Read more
Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã
Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.
Giảng Luận Duy Biểu Học
Biết Rõ Sự Vận Hành Của Tâm
Chương 1. Thức Thứ Tám (Tàng Thức)
Bài Kệ 4. Các Loại Hạt Giống
Có hạt giống sẵn có
Có hạt giống trao truyền
Huân tập thời thơ ấu
Cả thời gian thai nghén
Cố nhiên là trong tàng
thức chúng ta, có tất cả các loại hạt giống. Nhưng ở đây có sự phân biệt, có
hai loại hạt giống: Hạt giống sẵn có (Bản hữu chủng tử). Bản hữu là vốn có gốc
sẵn có từ thời vô thỉ, trong tuệ giác Bụt dạy, không có cái giây phút bắt đầu, đạo
Bụt luôn luôn nói về vô thỉ và vô chung. Điều này hơi khó hiểu cho chúng ta khi
chúng ta sống trong một khung cảnh thời gian và không gian và khung cảnh khuôn
khổ đó do trí óc mình tạo ra. Mình tạo ra một khung thời gian và không gian,
cái gì cũng được đặt vào khung đó.
Mình đòi hỏi phải có
cái lúc bắt đầu và lúc chấm dứt mình đòi tất cả nằm trong khung thời gian mà
tâm thức mình tạo tác và đóng khung lại. Nhưng Bụt nói rất rõ thời gian và
không gian là những sáng tạo của tâm thức. Thật ra thời gian và không gian làm
ra nhau. Mãi đến khi Einstein trình bày thời gian và không gian không là hai thực
thể riêng biệt, không có thời gian thì không có không gian, hai thứ này làm ra
nhau, chừng đó khoa học mới bắt đầu thấy chút xíu nào những trình bày của Duy
Thức.
Trong Duy Thức học thời
gian, không gian và tâm thức là một. Trong đạo Bụt ngày xưa những yếu tố tạo ra
sự sống tạo ra vũ trụ vạn vật gồm có: Địa, thủy, hỏa, phong, không, thời,
phương, thức. Tức là đất, nước, gió, lửa, không gian, thời gian, phương hướng
và tâm thức. Tám cái nhưng trong mỗi cái, nó chứa đựng bảy cái kia. Vì vậy khi
bác học Einstenin nói rằng thời gian và không gian không phải là những thực thể
độc lập. Thời gian nó làm bằng không gian, không gian nó làm bằng thời gian,
thì nhà bác học thấy được điều đó, nhưng nhà bác học không nói rõ ra là tâm thức
cũng làm ra yếu tố thời gian và không gian. Thành ra khi mình bắt buộc vũ trụ
có một cái bắt đầu tức là mình giả định không gian và thời gian là những thực tại
khách quan. Nhưng khi mình học Duy Thức thì mình biết rằng không gian, thời gian
không là những thực tại khách quan. Nó là những sáng tạo phẩm của thức. Vì vậy
cho nên thuyết tương đối của khoa học bây giờ giúp ta hiểu giáo lý vô thỉ vô
chung của đạo Bụt. Tại vì khoa học có giá trị thực nghiệm nên nó có uy tín và
người ta tin; nhưng mà đạo học cũng là một khoa học thực nghiệm, nhưng thực
nghiệm đây không phải là ở phần vật thể mà về tâm linh nên cũng đáng tin lắm.
Có điều người dạy đạo phải thật sự sống kinh nghiệm tâm linh đó thì mới soi thấu
được ngọn ngành của tâm thức một cách rất thực nghiệm. Các nhà khoa học mới, họ
cũng nương vào tuệ giác của đạo học để đi tìm. Vì vậy hạt giống gọi là hạt giống
sẵn có, nó không có cái bắt đầu. Nó có sẵn từ vô thỉ, tức là lúc không bắt đầu.
Nếu mình nói nó có sẵn từ lúc bắt đầu thì mình kẹt vào ý niệm về thời gian. Tôi
thường nói nó có sẵn từ lúc không bắt đầu Non beginning. Nói như thế giúp người
ta vượt thoát ý niệm về bắt đầu. Lâu dần sẽ quen. Cho nên nói rằng những hạt giống
đó không phải chỉ là kết quả của kinh nghiệm, tại vì kinh nghiệm là kinh nghiệm
trong sự sống hằng ngày và những hạt giống đó được gieo trồng vào tâm thức của
mình trong đời sống hằng ngày thì đối tượng những kinh nghiệm chỉ là một phần
nhỏ của tổng số hạt giống trong ta thôi. Trong ta có những hạt giống có sẵn rồi.
Có những hạt giống được trao truyền cho chúng ta. Ai trao truyền? Có thể là ông
bà ta trao truyền lại. Điều này có tính cách khoa học. Những tài ba của ta, những
đức hạnh của chúng ta, những khả năng, những vụng về, những nỗi khổ đau của
chúng ta đều có thể là những hạt giống của ông bà trao truyền lại. Chúng ta có
những hạt giống của Lý Thường Kiệt, của Trần Hưng Đạo nhưng cũng có hạt giống của
Trần Ích Tắc. Chúng ta có đủ hạt giống hết, hạnh phúc, đau khổ, tài ba, vụng về.
Điều này nhờ Di Truyền Học người ta mới thấy được thôi chứ Bụt nói từ lâu rồi,
đôi khi nuôi chuột đến chín mười thế hệ thì tới thế hệ thứ 7, con chuột mới thể
hiện đặc tính của ông bà chúng. Di truyền học cho ta thấy những đặc tính trong thân
và trong tâm của chúng ta, nó bắt nguồn từ những hạt giống từ ông bà xa xưa, tổ
tiên cách chúng ta đến nhiều đời. Vì vậy khi chúng ta giải thoát an lạc thì ông
bà tổ tiên cũng được giải thoát. Ta thực tập không riêng cho ta mà cho tổ tiên
nữa. Chúng ta thực tập cho, không những bao thế hệ tổ tiên, mà chúng ta còn thực
tập cho bao thế hệ con cháu tương lai đang có sẵn trong ta. Giống như cây chanh
tuy chưa có hoa có trái, nhưng hoa chanh và trái chanh, nó có sẵn trong cây
chanh rồi, chỉ còn chờ thời gian biểu hiện thôi. Thì các thế hệ con cháu cũng sẵn
có trong chúng ta rồi, nếu ta tu học có an lạc giải thoát thì con cháu ta, tuy
chưa biểu hiện, nhưng cũng đã thấm nhuần công trình tu học là kết quả an lạc giải
thoát.
Cho nên một người tu học thì cả tổ tiên, dòng họ và ngay cả con cháu, đều hưởng thụ ngay trong giờ phút hiện tại. Đó là cái nhìn của đạo Bụt. Cho nên mình nắm lấy một ngày mà tu học cho an lạc, cho tinh tấn, cho hạnh phúc thì trong hai mươi bốn giờ đó, ta mang lại an lạc hạnh phúc cho cả tổ tiên và cho cả con cháu chúng ta. Tại vì một ngày, nó chứa cả thời gian vô cùng và không gian vô tận, mà nếu mình để cho một ngày trôi qua oan uổng thì tội nghiệp cho tổ tiên và cho con cháu. Trong chúng ta, biết bao nhiêu người phí phạm, để cho những ngày tháng trôi qua oan uổng.
Có hạt giống sẵn có,
có hạt giống trao truyền, huân tập thời thơ ấu, cả thời gian thai nghén. Những
hạt giống trao truyền đó là Tân huân chủng tử. Huân là ướp và gieo vào, tân là
mới. Chúng ta phân biệt ra hai loại chủng tử: chủng tử sẵn có và chủng tử mới
trao truyền và chúng ta có ý niệm rằng chủng tử mới trao truyền đó, chúng ta
không có sẵn, chúng ta chỉ mới có khi vừa được huân vào thôi. Điều này không được
đúng lắm.
Có thể nói những hạt
giống mà ta tiếp nhận từ sự trao truyền mà nó đã có sẵn trong ta nhưng nó không
được quan trọng, không được to lớn. Trao truyền ở đây là trao truyền làm cho hạt
giống đó trở nên quan trọng. Thí dụ như quý vị không biết hát và nghĩ rằng mình
không có hạt giống của sự ca hát, nhưng khi về Làng Hồng một thời gian thì chẳng
những hát được mà còn thích hát nữa. Hạt giống hát nơi mình, mình tưởng nó là hạt
giống tân huân, mới trao truyền, kỳ thực sự thật không hẳn như vậy. Mình đã có
hạt giống biết hát sẵn có trong mình nhưng hạt giống đó rất yếu và hàng năm
năm, mười năm, hàng trăm năm rồi, chưa được tưới tẩm và phát triển. Bây giờ vừa
được tăng thượng duyên, trợ duyên, những điều kiện thuận lợi, những hạt giống
đó được tưới tẩm và mình bổng thích ca hát và mình nghĩ đó là những hạt giống
thuần túy tân huân trao truyền.
Nhưng sự thật có phần
bản hữu của nó nhưng vì nhờ những điều kiện thuận lợi, những tăng thượng duyên
giúp mình phát triển những hạt giống sẵn có trong mình. Điều này phù hợp với những
điều Bụt dạy về cái giác tính của mình. Mình tới với thầy, với bạn, với giáo lý
giác ngộ và giải thoát và nghĩ rằng những giáo lý giác ngộ và giải thoát là những
điều tân huân mới trao truyền. Nhưng kỳ thật mình cũng có những hạt giống đó
trong bản than, bản tâm và thầy hay bạn chỉ giúp mình những điều kiện để trở về
tiếp xúc với những hạt giống đó và làm cho những hạt giống đó lớn mạnh.
Quý vị nhớ câu Bụt
nói ngày Ngài mới giác ngộ không? Lạ thay! Tất cả mọi chúng sanh đều có khả
năng tỉnh thức, giác ngộ, hạnh phúc, an lạc, nhưng mà họ cứ để mình trôi lăn
trong chốn khổ đau từ kiếp nầy sang kiếp khác.
Nói như vậy có nghĩa
là những hạt giống đó có sẵn trong mình hết rồi, bây giờ Bụt và Tăng đoàn chỉ
giúp mình trở về chạm vào, tiếp xúc với những hạt giống đó. Bụt và giáo đoàn chỉ
làm vai trò tăng thượng duyên, tức là những điều kiện thuận lợi. Vì vậy khi
phân biệt hai loại hạt giống cũng là một loại tạm thời phân biệt để hiểu và để
tu thôi, chứ hai loại hạt giống đó không chống đối cách biệt nhau nhiều đâu.
Huân tập thời ấu thơ.
Cả thời gian thai nghén. Khi mình mới bắt đầu được thai nghén trong bụng mẹ và
lúc đó thức alaya của mình bắt đầu hoạt động. Thức alaya này đã bắt đầu tiếp nhận
những hạt giống hạnh phúc và khổ đau và người trao truyền cho mình những hạt giống
đó chính là mẹ mình hay cha mình. Khi một thiếu phụ có mang một em bé, thiếu phụ
đó hàng ngày đang gieo vào trong tàng thức của mình và vào tàng thức của em bé:
ăn cho hai người, uống cho hai người, gieo trồng trong tàng thức của hai người.
Cho nên một bà mẹ tương lai phải hết sức cẩn thận. Tất cả những gì mình ăn uống,
buồn vui, khổ đau lo lắng, đều có tác dụng gieo vào những hạt giống trong tàng
thức của em bé và của mình. Cho nên bà mẹ tương lai phải tu nhiều lắm: khi đi đứng
nằm ngồi, ăn uống, xem ti vi, nói chuyện phải hết sức cẩn thận. Tại vì những gì
mình tiếp nhận bằng tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý đều là những con sông đưa những
hạt giống vào tàng thức của em bé và của mình. Cho nên phải tu thật nhiều. Phải
nuôi con không phải từ lúc con còn thơ mà nuôi từ lúc con chưa sinh. Phải có những
cái trường huấn luyện các bà mẹ trong tương lai, các thiếu phụ mà thấy rằng
mình bắt đầu có em bé là những người phải đi học những phương pháp đi đứng nằm
ngồi, giữ gìn cảm thọ, những tri giác của mình, tiếp xử với người khác vì đó là
những nghệ thuật rất cao để tránh gieo vào tàng thức của con những hạt giống xấu
và chỉ để gieo vào những hạt giống hạnh phúc an lạc mà thôi. Giá dụ mình có
mang em bé mà mình đi đứng nằm ngồi đều có chánh niệm, thở và mĩm cười, buông
nhẹ những bực bội, lo âu chỉ tụng kinh Pháp Hoa thì em bé có thể hưởng ngay những hạt giống như vậy. Còn người
cha tương lai cũng phải ý thức thật nhiều mới được. Tại vì những cử chỉ đối với
vợ mình đều gieo vào tàng thức em bé, một câu nói nặng, một cái nhìn trách móc,
một cử chỉ lạnh nhạt, hay một không khí bực bội, ngột ngạt trong gia đình do
cha mẹ em bé gây nên là em bé lãnh đủ. Thành ra ta cần phải ý thức rằng tàng thức
em bé rất mong manh và tàng thức em bé có mặt đó và nó tiếp nhận tất cả những
gì xảy ra trong đời sống gia đình. Ta nên nhớ khi ta còn bé, ta học gì, làm gì cũng
dễ nhớ, cũng tiếp nhận, những kỷ niệm ấu thơ rất sâu đậm nhưng khi ta lớn tuổi,
học trước quên sau. Thì cũng vậy, những cử chỉ thô bạo thiếu chánh niệm của người
lớn thường nặng nề gieo vào tâm em bé khi bé còn ngây thơ.
Những hành động hay lời
nói nặng nề đó ảnh hưởng suốt cả cuộc đời của em. Nếu chúng ta đem áp dụng những
giáo lý về huân tập thì ta có thể tổ chức sự dạy dỗ những lớp tu học cho những
người làm cha làm mẹ trong tương lai biết đường. Tại vì họ không biết rằng khổ
đau của một người bắt đầu từ những hạt giống khổ đau ngay từ khi mình còn trứng
nước, ngay từ khi mình mới tượng hình trong bụng mẹ. Nếu thế hệ tương lai mà giỏi
thì các vị có thể có những trường huấn luyện như thế, giúp cho nhiều ông bà, cha
mẹ tương lai biết cách cư xử với nhau, giữ gìn trong tinh thần chánh niệm để
sau này em bé không khổ. Tại vì đưa ra đời một sinh mạng mới, là chuyện rất lớn.
Có những người không tu, không học gì hết mà sinh con quá nhiều, mỗi năm đưa ra
đời một đứa. Rốt cuộc có mười đứa, mười hai đứa. Hai vợ chồng rất đau khổ vì
mình ngu dốt không biết cách tu học giữ gìn cho nhau, trách móc giận dỗi nhau
dài dài. Rồi thì mình gieo vào trong tâm thức mười mấy đứa con đó, toàn là những
hạt giống khổ đau. Thế là lớn lên dĩ nhiên những người con đó khổ đau và làm khổ
đau những người khác. Vì vậy cho nên thế hệ tương lai nếu giỏi thì phải viết
sách, tổ chức những khóa tu tập, dạy dỗ cho các bậc làm cha mẹ tương lai, tại
vì họ thấy cái tầm quan trọng của sự nuôi con và nuôi con ở đây là một nghệ thuật
huân tập. Ngăn ngừa những hạt giống khổ đau được gieo vào trong con và tìm cách
gieo vào tâm địa của con những hạt giống hạnh phúc. Có hạt giống trao truyền,
huân tập thời thơ ấu, cả thời gian thai nghén. Khi em bé sinh ra em chưa hiểu tiếng
người những câu chuyện giữa cha mẹ, em bé chưa hiểu nhưng điều đó không có
nghĩa em bé không tiếp nhận những hạt giống. Khi cha mẹ nói chuyện với nhau, những
tình cảm của mình được biểu hiện trong ngôn ngữ.
Nói một câu mà cái giọng
nói chuyên chở sự bực bội, tuy em bé không hiểu lời nói nhưng nó tiếp nhận ngay
sự bực bội của câu nói. Nếu trong nhà mà không khí thanh tịnh, an lạc thì em bé
được hưởng. Còn nếu trong nhà không khí nặng nề thì em bé cũng lãnh đủ. Đừng
nghĩ, còn ở trong thai hay sinh ra mà còn nhỏ thì không biết gì. Em bé là một
dĩa cứng của máy điện tử đang còn mới tinh. Thành ra cái gì thoáng qua trong
không khí là nói cảm nậhn và thu vào hết. Có những em bé bệnh ngay từ nhỏ tại
vì cha mẹ làm khổ nhau khi nó còn ở trong bụng mẹ và cha mẹ tiếp tục làm khổ
nhau khi em bé ra đời nên chúng nó sợ người lớn lắm. Ở Tây phương người ta thường
để em bé trong một phòng riêng, cho nó nhiều đồ chơi. Nếu người ta quan sát thì
họ thấy có một số các em bé rất tự nhiên, vui chơi khi vắng mặt người lớn trong
phòng riêng ấy, nhưng khi chúng vừa nghe tiếng mở cửa, người lớn bước vào thì nó
im lặng và mềm ra như một cọng bún, tại vì nó sợ người lớn. Tâm lý học Tây
phương gọi đó là những em bé mềm (les enfants mous) tại vì người lớn đã làm cho
nó đau khổ ngay từ trong bụng mẹ. Người lớn có cúi xuống ôm, nựng nịu nó cũng
không phản ứng gì hết vì những hạt giống sợ người, lớn quá rồi. Khi người lớn vừa
mở cửa đi ra nó lại cười giỡn chơi lại với những trái banh màu của nó. Khổ đau
đó bắt đầu từ trứng nước.
Xem Tiếp Bài Kệ 5 – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá