Read more
Khi mọi người hỏi tôi thiền là gì, tôi
thường kể cho họ nghe câu chuyện này:
Nhìn thấy cha ngày một già đi, con trai
của một tên đạo chích mới bảo cha truyền nghề cho mình để anh ta có thể nuôi cả
nhà khi cha mình nghỉ dưỡng già.
Người cha đồng ý, và thế là đêm hôm đó,
hai cha con cùng mò vào một ngôi nhà nọ.
Cậy nắp một chiếc rương lớn, người cha
bảo đứa con trai chui vào để khuân hết
quần áo ra ngoài. Ngay khi người con trai nghe lời chui vào trong chiếc
rương, người cha đạo chích khóa ngay chiếc rương lại và đánh động cho gia chủ
thức giấc. Ông ta nhanh chóng lẩn đi.
Bị khóa trong chiếc rương, người con vừa
tức giận vừa sợ hãi, lại vừa không hiểu phải làm thế nào để thoát ra. Một ý
nghĩ chợt lóe lên trong anh ta, thế là anh
con trai giả làm tiếng mèo kêu.
Gia chủ sai một người hầu gái cầm nến
vào soi cái rương để đồ.
Ngay khi khóa cửa bật ra, anh con trai
nhảy xổ ra, thổi phụt ngọn nến, và chạy vụt ra ngoài trước sự kinh ngạc của người
hầy gái. Đám đông người vội vã đuổi đằng sau.
Nhận thấy có một cái ao nhỏ ở bên đường,
anh ta ném ngay một tảng đá xuống nước, và lẩn vào đêm tối. Đám đông đuổi theo
đến đấy liền vây quanh cái ao, cố nhìn xem tên trộm nhảy xuống chỗ nào.
Về phần mình, khi về được tới nhà, người
con tức lắm, nhưng vẫn cố kể cho cha mình nghe toàn bộ những gì đã xảy ra;
nhưng người cha đã gạt ngang, “Không phải mất công kể lại cho cha làm gì. Quan
trọng là con đã về nhà, tức là con đã học được tất cả nghệ thuật đó rồi.”
Sự tồn tại chỉ là một, trong khi thế giới
là số nhiều… ngăn cách giữa hai cá thể là bức tường trí tuệ đã phân định rõ,
cũng có thể coi là một cặp trí tuệ. Nó gần giống như một cái cây sừng sững, một
cây sồi cổ thụ chẳng hạn, chỉ có một thân cây, nhưng cái cây ấy lại chia làm
hai cành lớn, trên mỗi cành lớn ấy, có hàng ngàn cành nhánh nhỏ đâm ra. Sự tồn
tại cũng vậy, nó giống với cái thân cây, chỉ có một, không có hai, và chỗ phân
nhánh chính là trí tuệ, từ chỗ ấy, cái cây sẽ phân thành đôi, thành cặp, thành
hai phần biện chứng: chính đề và phản đề, nam và nữ, âm và dương, ngày và đêm,
Chúa Trời và quỷ dữ, Yoga và Thiền. Nhìn chung, tất cả các cặp đối ngẫu đó đều
bám lấy xuất phát điểm chung là trí tuệ của con người; đồng thời đứng sau chúng
đều là một sự tồn tại mang tính duy nhất. Nếu chỉ lướt qua chúng ở phân lớp thấp,
con người ta sẽ tìm thấy thứ được gọi là Chúa Trời, gọi là cỏi niết bàn hay bất
cứ thứ gì nếu thích.
Còn nếu bước tới một tầm cao hơn, thì
thông qua các cặp đối ngẫu này, chúng ta có thể đến được với thế giới của những
điều cao siêu gấp bội phần.
Đây được xem là nhận thức sâu sắc cơ bản
nhất mà con người cần phải nắm bắt, nó có nghĩa là trí tuệ không phải là cái
duy nhất. Do vậy, tất cả những gì đã được phản ánh qua lăng kính của trí tuệ đều
biến thành hai, cũng tương tự một tia sáng phản xạ qua lăng kính vậy, tia sáng ấy
ngay tức thì sẽ bị tán thành đủ bảy sắc cầu vồng. Trước khi chiếu qua lăng
kính, tia sáng vẫn còn là một, thông qua lăng kính, nó bị tán sắc, và tia sáng
trắng chuyển thành bảy màu sắc của cầu vồng.
Thế giới là một chiếc cầu vồng, trí tuệ
là một lăng kính, và sự tồn tại là một tia sáng trắng.
Các nghiên cứu gần đây đã đi tới một kết
luận khá quan trọng, một trong những thành tựu đáng kể nhất của thế kỉ hai
mươi, và đó chính là: chúng ta không chỉ có một trí tuệ, mà là hai trí tuệ. Não
bộ con người được chia làm hai bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải.
Bán cầu não phải điều khiển hoạt động của tay trái còn bán cầu não trái lại phối
hợp với tay phải, phối hợp chéo. Bán cầu não phải thiên về trực giác, phi
logic, phi lý, đầy mơ mộng, viễn vông, giàu trí tưởng tượng, lãng mạn, hoang đường,
và mộ đạo; trong khi đó, bán cầu não trái thì ngược lại: tuân theo logic, đầy
lí trí, có tính chính xác cao, thực tế, khoa học và chi li.
Hai bán cầu não liên tục phát sinh mâu
thuẫn với nhau, như thế có nghĩa là bên trong mỗi người đã có sẵn những yếu tố
cơ bản của hoạt động chính trị, hoạt động chính trị to tát nhất lại nằm trong
chính chúng ta. Con người có thể chẳng hề nhận thức được điều này, nhưng khi đã
nhận thức được rồi, thì giải pháp để giải quyết vấn đề lại nằm đâu đó giữa hai
phần ấy.
Cánh tay trái được điều khiển bởi não
phải, tức là được điều khiển bởi trực giác, trí tưởng tượng, những chuyện hoang
đường, thơ phú, và tôn giáo, và cũng chính cánh tay trái luôn phải chịu thiệt
thòi. Xã hội thuộc về những người thuận tay phải, mà thuận tay phải đồng nghĩa
với bán cầu não trái. Có khoảng 10% trẻ em sinh ra đã thuận tay trái, nhưng sau
đó, chúng lại bị ép phải chuyển sang thuận tay phải. Trẻ em thuận tay trái bẩm
sinh về cơ bản vốn mang trong mình khả năng về trực giác cao hơn, tính phi lý
trí, phi tư duy toán học và hình họa; do đó, mà chúng được xem là không phù hợp
với xã hội. Thành ra xét về mặt này hay mặt khác, chúng đều phải chuyển sang
thuận tay phải. Đây không còn là vấn đề tay thuận nữa, mà đã trở thành vấn đề về
yếu tố chính trị ở bên trong mỗi con người: đứa trẻ thuận tay trái sẽ thực hiện
chức năng thông qua bán cầu não phải; đó là điều mà xã hội con người không thể
chấp nhận; đó là một nguy cơ, cho nên đứa trẻ sẽ phải dừng lại trước khi mọi thứ
đi quá xa.
Người ta chứng minh được rằng ban đầu, số người thuận tay trái và số người thuận tay phải cân bằng với nhau ở tỉ lệ năm mươi, năm mươi – tức 50% số trẻ em thuận tay trái và 50% số trẻ em thuận tay phải, nhưng bởi vì phía bên những người thuận tay phải giữ vai trò chỉ huy trong một thời gian tương đối dài, cho nên dần dần, thế cân bằng giảm xuống còn 10% so với 90%. Thậm chí là trong số những người ở đây, có không ít những người thuận tay trái mà không biết. Có thể là chúng ta đang viết bằng tay phải hoặc là vẫn đang làm việc nhà bằng tay phải, nhưng khi còn bé, chúng ta đã bị người lớn bắt buộc phải chuyển sang tay phải. Đây thực chất là một thủ thuật, bởi vì, khi sử dụng tay phải, nghĩa là bán cầu não trái bắt đầu hoạt động. Bán cầu não trái đại diện cho lí trí; bán cầu não phải đại diện cho những yếu tố nằm ngoài lí trí, hoạt động của nó không tuân theo quy luật của toán học mà thực hiện chức năng của mình thông qua bằng những chớp sáng, nó thuộc về trực giác, đầy duyên dáng nhưng cũng đầy phi lí.
Người ta chứng minh được rằng ban đầu, số người thuận tay trái và số người thuận tay phải cân bằng với nhau ở tỉ lệ năm mươi, năm mươi – tức 50% số trẻ em thuận tay trái và 50% số trẻ em thuận tay phải, nhưng bởi vì phía bên những người thuận tay phải giữ vai trò chỉ huy trong một thời gian tương đối dài, cho nên dần dần, thế cân bằng giảm xuống còn 10% so với 90%. Thậm chí là trong số những người ở đây, có không ít những người thuận tay trái mà không biết. Có thể là chúng ta đang viết bằng tay phải hoặc là vẫn đang làm việc nhà bằng tay phải, nhưng khi còn bé, chúng ta đã bị người lớn bắt buộc phải chuyển sang tay phải. Đây thực chất là một thủ thuật, bởi vì, khi sử dụng tay phải, nghĩa là bán cầu não trái bắt đầu hoạt động. Bán cầu não trái đại diện cho lí trí; bán cầu não phải đại diện cho những yếu tố nằm ngoài lí trí, hoạt động của nó không tuân theo quy luật của toán học mà thực hiện chức năng của mình thông qua bằng những chớp sáng, nó thuộc về trực giác, đầy duyên dáng nhưng cũng đầy phi lí.
Chẳng hạn chuyện diễn ra giữa nam giới
và phụ nữ. Phụ nữ hành động theo bán cầu não phải còn nam giới hành động theo
bán cầu não trái. Suốt nhiều thế kỉ qua, nam giới luôn là người chỉ huy nữ giới.
Ngày nay, một số phụ nữ đang vùng dậy, nhưng điều đáng ngạc nhiên nằm ở chỗ, những
phụ nữ này không khác nhau và không khác mấy so với đàn ông. Thực sự là họ rất
giống với đàn ông: đầy lí trí, hiếu thắng và thực dụng. Biết đâu đấy trong một
ngày gần đây khi mà cách mạng vô sản thành công ở Nga hay Trung quốc, cũng là
lúc mà ở một chỗ nào đó, chẳng hạn như Mỹ, phụ nữ có thể đánh bật đàn ông ra khỏi
vị trí chỉ huy của họ.
Tuy nhiên , cũng chính khi ấy, phụ nữ
đã không còn là chính mình nữa rồi, họ cũng sẽ trở thành những con gnười hành động
theo sự điều khiển của bán cầu não trái. Bởi một điều thật đơn giản: để tranh đấu,
con người ta cần phải toan tính, và để tranh đấu, phụ nữ cũng phải đặt mình vào
vị trí giống như đàn ông, tức là hung hăn và hiếu chiến. Bản tính hiếu chiến ấy
được thể hiện rõ nét trong khắp nền tự do mà phụ nữ xây dựng trong cái thế giới
này. Những người đàn bà đã đóng góp một phần trong việc hình thành lên nền tự
do ấy đều là những con người hiếu chiến, họ đã vứt bỏ tất cả những gì được gọi
là duyên dáng, những gì tinh túy đến từ trực giác. Để chiến đấu được với đàn
ông, phụ nữ cũng phải học lấy những trò lừa bịp, và để tranh đấu với đàn ông,
phụ nữ cũng phải chiến đấu với chính những thủ thuật của bản thân mình.
Việc tranh đấu với người khác sẽ đẩy
con người ta đến chỗ nguy hiểm vì cũng có nghĩa là nó sẽ đẩy con người ta tiến
gần hơn đến với địch thủ của mình. Ở đây tôi muốn nói tới phương diện đặc điểm,
tính cách. Đó cũng chính là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đe dọa
loài người. Mỗi lần phải chiến đấu với đối thủ là mỗi lần chúng ta phải từng bước
sử dụng các thủ thuật của chính đối thủ của mình. Thành ra đúng là đối thủ có
thể bị chúng ta hạ gục, nhưng chính khi chúng ta hạ gục đối thủ, cũng là lúc
chúng ta trở thành một địch thủ mới của chính mình. Nếu có biến đổi đi chăng nữa,
cũng chỉ là cái bề nổi bên trên, những mâu thuẫn thuộc về bản chất bên trong
thì còn nguyên không hề suy suyễn.
Chương 9 này còn tiếp