Chương 3. Làm Hòa Với Múi Quýt

Chương 3. Làm Hòa Với Múi Quýt

Price:

Read more

Nhất Hạnh Tăng Thân by Vô Ngã

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.


Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức

Chương 3. Làm Hòa Với Múi Quýt





















Nghe hoặc Tải MP3 'Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức' ê




Nếu trong lúc rửa bát mà ta chỉ nghĩ tới tách trà, nghĩ tới sự nghỉ ngơi hay bất cứ một công chuyện nào trong tương lai, và chỉ muốn cho việc rửa bát qua mau, xem việc rửa bát như một cực hình thì ta không "rửa bát để mà rửa bát", ta không sống trong thời gian rửa bát, ta không chứng thật được phép lạ của sự sống trong thời gian rửa bát.

Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hồn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống.


Câu chuyện múi quýt của Jim cũng đã xảy ra trong trường hợp này. Có lần, lâu lắm rồi, Jim ngồi ăn quýt với tôi mà cứ phóng tưởng về công việc trong tương lai. Hồi ấy mỗi khi nghĩ tới một dự tính nào có tánh cách hấp dẫn là Jim hoàn toàn bị thu hút vào đó và quên hẳn thực tại trong hiện tại. Tay Jim bóc vỏ quýt mà miệng Jim như nhai hết vỏ quýt này tới vỏ quýt nọ. Thế mà Jim đâu có biết mình đang ăn quýt.

 



Tôi mới nói với chàng ta: "Thì anh hãy ăn múi quýt của anh đi đã.” Jim giật mình thức giấc. Lúc đó anh ta đang ăn hết múi quýt này đến múi quýt khác, không ngưng. Thế mà tôi lại nhắc anh ta ăn quýt, làm như anh ta đang không ăn quýt. Mà thực ra anh đâu có đang ăn quýt. Anh ta đang "ăn" cái dự tính của anh ta mà. Người xưa nói: "Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị" (Tâm ý không có mặt, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ, ăn mà không biết mùi vị). "Tâm bất tại", tức là sự vắng mặt của ý thức. Một trái quýt có nhiều múi, ăn được một múi quýt thì có thể ăn được hết trái quýt, còn nếu một múi mà cũng không ăn được, thì cả trái quýt cũng không ăn được. Jim là một anh chàng thông minh. Anh ta dừng tay lại nghe sự có mặt của múi quýt trên lưỡi mình, ăn múi quýt một cách thật đàng hoàng và gật đầu trước khi đưa tay gỡ một múi khác. Sau cùng, như Thiều biết, anh ta đã có thể xem lao tù như một múi quýt và làm hòa bình với múi quýt đó.

Hồi tôi mới vào thiền viện, cách đây cũng đã trên ba mươi năm, các thầy trao cho tôi tập “Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu” của Thiền Sư Độc Thể chùa Bảo Sơn và bảo tôi học thuộc lòng. Đây là một tập sách mỏng chừng bốn mươi trang thôi, ghi chép những ý tưởng mà Thiền Sư Độc Thể đã dùng để thắp sáng tâm ý của ông trong mọi cử chỉ, hành động. Ví dụ khi mới thức giấc vào lúc ban mai, ông cho khởi dậy ý tưởng này trong trí: “Vừa mới tỉnh giấc, tôi mong cho mọi người sớm đạt được trạng thái tỉnh thức lớn, hiểu biết thấu suốt mười phương.” Khi múc nước rửa tay, ông sử dụng ý tưởng này để tự đưa mình về trạng thái ý thức: “Múc nước rửa tay, tôi mong cho mọi người có những bàn tay trong sạch để đón nhận lấy chân lý.”

Toàn tập "Tỳ Ni Nhật Dụng thiết yếu" chỉ có những câu như thế. Mục đích là giúp người hành giả mới vào đạo nắm lấy được tâm ý mình. Thiền Sư Độc Thể đã giúp cho hành giả mới vào đạo thực hiện những điều dạy trong kinh quán niệm một cách tương đối dễ dàng. Mỗi khi mặc áo, rửa chân, đi cầu, trải chiếu, gánh nước, súc miệng... Người hành giả đều có thể mượn một ý tưởng trong "Tỳ Ni Nhật Dụng" để nắm bắt tâm ý.

Kinh Quán Niệm nói: "Khi đi hành giả ý thức rằng mình đang đi, khi dừng ý thức rằng mình đang đứng, khi ngồi ý thức rằng mình đang ngồi, khi nằm ý thức rằng mình đang nằm, bất cứ thân thể mình đang được sử dụng trong tư thế nào, hành giả cũng ý thức được tư thế ấy của thân thể. Cứ như thế hành giả sống trong sự thường trực quán niệm thân thể... ý thức được những tư thế của thân thể. Tuy vậy vẫn chưa đủ, Kinh Quán niệm nói ta phải ý thức về mọi hơi thở, mọi động tác, mọi hiện tượng sinh lý, vật lý, cảm giác và tư duy liên hệ tới bản thân nữa.

Nhưng quán niệm như thế để làm gì? Thì giờ đâu mà quán niệm? Một tác viên nếu bỏ cả ngày để làm việc quán niệm thì còn thì giờ đâu nữa để làm công việc tác động quần chúng trong phạm vi tái thiết và phát triển xã hội ? Anh chàng Steve của chúng ta làm thế nào mà có thì giờ để vừa làm việc vừa quán niệm, vừa học bài với Mickey, vừa đem tã lót của Zoe tới tiệm giặt.

Xem Chương 4Quay Về Mục Lục



0 Đánh giá

Ads Belove Post