỏi.

"Tôi muốn nó được nấu chín, với đào nghiền phủ lên trên. Thế rồi chiên ít hành và rải bên cạnh. Rồi cho ít bơ lạc bôi phết khắp xung quanh, rồi ngâm cả món đó vào trong Coca-Cola."

Sardar Gurudayal Singh đem món này lên.

"Đằng ấy thích bữa tối này chứ?" Sardar Gurudayal Singh hỏi, khi con chó săn đói đã ăn xong.

"Thích lắm," con chó đáp, vừa liếm mõm. "Nhưng nhân tiện, anh không cho rằng món này là rất lạ sao?"

"Không," Sardar Gurudayal Singh nói, cười toe toét, "tớ thích món đậu phụ của mình theo cùng cách đó!"

Bob và Betty đang qua thời kì lãng mạn nóng bỏng, và thường đi xem phim để âu yếm nhau ở hàng ghế sau.

Một đêm khi họ đang xem bộ phim "Dracula và kẻ Bắt thân thể," và Dracula đang cắn ngập răng vào kẻ bắt thân thể khác, thì Betty bắt đầu kêu ré lên và cười khúc khích.

Người quản lí tới , "Có chuyện gì vậy, thưa bà trẻ?" ông ta hỏi, chiếu đèn vào. "Bà cảm thấy kích động sao?"

"Không," Betty khúc khích. "Anh ấy đang cảm thấy của tôi đấy!"

Một người tới xin việc trông nom nhà cửa trong một văn phòng nhỏ, và ông chủ hỏi họ tên đầy đủ của anh ta.

"Cái gì?" người này hỏi. "Ông cần họ tên đầy đủ của tôi chỉ cho việc của người trông nom nhà cửa sao?"

"Đúng đấy," ông chủ đáp. "Đấy là chính sách của công ti."

Người này rất xấu hổ về việc nêu họ tên đầy đủ của mình, nhưng cuối cùng đồng ý. "Thôi được thế thì," anh ta nói, "họ tên đầy của tôi là John Mẹ kiếp và Đéo Smith."

Ông chủ cố gắng giữ khuôn mặt thản nhiên, và thế rồi hỏi làm sao anh ta lại có cái tên như vậy.

"Thế này," người này giải thích, "ngay khi ông giám mục định làm lễ rửa rội cho tôi trong nhà thờ, thì thằng ngốc nào đó làm rơi cuốn Kinh Thánh thiêng liêng vào chân ông ấy!"

Fudski đang làm việc trên tầng thứ bốn mươi chín của công trình xây dựng căn hộ mới, thì anh ta cảm thấy cần đi tè.

"Có nhà vệ sinh đâu đây không?" anh ta hỏi Luigi, ông quản đốc.

"Nghe đây," Luigi nói, "với lương mà chúng tôi trả cho anh, thì không có thời gian đi xuống bốn mươi chín tầng mà tới đó đâu. Cho nên làm điều mọi người đều làm: để một tấm ván dài thò ra ngoài cạnh kia. Tôi sẽ đứng ở đầu này tấm ván, còn anh bước ra đầu kia và tự tháo cống ra. Vào lúc nó tới đất thì nó đã bay hơi hết rồi."

"Ý tưởng tuyệt vời!" Fudski nói.

Anh ta đặt một tấm ván dài ra, Luigi đứng ở đầu này, còn Fudski bước ra đầu kia để tè.

Vừa lúc đó chuông điện thoại vang lên, và Luigi đi trả lời. Anh chàng Fudski đáng thương bay theo gió trong không trung xuống mặt đất phía dưới.

Luigi xuống cầu thang để xem điều gì đã xảy ra, nhưng bị Zabriski chặn lại giữa đường, anh chàng đang làm việc ở tầng thứ mười.

"Này!" Zabriski kêu lên, "anh kiếm cái loại đồi bại nào cho việc này thế?"

"Anh muốn nói gì?" Luigi ngạc nhiên hỏi.

"Này," Zabriski đáp. "Anh chàng nào đó vừa mới bay qua đây cứ cầm lấy chim mà hét to, 'Chỗ đái đi đâu đấy?'"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Nhìn vào bên trong với sự khẩn thiết mênh mông, nhìn thẳng vào chính trung tâm của bản thể. Chỉ một bước nữa thôi, và trung tâm của bạn không chỉ là trung tâm của bạn, nó là trung tâm của toàn thể sự tồn tại. Chúng ta là một tại trung tâm này, chúng ta tách rời tại chu vi. Đi ngày một sâu hơn, đi như mũi tên, tìm thấy chính ngọn nguồn cuộc sống của bản thể bạn, đó cũng là ngọn nguồn cuộc sống của tất cả. Vẫn còn lại ở trung tâm, chỉ là nhân chứng cho thân thể bạn, tâm trí bạn, bởi vì nhân chứng này là hiện tượng duy nhất trong sự tồn tại vốn là vĩnh hằng. Mọi thứ đều chết. Chỉ nhân chứng này ở ngoài sống và chết.

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, và là nhân chứng về thân thể và tâm trí. Bạn phải không làm gì, chỉ quan sát, chỉ là gương. Chỉ là gương rỗng không cái gì được phản xạ là kinh nghiệm lớn nhất trong cuộc sống. Tại khoảnh khắc này bạn đang ở trong cùng không gian như phật.

Từng li một bạn đang đi ngày một sâu hơn. Không mấy chốc phật sẽ trở thành kinh nghiệm hai mươi bốn giờ của bạn. Nó sẽ tự diễn đạt mình trong hoạt động của bạn, trong lời của bạn, trong cử chỉ của bạn, trong im lặng của bạn, trong bài ca của bạn và trong điệu vũ của bạn. Nó sẽ ở chính trung tâm của tất cả những điều bạn làm, chỉ quan sát. Nhưng việc quan sát của nó sẽ cho sự duyên dáng, cái đẹp vô cùng với mọi hành động bạn làm. Sự tự phát lớn lao sẽ này sinh. Cùng vũ trụ mà bạn đã quen thuộc sẽ trở thành đẹp vô cùng. Việc chứng kiến của bạn sẽ mở ra tất cả mọi cánh cửa của bí ẩn và sự huy hoàng.

Đây là buổi tối đẹp và việc tụ hội của mười nghìn chư phật thậm chí còn làm cho nó đẹp hơn, thậm chí còn phúc lạc hơn, thậm chí còn im lặng hơn. Hoa vô hình đang mưa rào lên các bạn. Thu lấy thật nhiều hoa tuỳ bạn. Không mấy chốc bạn sẽ quay lại, nhưng đừng quay lại hệt như khi bạn mới đi vào.

Đi ra đã được biến đổi, bằng ánh sáng mới trong mắt bạn, bằng niềm vui mới trong tim bạn, bằng cảm giác mới về chiều hướng của cuộc sống bạn.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng rất im lặng và rất duyên dáng. Biểu lộ phật tính của mình, ngồi lại vài khoảnh khắc chỉ để nhớ lại và hồi tưởng lại, bạn là phật. Phật không ở đâu đó khác mà ở trong chính trung tâm của bản thể bạn.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội việc tụ tập của mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 8Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post