Chương 1. Tiếp Xúc Với Bụt Thích Ca

Chương 1. Tiếp Xúc Với Bụt Thích Ca

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.


Sám Pháp Địa Xúc

Phần 1. Tiếp Xúc Với Bụt Thích Ca





Nghe hoặc Tải MP3 Tác Phẩm 'Sám Pháp Địa Xúc' ê


Lời Tựa Sách Sám Pháp Địa Xúc

''Sơn hạ hữu tuyền trạc chi tắc dũ'' (Dưới chân núi có dòng suối, lấy nước ấy mà rửa thì sẽ lành bệnh). Nước suối này là nước từ bi, có công năng tiêu diệt tội chướng trong quá khứ để làm cho niềm vui sống có cơ hội trở về. Đó là nguyên ủy của một sám pháp do thầy Tri Huyền tức Quốc sư Ngộ Đạt đời Đường sáng tác, thường gọi là Thủy Sám, hoặc Từ Bi Sám, hay Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp.

Ý niệm chính của Sám Pháp là nước từ bi. Từ bi cũng là phép quán. Đó là Từ quán và Bi quán đã được nhắc tới trong phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa. Để tâm chuyên chú vào Từ và vào Bi làm cho năng lượng của từ bi được chế tác và lớn mạnh, đó là phép quán, đó là niệm lực và định lực. Niệm lực và Định lực ấy là tam muội. Cho nên gọi là Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp. Sự thực tập niệm định về Từ Bi làm lưu lộ ra dòng nước Từ Bi có khả năng tiêu trừ mọi tội chướng. Phép sám của Quốc sư Ngộ Đạt là phép sám sử dụng nước tam muội từ bi, gọi tắt là Thủy Sám.

Sám pháp mà quý vị đang có trong tay không phải là Thủy Sám mà là Địa Sám. Địa là đất. Tiếp xúc với đất, nương tựa vào đất, tiếp nhận năng lượng vững chãi và sâu dày của đất để cho đất ôm lấy mình và giúp mình chuyển hóa vô minh, khổ đau và tuyệt vọng, đó là phương pháp Địa Sám. Ở đâu cũng có Đất, ở đâu ta cũng có thể tiếp xúc với Đất, ở đâu ta cũng lạy xuống để tiếp nhận năng lượng vững chãi và vô úy của Đất. Ta có thể nói: ''Xứ xứ hữu địa, xúc chi tắc an'' nghĩa là đâu đâu cũng có đất, tiếp xúc được với đất thì sẽ an lành.

Sám pháp này được gọi tắt là Địa Sám, nói cho đủ là Sám Pháp Địa Xúc hoặc Kiên Hậu Tam Muội Địa Xúc Sám Pháp. Kiên (vững chãi) và hậu (dày đặc) là hai đặc tính của đất. Bài tựa kinh Địa Tạng có câu ca ngợi Bồ Tát Địa Tạng như sau: ''Địa ngôn kiên hậu quảng hàm tàng'' (địa có nghĩa là vững chãi, dày dặn và có tác dụng ôm ấp rất rộng lớn). Năng lượng của Niệm và của Định được chế tác trong khi tiếp xúc với Đất có khả năng thức tỉnh, chuyển hóa, thanh lọc, đem lại nguồn vui sống cho ta ngay trong khi thực tập sám hối, và cố nhiên là sau buổi thực tập.

Ta có thể một mình thực tập Sám Pháp Địa Xúc hoặc thực tập chung với nhiều người. Vị nào có giọng truyền cảm và có nhiều năng lượng niệm và định sẽ được chỉ định để đọc tụng, còn những vị khác lắng nghe. Sau mỗi đoạn kinh, mọi người thực tập lạy xuống. Mỗi lần lạy ta chỉ nên lạy hai hoặc ba lạy, và nằm yên trong tư thế phủ phục ít nhất là trong thời gian ba hơi thở vào ra để có đủ thì giờ quán chiếu. Trong khi lạy, ta hoàn toàn phú thác thân mạng ta cho Đất, để đất có thể ôm lấy ta và giúp ta chuyển hóa những khổ đau và bế tắc trong ta. Nếu có nhu yếu thì ta đọc tụng lại phần kinh văn vừa đọc và lạy xuống một lần thứ hai. Thực tập như thế, hành giả sẽ thấy được rằng trong khi thực tập, niềm vui được sinh khởi, phiền não được chuyển hóa, và thân tâm càng lúc càng nhẹ nhàng. Các bạn hành giả ưa thích sám pháp này có thể thực tập ba tháng một lần, ít nhất là trong năm phải thực tập hai lần. Công phu sẽ được đền bù một cách xứng đáng, ngay trong thời gian thực tập.

Dâng Hương Và Khai Kinh

Dâng Hương

Nguyện khói hương thơm này

Cung thỉnh được Thế Tôn

Có mặt với chúng con

Nơi đạo tràng ở đây

Trong giây phút hiện tại

Nguyện khói hương thơm này

Tỏa ngát cả mười phương

Thanh tịnh chốn đạo tràng

Giúp chúng con duy trì

Chánh kiến chánh tư duy

Nguyện khói hương thơm này

Bảo hộ cho chúng con

Vững chãi và thảnh thơi

Hiểu nhau và thương nhau

Bây giờ và mãi mãi

Hương giới, định và tuệ

Là tâm hương nhiệm mầu

Chúng con kính dâng lên

Chư Bụt và Bồ Tát

Trong thế giới mười phương

Nguyện mọi loài chúng sanh

Thấy được ánh đạo vàng

Ly khai nẻo sanh tử

Hướng về nẻo bồ đề

Thường trú trong an lạc

Nam mô Bồ Tát Cúng Dường Hương (C)

Quán Tưởng

Sen quý nở đài giác ngộ

Hào quang chiếu rạng mười phương

Trí tuệ vượt tầm pháp giới

Từ Bi thấm nhuận non sông

Vừa thấy dung nhan Điều Ngự

Trăm ngàn phiền não sạch không

Hướng về tán dương công đức

Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng

Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)

Địa Xúc

Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp, Tăng thường trụ trong mười phương (C)

Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)

Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)

Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)

Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)

Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di (C)

Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại, từ Thiên Trúc đến Việt Nam (C)

Khai Kinh

Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (3 lần) (C)

Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm

Cơ duyên may được thọ trì

Xin nguyện đi vào biển tuệ

Tinh thông giáo nghĩa huyền vi (C)

Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)

Bồ Tát Quán Tự Tại

Khi quán chiếu thâm sâu

Bát nhã Ba La Mật

Tức diệu pháp trí độ

Bỗng soi thấy năm uẩn

Đều không có tự tánh

Thực chứng điều ấy xong

Ngài vượt thoát tất cả

Mọi khổ đau ách nạn (C)

''Nghe đây, Xá Lợi Tử:

Sắc chẳng khác gì không

Không chẳng khác gì sắc

Sắc chính thực là không

Không chính thực là sắc

Còn lại bốn uẩn kia

Cũng đều như vậy cả. (C)

Xá Lợi Tử, nghe đây:

Thể mọi pháp đều không

Không sanh cũng không diệt

Không nhơ cũng không sạch

Không thêm cũng không bớt

Cho nên trong tánh không

Không có sắc, thọ, tưởng

Cũng không có hành, thức

Không có nhãn, nhĩ, tỷ

Thiệt, thân, ý - sáu căn

Không có sắc, thanh, hương

Vị, xúc, pháp - sáu trần

Không có mười tám giới

Từ nhãn đến ý thức

Không hề có vô minh

Không có hết vô minh

Cho đến không lão tử

Cũng không hết lão tử

Không khổ, tập, diệt, đạo

Không trí cũng không đắc. (C)

Vì không có sở đắc

Nên khi vị Bồ Tát

Nương diệu pháp Trí Độ

Bát Nhã Ba La Mật

Thì tâm không chướng ngại

Vì tâm không chướng ngại

Nên không có sợ hãi

Xa lìa mọi vọng tưởng

Xa lìa mọi điên đảo

Đạt Niết Bàn tuyệt đối. (C)

Chư Bụt trong ba đời

Y diệu pháp Trí Độ

Bát Nhã Ba La Mật

Nên đắc vô thượng giác

Vậy nên phải biết rằng

Bát Nhã Ba La Mật

Là linh chú đại thần

Là linh chú đại minh

Là linh chú vô thượng

Là linh chú tuyệt đỉnh

Là chân lý bất vọng

Có năng lực tiêu trừ

Tất cả mọi khổ nạn

Cho nên tôi muốn thuyết

Câu thần chú Trí Độ

Bát Nhã Ba La Mật''

Nói xong đức Bồ Tát

Liền đọc thần chú rằng:

Gate

Gate

Paragate

Parasamgate

Bodhi

Svaha (3 lần) (CC)

Tiếp Xúc Với Bụt Thích Ca

Khải Bạch A

Kính lạy đức Thế Tôn, con đang tập tiếp xúc với Ngài. Con thấy được Ngài qua hình ảnh của người con trai thành Ca Tỳ La Vệ. Con thấy được Ngài nơi người hành giả đang tu khổ hạnh chốn núi rừng hoặc đang ngồi thiền định vững chãi dưới gốc Bồ Đề. Con thấy được Ngài qua hình ảnh bậc đạo sư trên núi Linh Thứu và giữa vườn Cấp Cô Độc. Con thấy được Ngài qua hình ảnh của bậc du hóa mà bước chân còn ghi dấu lại trên những vương quốc nằm trên lưu vực sông Hằng. Con cũng thấy được Ngài qua hình ảnh của một bậc thầy già 80 tuổi, đang nằm thị tịch giữa hai cây Sa La. Xin cho con đem hết lòng thành kính lạy xuống, năm vóc sát đất trước hóa thân Thích Ca Mâu Ni của Ngài và cũng xin kính lạy xuống trước đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-gia. Con rất biết ơn hai vị đã sinh ra Thế Tôn, cống hiến cho đời một bậc thầy siêu việt. Con biết thể chất đức Thế Tôn rất là khương kiện, Ngài sống tới 80 tuổi, trong khi vào thời đại Ngài chưa có những loại y dược có công năng trị liệu như trong thời đại chúng con.

Địa Xúc A

Một lòng kính lạy đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)

Một lòng kính lạy đức Thánh Vương Tịnh Phạn và đức Thánh Mẫu Ma Gia (C)

Khải Bạch B

Kính bạch đức Thế Tôn, con cũng thấy được Ngài nơi tăng đoàn nguyên thủy. Cũng như vua Ba Tư Nặc, mỗi khi thấy được tăng đoàn xuất gia của Ngài thì càng thấy được tầm vĩ đại của Ngài, càng có niềm tin tưởng nơi Ngài và niềm mến phục đối với Ngài, con thấy được sự có mặt của Ngài nơi tăng đoàn nguyên thủy. Ngài đã trao truyền tuệ giác và từ bi cho không biết bao nhiêu người, xuất gia cũng như tại gia, và những vị đệ tử này một phần nào đó đều là sự tiếp nối của Ngài, đều là Ngài.


Con thấy được Thế Tôn trong giây phút hiện tại qua bốn chúng của tăng đoàn. Con thấy được Thế Tôn qua những pháp môn hành trì thông minh đang mang tới sự chuyển hóa. Con nhận diện được đức Thế Tôn nơi năng lượng trí tuệ và từ bi, không những nơi con người mà còn nơi văn học, thi ca, kiến trúc, âm nhạc và những biểu hiện văn hóa và nghệ thuật khác nữa. Con nhận diện được Thế Tôn trong con, trong những hạt giống tuệ giác và tình thương, trong những lúc con hành xử theo tuệ giác và từ bi ấy.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh




Xin cho con lạy xuống một lạy để tiếp xúc với đức Thế Tôn trong con, trong tăng thân con, trong giáo pháp và pháp môn đang được lưu hành trong nhân gian, và trong cả những cái đẹp cái hay mà Thế Tôn đã tạo dựng được trong nếp phong hóa của con người.

Địa Xúc B

Một lòng tiếp xúc với Bụt Thích Ca Mâu Ni, thầy gốc của con, trong con và chung quanh con (C)

Một lòng kính lạy Bụt Nhiên Đăng, Người đã thọ ký cho đức Bổn Sư của con (C)

Cái Bẫy Của Hình Thức

Khải Bạch

Bạch đức Thế Tôn, con lấy làm hổ thẹn vì nhiều lúc con đã thực tập đầy đủ trong hình thức mà thiếu kém về nội dung. Trong khi thắp hương, lạy Bụt, ngồi thiền, đi thiền, đọc kinh, nhiều lúc con đã để cho tâm con rong ruổi đi về quá khứ, đi về tương lai hoặc kẹt vào những lo toan, hoặc suy nghĩ miên man về những chuyện không đâu trong hiện tại.

Con biết thực tập hình thức như thế thì không có ích lợi gì cho bản thân con và cho tăng thân con. Tuy con không nghĩ đó là một sự giả dối, nhưng con biết trong cách thực tập ấy con đã đánh mất rất nhiều cơ hội. Thắp một cây hương, bước một bước chân, hoặc thở vào một hơi thở đều là một cơ hội cho con làm phát khởi năng lượng chánh niệm và chánh định. Con biết có chánh niệm và chánh định thì thế nào cũng có tuệ giác, vậy mà con đã không tập trung tâm ý vào trong khi thắp hương, trong khi bước một bước chân hoặc trong khi thở vào một hơi thở.

Người không tu thì trong khi đứng, ngồi hoặc cười nói không thực tập chánh niệm để biết là mình đang đứng ngồi hoặc cười nói. Còn con là người tu mà có nhiều khi con cũng làm như họ, đi, đứng, và nói cười không chánh niệm. Con xin hứa với đức Thế Tôn là từ giờ phút này đây, con sẽ cố gắng làm hay hơn, để trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày con có thể chế tác thêm chất liệu chánh niệm và chánh định. Con biết chất liệu chánh niệm và chánh định mà con chế tác ra không những sẽ giúp con trị liệu và chuyển hóa thân tâm mà còn yểm trợ rất nhiều cho những thành phần khác của tăng thân con và nâng cao phẩm chất tu học của tăng thân ấy. Xin đức Thế Tôn cho con lạy xuống để con có thể ghi nhớ điều này.

Địa Xúc

Một lòng kính lạy đức Thế Tôn, bậc đã qua tới một cách nhiệm mầu, bậc thầy chỉ đạo của tất cả chúng con (C)

Một lòng kính lạy đức Bụt Tỳ Bà Thi (C)

Xem Tiếp Chương 2 – Quay Về Mục Lục




0 Đánh giá

Ads Belove Post