Chương 5. Tri thức đúng

Chương 5. Tri thức đúng

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 1)
Chương 5. Tri thức đúng

Tri thức đúng có ba nguồn: nhận thức trực tiếp,
suy diễn và lời của người đã thức tỉnh,
Tri thức sai là quan niệm sai
không tương ứng với sự việc như nó vậy.
Hình ảnh được gợi lên bởi lời mà không có
bản chất nào đằng sau nó là vikalpa, tưởng tượng.
Biến thể của tâm trí dựa trên việc thiếu vắng
của bất kì nội dung nào trong nó, là ngủ.
Kí ức là việc gợi lại kinh nghiệm quá khứ. 132
Lời kinh thứ nhất:
Tri thức đúng có ba nguồn: nhận thức trực tiếp,
suy diễn và lời của người đã thức tỉnh,
Pratyaksha, nhận thức trực tiếp, là nguồn đầu tiên của tri thức đúng. Nhận thức trực tiếp nghĩa là đương đầu mặt đối mặt mà không có người trung gian nào, không có bất kì trung gian nào, không có tác nhân nào. Khi bạn biết cái gì đó một cách trực tiếp, người biết đối diện với cái được biết ngay lập tức. Không có ai để quan hệ, không cầu nối. Thế thì nó là tri thức đúng. Nhưng thế thì nhiều vấn đề nảy sinh.
Thông thường, pratyaksha, nhận thức trực tiếp, đã bị dịch, bị diễn giải, bị bình luận, theo cách rất sai. Chính từ ‘pratyaksha’ nghĩa là trước mắt, ngay trước mắt. Nhưng bản thân mắt là trung gian, người biết bị ẩn đằng sau. Mắt là phương tiện. Bạn nghe tôi nhưng đây không phải là trực tiếp, đây không phải là tức khắc. Bạn đang nghe tôi qua giác quan, qua tai. Bạn đang nhìn tôi qua mắt.
Mắt bạn có thể báo cáo sai với bạn, tai bạn có thể báo cáo sai. Không ai nên được tin tưởng; không người trung gian nào nên được tin tưởng bởi vì bạn không thể dựa trên người trung gian. Nếu mắt bạn bị bệnh chúng sẽ báo cáo khác, nếu mắt bạn bị ảnh hưởng ma tuý chúng sẽ báo cáo khác, nếu mắt bạn đầy với kí ức chúng sẽ báo cáo khác.
Nếu bạn đang yêu thế thì bạn thấy cái gì đó khác; nếu bạn không đang yêu thế thì bạn không bao giờ có thể thấy điều đó. Người đàn bà thường có thể trở thành người đẹp nhất trên thế giới nếu bạn nhìn qua tình yêu.
Khi mắt bạn đầy với tình yêu thế thì chúng báo cáo điều gì đó khác. Và cùng người đó có thể dường như là xấu nhất nếu mắt bạn bị ngập đầy với ghét. Chúng là không tin cậy.
Bạn nghe qua tai. Tai chỉ là công cụ, chúng có thể vận hành sai; chúng có thể nghe cái gì đó mà đã không được nói, chúng có thể bỏ lỡ cái gì đó mà đã được nói. Giác quan không thể tin cậy được, giác quan chỉ là phương tiện máy móc.
Thế thì pratyaksha là gì, thế thì nhận thức trực tiếp là gì? Nhận thức trực tiếp chỉ có thể có khi không có người trung gian, thậm chí không có giác quan. Patanjali nói thế thì nó là tri thức đúng. Đây là cội nguồn cơ sở đầu tiên của tri thức đúng: khi bạn biết cái gì đó và bạn không cần phụ thuộc vào bất kì ai khác.
Bạn siêu việt lên trên giác quan chỉ trong thiền sâu. Thế thì nhận thức trực tiếp trở thành có thể. Khi Phật đi tới biết bản thể bên trong nhất của mình, bản thể bên trong nhất đó là pratyaksha, đó là nhận thức trực tiếp. Không giác quan nào được tham gia vào, không ai đã báo cáo điều đó, không có ai giống như tác nhân. Người biết và cái được biết là đối diện, không có gì ở giữa. Đây là sự trực tiếp, và chỉ sự trực tiếp có thể đúng.
Cho nên tri thức đúng đầu tiên chỉ có thể là tri thức về cái ta bên trong. Bạn có thể biết toàn thể thế giới, nhưng nếu bạn mà không biết tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, toàn thể tri thức của bạn là ngớ ngẩn, nó không thực là tri thức; nó không thể là đúng được bởi vì tri thức đúng đầu tiên, cơ sở đã không xảy ra cho bạn. Toàn thể dinh thự của bạn là giả. Bạn có thể biết nhiều điều... nếu bạn đã không biết bản thân mình, mọi tri thức của bạn đều dựa trên các báo cáo, báo cáo được cho bởi các giác quan. Nhưng làm sao bạn có thể chắc chắn rằng các giác quan đang báo cáo đúng?
Trong đêm bạn mơ. Trong khi mơ bạn bắt đầu tin vào mơ, điều đó là đúng. Giác quan của bạn đang báo cáo về mơ - mắt bạn đang nhìn nó, tai bạn đang nghe nó, bạn có thể chạm vào nó. Giác quan của bạn đang báo cáo cho bạn, đó là lí do tại sao bạn rơi vào ảo tưởng rằng nó là thực. Bạn ở đây... nó có thể chỉ là mơ. Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng tôi đang nói với bạn, trong thực tại? Có thể nó chỉ là mơ - bạn đang mơ về tôi. Mọi thứ mơ đều là thực khi bạn mơ.
Trang Tử có lần thấy trong mơ rằng ông ấy đã trở thành bướm. Và đến sáng ông ấy buồn. Đệ tử của ông ấy hỏi, “Sao thầy buồn thế?”
Trang Tử nói, “Ta đang có chuyện đây. Ta chưa bao giờ có chuyện như thế trước đây. Câu đố này dường như không thể được, nó không thể được giải quyết. Đêm qua ta thấy một giấc mơ rằng ta đã biến thành bướm.”
Các đệ tử cười. Họ nói, “Có gì ở đó? Đây không phải là điều khó hiểu. Mơ chỉ là mơ.”
Trang Tử nói, “Nhưng nghe đây, ta bị bối rối. Nếu Trang Tử có thể mơ rằng ông ấy đã biến thành bướm, bướm có thể mơ bây giờ rằng nó đã biến thành Trang Tử chứ. Cho nên làm sao quyết định được liệu ta bây giờ đang đối diện với thực tại hay lại là giấc mơ? Và nếu Trang Tử có thể biến thành bướm thì sao bướm không thể mơ được rằng nó đã biến thành Trang Tử?”
Không có điều không thể được, điều ngược lại có thể xuất hiện. Bạn không thể dựa trên giác quan được. Trong mơ chúng lừa dối bạn. Nếu bạn dùng ma tuý, LSD hay cái gì đó, giác quan của bạn sẽ bắt đầu lừa dối bạn; bạn sẽ bắt đầu thấy những điều không có đó. Chúng có thể lừa dối bạn tới mức bạn có thể bắt đầu tin vào nhiều điều một cách tuyệt đối tới mức bạn sẽ trong nguy hiểm.
Một cô gái ở New York nhảy khỏi tầng thứ sáu mươi bởi vì dưới LSD cô ấy bây giờ nghĩ cô ấy có thể bay. Trang Tử không sai: cô gái này thực sự bay ra khỏi cửa sổ. Tất nhiên, cô ấy chết. Nhưng cô ấy sẽ không bao giờ có khả năng biết rằng cô ấy đã từng bị lừa dối bởi giác quan của cô ấy dưới ảnh hưởng của ma tuý.
Ngay cả không có ma tuý chúng ta vẫn có ảo tưởng. Bạn đang đi qua phố tối và đột nhiên bạn hoảng sợ... có một con rắn. Bạn bắt đầu chạy, và về sau bạn đi tới biết rằng không có rắn, chỉ dây thừng nằm đó. Nhưng khi bạn cảm thấy rằng có rắn, thì có rắn. Mắt bạn đã báo cáo rằng rắn có đó và bạn cư xử tương ứng - bạn trốn khỏi chỗ đó.
Giác quan không thể được tin. Thế thì nhận thức trực tiếp là gì? Nhận thức trực tiếp là cái gì đó mà được biết tới không qua giác quan. Cho nên tri thức đúng đầu tiên chỉ có thể là của cái ta bên trong, bởi vì chỉ ở đó các giác quan sẽ không được cần tới. Mọi chỗ khác các giác quan sẽ được cần tới. Nếu bạn muốn thấy tôi bạn sẽ phải nhìn qua mắt, nhưng nếu bạn muốn thấy bản thân bạn mắt không được cần tới. Ngay cả người mù cũng có thể thấy bản thân mình. Nếu bạn muốn thấy tôi ánh sáng sẽ được cần tới, nhưng nếu bạn muốn thấy bản thân bạn bóng tối cũng được, ánh sáng không được cần.
Ngay cả trong hang tối nhất bạn vẫn có thể biết tới bản thân bạn. Không phương tiện - ánh sáng, mắt, bất kì cái gì - là được cần. Kinh nghiệm bên trong là tức khắc, và kinh nghiệm tức khắc đó là cơ sở của mọi tri thức đúng.
Một khi bạn được bắt rễ vào trong kinh nghiệm bên trong đó thế thì nhiều điều sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn. Sẽ không thể hiểu được chúng ngay bây giờ. Người được bắt rễ trong trung tâm của mình, trong bản thể bên trong của mình, người đã đi tới nó, đi tới cảm nó như kinh nghiệm trực tiếp, thế thì các giác quan không thể lừa được người đó. Người đó được thức tỉnh. Thế thì mắt không thể lừa được người đó, thế thì tai người đó không thể lừa được người đó, thế thì không cái gì có thể lừa được người đó. Lừa dối bị mất đi.
Bạn có thể bị lừa bởi vì bạn đang sống trong ảo tưởng. Bạn không thể bị lừa một khi bạn đã đi tới là người biết đúng. Bạn không thể bị lừa! Thế thì mọi thứ, dần dần, lấy hình dạng của tri thức đúng. Một khi bạn biết tới bản thân mình, thế thì bất kì cái gì bạn biết cũng sẽ tự động rơi vào trong việc là đúng bởi vì bây giờ bạn là đúng. Đây là phân biệt cần được nhớ: nếu bạn là đúng thế thì mọi thứ trở thành đúng, nếu bạn là sai thế thì mọi thứ đi sai. Cho nên vấn đề không phải là làm cái gì đó bên ngoài, nó là vấn đề làm cái gì đó bên trong.
Bạn không thể lừa vị Phật được - điều đó là không thể được. Làm sao bạn có thể lừa vị Phật được? Ông ấy được bắt rễ trong bản thân ông ấy. Bạn là trong suốt với ông ấy, bạn không thể lừa được ông ấy. Trước khi bạn biết, ông ấy biết bạn. Ngay cả một ý niệm mơ hồ trong bạn cũng được ông ấy thấy rõ ràng. Ông ấy xuyên thấu bạn vào chính bản thể bạn.
Việc xuyên thấu của bạn vào người khác có cùng mức độ như nó đi vào bản thân bạn. Nếu bạn có thể xuyên thấu vào trong bản thân mình, bạn có thể xuyên thấu vào trong mọi thứ tới cùng mức độ. Bạn đi vào bên trong càng sâu, bạn càng có thể đi ra bên ngoài càng sâu. Và bạn đã không đi vào bên trong cho dù một li, cho nên bất kì điều gì bạn làm bên ngoài cũng chỉ như mơ.
Patanjali nói, cội nguồn đầu tiên của tri thức đúng là nhận thức trực tiếp, tức khắc, pratyaksha. Ông ấy không quan tâm tới charvakas, những nhà duy vật cổ, người nói rằng pratyaksha, chỉ cái ở trước mắt, mới là đúng.
Bởi vì từ này‘pratyaksha’, việc nhận thức trực tiếp, nhiều hiểu lầm đã xảy ra. Trường phái duy vật Ấn Độ là charvaka. Nguồn của chủ nghĩa duy vật Ấn Độ là Brihaspati, một nhà tư tưởng rất xuyên thấu, nhưng là nhà tư tưởng; một triết gia rất sâu lắng nhưng là triết gia, không phải là linh hồn đã nhận ra. Ông ấy nói chỉ pratyaksha là đúng, và với pratyaksha ông ấy ngụ ý bất kì điều gì bạn biết qua giác quan là đúng. Và ông ấy nói không có cách nào biết cái gì mà không có giác quan, cho nên chỉ tri thức giác quan là thực cho charvakas.
Do đó ông ấy phủ nhận có thể có Thượng đế bởi vì không ai đã bao giờ thấy ngài. Và chỉ cái có thể được thấy mới có thể là thực, cái mà không thể được thấy không thể là thực. Thượng đế không có bởi vì bạn không thể thấy được, linh hồn là không có bởi vì bạn không thể thấy được. Và ông ấy nói, “Nếu có Thượng đế, đem ngài lại trước tôi để cho tôi có thể thấy. Nếu tôi thấy, thế thì ngài là có, bởi vì chỉ việc thấy mới là chân lí.”
Ông ấy cũng dùng từ ‘pratyaksha’, nhận thức trực tiếp, nhưng nghĩa của ông ấy là khác toàn bộ. Khi Patanjali dùng từ ‘pratyaksha’ nghĩa của ông ấy là ở mức độ khác nữa. Ông ấy nói, tri thức trực tiếp, không được suy dẫn từ bất kì công cụ nào, không được suy dẫn từ bất kì phương tiện nào, là đúng. Và một khi tri thức này xảy ra bạn đã trở thành đúng. Và bây giờ chẳng cái gì sai có thể xảy ra cho bạn. Khi bạn là đúng, được bắt rễ đích thực vào chân lí, thế thì ảo tưởng trở thành không thể được.
Đó là lí do tại sao tương truyền rằng chư Phật không bao giờ mơ; người thức tỉnh không bao giờ mơ. Bởi vì ngay cả mơ cũng không thể xảy ra cho ông ấy, ông ấy không thể bị lừa. Ông ấy ngủ, nhưng không giống bạn. Ông ấy ngủ theo cách khác toàn bộ, phẩm chất là khác. Chỉ thân thể của ông ấy ngủ, thảnh thơi. Bản thể của ông ấy vẫn còn tỉnh táo. Và tỉnh táo đó sẽ không cho phép bất kì việc mơ nào xảy ra.
Bạn có thể mơ chỉ khi tỉnh táo bị mất. Khi bạn không nhận biết, khi bạn bị thôi miên sâu, thế thì bạn bắt đầu mơ. Mơ có thể xảy ra chỉ khi bạn hoàn toàn vô nhận biết. Càng vô nhận biết, mơ sẽ càng có đấy; càng nhận biết, càng ít mơ - nhận biết đầy đủ, không mơ. Ngay cả việc mơ cũng trở thành không thể được cho người được bắt rễ trong bản thân mình, người đã đi tới biết ngay lập tức bản thể bên trong.
Đây là nguồn đầu tiên của tri thức đúng. Nguồn thứ hai là suy diễn. Điều đó là phụ, nhưng điều đó nữa cũng đáng xem xét bởi vì, như bạn ngay bây giờ, bạn không biết liệu có cái ta bên trong hay không. Bạn không có tri thức trực tiếp của bản thể bên trong của mình. Phải làm gì? Có hai khả năng. Bạn có thể đơn giản phủ nhận, rằng không có cốt lõi bên trong nào của bản thể bạn, không có linh hồn, như các charvakas làm; hay ở phương Tây như Epicurus, Marx, Engels và những người khác đã làm.
Nhưng Patanjali nói rằng nếu bạn biết, không có nhu cầu suy diễn, nhưng nếu bạn không biết thế nữa suy diễn sẽ có ích. Chẳng hạn, Descartes, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của phương Tây, đã bắt đầu cuộc truy tìm triết lí của mình qua hoài nghi. Ông ấy đã lấy lập trường từ chính lúc ban đầu rằng ông ấy sẽ không tin vào bất kì cái gì, cái mà không sờ sờ ra đấy. Cái mà có thể bị hoài nghi, ông ấy sẽ hoài nghi. Và ông ấy sẽ cố tìm ra một điểm mà không thể bị hoài nghi, và chỉ ở điểm đó ông ấy sẽ tạo ra toàn thể dinh thự cho tư duy của ông ấy. Một cuộc truy tìm hay - trung thực, gian nan, nguy hiểm.
Cho nên ông ấy phủ nhận Thượng đế, vì bạn có thể hoài nghi điều đó. Nhiều người đã hoài nghi và không ai đã có khả năng trả lời cho hoài nghi của họ. Ông ấy tiếp tục phủ nhận. Bất kì cái gì có thể bị hoài nghi, được quan niệm là có thể hoài nghi, ông ấy phủ nhận. Trong nhiều năm ông ấy đã liên tục trong rối loạn bên trong. Thế rồi ông ấy rơi vào một điểm không thể hoài nghi được: ông ấy không thể phủ nhận bản thân mình, điều đó là không thể được. Bạn không thể nói, “Tôi không có.” Nếu bạn nói điều đó, chính việc nói của bạn chứng minh rằng bạn có. Cho nên điều này là hòn đá tảng cơ sở - “Tôi không thể phủ nhận bản thân tôi, tôi không thể nói tôi không có. Ai sẽ nói điều đó? Ngay cả để hoài nghi, tôi là được cần tới.”
Đây là suy diễn. Đây không phải là nhận thức trực tiếp. Điều này là qua logic và biện luận - nhưng nó cho cái bóng, nó cho thoáng nhìn, nó cho bạn một khả năng, một lối mở. Và thế rồi Descartes có tảng đá, và trên tảng đá này một ngôi đền lớn có thể được dựng lên. Một sự kiện rõ rành rành và bạn có thể đạt tới chân lí tuyệt đối. Nếu bạn bắt đầu với điều hoài nghi bạn sẽ không bao giờ đạt tới đâu cả. Trong chính cơ sở này, hoài nghi còn lại.
Patanjali nói, suy diễn là nguồn thứ hai của tri thức đúng. Logic đúng, hoài nghi đúng, biện luận đúng có thể cho bạn cái gì đó mà có thể giúp hướng tới tri thức thực. Điều đó ông ấy gọi là suy diễn, anuman. Bạn đã không thấy một cách trực tiếp, nhưng mọi thứ đều chứng minh điều đó; nó phải là vậy. Có những bằng chứng tình thế; nó phải là vậy. Có những bằng chứng tình huống mà nó phải vậy.
Chẳng hạn, bạn nhìn quanh vũ trụ bao la. Bạn có thể không có khả năng quan niệm được rằng có Thượng đế, nhưng bạn không thể phủ nhận; cho dù qua một suy diễn đơn giản bạn không thể phủ nhận được rằng toàn thế giới là một hệ thống, một toàn thể nhất quán, một thiết kế. Điều đó không thể bị phủ nhận. Thiết kế này rõ ràng thế, ngay cả khoa học cũng không thể phủ nhận được nó. Thay vì thế, ngược lại, khoa học cứ tìm ngày càng nhiều thiết kế, ngày càng nhiều luật.
Nếu thế giới chỉ là ngẫu nhiên thế thì khoa học là không thể được. Nhưng thế giới dường như không phải là điều ngẫu nhiên, nó dường như được lập kế hoạch. Và nó đang chạy theo luật nào đó và những luật đó chưa bao giờ bị phá vỡ.
Patanjali sẽ nói thiết kế đó trong vũ trụ không thể bị phủ nhận, và nếu một khi bạn cảm thấy có thiết kế, người thiết kế đã bước vào. Nhưng đó là suy diễn, bạn đã không biết ngài một cách trực tiếp - nhưng thiết kế của vũ trụ, việc lập kế hoạch này, luật này, trật tự này; và trật tự là siêu phàm thế, nó chi li thế, siêu thế, vô hạn thế - trật tự này có đó. Mọi thứ đang chạy rù rù với một trật tự, sự hài hoà âm nhạc của toàn thể vũ trụ. Ai đó dường như được ẩn kín đằng sau, nhưng đó là suy diễn. Patanjali nói suy diễn cũng có thể giúp hướng tới tri thức đúng, nhưng nó phải là suy diễn đúng. Logic là nguy hiểm, nó là con dao hai lưỡi. Bạn có thể dùng logic một cách sai, thế nữa bạn sẽ đạt tới kết luận.
Chẳng hạn, tôi bảo bạn rằng bản kế hoạch có đó, thiết kế có đó; thế giới có trật tự, một trật tự đẹp, hoàn hảo. Suy dẫn đúng sẽ là ở chỗ dường như có bàn tay của ai đó đằng sau nó. Chúng ta có thể không nhận biết một cách trực tiếp, chúng ta có thể không trong động chạm trực tiếp với bàn tay đó nhưng một bàn tay dường như có đó, ẩn kín. Đây là suy diễn đúng.
Nhưng từ cùng tiền đề bạn cũng có thể suy diễn sai. Đã từng có các nhà tư tưởng đã từng nói... Diderot đã nói, “Bởi vì trật tự tôi không thể tin được có Thượng đế. Trong thế giới dường như có trật tự hoàn hảo. Bởi vì trật tự này, tôi không thể tin được vào Thượng đế.” Logic của ông ấy là gì? Ông ấy nói nếu có người đằng sau nó, thế thì không thể có nhiều trật tự thế. Nếu một người ở đằng sau nó thế thì người đó thỉnh thoảng phải phạm sai lầm. Thỉnh thoảng người đó phải bất thường, gàn dở, thỉnh thoảng người đó sẽ thay đổi. Luật không thể hoàn thiện thế nếu ai đó ở đằng sau chúng. Các luật có thể hoàn hảo nếu không có ai ở đằng sau họ và chúng đơn giản là máy móc.
Điều đó nữa cũng có sự hấp dẫn. Nếu mọi thứ diễn ra hoàn hảo, nó có vẻ máy móc bởi vì con người.... Người ta nói, sai lầm là tính người. Nếu ai đó có đó thế thì người đó thỉnh thoảng phải phạm sai lầm; người đó sẽ phát chán với nhiều hoàn hảo thế. Và thỉnh thoảng người đó phải thích thay đổi.
Nước sôi ở một trăm độ. Nó đã sôi ở một trăm độ trong hàng thiên niên kỉ, bao giờ và bao giờ cũng vậy. Thượng đế phải phát chán. “Nếu ai đó ở đằng sau,” Diderot nói, “vậy chỉ vì một thay đổi, một ngày nào đó người đó sẽ nói, ‘Từ giờ trở đi nước sẽ sôi ở chín mươi độ.’” Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra, cho nên dường như không có người.
Cả hai biện luận đều có vẻ hoàn hảo. Nhưng Patanjali nói, suy diễn đúng là điều cho bạn khả năng của trưởng thành. Vấn đề không phải là liệu logic là hoàn hảo hay không. Vấn đề là, kết luận của bạn phải trở thành lối mở. Nếu không có Thượng đế nó trở thành việc đóng lại. Thế thì bạn không thể trưởng thành được. Nếu bạn kết luận có bàn tay ẩn nào đó, thế giới trở thành điều bí ẩn. Và thế thì bạn không ở đây chỉ là bởi ngẫu nhiên. Thế thì cuộc sống của bạn trở thành có nghĩa. Thế thì bạn là một phần của một lược đồ vĩ đại. Thế thì cái gì đó là có thể, bạn có thể làm cái gì đó, bạn có thể vươn lên trong nhận biết.
Suy diễn đúng nghĩa là suy diễn mà có thể cho bạn sự trưởng thành, cái có thể cho bạn sự trưởng thành; suy diễn sai, dù có vẻ hoàn hảo thế nào, là điều đóng sự trưởng thành của bạn. Suy diễn cũng có thể là nguồn của tri thức đúng. Ngay cả logic cũng có thể được dùng là nguồn của tri thức đúng, nhưng bạn phải rất nhận biết về điều bạn đang làm. Nếu bạn chỉ theo logic bạn có thể tự tử qua nó. Logic có thể trở thành tự tử - với nhiều người nó trở thành vậy.
Mới mấy ngày trước một người tìm kiếm từ California đã ở đây. Anh ta đã du hành lâu... anh ta đã tới để gặp tôi. Và thế rồi anh ta nói, “Trước khi tôi có thể thiền, hay trước khi thầy bảo tôi thiền - bởi vì tôi đã nghe nói rằng bất kì ai tới thầy, thầy đẩy họ vào trong thiền - cho nên trước khi thầy đẩy tôi vào, tôi có nhiều câu hỏi.” Anh ta có một danh sách ít nhất một trăm câu hỏi. Tôi nghĩ anh ta đã không loại ra ngoài bất kì cái gì là có thể... về Thượng đế, về linh hồn, về chân lí, về cõi trời và địa ngục và mọi thứ - một trang đầy câu hỏi. Anh ta nói, “Chừng nào thầy chưa giải xong những câu hỏi này trước hết, tôi sẽ không thiền đâu.”
Anh ta là logic theo một cách nào đó bởi vì anh ta nói, “Chừng nào các câu hỏi của tôi còn chưa được trả lời làm sao tôi có thể thiền được? Chừng nào tôi chưa cảm thấy tin tưởng rằng thầy là đúng, thầy đã trả lời cho các hoài nghi của tôi, làm sao tôi có thể đi vào hướng nào đó mà thầy đã chỉ ra và ngụ ý? Thầy có thể sai. Cho nên thầy có thể chứng minh được tính đúng của thầy chỉ nếu hoài nghi của tôi biến mất.”
Và hoài nghi của anh ta là tới mức chúng không thể biến mất được. Đây là thế khó xử: nếu anh ta thiền chúng có thể biến mất, nhưng anh ta nói anh ta sẽ thiền chỉ khi những hoài nghi này không có đó. Phải làm gì? Anh ta nói, “Trước hết chứng minh có Thượng đế đã.” Không ai đã bao giờ chứng minh được điều đó, không ai đã bao giờ có thể chứng minh được. Điều đó không ngụ ý là Thượng đế không có đó, nhưng ngài không thể được chứng minh. Ngài không phải là thứ nhỏ mà có thể được chứng minh hay bác bỏ. Điều đó là quan trọng tới mức bạn phải sống nó để biết nó. Không chứng minh nào có thể có ích.
Nhưng về logic anh ta là đúng. Anh ta nói, “Chừng nào thầy chưa chứng minh, làm sao tôi có thể bắt đầu được? Nếu không có linh hồn, ai sẽ thiền? Cho nên trước hết chứng minh rằng có cái ta đi, thế rồi tôi có thể thiền.”
Người này đang tự tử. Không ai sẽ có khả năng trả lời cho anh ta. Anh ta đã tạo ra mọi rào chắn, và qua những rào chắn này anh ta sẽ không có khả năng trưởng thành. Nhưng anh ta lại logic. Tôi phải làm gì với người như vậy? Nếu tôi bắt đầu trả lời câu hỏi của anh ta, một người có thể tạo ra hàng trăm hoài nghi, cũng có thể tạo ra cả triệu hoài nghi, bởi vì việc hoài nghi là cách thức, là phong cách của tâm trí. Bạn có thể trả lời một câu hỏi, qua câu trả lời của bạn anh ta sẽ tạo ra mười câu hỏi vì tâm trí vẫn còn như cũ.
Anh ta tìm hoài nghi, và nếu tôi trả lời một cách logic tôi đang giúp cho tâm trí logic của anh ta được nuôi dưỡng, được làm mạnh thêm. Tôi đang nuôi nó; điều đó sẽ không ích gì. Anh ta phải được mang ra khỏi tính logic của anh ta.
Cho nên tôi hỏi anh ta, “Bạn đã bao giờ yêu chưa?”
Anh ta nói, “Nhưng tại sao? Thầy đang đổi chủ đề.”
Tôi nói, “Tôi sẽ đi tới vấn đề của bạn, nhưng đột nhiên sự việc đã trở nên rất có nghĩa cho tôi để hỏi bạn đã từng bao giờ yêu chưa.”
Anh ta nói, “Có!” Mặt anh ta thay đổi.
Tôi hỏi, “Nhưng bạn đã yêu trước, hay trước khi rơi vào tình yêu, bạn đã hoài nghi toàn thể hiện tượng này chứ gì?”
Thế rồi anh ta bị bối rối. Anh ta không thoải mái. Anh ta nói, “Không, tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Tôi đã đơn giản rơi vào tình yêu, và chỉ thế thì tôi mới trở nên nhận biết.”
Thế là tôi nói, “Bạn làm điều đối lập: đầu tiên nghĩ về yêu đã, liệu tình yêu là có thể không, liệu tình yêu có tồn tại không, liệu tình yêu có thể tồn tại được không. Và đầu tiên để nó được chứng minh đã. Và làm cho nó thành điều kiện rằng chừng nào nó chưa được chứng minh bạn sẽ không yêu ai cả.”
Anh ta nói, “Thầy nói gì vậy? Thầy sẽ phá huỷ cuộc đời tôi. Nếu tôi làm điều này thành điều kiện, thế thì tôi không thể yêu được.”
“Nhưng,” tôi bảo anh ta, “đây là cùng điều bạn đang làm. Thiền cũng giống như yêu, bạn phải biết nó trước chứ. Thượng đế cũng giống như tình yêu. Đó là lí do tại sao Jesus cứ nói rằng Thượng đế là tình yêu. Nó cũng giống như tình yêu. Trước hết người ta phải kinh nghiệm.”
Tâm trí logic có thể bị đóng, và do vậy về mặt logic anh ta sẽ không bao giờ cảm thấy rằng anh ta đã đóng các cánh cửa riêng của mình với mọi khả năng cho mọi trưởng thành. Cho nên suy diễn, anuman, nghĩa là tư duy theo cách mà trưởng thành được giúp đỡ. Thế thì nó có thể là nguồn của tri thức đúng.
Và điều thứ ba là điều hay nhất, và không ở đâu khác nó đã được làm thành nguồn của tri thức đúng: lời của người chứng ngộ, agama. Đã từng có tranh cãi lâu về nguồn thứ ba này. Patanjali nói bạn có thể biết một cách trực tiếp, thế thì điều đó là được. Bạn có thể suy diễn đúng, thế nữa bạn đang trên đường đúng và bạn sẽ đạt tới nguồn.
Nhưng có vài điều bạn thậm chí không thể suy diễn được, và bạn đã không biết. Nhưng bạn không phải là người đầu tiên trên trái đất này, bạn không phải là người tìm kiếm đầu tiên. Hàng triệu người đã từng tìm kiếm trong hàng triệu thời đại, và không chỉ trên hành tinh này mà trên các hành tinh khác nữa. Việc tìm kiếm là vĩnh hằng, và nhiều người đã đạt tới. Họ đã đạt tới mục đích, họ đã vào đền. Lời của họ cũng là nguồn của tri thức đúng.
Agama nghĩa là lời của người đã biết. Phật nói cái gì đó hay Jesus nói cái gì đó: chúng ta không biết ông ấy đang nói gì, chúng ta đã không kinh nghiệm điều đó, cho nên chúng ta không có cách nào để phán xét nó. Chúng ta không biết cái gì và làm sao để suy diễn đúng qua lời của người đó. Và lời là mâu thuẫn cho nên bạn có thể suy diễn ra bất kì cái gì bạn thích.
Có vài người nghĩ Jesus thần kinh. Các nhà tâm thần phương Tây đã từng cố gắng chứng minh rằng ông ấy bị thần kinh, ông ấy là người gàn. Những lời công bố rằng, “Ta là con trai của Thượng đế, và là con trai duy nhất” - ông ấy điên, cực kì bản ngã, thần kinh. Điều đó có thể được chứng minh rằng ông ấy bị thần kinh vì có nhiều người thần kinh đã nói những điều như vậy. Bạn có thể tìm thấy, trong nhà thương điên có nhiều người...
Có lần chuyện xảy ra ở Baghdad. Caliph Omar là vua, và một người tuyên bố trên các phố của Baghdad, “Ta là paigambara, ta là sứ giả, ta là nhà tiên tri. Và bây giờ Mohammed bị bỏ rồi vì ta đang ở đây. Ta là lời cuối cùng, thông điệp cuối cùng từ điều thiêng liêng. Và bây giờ không cần Mohammed, ông ấy lạc hậu rồi. Ông ấy đã là sứ giả mãi cho tới giờ nhưng bây giờ ta đã tới. Bây giờ các ông có thể quên Mohammed đi.”
Đó không phải là nước của người Hindu. Người Hindu có thể dung thứ cho mọi thứ; không ai đã dung thứ như người Hindu. Họ có thể dung thứ mọi thứ bởi vì họ nói, “Chừng nào chúng ta còn chưa biết đích xác chúng ta không thể nói có, chúng ta không thể nói không. Ông ấy có thể là sứ giả, ai biết được?”
Nhưng người Mô ha mét giáo là khác - rất giáo điều. Họ không thể dung thứ được. Cho nên Caliph Omar, đã bắt nhà tiên tri mới, tống ông ta vào ngục và bảo ông ta, “Ông được hai mươi bốn giờ. Cân nhắc lại đi. Và nếu ông nói ông không phải là nhà tiên tri, rằng Mohammed là nhà tiên tri, thế thì ông sẽ được thả. Nếu ông cứ khăng khăng vào tính điên của ông, thế thì sau hai mươi bốn giờ ta sẽ tới nhà ngục và ông sẽ bị giết.”
Người này cười. Ông ta nói, “Trông đấy! Điều này đã được viết trong kinh sách - rằng các nhà tiên tri bao giờ cũng bị đối xử như thế này, như ông đối xử với ta.” Ông ta có logic. Bản thân Mohammed đã bị đối xử như vậy, cho nên điều này không gì mới. Người này nói với Omar, “Điều này không gì mới cả. Đây là cách mọi sự tự nhiên là vậy. Và ta không ở bất kì vị trí nào để xem xét lại. Ta không phải là người có thẩm quyền, ta chỉ là sứ giả. Duy nhất Thượng đế có thể thay đổi. Trong hai mươi bốn giờ ông có thể tới, ông sẽ thấy ta như cũ thôi. Chỉ ngài mới có thể thay đổi, người đã chỉ định ta.”
Trong khi việc nói này đang diễn ra một người điên khác, đang bị xích vào cột, bắt đầu cười. Thế là Omar hỏi, “Sao ngươi cười?”
Người đó nói, “Người này tuyệt đối sai. Ta chưa bao giờ chỉ định ông ta! Ta không thể cho phép điều này được. Sau Mohammed ta đã không phái bất kì sứ giả nào.”
Trong mọi nhà thương điên những người này có đó, và người ta có thể chứng minh rằng Jesus là trường hợp tương tự.
Và lời là mâu thuẫn và phi logic thế. Và mọi người đã biết đều bị buộc phải nói một cách mâu thuẫn, ngược đời, bởi vì chân là tới mức nó có thể được diễn đạt chỉ qua điều ngược đời. Phát biểu của họ là không rõ ràng, chúng huyền bí. Và bạn có thể kết luận bất kì cái gì từ chúng nếu bạn suy diễn. Bạn suy diễn, tâm trí bạn có đó. Suy diễn sẽ là suy diễn của bạn. Cho nên Patanjali nói có nguồn thứ ba.
Bạn không biết. Nếu bạn biết trực tiếp, thế thì không có vấn đề gì, thế thì không cần bất kì nguồn nào khác. Nếu bạn có nhận thức trực tiếp, thế thì không cần suy diễn hay lời của người chứng ngộ; bản thân bạn đã trở nên chứng ngộ. Thế thì bạn có thể bỏ hai nguồn kia. Thế thì suy diễn đi, nhưng suy diễn sẽ là của bạn. Nếu bạn điên thế thì suy diễn của bạn sẽ điên. Nhưng nếu điều này đã không xảy ra, thế thì nguồn thứ ba là đáng thử - lời của người chứng ngộ.
Bạn không thể chứng minh được chúng, bạn không thể bác bỏ được chúng. Bạn chỉ có thể có tin cậy, và tin cậy đó là giả thuyết; nó rất khoa học. Trong khoa học bạn cũng không thể xử lí mà không có giả thuyết. Nhưng giả thuyết không phải là niềm tin; nó chỉ là việc thu xếp làm việc. Giả thuyết chỉ là một chiều hướng, bạn sẽ phải làm thực nghiệm. Và nếu các thực nghiệm chứng minh là đúng thế thì giả thuyết trở thành lí thuyết. Nếu thực nghiệm đi sai thế thì giả thuyết bị bỏ đi. Lời của người chứng ngộ là được nhận dựa trên tin cậy, như giả thuyết. Thế rồi làm việc với chúng trong cuộc đời của bạn. Nếu chúng chứng minh là đúng, thế thì giả thuyết đã trở thành tin tưởng, nếu chúng chứng minh là sai thế thì giả thuyết phải bị loại bỏ.
Bạn đi tới Phật. Ông ấy sẽ nói, “Đợi đã! Kiên nhẫn đi, thiền đi, và trong hai năm không hỏi câu hỏi nào.” Điều này bạn phải lấy tin cậy, không có cách khác.
Bạn có thể nghĩ, “Người này có thể chỉ lừa mình. Thế thì hai năm đời mình bị phí hoài. Nếu sau hai năm sự việc được chứng minh rằng người này chỉ giở mánh khoé đánh lừa, chỉ là kẻ lừa dối hay tự lừa dối, trong ảo tưởng rằng người đó đã trở nên chứng ngộ, thế thì hai năm của mình bị phí hoài.” Nhưng không có cách khác. Bạn phải nhận rủi ro. Và nếu bạn vẫn còn đó mà không tin cậy Phật, hai năm này sẽ là vô dụng bởi vì chừng nào bạn chưa tin cậy bạn không thể làm việc được. Và công việc là mãnh liệt tới mức chỉ nếu bạn có tin cậy thế thì bạn có thể đi toàn tâm trong nó, toàn thể trong nó. Nếu bạn không có tin cậy thế thì bạn cứ kìm lại cái gì đó, và việc kìm lại đó sẽ không cho phép bạn kinh nghiệm điều Phật đang chỉ ra.
Có rủi ro, nhưng bản thân cuộc sống là rủi ro. Với cuộc sống cao hơn sẽ có rủi ro cao hơn. Bạn đi trên con đường nguy hiểm. Nhưng nhớ lấy, chỉ có một lỗi lầm trong cuộc đời, và đó là không đi chút nào; tức là, chỉ sợ sệt, ngồi đấy; chỉ sợ rằng nếu bạn đi, cái gì đó có thể đi sai, cho nên tốt hơn cả là chờ đợi và ngồi. Đây là lỗi lầm duy nhất. Bạn sẽ không trong nguy hiểm nhưng không trưởng thành nào sẽ là có thể.
Patanjali nói có những điều bạn không biết, có những điều logic của bạn không thể suy diễn ra được; bạn phải lấy tin cậy. Bởi vì nguồn thứ ba này, guru, thầy, trở thành điều cần thiết - ai đó biết. Và bạn phải nhận rủi ro, và tôi nói nó là rủi ro bởi vì không có đảm bảo. Toàn thể vấn đề có thể chứng minh chỉ là phí hoài, nhưng tốt hơn cả là nên nhận rủi ro bởi vì cho dù nó được chứng minh là phí hoài, bạn đã học được nhiều. Bây giờ không người khác nào sẽ có khả năng lừa được bạn dễ dàng thế. Ít nhất bạn đã học được chừng này.
Và nếu bạn di chuyển có tin cậy, nếu bạn di chuyển một cách toàn bộ, đi theo vị Phật như cái bóng, mọi sự có thể bắt đầu xảy ra bởi vì chúng đã xảy ra cho người này. Chúng đã xảy ra cho Phật Gautam, cho Jesus, cho Mahavira, và họ biết con đường họ đã đi qua. Nếu bạn tranh luận với họ bạn sẽ là người thua. Họ không thể là người thua được, họ sẽ đơn giản để bạn sang bên.
Trong thế kỉ này điều này đã xảy ra với Gurdjieff. Biết bao nhiêu người đã bị hấp dẫn tới ông ấy, nhưng ông ấy sẽ tạo ra tình huống cho các đệ tử mới mà chừng nào họ không thể tin cậy toàn bộ họ chắc đã bỏ đi ngay lập tức - chừng nào họ thậm chí không thể tin cậy được vào điều ngớ ngẩn. Và những điều ngớ ngẩn đó đã được lập kế hoạch. Gurdjieff sẽ cứ nói dối. Buổi sáng ông ấy sẽ nói cái gì đó, buổi trưa nói cái gì đó khác. Và bạn đã không hỏi! Ông ấy sẽ làm tan nát tâm trí logic của bạn hoàn toàn.
Buổi sáng ông ấy sẽ nói, “Đào hố này đi. Và điều này là điều phải làm! Đến tối điều này phải xong.” Và cả ngày bạn đã đào nó. Bạn đã thực hiện, bạn mệt mỏi, bạn vã mồ hôi, bạn đã không ăn, và đến tối ông ấy sẽ tới và nói, “Ném bùn trở lại vào hố đi. Và trước khi ông đi ngủ điều đó phải được hoàn thành.”
Bây giờ ngay cả tâm trí bình thường cũng sẽ nói, “Thầy ngụ ý gì? Tôi đã phí cả ngày. Và tôi cứ tưởng đó là cái gì đó cần thiết, đến tối nó phải được hoàn thành và bây giờ thầy nói, ‘Ném bùn trở lại!’”
Nếu bạn hỏi điều như vậy Gurdjieff sẽ nói, “Ông đơn giản đi đi! Ông đi đi! Ta không dành cho ông, ông không dành cho ta.”
Hố hay việc đào không phải là vấn đề. Điều ông ấy thử là liệu bạn có thể tin cậy vào ông ấy được không ngay cả khi ông ấy ngớ ngẩn. Và một khi ông ấy biết rằng bạn có thể tin cậy vào ông ấy và bạn có thể đi cùng ông ấy tới bất kì chỗ nào ông ấy đưa tới, chỉ thế thì những điều thực mới theo sau. Thế thì phép thử đã qua, bạn đã được kiểm tra và thấy là đích thực - người tìm kiếm thực, người có thể làm việc và người có thể tin cậy. Và thế thì điều thực có thể xảy ra cho bạn, không bao giờ trước đó.
Patanjali là thầy, và ông ấy biết nguồn thứ ba này rất rõ qua kinh nghiệm riêng của ông ấy với hàng nghìn và hàng nghìn đệ tử. Ông ấy phải đã làm việc với nhiều, nhiều đệ tử và người tìm kiếm; chỉ thế thì mới có thể viết ra chuyên luận như vậy như Kinh Yoga này. Chúng không được viết ra bởi các nhà tư tưởng, chúng được viết ra bởi người đã chứng ngộ với nhiều kiểu tâm trí và người đã xuyên thấu vào nhiều, nhiều tầng tâm trí, mọi kiểu người đã làm việc. Ông ấy làm loại này thành nguồn thứ ba: lời của người đã thức tỉnh.
Lời kinh thứ hai:
Tri thức sai là quan niệm sai
không tương ứng với sự việc như nó vậy.
Bây giờ vài định nghĩa mà sẽ có ích về sau. Định nghĩa về viparyaya, tri thức sai. Tri thức sai là quan niệm sai về cái gì đó mà không tương ứng với sự việc như nó vậy. Chúng ta tất cả đều có gánh nặng lớn về tri thức sai, bởi vì trước khi chúng ta đương đầu với một sự kiện chúng ta đã bị định kiến rồi.
Nếu bạn là người Hindu và ai đó được giới thiệu với bạn và người ta nói rằng người đó là người Mô ha mét giáo, ngay lập tức bạn đã lấy thái độ sai rằng người này phải sai. Nếu bạn là người Ki tô giáo và ai đó được giới thiệu là người Do Thái, bạn sẽ không 'đi sâu' người này, bạn không đi vào người đặc biệt này. Chỉ bởi việc nói “người Do Thái” định kiến của bạn đã bước vào; bạn đã biết người này. Bây giờ không có nhu cầu, bạn biết đây là kiểu người nào - người Do Thái.
Bạn có quan niệm trước, tâm trí định kiến, và tâm trí định kiến này cho bạn tri thức sai. Mọi người Do Thái đều không xấu; mọi người Ki tô giáo không tốt mọi người Mô ha mét giáo không xấu; mọi người Hindu không tốt. Thực sự, tính tốt và tính xấu không thuộc vào bất kì giống nòi nào, chúng thuộc về con người, cá nhân. Có thể có người Mô ha mét giáo xấu, người Hindu xấu, người Mô ha mét giáo tốt, người Hindus tốt. Tính tốt và xấu không thuộc vào bất kì quốc gia nào, vào bất kì giống nòi nào, vào bất kì văn hoá nào, chúng thuộc vào cá nhân, cá thể. Nhưng đối diện với một người mà không có định kiến nào là khó. Và bạn sẽ có khải lộ.
Có lần chuyện xảy ra cho tôi. Tôi đang du hành. Tôi vào khoang của mình. Và nhiều người đã tới để tiễn tôi, cho nên người trong cùng toa, một hành khách khác, lập tức chạm chân tôi và anh ta nói, “Thầy phải là thánh nhân lớn. Biết bao nhiêu người tới để tiễn thầy.”
Thế là tôi bảo người này, “Tôi là người Mô ha mét giáo đấy. Tôi có thể là thánh nhân lớn, nhưng tôi là người Mô ha mét giáo.”
Anh ta cảm thấy choáng! Anh ta đã chạm chân một người Mô ha mét giáo và anh ta là một brahmin! Anh ta bắt đầu vã mồ hôi, anh ta bồn chồn. Anh ta nhìn đi nhìn lại và anh ta nói, “Không, ông đùa.” Chỉ để an ủi bản thân mình anh ta nói, “Ông đùa.”
“Tôi không đùa đâu. Sao tôi phải đùa? Anh phải hỏi trước khi anh chạm chân tôi chứ!”
Thế rồi chúng tôi cả hai ở cùng trong khoang. Anh ta cứ nhìn đi nhìn lại vào tôi và lấy hơi thở rõ dài, rõ sâu. Anh ta phải đã nghĩ tới đi ra và đi tắm! Nhưng anh ta đã không đương đầu với tôi. Tôi ở đó, và anh ta quan tâm tới quan niệm về ‘người Mô ha mét giáo’. Và anh ta là một brahmin - anh ta đã trở nên không thuần khiết bằng việc chạm chân tôi.
Không ai bắt gặp mọi thứ, mọi người như chúng vậy - bạn có định kiến. Những định kiến này tạo ra viparyaya, những định kiến này tạo ra tri thức sai. Bất kì cái gì bạn nghĩ, nếu bạn không đi tới sự kiện một cách tươi tắn, nó sẽ là sai. Đừng đem quá khứ của bạn vào, đừng mang định kiến của bạn. Gạt tâm trí bạn sang bên và đương đầu với sự kiện. Chỉ nhìn bất kì cái gì có đó để được nhìn. Không phóng chiếu.
Chúng ta cứ phóng chiếu. Tâm trí chúng ta bị chất đầy hoàn toàn và bị cố định từ chính thời thơ ấu. Mọi thứ đã được trao cho chúng ta được làm sẵn, và qua tri thức làm sẵn đó, cả đời chúng ta trở thành ảo tưởng. Bạn chưa bao giờ gặp người thực, bạn chưa bao giờ thấy hoa thực. Chỉ bởi việc nghe “Đây là hoa hồng” bạn nói một cách máy móc luôn “Đẹp!”. Bạn đã không cảm thấy cái đẹp, bạn đã không ý thức tới cái đẹp, bạn đã không chạm vào hoa này. Chỉ “hoa hồng là đẹp” có trong tâm trí bạn; khoảnh khắc bạn nghe thấy 'hoa hồng' tâm trí phóng chiếu và nói luôn “Nó đẹp.”
Và bạn có thể tin rằng bạn đã đi tới cảm thấy hoa hồng là đẹp; điều này không phải vậy. Điều này là sai. Nhìn mà xem. Đó là lí do tại sao trẻ con đi tới mọi sự sâu sắc hơn người lớn, bởi vì chúng không biết tới tên. Chúng còn chưa bị định kiến. Nếu hoa hồng là đẹp chỉ thế thì nó sẽ là đẹp; mọi hoa hồng là không đẹp. Trẻ con tới gần mọi sự, mắt chúng tươi tắn. Trẻ con nhìn mọi thứ như chúng vậy vì trẻ con không biết cách phóng chiếu cái gì.
Nhưng chúng ta bao giờ cũng vội vàng làm cho chúng thành trưởng thành, làm cho chúng thành người lớn. Chúng ta rót đầy tâm trí chúng với tri thức, thông tin. Đây là một trong những khám phá gần đây nhất của các nhà tâm lí: rằng khi trẻ con vào trường chúng có nhiều thông minh hơn là khi chúng rời khỏi đại học. Phát kiến mới nhất chứng minh điều này. Khi trẻ con vào lớp một, chúng có nhiều thông minh hơn. Chúng sẽ có ngày càng ít thông minh khi chúng lớn lên trong tri thức. Và đến lúc chúng trở thành cử nhân và thạc sĩ và tiến sĩ, chúng bị kết thúc. Khi chúng quay lại với bằng tiến sĩ, Ph.D., chúng đã bỏ mất thông minh của chúng ở đâu đó trong đại học. Chúng chết, bị chất đầy với tri thức, bị nhồi nhét với tri thức - nhưng tri thức này chỉ là giả, định kiến về mọi thứ. Bây giờ chúng không thể cảm được mọi thứ một cách trực tiếp. Mọi thứ đã trở thành lời nói, bằng lời. Bây giờ nó không thực, nó đã trở thành tâm trí.
Tri thức sai là quan niệm sai
không tương ứng với sự việc như nó vậy.
Gạt sang bên định kiến của bạn, tri thức, quan niệm, thông tin được hình thành sẵn và nhìn tươi tắn, lại trở thành đứa trẻ lần nữa đi. Và điều này phải được làm từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc bởi vì mọi khoảnh khắc bạn đang thu thập.
Một trong những câu cách ngôn Yoga cổ nhất là: Chết đi mọi khoảnh khắc để cho bạn có thể được tái sinh mọi khoảnh khắc. Chết đi mọi khoảnh khắc của quá khứ, giũ đi mọi bụi mà bạn đã thu thập và nhìn tươi tắn.
Nhưng điều này phải được làm liên tục bởi vì khoảnh khắc tiếp bụi đã lại tích tụ.
Nan-in đang đi tìm một Thiền sư khi ông ấy còn là người tìm kiếm. Ông ấy sống với thầy của mình trong nhiều năm, và thế rồi thầy nói, “Mọi sự đều được. Anh đã gần đạt tới.”
Nhưng thầy nói ‘gần’, cho nên Nan-in nói, “Thầy ngụ ý gì?”
Thầy nói, “Ta sẽ phải phái ông sang thầy khác trong vài ngày. Điều đó sẽ làm việc thử thách kết thúc cuối cùng.” Nan-in rất háo hức. Ông ấy nói, “Cho tôi đi ngay lập tức!” Một bức thư được trao cho ông ấy. Và ông ấy háo hức thế, ông ấy nghĩ ông ấy đã được phái tới ai đó là thầy còn vĩ đại hơn thầy riêng của ông ấy. Nhưng khi ông ấy tới người này, người này không phải là thầy - chỉ là người canh nhà trọ, người gác của nhà trọ.
Ông ấy cảm thấy rất thất vọng và ông ấy nghĩ, “Đây chắc phải là một loại trò đùa. Người này mà là thầy cuối cùng của mình sao? Ông ta sẽ cho mình thử thách kết thúc sao?” Nhưng ông ấy đã tới, cho nên ông ấy nghĩ, “Tốt hơn cả là cứ ở đây trong vài ngày ít nhất cũng là nghỉ ngơi, thế rồi mình sẽ quay về. Đó là cuộc hành trình dài.” Cho nên ông ấy nói với người coi nhà trọ, “Thầy tôi bảo đưa thư này.”
Người coi nhà trọ nói, “Nhưng tôi có biết đọc đâu, nên ông có thể cứ giữ thư đó đi, nó không được cần. Và ông có thể ở đây.”
Nan-in nói, “Nhưng tôi đã được phái đến để học cái gì đó từ ông.”
Người coi nhà trọ nói, “Tôi chỉ là người coi nhà trọ thôi. Tôi không phải là thầy, tôi không phải là thầy giáo. Phải đã có hiểu lầm nào đó. Ông có thể đã tới nhầm người. Tôi chỉ là người coi nhà trọ. Tôi không thể dạy được, tôi chẳng biết gì. Nhưng vì ông đã tới ông có thể quan sát tôi. Điều đó có thể có ích. Ông nghỉ ngơi và quan sát đi.”
Nhưng chẳng có gì để quan sát. Buổi sáng ông ấy sẽ mở cửa nhà trọ. Thế rồi khách sẽ tới và ông ấy sẽ lau dọn đồ đạc của họ - bình, đồ bếp và mọi thứ - và ông ấy sẽ phục vụ. Và lại trong đêm, khi mọi người đã đi và khách đã đi ngủ trong giường của họ, ông ấy sẽ lại lau mọi thứ, bình, đồ bếp, mọi thứ. Và đến sáng, lại cùng những việc đó.
Đến ngày thứ ba Nan-in phát chán. Và ông ấy nói, “Chẳng có gì mà quan sát. Ông cứ lau đồ bếp, ông cứ làm việc thông thường, cho nên tôi phải đi đây.” Người coi nhà trọ cười, nhưng chẳng nói gì.
Nan-in quay về. Ông ấy rất giận thầy và nói, “Tại sao? Tại sao tôi bị phái đi cuộc hành trình lâu thế? Nó tẻ nhạt, và người này chỉ là người coi nhà trọ. Và người đó chẳng dạy tôi cái gì, và người đó đơn giản nói, ‘Quan sát’ - và chẳng có gì mà quan sát.”
Nhưng thầy nói, “Dầu vậy, ông đã ở đó ba, bốn ngày. Cho dù không có gì để quan sát, ông phải đã quan sát rồi. Ông đã làm gì?”
Thế là ông ấy nói, “Tôi quan sát! Ban đêm ông ấy lau đồ bếp, bình, xếp mọi thứ ở đó, và buổi sáng ông ấy lại lau.”
Thầy nói, “Điều này đấy! Đây là giáo huấn! Đây là điều ông đã được phái tới! Ông ấy đã lau các bình đó trong đêm, nhưng buổi sáng ông ấy lại lau những cái bình đó. Điều đó nghĩa là gì? Bởi vì ngay cả trong đêm, khi không cái gì xảy ra, chúng đã trở nên bẩn, bụi nào đó đã lại lắng đọng. Cho nên ông có thể thuần khiết - bây giờ ông thuần khiết - ông có thể hồn nhiên, nhưng mọi khoảnh khắc ông phải liên tục lau. Ông có thể không làm gì cả, dầu vậy ông vẫn trở nên không thuần khiết chỉ bởi việc chuyển của thời gian. Khoảnh khắc sang khoảnh khắc, chỉ là lối chuyển... không làm gì, chỉ ngồi dưới gốc cây, ông trở nên bẩn. Và cái bẩn đó không phải bởi vì ông đã làm cái gì đó xấu hay cái gì đó sai, nó xảy ra chỉ qua việc chuyển của thời gian. Bụi đọng lại, cho nên ông cứ phải lau sạch. Và đây là thử thách cuối cùng. Bởi vì ta cảm thấy ông đã trở nên tự hào rằng ông là thuần khiết và bây giờ ông không nhận biết về nỗ lực thường xuyên để lau sạch.”
Khoảnh khắc sang khoảnh khắc người ta phải chết đi và được tái sinh lại. Chỉ thế thì bạn mới được tự do khỏi tri thức sai.
Lời kinh thứ ba:
Hình ảnh được gợi lên bởi lời mà không có
bản chất nào đằng sau nó là vikalpa, tưởng tượng.
Tưởng tượng là chỉ qua lời, cấu trúc lời nói. Bạn tạo ra một thứ - nó không có đó, nó không là thực tại, nhưng bạn tạo ra nó qua hình ảnh tâm trí của bạn. Và bạn có thể tạo ra nó tới mức độ là bản thân bạn trở nên bị lừa dối bởi nó và bạn nghĩ nó là thực. Điều này xảy ra trong thôi miên. Thôi miên một người và nói bất kì cái gì; người đó gợi lên hình ảnh và hình ảnh đó trở thành thực. Bạn có thể làm nó. Bạn đang làm nó theo nhiều cách.
Một trong những nữ diễn viên Thuỵ Điển nổi tiếng nhất, Greta Garbo, đã viết bản hồi kí. Cô ấy là một cô gái bình thường, chỉ là một cô gái giản dị, bình thường, rất nghèo, và làm việc trong cửa hiệu cắt tóc. Chỉ với vài xu cô ấy sẽ xoa xà phòng lên mặt khách hàng. Trong ba năm cô ấy đã làm điều đó.
Một hôm, một đạo diễn phim Mĩ có đó trong cửa hiệu cắt tóc đó và cô ấy xoa xà phòng lên mặt ông ấy, và theo cách người Mĩ vẫn thế - ông ấy có thể thậm chí đã không ngụ ý điều đó - ông ấy đơn giản nhìn vào gương, sự phản xạ của cô gái, và nói, “Đẹp thế!” Và Greta Garbo đã được sinh ra vào chính khoảnh khắc đó.
Cô ấy viết rằng đột nhiên cô ấy trở nên khác. Cô ấy chưa bao giờ nghĩ bản thân cô ấy đẹp, cô ấy không thể quan niệm được điều đó. Và cô ấy chưa bao giờ nghe bất kì ai nói rằng cô ấy đẹp. Lần đầu tiên cô ấy cũng nhìn vào gương và khuôn mặt là khác - người này đã làm cho cô ấy thành đẹp. Và cả cuộc đời cô ấy đã thay đổi. Cô ấy đi theo người đàn ông này và trở thành một trong những nữ diễn viên phim nổi tiếng nhất.
Điều gì đã xảy ra? Chỉ là việc thôi miên, việc thôi miên qua một lời 'đẹp', có tác dụng liền. Nó có tác dụng, nó trở thành hoá chất. Mọi người tin cái gì đó về bản thân mình: niềm tin đó trở thành thực tại bởi vì niềm tin bắt đầu làm việc trên bạn.
Tưởng tượng là một lực, nhưng nó là lực được gợi lên, một lực được tạo ra qua nghĩ. Bạn có thể dùng nó và bạn có thể bị nó dùng. Nếu bạn có thể dùng nó, nó sẽ có ích, nhưng nếu bạn bị nó dùng, điều đó thành định mệnh, điều đó là nguy hiểm. Tưởng tượng có thể trở thành điên bất kì khoảnh khắc nào. Tưởng tượng có thể có ích nếu qua nó bạn tạo ra tình huống cho trưởng thành bên trong và sự kết tinh của bạn. Nhưng nó là qua lời, một thứ được gợi lên.
Với con người, lời, ngôn ngữ, kết cấu lời nói đã trở thành quan trọng tới mức bây giờ không cái gì có ý nghĩa hơn. Nếu ai đó đột nhiên nói, “Cháy!” từ ‘cháy’ sẽ làm thay đổi bạn ngay lập tức. Có thể không có đám cháy... Bạn sẽ dừng nghe tôi. Sẽ không có nỗ lực nào để dừng; đột nhiên bạn sẽ dừng nghe tôi, bạn sẽ bắt đầu chạy đây đó. Từ ‘cháy’ đã chiếm lấy tưởng tượng của bạn.
Và bạn bị ảnh hưởng bởi từ theo cách đó. Những người làm kinh doanh quảng cáo đều biết lời nào nên dùng để gợi nên hình ảnh. Qua những từ đó họ bắt giữ bạn, họ bắt giữ toàn thể thị trường. Có nhiều từ. Họ cứ thay đổi kiểu cách thời thượng.
Trong vài năm này 'mới' là từ đó. Cho nên mọi thứ, nếu bạn nhìn vào trong quảng cáo, đều mới - xà phòng Lux ‘mới’. Xà phòng Lux không có tác dụng, cái mới hấp dẫn ngay lập tức. Mọi người đều vì cái mới. Mọi người đều đang tìm cái mới, cái gì đó mới, bởi vì mọi người bị chán với cái cũ. Cho nên bất kì cái gì mới đều có hấp dẫn. Cái mới đó có thể không tốt hơn cái cũ - nó có thể tồi hơn - nhưng chỉ từ ‘mới’ mở ra những khung cảnh mới trong tâm trí.
Những từ này và ảnh hưởng của chúng phải được hiểu sâu sắc. Với người đang đi tìm chân lí, người đó phải nhận biết về ảnh hưởng của từ. Các chính khách, những người quảng cáo - họ đang dùng từ và họ có thể tạo ra qua từ, những tưởng tượng mà bạn thậm chí có thể liều cả mạng sống của mình; bạn có thể ném cuộc đời bạn đi chỉ vì từ.
Những từ này là gì? - ‘quốc gia’, ‘ngọn cờ quốc gia’ - toàn từ ngữ. ‘Hindu giáo’... bạn có thể nói “Hindu giáo đang lâm nguy” và đột nhiên nhiều người sẵn sàng làm cái gì đó hay thậm chí chết - chỉ vài từ! “Quốc gia của chúng ta bị sỉ nhục”: ‘quốc gia của chúng ta’ là gì? - chỉ từ. Lá cờ chẳng là gì ngoài mảnh vải, nhưng toàn thể quốc gia có thể chết vì lá cờ bởi vì ai đó đã sỉ nhục lá cơ này, đã hạ nó xuống. Những điều vô nghĩa làm sao cứ đi vào trong thế giới này bởi từ. Từ là nguy hiểm, chúng có nguồn ảnh hưởng sâu sắc bên trong bạn. Chúng lẩy cò cái gì đó bên trong bạn và bạn có thể bị bắt giữ.
Patanjali nói, tưởng tượng phải được hiểu, bởi vì trên con đường của thiền lời sẽ phải bị vứt bỏ để cho ảnh hưởng của người khác có thể bị vứt bỏ. Nhớ lấy, lời được người khác dạy, bạn không được sinh ra cùng lời. Chúng được dạy cho bạn và qua lời, nhiều định kiến. Qua lời có tôn giáo, qua lời có huyền thoại - mọi thứ được nạp vào. Lời là phương tiện, phương tiện của văn hoá, xã hội, thông tin.
Bạn không thể kích động con vật đánh nhau vì quốc gia. Bạn không thể kích động chúng vì chúng không biết ‘quốc gia’ là gì. Đó là lí do tại sao không có chiến tranh. Trong vương quốc loại vật không có chiến tranh, không cờ, không đền, không nhà thờ hồi giáo. Và nếu con vật có thể nhìn chúng ta, chúng nhất định nghĩ rằng con người có ám ảnh nào đó với lời, bởi vì chiến tranh cứ diễn ra quanh họ, cả triệu người bị giết chỉ bởi vì lời.
Ai đó là người Do Thái, giết anh ta đi - chỉ lời ‘Do Thái’. Đổi cái nhãn, anh ta trở thành người Ki tô giáo, và thế thì không cần giết. Nhưng anh ta không sẵn sàng đổi nhãn. Anh ta sẽ nói, “Tôi thà bị giết nhưng tôi không thể đổi nhãn của tôi được. Tôi là người Do Thái.” Anh ta cũng sắt đá, người khác cũng sắt đá. Nhưng chỉ lời!
Jean-Paul Sartre đã viết trong tự tiểu sử của ông ấy và ông ấy đã cho nó tiêu đề Lời. Cuốn đó hay, vì khi có liên quan tới tâm trí toàn thể cuốn tự tiểu sử này của bất kì tâm trí nào đều gồm những lời và không gì khác. Và Patanjali nói người ta phải nhận biết về điều này, bởi vì trên con đường của thiền lời phải bị bỏ lại đằng sau. Quốc gia, tôn giáo, kinh sách, ngôn ngữ, chúng phải bị bỏ lại đằng sau và con người phải trở thành hồn nhiên, được tự do với lời. Khi bạn tự do với lời sẽ không có tưởng tượng, và khi không có tưởng tượng bạn có thể đối diện với chân lí. Bằng không bạn sẽ cứ tạo ra.
Nếu bạn đi gặp Thượng đế, bạn phải gặp ngài mà không có lời nào. Nếu bạn có lời nào đó, ngài có thể không khớp và không hợp với ý tưởng của bạn. Bởi vì nếu người Hindu nghĩ người đó có một nghìn tay và nếu Thượng đế tới chỉ với hai tay, người đó sẽ bác bỏ: “Ông không phải là Thượng đế chút nào. Chỉ với hai tay sao? Thượng đế có nghìn tay chứ. Chỉ cho tôi các tay khác của ông, chỉ thế thì tôi mới có thể tin được.”
Chuyện xảy ra: một trong những người đẹp nhất của thế kỉ qua là Sai Baba của vùng Shirdi. Ông ấy đã có một người bạn và một tín đồ. Sai Baba là người Mô ha mét giáo. Hay, không ai biết liệu ông ấy là người Mô ha mét giáo hay người Hindu, nhưng ông ấy đã sống trong nhà thờ hồi giáo cho nên người ta tin rằng ông ấy là người Mô ha mét giáo. Và tín đồ người Hindu có đó, người đã yêu, kính trọng, có nhiều niềm tin vào Sai Baba. Mọi ngày ông ấy sẽ tới trong buổi darshan của Sai Baba, và chừng nào ông ấy còn chưa gặp Sai Baba ông ấy sẽ không đi. Thỉnh thoảng chuyện sẽ xảy ra là trong cả ngày ông ấy phải đợi, nhưng không gặp ông ấy sẽ không đi, và ông ấy sẽ không ăn chừng nào chưa gặp được Sai Baba.
Một lần chuyện xảy ra là cả ngày trôi qua, có tụ tập lớn và nhiều đám đông; ông ấy không thể vào được. Khi mọi người đã đi rồi, ngay trong đêm ông ấy tới chạm chân Sai Baba.
Sai Baba nói với ông ấy, “Sao ông chờ đợi không cần thiết thế? Không cần gặp ta ở đây, ta có thể tới đó. Và vứt bỏ điều này đi; từ mai, bây giờ ta sẽ tới. Ông sẽ gặp ta mọi ngày trước khi ông ăn thức ăn.”
Đệ tử này rất sung sướng. Thế là hôm sau anh ta chờ đợi và chờ đợi và chờ đợi: chẳng cái gì xảy ra. Nhiều điều đã xảy ra thực - nhưng không cái gì đã xảy ra theo quan niệm của ông ấy. Đến tối ông ấy rất giận. Ông ấy đã không ăn thức ăn và Sai Baba đã không xuất hiện, cho nên ông ấy lại tới. Ông ấy nói, “Thầy hứa mà thầy không hoàn thành?”
Sai Baba nói, “Nhưng ta đã xuất hiện ba lần, thậm chí không phải một lần. Lần đầu ta tới ta là người ăn xin, và ông đã nói với ta, ‘Đi đi. Đừng tới đây.’ Lần thứ hai ta tới ta là một bà già, và ông đã không nhìn ta; ông nhắm mắt lại” - bởi vì đệ tử này có thói quen không nhìn đàn bà; ông ta đang thực hành không nhìn đàn bà, cho nên ông ta nhắm mắt. Sai Baba nói, “Ta đã tới, nhưng ông mong đợi cái gì? Có phải ta vào mắt ông nhắm không? Ta đã đứng đó nhưng ông nhắm mắt. Khoảnh khắc ông thấy ta ông đã nhắm mắt lại. Thế rồi lần thứ ba ta tới như con chó, và ông đã không cho phép ta vào. Ông đã đứng ở cửa với chiếc gậy.”
Và ba điều này đã xảy ra. Và những điều này đã từng xảy ra cho toàn thể nhân loại. Điều thiêng liêng tới dưới nhiều dạng nhưng bạn có định kiến; bạn có quan niệm được hình thành trước, bạn không thể thấy. Ngài phải xuất hiện tương ứng theo bạn - và ngài chưa bao giờ xuất hiện tương ứng theo bạn, và ngài sẽ không bao giờ xuất hiện tương ứng với bạn. Bạn không thể là qui tắc cho ngài và bạn không thể đặt bất kì điều kiện nào.
Khi mọi tưởng tượng sụp đổ, chỉ thế thì chân lí mới xuất hiện. Bằng không tưởng tượng sẽ cứ làm ra các điều kiện và chân lí không thể xuất hiện được. Chỉ trong tâm trí trần trụi, trong tâm trí trơ trụi, trống rỗng, chân lí mới xuất hiện, bởi vì bạn không thể bóp méo nó.
Lời kinh thứ tư:
Biến thể của tâm trí dựa trên việc thiếu vắng
của bất kì nội dung nào trong nó, là ngủ.
Đây là định nghĩa của ngủ, biến thể thứ tư của tâm trí: nơi không có nội dung. Tâm trí bao giờ cũng có nội dung, ngoại trừ trong ngủ. Cái gì đó này khác có đó. Ý nghĩ nào đó chuyển động, đam mê nào đó chuyển động, ham muốn nào đó chuyển động, kí ức nào đó, tưởng tượng tương lai nào đó, lời nào đó, cái gì đó chuyển động. Cái gì đó liên tục diễn ra. Chỉ khi bạn ngủ say, ngủ sâu, nội dung mới dừng lại. Tâm trí biến mất và bạn là trong bản thân mình mà không có nội dung nào.
Điều này phải được ghi nhớ vì điều này cũng sẽ là trạng thái của samadhi, chỉ với một khác biệt: bạn sẽ nhận biết. Trong giấc ngủ bạn vô nhận biết, tâm trí cứ đi hoàn toàn vào vô tồn tại. Bạn một mình, bị bỏ lại một mình - không ý nghĩ, chỉ hiện hữu của bạn. Nhưng bạn không nhận biết. Tâm trí không có đó để quấy rối bạn, nhưng bạn không nhận biết. Bằng không giấc ngủ có thể trở thành chứng ngộ.
Tâm thức vô nội dung có đó, nhưng tâm thức không tỉnh táo. Nó bị ẩn kín, như trong hạt mầm. Trong samadhi hạt mầm bị phá vỡ, tâm thức trở nên tỉnh táo. Và khi tâm thức tỉnh táo và không có nội dung, đây là mục đích. Ngủ có nhận biết là mục đích.
Đây là biến thể thứ tư của tâm trí - ngủ. Nhưng mục đích đó, ngủ với nhận biết, không phải là biến thể của tâm trí, nó là ở bên ngoài tâm trí. Nhận biết là ở bên ngoài tâm trí. Nếu bạn có thể gắn giấc ngủ và nhận biết lại với nhau, bạn đã trở nên chứng ngộ. Nhưng điều đó là khó bởi vì ngay cả khi chúng ta thức ban ngày chúng ta không tỉnh táo. Ngay cả khi chúng ta đang thức chúng ta cũng không thức đâu; từ này là sai. Khi chúng ta ngủ làm sao chúng ta có thể thức được? - khi chúng ta thức chúng ta không thức.
Cho nên người ta phải bắt đầu vào ban ngày, khi bạn thức. Bạn phải thức nhiều hơn, thức mãnh liệt nhiều hơn. Và thế rồi bạn phải thử với mơ: trong mơ bạn phải tỉnh táo. Chỉ nếu bạn thành công với trạng thái thức, thế rồi với trạng thái mơ, thế rồi bạn sẽ có khả năng thành công với trạng thái thứ ba, trạng thái ngủ.
Thử trước hết bước đi trên phố: cố gắng nhận biết. Đừng chỉ bước đi một cách máy móc. Tỉnh táo với mọi khoảnh khắc, với mọi hơi thở bạn lấy - thở ra, hít vào - tỉnh táo. Với mọi chuyển động mắt bạn làm, với mọi người bạn nhìn vào, đều tỉnh táo. Bất kì cái gì bạn làm, tỉnh táo và làm nó với sự tỉnh táo.
Và thế rồi ban đêm, trong khi bạn ngủ say, cố gắng vẫn còn tỉnh táo. Pha cuối cùng của ngày sẽ qua, kí ức sẽ trôi nổi - vẫn còn tỉnh táo và cố gắng rơi vào giấc ngủ với tỉnh táo. Điều đó sẽ khó, nhưng nếu bạn cố gắng, trong vòng vài tuần bạn sẽ có thoáng nhìn: bạn ngủ và tỉnh táo. Cho dù một khoảng khắc... và nó đẹp thế, tràn đầy phúc lạc tới mức bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa.
Và thế thì bạn sẽ không nói rằng ngủ là thời gian phí hoài. Nó có thể trở thành sadhana quí giá nhất, bởi vì khi trạng thái thức qua đi và việc ngủ bắt đầu, có thay đổi, có thay đổi trong hộp số bên trong. Nó cũng giống như đổi số trong xe hơi. Khi bạn đổi số từ số một sang số khác, trong một khoảnh khắc giữa hai số này có số trung lập, không số nào. Khoảnh khắc đó của sự trung lập là rất có ý nghĩa.
Cùng điều đó xảy ra trong tâm trí. Khi từ bước đi bạn chuyển vào trong ngủ, có khoảnh khắc bạn không thức không ngủ. Trong khoảnh khắc đó không có số, cơ chế này không vận hành. Nhân cách tự động của bạn bị triệt tiêu trong khoảnh khắc đó. Trong khoảnh khắc đó thói quen cũ của bạn sẽ không buộc bạn vào hình mẫu nào đó. Trong khoảnh khắc đó bạn có thể trốn thoát và trở nên tỉnh táo.
Ở Ấn Độ khoảnh khắc này đã được gọi là sandhya, khoảnh khắc ở giữa. Có hai sandhyas, hai khoảnh khắc ở giữa: khoảnh khắc này trong đêm khi bạn đi từ thức sang ngủ, và khoảnh khắc kia vào buổi sáng khi bạn lại chuyển từ ngủ sang thức. Và hai khoảnh khắc này người Hindu đã gọi là những khoảnh khắc của cầu nguyện, sandhyakal, thời kì ở giữa, bởi vì thế thì với một khoảnh khắc nhân cách của bạn không có đó. Trong khoảnh khắc đó bạn là thuần khiết, hồn nhiên. Nếu trong khoảnh khắc đó bạn có thể trở nên tỉnh táo, toàn thể cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Bạn đã đặt cơ sở cho biến đổi.
Và thế rồi cố gắng tỉnh táo trong trạng thái mơ. Có phương pháp về cách để tỉnh táo trong trạng thái mơ. Làm một điều, nếu bạn muốn thử... Đầu tiên là thử trong trạng thái thức. Khi bạn thành công trong thức, thế thì bạn sẽ có khả năng thành công trong mơ bởi vì mơ là sâu hơn, nhiều nỗ lực hơn sẽ được cần tới. Và nó cũng khó bởi vì làm gì trong mơ và làm sao làm nó? Với trạng thái mơ, Gurdjieff đã phát triển một phương pháp hay. Nó là một trong những phương pháp Tây Tạng cổ, và những người tìm kiếm Tây Tạng đã làm việc rất sâu trong thế giới mơ.
Phương pháp này là: khi rơi vào trong ngủ bạn cố gắng nhớ một điều, bất kì một điều gì... như bông hồng. Quán tưởng bông hồng và cứ nghĩ rằng bạn sẽ thấy nó trong mơ. Quán tưởng nó và cứ nghĩ điều đó trong mơ, dù mơ là bất kì cái gì, bông hồng này phải có đó. Quán tưởng mầu của nó, hương của nó, mọi thứ. Cảm thấy nó để cho nó sẽ trở thành sống động bên trong bạn, và với bông hồng đó, rơi vào trong giấc ngủ.
Trong vòng vài ngày bạn sẽ có khả năng đem đoá hoa đó vào trong mơ của bạn. Đây là thành công lớn, bởi vì bây giờ bạn đã tạo ra ít nhất một phần của mơ. Bây giờ bạn là người chủ. Ít nhất một phần của mơ, đoá hoa, đã tới. Và khoảnh khắc bạn thấy đoá hoa bạn sẽ lập tức nhớ, “Đây là mơ.” Không cái gì khác được cần. Hoa và, “Đây là mơ” đã được liên kết vì bạn đã tạo ra hoa trong mơ. Và bạn liên tục nghĩ để hoa này xuất hiện trong mơ và hoa đã xuất hiện. Ngay lập tức bạn sẽ nhận ra, “Đây là mơ,” và toàn thể phẩm chất của mơ sẽ thay đổi, mơ hoa và mọi thứ quanh mơ. Bạn đã trở nên tỉnh táo.
Thế rồi bạn có thể tận hưởng mơ theo cách mới - như bộ phim. Và thế rồi nếu bạn muốn dừng mơ bạn có thể đơn giản dừng lại, tắt nó đi. Nhưng điều đó sẽ lấy chút ít thời gian nhiều hơn và thực hành nhiều hơn. Và thế thì bạn có thể tạo ra mơ riêng của bạn. Không cần là nạn nhân của mơ: bạn có thể tạo ra mơ riêng của bạn, bạn có thể sống mơ riêng của bạn. Bạn có thể có chủ để ngay trước khi bạn rơi vào giấc ngủ, bạn có thể chỉ đạo mơ của bạn như đạo diễn phim và bạn có thể tạo ra chủ đề từ nó.
Người Tây Tạng đã dùng sáng tạo mơ vì qua sáng tạo mơ bạn có thể thay đổi tâm trí toàn bộ của bạn, cấu trúc. Và khi bạn thành công trong mơ thế thì bạn có thể thành công trong ngủ. Nhưng không có kĩ thuật cho ngủ bởi vì không có nội dung. Kĩ thuật có thể có tác dụng chỉ với nội dung. Bởi vì không có nội dung, không kĩ thuật nào có thể có ích. Nhưng qua mơ bạn sẽ học nhận biết và nhận biết đó có thể được mang vào trong ngủ.
Lời kinh cuối:
Kí ức là việc gợi lại kinh nghiệm quá khứ.
Đây là các định nghĩa. Ông ấy làm sáng tỏ mọi sự để về sau bạn không cần làm trộn lẫn lên.
Kí ức là gì? - gợi nhớ về kinh nghiệm quá khứ. Một cách liên tục, kí ức đang xảy ra. Bất kì khi nào bạn thấy cái gì đó, ngay lập tức kí ức tới và bóp méo nó. Bạn đã thấy tôi trước đây. Bạn lại thấy tôi - lập tức kí ức bước vào. Nếu bạn đã thấy tôi năm năm trước thế thì bức ảnh của năm năm, bức ảnh quá khứ, sẽ tới trong mắt bạn và rót đầy mắt bạn - và bạn sẽ thấy tôi qua bức ảnh đó.
Đó là lí do tại sao bạn đã không gặp người bạn của mình trong nhiều ngày, khoảnh khắc bạn thấy người đó bạn lập tức nói, “Bạn trông rất gầy,” hay “Bạn trông không khoẻ mấy,” hay “Bạn đã béo lên.” Ngay lập tức! Tại sao? - bởi vì bạn so sánh; kí ức đã bước vào. Bản thân người này không nhận biết rằng người đó đã béo lên hay người đó đã trở nên gầy đi, nhưng bạn trở nên nhận biết bởi vì ngay lập tức bạn có thể so sánh. Quá khứ, bức ảnh cuối cùng tới, và ngay lập tức bạn có thể so sánh.
Và kí ức này liên tục có đó, được phóng chiếu lên mọi thứ bạn thấy. Phần kí ức này phải bị vứt bỏ. Nó không nên là can thiệp thường xuyên vào việc biết của bạn bởi vì nó không cho phép bạn biết cái mới. Bạn bao giờ cũng biết trong hình mẫu của cái cũ. Nó không cho phép bạn cảm cái mới, nó làm cho mọi thứ thành cũ rích và mục nát. Bởi vì kí ức này, mọi người đều chán; toàn thể nhân loại bị chán. Nhìn mặt mọi người - người đó chán, chán đến chết. Chẳng có gì mới, không cực lạc.
Tại sao trẻ con cực lạc thế? Và bạn không thể tưởng tượng được làm sao cực lạc này đang xảy ra cho những điều đơn giản thế. Chỉ vài hòn đá mầu trên bãi biển và chúng bắt đầu nhảy nhót. Điều gì xảy ra cho chúng? Tại sao bạn không thể nhảy nhót được? - bởi vì bạn biết đấy chỉ là hòn đá, kí ức của bạn có đó. Với những đứa trẻ này không có kí ức, những hòn đá đó là hiện tượng mới - dường như chúng đã lên tới mặt trăng.
Tôi đã đọc, khi người đầu tiên lên tới mặt trăng, đã có kích động trên khắp thế giới. Và mọi người đều nhìn vào ti vi - nhưng trong vòng mười lăm phút mọi người đã chán, được kết thúc: “Làm gì bây giờ? Con người đang bước đi trên mặt trăng.” Sau mười lăm phút - và giấc mơ này đã mất hàng triệu năm để đạt tới đó - và bây giờ không ai quan tâm vào cái gì sắp xảy ra.
Mọi thứ đều trở nên cũ. Ngay lập tức nó trở thành kí ức, nó trở thành cũ. Nếu bạn có thể vứt bỏ kí ức của mình... vứt bỏ không có nghĩa là bạn dừng ghi nhớ, vứt bỏ chỉ có nghĩa là vứt bỏ việc can thiệp thường xuyên này. Khi bạn cần nó bạn có thể rút nó lại vào trong chỗ hội tụ. Khi bạn không cần nó, cứ để nó đấy, không tới liên tục.
Quá khứ, nếu liên tục tồn tại, sẽ không cho phép hiện tại được hiện hữu. Và nếu bạn bỏ lỡ hiện tại bạn bỏ lỡ tất cả.
Đủ cho hôm nay?

0 Đánh giá

Ads Belove Post