Chương 1. Atisha Vĩ Đại Gấp Ba

Chương 1. Atisha Vĩ Đại Gấp Ba

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Sách Về Trí Huệ – Osho

Bài Nói Về Bảy Điểm Huấn Luyện

Tâm Trí Của Atisha

(Tập 1)

Chương 1. Atisha Vĩ Đại Gấp Ba





















Nghe hoặc Tải MP3 'Sách Về Trí Huệê


Đầu tiên, học những điều sơ bộ.

Nghĩ rằng mọi hiện tượng đều như mơ.

Xem xét bản chất của nhận biết không sinh.

Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do theo cách riêng của nó.

Lắng đọng vào bản tính của nhận biết cơ bản, cái bản chất.

Giữa các phiên, xem xét hiện tượng như ảo ảnh.

Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.

Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.

Ba đối thể, ba chất độc, ba cơ sở của đức hạnh.

Huấn luyện với các cách nói trong mọi kiểu hành vi.

Tôn giáo không phải là khoa học... Tôn giáo không phải là khoa học theo nghĩa vật lí, toán học và hoá học là khoa học. Nhưng dầu vậy nó là khoa học vì nó là việc biết tối thượng: từ khoa học ngụ ý việc biết. Và nếu tôn giáo không phải là khoa học, nó có thể là cái gì khác? Nó là việc biết cao nhất, nó là việc biết thuần khiết nhất.

Khoa học bình thường là tri thức, không phải là việc biết: tôn giáo là bản thân việc biết. Khoa học bình thường là hướng đối thể - nó biết cái gì đó, do đó nó là tri thức. Tôn giáo không hướng đối thể; nó không có đối thể, nó không biết cái gì. Việc biết biết bản thân nó, dường như gương đang phản xạ bản thân nó. Nó là hoàn toàn thuần khiết không có mọi nội dung. Do đó tôn giáo không là tri thức nhưng là việc biết.

Khoa học là loại việc biết thấp hơn, tôn giáo là loại việc biết cao hơn. Tôn giáo là philosophia ultima: việc biết tối thượng. Khác biệt giữa hai điều này không phải là của linh hồn - linh hồn là một - nhưng khác biệt chắc chắn là về tính thuần khiết.

Khoa học bị trộn lẫn với nhiều bùn. Tôn giáo là bản chất thuần khiết, hương thơm thuần khiết. Bùn đã biến mất, hoa sen đã xuất hiện. Và ở giai đoạn tối thượng ngay cả hoa sen đã biến mất, chỉ hương thơm vẫn còn phảng phất. Đây là ba giai đoạn của việc biết: bùn, hoa sen và hương thơm.

Tôn giáo không thể được hiểu thấu, vì không có đối thể trong nó. Nhưng dầu vậy nó có thể được hiểu. Nó không thể được giải thích, nhưng nó có thể được trải nghiệm. Không có cách nào cho bạn thông tin về tôn giáo, vì nó không thể bị thu lại thành thông tin. Nhưng bạn có thể được chỉ cho cách thức, con đường tới nó - ngón tay chỉ trăng. Ngón tay không phải là trăng, hiển nhiên, nhưng ngón tay có thể chỉ tới trăng.

"Bẩy điểm huấn luyện tâm trí" này của thầy vĩ đại Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Tri), là những ngón tay, bẩy ngón tay trỏ tới trăng. Đừng bị mắc bởi ngón tay, đừng trở nên quá bị ám ảnh bởi ngón tay. Điều đó không phải là vấn đề, điều đó sẽ là bỏ lỡ vấn đề. Dùng ngón tay và quên chúng đi, và nhìn nơi ngón tay đang trỏ. Và khi bạn thấy trăng, ai bận tâm tới ngón tay? Ai nhớ tới chúng? Chúng tự động trở thành không bản chất; chúng biến mất.

Đó là lí do tại sao với những người đã trải nghiệm tôn giáo, mọi kinh sách trở thành hoàn toàn vô dụng, mọi phương pháp trở thành không bản chất. Khi mục đích được đạt tới, con đường bị quên đi.

Atisha là một trong những thầy hiếm hoi, hiếm hoi theo nghĩa ông ấy đã được ba thầy chứng ngộ dạy. Điều đó chưa bao giờ xảy ra trước đây, và không bao giờ xảy ra nữa kể từ đó. Là đệ tử của ba thầy chứng ngộ đơn giản là không thể nào tin được - bởi vì một thầy chứng ngộ là đủ. Nhưng câu chuyện này, rằng ông ấy đã được dạy bởi ba thầy chứng ngộ, có ý nghĩa biểu dụ nữa.

Ba thầy mà Atisha ở cùng trong nhiều năm là: thứ nhất, Dharmakirti, nhà huyền bí Phật giáo lớn. Ông ấy đã dạy cho anh ta vô trí, ông ấy đã dạy cho anh ta trống rỗng, ông ấy đã dạy cho anh ta cách là vô ý nghĩ, ông ấy đã dạy cho anh ta cách bỏ mọi nội dung khỏi tâm trí và là vô nội dung. Thầy thứ hai là Dharmarakshita, nhà huyền bí Phật giáo khác. Ông ấy đã dạy cho anh ta yêu, từ bi. Và thầy thứ ba là Yogin Maitreya, nhà huyền bí Phật giáo khác. Ông ấy đã dạy cho anh ta nghệ thuật nhận đau khổ của người khác và hấp thu nó vào trong tim riêng của bạn: yêu trong hành động.

Điều này có thể xảy ra vì cả ba thầy này đều đã là những người bạn lớn. Họ đã bắt đầu việc tìm kiếm riêng của mình cùng nhau; khi họ đang trên đường, họ đã vẫn còn cùng nhau, và khi họ đạt tới họ vẫn còn cùng nhau.

Atisha đã trở thành đệ tử của Dharmakirti. Dharmakirti nói với anh ta, "Ta sẽ dạy ông nguyên lí thứ nhất. Và với nguyên lí thứ hai ông đi sang Dharmarakshita, và với nguyên lí thứ ba, sang Yogin Maitreya. Theo cách này ông sẽ biết cả ba mặt của thực tại tối thượng, ba mặt của Thượng đế - ba ngôi, trimurti. Và theo cách này ông sẽ học từng mặt từ người là hoàn hảo nhất trong nó."

Đây là ba cách mọi người đạt tới điều tối thượng. Nếu bạn đạt tới qua trống rỗng bạn đạt tới hai cách kia nữa, nhưng con đường của bạn về căn bản vẫn là con đường của trống rỗng - bạn biết nhiều hơn về trống rỗng, cho nên trống rỗng sẽ được nhấn mạnh trong bất kì cái gì bạn dạy.

Đó là điều đã xảy ra trong trường hợp của Phật. Ông ấy đã đạt tới qua trống rỗng, do đó toàn thể việc dạy của ông ấy đã trở thành hướng theo trống rỗng. Không có Thượng đế trong việc dạy của Phật, vì Thượng đế là ý nghĩ, nội dung, đối thể - Thượng đế là người khác, và Phật đã đạt tới bằng việc bỏ người khác. Phật đã đạt tới bằng việc làm trống rỗng tâm trí của ông ấy một cách toàn bộ, do đó không có chỗ cho Thượng đế, không có chỗ cho bất kì cái gì chút nào. Con đường của ông ấy là thông qua phủ định via negativa thuần khiết nhất.

Đó cũng là trường hợp với Dharmakirti. Ông ấy đã là thầy hoàn hảo về trống rỗng, thầy điển hình về trống rỗng. Và khi Atisha đã học được cách là trống rỗng, thầy nói, "Với bước tiếp tốt hơn cả cho ông là đi sang Dharmarakshita, vì ông ấy đã đạt tới từ con đường khác toàn bộ. Cũng như ông có thể lên tới Everest từ các phía khác, ông ấy đã đạt tới từ con đường khác toàn bộ, con đường của từ bi. Ta cũng có thể dạy ông con đường của từ bi, nhưng việc biết của ta về con đường đó chỉ được biết từ trên đỉnh.

"Ta đã đạt tới qua con đường của trống rỗng. Một khi ông đạt tới đỉnh, ông có thể nhìn xuống mọi con đường, chúng tất cả là sẵn có cho cái nhìn của ông. Nhưng đi theo một con đường trong chiều hướng khác của nó, đi theo con đường trong mọi chi tiết của nó, những chi tiết nhỏ, là chuyện khác toàn bộ." Và nhìn nó từ trực thăng hay từ đỉnh núi chắc chắn là cái nhìn khác; nó là cái nhìn mắt chim.

Và Dharmakirti nói, "Nếu như không người nào sẵn có ở đây, ta chắc đã dạy cho ông hai con đường kia nữa. Nhưng khi một người như Dharmarakshita ở ngay đây, hàng xóm của ta, sống trong hang khác ngay cận kề, tốt hơn cả cho ông là đi sang ông ấy."

Đầu tiên người ta phải trở thành trống rỗng, trống rỗng hoàn toàn. Nhưng bạn phải không bám lấy trống rỗng, bằng không cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ biết tới cách diễn đạt khẳng định của tôn giáo. Cuộc sống của bạn sẽ bỏ lỡ thơ ca, niềm vui chia sẻ; bạn sẽ vẫn còn trống rỗng. Bạn sẽ có một loại tự do, nhưng tự do của bạn sẽ chỉ là tự do với, nó sẽ không là tự do vì. Và chừng nào tự do chưa là cả hai - tự do với và tự do vì - cái gì đó đang bị lỡ, cái gì đó đang bị thiếu; tự do của bạn sẽ là nghèo nàn. Chỉ là tự do với là một loại tự do nghèo nàn.

Tự do thực chỉ bắt đầu khi bạn là tự do vì. Bạn có thể hát bài ca và bạn có thể múa điệu vũ và bạn có thể mở hội và bạn có thể bắt đầu tràn ngập. Đó là điều từ bi là gì.

Con người sống trong đam mê. Khi tâm trí biến mất, đam mê được biến đổi thành từ bi. Đam mê ngụ ý bạn là người đi xin với bình bát đi xin; bạn đang hỏi xin và hỏi xin mỗi lúc nhiều hơn từ mọi người; bạn đang khai thác người khác. Mối quan hệ của bạn không là gì ngoài việc khai thác - phương cách tinh ranh để sở hữu người khác, chiến lược rất láu lỉnh để chi phối. Khi bạn đang sống trong tâm trí, trong đam mê, toàn thể cuộc sống của bạn là chính trị quyền lực. Ngay cả yêu của bạn, ngay cả phục vụ xã hội của bạn, ngay cả công việc nhân đạo của bạn, đều không là gì ngoài chính trị quyền lực. Sâu bên dưới, có ham muốn có quyền lực lên người khác.

Cùng năng lượng này, khi tâm trí bị bỏ đi, trở thành từ bi. Và nó lấy lối rẽ mới toàn bộ. Nó không còn là việc đi xin; bạn trở thành hoàng đế, bạn bắt đầu cho. Bây giờ bạn có cái gì đó - bạn bao giờ cũng có nó, nhưng vì tâm trí, bạn đã không nhận biết về nó. Tâm trí đã vận hành như bóng tối xung quanh bạn, và bạn đã không nhận biết về ánh sáng bên trong. Tâm trí đã tạo ra ảo tưởng về việc là người đi xin, trong khi mọi lúc bạn đều đã là hoàng đế. Tâm trí đã tạo ra mơ; thực tại bạn không bao giờ cần bất kì cái gì. Mọi thứ đã được cho. Mọi thứ bạn cần, mọi thứ bạn có thể cần, đã là hoàn cảnh rồi.

Thượng đế ở bên trong bạn, nhưng vì tâm trí - tâm trí ngụ ý mơ, ham muốn - bạn không bao giờ nhìn vào bên trong, bạn liên tục nhìn ra ngoài. Bạn giữ bản thân bạn nhìn vào bối cảnh, mắt bạn quay ra bên ngoài, chúng đã trở nên được hội tụ vào đó. Đó là điều tâm trí tất cả là gì: hội tụ mắt vào cái bên ngoài.

Và người ta phải học cách không hội tụ chúng ở đó - cách làm cho chúng chùng ra, ít cứng nhắc, linh động hơn, để cho chúng có thể quay vào bên trong. Một khi bạn đã thấy bạn là ai, người đi xin biến mất. Thực ra nó chưa bao giờ tồn tại; nó đã chỉ là mơ, ý tưởng.

Tâm trí đang tạo ra mọi khổ của bạn. Với tâm trí mất đi, khổ mất đi, và đột nhiên bạn đầy năng lượng. Và năng lượng cần diễn đạt, chia sẻ; nó muốn trở thành bài ca, điệu múa, mở hội. Điều đó là từ bi: bạn bắt đầu chia sẻ.

Atisha đã học từ bi từ Dharmarakshita. Nhưng từ bi có hai mặt. Một mặt là từ bi thụ động: thiền nhân ngồi im lặng trong hang, trút từ bi của mình lên toàn thể sự tồn tại. Nhưng đó là loại từ bi rất thụ động. Bạn phải đi tới ông ấy để tham dự vào điều đó, ông ấy sẽ không đi tới bạn. Bạn sẽ phải đi lên núi tới hang của ông ấy để chia sẻ niềm vui của ông ấy; ông ấy sẽ không đi tới bạn. Ông ấy sẽ không di chuyển theo bất kì cách nào, ông ấy sẽ không lấy bất kì bước đi chủ động nào. Ông ấy sẽ không chảy tới người khác, ông ấy sẽ không tìm và kiếm người mà ông ấy có thể chia sẻ điệu múa của mình cho người đó. Ông ấy sẽ đợi.

Đây là loại từ bi nữ tính: giống như đàn bà chờ đợi - cô ấy không bao giờ lấy bước chủ động, cô ấy không bao giờ đi tới người đàn ông. Cô ấy có thể yêu người đàn ông, nhưng cô ấy sẽ không bao giờ là người đầu tiên nói "Em yêu anh." Cô ấy sẽ đợi; cô ấy sẽ hi vọng rằng một ngày nào đó này khác, sớm hay muộn, người đàn ông sẽ cầu hôn. Đàn bà là yêu thụ động, yêu bị động. Đàn ông là yêu chủ động, đàn ông nói lời cầu hôn.

Và theo cùng cách, từ bi có hai khả năng: nữ và nam. Từ Dharmarakshita, Atisha đã học nghệ thuật nữ tính ở trong yêu với sự tồn tại. Một bước thêm nữa được cần: Dharmarakshita bảo anh ta, "Đi sang Yogin Maitreya" - ba thầy này tất cả đều sống cùng nhau trong cùng vùng lân cận - "Đi sang Yogin Maitreya và học cách biến đổi năng lượng cơ sở hơn thành năng lượng chủ động, để cho yêu trở thành chủ động."

Và một khi yêu là chủ động, từ bi là chủ động, bạn đã đi qua cả ba chiều của chân lí - bạn đã biết tất cả. Bạn đã biết trống rỗng hoàn toàn, bạn đã biết từ bi nảy sinh, bạn đã biết từ bi trút xuống. Sự sống được hoàn thành chỉ khi cả ba điều này đã xảy ra.

Vì Atisha đã học dưới ba thầy chứng ngộ, ông ấy được gọi là Atisha Vĩ đại gấp ba. Không cái gì thêm nữa được biết về cuộc sống bình thường của ông ấy, khi nào và nơi nào ông ấy đã đích xác được sinh ra. Ông ấy đã tồn tại ở đâu đó trong thế kỉ mười một. Ông ấy được sinh ra ở Ấn Độ, nhưng khoảnh khắc yêu của ông ấy trở thành chủ động, ông ấy bắt đầu chuyển tới Tây Tạng, dường như từ lực lớn đã kéo ông ấy tới đó. Ở Himalayas ông ấy đã đạt tới; thế rồi ông ấy không bao giờ quay lại Ấn Độ.

Ông ấy đã đi tới Tây Tạng, tình yêu của ông ấy trút lên Tây Tạng. Ông ấy đã biến đổi toàn thể phẩm chất của tâm thức Tây Tạng. Ông ấy đã là người thợ nhiệm màu; bất kì cái gì ông ấy chạm vào đều được biến thành vàng. Ông ấy là một trong những nhà giả kim thuật vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới.

"Bẩy điểm huấn luyện tâm trí" này là giáo huấn nền tảng ông ấy đã đem cho Tây Tạng - món quà từ Ấn Độ cho Tây Tạng. Ấn Độ đã tặng những món quà vĩ đại cho thế giới. Atisha là một trong những món quà vĩ đại đó. Cũng như Ấn Độ đã tặng Bồ đề đạt ma cho Trung Quốc, Ấn Độ đã tặng Atisha cho Tây Tạng. Tây Tạng mang ơn vô hạn với người này.

Bẩy điểm này, chuyên luận nhỏ nhất bạn có thể tìm thấy, có giá trị mênh mông. Bạn sẽ phải suy ngẫm về từng phát biểu. Chúng là toàn thể tôn giáo được cô đọng lại: bạn sẽ phải trải ra từng phát biểu. Chúng giống như các hạt mầm, chúng chứa nhiều điều. Nó có thể không được rõ ràng thế, nhưng khoảnh khắc bạn đi vào trong các phát biểu này một cách sâu sắc, khi bạn suy tư và suy ngẫm và bắt đầu thực nghiệm với chúng, bạn sẽ ngạc nhiên - bạn sẽ đi vào trong cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất của cuộc đời của bạn.

Điểm thứ nhất: Đầu tiên, học những điều sơ bộ.

Điều sơ bộ là gì? Đây là những điều sơ bộ. Đầu tiên: chân lí hiện hữu. Chân lí không phải là cái gì đó để được tạo ra, chân lí không phải là cái gì đó xa xôi. Chân lí là ở đây bây giờ, chân lí bao quanh bạn như đại dương bao quanh cá. Cá có thể không nhận biết - một khi cá trở nên nhận biết về đại dương, cá được chứng ngộ. Cá không nhận biết, không thể nhận biết, vì cá được sinh ra trong đại dương, bao giờ cũng sống trong đại dương, là một phần của đại dương như bất kì sóng nào là một phần của đại dương. Cá cũng là sóng - rắn chắc hơn chút ít, nhưng được sinh ra từ đại dương, sống trong đại dương và một ngày nào đó biến mất trong đại dương. Cá có thể không bao giờ đi tới biết về đại dương. Để biết cái gì đó, chút ít khoảng cách là được cần. Để biết cái gì đó, cảnh quan là được cần. Và đại dương là gần thế, đó là lí do tại sao cá có thể không nhận biết về nó.

Và điều như vậy cũng là hoàn cảnh với chân lí, hay nếu bạn thích bạn có thể dùng từ thượng đế. Điều như vậy là hoàn cảnh với thượng đế. Không phải là ngài ở xa xăm, và đó là lí do tại sao chúng ta không biết về ngài; chính bởi vì ngài không xa xăm mà rất cận kề. Ngay cả nói rằng điều đó là cận kề cũng là không đúng, vì bạn là điều đó. Ngài ở bên trong bạn và bên ngoài: ngài là tất cả và tất cả.

Đây là điều đầu tiên phải được cho phép để chìm sâu vào trong tim bạn: chân lí đã hiện hữu rồi, chúng ta đang ở trong nó. Đây là điều nền tảng nhất để bắt đầu. Bạn không khám phá nó; nó không bị che đậy. Mọi điều được cần là một loại nhận biết mới mà đang thiếu trong bạn. Chân lí có đó, nhưng bạn không nhận biết, bạn không lưu tâm, bạn không tỉnh táo. Bạn không biết cách quan sát, bạn không biết cách theo dõi, bạn không biết cách nhìn và thấy. Bạn có mắt nhưng dầu vậy bạn mù, bạn có tai nhưng bạn điếc.

Điều sơ bộ đầu tiên là: chân lí hiện hữu.

Điều sơ bộ thứ hai là: tâm trí là rào chắn. Không cái gì khác cản trở bạn với chân lí, chỉ mỗi tâm trí riêng của bạn cản trở. Tâm trí bao quanh bạn như bộ phim, như phim đang diễn ra mãi, và bạn vẫn còn bị mê mải trong nó, bị mê hoặc bởi nó. Nó là khả năng tưởng tượng bao quanh bạn, câu chuyện liên tục diễn ra mãi. Và bởi vì bạn bị mê hoặc bởi nó thế, bạn liên tục bỏ lỡ cái đang hiện hữu. Và tâm trí không có; đó chỉ là khả năng tưởng tượng, đó chỉ là năng lực để mơ.

Tâm trí không là gì ngoài mơ và mơ - mơ về quá khứ, mơ về tương lai, mơ về cách mọi sự phải vậy, mơ về những tham vọng, thành đạt lớn. Mơ và ham muốn, đó là chất liệu làm ra tâm trí. Nhưng nó bao quanh bạn như bức Trường thành Trung Quốc. Và vì nó mà cá vẫn còn vô nhận biết về đại dương.

Cho nên điều sơ bộ thứ hai là: tâm trí là rào chắn duy nhất.

Và điều thứ ba: vô trí là cánh cửa. Atisha gọi vô trí là bodhichitta - bồ đề tâm: đó là từ của ông ấy dành cho vô trí. Nó có thể được dịch là tâm trí Phật, tâm thức Phật nữa. Hay nếu bạn thích bạn có thể gọi nó là tâm thức christ, tâm thức krishna. Không có bất kì khác biệt gì với cái tên nào được dùng, nhưng phẩm chất cơ bản của bồ đề tâm là ở chỗ nó là vô trí. Điều đó có vẻ nghịch lí: tâm trí trong trạng thái vô trí. Nhưng nghĩa này là rất rõ ràng: tâm trí không có nội dung, tâm trí không có ý nghĩ, là điều được ngụ ý, là điều được chỉ ra.

Nhớ từ bồ đề tâm, vì Atisha nói toàn thể nỗ lực của tôn giáo, toàn thể khoa học của tôn giáo, không là gì ngoài nỗ lực để tạo ra bồ đề tâm, tâm thức Phật: tâm trí vận hành như vô trí, tâm trí không còn mơ, không còn nghĩ, tâm trí chỉ là nhận biết, nhận biết thuần khiết.

Đây là những điều sơ bộ.

Lời kinh thứ hai: Nghĩ rằng mọi hiện tượng là như mơ...

Bây giờ công việc bắt đầu. Atisha rất cô đọng, như hạt mầm. Đó là nghĩa của lời kinh: nó chỉ là dòng mạch, nó chỉ là hướng dẫn, và thế rồi bạn phải giải mã nó.

Nghĩ rằng mọi hiện tượng là như mơ...

"Hiện tượng" ngụ ý mọi thứ bạn thấy, mọi điều bạn trải nghiệm. Mọi điều bao giờ cũng có thể được trải nghiệm đều là hiện tượng. Nhớ, không chỉ các đối thể của thế giới hiện tượng và mơ, mà cả các đối thể của tâm thức. Chúng có thể là đối thể của thế giới, chúng có thể chỉ là đối thể của tâm trí. Chúng có thể là những trải nghiệm tâm linh lớn. Bạn có thể thấy kundalini dâng lên trong bạn: điều đó nữa cũng là hiện tượng - mơ đẹp, mơ rất êm đềm, nhưng tất cả nó đều là mơ như nhau. Bạn có thể thấy ánh sáng lớn tràn ngập con người bạn, nhưng ánh sáng đó cũng là hiện tượng. Bạn có thể thấy hoa sen nở bên trong bạn và hương thơm lớn nảy sinh bên trong con người bạn: những điều đó nữa cũng là hiện tượng, vì bạn bao giờ cũng là người thấy và không bao giờ là cái được thấy, bao giờ cũng là người trải nghiệm và không bao giờ là điều được trải nghiệm, bao giờ cũng là nhân chứng và không bao giờ là cái được chứng kiến.

Mọi thứ có thể được chứng kiến, được thấy, được quan sát, đều là hiện tượng. Hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm lí, hiện tượng tâm linh - tất cả chúng là như nhau. Không cần tạo ra bất kì phân biệt nào. Điều cơ bản cần nhớ là: cái có thể được thấy đều là mơ.

Nghĩ rằng mọi hiện tượng là như mơ.

Đây là kĩ thuật mạnh vô cùng. Bắt đầu suy tư theo cách này: nếu bạn đang bước đi trên phố, suy tư rằng mọi người đi qua đều toàn là mơ. Cửa hàng và người chủ cửa hàng và khách hàng và mọi người tới và đi, tất cả đều là mơ. Nhà, xe bus, máy bay, tất cả đều là mơ.

Bạn sẽ lập tức bị ngạc nhiên bởi cái gì đó cực kì có ý nghĩa đang xảy ra bên trong bạn. Khoảnh khắc bạn nghĩ "Tất cả là mơ" đột nhiên, như một tia chớp, một điều tới trong cái nhìn của bạn: "Mình là mơ nữa." Vì nếu cái được thấy là mơ, thế thì cái 'tôi' này là ai? Nếu đối thể là mơ, thế thì chủ thể cũng là mơ. Nếu đối thể là giả, làm sao chủ thể có thể là thực? Không thể được.

Nếu bạn quan sát mọi thứ là mơ, đột nhiên bạn sẽ thấy cái gì đó trượt ra từ con người bạn: ý tưởng về bản ngã. Đây là cách duy nhất để bỏ bản ngã, và là cách đơn giản nhất. Cứ thử nó đi - suy ngẫm theo cách này. Suy ngẫm theo cách này lặp đi lặp lại, một ngày nào đó phép màu xảy ra: bạn nhìn vào trong, và bản ngã không được tìm thấy ở đó.

Bản ngã là sản phẩm phụ, sản phẩm phụ của ảo tưởng rằng bất kì cái gì bạn đang thấy đều là thực. Nếu bạn nghĩ rằng các đối thể là thực, thế thì bản ngã có thể tồn tại; nó là sản phẩm phụ. Nếu bạn nghĩ rằng các đối thể là mơ, bản ngã biến mất. Và nếu bạn liên tục nghĩ rằng mọi thứ là mơ, thế thì một ngày nào đó, trong mơ trong đêm, bạn sẽ ngạc nhiên: đột nhiên trong mơ bạn sẽ nhớ rằng đây là mơ nữa! Và ngay lập tức, khi việc nhớ xảy ra, mơ sẽ biến mất. Và lần đầu tiên bạn sẽ trải nghiệm bản thân bạn ngủ say, vậy mà thức tỉnh - một trải nghiệm rất nghịch lí, nhưng có ích lợi lớn.

Một khi bạn đã thấy mơ của bạn biến mất vì bạn đã trở nên nhận biết về mơ, phẩm chất tâm thức của bạn sẽ có hương vị mới cho nó. Sáng hôm sau bạn sẽ thức dậy với phẩm chất khác toàn bộ mà bạn chưa bao giờ biết trước đây. Bạn sẽ thức dậy lần đầu tiên. Bây giờ bạn sẽ biết rằng mọi buổi sáng khác đó đã là giả; bạn đã không thực sự thức tỉnh. Mơ tiếp tục - khác biệt duy nhất là ở chỗ trong đêm bạn đã mơ bằng mắt nhắm, ban ngày bạn đã mơ bằng mắt mở.

Nhưng nếu mơ đã biến mất vì nhận biết đã xảy ra, đột nhiên bạn trở nên nhận biết trong mơ... Và nhớ, nhận biết và mơ không thể tồn tại cùng nhau. Ở đây, nhận biết nảy sinh, và ở kia, mơ biến mất. Khi bạn trở nên thức tỉnh trong giấc ngủ của mình, sáng hôm sau sẽ là cái gì đó quan trọng tới mức nó là vô song. Không cái gì giống điều đó đã bao giờ xảy ra. Mắt bạn sẽ rõ ràng thế, trong suốt thế, và mọi thứ sẽ có vẻ phiêu diêu thế, mầu sắc thế, sống động thế. Ngay cả đá sẽ được cảm thấy là đang thở, đập; ngay cả đá sẽ có nhịp tim đập. Khi bạn thức tỉnh, toàn thể sự tồn tại thay đổi phẩm chất của nó.

Chúng ta đang sống trong mơ. Chúng ta đang ngủ, ngay cả khi chúng ta nghĩ chúng ta đang thức.

Nghĩ rằng mọi hiện tượng là như mơ.

Thứ nhất, các đối thể sẽ mất tính đối thể của chúng. Và thứ hai, chủ thể sẽ mất tính chủ thể của nó. Và điều đó mang bạn tới siêu việt. Đối thể không còn quan trọng, chủ thể không còn quan trọng, thế thì cái gì còn lại? Tâm thức siêu việt: bồ đề tâm - chỉ việc chứng kiến, không có ý tưởng gì về 'tôi' và 'người'; chỉ chiếc gương thuần khiết phản ánh cái đang hiện hữu.

Và Thượng đế không là gì ngoài cái đang hiện hữu.

Lời kinh thứ ba:

Xem xét bản chất của nhận biết không sinh.

Bây giờ bạn biết nhận biết là gì. Bạn đã biết nhận biết siêu việt này nơi đối thể và chủ thể không còn tồn tại thêm nữa. Bạn đã biết lần đầu tiên sự thuần khiết này, chiếc gương sáng như pha lê này. Giờ xem xét bản chất của nhận biết này.


Nhìn vào trong nó, nhìn sâu vào trong nó. Lay bản thân bạn vào tỉnh táo tràn đầy nhất có thể được. Thức dậy và nhìn đi! Và bạn sẽ bắt đầu cười - vì giờ bạn sẽ thấy chẳng bao giờ có sinh, và sẽ không bao giờ có chết. Đây là tâm thức không sinh không diệt. Nó bao giờ cũng ở đây. Nó là vĩnh hằng, nó là vô thời gian. Và bạn sợ chết làm sao, và bạn sợ tuổi già làm sao, và bạn đã sợ cả nghìn lẻ một thứ! Và không cái gì đã bao giờ xảy ra: mọi thứ đã là mơ. Thấy điều này, người ta mỉm cười, người ta cười. Cả đời bạn cho tới giờ đã từng là nực cười, ngớ ngẩn. Bạn đã sợ không cần thiết, tham không cần thiết, khổ không cần thiết. Bạn đã sống trong ác mộng và nó đã là bịa đặt riêng của bạn.




Và bạn được tự do với mọi khổ, mọi đau, mọi địa ngục.

Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do theo cách riêng của nó.

Và bây giờ đừng bắt đầu bám lấy phương thuốc, bám lấy phương pháp. Cám dỗ đó nảy sinh. Nó là cám dỗ cuối cùng, chính nỗ lực cuối cùng của tâm trí để sống còn. Tâm trí tới từ cửa sau, nó cố một lần nữa. Trước khi nó biến mất mãi mãi, nó làm một nỗ lực nữa, và nỗ lực đó là bám lấy phương pháp - phương pháp suy nghĩ rằng mọi hiện tượng đều là mơ.

Nó đã cho bạn niềm vui thế, kinh nghiệm sâu thế về thực tại, một cách tự nhiên bạn chắc sẽ thích bám lấy nó. Và một khi bạn bám víu, bạn trở lại trong cùng con đường mòn lần nữa: tâm trí lại trở lại dưới dạng trá hình. Bám lấy bất kì cái gì và tâm trí trở lại, vì việc bám víu là tâm trí. Giữ bất kì cái gì, phụ thuộc vào bất kì cái gì, và tâm trí trở lại, vì tâm trí là phụ thuộc, nô lệ. Sở hữu bất kì cái gì - ngay cả phương pháp tâm linh, ngay cả phương pháp thiền - đều trở thành người sở hữu, và bạn bị sở hữu bởi nó. Dù bạn sở hữu tiền hay bạn sở hữu phương pháp thiền có ý nghĩa vô cùng, không thành vấn đề. Bất kì cái gì bạn sở hữu, bạn sẽ bị sở hữu bởi nó và bạn sẽ sợ mất nó.

Có lẩn một nhà huyền bí Sufi được mang tới tôi. Trong ba mươi năm liên tục ông ấy đã dùng phương pháp Sufi zikr, và ông ấy đã đạt tới kinh nghiệm lớn. Người ta có thể thấy điều đó; ngay cả những người bình thường cũng nhận biết rằng ông ấy đã sống trong một thế giới khác toàn bộ. Bạn có thể thấy điều đó trong mắt ông ấy, chúng sáng lên với niềm vui. Chính con người của ông ấy có rung động của cõi bên kia.

Các đệ tử của ông ấy đã mang ông ấy tới tôi, và họ nói, "Thầy của chúng tôi là hồn đã nhận ra. Thầy nói gì về ông ấy?"

Tôi nói, "Để thầy của các bạn ở cùng tôi trong ba ngày, và thế rồi quay lại."

Thầy này ở lại cùng tôi trong ba ngày. Vào ngày thứ ba ông ấy rất giận, và ông ấy nói, "Ông đã phá huỷ công việc ba mươi năm của tôi!" Vì tôi đã nói cho ông ấy một điều đơn giản - chính là kinh này của Atisha: Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do...

Tôi bảo ông ấy, "Bây giờ trong ba mươi năm ông đã từng nhớ một điều, rằng tất cả là thiêng liêng. Cây là Thượng đế, đá là Thượng đế, người là Thượng đế, chó là Thượng đế, mọi thứ là Thượng đế - trong ba mươi năm ông đã từng liên tục nhớ điều đó." Và ông ấy đã thực sự làm nỗ lực chân thành.

Ông ấy nói, "Vâng."

Tôi nói, "Bây giờ dừng việc nhớ lại. Ông định nhớ trong bao lâu? Nếu nó đã xảy ra, thế thì dừng việc nhớ lại và chúng ta hãy xem cái gì xảy ra. Nếu nó đã thực sự xảy ra, thế thì ngay cả sau khi bỏ việc nhớ đi, nó sẽ còn lại."

Điều đó là logic tới mức ông ấy đồng ý. Ông ấy nói, "Nó đã xảy ra."

Tôi nói, "Thế thì cho nó việc thử đi. Trong ba ngày ông quên việc nhớ đi, dừng việc nhớ lại."

Ông ấy nói, "Tôi không thể dừng được, nó đã trở thành tự động."

Tôi nói, "Ông cứ đợi và thử."

Ông ấy mất ít nhất hai ngày, bốn mươi tám giờ, để dừng lại. Thật gian nan để dừng lại, nó đã trở thành tự động. Bây giờ không có nhu cầu nhớ; trong ba mươi năm ông ấy đã từng nhớ, nó đã đơn giản có đó như dòng chảy ngầm. Nhưng trong vòng bốn mươi tám giờ nó đã dừng lại.

Và vào sáng ngày thứ ba ông ấy đã rất giận. Ông ấy nói, "Ông đã làm gì vậy? Mọi niềm vui đó đã biến mất. Tôi cảm thấy rất bình thường, tôi cảm thấy là cùng người như tôi đã vậy trước khi tôi bắt đầu trên cuộc hành trình này ba mươi năm trước." Ông ấy bắt đầu khóc từ giận và từ buồn; nước mắt bắt đầu trào ra từ mắt ông ấy. Ông ấy nói, "Trả lại cho tôi phương pháp của tôi đi - xin đừng lấy nó đi!"

Tôi nói, "Cứ nhìn đi! Nếu điều này là phụ thuộc thế vào phương pháp, thế thì không cái gì đã xảy ra. Nó chỉ là ảo tưởng mà ông đang tạo ra bằng việc liên tục nhớ. Đây không là gì ngoài tự thôi miên."

Mọi thầy lớn đều nói điều này, rằng một ngày nào đó bạn phải bỏ phương pháp. Và bạn bỏ nó càng sớm, càng tốt. Khoảnh khắc bạn đạt tới, khoảnh khắc nhận biết được xả ra trong bạn, lập tức bỏ phương pháp.

Cứ nhìn mà xem: đây chỉ là lời kinh thứ tư. Trong lời kinh thứ ba Atisha nói:

Xem xét bản chất của nhận biết không sinh.

Và trong lời kinh thứ tư, ngay lập tức:

Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi…

Không còn xem xét, không còn lưu tâm, không còn nhớ rằng mọi thứ là mơ. Một khi vị đầu tiên của nhận biết đã xảy ra trên lưỡi của bạn, nhanh chóng lên! Vì tâm trí rất tinh ranh - tâm trí có thể bắt đầu bảo bạn, "Trông đấy, mình không còn bình thường nữa, mình là phi thường. Trông đấy, mình đã đạt tới. Trông đấy, mình đã trở thành phật, mình được chứng ngộ. Trông đấy, đây là mục đích của mọi con người, và rất hiếm khi, một người trong cả triệu người đạt tới. Mình là một người đó trong cả triệu người."

Tâm trí sẽ nói mọi thứ êm đềm đẹp đẽ này chẳng là gì, và tất nhiên bản ngã có thể quay lại. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy rất thoải mái, thánh thiện hơn ngươi. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy đặc biệt, tâm linh, thánh thiện. Và mọi thứ bị mất đi. Qua phương thuốc này, bệnh quay lại. Bám lấy phương thuốc, và bệnh quay lại.

Người ta phải rất tỉnh táo về việc bỏ phương pháp. Một khi bạn đạt tới cái gì đó, ngay lập tức bỏ phương pháp đi, bằng không tâm trí của bạn sẽ bắt đầu bám lấy phương pháp này. Nó sẽ nói rất logic với bạn, "Chính phương pháp này là quan trọng."

Phật thường kể đi kể lại một câu chuyện. Năm kẻ ngốc đi qua một làng. Nhìn thấy họ, mọi người ngạc nhiên, vì họ khênh chiếc thuyền trên đầu. Chiếc thuyền này thực sự lớn; nó gần như đè nghiến năm kẻ ngốc đó, họ gần như chết dưới sức năng của nó. Và mọi người hỏi, "Các ông đang làm gì vậy?"

Họ nói, "Chúng tôi không thể bỏ được chiếc thuyền này. Đây là chiếc thuyền đã giúp chúng tôi tới từ bờ bên kia sang bờ bên này. Làm sao chúng tôi có thể bỏ nó được? Chính vì nó mà chúng tôi đã có khả năng tới đây. Không có nó chúng tôi chắc đã chết ở bờ bên kia. Đêm đang tới gần, và có thú hoang ở bờ bên kia. Điều chắc chắn như bất kì cái gì là đến sáng chúng tôi chắc sẽ chết. Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ chiếc thuyền này, chúng tôi mang ơn mãi mãi. Chúng tôi sẽ mang nó trên đầu với lòng biết ơn vô cùng."

Điều này có thể xảy ra, vì mọi tâm trí đều là kẻ ngốc như vậy.

Nguồn gốc của từ kẻ ngốc là hay, đáng để nhớ. Ngốc ngụ ý cái gì đó riêng tư, cái gì đó đặc biệt, cái gì đó mà là của riêng của bạn, cái gì đó lập dị. Đó là nghĩa cơ bản của sự ngốc - vận hành theo cách lập dị.

Tâm trí bao giờ cũng vận hành theo cách lập dị, tâm trí bao giờ cũng là kẻ ngốc. Người thực sự thông minh không có tâm trí. Thông minh nảy sinh từ vô trí, ngốc nảy sinh từ tâm trí. Tâm trí là ngốc, vô trí là khôn. Vô trí là trí huệ, thông minh.

Tâm trí tuỳ thuộc vào tri thức, vào phương pháp, vào tiền, vào kinh nghiệm, vào cái này và cái nọ. Tâm trí bao giờ cũng cần cái chống đỡ, nó cần hỗ trợ, nó không thể tồn tại theo cách riêng của nó. Trên cái đỡ riêng của nó, nó rơi phịch.

Cho nên nỗ lực tối thượng của tâm trí để quay lại sẽ là khi bạn đạt tới nhận biết nào đó. Nó sẽ nói, "Trông đấy, vậy là chúng ta đã đạt tới." Khoảnh khắc cái gì đó bên trong bạn nói, "Chúng ta đã đạt tới," cảnh giác đi! Rất rất thận trọng bây giờ, từng bước phải là thận trọng lớn.

Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do theo cách riêng của nó.

Bây giờ xin đừng bám víu lấy phương thuốc, lấy phương pháp. Đây là nhấn mạnh của J. Krishnamurti - nhưng đây là lời kinh thứ nhất của ông ấy. Nó đáng phải là cái thứ tư. Đó là chỗ ông ấy sai; nó không thể là lời kinh thứ nhất. Làm sao bạn có thể bỏ được phương pháp mà bạn chưa bao giờ dùng? Bạn chỉ có thể bỏ phương pháp mà bạn đã dùng.

Atisha là logic hơn nhiều, khoa học hơn nhiều, so với J. Krishnamurti. Nhưng tôi có thể hiểu tại sao ông ấy đã nhấn mạnh điều đó, vì ông ấy sợ rằng nếu bạn đi vào trong ba lời kinh đầu tiên thì lời kinh thứ tư có thể không bao giờ tới, bạn có thể bị lạc trong ba lời kinh đầu. Nhiều người bị lạc trong những điều sơ bộ, nhiều người bị lạc trong các phương pháp. Cho nên ông ấy đã trở nên quá thận trọng, thận trọng cực đoan.

Năm kẻ ngốc kia đã khênh chiếc thuyền, và J. Krishnamurti ở trên bờ bên kia đang dạy mọi người: "Đừng đi vào thuyền" - quá thận trọng! - "vì nếu ông vào thuyền, ai biết, ông có thể bắt đầu khênh thuyền trên đầu ông. Cho nên xin đừng đi vào nó."

Và có nhiều người đã trở nên sợ việc vào thuyền. Nhưng sợ vào thuyền là cùng sự ngốc; không có khác biệt. Người sợ vào thuyền là cùng người sẽ khênh thuyền; bằng không tại sao bạn phải sợ?

Có những người bạn cũ của tôi, người đã đi theo J. Krishnamurti trong cả đời họ. Họ tới tôi và nói, "Chúng tôi muốn tới đây, nhưng chúng tôi sợ mọi phương pháp mà thầy dạy. Phương pháp là nguy hiểm," họ nói.

Phương pháp là nguy hiểm chỉ nếu bạn vô nhận biết; bằng không chúng có thể được dùng một cách đẹp đẽ. Bạn có nghĩ thuyền là nguy hiểm không? Nó là nguy hiểm nếu bạn nghĩ khênh nó trên đầu trong cả đời bạn từ lòng biết ơn vô cùng; bằng không nó chỉ là chiếc bè để được dùng và được bỏ đi. Mọi phương pháp đều là bè để được dùng và bị bỏ đi, được dùng và được bỏ, được dùng và không bao giờ nhìn lại sau lần nữa - không cần, chẳng ích gì!

Có hai cực đoan. Một cực đoan là năm kẻ ngốc kia, và cực đoan kia là những người đi theo J. Krishnamurti. Không cần cực đoan nào cả. Cách tiếp cận của tôi là: Dùng thuyền, dùng thuyền đẹp, dùng nhiều thuyền nhất có thể được; với nhận biết này, khi bờ được đạt tới, thuyền được bỏ lại không có bám víu. Khi bạn ở trong thuyền, tận hưởng nó, cám ơn nó. Khi bạn ra khỏi thuyền, nói lời cám ơn và đi tiếp.

Lời kinh thứ năm:

Lắng đọng vào bản tính của nhận biết cơ bản, cái bản chất.

Nếu bạn bỏ phương thuốc, bạn sẽ tự động bắt đầu lắng đọng vào con người bạn. Tâm trí bám víu; nó không bao giờ cho phép bạn lắng đọng vào con người bạn. Nó giữ bạn quan tâm tới cái gì đó mà bạn không là: chiếc thuyền.

Khi bạn không bám vào bất kì cái gì, không có chỗ nào mà đi - mọi thuyền đã bị bỏ, bạn không thể đi bất kì chỗ nào; mọi con đường đã bị bỏ, bạn không thể đi bất kì chỗ nào; mọi mơ và ham muốn đã biến mất, không có cách nào mà đi. Thảnh thơi xảy ra theo cách riêng của nó. Nghĩ về từ thảnh thơi đi. Hiện hữu, lắng đọng, bạn đã về nhà.

Lắng đọng vào bản tính của nhận biết cơ bản, cái bản chất.

Và khi bạn lắng đọng, có nhận biết thuần khiết, không nỗ lực nào, không phương pháp nào. Nếu nhận biết cần phương pháp nó vẫn không phải là nhận biết thực, không phải là nhận biết bản chất, không phải là nhận biết tự phát. Nó vẫn là sản phẩm phụ của phương pháp; nó được rèn luyện, được tạo ra. Nó là sản phẩm phụ của tâm trí, nó chưa là chân lí.

Lắng đọng vào bản tính của nhận biết cơ bản, cái bản chất.

Bây giờ không có gì để làm. Nhìn, hiện hữu, tận hưởng: chỉ khoảnh khắc này tồn tại. Cái bây giờ này, cái ở đây này, tiếng kêu này của quạ... và tất cả là im lặng.

Biết sự thanh thản này là biết bạn là ai, sự tồn tại này tất cả là gì. Đây là samadhi, theo lời của Patanjali. Đây là sambodhi (toàn giác, tam bồ đề) theo lời của Phật Gautam. Đây là bồ đề tâm, theo lời của Atisha.

Giữa các phiên, xem xét hiện tượng như ảo ảnh.

Bây giờ Atisha thực sự rất nhận biết về đệ tử này. Ông ấy biết rằng những kinh nghiệm này về việc lắng đọng trong con người bạn sẽ chỉ là nhất thời lúc bắt đầu. Khoảnh khắc này bạn sẽ thấy bản thân bạn được thảnh thơi trong con người bạn, khoảnh khắc khác nó sẽ mất đi. Lúc ban đầu nó nhất định là vậy: khoảnh khắc này bạn được ngập chìm với cái không biết, với điều huyền bí, khoảnh khắc khác nó không còn đó nữa. Khoảnh khắc này tất cả là hương thơm, và khoảnh khắc tiếp bạn đi tìm nó và bạn không thể tìm ra nó, nơi nó đã đi.

Chỉ những thoáng nhìn sẽ xảy ra lúc ban đầu. Dần dần, dần dần chúng trở nên ngày càng vững chắc hơn, chúng ở lại ngày càng nhiều hơn. Từ từ, từ từ, rất từ từ, chúng lắng đọng mãi mãi. Trước điều đó bạn không thể được phép coi nó là đương nhiên có; điều đó sẽ là sai lầm. Do đó ông ấy nói: Giữa các phiên...

Khi bạn ngồi trong thiền, một phiên thiền, điều này sẽ xảy ra - nhưng nó sẽ đi. Vậy bạn được cho là làm gì giữa các phiên?

Giữa các phiên, xem xét hiện tượng như ảo ảnh.

Giữa các phiên, liên tục dùng phương pháp này. Bỏ phương pháp này khi bạn ở sâu trong thiền. Khoảnh khắc tới, khi nhận biết ngày càng thuần khiết hơn, khi đột nhiên nó là thuần khiết hoàn toàn: bỏ phương pháp, bỏ rơi phương pháp, quên tất cả về phương thuốc, chỉ lắng đọng và hiện hữu.

Nhưng điều này sẽ xảy ra chỉ cho những khoảnh khắc lúc ban đầu. Đôi khi nó xảy ra ở đây khi đang nghe tôi. Chỉ trong một khoảnh khắc, như làn gió thoảng, bạn được mang vào thế giới khác, thế giới của vô trí. Chỉ trong một khoảnh khắc, bạn biết rằng bạn biết - nhưng chỉ trong một khoảnh khắc. Và lần nữa bóng tối tụ lại và tâm trí trở lại với mọi mơ của nó, với mọi ham muốn của nó và mọi ngu xuẩn của nó.

Trong một khoảnh khắc mây đã tách ra và bạn đã thấy mặt trời. Giờ mây lại có đó; trời tối tất cả và mặt trời đã biến mất. Bây giờ ngay cả tin rằng mặt trời tồn tại sẽ là khó. Bây giờ tin rằng điều bạn đã trải nghiệm một khoảnh khắc trước đã là thực sẽ là khó. Nó có thể đã là mơ tưởng; tâm trí có thể nói nó đã chỉ là tưởng tượng.

Điều đó không thể tin được thế, điều đó có vẻ không thể được thế, rằng nó có thể đã xảy ra cho bạn. Với mọi ngu xuẩn này trong tâm trí, với mọi mây và tối này, nó đã xảy ra cho bạn: bạn đã thấy mặt trời trong một khoảnh khắc. Điều đó có vẻ không thể được - bạn phải đã tưởng tượng ra nó; có thể bạn đã rơi vào trong mơ và đã thấy nó.

Giữa các phiên, ở trong thuyền, bắt đầu lại dùng thuyền.

… xem xét hiện tượng như ảo ảnh.

Atisha rất chu đáo với đệ tử. Bằng không lời kinh thứ tư chắc đã là lời kinh cuối - hay, nhiều nhất, lời kinh thứ năm:

Lắng đọng vào bản tính của nhận biết cơ bản, cái bản chất.

Nếu như Atisha là người như Bồ đề đạt ma, chuyên luận này chắc đã kết thúc ở lời kinh thứ năm, hay thậm chí ở lời kinh thứ tư:

Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do theo cách riêng của nó.

Thế thì việc lắng đọng xảy ra theo cách riêng của nó. Bồ đề đạt ma rất hà tiện, ông ấy sẽ không dùng đến lời kinh thứ năm đâu, nhưng Atisha rất chu đáo với đệ tử này. Ông ấy đã từng là đệ tử, cho nên ông ấy biết khó khăn của đệ tử. Và ông ấy đã từng là đệ tử của ba thầy lớn, cho nên ông ấy biết mọi khó khăn mà đệ tử phải đối diện. Ông ấy đã là người hành hương; ông ấy biết mọi vấn đề. Và ông đã đã từng là người hành hương trên ba con đường, cả ba con đường có thể có, cho nên ông ấy biết mọi vấn đề và mọi khó khăn và mọi cạm bẫy và mọi chướng ngại mà nhất định nảy sinh trên con đường của đệ tử. Do đó có sự chu đáo của ông ấy. Ông ấy nói: Giữa các phiên...

Giữa những khoảnh khắc này của tính thiền, giữa những khoảnh khắc này của niềm vui, trống rỗng và thuần khiết hoàn toàn, giữa những khoảnh khắc này của hiện hữu, nhớ rằng tất cả là mơ, rằng mọi hiện tượng là ảo ảnh. Liên tục dùng phương pháp này cho tới khi việc lắng đọng đã xảy ra mãi mãi.

Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.

Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.

Bây giờ trống rỗng đã được trải nghiệm - đây là điều ông ấy đã học. Cho tới lời kinh này ông ấy đã từng ở với thầy thứ nhất, Dharmakirti. Với lời kinh này, thầy thứ hai, Dharmarakshita.

Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.

Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.

Bây giờ ông ấy nói: Bắt đầu là từ bi đi. Và phương pháp là, khi ông thở vào - nghe cẩn thận, đó là một trong những phương pháp vĩ đại nhất - khi ông thở vào, nghĩ rằng ông đang hít vào mọi khổ của mọi người trên thế giới. Mọi bóng tối, mọi thứ tiêu cực, mọi địa ngục tồn tại ở bất kì chỗ nào, ông đang hít nó vào. Và để nó được hấp thu trong tim ông.

Bạn có thể đã đọc hay nghe về cái gọi là các nhà tư tưởng tích cực của phương Tây. Họ nói chính điều đối lập - họ không biết họ đang nói gì. Họ nói, "Khi ông thở ra, tống ra mọi khổ và tiêu cực của ông; và khi ông hít vào, hít vào niềm vui, tích cực, hạnh phúc, vui đùa."

Phương pháp của Atisha chính là điều đối lập: khi bạn hít vào, hít vào mọi khổ và đau của mọi sinh linh của thế giới - quá khứ, hiện tại và tương lai. Và khi bạn thở ra, thở ra mọi niềm vui bạn có, mọi phúc lạc bạn có, mọi phúc lành bạn có. Thở ra, rót bản thân bạn vào trong sự tồn tại. Đây là phương pháp của từ bi: uống vào mọi khổ và đổ ra mọi phúc lành.

Và bạn sẽ ngạc nhiên nếu bạn làm điều đó. Khoảnh khắc bạn nhận mọi khổ của thế giới vào bên trong bạn, chúng không còn là khổ. Tim lập tức biến đổi năng lượng này. Tim là lực biến đổi: uống vào khổ, và nó được biến đổi thành phúc lành... thế rồi rót nó ra.

Một khi bạn đã biết rằng tim của bạn có thể làm ảo thuật này, phép màu này, bạn sẽ muốn làm nó lặp đi lặp lại. Thử nó đi. Nó là một trong những phương pháp thực dụng nhất - đơn giản, và nó mang lại ngay kết quả. Làm nó hôm nay đi, và xem.

Đó là một trong những cách tiếp cận của Phật và mọi đệ tử của ông ấy. Atisha là một trong những đệ tử của ông ấy, theo cùng truyền thống, theo cùng dòng truyền thừa. Phật nói đi nói lại với đệ tử của ông ấy, "Ihi passiko: tới và xem!" Họ là những người rất khoa học. Phật giáo là tôn giáo khoa học nhất trên trái đất; do đó, Phật giáo đang thu được ngày càng nhiều đất trên thế giới mọi ngày. Khi thế giới trở nên thông minh hơn, Phật sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn. Điều đó nhất định là như vậy. Khi ngày càng nhiều người đi tới biết về khoa học, Phật sẽ có hấp dẫn lớn, vì ông ấy sẽ thuyết phục tâm trí khoa học - vì ông ấy nói, "Bất kì cái gì ta đang nói đều có thể được thực hành." Và tôi không nói với bạn, "Tin nó đi," tôi nói, "Thực nghiệm với nó đi, trải nghiệm nó đi, và chỉ thế thì nếu đích thân bạn cảm thấy nó, hãy tin cậy vào nó. Bằng không thì không cần tin."

Thử phương pháp từ bi hay này đi: nhận vào mọi khổ và rót ra mọi vui.

Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.

Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.

Ba đối thể, ba chất độc, ba cơ sở của đức hạnh.

Có ba đối thể mà có thể vận hành như ba chất độc hay có thể trở thành ba cơ sở của đức hạnh vô hạn. Atisha đang nói về giả kim thuật bên trong. Chất độc có thể trở thành cam lồ, kim loại cơ sở có thể được biến đổi thành vàng.

Ba đối thể này là gì? Thứ nhất là ác cảm, thứ hai là gắn bó, và thứ ba là dửng dưng. Đây là cách tâm trí vận hành. Bạn cảm thấy ác cảm với bất kì cái gì bạn không thích, bạn cảm thấy gắn bó với bất kì cái gì bạn thích, và bạn cảm thấy dửng dưng với những thứ bạn không thích lẫn thích. Đây là ba đối thể. Giữa ba đối thể này, tâm trí tồn tại. Đây là ba chân của kiềng ba chân có tên là tâm trí: ác cảm, gắn bó và dửng dưng. Và nếu bạn sống trong ba đối thể này như chúng vậy, bạn đang sống trong chất độc.

Đây là cách chúng ta đã tạo ra địa ngục của cuộc sống. Ác cảm, không thích, hận thù, đẩy ra - điều đó tạo ra một phần ba địa ngục của bạn. Gắn bó, thích, sở hữu - điều đó tạo ra một phần ba thứ hai của địa ngục của bạn. Và dửng dưng với mọi điều bạn không bị hấp dẫn lẫn không bị đẩy ra - điều đó tạo ra phần thứ ba, một phần ba thứ ba của địa ngục của bạn.

Cứ quan sát tâm trí của bạn đi, đây là cách tâm trí của bạn vận hành. Nó bao giờ cũng nói, "Mình thích cái này, mình không thích cái kia, và mình dửng dưng với cái thứ ba." Đây là ba cách mà tâm trí liên tục di chuyển qua. Đây là vết mòn, thường lệ.

Atisha nói: Đây là ba chất độc, nhưng chúng có thể trở thành ba cơ sở của đức hạnh. Làm sao chúng có thể trở thành ba cơ sở của đức hạnh lớn? Nếu bạn mang phẩm chất của từ bi vào, nếu bạn học nghệ thuật hấp thu khổ, dường như mọi khổ của thế giới đang tới cưỡi lên hơi thở, thế thì làm sao bạn có thể bị đánh bại? Làm sao bạn có thể không thích bất kì cái gì và làm sao bạn có thể dửng dưng với bất kì cái gì? Và làm sao bạn có thể bị gắn bó với bất kì cái gì? Nếu bạn nhận vào một cách vô điều kiện mọi khổ trên thế giới, uống nó, hấp thu nó trong tim bạn, và thế rồi thay cho điều đó, rót phúc lành lên toàn thể sự tồn tại một cách vô điều kiện - không lên ai đó nói riêng, nhớ lấy; không chỉ cho con người mà cho tất cả: cho mọi sinh linh, cây và đá và chim và con vật, cho toàn thể sự tồn tại, vật chất, phi vật chất - khi bạn đang đổ ra phúc lành một cách vô điều kiện, làm sao bạn có thể bị gắn bó?

Gắn bó, ác cảm, dửng dưng: tất cả biến mất cùng kĩ thuật nhỏ này. Và với sự biến mất của chúng, chất độc được biến đổi thành nước cam lồ, và lệ thuộc trở thành tự do, và địa ngục không còn là địa ngục, nó là cõi trời.

Trong những khoảnh khắc này bạn đi tới biết: Chính thân này là Phật, chính thế gian này là thiên đường hoa sen.

Và lời kinh cuối:

Huấn luyện với các cách nói trong mọi kiểu hành vi.

Atisha không phải là người thoát li thực tế. Ông ấy không dạy chủ nghĩa thoát li, ông ấy không bảo bạn đi khỏi các tình huống mà không ứng với việc thích của bạn. Ông ấy nói: Bạn phải học vận hành trong bồ đề tâm, trong tâm thức Phật, trong mọi loại tình huống - ở bãi chợ, trong tu viện; cùng mọi người trong đám đông hay một mình trong hang; cùng bạn bè hay cùng kẻ thù; cùng gia đình, những người thân quen, và cùng người lạ; cùng con người và cùng con vật. Trong mọi loại tình huống, trong mọi loại thách thức, bạn phải học vận hành trong từ bi, trong thiền - vì mọi kinh nghiệm này về những tình huống khác nhau sẽ làm cho bồ đề tâm của bạn ngày càng chín muồi hơn.

Đừng trốn chạy khỏi bất kì tình huống nào - nếu bạn trốn chạy, thế thì cái gì đó sẽ vẫn còn thiếu trong bạn. Thế thì bồ đề tâm của bạn sẽ không là việc chín muồi đó, sẽ không là giầu có đó. Sống cuộc sống trong tính đa chiều của nó đi.

Và đó là điều tôi dạy bạn nữa: Sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó. Và khi sống trong thế giới, không là của nó. Sống trong thế giới như hoa sen trong nước: nó sống trong nước, nhưng nước không chạm vào nó. Chỉ thế thì bồ đề tâm sẽ nở hoa trong bạn, nở bung trong bạn. Chỉ thế thì bạn sẽ đi tới biết tâm thức tối thượng, cái là tự do, cái là vui, vui vĩnh hằng, cái là phúc lành. Không biết điều đó là bỏ lỡ toàn thể vấn đề; biết nó là mục đích duy nhất. Mục đích duy nhất - nhớ điều đó.

Và nhớ, lời kinh của Atisha không có tính triết lí, không suy đoán, không trừu tượng. Chúng có tính thực nghiệm, chúng có tính khoa học.

Để tôi nhắc lại lần nữa: tôn giáo là khoa học theo nghĩa rằng nó là việc biết thuần khiết nhất. Vậy mà nó không là khoa học theo nghĩa của hoá học và vật lí. Nó không là khoa học của cái bên ngoài, nó là khoa học của cái bên trong. Nó không phải là khoa học của cái bên ngoài, nó là khoa học của cái bên trong. Nó là khoa học đem bạn tới cõi bên kia, nó là khoa học đem bạn vào cái không biết và không thể biết. Nó là cuộc phiêu lưu lớn nhất có đó. Nó là lời gọi và thách thức cho tất cả những người có bất kì dũng cảm nào, bất kì bạo dạn nào, bất kì thông minh nào.

Tôn giáo không dành cho người hèn, nó dành cho người muốn sống cuộc sống một cách nguy hiểm.

Đủ cho hôm nay.

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền  Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê


0 Đánh giá

Ads Belove Post